Chương 42

 

B́nh, người Mỹ gốc Việt

 

Tháng 6/1999

Hayward, California

 

Lê Mộng Ngọc, được các bạn người Mỹ biết đến dưới cái tên Caroline Le, đă tốt nghiệp trường đại học California State University tại Hayward vào tháng 6 năm 1999 với một tấm bằng về hệ thống tin học. Cô đă thực hiện được điều này bằng phương cách mà cha mẹ cô đă làm ở Việt Nam và giờ đây hầu hết người Việt cũng đang sử dụng là: ḷng kiên tŕ và tính siêng năng.

Sau khi đến Hoa Kỳ, suốt trong bốn năm, cô là phụ tá cho một văn pḥng bác sĩ trong tuần và một nhân viên tiệm thuốc tây trong những ngày cuối tuần, mà trên thực tế là làm nhiều giờ c̣n hơn cả một công việc toàn thời gian. Cô bắt đầu vào Đại học năm 1995 mà vẫn làm việc toàn thời gian trong suốt học tŕnh đại học. Với một cuốn sách giáo khoa đại học trong tay này và cuốn tự điển nát nhầu Anh-Việt/Việt-Anh trong tay kia, cô đă hoàn tất được học tŕnh cử nhân trong ṿng bốn năm.

Trong đám cử tọa hoan hỉ chứng kiến giây phút mà cô con gái của họ bước lên khán đài danh dự nhận bằng tốt nghiệp có hai "tân" công dân Hoa Kỳ hết sức hănh diện và biết ơn là Lê Bá B́nh và Cầm Bành. Sự kiện Ngọc đă sinh ra đúng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là một điều mà cha cô không bao giờ quên.

 

 

 

 

Mừng vui

Hội ngộ TQLC Hoa Kỳ và TQLC Việt Nam

Washington, D.C. và Quantico, Virginia

Tháng 8/2003

 

Căn cứ khổng lồ của binh đoàn TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, phía Bắc Virginia mà tất cả các "Cổ Da" (Leathernecks, tức TQLC Hoa Kỳ) biết đến như "Các Ngă Tư của Binh đoàn" (The Crossroads of the Corps) chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của các thế hệ sĩ quan được bổ nhiệm là Thiếu úy của TQLC. Tại đây có bản doanh của trường Huấn Luyện Căn Bản (The Basic School hay TBS) với phẩm chất và chiều sâu của một chương tŕnh huấn luyện đào tạo và thực tập cật lực ṛng ră trong sáu tuần lễ hết sức đầy đủ, có sức biến đổi cao và tác động mạnh đến các học viên. Các kinh nghiệm được truyền đạt tại đây có sức mạnh ảnh hưởng sâu vào tâm hồn của học viên, vượt xa các bài học về chiến thuật bộ binh, cơ bản thao diễn và lễ nghi quân cách của binh đoàn TQLC.

Hầu hết những người có dịp trở về đây đều mang trong ḷng một sự kính nể và ḷng hoài niệm vượt xa các cảm xúc vui nhộn của thời trung học hay đại học. Kinh nghiệm tại TBS là một đường gốc, một khởi điểm, một cái nền căn bản đối với tất cả các sĩ quan, cho dù anh ta sẽ phục vụ trọn đời như một TQLC chuyên nghiệp hay chỉ phục vụ một chu kỳ nhiệm vụ trước khi trở về với đời sống dân sự. Chương tŕnh đào tại tại TBS bảo đảm một tiêu chuẩn tối thiểu rất cao về phẩm cách cho các sĩ quan trẻ trước khi họ được bổ nhiệm đi các lực lượng TQLC trên các hạm đội.

Đối với gần như tất cả các TQLC đă từng thụ huấn tại đây, họ luôn luôn có một cảm giác ấm ḷng giống như trở về chốn cũ để tưởng nhớ lại các giây phút đặc biệt, những người bạn quư và các kỷ niệm độc đáo chỉ có tại Quantico. Điều này cũng đúng đối với các sĩ quan trẻ thuộc các quân đội bạn đă từng thụ huấn tại đây; giống như trường hợp có nhiều sĩ quan cấp úy TQLC Việt Nam đă qua học bắt đầu từ những năm 1950 cho đến khi cuộc chiến chấm dứt. Do đó điều hoàn toàn tự nhiên, rất đương nhiên không cần phải nói ra, và theo bản năng là sau khi đă mừng rỡ bắt liên lạc lại được với nhau, John Ripley và Lê Bá B́nh đă cùng nhau, chỉ riêng hai người mà thôi, trở lại Quantico theo ước nguyện là muốn trở về cội nguồn chung và riêng của họ nhằm khám phá và thăm lại những kỷ niệm cũ trong một t́nh đồng đội hiếm thấy.

Hành tŕnh từ Alexandria xuống đến Quantico khá dài nhưng rất thoải mái. Lưu thông xe cộ vừa phải nhưng tấp nập hơn những ǵ B́nh nhớ lại trong những ngày c̣n ở đây. H́nh như tất cả mọi nơi họ lái xe qua đều mới được xây dựng trong gần 40 năm qua, kể từ khi B́nh c̣n là một thiếu úy khóa sinh trẻ. Rất ít địa danh trên xa lộ I-95 c̣n nhận ra được mặc dù các cụm rừng chung quanh hai bên ven con đường xa lộ vĩ đại vẫn c̣n khá quen thuộc, tuy có một số đă được khai quang vào đầu thập niên 1960 cho những công tŕnh xây dựng tiếp theo đó.

Chỉ đến khi John quẹo ra khỏi xa lộ để hướng vào cổng trại chính căn cứ Quantico th́ tất cả mọi cảm xúc bắt đầu trỗi dậy... cái phiên bản nhỏ của bức tượng Iwo Jima, tượng "Iron Mike," cách chào mừng đầy nhiệt t́nh của các TQLC trẻ phụ trách cổng chính tại phía Bắc căn cứ, và con đường bắt buộc phải đi qua thị trấn Quantico (Q-town) lúc nào cũng giống như một sự pha trộn giữa một kỳ chương tŕnh Twilight Zone của Rod Serling và cái ǵ đó nẩy sinh ra từ thời kỳ Đại Khủng Hoảng, một nơi chốn có vẻ "trắng đen" nhiều hơn là "màu sắc rực rỡ" với những công thự bằng gạch đỏ rẻ tiền có tính thực dụng. Đối với những người đi qua đây th́ có vẻ đó là một nơi của các thời kỳ gian khổ, những thời kỳ mà họ không hề biết và chỉ có thể tưởng tượng ra bởi cái bản chất quá giản dị của nó.

Từ thị trấn Quantico, Ripley chở anh bạn đi một ṿng chung quanh toàn bộ khu vực căn cứ kể cả vùng phụ cận. Hầu hết các công tŕnh đều mới đối với B́nh nhưng cách kiến trúc không thay đổi mấy, do đó chúng vẫn c̣n một chút quen thuộc giống như một sự tiếp nối của quá khứ vậy.

Sau đó họ lái xe về cổng phía Nam, vượt qua cái thương xá PX đồ sộ mà trong những ngày B́nh thụ huấn tại đây nó chỉ được làm bằng gỗ mà thôi. Họ vượt qua xa lộ và lái ngược về phía trại Barrett. Tâm trí của B́nh tràn ngập các kỷ niệm. Anh bắt đầu nhớ lại, không theo một thứ tự nào cả bởi v́ đă quá lâu rồi, biết bao nhiêu lần đếm không xuể những buổi thực tập và giải quyết những khó khăn ngoài sân băi, ngày và đêm, vác ba-lô và trang thiết bị lủng lẳng trên khắp các con đường ṃn của Quantico, cũng như lần đầu tiên được biết tuyết như thế nào.

Đến trường Huấn Luyện Căn Bản TBS, B́nh nhận thấy rất ít thứ c̣n giống như ngày xưa. Các cơ sở của TBS đă phát triển lớn hơn rất nhiều. Khi họ lái chầm chậm chung quanh, thỉnh thoảng có một TQLC trông thấy huy hiệu sĩ quan trên xe của Ripley vội vàng chào phắt họ. B́nh cảm thấy rất thoải mái tại chốn này. Gần như là quê nhà vậy.

Ripley đă biết chỗ đậu nên họ ngừng xe lại. B́nh đi theo sát bạn ḿnh khi họ đến sảnh đường O'Bannon. B́nh bắt đầu nhớ lại O'Bannon và tất cả những kỷ niệm đă có tại đây; những sĩ quan Hoa Kỳ bạn, những nỗ lực đáng quư nhưng không hoàn toàn thành công của nhóm đầu bếp tại O'Bannon khi họ cố sức nấu cơm theo sở thích của các sĩ quan Việt Nam, tất cả những chuyện này làm cho B́nh mỉm cười.

Họ vượt qua lối vào chính của ṭa nhà O’Bannon và bắt đầu thong thả, trịnh trọng bước đi trên cái "ḍng đường kỷ niệm" chung. Cả hai người, B́nh và Ripley đều không chú ư đến thời gian. Họ đang trở về những khung cảnh cũ bên trong ṭa sảnh O’Bannon, cái bản doanh rộng răi của các sĩ quan độc thân tại TBS. Được đặt tên theo Thiếu úy Presley O'Bannon, nhân vật đă từng nổi danh với các chiến công chống lại bọn cướp biển Barbary vào đầu thế kỷ thứ 19, sảnh đường O’Bannon là một trung tâm sinh hoạt cho tất cả các Thiếu úy đang thụ huấn tại TBS và mặc dù có một số không ở nội trú trong trại nhưng ít nhất họ cũng đến ăn tại đây, học tại đây và trà dư tửu hậu trong cái câu lạc bộ sĩ quan bé như cái hộp quẹt nhưng lúc nào cũng đông nghẹt người.

Câu lạc bộ "O Club" cũng mang một ư nghĩa đặc biệt bởi v́ đây là một nơi mà các tân sĩ quan táo bạo, ngổ ngáo, sắt đá, đầy lư tưởng uống từng vại bia và biểu lộ ḷng trung thành bất tận với các đồng đội sĩ quan khác và với binh đoàn. Cái câu lạc bộ tí hon này mà mọi người gọi là "Con Ó" (The Hawk) đă được đặt tên theo Trung úy William Hawkins. Trước khi gia nhập vào binh đoàn TQLC Hoa Kỳ vào đầu năm 1942, Hawkins đă từng xin vào Quân lực và Hải quân nhưng cả hai lần đều bị loại v́ không đủ sức khỏe. Trong lúc đánh nhau tại Guadalcanal, Hawkins là nhân vật then chốt giữ vững pḥng tuyến khi các TQLC bị địch chận đứng trong lúc cố gắng xung phong tấn công vào đảo Betio trong trận đổ bộ tại Tarawa vào tháng 11/1943. Một ḿnh Hawkins đă xung phong vào lằn đạn chằng chịt từ các lô-cốt của quân Nhật và giúp cho các TQLC lấy lại được đà tấn công. Lúc bị thương chí mạng, anh không chịu di tản mà ở lại tiếp tục chỉ huy các thuộc cấp. Do tinh thần chỉ huy anh dũng và quên ḿnh anh đă được truy tặng huy chương Danh Dự Bội Tinh.

Trong những ngày B́nh và Ripley học tại đây, các sĩ quan độc thân được sống trong ṭa sảnh O’Bannon và uống bia tại câu lạc bộ "Con Ó." Các sĩ quan đă có gia đ́nh rồi th́ sống bên ngoài doanh trại hay tại những khu gia cư ở vài nơi khác do chính phủ cấp trong Quantico, nhưng họ cũng được chào mừng khi đến uống bia tại "Con Ó" (sau này có một ṭa sảnh khác gọi là Graves Hall cũng được xây dựng để phục vụ thêm cho các sĩ quan độc thân. Ṭa sảnh này được đặt tên theo Terry Graves là một Thiếu úy trong Đại đội Trinh sát 3rd Force Reconnaissance Company tại Việt Nam. Graves đă được truy tặng huy chương Danh Dự Bội Tinh).

Một điều hoàn toàn tự nhiên đối với B́nh và Ripley khi họ tản bộ dọc theo các hành lang của "ḍng đường kỷ niệm" này, vẫn thường xuyên được đánh bóng và quét dọn hàng tuần bởi các sinh viên sĩ quan đang sống tại đây, là họ t́m đến các căn pḥng cũ của ḿnh tại O'Bannon. Hóa ra là mặc dù họ không cùng học chung với nhau tại TBS nhưng họ đă từng trú ngụ vào hai thời điểm khác nhau, chỉ cách nhau có năm cái pḥng. Trong lúc nhắc lại tên tuổi những sĩ quan trẻ mà họ từng biết trong thời gian học tại đây, cả hai nhận ra là đă có một số quá lớn từ cái góc của ṭa sảnh O’Bannon này đă phải trả cái giá tối hậu tại Việt Nam.

B́nh và Ripley đi bộ dọc theo hành lang, ngừng chỗ này một chút để ngắm các vật dụng hay h́nh ảnh đáng quan tâm, tán gẫu một chút, và lại đi tiếp theo cái kiểu mà chỉ có các "bạn già" hoàn toàn thoải mái với nhau mới có thể làm được. Có quá nhiều chuyện để bàn luận, để bắt kịp lại thời gian, để chia sẻ với nhau. Dù nói nhiều hay nói ít, hầu hết các cuộc tṛ chuyện thực sự đều bằng trực giác, không bằng lời lẽ nhưng rơ ràng, sâu đậm và mănh liệt. Cả hai người bạn đều đắm ch́m và tập trung trong niềm suy tư sâu sắc, cùng nhớ lại những kỷ niệm vui buồn cho nên họ không cần phải nói nhiều lời; và điều này hoàn toàn thích đáng.

Thời gian trôi qua và cả hai đều biết họ sẽ phải trở về Alexandria, trở lại cái bữa dạ tiệc lớn mà tất cả các TQLC ‒ Việt và Mỹ ‒ cùng với gia đ́nh sẽ gặp gỡ nhau để tưởng nhớ và kỷ niệm cho tất cả những ǵ họ đă cùng nhau hy sinh nhiều nhất.

Đêm nay sẽ là một buổi hội ngộ chính thức giữa các TQLC Việt Nam và Hoa Kỳ với hàng trăm và hàng trăm người tham dự; tất cả những người nào đă từng dính líu, dù là ít ỏi nhất, vào công tác cố vấn của binh đoàn TQLC Hoa Kỳ và binh chủng TQLC Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975. Trước buổi họp mặt tối nay, hầu hết các cựu cố vấn Hoa Kỳ đă bắt liên lạc lại được với các đồng đội Việt Nam trước đây của ḿnh. Những câu chuyện kể lại cho người Mỹ biết bằng cách nào mà các bạn Việt Nam đă sống sót được (sống sót qua cuộc chiến, qua trại tù cải tạo, nỗi khủng khiếp khi bị Cộng sản trả thù, và sau cùng là các thử thách khi qua được đến Mỹ), những ai đă đi được, những ai c̣n ở lại, đều đă được truyền tụng đi khắp nơi. Đối với hầu hết mọi người, đây là lần đoàn tụ đầu tiên và đối với các bà vợ và con cái của các TQLC Hoa Kỳ, đây là dịp rốt cuộc họ cũng được làm quen với các người bạn Việt Nam bằng xương bằng thịt, mà lâu nay chỉ là một kỷ niệm xa xôi, và bây giờ đă trở thành hiện thực.

Hầu hết những người Mỹ, sĩ quan TQLC hồi hưu như Ripley, đều nóng ḷng và xôn xao được gặp mặt các bạn bè Việt Nam, và vui mừng với những thành công của họ từ khi được đặt chân lên cái thế giới mới này. Ripley đă gặp được một số người rồi. Điều làm anh cảm thấy hoàn toàn vui nhất là chứng kiến những ǵ mà họ đă thực hiện được. Ripley và tất cả các sĩ quan Hoa kỳ hiện diện đều thông cảm nỗi đau khổ khó tưởng tượng nổi của họ khi đến Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng; rồi sau đó khởi đầu lại từ các nấc dưới cùng của cái thang xă hội kinh tế. Mang theo trong ḷng cái tính kiên tŕ cố hữu và sự cần cù siêng năng đă từng suưt nữa khiến họ giành được chiến thắng chưa đầy 30 năm về trước, rồi đă giúp họ vượt qua nổi bao nhiêu năm tháng tù cải tạo, vậy mà chỉ trong ṿng một thế hệ, biết bao nhiêu con người Việt Nam đó giờ đây đă thành công vững vàng trong giấc mơ Hoa Kỳ.

Nhà văn Horatio Alger nếu c̣n sống chắc hẳn sẽ hănh diện về những thành tựu xuất sắc của họ đă quá phổ biến đến nỗi có vẻ gần như là khuôn sáo hay nhàm chán. Những câu chuyện về các gia đ́nh Việt Nam trong ṿng chưa đến 30 năm đă làm lụng và hy sinh để cho con em họ vào được những trường đại học nổi tiếng nhất và tham gia những nghề nghiệp then chốt nhất, đều là những câu chuyện hay, giống như đă từng được kể lại bởi những người di dân trước kia đă đi qua cửa ngơ đảo Ellis Island hơn một trăm năm trước. Chắc chắn là Ripley sẽ có một buổi tối tuyệt vời nhưng sẽ thiếu đi sự thân t́nh với B́nh mà anh đang thích thú trong lúc này.

Hai người bạn tiếp tục đi thăm nhiều nơi khác nhau trong ṭa sảnh O’Bannon. Thỉnh thoảng họ gặp một vài sĩ quan trẻ. Những người này, trong ṭa sảnh này hay bất cứ chỗ nào khác, đều thừa tinh tế để nhận ra đây là hai nhân vật cổ thụ cũ của TQLC từ những thời xa xưa. Họ luôn luôn bày tỏ một sự kính trọng và tôn kính. Các sĩ quan này luôn luôn chào tay hay nói khi đi ngang qua hai người với những câu như "Chào quư ngài một buổi trưa tốt lành" (Good afternoon, gentlemen) hay "Xin phép quư ngài..." (By your leave, gentlemen)

Ripley sẽ trả lời lại một cách rất "nhà nghề" và thích hợp với câu thông dụng "Được" (Granted). Sau đó Ripley có thể mạnh dạn theo thông lệ đưa ra một lời nhận xét nào đó, đại loại như câu "Carry On, Devil Dogs!" Sau đó là các sĩ quan trẻ sẽ hô to "Oorah!" hay một câu tương tự như vậy. B́nh chỉ mỉm cười. Cuộc viếng thăm tự túc kéo dài thêm một lúc nữa tuy không ai ngó đồng hồ cả.

Sau khi có vẻ như là rất tự nhiên đă đến hồi kết thúc cuộc viếng thăm tại ṭa sảnh O’Bannon, sau khi đă trao đổi với nhau tuy nhiều nhưng đối với mỗi người vẫn c̣n quá ít, và đă đến lúc cần phải chấm dứt, cả hai giữ im lặng một hồi lâu, báo hiệu đoạn kết của cuộc viếng thăm.

Chính B́nh là người rốt cuộc đă phá vỡ sự im lặng: "Ripp...lee..." John Ripley, từ cái thời hai người mới gặp nhau khi xưa vào năm 1971 vẫn luôn luôn thích cái lối nghe tên anh vang lên với kiểu giọng của B́nh. Lúc này họ vẫn đang thả bộ xuống một trong các hành lang. B́nh nói một cách chậm răi, gần như là nhỏ nhẹ nhưng hiển nhiên là chứa nhiều sự suy tư và cân nhắc. John Ripley hiểu là bạn anh sắp biểu lộ một lời nhắn nhủ ǵ quan trọng đây. Để nghe rơ hơn, anh ngừng lại nghiêng đầu về phía bạn. Lúc nào mà B́nh xuống giọng th́ đó là dấu hiệu anh ta sắp nói một chuyện ǵ sâu sắc và khó nói đây. John Ripley nh́n thẳng vào mắt bạn. "Ripp-lee, tôi rất hạnh phúc..."

Ripley lắng nghe những lời của bạn ḿnh, ngưng một chút nhưng rơ ràng là chưa đủ lâu đối với B́nh, và đáp lại với một câu trả lời mà B́nh cho là quá b́nh thường, "Vâng thưa Thiếu tá, tôi cũng sung sướng..."

B́nh, một con người tiêu biểu cho sự kín đáo, hiểu rơ và hơi thất vọng là bạn ḿnh không bắt được cái ư mà anh muốn nói. Anh thử lại lần nữa. Chậm răi và cân nhắc như lần trước, anh lặp lại: "Không, không, không. Ripp-lee, ở đây này. Trong trái tim tôi." B́nh đưa tay mặt lên, vỗ nhẹ những ngón tay buông thả vào giữa ngực ḿnh; "Trong tim tôi, tôi cảm thấy hạnh phúc."

Điều này đánh mạnh vào ḷng Ripley. Đánh trúng ngay chỗ cần đánh. Đột nhiên trong chớp mắt, Ripley hiểu ra, hoàn toàn cảm thông và tỉnh táo, tim đập mạnh. Tự dưng anh cảm thấy giống như anh đă hiểu khi làm "Đích thân" của Đại đội Lima 6 hay trong thời điểm đụng độ nặng nhất khi c̣n làm cố vấn cho B́nh. Anh hiểu hết mọi chuyện. Anh đă nhận được thông điệp của bạn ḿnh. B́nh, cái con người kín miệng, con người chủ trương "tối thiểu" ‒ mỗi khi có liên quan đến chuyện thông tin liên lạc. Đối với B́nh, ít là nhiều và anh đă nói ra hết rồi. Ripley cũng không chắc lắm là do bạn anh đă gặp khó khăn khi muốn diễn tả nội tâm sâu đậm nhất bằng tiếng Anh hay chỉ là cái cách nói của anh nó như vậy? Có thể cả hai chuyện đều đúng cả.

Bằng một cách nói riêng biệt và không ồn ào nhiều lời, Lê Bá B́nh đă chia sẻ với người đồng đội chiến binh xuất xắc nhất của ḿnh tất cả mọi thứ mà anh có thể làm được. Ripley hiểu hết, trọn vẹn và rơ ràng. Ripley tự diễn giải lại trong ḷng những điều mà B́nh mới nói nhưng anh đă cảm nhận hết rồi. Câu của B́nh "Tôi rất hạnh phúc" là một sự nhận xét bao la cho quá nhiều điều có liên quan với nhau nhưng tản mác về những kinh nghiệm, những sự hy sinh, quá nhiều nỗi đau khổ và nỗ lực đă bỏ ra. Đối với hai người, đối với các đồng đội chiến binh đă không hề từ chối trách nhiệm làm trai, điều này có nghĩa rằng: "Tôi đă làm nhiệm vụ. Tôi đă liều ḿnh trong mọi chuyện và không c̣n thèm muốn ǵ nữa." Và bây giờ đây, với kết quả của thời gian, tuổi tác và sự khôn ngoan, "Tôi rất hạnh phúc" cũng đồng thời mang cái ư nghĩa là cả cuộc đời phục vụ như vậy đă "mang lại một sự thỏa măn lớn lao cho bản thân." Ripley mải mê nghĩ đến những điều này và nhiều chuyện khác nữa trong lúc B́nh đang nói.

Cả hai giờ đây ngừng chân, mọi biến động phía trước dừng lại. Họ đối mặt nhau, cách nhau không đầy hai bộ tại một nơi nào đó trong ḷng ṭa sảnh O’Bannon. John Ripley ‒ "Ripp-lee" ‒ người chiến binh, viên cố vấn tín cẩn, măi măi là thủ lănh của nhóm Raiders, nhân vật đă giật sập cây cầu Đông Hà, người chồng, cha, ông nội, người bạn, người đỡ đầu cho quá nhiều người khác, và trên hết vẫn là một chiến sĩ TQLC, đứng chết trân, mỉm cười với bạn ḿnh. Trên g̣ má anh hai hàng nước mắt lăn xuống không chút ngượng ngùng.

B́nh mỉm cười lại, trong thông cảm với viên cố vấn cũ của anh. Lần này trước khi nói, Ripley đặt hai tay lên vai của bạn, nh́n thẳng vào mắt B́nh. Anh đứng đó bất động. B́nh, người bạn khôn ngoan nhất, viên Thiếu tá của anh, cái con người hơn hẳn tất cả những ai mà Ripley đă từng gặp, biểu tượng của tất cả những ǵ tốt, đàng hoàng và mạnh mẽ nhất, con người mà đối với anh, đă tượng trưng nhất cho tinh thần chiến đấu của binh chủng TQLC Việt Nam, con người đă hứng chịu tất cả mọi thứ mà bọn Cộng sản có thể giáng lên đầu anh, con người đă chịu đựng tất cả các nỗi nhục nhằn với một thái độ tự trọng tuyệt vời, con người đă trải qua hơn bốn ngàn ngày học tập cải tạo mà không hề bị cải tạo; thủ lănh của đoàn Sói Biển lừng danh, người chồng, cha, ông ngoại và cũng vẫn vậy, một chiến sĩ TQLC, luôn luôn là một chiến sĩ TQLC, anh đang đứng đó chờ câu trả lời, đôi mắt cũng hoen ướt.

John Ripley hắng giọng, một dấu hiệu mà B́nh biết là những ǵ anh sắp nói ra hết sức có ư nghĩa và khó diễn tả được bằng lời. Hắng giọng một lần nữa và không buồn lau nước mắt vẫn c̣n đang chảy trên má, anh bắt đầu. Chậm răi, thật chậm răi, anh nói: "Vâng thưa Thiếu tá, tôi hiểu, tôi hiểu. Tôi cũng rất hạnh phúc." Và anh thực sự cảm thấy hạnh phúc thật.

 

 

 

 

HẾT