Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
|
Từ trái sang phải: Tô Phạm Liệu, Phạm Chí Thăng, Phạm Chí Bảo, Lê Trung Hiếu |
|
Cách đây đã lâu, lâu lắm, gần 40 năm về trước, mà tôi vẫn cảm thấy như ngày hôm qua, vào một buổi chiều thứ Bảy giữa mùa hè tôi gặp Tô Phạm Liệu lần đầu tiên ở Colorado, anh đi theo một số bạn bè từ Denver xuống Colorado Springs thăm tôi. Qua Mỹ chưa đầy một nãm, khi đó vợ chồng tôi còn rách như xơ mướp. Vợ tôi tận tụy, bươn chải, còn tôi đi làm part time để dành thì giờ cắp sách đi học thêm ở University of Colorado.
Chúng tôi thuê một cãn nhà nhỏ ở gần hồ Prospect Lake, cách thành phố Denver khoảng 75 dặm. Căn nhà có gian bếp nhỏ nhắn, cũ kỹ, chỉ đủ chỗ cho hai vợ chồng tôi và đôi, ba người khách ngồi ãn cơm thanh đạm là cùng, thế mà bạn bè cuối tuần cứ ùn ùn kéo tới. Cứ tự nhiên như người Hà Nội, như ăn nhà hàng La Pagode (ãn chùa), chẳng cần thắc mắc điều chi.
Không đủ chỗ thù tiếp đám bạn, có khi lên tới hàng chục người từ xa tới, chúng tôi phải trải tấm vải nhựa xuống mặt thảm giữa phòng khách, chén chú, chén anh, chén thù, chén tạc. Bắt chước người xưa: “Dục phá thành sầu dụng tửu binh”. Cái sầu mất nước, cái sầu bỏ lại vợ con, cha mẹ, bỏ lại bạn bè. Cái sầu phiêu lạc nơi đất khách quê người, cái sầu đang đánh đấm tưng bừng mà sao bỗng nhiên có những ông xếp lớn chợt nhiên lỉnh mất, sau những câu hứa hẹn chắc như cua gạch là sẽ ở lại chiến đấu tới cùng . . .
Trong đám bạn bè hôm đó có dăm ba người phi công, hai ba chàng hải quân và mấy ông lính nhảy dù. Đầy đủ Hải, Lục, Không quân. Mặt mũi tên nào cũng còn trẻ măng, chỉ mới xấp xỉ ba bó. Trong số đó có lẽ Tô Phạm Liệu là lớn hơn cả, khi ấy anh khoảng 35 tuổi. So với tụi tôi dù tuổi tác, học hành bằng cấp có phần chênh lệch nhưng anh chẳng hề câu nệ. Không quân và Nhảy Dù như có một cái liên hệ tình cảm đặc biệt, chỉ sau một vài ly sương sương là bắt đầu mày tao, chi tớ, coi như là bạn vàng biết nhau từ thuở còn ở truồng tắm mưa.
Chúng tôi ngồi uống rượu tới gần sáng, nói chuyện đời lính, chuyện trên trời dưới đất, ngậm ngùi nhắc tới bạn bè vắng mặt, khật khù bên ly rượu mắt ngấn đỏ. Cũng có đôi khi cười vỡ nhà với những câu chuyện bù khú. Tô Phạm Liệu uống rượu không biết say, nói chuyện không biết mệt, anh thao thao bất tuyệt:
“Tao là lính Nhẩy Dù. Ông về từ Charlie mùa hè đỏ lửa 72 đó mày biết không? Tụi mày thả bom được đấy, chì lã́m, A-1 và A-37 mỗi lần đánh đề bỏ hết bom và bã́n đến viên đạn cuối cùng dù phòng không hỏa tiễn của vẹm bã́n lên như mưa. Tao thấy thằng A-1 bị trúng hỏa tiễn mà thương nó, tàu nó cháy bùng giữa không gian rồi cã́m xuống bên sườn đồi . . . Hình như cái thằng thiếu úy đẹp trai, trẻ măng sắp lấy con gái tiệm ăn Hương Giang gì ở Pleiku thì phải? . . . Chúng mày đừng cứ gọi ông là bác sĩ, bác sĩ đếch gì! Ông là lính nhẩy dù: “Ra đi không mang va-ly, quần áo cứ thế đút túi . . .”
Tô Phạm Liệu dáng người khá to lớn, đẹp trai, trắng trẻo, nói chuyện dí dỏm, có duyên. Khi mới gặp, tôi không ngờ anh là lính tác chiến, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 11 Nhẩy dù, vì trong đầu óc tôi vẫn in đậm hình ảnh những người lính trận phải mang nét mặt sạm nắng, gân guốc, phong trần. Đâu có ai dáng dấp phong nhã như Tô Phạm Liệu “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”, bao năm trấn thủ lưu đồn ở Vùng II Chiến Thuật, đầy tâm hồn vãn nghệ, xúng xính thơ phú.
Tuy cùng một tên họ với thi sĩ Tô Đông Pha làm quan dưới đời nhà Tống bên Tầu, lừng danh kim cổ với hai bài phú Tiền Xích Bích và Hậu Xích Bích, nhưng ông quan tu-bíp họ Tô tên Liệu, dù mê thơ nhưng không có tài làm thơ, ông chỉ thích kể lại thời oanh liệt, chuyện “Tiền đồn Charlie” và “… "Hậu đồn Charlie”, mà mỗi lần nhắc tới người nghe như cảm được nỗi ngậm ngùi trong từng tiếng nói, đau xót trên từng thớ thịt khi nhắc đến tên bạn bè.
Đốc tờ Tô có biệt tài đọc thơ, đọc phú, dù thơ phú lượm lặt ở những buổi trà dư tửu hậu, hay tự phịa ra, chẳng câu nệ cú pháp, anh vẫn làm cho mọi người thích thú vì luôn hàm chứa tính hài hước, tiếu lâm. Những lần bạn bè họp mặt có anh là không khí trở nên vui nhộn, sống động, dù các bà khó tính, giữ chồng như giữ của, mặt mũi lúc nào cũng đăm chiêu, nhăn nhó kinh niên, cũng ôm bụng cười hả hê, cười chảy cả nước mắt, cười bò ra sàn nhà.
Và dù ông chồng có mạ̃t lỳ mày lợm có ngồi lại đụng ly, đụng chén với bạn bè tới sáng, say ngỏm củ teo, những bà thuộc loại chằng lửa cũng chẳng lườm, chẳng nguýt, chẳng mặt nặng, mày nhẹ, mặt xưng, mày xỉa. Chẳng đanh đá chua cay xỉa xói bạn bè.
Trong cái chặng đường phiêu bạt của cuộc đời di tản buồn thê lương của người lính chiến buộc lòng rũ áo, một nhóm bạn bè cũ, mới, bỗng nhiên cảm thấy gần gũi nhau, thương nhau hơn. Thương cho thân phận lãng nhách đột nhiên bị đẩy vào giữa cái xã hội vàng thau lẫn lộn, bạc tình, bạc nghĩa, ăn cháo, đá bát, qua cầu rút ván, coi đồng đô la to bằng cái bánh tráng. Mấy mợ gặp nhau thì khoe khoang, ganh tỵ: Hột chị nhỏ, hột em to, hột chị tròn, hột em méo, hột em trã́ng, hột chị đen . . . Trước cái sự lố lăng trong đời tha phương đó, Tô Phạm Liệu tức cảnh sinh tình, anh thường châm chọc:
Chồng chị giầu chị đeo vàng, đeo ngọc
Chồng em nghèo em nắm chắc con cu
Một mai bóng xế trăng lu,
Ngọc vàng chị mất mà con cu em vẫn còn.
Anh hay cất giọng cười sảng khoái sau những lần ngâm thơ tiếu lâm như vậy, hoặc những khi nhái thơ ông Nguyên Sa:
Nắng Saigon anh đi mà chợt “rét”
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
“Lụa Hà Đông 5 ngàn đồng một thước
Mà sao em nỡ xé 4, 5 mầu”
Anh vui với đời sống bình dị, không đua đòi, chỉ thích gần bạn bè nhất là những người với anh đã một thời lao vào lửa đạn trong cuộc chiến tàn khốc, cố gìn giữ phần đất miền Nam tự do. Tôi nhớ có dạo anh lên một bệnh viện thuộc một thành phố nhỏ phía bắc Dakota để tu nghiệp ngành chuyên môn, nhưng chỉ 3 tháng sau anh bỏ dở, quay về lại Denver. Trước khi anh đi tôi cũng đoán trước được điều đó. Tô Phạm Liệu không thể sống thiếu bạn bè.
Anh cảm thấy thoải mái khi ngồi quay quần, không kiểu cọ, khách sáo giữa đám bạn thân tình cười nói tự nhiên. Nhưng cũng có đôi khi tôi chợt thấy anh ngồi thừ người trước ly rượu, mắt nhìn vào bóng tối mông lung bên ngoài khung cửa sổ. Như nỗi đau buồn nào từ những ngày tháng xa xưa bỗng dưng trở lại mà những ly rượu cay, những tiếng cười rộn rã không đủ che giấu những vết thương nhức nhối trong lòng. Hình ảnh đồn Chalie và người anh cả Trung tá Nguyễn Đình Bảo mà chính tay anh đã băng bó trước khi hy sinh, những đêm băng rừng lội suối, dìu đồng đội bị đầy thương tích, mà anh nhiều lần nhắc tới, như hiện về trong ký ức. Anh thường cất giọng ngâm bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
…………..
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
………
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Hoặc đôi khi đập tay xuống bàn, mắt trợn trừng nhìn vào bóng tối, ngâm bài “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng…
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba nãm mẹ già cũng đừng mong.
……………….
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
Mây thu đầu núi, gió lên trãng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc,
Tiếng đời xô động, tiếng hờn căm.
Khoảng giữa năm 1981, Tô Phạm Liệu hành nghề ở một bệnh viện sát biên giới hai tiểu bang Kansas-Colorado. Dù ở cách xa Denver trên 200 miles, nhưng gần như mỗi tuần anh đều lái xe về Denver, chúng tôi một nhóm bạn bè lại hú nhau tụ tập, chén chú, chén anh, chuyện trò thâu đêm suốt sáng.
Vào cuối thập niên 1980 anh đổi đi làm việc ở một bệnh viện cựu chiến binh ở thành phố Alexandria, Louisiana, chúng tôi ít có dịp gặp lại nhau, chỉ thỉnh thoảng gọi điện thoại hoặc nhắn tin thăm hỏi. Lần chót tôi gặp lại anh vào mùa hè nãm 1993, anh trở lại Denver thăm bạn bè và đó có lẽ cũng là lần cuối chúng tôi ngồi chung bàn tiệc với nhau. Sức khỏe Liệu suy sụp một cách nhanh chóng, trông anh gầy hẳn đi vì bệnh gan tàn phá cơ thể. Mùa hè nãm sau, tôi lo lắng gọi điện thoại hỏi thãm, giọng anh yếu ớt, mệt mỏi.
Tuy vậy, tôi vẫn còn nghe tiếng cười ngạo nghễ từ đầu dây bên kia: “Tao là lính Dù. Tao không dễ chết đâu mày. Ông đếch sợ, ông còn chống cự dài dài, còn lâu ông mới ngỏm”. Tôi hứa sẽ có dịp ghé thăm anh. Anh dặn dò: “Mày xuống đây tao gọi thằng em LXN, thằng KQ viết vãn của tụi mày ở dưới New Orleans, nó làm đồ nhậu hết xẩy, thỉnh thoảng vẫn bê lên tao một bao crawfish ngồi lai rai cả buổi. Anh còn thách thức: “. . . Mày đừng lo, ông bệnh nhưng ông vẫn uống như rồng . . . Sư mày. Xuống đây. Còn lâu ông mới uống thua mày.”
oOo
Tô Phạm Liệu vĩnh biệt bạn bè ra đi vào giữa đêm 29 tháng 7, 1997. Tôi không ngờ anh đi mau như vậy. Tôi ân hận mãi vì thời gian đó phải đi công tác xa nhà liên miên nên không xếp đặt thì giờ để thăm anh được.
Thời giai trôi qua như bóng câu, nào ngờ thấm thoát đã ngần ấy năm cách biệt. Có những buổi chiều cuối tuần vắng lặng, tôi ngồi một mình, chợt nhớ tới anh, sao cảm thấy trống vắng lạ lùng. Tôi nhớ những chiều thứ Bảy, dáng Tô Phạm Liệu lừng lững trong bộ đồ hoa dù, chiếu mũ đỏ đội lệch trên trán, bước ngang khu sân cỏ trước nhà tôi với một đám bạn bè, hớn hở cười nói. Tôi nhớ những đêm ngoài trời tuyết giá, tôi say mèm, người mềm như sợi bún, tửu lượng tôi chẳng thể so bằng Liệu nên thường hay thua cuộc. Tôi nằm trên ghế salon nửa tỉnh, nửa mê, anh đến gần ân cần đắp nhẹ chiếc mền lên ngực tôi: “Ngủ đi mày, sáng mai nhậu tiếp. Mẹ…cái thằng dở ẹt, chưa nhậu đã xỉn”.
Người Y sĩ yêu thương đồng đội, người lính Mũ Đỏ can trường Tô Phạm Liệu: “Ra đi không mang va-ly, quần áo cứ thế đút túi… ” dọc ngang một đời chiến đấu lẫm liệt không sợ hòn tên, mũi đạn, nhưng số mệnh khã́c nghiệt đã quật anh nã̀m xuống sau cơn bệnh ngạ̃t nghèo.
Anh sớm chia tay bạn bè vĩnh viễn, ra đi chẳng cần hành trang. Ngoài hình bóng người vợ trẻ, đứa con thơ, chắc chắn anh còn mang theo tình bạn bè, tình chiến hữu, tình những người lính Mũ Đỏ một thời cùng nhau ngang dọc, đạp gót bốt đờ sô lên không gian, coi cái chết tựa lông hồng. Tôi cũng tin rằng nếu khi ra đi mà được chọn lựa, anh sẽ chọn chiếc áo hoa dù và cái Mũ Đỏ đút túi mang theo, mãi mãi như hành trang quí báu về bên kia thế giới.
Và dù có yên nghỉ nơi nào, nếu còn được nghe tiếng phi cơ khu trục bay ngang trời chắc hã̉n anh cũng đưa tay vẫy chào . . . Vẫy tay chào nhau, những người đã một thời chiến đấu hiên ngang, chiến đấu hết lòng cho phần đất tự do nhưng phải buông tay trước số mệnh nghiệt ngã của quê hương.
Viết Nhân Ngày Quân Lực VNCH 19 Tháng 6.
Hoàng Gia Viễn
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2019