Hoàng Xuân Thảo

HUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

           *23

 

HÙM THIÊNG KHI ĐÃ SA CƠ CŨNG HÈN

NGUYỄN ÁI QUỐC TỨC TỐNG VĂN SƠ BỊ BẮT TẠI HƯƠNG CẢNG

 

         

          Trong lúc sự hoạt động của cộng sản Việt Nam đang lâm cảnh thoái trào thì xảy ra một biến cố quan trọng, Nguyễn Ái Quốc trong ban Đông Phương/ Comintern bị cảnh sát Hồng Kông bắt giam ngày 6.6.1931 lúc 2 giờ sáng tại căn nhà số 186 đường Tam Lung, Cửu Long dưới tên Tống Văn Sơ cùng với một người con gái mang tên Lý Phương Thuận (tên khác: Lý Sâm / Lý Ứng Thuận) khi hai người đang ngủ chung một phòng.

          Với tội danh gì ? Đây còn là điều bí mật. Những người cộng sản Việt Nam tất nhiên nói vì các hoạt động cách mạng nhưng khi bị bắt cảnh sát chưa biết Tống Văn Sơ với Lý Thụy là một người, chỉ qua một cuộc điều tra lâu dài và thu thập các nguồn tài liệu khác họ mới biết Tống Văn Sơ chính là Lý Thụy và là Nguyễn Ái Quốc vì Tống Văn Sơ trước sau vẫn khăng khăng mình là Tống Văn Sơ, sinh tại Đông Hưng, Quảng Đông, tới Hồng Kông với mục đích thương mại còn Lý Phương Thuận là cháu gái đi theo làm thư ký cho ông từ tháng 4.1931; hơn nữa Quốc đâu có hoạt động gì chống lại người Anh hay phá rối an ninh tại đây.

          Lý Phương Thuận còn có tên là Lý Sâm, sinh năm 1906, thua Lý Thụy 16 tuổi, là một cán bộ cốt cán của Quốc. Trong phiên toà đầu tiên, Thuận nhờ có dáng người mảnh khảnh, khai tuổi mới có 15 – tuổi thật 25 - với sự mớm lời của luật sư chỉ là cháu đi theo giúp chú nên được tha bổng một cách nhanh chóng, dễ dàng trong phiên tòa thứ ba

           Sở dĩ cảnh sát Anh bắt Lý Thụy là bởi một nhân viên của văn phòng Viễn đông là Joseph Ducroux lúc đó đang có nhiệm vụ đi kiểm tra các cơ sở cộng sản tại Á châu dưới tên Serge Lefranc và có hẹn gặp Quốc tại Hồng Kông nhưng ông tới Singapore thì bị bắt và trong tài liệu của ông mang theo có cả tên Lý Thụy với địa chỉ trên nên Singapore thông báo ngay cho Hồng Kông.

               Tống Văn Sơ được giam tại nhà tù ở Victoria, thủ phủ của Hồng Kông. Nhà giam có ba tầng, mỗi tầng hai dăy xà lim... bề cao ba thước tây, bề ngang chỉ hơn một thước, bề dọc không đầy hai thước... chỉ vừa một người nằm xiên xiên. Cao chót vót trên đầu tường chỉ có một cửa sổ nhỏ h́nh nửa mặt trăng, xung quanh bịt song sắt và lưới sắt bưng bít. Cửa xà lim bằng ván gồ dày độ một gang tay và bọc sắt.

           Trong ngày bị bắt đưa vào Sở cảnh sát, Tống Văn Sơ đă gặp Hồ Tùng Mậu vừa từ tù bước ra, được thả và trục xuất và đă kịp đưa mắt ra hiệu. Nhờ đó, Hồ Tùng Mậu, qua Liên đoàn Quốc tế Cứu tế đỏ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản đă đến gặp Francis Henry Loseby, một luật sư người Anh ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ. Loseby bàn bạc kỹ với người phó của ḿnh - luật sư J.C. Jenkin, người cộng sự thay mặt ông bào chữa trước toà cho Tống Văn Sơ và kể chuyện về người bị giam giữ cho vợ của ḿnh nghe. Bà vợ luật sư mua quà, thuốc men trực tiếp vào trong ngục thăm Tống Văn Sơ. Những lần sau đó, qua sự giới thiệu của bà vợ luật sư, có nhiều người khác nữa cũng đă đến thăm Tống Văn Sơ, trong số họ có cả bà Stella Benson vợ phó Thống đốc Hồng Kông.

          Bản cung khai do một người Anh lăo luyện, đầy kinh nghiệm tố tụng là William Thomson, Phó Bí thư Hoa vụ hỏi cung Tống Văn Sơ ngày 14/7/1931. Ở dưới bản cung có kư tên tuyên thệ của W. Thomson. Chánh án đă trưng ra trước ṭa bản cung khai này, nguyên văn:

– Hỏi: (bằng tiếng Anh) Tên là ǵ?

- Đáp: Tống Văn Sơ (tên khác là Lư Thụy, tên khác nữa là Nguyễn Ái Quốc).

- Hỏi: Bao nhiêu tuổi?

- Đáp: Ba mươi sáu tuổi.

- Hỏi: Sinh quán ở đâu?

- Đáp: ở thị trấn Đông Hưng - Liêm Châu - Quảng Đông - Trung Quốc.

- Hỏi: Người ta bảo rằng anh là một người cộng sản đang tuyên truyền cộng sản, có thành tích bất hảo. Sự có mặt của anh ở Hồng Kông là một nguy hiểm cho an ninh trật tự. Anh có muốn nói ǵ để khỏi bị trục xuất không?

- Đáp: Tôi phủ nhận lời buộc tội đó. Tôi không phải là một người cộng sản, nhưng tôi theo chủ nghĩa dân tộc, để xóa bỏ chế độ áp bức của Pháp. Chúng tôi có ba phái: Phái thân Nhật, phái thân Đức, phái muốn trông cậy vào nước Anh.... Tôi không hiểu v́ sao tôi bị bắt. Tôi có ở Pháp vào những năm 1920-1923, có lẽ cả năm 1924. Tôi không nhận cái biệt danh Nguyễn Ái Quốc (Đông Dương). Tôi có thuê nhà 186 Tam Lung của một người tên là Vương, ông này đă rời Hồng Kông vào tháng 4. Tôi đến ở và trả tiền thuê nhà. Ông Vương là nhà buôn, không phải là nhà cách mạng... Tôi có ở Thượng Hải, cách đây nhiều năm rồi.

- Hỏi: Anh ở Hồng Kông từ bao lâu?

- Đáp: Độ bảy tháng

- Hỏi: Có quen ai ở đây không?

- Đáp: Không.

- Hỏi: Anh có ǵ làm chứng?

- Đáp: Không.

Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" cho biết "Tống Văn Sơ không công nhận lời ghi có tuyên thệ của Trợ lư thư kư Trung Hoa vụ Thomson. Lời ghi đó buộc được hiểu là một cuộc thẩm vấn và Tống Văn Sơ đă bị thẩm vấn ba lần. Tống Văn Sơ khiếu nại rằng viên chức thẩm vấn đă vượt quá quyền hạn của ḿnh để hỏi những câu pháp luật không yêu cầu".

          Trở lại vụ án Tống Văn Sơ, cuộc thẩm vấn qua 9 phiên xử, kéo dây dưa cả mấy tháng trời với sự giúp đỡ miễn phí (?) của luật sư Francis Henry Loseby – thật ra các tổ chức cộng sản, đại diện là Paul Vaillant Couturier trong ban Chấp hành đảng CS Pháp và Vera Vasilieva, phụ trách nhân viên/ban Đông Phương đã lo liệu với luật sư – Loseby đã đưa ra hai kháng biện chủ yếu là Sơ không phạm tội chính trị gì tại Hồng Kông, cũng không phá rối hay làm nguy hại tới an ninh công cộng tại đây nên phải trả lại tự do cho ông, cho nên dù ông là cộng sản thì sự kiện này cũng không cấu thành tội phạm, tuy nhiên trong trường hợp bị trục xuất thì đương sự tỏ ý xin cho sang nước Anh vì nếu trục xuất về Việt Nam tất sẽ nguy hại tới tính mạng nhưng Chính phủ Anh trả lời là không muốn nhận ông.

          Luật sư Loseby còn vận động với vợ chồng Phó Thống đốc Hong Kong vốn là bạn thân tích cực giúp đỡ Sơ cho mau được trả tự do. Tháng 11.1932 bệnh lao phổi của Quốc bỗng bất ngờ tái phát (?) và Quốc được chuyển tới nằm điều tri tại bệnh xá với cuộc sống thoải mái hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, rồi tới ngày 28.12.1932 thì được trả tự do sau cuộc thương lượng bí mật giữa Loseby với nhà chức trách địa phương.

          Kế hoạch di chuyển và bí mật tổ chức cho Tống Văn Sơ trốn đă được vạch ra. Khi ở tạm thời trong Kư túc xá Hội Thanh niên Thiên chúa giáo Trung Hoa (YMCA), khi th́ ở ngay trong nhà của luật sư Loseby, liên tục di chuyển chỗ ở 3-4 lần, cuối cùng ngày 22/1/1933, Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ đă cải trang thành một thương gia Trung Quốc giàu có, và với một viên thư kư tháp tùng (thư kư của luật sư, tên Lung Ting Chang), đi xuồng ra khơi bằng chính chiếc cano công vụ của Thống đốc Pin do ông bà Loseby bí mật bố trí,  lên một ca-nô chạy ra tàu An Huy đậu ngoài khơi đang chuẩn bị nhổ neo.

          Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lănh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đă chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.

Báo chí bắt được tin đó đă nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đă đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đă tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Stalin.

Trong buổi lễ này, có một số học viên Việt Nam trường Stalin đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.

Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đă mất tại Hương Cảng và TW ĐCS Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đă tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

          Nội dung cuộc điều đình giữa Loseby với chính quyền Anh tại Hồng Kông và Quốc đã cam kết những gì tới nay cũng vẫn còn trong vòng bí mật và chính Quốc sau bị QTCS nghi ngờ một thời gian lâu dài là Quốc chịu nhận làm gián điệp cho Anh.

Thực hư khó biết, tuy nhiên nếu ta theo dõi việc Quốc được vợ chồng Phó Thống đốc Anh giúp đỡ, khai bệnh lao phổi rồi tung tin chết vì lao phổi, được đưa đi khỏi Hong Konh bằng phương tiện của chính quyền Anh thì sự nghi ngờ của QTCS rất hợp lý.

          Quốc tới Hạ môn ngày 25.1.1933, ăn Tết và ở tại đây tới tháng 7.1933 (?) mới đáp tàu qua Thượng Hải đợi tìm cách bắt liên lạc với tổ chức. Bến tàu Thượng Hải thời đó nằm trong tô giới Pháp mà Quốc lại đang mang án tử hình vắng mặt thử hỏi liệu Quốc có liều lĩnh tới mức dám qua mặt mật thám Pháp đang bám sát  ông mà tự nộp thân vào miệng hùm hay không?

          Theo tài liệu của đảng Cộng sản Việt Nam thì ông đã trưng diện sang trọng như một thân sĩ nên qua mặt được chúng một cách ngon ơ tại bến tàu Thượng Hải! Thế rồi cách ông liên lạc với đảng cũng khá đặc biệt, là, ông đi một chiếc xe hơi tới nhà bà Tống Khánh Linh, bỏ thư vào hộp thư nhờ bà liên lạc với Paul Vaillant Couturier tình cờ đang họp tại Thượng Hải rồi nhờ đó ông liên hệ được với cán bộ Việt Nam qua cộng sản Trung quốc.

          Vấn đề đặt ra nữa là ông làm gì ở Hạ môn tới hơn nửa năm khi ở đó không có một đồng chí nào của ông? Trong thời gian này, Lý Sâm kể lại là có tới Hạ Môn nhưng không nói vì sao và cũng không nói có gặp Tống Văn Sơ hay không?

          Theo một tài liệu khác của những người có liên hệ tới vụ đào thoát của ông ra khỏi Hồng Kông thì nó lại khác hẳn với sự mô tả nói trên là Hồ không đáp tàu đi Hạ Môn mà cũng không đáp tàu đi Thượng Hải.

          Theo hồi ký của Paul Draken, điệp viên làm trong bộ Ngoại giao Anh thì sự việc xảy ra khác hẳn với tài liệu của ĐCSVN là lúc đó cảnh sát sở tại muốn nhờ MI 6, một bộ phận tình báo của bộ ngọai giao Anh tìm cách đưa Quốc ra khỏi Hồng Kông một cách bí mật nên đích thân Draken đã tới thăm Quốc đang bị giam ở một nơi cực kỳ kín đáo thuộc tổng nha cảnh sát, - có tin nói là một nhà tu, tin khác là trong viện đại học - trong khi chờ đợi trục xuất mà ngay cả luật sư Loseby cũng không được gặp mặt nên phải đi cùng Draken.

          Ông tả Quốc là một người trung niên, thân hình ốm yếu, đang mắc bệnh lao phổi nên tình hình sức khoẻ không tốt. Paul Draken nói,

           “ Tôi, đại diện bộ ngoại giao Anh được cử tới đây để giúp đỡ tiên sinh xuất cảnh, vậy chứ ngài định tới nơi nào?”

 Quốc uể oải trả lời trong cơn ho không dứt,

          Tôi muốn đến Liên Xô.”

           “ Liên Xô? Vậy thì tốt nhất ngài nên đi qua lối Thượng Hải; tôi sẽ cùng đi với ngài tới đó rồi tùy ngài quyết định nơi đi tiếp.”

          Theo kế hoạch, phu nhân Loseby mời một khách đặc biệt là Anne Kennedy tới nhà uống trà để Draken gặp và ngỏ ý có một nhiệm vụ bí mật nhờ cô giúp đỡ. Draken đã quen với Anne nhiều năm từ trước nên nghe xong Anne cảm thấy vô cùng thích thú và chỉ đợi ngày giờ hành động. Draken kể,

           “Khoảng giữa trưa ngày thứ hai trong bộ đồ trung úy hải quân tôi vào tổng nha cảnh sát đón Quốc trong bộ lễ phục sang trọng ra một chiếc xe hơi sang trọng có đội bảo vệ bố trí bởi Loseby chạy ra bến tàu, xuống một du thuyền. Trên thuyền có cả phu nhân Loseby và phu nhân phó thống đốc Hương Cảng đang dùng trà rất vui vẻ và trao cho tôi ba khẩu phần ăn.

           Tôi ra lệnh cho thuyền trưởng chạy ra toạ độ đã định sẵn và khi gần tới chiếc thủy phi cơ China Pearl , hai bên trao đổi tín hiệu xong thì một chiếc xuồng được thả xuống đem tôi và Quốc lên máy bay, tức thì Anne cất cánh bay và khi tới Thượng Hải thì đậu trên sông Hoàng Phố, tại đây đã sẵn có xuồng của các đồng chí của Quốc đón chở ông vào bờ.”

          Dưới đây là đoạn tường thuật trích trong Những mẩu đời hoạt động của Hồ Chủ tịch do Trần Dân Tiên viết:

          “…Ông Loseby lại bênh vực ông Nguyễn, cứu ông ra khỏi nhà tù và với sự giúp đỡ của vợ và bạn ông, ông bí mật tổ chức cho ông Nguyễn trốn. Việc đi trốn được tổ chức rất chu đáo. Mật thám Pháp ŕnh ṃ xung quanh nhà tù, sở cảnh sát trung ương, và nhà ông Loseby, mà không hay ǵ hết.

          Ông Nguyễn trốn đi, đóng vai một đại gia Trung Quốc. Từ Hương Cảng đến nhà một người bạn thân của ông Loseby ở một thành phố khác. Ở đây ông Nguyễn sống như một nhà giầu đi nghỉ. Ông đi dạo trong rừng, đi thăm các chùa. Ông làm quen với các người văn nghệ. Ông viết bài cho những tờ báo địa phương bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, kư tên khác nhau. Ông thường tập thể dục để lấy lại sức

         

          Chuyện tẩu thoát của Lý Thụy khá ly kỳ giống như trong một truyện giả tưởng   nên sau đó hai đảng cộng sản Việt Hoa cộng tác sản xuất một cuốn phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông với những tình tiết như một cuốn phim kiểu Lý Tiểu Long hay James Bond. Chuyện ông có tới Hạ môn hay không, tới Thượng Hải bằng đường lối nào hãy còn là một bí ẩn cho tới hiện giờ. Phim về ông, trái với dự đoán của nhà sản xuất và đạo diễn chẳng có ma nào thèm xem, chiếu được vài ngày là dẹp bỏ, chẳng hiểu tại sao?

 

CHÚ GIẢI:

 

- Chắc ai đọc mẩu chuyện này cũng phải đặt ra một nghi vấn là vì sao Lý Thụy đang lẩn trốn lại còn dại dột đi lung tung khắp nơi, giao thiệp với đủ mọi hạng người, gửi bài đăng báo tứ tung, không sợ bị lộ hình tích sao? Tiền đâu mà Lý Thụy sống như một nhà giầu đi nghỉ ngơi suốt 6 tháng ở Hạ Môn? Lại nữa, các nhà chức trách Hương Cảng trong đó có vợ chồng Phó thống đốc, các quan tòa và luật sư, cả các bác sĩ nữa đều tận tình giúp đỡ một phạm nhân mà không có nguyên do gì sao? Phải có đi, có lại chứ? Và tại sao, Lý Thụy từ đó mất tín nhiệm của QTCS?

 

- Theo giáo sư Hồ Tuấn Hùng, tác giả và là cháu Hồ Tập Chương, trong cuốn “ Hồ Chí Minh sinh bình khảo” quả quyết là Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi tại Hương Cảng trong khi tại ngục và sau đó Quốc tái xuất hiện với danh tính Hồ Quang chỉ là Hồ Tập Chương được hai đảng cộng sản Nga và Tầu cấu kết tạo Chương thành Hồ Quang đóng giả mạo là Nguyễn Ái Quốc.

 

- Năm 1949, một thiếu tá t́nh báo Pháp tại Sở Cảnh sát Sài G̣n đă tổng hợp các chứng liệu về Hồ Chí Minh thời 1932, kết luận rằng Chính quyền Hồng Kông tung tin Nguyễn Ái Quốc chết là để sử dụng NAQ làm điệp báo nhằm theo dơi hoạt động của CSQT tại Viễn Đông, bản thân NAQ muốn hoạt động bí mật tại Thái Lan với một tên khác (Hsltr/Quốc gia Pháp).

 Giả thuyết NAQ nhận làm gián điệp cho Anh nên đã được điệp viên Anh Draken đưa ra khỏi Hong Kong bằng thủy phi cơ có thật hay không?

 

- Cuối cùng vào năm 1969, 4 ngày sau khi ông Hồ Chí Minh chết, báo New York Time ngày 6.9.1969 đă đăng bài phỏng vấn bà vợ của luật sư Loseby (Lúc này ông Loseby đă chết).  Bà Loseby xác nhận rằng tin Nguyễn Ái Quốc bị chết trong tù là do chính luật sư Loseby tung ra để đánh lạc hướng theo dơi của mật thám Pháp, nhằm giúp cho NAQ không bị mật vụ của Pháp theo dơi để bắt sau khi ông ta được thả ra khỏi nhà giam.

 

 

 

Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ

 

Chương 23 này chú trọng về các sinh hoạt  của Hồ Chí Minh tại Hồng Kông và Thượng Hải trong những năm 1931 tới 1933-34.

Chúng ta có nhiều giả thuyết về giai đoạn này trong đời của Hồ Chí Minh. Tới bây giờ th́ không kiếm ra những tài liệu xác thực mà chúng ta có thể kiểm chứng được rơ ràng sự thật.

Ông bà Luật Sư Loseby là những nhân vật có thật. Ông luật sư này có biện hộ cho Hồ Chí Minh/Tống Văn Sơ vào năm 1931 khi Hồ Chí Minh bị bắt tại Hồng Kông.

Năm 1960, vợ chồng và con gái ông  LS Loseby  có lại thăm Việt Nam và đuợc  Hồ Chí Minh tiếp như một người ân nhân.

Hơn nữa, cách đây 3 năm   3 tháng 11 năm 2015 - tại Hanoi, Toà Đại Sứ Anh Quốc có tổ chức một cuộc nói chuyện do 1 ông chánh án toà Thượng Thẩm  của London diễn thuyết về vai trò của ông Loseby trong việc giúp đỡ Hồ Chí Minh thoát khỏi đi tù và chính luật sư Loseby cũng tung tin Hồ Chí Minh chết v́ bệnh Lao Phổi tại Hồng Kông.

Hiên nay, tại cái lăng Hồ Chí Minh tại Hanoi, người ta có thấy 1 cái tượng đồng nửa người của ông LS Losely này được trưng bầy 1 cách vô cùng trân trọng.

         Như vậy, cái chuyện Hồ Chí Minh trốn thoát khỏi tù tại Hồng Kông rồi trốn đi Thượng Hải rồi sang Nga là chuyện có thật chứ không phải xảo trá.

 

 

 

 

Gia đình Loseby sang thăm HCM năm 1960                         Luật sư Loseby 1931

 

 

 

 

Nhà giam tại Victoria 1931                                       Tống Văn Sơ khi bị bắt tại Cửu Long 1931

 

 

 

 

 

 

          

           *24

 

 

CHƠI HOA RỒI LẠI BẺ CÀNH BÁN RAO

 

MỐI TÌNH CAY ĐẮNG GIỮA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ LÝ SÂM

 

 

          Trở lại câu chuyện Tống Văn Sơ tức Lý Thụy, tức Nguyễn Ái Quốc bị bắt cùng với Lý Sâm tại số nhà 186 đường Tam Lung, Cửu Long, Hong Kong vào 2 giờ sáng khi hai người đang ngủ chung một phòng. Do luật sư Loseby điều đình sao đó với công tố viên, Lý Sâm, còn có tên khác là Lý Phương Thuận, được toà tha bổng vì Thuận khai là mới có 15 tuổi trong khi thật sự là 25 tuổi còn Quốc là 41 tuổi.

          Khi hay tin Thuận được tha, Sơ từ trong tù nhờ người đưa thư bảo Thuận phải sang Nhật ngay lập tức và tới ở cùng Cường Để (Chắc là Quốc sợ Thuận còn lưu lại Trung quốc lỡ mồm lỡ miệng kể lại câu chuyện tình của hai người?) Thuận đã làm đúng theo theo lời Sơ dặn nhưng sau một thời gian thấy khó kiếm cách sinh nhai tại Nhật nên trở về Quảng Châu là nơi cô đã từng học và làm việc cùng với Lê Hồng Sơn và Lê Hồng Phong, trước khi đi theo Sơ sang Hồng Kông. Chồng của Thuận theo lời con gái, tên là Bùi Hải Thiệu, kém Thuận 2 tuổi, quê Nam Đàn, Nghệ An, cũng là một cán bộ cộng sản đã học trường Võ bị Hoàng Phố, đã tìm gặp lại Thuận tại nơi Cường Để.

           Sau vợ chồng Thuận về cư trú tại Quế Lâm, mất liên lạc với đảng, bán báo để sinh nhai, lúc đó Quế Lâm còn là thủ phủ Quảng Tây, được người Hoa xem là phong cảnh đẹp nhất nước ( Quế Lâm sơn thủy giáp thiên hạ ). Tình cờ một hôm Thuận đọc báo được tin tại Việt Nam, Cách Mạng 19 Tháng Tám đã thành công và xem hình chủ tịch Hồ Chí Minh thì nhận ra Hồ chính là Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc và cuối năm 1945, vội vàng tìm cách về Hà Nội để gặp lại cố nhân cũng là tình nhân.

          Dưới đây là Tiểu sử Lý Phương Thuận theo văn khố cộng sản Việt Nam:

“...Một cán bộ của Đảng, là Cố Khôn đă đón Nguyễn Thị Tích sang Lào năm Tích lên 9, lấy tên là Hoàng Lệ Minh. Ở Lào, Tích được học chữ cùng bốn bạn nữa (ba trai, một gái) do đồng chí Vơ Trung, người của đoàn thể phụ trách. Được chừng hơn một năm, lúc 10 tuổi Tích được đưa sang Xiêm (Thái Lan) ở Phil Chit rồi sau lại được đưa vào học tại Hoa Anh Học Hiệu ở BangKok. Trường này do chính Thầu Chín (bí danh của Bác Hồ - sau này Bác c̣n có bí danh Lư Thụy) lập ra để các cháu nhỏ được đón từ trong nước sang học chữ, học làm cách mạng cứu nước, cứu dân. Trong lớp học có tám em, sáu nam và hai nữ, cùng đổi ra họ Lư, Lư Tự Trọng, Lư Phương Đạt, Lư Trí Thông, Lư Thúc Chắt, Lư Văn Tượng, Lư Văn Minh và hai thiếu nữ là Lý Phương Đức và Nguyễn Thị Tích tức Lý Tiểu Muội.

     Học được khoảng 2 năm, tất cả lại được Thầu Chín đón sang Quảng Châu (Trung Quốc), hồi này được coi như là thủ đô cách mạng. Nơi đây tất cả được học ở trường Tiểu học Trung Sơn, có thêm Lê Hồng Phong người cùng quê Hưng Nguyên và Lê Hồng Sơn. Lúc này Tích khoảng 13 tuổi, và được đổi tên là Lư Phương Thuận. Sau này trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở Trung Quốc chị còn nhiều bí danh khác nữa Ngô Ứng Thuận, là Lư Sâm, Lư Tâm hoặc Lê Thị Tâm. Lư Phương Thuận được coi là một người cháu của bác Lư Thụy.

     Tốt nghiệp tiểu học, Lư Phương Thuận bước vào tuổi thanh nữ, được kết nạp vào tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và hoạt động bí mật trong cơ quan Chi Bộ Hải Ngoại của Đảng ta ở Quảng Châu. Lúc này ở đây đồng chí Phùng Chí Kiên phụ trách, có đồng chí Vũ Anh phụ tá, còn Lư Phương Thuận phụ trách in ấn tài liệu, chuyển tài liệu, làm liên lạc dẫn đường, dạy chữ và tiếng Hoa cho các đồng chí mới ở nước nhà sang.

           Cơ quan bí mật ở 13 đường Văn Minh thành phố Quảng Châu, vốn là nhà của vợ Lâm đức Thụ, đồng thời là trụ sở Tổng Bộ TNCMĐCH, là trụ sở Báo Thanh Niên, cũng là trung tâm huấn luyện cán bộ do đồng chí Lư Thụy sáng lập và đích thân phụ trách. Những buổi lên lớp thường do Bác trực tiếp giảng bài, đồng chí Hồ Tùng Mậu trợ giảng. Các đồng chí Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Phan Trọng B́nh, Lê Mạnh Trinh, Nguyễn Văn Lợi … đều qua dự các lớp huấn luyện ở đây.

     Thời kỳ này Lư Phương Thuận đă rất thành thạo tiếng Hoa, được huấn luyện về công tác cách mạng và được bố trí vào làm việc ở nhà máy sản xuất pin đèn Điện Kỳ, tuyên truyền cách mạng trong công nhân. Vừa làm thợ vừa hoạt động cách mạng, chị được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cách mạng trong công nhân, phổ biến truyền đơn khẩu hiệu, kêu gọi công nhân chống áp bức bóc lột, đ̣i tăng lương giảm giờ làm, chống đánh đuổi…

          Lư Phương Thuận liền đó được kết nạp vào Đảng CS Trung Quốc. Khoảng năm 1927 phong trào công nhân lên cao, khẩu hiệu kêu gọi Công xă Quảng Châu rầm rộ. Bọn thống trị đàn áp. Mật thám theo dơi. Một lần đi công tác, chị bị cảnh sát bắt. Chị khai chưa đủ tuổi thành niên, lại không đủ chứng cớ, bọn chúng phải tha chị.

     Lư Phương Thuận trốn khỏi nhà máy, lại trở về cơ quan hoạt động bí mật.

     Một thời gian sau, tháng 4.1931 Lư Phương Thuận được điều sang Hồng Kông, nhượng địa của Anh, với bản lư lịch: Lư Sâm, quê quán Nam Kinh, Trung Quốc. Chị nhận nhiệm vụ mới ở cơ quan bí mật của ta. Tại đây chị lại làm việc trực tiếp với đồng chí Lư Thụy (lức này có tên là Tống Văn Sơ) và chị lại phụ trách phiên dịch tài liệu, làm giao liên, chuyển tài liệu bí mật. Lúc này đồng chí Tống Văn Sơ tiếp xúc với nhiều người cách mạng châu Á, châu Âu, Liên Xô, Pháp … Cơ quan bí mật ở ngôi nhà 186 phố Tam Lung, Cửu Long, Hồng Kông.

 

     Thời gian chưa được bao lâu, mật thám Tàu Tưởng và Pháp Anh đánh hơi được, đồng chí Hồ Tùng Mậu cùng mấy đồng chí bị bắt ở Châu Giang khi trở về Trung Quốc công tác. Biết là đă bị lộ, đêm 6.6.1931, hai bác cháu Tống Văn Sơ và Lư Sâm vừa thu dọn tài liệu xong khoảng 2 giờ sáng th́ bị cảnh sát Anh ập vào bắt và bị đưa vào giam ở nhà tù Victoria, âm mưu trao cho Pháp. (Nên nhớ, ṭa án Nam Triều ở Vinh đă từng xử án tử h́nh vắng mặt Nguyễn Ái Quốc).

     Lư Phương Thuận dáng người nhỏ bé, gầy mảnh khảnh, trước sau chỉ khai tên Lư Sâm, 15 tuổi – tuổi thật lúc đó là 25 tuổi, cháu họ Tống Văn Sơ, quốc tịch Trung Quốc, quê Nam Kinh. Cảnh sát Anh không đủ chứng cớ buộc tội chị, vả lại chị khai c̣n là vị thành niên. Mặt khác Bác c̣n t́m cách thông tin ra ngoài để bào chữa cho Lư Phương Thuận và cho ḿnh.

           Sau phiên ṭa thứ nhất diễn ra ngày 31.7.1931 không buộc tội được chị, đến phiên ṭa thứ ba ngày 15.8.1931 nhà chức trách Hồng Kông phải trả tự do cho Lư Sâm nhưng buộc chị phải rời khỏi Hồng Kông trong 24 tiếng. Trong tù, Tống Văn Sơ suy nghĩ Lư Phương Thuận đă từng bị mật thám lùng và đă từng bị bắt, thế nào cũng bị mật thám Tàu Tưởng và Pháp Anh bủa vây nên đă viết một bức thư cho Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, là một người có tinh thần yêu nước, có tham gia phong trào Duy Tân, là hội trưởng Hội Duy Tân chống Pháp, lúc này đang lưu vong ở Nhật. Thư được bí mật chuyển ra ngoài cho Phương Thuận và dặn chị sang Nhật tạm chờ một thời gian...

          C̣n Lư Phương Thuận, thực hiện chỉ thị của Bác, sang Nhật ở nhờ nhà Cường Để một thời gian. Lúc này Nhật Pháp thỏa hiệp đang mưu trục xuất Cường Để nên chị lại t́m cách trở về Hạ Môn, Trung Quốc, có lẽ vì được tin Quốc đang ở đó. Nhưng đến Hạ Môn, biết là mật thám Pháp đang lùng t́m nên chị phải về Thượng Hải xin lm công nhân ở nhà máy đóng giày. Tại đây chị gặp đồng chí Đỗ Đăng Tŕnh và được cho biết Thượng Hải sắp có biến nên chị lại t́m về Quế Lâm để liên lạc với cách mạng. Lúc này chị mất liên lạc với đoàn thể nên tạm làm nghề bán báo để kiếm sống.

           Cuối năm 1945 chị được tin cách mạng trong nước đă thành công, đă giành được chính quyền. Chị vội về với Tổ Quốc...”

 

https://hungnguyen.gov.vn/hungnguyen/static/uploads/images/image_upload.file.8ba7fac90ffc685e.636d616e672e706e67.png

Lý Phương Thuận tại Quảng Châu

 

          Dưới đây là chuyến trở về Hà Nội của Lý Phương Thuận tìm gặp lại Tống Văn Sơ, giờ đã thành chủ tịch Hồ Chí Minh, tường thuật bởi chính con gái của Thuận là Bùi Lý Lệ An trên tạp chí Văn Hoá Nghệ An ngày 23.11.2009:

           “ Tôi nhớ nét mặt lo âu, buồn bã của mẹ sau khi cha tôi qua đời năm 1945. Tiếp theo đó là nhớ lại quãng đường từ Quế Lâm về Việt Nam, vượt rừng qua núi, lội suối qua sông. Đây là lần đầu tiên tôi thấy Mẹ lẫn trong đám đông người, nhanh nhẹn, trò chuyện với đồng hành, giúp đỡ mọi người và tiếng cười trong veo...cho đến hôm Mẹ bị trượt chân, sẩy thai đứa con trai khiến ba mẹ con phải ở lại trong rừng, lúc đó đôi mắt buồn và nét mặt buồn lại tái hiện....”  

          Tới Hà Nội, sau khi gặp bác Hồ, Thuận được thị trưởng Trần Duy Hưng theo chỉ thị của Hồ chủ tịch, bố trí cho ở tại nhà bà Tống Minh Phương tại phố hàng Buồm (vốn là cán bộ cộng sản hoạt động tại Côn Minh trước kia và đã hiến 200 cây vàng trong Tuần Lễ Vàng), và được Tổng giám đốc Công an Lê Giản bố trí công tác giả làm tiếp viên tại khách sạn Thăng Long trước ga Hàng Cỏ để do thám bọn sĩ quan Trung hoa dân quốc rồi tới  bọn sĩ quan Pháp thường lui tới chỗ đó dưới quyền chỉ huy trực tiếp của một công an tên Trần Lung..

          Cuộc gặp gỡ sau hơn 14 năm chia tay kể từ ngày bị bắt khi đang cùng nhau ngủ đêm tại khách sạn Hồng Kông đã diễn tiến dường như trái với lòng mong ước của Thuận vì lúc này Hồ chủ tịch cần lên mặt đạo đức, vì nước quên bản thân, quên chuyện tình xưa nghĩa cũ cho nên đã chỉ thị cho Lê Giản tìm người tình khác thay thế cho Bác. Đúng là “ Trách người quân tử bạc tình/ Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao.”

          Người con gái viết tiếp:

 “ Viết về quá trình hoạt động cách mạng và cuộc đời riêng tư của mẹ tôi không phải dễ dàng. Tôi nghĩ là rất it người, ngoài bác Hồ và Mẹ tôi ra, có thể biết rõ ràng thôi...

          Mẹ kể rất nhiều chuyện về bác Hồ, và thường bảo:

- Tấm lòng kính trọng, yêu quý đối với bác là lớn nhất đối với mẹ.

           Có lần tôi hỏi:

-        Bác chỉ nghĩ đến cách mạng, đất nước thôi sao hả mẹ? Có bao giờ bác yêu ai hay nghĩ đến việc lấy vợ, có con không?

-        Có chứ. Bác trước hết là một con người, tất nhiên là phải biết yêu, muốn có gia đình; đã thế bác lại là một người đẹp trai nên nhiều bà cũng đâu để bác yên nữa...

Thế là Mẹ cười...

Song có những sự việc Mẹ không bao giờ chịu nói đến. Tôi hỏi tại sao? Thì Mẹ bảo lúc thế này lúc thế khác:

-    Con không nên biết... Mẹ không nên nói... Chưa tới thời, chưa đến lúc... Mẹ quên rồi.. .”

          Thuận quả là người khôn ngoan, có kinh nghiệm sống, bởi vì chuyện tình cảm của Bác là tối ư nhạy cảm, là một bí mật quốc gia như ta đã biết, lỡ hở mồm, hở miệng, bật mí là...có thể mất mạng như chơi nhất là lúc này Hồ lại đang giao Thuận cho một trùm công an quản lý có thể hiểu ngầm như một lời cảnh cáo.

          Người con gái chắc cũng thắc mắc vì mẹ mình một thời theo sát bên Bác, ngủ chung phòng chung giường, dù ban đêm cũng không rời, hoạt động cách mạng đã nhiều năm, bạn học cùng với Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, đảng viên đã lâu đời mà lại chỉ được bố trí một công việc không xứng đáng với công lao và lòng yêu kính của mình nếu so sánh với những người kém tuổi đảng và kém thành tích hơn, ngay cả bí danh cũng không được dùng nữa mà phải trở về với tên cúng cơm Nguyễn Thị Tích trong khi các cán bộ khác vẫn được dùng bí danh thời bí mật, nhưng Thuận vẫn không trách cứ gì.

           Khi con gái nói mẹ có đủ điều kiện và khả năng để đảm nhiệm một chức vụ cao hơn là một công an viên chứ, Thuận bảo, Bác thấy mẹ đã hi sinh cho sự nghiệp nhiều rồi nên “Bác khuyên mẹ tập trung vào nuôi dậy con cháu, vả lại làm việc nhỏ cũng rất cần, việc nhỏ làm tốt thì việc lớn mới thành.”

           Việc này khiến ta liên tưởng tới người vợ đầu Tăng Tuyết Minh cũng từng được khuyên “nên chú tâm vào công việc mà quên đi chuyện đã qua.” Và người tình đầu Lê Thị Huệ cũng mòn mỏi đợi chờ cả một đời vì lời hứa “ sẽ tìm em” của anh Thành khi xuống tàu ra đi. Ngay những người bạn của Thuận cũng lấy làm lạ về chuyện này và có người đoán là Thuận đã bị Bác vắt chanh bỏ vỏ, con ong đã tỏ đường đi lối về, không muốn để lại dấu tích gì của một mối tình đã qua.

          Thuận cuối năm 1945 có đưa hai con gái, lúc đó mới 6 tuổi và 2 tuổi về thăm quê nội tại Nghệ An, gửi hai con lại Nghệ An cho bên nội rồi ra Bắc làm vịêc, không ngờ sau đó xảy ra cuộc kháng chiến khiến hai đứa con còn nhỏ mà không ra Bắc sống với mẹ được, mãi tới 1955 Lệ An mới gặp lại mẹ tại Hà Nội còn đứa em gái đã chết tại Nghệ An lúc hai tuổi vì bệnh.

          Trong suốt thời gian kháng chiến 1946-1954 Thuận ở đâu và làm gì không ai biết, đảng không hề nhắc đến trong tiểu sử của Thuận, riêng Lệ An tới 1955 mới ra Bắc gặp lại mẹ, chỉ sống với mẹ một thời gian ngắn rồi cùng năm lại đi du học Ba Lan, học ngành kiến trúc và yêu một thanh niên Ba Lan tên Ryszard Sitek

 

 Lý Phương Thuận tại Hà Nội

         

          Do đảng bắt phải chọn, đứng trước một ngả ba đường hoặc phải bỏ người yêu để tiếp tục việc học, còn không chịu bỏ thì phải về nước và Lệ An đã đi theo tiếng gọi của trái tim, ở lại Ba Lan và tự túc học tới khi tốt nghiệp ngành kiến trúc thì hai vợ chồng sang Na Uy lập nghiệp.

           Lệ An có đón mẹ sang Ba Lan chơi và rồi sau hơn 20 năm kể từ ngày xuất ngoại Lệ An mới về thăm lại mẹ, tới năm sau 1995 thì Thuận qua đời.

          Khi Thuận mất tại Hà Nội, năm 1995, người con gái lúc này ở Na Uy, không về dự tang được, chỉ gửi về một bài thơ để người em trai cùng mẹ khác cha đọc trước bàn thờ, trong thơ vẫn có ý băn khoăn vì không hiểu biết được tâm tình mẹ mình:

       “...Mẹ thương hay mẹ trách?

          Mẹ nhớ hay Mẹ quên?

          Đời mẹ sao ẩn biến?

          Để lại nỗi triền miên...

          Đời Mẹ như biển rộng

          Theo sóng nước nổi chìm

          Phần chìm...ra sao nhỉ?

          Phần nổi...thiêú những gì?...”

 

          Lệ An với tên họ mình và chồng là Bùi Lý Lệ An Satek, sau viết hai cuốn tự truyện, cuốn “ Một mình trên đường” tả lại cuộc đời mình, với tên là An – gợi ý quê huơng Nghệ An – 5 tuổi đã mồi côi cha, 6 tuổi cùng em gái 2 tuổi được mẹ giắt từ Quế Lâm,Trung quốc đi bộ về Việt Nam, tìm gặp bác Hồ, rồi được mẹ đưa về thăm quê nội, bị kẹt lại do chiến tranh, phải sống một mình xa mẹ luôn 9 năm, từ 1945 tới 1954 mới gặp lại, được sống cùng mẹ một thời gian ngắn lại đi du học Ba Lan, hơn 20 năm sau mới về thăm mẹ; cuốn Ngã Ba Đường, tả hoàn cảnh trớ trêu phải chọn lựa giữa tình yêu và đảng với đất nước, An đã đi theo tiếng gọi của trái tim là người tình thanh niên Ba Lan mà đảng không cho phép kết hôn dù Ba Lan khi đó còn đang dưới chế độ cộng sản. Tuy nhiên sau đó, hai cuốn sách này đã được chào đón nồng nhiệt trước hết tại quê chồng Ba Lan và sau đó được ra mắt với đầy tình cảm thương tại Hà Nội, Sài Gòn và Nghệ An, quê hương của tác giả, Bùi Lý Lệ An Satek.

          Theo mạng Lanhdao.net :Tâm sự về lý do không lập gia đình, Hồ kể về những năm tháng hoạt động tại nước ngoài, người quả có để ý tới nhiều người và lòng rất cảm mến nhưng một mặt sợ lộ bí mật, một mặt vì còn bao hoài bão để thực hiện nên phải từ bỏ hạnh phúc riêng tư. Tới Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ còn có thêm nhiều nhiệm vụ nặng nề nên càng không có thời gian nghĩ tới hạnh phúc của riêng mình. Đảng và Chính phủ đều mong muốn ông có được hạnh phúc gia đình (?) nhưng vì những lý do như trên nên ông đành thoái thác. Ngay Chu Ân Lai cũng từng khuyên Hồ lập gia đình nhưng ông trả lời,“Thủ tướng Chu khuyên yên bề gia thất – Vì cách mạng cả đời không riêng tư...”

          Tuy nhiên lời ông Hồ nói với việc ông Hồ làm có đi đôi với nhau hay nói một đằng làm một nẻo thì người đời đều biết rõ. Lại nữa, cả thế giới đều biết ông Hồ là người rất thích hôn hít bất kể già trẻ, lớn bé, đàn ông đàn bà, chả thế mà ông được báo chí thế giới mệnh danh là người cộng sản hôn nhiều nhất trên thế giới, mà  khi hôn ai ông cũng hôn một cách si mê, đắm đuối nhiêù khi như kiểu french kissing tới nỗi mà khi ông ôm hôn mấy phụ nữ Hồi giáo, báo chí các nước đó phải kêu gọi ông stop kissing.

          ...Theo các sử gia đỏ, “Câu chuyện về cuộc đời chị Tích kết thúc có hậu. Trực tiếp chỉ đạo chị trong công tác trinh sát nắm t́nh h́nh âm mưu thủ đoạn giặc Tưởng là đồng chí Trần Lung. Sau này ông được đề bạt các chức vụ như Trưởng ty Công an Ḥa B́nh, Trưởng ty Công an Hà Nam, Cục trưởng Cục H́nh sự Bộ Công an. Từ t́nh cảm mến phục giữa đồng đội, chị Tích và anh Lung đă nảy nở t́nh yêu trong sáng, họ trở thành đôi bạn trăm năm, xây tổ ấm hạnh phúc trọn đời. 

          Thật ra, Hồ đối đãi với người tình cũ vưà lạnh nhạt vừa bạc bẽo, nhưng đó cũng là bản tính của Hồ, vắt chanh bỏ vỏ. Chỉ có anh công an kia là vớ bở, nhờ được gán cho làm chồng người tình cũ của Hồ chủ tịch mà được thăng chức vèo vèo. Theo một vài sử gia thì người phụ nữ mà Hồ viết đơn lên QTCS xin kết hôn rất có thể là Lý Phương Thuận chứ không phải Nguyễn Thị Minh Khai vì trong thời gian này Phương Thuận đang làm việc với Hồ còn Minh Khai – theo sử gia Phạm Văn Sơn - đang ở tù tại Việt Nam (?) và về nhan sắc Phương Thuận vượt trội hơn Minh Khai rất nhiều. Giả thuyết này có lý nếu ta nhớ lại ngay khi biết được Hồ Chủ tịch chính là người tình cũ Tống Văn Sơ của mình, Thuận đã vội vàng, dù đang mang thai và phải giắt hai con thơ mới 6 và 2 tuổi, cũng hăng hái trèo đèo lội suối đi bộ từ Quế Lâm bên Tàu, vượt cả ngàn dặm đường còn đang dưới quyền kiểm sóat của Quốc dân đảng Trung Hoa, về Hà Nội gấp để gặp Hồ tức Tống Văn Sơ năm xưa, khi hai người bị bắt đang đêm ngủ chung một phòng tại Hương Cảng.

          Gặp mặt lại nhau rồi Thuận mới biết rõ mối tình giữa hai đồng chí hóa ra đối với Quốc chỉ là cuộc ân ái tạm thời nhưng riêng Thuận thì một đời ngậm cay nuốt đắng.

Các sử gia đỏ trái lại tìm cách ca ngợi nhiệt liệt cuộc tình duyên của đ/c Thuận với công an Lung để đánh trống lấp truyện ái ân thầm lén của Bác với cháu Thuận.

 

CHÚ GIẢI:

- Thuận khi bị bắt đã 25 tuổi và thua Sơ 16 tuổi, hai người đang ngủ chung phòng lúc 2 giờ sáng mà Thuận khai là vị thành niên, là cháu gọi Sơ bằng bác, mà toà án và cảnh sát Anh cũng tin được và thả Thuận ra dễ dàng đến thế sao?

- Thuận sau khi gặp Cường Để, còn đi Hạ môn tìm Sơ mà sao không gặp trong khi Sơ ở tại Hạ Môn tới 6 tháng mới đi Thượng Hải. Vì cớ gì mà Sơ lưu lại Hạ Môn lâu tới thế?

Hay là chuyện hai người tái ngộ tại Hạ môn được các đương sự giữ kín?

- Lý Phương Thuận có nhận xét rất tinh tế về người tình Hồ Chí Minh:

            “... Bác trước hết là một con người nên tất nhiên cũng muốn yêu, muốn có gia đình; đã thế Bác lại đẹp trai nên nhiều bà đâu có chịu để Bác yên!

Tuy nhiên khách quan mà nói, Hồ đối với Thuận cũng hơi quá tệ bạc không bõ công Thuận giắt hai con mới 6 và 2 tuổi trèo đèo, lội suối tới xẩy thai để tìm gặp lại Tống Văn Sơ, rồi Hồ sau khi gặp lại năm 1945 - 46 chỉ giao công tác cho làm một công an thường dù đã là đảng viên từ 1930, trước Nông Thị Xuân và Võ Nguyên Giáp cả 10 năm. Các đồng chí hoạt động cùng thời với Thuận đều được Bác và Đảng đền ơn cho giữ những chức vụ về chính trị từ cấp tỉnh ủy trở lên, đại biểu Quốc hội, nằm trong ban Chấp hành Trung ương, còn về quân sự thì đều được phong tướng tá.

- Bác và Nông thị Xuân thì là tình chú Thu và cháu Trưng, còn bác với Thuận thì là tính bác Sơ và cháu Sâm mà cháu Trưng thì sau làm Uỷ viên Tỉnh, Đại biểu Quốc hội, Chánh án Cao Bằng còn cháu Sâm chỉ là công an thường, trách sao mà con gái Thuận là Lệ Tân không than thân cho mẹ bị bạc đãi.

- Chẳng lẽ từ cái đêm hôm ấy đêm gì – xảy ra năm 1931- tới khi gặp lại cố nhân năm 1945, chỉ là để chào nhau xuông thôi sao.

- Năm 1930 trước khi đi theo bác Sơ sang Hương Cảng làm việc, Lý Phương Thuận đã cùng Lê Quang Đạt và Hồ Tùng Mậu được đảng CSTH gửi đi thụ huấn tại Vladivostock. Tại đây sự giao du giữa Thuận và Mậu rất thắm thiết tới mức mà tình báo Anh nghĩ hai người là vợ chồng thành ra sau này mới có tiếng đồn là Hồ đã cuỗm vợ của một đồng chí là Hồ Tùng Mậu. Có nguồn tin còn nói trong thời gian tại Hồng Kông Hồ có một người vợ Tầu và một đứa con gái với người này. Nhiều người nghĩ người vợ Tầu không ai khác hơn là Lý Phương Thuận.

- 6 thiếu nam và 2 thiếu nữ Hồ cho đem từ Thái Lan sang Quảng Châu, tới 1945 chỉ còn sống hai nữ đồng chí là Lý Phương Thuận và Lý Phương Đức . Lý Phương Đức sau bị coi là phản động và sống cho tới chết tại Trung quốc, có về thăm Việt Nam một lần. Trong 6 thiếu nam thì ngoài Lý Tự Trọng bị Pháp xử tử hình vì ám sát một mật thám Pháp, bốn người tình nguyện xung vào đoàn dân quân bảo vệ Moskva kháng Đức thì ba bị tử trận còn hai người không thấy đảng nhắc tới, chắc là bị thủ tiêu.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

         Tác giả Hoàng Xuân Thảo có biệt tài kiếm ra những mẩu chuyện lớn và nhỏ của cuộc đời Hồ Chí Minh trong những năm ông ta bôn ba hải ngoại.

         Chương 24 cuốn sách này chú trọng về bà Lư Phương Thụân , một thiếu nữ lớn lên trong Cộng Đồng Việt Nam tại miền Đông Bắc Thái Lan.

Cộng Đồng Việt Nam tại Thái Lan đă cung cấp cho Đảng Cộng Sản Đông Dương tiền nong và nhiều cán bộ.Trên thực tế, bà Lư Phương Thuận không có giữ vai trò ǵ quan trọng trong cuộc tranh đấu của Hồ Chí Minh lúc khởi đầu.

Tên bà đi vào lịch sử Cộng Sản Việt Nam v́ cảnh  sát Hồng Kông bắt quả tang bà ta đang ngủ trên giường với Hồ Chí Minh tại một khách sạn b́nh dân địa phương.

         Hồ Chí Minh có biệt tài là đi đâu cũng mèo mỡ, cũng trai gái, nếu không phải với các cô gái trẻ độc thân như Lư Phương Thuận th́ cũng trai gái với những người đàn bà có chồng, dù là người Việt hay người Tầu, hay người Pháp, người Nga vv

         Cái đặc biệt nữa là chẳng thấy những người đàn bà này oán thán Hồ Chí Minh là người lừa lọc, lèo lái ǵ cả. Người nào cũng nghĩ Hồ Chí Minh thực sự yêu mình, muốn sống suốt đời với mình, nhưng lư tưởng đặt Nợ Nước trên T́nh Nhà nên ông ta phải bỏ đi , không bao giờ gặp  lại.

         Hồ Chí Minh quả thật là một con người tài hoa.

 

Bác Hồ bao quanh bởi các thiếu nữ

         

 

Bác Hồ hôn các cháu nhi đồng