HOA KỲ NỢ NHƯ THẾ NÀO?
Khi nói về “nợ” thì chúng ta thường liên tưởng đến các món nợ tài chánh thông thường mà ai cũng phải trải qua trong cuộc đời như nợ những người chung quanh, nợ ngân hàng tiền nhà, tiền xe mua trả góp, nợ thẻ tín dụng v.v… và khi những món nợ này lên cao đến một mức nào đó là chúng ta sẽ không còn khả năng trả lãi nữa. Lúc đó thì đành phải quịt nợ hoặc khai phá sản. Đó là trên bình diện cá nhân.
Trên bình diện quốc gia thì "nợ" của chính quyền (national debt) là một dạng nợ khá đặc biệt, không thể so sánh với loại nợ thông thường của tư nhân được. Nợ của chính quyền xuất phát từ sự kiện chính phủ tiêu nhiều hơn thu, tức tiền thuế thu vào hàng năm thường ít hơn việc chi xài. Riêng dưới thời TT Clinton có được 4 năm liên tục bội thu (1998-2001). Cứ mỗi năm thâm thủng ngân sách chồng chất lên con số tổng cộng khoảng $22 ngàn tỷ hiện nay.
Tuy nhiên chúng ta cần biết là tổng số nợ này bao gồm 28% là do chính quyền "giữ" tiền của các cơ quan liên bang khác, chẳng hạn Quỹ Social Security gởi vào Ngân Khố và đổi lấy công khố phiếu để "kiếm" thêm ít tiền lời.
Còn lại 72% là tiền chính quyền đã bán công khố phiếu cho công chúng, đa số là tiền của giới đầu tư trong nước, của các quỹ đầu tư tư nhân cũng như của chính quyền các cấp và của cả...Federal reserve nữa! Nợ thực sự ngoại quốc (như Trung Cộng, Nhật, toàn thế giới...) chiếm vào khoảng non 40% của phần thứ hai này (tồng cộng vào khoảng $6 ngàn tỷ, trong đó nhiều nhất là Trung Cộng hơn $1 ngàn tỷ. Tại sao lại nợ Trung Cộng nhiều như vậy? Lý do là khi bán hàng cho Mỹ, Trung Cộng giữ tiền bằng cách mua công khố phiếu Mỹ (tức đầu tư vào nước Mỹ) vì mặc dù lãi xuất quá thấp nhưng vẫn an toàn hơn là mua... vàng!
Nợ của chính quyền Mỹ đặc biệt ở chỗ nữa là con nợ "quyết định" lãi xuất chứ không phải là chủ nợ! Hiện nay lãi xuất 10 năm US bonds chỉ có 2.46%, vậy mà vẫn bán đắt như tôm tươi.
Như vậy, nói chữ US debt là "misnomer," hay debt là "đầu tư" vào nước Mỹ cũng không sai!
Ngoài ra, US debt lại còn là một "vũ khí" của FED để chống lạm phát khi kinh tế quá nóng, hay ngược lại để kích thích kinh tế (QE mà BS Nguyễn Thượng Vũ nhắc tới). Trong trường hợp đầu, khi thấy lạm phát có chiều hướng gia tăng do kinh tế phát triển quá nóng, FED bán khối lượng bonds đang giữ trong kho ra, thu tiền mặt về. Càng bán nhiều thì giá bond càng rẻ đi (tức lãi xuất cao lên). Đến khi lãi xuất cao đến mức đạt được mục tiêu đề ra (chẳng hạn, tăng 0.25) thì ngưng không bán ra nữa. Mục đích của biện pháp này nhằm tăng lãi xuất lên khiến giới sản xuất ngán ngẩm, không làm ăn nữa khiến kinh tế chậm lại.
Trưòng hợp sau, khi kinh tế bị trì trệ, FED sẽ thu mua bonds vào, tung tiền vào thị trường để kích thích kinh tế. Tiền ở đâu ra mà thu mua? Đơn giản là chính quyền cứ "vẽ" ra những con số. Chúng ta thấy chính quyền Obama đã từng tung ra hơn $2 ngàn tỷ để cứu nước Mỹ trong các năm 2008-2009. Fed càng mua bonds vào thì giá bonds càng lên cao, tức lãi xuất giảm xuống, có lúc lãi xuất căn bản xuống đến 0%-0.25%. Giới làm ăn thấy tiền bạc dễ dàng hơn nên đổ xô hoạt động, tạo thêm công ăn việc làm nhiều hơn.
Có người thắc mắc, nợ này có cần phải trả hay không? Theo nhiều nhà kinh tế thì chẳng cần phải trả gấp làm chi cho mệt. Công nợ Hoa Kỳ đã có từ thời lập quốc rồi, lúc Hoa Kỳ mượn nợ của ngoại quốc (Pháp, Bỉ v.v...) để theo đuổi chiến tranh dành độc lập. Do lãi xuất cố định lúc mượn nên theo thời gian, lạm phát cũng làm số nợ mất dần giá trị.
Trường hợp Trung Cộng muốn gây hấn Mỹ bằng cách "đòi" nợ, bán số lượng công khố phiếu trong tay ra để "hại" con nợ Mỹ? Hại Mỹ đâu chưa thấy mà Trung Cộng sẽ lãnh "búa" trước! Càng bán nhiều bán nhanh thì giá bond Mỹ càng giảm, tức càng bán càng lỗ. Chính quyền Mỹ chỉ việc "vẽ" tiếp các con số đưa cho Trung Cộng, đổi lấy bond cất vào kho, khỏi trả lại nữa. Mà nghĩ cho cùng, Trung Cộng cầm tiền mặt USD làm gì? Biết mua gì đây, chẳng lẽ mua lại bond Mỹ? Như vậy rõ ngớ ngẩn.
Mặc dù vậy, hàng năm chính quyền Mỹ vẫn phải trả một số tiền lãi nào đó trên tổng số nợ. Giả định lãi xuất trung bình là 3% thì coi như mỗi năm chính quyền Mỹ phải dành ra một ngân khoản là $22 ngàn tỷ x 3% tức $660 tỷ để trả tiền lãi nợ quốc gia. Một lần nữa, xin mạn phép nhắc lại đa số là cho "dân" Mỹ, chỉ có khoảng $180 tỷ mới thực sự cho ngoại quốc.
World Bank cho rằng mức tỉ lệ an toàn công nợ/GDP cho các nước đã phát triển là 77% nhưng điều này cũng không chính xác lắm vì đa số các quốc gia này qua các cuộc khủng hoảng tiền tệ vừa qua đều đã vượt xa tỉ lệ này rồi mà chưa thấy nước nào bị sập tiệm cả...
https://www.gfmag.com/global-data/economic-data/public-debt-percentage-gdp
Bổ túc thêm v/v công nợ nước Mỹ, chúng ta thường chỉ nói đến "nợ" (liabilities) mà không chú ý đến "tài sản có" (assets). Trong sinh hoạt gia đình, có những món mà chúng ta có thể coi thật sự là "NỢ" chẳng hạn như mượn tiền để mua một chiếc xe mới. Theo thời gian thì chiếc xe cũ đi, chẳng còn giá trị gì cả. Đánh đổi là cái giai đoạn "sung sướng" được lái chiếc xe đó. Có những món nợ khác không phải là nợ thật sự, chẳng hạn như mượn tiền ngân hàng để mua nhà. Món tiền bỏ ra đã được đổi thành căn nhà mà với thời gian, có thể tăng thêm giá trị rất nhiều.
Lúc kê khai tài sản, chúng ta luôn có hai phần: phần "Có" (hoặc Tài sản có=Assets) và phần "Nợ" Liabilities. Nếu chỉ tập trung vào nợ mà thôi thì không chính xác. Đa số giới thông tin báo chí chỉ chú trọng đến phần nợ, nợ và nợ mà thôi.
Trong trường hợp công nợ của chính phủ Hoa Kỳ, hầu như tất cả các cơ quan công quyền khi được cấp ngân sách đều gởi tiền vào Bộ Ngân Khố, còn gọi là Bộ Tài Chánh (Treasury Department) để đổi lấy những tấm bond (công khố phiếu), khi nào cần tới đâu thì bán lại cho Bộ Tài Chánh lấy tiền ra chi xài. Có những quỹ ngắn hạn, dài hạn đủ cả. Như vậy chúng ta không thể coi những khoản tiền gởi này là nợ thật sự được mà thực chất chỉ là những món tiền mà Bộ Ngân Khố "giữ" dùm cho các cơ quan khác. Bản phân tích sau đây cho thấy khoản tiền lớn nhất trong công nợ của Mỹ chính là Quỹ An Sinh Xã Hội:
The U.S. debt was $22 trillion as of February 11, 2019.
Most headlines focus on how much the United States owes China, one of
the largest foreign owners. What many people don’t know is that the Social Security Trust Fund,
aka your retirement money, owns most of the national debt.
https://www.thebalance.com/who-owns-the-u-s-national-debt-3306124
Như chúng ta biết,
quyền quyết định chi xài như thế nào của
Quỹ An Sinh Xã Hội thuộc về… Quốc Hội Hoa Kỳ,
tức con nợ!!! Nghe khá mâu thuẫn nhưng chúng ta có thể
so sánh tình huống này giống như một người chủ
gia đình quyết định thu tiền hàng tháng của mỗi
đứa con, nói là để gây quỹ sau này lo cho con cháu
tụi bay nhưng nếu có lỡ tiêu xài hết thì cũng
chỉ… cười trừ mà thôi.
Sau đây là 3 biểu đồ cấu tạo công nợ của chính phủ Hoa Kỳ:
Như vậy, chúng ta thấy là nợ thật sự của nước Mỹ là khoản tiền ngoại quốc đã mua bond Mỹ (vào khoảng $ 6.2 ngàn tỷ) mà Hoa Kỳ phải trả lãi hàng năm. Còn lại thì chẳng qua chỉ là "lọt nia xuống sàn" những gì của Hoa Kỳ thì trả lại cho Hoa Kỳ, chẳng thất thoát đi đâu cả.
Theo ngân sách dự trù quốc gia cho năm 2019, số tiền lãi trả sẽ là $364 tỷ, chiếm 8.5% tổng ngân sách.
https://www.thebalance.com/interest-on-the-national-debt-4119024
Có một khía cạnh cần nêu ra là "để lâu cứt trâu hóa bùn" có thể áp dụng trong trường hợp công nợ của Mỹ nhằm giải thích tại sao Hoa Kỳ không cần phải vội vã trả nợ. Đó là yếu tố lạm phát. Khi phát hành công khố phiếu (bonds), chính phủ Hoa Kỳ không hề bảo đảm "sức mua" (buying power) của đồng USD vào thời điểm đó mà chỉ bảo đảm lãi xuất và thời gian trả vốn mà thôi. Do đó càng để lâu thì số vốn càng mất giá trị đi.
https://www.enotes.com/homework-help/how-does-inflation-reduce-burden-national-debt-514850
Hoa Kỳ còn có một ưu điểm "vô địch" không quốc gia nào có là khả năng "in" tiền vô hạn định vì vô hình chung đồng USD được chọn là ngoại tệ của toàn thế giới! Dĩ nhiên, cũng giống như sức mạnh quân sự với đủ các loại vũ khí nguyên tử và thông thường có sẵn trong tay, Hoa Kỳ không thể sử dụng ưu điểm này một cách bừa bãi được. Tuy nhiên khi cần thì nước Mỹ có thể tung tiền ra (thực chất là "vẽ" ra trên giấy tờ) mà không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế sẵn có. Đó chính là phương cách chính quyền Obama đã bung ra $2 ngàn tỷ để cứu nguy kinh tế vào những năm 2008-2009. Những nước khác, kể cả Tây Âu, mà làm chuyện đó thì coi như thúc đẩy lạm phát phi mã ngay lập tức.
Bài báo sau đây rất hay của một chuyên viên kinh tế thuộc Quỹ Oppenheimer phần nào giải thích tại sao chúng ta nên bớt lo lắng về công nợ của Mỹ;
Xin cảm ơn quý vị.
Lý Văn Quý