Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

           *15

 

.

TÒ VÒ MÀ NUÔI CON NHỆN

LÝ THỤY CHIẾM ĐOẠT TÂM TÂM XÃ / TÂN VIỆT THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐOÀN của PHAN BỘI CHÂU và biến thành VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI của CỘNG SẢN

 

 

       Nguyễn Ái Quốc - bây giờ là Lý Thụy, nhưng các đồng chí Liên-Xô thường gọi  là Nilopski - sau khi tới Quảng Châu, phải viết thư cầu cứu Quốc tế Cộng sản nhiều lần, nêu lên các khó khăn trong cuộc sống và xin được trợ giúp về tài chánh, vì Quốc muốn dành thời giờ hoàn toàn cho hoạt động cách mạng. Trong thư, Quốc thường chấm dứt bằng “ Lời chào cộng sản” chứng tỏ Quốc là người cộng sản trung kiên và “chân lý ấy không bao giờ thay đổi cả.”

       Nhờ sự kêu ca này Quốc được giúp cách sinh nhai bằng giao cho làm việc phiên dịch trong cố vấn đoàn của chính phủ Liên Xô, do Borodin lãnh đạo, bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên dưới đây là tài liệu của đảng CSVN dù lúc đó ông chưa được giao nhiệm vụ chính thức nào cả và ngay cả cái Cục Phương Nam cũng chỉ hiện hữu trong sự tưởng tượng của mấy sử gia đỏ mà thôi:

       “...Trong những năm 1925-1927, khi công tác tại Trung Quốc, Bác là Ủy viên Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản. Bề ngoài, Bác đóng vai phiên dịch tại văn pḥng đồng chí Borodin, lúc đó đang là cố vấn của bác sĩ Tôn Dật Tiên, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc. Trương Thái Lôi khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, nhưng công khai th́ đóng vai trưởng pḥng phiên dịch, người giúp việc và là cố vấn của đồng chí Borodin...”

       Tại Quảng Châu, Quốc tiếp tục viết bài đăng báo với nhiều bí danh khác nhau như Lu, Vương Sơn Nhị, Trương Nhược Trung cho các báo chí cộng sản hay thiên tả, có khi giả danh một phụ nữ Trung Hoa viết Thư Từ Trung Quốc ký tên Loo Shing Yan, nữ đảng viên Quốc Dân Đảng. Ông cũng gửi báo cáo đều đặn cho các tổ chức cộng sản và lưu ý họ rằng “ Tôi bây giờ là một người Trung quốc tên Lý Thụy chứ không phải người An Nam tên Nguyễn Ái Quốc nữa”.

       Thụy lúc đó thân cô, thế cô, đã khôn khéo tìm cách bắt liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động tại Trung quốc, trong đó đáng kể nhất là Phan Bội Châu. Trong báo cáo cho ban Đông Phương ngày 22.12.1924 ông viết như sau:

 

       “...Ông ấy không biết gì về chính trị, lại càng không biết việc tổ chức quần chúng; tôi đã giải thích cho ông ấy hiểu sự cần thiết của tổ chức và sự vô ích của những hoạt động không có cơ sở. Tuy nhiên, ông ấy đã trao cho tôi một bản danh sách với địa chỉ của 14 người Việt Nam đã cùng ông ấy hoạt động bấy lâu...”

        Thật là một dịp may bằng vàng và một món quà vô giá bất ngờ cho Thụy, đang chân ướt chân ráo, chưa có cơ sở và nhân lực thì ông Phan đã đem dâng cho ông một danh sách các người họat động cách mạng chẳng khác chi mỡ để trước miệng mèo.

       Trong danh sách này đa số là thành viên của Tâm Tâm Xã, một tổ chức ngọai vi của VNQPH còn gọi là Tân Việt Thanh niên Cách mạng đoàn để chiêu dụ những người có tư tưởng cấp tiến, không thuộc đảng phái nào vì VNQPH thường bị cho là quá bảo thủ và là hội của những người già lạc hậu.

        Lý Thụy vớ được của bở, tìm cách liên lạc, khoe mình là cán bộ QTCS rồi giở thủ đoạn tuyên truyền, lôi kéo các cán bộ cốt cán như Hồ Tùng Mậu, Lê Thiết Hùng, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ, Lê Quang Đạt, Trương Văn Lênh, Phạm Hồng Thái, Phùng Chí Kiên, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Long, Nguyễn Sơn, vơ lấy Tâm Tâm Xã của Phan Bội Châu và đổi tên ra là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội trong một buổi họp do chính Lâm Đức Thụ chủ toạ vào năm 1925, gồm chín thanh niên đầu tiên là:

1. Lê Hồng Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.             2. Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên, Nghệ An.

3. Hồ Tùng Mậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An.         4. Lê Quang Đạt, Nam Đàn, Nghệ An.

5. Vương Thúc Oánh, Nam Đàn, Nghệ An.   6. Lưu Quốc Long, Thanh Chương, Nghệ An.

7. Trương Vân Lĩnh, Nghi Lộc, Nghệ An.       8. Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

9. Lâm Đức Thụ, Kiến Xương, Thái B́nh.

        Cuộc chiếm đoạt trắng trợn này được Cộng Sản Quốc tế đánh giá cao và cho đó là hạt nhân từ đó có thể nẩy sinh ra đảng Cộng sản Việt Nam. Thật vậy, ngay trong VNTNCMĐCH Lý Thụy còn bí mật tổ chức Cộng Sản Đoàn lúc đầu gồm 5 người là Trần Phú, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ rồi dần dà kết nạp thêm một số người như Nguyễn Văn Lợi, Phan Trọng Bình, Phan Trọng Quản, Nguyễn Ngọc Ba, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xuân Hồng, cả con rể của Phan Bội Châu là Vương Thúc Oánh (vợ là Phan Thị Cương). Trước năm người này mới chỉ có hai người Việt Nam cộng sản  là Nguyễn Ái Quốc và Bùi Lâm nhưng thuộc đảng CS Pháp..

          Về điều kiện gia nhập VNTNCMĐCH, điều lệ ghi rơ:

       "...Người Việt Nam nào từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, tán thành mục đích, chương tŕnh và kỷ luật của Hội và được hai hội viên giới thiệu, th́ được gia nhập Hội sau khi được chi bộ đồng ư.

       Hội tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Hội gồm có 5 cấp: Trung ương bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ hay thành bộ, huyện bộ và chi bộ. Chi bộ là đơn vị tổ chức cơ sở. Tổng bộ là cơ quan lănh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Tổng bộ đầu tiên gồm các đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Sơn v.v., trụ sở bộ đặt tại Quảng Châu. Hội cho xuất bản Báo Thanh niên và tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng về chính trị, tổ chức.

        

Việc xuất ngọai của các học viên tới Quảng Châu tham dự lớp huấn luyện.

       Phan Bội Châu và VNQPH không những đã cung cấp cơ sở và nhân lực cho phe đảng Lý Thụy tại Quảng Châu mà còn cả đường dây đưa người từ trong nước sang Quảng Châu. Thật vậy, trong nước lúc đó dân chúng chỉ biết tới ông Phan với phong trào Đông Du. Các cán bộ của Lý Thụy khi về nước cũng chỉ tuyên truyền là sẽ đưa người trong nước sang Tàu hoạt động cách mạng khiến đa số cũng nghĩ là mình hoạt động trong phong trào Đông du nên sẵn sàng hưởng ứng. Ngay cả đường dây đưa người, Lý Thụy vẫn dùng đường dây của Phan Bội Châu và những người trong đường dây cũng tưởng là mình đưa người trong phong trào Đông du. Một số người sang Quảng Châu rồi mới vỡ lẽ nhưng đã chót ném lao thì phải theo lao còn một số người sau khi thụ huấn song, không chịu gia nhập đảng cộng sản, trên đường về đều bị cộng sản thủ tiêu hoặc Lâm Đức Thụ đưa danh sách, hồ sơ và hình ảnh cho Pháp bắt.

       Dưới đây là một đường dây của VNQPH mà phe Lý Thụy đã sử dụng theo tài liệu của Đảng:

       “... Đinh Chương Dương là một nhà nho có uy tín v́ hoạt động yêu nước từ khi c̣n trẻ. Trong khoảng thời gian từ 1906-1915, tham gia Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân và phong trào chống thuế ở Thanh Hoá, ông đă bị kết án 3 năm tù và được ân xá vào dịp kỷ niệm Quốc khánh Pháp năm 1918. Suốt mấy năm 1919-1923, ông đi vận động và tập hợp thanh niên yêu nước nhiều nơi (Nam Định, Thái B́nh, Sài G̣n, Phnôm Pênh).

Trong quá tŕnh hoạt động, Đinh Chương Dương thường hay lui tới ngôi nhà số 7 Bến Ngự, thành phố Nam Định v́ nơi đây đă từng là trạm liên lạc của Việt Nam Quang phục Hội (nhà này vốn của bà Ấm Kiểm, con gái Nguyễn Hữu Cương - một văn thân yêu nước tỉnh Thái B́nh).

Tháng 7-1925, Lê Hồng Sơn từ Quảng Châu (Trung Quốc) tới nhà số 7 Bến Ngự gặp Đinh Chương Dương đặt vấn đề chọn lựa thanh niên đi dự các lớp huấn luyện chính trị tại Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, họ đă chọn được 20 người của Thái B́nh, Nam Định, Thanh Hoá và chia làm hai đoàn lên đường xuất dương...”

       Theo Tạp chí XƯA và NAY cuộc đưa người từ trong nước sang Quảng Châu tiến hành đại thể như sau:

       “...Giữa năm 1926, về đến Vinh, Lê Duy Điếm, cựu học viên khóa I, trực tiếp gặp gỡ 5 thanh niên trí thức yêu nước trong tổ chức Hưng Nam của cụ Giải nguyên Lê Huân là Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Ba và Hoàng Văn Tùng. Tiếp đó, tại Vinh, Vương Thúc Oánh giới thiệu với Lê Duy Điếm 2 người nữa là Phan Trọng B́nh và Phan Trọng Quảng. Đồng thời, Nguyễn Văn Lộc (Hoàng Lùn) cũng giới thiệu thêm Nguyễn Văn Đắc và Nguyễn Văn Khang.

       Tháng 7-1926, đoàn xuất dương do Lê Duy Điếm tổ chức và dẫn đường khởi hành sang Quảng Châu. Đoàn gồm 10 người: Lê Duy Điếm, Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Phan Trọng B́nh, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Ngọc Ba, Nguyễn Văn Lợi, Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Văn Đắc và Nguyễn Văn Khang.

       Thượng tuần tháng 7, đoàn lên đường, chia làm ba tốp, xuất phát từ hai nơi: ga xe lửa Vinh và ga Thanh Hoá. Ngày 13-7-1926 cả đoàn gặp nhau tại khách sạn Nam – Lai số 95 phố Hàng Lọng trước cửa ga Hàng Cỏ (Ngôi nhà cũ ba tầng của khách sạn vẫn c̣n nhưng mang biển số nhà 107 đường Lê Duẩn). Đoàn ở lại Hà Nội một ngày, sáng 15.7 lên xe lửa xuống Hải Pḥng. Đến Hải Pḥng, đoàn ở tại khách sạn Việt Nam Lâu phố Hàng Cháo để thăm thú t́nh h́nh và chờ tàu thuỷ đi Mũi Ngọc chiều 16.7.  Đường từ Mũi Ngọc lên Móng Cái dài 15 cây số, không có ô tô, các đồng chí đi bộ. Trần Phú vốn người gầy yếu (năm đó 22 tuổi), Phan Trọng Quảng 17 tuổi, trẻ và khoẻ nhất đoàn xách hộ va li cho ông để ông đi người không đỡ mệt. Các anh rảo bước đi theo Điếm, nhưng mới đi được một quăng th́ thấy ở đằng xa một toán lính đang đi lại. Mọi người quẳng hết cặp, va-li lại chạy băng qua cánh đồng, vượt đồi Phổ Xíu Lẻng tới bờ sông nhảy xuống nước lội sang bờ bên kia. Tới chỗ nước sâu gần lút cổ th́ gặp đ̣ của trạm liên lạc ở bến đ̣ Nà Sáo Tụ bên bờ Bắc sông Bắc Luân sang đón. Tám người nhanh chân chạy trước được lên đ̣ qua biên giới an toàn. Tôn Quang Phiệt và Hoàng Tùng chạy chậm, chưa kịp tới bờ sông th́ bị lính biên pḥng bắt.

       Như vậy, khoảng 5 giờ chiều 17.7.1926 tám người của đoàn xuất dương, trong đó có Trần Phú đă vượt biên an toàn tới trạm liên lạc của Tổng bộ tại bến đ̣ Nà Sáo Tụ bên bờ Bắc sông Bắc Luân, một con sông biên giới, bên này là Móng Cái đất Việt Nam, bên kia là Đông Hưng đất Trung Quốc.

       Chủ nhân ngôi nhà tranh nhỏ, nơi làm trạm liên lạc của Tổng bộ, là gia đ́nh ông Đỗ Phát Khang (tức ông Cộc), một người Việt Nam yêu nước quê gốc ở xă Xuân Ninh huyện Móng Cái. Ông theo gia đ́nh sang Đông Hưng từ năm 16 tuổi, năm 1926 ông 57 tuổi. Ông đă tham gia Việt Nam Quang Phục Hội Việt Nam Quang Phục Quân của cụ Phan Bội Châu. Từ năm 1923 ông được giao phụ trách cửa ngơ liên lạc với trong nước ở Đông Hưng. Sau khi Hội VNTNCMĐC thành lập, Tổng bộ vẫn sử dụng trạm liên lạc này. Ông nuôi một con cộc (tức chim cốc) để nó giúp bắt cá, v́ lẽ đó, các đồng chí thường qua lại nơi đây gọi ông là ông Cộc. Người chèo đ̣ ra giữa sông Bắc Luân đón đoàn là Đỗ Đức Nghiệp con trai cả ông Cộc năm đó 21 tuổi

       Ngày 18.7.1926, Lê Quang Đạt (tức Hoàng Cao) và Ả Sần (tức Trần Đức Hoa), hai cán bộ của Tổng bộ được Nguyễn Ái Quốc phái từ Quảng Châu về Đông Hưng t́m đến trạm liên lạc Nà Sáo Tụ đón đoàn. Lê Quang Đạt trong bộ quân phục sĩ quan quân đội Trung Quốc đưa 8 đồng chí tới trại lính Tiêu Lâu Lĩnh ở trên một ngọn đồi nằm bên bờ sông Bắc Luân ngay cạnh thị trấn Đông Hưng.

       Ngày 19.7, tám đồng chí thay trang phục, đóng vai học sinh quân được tuyển đi học trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu. Ngày 20.7, cả đoàn rời trại lính đến ở khách sạn Thuận Hưng Lâu cũng ở thị trấn Đông Hưng.Trong thời gian ở khách sạn, cứ đến tối th́ Ả Sần đưa các đồng chí đi chơi phố. Để giữ bí mật, mỗi lần Ả Sần chỉ đưa hai, ba người, tốp này về, tốp khác mới đi. (Ả Sần tức Trần Đức Hoa, tên thật là Nguyễn Nhật Tân nguyên là thợ may, quê huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông đă xuất dương sang Trung Quốc từ năm 1912 hoạt động trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu. Tổng bộ giao ông cùng Lê Quang Đạt về Đông Hưng đón các đồng chí từ trong nước ra...”

      

       Từ tháng 6.1925 tới tháng 5.1927,Lý Thụy với tên là Vương Đạt Nhân và tư cách từ đây là lãnh tụ VNTNCMĐCH bắt đầu tổ chức các lớp huấn luyện chính trị tại nhà của vợ Lâm Đức Thụ là Lương Huệ Quần – còn có tên Lý Huệ Quần - tại số 248-250 đường Văn Minh, Quảng Châu với sự cộng tác của các cán bộ Liên Xô và Trung quốc như vợ chồng Borodin, Lưu Thiếu Kỳ, Liêu Trọng Khải cùng với các cán bộ Việt Nam như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ; chương trình học dựa theo chương trình của ĐHĐP nhưng đơn giản hơn, tuy vẫn chú trọng về chủ nghiã Marx- Lenin và các tổ chức cộng sản cũng như vận động quần chúng.

        Tại đây, Lý Thụy đã mở được ba khóa huấn luyện gồm 75 học viên:

       Khoá I (10 học viên): tiêu biểu có Ngô Chính Quốc, Lê Duy Điếm, Vũ Nam Hồng, Lý Mộng Sơn, 4 người họ Ngô, Trương, Chu, Hoàng và 2 người mất tên họ...

       Khoá II (15): có Trần Phú, Nguyễn Ngọc Ba, Phan Trọng Bình, Nguyễn Công Thu, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thiết Hùng, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Danh Tề và 3 người từ Xiêm là Lý Thế Hanh, Nguyễn Sinh Thản, Đặng Thái Thuyến.

       Khoá III (50): gồm Trần Văn Cung, Nguyễn Đình Từ, Phan Đăng Đệ, Võ Mai, Dương Hạc Đính, Hưng Nam, Phi Vân, Lạc Long, Ngô Việt, Thanh Tân, Điền Hải, Lê Duy Nghệ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Tường Loan, Vũ Trọng, Phạm Văn Đồng vv...

       Những học viên khác là Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Hoan vv...

       Những bài giảng sau đó được in chung trong cuốc sách tên là Đường Kách mệnh. Tiền chi phí cho mỗi học viên từ Đông Dương sang học rồi trở về tốn khoảng $200. Học viên thường góp một phần chi phí nhỏ, số thiếu hụt ban Huấn luyện phải tự lo bù lấy, may là chỗ ăn ở đã có sẵn tại nhà vợ Lâm Đức Thụ. Giả thuyết cộng sản lập mưu cho Pháp bắt Phan Bội Châu vừa được tiền thưởng vừa loại đựợc một địch thủ đang ở thế thượng phong rất là có lý vậy.

       Lý Thụy đồng thời tìm cách đưa cán bộ vào học trường võ bị Hoàng Phố như:

       Khoá II:  Lê Hồng Phong, Lê Quang Đạt, Vũ Hồng Anh

       Khóa III: Trương Vân Lĩnh

       Khoá IV: Nguyễn Sơn

       Khóa V:  Lê Thiết Hùng

Một số khác được giới thiệu đi học trường Đại Học Lao Công Đông Phương như Bùi Công Trừng, Trần Phú vv... hoặc phái về nước làm công tác liên lạc giữa hải ngoại và trong nước như Nguyễn Lương Bằng. Hội còn  cho xuất bản tờ Thanh Niên làm cơ quan tuyên truyền, trong đó Vương thường viết bài và lấy nhiều nhiều bút danh khác nữa như là Howang T.S, Nilopski, Vương Đạt Nhân, H.T vv...

       Từ cuối năm 1925, nhiều hội viên được cử về nước phát triển lực lượng. Năm 1927, các kỳ bộ lần lượt được thành lập; sau đó, nhiều tỉnh, thành đă lập được tỉnh bộ. Đến năm 1929, số lượng hội viên lên tới 1.700 người (?)

 

            https://media.baotintuc.vn/2013/01/30/18/53/T3-Tru-so-VNCMTN1.jpg

Trụ sở VNTNCMĐCH -  Quảng Châu 1926                 2012

 

 

       Đây là một bài viết cuả một phóng viên trong nước năm 2012, sau khi tới thăm trụ sở cũ của VNTNCMĐCH:

        “...Trường đào tạo cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam tọa lạc tại ngôi nhà số 248 và 250, phố Văn Minh, thành phố Quảng Châu, ở trong một khu phố lớn và yên tĩnh. Hướng dẫn viên bảo tàng kể, ngay sau khi nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949), Chính phủ Trung Quốc đă mua lại tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà này để làm di tích lưu niệm của cách mạng Việt Nam. Nhất là từ năm 1971, khi Thủ tướng Chu Ân Lai đến đây th́ ngôi nhà được bảo tồn và duy tu hàng năm. Chính quyền thành phố Quảng Châu cũng quyết định giữ nguyên hiện trạng cảnh quan của khu phố này nên đến đây có thể cảm thấy phần nào cái không khí xưa kia khi những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam được huấn luyện ở đây...

       Ngôi nhà có ba tầng. Tầng thượng không có mái che, ngày xưa dùng làm bếp. Hướng dẫn viên kể, khi đó nếu có mưa trong lúc đang nấu nướng th́ phải che ô. Tầng trên cùng này có lối thông sang các ngôi nhà bên cạnh và ở phía sau, pḥng khi có “động” là mọi người có thể tản về các căn nhà liền kề rút đi an toàn.

        Pḥng nghỉ của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhỏ xíu, chỉ vừa vặn kê đủ một chiếc giường cá nhân và lối đi vào. Vali phải để dưới gầm giường. Tầng giữa có nhiều pḥng. Pḥng rộng nhất dùng làm lớp học, kê bốn hàng bàn nhỏ. Những chiếc bàn cá nhân liền ghế bằng gỗ tạp, trải qua hơn hai phần ba thế kỷ đă xỉn màu cũ kỹ đă từng in hơi ấm những chiến sĩ đầu tiên của cách mạng Việt Nam khi ngồi học ở đây.

       Tôi nh́n bản danh sách thanh niên miền Bắc, miền Trung và Nam bộ dự các khóa huấn luyện đầu tiên ở số nhà 13, đường Văn Minh treo trên tường pḥng học thấy nhiều tên tuổi đă trở thành bất tử: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên... Theo bản danh sách th́ có 38 thanh niên miền Bắc, miền Trung và 20 thanh niên Nam bộ đă theo học ở đây những khóa đầu tiên. Trong 20 thanh niên Nam bộ th́ tỉnh có người theo học đông nhất là Mỹ Tho: 5 người. các tỉnh khác: Long Xuyên: 2, Sài G̣n: 2, Cần Thơ: 2, Vĩnh Long, Rạch Giá, Bến Tre, Cà Mau, Cao Lănh, G̣ Công mỗi nơi một người…

       Ngôi biệt thự ba tầng ở đường Văn Minh thành phố Quảng Châu những năm ấy trở thành “Trường huấn luyện chính trị” cho những người trong tổ chức Tâm Tâm xă và những thanh niên Việt Nam được lựa chọn đưa từ trong nước sang.
       Những lớp chiến sĩ ấy chính là những người đă tham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
..”                  

        Đàm Chu Văn

 

       Ngoài các hoạt động cho TNCMĐCH và đều đặn gửi báo cáo về tình hình Trung Hoa cho Quốc Tế Cộng Sản, Lý Thụy còn tham gia thành lập cũng trong năm 1925 Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Bị Áp Bức với hội trưởng là Liêu Trọng Khải, một cộng sự viên thân tín, khuynh tả của Tôn Dật Tiên đã chủ trương liên minh với đảng Cộng sản Trung quốc chống Nhật, còn Thụy được bầu làm bí thư kiêm ủy viên tài chánh và phụ trách phân bộ Việt Nam.

 

       Chuyến đi Tàu này phải công nhận là Lý Thụy với các thủ đọan bá đạo đã đạt được một kết quả rất quan trọng là chiếm đọat được một cơ sở với nguồn nhân lực hùng hậu từ VNQPH/Tâm Tâm Xã của nhóm cách mạng Phan Bội Châu để làm căn cứ và với nguồn nhân lực mới từ đó mở rộng phạm vi hoạt động.

       Lý Thụy có tầm mắt nhìn xa, trông rộng nên ông không chỉ riêng lo đào tạo các cán bộ đương thời mà còn chuẩn bị cho việc đào tạo các thế hệ tương lai nữa.

LÝ THỤY TRỒNG NGƯỜI

       Từ Phi Chít (Xiêm) về Quảng Châu c̣n có 8 em thiếu niên Việt Nam quê ở Trung Kỳ, phải lưu lạc sang Xiêm theo gia đ́nh tha phương cầu thực đã được Lư Thụy cho người đón nhận, nuôi nấng, chăm sóc, tổ chức các em thành một nhóm Thiếu niên tiền phong Việt Nam. Tất cả các em đều mang tên mới, cùng lấy họ Lư, coi như con cháu của Lý Thụy. Trong số đó có em Lê Văn Trọng, quê ở Hà Tĩnh, nay mang tên Lư Tự Trọng, được Lý Thụy dạy về địa lư và lịch sử Việt Nam, về nhiệm vụ công nghiệp Việt Nam và thiếu niên Việt Nam. Lý Thụy viết thư cho Ủy ban Trung ương Đội thiếu niên tiền phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin tại Moskva, bức thư sau:

       “Các đồng chí thân mến,

       Ở Quảng Châu (Trung Quốc) đây, chúng tôi có một nhóm thiếu niên Việt Nam. Các em tuổi từ 12 đến 15. Đấy là những thiếu niên cộng sản đầu tiên của nước Việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc Pháp áp bức. Ở Việt Nam mọi việc giáo dục bị ngăn cấm. Các em c̣n nhỏ nhưng đă chịu nhiều đau khổ. Các em để lại bố mẹ xa hàng ngh́n ki-lô-mét để tới Trung Quốc một cách bí mật. Nhiều em có cha mẹ bị người Pháp bỏ tù v́ để cho con ḿnh đi ra nước ngoài làm cách mạng.

       Khi chúng tôi nói cho các em nghe về cách mạng Nga, về Lê-nin, về các bạn, những học tṛ nhỏ người Nga của Lê-nin, các em rất thích, muốn đến nước các bạn để gặp các bạn và thật sự trở thành những học tṛ của Lê-nin như các bạn.

       Chúng tôi đă hứa với các em sẽ viết thư cho các đồng chí về vấn đề này. Vậy tôi viết thư này. Chúng tôi hy vọng rằng các đồng chí không từ chối nhận ba hay bốn đồng chí nhỏ tuổi Việt Nam? Nếu các đồng chí cho phép các em sang Liên Xô, đề nghị các đồng chí làm những việc sau đây:

1. Giao cho đồng chí Borodin, đại diện Liên Xô ở Quảng Châu, làm mọi thủ tục cần thiết cho các em đi (các đồng chí giử công văn cho Quốc tế cộng sản hoặc cho Dân ủy ngoại giao).​

2. Cho biết có thể nhận bao nhiêu thiếu niên Việt Nam.

3. Vào tháng mấy th́ ở Moskva bắt đầu lạnh (v́ các em thiếu niên này từ một nước nóng bức tới, phải chọn lúc thời tiết thích hợp cho các em đi).

4.  Đến Moskva, các em tới địa chỉ nào.

​       Tôi chờ các đồng chí trả lời và xin gửi các đồng chí lời chào cộng sản.

Địa chỉ của tôi: Nilopski,
Hăng thông tấn R
osta,
Quảng Châu, Trung Quốc.”
NGUYỄN ÁI QUỐC

 

       Trong những em Quốc đem từ Phil Chit, Thái Lan về còn đặc biệt có một em tên khai sinh là Nguyễn Thị Tích nhưng Quốc đổi ra là Lý Sâm tức Lý Phương Thuận hay Lý Ứng Thuận mà tài liệu cộng sản lại lờ đi không kể ra vì sau này em còn được Quốc chiếu cố tận tình dậy dỗ và đem theo sang Quảng Châu huấn luyện tiếp về mọi phương diện, rồi Quốc dưới tên Tống Văn Sơ lại cặp kè đem theo sang Hong Kong và bị cảnh sát Hong Kong tóm bắt khi hai người đang ngủ chung phòng lúc 2 giờ sáng. Chuyện này sẽ kể chi tiết trong một chương sau. Quốc quả thật là một cây trồng người rất khéo léo, trồng từ khi hãy còn là một cô bé con hỉ mũi chưa sạch tới lúc trổ mã mới đem dùng. Cùng sang Quảng Châu với Lý Phương Thuận còn có cô chị tên là Lý Phương Đức, trước là vợ của Lê Hồng Sơn, sau bỏ Sơn và lấy Lê Quang Đạt.

       Sau hiệp định Geneva cũng vậy, Hồ khôn khéo chủ trương mỗi gia đình tập kết chỉ cho tập kết ra Bắc một nửa để huấn luyện thành cán bộ đảng, một nửa để lại nằm vùng để sau này yểm trợ các nhu cầu cách mạng triệt để vì có liên hệ máu huyết.

       Do Tưởng Giới Thạch tỉnh ngộ dù vẫn bị Đồng Minh cưỡng ép, không chịu thỏa hiệp vớị Cộng sản nữa, Lý Thụy phải rời khỏi Quảng Châu vào khoảng tháng 5.1927 đi Vũ Hán rồi trở về Liên Xô bằng đường bộ qua sa mạc Gobi theo phái bộ Borodin, tới Moskva ngày 15.6.1927. Mặc dầu vậy, theo các sử gia đỏ, các lớp huấn luyện vẫn tiếp tục một cách bí mật, tất cả là 10 khóa, đào tạo được khoảng 200 cán bộ.

        Riêng tại Hoàng Phố – từ 1927 có bộ phận dạy bằng tiếng Việt -  số người Việt được thụ huấn tại đây tới 1927 là 53 người, phần lớn là do Nguyễn Hải Thần giới thiệu vì Thần vừa là giảng viên vừa giữ chức giám thị gọi là giáo quan.

       Theo tài liệu đảng, tới cuối năm 1927, số hội viên của TNCMĐCH kể cả trong lẫn ngoài nước lên tới khoảng gần 1,000.(chắc là kể cả quần chúng?). Nên chú ý là khi Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, số đảng viên cộng sản Việt Nam mới vào khoảng 500 người và tại Hà Nội khoảng 50.

       Chuyến đi Quảng Châu, Trung quốc này coi như Nguyễn Ái Quốc đã đạt được thành công bước đầu rất đáng kể là đã thành lập được Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, một tổ chức tiền Mác-xít để sau đó chuyển thành các đảng cộng sản tại ba kỳ Bắc, Trung và Nam.

       Tuy Phan Bội Châu đã bị nhóm cộng sản Lý Thụy chiếm đoạt các cơ sở, tổ chức, nhân lực và các phương tiện hoạt động nhưng về uy tín trong và ngoài nước ông vẫn sáng giá hơn Lý Thụy, nhất là ông vẫn còn hăng hái hoạt động và được đồng bào ủng hộ nên đối với nhóm cộng sản mới nhen nhúm, ông vẫn còn là một đối thủ cần phải loại trừ.

CHÚ GIẢI:

- Nhan đề chương này lấy từ hai câu thơ trong bài ca dao, “ Tò vò mà nuôi con nhện/ Tới khi nó lớn nó rủ nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi, nhện hỡi ! Nhện đi đằng nào?”

- Một bài học mà sau này các người quốc gia vẫn mắc phải: cộng tác với cộng sản là nuôi ong tay áo, là tò vò mà nuôi con nhện, là đem mỡ nhử trước miệng mèo, là giao trứng cho ác...

- Trong vụ chiếm đoạt một tổ chức quốc gia Tâm Tâm Xã và biến ra thành TNCMĐCH, một tổ chức cộng sản, công lớn nhất là Lâm Đức Thụ vì lúc đó tuy Phan Bội Châu trên danh nghiã là người sáng lập VNQPH nhưng Thụ là người thật sự điều hành và chính Thụ đã chủ trì buổi họp đổi chủ, đổi đảng này, còn Thụy khi đó chỉ là người mới chân ướt chân ráo tới Quảng Châu, trên răng dưới rốn, chưa quen biết ai cả. Thụ còn cho mượn nhà vợ làm nơi huấn luyện và sau còn kiếm vợ cho Thụy nữa. Nhưng rốt cuộc, Thụ sẽ được Thụy trả ơn ra sau, xin xem hồi sau sẽ rõ.

- Lý Tự Trọng, tên do Lý Thụy đặt, khi chừng 10 tuổi được Thầu Chín đem từ Xiêm sang Quảng Châu huấn luyện rồi về Sài Gòn hoạt động. Trong ngày tổ chức kỷ niệm Yên Bái khởi nghĩa, để bảo vệ Phan Bôi là diễn gỉa, Trọng đã bắn chết một mật thám và bị bắt tại Cần Thơ 10 ngày sau. Tháng 11.1931 Trọng bị tử hình lúc vừa 17 tuổi. Cộng Sản sau này rất thường dùng trẻ vị thành niên trong hoạt động cách mạng vì trẻ em ít bị nghi ngờ, theo dõi khiến các em mất cả tuổi thơ.

- Trương Thái Lôi, từng dự đám cưới của Hồ và Tăng Tuyết Minh và làm giảng viên trong các khoá huấn luyện của Hồ tổ chức tại Quảng Châu sau bị chết trong cuộc thành lập Quảng Châu Xô Viết 11-13.12.1927. Liêu Trọng Khải, một trong tam đầu chế của THQDĐ nhưng có khuynh hướng cộng sản nên bị phe Hồ Hán Dân ám sát tháng 8.1925.

- Nguyễn Hưng Dật, một nghiên cứu sinh tại Nga, lục trong văn khố Nga, nói với BBC rằng không thấy có văn thư nào giao cho Hồ nhiệm vụ chính thức nào và cũng không có cục nào tên là Cục Phương Nam hết.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thuợng Vũ

Chương XV này, nhà biên khảo Hoàng Xuân Thảo kể cho chúng ta về hoạt động của Hồ Chí Minh tại Thủ Phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông.

Xưa nay tôi không biết nhà cách mạng Phan Bội Châu có thành lập một Tâm Tâm Xă tại Quảng Châu để thành nơi tụ họp các đồng chí của cụ tại Quảng Châu.

Cụ Phan Bội Châu là một người yêu nước, cụ không qua một trường  đào tạo cán bộ cách mạng nào cả, cụ là một người « tự học » (autodidacte) trong môi trường tranh đấu cách mạng.

Cũng v́ vậy mà cụ dại dột giao cho Hồ Chí Minh danh sách 14 đồng chí của cụ tại Quảng Châu. Với danh sách này, Hồ Chí Minh đă thu nạp các người này vào đảng Cộng Sản Đông Dương.

Trong chương này, Hoàng Xuân Thảo cho chúng ta biết là trong các người tới và trở thành cán bộ Cộng Sản ngay từ thời gian 1925- 1926  đă có 1 số người Việt sống tại Thái Lan nữa. Nhiều người quốc gia không biết, nhưng cộng đồng Việt Nam tại Thái Lan từ hồi đầu thế kỷ XX rất thân cộng, và là nơi các cán bộ Cộng sản trong nước đến trú ẩn khi Mật Thám Pháp lùng kiếm.

Cộng đồng này cũng là nơi cung cấp rất nhiều tiền nong trong những năm đầu cho đảng Cộng Sản Đông Dương từ thập niên 20 thế kỷ trước.

 

        

         *16

 

DÙ LÒNG ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN KHÓ GÌ

PHAN BỘI CHÂU BỊ LỪA VÀ BỊ BẮT TẠI THƯỢNG HẢI

 

Phan Bội Châu vẫn từng có ý định gặp lại Nguyễn Ái Quốc để hỏi ý kiến về việc cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội theo mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng nên ngày 14.2.  1925 ông viết cho Quốc bức thư như sau:

“ Cháu kính mến,

Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Tùng Mậu) gửi lại thư của cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã ( Phan Chu Trinh).

Tuy thư đưa trực tiếp trên chuyện thật nhưng ngụ ư thật sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên những ư tưởng lớn, nhân đó mới biết là học vấn, tri thức của cháu nay đă tăng trưởng quá nhiều, quả thực không phải như hai mươi năm về trước.

    Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu g̣ án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ già này với cháu th́ bác thật rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đă có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính ḿnh được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một ḿnh, được sức lớn của cháu giúp vào th́ ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay ḿnh. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được.

    Bác đang định t́m một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu c̣n ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong ḷng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ư kiến cháu, nhưng

không gặp mặt th́ làm sao có thể bàn cho hết ư được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ th́ cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu

đấy.

 Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc rời nước đă gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng răi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. V́ nếu không có kế hoạch th́ bất quá chỉ làm những khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mă th́ cũng giống Phan Bội Châu mà thôi!

 

  Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ư không viết thành lời.

 Chúc cháu b́nh an.

    Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu.

    Chỗ bác ở đâu nơi đất khách th́ Quốc Đống (Hồ Tùng Mậu) đă biết nên không ghi ở đây. Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp. Bác.”

   

         Tháng 6.1925 những người Việt Nam hoạt động chống Pháp tại Trung Quốc dự định tổ chức lễ kỷ niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã hi sinh tại Quảng Châu ngày 19.6.1924 và trông đợi Phan Bội Châu từ Hàng Châu xuống vì Thái trước kia vốn là hội viên VNQPH. Ông Châu cũng muốn nhân dịp này tiếp xúc với đồng bào để kích động tinh thần yêu nước và hi sinh cho đại cuộc nên quyết định sẽ tham dự. Ngoài ra theo gợi ý của Lý Thụy, ông cũng muốn hỏi ý kiến về dự định cải tổ VNQPH thành Việt Nam Quốc Dân đảng rập theo mẫu mực của Trung Hoa Quốc

Dân Đảng thành ông không ngần ngại gì mà còn tỏ ra hăng hái trong chuyến đi này bằng cách đáp tàu thủy từ Thượng Hải đi Quảng Châu.  

       Ông về sau thuật lại chuyến đi như sau,

“...12 giờ đúng trưa ngày 11.5. Âm Lịch, xe lửa Hàng Châu tới ga Bắc Thượng Hải, tôi vì nóng gửi bạc cho ông Trần (Trần Hữu Công tức Trần Trọng Khắc đang ở bên Đức ) nên gửi hành lý vào tủ chứa đồ, tay chỉ xách một cái cặp nhỏ. Vừa ra khỏi cửa ga thì thấy có một chiếc xe hơi khá lịch sự với bốn người Âu đứng chung quanh xe, nhưng tôi không biết đó là người Pháp vì tại

Thượng hải có đầy những người Âu sang trọng đủ các xứ, mà các khách sạn lớn tại đây cũng đem xe tới đón khách là thường.

 Tôi nào đâu biết được đó là chiếc xe là của bọn gian phi đi bắt cóc người.

 

                   Tôi mới bước ra khỏi cửa ga vài bước thì một người Tây vẻ mặt hung hăng tới trước mặt tôi nói bằng tiếng quan thoại:

- Chớ cơ trơ hẩn hảo, chỉnh xiên xinh sang sang trơ (Chiếc xe này rất tốt, thỉnh tiên sinh lên xe.)

Tôi cự rằng:

- Wổ pú giáo ( Tôi không cần.}

 Thình lình một người Tây nữa từ sau xe bước tới, đẩy mạnh tôi lên xe. Xe nổ máy tức khắc, chạy vào tô giới Pháp rồi chúng tống tôi lên một chiếc tàu Pháp đã đâụ sẵn từ trước và tôi trở thành tù nhân trong một chiếc tàu nhà binh.”

 

       Tin Phan Bội Châu bị bắt cóc ngay tại Thượng Hải gây bùng nổ một phong trào tranh đấu lan rộng từ ngay nước Tàu sang tới nước Pháp và nhất là tại Việt Nam, dân chúng sôi nổi  biểu tình, đình công bãi khóa, đòi phải thả ông ra và xóa bỏ án tử hình vắng mặt năm 1913 kéo dài tới ngày 23.11.1925 là ngày khai mạc phiên toà tại Hà nội. Khu vực xung quanh tòa luôn luôn rộ lên những tiếng phản đối, lại có người tên Nguyễn Khắc Doanh, Nam Định đệ đơn lên toà xin chết thay cho ông Châu, chưa kể hàng trăm các bà buôn thúng bán mẹt qùy dọc theo phố Hàng Đường dâng thỉnh nguyện thư lên toàn quyền Varenne xin ân xá cho ông. Kết quả toà chỉ tuyên một án tù treo và sau đó đích thân Khâm sứ Trung kỳ là Pierre Pasquier phải tới gặp ông Châu để lo đưa ông đi an trí tại An Cựu, Huế.

       Ai là kẻ điểm chỉ cho mật thám Pháp để họ bắt Phan bội Châu?

Trong thời gian 1928-29 khi ngồi viết Phan Bội Châu Niên Biểu, ông Châu cũng không biết ra được ai là thủ phạm nhưng chỉ nghe được người này, người nọ mách và từ những nguồn tin rỉ rả, thì thầm đó ông viết:

       “ Ai dè lúc tôi ra đi thì cái thời khắc biểu của tôi đã có kẻ biết và nhất nhất thông báo cho Tây và cái người đó phải là người gần gận bên tôi, sống chung với tôi, được tôi nuôi nấng mà người đó lại là Nguyễn Thượng Huyền, cháu gọi cụ Nguyễn Thượng Hiền bằng chú. Nó đã từng đậu cử nhân, thông thạo tiếng Hán, tiếng Pháp còn chữ quốc ngữ cũng đủ sài. Tôi yêu tài học của nó, lưu nó làm thư ký còn như nó có làm mật thám cho Tây thì tôi sao mà biết được...”

       Người bị Phan Bội Châu nghi ngờ là Nguyễn Thượng Huyền, trong một dịp trở về Việt Nam khoảng năm 1965, khi hay biết chuyện này đã viết một bài cải chính cho báo Bách Khoa, số 73, tường thuật rõ sự việc.

       Trên đây là lời buộc tội và biện giải của hai đương sự trong cuộc, còn tất nhiên những người cộng sản hay khuynh tả thì chối bai bải rằng Bác và Đảng không dính dáng gì tới việc bắt bớ Phan Bội Châu tuy họ nhờ đó trên thực tế đã hưởng được nhiều thuận lợi:

-       Uy tín của Phan Bội Châu lúc đó được quốc dân biết tới gấp bội lần Lý Thụy và là một trở ngại lớn cho Thụy trong việc mở rộng phong trào cộng sản trong khi dân chúng chỉ biết tới chủ nghiã dân tộc.

-        Dù đã chiếm đoạt được TVTNCMĐoàn của Phan Bội Châu và biến nó thành VNTNCMĐCHội theo cộng sản, nhưng Thụy biết đa số hội viên vẫn thuộc hàng ngũ quốc gia yêu nước và khó thay đổi lập trường nếu vẫn còn sự hiện diện của Phan Bội Châu vốn là cựu thủ lãnh.

-       Phan Bội Châu đã từng được cán bộ QTCS chiêu dụ hơn một lần và hứa sẵn sàng tiếp nhận những cán bộ của Châu gửi sang Nga học miễn là những người này sau khi học tập phải hoạt động cho QTCS, khiến Thụy lo ngại Châu sẽ được chiếu cố và là đối thủ của mình.

-       Thụy và đồng đảng đang cần tài chánh để hoạt động mạnh mẽ hơn và việc bán ông cho Pháp tất sẽ thu được một món tiền đáng kể.

-       Việc Pháp bắt Phan Bội Châu tất sẽ gây trong nước một làn sóng công phẫn và châm dầu vào ngọn lửa tranh đấu vẫn âm ỷ, sẽ có lợi cho cuộc đấu tranh và tuyên truyền của cộng sản còn đang lặng lờ gần như bất động.

       Những điều trên khiến nhiều người nghi ngờ là Lý Thụy đã gián tiếp hoặc trực tiếp chủ động trong việc bán Phan Bội Châu cho Pháp. Số tiền được Pháp thưởng công về sau cũng được phanh phui ra là 100,000 francs.

       Nhiều nhà sử học như Phạm Văn Sơn, Hoàng Văn Chí, Lê Dư Sở Cuồng, Đào Trinh Nhất còn có những bằng cớ để kết luận rằng kẻ chỉ điểm chính là Lâm Đức Thụ vốn là thành viên Tân Việt Thanh Niên Cách Mạng Đoàn/ Tâm Tâm Xã rồi trở thành cán bộ nòng cốt của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và được Lý Thụy tín cẩn hơn cả, nhất là vợ chồng Lâm ĐứcThụ và Lý Huệ Quần (còn có tên là Lương Huệ Quần) đã cung ứng cho Thụy nơi huấn luyện cán bộ đồng thời là chỗ ăn ở của Thụy, lại còn là người đứng mai mối cho Thụy với Tăng Tuyết Minh, người vợ đầu đời của Thụy. Mới đầu Thụ đổ vấy cho người này, kẻ khác nhưng sau đó sự bắt được Phan Bội Châu lại làm lợi cho công việc tuyên truyền gây lòng căm thù thực dân trong dân chúng nên Thụ bèn khoe khoang đó là công lao của hắn. Chắc chắn nêú quả thật Thụ là thủ phạm trong việc bắt cóc Phan Bội Châu thì lẽ nào Lý Thụy không biết nội vụ.           

       Sau khi Việt Minh cướp được chính quyền, Thụ về Việt Nam và tất nhiên ghé thăm đồng chí cũ Lý Thụy của mình bây giờ đang là Hồ chủ tịch, nghe nói Thụ được Hồ tiếp đón niềm nở vì đã có công lao cướp hội đoàn của Phan Bội Châu dâng cho Lý Thụy làm nòng cốt cho đảng cộng sản Việt Nam, rồi lại còn giúp Hồ về vấn đề sinh lý nhưng khi Thụ về thăm quê nhà tại phủ Kiến Xương, Thái Bình, Thụ đã được bác và đảng trả ơn bằng cách cho dân quân giết chết ngay tại chỗ năm 1947 bằng cách bỏ rọ trôi sông với lý do Thụ đã làm tay sai cho Pháp và có thể diệt khẩu Thụ luôn, khỏi khai ra vụ bắt cóc Phan Bội Châu do ai chủ trương.       Thụ bị nghi ngờ là bởi người ta về sau khám phá ra những học viên các lớp huấn luyện của Lý Thụy tại Quảng Châu có những tấm ảnh  trong hồ sơ lý lịch lại lọt vào sở Mật thám cuả Pháp tuy không rõ ai cung cấp. Dù vậy chăng nữa, dân quân Kiến Xương sao biết được chuyện này, cho nên lệnh thủ tiêu Thụ phải từ trên cán bộ cao cấp đưa xuống khi biết Thụ về thăm quê nhà.

       Theo nhiều tác giả khác thì chính Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ bán  Phan Bội Châu cho Pháp.

            Tác giả “Hồ Chí Minh tại Trung quốc”, Văn Nghệ, Californie, Huê kỳ, 1999, Ông Tưởng Vỉnh Kính nhận xét về Hồ Chí Minh:

            “Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động xâm nhập, phân hóa, và trừ khử những người không cùng chí hướng với ông ta. Mà Phan Bội Châu là một nhà cách mạng dân tộc không cộng sản, lănh tụ Quang Phục Hội, không cùng chí hướng với Hồ Chí Minh . Vậy Hồ Chí Minh có trừ khử Phan Bội Châu đúng là việc làm tâm huyết theo chủ trương của ông”.

            Kể lại âm mưu của Hồ Chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ đưa Cụ Phan Bội Châu vào tô giới Pháp để bị bắt dẩn độ về Việt nam, Tưởng Vỉnh Kính trích dẫn Cụ Hoàng Văn Chí trong quyển “Từ Thực dân đến Cộng sản” (From colonialism to communism,1964, Chân Trời Mới, Sài g̣n, 1966):

            “Giữa lúc phong trào Quang Phục Hội đang gặp khó khăn, nhưng chưa tan ră hẳn, th́ Cụ Phan Bội Châu bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng, hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng.  Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản, nhưng Cụ cho rằng Cộng sản cũng nhiệt t́nh yêu nước như Quốc gia, nên cụ quư trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời Nguyễn Ái Quốc đến một địa điểm ở Thượng Hải, mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội. Giới cách mạng Việt nam ở Trung quốc đều biết rơ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đă thuật lại với chúng tôi rằng, sau vụ này ông Nguyễn Ái Quốc đă giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đă già lẫn, không c̣n ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.

Việc này, ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), một thời là đại diện cho Cụ Phan ở Hồng-Kông, và sau theo Cộng sản.  Hai người chia đôi tiền nhận được của Pháp “(trg 38 – 39).”

            Lời tường thuật của Hoàng Văn Chí rất đáng tin là thật v́ Cụ từng tham gia kháng chiến chống thực dân giành độc lập cho Việt nam từ 1946 tới 1954 ở Miền Bắc. Trong thời gian theo kháng chiến, Cụ là thư kư của Phạm Văn Đồng nên khi Cụ nói “Một người đồ đệ của Nguyễn Ái Quốc đă thuật lại với chúng tôi rằng...th́ đó không ai khác hơn là Thủ tướng Phạm Văn Đồng”.

            Vĩnh Sinh trong “Việt nam và Nhật bản, Giao lưu văn hóa” (Văn Nghệ, Tp Hồ chí Minh, 2001, trg 242) thuật lại là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để qui cho Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu và Hồ Chí Minh là kẻ ṭng phạm.  

            Theo “Phan Bội Châu niên biểu”, Nguyễn Khắc Ngữ chú thích, Sài g̣n, 1973, trang 209-210, Cụ Phan Bội Châu và Cụ Nguyễn Hải Thần tới yết kiến Tưởng Giới Thạch và Lư Tế Thâm. Nhân trường Hoàng Phố vừa thành lập. Hai vị chỉ huy Hoàng Phố rất vui ḷng nhận lời yêu cầu của 2 Cụ gởi thanh niên Việt nam tới học nên Cụ Phan Bội Châu, sau đó, thảo luận với các đồng chí trong Quang Phục Hội giải tán Hội để cải tổ thành Việt nam Quốc dân đảng cho gần với Trung hoa Quốc dân đảng. Cụ liền biên soạn Chương tŕnh và Đảng cương cho Việt nam Quốc dân đảng.

            Khi tới Quảng châu, Hồ Chí Minh thành lập Chi bộ Việt nam của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và gởi thư mời Cụ Phan Bội Châu tham dự lễ ra mắt. Cụ tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không có ư đề pḥng kẻ gian, theo cách ứng xử lương thiện của nhà nho, nên không ngần ngại đi Quảng Châu nhưng lúc sắp lên tàu tại bến Thượng Hải, thì bị một nhóm người bắt cóc và dẫn vào tô giới Pháp rồi bị đưa về Hải pḥng và giải về Hà nội.

            Trong cuốn sách Tự thuật in vào năm 1962, Vương Thúc Oánh, con rể ông Châu cho biết: Trong phiên họp khoảng đầu năm 1925 của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, một hội vừa mới được Lư Thụy móc nối từ Tâm Tâm Xã và thành lập, có Vương Thúc Oánh hiện diện trong buổi họp, Lư Thụy nói: "Cụ Phan ái quốc thật, nhưng cụ đă quá già, đầu óc rất khó hấp thụ những trào lưu tư tưởng mới. Cụ lại quá thành thực, dễ tin người …" Lư Thụy đă lư luận hăy để cho cụ Phan trở thành biểu tượng đấu tranh bằng cách để người Pháp bắt giam cụ Phan xong rồi Hội tổ chức các cuộc đấu tranh cho cụ. Song song, khi bán tin cho người Pháp bắt cụ, người Pháp phải gởi lại cho Hội một số tiền và Hội dùng số tiền này để phát triển lực lượng. Lư luận "nhất cử lưỡng tiện" này đă được các thành viên trong VNTNCMĐC Hội biểu quyết chấp thuận. Vương Thúc Oánh là con rể Phan Bội Châu cũng nghe theo và số tiền nhận được từ người Pháp trong vụ này, theo Vương Thúc Oánh, là 10 vạn quan, tức 100,000 quan.

            Vụ "bán người" này được hầu hết các tác giả khác nhắc tới trong số có Đào Văn Hội, tác giả Ba nhà chí sĩ họ Phan, cho biết thêm một chi tiết khác:

             "Sau khi Phan Bội Châu đi Hàng Châu, Lư Thụy và Lâm Đức Thụ đă triệu tập các nhà cách mạng tại Quảng Châu lại, trừ phe Nguyễn Hải Thần, để bàn về vấn đề tài chánh. Không ai đưa ra được giải pháp nào về vấn đề này. Lâm Đức Thụ đă đề nghị hi sinh cụ Phan Bội Châu … Và hội nghị đă ủy cho Lâm Đức Thụ và Phan Vị đến tiếp xúc với ṭa tổng lănh sự Pháp ở Hương Cảng để thương lượng".

            Về phía các tác giả ngoại quốc, David Halberstam và J.P. Honey tuy là những người rất có thiện cảm với Hồ Chí Minh cũng xác nhận việc "bán người" kể trên.

             Honey viết:

             "Việc Hồ Chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa phác hoạ chân dung đích thực của con người đó. Sau này ông ta đă chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng với 3 lư do:

 1. Phan Bội Châu là người "quốc gia" và có thể sẽ là đối thủ với cộng sản trong  phong trào chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai.

 2. món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam.

 3. việc Pháp xử tử Phan Bội Châu nếu thật sự xảy ra sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh mẽ trong nước rất thuận lợi cho cuộc cách mạng...”

             David Halberstam không nh́n sự việc như một biểu hiện tính chất cực đoan, tàn nhẫn của con người Hồ Chí Minh mà đặt trên căn bản những cái lợi ích thu được cho hoạt động của Hồ Chí Minh:

            "Nhà ái quốc già Phan Bội Châu, lúc ấy đang ở Quảng Đông, đă thu hút một số đông thanh niên Việt đang sống lưu vong. C̣n Hồ Chí Minh th́ nay là một chiến sĩ cách mạng chuyên nghiệp được rèn luyện tại Moscow, coi Châu chẳng có chút hy vọng nào mà c̣n là một trở ngại. Châu đối với Hồ chỉ c̣n là thứ di tích của quá khứ để tôn thờ. Đối với nhóm của Hồ, Phan là con người chỉ biết an phận ngồi bàn chuyện đâu đâu trong khi thế giới đang biến chuyển và thời cuộc đang hối thúc phải hành động.

            Một phụ tá của Hồ bỗng nảy ra ư kiến có thể giúp cho đoàn thể có một tài khoản lớn đồng thời làm phấn chấn ḷng yêu nước trong nước. Anh ta đề nghị với Hồ nên hi sinh Châu cho đại nghĩa quốc gia. Lúc ấy Châu là lănh tụ quốc gia nổi tiếng nhất tại Quảng Đông. Bán Châu cho Pháp, bọn họ sẽ được thưởng, trong khi đó, việc bắt giữ và xử án Châu sẽ dấy động ḷng dân và kéo chú ư của quốc tế. Phản ứng của quốc tế sẽ rất mănh liệt nên Pháp sẽ không thể xử tử Phan Bội Châu. Ông Hồ đồng ư,

            Khoảng tháng 6.1925, Châu nhận được giấy mời của Lý Thụy tới dự buổi họp đặc biệt của các nhà cách mạng Việt Nam. Khi ông tới Thượng Hải th́ bị mấy người lạ mặt bắt cóc rồi từ đó giải về Hà Nội. Người ta tin rằng kẻ trung gian của Hồ đă nhận được 150,000 đồng francs của người Pháp trao cho. Châu bị xử khổ sai chung thân, nhưng mấy tuần sau được ân xá. Toàn quyền Pháp lúc ấy mời Châu đến tư dinh nghỉ đêm, nhưng vị ái quốc lăo thành ngay cả lúc ấy cũng vẫn khước từ không chịu hợp tác với thực dân. Tuy nhiên, ông đă bị loại khỏi sân khấu chính trị, và tại Quảng Đông,Hồ Chí Minh nhanh chóng thâu dụng một số những thanh niên Việt lưu vong từng tập hợp xung quanh Phan Bội Châu và từ đó hoạt động với phe đảng của mình không sợ có đối thủ."

            Theo Halberstam, Hồ Chí Minh quyết định theo gợi ư của một phụ tá và số tiền nhận được là 150,000 đồng francs. Đây là hai chi tiết tương đối dị biệt so với các tác giả khác. Ngoài ra, mọi chi tiết đều phù hợp, đặc biệt về lư do chủ yếu thúc đẩy hành động bán người là thanh toán trở ngại trên đường phát triển ảnh hưởng Cộng Sản.

             Halberstam ngưỡng mộ Hồ Chí Minh như một thần tượng nên không thể có dụng ư xuyên tạc để bôi xấu Hồ. Ngược lại, Halberstam c̣n coi hành động này phản ảnh đỉnh cao trí tuệ của Hồ Chí Minh v́ vừa loại trừ được một trở ngại, vừa có thêm tài chính, lại có thêm điều kiện nhân tâm thuận lợi và động cơ cụ thể thúc đẩy việc đấu tranh.

             setstats

CHÚ GIẢI:

- Nhan đề chương này lấy từ hai câu thơ, “ Trong tay đã sẵn đồng tiền / Dù lòng đổi trắng thay đen khó gì.”

- Bài viết về Phan Bội Châu này dưạ trên cuốn, “Hồ Chí Minh – Nhận định Tổng hợp”, chương 45 của Minh Võ.

- Phan Bội Châu (1867-1940), sinh tại Nam Đàn, Nghệ An. Ông có hai vợ: bà cả Phan Thị Huyên sinh một trai là Phan Nghi Huynh ; bà hai có một con trai là Phan Nghi Đệ và một gái là Phan Thị Cương. Ba người con của ông đều hoạt động ít nhiều cho cộng sản nhưng đều không được xếp vào lọai  công thần.

- Dưới đây là bài của Liên Thành viết về số phận mấy người cháu nội của Phan Bội Châu trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế:

 

       “…Cũng tại ngôi nhà của Cụ Phan Bội Châu, sau khi bắt và chôn sống bác Vơ Thành Minh, bọn chúng lại bắt hai người cháu nội của Cụ Phan Bội Châu đem đi chôn sống, đó là anh Phan Thiện Cầu, Đại Úy Quân Cảnh Tư Pháp VNCH, và anh Phan Thiện Tường, Giáo Sư. Trong khi đó th́ anh ruột của hai anh Phan Thiện Cầu và Phan Thiện Tường lại là Đại Tá Việt Cộng “Quân Đội Nhân Dân” Phan Thiện Cơ (!) và thời điểm đó Phan Thiện Cơ là Tư Lệnh chiến trường Tây Nguyên! Đau ḷng thay cho cụ Phan Bội Châu.

       Cụ Phan Bội Châu và gia đ́nh tôi có quan hệ rất mật thiết. Cụ là một nhà tiền bối cách mạng phụ tá cho ông nội tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong phong trào Đông Du và trong Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội. Cụ và cha tôi, Hoàng Thân Tráng Cử, có một mối giao t́nh khắng khít v́ công việc cách mạng chống Pháp chống cả Việt Minh liên quan đến ông nội tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.

       Không hiểu Đại Tá Phan Thiện Cơ nghĩ ǵ khi hay tin hai người em của ḿnh bị chính các đồng chí của ḿnh đem đi chôn sống? Năm 1973, Đại Tá Phan Thiện Cơ là một thành viên cao cấp trong phái đoàn quân đội Bắc Việt tại Ủy Ban Kiểm Soát Đ́nh Chiến 4 bên (Việt Nam Cộng Ḥa, Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và Cộng Sản Hà Nội) đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất Sàig̣n...”

 

- Trong tạp chí Bách Khoa số 73, Nguyễn Thượng Huyền, cháu cụ Nguyễn Thượng Hiền, có viết một bài dài về các hoạt động của Phan Bội Châu tại Trung quốc và về vụ Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải là do Lâm Đức Thụ chủ mưu.

- Võ Thành Minh từng dựng lều bên hồ Leman, Geneva thổi sáo, phản đối việc chia đôi Việt Nam tại hội nghị Geneva năm 1954.

- Trong khi Phan Bội Châu bị an trí tại An Cựu, Huế, các vị chức trách Pháp cao cấp thỉnh thoảng vẫn tới vấn an ông, một phần cũng muốn thu phục ông nhưng ông vẫn cương quyết không chịu cộng tác với chính quyền thực dân. Đây là cuộc bàn luận giữa Trần Huy Liệu với Thu Tâm là người tình của Liệu - Liệu muốn lấy mặc dầu đã có vợ nên bị đảng cộng sản ngăn cản - khi được biết Khâm sứ Chatel tới thăm ông Châu và khi từ biệt hai người bắt tay nhau do đó mà thành có chuyện:

       “...Thu Tâm được hay rằng Khâm sứ Chatel vừa đến thăm Phan Bội Châu, tặng cụ hoa, nói chuyện xă giao, khi về bắt tay từ biệt. Cụ Phan đă ch́a tay đáp lại, c̣n rung rung mấy cái tỏ ư thân thiện. Báo Tin Tức của cánh cộng sản ở ngoài Bắc thuật chuyện với tít “Phản Bội Châu” to tướng. Liệu cáu kỉnh v́ chuyện đó.
Tôi hỏi anh
Liệu: “Anh nghĩ thế nào về việc cụ Phan bắt tay Chatel?”.
Anh Liệu đổi ra vẻ nghiêm trang: “C̣n nghĩ thế nào nữa, cụ có lỗi hẳn đi rồi”.
Tôi cũng đổi vẻ nghiêm trang
, thong thả nói: “Đấy không phải là một cái lỗi mà chỉ là một sơ suất thôi”.
Anh Liệu: “Em có hiểu một cái bắt tay của nhà thủ lĩnh cho cả một nước là quan trọng như thế nào không?”
“Em hiểu chứ, nhưng em c̣n hiểu thêm rằng phép xă giao của Tây phương khi từ biệt một người nào họ quư mến để ra về th́ họ phải đưa tay ra bắt để tỏ vẻ trân trọng thân t́nh với người ấy. Vậy th́ trong trường hợp này cũng chỉ là một cách xă giao thông thường mà cụ Phan sử dụng chớ có sao đâu”.
Anh Liệu có vẻ giận:
Theo lời em nói th́ đó là hai người bạn thường đối với nhau. C̣n cụ Phan đối với Chatel th́ khác hẳn. Cụ là một người tù bị quản thúc c̣n Chatel đại diện cho nước Pháp, một kẻ có chức có quyền đến thăm một tù nhân của ḿnh, có thể dùng cách xă giao thông thường được chăng? Lư luận của em nông nổi lắm”
“Đă đành như anh nói là phải, nhưng trong lúc bất thần Chatel đưa tay ra th́ cụ Phan làm thế nào ứng phó kịp. Nếu cụ để cho bàn tay hắn rơi xuống th́ hậu quả sẽ như thế nào? Không những đến với cụ mà c̣n có thể đến với cả kinh thành Huế này nữa, anh có nghĩ đến điều ấy không?”
“Đă dâng trọn đời ḿnh cho một chủ nghĩa mà ḿnh đă chọn th́ c̣n ǵ phải suy nghĩ đến bản thân ḿnh, nếu cụ có nghĩ đến mai sau th́ hậu quả cái bắt tay ấy sẽ tai hại đến thế nào không?”
Tôi sầm mặt:
“Th́ đấy! Các anh em đă trả nghĩa cho cụ Phan bằng mấy tiếng
Phản Bội Châu, một kẻ đă hy sinh suốt đời cho Tổ quốc v́ một chút sơ suất mà thôi”.
“Nếu em ở địa vị cụ Phan trong lúc ấy th́ em sẽ cư xử như thế nào?”
Tôi điềm nhiên trả lời:
“Nếu được tin báo trước th́ em sẽ dự liệu cách ứng phó trong mọi trường hợp. Thí dụ lúc từ biệt, em sẽ chắp tay ngang ngực cúi đầu một cách lễ phép để từ giă hắn theo kiểu nhà vua. Ấy là chuyện được báo trước, c̣n nếu bất th́nh ĺnh th́ cũng chưa chắc!”
Anh Liệu cười:
“Nếu vậy th́ em chưa phải là người cách mạng có bản lĩnh già dặn”
Tôi cũng cười theo:
“Th́ em có là đảng viên cộng sản đâu”

       Theo hồi ký của Trần Huy Liệu “ Cõi Người” thì đoạn trích trên cho thấy Trần Huy Liệu là người nóng nẩy, cứng cáp, và Thu Tâm cũng thật sắc sảo.
Và thêm một điều nữa:
dù đă đứng vào hàng ngũ cộng sản, Liệu vẫn coi Phan Bội Châu là thủ lĩnh, chí ít về mặt tinh thần, nên mới có đ̣i hỏi khắt khe đến vậy, Liệu “mọc” ra từ trong phong trào quốc gia, và dù có “trở thành” ǵ ǵ, trong thâm căn, ông vẫn là một nationaliste - người quốc gia. Cộng Sản cũng nhận ra như vậy nên sau này ông bị đá ra khỏi địa hạt chính trị và cho ông một chức vụ là ngồi chơi viết sử.
       Năm 1940, trong nhà tù Sơn La, Liệu nhận tin Phan Bội Châu mất. Đau xót lắm. Một sự nghiệp lớn được dẫn dắt bằng một tư tưởng có căn bản hẳn hoi, chứ không phải cách mạng lối vá víu chằng đụp. Một nhân cách phóng khoáng, hồn hậu. Một nghiệp dĩ đang vun trồng bị dở dang, phải trở thành “ông già bến Ngự” hiền lành, đến bọn hương dơng trong làng xă cũng hạch hỏi được. Trong “Niên biểu” viết những ngày bị giam lỏng, con người ấy đă chân thành biết bao khi nhận lỗi trước quốc dân đồng bào. Cái tâm sự bi đát “biển xanh chưa lấp được mà chim tinh vệ cô độc đă ră cánh” nặng trĩu đoạn cuối cuộc đời cụ.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ                

                Chương XVI chú trọng về các giả thuyết về việc cụ Phan Bội Châu bị bắt cóc tại Thượng Hải và do Pháp mang về Hanoi.

      Tôi tin tưởng giả thuyết của Học Giả Hoàng Văn Chí, tác giả cuốn sách “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” hơn hết.

Hoàng Văn Chí ngày c̣n kháng chiến chống Pháp là Chánh Văn Pḥng cho Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Cụ là anh em cột chèo của nhà biên khảo Vũ Ngọc Phan và Thiếu Tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Liên khu 4 và 5.

 Dù chúng ta tin giả thuyết nào chăng nữa th́ kè chủ mưu cuối cùng ra lệnh phải là Hồ Chí Minh, một người mà Phan Bội Châu coi là cháu rất thân yêu.

Giá tiền Pháp trả cho kẻ chủ mưu báo tin về Phan Bội Châu tới Thượng Hải và bị bắt ngay sau khi cụ ra khỏi ga xe lửa là 150,000 Francs hay 10,000$  đồng bạc Đông Dương.

Giá 1 con trâu là 5 $.

Mạng của cụ Phan bội Châu đang giá 2,000 con trâu.

 Tính giá hối đoái thời đó th́ 1$ Đông Dương bằng 15 Francs.(vào khoảng thập niên 1920 khi Phan Bội Châu bị bắt).

Khi tôi lớn lên, đi học tại Hà Nội th́ giá 1 đồng là 17 Francs. Giá Hối Đoái trong gần 30 năm không thay đổi ǵ nhiều.

Thực tinh ra, giá trị 1 đồng không đáng 17 Francs nhưng chính quyền Thuộc Địa muốn xuất cảng nhiều hàng hoá từ Mẫu Quốc sang bán tại Đông Dương  nên ra lệnh cho Banque De L’Indochine giữ giá tiền Đông Dương cao như vậy.

                              

Nhà ông già bến Ngự khi bị an trí tại An Cựu, Huế                                 

        

         *17

 

                  

DUYÊN TRĂM NĂM ĐỨT ĐỌAN – TÌNH MỘT THUỞ CÒN VƯƠNG

CUỘC TÌNH DUYÊN GIỮA LÝ THỤY VỚI TĂNG TUYẾT MINH

 

       Theo BaoMoi.com ngày 2.2.2011, trụ sở Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội mà Nguyễn Ái Quốc mượn dùng để huấn luyện cán bộ thời 1924-25 vốn là nhà của gia đình Lương Huệ Quần, vợ của Lâm Đức Thụ, được tả lại như sau:

 “... Đó là một ṭa nhà 3 tầng, nằm trong khu phố cổ ở quận Đông Sơn, TP Quảng Châu. Gần 80 năm trôi đi, khu phố này đă xảy ra nhiều biến cố, dọc theo đường phố, nhiều ngôi nhà đă được người ta phá đi và thay vào đó là những cao ốc. Nhưng riêng căn nhà số 250 phố Văn Minh, quận Đông Sơn, TP Quảng Châu, nơi đặt trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội th́ vẫn vậy. Nó vẫn trường tồn theo năm tháng và được giữ ǵn chu đáo...”

        Khi chiếc xe chở đoàn chúng tôi vừa tới, chị Trương Quế Đệ, người được nước bạn giao nhiệm vụ quản lư khu di tích đă chờ sẵn và ra đón chúng tôi. Tại cuộc tiếp xúc với chúng tôi, chị kể:

       “... Tháng 12.1924, từ Moskva, Bác Hồ trở về TP Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, hằng ngày, Bác làm việc tại trụ sở Quốc tế Cộng sản đặt tại TP Quảng Châu. Năm 1925, Bác thành lập tổ chức "Tâm Tâm Xă" nhằm thu hút các thanh niên yêu nước Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của "Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội". Để có nơi mở lớp học, vừa là nơi nghỉ cho các học viên, Bác đă mượn các căn pḥng tầng 3 ngôi nhà này để mở nhiều lớp huấn luyện cho các thanh niên yêu nước Việt Nam, vậy mà cả gia đ́nh chủ nhà không một ai biết Bác Hồ và các học viên ngày ấy là những người như thế nào?

       Khóa bồi dưỡng những kiến thức về Cách mạng đầu tiên chỉ có 5 học viên và được mở vào năm 1925. Sau đó khóa 2 tăng lên 15 người; khóa thứ 3 gồm 30 người và cứ tăng dần lên vào các khóa tiếp theo. Họ đều là những chiến sĩ Cách mạng đến từ Việt Nam bằng con đường bí mật. Trong số đó có đồng chí Phạm Văn Đồng, người mà về sau đă trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Những học viên sau khi tốt nghiệp các khóa huấn luyện này đều được tung về Việt Nam để tham gia các phong trào cách mạng ở 3 miền đất nước...”

        

       Trước hết, Tâm Tâm Xã thật ra đã có từ trước khi Lý Thụy tới Quảng Châu và là một tổ chức ngọai vi của Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu do sáng kiến của các hội viên gồm Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu để thu hút các thanh niên có tư tưởng cấp tiến.

       Sau nữa, tại trụ sở này đã xảy ra một câu chuyện tình bi ai, thống thiết mà những người cộng sản Việt Nam cố tình bưng bít từ đó cho tới nay, đó là việc Hồ lấy vợ tên Tăng Tuyết Minh và dù đó là một chuyện rất bình thường.

       Lý Thụy tuy say mê chủ nghĩa Marx-Lenin và hăng hái họat động theo đường lối cách mạng vô sản với chủ trương tam vô nhưng không phải vì thế mà lòng không rung động trước những phụ nữ mà ông từng gặp mà hơn thế nữa ông là người háo sắc, cường dương nên hâù như mỗi nơi trên con đường cưú nước” ông đều có gái trẻ bên cạnh để ấp ôm và tăng cường sinh lực cùng chí khí.

        Trong thời gian họat động tại Quảng Châu, Thụy đã chính thức kết hôn với một phụ nữ người Hoa là Tăng Tuyết Minh ngày 18.10.1926 khi Minh vừa đúng 21 tuổi chín muồi, còn Thụy 36 là tuổi đang xoan. Tuyết Minh là con người vợ kế của ông Tăng Khai Hoa và là con thứ mười cho nên thường được gọi là cô Mười. Tháng 6.1925 T. Minh tốt nghiệp một lớp học về hộ sản và được cử về trạm y tế La Tú Vân và quen thân với Lý Huệ Quần (còn có tên là Lương Huệ Quần), vợ của Lâm Đức Thụ cũng đang làm y tá tại đây.

       Lý Thụy, khi mới từ Nga Xô tới Quảng Châu, chỉ được CSQT cấp lộ phí đi đường nên rất túng thiếu, ngoài việc làm phóng viên kiếm ăn, có khi phải đứng đường bán thuốc lá, nhiều lần viết thư về Ban Đông Phương xin tiền trợ cấp mỏi cả tay mà mãi mãi về sau mới được giới thiệu cho làm phiên dịch viên cho Borodin. May cho Thụy là một cán bộ chủ chốt trong VNQPH của Phan Bội Châu là Lâm Đức Thụ đã mưu mẹo cùng Lý Thụy đổi Tâm Tâm Xã ra thành Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi lại còn cho mượn nhà vợ làm trụ sở, mở các lớp huấn luyện tại đây, mời Lý Thụy về nhà ăn ở vì Lý Thụy khôn khéo, phỉnh phờ Thụ là Người Cộng Sản cốt cán như Lý Thụy và hứa hẹn nhiều đặc quyền, đặc lợi cho Thụ.

       Một tối nọ, Thụy ngủ không được vì tại phòng bên vợ chồng Thụ và Quần cứ đánh cờ người thâu đêm suốt sáng. Mặc dầu đã cố gắng giữ gìn để cấm ngoại thủy không ai được biết nhưng Thụy, một tay giang hồ trong chốn gió bụi ở Paris, London và Moskva còn lạ gì những chuyện phòng the. Thụy bèn tự sướng một lúc tới khi thoả mãn, bèn xuống nhà bếp châm trà rồi ngồi trầm ngâm và chợt nghĩ tới út Huệ và đêm chia tay có trăng sáng dãi vườn chè. Thụy thèm khát chuyện ân ái khiến người nóng phừng phừng, mở phanh cả quần áo ra mà vẫn thấy bứt rứt, vừa lúc đó thì tình cờ Thụ đi tiểu và nhìn thấy Thụy đang như trong tình trạng nửa điên nửa dại, mặt mày đờ đẫn, cặp mắt vốn sáng quắc giờ trông lờ đờ như mắt cá ươn. Thụ bèn bước vào vấn an, “ Đồng chí cảm sốt hay sao?” Thụy liền kéo Thụ ngồi xuống ghế bên cạnh và tâm sự với Thụ rằng tuy dấn thân cho cách mạng nhưng nhiều khi không khỏi cảm thấy cô đơn nên muốn nhờ Thụ tìm kiếm cho một người bạn đời để Thụy thêm phấn khởi trong họat động tìm đường cứu nước. Thụy đâu có phải là gỗ đá và trong tim dù chói lọi ánh hồng mặt trời soi sáng của LeNin cũng không vì thế mà không nhiều khi mơ màng ánh trăng diụ huyền của phái đẹp.

        Thụ muốn lấy lòng lãnh tụ, chụp lấy cơ hội, cùng vợ giới thiệu Thụy với Tăng Tuyết Minh. Mới gặp nhau lần đầu, Thụy hầu như đã ngây ngất vì tình. Quả tình, cô Mười có khuôn mặt trái xoan, làn da trắng nõn nà, hàm răng ngà ngọc, nói năng duyên dáng, đúng là khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang / Hoa cười ngọc thốt đoan trang...Thụy trồng cây si từ đó và Minh cũng đáp ứng mặn mà, vẻ chi một đóa hoa đào / Vườn hồng đâu dám ngăn rào chim xanh. Mặc dầu vậy, đôi tình nhân tình trong như đã, mặt ngoài còn e, và e đây là e bà mẹ của cô Mười lại không đồng ý cho hai người lấy nhau vì lý do nào đó; người thì nói bà có con mắt tinh đời biết Thụy đa dâm, không phải là con người chung thủy, bà còn biết xem tướng và bảo đôi mắt Thụy lộ vẻ gian hùng khó mà tin lời; các người khác thì bảo vì Thụy là kẻ lang bạt kỳ hồ khó đem hạnh phúc cho con bà.

        Trong cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, Thụy vận động với Chu Ân Lai xin cho Tuyết Minh và Huệ Quần được dự lớp huấn luyện cán bộ phụ nữ khai mạc ngày 16.9.1926. Dù bị mẹ cản trở, Minh và Thụy vẫn đi lại với nhau trong cảnh già nhân ngãi, non vợ chồng.

        Đang lúc Minh và Thụy buồn phiền vì hôn nhân trắc trở thì may thay, một người anh của nàng là Tăng Cẩm Tương vừa học tại Mỹ trở về, có tinh thần cởi mở, sau một cuộc đàm thọai với Thuỵ và được Thụy cam kết là dù trời long đất lở tình yêu của Thụy đối với Tuyết Minh vẫn trước sau như một, vẫn vững như kiềng ba chân, Tương bèn lấy cớ rằng hôn nhân là việc của “đôi trẻ” nên đã thuyết phục được bà mẹ chấp thuận cho hai người kết hôn.

        Hôn lễ đã được cử hành long trọng vào ngày 18.10.1926 tại nhà hàng Thái Bình, Quảng Châu là nơi trước đó một năm Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu cũng đã tổ chức đám cưới của họ. Trong số khách mời có Bào La Đình tức Mikhail Markovich Borodin, trưởng phái đoàn cố vấn Nga, Trương Thái Lôi, Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu, tức vợ Chu Ân Lai, vợ chồng Thụ và mấy bạn cùng khóa học của Minh và Quần.

       Trong dịp này, Thụy trao cho Minh một chiếc nhẫn đính hồng ngọc và mong Tuyết Minh sẽ giữ nó trọn đời để tượng trưng cho mối tình keo sơn của hai người. Thụy tỏ vẻ sung sướng và thỏa mãn ra mặt trong thời kỳ trăng mật, ai cũng thấy rõ và chính Thụy cũng tâm tình với vợ chồng Thụ là rất mãn nguyện với người vợ mới cưới, rằng bao lâu dãi dầu cuộc đời gió sương nơi đất khách, quê người nay mới lại có cảm giác ấm áp như sống dưới mái nhà ấm cúng của gia đình. Sau đó ít lâu, Minh cấn thai, Thụy không tỏ vẻ gì là mừng rỡ vì lần đầu tiên sắp được làm cha nhưng cũng không có ý kiến gì. Cả đại gia đình của Minh thì lại nghĩ rằng Thụy do chỉ thị của đảng một ngày nào tất sẽ lại tung cánh chim, chân trời góc biển biết đâu mà tìm, nên ép Minh phải phá thai tuy lòng Minh rất đau xót.

       Quả nhiên, nửa năm hương lửa đang nồng, Lý Thụy phải theo chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế cùng đoàn cố vấn Borodin rời đi Vũ Hán rồi tìm đường về Liên Xô vì phe Tưởng quyết không dung cộng nữa mà đổi ra diệt cộng, bắt đầu từ Quảng Châu dữ dội nhất .

       Trung tuần tháng 5.1927 Lý Thụy bịn rịn chia tay với vợ, người lên ngựa, kẻ chia bào...Thụy cầm tay Minh dặn dò:

        “ Em phải bảo trọng, đợi tin tức của anh. Khi nơi ăn chốn ở đã ổn định, anh sẽ cho người đón em ngay lập tức và chúng mình lại cùng nhau chung sống như chim liền cánh, như cây liền cành. Em cứ tin ở anh nhé.”

       Thụy còn hát bằng tiếng Tàu một bài ca, đại khái ý muốn nói “Con cá sống vì nước, anh sống vì tình em...” và sau khi chia tay còn dặn với, “ Đợi anh, dù tình thế ra sao, anh quyết sẽ về tìm em.

       Thế nhưng từ ngày tiễn biệt lâm ly đó, cánh hồng bay bổng tuyệt vời / Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm...Những lời thề đã như cá trê chui ống. Bóng chim mãi mãi biệt tăm.

      Viết về hôn nhân và t́nh ái của Hồ Chí Minh, có thể kể tác phẩm Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, dài khoảng 4.200 chữ, do Từ Song Minh (cháu của người chị gái của bà Tăng Tuyết Minh viết), Khổng Khả Lập phê b́nh, chú giải tại nguyệt san “Vũ Hán Văn sử Tư liệu”, năm 2001, kỳ 1 như sau:

       “...Mùa xuân, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc dừng lại ở Quảng Châu già nửa năm. Ông ta đă trở thành nhân vật trọng yếu được các thành viên trong đảng đoàn kính nể, đồng thời cũng kiến lập được mối quan hệ rất tốt với nhà cách mạng Chu Ân Lai, Trương Thái Lôi và các lănh tụ Quốc dân Đảng cánh tả như Liêu Trọng Khải v.v…

       Đến lúc ấy, chẳng những Nguyễn Ái Quốc đă ổn định cuộc sống tại Trung Quốc mà c̣n muốn t́m một người vợ để học Trung văn, đồng thời lo liệu mọi sinh hoạt gia đ́nh. Không lâu sau, một người đồng sự là Lâm Đức Thụ giới thiệu với Nguyễn Ái Quốc một thiếu nữ là Tăng Tuyết Minh để hai người làm quen. Tuy cô gái là con một gia đ́nh có giáo dục nhưng một số đồng chí của Quốc vẫn không tán thành – có tài liệu nói là Lê Hồng Sơn và Nguyễn Hải Thần.  Nguyễn Ái Quốc bất chấp mọi phản đối, quyết định cầu hôn. Sau hôn lễ một thời gian, hai người chuyển đến ở một pḥng trên tầng 2 biệt thự của M. Borodin. Việc nầy đă được báo cáo với Mạc Tư Khoa “.

       Tăng Tuyết Minh sau đó bỏ Quảng Châu khoảng tháng 7.1929 về quê mẹ, huyện Thuận Đức làm việc tại một bệnh xá. Người ta nói trong thời gian này, Thụy có hai lần nhờ người mang thư cho vợ nhưng không có hồi âm. Sau Thụy tới Thái Lan hoạt động với tên Thầu Cửu tức Già Chín, Thụy viết một lá thư nữa gửi cho Minh, nhưng lá thư này không hiểu vì sao lại lọt vào tay sở mật thám Đông Dương ngày 14.8.1928, nội dung nguyên văn tiếng Hán và bản dịch ra tiếng Việt như sau:

 

       Dữ muội tương biệt - Chuyển thuấn niên dư - Hoài niệm tình thâm - Bất ngôn tự hiểu - Tư nhân hồng tiện - Dao ký thốn tiên - Tỷ muội an tâm - Thị ngã ngưỡng vọng - Tinh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc - Chuyết huynh Thụy.

 

       Cùng muội tương biệt, thoắt hơn một năm, tưởng nhớ tình thâm, không nói cũng hiểu, nay mượn cánh hồng, vài dòng vắn tắt ,để muội an tâm, huynh đây ước vọng. Kính chúc nhạc mẫu vạn phúc.Thụy huynh vụng về.

 

       Sau đó, có người nói Thụy còn viết thêm một bức thư khác gửi từ Thượng Hải khoảng tháng 5.1930  cho Minh lúc này đang làm việc tại Thuận Đức, nội dung nhắn thu xếp lên Thượng Hải đoàn tụ nhưng khi đó Minh đã chuyển đi nơi khác và lá thư được nhận bởi trưởng trạm Dư Bác Văn, Văn cùng vợ là Hoàng Nhã Hồng mở thư ra xem rồi xé đi (?). Sau này Nhã Hồng tình cờ gặp lại Tuyết Minh, kể hết sự tình nhưng hỡi ôi! Mọi sự đã muộn.

       Lại có tác giả nói sau này Tăng Tuyết Minh có dịp gặp lại Lý Thụy trong một hoàn cảnh trớ trêu. Số là, khi đó Lý Thụy đang hoạt động tại Hồng Kông với bí danh Tống Văn Sơ, bị nhà chức trách Anh bắt và biết Sơ chính là Lý Thụy, tin này được loan truyền trên các báo và Tuyết Minh ngẫu nhiên hay biết nên cùng mẹ tới Hồng Kông để dự khán phiên toà xét xử chồng mình. Phần Thụy không hề hay biết có Minh trong phiên toà (?), đang chan hòa nước mắt vì thấy chồng thân hình tiều tụy, thương cảm vô vàn. Tuy nhiên trong suốt thời gian Thụy bị giam cầm, Minh lại không tới thăm hỏi vì nghe nói Thụy là trọng phạm nên toà cấm không cho tiếp xúc với ai (?), nên lẳng lặng cùng mẹ trở về Quảng Châu.

       Tuyết Minh tiếp tục hành nghề tại quê nhà, tới ngày 19 5.1950, bà tình cờ thấy hình Hồ Chủ tịch trên nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung quốc và bài chúc mừng sinh nhật ông của chính phủ Trung quốc thì quá ngạc nhiên nhưng tin chắc Hồ Chí Minh chính là Lý Thụy, chồng mình.

       Sau khi tìm mua cuốn truyện “ Hồ Chí Minh” của nhà xuất bản Tân Hoa để tìm biết thân thế và sự nghiệp của ông Hồ, Minh biết đich xác Hồ Chí Minh nay là Lý Thụy xưa nên viết thư báo cáo cho tổ chức, đồng thời viết mấy bức thư nhờ đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan chuyển cho Hồ nhưng đều không có hồi âm.

      Trong Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc có đoạn:

       “...Ngày 19.5.1950, Tăng Tuyết Minh đọc tờ “Văn hối báo” thấy in ảnh chân dung Hồ Chí Minh cùng điện văn chúc mừng sinh nhật lần thứ 60 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ tịch Mao Trạch Đông kèm theo bài viết về cuộc đời hoạt động và sự nghiệp văn chương của ông. Đến lúc ấy bà mới biết, h́nh bóng người chồng thân thương lúc nào cũng thấp thoáng hiện về trong giấc ngủ hàng đêm chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mọi cố gắng của Tăng Tuyết Minh liên hệ với Hồ Chí Minh đều không có kết quả...”

       Trong “Thê thiếp, nhân t́nh của Hồ Chí Minh”, “Lĩnh Nam di dân” viết :

       “...Tháng 5.1950, Tăng Tuyết Minh đọc “Nhân dân Nhật báo” mới biết người chồng xa cách hơn 20 năm chính là Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Bà đă mấy lần gởi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh cho Hoàng Văn Hoan nhưng không bao giờ nhận được hồi âm. Sau năm 1954, Tăng Tuyết Minh lại đề nghị với nhà nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa cho sang Hà Nội gặp Hồ Chí Minh nhưng cuối cũng vẫn bị lănh đạo Trung Cộng cự tuyệt...

 

       Thế rồi một thời gian sau đó, một viên chức lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tuyết Minh và chuyển một lá thư của Thái Sướng, chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xác nhận chủ tịch Hồ Chí Minh chính là Lý Thụy, chồng bà Minh nhưng lại khuyên bà nên thông cảm hoàn cảnh và lượng thứ, bỏ qua chuyện trước và chú tâm vào công tác thì tốt hơn. Tới sau 1954 bà Minh lại một lần nữa vận động với Nhà Nước cho bà sang Hà Nội để gặp Hồ Chí Minh nhưng vẫn bị từ chối không biết vì sao?.       

       Theo sử gia Hoàng Tranh thì Hồ Chí Minh đã từng thăm dò tông tích Tăng Tuyết Minh qua lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và năm 1960 còn nhờ bí thư Hoa Nam Cục là Đào Chú tìm dấu tích của Minh nhưng bóng hồng vẫn biệt tăm (?), trong khi Tuyết Minh vẫn tiếp tục làm việc, cố quên tình xưa mà chú tâm vào công tác theo lời khuyên của Thái Sướng tới 1977 mới về hưu.

        Không biết trước khi nhắm mắt ngày 14.11.1991, thọ 86 tuổi, Tuyết Minh có ân hận vì đã không nghe lời mẹ không chấp nhận cuộc hôn nhân của con gái vì đã có con mắt tinh đời, nhận biết ra Lý Thụy không phải là người biết giữ chữ đạo thuỷ chung vợ chồng hay đành ngậm ngùi với tình cảnh “ Duyên trăm năm đứt đoạn / Tình một thuở còn vương...”

       Có tác giả, có lẽ để câu chuyện tình thêm lâm ly bi đát, còn nói khi Tuyết Minh mất, trong tay còn có tờ giấy nhầu chép bài thơ Đường của Trương Cửu Linh nhan đề :

Tự quân chi xuất hỷ ” nghiã là “ Từ ngày chàng ra đi ”, được Phạm Khắc Trí dịch ra như sau :

       Tự quân chi xuất hỷ                                     Từ dạo chàng xa vắng

       Thiên san chí đẳng nhàn                            Núi non buồn ngẩn ngơ

       Thác dữ tương tư mộng                              Tương tư đêm gửi mộng

       Nhất tiêu số hồi hoàn.                                 Mòn mỏi nỗi mong chờ,

 

       Tự quân chi xuất hỷ                                     Từ dạo chàng xa vắng

       Bất phục lý tàn ky                                         Cửi canh chẳng ngó ngàng

       Tư quân như nguyệt mãn                           Trăng tròn đầy nỗi nhớ

       Dạ dạ giảm quang huy.                               Đêm lại đêm võ vàng.

      

        Trong thực tại, sau khi chia tay với vợ, Lý Thụy tức Hồ Chí Minh sau này còn có nhiều tình nhân khác nữa và vì thế có giả thuyết cho rằng Tăng Tuyết Minh đã bị bỏ rơi một cách thảm thê.

        Câu chuyện tình này thật ra được cả đảng cộng sản Việt Nam và Trung Hoa cố tình dấu kín cho tới khi sử gia William J. Duiker trong “ Hồ Chí Minh : Một Đời Người ” lại khui ra một chi tiết là Lâm Đức Thụ đã từng khai với sở An Ninh Pháp rằng “ Tăng Tuyết Minh thoạt đầu chê Thụy già và không phù hợp với mình nhưng sau lại lấy là vì hoàn cảnh kinh tế mà thôi...” khiến cho chồng một người cháu gọi bà Minh là bà cô tên Từ Song Minh mới đăng một bài trên báo Vũ Hán Văn Sử Tư Liệu, số 99 ra tháng 1.2001 kể rõ về cuộc tình và hôn nhân cuả bà Minh, đề cao mối tình của bà là chân thành, tỏ sự phẫn nộ của mình đối với Duiker đã bôi nhọ và vu khống tấm lòng trung trinh của bà với chồng là Lý Thụy. Hiện vợ chồng Từ Song Minh còn giữ được trong tay chiếc nhẫn đính hôn bằng hồng ngọc Lý Thụy năm xưa tặng cho người yêu và tấm rèm cửa do Borodin mừng ngày cưới. Có người lại còn bỏ thêm mắm muối vào câu chuyện tình dang dở này thêm lãng mạn, mặn nồng khi nói ông Hồ trong khi di chuyển thường vẫn đem theo đôi hài cũ của vợ theo cách xếp tàn y lại để dành hơi.

       Đoạn sau đây trích trong cuốn sách của Từ Song Minh:

      “...Vợ tôi, đối với Tăng Tuyết Minh thuộc hàng cháu, thường gọi bằng “cô Mười”. Từ khi sinh ra đến lúc qua đời bà đều sống ở Quảng Châu, là tín đồ trung thành của đạo Cơ Đốc, ngày đêm cầu khấn cho Lư Thụy b́nh an. Năm 1988, khi tôi cùng vợ về Quảng Châu viếng thăm “cô Mười”, trong kư ức bà vẫn nhớ đến Hồ Chí Minh lúc chia tay từ mấy chục năm trước.

       Bà kể tường tận cho chúng tôi nghe về thời kỳ quen biết Hồ Chí Minh, nảy sinh t́nh cảm nam nữ rồi quá tŕnh tổ chức hôn lễ rất xúc động. Tôi gởi lại bà tấm ảnh quư và bức thư ngày trước viết cho Hồ Chí Minh mà bà gởi tôi giữ hộ. Lúc ấy trong tay vợ tôi c̣n có chiếc nhẫn hồng ngọc mà Lư Thụy đă tặng cô Mười lúc đính hôn cùng với tấm rèm cửa cố vấn M. Borodin chúc mừng hôn lễ. Những vật kỷ niệm nầy được gia đ́nh tôi coi như bảo vật truyền gia của bà để lại.

      Vào dịp kỷ niệm ngày sinh 111 của Hồ Chí Minh và 96 năm của Tăng Tuyết Minh, tôi, với tư cách là thành viên Sở Nghiên cứu Văn sử thành phố Vũ Hán, Ủy viên Chính hiệp thành phố, là nhà thư pháp, hiểu rất rơ trách nhiệm và nghĩa vụ của ḿnh khi soạn cuốn sách nầy. Bởi v́ cuốn sách chính là tấm ḷng kính yêu của một kẻ hậu sinh tưởng nhớ đến người cô Tăng Tuyết Minh, cho dù t́nh cảm bị tổn thương vẫn một ḷng chung thủy chờ chồng, suốt đời cam chịu sống độc thân, và lănh tụ Hồ Chí Minh, chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi v́ sự nghiệp cách mạng dân tộc, v́ sự nghiệp cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, suốt đời sống độc thân, không mưu cầu hạnh phúc cho riêng ḿnh.

       Dù thời gian qua đi nhưng t́nh cảm của hai người vẫn không thay đổi, một ḷng một dạ trung trinh, đời đời ghi vào lịch sử...”

 

        Khổng Giả Lập với Hoàng Tranh, phó Viện trưởng Viện Khoa Học Xã hội căn cứ trên nội dung bài viết của Từ Song Minh mới viết bài tường thuật “ Hồ Chí Minh và người vợ Trung quốc Tăng Tuyết Minh” đăng trên tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành số tháng 12.2001, kết quả là sau đó Duiker phải viết một bài khác đổ lỗi cho Lâm Đức Thụ đã vu khống và công nhận tấm tình chân thật của Tăng Tuyết Minh đối với chồng. Tuy nhiên, khi Lý Thụy tỏ ý định lấy Minh với các đồng chí thì một số phản đối trong đó có Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn nên Thụy phải giải thích lý do là lấy Minh chỉ nhằm mục đích học tiếng Hoa cho tiện và cần có người chăm lo việc nội trợ để mình có nhiều thời giờ hơn dành cho hoạt động cứu nước, đồng thời cũng dễ che mắt nhà chức trách..

       Theo nhà báo Harold Isaacs, Hồ Chí Minh nói với ông năm 1945, ông hiện rất cô đơn, vô gia đình tuy đã từng có một người vợ, sau đó trong những cuộc phỏng vấn của các nhà báo khác ông lại khẳng định ông chưa từng lấy vợ và chỉ nghĩ tới việc đó sau khi đất nước được thống nhất. Trong một dạ tiệc tại Bắc Kinh tháng 8.1959 ông cũng nhắc lại hệt vậy.

       Tháng 5.1991, sau khi báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về việc Hồ Chí Minh có thể đã có vợ, tổng biên tập Vũ Kim Hạnh lập tức bị đình chỉ chức vụ. Đảng cộng sản phải lên tiếng thanh minh thanh nga cho chữ Tân của bác Hồ qua một cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, tiến sĩ Chu Đức Tính nói ông đã tranh luận với Hoàng Tranh về chuyện này và kết luận giả thuyết Hồ - Minh mang tính tiểu thuyết nhiều hơn và cho rằng thực tế đã chứng minh chuyện đó không có thật. Họ còn ngụy biện, lá thư mà Thụy gửi cho Minh, nếu có thật thì cũng chỉ là cách thông tin giữa những cán bộ hoạt động dưới mật mã một bức thư tình để che mắt mật vụ (?).

       Năm 2002 sau khi cuốn Ho Chi Minh: A Life của William J. Duiker đươc xuất bản, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia đòi bản dịch ra Việt Ngữ phải cắt bỏ đoạn nói về cuộc sống tình cảm của ông Hồ vì muốn nêu gương đạo đức cách mạng của ông luôn luôn cam chịu cảnh độc thân để dốc toàn lực tranh đấu cho lý tưởng. Tạp chí Far Eastern Economic Review chỉ có nhắc ngắn gọn về chuyện tranh luận này cũng bị cấm phân phối tại Việt Nam.

       Nhà sử học Pierre Brocheux nhân dịp nói chuyện với đài BBC tại Toronto, Canada ngày 29.10.2003, cho ý kiến:

        “...Tôi tin vào chứng cớ của sử gia Trung quốc Hoàng Tranh và Khổng Già Lập đưa ra rằng bà Tăng Tuyết Minh quả thật là vợ ông Hồ. Theo tôi, điều mà Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn che giấu chuyện này là một sự kiện quan trọng, chứng tỏ họ chỉ muốn thần tượng hoá ông này mà thôi.”

       Năm 2008, Lê Quỳnh trong bài viết cho BBC đã tả lại cuộc gặp Hoàng Tranh, một nhà nghiên cứu về sự liên hệ giữa Trung quốc và Việt Nam, Hoàng Tranh có nhắc lại bài viết của Hồ Chí Minh ngay từ thời chiến tranh quốc cộng đã mô tả mối liên hệ Hoa Việt khác nào như răng với môi, môi hở thì răng lạnh và trong suốt 30 năm bôn ba hải ngoại, ông Hồ đã sống tại Trung quốc 12 năm và sau khi đã thành chủ tịch nước Việt Nam, ông đã nhiều lần tới thăm và nghỉ ở Quảng Tây.

        Những thời gian ở tại Trung quốc đã được ông Hồ cho là thời kỳ “ trăm ơn, ngàn nghiã, vạn tình”. Tuy nhiên khi được hỏi về chuyện tình duyên giữa Lý Thụy với Tăng Tuyết Minh thì ông Tranh đang hào hứng bỗng trở nên rụt rè, “ Tôi không còn muốn nói nhiều về chuyện này vì chưa đến lúc.” Ông nói thêm là đã hơi vội vã cho đăng bài tường thuật về cuộc tình duyên đó mà sau này phía Việt Nam đã phản ứng dữ dội may mà tôi cũng có công lao cống hiến ít nhiều cho việc nghiên cứu Hồ Chí Minh với thái độ nghiêm túc nên cũng không gặp nhiều phiền phức. Mới hay một học giả uyên thâm như ông mà cũng phải tránh né trong việc viết lách và tại Việt Nam, học thuật dựa trên nền tảng chủ nghiã Marx-Lenin, hiển nhiên vẫn chịu sự chi phối quá chặt chẽ của chính trị.

       Trần Gia Phụng trong bài viết “ Lột trần huyền thoaị Hồ Chí Minh về cái gọi là có cuộc sống độc thân giản dị ” dẫn tài liệu nói rằng ngay trong khi Hồ lấy Tuyết Minh, ông cũng còn tằng tịu cả với Lý Huệ Khanh là em gái Lý Huệ Quần, tức là em vợ của đồng chí Lâm Đức Thụ và sở dĩ ông lấy tên họ Lý Thụy là để mọi người lầm tưởng ông có liên hệ với gia đình họ Lý này dễ bề che giấu các hoạt động của mình. Chuyện này cũng được các tác giả khác đưa ra, phần Lý Huệ Khanh sau này bị chết trong vụ công xã Quảng Châu cùng với Trương Thái Lôi nên câu chuyện tình giữa cô với Lý Thụy cũng sẽ mãi mãi là bí mật.

       Trở lại khoảng năm 1958, trong một cuộc chỉnh phong tại Viện Vệ sinh Quảng Châu, nhiều người đã lôi chuyện tình ái mà họ cho là bậy bạ cuả Tăng Tuyết Minh với Lý Thụy nên đem ra phê bình làm kinh động tất cả giới lãnh đạo ngành Y tế và họ gửi báo cáo lên Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Trung Quốc. Một dư luận khác từ phía đảng cộng sản tung ra thì Minh bị kiểm thảo không phải vì chuyện tình ái bậy bạ mà là vì thấy sang bắt quàng làm họ, đã dám nhận vơ chủ tịch nước bạn Việt Nam là chồng mình.

        Chủ tịch hội khi đó là Thái Sướng vội viết văn thư cho tỉnh uỷ Quảng Đông nói rõ Lý Thụy bây giờ là chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh, xưa có lấy Tuyết Minh thật nên cần phải rất thận trọng để không ảnh hưởng tới tình hữu nghị giữa hai nước, nội vụ mới phải bỏ chìm xuồng.

       Năm 1977, Tăng Tuyết Minh về hưu sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh và ngày 14.11.1991 qua đời tại Quảng Châu thọ 86 tuổi.

CHÚ GIẢI:

- Nhan đề mượn từ hai câu trong bài thơ Màu Thời Gian của Đoàn Phú Tứ.

- Quảng Châu chỉ cách Hương Cảng có 120 km với đường giao thông liên lạc rất dễ dàng nên từng là địa bàn hoạt động của các người cách mạng Việt Nam một thời gian dài, mãi tới khi bị quân đội Nhật bản chiếm đóng từ 1938 tới 1945 mới chuyển sang Quảng Tây và Vân Nam.

- Hồ mê gái nên chỗ nào cũng tìm một em gái hay cháu gái nhưng với lý do là để học hết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga lại tới tiếng Tầu. Sau này tất nhiên Hồ còn phải học thêm tiếng Tày, tiếng Nùng và cả tiếng Việt nữa.

- Báo Tuổi Trẻ chỉ trích đăng lại tin ngoại quốc là Hồ có thể có vợ mà Tổng thư ký Kim Hạnh mất việc, bể nồi cơm và Hoàng Tranh bên Tầu suýt bị đi học tập cải tạo. Thế mà các Đỉnh Cao Trí Tuệ sản vẫn khoe mình có tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hầm- bà- làng đủ thứ!

- Thư Lư Thụy, Nguyễn Ái Quốc, gởi cho Tăng Tuyết Minh bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence). Xuất xứ Daniel Hémery.

- Việt Cộng dù hết sức bưng bít chuyện Hồ lấy Tuyết Minh nhưng rồi sự thật cũng dần dần được tiết lộ ra. Trong cả chục truyện tình của Hồ, chỉ có Út Huệ là đảng CSVN không công nhận chính thức mà cũng không phủ nhận là người tình của Hồ.

- Theo tài liệu của đảng thì Phạm Văn Đồng học khoá III cùng với Hoàng Văn Hoan tại Quảng Châu do Hồ Chí Minh chủ trì.

 

Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ

Chương XVII chú trọng về người vợ Trung Hoa đầu tiên của Hồ Chí Minh, người mà ông lấy tại Quảng Châu vào năm 1926. Trông h́nh bà Tăng Tuyết Minh th́ thấy bà là một người con gái đẹp, quư phái.

Khi đọc chương này th́ Hoàng Xuân Thảo cho chúng ta biết là nhờ người anh của Tăng Tuyết Minh, mới du học Hoa Kỳ về, tác thành cho.

Vào năm 1926 mà đã có con du học thành tài bên Mỹ về th́ ta có thể hiểu là gia đ́nh này giầu sang, quư phái. Họ không muốn con gái họ lấy một người Việt Nam không nghề nghiệp cũng phải.

Bà Tăng Tuyết Minh lấy Hồ Chí Minh năm bà 21 tuổi, Hồ Chí Minh bỏ đi sang Nga và không bao giờ gặp lại bà lần nào nữa.

Với sắc đẹp sẵn có của bà, không hề có con, nếu bà muốn lập lại gia đ́nh với một thanh niên Trung Hoa trí thức, con nhà giầu sang, có lẽ cũng không khó.

Tuy vậy, bà không hề lấy ai hết, ở độc thân cho tới năm qua đời 86 tuổi th́ quả thật là khí tiết khả phong, rất đáng kính phục của lớp người sinh ra vào thế hệ các người cô chú của chúng ta.

Các người sống v́ cách mạng, suốt đời làm cách mạng, thường thường lang bạt nay đây, mai đó, có những mối tinh vụng trộm  hay chính thức, nhưng không bao giờ chung tinh với ai cả. Họ đi tới mỗi địa phương là họ lại có một người nhân tình mới hay một người vợ mới.

      Hồ Chí Minh cũng như các nhà cách mạng tiền nhân như trường hợp Victor Hugo trước ông 90 năm cũng có một cuộc đời ái tình bôn ba và thay đổi rất lẹ.

 

 

 

 

 

 

 

      

      Tăng Tuyết Minh                                              Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh