Thơ Hoàng Xuân Thảo
TỔ QUỐC GHI ƠN
(Các chiến sĩ quân y đã bỏ mình vì nước)
Tổ Quốc Ghi Ơn và tưởng niệm
Đàn con yêu dấu đã hi sinh
Cho một nước Việt Nam bất diệt
Vẻ vang danh tiếng giống Rồng Tiên.
Các anh, những người trai thời loạn
Đáp lời kêu gọi của núi sông
Tay súng, tay kim xông ra trận
Đầy lòng dũng cảm lẫn tình thương.
Từ dấn thân vào đời chiến sĩ
Anh từng trải nghiệm lắm gian truân
Màn trời, chiếu đất lòng không nản
Đạn bắn, tên bay dạ chẳng sờn.
Ba-lô dù khoác nặng oằn vai
Y cụ, thuốc men vẫn đủ đầy
Săn sóc ân cần từng chiến hữu
Cùng nhau chia sẻ những buồn vui.
Anh muốn môi kia lại hé cười
Làn da xanh ấy trở hồng tươi
Vết thương, dấu bệnh mau lành lặn
Triều sống bừng lên tựa nắng mai.
Hành quân chưa nghỉ... lại lên đường
Giầy trận dọc ngang đế rách mòn
Anh vẫn chen vai cùng đồng đội
Xuyên rừng, vượt núi với băng sông.
Đôi khi anh cũng thấy chạnh lòng
Nhớ mẹ già ngồi ngóng bên song
Nhớ con thơ khóc vòi cha bế
Vợ mỏi mòn trông oán cửa phòng.
Anh nhớ nhớ mãi lần đưa tiễn
Lưu luyến vòng tay không nỡ buông
Hẹn hò khi dứt muà chinh chiến
Về rước em đi giữa pháo hồng.
Ra trận mỗi lần thêm náo nức
Lệnh xung phong là bản tình ca
Vòng hoa chiến thắng anh mơ ước
Là những môi sầu chợt nở hoa.
Dù chẳng phép tiên hay đũa thần
Chỉ lòng thương cảm với lương tâm
Tay kim, tay chỉ xâu tình ý
Vá những mảnh đời muốn rách bươm.
Đời lính chân trời rồi góc biển
Tình đành gửi áng mây Tần trôi
Ngàn trùng xa cách càng thương nhớ
Mộng sớm xum vầy vẫn mộng thôi.
Than ôi! Tình/ Nghiã chưa tròn vẹn
Anh đã vội đền nợ núi sông
Người thì ngã gục ngoài tiền tuyến
Kẻ chết dần mòn trại Tập trung.
Các anh: Con yêu của Tổ quốc
Xin phù hộ cho đất nước mình
Dân chủ, Tự do sớm trở lại
Toàn dân vui sống cảnh thanh bình.
Các anh: Cát bụi hoàn cát bụi
Nhưng sẽ đời đời thơm mãi danh
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
CƯỚC CHÚ:
Cuộc sưu tầm sơ khởi danh tính các quân y nha dược sĩ tử vong ngoài chiến trường hay tử nạn trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc bị chết trong các Trại Cải tạo do một nhóm cựu chiến binh quân y điều hợp bởi Bác sĩ Phạm Anh Dũng đã liệt kê danh sách gồm 69 tử sĩ.
DANH SÁCH CÁC QUÂN Y NHA DƯỢC SĨ ĐÃ HI SINH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
(Xin nhấn vào link tại phần đầu đề)
BA BÀI THƠ TƯỞNG NIỆM CÁC TỬ SĨ THẾ CHIẾN I
Đây là ba bài thơ được coi là đã được đọc nhiều nhất trong thế chiến I:1914-1918
I. IN FLANDERS FIELD
Tác giả bài thơ, Y sĩ Trung tá John McCrae sinh năm 1872 tại Guelph, Ontario. Ông tốt nghiệp đại học y khoa Toronto năm 1898. Trong cuộc chiến Boer tại Nam Phi, ông là một sĩ quan pháo binh có nhiều chiến công. Trở về Canada ông trở thành một y sĩ chuyên về môn Bệnh lý học và làm giáo sư tại các trường Đại học Y khoa Vermont và McGill. Trong TC I ông tình nguyện trở lại binh chủng pháo binh nhưng vì quân đội Canada đang thiếu y sĩ nên ông được bổ nhiệm làm Y sĩ Thiếu tá cho Lữ đoàn I Pháo binh đóng tại Ypres ( Bỉ).
Trong trận chiến Ypres đợt II kéo dài từ 22.4 1915 tới 25.5, một chiến hữu thân thiết cũng là một học trò cũ cuả ông là Trung úy Alexis Helmer bị tử thương, ông sáng tác bài thơ In Flanders Fields ngay phía ghế sau xe cứu thương ngày 3.5.1915, một ngày sau khi đưa tiễn Alexis ra nghĩa trang có đầy hoa poppy mọc xen lẫn với các hàng bia mộ.
Bài thơ được đăng lần đầu tiên trên báo PUNCH tại London ngày 8.12.1915 và liền lập tức được truyền tụng trong khắp các đơn vị quân lực Anh vì đã nói lên giúp tâm trạng của các chiến hữu đã đổ máu và ngã gục nơi chiến trường, kêu gọi những người còn sống hãy tiếp tục cuộc chiến đấu dở dang của họ thì họ mới an giấc ngàn thu. Bài thơ được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất trong đệ nhất thế chiến.
Ông được vinh thăng Trung tá ngày 17.4.1915 và được chuyển về làm tại Tổng y viện số 3 tại Boulogne. Tháng 1.1918 ông được bổ nhiệm làm Y sĩ Thỉnh vấn tại đệ nhất lộ quân Anh nhưng chưa đi thì lâm bệnh. Ông phục vụ tận tụy tuy đôi khi đã kiệt sức vì bệnh suyễn có từ nhỏ mà không nghỉ ngơi, kết quả ông bị viêm phổi và viêm màng não, từ trần ngày 28.1.1918, và được để nằm yên nghỉ tại nghĩa trang Wimereux, Pháp.
Tên ông được đặt cho viện Bảo tàng quân sự tại Canada, bài thơ của ông được in trên tem, hình ông được in trên giấy bạc Canada $10. Tại Guelph nơi ông sinh trưởng có đài lưu niệm với bài thơ khắc trên đá.
Mỗi năm, trong lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong ngày 11.11 bài thơ hoặc bài hát “In Flanders Fields” lại được ngâm hay xướng lên và mọi người thường đeo hoa poppy cũng vì từ bài thơ này của ông, nguyên văn như sau:
IN FLANDERS FIELDS
In Flanders fields the poppies grow
Between the crosses, row on row
That mark our place; and in the sky
The larks, still bravely singing, fly
Scarce heard amid the guns below.
We are the dead. Short days ago,
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
Loved and were loved and now we lie
In Flanders fields.
Take up our quarrel with the foe:
To you, from failing hands, we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow
In Flanders fields.
Bài thơ được Jean Pariseau dịch ra tiếng Pháp như sau:
AU CHAMP D’ HONNEUR
Au champ d'honneur, les coquelicots
Sont parsemés de lot en lot
Auprès des croix; et dans l'espace
Les alouettes devenues lasses
Mêlent leurs chants au sifflement
Des obusiers.
Nous sommes morts,
Nous qui songions la veille encore
À nos parents, à nos amis,
C'est nous qui reposons ici,
Au champ d'honneur.
À vous jeunes désabusés,
À vous de porter l'oriflamme
Et de garder au fond de l'âme
Le goût de vivre en liberté.
Acceptez le défi, sinon
Les coquelicots se faneront
Au champ d'honneur.
TRÊN ĐỒNG FLANDERS
(Thơ dịch Hoàng Xuân Thảo)
Trên đồng Flanders, anh túc nở
Hoa chen thánh giá, hàng nối hàng
Chúng tôi nằm đó, trông trời thẳm
Sơn ca táo bạo vẫn vờn quanh
Tiếng hót chìm trong tiếng súng vang.
Chúng tôi mới trở thành tử sĩ
Vừa ngắm đây nắng sớm, tà dương
Yêu và được yêu, giờ an nghỉ
Trên đồng Flanders.
Tiến lên chiến đấu với quân thù!
Bó đuốc này buông trao tận tay
Nâng cao lên, vững niềm tin tưởng!
Đừng phụ lòng ai ngựa bọc thây
Không yên nghỉ dù anh túc nở
Trên đồng Flanders.
In Flanders Fields
In Flanders fields the poppies grow Between the crosses, row on row That mark our place; and in the sky The larks, still bravely singing, fly Scarce heard amid the guns below.
We are the dead. Short days ago, We lived, felt dawn, saw sunset glow, Loved and were loved and now we lie In Flanders fields.
Take up our quarrel with the foe: To you, from failing hands, we throw The torch; be yours to hold it high. If ye break faith with us who die We shall not sleep, though poppies grow In Flanders fields |
Chiến trường Flanders
Nơi cánh đồng Flanders hoa anh túc nở Xen giữa mộ bia, hàng hàng rực rỡ Đây chiến trường xưa; hăm hở giữa trời, Sơn ca can đảm hót chơi rộn ràng Tiếng được mất, quyện rền vang tiếng súng.
Chúng tôi chết, mới vài hôm, anh dũng Sống oai hùng,say nắng sớm,ngắm hoànghôn, Yêu, được yêu - nay rũ bỏ linh hồn. Nơi Flanders cánh đồng.
Hăy theo tôi quyết đấu với quân thù Tay buông thơng vội trao, bạn tiếp thu, Ngọn đuốc rực; hăy nâng cao kế tục Nếu phụ ḷng tin, chúng tôi ngă gục, Sẽ chẳng ngủ yên, dẫu anh túc nở bông, Nơi Flanders cánh đồng. Lộc Bắc phỏng dịch - Nov. 2017
|
II. FOR THE FALLEN / CHO NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG
Bài thơ “ Cho những người nằm xuống” là một trong những bài thơ được đọc nhiều nhất trong Thế chiến I tuy tác giả, Robert Laurence Binyon không phải là một chiến binh, một quản thủ Bảo tàng Anh đã viết ra trong vòng một tháng cuộc chiến tranh bùng nổ. Khi đó Binyon đã 45 tuổi, qúa tuổi nhập ngũ nhưng năm 1915 ông đã tình nguyện làm orderly trong các quân y viện Pháp.
Thời hậu chiến, ông tiếp tục phục vụ tại viện Bảo tàng Anh cho tới khi hồi hưu năm 1933. Ông từng làm giáo sư về Văn chương và Thi ca tại đại học Harvard và Athens. Ông mất năm 1943 sau một cuộc giải phẫu.
*FOR THE FALLEN
With proud thanksgiving, a mother for her children, Bà mẹ Anh trong lễ Tạ ơn
England mourns for her dead across the sea Nhớ con chết bên kia trùng dương.
Flesh of her flesh they were, spirit of her spirit, Thần xác chia từ thần xác mẹ
Fallen in the cause of the free Vì nghĩa Tự do đã hiến thân.
**Solemn the drums thrill; Death august and royal Tiếng trống oai nghiêm, chết hào hùng
Sings sorrow up into immortal spheres, Thương ca bay vút cõi Cao Xanh
There is music in the midst of desolation Tiếng đàn văng vẳng trong u tịch
And a glory that shines upon our tears. Chói lọi vinh quang giữa lệ tràn.
They *went with songs to the battle, they ***were young, Hát khúc tiến quân, bày tráng sĩ
Straight of limb, true of eye, steady and aglow Long lanh mắt sáng, bước hiên ngang.
They were staunch to the end against odds uncounted Thế dù bất lợi, không sờn dạ
They fell with their faces to the foe. Gục ngã can trường trước địch quân.
**They shall grow not old, as we that are left grow old: Họ “trưởng bất lão”, ta trưởng lão
***Age shall not weary them, nor the years condemn. Họ trường tồn mãi với thời gian
At the going down of the sun and in the morning Dù khi chiều tà hay nắng sớm
****We will remember them. Tên họ ghi hoài trong sử xanh.
They mingle not with their laughing comrades again Họ hết cười đùa cùng chiến hữu
They sit no more at familiar tables of home Hết ngồi tại bàn ghế quen thân
They have no lot in our labour of the day-time; Hết sẻ chia lao lực mỗi buổi
They sleep beyond England's foam. Mà đang an giấc tận ngàn trùng.
But where our desires are and our hopes profound, Những ước vọng ta từng ấp ủ
Felt as a well-spring that is hidden from sight, Như tự nguồn thầm kín thâm sâu
To the innermost heart of their own land they are known Tới đáy lòng thăm thẳm đất mẹ
As the stars are known to the Night; Như những vì sao trong đêm thâu.
****As the stars that shall be bright when we are dust, Sao lấp lánh khi ta thành bụi
Moving in marches upon the heavenly plain; Sao diễn hành trên đỉnh thiên cung
As the stars that are starry in the time of our darkness, Sao chiếu sáng giữa thời đen tối
To the end, to the end, they remain. Tới tận cùng, mãi tới tận cùng
Trong câu thơ “ They shall grow not old...” Binyon gợi lại trong trí người đọc vở kịch của Shakespeare khi Enobarbus trở về Rome đã nó về giai nhân Cleopatra “ Tuổi tác không ảnh hưởng tới nàng, cả tập tục cũng không hề làm phai tàn / cái phong cách vĩnh cửu của nàng...”
Bài thơ của Binyon được in lần đầu tiên trên báo TIMES ngày 21.9.1914. Cái ý chính của bài thơ là “ Chúng ta sẽ đời đời tưởng nhớ họ” và “ Họ sẽ sống mãi trong lòng chúng ta” nhưng những vì sao lấp lánh trên thiên cung cả ngàn thu đã đem lại niềm an ủi cũng như hi vọng cho những người mà thân bằng, quyến thuộc đã ngã xuống.
Moina Michael, November 1918
Oh! you who sleep in Flanders Fields Ồ! Trên đồng Flanders người
đang ngủ
Sleep sweet - to rise anew! Ngủ giấc ngon – tỉnh dạy khác
thường
We caught the torch you threw Bó đuốc người tung, tôi
đã bắt
And holding high, we keep the Faith Niềm tin giữ vững quyết cao
dâng
With All who died. Với tất
cả ai đã hiến thân.
We cherish, too, the poppy red Tôi trân qúy hoa poppy đỏ
That grows on fields where valor led; Mọc khắp
đồng theo
dấu hiên ngang
It seems to signal to the skies Như báo cho
khắp cùng thiên hạ
That blood of heroes never dies, Máu anh hùng thắm mãi
ngàn năm
But lends a lustre to the red Điểm
tô thêm huy hoàng màu đỏ
Of the flower that blooms above the dead Của muôn hoa nở cạnh
người nằm
In Flanders Fields. Trên đồng Flanders.
And now the Torch and Poppy Red Đây
bó đuốc cùng poppy đỏ
We wear in honor of our dead. Vinh danh tử sĩ tôi đang mang
Fear not that ye have died for naught; Rằng người hy
sinh không vô ích
We'll teach the lesson that ye wrought Đã để đời
bài học còn đó
In Flanders Fields. Trên đồng Flanders*
*Nhắc lại các câu thơ này của John McCrae