Thơ Hoàng Xuân Thảo

CHÙM THƠ THÁNG 4

 

I.ĐỊÊP KHÚC THÁNG TƯ

 

Tháng Tư! Tháng Tư lại trở về

Với tiếng ve sầu kêu ve ve...

Vết thương năm cũ chưa lành lặn

Lại tấy mủ lên, đau tái tê.

 

Tháng Tư! Tới chết không quên được

Dâu bể một cơn chợt đổi đời

Văn minh đã thua loài man rợ (*)

Thời kỳ “đồ đểu” đã lên ngôi.

 

Tháng Tư! Chiêng trống khua inh ỏi:

“Sài Gòn giải phóng kể từ đây”

Mà sao ai nấy đều kinh hãi

Nhìn cộng quân như lũ củi hùi?

 

Tháng Tư! Nón cối nhe răng dọa

Lộp bộp dép râu nện sỗ sàng

Hòn ngọc Viễn đông đang ngời sáng

Đổi sang ủ rũ một màu tang.

 

Tháng Tư! Sài Gòn đau như hoạn

Thương xót đàn con chạy tứ tung

Ngay cả cột đèn mà đi được

Thì cũng khuyên nhau vượt biển đông.

 

Tháng Tư! Tràn dâng niềm uất hận

Mạt tướng kia chưa đánh đã hàng

“Trí thức” cháy nhà ra mặt chuột

Trở cờ đón chủ mới lăng xăng.

 

Tháng Tư! Hãy cùng nhau tưởng niệm

Anh hùng, hào kiệt đã hi sinh

Từng lập bao chiến công hiển hách

Trao ta bó đuốc sử quang vinh.

 

Tháng Tư! Hãy giơ cao bó đuốc

Sáng ngời ngời át cả muôn sao

Cho tới lúc thân tàn, sức kiệt

Lại trao tay thế hệ mai sau

 

Tháng Tư! Hãy đứng lên khảng khái

Đừng ngồi than thở phận lưu vong

Xưa ta đã một thời múa kiếm

Nay tới thời múa bút xung phong.

 

Múa bút lên! Lời lời dao chém

Bọn Việt gian: vạch mặt thẳng thừng

Bọn Bành trướng: âm mưu lột tẩy

Rồi ta sẽ thắng trận sau cùng.

 

Dù Việt Cộng sống thêm ngắc ngoải

Một hai chục năm có nghiã gì

So với chiều dài của lịch sử

Bốn ngàn năm văn hiến uy nghi.

 

Múa bút lên! Vững niềm tin tưởng

Cờ Búa Liềm sẽ rách tả tơi

Cờ Chính Nghĩa tung bay khắp nước

Hòn Ngọc Viễn Đông lại sáng ngời.

 

*Lời của cán bộ Dương Thu Hương khi theo Cộng quân vào Sài Gòn

 

 

Trong h́nh ảnh có thể có: 1 người

Nỗi buồn Tháng 4 – Tranh Nguyễn Sơn

II. NGƯỜI LÍNH CUỐI CÙNG

Cảm đề tấm hình “Người Lính Cuối Cùng ”của Nguyễn Đạt

 

 

 

 

Không! Quyết không giã từ võ khí !                

Cộng quân dù lớp lớp bao v                          Cộng quân dù lớp lớp bao vây

Tướng tá dù ùn ùn bỏ chạy                               

Gầm gừ ghìm hai súng hai tay

 

Không! Quyết không giã từ võ khí !    

Sài Gòn dù lửa khói tan hoang

Chiến hữu dù tan hàng tứ tán

Vẫn ngẩng đầu cất bước hiên ngang.

 

Đêm nao nhớ lại nghe truyền hịch     

Theo việc đao cung, xếp bút nghiên

Anh ngạo nghễ lên đường nhập ngũ  

Cánh chim bằng thoả chí bình sinh.

 

Anh đánh đẹp thay trận cuối cùng!

Vòng đai Xuân Lộc vững như đồng

Lệnh như sét đánh kêu buông súng

Đồng đội ôm nhau lệ tủi hờn.

 

Ngoài chiến tuyến màn trời, chiếu đất

Đường trường chinh rong ruổi, xông pha

Anh/ Súng không rời nhau nửa bước

Tình càng nồng mặn lúc sa cơ

 

Tháng Tư lúc nhúc quân cờ đỏ

Lưả bốc, đạn bay, cảnh hãi hùng

Ghìm súng thản nhiên đi giữa phố

Với tôi, anh đúng một ANH HÙNG.

 

Này hỡi anh! Người lính cuối cùng

Vẫn đi trong điệu bước kiêu hùng

Thế nước dù gặp cơn mạt vận

Còn ngời sử chiếu tấm lòng son

 

Xin cám ơn người lính cuối cùng

Nêu gương khí phách giống Tiên Rồng

Cho tôi tin tưởng rồi mai mốt 

Cờ Tự Do phần phật cố hương

 

 

III. ÁO TÍM THÁNG TƯ

            Xót xa lá cỏ vương mùi tóc

            Tà áo bay về, nhớ suốt đêm

                        Đinh Hùng

 

Đi ngang trường em cũ

Vào đúng lúc tan trường

Áo ai bay trong gió

Lòng vu vơ buồn vương.

 

Thơ thẩn dưới hàng me

Lối cũ đón em về

Mất dấu cơn lửa loạn

Không một lời từ ly.

 

Hồn anh thường tấy mủ

Mỗi năm cuối tháng tư

Phượng trường rưng rưng đỏ

Bóng chim vẫn mịt mù…

 

Anh: ra tù Cải tạo

Đời tàn, rách tả tơi

Sống cùng loài sâu bọ

Đâu còn thân phận người?

 

Được tin em: đất khách

Đã có người đón đưa

Vòng tay anh còn ấm

Hơi hướm người tình xưa.

 

Hỡi người em áo tím

Chừ bên nớ bình minh

Bên ni chiều tắt lịm

Mãi ôm một bóng hình...

 

Người em áo tím – Tranh Nguyễn Sơn

 

 

IV. THÁNG TƯ  ĐỔI ĐỜI

 

Lão đang làm công chức

“ Giải phóng” bắt đi đầy

Vùng kinh tế tự túc

Cùng hai đứa cháu thơ.

 

Con trai: một “ cải tạo”

Mút muà chẳng ngày về

Một: nghiã vụ quân sự

Bỏ xác Kam-pu-chia.

 

Con dâu vội “ đổi đời”

Bỏ con, theo cán bộ

Lão than: “ Tội nghiệp nó

Cũng vì cơm áo thôi!

 

Giữa đồng hoang, cỏ cháy

Trơ trụi một thân già

Sớm đào rồi tối cuốc

Ê ẩm hai bàn tay

 

Lòng nhủ lòng “ hồ hởi”

Trời thương họa tình may

Nuôi được hai cháu nội

Rau cháo cho qua ngày.

 

Ngờ đâu trời độc địa

Mìn nổ, mắt choá loà

Đành chống gậy, giắt cháu

Mò về khu phố xưa.

 

Nước mất, nhà cũng tan

Lão loanh quanh Bến Thành

Xin người qua, kẻ lại

Bố thí chút từ tâm

 

Đảng muốn đẹp thành phố

Suốt ngày cứ đuổi sua

Măc lão cùng lũ nhỏ

Sống cầu bất, cầu bơ...

Hỡi ôi! Thiên đường đỏ!

Lão chép miệng thở dài:

“ Sống dở, chết cũng dở

Được Địa ngục còn may!

 

Chúng huênh hoang: Giải phóng

Nói lái thật tuyệt trần ”...

Lão làm bộ nhăn nhó

Xoa xoa dưới đũng quần...

 

Thấy tôi lộ thương cảm

Mắt loà ngó trước sau

Nhoè nhoẹt dòng lệ cạn

Nắm tay tôi, thì thào:

 

“Cậu ơi! Nếu không có

Chuyện Tháng Tư đổi đời

Thì lão đâu khốn khổ

Tới ra nông nỗi này!

 

Ôi! Tiên sư chúng nó

Nói dối như cuội thôi

Nếu không vì sắp nhỏ

Lão chết quách cho rồi”

 

Tôi muốn an ủi lão:

(Hay tự an ủi tôi?)

Nước qua cơn bĩ cực

Sẽ tới hồi thái lai.

 

Mặt lão đang ủ rũ

Bỗng nở nụ cười tươi

Ngước nhìn trời, hớn hở

Tơ tưởng một ngày mai...

 

 

V. TRÚNG PHONG

Từ phòng mạch lết ra

Một lão trông buồn thảm

Tay chống trên cặp nạng

Bước chân duỗi, chân co.

 

Lão đứng hỏi thăm đường

Ngọng nghịu chẳng ai hiểu

Miệng cười trông như mếu

Ánh mắt dại mông lung.

 

Ông thầy vừa cho hay

Bệnh trúng phong, đột qụy

Phương thuốc thần hiệu nhất

Là vận động, phục hồi.

 

Lão phải tập đi đứng

Tập cất nhắc chân, tay

Tập cong môi, uốn lưỡi

Như đứa trẻ lên hai.

 

Tội nghiệp cho lão quá!

Lần thứ hai vào đời

Bạc đầu còn lóng cóng

Ngây dại trước mọi người.

 

Hỡi ôi! Người tị nạn

Khác gì bị trúng phong

Thêm thương nhà, nhớ nước

Lòng nát bấy như tương!

 

 

Nguyễn Sơn – Nỗi Buồn Tháng Tư

VI. VỊÊT NAM NƯỚC TÔI NHƯ THẾ ĐẤY

            Việt Nam nước tôi như thế đấy

            Hỏi vì sao? Thật khó trả lời

            Điều nghịch lý hoá thành chân lý

            Coi đương nhiên những chuyện ngược đời.

 

            Nước tôi bốn ngàn năm dựng nước

            Bao tiền nhân đổ máu hi sinh

            Nay bỗng có “hậu sinh khả ố”

            “ Cha già dân tộc” nhận quàng xiên.

 

            Nước tôi có “Đỉnh cao trí tuệ”

            Suy tôn chủ nghĩa Mác lỗi thời

            “Mâu thuẫn là nguyên do phát triển”

            Lại chủ trương một đảng mà thôi.

 

            Bọn chúng nó mồm loa, mép giải

            Giới công nông: lãnh đạo tối cao?

            Thợ thuyền lo chạy ăn từng bữa

            Nông dân : bị đất chiếm, nhà cào.

            Chúng lột xác thành tư bản đỏ

            Lên xe xuống ngựa vẻ nghênh ngang

            Miệng thì nói chỉ là đầy tớ

Của nhân dân đang cảnh lầm than.

            Người người phải còng lưng nộp thuế

            Cả một đời khổ cực triền miên

            Khi cửa quan có việc lui tới

            Phải biết làm “ thủ tục đầu tiên”.

 

            Chúng khoác lác tự do tôn giáo

            Công an: sư giả khoác cà-sa

            Tượng Phật vào chùa đâu chẳng thấy?

            “Bác Hồ” ngồi tót sỗ sàng thôi!

 

            Chúng còn ra mặt đạo đức giả:

            Tham nhũng diệt trừ tận thâm căn

            Chỉ đập nhì nhằng vài muỗi tép

            Bí thư chẳng chạm tới lông chân.

            Nhà thương ba bốn người một chiếu

            Trường học thiếu lớp, thiếu thầy cô

            Vẫn thi nhau xây đài tưởng niệm

            Lãnh tụ mặt dầy đáng trát tro.

 

            Nước tôi cả trăm ngàn tiến sĩ

            Giáo sư ra ngõ gặp cả bầy

            Mà dân vẫn nghèo nàn, đói rách

            Nước thì lạc hậu chẳng bằng ai!

 

            Nếu có kẻ hãy còn liêm sỉ

            Muốn sống không nô lệ ngọai bang

            Chúng gán ngay, “ Thế lực thù địch”

            Và tống liền vào trại “ Tập trung”.

 

Việt Nam nước tôi như thế đấy

Biết bao điều nghịch lý khôn cùng

Khi nghĩ tới cười ra nước mắt

Ngậm ngùi trước bao cảnh tang thương!

 

Hãy bảo nhau thắp một ngọn nến

Hơn ngồi trong bóng tối than van

Hãy lên tiếng đồng thanh tố cáo

Bọn Hán nô bán nước buôn dân.

 

Vận nước đang trong cơn bĩ cực

Dù vài chục năm nghiã gì đâu

Cộng sản tất có ngày sụp đổ

Cờ Tự Do lại sẽ bay cao.

Tranh Nguyễn Sơn – Vòng xoáy cuộc đời

Trịnh Cung: Những cuộc hoá thân Tháng Tư

VII.

 

AI NHỚ NGÀN NĂM MỘT NỖI MỪNG   AI NHỚ NGÀN NĂM MỘT NỖI BUỒN

THƠ CỦA DU TỬ LÊ    (?) *                               THƠ HỌA CỦA HOÀNG XUÂN THẢO
(viết về 30.4.1975)                                          (viết về cùng ngày 30.4.1975)

 

Tháng tư đă đến rừng chưa thức             Tháng tư sập xuống, đêm thao thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường                 Vận nước nổi trôi tới cuối đường
Có môi, không nói lời ly biệt                      Đàn chim vỡ tổ bay biền biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia                 Và mắt u buồn hơn mộ bia.

Tháng tư nao nức chiều quên tắt             Tháng tư hấp hối theo chiều tắt
Chim bảo cây cành hăy lắng nghe            Loa bảo dân rằng hãy lắng nghe
Bước chân giải phóng từng khu phố        Nối vòng tay lớn, ra đường phố
Và tiếng chân người như suối reo            Chào đón quân về, cất tiếng reo.

Tháng tư khao khát, ngày vô tận             Tháng tư uất hận đời vô tận
Tôi với người riêng một góc trời              Tôi với người đâu đội một trời
Làm sao ngựi biết trời đang sáng          Đêm buồn ảm đạm, trời không sáng      
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi                        Tù ngục, gông cùm sẽ đợi tôi.

Tháng tư sum họp người đâu biết            Tháng tư chia cách người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ            Kinh hãi hồn tôi: đỏ bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí               Sao vàng, liềm búa, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự mỗi nơi                          Tôi ngán người về khắp mọi nơi.                        

Tháng tư binh mă về ngang phố               Tháng tư nón cối về đầy phố
Đôi mắt nh́n theo một nỗi mừng             Dân chúng thờ ơ chẳng chút mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa                       Dép râu giẵm nát đời nhung lụa
Tôi với người chung một bóng cờ            Tôi với người riêng một lá cờ.

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa         Tháng tư nắng úa hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi          Đầy cọng cỏ gai trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn                      Sao người bắt bớ bao bè bạn
Tôi cũng như người: Một nỗi vui              Lếu láo: toàn dân một nỗi vui?                 


Tháng tư chăn gối nồng son, phấn           Tháng tư chăn gối hờn son phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương      Đâu bóng người chung một tấm gương
Thịt, xương đă trả hờn sông, núi              Tập trung “ cải tạo” miền rừng núi
Tôi với người, ai mang vết thương?        Cả xác lẫn hồn toạc vết thương!

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ                  Tháng tư rồi sẽ đời đời nhớ
Rừng sẽ v́ tôi nức nở hoài                         Em sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai ngu sẽ như bia mộ                          Mắt buồn ảm đạm hơn bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi                 Biết tới bao giờ sống lứa đôi?


Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!         Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền      Hận nợ non sông chưả đáp đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng         Nổi trôi vận nước như cơn mộng
Mưa đă chờ tôị Mưa...đă ........mưa       Mưa ngập lòng hay lòng đã mưa?

***                                                                 ***

 

Mai kia sống với vầng sao ấy                    Mai mốt sống cùng vầng sao ấy
Người có c̣n thương một bóng ai           Gieo bao sầu khổ, cảnh bi ai
Góc phố c̣n treo ngời lănh tụ                   Góc phố còn treo hình lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?                Ai mãi hận thù một bóng ai?

 

 

*Bài thơ này thoạt đầu được nói là của Du Tử Lê, sau có người lên tiếng cải chính

 rằng không phải tuy nhiên giọng điệu, lời lẽ và hơi thơ thì rất giống của Du Tử Lê.

 Du Tử Lê đã được các văn nô Việt Cộng tổ chức cho ra mắt một tập thơ tại Việt Nam.

 

Trong h́nh ảnh có thể có: thực vật

Tháng Tư Buồn – Tranh Nguyễn Sơn