*13

 

NHỮNG PHƯỜNG GIÁ ÁO, TÚI CƠM SÁ GÌ !

CUỘC ÁM SÁT PHAN NGỌC, CON TRAI PHAN ĐÌNH PHÙNG

 

        Người Tàu có câu:

 “ Trên trời có Thiên đàng, dưới đất có Tô Hàng”, lại thêm có câu “ Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu”. Sau lại có người sửa ra là “ Lấy vợ ở Tô châu” và từ câu này nhạc sĩ Phạm Duy viết ca từ  “ Sống trong lòng người đẹp Tô châu...”

       Hàng Châu được xếp trong danh sách mười thành phố đẹp nhất Trung quốc với nhiều danh lam thắng cảnh trong đó phải kể Tây Hồ được coi là hồ đẹp nhất nước với các hàng liễu rủ quanh,ngả mình soi bóng trên mặt hồ xanh biếc, hồ này còn có hai con đê mang tên hai thi sĩ Tô Đông Pha và Bạch Cư Dị vì đó là công trình của hai ông. Gần Tây Hồ còn có mộ của nàng Tiểu Thanh mà Nguyễn Du sau khi biết câu chuyện hồng nhan đa truân của nàng đã nhỏ lệ, cảm hứng làm bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký mà than rằng:

       Bất tri tam bách dư niên hậu / Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? / Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

        Hàng Châu còn có các đồi trà xanh bạt ngàn, nổi tiếng tứ xứ là trà Long Tỉnh và những vườn dâu xanh ngắt, sản xuất ra tơ lụa đẹp óng ả, mềm mại, êm ả tuyệt vời. Ngay phía Bắc Hàng Châu là sông Tiền Đường, nơi mà Kiều đã nhảy xuống toan tự tử. Con sông này nổi tiếng là có các cơn sóng rất hung dữ vào mùa trung thu, cao tới 10 m.

       Tất cả các danh lam thắng cảnh trên của Hàng Châu đã thu hút danh nhân tài tử kéo tới Hàng Châu hàng năm cả triệu triệu du khách, nhất là vào dịp hội hoa đăng.

       Khi đó, nhằm ngày rằm tháng giêng Nhâm Tuất (1922), theo phong tục Hàng Châu là nhân dịp Tết nguyên tiêu có tổ chức lễ hội Hoa đăng. Trong liền một tuần từ 12 tới 18, nhà nhà đua nhau treo trước cửa đủ các loại đèn sắc màu rực rỡ, sáng trưng cho mọi người cùng thưởng ngoạn, đám trẻ con thì tấp nập  đánh trống, tưng bừng rước đèn đi khắp phố phường. Đêm nguyên tiêu là đêm chủ yếu, đèn nhiều hơn, sáng hơn, màu sắc rực rỡ hơn; người đi xem cũng đông hơn, vui hơn và trang phục đẹp hơn. Phụ nữ thường ít ra phố ban đêm nhưng trong đêm nguyên tiêu không bị cấm cửa nên được dịp đổ ra đầy đường tạo thành một cảnh tượng dập dìu tài tử giai nhân rất sinh động.

       Tết Nguyên Tiêu khởi thủy từ đời Hán Văn Đế, nguyên là ngày đăng quang của nhà vua nên toàn dân ăn mừng treo đèn, kết hoa. Thời nhà Đường, tại Trường An số đèn có lần lên tới hơn 50.000 chiếc, chồng cao hơn 7 thước làm sáng rực cả một khu trong kinh thành. Tới nhà Tống, lại có thêm tục ăn bánh trôi.

       Lễ Nguyên Tiêu còn gọi là lễ Trạng Nguyên vì vào ngày đó nhà vua mời các tân trạng nguyên tới vườn Thượng Uyển dự tiệc, rồi ngắm hoa và làm thơ.

       Cũng trong dịp này, dân cúng đổ xô tới chuà tụng kinh Dược sư, cầu xin phước lành vì họ tin rằng lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng.

       Phan Bá Ngọc, một phong lưu công tử, lúc bấy giờ đang sống ở Thượng Hải, tuy ngày đêm miệt mài trong những cuộc mua vui bên cạnh các cú nường, cũng không thể bỏ qua ngày hội rằm nguyên tiêu tại Hàng Châu. Thường lệ mỗi khi tới Hàng Châu y bao giờ cũng tìm tới nhà Hồ Học Lãm để đánh mạt chược.

       Thời ấy phụ nữ còn kín cổng cao tường, ít khi ra khỏi khuê phòng nhưng tục lệ lại cho phép họ được đánh mạt chược một cách thoải mái dù với khách lạ và nhà vợ chồng Lãm mỗi khi tổ chức mạt chược lại thường mời đông đàn bà, con gái tham dự nên ai nấy đều cảm thấy rất thích thú.Tiếng xoa các quân bài mạt chược loạc xoạc có đêm kéo dài tới gần sáng.

       Tối hôm ấy sau khi đã cơm no rượu say và đánh bài xong mấy gió, mọi người bàn tán nên đi chơi đâu. Bá Ngọc vội bói bài, nhắm mắt lại rút ra một quân mạt-chược thì trúng nhằm quân “Tây”, Lãm cười vui, “ Vậy thì bọn mình đi ra Tân Thị Trường, nó nằm ở phía Tây.” Mọi người vội chạy vào phòng sửa soạn, thay y phục, ai nấy đều phấn khởi. Tại nhà Lãm lúc đó còn một người khách nữa tên Tản Anh tức Lê Hồng Sơn đã ở chơi gần cả tháng nhà Lãm. Sơn không biết chơi mạt chược nhưng cũng đòi đi dự hội hoa đăng và còn tự nguyện bồng con cho gia chủ.

       Tân Thị Trường vốn là chốn phồn hoa đông vui nhất Hàng Châu, lại còn có một miếng đất rất rộng gọi là Vận Động Trường Công Chúng, cứ đến ngày tết thì công chúng đổ ra đấy rất đông để hưởng cái thú chen vai thích cánh và cũng là nơi để trai gái hẹn hò nữa. Chung quanh Vận Động Trường treo la liệt không biết cơ man nào là đèn, đủ cỡ lớn nhỏ, đủ màu sắc rọi chiếu lên trời lóng la lóng lánh làm lu mờ cả ánh trăng rằm. Người ta còn đua nhau đốt pháo khiến bọn thiếu nữ xúm lại xem rất náo nhiệt, vòng trong vòng ngoài. Lại có chỗ, các người làm xiệc tài tử tới trổ tài, dù vụng dù giỏi cũng được hoan hô, tán thưởng vỗ tay rầm rầm. Ngọc quan sát địa hình, địa vật thấy chỗ đốt pháo có nhiều cú-nường nên kéo mọi người lần tới xem tuy phải chen lấn khá chật vật một hồi mới tới được.

       Bá Ngọc cũng mua pháo đốt để lôi kéo đám con gái tới thêm đông nhưng hắn vừa cúi xuống châm ngòi thì bỗng dội lên đùng đùng vài tiếng và hắn ngã gục xuống. Tiếng đùng đùng không phải là tiếng pháo mà là tiếng súng nổ. Mọi người chạy tán loạn, bán sống bán chết. Vợ chồng Lãm cùng Tản Anh, trên tay vẫn bồng đứa nhỏ cũng chạy lẫn trong đám đông. Lãm mấy lần tính quay lại xem Ngọc thế nào nhưng đám người chạy ra qúa đông, cứ đẩy Lãm càng ngày càng xa rồi không biết lối nào trở lại chỗ cũ nữa.

        Cảnh sát lát sau tới hiện trường, chỉ biết đã xảy ra cuộc ám sát mà không biết sát thủ là ai trong số cả hàng mấy chục ngàn người đang bỏ chạy một cách hỗn độn gần như náo loạn. Mấy hôm sau các báo Hàng Châu nhận được một lá thư ký tên “ Một thanh niên Việt Nam” nói rõ lai lịch người chết và lý do  bị thủ tiêu vì đã làm mật thám cho Pháp.

       Phan Bá Ngọc là con của nhà cách mạng Phan Đình Phùng, tên khai sinh là Phan Đình Cừ, hồi nhỏ luôn theo sát cha ở trong quân, nổi tiếng là thông minh và can đảm. Đầu tháng 7.1906 Phan Bội Châu gặp Ngọc tại Quảng Đông vừa từ trong nước ra theo phong trào Đông du, giới thiệu Ngọc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Năm 1909 Nhật thi hành hiệp ước ký với Pháp, trục xuất những người Việt Nam hoạt động chống Pháp nên tất cả những người trong phong trào Đông Du và Duy Tân Hội phải rời khỏi Nhật, riêng Bá Ngọc lên Bắc Kinh gặp Hồ Học Lãm cũng là trong phong trào Đông du rồi cả hai theo học trường quân sự Bảo Định Quân Quan Học Hiệu, một trường võ bị rất nổi tiếng mà Tưởng giới Thạch trước cũng từng học tại đây.

       Sau khi tốt nghiệp, Lãm nhậm chức sĩ quan trong quân đội THDQ còn Ngọc làm cho Chiết Giang Quân Sự Biện Tập Sứ và hai người vẫn tiếp tục liên lạc với nhau. Khi Lãm đổi về Hàng Châu thì cứ vài ba tháng Ngọc lại từ Thượng Hải tới ở chơi vài ba ngày. Năm 1916 Lê Dư, một thành viên Đông du, đầu thú rồi làm việc cho Pháp, gài bẫy bắt Ngọc trong tô giới Anh tại Thượng Hải rồi giải về Việt Nam. Được toàn quyền Albert Sarraut chiêu dụ, Ngọc bắt đầu làm việc cho Pháp và lãnh nhiệm vụ sang Nhật thuyết phục Cường Để với chiêu bài Pháp Việt đề huề. Ngọc cũng hai lần giới thiệu đại diện của chính quyền thực dân Pháp tới gặp Phan Bội Châu. Mưu sự bí mật này bị phát hiện và các phần tử cách mạng e Ngọc sẽ ảnh hưởng tới ông Châu nên bàn tính cách trừ khử, kết quả Ngọc bị đền tội như trên do Tản Anh tức Lê Hồng Sơn, một thành viên của Thanh Niên Cách Mạng Đoàn, một tổ chức của Phan Bội Châu và Cường Để, sau khi đã được sự đồng ý của Kỳ Ngọai Hầu và được chính Cường Để trao súng cho. Lê Hồng Sơn sau vụ ám sát đã trả lại khẩu súng cho Cường Để và báo cáo sự việc.

 

CHÚ GIẢI:

- Nhan đề mượn hai câu thơ trong Truyện Kiều: Phong trần mài một lưỡi gươm/ Những phường giá áo, túi cơm sá gì...

- Lê Hồng Sơn (1899-1933), quê Nam Đàn, Nghệ An, năm 1920 tham gia VNQPH của Phan Bội Châu, năm 1923 cùng Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu tổ chức Tâm Tâm Xã cũng thuộc VNQPH và sau khi cùng Phạm Hồng Thái ám sát hụt toàn quyền Merlin, trốn về Thái Lan rồi sang lại Trung quốc hoạt động, gia nhập Thanh Niên Cách Mạng Đồng chí Hội của cộng sản. Ông bị bắt tại Thượng Hải, giải về Vinh và bị kết án tử hình năm 1933.

- Hồ Học Lãm sang Trung Hoa trong phong trào Đông Du, là người thành lập tại Nam Kinh năm 1936, Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh Hội, bị con rể là Lê Thiết Hùng khuyến dụ ngả theo cộng sản, có công lớn với cộng sản trong việc tranh đoạt các cơ sở như hội Việt Minh cùng với các cán bộ quốc gia và thông báo các tin mật của Trung hoa Quốc dân đảng cho cộng sản Trung quốc và Việt Nam.

- Phan Bội Châu viết trong hồi ký, “...Ngọc còn nhỏ tuổi mà thông minh, anh tuấn. Lúc tôi còn ở nước nhà đã có dịp gặp gỡ, phơi trải ruột gan cùng Phan quân, nay gặp nhau ở chốn tha hương, tôi vui mừng được gặp một bạn tri kỷ...”

- Cường Để khi được tin Ngọc đã bị ám sát, nói, “ Ngọc vốn là người có học, có tài, chỉ vì chí khí bạc nhược, tư tưởng sai lầm mà đến kết cục như vậy, thật đáng tiếc...”

- Phan đình Phùng (1847-1895) sinh quán Đức Thọ, Hà Tĩnh, đậu Cử nhân 1876, năm sau đậu Đình Nguyên, làm quan qua các chức tri huyện, Ngự sử đô sát viện, Tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Hà Tĩnh, kháng chiến chống Pháp 10 năm, bị tử thương ngày 28.12.1895.

Khi Phan đình Phùng chết 1895, Phan phu nhân ra đầu thú với con còn nhỏ là Phan Đình Cam và con bà chính thất là Phan Đình Cừ.

  Phan Đình Cừ là học sinh trong phong trào Đông du, đổi tên là Phan Bá Ngọc. Khi Nhật thoả hiệp với Pháp năm 1907, Phan Bội Châu và tất cả các học sinh Đông du bị trục xuất và lưu lạc sang Tầu. Bá Ngọc bị Lê Dư, cũng là học sinh Đông du, sau làm việc cho Pháp lừa bắt trong tô giới Anh tại Thượng Hải rồi giải Bá Ngọc về Việt Nam như đoạn trên đã kể.

 - Bài viết trong chương này dựa theo bài của Nguyễn Thượng Huyền đăng trong Bách Khoa số 73 và các tài liệu trên mạng.

- Việt Nam, bị ảnh hưởng của văn hoá và phong tục Trung quốc nên nhiều điạ phương  cũng tổ chức tết Nguyên Tiêu và hội hoa đăng, vừa treo đèn, vừa thả đèn xuống sông. Hội An cũng tổ chức hội hoa đăng mỗi năm rất thành công và thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước trong dịp này.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Trong chương XIII này, nhà văn Hoàng Xuân Thảo đưa chúng ta lại Hàng Châu vào những năm sau Đệ Nhất Thế Chiến.

Hoàng Xuân Thảo dẫn chúng ta đi chơi trong lễ hội Tết Nguyên Tiêu tại Hàng Châu với 1 số các cựu sinh viên Việt Nam Đông Du bên Nhật và khi Nhật không cho họ trú ngụ th́ họ sang Trung Hoa, sống tại Vùng Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu.

Tết Nguyên Tiêu là tên gọi văn hoa của Rằm Tháng Giêng của ta.

Trong Lễ Hội này th́ Phan Đ́nh Cừ aka Phan Bá Ngọc bị Lê Hồng Sơn ám sát chết. Sau đó vài năm th́ Lê Hồng Sơn trở thành người quan trọng nhất nh́ trong Đảng Cộng Sản Đông Dương sau Hồ Chí Minh.

Bài viết này cho ta thấy là các sinh viên Việt Nam Đông Du từ Nhật Bản sang Trung Hoa có một đời sống phong phú, ăn chơi, trai gái, mặt chược thường xuyên.

Bài viết cũng cho biết Phan Bá Ngọc bị Lê Dư (làm việc cho Mật Thám Pháp) bắt cóc tại khu vực Anh của Thượng Hải.

Tôi nghi ngờ sự chính xác của tin này v́ luật pháp cư giới Anh rất nghiêm ngặt, không phải bất cứ ai cũng có thể vào đó để bắt cóc người.

Tôi nghĩ Lê Dư đă khuyên, tŕnh bầy lợi hại, kêu gọi “chiêu hồi” Phan Bá Ngọc về hợp tác với Pháp.(rất nhiều người “Đông Du” về hợp tác với Pháp)

Có rất nhiều huyền thoại về Phong trào Đông Du và các sinh viên VN Đông Du bị tra tấn, hành hạ, tù tội một cách vô cùng khốn khổ.

Trong luật pháp của nước Pháp, đi ra khỏi nước để du học không hề là một vấn đề hinh sự, nhà nước không thể bắt bớ người ta, bỏ tù được,

Nhất là khi người ta chưa hề có hành  động phá hoại an ninh của chính phủ Thuộc Địa.

Mật Thám, theo luật pháp, có quyền mời du sinh lên thẩm vấn, đe doạ, nhưng không thể bắt tù đầy người du sinh.

Nhân Vật Lê Dư là một nhân vật có tiếng, ông có tên viết văn nổi tiếng là Sở Cuồng, một trong nhưng người có tiếng , tài hoa, viết trong Nam Phong Tạp Chí.

Những tác phẩm của ông , những bài luận văn của ông trong Nam Phong Tạp Chí về văn học, các bài tranh luận của ông với Phan Khôi về Quốc ngữ là những tác phẩm hết sức giá trị.

Đă nhiều thập niên, trước,  tôi có đọc bài ông viết trong Nam Phong về con cháu Hoàng Tử Lư Long Tường thế kỷ XI hiện giờ  là một gia đ́nh quư phái bực nhất Triều Tiên.

Lê Dư là người đầu tiên cho ta biết chuyện này từ thập niên 20 thế kỷ trước.

Lê Dư cũng là Nhạc Phụ của Học Giả Vũ Ngọc Phan ( Nhà Văn Hiện Đại) , học giả Hoàng Văn Chí (tác giả Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc ) và Thiếu Tướng Nguyễn Sơn (ông tướng Tư Lệnh Liên Khu 4 & 5 ,  phong lưu, lăng mạn, người che chở cho Nguyễn Hữu Loan (đồi tím hoa sim)  Phạm Duy, Hà Thượng Nhân, Quang Dũng, Hồ Dzếnh  và nhiều người khác nữa)

Thời đầu thế kỷ XX, nhiều sinh viên Việt Nam Đông Du, từ Nhật sang Trung Hoa , thường hay ở lại bên Tầu, lấy vợ Tầu, và hoàn toàn nhập tục vào xă hội Trung Hoa.

 

https://svqy.org/2019/3-2019/truyenthoai/frame/truyenthoai13-14_files/image001.jpg

Tết Nguyên Tiêu – Hội Hoa Đăng

https://svqy.org/2019/3-2019/truyenthoai/frame/truyenthoai13-14_files/image002.jpg

Tết Nguyên tiêu tại Hội An

   https://svqy.org/2019/3-2019/truyenthoai/frame/truyenthoai13-14_files/image003.png

Sóng sông Tiền Đường

 

 

         *14

 

THAN THỞ NGƯỜI SAU TRƯỚC/ VINH HOA MAU CHÓNG TAN

(Tiền hậu cánh thán tức / Phù vinh hà túc trân)

QUẢNG CHÂU: PHIÊN NGUNG, KINH ĐÔ CỦA NAM VIỆT

 

       Tháng 9.1924 theo đơn thỉnh cầu của Quốc với lý do cần thiết tổ chức một cơ sở cộng sản Đông Dương, ông được Manuilsky, trưởng ban Đông Phương với sự đề nghị và ủng hộ nhiệt thành của Vera Vasilieva, phụ trách về nhân viên, đồng ý cho đi Quảng Châu nhưng lại chỉ chịu trả chi phí di chuyển mà thôi còn sau đó Quốc phải tự túc.

       Chuyến đi về Á châu này, Nguyễn Ái Quốc rất phấn khởi vì ông đã được trang bị một số vốn liếng về chủ nghĩa Marx-Lenin đồng thời được chỉ dẫn cách thức tổ chức các đoàn thể hay đảng phái, biết vận động và tuyên truyền quần chúng.

       Quốc rời Moskva tháng 10, tới Vladivostok bằng xe lửa rồi đáp tàu thủy Nga tới Quảng Châu ngày 11.11.1924.

       Có ba lư do khiến Hồ Chí Minh chọn năm 1924 sang Trung Quốc hoạt động cách mạng.

       Lý do thứ nhất là Điạ Lợi: Hồ Chí Minh sau khi đến Liên Xô, đă tin tửơng rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai cách mạng giai cấp vô sản dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản, mới có thể giải phóng nhân dân Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Ông còn cho rằng, phải t́m đến một địa điểm gần Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi, sớm thực hiện mục tiêu về nước lănh đạo phong trào cách mạng.

       Lư do thứ hai là Thiên Thời: từ sau năm 1924, h́nh thức cách mạng Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn. Tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đă thành lập Chính phủ cách mạng, mời được đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Tháng 1.1924, Trung Hoa Quốc dân Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lănh đạo của Tôn Trung Sơn, đă xác định chính sách " liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". Những người cộng sản Trung Quốc mà Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lôi cũng đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung Quốc.

       Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là "Moskva phương Đông", thu hút rất nhiều những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Hồ Chí Minh tin rằng, ở Quảng Châu lúc này, kết hợp sự tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với sự thực hiện mục tiêu vận động cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả.

       Lư do thứ 3 là Nhân Hoà: Quảng Châu khi đó đã là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng đến từ Việt Nam. Họ là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối, nhất là nhà cách mạng Phan Bội Châu, đã tổ chức "Việt Nam Quang Phục Hội" ở Quảng Châu và một tổ chức ngọai vi cho các thanh niên cấp tiến là "Tâm tâm xă". Nguyễn Ái Quốc nhằm mục tiêu đầu tiên là nhân lực mà tổ chức có thể cung ứng nhân lực cho ông không gì tốt hơn bằng Tâm Tâm Xã của Phan bội Châu. Trước khi tới Quảng Châu, Quốc đã moi được từ ông Châu danh sách 14 người trong tổ chức của ông Châu.

       Dưới đây là vài dòng về điạ lý và lịch sử Quảng Châu, một trong vài ba trung tâm hoạt động chính yếu của các nhà cách mạng Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu và là cái nôi của đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

       Quảng Châu, nằm trong lưu vực sông Châu Giang, xưa tên gọi là Phiên Ngung, tới năm 207 TCN (Trước Công Nguyên) trở thành kinh đô nước Nam Việt, nhà Triệu. Khi nhà Hán thôn tính nước Nam Việt và chia ra làm 9 quận vào năm 111 TCN thì Phiên Ngung trở thành một tỉnh lỵ cho mãi tới hiện nay, tuy nhiên tới năm 1918 mới mang tên chính thức là Quảng Châu.

       Quảng Châu, ngoài tên nữa là Dương Thành, còn có tên là Hoa Thành vì tại đây có hơn 60 loại hoa, nở rộ cả bốn muà nhờ khí hậu thích hợp. Về ẩm thực, Quảng Châu nổi tiếng về các món ăn ngon miền Hoa Nam, được ưa chuộng cả trong lẫn ngoài nước.

       Quảng Châu rất tiện lợi cho việc giao thông và thương mại vì ngoài sông Châu Giang là con sông lớn thứ tư tại Trung quốc, còn là nơi tụ hợp cuả ba con sông Bắc Giang, Đông Giang và Tây Giang. Riêng sông Tây Giang có hai hợp lưu là sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng đều chảy qua Cao Bằng và Lạng Sơn.

        Sông Châu Giang, phiá bắc cửa sông là Hương Cảng, phía Tây Nam là Ma Cao, còn là dòng sông Phạm Hồng Thái đã trầm mình tự tử sau khi ám sát hụt toàn quyền Merlin tại Hương Cảng như ta đã biết. Phần mộ ông được tổng đốc Quảng Đông Hồ Hán Dân xây trong Hoàng Hoa Cương cùng 72 liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc cách mạng Tân Hợi 1911.

       Quảng Châu không những từng là kinh đô của nước Nam Việt mà tại đây người ta còn khám phá ra lăng mộ Triệu Văn Đế tức Triệu Mạt – kế nghiệp Triệu Vũ Đế là Triệu Đà – với 11.465 cổ vật, là di tích của người Bách Việt TCN cùng với xương của 15 người chôn theo vua.

Nhà Triệu truyền được 5 đời vua như sau:

 

·         Vũ đế (203-137 TCN)

Năm 206 TCN, nhà Tần sụp đổ, các bộ tộc Bách ViệtQuế LâmTượng quận trở nên xa rời hơn với Trung Nguyên. Theo truyền thuyết, thủ lĩnh An Dương Vương ở phía nam đă thành lập vương quốc Âu Lạc, khoảng năm 179 TCN, Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc của An Dương Vương, chia đất Âu Lạc làm 2 quận Giao ChỉCửu Chân rồi sáp nhập vào Nam Hải, Quế Lâm, Tượng quận, lập thành nước Nam Việt năm 204 TCN, định đô ở thành Phiên Ngung tức Quảng Châu bây giờ và tự xưng Nam Việt Vương, sử quen gọi là Triệu Vũ Vương/Triệu Vũ Đế.

Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ đă cử Lục Giả đến Nam Việt với hi vọng lấy được sự trung thành của Triệu Vũ Vương. Sau khi đến nơi, Lục Giả gặp Triệu Vũ Vương và được cho là đă thấy Triệu Vũ Vương đón tiếp ông trong trang phục và phong tục của người Bách Việt. Điều đó khiến cho Lục Giả nổi giận. Lục Giả quở trách Triệu Vũ Vương, chỉ ra rằng ông là người Hoa Hạ chứ không phải người Việt, và nên giữ cách ăn mặc cùng lễ nghi của người Trung Nguyên, không được quên truyền thống của tổ tiên ḿnh. Lục Giả ca ngợi sức mạnh của nhà Hán và cảnh báo một vương quốc nhỏ như Nam Việt chống lại nhà Hán sẽ là liều lĩnh. Sau khi đe dọa giết thân thích của Triệu Đà ở đất Hán và phá hủy mồ mả tổ tiên, cũng như ép buộc dân Bách Việt phế truất ông, Triệu Vũ Vương đă quyết định nhận con dấu của Hán Cao Tổ và quy phục nhà Hán. Mặc dù chính thức là một nước chư hầu của nhà Hán nhưng Nam Việt dường như không mất đi quyền tự chủ trên thực tế.

·         Văn đế (137-125 TCN)

Năm 137 TCN, Triệu Đà mất v́ tuổi cao (ước khoảng hơn 100), trưởng nam của ông – Trọng Thủy - vốn đă mất từ trước – cùng với Mỵ Châu - v́ vậy cháu của Triệu ĐàTriệu Mạt hay Triệu Hồ trở thành vua Nam Việt, tức Triệu Văn Đế.

Triệu Văn Đế tỏ ḷng biết ơn đến Hán Vũ Đế cùng lời hứa ông sẽ lai kinh triều kiến Hán Vũ Đế. Sau đó, Triệu Văn Đế cử hoàng tử Anh Tề đến Trường An cùng Nghiêm Trợ làm con tin. Sau hơn một thập kỷ trị v́, Triệu Văn Đế đổ bệnh và qua đời khoảng năm 125 TCN.

·         Minh đế  (125-113 TCN)

Sau khi nghe tin cha đổ bệnh nặng, Triệu Anh Tề nhận được sự chấp thuận từ Hán Vũ Đế quay trở về Nam Việt. Sau khi Triệu Văn Đế băng hà, Triệu Anh Tề lên ngôi vua Nam Việt, tức là Triệu Minh Vương. Trước khi được phái đến Trường An, Triệu Anh Tề đă kết hôn với một người đàn bà Nam Việt và có một con trai tên là Triệu Kiến Đức. Trong khoảng thời gian Triệu Anh Tề sống ở Trường An, ông lại cưới một người đàn bà Hàm Đan (có lẽ v́ quê hương của Triệu Đà cũng ở vùng đó). Họ đă có một con trai tên là Triệu Hưng. Ông đă chủ động xin Hán Vũ Đế lập người vợ Hán thành Vương hậu và Triệu Hưng thành Thế tử, việc làm này cuối cùng đă mang đến thảm họa cho Nam Việt. Ông mất khoảng năm 113 TCN.

·         Ai đế  (113-112 TCN)

Triệu Hưng lên ngôi, tức Triệu Ai Vương, mẹ là Cù thái hậu tham chính. Hán Vũ Đế sai sứ giả An Quốc Thiếu Quư, vốn là người t́nh cũ của Cù thái hậu, sang thuyết phục Nam Việt nội phục nhà Hán. Cù thái hậu lại cùng Thiếu Quư tư thông và muốn thuận theo nhà Hán, nhưng Thừa tướng người ViệtLữ Gia phản đối. Năm 112 TCN, Lữ Gia đem quân đánh vào cung, giết chết Cù thái hậuTriệu Ai Vương, lập anh của Triệu Ai Vương là Triệu Kiến Đức lên ngôi, tức là Triệu Thuật Dương Vương.

·         Dương đế  (112-111 TCN)

Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế sai Dương Bộc, Lộ Bác Đức đem đại quân sang đánh. Vua Triệu là Thuật Dương Vương Kiến Đức và Thừa tướng Lữ Gia lần lượt đều bị bắt và bị hại (111 TCN). Nước Nam Việt từ đó thuộc về  nhà Hán.

       Dưới đây là một phần trong bài khảo cứu vô cùng giá trị của BS Nguyễn Xuân Quang về Bảo tàng viện Nam Việt Vương tại Quảng Châu : (bacsinguyenxuanquang@wordpress.com)

 

                 https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2011/07/btv-navv-1.jpg?w=269&h=369

                H́nh mặt trời đứng trên cao nhất của mặt tiền Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương, Quảng Châu.

“...Ngay cổng chính Bảo Tàng Viện, trên cao nhất có h́nh mặt trời. Đây là biểu tượng của Bách Việt, Người Mặt Trời. Hiển nhiên Nam Việt là một thành phần của Bách Việt. Không một viện bảo tàng nào khác của Trung Quốc có để mặt trời tại ngay cổng chính. Lưu ư mặt trời ở đây có nọc tia sáng là mặt trời nọc Việt thái dương. Có hai loại nọc tia sáng cho thấy mặt trời nọc tia sáng này có khuôn mặt lưỡng hợp ṇng nọc, âm dương của nhánh mặt trời nọc thái dương. Cả hai loại nọc tia sáng đều có đầu bằng (không nhọn) cho biết thuộc ngành nọc âm thái dương mặt trời êm dịu. Nọc tia sáng dài biểu tượng cho phía dương c̣n nọc tia sáng ngắn h́nh tam giác ngược biểu tượng cho phía âm.

Mặt trời này cho biết Nam Việt có con dân hay bị ảnh hưởng của văn hóa ngành nọc âm Thần Nông thái dương của Bách Việt. Nói một cách khác là thuộc phía Tầy Thái Lạc Việt ngành Lạc Long Quân Chấn thái dương.

 Trên một bức tường mặt ngoài Bảo Tàng Viện cũng có một kiến trúc mô phỏng lại h́nh con thuyền trên một thạp đồng loại Đông Sơn t́m thấy trong mộ Nam Việt Vương Triệu Mạt (Hồ) tức Văn Đế.

   https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2011/07/btv-navv-20001.jpg?w=640&h=233

       Những thuyền này là những thuyền phán xét linh hồn giống như các thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Tuy nhiên cách diễn đạt đă thể điệu hóa nhiều và có nhiều điểm b́nh dân học vụ hơn như ở thân thuyền bên trái có khắc h́nh bốn chiếc trống đồng loại trống tượng Nước h́nh nồi úp Nguyễn Xuân Quang IV hay Heger IV là trống biểu của tộc mặt trời Nước Chấn thái dương ứng với Lạc Long Quân cho biết thuyền này thuộc tộc mặt trời Nước Chấn (sẽ có một bài viết về những con thuyền trên thạp này).

       Chiếc thạp loại Đông Sơn này cùng loại với các thạp đồng Đông Sơn t́m thấy ở Việt Nam như thạp Đào Thịnh, Hợp Minh… Các thạp đồng thường dùng làm vật cải táng chôn các phần quan trọng của con người như đầu hay tro than sau khi hỏa táng hay dùng làm vật tùy táng, hộ mệnh cho các linh hồn về cơi hằng cửu hay được tái sinh, v́ thế trên mặt thạp thường diễn tả cảnh liên hệ với Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo. Chiếc thạp này có các hoa văn loại của đại tộc Đông Sơn và các h́nh thuyền phán xét linh hồn mang nét đặc thù của văn hóa lưỡng hợp ṇng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng, nguyên lư căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch ṇng nọc, cốt lơi của văn hóa Bách Việt. Điểm này cho thấy văn hóa Hoa Hán của Nam Việt đă bị Việt hóa. Văn hóa Hoa Hạ, Tần, Hán của dân du mục, vơ biền không có văn hóa thuyền phán xét linh hồn.Vương biểu chính của Triệu Mạt là một mặt ngọc thạch h́nh Rồng-Phượng t́m thấy đặt ở mắt phải của ông ta.

https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2011/07/img_6011.jpg?w=640&h=750

 Mặt ngọc thạch h́nh Rồng-Phượng, Vương biểu chính của Triệu Mạt

        Mặt ngọc này được các nhà khảo cổ học Trung Quốc chọn làm biểu hiệu (logo) cho Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương này. Mặt ngọc gồm có hai ṿng tṛn đồng tâm tức hai ṇng, thái âm nước. Ṿng trong có h́nh gọi là rồng. Vành ngoài có h́nh chim gọi là phượng đứng trên một chân rồng. Phần c̣n lại là h́nh thái sóng cuộn to, tṛn đầu nước và h́nh sóng cuộn lửa nhỏ, nhọn đầu. Ta thấy rơ chim-rắn (rồng) là lưỡng hợp nước lửa Tiên Rồng đi đôi với các h́nh sóng cuộn mây nước- lửa chớp cũng là dạng lưỡng hợp ṇng nọc, âm dương.

       Ở đuôi rồng có h́nh đĩa tṛn trong có h́nh móc nước. Theo duy dương đĩa tṛn này là mặt trời nước, c̣n theo duy âm là mặt trăng hay không gian âm nước.  Đĩa tṛn này cũng cho thấy Triệu Mạt nghiêng về nhánh mặt trời Nước ngành Thần Nông-Lạc Long Quân. Lưu ư con rồng ở đây rất lớn là chủ thể ở tâm điểm của vương biểu trong khi chim phượng nằm ṿng ngoài nhỏ con hơn. Điểm này cho thấy văn hóa Nam Việt nghiêng về nước Rồng mang tính chủ tức bị ảnh hưởng của Lạc Việt. Điểm này cũng thấy rơ là vành ngoài của vương hiệu có những h́nh mây cuộn lớn, cường điệu cho thấy ngành nước thái dương mang tính chủ.  Mây nước là chủ thể trang trí của Nam Việt thấy khắp nơi như trên chiếc áo quan Triệu Mạt.

https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2011/07/img_5944.jpg?w=640&h=482

H́nh mây nước trên chiếc áo quan bọc ngoài bằng sơn mài của Triệu Mạt

 Con rồng ở đây cũng có sừng h́nh móc nước sóng cuộn là con rồng nước thuộc loại rồng Lạc Long Quân. Ta cũng thấy con rồng c̣n mang h́nh bóng của con giao long có cốt cá sấu Việt như không có hai sừng mang gạc hai mấu nhọn, lưỡi không lè ra (lưỡi cá sấu dính sát vào hàm dưới).

 Rồng giao Việt cá sấu Việt thấy rơ hơn qua cái ấn vàng của Triệu Mạt.

 https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2011/07/untitled-1-copy3.jpg?w=640

 Chi tiết rồng giao long trên ấn vàng (Treasures from the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).

 

       Ta thấy rất rơ con rồng này mang h́nh dạng cá sấu mơm to, hai tai to như hai sừng mang âm tính, có vẩy cá sấu, chân ba móng. Đuôi cuộn h́nh móc nước. Đây là rồng nước giao long của Giao Việt khác hẳn với rồng long Trung Hoa.

Con chim gọi là chim phượng ở đây cũng mang h́nh bóng chim tổ của Đại Tộc Việt là con chim Ŕu, chim Việt mỏ cắt.

 Chim phượng trong vương biểu Rồng-Phượng của Triệu Mạt có mỏ rất lớn như mỏ ŕu và có mũ sừng, đây chính là con chim mỏ Ŕu, chim Việt mỏ Cắt vật tổ của ngành mặt trời thái dương Viêm Đế.

       Xác của Triệu Mạt được cho mặc một chiếc áo liệm bằng ngọc thạch gồm 2.291 thẻ ngọc ráp lại, cột bằng sợi tơ lụa. Theo quan niệm xưa các vua chúa được liệm trong áo ngọc thạch v́ tin là ngọc thạch giữ cho xác không bị luỗng thối.

       Trong mười bộ áo liệm bằng ngọc thạch t́m thấy ở Trung Quốc, bộ áo này là bộ áo lâu đời nhất được kết bằng sợi tơ lụa. Điều này cho thấy tơ tằm có rất sớm trong văn hóa Bách Việt.

https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2011/07/img_5952.jpg?w=640&h=482 XXác Triệu Mạt được liệm bằng chiếc áo bằng ngọc thạch ráp lại (ảnh của tác giả).

      

       Hiển nhiên văn hóa Lạc Việt mặt trời nước c̣n thấy rơ trong văn hóa Nam Việt. Lịch sử của người Tráng/ Zhuang cũng đă ghi lại là nước Nam Việt được người Tráng/ Zhuang hỗ trợ cho tới khi Nam Việt suy tàn vào năm 111 TCN  (Lạc Việt Tráng/ Zhuang).

       Ngoài nhiều dụng cụ bằng đồng, đặc biệt nhất là chiếc nồi ba chân bằng sắt kiểu đặc thù Việt.  Chiếc nồi sắt kiểu đặc thù Việt là mẫu vật bằng sắt lớn nhất t́m thấy ở vùng Lĩnh Nam này cộng chung với 190 dụng cụ bằng sắt t́m thấy trong lăng mộ cho thấy Nam Việt đă có một kỹ thuật cao trong việc tôi luyện đúc đồ sắt.

       Trong lăng mộ không t́m thấy trống đồng mà chỉ có thạp đồng Đông Sơn v́ thạp đồng như đă nói ở trên liên hệ với mai táng trong Vũ Trụ giáo. Tuy nhiên ở những nơi khác ở Quảng Châu dĩ nhiên cũng t́m thấy trống đồng. Đặc biệt nhất là t́m thấy một chiếc trống bằng gốm làm theo kiểu trống đồng.     

https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2011/07/btv-navv-5.jpg?w=640&h=658

        Trống đồng bằng gốm này cũng giống trống đồng bằng đất sét là chứng tích hùng hồn cho thấy trống đồng không phải làm ra với chủ đích dùng làm bộ gơ trong âm nhạc mà là trống mang ư nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.

       Tóm lại những chứng tích khảo cổ học t́m thấy ở lăng mộ Triệu Văn Đế cháu của Triệu Đà Vũ Đế cho thấy Nam Việt vẫn c̣n giữ nguyên cốt lơi của Bách Việt và văn hóa Tần Hán đă bị Việt hóa. Triệu Mạt nghiêng về ngành ṇng âm thái dương Thần Nông Lạc Long Quân của Bách Việt, Người Mặt Trời...”

CHÚ GIẢI:

Nhan đề mượn hai câu thơ của Lý Bạch do Trần Trọng San dịch

 - Các sử gia Việt Nam cũng có hai quan điểm khác nhau về Triệu Đà tức Triệu Vũ Vương và nước Nam Việt:

        Các sử gia các triều phong kiến, tới cận đại là Trần Trọng Kim coi triều đại Triệu Vũ Vương là một triều đại Việt Nam chính thống, tuy vẫn phải triều cống Hán triều nhưng vẫn giữ được hoàn toàn nền độc lập.

        Đứng trên quan điểm này có:

       Đại Việt Sử Ký                       Lê Văn Hưu

       An Nam Chí Lược                  Lê Tắc

       Bình Ngô Đại Cáo                  Nguyễn Trãi

       Đại Việt Sử Ký Toàn Thư      Ngô Sĩ Liên

       Khâm định Việt Sử                Quốc sử Quán

       Việt Nam Sử Lược                 Trần Trọng Kim

An Nam Chí Lược còn cho Triệu Vũ Vương là người đem lễ giáo và sự học tới Việt Nam trước Sĩ Nhiếp.

       Các sử gia hiện đại coi Triệu Đà, quê tại Hà Bắc là người Hán, Triệu Đà cũng tự nhận vậy cho nên nước Nam Việt vẫn là thời kỳ Việt Nam bị Hán đô hộ. Những người có lập trường này gồm có:

       Phan Huy Lê – Ngô Thì Sĩ – Đinh Gia Khánh – Đào Duy Anh ...

Truyền thống dân gian cũng coi Triệu Đà là người phương bắc đã xâm lấn nước Âu Lạc và gọi quân Triệu là giặc.

- Đinh Gia Khánh là Viện trưởng Viện Văn học Dân gian.

- Hồ Chí Minh trong cuốn “ Lịch sử Nước ta ” bằng thơ lục bát viết:

                   Triệu Đà là vị hiền quân

                   Quốc danh Nam Việt, trị dân năm đời...

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương XIV của “Truyền Thoại Triều Đại Hồ Chí Minh” dẫn dắt chúng ta về thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông, Miền Nam nước Tầu.

Quảng Châu sau thời kỳ triều Đại Nam Việt Quốc của Triệu Đà th́ không có quan trọng ǵ nhiều trong lịch sử Trung Hoa cho tới năm 1911 Tân Hợi khi BS Tôn  Dật Tiên lập bản doanh tại Quảng Châu để khởi sự cuộc cách mạng chống nhà Măn Thanh.

Hoàng Xuân Thảo bỏ rất nhiều th́ giờ viết và giảng nghĩa cho chúng ta những chi tiết về Triều Đại Triệu Đà, đóng đô tại Quảng Châu/Phiên Ngung  với những tài liệu lịch sử của 5 đời vua Triệu.

Theo ư kiến hết sức nông cạn của tôi th́ Sử Gia Lê Văn Hưu đời nhà Trần đă làm một quyết định sai lầm khi ông nhận Triệu Đà vào Chính Sử Việt Nam, trong khi đó, trên thực tế, Triệu Đà chỉ là một người Trung Hoa xâm lăng nước ta.

Các người thế hệ sau như Nguyễn Trăi,  Ngô Sĩ Liên cho tới Trần Trọng Kim đều lập lại cái lầm lịch sử này.

Sự kiện Trọng Thuỷ lấy con gái An Dương Vương và sang Giao Châu sống với nhà vợ, rồi cuối cùng phải tự tử v́ Mỵ Châu bị An Dương Vương chém chết. cho ta thấy vào thời điểm đó, nước ta ( và miền Nam nước Tầu Quảng Đông & Quảng Tây) vẫn theo Mẫu Hệ.

Chồng phả́ về gia đ́nh vợ ở Rể sinh sống.

Hai trăm năm sau, chế độ mẫu hệ hãy c̣n tại nước ta khi Thi sách đến ở trong gia đ́nh nhà vợ Trưng Trắc.

Nhà Khảo Cứu Cổ Học BS Nguyễn Xuân Quang - mà tôi vô cùng kính trọng -  viết và được Hoàng Xuân Thảo trích lại trong chương này :  người Bách  Việt là “Người Mặt Trời”  và các thuyền chạm trổ trên trống và thạp Đông Sơn là những con “Thuyền  Phán Xét Linh Hồn”

Lời tuyên bố này làm tôi thắc mắc nhiều.

Bách Việt từ thời Chiến Quốc, tuy chưa đến 100 bộ lạc, nhưng cũng có rất nhiều bộ lạc sinh sống khắp vùng Lĩnh Nam cho tới Giao Chỉ.

Mỗi bộ lạc này có một cá tính riêng và ta hơi “bạo tay” khi nói người Bách Việt là Người Mặt Trời.

Nếu nói riêng về Việt Nam th́ là sự kết hợp của Âu Việt và Lạc Việt.

Tổ tiên ta thường nhận dân tộc ta là “con Rồng, cháu Tiên” chứ không nói là “người mặt Trời”, hay “con Mặt Trời”

Con cháu “mặt trời”  th́ phải nói tới người Nhật Bản mà truyền thuyết họ tự hào là con cháu của “Thái Dương Thần Nữ”.

Sự kiện Nam Việt Quốc truyển ngôi được 5 đời cho chúng ta 2 giả thuyết:

1)    Trọng Thuỷ đă có vợ con tại Phiên Ngung trước khi sang Giao Chỉ lấy Mỵ Châu. Người con này sau đó kế nghiệp Triệu Đà.

2)    Triệu Đà có con trai khác hoặc lớn hơn Trọng Thuỷ, hoặc nhỏ hơn Trọng thuỷ. Con cháu các người này về sau làm Vua Nam Việt trên một thời gian lâu dài.