Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

                  

 

 

                   *11

 

LÒNG TA ƠN ĐẢNG ĐỜI ĐỜI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG

 

 

       Nói tới Cộng sản Quốc Tế và Việt Nam không thể bỏ qua Trường Đại học Lao công Đông phương TĐHĐP ( Communist University of the Toilers of the East), còn gọi là trường Stalin, vì đây là một trong ba cơ sở đào tạo các cán bộ cộng sản cốt cán Việt Nam trong đó có nhiều tổng bí thư đảng. Hai cơ sở kia là Viện các vấn đề Dân tộc và Thuộc địa VDTTĐ, và Trường Quốc tế Lenin TQTL.

       Ra đời chính thức ngày 21.4.1921, TĐHĐP chính thức khai giảng ngày 21.10.1921, bắt đầu bằng việc “đào tạo cán bộ cho Đảng và cho các Xô-Viết tại các nước cộng hoà tự trị, các công xă và các dân tộc thiểu số trong nước Nga.”

        Nhưng kể từ năm 1922, TĐHĐP bắt đầu tiếp nhận người nước ngoài tại phân hiệu đặc biệt (Phân hiệu A), và giảng dạy bằng các thứ tiếng nước ngoài để đào tạo các cán bộ bản xứ phục vụ cho đông đảo quần chúng lao động phương Đông, trong số sinh viên nước ngoài đáng kể là Lưu Thiếu kỳ, Tưởng Kinh Quốc và Đặng Tiểu Bình từ Trung Hoa, M. Roy. Nath từ Ấn Độ và Nguyễn Ái Quốc từ Việt Nam.        

       Trường gồm hai hệ đào tạo ngắn hạn (1 – 1,5 năm) và dài hạn (3 – 4 năm) dành cho các Đảng viên, Đoàn viên cốt cán, học vấn trung b́nh; nhưng vẫn có thể tiếp nhận những người ngoài đng, có tŕnh độ sơ học, nhưng đă tích cực tham gia phong trào cách mạng tại các nước vừa mới có Đảng. Ngoài ra, nhà trường đặc biệt tiếp nhận cả những học viên hoàn toàn thất học. Xin chú ý ở đây, trường đại học không có nghĩa thông thường là trường dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp trung học mà là trường dành cho các người lao động. Các học viên chỉ cần giấy giới thiệu của các đảng cộng sản trên thế giới là được nhập học, ngoài ra không cần điều kiện gì khác. Trong khi học được cấp nơi ăn ở với một số tiền chi phí lặt vặt và tiền lộ phí tới và về. Khi mãn khóa, các học viên trở thành những cán bộ cốt cán, tin cậy của đảng vì vậy ai nấy đều đời đời nhớ ơn đảng (và Bác) còn công ơn dưỡng dục của các đấng sinh thành thường coi như đồ bỏ cho nên sau này mới có những tình trạng con cháu tố khổ cha mẹ, ông bà.

        Kể từ cuối thập niên 1920, Trường lập hệ chuyên đào tạo cán bộ cho các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.  Hiệu trưởng đầu tiên của trường ĐHĐPKarl Radek sau bị thanh trừng và thay bởi Broido G.l.

       Tới đầu thập niên 1930, TĐHĐP đă trở thành cơ sở hàng đầu nghiên cứu khoa học và giảng dạy các vấn đề kinh tế - chính trị, xây dựng Đảng, tổ chức phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc ở phương Đông. Trường đă cuốn hút được các cán bộ giảng dạy giỏi nhất Moskva, và không ít người trong số này đă gắn bó số phận của ḿnh với phong trào giải phóng dân tộc phương Đông.

       Trường tổ chức theo khuôn khổ trường võ bị, gồm khoảng 150 huấn luyện viên, khóa học thường lệ là từ tháng 9 tới tháng 7, có ba tuần nghỉ nhân dịp Giáng sinh và một tuần vào mùa xuân, ngoài ra tới Criméa hai tuần để đi thực tế tại các nông trại hay cơ xưởng. Chương trình học xoay quanh 5 đề tài chính ngoài việc học tiếng Nga: kinh tế chính trị - duy vật biện chứng - phong trào thợ thuyền và cách mạng Tây phương - biến động xã hội tại Nga từ đầu thế kỷ 19 - lịch sử đảng cộng sản Nga và Cách mạng tháng Mười.

       Những ngày chủ nhật, các học viên phải đi thực tế tại các nông trại, xí nghiệp, trung tâm huấn luyện, cơ sở quân sự.

       Vào năm 1928, trường có 1,000 sinh viên ngọai quốc trong đó 400 là người Trung hoa, 30-40 sinh viên Nhật, 35 sinh viên thuộc các tiểu bang cuả Nga. Do số học viên người Hoa qúa đông nên sau này trường tổ chức một phân hiệu riêng cho những người này.

       Về phía Việt Nam, vào khoảng năm 1920, Phan Bội Châu đă từng có cuộc gặp với Karakhan L. M, đại sứ Liên-Xô đầu tiên ở Trung Quốc, trong đó đă đề cập đến việc các thành viên Việt Nam Quang Phục Hội sang Liên Xô học tập. Tuy nhiên việc này không thực hiện được vì Liên-Xô nêu điều kiện là các học viên sau đó phải gia nhập đảng cộng sản và khi về nước hoạt động phải theo đường lối của QTCS.

       Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang tới Moskva, có lẽ để tìm hiểu một môi trường cách mạng mới mà ông hi vọng sẽ hậu thuẫn cho các hoạt động của ông sau này mà ông chỉ mới biết qua sách báo. Một trong những quan tâm của ông ở đây cũng là vấn đề gửi học sinh Việt Nam sang học tập tại Liên Xô. Tháng 6 năm đó, phát biểu với tư cách đại diện ĐCS Pháp tại Đại hội V/ QTCS về sự nghiệp cách mạng tại các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cần “gửi người bản xứ thuộc địa sang Moskva theo học TĐHĐP”. Trước khi tới Liên Xô, đối với Quốc, Lenin đã là một thần tượng, một lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu và Liên Xô sau cách mạng Tháng Mười là một xã hội lý tưởng, một thiên đường cho loài người.

       Sau này khi đã thành chủ tịch nước Việt Nam, Hồ Chí Minh còn nhiều lần nói với các thủ hạ, “Ai có thể sai chứ Lenin không bao giờ có thể sai được. Đó là chân lý...”

Học Trình

Với các học viên từ vùng Đông Dương th́ giáo tŕnh giảng dạy như sau:
- Tiếng Nga.
- Lịch sử đại cương của những cường quốc trên thế giới.
- Kinh tế - Chính trị học.
- Lịch sử Đảng Cộng Sản Nga.
- T́nh h́nh và nhiệm vụ của đảng.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương và chính sách của đế quốc Pháp.
- Đảng phái. Công đoàn, các tổ chức quần chúng. Nông nghiệp, các tổ chức nông hội.
- Vấn đề
Dân tộc và Chuyên chính vô sản.
- Vũ trang chiến đấu và du kích.

- Phong trào nghiệp đoàn.
- Phong trào phụ nữ.
- Chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản và Đảng Cộng Sản Đông Dương.
- Ư nghĩa và tầm quan trọng của lư luận Marxism-Leninism.


Các Giáo viên tại TĐHĐP

       Vai tṛ quan trọng trong việc xây dựng phân hiệu Đông Dương của Trường ĐHĐP thuộc về Vera l. Vasilieva. Sau khi tốt nghiệp MGU (Trường Đại học tổng hợp Moskva) và Viện giáo sư đỏ (Trường Lý luận cao cấp), bà đă trở thành cán sự Viện các Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa (VDTTĐ) kiêm giảng viên TĐHĐP, đồng thời là cán bộ chuyên trách Đông Dương của Ban Đông phương/QTCS.

       Một nhân vật quan trọng khác là Nữ giáo sư Razumova A.L., từng làm nhiệm vụ tuyển lựa học viên Đông Dương tại Pháp để đưa sang Liên Xô học, trong vai nữ công dân Pháp Suzanne làm việc cho Ban thuộc địa/ ĐCS Pháp. Theo các nguồn tin, bà từng bí mật sang Sài G̣n công tác một số lần vào những năm 1931 – 1935.

        Giảng viên người Ư Ermondo Peluzo dạy môn Lịch sử hiện đại, Lịch sử QTCS là người thày được các học viên Đông Dương vô cùng thích thú. Mỗi giờ giảng của Peluzo như một kịch trường tái hiện các sự kiện lịch sử mà sinh viên tham gia vào như một dàn diễn viên, c̣n Peluzo là đạo diễn. Trần Văn Giàu trong việc giảng dậy và diễn thuyết chịu ảnh hưởng của ông này nên về Việt Nam cũng nổi tiếng một nhà hùng biện.

        Khatchaturov G.G. dạy Chủ nghĩa Lê nin, Kinh tế chính trị học,

        Nữ giảng viên Rivlina E.E. giảng môn Phong trào thanh niên chế độ công đoàn.

       Các giáo sư danh tiếng của trường còn có Anatoly Lunacharsky, Leonid Krasu, Michail Petrosky, Igor Reisner. Trong lễ kỷ niệm đệ tứ niên ngày thành lập, Stalin tới đọc diễn văn và nhấn mạnh vai trò nhà trường đào tạo các cán bộ những thuộc địa để trở về nước làm cách mạng và cướp chính quyền.

       TĐHĐP còn giữ lại trường một số học viên Việt Nam tốt nghiệp làm giảng viên như Novikov là Ziao tức Bùi Công Trừng dạy môn Công nghiệp Đông Dương,

hay Minin (Nguyễn Khánh Toàn) phụ trách công tác tổ chức ban Đông Phương /VDTTĐ, cũng tham gia giảng dạy và có thể xem như người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tiếng Việt và lịch sử Việt Nam tại Liên-Xô.

       Ông là tác giả Sách giáo khoa tiếng An Nam, xuất bản năm 1933, học liệu tiếng Việt đầu tiên ở Liên Xô, và các từ điển Việt – Nga hay Nga - Việt đáp ứng nhu cầu cấp thiết kể từ cuối những năm 1920.

       Cùng với các tài liệu giáo khoa Mác – Lênin, nhà trường cũng đă đưa thêm các học liệu như các cuốn Nghệ Tĩnh Đỏ (Godovshinva krasnovo Ngeana), Các nguyên tắc tổ chức của chủ nghĩa bônsevich của học viên Hồ Nam (Trần Văn Giàu) vào làm tài liệu giảng dạy. Từ năm 1934 – 1938, Linov (Nguyễn Ái Quốc) dạy môn Các vấn đề Đông Dương khi ông đang là nghiên cứu sinh tại viện DTTĐ.

       Các cán bộ lănh đạo của QTCS, Quốc tế công hội, BCH// ĐCS Liên-Xô như Manuilsky, Piatnisky, Lozovsky, Palmiro Togliati, Vương Minh… thường xuyên tới đọc bài giảng, gặp gỡ sinh viên Đông Dương và giáo viên của TĐHĐP.

Quy tắc bảo mật

        QTCS c̣n yêu cầu nhà trường phải chuyển từ cơ cấu khoa sang cơ cấu tổ, nhóm tự quản để đảm bảo yêu cầu bí mật.

       Nhà trường đă duy tŕ nghiêm ngặt quy tắc bảo mật. Phụ trách môn Hoạt động bí mật là một cán bộ Nam Tư về phản gián là Boshkovitch B. Các sinh viên đều mang bí danh ghi trong hộ chiếu Xô- viết của ḿnh. Thường mỗi người có vài bí danh cho các trường hợp khác nhau, như đi thực tế, nghỉ dưỡng bệnh, đi họp ở thành phố khác… Bí danh chính của các học viên thường được dùng sau này trong quá tŕnh công tác như: Lư Quư là bí danh Trần Phú thường dùng, Fan Lan là Nguyễn Thị Minh Khai, Kan là Phùng Chí Kiên, Sinitchkin là Hà Huy Tập…

Sinh viên Đông Dương

        Khi sinh viên Đông Dương sang tới Moskva, pḥng đối ngoại của BCH/ QTCS sẽ thanh toán cho một số tiền là 25 rúp vàng, bồi hoàn chi phí đi đường trong khi đó một sinh viên Trung Hoa được thanh toán tới 250 rúp vàng. Tại sao QTCS có chủ trương kỳ thị này và các học viên Đông Dương không dám nêu vấn đề này ra?

       Sinh viên Đông Dương đầu tiên sang học ở TĐHĐP theo lưu trữ của QTCS là Fonson (Nguyễn Thế Rục) học khoá 1925 – 1928 do đảng CS Pháp giới thiệu.

        Trong giai đoạn từ 1925 đến cuối những năm 1930 đă có hơn 60 sinh viên Đông Dương sang học tập tại TĐHĐP, cũng như tại Viện DTTĐTrường Quốc tế Lenin.

        Theo số liệu của ĐCS Pháp, đă có tới 75 lưu học sinh Việt Nam được gửi từ Pháp sang Liên Xô học. Sự khác biệt về tổng số lưu học sinh Việt Nam có thể do một số người đă theo học các trường khác tại Liên Xô ngoài ba ngôi trường nêu trên.

       Tới năm 1935, đă có 47 sinh viên Việt Nam tốt nghiệp TĐHĐP, trong đó 40 người sang học theo đường từ Pháp, và 7 người theo đường qua Trung Hoa. Ở thời điểm năm 1936 c̣n có 5 sinh viên Đông Dương đang theo học các khoá của TĐHĐP.

        Theo thống kê chính thức của Trường trong khoảng 1924 – 1934, trong tổng số học viên Đông Dương thì thành phần công nhân và nông dân chiếm 52%, đảng viên và đoàn viên cộng sản chiếm 85%. Khối Đông Dương có số sính viên bị loại khỏi trường chiếm 4%, con số được xem là nhỏ nhất trong các khối học viên.

       Về lượng tuyển sinh, nếu năm 1930 số sinh viên nhập trường vượt mức tới 41% so với chỉ tiêu, vào năm 1932 số sinh viên tựu trường chỉ đạt 20% chỉ tiêu. Đó là do chỉ thị mới về thành phần được đề ra lúc đó cho Đảng cộng sản Pháp: “cần vô cùng thận trọng trong việc cử các sinh viên là trí thức đi học, đồng thời cần hết sức ưu tiên cho các thành phần công nhân và nông dân”.

Cuộc thanh lọc các học viên và nhân viên

       Do lúc nhập học có học viên thuộc diện “chính sách”, tuy ngoài Đảng, ngoài Đoàn vẫn được tuyển chọn để khuyến khích phong trào, nên đă có những phần tử bất xứng lọt vào nội bộ học viện của Trường và sau khi tốt nghiệp về nước, có kẻ đă cộng tác với địch. V́ vậy, tại TĐHĐP đă tiến hành các cuộc thanh lọc đảng trong trào lưu chung của thời kỳ sau 1929, theo tinh thần của đại hội thứ X của BCH /QTCS.

       Các học viên bị nghi vấn thường được xử lư nội bộ, như đưa sang Pháp với phương thức cách ly khỏi Đảng”, hoặc đưa đi cải tạo ở các nhà máy tại Liên Xô. Trong những người phải đi cải tạo, sau này có những người được phục hồi danh dự như Léo (Đặng Đ́nh Chục, hay Mincov), thậm chí còn được trọng dụng như Svelton (Lư Phú San), nhưng không phải không có nhiều người bị chịu số phận bi đát.

       Trong suốt thời gian tồn tại, TĐHĐP đă bị thế lực thù địch ŕnh rập cả ở tầm xa lẫn tầm gần. Ngoài việc t́m cách cài người vào số học viên của trường, đă có những chánh mật thám như Kirsher được chính quyền Pháp cử sang Nga năm 1927 để theo dõi học viên, có những ăng-ten được triển khai hướng vào TĐHĐP, nhờ sự giúp đỡ của Sứ quán Pháp tại Moskva, lọt được vào học và biết tường tận nội vụ trong Trường, cũng như “các mưu đồ của bà Vasilieva (?).

       Từ cuối thập niên 1930, ở Liên Xô liên tục xảy ra các cuộc đàn áp và thanh trừng hàng loạt, áp dụng với cả các đảng viên người nước ngoài. Giờ phút khó khăn với Quốc tế cộng sản cũng đă điểm. Hệ thống trường cộng sản v́ thế dần dần giải thể. Tại TĐHĐP, các giáo viên kỳ cựu như Razumova và Ermondo Peluzo bị bắt bớ, tù đày, nhiều giáo sư phải rời khỏi Liên Xô, Vasilieva bị thuyên chuyển sang chuyên trách công tác nghiên cứu khoa học, nơi bà tích cực đóng góp vào sự phát triển ngành Việt Nam học.

        Cuối đời Vasilieva công tác tại Viện Đông Phương Học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Trong số hơn 90 công tŕnh của Vasilieva, đáng chú ư có các chuyên khảo như “Đông Dương” (hoàn thành năm 1947), luận án phó tiến sĩ như “Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc khủng hoảng ngày càng sâu sắc” (bảo vệ năm 1940), đề tài khoa học “Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (1958).

       Đầu những năm 1950, Vasilieva đă gặp lại Linov, lúc này đă là Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp Stalin, và được Hổ mời sang thăm nước Việt Nam độc lập, Vasilieva đă dự kiến năm 1960 dùng chuyến đi để viết cuốn sách về Việt Nam nhân kỷ niệm 15 năm thành lập nước VNDCCH (1945 – 1960).

        Một số học sinh cuả bà, những người c̣n sống sót qua những thử thách khốc liệt của cuộc tranh đấu chống thực dân Pháp như Hồ Nam (Trần Văn Giàu), Burov (Dương Bạch Mai), Ziao (Bùi Công Trừng), Pala (Nguyễn Văn Minh), Prigornyi (Nguyễn Văn Trân), Minin (Nguyễn Khánh Toàn) hẳn đă hân hoan chờ đón người thày học, người thủ trưởng cũ tại cơ quan QTCS của ḿnh. Tuy nhiên, nguyện vọng tái ngộ của họ không thành. Năm 1959, Vasilieva đột ngột từ trần ở Moskva, khi 59 tuổi.

       C7 sinh viên Đông Dương các lớp sau cùng ở Moskva đă tham gia vào chiến dịch bảo vệ thủ đô xô- viết Moskva những năm 1941 – 1942 trong thế chiến II, và 6 người đă hy sinh, chỉ một mình Lý Phú San, làm y tá tại bệnh viện sống sót.

       Ngoài trường ĐHĐP, còn có hai cơ sở khác cũng lo đào tạo các cán bộ cho Đông Dương là Viện Các Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Điạ VDTTĐ và Trường Quốc tế Lenin TQTLenin.

1/ Tiền thân của VDTTĐNhóm nghiên cứu lịch sử phương Đông của TĐHĐP ra đời năm 1925, quá độ thành Hội nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1929, rồi vào năm 1937 tách ra thành một Viện nghiên cứu độc lập. Cùng năm 1937, nghiên cứu sinh Lin (một bí danh khác của Nguyễn Ái Quốc) đă bắt đầu soạn luận văn “Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Á” làm tiểu luận tại VDTTĐ, nhưng ông đă lên đường về nước tháng 10.1938, ngay trước khi Viện giải tán cuối năm đó. Ông có quy chế đặc biệt, vừa là học viên VDTTĐ, vừa làm giảng viên TĐHĐP, có lẽ vì thiếu giảng viên nói tiếng Việt.

       Trong số các nghiên cứu sinh tại VDTTĐ chỉ có mình Nguyễn Khánh Toàn là học trọn khoá, và với luận án “Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn ở Đông Dương trong thế kỷ 18”, ông được cấp bằng tiến sĩ Sử học.

       Năm 1931 Litvinov (Lê Hồng Phong) khởi thảo công tŕnh nghiên cứu mang tên “T́nh h́nh kinh tế Và Chính trị Đông Dương” nhưng chưa hoàn tất thì ông phải trở về Việt Nam.

2/ TQT Lenin là trường Đảng cao cấp, nâng cao tŕnh độ cho cán bộ lănh đạo các Đảng anh em, được thành lập năm 1926 theo nghị quyết Đại hội V của QTCS.      Nguyễn Ái Quốc đă làm nghiên cứu sinh tại trường Quốc tế Lenin năm 1934 – 1935. Tuy nhiên trước cả Nguyễn Ái Quốc, năm 1930 Trần Ngọc Danh, em của Trần Phú sau khi học TĐHĐP đã được chuyển sang học tại trường QT Lenin này.

        Năm 1931 khi cả Trần Phú lẫn Quốc đang bị bắt, Danh được QTCS chỉ định tới Trung quốc cùng với Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lê Hồng Sơn và Minh Khai chấn chỉnh việc tổ chức lại đảng. Trong thời gian này, có tài liệu cho rằng Trần Ngoc Danh và Minh Khai đã cặp bồ với nhau rất là khắng khít.

       Tháng 6.1932 Danh và Sơn bị bắt, Sơn bị tử hình vì vụ ám sát toàn quyền Merlin còn Danh bị 20 năm tù và đày đi Côn Đảo tới 1936 được tha khi Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền, nhưng tới 1939 bị bắt và đày đi Côn Đảo lại tới 1945 mới được thả ra cùng Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh và tất cả các tù nhân tại đảo.

        Trần Danh được tham dự phái đoàn tại hội nghị Fontainebleau rồi được chỉ định ở lại làm đại diện cho Việt Nam cùng với Dương Bạch Mai. Trần Ngọc Danh muốn trở về nước hoat động nhưng hai lần gửi thư thỉnh cầu cho Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đều bị từ chối. Có hai lý do, thứ nhất ông Hồ vẫn còn nhớ từng bị Trần Phú, anh ruột của Trần Ngọc Danh,  tranh chức Tổng Bí Thư đầu tiên và còn chỉ trích nghiêm khắc ông Hồ về đường lối tranh đấu cách mạng nhất là về đấu tranh giai cấp, thứ hai ông Hồ và nhất là Trường Chinh e sợ Trần Ngọc Danh được Stalin và QTCS tín nhiệm hơn sẽ tranh mất cái ghế Tổng bí thư vì các cán bộ trong nước, nhất là các tù nhân Côn Đảo đều phục tài trí và sự quyết tâm tranh đấu cho cách mạng của ông Danh, chắc chắn sẽ bầu cho ông Danh thay vì Trường Chinh. Trần Ngọc Danh bị bỏ rơi, chán nản, tìm đường lưu vong sang Tiệp Khắc vì có nhiều bạn đồng học tại TĐHĐP và Trường QT Lenin. Tại đây ông Danh có viết thư cho Stalin chỉ trích việc ông Hồ và Trường Chinh giải tán đảng CSĐD và hoà hợp với các thành phần không phải là vô sản.

        Khi Stalin nhận được thư thì lúc đó ông vừa tiếp Hồ trong phái đoàn Mao sang Moskva, sau đó Stalin nói với Khrushchev là ông tiếc đã công nhận chính phủ Hồ Chí Minh hơi sớm quá.           Tháng 4.1950 nhân đaị hội đảng CS Tiệp Khắc, ông Hồ cử Hoàng Văn Hoan đi dự và  gọi Trần Ngọc Danh về nước cùng với Lê Hy, cộng sự viên của Trần Văn Giàu tại Thái trước kia, nhưng ông Danh đang bệnh, hứa sẽ về sau còn Lê Hy về theo Hoàng Văn Hoan rồi mất tích luôn từ đó. Theo bà Sophia Quinn, sau khi ông Hoan về thì Danh qua đời, tuy nhiên bộ ngọai giao Tiệp Khắc nhận được thư của Hoàng Văn Hoan cho biết ông Danh đã bị khai trừ khỏi đảng vào tháng 5.1950 vì bỏ nhiệm sở tại Paris.

       Theo tài liệu của Đảng thì thời gian học tập tại Trường Quốc tế Lenin (1934-1935) và Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1936-1938) đối với Nguyễn Ái Quốc có lẽ là bất đắc dĩ, song với thái độ cầu thị và tôn trọng tổ chức, Nguyễn Ái Quốc đă học tập, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm.

CHÚ GIẢI:

 

- Bài viết chương này dựa vào bài của Anatoly Sokolov nhan đề Quốc tế Cộng sản và Việt Nam.

- Nhan đề mượn hai câu trong bài thơ Việt Bắc cuả Tố Hữu: Lòng ta ơn đảng đời đời/ Ngược xuôi đôi mặt một lời song song.

- Trong nội bộ đảng cộng sản luôn luôn có sự tranh giành quyền lực, nhiều khi rất quyết liệt như giữa Stalin với Trotsky, giữa Mao Trạch Đông với Lưu Thiếu Kỳ và tại Việt Nam giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vv...

 

 

 

 

 

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ

 

       Chương XI của Triều Đại Hồ Chí Minh viết chính về một cơ sở vô cùng bí mất mà rất ít người biết là Trường Đại Học Stalin.

Trường này dành riêng cho các cán bộ trung kiên của Cộng Sản Quốc Tế.

Hồ Chí Minh được gia nhập trường Đại Học Stalin vào khoảng thời gian 1924 và là do Đảng Cộng Sản Pháp đề cử sang Nga  (chứ  không phải đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản Đông Dương).

Hồ Chí Minh có một địa vị đặc biệt trong thời gian này ông vừa là học viên vừa là nhân iên giảng huấn, giảng đậy cho các học viên người Việt khác.

       Trên Đại Học Stalin c̣n có Đại Học Lenin mà chỉ có người được coi là lănh dạo tương lai hay hiện hữu các Đảng Cộng Sản Á Châu và Phi Châu được học.

Tại đây có 1 nhân vật là Trần Ngọc Danh, em của Trần Phú, người Tổng Bí Thư CS Đông Dương học vào khoảng 5 năm trước Hồ Chí Minh  .

Trần Ngọc Danh có người vợ tên là Thái Thị  Liên, con một gia đ́nh danh giá quư phái miền Nam. Thái Thị Liên cũng là người học Dương Cầm đầu tiên tại Prague.

       Theo tài liệu của Hoàng Xuân Thảo th́ Trần Ngọc danh chết bên Âu Châu, c̣n theo nhiều tài liệu của Hanoi th́ Trần Ngọc  Danh chết b́ bệnh Ho Lao trong An Toàn Khu (ATK) khi về làm việc với Hồ Chí Minh tại vùng Thượng Du Bắc Việt.

       Trong cuốn Hồi Kư của BS Trần Ngươn Phiêu th́ vào khoảng 1945, khi đi qua nhà của bà Thái Thị Liên gần vườn Ông Thượng tại Saigon, BS Phiêu có thấy bà Thái Thị Liên chơi Dương Cầm và hát bài Quốc Tế Ca (L’Internationale) kinh điển của Cộng Sản với các bạn bè Pháp và Việt Nam nhân ngày 14 tháng 7 năm đó.

BS Phiêu không nói rơ ông đứng ngoài đường nh́n vào nhà Thái Thị Liên hay anh Phiêu được tham dự trong cương vị một người khách được mời.

       Bà quả phụ Thái Thi Liên sau này tái giá với với thi sĩ/nhà văn Đặng Đ́nh Hưng, một trí thức đă sớm thấy cái mặt trái của Cộng Sản Việt Nam và có bầy tỏ lập trường ông trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

       Con của Thái Thị Liên và Đặng Đ́nh Hương là Dương Cầm gia Đặng Thái Sơn, rất nổi tiếng về cách ông diễn tả tâm tình của Chopin một cách vô cùng tuyệt diệu.

 

                  

Trường Đại học Đông Phương - Moskva             

 

 

 

         *12

MẶT TRỜI CHÂN LÝ CHÓI QUA TIM

CÁC HỌC VIÊN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG ĐHĐP

 

       Trường Đại Học Đông Phương -TĐHĐP- trong thời gian hoạt động 1921-1938 đã cung cấp cho đảng Cộng sản Việt Nam một số cán bộ cốt cán trong đó có cả các người giữ chức vụ Tổng bí thư. Trên thực tế số người được cử đi học tại trường này do đảng cộng sản Pháp nhiều gấp bội lần hơn là do đảng cộng sản Việt Nam vì sự giới thiệu của Pháp có những điều kiện thuận lợi hơn là Việt Nam.

       Những người được gửi đi học hầu như tất cả đã là đảng viên cộng sản, nghĩa là đã tuyên thệ dưới cờ Buá Liềm, trước ảnh của Marx và Lenin (sau này tất nhiên có thêm ảnh Hồ Chí Minh), đã hát bài Quốc Tế ca tức là bài L’ Internationale lời Việt, đã thề nguyện lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm chân lý và kim chỉ nam cho các hoạt động cách mạng của mình như Tố Hữu đã viết trong bài thơ Từ Ấy với hai câu thơ mở đầu,

        “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim...”

       Những người cộng sản Việt Nam thời Pháp thuộc có thể đã chứng kiến những cảnh bất công và sự mất các quyền căn bản của con người nên đã hưởng ứng cuộc tranh đấu chống chế độ thực dân như những người cách mạng quốc gia, chứ họ có ngờ đâu chủ nghĩa cộng sản sau này lại đem đất nước vào tình trạng sa đoạ, tàn ác, độc tài, tham nhũng và thối nát như hiện nay và nếu sự tái sinh là có thật thì biết đâu chính họ lại sẽ hô hào toàn dân nổi dạy lật đổ chế độ cộng sản hiện nay.

        Dưới đây là danh sách các học viên Việt Nam tại Trường ĐHĐP tìm thấy trong Văn khố Quốc gia Pháp:

            1Bùi Công Trừng                 2.  Bùi Đồng                            3. Bùi Văn Bốn           

            4.  Bùi Văn Thủ                       5.  Dương Bạch Mai               6. Đặng Bá Thiệu       

            7.  Đặng Đ́nh Thọ                  8.  Đặng Huy Hải                   9. Đặng Văn Giáo      

            10.Đào Như Lâm                    11. Đào Văn Lư                       12.Đỗ Đ́nh Thiện

            13.Hà Huy Tập                       14. Hàn Nhuệ                          15.Hoàng Văn Bích   

            16.Hoàng Duy Cự                  17. Hoàng Đ́nh Giong            18.Hoàng Quang Giụ

            19.Hoàng Ngọc Hải                20. Lê Phan Châu                   21.Lê Hồng Phong   

            22.Lê Thị Giêu                       23. Lê Văn Hoàn                     24.Lê Văn Kiệt

            25.Lê Văn Minh                      26. Lê Phước Tự                    27.Liêu Sanh Trân     

            28.Ngô Văn Khích                   29. Ngô Văn Minh                   30.Ngô Văn Tám                    31.Ngô Đức Tŕ                        32. Nguyễn Huy Bốn              33. Nguyễn Hữu Căn

            34.Nguyễn Văn Chức            35. Nguyễn Văn Dương         36. Bùi Lâm

            37.Nguyễn Văn Điền              38. Nguyễn Văn Địch             39. Nguyễn Văn Định

            40. Nguyễn Hữu Đường         41.Nguyễn Văn Giá                42. Nguyễn Văn Giản

            43. Nguyễn Chi Giậu              44. Nguyễn Bá Huỳnh            45. Nguyễn Thị Minh Khai      46. Nguyễn Văn Nêm                   47. Nguyễn Văn Như              48. Nguyễn Văn Phải              49. Nguyễn Văn Pḥng  50. Nguyễn Ái Quốc             51. Nguyễn Thế Rục

            52. Nguyễn Văn Tạo               53. Nguyễn Thế Thạch           54. Nguyễn Trí Thức

            55. Nguyễn Văn Tiến              56. Nguyễn Đình Tịnh             57. Nguyễn Khánh Toàn

            58. Nguyên Văn Trân             59. Nguyễn Văn Trọng           60. Nguyễn Văn Tư   

            61. Phùng Chí Kiên                62. Nguyễn Thế Vinh             63. Phạm Văn Hậu.                64. Phan Đắt Thiệm                   65. Phan Đức                         66. Phan Tử Nghĩa.                67. Tống Văn Hên                  68. Trần Thiện Bản                 69. Trần Văn Bửu

            70. Trần Ngọc Danh               71. Trần Văn Điền                  72. Trần Văn Đông

            73. Trần Văn Giàu                  74. Trần Vinh Hiển                  75. Trần Phạm Hổ.   

            76. Trần Văn Lắm                   77. Trần Đ́nh Long.                78. Trần Quốc Mại.                 79. Trần Văn Minh                     80. Trần Phú                         81. Trần Thanh Phụng

            82. Trần Văn Quan                 83. Trần Thị Trắc                    84. Trần Thiện Tường

            85. Trần Chín                          86.  Vơ Thành Cứ                   87. Vơ Văn Toàn       

            88. Vũ Văn Nghệ.

 
       Tại TĐHĐP năm 1927 còn thành lập một tiểu tổ cộng sản Việt Nam 5 người gồm Nguyễn văn Dị tức Bùi Văn Lâm, Nguyễn Thế Rục, Bùi Công Trừng, Ngô Đức Trì và Trần Phú là bí thư.

       Trong danh sách trên có tên Nguyễn Ái Quốc, do đảng cộng sản Pháp gửi đi nhưng trong danh sách học viên của TĐHĐP lại không có tên Quốc?

       Theo tài liệu của một sử gia đỏ thì từ 1923 tới 1935 đã có 47 cán bộ, còn tới 1950 đã có 67 cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô, hầu hết là tại Phân khoa đặc biệt.

       Dưới đây là vài dòng tiểu sử của những cán bộ cột trụ của đảng Cộng sản Đông Dương từng học tại trường này:

       Trần Phú, (1904-1931) quê quán tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, tốt nghiệp bằng Thành Chung tức Trung học Đệ nhất cấp năm 1922, được bổ nhiệm giáo học tại trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. Ông cùng Tôn Quang Phiệt thành lập Việt Nam Cách mạng đảng. Năm 1926 ông với bí danh Lý Quý sang Quảng Châu học một khóa chính huấn với Lý Thụy. Khi về nước ông cải biến Việt Nam Cách Mạng đảng thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội của Lý Thụy. Năm 1927 với bí danh Likwey tức Lý Quý, ông được gửi đi học TĐHĐP.

       Sau khi mãn khóa, ông nhận Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, cùng Ngô Đức Trì trở về nước hoạt động và thành lập đảng Cộng sản Đông Dương, tuy nhiên do những khó khăn về thủ tục làm giấy thông hành và hộ chiếu, ông không kịp dự hội nghị thống nhất ba đảng tại Hương Cảng. Trần Phú về Việt Nam hoạt động, tới tháng 7-1930, kết thúc chuyến khảo sát các nơi trong nước, Trần Phú về ở tại một ngôi nhà ở phố Jean Soler, nay là số nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội viết ra Luận cương chính trị của Đảng với sự cộng tác của Nguyễn Thế Rục. Trần Phú sau đó theo chỉ thị của QTCS đã thành lập Đảng Cộng sản Đông dương thay cho đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc và được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên.     Ông bị bắt tại Sài Gòn ngày 1.8.1931 và mất trong tù ngày 6.9.1931. Ông cùng Lê Hồng Phong đã đặt lời ca tiếng Việt cho bài hát Quốc Tế Ca. Có tài liệu còn nói trong tù ông đã nghĩ ra quốc kỳ Việt Nam là nền đỏ với ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho năm giới Công, Nông, Binh, Trí và Thương. Lá cờ này đã được trương lên trong vụ Nam kỳ Khởi nghiã tại Mỹ Tho. Trần Phú là người theo sát đường lối giai cấp đấu tranh của QTCS III, đã để lại một phương châm hành động là, “Trí, hào, địa chủ. Đào tận gốc, trốc tận rễ.”

 

       Lê Hồng Phong, (1902-1942), sinh quán Hưng Nguyên, Nghệ An. Mồ côi cha sớm, ông chỉ học hết hai năm tiểu học rồi bỏ đi làm nhà máy diêm tại Bến Thủy. Năm 1924 ông cùng mười người bạn rủ nhau sang Xiêm rồi đi Quảng Châu. Tại đây ông cùng Lê Quang Đạt, Lê Hồng Sơn gia nhập Tâm Tâm Xã sau đổi thành VNTNCMĐC Hội.

        Năm 1925 ba người đi học trường Võ bị Hoàng Phố. Mãn khóa một năm ba người lại đi học trường Không quân Quảng Châu nhưng chỉ có mình ông đủ sức khoẻ để tiếp tục đi học trường Không quân Liên Xô. Ông gia nhập đảng Cộng sản Trung quốc và được cử đi học TĐHĐP tháng 12.1928 với tên học viên Lê huy Doãn, và sau khi tốt nghiệp, tham gia Hồng quân Liên Xô với cấp bậc Trung tá.

       Tháng 3.1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, ông được bầu làm Tổng Bí Thư Thứ Hai. Tháng 7 tháng 1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Đại hội công nhận Đảng là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản và bầu ông là Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản.

        Ông bị bắt giam lần thứ nhất ngày 22.6.1939 bị tù sáu tháng rồi quản thúc tại Nghệ An, bị bắt lần thứ hai ngày 6.2.1940 bị tù năm năm và đầy ra Côn Đảo. Ngày 6.9.1942, ông qua đời tại Côn Đảo vì bệnh đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 41.

       Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941) tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 1.11.1910, tại thành phố Vinh - Nghệ An. Tại lớp nhất trường Cao Xuân Dục, Minh Khai được học với thầy giáo Trần Phú (người sau nay là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương), được chính Trần Phú giác ngộ, nên năm 16 tuổi Minh Khai đă dấn thân vào con đường cách mạng.

       Năm 1927, Minh Khai tham gia Đảng Tân Việt rồi đầu năm 1929, bí mật thoát ly gia đ́nh đi hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.   

       Cuối năm 1930, Minh Khai được tổ chức cử sang Hương Cảng (Trung Quốc), công tác ở Văn pḥng Cục Viễn đông của Quốc tế cộng sản. Được lănh tụ Nguyễn Ái Quốc (LIN) trực tiếp giáo dục về lư luận chính trị, kinh nghiệm hoạt động cách mạng - và cả về tình dục nữa - cho nên đã trở thành vợ của LIN một thời gian trước khi lấy Lê Hồng Phong.

       Năm 1931-1934, Minh Khai bị mật thám Anh ở Hương Cảng bắt giam rồi chuyển giao cho chính quyền Quảng Châu cầm tù. Sau đó, nhờ sự vận động của Quốc tế cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai được trả tự do. Ra tù, Nguyễn Thị Minh Khai được cử đến Thượng Hải, công tác ở Ban Hải Ngoại của Đảng và được gửi đi học tại trường ĐHĐP.

       Cuối năm 1934, Minh Khai với bí danh Fan Lan, cùng Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Non là đại biểu chính thức được cử đi dự Đại hội QTCS 7 tại Moskva  năm 1935 và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên, 24 tuổi, đọc bài tham luận về Vai tṛ của phụ nữ Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc và bảo vệ ḥa b́nh tại một diễn đàn quốc tế. Sau Đại hội, bà tiếp tục học thêm một năm tại Trường Đại học Phương Đông và trong thời gian này Nguyễn Thị Minh Khai chính thức kết hôn với Lê Hồng Phong.

       Đầu năm 1936, Lê Hồng Phong được phái về nước hoạt động, c̣n Nguyễn Thị Minh Khai sau khi tốt nghiệp, nhận nhiệm vụ tại Thượng Hải rồi được tổ chức phân công về công tác tại Sài G̣n (1937). Về nước, Nguyễn Thị Minh Khai được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Sài G̣n - Chợ Lớn, lúc đó  mới 29 tuổi.

       Trong khi  Minh Khai đang hoạt động và mang thai th́ nhận được tin Lê Hồng Phong bị bắt. Mùa Xuân 1939, Minh Khai sinh con gái đầu ḷng, đặt tên là Hồng Minh, chỉ ở với con một tháng rồi gửi con lại cho vợ chồng Dương Bạch Mai nuôi và tiếp tục đi hoạt động. Hồng Minh tới 16 tuổi tập kết ra Bắc, được gửi đi học tại Trung quốc rồi Liên Xô về ngành cơ khí, nhưng khi về nước thì làm việc tại ban nghiên cứu sử Đảng, về hưu sống tại Sài Gòn.

       Ngày 1.9.1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Xứ ủy Nam Kỳ nhận định t́nh h́nh và chủ trương khởi nghĩa. Hầu hết các cán bộ chủ chốt của Đảng tại Nam Kỳ đều sa vào tay Pháp như: Nguyễn Văn Cừ, Vơ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến…Ngày 30.7.1940, sau khi dự phiên họp Xứ ủy bàn về chủ trương khởi nghĩa, Minh Khai cũng bị mật thám Pháp bắt luôn.

        Ngày 23.11.1940 cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ và thất bại. Ṭa án thụộc địa  kết án tử h́nh Minh Khai.  Ngày 28.8.1941, Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí kể trên bị Pháp đem xử bắn ở Hóc Môn khi mới 31 tuổi.

       Hà Huy Tập (1906-1941) nguyên quán Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, học Quốc học, tốt nghiệp bằng Thành Chung 1923, làm giáo viên trường Tiểu học Nha Trang. Năm 1926 tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng đảng. Năm 1928 sang Quảng Châu, gia nhập TNCMĐCH, được gử đi học TĐHĐP và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông đă soạn thảo "Chương tŕnh hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương""Sơ thảo lịch sử phong trào Cộng sản ở Đông Dương". Tháng 4 năm 1933, ông tốt nghiệp khóa học và trở về Việt Nam. Trên đường về ông bị Pháp bắt và bị trục xuất sang Bỉ, sau đó trở về Trung Quốc hoạt động. Tháng 3.1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư còn Hà Huy Tập được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào cương vị Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại coi như xử lý tổng bí thư thay thế cho Lê Hồng Phong. Sau khi Lê Hồng Phong bị bắt, ông chính thức nhận chức vụ Tổng Bí Thư Thứ Ba của Đảng Cộng Sản từ 26.7.1936 tới 30.3.1938 thay thế bởi Nguyễn văn Cừ. Ngày 1.5.1938 ông bị chính quyền Pháp bắt và xử bắn cùng với Nguyễn văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai tại Hóc môn năm 1941. Ông có một người con gái độc nhất tên Hà Thúy Hồng, bà Hồng có con gái tên Nguyễn Thị Kim Tiến, học tại Oxford về Y tế Công cộng, hiện làm bộ trưởng Y tế, có người em trai mới đây cho nhập cảng thuốc trị ung thư giả nhưng chỉ bị thuyên chuyến trong nội bộ bộ Y Tế. Hai chị em bà chắc không có mặt trời chân lý chói trong tim mà chắc là mặt trời vàng bạc thì hợp lý hơn.

       Trần Văn Giàu (1911-2010) quê quán châu thành Long An. Ông được nhà gửi sang học trung học tại Toulouse từ năm 1928 và gia nhập đảng CS Pháp năm 1929. Tháng 5.1930 ông lên Paris tham dự biểu tình do Nguyễn Văn Tạo và Ta Thu Thâu tổ chức đòi sửa án tử hình 13 liệt sĩ Yên Bái nên bị trục xuất về nước. Sau vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1931, nhà cầm quyền Pháp ra tay đàn áp quyết liệt, ông trốn sang Pháp và được đảng CS Pháp gửi đi học TĐHĐP và tốt nghiệp với tiểu luận Vấn đề ruộng đất tại Đông Dương. Thời gian tại Liên Xô ông đă viết một cuốn sách nhỏ nhan đề là "Kỷ niệm đỏ Nghệ An" nghiên cứu chiến thuật hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào năm 1933 ông trở về Việt Nam hoạt động, sau này là Bí Thư Xứ Uỷ Nam Kỳ năm 1943, ông là người lănh đạo nhân dân miền Nam trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám và ra lệnh bắt bớ, thủ tiêu các nhà cách mạng quốc gia tại Nam kỳ rất gắt gao. Hai người suýt chết là Ngô Đình Diệm và Lê Văn Hiến, ba người bị thủ tiêu là Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và Huỳnh Phú Sổ. Ông bị thất sủng và bị gọi ra Bắc sau báo cáo của Hoàng Quốc Việt từ Trung Ương vào điều tra về sự lãnh đạo cách mạng Tháng Tám và Kháng chiến Nam Bộ không đúng đường lối của Đảng. Ra Bắc một thời gian làm công tác Thông tin, ông xin hoặc được vô Nam lại hoặc sang Thái Lan làm công tác yểm trợ cho Nam bộ. Ông được chỉ định sang Thái mở văn phòng đại diện Việt Minh cùng với Lê Hy làm Thông tấn Xã. Tại đây, có lần ông nói ông còn danh sách khoảng 200 người cần thanh toán nhưng chưa kịp thực hiệnthì đa bị hạ tầng công tác. Ông tuy trung kiên với lập trường giai cấp đấu tranh cao độ như vây nhưng vẫn bị thất sủng và Đảng phái Hoàng Văn Hoan sang Thái điệu ông về lại Bắc và ông bị chuyển sang ngành Giáo dục từ năm 1951.

       Tuy có công lao lớn và tốt nghiệp TĐHĐP ông không bao giờ được vô ban Chấp hành Trung ương Đảng. Một trong những lý do là khi Lê Duẩn từ Côn Đảo trở về, ông chỉ giao cho Lê Duẩn một chức vụ tầm thường là Trưởng phòng Du kích. Theo ông Giàu thì ông bị thất sủng vì ông chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông. Cũng theo ông Giàu, sau là giáo sư Triết học và Lịch sử tại các trường Đại học Quốc gia, tại Việt Nam chỉ có độc nhất Trịnh Đình Thảo xứng đáng là triết gia mà thôi.

       Dương Bạch Mai (1905-1964) sinh quán Bà Riạ, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Thương Mại, sang Pháp du học và gia nhập đảng CS Pháp, cùng hoạt động với Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Hiển vv .. và cũng như nhiều đồng chí khác ông được đảng CS Pháp cử đi học Trường Đại học Đông Phương năm 1929, cùng khóa với Tổng Bí Thư Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong. Ông về nước năm 1933, tham gia phong trào Đông Dương Đại hội, từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt  và đày đi Côn Đảo với Bùi Văn Thủ, Nguyễn Văn Tạo, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn An Ninh … Năm 1943 từ Côn Đảo trở về, ông từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tháng 8.1945 tại Bà Riạ. Ông có khuynh hướng thân Nga, hưởng ứng Xét lại và bị đẩy ra khỏi lãnh vực chính trị về đoạn đời sau. Ông mất đột ngột trong khi họp Quốc hội tại Hà nội năm 1964, sau khi uống một ly bia. Có dư luận cho là ông bị đầu độc.

       Nguyễn Văn Trân (1914-1998) tức bảy Trấn, quê quán Chợ Đệm, Bình Chánh, Long An, nguyên Uỷ viên Uỷ Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, Chủ tịch Tỉnh Chợ Lớn, thời trẻ học trường Petrus Ký rồi sang Pháp học vô tuyến điện, do đảng cộng sản Pháp giới thiệu, theo học TĐHĐP cùng khóa với nhiều tên tuổi của đảng CS Việt Nam như Nguyễn Thế Rục, Bùi Công Trừng, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Dương Bạch Mai, Trần Đ́nh Long, Bùi Ái. Ông  vừa làm báo vừa hoạt động trực tiếp bên ngoài, hoạt động bên cạnh Nguyễn An Ninh, làm Uỷ viên Quân sự cho Bí Thư Xứ Uỷ Nam Kỳ Trần Văn Giàu, Ung Văn Khiêm … và chính là người đă thu phục lực lượng B́nh Xuyên tham gia cuộc cách mạng tháng tám và Nam bộ kháng chiến sau này.

        Ông nổi tiếng là “Hung thần Chợ Đệm”, từng lùng diệt các phần tử không cùng chí hướng. Có nhiều tài liệu nói chính ông đã ra lệnh thanh toán hầu hết các đảng viên thuộc Đệ Tứ QT và làm báo Tranh Đấu trong đó có Tạ Thu Thâu, Lê văn Vững, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo và vợ là BS Nguyễn Thị Sương, nhà giáo Nguyễn Thị Lợi và cả Huỳnh Phú Sổ. Ông tập kết ra Bắc, bị thất sủng vì cùng phe Trần Văn Giàu không được phe Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt ưa, chỉ định cho làm về Giáo dục và là giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc nhưng chỉ it lâu sau do bất đồng chính kiến, ông về Bắc Ninh làm vườn.

        Sau 1975 ông về sống tại miền Nam. Gần cuối đời ông viết cuốn, “ Viết cho  Mẹ và Quốc hội”, chủ yếu biện minh cho những hành động tàn ác của mình, đồng thời nêu lên những đối xử bất công của Đảng ngoài Bắc đối với các đảng viên có công lao trong Nam.

       Phùng Chí Kiên (1901-1941) tức Nguyễn Vĩ, quê quán Diễn Châu, Nghệ An, sang Quảng Châu học lớp Chính Huấn của Lý Thụy năm 1926, gia nhập đảng cộng sản Đông Dương, được gửi đi học trường ĐHĐP, từ năm 1933 đến năm 1934. Ông về họat động tại Vân Nam, bắt liên lạc được với Lý Thụy cuối năm 1939, là người đưa Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng tới gặp Hồ Chí Minh khi hai người này trốn sang Côn Minh năm 1940.

       Ông tham gia Ban lănh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 năm 1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ tŕ và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là người được Hồ Chí Minh nhằm tính sẽ nắm Quân đội và bộ Quốc phòng sau khi cách mạng thành công. Ông được cử trực tiếp Tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn năm 1941 và đă tử trận tại đây và người được cử làm bộ trưởng quốc phòng đầu tiên là Chu Văn Tấn, một phụ tá trước của ông. Sau khi thiệt mạng hơn 50 năm, qua nhiều kiến nghị đòi ghi công của Kiên, ông mới được đảng ghi ơn và truy tặng hàm cấp tướng.

       Bùi Lâm (1905-1974) sinh quán Vụ Bản, Nam Định, c̣n có tên là Nguyễn Văn Dị. Từ 16 tuổi đi làm thủy thủ trên tàu buôn của Pháp, chạy khắn thế giời. Năm 1925 được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào Đảng cộng sản Pháp, thường được mệnh danh là Người Cộng sản Thứ hai (Thứ nhất là Nguyễn Ái Quốc). Cuối năm 1927, ông được Đảng cộng sản Pháp cử đi học trường ĐHĐP. Khoảng cuối năm 1929, về Sài G̣n, hoạt động trong tổ chức An- nam cộng sản Đảng, trực tiếp phụ trách công đoàn. Khi Đảng cộng sản Đông Dương thành lập, Bùi Lâm được cử làm uỷ viên thường vụ xứ uỷ Nam Kỳ. Ông từng bị 5 năm tù khổ sai, đầy đi Côn Đảo.

        Năm 1946, ông được cử làm Chánh án Toà án quân sự Đặc biệt để xử vụ Ôn Như Hầu rồi liên tiếp làm Chánh án Toà án Nhân dân, sau là Ủy viên công tố Trung ương tới 1960 chuyển sang làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền  tại nước Cộng hoà Nhân dân Bảo-Gia-Lợi và nước Cng hoà Dân chủ Đức (năm 1964).

       Nguyễn Thế Rục (1902-1938) xuất thân trong một gia đ́nh địa chủ tại Hành Thiện, Nam Định, anh em họ với Nguyễn Thế Truyền, được gia đ́nh chu cấp cho sang du học tại Pháp từ năm 1923.Tại Pháp tiếp xúc với phong trào cách mạng Pháp và chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, nên năm 1925, ông Rục bỏ học ở Pháp, trốn sang Nga, và là người Việt Nam đầu tiên vào học ở trường ĐHĐP. Sau khi học xong ba năm khóa đào tạo ở trường đại học Phương Đông, ông đă được chuyển sang học tiếp trường Đại học Giáo sư đỏ cũng ở Moskva (trường đào tạo những nhà lư luận của chủ nghĩa Mác – Lênin) nhưng 1 năm sau, ông bỏ học giữa chừng về nước hoạt động. Ông cùng góp ư kiến với Trần Phú trong bản dự thảo Luận cương chính trị Đảng Cộng sản. Ông mất sớm, do bị lao phổi nặng ngày 23.5.1938.

       Bùi Công Trừng (1905-1986) bí danh Ziao, học ở trường ĐHĐP cùng với Nguyễn Thế Rục, Bùi Lâm, Ngô Đức Trì, Nguyễn Văn Trân, Trần Phú. Năm 1937, ông cùng với nhà báo Hải Triều làm biên tập tờ báo Dân, tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.

        Ông nổi tiếng là một nhà lý luận của đảng và Lê Duẩn cũng phải kính nể. Năm 1967 ông bị trục xuất khỏi đảng vì dính vào vụ Xét Lại và bị quản chế cho tới khi mất tại Hà nột năm 1986.

       Nguyễn Khánh Toàn (1903-1993) quê quán Hương Trà, Thừa Thiên, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm 1926, sang Pháp du học 1928, năm 1929 sang học tại Trường ĐHĐP do giới thiệu của Đảng Cộng sản Pháp. Ông từng nhận học vị tiến sĩ Khoa Sử tại đây. Ông được QTCS giao trọng trách là Phó Ban Đông Dương.

        Về nước, ông từng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục từ 1946 và làm Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Ông hoạt động nhiều trong việc nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực như Sử học, Văn học, Triết học, và ngành giáo dục đào tạo hơn là trong lãnh vực chính trị, có lẽ vì ông từng cộng tác với Nguyễn An Ninh thuộc đệ tứ Quốc tế giống như trường hợp Dương Bạch Mai. Ông là người đầu tiên đề xuất nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh.”.

       Bố vợ của Nguyễn Khánh Toàn là kỹ sư canh nông, đại điền chủ Đào Đình Quang, có những đồn điền lớn tại Phú Thọ, từng là nơi thù tiếp các cán bộ cao cấp cộng sản suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và nhiều khi cũng là nơi đóng quân của bộ đội Việt Minh. Tuy thế, trong cuộc Cải cách Ruộng đất, KS Quang vẫn bị đem ra đấu tố và bị xử tử hình, hình như bằng cách chôn sống.

 

CHÚ GIẢI:

- Bài viết trong chương này dựa vào bài sưu khảo của Nguyên Thảo đăng trên Mạng, hé mở nhiều điều để ta biết người biết mình trong cuộc tranh đấu trường kỳ giữa Cộng sản với Quốc gia.

- Ông Trần Văn Giàu và Nguyễn Khánh Toàn đều nổi tiếng là nhà hùng biện nhưng người viết đều từng đã được nghe hai ông nói chuyện cảm thấy không được thuyết phục cho lắm. Chỉ nhớ khi ông nói “ người ta cứ bảo là người cộng sản độc ác như lang sói, nhưng qúy bạn nhìn xem răng tôi đâu có nanh vuốt gì đâu?” Tất nhiên ông vừa nói, vưà há rộng miệng ra và lấy ngón tay chỉ vào hàm răng.

Ông Võ Nguyên Giáp nói chuyện còn kém hấp dẫn hơn và thường mở đầu bằng Lenin, Bác, Đảng, Đồng chí Tổng Bí thư nói thế này thế kia...Tôi có cảm nghĩ hồi ông dạy sử tại trường Thăng Long chắc cũng không có gì hấp dẫn.

 Hôm nghe ông nói chuyện, chỉ còn nhớ có một câu ông nói, “ Biên giới chúng ta ở bên kia sông  MéKong” và câu đó tất nhiên đã được mọi người hoan hô nhiệt liệt.

- Tháng 11.1950 Việt Nam, sau khi được Liên Xô công nhận, gửi 21 sinh viên đầu tiên sang Nga, năm 1953 gửi thêm 155 sinh viên, tới giữa năm 1970 số sinh viên gửi sang Nga học là 4,500. Trong thời gian 1950-1991 số sinh viên học tại Nga là gần 50,000 chưa kể 13,000 quân nhân.

- Người viết cũng từng là học trò của KS Đào Đình Quang và tới thăm đồn điền của ông tại Phú Thọ. Ông Quang dạy môn Canh nông, chỉ dẫn cách trồng khoai sắn, các loại rau, tính tình bình dân, cởi mở, xuề xòa, hiền hòa. Khi di chuyển, như tới trường dạy học, ông thường cưỡi ngựa một cách ung dung chẳng khác hình ảnh một kẻ “ đề huề lưng túi gió trăng...”

 

 

LỜI BÀN CUẢ NGUYỄN THƯỢNG VŨ:

     Chương này XII cũng như Chương XI của cuốn sách nhà Văn Hoàng Xuân Thảo viết về các người Cộng Sản Việt Nam danh tiếng đă học và xuất thân từ Đại Học Stalin, một Đại Học bí ẩn và quan trọng nhất của Đảng Cộng Sản Quốc Tế.

     Hoàng Xuân Thảo kiếm ra được tên 88 người Việt Nam đă xuất thân trường này.

Đây là một tài liệu vô cùng quư giá v́ rất kho kiếm ra được tên 88 người này trong đó có Hồ Chí Minh aka Nguyễn Ái Quốc.

     Tài liệu này cũng cho chúng ta biết thêm về Nguyễn Thị Minh Khai, một cán bộ Cộng Sản đa tình đă từng chung sống với Hồ Chí Minh và là vợ của Lê Hồng Phong, người Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản trong thời tranh đấu bên Trung Hoa và bí mật trong bưng.

Nguyễn Thị Minh Khai cũng là người có công giúp đỡ Hồ Chí Minh  leo bậc thang lănh tụ Cộng Sản tại Việt Nam.

     Trần Văn Giàu cũng là một khai quốc công thần của Cộng Sản Việt Nam, ông Giàu gốc miền Nam, là người có học thức nhưng cũng rất thủ đoạn. Trần Văn Giàu bị các đồng chí CS khác gốc miền Bắc và miền Trung lấn át, nên từ 1976, Trần Văn Giàu không có thực quyền tại Việt Nam ǵ cả.

     Chúng ta không thấy một người Tổng Bí Thư nào sau 1945 mà đi học Đại Học Stalin cả.

Các người như Trường Chinh, như Lê Duẩn, như Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Nông Đức Mạnh đều không thấy có tên trong danh sách 88 người này.

Các người như Vơ Nguyên Giáp, như Lê Đức Thọ, như Vơ Văn Kiệt, Tố Hữu, … cũng không hề được đào tạo tại trường Stalin này.

Họ là các người lớn lên và trưởng thành tại địa phương , họ có quan hệ nhiều với các cán bô địa phương hơn các thành phần ưu đăi du học bên Nga.

     Hơn nữa Trường Đại Học Stalin ngưng hoạt động vào năm 1938 khi Chiến tranh Thế Giới Đệ II sắp sửa bùng nổ

Có điều thú vị là Hoàng Xuân Thảo / BS Hoàng Ngọc Khôi cũng đă từng gặp và nghe một số người này nói chuyện trong thời kỳ kháng chiến 70 năm về trước.

                                    

Trường Quốc tế Lenin tại Moskva