Chương 41
Giấc Mơ Hoa Kỳ
Cho đến lúc B́nh được chuyển từ trại Nam Hà đến trại Hàm Tân vào năm 1983, anh đă là một "học viên" cải tạo hơn tám năm rồi. Dù cho anh và hầu hết các bạn tù chẳng hề hấp thụ được một chút ǵ từ các bài giảng của Cộng sản nhưng vào trong thời điểm quá trễ này với những kinh nghiệm về việc "tái định hướng," có lẽ mỗi người đă giành được một cái bằng "tiến sĩ danh dự" của sự gian khổ, đau đớn và nhẫn nại.
Ít ra th́ Hàm Tân cũng thuộc về mảnh đất nước cũ của anh, chỉ cách có 150 cây số về phía Đông Bắc Sài G̣n ‒ thành phố này sẽ không bao giờ là thành phố Hồ Chí Minh đối với bất kỳ người miền Nam cứng đầu nào. Khí hậu Hàm Tân thích hợp hơn với các sĩ quan VNCH đă lớn lên trong Nam, trừ khi họ là người Bắc kỳ di cư vào. Sau khi ở miền bắc một thời gian quá lâu như vậy, họ phải mất một thời gian nữa mới quen lại được với khí hậu cũ, nhưng đó lại là một điều tốt.
Nhiệm vụ của B́nh tại Hàm Tân thường là công việc đồng áng. Nói đúng ra, anh và những người khác phải làm bất cứ điều ǵ bọn cai ngục bắt để trồng lúa và trồng rau. Họ phải dành phần lớn thời gian để kéo cày, một điều thô sơ nhất mà trên những thửa ruộng Việt Nam người ta dùng ḅ hay trâu.
Ngoài chuyện được gần nhà hơn – chỉ cách Hàm Tân có sáu tiếng xe đ̣ ‒ bọn Cộng sản cũng tự dưng trở thành một loại tiểu tư sản có chút t́nh cảm nào đó. Từ lúc B́nh được chuyển đến Hàm Tân, Cầm được phép đến thăm chồng mỗi tam cá nguyệt, và lâu tới những hai tiếng đồng hồ. Các cuộc thăm viếng vẫn c̣n bị giám sát, nhưng v́ đoạn đường gần hơn và chi phí giảm đi nhiều nên bé Ngọc đă có thể đi thăm cha; điều này tốt cho tất cả mọi người có liên quan và giúp chữa lành những chấn thương trong ḷng bé Ngọc. Dù sao, đó vẫn là nhà tù. B́nh và các đồng đội vẫn phải sống trong các điều kiện nguyên thủy với mức độ gần như là man khai. Không ai lên cân nổi, cho dù ở Hàm Tân. Ngày và đêm vẫn dài như vậy, sự khổ sở và nỗi cô đơn vẫn ngập tràn như cũ; và chẳng có một dấu hiệu ǵ cho thấy là có thể đă đến hồi kết thúc cả. B́nh có lẽ sẽ đủ thời gian để nhận thêm một hay hai cái bằng tiến sĩ danh dự nữa của sự đau đớn và nỗi thiếu thốn. Vợ anh cũng vậy.
VỀ NHÀ, NHƯNG VẪN BỊ TÙ
Việc B́nh được thả ra từ Hàm Tân chẳng có ǵ hào hứng, chẳng có ǵ đáng kể, và chắc chắn không giống như những điều thường được mô tả trong phim ảnh. Buổi sáng ngày được thả cũng chẳng khác ǵ những ngày trong bốn ngàn ngày mà anh đă chịu đựng làm nô lệ như một con súc vật cho bọn cai ngục Cộng sản. Khi những người trong cái toán lao động của anh tập họp lại để bắt đầu một ngày làm việc th́ B́nh được gọi ra đứng riêng một bên và bảo phải ở lại trại. "Hôm nay anh sẽ về nhà." Chỉ có thế thôi. Anh được phát những giấy tờ cần thiết, leo lên chuyến xe đ̣ sáu tiếng đi về Sài G̣n – bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh – và đi về nhà của mẹ vợ để t́m vợ và con gái.
Thủ tục thả một tù nhân về nhà trên thực tế phức tạp hơn là chỉ đơn giản cho anh ta về. Trước khi được thả, trại giam đă liên lạc với công an khu vực và gia đ́nh rồi. Nhiều cuộc điều tra đă được thực hiện. Các cơ quan chức năng muốn bảo đảm là mọi người sẽ hành xử như các công dân tốt và sẽ không có những âm mưu bỏ trốn. Nó đại loại giống như dạng "Thưa vâng, thưa vâng ạ, ba túi đầy..." hay tất cả những ǵ mà gia đ́nh phải cam kết để cho người nhà được trở về. Do đó tuy B́nh rất ngạc nhiên khi biết ḿnh được thả ra nhưng Cầm và bé Ngọc đă biết trước 48 tiếng đồng hồ rồi. Không cần phải nói nhiều nhưng đó là một tin mừng khi B́nh được thả về nhà. Chắc chắn sẽ có nhiều sự thích nghi nhưng đó sẽ là những niềm vui và không khó khăn bằng những ǵ họ đă phải trải qua suốt 11 năm vừa qua.
Từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 8 năm 1986 đă có không biết bao nhiêu chuyện đă xẩy ra. B́nh và Cầm chỉ mới thành hôn được ba năm trước khi anh bị bắt. Kinh nghiệm ở tù dài gần bằng bốn lần thời gian họ lập gia đ́nh, và nhiều hơn khoảng thời gian anh ở ngoài tiền tuyến chiến đấu chống bọn Cộng sản. Trong suốt 11 năm vắng bóng anh chỉ thực sự biết đến con gái như một đứa bé sơ sinh, nếu không kể ba tháng một lần đi thăm anh tại Hàm Tân. Sẽ có nhiều chuyện phải điều chỉnh lại cho mọi người trong cuộc, một sự thử thách đáng kể, nhưng khi đă đoàn tụ lại với nhau rồi th́ chắc chắn vẫn dễ dàng hơn nhiều so với những điều mà họ mới trải qua.
Thế giới bên ngoài Việt Nam cũng đă thay đổi. Chẳng thể nào những người ở bên ngoài, nhất là những người mà đất nước của họ chưa từng bị xâm chiếm và sự tự do của họ chưa từng bị tước đoạt, có thể hiểu được hay đồng cảm với mức độ tội ác và tàn bạo của sự "cải tạo." Tuy nhiên, bằng cách nào đó, những người trong cuộc đă phải chịu đựng từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tuần..., từng năm tháng trôi đi măi cho đến lúc mà họ chẳng c̣n hiểu ǵ nữa. Đối với B́nh và Cầm và tất cả những người khác, họ chỉ c̣n sự lựa chọn duy nhất là tiến lên phía trước. Họ chẳng có thể thưa kiện được ai cả.
Trong suốt thời gian nhà cầm quyền Cộng sản ra tay trả thù B́nh, Cầm, hàng trăm ngàn cựu sĩ quan VNCH, các viên chức chính phủ và gia đ́nh của họ th́ Hoa Kỳ cũng đă trải qua nhiều sự biến chuyển. Từ tháng 4 năm 1975 và vào những năm (19)80, khởi đầu bằng sự sụp đổ của Sài G̣n rồi qua nhiệm kỳ Tổng thống Carter, việc giải cứu con tin bị thất bại ở Iran vào tháng 4 năm 1980 ‒ một lần nữa dường như đă đánh dấu sự chấm dứt tính ưu việt của quân đội Hoa Kỳ ‒ và vào những năm Reagan nắm quyền đều là những thời kỳ khó khăn cho Hoa Kỳ.
Người Mỹ phải chịu đựng các cuộc suy thoái kinh tế, nạn lạm phát, siêu lạm phát kèm thêm thất nghiệp, biến động của thị trường chứng khoán, và nhạc disco. Nhưng không một ai, không một công dân b́nh thường nào, ngoại trừ những người bị bắt làm con tin bởi bọn Iran trong 444 ngày, đă trải qua những ǵ mà hàng trăm ngàn người trong các trại tù "gulag" Việt Nam và gia đ́nh họ đă từng hứng chịu qua những sự mất mát. Một ngày xấu ở Hoa Kỳ vẫn khác xa một ngày tồi tệ ở Việt Nam.
Đối với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người, chữ "b́nh thường" chỉ mang một ư nghĩa hết sức tương đối. Nhưng đối với người lính TQLC đă trải qua những giai đoạn chiến đấu ác liệt th́ quăng thời gian sau đó luôn luôn được họ trân quí bằng những cách mà những người chưa hề đi đánh nhau bao giờ không thể nào hiểu nổi. Đặc biệt quan trọng với các chiến sĩ dày dạn chiến trận là nhu cầu phải vượt lên phía trước, không chỉ dựa vào những ǵ đă học rồi, cũng như không thể đánh trận theo kiểu cũ nữa.
Các nguồn lực đáng kể và các nỗ lực ‒ về trí tuệ và vật chất ‒ đă được Hoa Kỳ đầu tư vào thế giới thời hậu chiến tranh Việt Nam nhằm xây dựng một lực lượng Hoa Kỳ cân xứng với những mối de dọa hiển nhiên của Liên Xô và các chư hầu tại Âu Châu, Bắc Á, hoặc bất cứ nơi nào khác mà "Chim ưng" và "Con gấu" có thể đối đầu nhau.
Sau Việt Nam, đối với các chiến sĩ TQLC Hoa Kỳ là thời kỳ trở lại với quan điểm "mọi khí hậu và địa điểm": huấn luyện trong rừng sâu, huấn luyện trên sa mạc, huấn luyện trong giá lạnh, huấn luyện trên núi, và cứ như thế lập đi lập lại... Đối với những tay chuyên nghiệp như Gerry Turley, John Ripley, và George Philip th́ con đường binh nghiệp của họ liên tục gặp nhau trong cái thế giới nhỏ bé là binh đoàn TQLC Hoa Kỳ và họ được tận hưởng khoảng thời gian ngắn ngủi của t́nh chiến hữu. Bất cứ khi nào Ripley và Philip gặp nhau, họ cùng thốt lên "King Kong sống măi!" và sau đó phải mất thời giờ giải thích ư nghĩa câu đó với những người chung quanh nghe được nhưng không hiểu ǵ cả.
Khi Sài G̣n cuối cùng bị thất thủ th́ Gerry Turley vẫn đang làm việc tại Washington D.C. và đồng thời làm việc chung với một số ít sĩ quan TQLC Việt Nam đang thụ huấn tại Quantico. George Philip th́ đang chỉ huy một đại đội pháo binh trong căn cứ Camp Pendleton trước khi được giao nhiệm vụ tạm thời phục vụ trong các nỗ lực cứu trợ ngay bên ngoài trại để định cư hàng ngàn người tị nạn Việt Nam.
Với tư cách sĩ quan huấn luyện TQLC cho chương tŕnh ROTC của Hải quân tại trường đại học Oregon State University, John Ripley đă theo dơi sự sụp đổ của Việt Nam và cuộc di tản tại Sài G̣n trên màn truyền h́nh. Giống như rất nhiều người trong số bạn bè và đồng đội, ông đă không sao hiểu nổi lư do tại sao đất nước ông lại chối bỏ những điều đă cam kết. Ông lập tức nổi giận và hết sức buồn phiền. Nhưng Ripley chẳng làm được ǵ ngoài việc cố gắng vượt qua nỗi sầu; và ông đă làm được việc đó. Ông không thể biết chuyện ǵ sẽ xảy ra cho B́nh và Cầm và đứa con gái mới sinh ra, ông chỉ dự đoán những điều tồi tệ nhất. Đó là một viên thuốc đắng phải cố gắng mà nuốt vào thôi.
Những điều có vẻ đáng chú ư đối với hầu hết những ai xa lạ với đời sống quân ngũ, ngay cả trong thời b́nh, chỉ là những thứ đều đặn và gần như nhàm chán đối với những người đă từng từ Việt Nam trở về như Gerry Turley, John Ripley, George Philip, và các sĩ quan chuyên nghiệp khác đang phải vươn lên trong sự nghiệp của họ. Hết nhiệm vụ này tới nhiệm vụ khác, hết chức vụ này đến chức vụ kia; những công việc chỉ huy, những công việc thành viên ban tham mưu, thời gian tu nghiệp tại những trường phù hợp với cấp bậc đă khiến họ bận bịu và tiến bước trong một thế giới mà sự đe dọa của Liên Xô ở khắp mọi nơi là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Điều tốt nhất của cuộc sống sau khi rời khỏi Việt Nam, đặc biệt đối với Turley và Ripley, là họ có thể cố gắng bù đắp lại thời gian đă mất cho vợ con. C̣n George Philip th́ lo xây dựng một cuộc đời và sự nghiệp của một gă đàn ông trưởng thành nhưng c̣n độc thân vui tính.
Không có cách nào để cho Turley, Ripley, Philip, hoặc bất cứ người nào từng làm cố vấn có thể theo dơi được những người Việt Nam đă không bỏ trốn nổi. Việt Nam tự nó giống như một cái "lỗ đen" mà không có tin tốt nào thoát ra nổi. Dù họ vẫn âm thầm hy vọng và cầu nguyện cho những người bạn Việt Nam, nhưng những người như B́nh mà vẫn c̣n sống th́ thật là ngoài sự mong đợi hợp lư của họ.
Chuck Goggin, người đă đập thắng trái banh đầu tiên với tư cách cầu thủ ngoại hạng trong trận banh cuối cùng của Roberto Clemente, tiếp tục chơi cho đến tháng 9 năm 1974 và trở thành huấn luyện viên cho một đội hạng thứ thêm năm năm nữa. Sau bốn năm trong lănh vực tư nhân, anh được Tổng thống Reagan bổ nhiệm vào chức vụ Cảnh sát trưởng liên bang (US Marshall) tại khu vực Middle District của hệ thống Tư pháp Tennessee vào năm 1983. Và cuộc sống cứ thế trôi đi với những người Mỹ.
Mặc dù B́nh đă không c̣n ở Hàm Tân hay Yên Bái hoặc Nam Hà, anh vẫn không được tự do. Là một cựu sĩ quan TQLC, anh sẽ không được và không bao giờ được tin tưởng. Sau khi được thả vào tháng 8 năm 1986, B́nh bị "quản chế," một cách mà người phương Tây gọi là "tạm tha" trong một năm sau đó. B́nh, Cầm và Ngọc bị công an thường xuyên đến "thăm hỏi" suốt mười hai tháng để bảo đảm anh sẽ là một công dân tốt và biết suy nghĩ đúng.
Sống ở mức độ chỉ tạm đủ ăn, B́nh may mắn t́m được một công việc qua sự giúp đỡ của bạn bè là làm công nhân trong một nhà máy sản xuất nước chấm hương vị Tàu, gọi là nước "x́ dầu" và không nên nhầm với món "nước mắm" truyền thống rất được ưa chuộng. (Nếu như B́nh không t́m được việc làm th́ có lẽ là anh sẽ bị gửi đi vào một trong những vùng kinh tế mới). Khi vào làm việc rồi th́ những người phụ trách nhận ra khả năng lănh đạo và quản lư của anh. Chẳng bao lâu sau anh được phụ trách điều hành hầu hết mọi hoạt động trong xưởng. Nhiệm vụ đó không khó khăn ǵ đối với B́nh. Trong thời gian anh bị kẹt trong trại tù tập trung th́ giá cả và lương tiền đă bị lạm phát trầm trọng. Lương nhân viên quản lư của anh là một con số khổng lồ một ngh́n đồng mỗi tháng. Đi ra chợ đen, B́nh sẽ phải trả ba trăm đồng để mua vỏn vẹn có một trái trứng tươi.
Một phúc lợi đáng kể tại nhà máy x́ dầu là ít nhất họ phục vụ một bữa trưa miễn phí khá thịnh soạn – nếu so với những bữa ăn của B́nh trong các trại tù mà anh đă từng sống. Khi không làm việc trong xưởng, B́nh đi nhặt đồ phế thải để bán lại. Cầm tiếp tục công việc nàng vẫn làm trước kia khi chồng c̣n ở xa mặc dù không cần phải dành dụm để đi thăm nuôi nữa.
Giấc mơ hé rạng trong tâm trí của B́nh lần đầu tiên khi nghe Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America) loan báo về Chương Tŕnh Ra Đi Có Trật Tự vào những năm c̣n trong sân tù trại Nam Hà chưa bao giờ nguôi ngoai, chưa bao giờ rời khỏi tâm trí anh. Khi đă có thể nói chuyện với vợ mà không bị ḍm ngó bởi cán bộ trại, B́nh liền chia sẻ ước mơ sẽ đi Mỹ. Cầm hoàn toàn ủng hộ ư kiến này. Họ sẽ nói lại với bé Ngọc khi nào thuận tiện. Sẽ không an toàn cho con bé trong trường hợp nó vô t́nh kể lại với những người không tốt trong trường.
Nỗ lực mới để dành dụm sẽ là nhằm đút lót để thủ tục ODP tiến hành nhanh hơn. Họ sẽ phải đợi hai năm trước khi bắt đầu nộp giấy tờ. Khi hồ sơ bắt đầu rồi th́ các thủ tục bàn giấy sẽ mất thêm ba năm nữa. Nhưng khoảng thời gian này có đáng là bao sau khi đă trải qua hơn 11 năm trong trại tù tập trung?
Mặc dù chính thức ra khỏi trại tù cải tạo, B́nh và gia đ́nh vẫn như c̣n đang trong tù. Toàn bộ cái Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với họ là một nhà tù. Họ luôn luôn bị theo dơi, nhất là B́nh. Niềm vui lớn nhất của họ là đă trở thành một gia đ́nh lại như cũ. Cuộc tranh đấu hàng ngày để có bữa ăn và chút tiền để dành cho các khoản hối lộ và mọi thứ khác bây giờ có thể được cùng thực hiện như một gia đ́nh. Khi đến Hoa Kỳ, công sức khó nhọc của họ sẽ hướng về những mục đích khác.
Bọn chủ nhân Cộng sản tại Việt Nam đă không tha thứ cho những ai mà họ phán xét là thù địch của cách mạng. Sự tàn ác trong cách đối xử với tù nhân đă chứng minh điều này. Gia đ́nh của những người trong tù cải tạo, dù không bị bắt giam bên trong ṿng rào giây thép gai, vẫn bị tẩy chay, bôi nhọ, bị đối xử phân biệt bởi những kẻ cầm quyền. Cầm nhận thấy trong suốt thời gian B́nh bị bắt giam hầu như tất cả những người miền Nam mà nàng quen biết, rất nhiều người cùng chung một hoàn cảnh, đều tử tế và tỏ vẻ thông cảm. Điều này không thấy ở những tên lănh đạo và đám Bắc kỳ được hối hả đem vào Sài G̣n để lấp vào những chỗ trống trong các chức vụ chỉ huy. Đối với bọn lợi dụng thời cơ từ miền Bắc vào Nam để thống trị miền đất mới th́ gia đ́nh của người tù bị coi là kẻ thù của chế độ. Con em của người tù cũng bị trừng trị v́ tội lỗi của cha anh.
Điều thường t́nh đối với con cái người tù là bị tẩy chay và bị đặt vào những lớp học riêng trong trường, tách biệt ra khỏi những đứa trẻ khác như thể các em đă mắc bệnh truyền nhiễm, và làm cho các em phải mang mặc cảm tội lỗi và thấp kém. Sự tổn thương về tâm lư và t́nh cảm cho các em này thật đáng kể.
Bọn Cộng rất giỏi trong việc tuyên truyền các bé trai và bé gái từ tuổi thơ ngây. Ở phương Tây không có chữ tương đương cho "Thiếu Niên Tiền Phong." Chữ gần nhất có thể là Hướng đạo sinh, nhưng nói như thế là rất quá khập khiễng. Khoảng chừng mười tuổi, những đứa trẻ phải tham gia đội Thiếu Niên Tiền Phong và tất cả những điều nhà trường dạy cho chúng học sẽ được củng cố thêm một cách khủng khiếp. Nó thường đi ngược lại với hầu hết những điều được dạy bảo và học được trong các gia đ́nh truyền thống Việt Nam. Với áp lực đối kháng giữa nhà trường và gia đ́nh, rất khó cho trẻ em biết cách chọn lựa, chọn phía nào cho đúng trong một cuộc chiến phải trung thành với ai trong tâm hồn khi tuổi c̣n quá nhỏ.
Bọn Cộng sản, ít ra, cũng c̣n tử tế khi cho phép con em của hầu hết người tù được học hết bậc trung học. Nguồn lực cho giáo dục đại học lại là một điều hoàn toàn khác hẳn và không thể phung phí cho những kẻ mà tư cách công dân và sự trung thành đang bị nghi ngờ, dù chỉ một chút. Hoàn toàn không có con đường tiến thân nào cho những đứa trẻ mà cha mẹ chúng là kẻ thù của chế độ. Nếu B́nh chọn ở lại Việt Nam, con gái anh sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để tiến thân.
“CHO NHỮNG AI CHIẾN ĐẤU V̀ NÓ”
Có một ngạn ngữ thông dụng cho các chiến sĩ Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam nhưng không ai rơ nguồn gốc – có câu chuyện kể rằng câu này đă được viết và thấy trên b́a một hộp C-ration trong trận bao vây Khe Sanh ‒ nói rằng "Cho những ai chiến đấu v́ nó, tự do có một hương vị mà kẻ bảo vệ nó sẽ không bao giờ được nếm thử," hay những câu nói tương tự như vậy. Từ câu nói ấy nghiệm ra, đối với những người như B́nh đă chiến đấu hết sức gian khổ, và hi sinh quá nhiều, rồi tự do bị tước đoạt một cách tàn nhẫn, để rồi phải đau đớn quá lâu, th́ sự cảm nhận về cái giá thực tế phải trả và giá trị đích đáng của tự do là một điều ǵ đó gần như là vô song, siêu việt và không có ǵ có thể sánh bằng. Ít người nào có thể trải qua hay hiểu được những ǵ B́nh và đồng đội đă chịu đựng, những ǵ mà Cầm và những người cùng thời đă kiên tŕ vượt qua trong lúc chờ đợi những người đàn ông trong các hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
Đối với hàng triệu người của chế độ VNCH cũ đă bị bắt làm nô lệ th́ con đường gian nan, trắc trở, cay đắng để đi t́m tự do đă buộc họ phải từ bỏ tất cả những ǵ họ thương yêu nhất, tất cả những ǵ mà họ đă chiến đấu, đă đổ máu, và đau khổ v́ nó. Nền tự do mà họ đă chiến đấu để đạt được, giữ được, hay muốn duy tŕ không thể nào thành tựu nổi trong cái đất nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới này. Họ buộc phải chuyển sang một hướng mới cho cuộc tranh đấu, thay đổi phương thức chiến đấu và tập trung năng lực vào một hướng đi mới hoàn toàn khác. Hướng đi mới này là sự chọn lựa khả thi duy nhất, và con đường khả thi này là phải ra đi. Phải xa ĺa mồ mả tổ tiên cha ông. Từ giă người thân trong gia đ́nh và bạn bè, những người không thể hay không muốn chọn con đường gian nan. Từ bỏ tất cả những ǵ giờ đây xét cho cùng cũng chỉ c̣n là kỷ niệm, phải bỏ lại gần hết hay tất cả nền văn hóa của họ để tiếp nhận một nền văn hóa ngoại quốc, chịu đựng sự thử thách phải làm lại một cuộc đời hoàn toàn mới, chân ướt chân ráo trong một nền văn hóa xa lạ với một ngôn ngữ hoàn toàn khác lạ.
ĐÓNG LẠI ĐỜI TÙ/RỜI BỎ ĐẤT NƯỚC CỘNG H̉A XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nếu các mục đích của cái nỗ lực vĩ đại "học tập cải tạo" giáng lên những con người đă chết hay đă đau đớn v́ nó là tạo nên sự đau khổ cùng cực và các chấn thương tinh thần lâu dài, th́ cái chương tŕnh đó là một sự thành công rực rỡ. Nhưng về các mặt thu phục những người thức tỉnh mới và thiện chí nhằm đẩy mạnh "chính nghĩa" của chủ nghĩa Cộng sản hay làm giàu cho đất nước th́ chương tŕnh này là một sự thất bại khốn khổ và thảm hại.
Đất nước và người dân là nạn nhân của sự trừng phạt hàng loạt vẫn phải sống. Việt Nam sẽ phải tiến vào một tương lai mà lại thiếu đi sự đóng góp cá nhân và tập thể của những người đáng lẽ có thể góp phần vào được. Với những người xoay sở nổi để sống sót th́ tất cả đều sợ hăi, một số bị suy sụp tinh thần, số khác th́ đầu hàng theo cách suy nghĩ mới, cách họ chọn sống nốt quăng đời c̣n lại của họ, dù ở Việt Nam hay ở quê hương mới, sẽ tùy theo sự chọn lựa của từng người.
Trong lúc âm mưu kế hoạch cho gia đ́nh, B́nh không cho phép ḿnh một phút nghỉ ngơi nào, không một chút thoải mái, và không hề tự măn. Chương tŕnh Ra Đi Có Trật Tự (ODP) mà anh lần đầu tiên nghe được khi c̣n là tù nhân Nam Hà đă chuyển đổi thành một chương tŕnh khác gọi là chương tŕnh Định Cư Nhân Đạo (Humanitarian Operation – HO). Cái ǵ cũng được, B́nh tin tưởng vào người Mỹ. Anh đă du lịch Hoa Kỳ nhiều năm trước kia và anh thích đất nước này. Những người lính TQLC Hoa Kỳ anh quen là những con người trung thực và dũng cảm. Mặc dù nhiều người Việt Nam vẫn c̣n tức giận v́ bị người Mỹ bỏ rơi nhưng B́nh không như vậy. Anh chưa bao giờ cảm thấy như thế. Anh quan niệm Hoa Kỳ là niềm hi vọng đích thực cho tương lai gia đ́nh anh. Anh tin tưởng rằng nếu Hoa Kỳ đă nói họ sẽ đến th́ họ sẽ không bao giờ thay đổi ư định.
B́nh không có cảm giác yên ổn như vậy đối với Việt Nam. Anh chẳng có chút ảo tưởng nào cả. Có thể nhà cầm quyền Cộng sản sẽ kiếm một cái cớ nào đó để bắt anh hay vợ và con anh, hoặc sẽ tống anh đi "học tập cải tạo" thêm. Nhà cầm quyền Việt Nam có thể làm bất cứ điều ǵ bọn nó muốn. Chúng đă làm rồi, với anh và tất cả các bạn anh. Chúng vẫn có thể làm nữa. Chỉ khi nào anh và gia đ́nh anh ở xa, thật xa, nơi không c̣n đám công an ch́m, hay những con mắt và cái tai luôn luôn ŕnh rập khắp mọi nơi, th́ anh không thể nào yên ổn được.
Đó là vào năm 1989 khi B́nh bắt đầu nộp đơn vào chương tŕnh mà anh, Cầm và bé Ngọc có thể đi qua Mỹ. Chẳng có ǵ ngạc nhiên là các qui định về giấy tờ hết sức nhiêu khê. Cũng như phần tiền hối lộ và "quà cáp" cần thiết để bôi trơn thủ tục. Trong ba năm trời, anh đă phải chi ra chỗ này một ít, chỗ kia một chút. Có lúc tiền rơi đúng chỗ, có lúc nó lọt vào bàn tay và túi tiền của bọn cán bộ mà chẳng được kết quả ǵ. Tuy nhiên rốt cuộc th́ cái "bánh xe của sự tiến bộ" dường như cũng quay thuận lợi cho anh. Đă từ lâu rồi họ được chấp thuận để qua Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ đă ưng thuận và B́nh có người bảo lănh là một bà cô tại Pennsylvainia và một người anh họ ở San Jose, California. Chỉ c̣n chờ nhà cầm quyền Việt Nam miễn cưỡng nói "được." Và cuối cùng là được. Tháng 9 năm 1991, họ được xếp lịch cho phép rời khỏi Việt Nam.
Sự chờ đợi vô cùng náo nức và có cả những sự lo lắng nữa. Ngọc vừa xong trung học. Em muốn đi Mỹ để có thể thật sự vào đại học. Em sẽ phải học Anh văn trong thời gian đó. Mặc dù cuộc sống gia đ́nh em lúc nào cũng rất khó khăn nhưng em vẫn phải từ bỏ tất cả những thứ mà em đă quen thuộc. Và mẹ em cũng thế. Họ vừa lo lắng vừa náo nức, một chút lo ngại về những điều chưa biết, nhưng cũng mong đợi một tương lai tốt đẹp hơn. Họ đă trải qua những lúc gian khổ trước đó rồi. Đó là tất cả những ǵ mà họ biết. Ít ra ở Hoa Kỳ sẽ không có kẻ nào bắt họ vào tù.
Ông Lê Bá Sách, thân phụ của B́nh, một người Việt yêu nước và là người đă khuyên con trai ḿnh phục vụ tổ quốc trong hàng ngũ TQLC để có thể đem lại tự do cho miền đất phía Bắc của họ, không được khỏe. Ông chỉ c̣n sống thêm được vài tháng nữa vào cuối mùa Hè 1991. B́nh biết là nếu anh từ giă cha lần này th́ đó sẽ là lần vĩnh biệt cuối cùng. Trước khi họ ra đi, cha anh đă có lời dặn ḍ quan trọng cuối cùng "Đi đi con… Đi đến Mỹ để con được tự do, để cháu nội của cha và con của nó được đi học, được tự do và được thành đạt, sung túc."
B́nh và cha anh đă có nhiều lần tâm sự trong những tháng cuối cùng với nhau. Cha anh không bao giờ lưỡng lự. "Đi ngay đi con. Ở Mỹ con sẽ không bao giờ phải lo lắng là chính phủ sẽ bỏ tù con một cách vô cớ."
Ông Lê Bá Sách biết sẽ chẳng bao giờ c̣n được nh́n thấy con trai ḿnh nữa. Mọi người đều biết điều này. B́nh lại càng hiểu rơ chuyện này. "Đừng buồn cho cha. Mấy con qua được đến Mỹ là cha yên ḷng rồi. Cha có thể chết mà ḷng rất vui v́ biết con, Cầm và bé Ngọc được tự do."
B́nh đă chịu khổ sở quá lâu rồi nên không thể tin nổi cái nhà nước Cộng Ḥa Xă hội Chủ Nghĩa Việt Nam được. Mặc dù cho vé máy bay đă cầm trong tay, dù cho giấy tờ đă đâu vào đấy, anh vẫn chuẩn bị cho một kế hoạch B. Anh đă bàn với Cầm và Ngọc. Nếu v́ một lư do nào đó việc định cư của họ bị từ chối vào phút cuối, anh sẽ để hai mẹ con vượt biên qua ngă đường biển hay đường bộ xuyên qua Cambodia. Rồi anh sẽ vượt biên sau. Hoặc là chết. Anh sẽ không bao giờ để bị bắt lại vào tù.
Mặc dù biết đó là điều đúng nhất phải làm nhưng việc rời bỏ Việt Nam vẫn là chuyện khó khăn. Ngoại trừ mạng sống, anh đă hiến dâng cuộc đời anh, ít nhất tuổi trẻ anh cho Tổ quốc – 13 năm tác chiến từ 1962 đến 1975, và rồi trải thêm 11 năm nữa trong nhà tù sau khi đất nước anh đă không c̣n nữa. Anh vẫn yêu cái đất nước Việt Nam mà giờ đây chỉ c̣n là kỷ niệm. Tuy nhiên B́nh cũng đủ thực tế để không mất thời giờ thở than cho những ǵ sẽ không bao giờ trở lại nữa. Cho dù trong tương lai anh có trở về hay không, B́nh biết rằng ḿnh sẽ không bao giờ thấy cha c̣n sống. Nếu có trở về, anh chỉ có thể viếng mộ cha để thắp một nén hương. Đối với B́nh, lời khích lệ và chúc lành của cha vô cùng quư giá. Nhưng dù không được những lời khuyên ấy anh vẫn biết rằng đi Mỹ vẫn là sự lựa chọn duy nhất cho anh, Cầm và Ngọc.
THẬT SỰ RA ĐI
Sau tất cả những ǵ đă trải qua, B́nh lo ngại rằng v́ lư do nào đó mọi kế hoạch, mọi giấy tờ, mọi phí tổn và tiền hối lộ có thể chẳng đạt được kết quả ǵ cả. Bước đầu tiên cho cuộc hành tŕnh đi Mỹ của họ là chiếc phi cơ Việt Nam Airlines nhỏ từ Sài G̣n đến Bangkok. Khi chiếc máy bay động cơ cánh quạt "taxi" trên đường băng để vào vị trí cất cánh, B́nh vẫn chưa cảm thấy yên tâm. Ai đó trong đài kiểm soát không lưu có thể biết về sự hiện diện của anh và ra lệnh cho máy bay trở về cổng.
Khi động cơ máy bay tăng tốc để cất cánh và phi công nhả thắng để bắt đầu chạy trên đường băng th́ sự hồi hộp trong ḷng B́nh bắt đầu giảm dần, dù chỉ một chút thôi. Thủ tục cất cánh có vẻ lâu hơn b́nh thường. "Chuyện ǵ nữa đây?" anh tự nhủ trong một hai giây đồng hồ, cho đến khi cuối cùng, cuối cùng rồi con chim tự do của B́nh cũng bứt tung mối dây trần thế và phóng ḿnh vào không trung. Anh nh́n đăm đăm ra khoanh cửa sổ gần nhất trong khi chiếc máy bay trườn lên và nghiêng cánh hướng về phía Tây, để nh́n lại một lần cuối cái đất nước đă từng là của anh. Cầm và Ngọc cũng nh́n ra ngoài như anh. Sau khi máy bay đạt đủ độ cao và dường như bay đúng hướng về Thái Lan th́ B́nh mới thực sự cảm thấy thoải mái. Cuối cùng, họ đă đi trên con đường của họ.
Nếu như không bút mực nào có thể diễn tả bằng lời hay cố gắng giải thích nổi những đau khổ cùng cực mà những người như B́nh và Cầm đă phải chịu đựng qua những năm dài chiến tranh và tiếp theo là những năm tù học tập cải tạo dài đằng đẵng, th́ cũng khó có thể mô tả sự hân hoan rộn ră khi được đến Hoa Kỳ trong ḷng những người nhập cư từ các nước mà tự do bị hạn chế và bị lạm dụng. Cũng chẳng có bài hát nào quá t́nh cảm và không có bài thơ nào quá ủy mị để mô tả được cái thế giới mới này nó tuyệt vời như thế nào, cái Thế Giới Mới của họ.
Những người Mỹ bản xứ, những người từ lúc sinh ra được thường xuyên tiêm pḥng và chủng ngừa chống lại một số bệnh nghiêm trọng, dù không phải lỗi của họ, dường như đă bị miễn nhiễm và bị che mắt đối với quá nhiều ơn phước và cơ hội tốt, trong khi những người chưa bao giờ được hưởng những sự may mắn ấy đă lập tức cảm thụ và nhận thấy ngay từ khi vừa đặt chân đến nơi.
Để diễn giải câu ngạn ngữ thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam đă được các binh sĩ Hoa Kỳ biết đến, quả thực những người được bảo vệ đă có phước theo nhiều cách, thật nhiều kiểu mà họ không thể nào h́nh dung nổi. Đối với người Việt Nam, những đàn ông, phụ nữ và trẻ em tạo ra cái cộng đồng thứ hai, th́ các phước lành của nền tự do Hoa Kỳ rất rơ ràng, rất cụ thể và hết sức ngọt ngào.
Khi chiếc phi cơ khổng lồ 747 đáp xuống San Francisco, đó là chuyến đi Hoa Kỳ lần thứ hai của B́nh, nhưng lại là chuyến đi đầu tiên đến quê hương mới của anh. Nhưng anh thực sự sung sướng khi chứng kiến sự tuyệt vời được trông thấy cái đất nước mới này qua những cặp mắt của vợ và con gái anh. Dù vẫn c̣n sự e ngại và lo lắng về sự lớn lao của việc thích nghi trước mắt nhưng chẳng có ǵ đáng kể so với những điều họ đă trải qua. Họ sẽ học cái ngôn ngữ. Họ sẽ thích nghi với văn hóa mới. Họ sẽ thành công, và sẽ thành công tốt đẹp.