Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
Miller-Pacific-physical-high-detail-map-805x452
Tái BÓ Trí Sang Á Châu
 
 
 
Chi‰n LÜ®c ƒn ñ¶ Thái Bình DÜÖng Nam Minh Bách
                                           


                                                                Phần I


Có một điều Dân Chủ và Cộng Hòa cùng nhau nhất trí. Đó là mối hiểm họa Trung Quốc đã rõ rệt hiển nhiên.

Ông Obama đi nước ngoài bao giờ cũng xin lỗi nước Mỹ đã gây thảm họa nước ngoài trong Thế Chiến Một và Hai, can thiệp vào thế Giới. Rằng nước Mỹ  từ nay sẽ đứng sau lãnh đạo, không đứng đầu thiên hạ nữa.. Nhưng Nhật Bản và Nam Hàn, Phi Luật Tân và nhiều nước khu vực trong vùng nói thẳng với Mỹ, các ông không lãnh đạo thì bắt buộc chúng tôi theo Trung Quốc. Vi thế nên Obama bắt buộc phải trấn an đồng minh, năm 2011 “Tilt to Asia”, tái bố trí, Rebalancing, Redeployment lực lượng quân sự Mỹ sang Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á, Bắt buộc sửa soạn đương đầu với PLA Quân  Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Quốc.

Một cuộc Chiến tiềm tàng bao phủ không những Biển Đông mà bao gồm cả Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Và Chiến Lược Air Sea Battle Concept, một chiến lược không chiến hải chiến được ra đời cho tới ngày nay.

Là vì Trung Quốc đã ra tay từ lâu rồi. Mỹ và Châu Âu tưởng cứ để Trung Quốc giầu mạnh thì tự nhiên theo Dân Chủ Tự Do nên nhắm mắt để Trung Quốc ăn gian hiệp Ước WTO, nhắm mắt để Trung Quốc ăn cắp chủ quyền những kỹ thuật công nghiệp tân tiến.

Và nay Trung Quốc đứng hàng thứ hai trong GDP quốc gia thì ráo riết sửa soạn quốc phòng, đường chín đoạn biển Đông nay không phải một lý thuyết viển vông tranh cái nữa, nay trở thành một sự thật đau lòng mỗi ngày cho ngư dân Phi, Việt và Mã Lai phải chịu cảnh biển của mình mà bị người ta đuổi. Và Biển Đông là con đường 80% hàng hóa quốc tế mượn đi qua.

Phi Luật Tân kiện thắng cuộc Trung Quôc tại Tòa Án Quốc Tế La Haye. Nhưng Trung Quốc phản pháo ngay, để mấy trăm tấn chuối Phi nằm chết thối tại hải cảng Trung Quốc.

Tổng Thống Phi Dutertre liền đổi giọng , anh Trung Quốc để yên hải đảo chúng tôi, chúng tôi sẽ nhắm mắt cho cách anh xâm chiếm hải đảo khác trong khối Asean. Nhưng mánh mung không hiệu quả, đảo Scarborough shoal nhiều san hô và nhiều cá nhất, ngư dân Trung Quốc phải chiếm, ngư dân Phi đành thất nghiệp.

Phi Luật Tân đuổi Mỹ ra khỏi Subic Bay và Clark Air force Base thập niên 90 Nhưng bí mật cho phép máy bay P3 Orion thám thính và chống tầu ngầm căn cứ tại Clark năm 2013 trước khi ký hiệp ước với Mỹ. Australia nhận 2500 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đóng tại Australia. Và Hải Quân Mỹ tái bố trí, rút một số chiến hạm từ Địa Trung Hải sang Á Châu,trước kia chỉ 50% Hải Quân Mỹ có mặt tại Á Châu, nay con số tăng lên 60%.

Nhưng Tổng Tư Lệnh Obama bao giờ cũng tìm cách cầm chân Quân Đội Mỹ.

Ông cúp ngân quỹ Quốc Phòng 50 tỷ và ráo riết ép Quân Đội thực hiện cho được chính sách Đồng Tình Luyến Ái và Trangender chuyển giới tính .Transgender gia nhập Quân Đội. Tất cả mọi đơn vị phải học tập Chính Sách nhân quyền này mất bao nhiêu thời giờ. Không đủ tiền mua vũ khí, không có thời giờ huấn luyện, Hải Quân và Không Quân yếu kém đi, phải đợi Donald Trump lên mới đủ ngân sách và lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ mới.

Trumg Quốc nay tung lên một hệ thống vệ tinh polar stellite quan sát mọi nơi trên thế giới . Trước kia Quân Đội Mỹ phải nhờ căn cứ Antigua trong quần đảo Carribean, nay căn cứ này rời đi Tây Australia, có viễn kính telescope tối tân quan sát rõ ràng vệ tinh Trung Quốc và vệ tinh Pakistan và Iran.

Bắt đầu từ 2012, Anderson Air Force Base đảo Guam có phi cơ hiện đại nhất nước Mỹ như F22, F35 Lithning II , B2 Spirit  có khả năng cho Luc Địa Trung Quốc trong tầm không kích . Cộng với căn cứ Nhật Bản với F22   KC46, P8 Poseidon .

Trung Quốc và Bắc Hàn có chiến lược chống Mỹ Anti Access và AntiDenial  A2ÅD, gậm nhấm dần dần đất và biển, không cho nước Mỹ đi qua Anti Access, không cho nước Mỹ từ chối chủ quyền Trung Quốc mỗi ngày một lan rộng AntiDenial. Hỏa tiễn mỗi ngày một bắn xa và chính xác, không cho Hài Quân Mỹ bén mảng tới Đài Loan.

Trung Quốc có lợi điểm, từ Trung Quốc sang biển Đông hay Ấn Độ Dương gần sát trong khi từ Mỹ sang là cả một Đại Dương, Hỏa tiễn Trung Quốc mua lại hay nhái lại của Nga không bay xa , không chính xác bằng Mỹ nhưng Trung Quốc muốn dùng số lượng đè người. Không những nguy hiểm tại biển Đông mà đe doạ cả Hawai và Tây Thái Bình Dương.

Còn gậm nhấm thì từ châu Phi tới Việt Nam ai cũng biết Trung Quốc trắng trợn dùng Chính sách Thực dân mới ra sao. Đấu thầu giá rẻ mạt, trúng thầu làm nửa chừng rồi bắt điạ tăng giá. Không trà nợ được thì phải các rừng hay các mỏ.hay hải cảng.

Đi tới đâu là mua cảnh sát địa phương, báo chí địa phương, bất cần chính phủ, bán hàng giả hàng nhái cướp hết thị trường.

Một hòn đảo nhỏ xíu ở Ấn Độ Dương , một nhóm du khách Trung Quốc tới mua cảnh sát ở lỳ đó,rồi các ông ấy xây một dàn Radar, Thủy Quân Lục Chiến Úc do tầu Hải Quân Mỹ chở tới đổ bộ mới đuổi được các ông ấy đi. Quần đảo Fidji thiên đường thế giới, xa tít ở Oceana gần Úc châu thế mà nay là đồng minh của Mỹ trong Chiến lược Indo Pacific. Sợ các ông du khách Trung Quốc ở lỳ xâm chiếm quá.

Chiến Lược Air Sea Battle Concept chống lại chiến lược A2D2 Trung Quốc. Chủ yếu là dùng tầu ngầm, Undersea Warfare, Trung Quốc yếu nhất là kỹ thuật chống tầu ngầm, nhất là tầu ngầm không người lái, UUV undersea unmanned vehicle. Không bao giờ chiến tranh chống tầu ngầm với ai, không bao giờ có kinh nghiệm. Tây Phương xử dụng tầu ngầm và chống tầu ngầm từ Thế chiến một Thế chiến hai.

Tầu ngầm không người lái UUV, phối hợp chặt chẽ với máy bay không người lái UAV  sẽ làm chủ chiến trường Á Châu tương lai ngay từ giờ phút đầu, Trung Quốc không có gì chống đỡ. Ngay sau lực lượng xung kích đó là tầu ngầm lớp Virginia, tối tân hơn loại Los Angeles rất nhiều và máy bay diệt tầu ngâm P8 Poseidon, chủ lực cho Air Sea Battle. Mỹ sẽ bắn hạ mọi hỏa tiễn chống chiến hạm Trung Quốc dù là Cruise, bay chậm hay ballistic, bay nhanh.

Hỏa tiễn Mỹ bay xa và chính xác hơn hỏa tiễn Trung Quốc rất nhiều  ̣ Long range antiship missle (LRASM). Đồng thời chú trọng tới khả năng Cyberattacks, tấn công trên mạng, Trung Quốc có một đội ngũ khá đông và rất thành thạo. Nhưng Mỹ tin là Mỹ vẫn trội hơn Nga và Trung Quốc trong lãnh vực này.

Nay nói về Indo Pacific Strategy, chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương. Bộ Trưởng Quốc Phòng Shenahan truước khi về hưu đã chính thức công bố ngày June 1 2019. Có 3 điểm chính, Preparedness, Sẵn sàng, Partnership cộng tác đối tác, và Network Region mạng lưới khu vực, liên kết chặt ché với nhau. Preparedness là võ khí tối tân hồi Tái Bố Trí chỉ là một giấc mơ nay đã thành sự thật, Đã sản xuất huấn luyện thực tập nơi chiến trường Syria, Irak, Afghanistan 2 năm nay. Darpa Defense Advanced Project Agency hoàn thành nhiệm vụ, vũ khí Mỹ hơn vũ khí Nga và Trung Quốc bao giờ cũng 20 năm.

Preparedness là bảo đảm nắm chiến thắng ngay từ ngày đầu Victory at the Onset. Nếu Trung Quốc cũng biết như vậy thì cuộc chiến sẽ không xảy ra.

Partnership là sử dụng tối đa các cộng tác những nước lớn nhỏ khu vực lớn lao Thái Bình Dương Ấn Độ Dương, Trung Quốc chỉ có một bạn là Bắc Hàn, mấy chục nước khác là nạn nhân bị Trung Quốc lăm le cướp biển. Không cho Trung Quốc lấn chiếm, răn đe, deterrence, trong hòa bình.

Network Region mạng lưới an ninh với những nước giúp nhau về võ khí, kinh nghiệm, đồng minh với đồng minh, đồng minh với đối tác, giữ cho bằng được luật lệ quốc tế. Ấn Độ và Việt Nam cùng mua tầu ngầm Kilo của Nga. Việt Nam mua hỏa tiễn siêu thanh Brahmos do Ấn Độ cùng Nga thiết kế, Ấn Độ dạy Việt Nam sử dụng tầu ngầm Kilo và hỏa tiễn Brahmos. Không dám nhờ ông Nga vì Nga bán vũ khí cho cả hai bên.

Nhanh chóng kiếm lời bất chính, Trung Quốc không còn trông cạy vào một nước nào. Mất hết uy tín nhất là ở Á châu. Hoa Kỳ lợi dụng ngay, kỳ họp Asean mới đây tại Thái Lan Ngoại trưởng Mỹ dám tuyên bố câu “bullying” , bắt nạt, không một nước nào phản kháng, kể cả Trung Quốc.

Là vì trước đó Bangladesh đưổi một công ty Trung Quốc ngang nhiên hối lộ quan chức. Đảo Maldives ngập nợ vì Công Ty Trung Quốc lộng quyền. Sri Lanka cũng ngập nợ phải các cảng  Hambantota 99 năm. Một vòng Đai một Xa lộ là một âm mưu làm xa lộ chỉ có lợi cho Trung Quốc, nợ nần nước nhỏ không sao trả nổi, từ Mã Lai, Nam Dương Pakistan , Châu Phi, châu Âu và Trung Đông. Một vòng đai một xa lộ lên tới Bắc Cực và Nam Cực.

Hoa Kỳ có Đồng Minh, allies những nước chính thức cho phép Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự, Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, Philippines, Thái Lan. Đồng Minh then chốt là Anh Quốc, Pháp, Canada. Còn đối tác Partners  là Singapore, Đài Loan, Tân Tây Lan, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, Bangladesh, Nepal, ViệtNam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Cambodia, Laos, Mongolia. Việtnam là đối tác quan trọng nhất, Mất ViệtNam là mất cánh cổng ra vào Biển Đông.

Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam năm 1975 là giao chìa khóa cho Hà Nội chứ có giao cho Bắc Kinh hay Mạc Tư Khoa đâu. Vì thế Hoa Kỳ vẫn giử Biển Đông cho tới ngày nay.

Trường hợp Philippines là trường hợp ngọan mục nhất. Năm 1990 , Philippines đuổi Hoa kỳ ra khỏi Subic Bay và Clark Airfield. vì biết Hoa Kỳ không cón chiến tranh Việt Nam không cần những căn cứ này nữa.

Nhưng bí mật cho Hoa Kỳ dùng Clark  làm căn cứ cho máy bay P3 Orion săn tầu ngầm Trung Quốc. Khi bị Trung Quốc chiếm mất đảo Scarborough Shoal, nhiều san hô và cá nhất, Tổng Thống Dutertre đi đêm với Trung Quốc, ông trả lại tôi Scarborough Shoal, tôi nhắm mắt cho ông chiếm các đảo Việt Nam, Mã Lai. Dĩ nhiên viện trợ kinh tế cho tôi. Nhưng đảo mầu mỡ như vậy là phải  cho ngư dân Trung Quốc hưởng, ngư dân Philippines đành thất nghiệp nằm nhà, nguyền rủa ông Dutertre. Ông Dutertre mang ra Tòa Án Quốc Tế La Haye kiện, Philippines thắng kiện. Trung Quốc bất kể tới Tòa Án Quốc Tế, phản pháo bằng cách giữ mấy trăm tấn chuối Phi thối sặc tại hải cảng Trung Quốc.

Nay ông Dutertre tuy mồm vẫn bài Mỹ nhưng  bí mật cho phép Không Quân và Hải Quân Mỹ sử dụng 5 căn cứ, nhiều cái Thượng Viện chưa duyệt y. Căn cứ Antonio Bautista AB trên đảo Palawan, một đảo dân Việt vượt biên rãt quen thuôc vì sát với Trường Sa. Pháo Binh tối tân Mỹ với smart munitions, đạn có sensors bắn xa hơn 100 km có thể từ ngọn núi đảo này kiểm soát Trường Sa và hải phận quốc tế. Và Trung Quốc đã  phản kháng rồi, Mỹ đặt hỏa tiễn tầm trung ở Philippines là chúng tôi phài phá kể cả bằng  phương tiện quân sự, Ông Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ mới không cải chính, nói trong tương lai gần.sẽ thực hiện điều đó.

Nhưng căn cứ Mỹ bây giờ không giống căn cứ Mỹ ở Phi hồi chiến tranh Việt Nam, với hàng ngàn quân chiếm đóng. Binh sĩ Mỹ nay thuộc diện Non Stationnary,, một năm mấy lần, ào ào tới bằng C17 khống lồ, xong việc chỉ mấy ngày là đi hết, còn lại mấy ông mặc thường phục coi mấy nhà kho lèo tèo, nhiệm vụ chinh thức là cứu thiên tai. Căn cứ coi như Motel lâu lâu các ông thuê vài ngày. Một cái C17 chở được 5 hay 6 tầu ngầm không người lái Orca , nhiệm vụ Đại Dương, hạ thủy xong do chuyên viên Mỹ điều khiển từ căn cứ Mỹ cách đó mấy ngàn km như núi cao Nevada..Và tầu ngầm Orca có khả năng trường kỳ mai phục dưới biển sát Hải Nam hay Trung Quốc, 6 tháng hay 1 năm.

Singapore cũng vậy, Non Stationnary. Việt Nam cũng vậy, Hải Quân Mỹ và Việt Nam rà xét lòng biển tìm xác quân nhân Mỹ mất tích thời thập niên 60 hay 70. Có lẽ chỉ hai , ba ông Mỹ mất tích ngoài biển nhưng rà soát tới cả chục năm, các ông rò soát tầu ngầm và thủy lôi Trung Quốc. Có bao giờ thấy ông binh sỹ Mỹ ở Nha Trang hay Đà Nẵng bao giờ.

Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp phần mềm,Software Revolution xảy ra thập niên 80. Ảnh huởng vô cùng rộng lớn cho tới nay vẫn chưa hết. Vì đẻ ra Digital Revolution, Cách Mạng con số, nhanh hơn hệ thống cũ Analog gấp bội. Và đẻ ra Kỹ Thuật mới, Nano Technology, và Sensors Technology, thiết bị nào cũng càng ngày càng nhỏ và chức năng gấp bội. Thay đổi hết mọi ngành công nghiệp và đặc biệt ngành quân sự.

Quân Đội Mỹ nay khi giao chiến là tầu ngầm không ngưởi lái UUV Unmanned Undersea  Vehicle đi trước, dọn đường cho tầu chiến USV Unmannes Sea Vehicle không người lái và phi cơ không người lái UACV. Unmanned Air Combat Vehicle. Vô cùng tiết kiệm được xương máu và tiền bạc, chiến đấu hữu hiệu hơn vì dám mạo hiểm sát địch. Drones nay là tầu chiến và tầu ngầm ma, không phái chỉ riêng cho Không Quân.

Tầu ngầm không người lái Orca nay tầu ngầm không người lái lớn nhất của Hải Quân Mỹ, do Boeing chế tạo. Rất đa năng, rất tầm xa, nay đã thay đổi hẳn cục diện hải chiến tương lai.

Thay thế mọi chiến hạm trong tiên phong xung kích, thay người làm những nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Vì không có người, chì mang nhiên liệu và vũ khí nên tầu ngầm chỉ bằng một du thuyềm câu cá ngoài biển, Nặng 50 tấn thôi Mà giá chỉ có 10 triệu US, không thể tưởng tượng một tầu chiến tối tân mà rẻ như vậy. Động cơ Diesel Electric cực im lặng. Hài hành 6500 miles , nhiêm vụ dưới biển hàng tháng,  tầu đầy những sensors, , tầu nổi lên mặt nước ở nhứng đia điểm định sẵn, giao thiệp với GPS dưới biển, giao thiệp với vệ tinh trên trời, call home, nhận chỉ thị, trao đổi tin tức với nhà. Lặn xâu 11000 feet, tốc độ 8 knots, Trang bị ngư lôi chống tầu chiến và tầu ngầm, thủy lôi, hỏo tiễn Sea Land.

Trong khi đó một tầu chiến nhỏ nhất của Mỹ Littoral Combat Ship , 40 nhân viên, đáng giá 584 triệu , chưa kề phí tổn mỗi ngày.

Các chuyên viên quân sự ước tính chỉ 12 chiếc Orca, trường kỳ mai phục dưới đáy biển sát Trung Quộc, Hoàng Sa và Trường Sa  Hải Nam là vô hiệu hóa Hải Quân Trung Quốc.

Nằm yên dưới biển cả 6 tháng những nơi nông cạn nhất, đá ngầm hiểm trở không tàu chiến nào có thể tới gần. Orca nằm sát căn cứ biết rõ từng chi tiết. Sát đảo nên Radar ngoài biển không thấy, Radar trong bờ cũng không thấy. Hải Quân Nhật Bản ước lượng, chiến tranh ngày đầu là tất cả tầu chiến Trung Quốc chìm hết, dù ngoài khơi hay trong bến. Victory at onset. Tầu ngầm Mỹ nay đã thay thế hết loại Los Angeles bằng loại Virginia tối tân hơn., cũng mai phục dưới biển, hậu thuẫn cho lực lượng tiên phong UUV.

Tầu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương phần nhiều thuộc loại Littoral Combat ships, đáy không sâu nên đi sát các đảo, tránh Radar và tầu lớn. Nhưng nay tẩu không người lái, drone ships, nhỏ hơn nữa, 3 thân để vào biển nông hơn nữa, Sea Hunters, mang theo tầu ngầm không người lái Marlin MK2 có khả năng phóng từ dưới biển máy bay không người lái Hawk, thám thính, tín hiệu trên trời 70 phút rồi lại xuống.

Sea Hunters có khả năng đi xa tận cùng Đại Dương, mang được nhiều loại vũ khí, không người lái, có sân trực thăng , đáng giá 20 triệu dollars một cái, dài 132 feet, chạy nhanh 27 knots.

Lần đầu tiên trong lịch sử phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ giữa không người lái, trên không, mặt biển và đáy biển. Đảo lộn mọi khái niệm về hải chiến.

Thế còn Không Quân thì sao.

Từ năm 2008 cả Hải Quân và Không Quân, máy bay chiến đấu  trở nên không người lái, Joint Unmanned Combat Air System J-UCAS. Joint có nghĩa là phối hợp bay xa. Nay gọi là X-45- Một phi cơ C17 Globemaster chở được 6 chiếc như vậy, mang tới phi trường nào ở Thái Bình Dương hay hàng không mẫu hạm, lắp cánh bay luôn. Cũng tự động, giám sát nhiệm vụ từ núi bên Mỹ hay dùng phi cơ hay vệ tinh. Chở nhiều nhiên liệu nhưng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Trang bị nhiều loại vũ khí, bom chính xác, hỏa tiễn tầm xa, sensors Synthetis Aperture Radar biết mục tiêu di chuyển người và vũ khí , nhìn được hầm hố lòng đất xâu mấy thước. Cánh xòe nên Radar địch không nhìn thấy. Làm bằng composite nên rất cứng và nhẹ.

Unmanned Hypersonic Spy Plane trinh sát chiến lược SR-72 bay Mach 6, 4500 km một giờ. Thay thế Blackbird SR71 bay Mach 3.

Không Quân Hải Quân chiến đấu không người lái cũng như tầu ngầm không người lái, là lực lượng xung kích đầu tiên, bắn hạ antiaircraft missiles địch, che chở cho máy bay và hỏa tiễn tới sau.

Nay drones của Mỹ là con mắt thường trực  Eye on the Sky có mặt khắp mặt trận 24/7.

Trước kia vệ tinh trên trời phải đợi 12 hay 24 tiếng mới bay qua đầu, nay vệ tinh là nano satellites, chỉ bằng ly cà phê, giá có 2000 US một chiếc, quân đội Mỹ bắn lên quỹ đạo hàng ngàn chiếc, trên đầu bất cứ nơi nào trên trái đất cũng có 2 hay 3 chiếc tha hồ dùng.

Và quân Đội Mỹ có kinh nghiệm sử dụng Drones tác chiến 20 năm qua, không nước nào kinh nghiệm như vậy.

Trận chiến Syria, Nga Mỹ cùng có mặt theo lý thuyết là hai đối thủ, Nhưng chủ yếu là đàn em bắn giết nhau, hai Đại Cường Quốc đứng sau. Có đường giây nóng Tư Lệnh hai bên, tránh lầm lẫn đụng độ, tuy hai bên giữ nhau từng miếng. Máy bay Mỹ tác chiến ở đâu, trên trời bao giờ cũng F35 hay F22 bảo vệ. Phi cơ Nga Su 30 từ xa quan sát rất kỹ nhưng không bao giờ giao tranh. Nhưng có hai trường hợp, Trump và Putin cố ý thử thách nhau.

Ngày 17/4/2017, 59 hỏa tiễn Tomahawks  được bắn từ hai khu trục hạm Mỹ từ hai nơi Địa trung Hải , phá kho vũ khí hóa học Syria tại phi trường Shayrat. Trước đó ông Obama đe dọa Syria nhiều lần, dùng vũ khí hóa học là vượt “ giới hạn đỏ” red line, nhưng Obama chả làm gì cả.

Mỹ thích dùng Tomahawks vì bay tốc độ âm thanh đi sát mặt nước, theo dọc núi non bờ biển, tránh Radar. Phi trường Shayrat trang bị hỏa tiễn phòng không S200 , sát phi trường là căn cứ quân sự Nga, trang bị S300 tối tân hơn. Tư Lệnh Nga và Syria được Mỹ  báo trước 15 phút trước khi Tomahawks tới, để xuống hầm hố ẩn nấp, vậy mà Tomahawk trúng mục tiêu rồi hỏa tiễn phòng không mới bắn lên. Có trông thấy gì đâu mà bắn.

Trận thứ hai kéo dài 4 tiếng ban đêm giữa quân Nga và Mỹ vì Nga muốn thế.

Báo New York Times, phóng viên Thomas Gibsons Neff  tường thuật rõ ràng ngày 5/24/2018. Ngày 2/7/2018 quân Nga ở Syria biết rõ một đồn quân Mỹ US Commandos đóng ở giếng dầu Conaco Deir Al Zour, gần biên giới Irak, chỉ có 40 quân sỹ. Một lực lượng 500 quân tấn công đồn, phần lớn là Nga, lực lượng Wagner, trên giấy tờ là tình nguyện nhưng là quân Nga đặc biệt huấn luyện trong Quân Đội. Một đoàn tăng , thiết giáp, phòng không Strela 3 và hỏa tiễn phòng không Krug trên thiết giáp.. Pháo binh trên thiết giáp yểm trợ, 27 tăng và thiết giáp. Phải tràn ngập đồn Mỹ, bắt sống vài ông làm con tin để  mặc cả .

Chỉ huy quân sự Mỹ tại Qatar, và Ngũ Giác Đài Tổng Tham Mưu Trưởng Joseph  Dunford gọi ngay Tư Lệnh Nga tại Syria, lực lượng tấn công chúng tôi là ai.

Nga trả lời không phải chúng tôi.

Nhưng đoàn thiết giáp liên lạc nhau bằng tiếng Nga, Mỹ biết. Lệnh Ngũ Giác Đài là tiêu diệt. Và những làn sóng drones, trực thăng, phi cơ Mỹ tới, chiến trường thành bể lửa. Drones Reaper, tối tân hơn Predators, AC 130, rồng phun lửa, AH 64 Apache trực thăng bắn hỏa tiễn, F15 E bằn GBU, guided bombs units, bắn xa từ 15 miles. Trên cao là F22 ngăn chặn phi cơ Nga. Quân Nga biết là phải bỏ xe chạy tới sát đồn mới tránh được bể lửa. Nhưng chết hoặc  bị thương hết. Sau 4 tiếng,  từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm,ngừng bắn cho xe cứu thương nhặt xác và thương binh. Nga thiệt 500 binh sĩ. Mỹ không một thương vong nào kể cả 40 binh sỹ trong đồn, nằm trong hẩm dùng remote controls bắn lại. 3 xe tăng Nga T 72, trang bị pháo 125 ly chỉ cách đồn 1 mile thì cháy.

Mỹ có cho một lực lượng tăng viện tới giáp chiến, 16 thủy quân lục chiến trên 4 xe thiết giáp chống mìn, cũng không thương vong nào.

Chiến lược Ấn Độ thái Bình Dương mục đích là tránh chiến tranh với Trung Quốc. Lực lượng hơn gấp bội là để răn đe, dissuasion, ông đừng tính lầm như Nhật Bản năm 1941. Ông đừng tưởng như ông Tojo trước đây, tiên hạ thủ vi cường, chỉ 24 tiếng sau là ông trắng tay. Ông đừng gậm nhấm từng đảo một, Việt Nam với viện trợ quân sự Mỹ, Ấn, Nhật, có năng mất một đổi một, mất 10 tầu sẽ thay thế 10 tầu. Mất một đảo, dùng hỏa tiễn Brahmos đốt cháy 1 đảo Trung Quốc.Trung Quốc không có gì chống lại. Khi máy bay Mã Lai M370 mất tích ở Ấn Độ Dương, khu trục hạm gia nhập đoàn khu trục hạm các nước Tây Phương rà tìm đáy biển, các nước kinh ngạc thấy tầu Trung Quốc không có bộ phận rà tầu ngầm, dùng một máy tầm ngư cho lên canot thả xuống biển rà xét.

Lá chắn chống hạt nhân Palawan sẽ che chở Việt Nam như lá chắn Guam che chở Nhật Bản, Đại Hàn Đài Loan.

Mục đích Chiến Lược là hòa bình thịnh vượng, buôn bán, hàng hải chung theo luật pháp quốc tế. Những đảo gần Việt Nam thuộc về Việt Nam từ ngàn xưa, gần Phi hay Nam Dương Mã Lai từ ngàn xưa không đe dọa một ai. Biển đường hàng hải là của chung, không ai được thao túng.  Không thể nói, Việt Nam Mã Lai Nam Dương Ấn Độ, Okinawa triều cống Bắc Kinh thời nhà Minh hay nhà Thanh, nay Bắc Kinh lại bắt triều cống và lấy biển Đông.

Mỹ không muốn Trung Quốc tính lầm rồi nhục nhã thất trận, hai dân tộc lại thù oán nhau bao nhiêu thế kỷ nữa. Nhưng thế kỷ 21 mà Trung Quốc muốn trở về thế kỷ 14 thì đã là một lầm lẫn kinh khủng rồi.

Vì thế Chiến Lược có một khoản quan trọng Engagement. Giao Lưu.Hai bên Mỹ Trung Quốc giao lưu tối ngày, đường giây nóng, Đại Sứ, Bộ Quốc Phòng v.v… Bề ngoài thì Chủ Tịch Tập là một Lãnh Đạo vĩ đại, bạn thân tôi. Nhưng thì thầm, ông đừng nghe mấy Cán Bộ, Tướng Lãnh báo cáo láo. Những đảo nhân tạo dựng đứng ở Trường Xa là mấy ông Chủ Tịch Hải Nam tham nhũng làm tiền, chỉ tầu ngầm Việt Nam với hỏa tiễn, ngư lôi bắn là cháy như bó đuốc.

Với Việt Nam thì giao lưu khác. Vì Trung Quôc cũng giao lưu, các ông Việt Nam và Đông Nam Á có nhớ Nguyễn văn Thiệu không, bị Mỹ bỏ rơi đó. các ông hãy gia nhập Đại Hán vĩ đại chúng tôi. Không chống được đâu. Bản thân các ông sẽ được giầu sang phú quý.

Đại Sứ Mỹ mới tới chào mừng Việt Nam, bà vợ mặc áo dài. Ngài chích dẫn Nam quốc Sơn Hà Nam Đế cư. Đô Đốc hạm đội 7 tới chào Việt Nam xin cho xem chiến trường xưa Bạch Đằng , Vạn Kiếp. Rất lọt tai cho nhân dân và Quân Đội Việt Nam.

Vâng, chúng tôi bỏ Nguyễn văn Thiệu nhưng trao Việt Nam cho các ông, biết rõ các ông chống Trung Quốc. Và chúng tôi tính đúng. Việt Nam, Biển Đông vẫn là cốt lõi cho Mỹ, không bao giờ bỏ. Chả nhẽ chúng tôi bỏ Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ, Á Châu cho Trung Quốc hay sao.

Không muốn chiến tranh với Trung Quốc nhưng Hoa Kỳ muốn chiến thắng mà không phải nổ một phát súng nào, như đã chiến thắng Liên Xô năm 91. Bất thình lình Liên Xô té nhào vì thối nát từ trong nội bộ, vì kinh tế lụn bại cạnh tranh vũ trang với Hoa Kỳ quá đắt. Và Trung Quốc cũng bắt đầu kinh tế xuống chưa từng thấy từ 20 năm nay.

Bây giờ mới biết Công Ty Quốc Phòng ZTE xập tiệm nếu không nhập cảng thiết bị INTEl. NVDIA, TXN, MICRON. Microprocessor bây giờ mới biết chỉ làm được 1/10, 9/10 phải nhập của Mỹ.Các ông Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học báo cáo láo về trình độ nghiên cứu khoa học Trung Quốc. Một số ông Đảng Ủy vào tù vì công trình ma. Phi cơ J20 Trung Quốc trông giống hệt F35 tàng hình của Mỹ nhưng không bao khoe ở ngoại quốc, lý do là khi lượn phải dùng afterburner, động cơ yếu quá. Mỹ có kinh nghiệm từ thời Liên Xô, cho ăn cắp tài liệu để cóp nhưng 70 % tài liệu đúng, 30% láo. Tất cả võ khí Mỹ đều được Trung Quốc quay cóp, cũng Global Hawk, cũng Predator, cũng Reaper, cũng tầu ngầm không người lái, trông xa giống hệt. Cũng xuất khầu ồ ạt sang Trung Đông. Nhưng cũng như hàng nhái khác, không có chất lượng.

Việt Nam 40 năm qua, đi một vòng từ Phong kiến, Cộng Sản rồi trở lại Phong Kiến. Nay bắt chước Trung Quốc, lại Công Chúa, Hoàng Tử.

Chiến thắng, đỉnh cao trí tuệ , năm 75 nhưng bị Liên Xô bỏ rơi năm 79 khi chiến tranh chống Trung Quốc. Hứa là viện trợ vũ khí hạt nhân nhưng hứa xuông, Việt Nam ngây thơ lắm, kiến thức nông cạn, sùng bái Liên Xô, nên bị mắc lừa.

Phải năn nỉ cầu hòa Trung Quốc ở Thành Đô, nó bắt nuốt 16 chữ vàng, không bao giờ được kết bạn với ai, phải sùng bái Trung Quốc như thời Trung Cổ. Và  trong bao nhiêu năm Việt Nam bơ vơ giữa chợ, không có bạn, không dám nói  ai là thù, ai lấy biển lấy đất của mình. Nhưng nay Việt Nam thức tỉnh, biết lầm lẫn, Đảng lầm lẫn nhiều lần, nay biết vì sao mà lầm lẫn đến thế. Biết tật mình không dễ đâu, phải nhiều năm đau khổ.

Như người nghiện rượu, phải biết mình nghiện thì mới có thể làm lại cuộc đời.



Nam Minh Bach     Virginia   September   2019

Kế tiếp phần 2      Việt Nam trong Chiến Lược Ần Độ Thái Bình Dương


Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2019