Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

 

                        *21

 

KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ THÀNH NHÂN

CUỘC KHỞI NGHIÃ YÊN BÁI 1930

TRUYỆN TÌNH GIỮA NGUYỄN THÁI HỌC VÀ CÔ GIANG

 

 

            Cùng khoảng thời gian ba đảng cộng sản Việt Nam họp tại Hồng Kông để bàn chuyện hợp nhất từ ngày 3.2 tới ngày 7.2.1930 thì trong nước xảy ra cuộc khởi nghiã Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhằm ngày 10.2.1930.

            Để chuẩn bị cho đại cuộc, chủ tịch đảng Nguyễn Thái Học đã triệu tập một đại hội toàn quốc tại Lạc Đạo, Hải Dương ngày 17.9.1929 để thống nhất kế hoạch và quyết định tối hậu.

             Trước những t́nh trạng dồn dập bất lợi cho VNQDĐ, một Hội Nghị Lịch Sử được tổ chức tại làng Vơng La tỉnh Phú Thọ vào ngày 26-01-1930: Trong hội nghị này Nguyễn Thái Học tuyên bố:

            “...Chúng ta làm cách mạng bằng sắt máu, bao giờ cũng phải lấy lực lượng quân đội làm phần chủ lực. Nay Phạm Thành Dương đă tạo phản, phần chủ lực đă bị sứt mẻ rồi! Phần khác, số khí giới dự trữ cũng bị địch khám phá được rất nhiều. Nếu nay chúng ta không hành động ngay, thế tất số vơ trang đồng chí và số vơ khí c̣n lại, cũng sẽ bị địch làm tan vỡ hết! Đến khi ấy chỉ c̣n lại một số ít bom xoàng dáo nhụt, với những đội tiện y ô hợp, th́ liệu chúng ta có thể chiến đấu với những đạo quân có tổ chức và huấn luyện kỹ càng, cùng khí giới tinh nhuệ được không?
            Người ta bảo: Cần phải đứng trước ở chỗ không thua! Nhưng chúng ta th́ đứng trước ở chỗ thua mất rồi! Thế nhưng liệu chúng ta hăy hoăn để tổ chức lại rồi mới đánh có được không? Tôi tin rằng không thể được! Cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen, người ta có thể thua sạch hết cả vốn.
            Gặp thời thế không chiều ḿnh, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi ḷng sợ sệt đă xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, th́ phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô t́nh đă xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng ṃn mỏi ở các nơi pḥng ngục, trại giam; âu là chết đi, để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước.
            Chúng ta KHÔNG THÀNH CÔNG TH̀ THÀNH NHÂN, có ǵ mà ngần ngại!”

 

            Trong hội nghị này, phe chủ chiến cầm đầu bởi Nguyễn Thái Học đã thắng phe Lê Hữu Cảnh chủ trương phải kéo dài thời gian chuẩn bị cho kỹ lưỡng. Qua nhiều cuộc họp liên tiếp sau đó, đa số các đại biểu tán thành một cuộc tổng khởi nghiã, vạch ra kế hoạch tấn công một số đô thị và các trại binh Pháp cùng đề cử các bộ chỉ huy tương ứng tại một số các điạ phương:

            Sơn Tây do Phó Đức Chính,

            Phú Thọ do Nguyễn Văn Thoại tức đồ Thúy, Phạm Nhân tức Đồ Điếc, Lê Xuân Huy, Bùi Xuân Mai,

            Hưng Hoá - Lâm Thao do Nguyễn Khắc Nhu,

            Hải Dương do Trần Quang Diệu,

            Hải Phòng - Kiến An do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Chấn và Phạm Văn Tình

            Bắc Ninh - Phả Lại do Nguyễn Thái Học đảm trách, chỉ huy các đồng chí địa phương hợp với các đồng chí Binh Đoàn Bắc Ninh, Đáp Cầu và Phả Lại.
            Hà Nội xét v́ lực lượng Đảng tương đối yếu, v́ sự tạo phản của Phạm Thành Dương, nên giao cho Kư Con chỉ huy đoàn quân cảm tử làm công tác nghi binh để cầm chân quân Pháp và thức tỉnh đồng bào.

            Riêng Yên Bái được lựa chọn là địa điểm chính cuả cuộc tổng khởi nghiã được quyết định là ngày 10.2.1930 do đồng chí Thanh Giang và Nguyễn Nhật Thân hiệp cùng các đồng chí Đảng viên địa phương, các đồng chí Binh Đoàn Khố Đỏ do Quản Cầm phụ trách. Ngoài ra c̣n có đồng chí Nguyễn Thế Nghiệp sẽ đem quân từ Vân Nam về tiếp viện.



            Hai chị em Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Thị Bắc được phái tới Yên Bái liên lạc với chi bộ lính khố đỏ tại đây do quản Cầm chỉ huy với sự hợp tác cuả cai Hoàng, cai Thịnh, cai Nguyên, cai Thuyết đã thuyết phục được sự ủng hộ của trại lính khố xanh, và chi bộ Xuân Lũng, Phú Thọ.

            Rủi thay cho đảng là sắp tới ngày binh biến thì quản Cầm bị bệnh, phải đưa về bệnh viện Lanessan, Hà Nội nên đảng cử cai Hoàng lên thay, đồng thời cử Trần Văn Liêm và Nguyễn Văn Khôi đến lãnh đạo. Tối 9.2 khi kèn hiệu tắt đèn vừa trỗi lên, lực lượng bên ngoài liền đột nhập, hợp với lực lượng bên trong nổi dậy giết hết các sĩ quan chỉ huy cùng các hạ sĩ quan Pháp ở đồn Dưới, sau đó chiếm nhà ga và một số công sở trong tỉnh, riêng đồn Cao do trung tá Aimé Le Tacon cố thủ, giữ vững đồn vì chỉ có một số ít lính khố đỏ hưởng ứng còn lính khố xanh đã không theo mà còn chống lại, kết quả sang ngày 10.2 Tacon phản công, chiếm lại toàn trại.

            Tại các nơi khác tình hình cũng đều bi quan: tại Hưng Hoá, Nguyễn Khắc Nhu bị bắt sau tự sát, tại Lâm Thao cánh quân của Bùi Xuân Mai chiếm được phủ lỵ của tri phủ Đỗ Kim Ngọc nhưng sau bị phó sứ Phú Thọ là Chauvet đánh đuổi, tại Sơn Tây cuộc tấn công vào thị xã bị lộ từ trước và Phó Đức Chính bị bắt.

            Các tỉnh miền xuôi nhận được lệnh tổng khởi nghiã trễ nên mãi tới đêm 14.2 mới khởi động do đó lâm vào tình trạng bất lợi, tại Vĩnh Bảo cánh quân khởi nghiã do Trần Quang Diệu chỉ huy, từ làng Cổ Am tiến lên đã giết được tri huyện Hoàng Gia Mô nhưng rồi cũng tan rã, tại Phụ Dực, Thái Bình cũng vậy, quân khởi nghiã không đủ sức địch lại nhà cầm quyền dù đã chiếm được huyện lỵ, tại Phả Lại cũng như tại Kiến An cuộc binh biến cũng thất bại nhanh chóng.

            Tại Hà Nội , nhằm mục đích gây tiếng vang, Đoàn Trần Nghiệp tức Ký Con với các cảm tử quân Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Quang Triệu và Nguyễn Bá Tâm đã tổ chức ném bom ở năm địa điểm: nhà chánh mật thám Arnoux, sở Hiến Binh, Cảnh sát quận I, quận II. Sau Nghiệp bị bắt tại Nam Định.

            Ngày 27.2.1930, 15 người thuộc quân khởi nghiã bị đem ra toà xử và 4 người bị tử hình ngày 8.3.1930 là Đặng Văn Lượng, Đặng Văn Tiệp và hai hạ sĩ quan Nguyễn Thanh Thuyết và Ngô Hải Hoàng.

       Ngày 23.3.1930, 87 người bị đem lên Yên Bái xử và vào ngày 17.6.1930, 13 người bước lên đoạn đầu đài tại bãi cỏ xanh trước trại lính khố xanh gồm: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn, nông dân, Hà Văn Lạo, thợ hồ, Nguyễn Như Liên, học sinh, những người còn lại đều là binh lính: Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính.

       Tại pháp trường, các chiến sĩ VNQDĐ trước khi lên máy chém đều hô to: Việt Nam muôn năm!

       Thực dân Pháp mở một chiến dịch khủng bố hết sức dă man ḥng làm cho người dân Việt Nam khiếp sợ và dằn mặt những ai c̣n nuôi chí lật đổ chính quyền thống trị.

Ngày 22 tháng 11 năm 1930, Nguyễn Văn Toại và 4 đảng viên VNQĐ bị xử chém tại Phú Thọ.

Tháng 12.1930, Đoàn Trần Nghiệp, tức Kư Con, và 6 người nữa bị xử chém tại cổng nhà tù Hỏa Ḷ Hà Nội.

Ngày 23.6.1931, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo, Trần Nhật Đồng và một số đảng viên VNQDĐ bị xử chém tại Hải Dương, Lê Hữu Cảnh bị hành h́nh trước cổng Hỏa Ḷ Hà Nội.

Không rơ tháng năm, Lương Ngọc Tốn, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Quang Triều, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trọng Bằng, Phạm Văn Khuê bị hành h́nh trước ngục thất Hỏa Ḷ, Hà Nội.

       Đó là chưa kể những vụ tàn sát đẫm máu ở Phượng Dực (Thái B́nh), Vĩnh Bảo (thời gian này thuộc tỉnh Hải Dương), chưa kể những vụ Nguyễn Khắc Nhu đập đầu tự sát trong ngục thất Hưng Hóa (11.2.1930); Đỗ Thị Tâm nuốt giải yếm tự sát trong ngục thất  Hà Nội (7.9.1930); Sư Trạch tự sát tại ngục thất xứ Guyanne thuộc Pháp (Năm 1936)…

       Sau đó, thống sứ Bắc kỳ Robin còn cho lệnh ném bom triệt hạ làng Cổ Am vì tình nghi có nghiã quân ẩn náu tại đó, tiếp theo là cuộc lùng bắt cả hàng trăm, hàng ngàn và xử tử thêm mấy chục đảng viên.

        Hệ thống tổ chức và quy tắc bảo mật của VNQDĐ lỏng lẻo và lộ liễu  nên sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại đă có hàng ngh́n người bị bắt (Hồi kư viết về Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống nói con số lên tới 3000 người).

       Một số các đảng viên VNQDĐ bị đem đi đầy tại Côn Đảo sau đó một phần còn lại bị đầy biệt xứ sang tận một thuộc địa của Pháp tại châu Mỹ là Guyannes .

        Dưới đây là bài viết của Hoàng Văn Đào, đảng viên:

       “...Một buổi sáng sớm đầu tháng 5-1931, quân Pháp đă bắt chúng tôi 335 người phải rời bỏ Côn-Nôn, áp giải xuống tàu Martinière, vượt sóng tiến ra đại dương. Khi con tàu Martinière cập bếnVũng Tàu, lính Pháp đă áp giải xuống thêm 200 phạm nhân từ Bắc đến trung, cộng với số phạm nhân từ Côn-Nôn về là 535 người, trong đó có 200 chiến sĩ Yên Bái, số c̣n lại là 335 thường phạm. Tất cả đều được áp giải xuống tàu đưa đi đày tại Guyannes thuộc Nam Mỹ Châu...

       ...Được biết trong những ngày bị giam giữ tại ngục thất Guyannes, đă có tất thảy 20 người vượt ngục, trong đó có bảy chiến sĩ cách mạng như các anh Giáo Bằng, Cai Rủ, Quế, Thống, Giám (Việt Bắc), Chứ (Nghệ- An), Hoạt (Quảng Nam). Nhưng rồi sau đó, họ hoàn toàn mất liên lạc...

       Cuối năm 1954, chính quyền Guyannnes cho phép tất cả các phạm nhân xứ Đông Dương được trở về quê hương. Nhưng không hiểu v́ sao khi tàu cập bến Cay-En, chính phủ Pháp chỉ đồng ư cho xuống tàu 51 người cùng ba phụ nữ, 11 trẻ em thuộc ba gia đ́nh của các anh em trong số đó, có bảy chiến sĩ Yên Bái...”

 

            Nguyễn Thái Học sinh năm 1901 tại làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Buổi đầu học chữ nho, sau học trường Tiểu học Việt Trì, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội nhưng tới năm thứ ba thì bỏ ngang rồi học trường Cao Đẳng Thương Mai, sắp tốt nghiệp nhưng cũng bỏ luôn vì chán ngán cho cảnh đất nước trong vòng nô lệ.

             Khi thấy toàn quyền Varenne thuộc đảng Xã hội sang nhậm chức, ông nghĩ y có tư tưởng phóng khoáng nên viết hai lá thư thỉnh cầu cho dân bản xứ được mở trường công nông miễn phí, và cho dân chúng mở các thư xã tại các làng mạc và công xưởng. Thư không được trả lời khiến một mặt Học cộng tác với Nam Đồng Thư Xã thành lập bởi hai anh em Phạm Tuấn Tài – một giáo viên, và Phạm Tuấn Lâm – chuyên viên quảng cáo, cùng Hoàng Phạm Trâm tức nhà văn Nhượng Tống, để ngấm ngầm  gieo mầm cách mạng, một mặt bí mật lập Việt Nam Quốc Dân Đảng dựa theo cách tổ chức cuả Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

           

Ban chấp hành được bầ̀u ra ngày 26.12.1927, thành phần như sau:

Chủ tịch: Nguyễn Thái Học

Phó chủ tịch: Nguyễn Thế Nghiệp – thư ký toà sứ

Ủy ban tổ chức: Phó Đức Chính và Lê Văn Phúc

Ủy ban tuyên truyền: Nhượng Tống

Ủy ban ngoại giao: Nguyễn Ngọc Sơn – trí thức học bên Pháp- và Hồ Văn Mịch

Ủy ban tài chánh: Đặng Đình Điển và Đoàn Mạnh Chế

Ủy ban trinh sát: Trương Đình Báo và Phạm Tiềm

Ủy ban ám sát: Hoàng Văn Tùng

Ủy ban binh vụ: bổ khuyết về sau bởi Trần Văn Công, trung sĩ không quân

Hai bà vợ của Phạm Tuấn Tài và Nguyễn Ngọc Sơn, tuy không nằm trong ban chấp hành nhưng hoạt động rất tích cực trong quần chúng giới phụ nữ.

            Lúc đó Học đã có vợ do cha mẹ cưới cho là Nguyễn Thị Cửu, ông về nhà trình bày các dự định tương lai, xin thoát ly gia đình và trả tự do cho vợ để cống hiến đời mình cho cách mạng, đánh đổ thực dân Pháp và bà Cửu sau đó đi lấy chồng khác.

            Đảng chủ trương công tác phát triển đảng là ưu tiên nên đã cử người liên lạc với các đảng phái quốc gia tìm cách liên kết hay hoà nhập, phái Trần Nguyên Phủ và Nguyễn Đình Kiên, hai người mới bị tù Côn đảo về đi gặp Nguyễn An Ninh và Tân Việt Cách Mạng Đảng, ba  cán bộ Sơn, Mịch và Tiềm đi Udon, Xiêm La gặp đại diện của VNTNCMĐCH là Hoàng Văn Hoan nhưng gặp nhiều khác biệt khó khăn, Chu Dưỡng Bình sang tiếp xúc với tổng đốc Quảng Tây nhưng cũng không có kết quả, Bình sau về làm việc cho Pháp. Ba đại diện là Nguyễn Ngọc Sơn, Hồ Văn Mịch và Phạm Tiềm tới Huế năm 1928 được Phan bội Châu hết lòng ủng hộ, bằng lòng nhận chức Chủ tịch đảng danh dự và nhờ uy tín của ông nên:

             VNQDĐ đã thành lập được cuối năm 1928, 120 chi bộ với 1,500 đảng viên trong đó có 120 binh sĩ, trong khi

             Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập tại Hồng Kông tháng 2.1930 chỉ có 40 chi bộ với khoảng 500 đảng viên.

       Tại Nam kỳ, đảng cũng có thêm sáu chi bộ và chi bộ đặc biệt Sài Gòn với Trần Huy Liệu – chi bộ trưởng - Đỗ Xuân Viên, Nguyễn Hoà Hiệp, Nguyễn Phương Thảo tức trung tướng Nguyễn Bình sau này, Nguyễn Hiền Lương, Cao Hữu Tạo, Phạm Hoài Xuân, Hà Thuận Hồng và hội đồng Tồn tức Võ Công Tồn...chưa kể nhiều chi bộ mới thành lập tại Vân Nam, Quảng Châu và Nam Kinh. Đảng còn có Đặng Đình Điển, một thương gia giầu có tại Nam Định vưà vận động, vừa ủng hộ tài chánh để mở Việt nam Khách Sạn lấy chỗ liên lạc và kiếm tiền. Việt Nam khách sạn mở tại 38 phố Hàng Bông Đệm, dưới tên Hoàng Văn Đào nhưng Đào có tiền án chống Pháp nên phải thay bằng Lê Thành Vị.

       Ngay ngày khai trương Chánh Mật thám Marty đã biết Khách sạn mở ra với mục đích gì rồi và cài người theo dõi nên về sau cũng ít người dám lai vãng, tới khi Bazin bị bắn thì khách sạn bị đóng cửa.

        Ông Điển sau này bị Việt Minh bắt cóc tại quê nhà huyện Vũ Tiên, Thái Bình ngày 23.12.1952 và chết trong tù tại phủ Thái Ninh, Thái Bình ngày 21.1.1953.

       Lúc ấy Việt Nam quốc dân đảng (VNQDĐ) phát triển nhanh trong giới nhà giáo, nhà binh, các đô thành, thị trấn…Trong số này có nhà thơ Nhượng Tống, nhà văn Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai, nhà thơ Trúc Khê Ngô Văn Triện, nhà thơ Phạm Tuấn Tài, Hồ Văn Mịch giáo sư dậy trường Sư Phạm, Nguyễn Khắc Nhu…đứng đầu là Nguyễn Thái Học lúc này đang học trường Cao đẳng thương mại…Đây là những người trong Nam Đồng thư xă, tổ chức tiền thân của VNQDĐ.

            Lúc này đảng chưa chủ trương bạo động, nên khi Nguyễn Văn Viên trong thành ủy Hà nội đề xướng việc ám sát tên trùm mộ phu các đồn điền Pháp René Bazin thì Học không đồng ý. Nhân dịp Tết Kỷ Tỵ 1929 lợi dụng phố phường tấp nập người đi kẻ lại sắm Tết, Viên tự mình thực hiện cuộc ám sát Bazin ngày 30 Tết tức 9.2.1929 ngay trước cửa nhà tình nhân của y 110 phố Huếm Hà Nội, bằng cách ra lệnh cho Nguyễn Đức Lung tới trao cho Bazin một bì thư bên trong có một bản án tử hình, đồng thời Nguyễn Văn Lân tiến tới bắn hai phát súng kết liễu cuộc đời y.          

            Sau cuộc ám sát này, thực dân Pháp truy lùng ráo riết các phần tử cách mạng và khủng bố thẳng tay như tống giam vào Hỏa Lò hay đầy ra Côn Đảo và các trại tù Lao Bảo, Sơn La vv...

            Trong số bị cáo, sở mật thám ghi nhận thành phần như sau:

            148     công chức

            6          giáo viên tư thục     

            6          sinh viên

            53        thuộc thương mại và kỹ nghệ

            37        điền chủ và nông dân

            40        binh sĩ

            Đảng thấy nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì lần lượt các đảng viên sẽ bị sa lưới hết và phong trào hoạt động sẽ giảm sút tệ hại cho nên nghĩ đã tới thời kỳ bắt buộc phải bạo động hay chuẩn bị khởi nghĩa. Đảng biết có một số đồng chí đã phản đảng nên nhiều đảng viên bị bắt do đó quyết định phải xử trí theo kỷ luật của đảng. Trong mấy tháng cuối năm 1929 sự thi hành kỷ luật đã được tiến hành ráo riết. Bùi Tiến Mai bị toan tính ám sát bằng lựu đạn nhưng thoát chết vì bị lộ; Nguyễn Văn Kính bị Đoàn Trần Nghiệp tức Ký Con bắn súng chết, còn bị dao đâm ngực đính bản án “ Không giữ lời thề”; bố Phạm Thanh Dương tức Đội Dương là Phạm Huy Du, giáo viên bị em Học giết chết; Phạm Thanh Dương, khi đó đã được thăng làm thanh tra bị bắn vào bụng nhưng thoát chết.

            Nguyễn Thái Học bị mật thám theo dõi từng bước và ông suýt bị bắt nhiều lần và nhiều lúc phải trốn lên miền thượng du Việt Bắc. Ông hoạt động được nhờ có trợ lực của hai người, Sư Trạch như cánh tay phải, là người hộ vệ vừa có võ công vừa bắn giỏi, cánh tay trái là cô Giang, làm thư ký kiêm giao liên cho ông với những người chỉ huy.

            Cô Nguyễn Thị Giang cùng em là Nguyễn Thị Bắc (hai chị em cùng sinh tại Bắc Giang nên có tên Giang và Bắc) được Nguyễn Khắc Nhu kết nạp vào đảng và phụ trách binh vận. Cô Giang theo lời tả của người em ông Học thì mặt hơi rỗ hoa, nhan sắc không hoa nhường nguyệt thẹn nhưng duyên dáng, lịch sự, cử chỉ và dáng dấp đường bệ, đài các như người phố cổ Hà Nội. Khuôn mặt tròn, mắt to, đen thẫm và sáng, lông mày lá liễu.

            Trong một chuyến đi công tác chung, Giang và Học nhân dịp đi qua đền Hùng tại Phú Thọ, đã vào đền thề nguyền sống chết có nhau và Giang đã năn nỉ Học cấp cho mình một khẩu súng lục, nói rằng nếu chẳng may Học có hi sinh cho đất nước thì Giang cũng xin lấy khí giới này để chết theo chồng. Khi Học sửa soạn đánh đồn Phả Lại, ông đem các tài liệu quan trọng giao cho vợ giữ và dặn dò nhiều việc về đảng.            Thấy Giang tỏ vẻ băn khoăn, Học nói:

- Tôi phải nói rõ mọi chuyện vì biết đâu chuyến này...

- Cuộc đời anh thế là sung sướng nhé, Giang mỉm cười

- Sung sướng nỗi gì?

- Anh vì nước chỉ chết một lần thôi, còn em đây phải chết những hai lần(    )

- Là thế nào?

- Còn thế nào nữa...Em cũng sẽ chết vì nước, mà lại còn chết vì anh nữa đấy..

- Chỉ nói dại nào...

            Trong cuộc tổng khởi nghiã, hai cô được giao trọng trách chuyển võ khí lên Yên Bái. Khi được tin chồng bị hành quyết, Giang cải trang, dấu súng trong người, cấp tốc đi tàu hoả lên Yên Bái. Xem xử các đồng chí và người yêu từ đầu tới cuối xong, Giang trở về phòng trọ viết hai lá thư tuyệt mệnh, một lá gửi cho cha mẹ chồng, còn một lá cô gửi cho chồng nơi chín suối. Viết thư xong Giang ra chợ mua vải trắng làm khăn tang rồi đáp tàu về Vĩnh Yên, quê chồng ngay tối hôm đó. Tờ mờ sáng 18.6.1930 Giang về tới làng Thổ Tang, nhưng vì nhà chồng đang bị mật thám bao vây nên cô ghé qua nhà dì ruột của Học, nhờ trao cho nhà chồng một chiếc đồng hồ quả quýt có khắc chữ G và một dây chuyền vàng.

            Trên đường đi, cô ghé một quán trà cách làng Thổ Tang chừng một cây số và sau khi uống một bát nước trà xanh, Giang ra đứng dưới gốc cây đề, nơi hẹn hò đầu tiên với Nguyễn Thái Hoc, mắt hướng về nhà chồng, tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Học đã tặng cô tại đền Hùng trong khi cô 24 tuổi, đang có mang ba tháng.

Dưới đây là bức thư của cô Giang gửi cho bố mẹ chồng:

            “ Ngày 17.6.1930

            Thưa Thầy Mẹ

            Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc: không báo được thù nhà, rửa được nhục cho nước. Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con tìm về chỗ quê cha, đất tổ mượn phát súng này mà kết kiễu đời con.

            Đứa con dâu bất hiếu kính lậy.”

Còn đây là bức thư gửi cho chồng:

            “ Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghiã vụ cứu nước. Anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau anh phải phấn đấu thay anh để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ.”

            Trong bài viết của một số tác giả về Nguyễn Thị Giang như nhà văn Lãng Nhân còn ghi thêm bài thơ tuyệt bút của cô Giang. Trong hoàn cảnh bi phẫn và điều kiện thời gian eo hẹp như vậy, thật khó tin là cô Giang còn làm thơ được, tuy nhiên cũng xin dẫn ra đây cho đầy đủ:

            Bài thơ tuyệt bút:

Thân không giúp ích cho đời

Thù không trả được cho người tình chung

Dẫu rằng đang độ trẻ trung

Quyết vì dân chúng thề lòng hi sinh

Con đường tiến bộ mông mênh

Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao

Bây giờ hết kiếp thơ đào

Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây

Dẫu rằng chút phận thơ ngây

Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên

Chết đi dạ những buồn phiền

Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình

Quốc kỳ phấp phới trên thành

Tủi thân không được chết vinh dưới cờ

Cực lòng lỡ bước sa cơ

Chết sầu chết thảm có thưà xót xa

Thế ru? Đời thế ru mà!

Đời mà ai biết? Người mà ai hay...

            Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo một cuộc khủng bố dã man của thực dân Pháp đối với các phần tử cách mạng bằng tù đầy, xử tử nhưng lại gây ra toàn quốc một làn sóng bất bình, công phẫn và thức tỉnh lòng yêu nước của con dân Việt, thuận lợi cho những người cuả các thế hệ kế tiếp trong việc đấu tranh lật đổ chế độ thuộc địa.

             Sau vụ khởi nghiã Yên Bái, Lê Hữu Cảnh tiếp tục lãnh đạo đảng nhưng ông bị bắt ngày 10.7.1930 trong khi mưu giết toàn quyền Pasquier và một đồng đảng của ông cũng bị bắt trong mưu tính giết tổng đốc Vi Văn Định cùng tháng.

            Một số đảng viên trốn thoát cuộc lùng bắt của thực dân Pháp đă cố gắng xây dựng lại lực lượng. Tuy nhiên, lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng quốc nội bị phân hóa thành rất nhiều nhóm, trong đó có 2 nhóm lớn nhất là:

·         Nhóm Hà Nội (Tân Việt Nam Quốc dân Đảng) với các lănh tụ Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhượng Tống.

·         Nhóm Quảng Nam với các lănh tụ Phan Khôi, Phan Kích Nam.

Phần chính quyền thực dân quyết dẹp tan các mầm mống cách mạng nên gia tăng sự bắt bớ ráo riết kết quả là các chi bộ các tỉnh lẻ cũng từ đó dần dần tan rã và VNQDĐ coi như tan hàng từ tháng 5.1933 trong nước để chuyển sang giai đọan hoạt động tại hải ngoại. Tệ hơn nữa là sự chia rẽ trong đảng, sau này dù Ngô Thúc Địch trong một đại hội đã được bầu làm Tổng bí thư, phe Vũ Hồng Khanh lại họp một số đồng chí thân cận bầu ra một ban chấp hành thứ hai do Khanh làm Tổng bí thư – Khanh không họp đại hội -  nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng vài tháng rồi cũng từ từ chìm nghỉm.

            Tại Trung quốc, VNQDĐ cũng chia ra hai nhóm Quảng Châu và Vân Nam.

            Nhóm Quảng Châu dưới sự lãnh đạo của Lệnh Trạch Dân hoạt động rã rời và hầu như sát nhập với VNQPH của Phan Bội Châu. Tuy nhiên khi Phan bội Châu bị Lâm Đức Thụ báo cho Pháp bắt thì đa số bị Hồ Chí Minh lôi kéo theo TNCMĐCHội còn một phần theo Nguyễn Hải Thần .

             Nhóm Vân Nam, dưới sự lãnh đạo của Lê Phú Hiệp và Nguyễn Thế Nghiệp, chủ yếu là chi bộ Lào Cai của Vũ Tiến Lữ với hơn 300 đảng viên được sự giúp đỡ của chính quyền Trung quốc nên hoạt động tích cực hơn; một mặt gửi đảng viên đi học các trường quân sự, đồng thời lập nhiều công binh xưởng chế tạo võ khí, mặt khác vận động trả tự do được cho Nguyễn Thế Nghiệp, Vũ Hồng Khanh đang bị giam ở Vân Nam.

            Tới cuối năm 1932 khi Trung quốc thoả thuận với Pháp về thủ tục dẫn độ thì nhóm này phải rời đi Nam Kinh và tại đây đã lấy tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại ngày 14.7.1933 với ban chấp hành trung ương như sau:

            Vy Đăng Tường       Quảng Châu Chủ nhiệm

            Đào Chu Khải          Vân Nam       Bí thư kiêm Tuyên truyền và Giáo dục

            Nghiêm Xuân Chí    Quảng Châu Thủ qũy kiêm tài chánh và Tình báo

            Vũ Tiến Lữ                Vân Nam       Ủy viên

            Trần Ngọc Tuấn       Vân Nam       Ủy viên

            Vũ Hồng Khanh       Vân Nam       Ủy viên

            Vũ Bá Biên                Quảng đông  Ủy viên

            Đảng cũng được phép lập một biện sự sứ tại Nam Kinh nhưng sau đó cũng rơi vào tình cảnh thụ động và không còn là một đối thủ quan trọng của đảng CSVN nữa.

            Tóm lại cuộc khởi nghiã Yên Bái tuy thất bại vì chưa chuẩn bị thật kỹ càng nhưng kích động lòng yêu nước lên cao độ, do đó phát sinh ra các đảng phái quốc gia khác, đáng kể là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội  do Nguyễn Hải Thần thành lập năm 1936, Đại Việt Quốc Dân Đảng do Trương Tử Anh thành lập năm 1938, cùng năm với Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam. Riêng Nguyễn Thái Học còn để đời một câu nói bất hủ Không thành công thì thành nhân.” Đúng vậy, ông đã làm trọn vẹn đạo làm người và bổn phận công dân của mình. Và thành, bại bất luận anh hùng.

            Đây cũng là cuộc Tổng Khởi Nghĩa lịch sử đă đưa một đảng chính trị đầu tiên vào cửa chính của lịch sử, mở màn cho công cuộc đấu tranh v́ độc lập dân tộc, v́ tự do dân chủ và v́ hạnh phúc toàn dân. Cuộc Tổng Khởi Nghĩa đă lưu lại tấm gương yêu nước sáng ngời cho bao thế hệ đời sau noi gương chiến đấu để bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

 

CHÚ GIẢI

 - Số đảng viên VNQDĐ lúc đó nhiều gấp ba lần số đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Năm 1940, sau vụ Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, các cán bộ cộng sản ra pháp trường đều hô, “ Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm! “ trong khi tại Yên Bái các cán bộ VNQDĐ đều hô, Tổ quốc Việt Nam muôn năm! khiến ta thấy rõ người nào yêu Đảng hơn Nước và người nào yêu Nước hơn Đảng?

- Phạm Tuấn Tài, sinh quán Nam Định, giáo viên trường Đỗ Hữu Vị, Hà Nội.

Năm 1925, ông cùng với anh ruột Phạm Quế Lâm và Nhượng Tống thành lập Nam Đồng Thư Xã tại 129 phố Trúc Bạch, Ngũ Xã, Hà Nội. Tới năm 1927, ông là một thành viên sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1928 ông bị chính quyền Pháp nghi ngờ và bị đổi lên Tuyên Quang, tại đây ông thành lập chi bộ VNQDĐ đầu tiên gồm có Lan Khai và cử nhân Ngô Thúc Địch. Năm 1929 ông bị Hội đồng Đề Hình kết án 15 năm tù và đầy ra Côn Đảo. Năm 1936 ông được ân xá nhưng khi đó ông bị bệnh lao phổi nặng và tạ thế vài tháng sau tại quê nhà.

- Phó Đức Chính có người con là nhạc sĩ Phó Đức Mùi rất nổi tiếng tại miền Bắc và là tác giả của nhiều bản nhạc được đại chúng ưa chuộng, tuy nhiên ông không có bài nào ca tụng Bác và Đảng như Phạm Tuyên, con Phạm Quỳnh hết lời ca tụng Bác và Đảng dù bố bị Việt Minh thủ tiêu.

- Phan Bội Châu, từng nhận lời làm Chủ tịch danh dự VNQDĐ, khi biết chuyện cô Giang đã làm bài Văn tế rất cảm động trong đó có hai câu, “... Vóc quần thoa nhưng chí khí tu mi / Thân khuê các mà can trường khí tiết...”

- Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, vào tháng 3 và tháng 5-1930, ở Pháp, sinh viên VN biểu t́nh ngay hôm khánh thành ṭa nhà Đông Dương (Maison de l’Indochine) ở khu đại học xá quốc tế gần Paris. 51 sinh viên bị bắt liền hôm ấy, 19 người trong đó có Tạ Thu Thâu và Nguyễn Văn Tạo, bị trục xuất về nước ngay trong tháng 6 sau đó.

-Nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon xúc động trước cuộc khởi nghĩa Yên Bái đă viết:

 

 YÊN BÁI
 Đây là điều nhắc nhở ta rằng
:
 
Không thể bịt miệng một dân tộc
 mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ

 

     

         Khu mộ Nguyễn Thái Học tại Yên Bái  

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

 

          Chương 21 này, tác giả Hoàng Xuân Thảo chú trọng tới cuộc đời và thân thế của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học.

Nhân vật  Nguyễn Thái Học là một nhận vật vô cùng uy danh và được kính trọng cho thế hệ của tôi.

Ông qua đời bị Pháp xử Tử H́nh tại Yên Bái năm 1930 khi ông chửa đầy 30 tuổi.

          Ông như một vị sao băng sáng rực toả ra khắp trời Nam trong giây lát rồi ông biến mất , để lại một huyền thoại anh hùng và lăng mạn với nhân vật phái nữ Cô Giang, Cô Bắc luôn luôn sát cánh đứng cạnh ông cho tới những giây phút cuối cùng.

          Cả cuộc đời ông là một huyền thoại, tôi chỉ biết có một người biết ông nhiều trong quang đời niên thiếu: đó là cụ Đốc Học Lưu Văn Minh, thân phụ anh BS Lưu Văn Chương, anh DS Lưu Văn Vịnh, nhạc phụ hai anh Đại Tá Phan Huy Lương (em BS Phan Huy Quát) và anh Đại Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đại Tá Hải Quân, tốt nghiệp từ Brest.

Hồi c̣n là sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm th́ cụ Đốc Học Lưu Văn Minh ở cùng pḥng với Nguyễn Thái Học và một sinh viên Cao Miên tại đại học xá Đông Dương thời đó.

Theo cụ Đốc Học Lưu Văn Minh kể lại th́ Nguyễn Thái Học ít nói, hiền hoà, khi ngủ th́ chuyên môn nằm sấp. V́ quê tại Vĩnh Yên miền Trung Du Bắc Việt, gần Việt Tŕ, Nguyễn Thái Học nói chuyện với 1 giọng đặc biệt, khác với các sinh viên sinh trưởng tại Hanoi.

          Về khía cạnh lịch sử th́ cuộc khởi nghiã của Nguyễn Thái Học có 2 khía cạnh trái ngược nhau:

          Về khía cạnh quân sự th́ đây là một thất bại hoàn toàn. Toàn bộ các nhân vật chủ chốt đều bị bắt và xử tử, một vài người cộng tác th́ trốn thoát, bôn ba sang bên Tầu.

          Về tác dụng Tuyên truyền và Tâm Lư th́ đây là một thắng lợi vô cùng quan trọng, nó mang một tiếng vang khắp các nẻo xóm làng và phố phường Việt Nam, nó gây ra cho mỗi thanh niên một thể hiện về lòng yêu nước, về lòng yêu mến độc lập, tự do.

          Người Pháp đă sai lầm khi xử tử 13 người anh hùng Quốc Dân Đảng, người Pháp đã cho toàn thể Việt Nam những người Martyrs khí phách hào hùng mà họ sẽ hối hận nhiều thập niên sau này.

          Có lẽ, trên 1 khía cạnh nào đó, cuộc xử tử 13 người anh hùng này, đánh dấu sự thất bại của chính sách thuộc địa Pháp và vô h́nh chung, đă tạo ra một môi trường chính trị mới mà Hồ Chí Mính sẽ khai thác triệt để sau này.

  

          Khu mộ Nguyễn Thái Học tại Yên Bái

 

 

                         Đài tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc khởi nghiã Yên Bái 1930

          

           *22

 

THỬ TÌNH MIÊN MIÊN VÔ TUYỆT KỲ

(Riêng tình này dằng dặc triền miên)

MỐI TÌNH NỒNG THẮM GIỮA HỒ CHÍ MINH VỚI LÂM Y LAN

 

 

            Trong khoảng năm 1930, nhằm lúc Tưởng Giới Thạch đang truy nã các đảng viên cộng sản, Lý Thụy đang hoạt động tại Quảng Châu vội nhờ bí thư Quảng Đông lúc đó là Đào Chú tìm cách giúp đỡ. Đào Chú phái một nữ đảng viên tín cẩn tới làm giả vợ Thụy để che mắt nhà đương cục, tên là Lâm Ý Lan. Theo ý muốn của thượng cấp, Lan đã hết lòng cung ứng Thụy tất cả các nhu cầu về phương diện vật chất, tinh thần lẫn tình cảm. Y Lan cũng bồi đắp thêm cho vốn Hoa ngữ của Thụy và nhiều khi lấy bài ca tiếng Tàu hay một bài thơ Đường ra để dậy cho dễ nhập tâm hơn.

             Đào Chú còn nửa đùa nửa thật bảo: “Các bạn nên nhớ, đến một ngày hai “vợ chồng” trăm tuổi, Y Lan tuyệt đối không được bỏ rơi “phu quân” mà không quản lư đấy nhé”, làm Y Lan, vốn là một tiểu thư chưa chồng, hai má đỏ bừng.

            Thụy ghi lại trong nhật ký, “ Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi đã cảm thấy tôi không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa vì duyên kỳ ngộ này là do ý Trời...”

            Một hôm cầm lòng không đặng, Thụy trao cho Lan cuốn nhật ký của mình và bảo, “ Anh để trái tim mình bên em. Em cầm lấy đi.” Lan đỏ bừng mặt, cầm cuốn nhật ký rồi vội quay đi vì mắc cỡ tuy lòng tràn trề sung sướng.

             Dù có sự che chở như tình vợ chồng của Y Lan, một hôm Thụy cũng bị bắt vì một việc gì đó, nhưng sau ba hôm thì được thả ra. Khi về nhà, Y Lan trách yêu, “Sao huynh không bảo muội đi đón?” Thụy đưa ra một cành hoa lan tặng cho Y Lan và nói,

Tại anh nóng lòng muốn về gặp lại em. Em đọc nhật ký của anh rồi chứ gì. Em rõ tình anh đấy. Hoa Lan không bao giờ héo trong lòng anh.” Y Lan cảm động, ngã vào trong vòng tay Thụy và được hưởng một cái hôn nồng nàn khiến người ngây ngất và rạo rực suốt cả một ngày hôm đó.

            Trong một buổi dạy tiếng quan thọai cho Thụy, vưà giải thích xong bài thơ Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị nói về mối hận của Dương Qúy Phi đối với Đường Minh Hoàng, Y Lan bỗng ôm chầm lấy Thụy khóc nức nở. Một lát sau, Y Lan mới trỏ vào bài thơ, vừa sụt sùi vừa nói: “ Bốn câu thơ cuối này làm em buồn qúa. Em có cảm tưởng nó sẽ vận vào đời em...”.

            Lý Thụy, một tay lấy khăn lau nước mắt cho Y Lan, một tay cầm bài thơ lên đọc lại bốn câu cuối:

Tại thiên nguyện vi tỷ dực điểu                  Trên trời nguyện làm chim liền cánh

Tại địa nguyên vi liên lý chi                        Dưới đất nguyện làm cây liền cành

Thiên trường điạ cửu hữu tận thời             Trời cao đất rộng có khi tận

Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ...              Riêng hận này dằng dặc triền miên...

            Sau một hồi nghĩ ngợi, Lý Thụy khẽ đẩy ngực Y Lan ra, nhìn chằm chằm vào cặp mắt đẫm lệ, dỗ dành,

             “ Em Lan, em nghe anh nói này. Ba câu trên, anh vẫn giữ nguyên. Câu thứ tư, anh sẽ đổi chữ Hận ra chữ Tình. Vậy là tình hai đứa chúng ta sẽ trường cửu như trời với đất. Mà dù trời có sập, đất có nghiêng thì anh hứa rằng tình của anh đối với em nhất định trước sau như một. Em bằng lòng và khỏi buồn rồi chứ?”

 Y Lan ngẩng đầu lên, đắm đuối nhìn Lý Thụy, hai tay quàng lấy cổ Thụy, kéo ghì xuống và cám ơn người tình bằng một cái hôn nồng cháy.

             Từ đó hai người sống những ngày êm đềm đầy hạnh phúc như một đôi vợ chồng thật sự. Song le Lý Thụy phải theo phái bộ Borodin rời Quảng Châu để tiếp tục hoạt động tại Vũ Hán vì cộng sản tại đây ngày càng bị bắt bớ dữ hơn trước. Trước khi diễn cảnh người lên ngựa, kẻ chia bào, Lý Thụy còn bảo Y Lan cứ giữ cuốn nhật ký để tiếp tục ghi chép và dặn dò, “Em ráng chờ đợi anh, thế nào cũng có ngày chúng ta sẽ tái hợp. Chim sẽ lại liền cánh và cây sẽ lại liền cành. Tình ta rồi trường cửu với ngàn thu”

            Thời gian trôi qua như nước chảy qua cầu, thu tới rồi thu đi, rừng phong thu đã nhuộm màu quan san không biết bao nhiêu lần, Lý Thụy đã trở thành Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam, Đào Chú đã trở thành Bí thư Hoa Nam Cục kiêm Quảng Đông, Y Lan cũng đã trở thành một cán bộ cao cấp nhưng vẫn phòng không đơn chiếc.

             Đào Chú nhiều lần mai mối cho Y Lan nhưng nàng đều chối từ, Đào Chú thắc mắc, muốn tìm hiểu tâm trạng Y Lan, mới bảo, “ Tờ giấy sao bọc được lửa. Thú thật đi, cô có người yêu rồi phải không? Người ấy là ai?” Lúc đó, biết không dấu được, Y Lan mới thú thật là đã và vẫn còn yêu Lý Thụy và chờ đợi ngày tái ngộ vì Lý Thụy đã thề hẹn sẽ trở lại tìm nàng.

             Đầu thập niên 1950, nhân dịp Hồ sang thăm Trung quốc, Đào Chú trình bày sự việc với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, Mao vội bảo Đào Chú đưa Y Lan lên gặp Hồ Chí Minh để hai người gặp lại nhau. Tại Việt Nam lúc đó đang là thời kỳ trường kỳ kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn gay cấn nên sau khi gần gũi ít ngày Hồ và Y Lan đành phải gạt nước mắt chia tay nhưng không quên hẹn nhau sẽ đoàn tụ khi hoàn cảnh cho phép.

            Năm 1958, trong một buổi đi câu tại Hà nội, Hồ Chí Minh nhắc lại mối tình cũ và tâm sự với Đào Chú:

             “ Tôi và Y Lan yêu nhau đã hơn hai chục năm, vì sự nghiệp cách mạng nên đã bỏ lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi tôi đã cao – 68 – tôi muốn đoàn tụ với Y Lan, nhờ anh về thăm dò ý kiến của Mao chủ tịch và Chu thủ tướng, nếu họ tán thành thì tôi sẽ rước Y Lan sang Hà Nội, bí mật tổ chức hôn lễ cho thỏa lòng ao ước từ bao nhiêu năm nay...”

             Đào Chú rất cảm động về tấm lòng chung thủy của Hồ, vội về trình lại với Mao và Chu. Mao nói với Chu rằng tấm tình gần ba chục năm này mình nên tác thành cho toàn vẹn nhưng sau hai người bàn bạc và thấy cần hỏi ý kiến trước của ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Mao nhờ Đào Chú chuyển đạt cho Hồ lời lẽ đại thể là,

            “ Cá nhân tôi ủng hộ yêu cầu của bạn Hồ, tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng không thể xem nhẹ được.”

             Chu Ân Lai cũng gửi lời,

             “ Chúng ta nên hỏi ý kiến của đảng Cộng sản Việt Nam và nếu họ đồng ý, chúng tôi không bao giờ có trở ngại trong việc riêng của bạn.”

            Bộ Chính trị đảng CSVN đã họp một buổi đặc biệt và Hồ đã thổ lộ tâm tư như đã nói với Đào Chú, còn có vẻ tức bực:

             “ Mọi người cứ tôn tôi lên làm ông thánh, tôi đâu phải là thánh, tôi cũng là người thường như các đồng chí, muốn có một tổ ấm, một gia đình.”

            Bộ Chính trị chia làm hai phe, phe cảm thông với Hồ và phe chống đối vì từ hồi nào tới giờ đã chót suy tôn Hồ lên làm cha già dân tộc, làm thần tượng quên bản thân vì dân, vì nước. Lê Duẩn, cầm đầu phe chống đối, nói:

             “ Đồng chí vẫn bảo, đất nước chưa được giải phóng hoàn toàn thì chưa lập gia đình, vậy nay đ/c muốn lấy vợ có khác chi bỏ ngang công cuộc giải phóng và sẽ làm mất uy tín không riêng gì cá nhân đ/c mà cả của Đảng nữa. Vì vậy tôi thà cam tội bất kính đối với đ/c còn hơn là để nhân dân Việt Nam kết tội chúng tôi là đồ phản bội”

             Hội nghị quyết định bỏ phiếu, kết quả phe Lê Duẩn là đa số. Hồ mặt buồn thiu, bỏ họp đi ra, bỏ ăn luôn buổi tối.

            Hồ sau viết cho Y Lan một bức thư lâm li, bi đát kèm theo một cành lan và khuyên nên chọn một tình yêu lý tưởng kiếp này và sẽ đoàn tụ trong kiếp sau.?

Y Lan lúc này đang nằm tại bệnh viện Quảng Châu, nhận được thư, buồn bã vô cùng, gửi trả lại Hồ cuốn nhật ký và trong thư phúc đáp có dẫn bốn câu thơ cuối trong bài Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị mà hai người đã đọc cho nhau nghe trước khi chia tay tại Quảng Châu - tạm dịch như sau:

 

Tại thiên nguyện vi tỷ dực điểu                  Trên trời nguyện làm chim liền cánh

Tại địa nguyên vi liên lý chi                        Dưới đất nguyện làm cây liền cành

Thiên trường điạ cửu hữu tận thời             Trời cao đất rộng có khi tận

Thử tình miên miên vô tuyệt kỳ...              Riêng tình này dằng dặc triền miên

 

Y Lan nhớ lại chuyện xưa, nên lại chỉ đổi chữ hận thành ra chữ tình để nói lên tấm tình trường cửu của mình thay vì là hận.

            Bài viết trên đây là căn cứ trên cuốn tiểu thuyết hư cấu dài 3,200 chữ, dựa trên những dưỡng kiện lịch sử của Lương Ích Tân nhan đề Mối tình nồng thắm giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan và bài đăng trên Dương Thành Vãn Báo ngày 12.11.2011 của Đinh Đồng Văn nhan đề Một người vợ Trung quốc khác của Hồ Chí Minh, nói đã viết theo lời kể của thân sinh là Trần Bá Đạt.

            Tác giả William J. Duiker ,trong cuốn Ho Chi Minh: A Life, trang 554-555 cũng viết tháng 8.1965 Đào Chú sang thăm Việt Nam thì Hồ yêu cầu muốn gặp lại người vợ tại Quảng Châu năm xưa. Lúc này Đào Chú đang đứng thứ tư trong bộ Chính trị ĐCSTH chỉ sau Mao, Lâm và Chu nên rất có quyền thế và ông đã chuyển lời yêu cầu của Hồ lên Mao và Chu. Sau này, trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Đào Chú bị Hồng Vệ Binh bắt bỏ ngục rồi chết năm 1969.

            Lâm Y Lan sau khi phúc đáp thư cho Hồ, bệnh ngày mỗi nặng thêm rồi qua đời năm 1968 để lại cho Hồ một vết thương lòng không bao giờ lành. Hồ Chí Minh cũng về chầu tổ Mác – Lenin một năm sau, ngày 2.9.1969 dù đã được một toán y sĩ chuyên khoa từ Tàu sang điều trị từ mấy tháng trước. Đúng là, “ Giết nhau chẳng cái lưu cầu/ Giết nhau bằng mối u sầu, độc chưa?”

            Theo giáo sư Hoàng Tranh, viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, tác giả cuốn Hồ Chí Minh Với Trung Quốc, mấy ngày trước khi mất Hồ nói với các y sĩ điều trị Trung Quốc là ông muốn được nghe một bài hát tiếng Hoa. Một y tá người Hoa liền được cử ra hát  ngay bên giường bệnh, nghe xong Hồ nở trên môi một nụ cười mãn nguyện và đó là nụ cười cuối cùng của đời ông. Trước khi lâm chung, Hồ còn gọi tên người tình cũ Lâm Y Lan mấy lần.

             Khi Hồ hấp hối, cả bộ Chính trị đều túc trực đầu giường, không biết Lê Duẩn khi nghe Hồ gọi tên người vợ mà bộ Chính trị không cho tái hợp cảm nghĩ ra sao? Có ân hận gì không? Chỉ biết một điều chắc chắn là ngay cả nguyện vọng của Hồ được hoả thiêu, Duẩn cũng bác bỏ, còn sửa đổi cả ngày mất của Hồ là 2.9.1969 ra 3.9.1969.

 

CHÚ GIẢI:

 

- Nhan đề chương này mượn hai câu thơ của Bạch Cư Dị trong bài Trường hận Ca, Hoàng Xuân Thảo dịch.

-Thật khó hiểu tại sao lúc lâm chung, Hồ lại gọi tên Lâm Y Lan mà quên Tăng Tuyết Minh, người vợ có cưới hỏi đàng hoàng? Trước khi từ giã cõi đời, có lẽ Hồ mới cảm thấy đời mình quá cô đơn và ước mong khi bước sang bên kia thế giới có bạn đồng hành nên mới gọi tên Lâm Y Lan để tới đón ông đi chăng?

- Lê Duẩn khi đó có hai vợ, quyền hành đã lấn át bác Hồ, tấm tức vì chưa lập nên công trạng gì to tát nên muốn lợi dụng danh nghĩa của Bác để tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam, mong để lại tiếng tăm trong lịch sử, nên đã xử sự một cách vô cảm dù biết sẽ làm Bác đau lòng?

- Lê Duẩn đã từng cướp người yêu của một cán bộ thân thiết là Nguyễn văn Trân dù đã có vợ, chuyện này sẽ được kể khi nói về cuộc đời Lê Duẩn. Tuy nhiên Lê Duẩn vẫn còn phải sách dép cho Võ Văn Kiệt, có lẽ thấm nhuần đạo đức cách mạng của Bác nhiều hơn, đã cuỗm luôn vị hôn thê họ Phan của bác Hồ mà ông Vũ Kỳ đã kể lại trong một cuốn băng thu âm thay cho viết hồi ký. Chuyện này sẽ kể theo dòng thời gian trong một chương sau.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Trong chương 22, tác giả kể cho chúng ta nghe mối tinh lăng mạn của Hồ Chí Minh và một người đàn bà Trung Hoa tên là Lâm Y Lan.

   Hoàng Xuân Thảo đă dựa lên rất nhiều tài liệu biên khảo của các học giả Việt Nam và ngoại quốc để viết bài chương này. .

Sau khi Hồ Chí Minh qua đời th́ các chính trị gia Hà Nội, các sử gia Cộng Sản đă cố gắng góp công xây dựng một thần tượng chung quanh con người  Hồ chí Minh.

Người ta không biết các công tŕnh biên khảo đó có bao nhiêu phần trăm chính xác và bao nhiêu phần trăm giả tạo ?

Có phải những biên khảo đó chỉ là những post-mortem eulogy không?

Theo ư kiến rất thô hiển của tôi, con người Hồ chí Minh là con người hoàn toàn sống cho lư tưởng Cộng Sản, cho một thế giới vô sản.

Hết tất cả các người đàn bà đi qua đời ông chỉ là các công cụ sinh lư để giải quyết các nhu cầu tính dục mà thôi.

Cũng như hết tất cả các bạn hữu của ông chỉ là những người phụ tá ông để xây dựng cái thế giới vô sản đúng theo Marx, Lenin hay Mao mà ông tôn thờ.

Cũng như các người đàn bà đă đi qua đời ông, Hồ chí Minh sẵn sàng gạt bỏ và loại trừ tất cả các bạn hữu của ông khi các người này có thể đi chệch ra deviation - cái mộng tạo lập ra cái thế giới Vô Sản của ông.

Trong giáo điều Marxism-Leninism th́ quan niệm Gia đ́nh, Tôn giáo, Tổ Quốc, Quyền Sở Hữu (kể cả quyền vợ chồng) là những quan niệm lỗi thời,.

Thế giới Vô Sản không thể có những biên giới quốc gia địa phương, không thể có những quan niệm bourgeois về tình yêu, về gia đ́nh.

Cũng v́ vậy mà trong nhiều thập niên, vợ đi làm một nơi, chồng đi làm một nẻo, khi cần thiết th́ giải quyết sinh lư tại chỗ,

Các quan niêm về tình nghỉa lăng mạn vợ chồng là những quan niêm tư sản, bourgeois lỗi thời.

 

 Lâm Y Lan