CHƯƠNG II
RỪNG PHONG THU ĐÃ NHỤÔM MÀU QUAN SAN
Cuộc hành trình tìm Tự Do
Khi lên con thuyền viễn xứ ra khơi biển Đông cuối tháng 4.1975, tôi đã bâng khuâng tự hỏi, “ Trời cao đất rộng mênh mông thế/ Chẳng lẽ ta không chỗ trú chân ?”
Rất may cho tôi và gia đình được ơn trên phù hộ nên lại có được tới hai chỗ trú chân. Sự thể là như thế này. Tôi lúc tháng tư đang phục vụ tại bệnh viện Cà Mau, thấy tình hình có vẻ lộn xộn nên muốn đưa vợ con về Sài Gòn trú ngụ tạm bên ngọai tại Khánh Hội, đồng thời tôi cũng toan tính xin đổi về Sài Gòn, lỡ có biến cố gì xảy ra thì trú thân tại thành phố lớn, có “quan trên trông xuống, người ta trông vào ” có lẽ tình cảnh sẽ bớt gây cấn và khủng khiếp hơn. Đúng dịp đó thì Bác sĩ Tôn Thất Niệm lên làm Bộ trưởng Y tế. Bác sĩ Niệm học dưới tôi một lớp nên cũng quen biết từ hồi còn đi học, ngoài ra anh khi còn là sinh viên đã đóng vai chính trong vở kịch “ Tiếng Pháo Giao Thưà ” do tôi viết, được Tổng hội Sinh Viên miền Nam trình diễn nên tình bạn càng thân thiết hơn. Tôi lấy giấy phép nghỉ về Sài Gòn một tuần từ 24.4.1975, ngay hôm sau tôi lên bộ nộp đơn nhưng không được gặp anh Niệm lúc đó hẳn đang qúa bận rộn, tuy nhiên sáng hôm sau trở lại thì tôi đã có giấy Bộ trưởng Y tế ký chấp thuận cho tôi tạm chuyển về bộ Y tế ngay tức thì và tôi điện thọai cho bệnh viện Cà Mau hay là tôi đã nhận nhiệm sở mới.
Thời gian đó cả Sài Gòn đều nhốn nháo tìm cách xuất ngọai bằng mọi phương cách nhưng chắc chắn và chính thức là đường lối qua các cơ quan hành chính hoặc quân đội Hoa Kỳ. Phần tôi, lớ ngớ từ Cà Mau về chẳng quen thuộc ai làm sở Mỹ nên coi như vô phương tẩu thóat. Bất ngờ, người anh vợ tôi, lúc đó là Thiếu tá hải quân Nguyễn Hữu Hùng, Phó trưởng biệt đội Người Nhái đang sở hữu một giang thuyền, ông ghé qua nhà bảo ai muốn ngủ tạm đêm nay trong trại Người Nhái – đêm 29.4 – thì lên thuyền cùng đi rồi mọi chuyện sẽ tính sau tùy thời cuộc.
Đêm đó vợ chồng và con cái chúng tôi vào ngủ tại căn cứ hải quân Nhà Bè. Đang ngon giấc vì cả ngày chạy tứ tung thấm mệt bỗng có tiếng súng nổ ầm ầm ngay gần bên, thì ra Việt Cộng đang pháo kích Nhà Bè. Lệnh không biết từ đâu truyền xuống là các tàu bè phải rời bến tức thời, gia đình chúng tôi ôm mỗi người một gói quần áo chạy xuống thuyền cùng với gia đình ông anh vợ, hai người em trai và một người em gái vợ. Thuyền chạy tới tờ mờ sáng 30.4 thì người trực tiếp chỉ huy chiếc giang thuyền là một trung úy hải quân đòi lái thuyền trở về vì vợ và các con ông vẫn còn kẹt ở Sài Gòn.
May thay lúc đó có một chiến hạm của Hải quân Việt Nam cũng đang chạy ra khơi nên tất cả những người trên thuyền được chuyển lên chiến hạm, trừ ông trung úy một mình lái thuyền trở lại bến Bạch Đằng.
Trên chiến hạm chúng tôi được nghe tin Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng và chứng kiến cảnh phải đẩy một máy bay trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho một trực thăng khác đậu xuống. Các chiến hạm Việt Nam đều được lệnh di chuyển tới quân cảng Subic của Phi-luật-tân.
Trước khi vào cảng, các chiến hạm phải kéo cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ xuống và tất cả khí giới, súng đạn trên tàu của bất kỳ ai cũng phải nộp cho quân cảnh Mỹ hết. Khi đứng nghiêm để kéo lá quốc kỳ xuống, tôi nhìn thoáng chung quanh thấy mắt ai cũng hoen lệ hết. Chúng tôi và tất cả mọi người trên tàu sau đó đều phải đổ bộ và chúng tôi được đưa lên một chiếc tàu chở hàng chạy tới Guam ngày 8.5.1975, tạm sống trong các trại lều, làm thủ tục di cư đợi lượt sang Mỹ.
Tại trại lều Orote Point theo báo New York Times số May 10.1975 lúc đó đã chứa khoảng 48,000 người Việt tỵ nạn. Ngày nào chúng tôi cũng lắng nghe loa gọi tên những người tới lượt đi sang Mỹ như California, Florida,Texas, Pennsylvania vv...Mỗi ngày tôi cũng đi lang thang khắp trại để tìm gặp người quen, bỗng một hôm thấy có một trailer mái tôn trên đó phấp phới ngọn cờ Lá Phong Đỏ của Canada, hỏi ra mới biết Canada cũng chia sẻ bớt gánh nặng cho Mỹ là nhận một số người tỵ nạn. Tôi kéo vợ tới vô thử xem thì hôm đó lại đúng là ngày chót phái đoàn Canada nhận người nên chúng tôi làm đơn ngay tại chỗ và được khám sức khỏe ngay ngày hôm sau.
Chúng tôi chọn Canada thay vì ở lại đợi đi Mỹ, lý do chính là chính phủ Canada trực tiếp lo cho người tỵ nạn thay vì người tỵ nạn phải đợi tư nhân Mỹ bảo lãnh nên thủ tục rườm rà và có khi phải đợi khá lâu. Một lý do khác hồi học lớp đệ nhất tôi đã được học một bài về địa lý Canada do thầy Nguyễn Ngọc Cư dạy nói về các tài nguyên phong phú của Canada vẫn chưa được khai thác nên sẽ là một quốc gia giàu mạnh trong thế kỷ XXI tới. Một lý do khác nữa thật là trẻ con, chúng tôi lúc đó oán hận Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà khiến chúng tôi mất nước và lâm vào hoàn cảnh này. Trách mình chẳng trách lại trách người, nghĩ lại cũng thấy tức cười, đã thế còn tẩy chay Mỹ một cách lãng xẹt.
Cuộc di tản tháng 4 năm 1975 được hiểu là hành động rời khỏi Việt Nam theo cách chính thống và có tổ chức. Khi ấy, nhiều đợt rời khỏi Việt Nam của các nhân viên, gia đ́nh các đại sứ quán và công ty nước ngoài được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh tổ chức. Bắt đầu từ ngày 29.4.1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đă chính thức ra lệnh khởi động chương tŕnh "Frequent Wind" để di tản nhân viên dân sự, quân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đă từng cộng tác hay có liên hệ mật thiết với chính phủ Hoa Kỳ hoặc Việt Nam Cộng ḥa để rời khỏi Việt Nam. Chương tŕnh di tản "Frequent Wind" trên nguyên tắc chỉ dự trù cho khoảng 30,000 người Việt, kể luôn cả những người đã được rời khỏi Sài Gòn bằng máy bay quân vận những ngày trước đó, kéo dài từ 3 giờ 30 chiều ngày 29. 4 đến đúng 21 giờ ngày 30.4.1975 - khi người lính Mỹ cuối cùng được trực thăng bốc khỏi Sài G̣n và trụ sở của Sở Tùy viên Quốc pḥng (Defence Attachés Office, DAO) của Hoa Kỳ bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho phá nổ.
Chúng tôi, những người tình nguyện di cư sang Canada, được hãng máy bay Canadian Air Pacific – nay đã dẹp tiệm – chở tới Montréal qua lối Hawaii. Tôi nhớ suốt đời ngày đặt chân tới Montréal, Canada là ngày 21.5.1975. Tại đây chúng tôi làm thủ tục trở thành “Thường trú nhân” ngày 22.5 và ngày 23.5 những người nào muốn định cư tại Toronto - trong đó có gia đình tôi - thì được chở bằng xe bus – tôi nhớ có ba xe, hành trình là 6 tiếng. Khi xe bus đậu trước Queen ‘s Hotel, Toronto tại Front Street, ngay kế bên Union Station – nay cũng đã bị phá bỏ để xây condo, là nơi dành cho người tỵ nạn thì xảy ra một sự bất ngờ: nha sĩ Nguyễn Minh Sang được nhóm sinh viên đang du học tại Canada tình nguyện tới giúp người tỵ nạn cho biết danh sách nên khi thấy tên tôi, vội lên tận xe bus chào đón. Bác sĩ Sang nguyên trước làm với tôi tại Quân Y Viện Trương Bá Hân, Sóc Trăng và được Cục Quân Y cử đi Mỹ tu nghiệp. Trong thời gian thụ huấn tại Mỹ, anh Sang cũng như nhiều du học sinh khác bị Việt Cộng móc nối và tuyên truyền. Anh đã đi biểu tình cùng các nhóm sinh viên Mỹ phản chiến thời đó, thậm chí còn lên đài phát thanh cùng bọn sinh viên Mỹ chống lại sự tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. An Ninh Việt Nam tất nhiên biết chuyện anh làm và Cục Quân Y gọi anh về nước, anh cũng giống như nhiều du học sinh Việt Nam khác bị tống xuất khỏi Hoa Kỳ nên đã tìm đường sang tỵ nạn chính trị tại Canada. Thiếu tướng Vũ Ngọc Hoàn, Cục trưởng Cục Quân y có lần gặp tôi đã nhắc lại câu chuyện này và bảo, “ Toi đã làm moi bị rắc rối, lôi thôi về chuyện nha sĩ Sang.”
Anh chị Sang cùng hai con trai – sau đều nối nghiệp bố, trở thành nha sĩ, hôm sau mời gia đình chúng tôi đi ăn cơm Tàu tại một tiệm ăn có tên là MayFlower. Anh giải thích vì sao đã chọn tiệm này để mời chúng tôi là những người tỵ nạn mới tới Canada. Nguyên Mayflower là tên của một chiếc tàu khởi hành từ Plymouth, nước Anh chở chừng một trăm người Anh sang Mỹ lập nghiệp, chủ ý của những di dân này là tới miền Virginia nhưng đã đổ bộ lộn xuống một vùng hoang dại của Massachusetts vào ngày 21.11.1620. Nhiều người đã chết đói, một số sống sót nhờ bắt được những con ngỗng dại và người thổ dân tiếp tế cho bắp ăn. Những người may mắn thoát chết này năm sau bèn chọn ngày đổ bộ làm lễ tạ ơn Thượng đế đã phù hộ và sau thành tục lệ, tới năm 1863 thì tổng thống Lincohn tuyên bố là ngày lễ chính thức gọi là Thanksgiving Day vào ngày Thứ Năm tuần cuối cùng của tháng 11. Canada cũng có ngày lễ Thanksgiving Day nhưng là ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai tháng 10 và thức ăn đặc biệt trong dịp này thường là ngỗng bỏ lò ăn với bắp. Khỏi phải nói, bữa ăn tại nhà hàng Mayflower hôm đó là một trong những bữa ăn ngon nhất của đời tôi.
Cuộc chính biến ngày 30.4.1975 đã làm anh Sang “sáng mắt, sáng lòng ” khi nhận thức ra là anh và các sinh viên du học đã bị Việt cộng lợi dụng và chúng không hề có thực tâm yêu nước, thương dân và tranh đấu cho Độc lập, Tự do và Hạnh phúc của nhân dân. Anh từ đó xa lánh bọn Đoàn Kết và nhất định không về thăm Việt Nam một lần nào dù được mời về nhiều lần với tư cách một khúc ruột thân thương ngoài ngàn dặm. Trong thời gian tôi ở Toronto này, anh chị Sang thường lái xe đưa chúng tôi đi ăn, đi chơi nhất là giới thiệu các phong cảnh đẹp của Canada và hướng dẫn chúng tôi trong cuộc hội nhập vào đời sống mới tại Canada, cả việc thi lấy bằng lái xe. Gặp anh tôi mới thấm thía thế nào là “ Tha hương ngộ cố tri ”.
Tại quân y viện Trương Bá Hân, tôi còn gửi bác sĩ Nguyễn Văn Đích đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Anh Đích lúc đó đã có bằng ECFMG, nội khoa thâm hậu, tính tình hoà nhã, được anh là cộng sự viên vừa là một vinh hạnh vừa là một may mắn, nên khi gửi anh đi lòng tôi tiếc hùi hụi vì ở đời mấy khi lại có được người bạn chân tình như anh. Mãi khi tôi viết những dòng này tôi mới liên lạc được lại với anh hiện còn hành nghề tại Alabama cùng với anh Nguyễn Đức Liên.
Ngày 24.5 chúng tôi phải tới trình diện Phòng Tiếp Cư Welcome House để làm thẻ bảo hiểm sức khoẻ gọi là OHIP (Ontario Health Insurance Plan) và giấy giới thiệu tới sở Nhân Dụng và Di Trú, nơi đây sẽ phát tiền trợ cấp và kiếm việc làm cho người tỵ nạn, sau khi có chỗ ăn ở. Sau khi được lãnh tiền trợ cấp, công việc đầu tiên của chúng tôi là đi kiếm mua một nồi cơm điện, vừa để nấu cơm vừa để nấu canh, chúng tôi đi ngang qua một tiệm mua được ít rau cải ngồng, ít trứng gà và thịt heo về làm món thịt kho tàu ăn với rau cải luộc, cả nhà vừa ăn, vừa húp xì xà xì xụp, vưà xuýt xoa chao ôi ngon thế. Công việc thứ hai là vợ chồng con cái cùng mấy đứa em đi tìm tới Scott’s Mission là một cơ quan từ thiện tại đường Spadina, góc phố College để xin quần áo cũ. Mỗi người lấy đầy một bịch rác quần áo, hí ha hí hửng bê về phòng, cũng cảm thấy vô cùng sung sướng. Sau này, cứ hàng năm chúng tôi lại đem quần áo cũ hoặc không dùng đến tặng Scott’s Mission để họ lại tặng cho những di dân mới.
Chúng tôi ở Hotel khoảng một tuần thì anh Sang kiếm giúp được nhà cho thuê, đó là nhà của một sinh viên Việt Nam du học tại Canada tên Khánh, chủ nhà và hai người bạn của anh thì ở tầng dưới còn gia đình chúng tôi, vợ chồng với năm con, hai em trai, một em gái vợ thì ở tầng trên.
Có nơi ăn chốn ở rồi, sở Nhân Dụng và Di Trú thúc dục chúng tôi kiếm việc làm và sau ngày 1.7.1975 – ngày Quốc Khánh Canada - nghiã là khoảng 5 tuần sau khi tới Canada thì sở ra quyết định, vợ tôi, trước làm giáo sư tại nhiều trường Trung Học như Trung học Hoàng Diệu, Sóc Trăng, Nữ Trung học Đà Nẵng, Trung học Cà Mau sẽ được đi học tiếng Anh khoảng 6 tháng, còn tôi sẽ đi làm gác gian cho một công ty xây cất, một em trai tên Trí làm gác gian trong bệnh viện Doctor Hospital, một em trai tên Dũng đi làm phụ bếp tại khách sạn Radisson. Ông counseller sở Nhân dụng, người Do Thái nói huỵch toẹt, “ Canada có đủ bác sĩ rồi, chỉ thiếu người lao động thôi.”
Công ty mà tôi tới làm đang bắt đầu công trình xây cất một dẫy townhouse tại khu vực phiá đông Toronto, họ cần một người làm security để trông nom các vật liệu vứt ngổn ngang mà chỉ có một hàng rào sơ sài. Công việc của tôi là tới trực gác tại công trường mỗi đêm từ 8 giờ tối tới 8 giờ sáng hôm sau, cứ mỗi đầu giờ thì phải gọi phone báo cáo tình trạng khu xây cất ra sao. Vị counsellor của sở Nhân dụng và Di trú chắc nghĩ tôi gốc sĩ quan, người ngợm cũng cao ráo hẳn phải thích hợp với công việc giữ an ninh tại công trường xây cất này.
Trong suốt một năm trực gác đêm tại công trường rất may cho tôi là không có chuyện mất mát, ăn cắp ăn trộm hay phá hoại gì xẩy ra, nhưng lại gặp phải lũ trẻ ngỗ nghịch cư trú quanh nơi xây cất mà người Việt mình thường gọi là bọn con nhà mất dậy. Lâu lâu khoảng chín mười giờ tối chúng tới ném đá lên mái nhà gác tôn là nơi tôi có bàn giấy, đôi khi chúng còn vun lá khô lại đốt khiến tôi phải vội ra giập tắt và quan trọng hơn là phải làm biến các dấu vết để các kỹ sư công trường không nhìn thấy. Tất nhiên khi tôi bước ra thì chúng hò nhau chạy cho lẹ. Tôi có dọa gọi police nhưng đâu chúng có sợ vì khi police tới thì đâu có ma nào nữa.
Cuối cùng tôi tìm ra giải pháp, tôi tới gặp ông mục sư nhà thờ trong vùng, tôi tường thuật câu chuyện, ông niềm nở mời tôi tới nói chuyện với cộng đồng nhà thờ sau khi hành lễ. Tôi tới, tự giới thiệu là người cư dân mới tới Canada để tìm tự do và sống cuộc đời thanh bình với ước mơ xây dựng một cuộc đời êm ả và hạnh phúc và Canada gồm toàn các dân di cư như tôi nhưng đến trước tôi thôi, tôi thành thực tường thuật câu chuyện lũ trẻ nghịch ngợm có thể làm tôi mất job, họ đều xúm tới an ủi và quả quyết là sẽ không để cái chuyện không tốt đẹp đó xảy ra nữa. Quả thực là sau đó, lũ trẻ không đến quấy rầy tôi nữa và lễ Giáng Sinh năm đầu tiên tại Canada đó tôi còn tới dự lễ và ăn mừng Giáng Sinh với họ nữa.
Trong “ Cái thuở ban đầu ngơ ngẩn ấy ” tôi gặp một ân nhân thứ hai sau anh Sang là bác sĩ Nguyễn Duy Sản. Anh Sản cũng là sinh viên quân y hiện dịch khóa VI, sau tôi một lớp. Anh làm tại Tổng Y Viện Cộng Hoà khu Tâm Trí thì được gửi đi Mỹ tu nghiệp nhưng sau đó anh không trở lại Việt Nam, lấy một người vợ Mỹ và xin tỵ nạn chính trị tại Canada. Khi anh tới thăm tôi thì anh đang làm tại một bệnh viện tâm trí tại Guelph, Ontario. Anh tới thăm tôi với mục đích là chỉ dẫn tôi cách học tập để trở lại nghề thày lang, cốt yếu là một cuốn sách luyện thi ECFMG với những cuốn “ Hỏi và Trả lời” về các môn căn bản như nội khoa, ngọai khoa, nhi khoa và sản phụ khoa vì trong kỳ thi ECFMG hồi đó là chọn một câu trả lời trong bốn câu đáp cho mỗi câu hỏi, nếu đáp trúng từ 75% trở lên thì được đậu; ngoài ra còn phải thi TOEFL nữa gồm reading, listening và writing sections. Anh cũng chỉ cho tôi tiệm bán những sách này tại đường Davisville và tất nhiên còn thết chúng tôi một bữa ăn tại gia rất là nồng hậu. Những sách vở đó sau này tôi đưa lại cho Bác sĩ Nguyễn Phú Duyệt, bạn cùng lớp và cũng là cựu sinh viên quân y hiện dịch như tôi, cùng khóa V, anh Duyệt lấy đó làm tài liệu căn bản để học ôn lại và anh cũng đậu ngay kỳ thi ECFMG đầu tiên nhưng vì khi đó tuổi đã ngoài ngũ tuần, các đại học từ chối không nhận anh làm nội trú kết cục anh phải xoay sang làm cho một công ty cố vấn và hướng dẫn người tỵ nạn. Anh Duyệt còn tổ chức một nhóm dịch thuật các danh từ y học Anh- Việt họp hàng tuần và tôi có tham dự. Tôi nhớ đã đề xướng ra từ Trắc nhãn khoa để dịch từ Optometry và cụm từ bác sĩ Trắc nhãn khoa để dịch từ Optometrist và sau đó thấy một optometrist người Việt áp dụng khi đăng quảng cáo.
Phần bác sĩ Sản sau tới thủ đô Ottawa làm việc cho một bệnh viện thuộc trường đại học y khoa tại đấy rồi về sau có nhiều người Việt tỵ nạn tới Toronto nên anh dọn về mở phòng mạch tại đây. Anh đã nâng đỡ tinh thần rất nhiều đồng bào tỵ nạn trong tiến trình hội nhập vào cộng đồng Canada và thậm chí còn ra toà giúp đỡ nhiều bệnh nhân thoát khỏi cảnh lao tù vì không rõ các tập tục Canada. Hôm nay khi tôi viết những dòng này, anh Sản vì nhu cầu của đồng bào cần anh trợ giúp về mặt tinh thần vẫn còn tiếp tục nghề “ Cứu nhân độ thế” dù đã quá bát tuần.
Tại Hamilton, cách Toronto khoảng nửa giờ lái xe còn có vợ chồng hai anh chị Đinh Viết Hằng và Hoàng Bội Ngọc đều đang làm việc tại tại đó, anh Hằng là bác sĩ chỉnh hình còn chị Ngọc là bác sĩ sản phụ khoa, hai anh chị đã tận tình giúp đỡ các đồng nghiệp tỵ nạn tới làm nội trú tại các bệnh viện Hamilton còn đang trong tình trạng hoang mang và bỡ ngỡ. Có thời gian giáo sư Trần Quang Đệ từ Pháp sang chơi và ở nhà anh chị Hằng _ Ngọc và chúng tôi may mắn có cơ hội gặp lại và cùng đi ngao du với thầy Đệ. Ngày xưa khi còn học thầy Đệ, thầy lúc nào cũng nghiêm trang, đạo mạo nhưng trong cuộc tái ngộ này thầy rất vui vẻ, thân mật, hay đùa rỡn không khác gì một bon papa.
Tại Branford, cách Toronto trên một giờ lái xe có phòng giải phẫu thẩm mỹ của anh Nguyễn Thế Lạc, nhưng chuyện tôi muốn nói là tài nghệ thổi saxophone và harmonica của anh mà mỗi khi nghe các sợi tơ lòng còn rung lên như muốn cộng hưởng với tiếng nhạc của anh. Chữ tài thường liền với chữ tai một vần nên sau anh bị stroke và phải ngừng các hoạt động về âm nhạc này khiến các thính giả mộ điệu rất luyến tiếc.
Công việc gác gian không ngờ lại đem cho tôi nhiều thuận lợi trong việc học hành vì suốt 12 giờ trực gác, tôi không có việc gì làm ngoài việc “ dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.” Cũng trong thời gian này, các đồng nghiệp của tôi ở Montréal như Từ Uyên, Trang Châu, Trần văn Kim, Nguyễn Tấn Hồng, Nguyễn Thế Minh, Bùi Thế Cầu, Thân Trọng An, Nguyễn Kim Tính, Lê Thành Ý vv...cùng nhau tổ chức các tổ học tập, trao đổi ý kiến cùng những tài liệu y học khiến cho việc học tập tương đối dễ dàng thì tại Toronto, tôi một thân một chợ, lủi thủi tự học một mình, chỗ nào chẳng hiểu thì cũng không có ai để giải đáp hoặc hỏi han. Thêm nữa từ ngày ra trường 1957 tới 1975 là đã 18 năm, chữ nghĩa đã trả lại hết cho thày chưa kể có rất nhiều môn chưa từng học tại Việt Nam nên không khỏi bị lúng túng và hoang mang như môn Tâm trí và Nhi Khoa trong khi khoa học nói chung và y khoa nói riêng đã khám phá ra không biết cơ man nào những điều mới lạ và tiến những bước nhảy vọt. Song có lẽ cổ nhân nói đúng là “Học tài thi phận” nên ngay kỳ thi ECFMG đầu tiên vào ngày 23.1.1976 tôi đã đậu ngay với số điểm trên 80% nhưng rớt phần Anh Ngữ TOEFL tới kỳ sau mới đậu luôn.
Tôi đậu tương đối dễ dàng vì trúng tủ tới trên 50% các câu hỏi giống hệt như trong sách luyện thi mà BS Sản đã chỉ dẫn. Tôi không biết gì về Tử vi nhưng tin Tử vi là đúng nếu được diễn giải bởi người tinh tường như Phạm Kế Viêm và tôi tin tôi có sao tốt về đường thi cử vì suốt từ khi đi học đều thi đâu đậu đấy, từ bằng Sơ học yếu lược sau khi học hết lớp Ba, rồi bằng Tiểu Học sau khi học hết lớp Nhất, tới bằng Trung học Phổ thông sau khi học xong lớp Đệ Tứ tới bằng Tú tài Toàn phần sau khi học hết lớp Đệ Nhất. Khi vào đại học cũng vậy, qua các kỳ thi lên lớp của trường Y tới các chứng chỉ của trường Luật, trường Văn khoa tôi chưa hề biết cái mùi vị “ Thi không ăn ớt thế mà cay” ra sao cả.
Tuy đã lấy lại bằng bác sĩ nhưng muốn hành nghề, luật Canada cũng như bên Mỹ bắt buộc chúng tôi phải làm y sĩ nội trú lúc đó là một năm tại tỉnh bang Québec và hai năm tại Ontario với điều kiện có đậu TOEFL, rồi sau đó còn phải thi bằng hành nghề gọi là LMCC tại Canada hay FLEX tại Mỹ, cho nên trong khi chờ đợi chỗ nội trú tôi vẫn tiếp tục làm nghề gác gian nhưng đêm đêm khỏi phải ra công đèn sách mà là đọc truyện chưởng Kim Dung hoặc nghe nhạc cho qua thời giờ.
Tuy nhiên ở đời không cái gì mà không có ngọai lệ. Đó là trường hợp đặc biệt cuả bác sĩ Nguyễn Trùng Khánh. Tôi biết anh Khánh khi làm việc tại trường Quân Y và anh Khánh lúc đó còn là sinh viên năm thứ Tư. Anh ra tàu bệnh viên HOPE làm việc cùng với nhân viên trên tàu và có dây dưa tình cảm với một nữ y tá tóc vàng rất xinh đẹp. Truyện của hai người không biết lộn xộn vì sao mà người đẹp tóc vàng có đơn tố cáo gửi cho trường Quân Y đồng thời info cho cục Quân Y và bộ Quốc phòng. Nhà trường bắt buộc phải đem anh ra Hội đồng Kỷ luật và mặc dầu bác sĩ Nguyễn Phúc Thành, Tiểu đoàn trưởng Sinh viên quân y trình bày anh Khánh chưa hề phạm kỷ luật, là một sinh viên thuộc loại ưu tú, có tương lai sáng lạn nhưng hội đồng kỷ luật vì áp lực của lá thư tố cáo vẫn phải ra quyết định trục xuất anh ra khỏi trường Quân Y. Với những ai từng bị sortie latérale ra như vậy thì coi như hỏng cả tương lai và cuộc đời coi như tàn, nhưng với anh Khánh thì không, anh vẫn ghi tên tiếp tục học trường Y, vẫn tốt nghiệp ra trường một cách dễ dàng và ngon lành, anh còn được học chuyên khoa về tuyến X và còn được cử đi tu nghiệp tại London, Anh quốc. Tôi một hôm bất chợt gặp lại anh Khánh trong một trạm xe bus và tôi hỏi anh đi đâu? Anh trả lời tới Kingston để làm thường trú về X-quang tại trường Đại học Queen University.
Hẳn là khi thực tập tại London anh đã chứng tỏ là một tay nghề vững chắc, giỏi giang nên boss của anh đã giới thiệu anh tới Canada sau ngày 30.4.1975 làm thường trú về X-Quang mà không cần phải thi ECFMG và LMCC hay FLEX như mọi người để trở về nghề cũ. Thực tế sau đã chứng minh tài học thâm sâu của anh vì sau đó anh trở thành một giáo sư danh tiếng không riêng chỉ của trường Đại học này mà của khắp Canada và anh đã tiếp tục hành nghề và giảng dậy tại đây cho tới khi về hưu.
Qua sự vận động của Hội Y sĩ Việt Nam tại Canada với hội trưởng là bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, tôi được nhận vào nội trú tại bệnh viện St. Francois d’ Assive thuộc trường Đại học Laval, tại Quebec City từ 1.7.1976 và theo luật lệ phải thực tập tại bốn trại bệnh, mỗi trại ba tháng là ngoại khoa, nhi khoa, bệnh tâm trí và nội khoa. Sau nội trú tôi phải qua kỳ thi lấy bằng hành nghề gọi là LMCC. Tôi cũng nhân dịp thi này thi luôn bằng hành nghề tại Mỹ là FLEX và rất may mắn đều đậu và có bằng hành nghề tại cả Canada lẫn Mỹ.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng đã tổ chức ngay Hội Y sĩ Việt Nam tại Canada từ tháng 6.1975 và là hội trưởng đầu tiên, sau đó đã hướng dẫn rất nhiều đồng nghiệp trở lại nghề cũ một cách tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Hội cũng đã cho ấn hành sớm nhất một tập san và đứng ra tổ chức đại hội y nha dược sĩ thế giới Tự Do kỳ đầu tiên tại Montréal. Sau này, anh Nguyễn Hữu Tiến, bạn cùng lớp y khoa, đang làm tại Nebraska với cùng một số anh em cựu sinh viên y nha dược khoa Sài Gòn rủ tôi sang làm với các anh, tôi đã gửi đơn sang Nebraska xin hành nghề và được chấp thuận nhưng cuối cùng, suy đi tính lại đã quyết định cố thủ tại xứ cờ Lá Phong.
Sau thời kỳ nội trú, đa số các đồng nghiệp Việt Nam của tôi đều mở phòng mạch hoặc làm cho chính phủ tại Quebec, riêng tôi và một vài người tiếp tục làm Thường trú tại bệnh viện, phần tôi theo về nội khoa vẫn tại bệnh viện Saint Francois d Assise.
Nhà tôi, suốt thời gian ở Quebec thì đi làm cho các khách sạn và trại dưỡng lão do đó chúng tôi để dành tiền mua được một chiếc xe hơi của hãng Chevrolet, cảm thấy rất sung sướng hơn là ngồi xe Mercedes sau này. Các bảng số xe tại Quebec đều có ghi câu “ Je me souviens ” thật là có ý nghĩa. Tại Cà Mau, khi lên Sài Gòn cuối tháng Tư, chúng tôi đã phải để lại một chiếc xe Toyota. Cả hai chúng tôi đều lái xe tại Việt Nam nhưng sang đây đều phải thi lấy bằng lái xe lại và rất may chúng tôi đều có bằng lại ngay không gặp trở ngại.
Cũng để tự thưởng công lao cố gắng trở lại nghề và tự khao khi có bằng hành nghề, chúng tôi đi du ngọan Paris, từ xưa vẫn nổi danh là kinh đô ánh sáng và là niềm mơ ước từ thiếu thời được “ Đi Tây ” nhưng đi rồi mới thấy bị vỡ mộng ít nhiều vì Paris tuy đẹp thì có đẹp thật nhất là vẻ đẹp cổ kính và nổi tiếng với viện bảo tàng Le Louvre cùng với dòng sông Seine, nhưng về đời sống thì tôi chủ quan nghĩ rằng sống tại Canada thoải mái và tiện nghi hơn. Tôi còn nhớ được dặn rằng khi dạo phố Paris thì phải cúi nhìn xuống vỉa hè vì có đầy “ cứt chó”.
Niên học 1978-79 tôi làm y sĩ thường trú năm thứ ba về môn Infectious diseases/Bệnh nhiễm trùng tại London, Ontario thuộc trường đại học Western University với ông thày là một bác sĩ từ London bên Anh sang đây lập nghiệp tên là Whitby. Tôi nhớ ông tiếp tôi lần đầu tiên bằng cách mời tôi đi ăn tại cafeteria tại bệnh viện chứ không phải tại văn phòng, ông hỏi sơ qua về tiểu sử của tôi, về các bệnh nhiễm trùng vùng nhiệt đới rồi bất thần ông bảo, “ Nghe nói tại Việt Nam có nhiều bệnh thương hàn, theo anh thì trị bằng thuốc gì là tốt nhất?” Ông boss này gớm thật chứ không phải tay vừa, mời tôi ăn để xem tác phong của tôi, bây giờ lại truy tôi một cách khéo léo. Tôi đáp, “ Theo sách vở tôi đọc thì hiện nay thuốc tốt nhất là Bactrim.” Ông hơi ngạc nhiên, hỏi, “Thế không phải là Ampicillin à ?” Hôm sau gặp lại, ông cười nói,
“ Tôi thua anh một keo rồi.”
Sau đó ông gửi tôi tới thực tập tại một bệnh viện khác với bệnh viện ông đang làm. Tại đây bác sĩ trưởng khu Vi Trùng học cũng từ nước Anh tới, hầu như rất ít khi được các bác sĩ khác tham khảo ý kiến cho nên tôi và một thường trú khác là một nữ bác sĩ Ấn độ hầu như chẳng học hỏi được gì mấy ở các giáo sư mà phải tự học hỏi ngay tại các chuyên viên phòng thử nghiệm vi trùng và ký sinh trùng. Lương bổng của ông boss hồi đó chỉ có $50,000 một năm cũng không hấp dẫn lắm mà phần tôi giả sử có tốt nghiệp khoa chuyên môn này thì bao giờ lên được điạ vị của ông? Tại đâu không biết chứ tại Canada hầu hết các Trưởng khu/ trưởng khoa tại trường Đại học và bệnh viện là người không gốc Do Thái thì gốc Anh, các người thuộc chủng tộc khác khó mà len lỏi vào.
Nhân cơ hội bộ Y tế Ontario tuyển người đi làm việc tại nơi thiếu y sĩ với bảo đảm lương bổng từ $35,000 trở lên, tôi tình nguyện nộp đơn và được điều về Landsdown, một làng chỉ cách thành phố Kingston chừng hơn nửa giờ lái xe và sát ngay với biên giới tiểu bang New York. Tôi bắt đầu mở phòng mạch tại đây từ 1.7.1978 với vợ là thư ký kiêm tiếp viên, công việc rất nhàn hạ mỗi ngày chỉ khám chừng trên mười người, buổi trưa ăn và ngủ trưa tại phòng mạch luôn.
Kỷ niệm tôi ghi nhớ là sau khi tôi tới đây khoảng một tuần thì dân chúng điạ phương có mở festival trong đó có xe hoa diễn hành quanh mấy làng chung quanh và tôi đã được mời ngồi lên xe hoa cho dân mấy làng “chiêm ngưỡng” dung nhan. Lương bổng cuả cả hai vợ chồng cộng lại cũng được trên số tiền của ông boss nhà thương và chính phủ khỏi phải trả bù thêm gì hết.
Tại đây chúng tôi đã có dịp mời các bạn đồng nghiệp từ Montréal xuống chơi và tổ chức đi du ngọạn One Thousand Islands cách Landsdowm chừng nửa tiếng, trong số khách tôi còn nhớ có anh Nguyễn Tấn Hồng, Trần Văn Kim, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Văn Hoàng, Trang Châu và Từ Uyên vv...
Chúng tôi làm việc tại Landsdown tới hết khế ước là 1.7.1979 thì dọn về Toronto mở phòng mạch vì lúc đó chính phủ Bảo thủ Canada với thủ tướng Joe Clark chủ trương tiếp đón nhân đạo khoảng 60,000 người tỵ nạn Việt Nam đang sống chen chúc và chật cứng tại các trại tỵ nạn ở Nam dương, Phi-luật-Tân, Hong Kong, Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương vv...
Tôi như vậy là người Việt Nam đầu tiên mở phòng mạch tư tại Toronto nên cũng đã trực tiếp giúp đỡ được các đồng bào khá nhiều điều hữu ích khi mới đặt chân lên xứ lạ quê người.Tôi cùng với bác sĩ Nguyễn Duy Sản, Từ Uyên cũng tham dự các hội thảo về tình trạng sức khoẻ của người Việt tỵ nạn do đó gián tiếp trợ giúp cho các cơ quan y tế địa phương một cách hữu hiệu.
Tôi còn có thêm niềm vui là gặp lại các bệnh nhân của mình hồi còn ở Long Xuyên, Sóc Trăng và Cà Mau và tiếp tục chăm nom sức khoẻ không những cho họ mà còn cả cho các con và các cháu họ nữa. Một bệnh nhân di cư từ ngoài Bắc tới Canada, một hôm tới khám bệnh và qua câu chuyện hàn huyên ông cho biết quê ông là làng Thuận Vi, ngay cạnh bến đò Tân Đệ thuộc làng Bổng Điền và vỡ lẽ ra chúng tôi là bạn học với nhau ở trường Tiểu học huyện Thư Trì nghĩa là khoảng trên bốn chục năm trước rồi. Tên ông là Phạm Bá Lâm, sau là bố chồng một cô y tá tại phòng mạch của tôi. Trái đất quả là tròn! Một bệnh nhân khác nữa cũng từ Bắc di cư sang, nguyên là thân sinh của anh sinh viên chủ nhà tôi thuê khi mới tới Toronto, Canada, qua vài mẩu chuyện tâm sự cũng đem cho cả hai chúng tôi một ngạc nhiên thích thú là ông lại là người cùng làng Tam Kỳ, Hải Dương với bên ngọai tôi.
Có rất nhiều ngày tôi bận túi bụi vì tại Toronto số người tỵ nạn đã tăng lên cả mấy chục ngàn người mà chỉ có tôi là bác sĩ Việt Nam duy nhất cho tới năm, sáu năm sau mới có thêm các đồng nghiệp Việt Nam như Bùi Xuân Nhiếp, Lê văn Minh, Vũ Văn Dũng, Dương Huỳnh Nguyên, Nguyễn Bá Khôi, Đỗ Trọng, Nguyễn Tường Vân, Võ Bạch Tuyết vv... và nhờ đó áp lực người ty nạn mới được nhẹ bớt phần nào. Hai vị trong các đồng nghiệp đó là bác sĩ Võ Thới Hên cùng với bác sĩ Nguyễn Phú Duyệt, cả hai sau đều là thông gia với chúng tôi.
Tuy nhiên có một chuyện không vui xảy ra, một đồng nghiệp trẻ mới được hành nghề trở lại có lẽ thấy tôi đông khách nên đã mở phòng mạch tại địa điểm cũ của tôi vì tôi đã dọn sang một phòng mạch khác gần đấy. Một bệnh nhân của tôi, lai là nhân viên làm tại sở OHIP của chính phủ (Ontario Health Insurance Plan) tức là cơ quan trả tiền khám bệnh hàng tháng cho các y sĩ đã đưa cho tôi xem một lá thư của một bác sĩ Việt Nam tố cáo tôi khám bệnh kiểu lang vườn nghĩa là vẫn khám theo lối Việt Nam chứ không theo phương pháp hiện đại cần nhiều thử nghiệm hay X-quang, Siêu âm nọ kia... OHIP sau đó đã nhờ Y sĩ đoàn cử một bác sĩ tới thanh tra phòng mạch và khám sổ sách các bệnh nhân nhưng may quá, mọi sự đều trót lọt.
Điều tôi muốn nói ở đây là thay vì như người Tàu họ thường giúp đỡ lẫn nhau để cùng khuếch trương và đạt được thành công thì nhiều người Việt Nam thường ganh tỵ, cạnh tranh bất chính để huỷ diệt lẫn nhau,vì vậy trong thương trường người Việt khó lấn lướt người Hoa. Chưa kể là cùng tha phương cầu thực, lẽ ra sự giúp đỡ lẫn nhau còn cần thiết hơn.
Một ngày của tôi, một bác sĩ Mít khi đó như thế nào? Tất nhiên là quá sức bận rộn. Tôi đã diễn tả trong bài thơ dưới đây:
MộT NGÀY CỦA BÁC SĨ MÍT
Vội vã
Chửa kịp ngả lưng, trời đã sáng
Lồm cồm bò dậy, hít vài hơi
Phóng xe vội vã như ma đuổi
Nào thấy trời xanh, mây trắng bay?
Phone sáng
Sáng sớm gọi phone vào bệnh viện
Mấy bà vừa đẻ để vấn an
Chúc sau có đâu hiền, rể thảo
Và bé em nói tiếng Việt Nam.
Điểm tâm
Chẳng biết mải mê chuyện khỉ gì
Sáng nay dậy trễ chẳng cà-phê
Ba chân bốn cẳng ra phòng mạch
Đành điểm tâm vài miếng Pap smear!
Một vòng các trại bệnh
Quả nào cũng kết tự nhân
Chẳng dưng phút chốc thân mang bệnh này
Bệnh kia đâu có tìm người?
Tự người tìm bệnh trách trời sao đây?
Chẩn bệnh tại phòng mạch
Mỗi người một vũ trụ con
Từng thân xác khác với hồn trí riêng
Bệnh kia trăm mối, ngàn riềng
Gỡ sao hết rối mới yên tấm lòng.
Buổi trưa
Lũ kiến bữa nay bò bụng sớm
Mười hai giờ, khách vẫn còn đông
Chợt thèm tô phở bò xe lửa
Nhớ vô cùng mùi vị quê hương!
Ăn trưa
Buổi trưa ra phố cùng thiên hạ
Chen lấn ngược xuôi khắp vỉa hè
Mỏi chân sẵn quán kia vào nghỉ
Nhâm nhi donut với cà-phê.
Lúc vắng khách
Ngồi trong cửa sổ nhìn ra
Mấy chùm lá biếc đong đưa gió trời
Bấy lâu hối hả đêm ngày
Ngắm sao thấy cái tuyệt vời sắc xanh!
Đọc thư bạn Montreal
Bạn, ta cách một cái hồ (Hồ Ontario)
Đường đi không khó mà xa tựa trời
Lâu lâu thăm hỏi đôi lời
Dăm hàng thư đọc nhẹ bay nỗi buồn.
Xem ảnh bạn
Lau đi lau lại kính còn ngờ
Sao chẳng chút nào giống bạn xưa
Duy ánh mắt kia còn hiển hiện
Tấm tình bằng hữu chửa phôi pha.
Một ngày khoan khoái
Thật khoái lâu lâu có một ngày
Không người giả bệnh nghỉ khơi khơi?
Không tai nạn súng hay xe cộ
Chỉ cảm lăng nhăng, bệnh của trời...
Sau một ngày khám bệnh
Khám tới, khám lui đã hết ngày
Chồn chân, mỏi gối, rã rời tay
Ví dù trước mắt đèo Ba Dội
Cũng khất nàng Hương trèo tối nay!
Good-bye
Good-bye bệnh viện! bệnh nhân!
“Một xe trong cõi hồng trần như bay”
Không gì êm ái bằng nhà
Mới hay sao gọi vợ là Nhà Tôi !
Tuy tấm tình giữa ông thày và con bệnh vẫn khắng khít, nhưng sức người có hạn, tôi đành phải rửa tay treo áo, giã từ dao kéo vào ngày đúng 80 tuổi tức là ngày 19.7.2011 sau 7 năm tầm sư học đạo và 54 năm hành hiệp. Cuộc đời đúng là một giấc mộng. Có lẽ vì thế mà trong dân gian nẩy ra triết lý “ Cuộc đời có bao lăm mà hững hờ? ”
CHÚ GIẢI
- Cuộc vượt biên của gia đình tôi thật là tình cờ, không có chuẩn bị gì cả trong khi có nhiều người đã chuẩn bị kỹ càng thì lại không đi được. Việc chúng tôi sang định cư tại Canada trong khi đang ở đất Mỹ cũng là một chuyện tình cờ nữa. Cuộc đời mỗi người chắc có số phận. “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
- Tại Guam, tối tối chúng tôi trong trại tạm cư, trong khi chờ đợi tới nơi định cư thường gặp nhau tán gẫu. Người còn bỏ lại mẹ già, kẻ theo đơn vị lên tàu không kịp về nhà đón vợ con. Có người có chút tiền Mỹ đã mua bia đãi anh em một bữa say túy lúy.
Sáng hôm sau thức dậy, tôi đã cảm khái viết bài thơ lưu niệm như sau:
MỘNG BÌNH SINH
Ta gặp nhau đêm nay tại đảo
Tình hoài hương canh cánh trong lòng
Mắt còn in bóng mẹ già tiễn
Tai vẳng lời ru vợ dỗ con.
Hai đứa từng vào nơi gió cát
Không chung đơn vị, chẳng hề quen
Nhà tan, nước mất nay tương ngộ
Mới thấm tình huynh đệ chi binh.
Ta thường cao ngạo đời khanh tướng
Chiến trận xem thường chữ tử sinh
Lòng nặng mang mang tình đất nước
Tung hoành cho thoả mộng bình sinh.
Ta/Bạn chia nhau tâm sự vụn
Từng mơ ngày hết giặc đường quê
Súng gươm trút bỏ, mang cầy cuốc
Đồng nội, hoa ngàn sống thoả thuê.
Hỡi ôi! Mộng ấy tuy bình dị
Chẳng đến cùng ta như ước mong
Giặc đã tràn về từng góc phố
Bẽ bàng ta sống kiếp lưu vong!
Thôi hãy cụng ly uống thật say
Tạm quên niềm quốc hận đêm nay
Say khướt cung thang chờ dã rượu
Ngậm ngùi bàn gẫm chuyện đời chơi.
Này anh! Ráng cạn thêm ly nữa
Cố ngậm cho tan vị đắng cay
Anh sắp vùi đời bên xó Mỹ
Còn tôi xứ tuyết lạnh mù khơi!
Chén này, tôi chúc anh may mắn
Đủ sức ra chiêu tại xứ người
Chén ấy, anh cho tôi được cạn
Để hồn tạm gửi áng mây trôi.
Chén cuối hãy cùng nhau hẹn ước
Mai này lại sát cánh, chung lưng
Trở về quê cũ, xây đời mới
Thoả mộng bình sinh gánh núi sông.
Tham luận của TỪ UYÊN
Qua chương hai “Rừng phong thu đă nhuốm mầu quan san” anh bạn tôi kể lại từ ngày 24-04-1975 anh lên Bộ Y tế xin Tân Bộ trưỏng Tôn thất Niệm đặc biệt đổi anh về Bộ và thôi nhiệm vụ tại Cà Mâu và anh toại nguyện.
Anh Niệm người Trung, hoàng phái nhưng đối với các đồng nghiệp di cư từ Bắc vào Nam rất đặc biệt. Đời anh cũng rất sinh động. Anh là cháu nội Pḥ Quốc Vương Tôn thất Hân, và cụ này lại là thông gia với Cụ Từ Thiệp, Phó bảng năm Ất Vị 1895. Cụ Phó bảng này là em ruột ông nội tôi Tiến sĩ Từ Đạm đậu đồng khoa, Cụ phải nhận lệnh vua Thành Thái vào Trung lập nghiệp v́ triều đ́nh sợ hai anh em cùng đỗ Đại khoa một khoá nếu để chung một địa phương sẽ gây ảnh hưởng trong vùng.
Cũng v́ những liên hệ xa xôi đó, anh sinh viên nghệ sĩ một mặt hoạt động văn nghệ, hát với Minh Trang mặt khác thích hoạt động chính trị và thân với nhóm sinh viên Hà Nội. Nhưng sau khi Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm bị ám hại. Anh bắt đầu đổi khác và sau này ứng cử trong Liên danh Hoa Sen và thành Thượng Nghị sĩ.
Sinh hoạt trong Tổng hội Sinh viên nhiều năm cùng anh, tôi hiểu khá nhiều về anh nên khi thấy anh đóng kịch do Hoàng ngọc Khôi viết và biết khi anh nhận chức vụ Bộ trưởng vài ngày chỉ nhằm phương tiện tự cứu và giúp các bạn tối đa, tôi không ngạc nhiên. Nhưng anh Khôi chưa biết anh Niệm khi nhận chức Tổng Trưởng có mấy khi tới bộ đâu. Giấy phép của anh Khôi tôi đoán do anh bạn Đoàn Tŕnh, cột chèo với anh Niệm vừa được anh phong làm Đổng lư, anh Đoàn Tŕnh cũng cùng lớp Y khoa với tôi và anh Khôi nên mau mắn kư ngay giúp anh Khôi đấy (phần này hơi vơ đoán đấy, anh Khôi có thể bỏ nếu không đúng). Anh Đoàn Tŕnh tuy làm Đổng lư nhưng chỉ có Tổng Trưởng Tôn thất Niệm được Mỹ di tản, các công chức cao cấp khác không có cơ may ấy và sau này bị tù đầy khá lâu.
Vở kịch Tiếng pháo giao thừa do Hoàng ngọc Khôi viết h́nh như chưa nhắc lời kịch sĩ Linh Sơn khi khen anh là chưa bao giờ cô diễn một vử kịch hay tới thế và các diễn viên sinh viên đã lột vai hết ḿnh. Cô không biết các anh đă được kịch tác- gia Vũ khắc Khoan chỉ dẫn ngày các anh diễn kịch khi c̣n là học sinh đóng góp với “Đại hội tất niên của sinh viên, học sinh Hà nội “và anh bạn Nguyễn thế Minh luôn là 1er violoniste.
Trở qua hành tŕnh gian khổ khi rời đất tổ tháng tư đen, mỗi người có một chuyện khác nhau. Anh Khôi và tôi có thể kể bao nhiêu bi kịch của đồng bào ngày đó.
Anh may mắn có thân nhân trong hải quân và tôi lại khác. Ngày chủ nhật 20-04- khi thấy sân vận động Holiday on ice cạnh Dưỡng đường Hoàn Mỹ đường Trương minh Giảng của chúng tôi có vài chuyến xe bus Mỹ chở người ra đi, tôi lấy xe đi theo, thấy họ vào cổng phụ phi trường. Nghe ngóng biết có người đang di tản.
Về gọi thấy Tôn thất Cần đang đánh mạt-chược tại nhà Phạm hữu Trác và họ vẫn bình chân như vại, tỏ vẻ không lo lắng. Nhưng ngay đêm đó mẹ vợ tôi ở Pháp gọi về cho biết bà B́nh nào đó sẽ gặp tôi nếu tôi chờ bà. Tôi chợt hiểu và ngay khi Tổng Thống Thiệu chưa từ chức tôi đă đem đốt hết các tài liệu mang tiếng Mỹ. Rất tiếc đốt luôn cả “giấy công dân danh dự thành phố News Orleans “khi theo học năm 1968 tại Tulane được Thị trưởng thành phố này thân tặng. Lo sợ khi không đi được c̣n giấy Mỹ chắc chỉ có chết. Nhưng sau khi cố gắng vào nổi phi trường tôi t́m anh Đại tá Cảnh sát Trần minh Công đang trú ngụ trong phi trường và xin anh một giấy di chuyển bất cứ giờ nào trong phi trường TSN với danh nghĩa nhân viên Y tế đón người tị nạn. Nhờ đó ban đêm 23-04-1975 tôi đă trao đổi bảo vật này với một bạn sẵn có giấy của một tổ chức mà anh dấu tên đưa đi Mỹ nên chủ quan đi chơi tới khi được tổ chức mật báo mới ra đi nhưng gặp giờ giới nghiêm nên bị cảnh sát đuổi về.
Ngược lại tôi có giấy di chuyển tự do nhưng chưa t́m ra phương tiện ra đi. Và sau cuộc trả giá gắt gao anh phải thêm tên gia đ́nh tôi 4 người vào danh sách cuả anh và tôi cho anh cùng sử dụng giấy phép đi đêm nên sau cùng cả hai gia đ́nh chót lọt đi thoát qua chuyến bay rất lạ C 123 của bà Anna Chennault qua đón nhóm thân quen họ. Tới Clarl Air base Philippines tôi đă thấy cả trăm người tới trước và đang chờ chuyển đi Guam hay Wake. Ngay chiều hôm 24 tôi và gia đ́nh đă được máy bay C 130 lớn hơn chiếc C 123 đưa tới Guam và tạm trú tại trại ASAN.
Các cuộc di tản khác đều bi thảm như các phóng viên đă kể nhưng họ chưa biết có kẻ sớm biết tin đă làm giàu nhờ lạm dụng cuộc di tản này. Một ông chủ tiệm may đường Tự Do đă lặng lẽ sắm tàu từ 15 tháng 4 và chuyên chở nổi trên 300 người quen biết với giá phải chăng 1000 US và tuy cơ nghiệp cũ tại SG mất hết qua đây ông có sẵn
300. 000 US ít người biết.
Trái lại ông tỷ phú khác có sẵn tàu và cẩn thận kín đáo thuê thuyền trưởng và thủy thủ người Hàn, nhưng giờ chót thủy thủ đoàn đă tháo chạy, và ông ở lại, bị bắt và các ngân khoản cuả công ty tồn trữ tại Thụy sĩ bị tạm ngưng và 10 năm sau ông mới ra thoát Việt Nam và các bạn ông khi đó mới rút nổi khối tiền bị chặn.
Riêng phần tôi ghi tới ASAN được cấp phần cơm nấu vói soup và được giải thích đủ chất cần cho cuộc sống và được cấp 2 ghế bố cạnh hai ghế bố của chị Nguyễn hải B́nh và 2 cháu. Ngay sáng hôm sau vốn tính thích mạo hiểm tôi lên ngay văn pḥng ban Giám đốc trại và gặp một anh hơi quen biết: anh Lâm Quang, một thương gia khá nổi tiếng. Ban Chỉ huy đảo Guam đang cách ứng phó với t́nh trạng người đang dồn dập tới lúc này trại ASAN đă có cả ngàn người trong 20 căn nhà dài và Việt Nam chưa mất. Qui chế tị nạn chưa ban bố. Phó Đề đốc Morisson và bô tham mưu của ông đang họp, có mặt một y sĩ Trung tá và một phụ nữ Việt Nam. Anh Lâm Quang và tôi cũng được ngồi nghe và được hỏi ư kiến không cần qua thông dịch viên và lúc đó tôi nhận ra là nữ nghệ sĩ Kim Vui nay có chồng đang đồn trú tại Guam.
Chúng tôi tŕnh bày không thể ăn cơm nấu với soup hộp và xin Bộ Tư lệnh cung ứnh phần tiếp liệu và chúng tôi có thể đảm nhiệm việc chế biến và phân chia phần ăn không làm phiền quân đội Hoa kỳ đồng thời hợp khẩu vị người tị nạn. Phó Đề đốc chấp nhận và Y sĩ Trung tá Hoa kỳ cũng giao cho tôi lănh phần thành lập một bệnh xá, trách nhiệm ông nh́n nhận đă giao phó. Anh Quang trở thành Trưởng Trại và tôi phụ tá.
Kêu gọi các bạn đang hoang mang sau chuyến bay xa ra gánh vác việc rất khó. Các bạn bên nhà có chức vụ nhỏ ra nhận ngay công tác rất mau nhưng các bạn mấy hôm trước c̣n giữ chức vụ lớn chậm hợp tác hơn đôi khi c̣n la mắng chúng tôi khi ban đêm loan báo tin tức khẩn qua máy phóng thanh khiến gia đ́nh các anh mất ngủ. Các quân nhân cao cấp cũng chưa ra mặt v́ nước chưa mất các bạn chắc e ngại bị nghi đào ngũ chăng? Nhưng cũng có một Đại tá đang tu nghiệp Hoa kỳ trên đường về được Hoa kỳ giữ lại tại Guam và ông ra nhận phần an ninh và ngay chiều ông đeo băng M.P. và hai quân cảnh Hoa kỳ theo ông tuần hành trong trại.
Rất yên tâm ban Đại diện trại đă thành h́nh ngay và các bạn Bửu Tập, Nguyễn hải B́nh và cả BS Bùi kịện Tín cũng gia nhập và các ban Tiếp liệu, Di trú thành lập. Quan trọng nhất về vấn đề ấm thực quân đội chở tới ngay các dụng cụ nhà bếp, gạo, thịt, bột trứng và rau không thiếu, và hơn hai chục phụ nữ trung niên đă nhận ngay nhiệm vụ hoả đầu quân chế biến thành các bữa cơm ngon và hơn thế nữa chính các bà này đă khuyến khích các cháu gái ra phát phần ăn và các cháu trai xung phong ra giữ trật tự.
Bệnh xá thành lập mau chóng, nhờ quen biết tôi mời được hơn 60 y sĩ và trên 50 dược sĩ thay nhau trực và riêng anh Dương minh Châu được ở lại pḥng và khi cần các người bệnh có thể tới chính pḥng anh. Ban thông tin do Cô Kim Vui và cô Tố trước là ở USAID phụ trách đọc tin hàng ngày nghe từ đài VOA và đảm nhận thông tin liên trại. Cô Hà thâu ngân viên ngân hang Chase Manhattan cùng tới với tôi đă nhờ được điện thoại của trại gọi qua New York và xin ông chủ ngân hang thuê một chuyến bay về cứu nhân viên, và gia đ́nh anh Vũ gia Ân nhờ vậy tới Guam hai ngày sau Lúc này đă có thêm người tị nạn tới và ASAN không c̣n chỗ, các căn lều được cất và mang tên TENT CITY ORONTE POINT. Các tổ chức quản trị cũng theo khuôn khổ trại ASAN.
Ngày 29-04 chúng tôi được tin cụ Hương đă bị ép nhường chỗ cho Tướng Dương văn Minh và chúng tôi đau đớn chờ tin Saigon đổi chủ.
Ngày 30 tin xấu này cũng đến, các phóng viên xô nhau tới phỏng vấn ban Đại diện. Các anh Phạm cao Dương, Lê quốc Hanh và tôi đều tiên đoán một tương lai đen tối sẽ trùm lên toàn thể miền NAM nhưng các phóng viên cả Life và Times không tin. Chúng tôi chỉ biết nói các anh sẽ chờ coi và vài năm nữa sẽ có những bài chính các anh viết trái với luận điệu các anh nhận định hôm nay.
Ba ngày sau một nhóm chúng tôi được chuyển qua Motel bên ngoài trại và cho biết ngày 03 May sẽ đưa qua Pendleton Hoa kỳ. Từ Pendleton tôi gặp lại anh Trần Lữ Y, anh Nguyễn hữu Tiến, Nguyễn văn Thiệu và nhiều anh em khác.
Không khí tại Pendleton không lạc quan, người tị nạn có thể v́ trầm cảm đôi khi hung dữ và hành hung cả ông KHĐ trưởng trại. Trước cảnh đó chúng tôi xin đi Canada khi phái đoàn Canada tới và ngày 9-05-1975 chúng tôi tới Montreal sau khi dừng lại tại Toronto làm thủ tục chính thức thành dân di trú Immigrant. Ít lâu sau các bạn lần lươt tới và Ban đại diện Hội Y sĩ Canada thành h́nh, các tổ học tập thành h́nh nhưng không may bằng anh Khôi khi anh tới Toronto, tại Montreal cũng có các bạn tới trước nhưng các bạn này là thường trú các bệnh chuyên khoa như anh Nguyễn gia Khánh môn Pathologie, anh Nhiệm môn Dermatologie, anh Tôn thất Gia môn Virologie nên chỉ giúp rất ít về các bài căn bản sơ đẳng khi cần thi ECFMG.
Chúng tôi phải tự học v́ không thầy nhưng rồi cũng xong. Anh Khôi trên Toronto có anh Sản bên cạnh thật quí và anh Sản cũng xuống Montreal khích lệ anh em.
Và khi các bà vợ cố gắng đi làm để chồng cắm đầu vào học, 2 năm sau đă có các phu quân người c̣n làm thường trú, người mở pḥng mạch, người làm CLSC, và không phụ các công ơn đó. Các trẻ em đă được học tự do tới Trung học, xe đưa đón hang ngày. Y tế cũng hoàn toàn miễn phí, và hơn thế nữa các lớp học pháp văn COFI cũng được mở và học viên c̣n được học bổng nhằm dễ dàng gia nhập thị trường nhân dụng. Dĩ nhiên không thiếu người lạm dụng chương tŕnh này khi khai hoàn toàn không biết Pháp ngữ.
Các bạn may mắn biết sinh ngữ này phải t́m chỗ làm ngay. Các bạn tôi người đi bơm xăng, người đi rửa chén, người đi lái và đậu xe tại các parking lot không mặc cảm. Có ǵ phải xấu hổ khi ḿnh đi ti nạn và làm việc lưong thiện.
Năm 1977 đảng Parti Quebecois lên cầm quyền, một số y sĩ lo xa, trong đó có cả tôi đă cùng anh Khôi từ Toronto sau khi đậu bằng hành nghề LMCC của Canada qua Indiana thi bằng hành nghề Hoa kỳ cho chắc. Sáu người chúng tôi thi đậu cả dù bằng FLEX hành nghề tại Hoa kỳ khó hơn và câu hỏi nhiều hơn so với bằng LMCC của Canada. Sau này tuy nhiên chỉ có hai anh Phạm Vận và Hoàng ngọc Đính qua Mỹ hành nghề.
Các bạn khác lần lần cũng qua cầu gần hết, riêng tôi mang nghiệp xă hội, từ ngày đi học, nay qua đây tự ư tham gia các hoạt động nên đặt quá nhiều thời giờ cho công tác cộng đồng đang phát triển nên phải t́m cách làm việc tư và hợp tác với các bạn nhờ đó khi cần vắng mặt các bạn đó sẵn sàng thay thế khi khám bịnh nhân. Nhờ vậy tôi có thể nay đi Ottawa, vài tháng sau đi Washington, California hay Genève khi cần tranh đấu cho người tị nạn đang ngày càng tăng gia và tạo thành thiên lịch sử bi đát nhất của nhân loại.
Montréal, Quebec
One Thousand Islands
Bệnh vịện St. Francois d’ Assive
Quebec city, Quebec
Toronto, Ontario
Đồi Quốc hội, Ottawa
The Scott Mission, Spadina, Toronto