LỜI MỞ ĐẦU

 

VẠN LÝ TÌNH

 

 

Trời vẫn xanh như ngọc

Vườn lung linh nắng vàng

Như buổi ta mới gặp

Em sáng buổi khai trường.

 

Thuở ấy, em đi học

Tóc thề buông xõa vai

Môi hồng còn e thẹn

Bẽn lẽn khi, “ Thưa Thầy...”

 

Thuở ấy, tôi đi dạy

Gã thầy giáo ngu ngơ

Trong tình trường đắm đuối

Chỉ là tên học trò!

 

Nhớ ngày lập tổ ấm

Tiệc cưới còn đi vay (1)

Đón dâu, đồ sính lễ:

Trái tim và bàn tay.

 

Rồi dòng đời đưa đẩy

Rễ bồng bay bốn phương

Khi Sài Gòn, Đà Nẵng (2)

Lúc Cà Mau, Sóc Trăng.(3)

 

Nhớ những hè Đà Lạt

Trên đồi thông lang thang

Rừng Ái Ân quấn qúyt

Suối Cam Ly mơ màng.

 

Nhớ hồi chuông Thiên Mụ

Ngân nga đêm ngủ đò

Trên sông Hương mơ mộng

Của “ Huế đẹp và thơ”.(4)

 

Nhớ những chiều hóng gió

Cửu Long nghiêng bóng dừa

Gửi hồn theo tiếng sáo

Vi vu làn mây đưa.

 

Tới làng Vòng nếm cốm

Hải Dương bánh đậu xanh (5)

Về Cầu Lim, Nội Duệ (5)

Hát quan họ, trống quân.

 

Trời bỗng nổi dông tố

Tháng Tư Đen, ba mươi

Một đàn chim vỡ tổ (6)

Ngậm ngùi vỗ cánh bay.

 

Canada, ta tới

Xứ tuyết phủ mịt mùng

Nhưng cõi lòng tươi rói

Nơi “Đất lạnh, tình nồng”.(7)

 

Bao cánh tay rộng mở

Đón nhận người tha hương

Đất khách tuy bỡ ngỡ

Mà cảm thấy thân thương.

 

Album chụp ngày cưới

Màu đã phai nhạt nhòa

Mở từng trang kỷ niệm

Êm đềm lẫn xót xa

 

Bức hình ngày nhập tịch

Dưới ngọn cờ lá phong

Canada cảnh sắc

Đẹp khác chi non Bồng.

 

Tuổi cửu tuần sắp tới

Vạn lý tình thiết tha

Bao mộng đời rơi...rớt...

Vẫn ôm lòng ước mơ

 

 

Mai này trên quê cũ

Vườn Dân chủ rộ hoa

Người người đều vui sống

Trong Hạnh phúc chan hoà

 

Còn ta trên quê mới

Trong vòng tay yêu thương

Giấc ngàn thu yên nghỉ

Giữa bát ngát rừng phong.

 

CƯỚC CHÚ:

 

(1) Tiền cưới vay của dược sĩ Nguyễn Phúc Bửu Tập. phù rể là bác sĩ Đinh Đại Kha

(2) Liên đoàn Nhảy Dù - Trường Quân Y - Tổng Y Viện Duy Tân

(3) Ty Y tế Cà Mau – Quân Y Viện Trương Bá Hân

(4) Tên tập thơ của thi sĩ Nam Trân

(5) Quê hương của hai vợ chồng tác giả bài thơ: Hải Dương và Bắc Ninh

(6) Hai vợ chồng và năm con thơ

(7) Tên cuốn sách của Trà Lũ Trần Trung Lương.

 

 

 

 

CHƯƠNG I

HỒN QUÊ GỬI NGỌN MÂY TẦN XA XA...

 

Quê hương. Hai tiếng này không biết đã xâm nhập vào tim óc, huyết mạch, xương tủy ta từ lúc nào mà mỗi khi nhắc tới lòng ta không tránh khỏi những rung động tha thiết, những cảm giác bồi hồi, xao xuyến. Tuy nhiên khi ta còn nằm trong lòng quê hương, còn hít thở bầu trời quê hương, còn nhìn ngắm thấy núi sông, đồng ruộng, vườn tược quê hương, còn nghe  tiếng ru hò, tiếng ca hát đâu đó nơi quê nhà, cái tình quê hương trong ta hình như chìm lắng sâu xa trong một góc lòng nào đó để rồi khi ta rời khỏi quê hương nó mới nhen nhúm rồi bùng lên mãnh liệt, rồi do thời gian nung nấu trở thành triền miên và âm ỉ.

           

Nguyễn Du mới vừa qua con sông quê Long-Vỹ đã cảm thấy là người tha hương và nhớ quê rồi:

 

            ĐỘ LONG-VỸ GIANG                                 QUA SÔNG LONG-VỸ

           

            Cố quốc hồi đầu lệ                                       Ngoảnh nhìn quê, rơi lệ

            Tây phong nhất lộ trần                                Gió tây, bụi ngập đường

            Tài qua Long-Vỹ thuỷ                                  Vừa qua sông Long-Vỹ

            Tiện thị dị hương nhân                                Đã là khách tha hương

            Bạch phát sa trung hiện                              Giữa cát, tóc bạc hiện

            Ly hồng hải thượng văn                              Ngoài biển, chim gọi đàn

            Thân bằng tân khẩu vọng                          Thân bằng trên bến ngó

            Vị ngã nhất triêm cân.                                 Thương ta, lệ đẫm khăn.

                                                                                    (Hoàng Xuân Thảo)

           

Phần tôi, ngày 30.4.1975 đứng trên con thuyền viễn xứ rời bến Bạch Đằng cũng đã xao xuyến trong lòng vì biết mình đang rời bỏ quê hương mà không biết có ngày trở về hay không. Đây là bài thơ ghi lại cảm nghĩ của tôi khi đó:

 

            RA KHƠI

           

            Thuyền đi mới thấm tình yêu đất

            Bờ mỗi lùi xa mỗi vấn vương

            Núi biếc cây xanh in mắt dại

            Bãi vàng sóng bạc réo hồn hoang

            Vượt biển lòng khát mơ viễn xứ

            Ra khơi chí thoả mộng bình sinh

            Trời cao, đất rộng mông mênh thế

            Chẳng lẽ ta không chỗ trú chân?

 

 

Nhiều người Việt Nam không phải chỉ xa quê hương một lần, chẳng hạn như tôi năm 1946 khi khởi phát cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, đã phải rời bỏ thị xã Bắc Ninh bị san bình địa theo chính sách tiêu thổ kháng chiến, sống lang thang mấy năm trời trên vùng thượng du Việt Bắc, năm 1954 lại rời bỏ Hà nội, di cư vô Nam tới 1975 thì vượt biển Đông, lần này không chỉ bỏ nhà với các thân quyến mà bỏ luôn cả nước tới định cư tại Canada cho tới nay.

 

Hai lần trước, bỏ nơi sinh thành nỗi nhớ quê không gay gắt, khắc khoải, và canh cánh bên lòng bằng lần sau cùng nhất là khoảng mười năm đầu, lòng quê đi một bước đường một đau và chiều chiều ra đứng bên hồ, hồ Ontario phóng tầm mắt về cuối chân trời, ngắm nhìn mây trắng bay, cảm thấy hướng về quê mẹ ruột đau chín chìu và hồn quê gửi ngọn mây Tần xa xa...

 

Tình quê hương không phải là một khái niệm trừu tượng, mà nó hiển hiện một cách rõ ràng như ngay trước mắt, thường thường qua hình ảnh một cảnh tượng thiên nhiên như sông núi, ao hồ chẳng hạn như sông Hương núi Ngự, núi Tản sông Đà, ao đình, ao bà Om, hồ Tây, hồ Gươm hay là cây đa bến cũ, con đò năm xưa, có khi là hàng me dẫn tới một mái trường nào đó, có khi là bóng hình những ngày lễ hội lớn tại một ngôi chùa, một giáo đường. Hình ảnh quê hương cũng có hể hiển hiện qua một tà áo – chiều nay áo tím bay nhiều thế – một quán cóc, một xe bán nước giải khát – nước mía Viễn đông – một tiệm ăn nhất là tiệm phở, một ngôi chợ – chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành, chợ Đông Ba, một cây cầu – cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền, cầu Khánh Hội – một món ăn – trái sầu riêng Lái Thiêu, bưởi Biên Hoà, dừa bến Tre, cơm âm phủ và bún bò Huế, chả cá Lã Vọng, thịt chim nướng bắc Mỹ Thuận hay Vàm Cống, một tiếng hát hay một câu hò, điệu quan họ vv...nói tóm lại tình quê hương luôn luôn hiển hiện dưới trăm hình vạn trạng, lúc ẩn lúc hiện, khi nổi khi chìm nhưng cứ bám dai dẳng vào tâm khảm của ta có thể suốt một đời.

 

Trong thập niên 1980, vì có phòng mạch tại Toronto, tôi đã có dịp tiếp xúc với các đồng bào tỵ nạn vừa chân ướt chân ráo tới cư ngụ tại đây. Hầu hết đều còn mang nặng tấm tình hoài hương, còn tiếc nuối dĩ vãng, còn chưa quen với cuộc sống mới. Qua những lời tâm sự chân thành thường đượm màu sắc bi quan, chán chường của các bệnh nhân mới chân ướt chân ráo tới xứ người, thấy cảnh vật và người với nếp sống đều khác lạ, tôi đã xúc cảm viết bài thơ dưới đây:

 

THIẾU QUÊ HƯƠNG

 

Bác sĩ, bà lão kể

Nước mắt lã chã rơi

Từ ngày sang đất khách

Già đây cứ bệnh hoài...

 

Bánh mì nhai như giấy

Bơ sữa nuốt chẳng vô

Mùa đông dài bất tận

Tuyết lạnh buốt thịt da...

 

Bác sĩ, em lo quá

Chồng em nặng ưu phiền

Ám ảnh sợ mật job

Sao nuôi nổi gia đình?

 

Đau không dám xin nghỉ

Thiếu ngủ vẫn làm đêm

Người gầy mòn, hao sút

Rượu giải sầu liên miên...

 

Bác sĩ, vợ tôi trước

Nội trợ rất đảm đang

Vốn một tay quán xuyến

Ngược xuôi giúp chồng con...

 

Qua đây thường tủi phận

Bất lực trước cuộc đời

Thuốc an thần liên tiếp

Cơn buồn chẳng hề nguôi!

 

Bác sĩ, tại sao vậy?

Tôi chưa ngoài ba mươi

Bao tử đau lở loét

Ruột gan như dầu sôi!

 

Có thuốc nào trợ lực?

Cầy dài dài week-end

Thư nhà vừa mới nhắn:

Gửi thuốc và tiền thêm...

 

Bác sĩ, em vượt biển

Từ đảo hoang vừa qua

Chồng, con: hải tặc giết

Thân lạc loài, bơ vơ...

 

Hỏi làm sao khuây khoả?

Tương lai phủ mù sương

Tình người như tượng đá

Nhìn hoa rơi, lặng câm!

 

Bác sĩ, cháu đi học

Chữ nghiã chẳng nhập tâm

Hồn bay theo khói thuốc

Vơ vẩn tầng mây xanh...

 

 

Tưởng nhớ ngôi trường cũ

Bạn bè chắc vắng tanh

Bố mẹ theo Mỹ Ngụy

Cấm luôn con học hành

                       

                        ***

Nghẹn ngào...tôi chẳng đáp

Lòng riêng tự nhủ lòng

Chúng ta đồng một bệnh:

Thiếu Khung Trời Quê Hương.

           

Tôi cũng có tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà như những người mới nhập cư đất khách nên cũng tìm cách giải tỏa nỗi niềm hoài hương bằng một chuyến về thăm lại Việt Nam sau trên mười năm xa cách trong một tour du lịch đi suốt Bắc Trung Nam. Tất nhiên đây không phải là chuyện mặc “áo gấm” về làng, mình về mà lộ ra là Việt kiều thì chắc chắc là đưa đầu ra cho họ chém mỗi khi đi mua bán hay giao dịch, có khi còn bị chửi là Việt kiều rởm, thêm nữa người xưa cảnh cũ còn đâu nữa, tất cả đã hoàn toàn thay đổi thì còn khoe áo gấm với ai, chưa kể “áo gấm” của mình so với áo gấm của các quan cán bộ nhất là các vị bí thư thì chỉ coi như rẻ rách. Thêm nữa, tôi có một bà chị và mộ phần thân phụ tại Hải Phòng mà từ 1954 tôi chưa có dịp về thăm.

           

Nguyễn Du cũng từng trải qua cảnh “hồi hương” này và đã cảm khái viết mấy vần thơ như sau:

 

THĂNG LONG I                                                        THĂNG LONG I

Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng                             Núi Tản, sông Lô cảnh trường tồn

Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long                       Bạc đầu mừng được thấy Thăng Long

Thiên niên cự thất thành quan đạo                      Ngàn năm cự thất thành quan lộ

Nhất phiến cô thành một cố cung                         Một dải tân thành lấp cố cung

Tương thức mỹ nhân khan bảo tử                        Người đẹp quen xưa nay ãm trẻ

Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông                        Bạn chơi thuở nhỏ đã thành ông

Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy                              Cả đêm buồn bã nằm thao thức

Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung          Tiếng địch vang vang trong ánh trăng.

 

THĂNG LONG II                                                       THĂNG LONG II

Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành                   Vẫn vầng trăng cũ chiếu tân thành

Do thị Thăng Long cựu đế kinh                            Ấy đó Thăng Long cựu đế kinh

Cù hạng tứ khai mê cựu tích                                 Đường sá dọc ngang che dấu cũ

Quản huyền nhất biến tạp tân thanh                   Sáo đàn đổi hết điệu ngang cung

Thiên niên phú qúy cung tranh đoạt                     Xưa nay phú qúy mồi tranh đoạt

Tảo tuế thân bằng bán tử sinh                              Quá nửa thân bằng kẻ mất còn

Thế sự phù trầm hưu thán tức                              Thế sự thăng trầm đừng tiếc nữa

Tự gia đầu bạch diệc linh tinh.                              Ta giờ tóc cũng bạc như sương.

 

Đọc hai bài thơ về Thăng Long nay, ta không khỏi ngậm ngùi khi nhớ tới bài Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan: ...

 

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

 

Sau gần ba tuần từ Hà nội, qua Huế tới Sài Gòn, lòng tôi mỗi ngày mỗi chùng xuống, thấy buồn nhiều hơn là vui, thấy chán nản hơn là thích thú, thấy mệt mỏi hơn  là hưng phấn vì những hình ảnh của quê hương mà mình hằng ấp ủ, trân qúy đã tan vỡ như bong bóng rồi đột nhiên mình lại thấy nó hiển hiện, không phải tại Việt Nam mà lại tại Canada, nơi mình tưởng chỉ là đất tạm dung mà không ngờ bây giờ, sau khi về thăm Việt Nam mới thức tỉnh và ngộ ra Canada đã là quê hương cuối đời của mình từ hồi nào mà không hay.

 

Mà sự thật cũng xảy ra rất hợp tình, hợp lý. Mình đã nhiễm những phong tục tập quán của Canada cả một quãng đời dài hơn bất cứ thời kỳ nào tại Việt Nam. Phần tôi, cứ lật lại các trang niên biểu của đời mình từ khi sinh ra thì rõ:

 

             3 năm Hưng Yên

             8         Thái Bình

             2         Nam Định

             3         Bắc Ninh

             4         Việt Bắc

             3         Hà Nội                      

Tổng cộng     23 năm tại Bắc Việt

             3         Sài Gòn

             1         Long Xuyên

             2         Vũng Tàu

             5         Sài Gòn

             4         Sóc Trăng

             2         Đà Nẵng

             4         Cà Mau                     

Tổng cộng     21 năm tại Nam Việt

             1         Toronto

             2         Quebec City

             1         London

             1         Kingston

            38        Toronto                     

Tổng cộng     43 năm tại Canada

 

 

Tôi đã nhập quốc tịch Canada sau ba năm thường trú, đã tuyên thệ trung thành với Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đã được chỉ định thay mặt những công dân Canada mới bày tỏ lòng cám ơn những người công dân Canada cũ đã mở rộng vòng tay đón tiếp chúng tôi và hứa sẽ tích cực góp phần trong vịêc xây dựng một nước Canada thanh bình, tự do và hạnh phúc. Cũng từ đó tôi thường chào cờ hình lá phong đỏ, hát quốc ca “Oh! Canada!” Tôi gia nhập “ Y sĩ đoàn hoàng gia”, con gái tôi gia nhập “ luật sư đoàn hoàng gia”. Các cảnh sát cũng là cảnh sát hoàng gia, tiền tệ dùng hàng ngày cũng gọi là tiền tệ hoàng gia với hình Nữ hoàng Elizabeth II. Ngôn ngữ dùng hàng ngày khi ra đường hay đi làm là tiếng Anh, nói tóm lại tôi đã là người Canada về tinh thần, về pháp lý và có thể cả về thể chất nữa sau những năm tháng ròng rã ăn uống các thực phẩm Canada, hít thở không khí Ontario, phơi nắng dầm sương miền Bắc cực.

 

Về thân thích họ hàng thì cả hai vợ chồng tôi đều có các anh chị em đã trở thành công dân của Canada từ lâu, các anh chị em và chúng tôi lại sinh con đẻ cháu, nhiều cháu đã học đại học, dây mơ rễ má chằng chịt nên dù có muốn di chuyển đi nơi khác thì cũng chỉ là những cơn bốc đồng trong dăm ba phút chứ nghĩ đi tính lại thì Canada đã thật sự trở thành quê hương rồi.

 

Còn về mộ phần, thân mẫu tôi, một người anh và chị dâu, hai người em gái và em rể, một người cháu trai đã có giấc ngủ ngàn thu tại mảnh đất Canada này. Về phần tôi, tôi cảm thấy tôi cũng sẽ sống những ngày cuối đời và trút hơi thở cuối cùng tại Toronto, Canada. Vậy thì xứ cờ lá phong giờ đích thực là quê tôi cuối đời rồi còn gì nữa.    

 

Tôi nhớ lại một bài thơ của Giả Đảo, một thi nhân đời Đường. Ông vốn sinh trưởng tại Hàm Dương nhưng phải đổi đi làm việc tại Tinh Châu, cách Hàm Dương bằng con sông Tang Càn. Ông sống tại Tinh Châu cả chục năm nhưng lòng lúc nào cũng nhớ Hàm Dương một cách da diết, trong khi chỉ coi như sống tại Tinh Châu một cách tạm bợ, chỉ mong có dịp về thăm lại Hàm Dương. Thế rồi tình cờ ông có việc đi Hàm Dương nhưng khi qua sông Tang Càng rồi khi ngoảnh nhìn lại Tinh Châu ông đột nhiên phát giác ra Tinh Châu mà ông hằng nghĩ chỉ là quán trọ mới đích thực là quê cũ của ông.

 

 Bài thơ nhan đề Độ Tang Càn, tôi tạm dịch ra Qua sông Tang Càn như sau:

 

Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương            Đất khách Tinh Châu cả chục sương


Quy tâm nhật dạ ức Hàm Dương               Ngày đêm khắc khoải nhớ Hàm Dương


Vô đoan cánh độ Tang Càn thủy               Tang Càn bất chợt qua sông ấy


Khước vọng Tinh Châu thị cố hương.        Ngoảnh lại Tinh Châu đích cố hương.



Ở đây, ta thấy, Giả Đảo nhắc đến Tinh Châu những hai lần, trong khi ông chỉ nói đến “quê cũ” Hàm Dương có một lần mà thôi. Mà, trước đó ông nói Tinh Châu chỉ là quán trọ, mà ông đă buộc ḷng phải ở trọ trong mười năm.

Trong mười năm ấy, ông luôn một ḷng nhớ quê Hàm Dương. Rồi đến một ngày, có việc phải đi ra khỏi “quán trọ” này, ông chợt thấy xao xuyến trong lòng và ngộ ra chính cái “quán trọ” này (Tinh Châu) mới thật là “cố hương”.



 

Bản dịch của Tản Đà

 
Tinh Châu đất khách trải mươi hè

Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ ghê

Qua bến Tang Càn vô tích nữa

Tinh Châu ngoảnh lại đă thành quê

 

Bản dịch của Trần Trọng San

 
Quán khách Tinh Châu trải chục sương,

 Ḷng quê ngày tối nhớ Hàm Dương.

 Chợt đâu lại vượt ḍng Tang thủy

 Trông ngóng Tinh Châu, ngỡ cố hương.


Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu


Quán khách Tinh Châu đă chục sương,

Ḷng quê canh cánh nhớ Hàm Dương.

T́nh cờ qua bến Tang Càn nọ,

Trông lại Tinh Châu tựa cố hương.

 

Bản dịch của Bùi Khánh Đản

 

Quán khách mười năm trải gió sương

Tinh Châu sớm tối nhớ Hàm Dương

V́ đâu lại vượt ḍng Tang thủy

Ngoảnh lại Tinh Châu tưởng cố hương

 

Bản dịch của anh Đặng Tiến

 

Lưu lạc Tinh Châu những chục sương,

Ngày đêm canh cánh nhớ Hàm Dương.

Tang Càng một buổi thuyền xa bến,

Ngoảnh lại: Tinh Châu chính cố hương

 

Phần tôi, sau khi ngộ ra Canada đích thực là quê hương cuối đời, đã cảm hứng viết bài thơ sau đây, nhan đề: QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI

 

Canada sống nửa đời người

Ngày đêm nỗi nhớ nước khôn nguôi

Xuyên Việt một chuyến đi chợt ngộ

Canada đích thực quê tôi.

 

 

 

 

CHÚ GIẢI

 

- Trong khi còn là sinh viên y khoa, tôi đã có dịp cộng tác với bạn học cùng lớp Từ Uyên phụ trách Trang Sinh viên Thanh niên của Nhật báo Tự Do. Trong thời kỳ ra trường, phục vụ tại một đơn vị quân đội, Từ Uyên và tôi lại tiếp tục công việc này một thời gian cho đến khi tôi phải xa Sài Gòn. Tôi còn nhớ Như Phong đã chia tay với chúng tôi bằng một bữa ăn tại quán Chả cá Thăng Long. Vật đổi, sao dời, biết bao nhiêu biến đổi từ đó nhưng chúng tôi lại “ tha hương ngộ cố tri” tại xứ cờ Lá phong này và chúng tôi lại cộng tác một lần nữa, viết cuốn “ Xứ cờ Lá phong: Quê tôi cuối đời”.

 

- Tôi khi về thăm quê hương mà cảm thấy lạc lõng trong quê hương vì nhiều nơi tôi có cảm tưởng đang “Phi lạc sang Tàu” như tên một cuốn truyện của Hồ Hữu Tường. Các thân hữu cứ ngó qua bản đồ dưới đây thì biết. Khi tôi viết những dòng này thì tại Việt Nam, quốc hội của bọn HÁN NGỤY đang làm Dự luật cho Tàu thuê 99 năm làm các Đặc khu Kinh tế trá hình tại miền Bắc: Quảng Ninh, miền Trung: Khánh Hoà và miền Nam: đảo Phú Quốc. Dư luận xôn xao, dân chúng đã biểu tình chống đối. Bà chủ tịch Quốc hội tuyên bố : “Bộ Chính trị đã quyết định rồi, ta phải chấp hành thôi”. 

 

Thật quả là một quốc hội bù nhìn còn Bộ Chính trị, chẳng phải do dân bầu mà lại có quyền tối thượng bán đất dưới hình thức cho thuê dài hạn.

Trả lời câu hỏi : “Về vấn đề an ninh - quốc pḥng, ông có lo ngại khi thời gian thuê đất dài và các đặc khu nằm ở vị trí khá nhạy cảm ?”

 

 TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đă nói rằng:

 “Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu ? Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ... đều có Chinatown. Ở California ḿnh có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, th́ bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc pḥng hay không ?

 

Đúng là một câu trả lời ngu xuẩn vì hai thực thể hoàn toàn khác nhau một trời một vực. Đất cho Tàu thuê là đất của Tàu, họ toàn quyền muốn làm gì trong khu vực của họ cũng được kể cả tiền tệ, sự duy trì an ninh vv... người Việt Nam không được lai vãng tới, có khi sau này muốn vô phải xin visa, các nhà chức trách Việt Nam như cảnh sát, công an, quân đội, nhân viên chính phủ muốn vô cũng còn phải xin phép nữa là người dân. Dự luật còn có điều khoản nếu có tranh tụng giữa người hay một pháp nhân VN với người hay một pháp nhân trong Đặc khu thì sự tranh tụng có thể do toà án trong Đặc khu thụ lý, nghiã là người VN trên đất VN phải ra tòa án Tàu khựa và muốn kháng cáo thì phải tới Bắc Kinh và ngôn ngữ sử dụng tất nhiên phải là Hán ngữ.

Tôi viết cuốn này trước hết để tự tìm hiểu về lịch sử một nước mà từ 1975 đã xem thật sự là một quê hương thứ hai, quê hương của nửa đời người sau vì tuy đã tuyên thệ là công dân của Nữ hoàng sau ba năm cư trú, thật tình vì sinh kế nên cũng chỉ hiểu mù mờ về Canada nay có thời gian rảnh rỗi nên thử tìm về gốc nguồn của đất nước mình đã đang sống 43 năm nay, ngang ngửa với thời gian sống tại Việt Nam. Sau nữa, nếu cuốn sách giúp được một số đồng hương cũng lơ mơ về lịch sử Canada hiểu thêm được một vài khía cạnh của miền đất mới và tự thấy cần góp tay vào chung sức xây dựng một nước Canada thanh bình, tự do và hạnh phúc thì cũng là một cách tri ân Canada vậy.

Viết về lịch sử một nước trong một cuốn sách mỏng vài trăm trang tất nhiên không thể đi sâu vào chi tiết cho nên tất không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được người đọc thông cảm và tha thứ. Trân trọng,

Tham luận của TỪ UYÊN

 

Anh bạn tôi Hoàng ngọc Khôi đang viết về Xứ Cây Phong nơi anh và tôi đang sống.

Tôi, một bạn đồng môn, đồng tuế xin ghi vài cảm nghĩ khi bắt đầu đọc chương đầu của áng văn này dù biết vẫn c̣n thiếu sót.

 

Anh bạn tôi Hoàng ngọc Khôi, cùng học Y khoa, cùng ra trường một năm, anh vào quân y và tôi dân sự nhưng thời đi học tôi thích viết báo, c̣n anh văn chương, thi phú hàng cao, tôi không dám so sánh. Thế nhưng nhờ khi học năm thứ ba, sau khi hăng hái hoạt động y tế xă hội của Tổng hội Sinh viên, tôi dẫn đoàn y tế tới vùng lIên khu V nơi chính quyền quốc gia vừa tiếp thu, chúng tôi mang y khoa tuy chưa toàn hảo nhưng đem lại cho dân vùng này những tiện nghi từ 9 năm họ chưa biết tới.

 

Qua bài phóng sự viết về chuyến đi này với các bạn sinh viên dân y cùng lớp như Vương tú Toàn, Đào quốc Anh, Vũ Hùng và vài bạn lớp dưới, cùng hai anh sinh viên Nha khoa Legac (Tây lai có vợ Việt Nam) Phạm Minh Châu, hai dược sĩ: chị Đặng Kim Trinh và anh Trần cẩn Thành được báo Tự Do chọn đăng, tôi được các anh Như Phong Lê văn Tiến và anh Đỗ thúc Vịnh nhận cho phụ trách trang Sinh viên tờ báo mỗi thứ năm. Thấy một ḿnh làm không nổi tôi t́m và mới anh Hoàng ngọc Khôi chung sức.

 

Anh Khôi văn, thơ, kịch đều giỏi, c̣n tôi chỉ viết nổi vài bài tham luận về xă hội, y tế đại chúng và thỉnh thoảng viết vài truyện ngắn “Chuyện t́nh sinh viên “

 

Anh Khôi làm thơ nên thường được ca tụng, ngay cả Hà thượng Nhân và Vũ Hoàng Chương cũng biết anh và giới thiệu trên Tao Đàn của Đinh Hùng, riêng tôi v́ viết quá trung thực về các sinh hoạt nơi Đại học, và các truyện ngắn về “Lấy chồng cao đẳng “đụng chạm tới vài cô và anh và cha môt cô hoa khôi G.L. đă tới tận nhà tôi hỏi thăm!

Tuy nhiên đâu cũng vào đấy và tôi yên thân tới khi ra nhập ngũ năm 1957.

 

Anh Khôi quân y hiện dịch c̣n tôi dân y trưng dụng tuy học cùng trường từ PCB tới 5 năm y khoa nhưng lư lịch của nhau nay mới rơ.

 

23 năm ở miền Bắc anh từ Hưng Yên qua Thái B́nh, Nam định, Bắc Ninh lên Việt bắc và chỉ về Hà Nội 3 năm. Như vậy chắc anh đă từ Đào giă trở về Hà Nội rồi thi Tú tài chế độ cũ rồi tháng 9-1951 vào học PCB rôi Y khoa với tôi.

 

Thiếu thời của tôi không vất vả như anh. Quê quán tại Thường tín Hà Đông Ra đời tại Hải pḥng nhưng khi lên 4, cha tôi bước qua hoạn lộ nên tôi phải sống 7 năm tại các huyện miền quê từ Phúc Yên, Hải dương, Hưng yên , Thái B́nh, học trường làng , trường huyện, trường tỉnh và có cả từ bằng Sơ học yếu lược thi tại Tiên lữ Hưng yên, trượt Trung học phổ thông thời kháng chiến 1947, bị Tây bắt nhưng không bắn và hồi cư về Ha Nội sớm nên thi Trung học đệ nhất cấp, học Chu văn An rồi thi Tú tài tại Hà Nội và cũng như anh Khôi cùng vào y khoa.

 

Anh ra trường vào Nhảy dù c̣n tôi đi Hội An. Tôi biệt phái qua cơ quan dân sự nhưng không kém nguy hiểm Nha Diệt trừ sốt rét, rồi giải ngũ, c̣n anh cũng qua bộ Y tế và làm việc tại Cà Mau.

 

Chúng tôi lại hội ngộ nơi đất lạnh t́nh nồng này và nay có dịp đọc lại văn thơ anh, nhờ đó t́m lại t́nh cảm của anh bạn đồng tuế đồng môn, xa cách nhau khi ra trường y khoa nhưng nối lại t́nh xưa cũ.

 

Chương đầu anh viết về t́nh quê hương trích nhiều thơ của các thi sĩ nổi danh nhưng tôi lại thích những lời thơ của chính anh v́ tính hiện thực của nó.

 

Tôi nhận được rất nhiều tâp thơ của các văn thi hữu nhưng cuốn “Khung trời quê hương” của Hoàng Ngọc Khôi với lời giới thiệu cuả anh Nguyễn Tấn Hồng và lời bạt của Đỗ Qúy Toàn, do Làng Văn xuất bản năm 1991 thì tôi vẫn giữ và vẫn đọc.

                                                                                                        

Bến Bạch Đằng cuối tháng 4.1975

 

 

Di tản tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ cuối tháng 4.1975

Việt Cộng pháo kích Sài Gòn cuối tháng 4.1975

 

Đẩy trực thăng xuống biển lấy chỗ cho trực thăng khác đáp xuống

 

Thuyền nhân

 

 

Di tản trên chiến hạm VNCH

 

Sự hiện diện của người Hán tại Việt Nam do sự thông đồng mua bán Hán Ngụy