https://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/2/28/Tankman_new_longshot_StuartFranklin.jpgTianasquare.jpg

 

Hình chụp bởi Stuart Franklin                               Hình chụp bởi Jeff Wudener

 

Tại Bắc Kinh đã xảy ra vụ tàn sát Thiên An Môn trong thời gian sinh viên biểu tình từ 15.4 tới 4.6.1989.

Các cuộc biểu t́nh dấy lên sau cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nhà cải cách theo đường lối tự do bị buộc phải từ chức v́ đi ngược lại những đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc cải cách kinh tế và chính trị bấy giờ. Dân chúng xuống đường nhân tang lễ ông để tụ tập, diễn hành và biểu t́nh chống lại tham nhũng, đ̣i hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh.

Vào tháng 5, một cuộc tuyệt thực do học sinh, sinh viên lănh đạo đă nhận được ủng hộ cho những người biểu t́nh trên khắp đất nước và các cuộc biểu t́nh đă lan rộng đến khoảng 400 thành phố. Cuối cùng, lănh tụ tối cao của Trung Quốc Đặng Tiểu B́nhnhững nguyên lăo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng các cuộc biểu t́nh là một mối đe dọa chính trị và quyết định sử dụng vũ lực. Các nhà chức trách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă tuyên bố thiết quân luật vào ngày 20 tháng 5, và huy động tới 300.000 quân lính tới Bắc Kinh va gây ra cuộc tàn sát tại Thiên An Môn ngày 4.6.1989.

Theo số liệu của Trung Quốc, cuộc đụng độ đă khiến 241 người thiệt mạng, trong đó có 23 binh lính Trung Quốc, khoảng 2.000 người khác bị thương. Các bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000 chết hoặc bị thương. Tại đỉnh cao của những cuộc biểu t́nh, có khoảng một triệu người đă tụ tập tại quảng trường này.

Sau cuộc đàn áp, chính phủ đă tiến hành bắt giữ rất nhiều người biểu t́nh và người ủng hộ, đàn áp các cuộc biểu t́nh khác ở Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ các sự kiện trên báo chí trong nước. Cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ đă được tăng cường. Các viên chức được coi là đồng cảm với các cuộc biểu t́nh đă bị hạ cấp hoặc thanh trừng. Trên quy mô lớn hơn, cuộc đàn áp đă tạm thời đ́nh chỉ các chính sách tự do hoá trong những năm 1980.

Theo hồ sơ giải mật của Mỹ năm 2014, quân đội Trung Quốc cho xe tăng và binh lính đi trước thảm sát, rồi cho máy ủi đi sau gom thi thể lại hỏa thiêu, sau đó dùng xe bồn xịt nước rửa sạch mọi dấu vết.

 

Hồ sơ này ước tính đă có 10.454 người chết và 40.000 người bị thương. Con số này được t́nh báo Mỹ tập hợp từ các thông tin nội bộ Trung Quốc thu được từ trụ sở chính phủ ở Trung Nam Hải.

 

Trong các hồ sơ mật của chính phủ Anh được công khai vào tháng 12 năm 2017, Alan Ewen Donald, Đại sứ Vương quốc Anh tại Trung Quốc từ 1988 đến 1991, đă báo cáo vào năm 1989 rằng một thành viên của Hội đồng Nhà nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa đă ước tính số người chết dân sự là 10.000.

 

Trong một bài báo năm 1990, tạp chí Time nói rằng Hội chữ thập đỏ Trung Quốc đă đưa ra con số 2.600 người chết vào sáng ngày 4/6. Ước tính của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói số tử vong vào khoảng vài trăm và gần 1.000. Các ước tính của Khối Xô viết th́ cho tổng cộng khoảng 10.000 người chết.

 

Chính quyền đă bắt giữ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn người trên khắp đất nước. Một số bị bắt vào ban ngày khi họ đi bộ trên đường; những người khác đă bị bắt vào ban đêm. Nhiều người bị bỏ tù hoặc bị gửi đến các trại lao động, nơi họ không được thăm nuôi và phải sống trong pḥng giam đông đúc với các tội phạm giết người và hiếp dâm, và tra tấn không phải là hiếm.

 

Giang Trạch Dân, khi đó là Bí thư Đảng ủy Thượng Hải, người chỉ huy cuộc tàn sát tại Thiên An Môn, được thăng chức lên Tổng Bí thư ĐCSTQ thay cho Triệu Tử Dương.

 

Khi các quốc gia khác nhận thức được việc chính phủ Trung Quốc đă sử dụng vũ lực, Trung Quốc đă bị lên án và chỉ trích. Các nước phương Tây đă áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận vũ khí.

Bức tranh người đứng trước xe tăng

 

Bức tranh “ Người đứng trước xe tăng” đã được chụp bởi Jeff Wudener, một phóng viên của hãng Associated Press (cận cảnh) và Stuart Franklin (viễn cảnh). Lập tức bức tranh của Jeff Wudener được đăng trên nhiều báo khắp thế giới và được coi là một trong những bức tranh ấn tượng nhất cuả thế giới. Tuy ông được đề cử giải Pulitzer về bức tranh này nhưng ông không được tặng giải. Người ta nêu ra lý do là vì nước Mỹ lúc đó muốn hoà hoãn với Trung Cộng, còn bức tranh tướng Loan bắn Nguyễn Văn Trỗi được giải Pulitzer vì khi đó nước Mỹ đang tìm cách rút lui khỏi miền Nam nên được giới truyền thông phản chiến bốc lên mây xanh. Ai nói chính trị không xen vô lãnh vực nghệ thuật?

 

Người đứng trước xe tăng là ai?

 

Toàn thế giới đều muốn biết người anh hùng ngang nhiên chặn đoàn xe tăng lại là ai? Chỉ sau vụ Thiên An Môn một thời gian ngắn thì từ báo Sunday Express tại thủ đô London phanh phui ra tên người đứng trước xe tăng là Vương Vệ Lâm / Wang Wei Lin, một sinh viên nhưng đảng CSTQ không công nhận, bảo không có ai tên như vậy.

 

Có nhiều giả thuyết về hậu quả việc làm của người sinh viên kia. Một phụ tá đặc biệt của Nixon, Bruce Herschensohn trong một cuộc nói chuyện năm 1999 tường trình rằng người thanh niên kia đã bị xử bắn đúng hai tuần sau đó, nhưng có nguồn tin lại bảo bị xử bắn vài tháng sau. Một hãng thông tấn của Nam Hàn Yonhap thì lại bảo người anh hùng đó đã trốn thoát sang Đài Loan nhưng chính Đài Loan thì lại không lên tiếng gì cả.

 

Sau đó nhiều nhà báo gặp Giang Trạch Dân là người chỉ huy cuộc tàn sát tại Thiên An Môn và hỏi về chuyện này thì Giang bảo không có tên người sinh viên này trong những số người bị giết hay bắt giam.

 

Di sản

 

Người đứng trước xe tăng tuy vô danh nhưng đã để lại một di sản khá lớn lao. Trước hết ban nhạc Mỹ Nevermore đã sáng tác một bản hùng ca mang tên “The Tiananmen Man” năm 1996.

 

Trong truyện tiểu thuyết “ The Bear and the Dragon” năm 2000 của Tom Clancy viết rằng chính phủ Trung Cộng sau khi cho bắn vào đầu đã gửi biên lai tính tiền viên đạn để bắt gia đình người thanh niên phải bồi hoàn.

 

Trong Family Guy, Peter Griffin đã kể lại chuyện người đứng trước xe tăng này.

 

Cảnh tượng này cũng được trình diễn lại trong cuốn video âm nhạc bởi ban Kasabian tại Anh năm 2004.

Cuốn phim Superbad năm 2007 cũng nhắc tới câu chuyện này.

 

Cuốn video âm nhạc “ Refuse/Resist” của ban Sepultura cũng mô tả cảnh tượng người chặn xe tăng.

 

Vở kịch của Lucy Kirkwood tên Chimerica năm 2013 đã dựng lại cuộc đối đầu giữa người thanh niên và người lính lái xe tăng, trình diễn lần đầu từ 20.5.2013    tới 6.7.2013, sau đó được chiếu tại đài TV Anh, Channel 4 tháng 4.2019 như một miniseries.

 

Tuy nhiên ngày 4.6.2013 cơ quan kiểm duyệt mạng của Trung Cộng Sina Weibo đã hủy tất cả các chương trình trên mạng có chữ June 4 hay mọi sự việc liên quan tới ngày này.

 

Một đoạn phim về người đứng trước xe tăng cũng được Lewis Lowry chiếu lại trong phim The Giver năm 2014.

 

Năm 2017 cuốn tiểu thuyế La quimera del Hombre Tanque của Mondadori, Random House đã mô tả sự đối lập giữa hai chiến tuyến là người đứng trước và người lái xe tăng. Nhà chức trách Trung Cộng 25 năm sau vụ tàn sát tại Thiên An Môn đã chiếu trên TV cảnh tượng cuộc nói chuyện hoà hoãn giữa người đứng trước và người chỉ huy đoàn xe tăng.

 

Bài thơ Người đứng trước xe tăng”

 

Ngay khi được xem chiếu trên TV cảnh tượng người thanh niên thản nhiên đứng chặn đoàn xe tăng lại tại Thiên An Môn, Bắc Kinh tôi đã cảm khái viết ngay ra tối hôm đó bài thơ “ Người đứng  trước xe tăng” và gửi cho Tập San Y Sĩ Canada đăng liền. Theo tôi nghĩ thì người anh hùng đó tất nhiên bị mật vụ và công an theo dõi và thủ tiêu liền vì vậy cho tới ngày nay cũng không ai biết tên họ của người thanh niên đó. Ngay từ lúc đó tôi cũng đoán ra việc không thể dò ra tung tích của người thanh niên nên đã đặt tên ngay cho anh trong bài thơ.

Xin mời thưởng thức:

 

 

NGƯỜI ĐỨNG TRƯỚC XE TĂNG

(Tại Thiên An Môn, ngày 4.6.1989)

Nhà văn Harrison E. Salisbury đã ca ngợi

là một siêu anh hùng.

 

Đoàn xe tăng hùng hổ

Xích sắt khua ầm ầm

Như trời long, đất lở

Thẳng tới Thiên An Môn.

 

Lệnh: Nghiến cho tan xác

Bọn phản động biểu tình

Dù chúng là sinh viên

Tinh hoa của đất nước.

 

Đoàn tăng đang ngon trớn

Nghiến nát bấy mặt đường

Thình lình thắng ken két

Như bị gì chặn ngang?

 

Anh đứng đó sừng sững

Tay ra hiệu ngang nhiên

Cả đoàn xe khựng lại

Lồng lộn tức như điên.

 

Cả hoàn cầu khâm phục

Người đứng trước xe tăng

Hỏi họ chi: Dân Chủ

Và tên là: Nhân Dân.

 

Hoàng Xuân Thảo

Toronto tháng 6.1989