Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH       

 

         *18

 

XẾP BÚT NGHIÊN THEO VIỆC ĐAO CUNG

TRƯỜNG VÕ BỊ HOÀNG PHỐ TẠI QUẢNG CHÂU

       Khoảng cuối thập niên 1910, Trung Hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn có nhu cầu phát triển sức mạnh quân sự để thống nhất đất nước. Yêu cầu được viện trợ và giúp đỡ về quân sự của Tôn bị các nước phương Tây từ chối nhưng Tôn lại nhận được lời hứa giúp đỡ của Đệ Tam Quốc tế và Henk Sneevliet đă khuyên Tôn mở một học viện quân sự. Mặt khác Trung Hoa Cộng sản Đảng cũng cử Lư Đại Chiêu tới gặp Tôn để bàn về việc này. Năm 1924, hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Quốc Dân Đảng nhất trí việc Trung Hoa Dân quốc cần hợp tác với Liên XôTrung Quốc Cộng sản Đảng, nhờ vậy, ư tưởng thành lập một học viện quân sự được thuận lợi. Nguồn tài chính cho xây dựng và hoạt động học viện quân sự đầu tiên được Liên Xô cung cấp. Mỗi năm Liên Xô giúp cho Trường Hoàng Phố 30,000 Mỹ kim.

       Trường vơ bị Hoàng Phố được đặt tại đảo Hoàng Phố trên ḍng sông Châu Giang, cách Quảng Châu mười dặm. Trước đó trong thập niên 1870, một căn cứ quân sự và một trường huấn luyện hải quân của nhà Măn Thanh đã được thiết lập tại đây. Trên cơ sở có sẵn đó, bây giờ chỉ cần đóng thêm những căn nhà gỗ cho các khóa sinh ăn là trường có thể hoạt động.
       Thoạt đầu
Trung hoa Quốc dân đảng chỉ quyết định tuyển mộ những khóa sinh thuộc tỉnh Quảng Đông, nhưng những người đi chiêu sinh đều bị các sứ quân đối lập bắt giam hoặc ám sát hết, do đó nhà trường phải mở một cuộc thi tuyển lựa trên toàn quốc. Tôn Dật Tiên rất ngạc nhiên khi có ba ngàn ứng viên đủ điều kiện nộp đơn và 500 trong số 3,000 ứng viên được tuyển ngay cho khóa học đầu tiên. Các trường quân sự của Trung hoa vào thời kỳ ấy thường gặp phải rất nhiều khóa sinh mù chữ, nhưng tại Hoàng Phố, hầu hết khóa sinh của lớp đầu tiên đều tốt nghiệp trung học và có tŕnh độ văn hóa cao.

       Khóa đầu tiên tại trường Hoàng Phố khai giảng ngày 5.5.1924. Tưởng Giới Thạch, sau khi đi quan sát các trường quân sự tại Liên Xô về, nắm quyền chỉ huy trưởng, và Liêu Trọng Khải, một người khuynh tả được giáo dục tại Hoa Kỳ, là đại diện cho THQDĐ phụ trách về chính trị. Nhà trường có sáu phân khoa, gồm các phân khoa chính trị, huấn luyện, giảng huấn, điều hành, quân y và quân nhu. Các giảng viên được thu nạp từ các trường quân sự Nhật Bản, trường vơ bị Bảo Định và Vân Nam. Dưới sự điều hành của Liêu Trọng Khải, trường Hoàng Phố đă có một chương tŕnh huấn luyện chính trị khá đầy đủ, gồm có các khóa học về kinh tế, lư thuyết quân chủ, lịch sử Trung hoa, và lịch sử cách mạng của Tây phương. Về mặt quân sự, Tưởng Giới Thạch nhấn mạnh đến kỷ luật và bốn đức tính quân sự, như can đảm, mạo hiểm, uy quyền và đạo đức. Tinh thần trách nhiệm tập thể được đề cao.

       Ban đầu, trường quân sự Hoàng Phố chỉ có 1 khoa. Song mặc dù chủ yếu đào tạo kỹ năng chiến đấu bộ binh, trường vẫn đào tạo thêm các kỹ năng về pháo binh, quân giới, thông tin liên lạc và hậu cần.

        Khoa chính trị được thành lập sau đó. Tôn Trung Sơn bổ nhiệm Chu Ân Lai của Trung Quốc Cộng sản Đảng, Hồ Hán Dân, và Uông Tinh Vệ của Quốc Dân Đảng phụ trách khoa chính trị. Hà Ứng Khâm của Quốc Dân Đảng và Diệp Kiếm Anh của Cộng sản Đảng là những giảng viên quân sự đầu tiên. Liên Xô đă cử một số giảng viên sang công tác tại trường như A.S. Bubnov, G.I. Gilev, M.I. Dratvin, S.N. Naumov, I. Vasilevich (Janovsky), N. Korneev, M. Nefedov, F. Kotov (Katyushin), P. Lunev, V. Akimov. Galina Kolchugina. Ngoài ra, một số người Việt Nam cũng tham gia giảng dạy tại trường như Nguyễn Hải Thần làm giảng viên môn chính trị và còn đảm nhiệm chức vụ giáo quan tương tự như giám thị nữa..

       Trường quân sự Hoàng Phố đă cung cấp nhiều chỉ huy quân sự cho cả Quốc Dân Đảng lẫn Cộng Sản Đảng. Những sĩ quan từ trường này đă giúp Tưởng Giới Thạch củng cố quyền lực của ḿnh ở Quốc Dân Đảng. Các tướng lĩnh Quốc Dân Đảng nổi tiếng từng học ở Hoàng Phố là Trần Thành, Đỗ Duật Minh, và Hồ Tống Nam. Và khi Cộng sản Đảng thành lập các đơn vị Hồng quân đầu tiên của ḿnh, hầu hết các cấp chỉ huy là người học ở Trường quân sự Hoàng Phố ra, như Lâm Bưu, Từ Hướng Tiền, Tả Quyền, và Trần Canh là tướng cố vấn trong chiến dịch Đường số 4 đánh Đông Khê, Thất Khê và bắt sống hai sĩ quan chỉ huy binh đoàn LePage và Charton.

       Từ khóa 4, Trường quân sự Hoàng Phố bắt đầu đào tạo cả học viên người các nước châu Á khác mà phần lớn là từ Việt Nam, trong số đó có:

Nguyễn Sơn                                Lê Thiết Hùng          Lê Hồng Phong

Phùng Chí Kiên                           Vương Thừa Vũ       Nam Long

Phùng Thế Tài                             Tạ Đ́nh Đề               Lương Văn Tri

Trương Vân Lĩnh                        Hoàng Văn Thái       Vũ Lập

Hoàng Minh Thảo                       Lê Hồng Sơn            Nguyễn Thiệu Nguyên

Nguyễn Thiệu Nguyên sau gia nhập quân đội Trung Hoa, lên tới hàm Trung tướng, Quân đoàn trưởng. Khi Việt Nam bị chia đôi, ông từ Đài Loan, tình nguyện về miền Nam chiến đấu nhưng không biết vì sao bị từ chối.

Sau vụ bãi khóa trong dịp đám tang Phan Chu Trinh, các thanh niên và sinh viên Việt Nam, sợ bị Pháp bắt đã trốn sang Tàu và xin học trường Hoàng Phố do Nguyễn Hải Thần giới thiệu rất nhiều, có cả trăm người.

       Theo A.I. Cherepanov, giáo viên huấn luyện của trường, th́ số học viên Việt Nam tốt nghiệp khoảng hơn 30 người. Tuy nhiên, hồi kư của tướng Lê Thiết Hùng cho rằng: "số học viên Việt Nam tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố hơn 200 người" (Măi măi nhớ ơn người - Hồi kư Lê Thiết Hùng, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 1975.)

       Phan Bội Châu rất quan tâm tới vịệc đào tạo các sĩ quan tương lai cho Việt Nam nên đã tiếp xúc với các đại diện của Liên Xô ở Trung Quốc, vào đầu những năm 20 của thế kỷ trước và là người đầu tiên đặt vấn đề về khả năng gửi các nhà cách mạng Việt Nam sang học tập ở Moskva. Đại diện phía Nga đă đồng ư với đề xuất này, nhưng thêm điều kiện rằng những người Việt này khi đến Nga cần chuyển sang lập trường và quan điểm của hệ tư tưởng cộng sản. Đối với Phan Bội Châu, đây là phương án không thể chấp nhận, và thế là câu hỏi về các du học sinh đă được tạm bỏ.

       Tuy nhiên, sự liên hệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu với những người Nga về vấn đề này không bị cắt đứt tại đây. Là người nuôi chí hướng phát động và quảng bá cuộc đấu tranh vũ trang chống đế quốc và thực dân,  Phan Bội Châu lưu ư tới trường quân sự Hoàng Phố ở gần Quảng Châu, Trung Quốc và ông biết toàn bộ chi phí cho việc tổ chức và duy tŕ hoạt động của trường đều do Chính phủ Liên Xô cung cấp và các chuyên gia xô-viết chịu trách nhiệm cả về chương tŕnh học tập.

       Phan Bội Châu đã tìm cách liên hệ với các chuyên gia quân sự Liên Xô trong trường Hoàng Phố. Cuộc gặp diễn ra cùng năm 1924. Phan Bội Châu có sự tháp tùng của một chiến hữu trong cuộc đấu tranh vũ trang là Nguyễn Hải Thần, tên thật là Vũ Hải Thu. Tại trường Hoàng Phố, Phan Bội Châu và Nguyễn Hải Thần đă gặp gỡ ban lănh đạo của cơ sở huấn luyện này và nhận được sự đồng ư của họ về việc đưa các nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi đến đây dự khán đào tạo. Vào năm 1924, sau khi thỏa thuận chung về việc trường vơ bị Hoàng Phố nhận đào tạo các học viên Việt Nam, Phan Bội Châu và Nguyễn Hải Thần đă tiếp xúc với 3 giảng viên Liên Xô làm việc trong nhà trường. Họ đă thảo luận về những phương hướng cơ bản trong quá tŕnh đào tạo các học viên Việt Nam. Học viên đầu tiên nhập trường trong cùng năm đó, là Lê Hồng Phong, một hội viên Tâm Tâm Xã, lúc đó còn thuộc ảnh hưởng của Phan bội Châu.

       Vào đầu năm 1924, một giảng viên phụ trách dạy môn Hóa học, đã giúp đỡ nhà cách mạng Việt Nam Phạm Hồng Thái lên kế hoạch ám sát Toàn quyền Đông Dương  Henri Merlin. Theo đề nghị của VNQPH, giảng viên Liên Xô (mà danh tính hiện chưa xác minh được) đă giúp đỡ chế hai quả bom, sau đó Phạm Hồng Thái đem ném trong bữa tiệc ở khu tô giới Pháp ở Quảng Châu ngày 19.6.1924.

       Tại sao số người tốt nghiệp trường Võ bị Hoàng Phố khi về nước phục vụ lại theo bên quốc gia không nhiều bằng về theo bên cộng sản? Theo tác giả như Hứa Hoành cho rằng vì Lâm Đức Thụ nắm giữ hồ sơ các học viên gửi đi học, đã báo cáo cho Pháp những người có tinh thần quốc gia không chịu theo nhóm TNCMĐCH thì khi về tới biên giới là bị bắt, thành ra một số học viên phải theo CS, còn một số khác đầu quân cho THQDĐ. Sau này cũng vậy, khi tướng Trương Phát Khuê cho Hồ về nước năm 1941 với một toán cán bộ do Hồ lựa chọn, những người nào không chịu theo cộng sản, khi về tới biên giới đều bị thủ tiêu hết.

       Phải công nhận Hồ Chí Minh là người lắm mưu, nhiều kế, biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị nhân lực sẵn sàng đợi thời cơ tới, nên sau này đã có dưới tay nhiều tướng lãnh đảm đương các trọng trách về quân sự như Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng,  Hoàng Văn Thái, Hoàng Minh Thảo, Nam Long, Vương Thừa Vũ vv...

 

CHÚ GIẢI:

-Những vụ thủ tiêu lẫn nhau của các cán bộ Việt Minh và Quốc Dân Đảng được Nhất Linh diễn tả tường tận trong cuốn truyện “ Dòng Sông Thanh Thủy”. Nhất Linh cũng vạch ra các người đi làm cách mạng, cả hai bên quốc gia lẫn cộng sản nhiều khi chỉ vì tình cờ, chứ không phải như các nhà văn đỏ một mực cho rằng họ nuôi trong mình sẵn một dòng máu căm thù thực dân nên quyết chí tìm đường cứu nước.

-Trung hoa Quốc dân đảng vì thoả hiệp với cộng sản mà bị thất bại, Việt Nam quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội sau này cũng đi theo đường lối liên hiệp với Việt Minh mà tự chuốc lấy phần thua thiệt.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 18 cuốn sách này chú trọng về trường Vơ Bị Hoàng Phố.

Trường Vơ Bị này đă đi vào huyền thoại của các thanh niên Việt nam thế hệ chúng tôi, dù là theo phe quốc gia hay theo phe Cộng Sản.

Đă là Huyển thoại th́ hay được thổi phồng lên, lăng mạn hoá đi rất nhiều.

Nếu so sánh với quân  trường Đà Lạt hay Thủ Đức th́ Hoàng Phố quá nhỏ bé, nhỏ về lượng cũng như về phẩm. Vào năm 1924 nói đến trong chương 18 này, Các huấn luyện viên phần lớn không có kinh nghiệm bản thân về chiến tranh căn bản hay chiến tranh du kích, tuy nhiên các nhân vật liên hệ với trường Hoàng Phố về sau là những nhân vật giường cột của Hồng Quân Trung Quốc.

Tại Việt Nam, Vơ Nguyên Giáp, vị tướng danh tiếng nhất của cộng sản không hề đi học tại Hoàng Phố.

Thiếu Tướng Nguyễn Sơn của Hoàng Phố là người có danh tiếng nhất tại Liên khu IV và V. Tuy nhiên ông tướng này nổi tiếng nhiều về ảnh hưởng của ông ta về Văn Hoá và Âm Nhạc trong thời kỳ này, cũng như cái nh́n rất phóng khoáng của ông , không hề giáo điều về khía cạnh Chính Trị.

Người ta không ngạc nhiên là Hồ Chi Minh loại ông ta ra khỏi địa vị lănh dạo của Cộng sản Việt Nam và trả ông về Trung Hoa.

 

 

 

Một căn nhà còn sót lại của Trường Võ bị Hoàng Phố làm di tích lịch sử          

 

Các học viên trường Võ bị Hoàng Phố

 

         *19

ĐƯỜNG XA CHỚ NGẠI NGÔ LÀO

Hoạt động của Hồ Chí Minh tại Thái Lan và Lào

 

 

       Khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt đảng Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, Nguyễn Ái Quốc phải theo phái bộ Borodin rời Trung quốc và trở lại Nga qua lối sa mạc Gobi, tới Moskva ngày 15.6.1927. Từ khi trở lại Liên Xô lần thứ hai này tới khi ông rời Liên Xô tháng 11.1927 trong biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh không ghi chú ông làm gì cả.

       Tháng 11.1927 ông được chỉ định đi họp đại hội Chống Chiến tranh Đế quốc tại Pháp từ 9 tới 12.12.1927 rồi qua Bỉ, Đức với tư cách là phóng viên. Tại đây, ông cảm thấy chán nản vì sự thụ động nên viết thư xin QTCS chỉ thị hành động và được trả lời là họ cũng chưa rõ chương trình hoạt động đương thời ra sao vì chưa nắm rõ tình hình tại Đông Nam Á lúc này.

       Sau nhiều lần viết thư xin về Đông Nam Á và than phiền tại Đức ông chỉ ăn không ngồi rồi, ông nhận được quyết định của QTCS, cho phép ông về Đông Nam Á, tiền chi phí đi đường và ba tháng đầu do đảng Cộng Sản Pháp chu cấp.

       Tháng 6.1928, Quốc từ Napoli đáp tàu đi Bangkok với thông hành tên Nguyễn Lai. Tại Xiêm khi đi tuyên truyền vận động ông tự xưng là Thầu Cửu, nghĩa là Già Chín. Ông chú trọng vùng Đông Bắc là vùng có nhiều Việt kiều trong tổng số khoảng 20,000 đồng bào sống rải rác khắp nước Xiêm và dự tính sẽ lần lượt đi tới Udon, Sa Côn và cuối cùng là Noong Khai, đối diện với kinh đô Lào Vạn Tượng bên kia sông Me Kong.

Mùa thu năm 1928, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Thầu Chín, biệt hiệu Nam Sơn, từ Bangkok đi về Bản Đông, xã Pamakhap, huyện Phi Chit, miền Trung Thái Lan là nơi ông dừng chân đầu tiên trên hành trình tuyên truyền vận động cách mạng. Khi đó, ở Bản Đông có chừng 20 gia đ́nh Việt kiều sinh sống.  Ông chỉ lưu lại ở Bản Đông gần một tháng để nghiên cứu tình hình, sau đó mới rời đi các tỉnh đông bắc Thái Lan.

 

 

Ông đă cùng với một vài người giúp việc đi bộ suốt hơn nửa tháng trời để đến tỉnh Udon Thani, một tỉnh lớn của Thái Lan, cách Bangkok khoảng 600 km. Vẫn với tên  Thầu Chín, ông đến ga Noỏng Bùa, nơi có vài chục hộ gia đ́nh Việt kiều sinh sống bằng nghề làm vườn. Cách trung tâm thị xă Udon Thani khoảng 12 km có làng Noọng Ôn (huyện Mương), lúc đó rất hẻo lánh nên chỉ có 8 gia đ́nh Việt kiều, không có người Thái. Cụ Đặng Thúc Hứa tại đây đă lập ra Trại Cưa, thu hút những thanh niên trai tráng nghèo tụ hợp lại sinh sống bằng nghề chặt, xẻ gỗ rừng. Trại Cưa cũng là nơi đón những thanh niên từ Việt Nam sang trong đó có Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu. Ở Noỏng Bùa một thời gian ngắn, ông chuyển vào ở trong Trại Cưa. Ngôi nhà chính của Trại Cưa làm nơi nghỉ ngơi hội họp, c̣n nhiều lán trại ở ngay trong rừng để tiện cho việc đốn cây, xẻ gỗ ở Trại Cưa, cụ Hứa đă chú ư đào tạo, nâng cao tŕnh độ chính trị cho họ, nhưng phải đến lúc Thầu Chín tới th́ việc ăn ở, học tập mới trở thành nền nếp. Những ngày tháng ở làng Nọong Ôn, ông được bà con Việt Kiều và nhân dân Thái Lan đùm bọc. Ông sống và sinh hoạt như mọi  người, cùng đào giếng, làm vườn, chăn nuôi lợn gà…

   Sau đó ông đến Bản Mạy (làng mới) thuộc tỉnh Nakhon Phanom ở vùng Đông Bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok hơn 700 km. Bản Mạy vốn là bản do những người gốc Việt đến Thái Lan làm ăn, sinh sống lập nên vào đầu thế kỷ XX. Họ chủ yếu là người gốc miền Trung Việt, có học thức, có tinh thần dân tộc như xây dựng đền thờ đức thánh Trần, lập Hội Trại Cày, Hội Thân ái... Từ đó, Bản Mạy đă trở thành trạm liên lạc đón nhiều người Việt Nam sang Thái Lan. Tại đây, Thầu Chín đă khuyên dân chúng xây dựng nhà Hợp tác để mọi người có thể sinh hoạt, tụ họp. Khu nhà Hợp tác được xây dựng khá khang trang, sạch sẽ, sân bếp, vườn cây... Nhờ đó, nơi đây đă trở thành điểm tụ họp thường xuyên của rất nhiều người Thái gốc Việt.

   Trong thời gian ở đây, ông đă tích cực học tiếng Thái, động viên mọi người cùng học tiếng Thái để có thể hiểu được truyền thống, phong tục tập quán của người Thái, tiện cho việc giao tiếp, sinh hoạt. Ngoài ra, ông thấy cần tổ chức các lớp học tiếng Việt cho trẻ em để các em không quên nguồn gốc của cha ông. Trong thời gian này ông cũng tham gia các buổi cúng tế của người Việt ở đền đức thánh Trần và luôn nhắc nhở mọi người về tinh thần yêu nước, ư thức chống giặc ngoại xâm để bảo vệ dân tộc. Nhờ đó, tuy sống trên đất Thái nhưng những người gốc Việt nơi đây luôn đoàn kết, gắn bó khiến Bản Mạy trở thành một cộng đồng dân cư bền chặt ấm cúng.

Ngoài hai địa điểm chính đă nêu ở trên trong 16 tháng ở Thái Lan, Thầu Chín đă cùng một vài cán bộ cốt cán đi khắp các tỉnh có Việt kiều sinh sống ở Đông Bắc Thái Lan để tuyên truyền cách mạng.

Ngoài ra, dựa vào các nguồn tư liệu lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh đă đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn về việc Nguyễn Ái Quốc đă từng đến Lào, cụ thể là hai địa điểm: thị xă Savannakhet và bản Xiêng Vang của tỉnh Khăm Muộn. Mục đích của ông là khảo sát tại chỗ tình hình Lào và tìm đường về Việt Nam. Thời gian ông tới Lào có lẽ là cuối năm 1928 và năm 1929 v́ tháng 7.1928 ông mới tới Xiêm, cần có thời gian nghiên cứu, t́m hiểu, gặp gỡ kiều bào và cán bộ trước khi sang Lào.

Qua Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18. 2.1930 cho thấy ông đă vượt qua biên giới Xiêm - Lào, vào đất Lào, tới biên giới Lào - Việt Nam, nhưng không qua được biên giới Lào - Việt Nam, nên phải quay trở lại.

 Địa bàn hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc của Xiêm, song song với các tỉnh, thành phố của Lào là Vientian, Khăm Muộn và Savannakhet. Vào thời điểm đó, biên giới Lào - Xiêm c̣n lơi lỏng, v́ dân chúng hai bên tả và hữu ngạn sông Mekong vốn cùng một quốc gia, dân tộc, phần lớn đều là họ hàng thân thuộc của nhau, chỉ v́ hiệp ước Pháp - Xiêm mà họ bị ly tán, phân cách, nên việc đi lại thăm thú nhau diễn ra hằng ngày, rất dễ dàng, ít khi cảnh sát hỏi đến giấy tờ tùy thân.

 Nguyễn Ái Quốc chọn Thái Lan không chỉ là nhiệm vụ “tuyên truyền cách mạng về trong nước từ phía Tây” mà c̣n là để làm “bàn đạp” trở về Việt Nam qua đường Lào, bởi nơi đây có hậu thuẫn của hơn một vạn Việt kiều đang làm ăn, sinh sống, đa phần họ là những người Việt Nam yêu nước, đang tạm thời phải lưu lạc bởi sự truy đuổi gắt gao của thực dân Pháp.

       Bà con Việt kiều ở Thái có khoảng 150.000 người, riêng tại Udon Thani là 20.000 người, ở Nakhon Panom khoảng 12.000 người. Bà con định cư lâu nhất đã hơn 90 năm, còn số đông bà con đến định cư đã được 70 năm

       Trong thời gian hơn 1 năm sống và hoạt động ở Thái Lan (7.1928 đến 11.1929), Nguyễn Ái Quốc đă tiến hành những hoạt động tuyên truyền cơ bản sau theo tài liệu Đảng:

Một là, Vận động Việt kiều vào các tổ chức

       Đến cuối năm 1927, đầu năm 1928, tổ chức VNCMTNĐC Hội được mở rộng, ngoài chi bộ Phichit ra, c̣n có thêm các chi bộ ở Udon Thani, Sacon Nakhon, Nakhon Phanom. Ba chi bộ ở miền Đông Bắc nước Thái này được tổ chức thành Tỉnh bộ Udon. Nhờ vậy, mà tổ chức Việt kiều ở Thái được lănh đạo chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, tích cực hơn. Đóng vai tṛ như trạm liên lạc giữa Quảng Châu v trong nước.

Dưới sự lănh đạo của các chi bộ VNCMTNĐC Hội, Việt kiều ở Xiêm được tổ chức theo hai h́nh thức chủ yếu đó là Hội Hợp tácHội Thân ái.

       Hội Hợp tác là một tổ chức trung kiên của kiều bào, đồng thời là một tổ chức dự bị của VNCMTNĐC Hội. Hội kết nạp những thanh niên yêu nước có chí hướng cách mạng từ trong nước mới sang. Hội Hợp tác chuyên làm kinh tế, tổ chức lao động làm ăn tập thể để sinh sống và học tập. Những thanh niên có nhận thức chính trị khá th́ được đưa vào Hội. Khi có điều kiện th́ lần lượt đưa sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị hoặc phái về trong nước hoạt động.

Hội Hợp tác được tổ chức theo nghề nghiệp. Ở địa phương nào có điều kiện làm ruộng, th́ Hội lấy việc làm ruộng là chính; những địa phương nào có điều kiện làm nghề thủ công th́ Hội lấy nghề thủ công làm chính, như có các hội: Hội thợ mộc, hội thợ cưa, hội nề, hội làm ruộng, hội làm vườn v.v

       Hội Thân ái, là một tổ chức quần chúng rộng răi của VNCMTNĐC Hội. Hội được thành lập nhằm mục đích: "Đoàn kết giữa Việt kiều với nhau và đoàn kết giữa người Việt với người Thái; nhắc nhở kiều bào yêu Tổ quốc và giúp kiều bào học chữ quốc ngữ". Hội Thân ái là một tổ chức có tính chất mặt trận.

       Ngoài hai tổ chức trên, ở các địa phương c̣n có Hội Phụ nữ, Hội Thiếu niên. Chỗ nào có trường học là các em học sinh được tổ chức vào Hội Thiếu niên, để rèn luyện các em thói quen sinh hoạt tập thể, nếp sống ngăn nắp; tự quản lư sinh

       Khi được Chính phủ Xiêm chấp nhận cho xây dựng trường học, Nguyễn Ái Quốc đă cùng bà con Việt kiều tham gia xây dựng trường và xin làm giáo viên dạy chữ quốc ngữ cho các em

       Nguyễn Ái Quốc c̣n dành thời gian đi thăm hỏi các nhà sư Việt kiều trụ tŕ ở các chùa, họ là những người của phong trào Cần Vương, Duy Tân c̣n sót lại, như chùa Oátphô (ở thị xă Udon Thani), chùa Bản Chính (Udon Thani); chùa Xỉchômchưn (Noọngkhai); chùa Hội Khánh (chùa Mongkhol Samalkhol) nằm trên đường Pleng Nam (Băng Cốc); chùa ông Năm (chùa Somsanam (Borihara) ở phố Lan Luông (Băng Cốc); chùa ông Ba hay chùa Từ Tế Tự (chùa Locanukno) ở phố Rajawong (Băng Cốc) vv… Nguyễn Ái Quốc đă được các nhà sư che chở, giúp đỡ "gặp khi nguy hiểm quá, ông Nguyễn đă tạm lánh vào một ngôi chùa, tạm cắt tóc đi tu để tiếp tục hoạt động".

Hai là, sử dụng báo chí để tuyên truyền trong Việt kiều

       Để có điều kiện tuyên truyền cách mạng trong Việt kiều, dựa vào pháp luật của Chính phủ Thái Lan lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc đă dùng h́nh thức hợp pháp và nửa hợp pháp để tiến hành tuyên truyền, giáo dục Việt kiều.

Pháp luật của Chính phủ Xiêm lúc đó quy định: Chỉ những nhà in, những ṭa báo lớn có tính chất kinh doanh mới phải đăng kư và cũng không có chế độ kiểm duyệt. C̣n những ấn phẩm có tính quảng cáo, phát hành không lấy tiền, in thô sơ đều không phải đăng kư. Dựa vào tính hợp pháp đó, năm 1927, Hội VNTNCMĐC ở Xiêm đă xuất bản một tờ báo bằng tiếng Việt lấy tên là Đồng Thanh. Khi Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (1928), ông đă uốn nắn lại nội dung tuyên truyền của báo, sao cho ngắn gọn, rơ ràng, dễ hiểu hơn và đă đổi tên báo Đồng Thanh thành Thân ái.

        Báo Thân ái, có các mục: Tin tức, Tự do diễn đàn, giúp đỡ học vấn, phụ nữ đàm, văn uyển. Nội dung rất phong phú, cung cấp nhiều thông tin quư báu về lịch sử đấu tranh của dân tộc, về phương pháp cách mạng, kinh nghiệm hoạt động bí mật; phản ánh nỗi thống khổ của đồng bào, khuyên nhủ đồng bào đoàn kết cứu nước, giúp đỡ lẫn nhau; những hoạt động cách mạng ở trong nước, thông tin về sinh hoạt của kiều bào; về t́nh h́nh thế giới

       Với sự hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, phong trào yêu nước của Việt kiều ở Thái Lan có nhiều chuyển biến mới: Các tổ chức cách mạng được củng cố và phát triển; t́nh đoàn kết giữa nhân dân hai nước được tăng cường; tŕnh độ của cán bộ và bà con Việt Kiều được nâng lên...

       Bài trên về hoạt động của Hồ Chí Minh tại Thái Lan viết dưạ theo bài do TS Nguyễn Thị Kim Dung, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh viết.

       Bài dưới đây là tường thuật của Hoài Nam về chùa Từ Tế tại Bangkok là nơi Hồ Chí Minh từng tới làm một nhà sư giả để che mắt nhà chức trách Thái Lan:

       Bà Nguyễn Thị Phương, nguyên là Việt kiều sinh sống ở Thái Lan, hiện cư ngụ tại đường Phạm Văn Hai, phường 5 (quận Tân B́nh) - là cháu đời thứ ba của Ḥa thượng B́nh Lương c̣n lưu giữ khá nhiều tài liệu, h́nh ảnh về Ḥa thượng B́nh Lương và ông Hồ những năm hoạt động cách mạng tại Thái Lan. Bà Phương kể:

       “Chùa Từ Tế (gọi theo tiếng Thái là Vát Locanukno) ở xă Chặc-ca Văn, huyện Xẳm-phăn Tha-vông, thủ đô Bangkok, Thái Lan là nơi mà hơn nửa thế kỷ trước Ḥa thượng B́nh Lương, c̣n gọi là Sư Ba, trụ tŕ. Sư Ba tên thế tục là Phạm Ngọc Đạt, sinh năm 1882 ở xă Sơn Bằng, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) trong một gia đ́nh nông dân giàu ḷng yêu nước. Ông từng tham gia phong trào chống Pháp của Phan Đ́nh Phùng và khi cuộc khởi nghĩa này thất bại, ông sang Lào rồi sang Xiêm (Thái Lan ngày nay) năm 1914. Với ḷng yêu nước nồng nàn, Ḥa thượng B́nh Lương tiếp tục tham gia phong trào Đông du của Phan Bội Châu. Năm 1928, khi hay tin Nguyễn Ái Quốc sang Thái Lan hoạt động, Ḥa thượng B́nh Lương t́m cách liên lạc. Ngôi chùa Từ Tế được chọn là nơi hội họp, trao đổi thư từ, tài liệu hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc với những người Việt Nam yêu nước tại Thái Lan. Cũng vào thời điểm này, Ḥa thượng B́nh Lương được Hồ giao nhiệm vụ tổ chức tập hợp bà con kiều bào ở Thái Lan và đỡ đầu tờ báo Nhân Ái nhằm kêu gọi đoàn kết trong các tổ chức Việt kiều yêu nước chống Pháp...”

 

       Tuy nhiên cũng trong thời gian ở Xiêm, nhiều nguồn tin khác nói Quốc bị bệnh lao phổi nên cũng chỉ hoạt động cầm chừng còn phần lớn thời giờ là để nghỉ ngơi và chữa trị. Ngô Đức Trì, trong một báo cáo cho QTCS nói ông Quốc chẳng làm được việc gì đáng kể suốt thời gian ở Xiêm. Có giả thuyết Hồ về thăm quê trong thời gian ở Xiêm do có người quen dẫn đường kể lại, rồi Hồ sang Trung quốc qua lối Móng Cáy.

       Tóm lại Lý Thụy tuy cư trú và hoạt động tại Thái Lan, không thu hoạch được kết quả như mong muốn, ông chỉ thành lập được vài chi bộ hoạt động rất yếu ớt tuy thường lấy danh nghiã Tân Việt Thanh niên Cách mạng Đoàn và dùng các trụ sở và nhân lực cũ của Phan bội Châu và Việt Nam Quang Phục Hội.

       Lý Thụy chưa biết chương trình hoạt động sẽ nhằm hướng nào vì QTCS hình như không mấy quan tâm tới ông, bỗng An Nam Cộng Sản Đảng cử đại diện tới mời ông đi Hồng kông để hợp nhất ba đảng cộng sản Việt Nam thoát thai từ VNTNCMĐC Hội. Ông đang như người chết đuối bỗng vớ được cọc nên vội bám chặt vào cái cọc đó là sự cần thiết hợp nhất ba đảng cộng sản Việt Nam không những đang đứng riêng rẽ mà còn công kích lẫn nhau khiến QTCS gửi chỉ thị cho ba đảng bắt phải hợp lại thành một đảng duy nhất.

       Cuối năm 1929 Quốc trở lại Trung quốc, và sau khi hội ý với ĐCSTQ, tiến hành công cuộc chuẩn bị cho việc hợp nhất các đảng Cộng Sản An Nam và Đông Dương đang hiềm khích với nhau, phe Đông Dương thì phê bình An Nam là hoạt đầu, giả cách mạng còn phe An Nam thì chỉ trích Đông Dương là cộng sản nửa chừng, không thật là bôn-sê-vích, còn đảng Tân Việt lúc này đang bận rộn để lột xác thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

CHÚ GIẢI:

 - Về đời sống tình cảm của Thầu Chín tại Thái Lan ra sao? Tại đây ông đang điều tri bệnh lao phổi và dưỡng bệnh tất phải có người săn sóc. Theo nhiều tài liệu, và cũng theo chủ trương cố hữu của ông là cần có một phụ nữ địa phương săn sóc để ông có nhiều thời giờ và hăng hái đi cứu nước, Thầu Chín cặp bồ với một cô gái tên Tuyết Lan và sau này khi viết chuyện “ Vưà đi đường vừa kể chuyện” ông đã dùng tên này làm bút danh là T. Lan ? Các tác giả khác lại cho Lan ám chỉ Lâm Y Lan hoặc Fan Lan tức Minh Khai? Ông Hồ như vậy có tới ba người tình tên Lan.

- Sau này tại Quảng Châu, Lý Thụy cho đón tám em nhi đồng từ Phichit, Thái Lan sang để được huấn luyện thành cán bộ cộng sản, trong đó có em Lý Phương Thuận sau bị bắt tại Hồng Kông cùng với ông trong khách sạn lúc hai giờ sáng.

 

Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 19 chú trọng về sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt bên Thái Lan và bên Lào. Không có nhiều tài liệu về Cộng Đồng Người Việt tại hai xứ này trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX và đầu  thế kỷ XX.

Có lẽ một phần nhỏ các người Việt này sang đây v́ có lập trường chính trị chống Pháp và là các người đồng chí hướng với Phan Đ́nh Phùng và phong trào chống Pháp của ông, tuy nhiên có lẽ phần lớn là các người Việt Nam sang Thái Lan và sang Lào vì dễ sinh nhai, dễ buôn bán.

Người minh cần cù, chăm làm hơn các người Thái Lan và Lào, nên chỉ vài năm sau là có một đời sống phong phú tại hai nước này.

Chương 19 cho chúng ta biết là có vào khoảng 150,000 người Việt Nam sống tại Thái Lan khi Hồ Chí Minh sang tuyên truyền và lập Đảng bên Thái Lan và Lào. Có tài liệu khác cho là con số có thể lên trên 200,000 người Việt Nam, tuy nhiên thống kê này khó kiểm soát v́ nhiều người lấy vợ, chồng bản xứ , họ nói tiếng Thái và Lào hết sức thạo, như người bản xứ vậy.

Công tác tuyên truyền của Hồ Chí Minh và các công sự viên của ông rất thành công, chứ không phải Hồ Chí Minh chỉ sang chơi bên đó ăn hút”  mà thôi. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, Cộng Đồng này đă quyên và gừi nhiều tiền về cho Hồ Chí Minh để dùng vào việc mua súng đạn chống Pháp.

Sau năm 1954, một số gia đ́nh này có trở về sống tại Miền  Bắc với Cộng Sản, tuy nhiên họ thất vọng rất nhiều với chế độ Hanoi, v́ vậy phần lớn Cộng Đồng Việt vẫn c̣n lại bên Thái Lan.

Cộng Đồng Việt bên Lào không quá bị dễ dàng dụ dỗ bới Cộng Sản. Nhiều người trở về theo phe Quốc Gia trước  năm 1954 như gia đ́nh Đại Tướng Cao Văn Viên, nhiều gia đ́nh khác quyết đ́nh về Sài Gòn sau năm 1954 mặc dù quê quán của họ tại Miền Bắc, và họ không hề biết đời sống tại Miền Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn nhà Thầu Chín ở Bản Đông

 

 

Căn nhà Thầu Chín ở Bản Mạy

        

         *20

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Cuộc hợp nhất ba đảng cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 7.2.1930)

 

 

       Ngược dòng thời gian như ta biết, tổ chức tiền cộng sản Việt Nam đầu tiên là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng chí Hội, được thành lập tại Quảng Châu, tháng 5.1925 với lãnh tụ là Nguyễn Ái Quốc và 9 hội viên đầu tiên là Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh, Vương Thúc Oánh, Lưu Quốc Phong và Lê Quang Đạt.

        Lý Thụy ngay khi tới Quảng Châu đã liên lạc với Phan Bội Châu và ông Châu đã cung cấp danh sách 14 hội viên vốn thuộc tổ chức của ông Phan là Tâm Tâm Xã tức Tân Việt Thanh Niên Cách mạng Đoàn. Quốc đã liên lạc với các hội viên này, khoe là đã được QTCS cử về đây để thành lập đảng cộng sản Việt Nam, nhất là tán tỉnh Lâm Đức Thụ rồi cướp tay trên của ông Phan những đoàn viên này trong một buổi hội do Lâm Đức Thụ chủ tọa và biến Tâm Tâm Xã thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.               .

       Vì do điều kiện điạ dư và chế độ thụôc địa khác nhau của ba kỳ nên sau đó VNTNCMĐCH tách ra hoạt động riêng rẽ và cải biến thành Đông Dương Cộng sản đảng tại Bắc Kỳ ngày 17.6.1929, An Nam Cộng sản đảng tại Nam Kỳ tháng 8.1929 và Tân Việt Cách Mạng đảng tháng 7.1928, sau đổi là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn tháng 9.1929 tại Trung Kỳ. 

       QTCS thấy tình trạng như trên nên viết thư cho ba đảng, nhấn mạnh:

       "Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người Cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương".

       Ngày 27.10.1929  QTCS đưa ra Kế hoạch Đông Dương, tiếp đó Tổng bí thư CSQT Kusinen gặp Trần Phú – lúc đó đang học trường Đông Phương - bàn thảo và đưa cho Trần Phú chỉ thị cuả QTCS về việc hợp nhất ba đảng để Trần Phú thi hành cùng với một chi bộ gồm Trần Phú, Đặng Đức Trì, Bùi Công Trừng, Bùi Lâm và Nguyễn Thế Rục.

 Nguyên văn chỉ thị của QTCS ngày 31-10:

        “Kính gửi các ủy viên, ủy ban. Nghị quyết kèm theo đây về việc thành lập một đảng Cộng sản tại Đông Dương do Ban Bí thư các nước Phương Đông soạn thảo. Ban Bí thư các nước Phương Đông yêu cầu cần phải nhanh chóng thông qua nghị quyết này, v́ phụ thuộc vào một chuyến đi (công tác) của một số đồng chí. V́ vậy tôi đề nghị các đồng chí khẩn trương xem bản nghị quyết này. Những chỗ cần sửa đổi và những chỉ dẫn bổ sung, nếu cần thiết, xin các đồng chí gửi lại cho chúng tôi, trước khi Ban Bí thư Chính trị thông qua bản nghị quyết chính thức”.

 

       Hai cán bộ chủ chốt Trần Phú và Ngô Đức Tŕ đă lên đường về nước cùng với Trần Lâm và Nguyễn Thế Rục mang theo chỉ thị, tài liệu và tiền bạc, riêng Bùi Công Trừng bị bệnh phải nằm bệnh viện tại Paris. Cùng đi với họ có một cán bộ của Trung ương CSQT là Thibault, ông này sẽ nằm tại Thượng Hải để chỉ huy và yểm trợ trực tiếp cho cánh Trần Phú trong việc thi hành chỉ thị thành lập đảng.

        Biết được tin này Nguyễn Ái Quốc vội vàng báo cho cơ sở CSQT tại Thượng Hải biết là ông đă thống nhất và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam xong rồi, đồng thời nhờ Cục Viễn Đông của CSQT tại Thượng Hải gửi báo cáo của ông về Mạc Tư Khoa. Trong khi đó Trần Phú và Ngô Đức Tŕ đang trên đường về Việt Nam để thành lập một đảng Cộng Sản duy nhất. Nhưng khi vừa về đến Sài G̣n th́ Phú và Tŕ biết tin đă có thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hai ông qua Tàu để t́m Thibault th́ lại gặp Nguyễn Ái Quốc. Quốc cho biết ông ta đă thành lập Đảng do CSQT chỉ thị cho ông từ trước khi ông về Thái Lan năm 1927 nhưng v́ bị bệnh nên măi đến 1930 ông mới thực hiện được (Hsltr/ Quốc gia Pháp, lời khai của Ngô Đức Tŕ).

       Sau đó th́ Trần Phú gặp Bí thư Cục Viễn Đông là Noulens đã thay thế cho Thibault. Noulens bảo Phú cứ xúc tiến thành lập đảng theo chỉ thị v́ hiện nay chưa có một đảng Cộng sản cho Đông Dương trực thuộc QTCS. Tháng 10 năm 1930 Trần Phú triệu tập đại hội những người CSVN nhóm họp tại Hồng Kông và chính thức thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương thay thế cho đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc thành lập. Trong đại hội này không có Nguyễn Ái Quốc tham dự mặc dầu lúc đó ông có mặt tại Hồng Kông. Riêng Ngô Đức Tŕ cũng không tham dự đại hội v́ bị đau ruột thừa phải nằm bệnh viện tại Hồng Kông.

       Cho tới nay không ai biết v́ sao lúc đó Nguyễn Ái Quốc không tham dự. Có hai giả thuyết được đặt ra: Một là ông ngại bị phát hiện chuyện giả mạo lệnh của CSQT trước mặt các đồng chí đàn em, hai là trong đại hội này có rất nhiều cựu đảng viên Đảng Cộng sản An Nam đang kết tội Nguyễn Ái Quốc phải chịu trách nhiệm về việc hằng trăm đồng chí bị bắt do hồ sơ cá nhân của họ nộp cho Lý Thụy khi học lớp chính trị tại Quảng Châu. Lúc đó Trần Phú và Ngô Đức Tŕ sẽ dễ dàng phăng ra chuyện Quốc để lọt hồ sơ đảng viên Cộng sản vào tay nhà cầm quyền Trung Hoa và Pháp.

       Trở lại câu chuyện Nguyễn Ái Quốc đã thành lập đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?

       Theo Duiker, Lê Hồng Sơn - theo chỉ thị của CSQT - thuộc An Nam CSĐ đã phái Lê Duy Điếm (Tài liệu khác nói là Trương Vân Lĩnh) đi Xiêm kiếm Nguyễn Ái Quốc, cựu lãnh tụ VNTNCMĐC Hội để nhờ Quốc thống nhất ba đảng trong khi Hồ Tùng Mậu và Lê Quang Đạt lại phản đối, trở về hoạt động trong đảng CS Trung Hoa cùng với vợ Đạt là Lý Phương Đức. Lý Phương Đức năm 1927 là vợ của Lê Hồng Sơn, tới năm 1929 thì bỏ Sơn và lấy Lê Quang Đạt.                    

        Từ Xiêm, Quốc ghé qua Thượng Hải một buổi chiều tháng 1.1930, tìm gặp Nguyễn Lương Bằng, phụ trách công tác binh vận nghiã là tuyên truyền và vận động các binh sĩ người Việt trong quân đội Thuộc điạ.

       Trước khi chia tay với bằng, Quốc dặn dò,

        “Tôi chỉ ở đây vài ngày. Đồng chí cố gắng trong công tác đấy nhưng phải cẩn thận. Tụi chúng đang khủng bố riết  đấy. Hoạt động binh vận cần phải rất cận trọng. Anh em có hăng hái thật nhưng có võ khí trong tay, dễ mạnh động lắm. Mình hoạt động phương tiện ít ỏi, cần có sự giúp đỡ và dìu dắt của đảng anh em...”

        Bằng sau đó, tuân theo chỉ thị của lãnh tụ đã liên lạc với Thái Sướng, chủ tịch hội Phụ nữ Cộng sản Trung Hoa và từ đó được cung cấp các phương tiện cho văn phòng, ấn loát, in truyền đơn và in báo tuyên truyền gửi lén trong các trại lính Pháp có người Việt.

       Phần Quốc từ Thượng Hải tới Hồng Kông, nhờ Nhiêu Vệ Hoa, nữ cán bộ công tác trong tỉnh uỷ Quảng Đông thuê chỗ hội họp và giúp cho các điều kiện tổ chức họp đảng. Theo tài liệu của Đảng, công việc tổ chức đai hội tiến hành như sau:

       Ngày 20.1.1930, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu rồi chuẩn bị đi Hương Cảng, tại đây Lê Hồng Sơn đã cử phái viên đón sẵn.

       Từ ngày 3.2 - ngày 7.2.1930, Nguyễn Ái Quốc, tự nhân danh QTCS và với tư cách Cục trưởng Cục Phương Nam, triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam tại một pḥng nhỏ trong khu lao động Cửu Long, sau đó lại được chuyển xuống một căn hầm bên dưới trụ sở câu lạc bộ bóng đá. Các đại biểu đều nhận thấy những bất đồng của ba tổ chức Cộng sản dẫn đến sự xung đột nghiêm trọng vừa qua, nên sau đó đă chấp hành chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, hợp nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

       Hội nghị thống nhất ba đảng với sự chứng kiến của Quốc – thật ra lúc đó Quốc vẫn chưa phải là thành viên chỉ đạo trong Cục Viễn Đông/ QTCS và không được ủy thác gì -  chỉ vẻn vẹn có 5 người gồm Quốc đại diện QTCS, Đông Dương CSĐ với đại diện Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu, An Nam CSĐ với Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Trương Vân Lĩnh, Lê Hồng Sơn tuy thuộc ANCSĐ nhưng tham dự với tư cách dự thính thuộc cán bộ hải ngoại . Hồ Tùng Mậu tuy có mặt tại Hong Kong nhưng không tham dự vì đã không đồng ý mời Quốc tới thống nhất ba đảng. Hội nghị đã diễn ra từ 3.2 tới 7.2.1930 và hai bên đồng ý thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, với một ban Chấp hành Trung ương tạm thời gồm bảy người chính thức và bảy người dự khuyết và giao cho Trịnh Đình Cửu tạm thời đảm trách. Phần Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn mới thoát thai từ Tân Việt Cách Mạng Đảng nên không kịp chuẩn bị gửi đại diện tới dự. Lê Hồng Sơn theo Bùi Anh Trinh sau đó biết sự bịp bợm của Quốc nên chán nản bỏ về Thái Lan.

       Sau khi ba đảng phái hợp nhất, Quốc rời Hồng Kông và gửi báo cáo thành lập đảng CSVN cho QTCS/ Cục Viễn Đông và các đảng cộng sản khác trên thế giới. Chuyện trớ trêu là Quốc không có tên trong ban chấp hành và không có cả tên trong ba đảng trên nên kết cuộc Quốc cũng không biết cương vị của mình từ nay ra sao nên Quốc viết thư cho QTCS nêu vấn đề bây giờ ông thuộc thành phần đảng Cộng sản Pháp hay Việt Nam, xin cho biết vị thế của ông và lấy danh nghiã gì để tiếp tục hoạt động trong đảng ông mới thành lập; đồng thời ông cũng gửi báo cáo cho Lê Hồng Phong đang phụ trách Đảng bộ Hải ngoại về việc thống nhất này, là đảng đã có hơn 40 chi bộ với hơn 500 đảng viên cùng hơn 3000 quần chúng.(Khi đó, VNQDĐ đã có 120 chi bộ với 1,500 đảng viên).

       Quốc sau đó tại Thượng Hải có gặp Trần Phú và Ngô Đức Trì mới về từ Liên Xô, vừa tốt nghiệp trường Stalin. Theo Biên niên tiểu sử của Hồ Chí Minh, Quốc đã phân công (?) cho Trần Phú ra Bắc còn Ngô Đức Trì vô Nam hoạt động. Chuyện này có chỗ mâu thuẫn vì theo Sophia Quinn, Quốc Tế Cộng Sản chủ yếu gửi Phú và Trì là hai cán bộ đã học trường Stalin tại Moscow khoá ba năm, trở về mang theo chỉ thị của CSQT để thành lập ĐCSĐD , trong phần phụ lục ghi rõ phải nhất định đưa đồng chí Trần Phú và Ngô Đức Trì  vào cương vị lãnh tụ, cụ thể là Trần Phú làm Tổng bí thư và Ngô Đức Trì là phụ tá, nhưng Quốc đã mau tay tự động thành lập ĐCSVN xong rồi nên hai người đành theo chỉ thị của Cục Viễn Đông/QTCS do Noulens lãnh đạo về Việt Nam để tổ chức lại đảng trong nước.   

       Trần Phú (1904-1931), quê tại Hà Tĩnh, sinh tại Phú Yên, học Quốc học Huế, đậu bằng Thành Chung tức Trung học phổ thông, làm giáo học tại trường Tiểu học Vinh, tham gia Tân Việt Cách Mạng đảng, nhập học trường Đại học Lao công Đông Phương còn thường được gọi là Trường Stalin năm 1927. Tân Việt Đảng được thành lập ngày 14.7.1925 bởi một số tù chính trị phạm như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên...một số giáo chức như Trần Phú, Hà Huy Tập, Tôn Quang Phiệt, Đặng Thái Mai...Lực lượng chủ yếu của đảng là các trí thức tiểu tư sản và địa hạt hoạt động chính yếu là Trung Kỳ. Tháng 9.1929 đảng chính thức đổi tên ra là ĐDCSLiên đoàn.

       Sự thật là trong việc thành lập một đảng cộng sản duy nhất tại Đông Dương, QTCS không tín nhiệm và cũng không ủy quyền cho Nguyễn Ái Quốc vì ông không được đào tạo có bài bản một cách chính thống mà mới chỉ tới Moskva làm việc cho ban Đông Phương thôi mà người QTCS định trao cho trách nhiệm là Trần Phú và Ngô Đức Trì như Sophia Quinn nói trên. Sau khi thụ huấn và tốt nghiệp trường Stalin, Phú và Trì được chỉ thị trở về nước hợp nhất ba đảng. Chỉ thị này được cất giấu trong trang bià một cuốn sách và chỉ được mở ra xem khi tới Sài Gòn vì tính cách tối mật. Phú và Trì tới Leningrad ngày 11.11.1929 rồi đi Paris qua ngả Hamburg. Tại Paris hai người gặp trục trặc về việc lấy giấy thông hành giả và hộ chiếu, sau phải nhờ đảng viên Bùi Lâm, một thuỷ thủ lâu năm lo lót mỗi người 1,500 francs cho một thuỷ thủ người Trung hoa trên tàu SS Porthos giấu hai người trên tàu mới tới được Hương Cảng vào giữa tháng 2.1930 thì đã lỡ cuộc họp thống nhất rồi.

       Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh của đảng do Lý Thụy soạn thảo do đó không được Comintern chấp nhận và giao cho Trần Phú tổ chức lại với tên Đảng Cộng sản Đông Dương và cương lĩnh mới nhấn mạnh chính sách đấu tranh giai cấp trong đó có chủ trương giới hạn đảng viên phải trong thành phần vô sản và chỉ nhận đảng viên tiểu tư sản, trí thức và cả sinh viên với mức độ thật cẩn trọng và chỉ được giao nhiệm vụ hỗ trợ thôi vì họ không phải là lực lượng tiền tiến của cách mạng.

       Cũng do việc Nguyễn Ái Quốc mạo danh, tiếm quyền, làm sai đường lối của QTCS mà sau này khi trở lại Liên Xô lần thứ ba, Quốc suýt nữa thì bị án tử hình nhưng nhờ ban Phương Đông, nhất là Vera Vasilia tận tình bào chữa nên chỉ bị giữ lại học tập cải tạo trong 5 năm..

        Trong hội nghị ban chấp hành trung ương kỳ 1 tại Hồng Kông tháng 10.1930, Trần Phú được bầu ủy viên chính thức ban chấp hành đồng thời là Tổng bí thư ĐCSĐD đầu tiên khi mới chẵn 26 tuổi. Ban Thường vụ gồm có Trần Phú, Nguyễn Trọng Nghiã và Nguyễn Phong Sắc sau được thay bởi Ngô Đức Trì còn Sắc làm bí thư xứ ủy Nam kỳ. Số đảng viên lúc nảy đã tăng lên 1,600 và số quần chúng là 2,400.

       Theo tài liệu đảng Cộng sản Việt Nam sau này thì Quốc không dự hội nghị kỳ I này, nhưng thật ra Quốc có mặt tại Hong Kong nhưng đã bị QTCS cho là đi lệch đường và hầu như gạt ra ngoài cương vị lãnh đạo, chứng tỏ quyền hành trong tay Quốc đã bị tuột rơi ngoài ý muốn. Ngoài ra Quốc cũng sợ bị tố cáo là lừa gạt trong chuyện nhân danh QTCS để thống nhất ba đảng sai chỉ thị và đường lối của QTCS.

       Địa vị của Quốc lúc này ra sao, Quốc cũng không biết nữa nên phải viết thư cho ban Đông Phương hỏi như sau:

       “Hiện nay tôi không biết chức vụ của ḿnh như thế nào. Tôi đang là Ủy viên Trung ương mà tự nhiên lại trở thành đảng viên thường. Phải chăng Quốc tế Cộng sản đă đ́nh chỉ chức vụ, và giờ đây tôi chỉ là nhân viên của Cục Viễn Đông phải không? Rất mong được các đồng chí giải thích”.

       Theo Vera Vasilieva, người phụ trách nhân viên/ ban Đông Phương của QTCS thì Nguyễn Ái Quốc đã tự mạo nhận mình là đại diện của QTCS mặc dầu chưa được uỷ quyền, ngoài ra trong sự hợp nhất Quốc đã phạm phải một số sai lầm như hợp nhất một cách máy móc các nhóm cộng sản, không phân định rõ ràng quan hệ với các tầng lớp địa chủ và tư sản, do đó uy tín của đồng chí bị giảm sút đặc biệt trong đội ngũ những người lãnh đạo của ĐCSĐD.

        Tại hội nghị tháng 10 này, Quốc mất địa vị lãnh đạo nhưng lại đoạt một thắng lợi về tình cảm là chiếm được trái tim của nữ đồng chí Minh Khai, tên Trung quốc là Trần Thị Lan, bí danh A Dùy. Sau này Hồ Chí Minh viết cuốn “ Vưà đi đường vừa kể chuyện” đã lấy bút hiệu là T.Lan? Có tài liệu lại nói  T. Lan là ám chỉ Tuyết Lan, người tình của Quốc tại Thái Lan ? hay Lâm Y Lan, người tình tại Quảng Đông?

        Tới hội nghị Trung ương kỳ II tại Sài Gòn ngày 12.3.1931, mối quan hệ giữa Trần Phú tại Sài Gòn và Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông còn xuống dốc thê thảm hơn nữa, hai bên khó chịu và kèn cựa nhau ra mặt và Quốc tự cảm thấy mình như bị hất ra ngoài lề nên đã đề nghị đảng cho ông thôi chức vụ liên lạc giữa đảng và Comintern. Trên thực tế, ngày 4.3.1931 QTCS đã nhận được thư của Trần Phú yêu cầu chấm dứt việc Nguyễn Ái Quốc làm trung gian giữa đảng CSĐD và QTCS.

        Nguyên nhân của sự bất đồng giữa những người đồng chí này bắt nguồn từ ý thức hệ khác nhau, Quốc bị QTCS và phe Trần Phú cho là bảo thủ, chủ trương liên kết cả với những thành phần không phải là vô sản như vậy là theo dân tộc chủ nghĩa hơn là quốc tế vô sản chủ nghĩa. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Bolchevich số 8/12.1935 Hà Huy Tập viết:

        “...Chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghiã của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những căn bản cuả phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội đã bám rễ vào đầu óc của phần đông đ/c chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng. Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của quốc tế cộng sản, không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống dưới. Sách lược của đảng và điều lệ của đảng do Quốc kể công hợp nhất đã không theo đúng chỉ thị của cộng sản quốc tế...”

       Nhiều đảng viên khác còn quy tội cho Quốc đã trực tiếp hay gián tiếp làm cho nhiều đảng viên bị bắt vì mỗi khi tham dự lớp huấn luyện tại Quảng Châu do Quốc tổ chức thì bắt phải chụp chân dung kèm trong hồ sơ lý lịch ba đời cùng địa chỉ và những tài liệu này sau này lại nằm trong sở mật thám của Pháp. Người thì bảo Quốc không vô tình trong chuyện này mà ngầm ý cho các học viên biết anh phải trung thành với tôi không thì...Tất nhiên phe theo Quốc phải tìm một con dê tế thần thay cho Quốc và người ta đổ cho Lâm Đức Thụ, một cán bộ cốt cán của Quốc đã bán những tài liệu này cho Pháp.            

       Sau Hội nghị, Trần Phú mới gặp và cùng Lý Thụy đi Thượng Hải báo cáo cho Cục Viễn Đông mới được thành lập thay cho phái bộ Borodin và do Noulens lãnh đạo. Sau đó Thụy phải viết một bức thư cho Trung Ương tự phê bình là đã tự mình khởi xướng việc hợp nhất một cách vội vàng, thiếu cập nhật tin tức về đường lối mới của QTCS và hứa sẽ sửa sai.

       Trần Phú bị bắt tại Sài Gòn ngày 19.4.1931 và mất tại bệnh viện Chợ Quán ngày 6.9.1931 do sự phản phúc của Ngô Đức Trì đã khai hết khi bị bắt. Nguyễn Trọng Nghiã lúc đó đang ở trong tù, còn Nguyễn Phong Sắc bị tử hình tháng 4.31 cho nên suốt 4 năm sau đó, ghế Tổng bí thư và ban Thường vụ bị bỏ trống, cho ta thấy rõ cái thời kỳ thoái trào của đảng cộng sản. Trong thời gian này, Lê Hồng Phong, bí thư Hải Ngọai coi như xử lý thường vụ các công vịệc của Đảng Cộng sản Đông Dương chứ không phải Nguyễn Ái Quốc.

        Câu nói để đời của Phú là chủ trương “ Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ.”

        Người thay thế Trần Phú sau này tất nhiên không thể là Nguyễn Ái Quốc đang không được Quốc tế Cộng sản đánh giá cao, nhất là lòng trung thành với đảng còn đang bị thử thách mà là Lê Hồng Phong, cũng là cựu học viên trường Stalin như Phú, trở thành Tổng bí thư thứ hai của ĐCSĐD. Phong cũng không có thiện cảm với Hồ vì đường lối chính trị khác nhau mà cũng còn vì chuyện lăng nhăng giữa Hồ và Minh Khai nữa, theo Pierre Brocheux, nên cũng gạt Quốc ra khỏi các họat động của đảng.

       Sau khi gặp Trần Phú và Ngô Đức Trì tại Thượng Hải, Quốc trở về Thái cuối tháng Ba, dự đại hội đảng CS Thái Lan ngày 24.4.30 rồi đi dự đại hội đảng CS Mã Lai do Lai Teck lãnh đạo. Theo tình báo Anh, Lai Teck là một người Việt Nam quê Phan Ranh tên là Trương Phát Đạt.

       Măi sau này khi các tài liệu của QTCS được đưa ra công khai năm 1992 th́ các sử gia mới biết lúc đó Quốc chỉ thừa cơ mà giả lệnh CSQT để tạo thanh thế đối với các đồng chí Việt Nam. Đồng thời ông lấy thành tích giải quyết được chuyện khó khăn trong nội bộ CSVN mà báo cáo cho CSQT để lấy lại sự tin tưởng v́ ông bỏ về Thái Lan tự hoạt động chứ không theo sự chỉ huy của CSQT hay ĐCS Pháp. Lúc Trương Vân Lĩnh và Lê Duy Điếm đến t́m ông tại Thái Lan th́ ông nghĩ rằng thời cơ đă đến, t́nh h́nh ĐCSĐD rối bời bời, không có ông th́ không xong. Trước đây ở Mạc Tư Khoa người ta đă hắt hủi ông, bây giờ th́ ông sẽ ra tay cho người ta thấy tài năng và uy tín của ông như thế nào.

       Sau này hồi kư của Hoàng Tùng có nhắc lại chuyện ông giả mượn lệnh của CSQT: “Sau Lê Văn Lương nói với tôi là khi Bác từ Xiêm về, Trịnh Đ́nh Cửu có hỏi Bác giấy ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, v́ Bác nói là Quốc tế cử về. Bác trả lời: “Đồng chí thử tưởng tượng xem, nếu tôi mang trong người giấy ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản th́ tôi có về được đến đây không?”

 

NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: 6.1.1930 hay 3.2.1930?

 

       Với cộng sản Việt Nam, do sự cố tình che giấu, lừa gạt cho nên bất cứ cái gì cũng rối mù. Ngay ngày thành lập đảng cũng có hai ngày tháng khác nhau.

Trước hết đây là báo cáo của Nguyễn Ái Quốc về việc thành lập đảng do sự hơp nhất cuả ba đảng cộng sản Việt Nam:

       Ngày 18.2.1930 Nguyễn Ái Kvak báo cáo cho CSQT:

“Tôi đă triệu tập đại diện của hai đảng (Đông Dương và An Nam). Chúng tôi gặp nhau ngày 6.1.1930. Nhân danh đại diện CSQT, có toàn quyền quyết định về phong trào cách mạng Đông Dương. Tôi nói rằng họ đă hành động sai lầm. Họ đồng ư và sát nhập hai đảng thành một đảng. Chúng tôi đă cùng nhau soạn thảo chương tŕnh hành động theo đường lối của CSQT. Một ủy ban chấp hành lâm thời đă được thành lập gồm 7 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết. Các đại biểu đă trở về Việt Nam vào ngày 8 tháng 2” (Hslt/MTK).

       Kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của ĐCSĐD năm 1951 các đảng viên ĐCSVN căn cứ vào báo cáo của Hồ, lấy ngày 6.1.1930 làm ngày kỷ niệm thành lập đảng. Nhưng sau năm 1954, ông Trần Huy Liệu về làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Lịch sử Đảng đă so sánh ngày tháng do Dương Hạc Đính cung khai cho Cảnh sát Pháp trong tập tài liệu của Louis Marty th́ buổi họp đó nhằm vào ngày 3-2-1930.

       Ông Liệu ghi nhớ sự khác biệt này và đến đại hội toàn quốc lần thứ ba năm 1960 th́ đem ra hỏi lại những người từng tham dự. Lúc đó Phan Trọng Quảng nhớ lại rằng cuộc họp hợp nhất 2 đảng có 3 ngày nhưng ngày đầu là gặp nhau và thăm hỏi, ngày sau mới chính thức họp tại một góc sân bóng đá ở Hồng Kông, các đại biểu vừa giả cách xem đá banh vừa bàn thảo. Đây là trận tranh cúp bóng đá tết Âm lịch của Hồng Kông.

       Người ta đoán có lẽ đó là ngày 6-1 Âm lịch cho nên đổi qua Dương lịch thành  3.2.1930 ( Đúng theo lịch th́ ngày 6-1 Âm lịch là ngày 4-2 chứ không phải 3-2. Nhưng ngày 4-2 là Thứ Ba không thể có trận đá bóng cho nên người ta đoán có lẽ  Hồ nhớ lầm, cuối cùng đành chấp nhận ngày 3-2 theo như lời khai của Dương Hạc Đính. Sau đó cuốn sách“Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” của ông Hồ Chí Minh, dưới tên T.Lan, xuất bản năm 1960 cũng ghi ngày diễn ra cuộc họp là ngày 3.2.1930. Từ đó người ta chính thức lấy ngày 3.2.1930 thay vì 6.1.1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng

       Chắc chắn là Quốc đă cố t́nh báo cáo dối về thời gian sớm hơn 1 tháng. Lư do là sau khi hai đảng thỏa thuận thống nhất thành một đảng ông mới t́m cách liên lạc lại với Mạc Tư Khoa sau 2 năm không liên lạc. Ông được Trương Vân Lĩnh hướng dẫn đi Thượng Hải để gặp bí thư Cục Viễn Đông ( Cục Viễn Đông là cơ quan mới được thành lập thay thế phái bộ Borodin bị giải tán năm 1927, do Paul Ruegg (Noulens) lănh đạo, được ĐCS Trung Quốc cắt cử 4 đảng viên gốc Việt Nam vào làm việc là Hồ Tùng Mậu, Trương Vân Lĩnh, Lê Quang Đạt và Lư Phương Đức ). Tại Cục Viễn Đông NAQ biết tin Trần Phú về Việt Nam để tổ chức thành lập đảng. Và ông cũng biết theo như kế hoạch dự trù th́ Trần Phú hẹn gặp Thibault tại Hồng Kông từ ngày 1 đến 15 tháng 1.

       V́ vậy Quốc vội báo cho Cục Viễn Đông và gởi ngay báo cáo về MTK rằng ông đă thành lập đảng ngày 6.1 là ngày ông biết chắc Trần Phú cũng như Thibault chưa đến Hồng Kông. Nếu ông báo cáo ngày thành lập là ngày 3.2 th́ Mạc Tư Khoa có thể nghĩ rằng ông cố t́nh cứ thành lập đảng mặc dầu biết rằng Trần Phú đă có mặt ở Hồng Kông để làm việc đó. Ngoài ra Quốc không thể báo cáo sự thực là cuộc họp đó chỉ có 3 ngày mà ngày chính thức là trong một góc sân đang tranh giải bóng đá, thời gian đó quá ngắn ngủi cho một đại hội bàn thảo để quyết định thành lập một đảng chính trị. Do đó trong phần đầu của báo cáo ông viết : “chúng tôi gặp nhau ngày 6.1. Rồi măi tới phần cuối ông mới viết :“Các đại biểu đă trở về nước ngày 8.2”. Như vậy Mạc Tư Khoa bắt buộc phải hiểu là đại hội đă diễn ra trong 1 tháng 2 ngày.

       Quốc muốn Mạc Tư Khoa coi như v́ nhiệt t́nh ông đă dùng uy tín cá nhân của ông thống nhất được hai đảng và lập ra đảng mới. Chuyện đă xảy ra rồi và các đại biểu đă trở về nước, giờ đây không lẽ lại kêu họ trở lại. Với t́nh h́nh như thế ông nghĩ rằng CSQT sẽ chỉ thị cho Trần Phú ngưng thành lập đảng mới và công nhận Đảng do ông thành lập. Được như vậy th́ Trần Phú và Ngô Đức Tŕ sẽ trở thành đảng viên mới gia nhập, dưới sự lănh đạo của ông.

       Sau này khi tài liệu mật của CSQT được giải mật th́ các sử gia Hà Nội đọc được báo cáo nói trên của ông Quốc, cho nên họ một lần nữa lại đổi ngày thành lập Đảng trở lại thành ngày 6.1.1930 (Văn Kiện Đảng, tập 2, 1999). Tuy nhiên trên nghi thức th́ Đảng vẫn tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày 3.2.1930.

       Tóm lại công của Quốc hợp nhất ba đảng, cho dù do thủ đoạn bịp bợm cũng là công cốc vì đảng Cộng sản Việt Nam do Quốc thành lập bị giải thể và thay thế bằng đảng Cộng sản Đông Dương. Quốc không được giữ chức vụ gì trong đảng mới thành lập này ngay cả chức vụ liên lạc với QTCS cũng bị bãi bỏ. Quốc ngẫu nhiên trở thành một đảng viên cộng sản không có đảng. Tuy nhiên như ta biết Quốc là một con người đầy thủ đoạn và rất ham mê quyền hành tất nhiên không chịu đầu hàng số phận và ông sẽ tìm cách để tạo ra thời thế.

 CHÚ GIẢI:

- Qua năm sau, 1930, Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt và Lư Ứng Thuận tức Lý Phương Thuận tham dự khóa huấn luyện cán bộ tuyên truyền của ĐCS Trung Quốc tại Hải-Sâm-Uy (Vladivostock). Do sự giao hảo thân thiết của 3 người cho nên mật thám Anh nghi rằng Lư Ứng Thuận là vợ của Hồ Tùng Mậu. Năm 1931 Mậu bị chính quyền Anh tại Hồng Kông bắt nhưng thấy ông chỉ là một đảng viên cấp thấp của ĐCSTQ nên trục xuất khỏi Hồng Kông, ông chạy về Thượng Hải, lại bị chính quyền Pháp bắt và giải về Việt Nam. Tại trại tù Sơn La ông gặp một người Cộng sản ly khai từng tốt nghiệp học viện Stalin là Phi Vân, cả hai ông quyết định hoạt động cách mạng độc lập chứ không theo Cộng sản.

Tháng 7 năm 1945 hai ông được người Nhật thả ra khỏi tù về tạm trú tại một cơ sở của Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội của Nguyễn Hải Thần tại Ô Cầu Giấy Hà Nội. Tháng 8 năm 1945 quân của Hồ Chí Minh từ Thái Nguyên tràn về tấn công cơ sở của Nguyễn Hải Thần. Phi Vân bị giết và Hồ Tùng Mậu chạy thoát. Sau này Mậu trở lại ĐCSĐD nhưng lại bị ám sát chết năm 1951, không một tổ chức hay cá nhân nào lên tiếng nhận đă thi hành cuộc ám sát này. Hồ Tùng Mậu có thể coi là cánh tay mặt của Hồ như Lâm Đức Mậu vậy, rồi cả hai cùng chết dưới bàn tay của đồng chí của mình.

Theo tài liệu của Đảng thì Hồ Tùng Mậu bị máy bay Pháp bắn chết tại khu IV tương tự như cái chết của Nguyễn Bình. Mậu là một trong năm người cộng sản đầu tiên được Hồ Chí Minh kết nạp mà tới khi chết cũng chỉ leo lên được Uỷ viên Dự Khuyết Trung ương.

- Các cán bộ có lẽ vì phải đương đầu với nhiều viễn ảnh nguy hiểm tới bản thân nên thường có một cuộc sống tình cảm rất phóng túng. Lý Phương Đức cũng vậy hồi đầu, theo Lý Phương Thuận, rất mê Lê Hồng Phong, thường tìm cách được ở sát bên nhưng hình như không được Phong chú ý, nên ngả theo Lê Hồng Sơn rồi lại bỏ Sơn lấy Đạt. Hoàng Văn Hoan chắc biết rõ chuyện nên bảo Thuận : Phương Đức xấu lắm. Ngay Lý Phương Thuận cũng cặp bồ với Hồ Tùng Mậu trước khi là người tình của Hô Chí Minh. Minh Khai cũng được biết là từng dan díu với rất nhiều đồng chí không kể Hồ Chí Minh và Lê Hồng Phong.

- Nguyễn Ái Quốc nhân danh Cục trưởng Cục Phương Nam để hợp nhất ba đảng nhưng trên thực tế không có Cục Phương Nam.

- Lai Teck, bí thư đảng Cộng sản Mã Lai, sinh taị Việt Nam, bố Việt mẹ Hoa, tên thật Trương Phát Đạt, đảng viên Cộng sản Việt Nam, làm gián điệp cho Pháp rồi Pháp giới thiệu cho Anh, được Anh đem sang Singapore, đổi tên ra Lai Tech, gia nhập Cộng sản Mã Lai rồi leo lên Bí thư tại chức 8 năm trong khi làm gián điệp cho Nhật giúp Nhật bắt hầu hết cán bộ chỉ huy năm 1942, sau bị lộ diện chạy sang Thái Lan nhưng bị cộng sản Thái xử tử năm 1947.

Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 20  nói về sự tranh chấp của 3 hệ phái Cộng Sản Việt Nam bàn căi với nhau, tranh chấp với nhau và thanh toán lẫn nhau trong thời kỳ trước năm 1930 tại Trung Hoa và Hồng Kông.

Trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh không phăi là người lănh tụ uy quyền nhất.

Người Chủ Tịch đảng Cộng Sản Đông Dương đầu tiên là Trần Phú, người thứ 2 là Lê Hồng Phong.

Trong giai đoạn này th́ Hồ Chí Minh bị lép vế và không có quyền thực sự.

Có bài viết là Hồ Chí Minh quay ngược lại được thế cờ nhờ có liên hệ tinh ái với Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chính thức của Lê Hồng Phong.

Trong cái Ménage à trois đó, Hồ Chí Minh được sự hỗ trợ mănh liệt của Nguyễn Thị Minh Khai nên sau cùng đă hất cẳng được Lê Hồng Phong và có cương vị chỉ huy trong Đảng Cộng Sản VN vào thời điểm đó.

Những người Cộng Sản thời đó không bao giờ từ bỏ một dịp nào để thanh toán lẫn nhau, báo cho Mật Thám biết chỗ ở bí mật của nhau để mượn bàn tay Pháp thủ tiêu các đồng chí của ḿnh.

Người Tổng Bí Thư đầu tiên của đảng Cộng sản Đông Dương Trần Phú là anh của Trần Ngọc Danh, người chồng đầu tiên của bà Thái Thị Liên,  mẹ của dương cầm gia nổi tiếng quốc tế Đặng Thái Sơn. Bà Liên và con bà hiện đang sống tại thành phố Montréal, Canada.

 

 

 

Cuộc họp thống nhất ba đảng tại Hương Cảng gồm có 5 người đại diện cho hai đảng.