CHƯƠNG III

LÊNH ĐÊNH ĐÂU NỮA CŨNG LÀ LÊNH ĐÊNH

Người tỵ nạn Việt Nam tới Canada

 

Người tỵ nạn Việt Nam tới Canada có thể chia ra làm hai đợt, đợt I từ tháng 4.1975 tới 1978, đợt II là những người được gọi là thuyền nhân từ năm 1979 trở đi tới 2001.

Đợt I (1975-1978)

Đợt này gồm ba loại người tỵ nạn:

1- Những du học sinh hoặc nghiên cứu sinh tới Canada trước tháng 4.1975 học bổ túc hoặc tu nghiệp, thường là qua các chương trình cấp học bổng như Colombo, nay Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa nên xin làm thường trú nhân với tư cách tỵ nạn chính trị như Bác sĩ Đinh Viết Hằng và Hoàng Bội Ngọc tại Hamilton. Số này khoảng 1,500, trong đó chừng 1.100 cư trú tại Quebec thường còn trẻ và kết hôn với phụ nữ gốc Pháp.

2- Loại di tản bằng tàu thuyền, thường là do các tầu của Hải quân Việt Nam chở tới Philippines rồi chuyển sang tàu Mỹ đi Guam, từ Guam sang Canada bằng đường hàng không dân sự. Đó là trường hợp của đa số trong đó có gia đình tôi. Tàu Trường Xuân chở 2,500 người tỵ nạn là một trường hợp đặc biệt và họ đã được tàu Đan Mạch cứu trợ và đưa tới Hong Kong rồi bay thẳng sang Canada thay vì tới Guam như trường hợp gia đình Bác sĩ Trần Văn Kim tại Montréal. Ngoài tàu Trường Xuân còn có tàu thương mại Việt Nam Thương Tíncũng chở khoảng 650 người, khi tới khu Rừng Sát thì bị pháo kích làm thiệt mạng một em bé với Nhà văn Chu Tử. Tàu này sau khi được sửa chữa tại Subic Philippines đã tiếp tục chạy tới Guam.

         

3- Loại di tản bằng máy bay thẳng từ Sài Gòn tới Guam qua Philippines như trường hợp gia đình Bác sĩ Từ Uyên cũng tại Montréal, số người này chỉ khoảng vài trăm.

Tổng cộng số người tỵ nạn Việt Nam tới Canada riêng trong khoảng thời gian 1975-1978 là 7,967người, và trong đợt đầu này đa số là những người có trình độ học vấn cao gồm rất nhiều y nha dược sĩ, các kỹ sư, giáo chức, luật sư, văn nghệ sĩ, sinh viên và chừng 65% chọn Quebec, tỉnh nói tiếng Pháp làm nơi xây dựng cuộc đời mới.

Những người di trú đợt đầu này gần như hoàn toàn hoà nhập vào cộng đồng bản xứ trong khi những người đợt II có khuynh hướng sống tập trung trong những tiểu China town hơn.

Trước tình hình rõ rệt là Việt Nam Cộng Hoà sẽ bị Việt Cộng xâm chiếm, chính phủ Mỹ chuẩn bị và tiến hành cuộc di tản các người Mỹ, các nhân vật trọng yếu, các tướng lănh quân lực Việt Nam Cộng Hoà cùng với gia đình thì Canada cũng gửi một phái đoàn tới Sài Gòn lo việc di tản cho những người có thân nhân tại Canada và những người làm việc tại tòa đại sứ Canada và các cơ quan liên hệ khác.

Cuộc di tản này đã được phóng viên Từ Thanh Hà, con trai của bác sĩ Từ Uyên kể lại với nhiều chi tiết trong bài “ Một cơ hội cho cuộc sống mới tại Canada” đăng trên nhật báo Globe and Mail, tờ báo có nhiều độc giả nhất tại Toronto ngày 24.5.2015 và cập nhật ngày 15.5.2018 dù khi tới Canada Từ Thanh Hà hãy còn là một thiếu niên 11 tuổi. Để viết bài hồi ký này, Thanh Hà đã tiếp xúc với nhiều người Canada có trách nhiệm trong việc di tản người Việt như Charles Rogers, Ms Cavanaugh-Wood có phận sự xem xét các đơn xin di tản của người Việt tại Hong Kong, đảo Guam và California. Dưới đây là đại cương bài tường thuật:

«...Cuộc ném bom xuống dinh Độc Lập ngày 8.4.1975 và phi trường Tân Sơn Nhất ngày 28.4 – do trung úy phi công Nguyễn Thành Trung của không lực VNCH nhưng bản chất là một gián điệp của cộng sản – cùng với những đợt pháo kích nhằm vào phi trường Tân Sơn Nhất càng làm tăng sự hỗn loạn tại Sài Gòn. Ông Charles Rogers lúc đó đang phụ trách việc di dân tại toà Cao uỷ Canada, Hong Kong được gửi tới Sài Gòn để lo liệu việc di tản cho những thân nhân người Việt đang cư trú tại Canada. Công vịêc của ông bất thần chấm dứt khi chính phủ Trần Văn Hương tuyên bố không cho người Việt di tản nữa và Ottawa ra lệnh đóng cửa toà đại sứ. Thân phụ Thanh Hà là bác sĩ Từ Uyên và gia đình may mắn đã được một thân thích làm việc cho hãng máy bay Mỹ ghi tên vào danh sách những người sẽ được vận chuyển khỏi Sài Gòn bằng máy bay vận tải. Sau một đêm chờ đợi tại sân bay Tân Sơn Nhất, cả gia đình Thanh Hà được chở tới căn cứ quân sự Clark của Mỹ tại Philippines...

Từ Thanh Hà còn tiếp xúc với Paul Jacobs là chỉ huy trưởng một chiến hạm Hoa Kỳ tên KIRK đã hướng dẫn một tiểu hạm đội cứu vớt cả hàng chục ngàn người trên biển. Nguyên do là Cộng quân đã tiến nhanh tới sát Sài Gòn và nã pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất ngày 28.4 nên cuộc di tản bằng đường hàng không không thể thực hiện được nữa và chuyển ra bằng máy bay trực thăng.

Theo Paul Jacobs các phi công trực thăng Việt Nam chưa quen đáp xuống các chiến hạm, do đó cứ một chiếc đáp xuống boong tàu được thì mọi người phải xúm nhau lại đẩy nó xuống biển lấy chỗ cho trực thăng đậu xuống tiếp theo, và tất cả lần lượt 18 chiếc đã đậu xuống chiến hạm KIRK và chỉ một ngày tàu KIRK đã tiếp cứu được 150 người. Tuy nhiên có một trực thăng loại Chinook lớn qúa không có chỗ đáp, phi công phải xà xuống thấp và ném mấy em bé xuống cho các thuỷ thủ Mỹ đứng dưới đón đỡ mà không xẩy ra tai nạn gì cả, cuối cùng là phi công nhảy ra khỏi trực thăng, nhào xuống biển và được xuồng đón vớt lên tàu còn chiếc trực thăng máy vẫn nổ ròn rã và từ từ chìm xuống dưới mặt nước.

Sau khi chuyển những người được cứu vớt, chiến hạm KIRK được lệnh chạy tới Côn Đảo, tại đó đang có khoảng 30 chiến hạm và giang thuyền thuộc hải quân Việt Nam cùng với rất nhiều thuyền bè thương mại và tư nhân, tổng cộng có khoảng 30,000 người kể cả binh sĩ lẫn thường dân. Các thuỷ thủ tàu KIRK tới xem xét và sửa chữa chỗ hư hại của các tàu, tiếp tế đồ ăn thức uống, chuyển những phụ nữ có thai và các người bệnh lên tàu Mỹ rồi hướng dẫn đoàn tàu và thuyền Việt Nam đi tới vịnh Subic, Philippines. Vì các tàu bè Việt Nam qúa tải đông người nên đoàn tàu phải chạy chậm và theo Jacobs nhờ trời đã tới đích ngày 7.5.1975. Trong suốt cuộc hải hành có mấy người qua đời cùng một em trai nhỏ tên Bảo vì sưng phổi, tất cả đều được thủy táng.

Điều làm mọi người xúc động là các thuỷ thủ Mỹ khi tới Guam được lãnh lương đều chia bớt số tiền lương để góp mua thức ăn và quần áo thêm cho những người tỵ nạn, riêng bà mẹ em Bảo còn tới cám ơn ông Jacobs đã tận tình lo lắng việc chạy chữa cho em Bảo và rất buồn khi em Bảo không tht khỏi bàn tay Tử thần. Cũng trên biển Đông, ngày 2.5 một chiếc tàu chở hàng Đan Mch tên Clara Maersk nhận được tín hiệu SOS từ tàu Trường Xuân chở 3,600 người tỵ nạn đang muốn chìm, đã kịp thời tới cứu và chở họ hết tới Hong Kong và trong khi di chuyển, ba em bé đã ra đời trên tàu.

Tại Hong Kong lúc đó Ms Cavanaugh-Wood đã được Sở Di trú Canada phái tới đón tiếp người tỵ nạn, tại trại Sek Kong trong một phi trường quân sự đang lúc mùa mưa rất là lầy lội khiến tình trạng chung rất là thảm hại. Cavanaugh-Wood sau đó lại được điều động đi Guam, làm việc cùng Rogers trong một trailer để tiến hành thủ tục cho những người tỵ nạn nhập cư Canada trong thời gian ba tuần lễ. Gia đình Thanh Hà được cư trú tại trại Asan, trước kia là bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ được  sửa lại, rồi ít lâu được chở tới Căn cứ không quân Andersen trước kia là nơi xuất phát các máy bay B-52 bay đi không kích Việt Nam, tại đây một máy bay quân vận chở các người tỵ nạn tới Trại Pendleton gần San Diego. Trại này tương đối sạch sẽ, có đầy đủ điều kiện về vệ sinh hơn là tại Guam.

Cavanaugh-Wood cũng có mặt tại đây luôn để phỏng vấn các người muốn nhập cư Canada. Khi tới Montréal, Canada với số tiền mang theo vẻn vẹn $350, bố mẹ Thanh Hà phải làm lại cuộc đời mới từ đầu vì các bằng cấp tại Việt Nam không sử dụng được tại đây, mẹ Thanh Hà vốn là một dược sĩ, khởi đầu làm việc tại một bãi đậu xe sau chuyển ra làm người bán hàng tại một tiệm quần áo, sau cùng thi đậu lại bằng dược sĩ và mở tiệm thuốc tại Montréal, còn bố Thanh Hà lo học lại để thi lấy bằng bác sĩ tại Canada rồi tiếp tục hành nghề cũ..

Đợt II (1979-2001)

Đợt II này khởi phát do chuyện chiếc tàu Hải Hồng chở 2,500 người Việt gốc Hoa ra khơi vào mùa thu 1978. Tàu này sau 17 ngày lênh đênh trên biển và gặp bão, nhiều bộ phận cơ khí bị hư hại, lại vừa hết thực phẩm, nhưng đều không được chính phủ Nam Dương và Mã Lai cho đổ bộ vì cho rằng họ là những người Hoa trả tiền cho chính phủ Việt cộng để ra đi chứ không phải tỵ nạn đúng nghiã. Tàu hư máy không chạy được nữa nên bắt buộc phải cặp bến Klang tại Mã Lai nhưng Mã Lai tuyên bố sẽ kéo tàu Hải Hồng ra biển vì lúc đó họ cũng đang chứa quá nhiều người tỵ nạn, khoảng 35,000 người, chật cứng tại các trại tạm cư rồi.

Bộ trưởng Di trú Quebec và Liên bang Canada Bud Cullen động lòng bác ái, đồng ý tiếp nhận 400 người đầu tiên và sau đó thủ tướng Joe Clark tuyên bố sẽ tiếp nhận 50,000 người, sau tăng lên 60,000 người cho tới cuối năm 1979, và như vậy số người tỵ nạn nhập cư Canada gốc Việt chiếm tới 25% tổng số người di cư tới Canada, một tỷ lệ chưa từng thấy bao giờ.Chính phủ cổ võ các nhà từ thiện và hội đoàn, giáo đoàn cả thẩy là 7,675 nhóm đã bảo lãnh khoảng 36,000 người tới cuối năm 1980. Những người còn lại là 24,000 do chính phủ trực tiếp bảo lãnh. Riêng tại Ottawa, bà thị trưởng Marion Dewar lập kế hoạch 4000 để tiếp nhận 4,000 người tỵ nạn.

Chính phủ Canada đã thuê 76 phi cơ để kịp chở ngay 15,800 người tỵ nạn vào cuối năm 1979 tới hai trại tạm cư là căn cứ quân sự tại Longue-Pointe, gần Montréal và căn cứ Griesbach gần Edmonton.

Số người Việt Nam tỵ nạn tại Canada

Các thống kê về số người Việt Nam tỵ nạn tại Canada được viết căn cứ vào tài liệu trên mạng của Cao Van Duc và luận án Cao học tại trường đại học Ryerson, Toronto của Phan Nhi.

Từ 1975 tới 1980, Canada đã tiếp nhận 74,000 người tỵ nạn Việt Nam và nếu tính theo tỷ lệ người tỵ nạn trên dân số mỗi quốc gia thì Canada đứng hạng nhất trong các nước tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam nhiều nhất.

Dân số quốc gia      Quốc gia       Số người tỵ nạn      Tỷ lệ người tỵ nạn/dân số

(1975-1980)

24 triệu                  Canada         74,000                   1:324

14.6                      Úc                44,000                   1:332

222.5                     Hoa Kỳ         595,200                 1:374

53.6                      Pháp            68,700                   1:780

8.3                        Thụy Điển     5,300                     1:1,189

61.1                      Đức              28,300                   1:2,159

55.8                      Anh              23,800                   1:2,345

Theo cuộc kiểm tra năm 2001 các thành phố Toronto, Montréal và Vancouver là ba thành phố có nhiều người Việt cư trú nhất, riêng  Montréal và Toronto cộng lại đã có hơn 100,000 người còn thủ đô Ottawa có hơn 7,000.

Cuộc điều tra dân số năm 2001

Nơi sinh: Theo điều tra năm 2001, trên 70% người Canada gốc Việt không sinh ra ở Canada, trong đó 93% sinh ra ở Việt Nam

Nơi định cư: Người Canada gốc Việt sống tập trung ở 4 tỉnh bang: Ontario 83.330 (45%); Québec 33.815 (19%); British Columbia 30.835 (18%), và Alberta 25.170 (14%). Đa số sống ở các vùng đô thị: 69% người Canada gốc Việt sống tại khu đô thị của Toronto 56.095; Montreal 30.515; Vancouver 26.110; hay Calgary 14.285

Tuổi trung bình: Người Canada gốc Việt có tuổi trung b́nh thấp hơn người Canada nói chung. Trong năm 2001, 25% là trẻ em dưới 15 tuổi, 16% từ 15 đến 24 tuổi, 38% từ 25 đến 44 tuổi, 16% từ 45 đến 64 tuổi, và chỉ có 5% là từ 65 tuổi trở lên. Phụ nữ chiếm khoảng 50,6% dân số.

Tôn giáo: Cũng theo điều tra dân số năm 2001, 48% người Canada gốc Việt cho biết họ theo Phật giáo, 22% theo Công giáo, 5% theo đạo Tin Lành, và 24% cho biết họ không theo tôn giáo nào.Vào đầu thế kỷ 21, Canada có khoảng 40 ngôi chùa người Việt, trong đó có 8 ở Montreal, 7 ở Toronto, và 4 ở Vancouver. Hiện tại số lượng này đã tăng rất nhiều và rất nhanh trong thập niên 2010.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của 75% người Canada gốc Việt, 8% nói tiếng Hoa như tiếng mẹ đẻ, 5% nói tiếng Pháp và 4% nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. 88% có thể sử dụng một trong hai ngôn ngữ chính thức tại Canada (tiếng Anh và tiếng Pháp), 66% chỉ có thể nói tiếng Anh và 6% chỉ có thể nói tiếng Pháp, và 14% có thể nói hai thứ tiếng.

Trình độ học vấn: 13% người Canada gốc Việt có tŕnh độ đại học hay sau đại học so với 15% ở người Canada nói chung. Tuy nhiên, có đến 45% người lớn chưa tốt nghiệp trung học so với 31% ở người Canada nói chung.

 

Cuộc Điều tra dân số 2006

Theo điều tra dân số năm 2006, Canada có 180.130 người tự nhận là người gốc Việt, kể cả 43.685 người lai chủng tộc khác. Con số này đă tăng từ 151.410 đối với điều tra năm 2001. Cuộc điều tra dân số năm 2006 cho thấy có 20.980 người tại Canada có quốc tịch Việt Nam, kể cả 5.540 người có nhiều quốc tịch.

Ngoài ra còn có khoảng 2,000 người Việt Nam sống không có giấy tờ pháp lý gì cả.      

Dưới đây là các thành phố với số người Việt Nam tỵ nạn cư trú nhiều nhất:

Thành phố

1991

1996

2001

2006

Toronto

24 550

41 735

45 105

56 095

Montréal

19 265

25 340

25 605

30 510

Vancouver

10 095

16 870

22 865

26 110

Calgary

7 255

10 110

11 595

14 285

Edmonton

6 780

7 775

8 990

9 740

Tổng cộng

67 945

101 830

114 160

136 740

 

Người Canada gốc Việt đông vào hàng thứ năm sau các người gốc Tàu, Ấn Độ, Philippines và Jamaica. Hiện nay Canada là nhà của hơn 300,000 người gốc Việt, gồm chừng ba thế hệ vừa là người tỵ nạn, vừa là người tới nhập cư theo tiêu chuẩn đoàn tụ gia đình hay kinh doanh.

 

Kinh tế

Trong năm 2000, thu nhập b́nh quân trên đầu người của người Canada gốc Việt 15 tuổi trở lên là hơn $23.000, so với $30.000 của người Canada nói chung. Phụ nữ có thu nhập thấp hơn, với khoảng $19.000/người so với $29.000/người của nam giới. Thu nhập 88% người Việt là từ việc làm, so với 77% ở người Canada nói chung.

27% người Canada gốc Việt được xem là có lợi tức thấp, so với 17% ở người Canada nói chung. 35% trẻ em sống trong gia đ́nh có lợi tức thấp. Người Canada gốc Việt hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế tại Canada, trừ nông nghiệp, hầm mỏ, và ngư nghiệp. Phần đông người có công việc là công nhân (40%), tiếp theo đó là người làm việc trong lĩnh vực buôn bán và phục vụ (25%), người làm nghề chuyên nghiệp và quản lư (15%), doanh nhân (15%) và cuối cùng là người làm việc tại các văn phòng.         

Theo một cuộc khảo sát vào năm 1999 về những người di trú thì thành phần trong lãnh vực y tế như sau:

          Tại Quebec : 367 bác sĩ, 223 dược sĩ

          Tại Ontario: 83 bác sĩ, 110 dược sĩ

          Tỉ lệ thất nghiệp của người Canada gốc Việt là khoảng 17%, cao hơn tỉ lệ ở người Canada nói chung là 9%. Để giải quyết hiện tượng thất nghiệp cao, nhiều người Canada gốc Việt, nhất là người gốc Hoa, đă tự mở cơ sở kinh doanh thường là tại các phố Tàu. Các khu phố nào ngày nay đều có tiệm Phở vì rất được người ngoại quốc cho là khoái khẩu và rẻ.

 

Văn hóa

Hầu hết những người Việt Nam định cư tại xứ cờ lá phong tự xem ḿnh là người Canada có nguồn gốc từ Việt Nam.

Năm 2002, 65% người Canada gốc Việt cho biết họ cảm thấy gắn bó với Canada, trong khi chỉ 43% cho rằng họ cảm thấy gắn bó với nhóm người cùng văn hóa hay chủng tộc với họ

Một đóng góp đáng kể về mặt văn hóa đối với cộng đồng là dự án  xây dựng Viện Bảo tàng Thuyền nhân người Việt (Vietnamese Boat People Museum) ở thủ đô Ottawa góc đường Preston và Somerset do Liên hội người Việt Canada xúc tiến. Việc khởi công dự định bắt đầu vào mùa hè năm 2010. Cơ sở này sẽ là nơi lưu trữ những dữ kiện và hiện vật liên quan đến người tỵ nạn Việt Nam.

Năm 2015 Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đă đưa ra dự luật "Hành trình tới Tự do" (Journey to Freedom) kỷ niệm Tháng Tư đen và làn sóng người Việt tỵ nạn đến Canada. Mặc dầu có sự phản đối chính thức của chính phủ CHXHXN Việt Nam, nhà chức trách Ottawa vẫn muốn xúc tiến v́ dự luật này vinh danh 60.000 người Việt đă "liều mạng sống t́m tự do" và họ đă t́m thấy ở đất nước Canada.

Những người Canada gốc Việt trẻ sinh ra hoặc lớn lên tại Canada đă theo một số lối sống văn hóa Bắc Mỹ. Trong một số gia đ́nh, điều này đă dẫn đến sự cách biệt về văn hóa giữa cha mẹ và con cái. Nh́n chung, những người trẻ tuổi cố gắng ḥa hợp hai nền văn hóa mà họ kế thừa.

Người gốc Việt cũng đă đóng góp cho nền văn hóa Canada như trong lănh vực văn học. Tác giả Kim Thúy với cuốn tiểu thuyết Ru nguyên tác bằng tiếng Pháp đă đoạt giải Governor General's Award 2010. Tác phẩm này sau được dịch sang tiếng Anh (2012) và được xuất bản ở 20 quốc gia trên thế giới.. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng có cuốn Ư Trời (The Will Of Heaven) được dịch ra tiếng Anh.

          Tại Toronto những người viết nhiều về văn học Việt Nam và Thế Giới rất được các người Việt ngưỡng mộ có thể kể các giáo sư Nguyễn Khánh Hoan và Đàm Trung Phán. Giáo sư Đàm Trung Phán đã hướng dẫn nhiều học sinh Việt Nam tại trường Seneca College hoàn thành học tập một cách xuất sắc. Ông còn là một phóng viên kiêm nhiếp ảnh gia tài tử rất năng động trong các sinh hoạt cộng đồng tại vùng Toronto và phụ cận. Ông cũng là tổng thư ký Uỷ ban xây dựng tượng đài thuyền nhân tại Mississauga và công việc đang tiến hành.

Giáo sư nhà văn Trần Trung Lương với bút hiệu Trà Lũ viết rất nhiều về xứ sở cờ lá phong với lối văn hài hước, dí dỏm cộng thêm những mẩu chuyện Tiếu Lâm nên rất quyến rũ người đọc qua một số lượng đầu sách cả hàng chục cuốn.

Sử gia Trần Gia Phụng viết nhiều bài trên các mạng và sách về Việt Sử nhất là thời cận đại và hiện đại, số lượng đầu sách của ông ít ra cũng vài ba chục. Các bài sưu khảo về chính trị của ông thường lột trần bộ mặt thật của Việt cộng là một chư hầu của Trung Cộng và bọn lãnh đạo chỉ là phường buôn dân bán nước.

Một người khác, Nguyễn Ngọc Ngạn nổi danh trên nhiều địa hạt, tiểu thuyết, audio tiếng Việt, ký sự, quảng cáo các loại thuốc mà hiệu quả rất đáng nghi ngờ như đông trùng dạ thảo và không biết ông với thân nhân của ông có dùng thuốc này bao giờ chưa, nhưng ông được đời biết tới hơn cả là làm MC cho chương trình Thúy Nga bên cạnh một Nguyễn Cao Kỳ Duyên rất õng ẹo và đa tình. Những khách danh dự của chương trình Thúy Nga thường là các nhà kinh doanh trong nước đã tặng tiền hoặc bảo lãnh cho chương trình, điều này cũng khiến nhiều người Việt tỵ nạn kêu gọi tẩy chay tập đoàn Thúy Nga. Ban nhạc thường xuyên có mặt trong chương trình Thúy Nga là ban nhạc Liberty tại Toronto.

Nhạc sĩ Trường Sa nổi tiếng và được thính giả đồng hương ngưỡng mộ cũng là một cư dân Toronto cùng với ca sĩ Tâm Đoan.

Về báo chí, trước đây tại Toronto có hai tạp chí rất có giá trị về văn học và ăn khách là tờ Làng Văn do Nguyễn Hữu Nghĩa làm chủ biên tập, Nguyên Hương làm quản lý với cây viết trụ cột là Bác sĩ Trần văn Tích về văn học Việt Nam và Trung quốc và tờ Lửa Việt do Bùi Bảo Sơn cầm chịch với Châu Hiền Quang làm quản lý, đặc biệt đã khơi lên ngọn lửa quốc gia chống cộng mãnh liệt. Tuy nhiên hai tờ báo này đã bạo phát và bạo tàn, tờ trên có lẽ vì tính cách quá hàn lâm, tờ dưới có lẽ vì chỉ nhằm chủ yếu là chống cộng. Châu Hiền Quang sau khi tờ Lửa Việt đình bản đã trở thành một thi sĩ thuộc trường phái Thơ Tùy Bút nghĩa là thơ của ông tuỳ theo hứng mà hạ bút chứ không tốn công tìm ý hay đẽo gọt câu thơ. Thơ của ông thường phát xuất tự đáy lòng nhiều hơn là tự não bộ. Ông làm thơ dễ dàng và sung sức, đẻ ra cả ngàn bài thơ nhưng luôn luôn hướng về hai chủ đích: nâng cao đạo đức và tinh thần chống cộng. Hiện nay có hai tờ báo được phổ biến nhiều nhất tại vùng Toronto và phụ cận là tờ Thời Báo và Thời Mới với các đề tài nhằm vào cuộc sống hàng ngày của đại chúng và còn sống rất mạnh nhờ về quảng cáo.

          Tại Toronto còn có một tổ chức của bác sĩ Dương Huỳnh Nguyên gọi là Càn Khôn Thập Linh. Càn Khôn Thập Linh (Integral Taichi) là một môn thể dục bao hàm taichi, khí công, và yoga. Mục đích của môn này là phát triển sức mạnh nội tại sẵn có trong thân khiến thể lực tăng cường, tinh thần sáng suốt, trí tuệ khai phát. Những lợi ích chính của môn taichi là:

- Giảm bớt sự căng thẳng, ngủ ngon hơn

- Giảm bớt sự lăo hóa, lạc quan vui vẻ hơn

- Giảm bệnh cao máu, cao mỡ, cao đường

- Tăng sức khỏe thể chất, tăng trí nhớ, thêm sáng suốt

- Tăng sự dẻo dai, uyển chuyển

Nhiều hiệu quả khác về thể chất, cũng như tâm lư, và tâm linh. Tác dụng quan trọng nhất của môn này chính là giúp ta đạt tới sự cân bằng của thân và tâm. Nhóm Càn Khôn Thập Linh từng biểu diễn nhiều lần trong các sinh hoạt cộng đồng và lôi kéo được thêm các hội viên ngày càng đông nhất là những người cao tuổi muốn luyện tập tâm thân một cách uyển chuyển và nhẹ nhàng.

          Tại Montréal không ai không biết tới giáo sư Lê Hữu Mục trong điạ hạt văn hóa nhất là trong ngành Hán Nôm và trong một loạt bài viết chứng minh tập thơ Ngục Trung Nhật Ký không phải là của Hồ Chí Minh. Về vấn đề này, xin mời qúy vị đọc cuốn Truyền thoại Triều đại Hồ Chí Minh đăng hàng tuần trên Diễn Đàn Cựu Sinh viên Quân y Hiện dịch có riêng một chương về tập thơ này.

Trong các hoạt động về truyền thông phải kể tới Tập san Y sĩ Canada phát hành từ ngay năm 1975 và vẫn được tiếp tục tới hiện nay là 43 năm và là niên trưởng của tất cả các tạp chí tại hải ngoại, tập san không phải chỉ diễn tả các sinh hoạt trong y giới mà bao trùm các lãnh vực khác về văn hóa và chính trị, được viết bởi các bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng,Từ Uyên, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Văn Hoàng, Phạm Hữu Trác, Nguyễn Thanh Bình, Thân Trọng An, Nguyễn Lương Tuyền, Nguyễn Vĩnh Đức, Nguyễn Trùng Khánh, Lê Thành Ý với những tranh bìa đặc sắc, bác sĩ Nguyễn Đương Tịnh, một chuyên gia và dịch giả Thơ Đường, nhà văn Trang Châu từng được giải thưởng về văn học của VNCH qua tập truyện Y sĩ Tiền tuyến. Bác sĩ Tịnh cùng một nhóm các đồng nghiệp đang soạn thảo một cuốn từ điển Anh Việt để bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong sáng đang bị một số người Việt Nam trong nước biến thái với những từ ngữ quái lạ. Bác sĩ Trác còn là chủ nhiệm tạp chí Truyền Thông thường có các bài sưu khảo giá trị về văn nghệ và lịch sử. Một cây bút chống cộng không mệt mỏi là bác sĩ Trần Mộng Lâm đã dùng ngọn bút quật túi bụi cả bọn Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản lẫn quan thầy của chúng. Tại Montréal còn có nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương từng một thời làm say đắm bao con tim với những bản nhạc tình tứ lãng mạn.

Tóm lại người Việt Nam đã làm cho văn hóa Canada thêm đa dạng và khởi sắc cùng với những người di dân thuộc các sắc tộc khác. Những thế hệ sau chắc sẽ còn góp phần đắc lực hơn thế hệ đầu rất nhiều.

 

Chính trị

Người Canada gốc Việt thường tham gia tích cực trong chính trị tại nước mới Canada và nhất là trong nước cũ Việt Nam. Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2000, 57% người Canada gốc Việt có đủ điều kiện cho biết họ đă tham gia bầu cử, và 51% cho biết họ đă tham gia trong cuộc bầu cử cấp tỉnh bang trước đó.

Hầu hết người Canada gốc Việt rất quan tâm về t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam. Như những nhóm người Việt tị nạn ở các quốc gia khác, hầu hết người Canada gốc Việt không có thiện cảm đối với chính phủ cộng sản tại Việt Nam. Hầu hết các tổ chức và đoàn thể của người Việt tại Canada đều công khai chỉ trích chế độ hiện hành tại Việt Nam, không công nhận cờ đỏ sao vàng và quốc ca hiện hành.

Mặt khác, có một số rất ít tổ chức cánh tả ủng hộ chế độ, chủ trương hòa hợp hoà giải và kêu gọi Việt kiều đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước. Những tổ chức này được lănh đạo bởi một số cựu học sinh đă đến Canada trong thập niên 1960. Trong những năm gần đây, các tổ chức này đă đóng vai tṛ mới trong việc đón nhận các du học sinh từ Việt Nam - những người này chỉ ở Canada tạm thời và không có liên lạc với cộng đồng người Việt hải ngoại tại địa phương

Nhiều người Canada gốc Việt hằng năm tham gia các sự kiện có treo cờ vàng ba sọc đỏ và hát bài quốc ca của Việt Nam Cộng Ḥa, riêng tại Toronto mỗi năm nhằm ngày 30.4 thường đều có tổ chức lễ chào cờ của VNCH tại toà thị chính Toronto. Đại đa số không có thiện cảm với chế độ cộng sản, nhưng nhiều người đă về Việt Nam thăm thân nhân và một số khác đă hoạt động thương mại tại quê hương.

Ông Ngô Thanh Hải, một thượng nghị sĩ gốc Việt, đă khởi xướng Đạo luật về Ngày hành tŕnh đi đến Tự do (S-219) và được Quốc hội Canada bỏ phiếu tán thành. Đây thực sự là một việc làm đáng ca ngợi nhưng một số người tỵ nạn VN lại bất bình vì họ cho phải gọi ngày 30.4 là ngày Quốc hận mới đúng. Nói thì dễ nhưng thử hỏi làm sao quốc hội Canada có thể ra luật gọi ngày 30.4 là ngày Quốc hận được và có nước nào làm luật được như vậy chưa, ngay cả tại Hoa Kỳ là nước có cả triệu dân VN tỵ nạn?

Một tổ chức chính trị có uy tín và uy thế hiện nay trên thế giới là Phong trào Hiến chương 2000 do TS Nguyễn Bá Long là tổng đại diện kiêm Phát ngôn viên đã ra đời từ năm 2000 với sự cộng tác của các giáo sư Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Cao Hách, Mai Thanh Truyết, Lê Mộng Nguyên chủ trương một đường lối duy nhất rõ ràng là diệt Cộng để cứu nước và muốn chống Trung Cộng chỉ có phương cách là diệt Việt cộng đã được rất đông người Việt tỵ nạn hưởng ứng. Tổ chức có hai tờ báo, một về chính trị và văn hóa là ĐỐI LỰC, một về kinh tế là KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG vì tổ chức chủ trương phải chống cộng trên mọi mặt trận.

Ta không thể kể hết các hội đoàn tại hải ngọai nói chung và Canada nói riêng, đa số thường là các hội ái hữu, hoặc là ái hữu đồng hương hay ái hữu đồng trường như cựu học sinh Chu Văn An, Petrus Ký, Chasseloup Laubat hay cựu nữ sinh Trưng Vương, Gia Long, Marie Curie. Những hội đoàn này thường vẫn trương cờ VNCH nền vàng ba sọc đỏ và hát quốc ca “ Này Công dân ơi...”

Khoa học và kỹ thuật

Trong lãnh vực này nổi bật nhất là các nghiên cứu và thành qủa của kỹ sư Trương Công Hiếu về kỹ thuật đúc tiền. Tiến sĩ Trương Công Hiếu được coi là một công dân Canada gốc Việt gương mẫu, thành công, là một trong những người có công đầu đưa Royal Canadian Mint Công Ty Đúc Tiền Hoàng Gia Canada trở thành nổi tiếng thế giới về kỹ thuật đúc tiền bằng phương pháp hiện đại. Trong niên giám có tên Royal Canadian Mint 100 Years of History, tiến sĩ Trương Công Hiếu được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thay đổi hệ thống đúc tiền bằng kỹ thuật dùng kim loại và thép để làm cho đồng tiền mỏng hơn, nhẹ hơn và không bị rỉ sét.

Năm 2013, tại lễ khánh thành một nhà máy đúc tiền ở Winnipeg, Canada, tên tiến sĩ Trương Công Hiếu được trang trọng gắn lên mặt tiền với hàng chữ: Dr. Hieu Truong Centre of Excellence.

Xuất thân từ trung học Jean Jacques Rousseau, Sài G̣n, đậu tú tài toàn phần ban Toán năm 1959, ông Trương Công Hiếu lên đường du học Hoa Kỳ, theo ngành kỹ thuật tại đại học New York. Đậu thủ khoa với bằng kỹ sư, ông tiếp tục học lấy bằng Master về kỹ sư hóa học cũng tại New York University.

Trở về nước năm 1964, ông Trương Công Hiếu dạy học tại trường Cao Đẳng Hóa Học và trường Cán Sự Hóa Học thuộc Trung tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường Cán Sự Hóa Học Phú Thọ.

Năm 1967 ông trở lại Hoa Kỳ, lấy bằng tiến sĩ kỹ sư năm 1971. Sau đó, ông sang Canada làm giám đốc kỹ thuật Groupe Victoriaville, một công ty chuyên sản xuất bàn ghế và vật dụng bằng nhựa ở Quebec.

Năm năm sau, rời Groupe Victoriaville, ông Trương Công Hiếu sang làm giám đốc sản xuất cho công ty Bombardier của Đức ở Canada, chuyên sản xuất loại xe chạy trên tuyết (Snowmobile), xe chạy dưới đường hầm(subway) và phi cơ phản lực đường bay ngắn (Canada Air Regional Jet).

Đến năm 1978, tiến sĩ Trương Công Hiếu vào làm việc cho Royal Canadian Mint, Công Ty Đúc Tiền Hoàng Gia Canada, được thành lập năm 1908 tại thủ đô Ottawa. Đây là cơ sở lâu đời chuyên sản xuất tiền kim loại đồng thời tinh chế vàng ṛng từ các tỉnh bang chuyển về như Quebec, Ontario, Manitoba, Bắc Alberta và British Columbia.

Thoạt đầu, tiến sĩ Trương Công Hiếu giữ chức giám đốc sửa chữa máy móc và sản xuất khuôn đúc tiền. Sau một thời gian, ông được đôn lên chức Giám Đốc Kỹ Thuật Trong 35 năm phục vụ trong Công Ty Đúc Tiền Hoàng Gia Canada, tiến sĩ Trương Công Hiếu là người lần lượt sửa đổi và thực hiện những kỹ thuật mới mà chưa một nhà máy đúc tiền nào trên thế giới có được lúc đó:

Ông cũng là người đầu tiên đă phát minh kỹ thuật in màu trên đồng tiền kim loại lưu hành bằng cách sử dụng tia laser để đổi màu trên tiền kim loại:

“Ngay cái đồng tiền bên Mỹ chưa có mà bên Canada đă có rồi là đồng tiền 2 đô la Canada mà có 2 màu vàng và trắng. Hiện nay th́ nhiều nước trên thế giới đă dùng cái h́nh thức mà tôi là người đầu tiên trên thế giới có bằng sáng chế và đưa kỹ thuật đó vào ngành đúc tiền.”

 

Năm 2006, tiến sĩ Trương Công Hiếu được bổ nhiệm chức Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Ban Khảo Cứu, trở thành viên chức cao cấp nhất trong lănh vực đúc tiền của Canada.

Nhà Máy Đúc Tiền Hoàng Gia Royal Canadian Mint chuyên sản xuất tiền xu để lưu hành và đồng phôi với cao độ dập tự động cho hơn 80 quốc gia trên thế giới tại cơ sở đúc tiền ở Winnipeg.

 

Bên cạnh đó, kỹ thuật đúc tiền xu để lưu niệm và những đồng quí kim có giá trị cao như vàng, bạc, bạch kim... gọi chung là tiền đầu tư trên thế giới, th́ được sản xuất tại cơ sở lịch sử Ottawa. Nói một cách khác, cơ sở đúc tiền chính trực thuộc Bộ Tài Chính nằm ở Ottawa và có một nhà máy lọc vàng cũng ở Ottawa. Nhà máy đúc tiền thứ ba ở thành phố Winnipeg, nơi một cơ sở hiện đại được xây lên từ 2013 là Dr. Hieu Truong Centre of Excellence, khánh thành năm 2013, để vinh danh người đă cải tiến kỹ thuật và hệ thống đúc tiền xu lưu hành lẫn tiền kim loại dành cho lưu niệm.

Suốt 35 năm làm việc cho Royal Canadian Mint Nhà Máy Đúc Tiền Canada, tiến sĩ Trương Công Hiếu có 10 bằng sáng chế được ghi nhận là xuất sắc.

Tính đến lúc này, ngoài Canada, nhiều cơ sở đúc tiền xu trên thế giới như Singapore, New Zealand, Barbados, Ghana, Ethiopa, Thái Lan, Philippines, Venezuela, Panama, Albanie, United Emirates đang sử dụng kỹ thuật đúc tiền qua công tŕnh phát minh của tiến sĩ Trương Công Hiếu.

 

Năm 2012, tác giả quyền sách có tên Story of World Money Fair, ông Albert M. Beck, chủ tịch kiêm sáng lập viên của Hội Chợ Quốc Tế Về Tiền tệ tại Berlin, Đức, viết rằng “Trong 40 năm qua người bỏ công lao nhiều nhất cũng như đóng góp rất nhiều kiến thức mới nhất vào ngành đúc tiền trên thế giới chính là tiến sĩ Trương Công Hiếu của Nhà Máy Đúc Tiền Hoàng Gia Canada”.

Có thể nói không ngoa rằng tiến sĩ Trương Công Hiếu là trường hợp người Việt Nam duy nhất hoạt động trong lănh vực đúc tiền ở một đất nước tân tiến như Canada với một chức vụ cao trọng cấp và nhiều bằng sáng chế có giá trị thực dụng.

Đối với những người Canada gốc Việt, tiến sĩ Trương Công Hiếu đă làm rạng danh di dân Việt trên đất nước Canada mà họ nhận là quê hương tươi đẹp thứ hai của ḿnh.

 

Động lực của cuộc tỵ nạn 

Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn thuyền nhân và các nguồn khác, tác giả Nguyễn Văn Canh cho rằng một số nguyên nhân sau đây có thể là nguyên nhân khiến chính quyền Việt Nam chấp nhận t́nh trạng vượt biên ồ ạt, bao gồm:

1-Khó khăn kinh tế trong khi nhà nước cần ngoại tệ; người ra đi chính thức và bán chính thức phải dùng tiền để mua vé ra nước ngoài

2-Chính phủ quốc hữu hóa tài sản của tầng lớp tư sản và người Hoa.

3-Thành phần xă hội chống đối hoặc không tin cậy được sẽ tự rời khỏi Việt Nam như trường hợp Hoa kiều (trong bối cảnh Việt Nam đang có chiến tranh với Trung Quốc). Theo một thống kê, 2/3 trong số hơn nửa triệu thuyền nhân xuất phát từ Việt Nam là Hoa kiều.

 

4-Gây áp lực chính trị với khối ASEAN.

 

5-Gây áp lực với Hoa Kỳ để buộc Hoa Kỳ thực thi lời hứa viện trợ tái thiết thời hậu chiến như ghi trong Điều 21 của Hiệp định Paris 1973.

 

6-Gia tăng lượng hàng hóa và hiện kim số người Việt ở hải ngoại gửi về cho thân nhân trong nước. Hàng năm, những người Việt Nam từ khắp các nước gửi về một số ngọai tệ hiện nay lên trên 14 tỷ Mỹ kim. Phải công nhận là đảng CSVN đã mưu mẹo rất khôn khéo trong vịêc tổ chức các cuộc vượt biên, vừa vớ được bao nhiêu tiền và vàng của người muốn vượt biên, vừa lấy được các bất động sản của họ và bây giờ ngồi mát ăn bát vàng dâng tới mõm của các khúc ruột thân thương ngoài ngàn dặm.

 

7-Chấp nhận một việc đă rồi, v́ lực lượng hải quân nhỏ bé của Việt Nam không thể kiểm soát được hết 3.200 km duyên hải.

Theo Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) th́ trong khoảng thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995796.310 người từ Việt Nam tị nạn bằng đường biển. Cũng theo số liệu của tổ chức này, trong khoảng thời gian 1975-1995 đă có 849.228 người từ Đông Dương vượt biên bằng đường biển hoặc đường bộ (tính cả người Campuchia). Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đă có 250.000 người từ Việt Nam và Campuchia tới tá túc trên đảo Galang. Tuy tới từ Việt Nam, nhưng theo thống kê th́ 2/3 số người vượt biên là người gốc Hoa chứ không phải là người Việt.

Theo quan điểm của ngụy quyền cộng sản Việt Nam th́ việc vượt biên là do các thế lực đế quốc thù địch với Việt Nam (ngầm chỉ Mỹ và Trung Quốc) muốn phá hoại làm suy yếu đất nước, ḥng mở cuộc gây hấn với Việt Nam.(?)

          Thế hệ thứ hai của những người tỵ nạn Việt Nam tương đối khá thành công, họ đã chứng kiến cuộc sống cực nhọc của bố mẹ khi tới đất mới lập nghiệp và hi sinh bản thân để cho con cháu có đủ điều kiện học hành và thành đạt.

Những người tỵ nạn Việt Nam đều tỏ lòng biết ơn xứ Canada đã cưu mang họ nhưng họ cũng không quên gốc nguồn. Tại Ottawa đã có d án “ Viện bảo tàng thuyền nhân”, có đài kỷ niệm thuyền nhân, một bà mẹ Việt mặc áo bà ba bồng con đi tỵ nạn. Tại Vancouver có tượng đài thuyền nhân là một cặp vợ chồng với một đứa con thơ. Tại Toronto cũng đang có Uỷ ban xây đài kỷ niệm thuyền nhân và công trình đang tiến triển khả quan theo lời kỹ sư Đàm Trung Phán.

Những người VN tỵ nạn cuối cùng

Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc  đã tuyên bố đóng cửa các trại tỵ nạn của các thuyền nhân từ 2001 và các quốc gia cũng từ đó không tiếp nhận người tỵ nạn nữa. Tuy nhiên tối 23 .9. 2016, đồng hương tại Toronto đã đến phi trường quốc tế Pearson đón 19 người Việt tỵ nạn vừa bước vào cuộc đời mới tại Canada sau hơn 25 năm sống đời vô tổ quốc – Stateless people – tại Thái Lan.

Đây là phần lớn đồng bào của đợt cuối cùng gồm 28 trong số 113 người Việt tỵ nạn được chính phủ Canada cho định cư nhân đạo dưới sự bảo trợ của VOICE, Liên Hội Người Việt Canada và VOICE Canada. Chín người c̣n lại đang trong thời gian điều trị nhằm hội đủ điều kiện sức khỏe để được xuất cảnh.

Hầu hết họ là những người trốn chạy chế độ Cộng Sản, vượt biên bằng thuyền hoặc bằng đường bộ qua ngả Cambodia đến Thái Lan, sau đó đă chống lại lệnh cưỡng bức hồi hương, trốn ra khỏi các trại tỵ nạn khi các trại tại đây đóng cửa vào cuối những năm 1980, phải sống cuộc đời “Vô Tổ Quốc” trên đất Thái trong hơn 25 năm qua.

Xúc động trước cảnh đời trôi nổi vô định của những người Việt vô tổ quốc này, từ năm 2006, Luật Sư Trịnh Hội, giám đốc điều hành VOICE đă cùng Liên Hội Người Việt Canada vận động chính phủ Canada cho phép họ được định cư. Kết quả là 113 người đă được chấp thuận tỵ nạn nhân đạo trong khuôn khổ bảo trợ tư nhân (private sponsor).

Kể từ tháng 11. 2014 đến nay, nhiều đợt gồm 85 đồng bào lần lượt đă được định cư tại Toronto, Vancouver, Calgary, Edmonton và Ottawa. Nhờ bảo trợ của VOICE Canada và các ân nhân đồng hương, hiện tất cả số đồng bào đến trước này đă ổn định cuộc sống tại quê hương mới. Trước đó ít ngày, Luật Sư Trịnh Hội cùng đại diện VOICE tại Thái Lan đă tập hợp đồng bào từ các nơi về Bangkok, hoàn tất các thủ tục xuất cảnh cuối cùng, trong đó có việc tất cả đồng bào phải bị giam trong ICD – Immigration Detention Centre, như một h́nh phạt bắt buộc đối với những ai cư trú bất hợp pháp trước khi được ra khỏi Thái Lan. Cùng về đến phi trường là nhạc sĩ Nam Lộc, một cựu chuyên viên định cư tỵ nạn nhiều kinh nghiệm, người đă t́nh nguyện đến Bangkok, Thái Lan từ nhiều ngày qua để giúp đồng bào làm thủ tục và đưa dẫn đến tận Toronto.

Nói chuyện với phóng viên Người Việt tại phi trường Toronto, ông Nam Lộc cho biết: “Tôi sung sướng, măn nguyện đă được góp phần vào chuyến đi này. Tôi từng đón các đồng bào người Việt tỵ nạn đầu tiên đến Mỹ sau năm 75 và giờ đây, tự hào được đón chuyến đi định cư gần như cuối cùng của những người Việt tỵ nạn tại Thái Lan, đóng lại một trang sử tỵ nạn đầy bi thương của người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau năm 1975.”

CHÚ GIẢI

- Từ Thanh Hà là con BS Từ Uyên, là phóng viên các báo Globe& Mail, Ottawa Citizen và La Gazette. Đây là một trường hợp hổ phụ sinh hô tử vì bác sĩ Từ Uyên là một nhà báo, nhà khảo cứu nổi tiếng trong giới Y nha dược sĩ Việt Nam. Anh đã từng phụ trách Trang Thanh niên và Sinh viên của Nhật báo TỰ DO ngay từ thời còn là sinh viên và tiếp tục sau khi ra trường. Sang Canada anh từng là chủ bút Tập san Y sĩ Canada cái thuở ban đầu và viết nhiều bài cho các tờ báo khác.

- BS Lê Văn Sắc nói về quảng cáo thuốc của các lang băm : “Tụi lang băm nầy có thể thuê mướn những tên MC nổi danh (trên các DVD ca nhạc) hay các ca sĩ nổi danh Việt kiều vài ngh́n đô la, để đứng ra quảng cáo cho thuốc "thần dược" của họ. 

Khi chúng ta thấy hay nghe hay đọc thấy những kẻ nổi danh ấy, th́ chúng ta hoàn toàn tin tưởng đúng là thần dược, nghĩ rằng danh ca XYZ hay MC NNN không bao giờ lường gạt họ.  Như vậy khi mua "thần dược" ấy về, uống vào …th́ kể như chúng ta giao sanh mạng của chúng ta cho những tay lang băm nầy...” 

- Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung trước khi gia nhập trường Sĩ quan Không quân Nha Trang năm 1970 đã là đảng viên đảng Lao Động từ 1969 và được đảng chỉ thị gia nhập không quân VNCH.

- Tàu Trường Xuân sau khi chuyển tất cả thuyền nhân lên tàu Đan Mạch thì bỏ mặc lênh đênh trên biển tới một tháng sau mới có người thấy và kéo vào Hồng Kông trên đó còn lại thi hài của cựu đại tá Wòng A Sáng.

- Tàu Việt Nam Thương Tín sau trở về Việt Nam mang theo 1,546 thuyền nhân tỵ nạn trong đó có nhạc sĩ Trường Sa, do Hải quân Trung tá Trần Đình Trụ chỉ huy. Tàu khởi hành từ Guam ngày 16.10.1975 về tới Vũng Tàu ngày 27.10 nhưng tất cả đều bị Việt Cộn g tống giam vào trại tù Phú Khánh vì nghi ngờ là CIA chứ có ai lại bỏ “ thiên đường”mà về “ địa ngục” bao giờ, riêng trung tá Trụ thì bị tù 13 năm. Tuy nhiên chính phủ Mỹ thương tình cho phép những người trở về trên tàu VNTT mà bị tù từ ba năm trở lên được nhận sang Mỹ theo chương trình HO và Trung tá Trụ đã cùng gia đình tới Mỹ năm 1991.

- Canada: miền đất với đúng Tam Dân Chủ nghĩa: Độc lập, Tự do và Hạnh phúc. Trên thống kê quốc tế, Canada đã được coi là một trong những nước người dân cảm thấy sung sướng nhất. Thống kê mới đây, thực hiện năm 2018 vẫn xếp Canada vào hạng thứ nhì sau có nước Thụy Sĩ như bảng liệt kê dưới đây:

          Thụy Sỹ

o    Thủ đô: Bern

o    Dân số: 8.372 triệu

o    GDP: $US659.8 tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 60,374

  Canada

o    Thủ đô: Ottawa

o    Dân số: 36.3 triệu

o    GDP: $US1.5 ngh́n tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 46,441

Đức

o    Thủ đô: Berlin

o    Dân số: 82.7 triệu

o    GDP: $US3.5 ngh́n tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 48,449

 Anh quốc

o    Thủ đô: London

o    Dân số: 65.6 triệu

o    GDP: $US2.6 ngh́n tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 42,421

Nhật Bản

o    Thủ đô: Tokyo

o    Dân số: 127 triệu

o    GDP: $US4.9 ngh́n tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 41,220

Thụy Điển

o    Thủ đô: Stockholm

o    Dân số: 9.9 triệu

o    GDP: $US511 tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 49,759

Úc

o    Thủ đô: Canberra

o    Dân số: 24.1 triệu

o    GDP: $US1.2 ngh́n tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 48,712

Hoa Kỳ

o    Thủ đô: Washington

o    Dân số: 323.1 triệu

o    GDP: $US18.6 ngh́n tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 57,608

 Pháp

o    Thủ đô: Paris

o    Dân số: 66.9 triệu

o    GDP: $US2.5 ngh́n tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 42,336

 Ḥa Lan

o    Thủ đô: Amsterdam

o    Dân số: 17 triệu

o    GDP: $US770.8 tỷ

GDP b́nh quân đầu người: $US 51,249

 

Tham luận của TỪ UYÊN

An cư và lạc nghiệp tại Montreal Quebec

Bạn Hoàng ngoc Khôi đă nhận định nhiều về đại cương t́nh trạng người tị nạn tại Canada trên từng giai đoạn và kể khá nhiều về các bạn chọn sống tại Toronto, tôi nghĩ cũng xin góp phần kể thêm những thành tựu của người Việt tại Montreal và vài nơi khác. Bài này có thể hơi dài v́ người viết liên hệ với nhiều tổ chức nhờ đó quen nhiều giới tại điạ phương này. 

Trước khi có các đợt tị nạn năm 1975 và các năm kế tiếp, Montreal đă có một số nhỏ người di dân theo các nữ tu sĩ gịng Carmen giáo phận Thái hà. Năm 1966 khi qua đây theo học Y tế công cộng tôi có may mắn gặp một bà nay c̣n sống, bà qua đây từ 1954, và sau này thành hôn với Giáo sư Bùi Th. T. bạn học trung học của anh Trần văn Kim, như vậy khi bà tới đây chắc chừng 16 tuổi. Bà rất được các bạn du học qua chương tŕnh Colombo hoặc tự túc mến chuộng v́ bà chỉ dẫn những điều cần biết khi tới Montreal và nhiều khi bà c̣n giúp các sinh viên đi tự túc kiếm thêm việc làm.

Các sinh viên tự túc do gia đ́nh gửi qua nhiều sau khi Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm bị sát hại, trong thời gian 1964 tới 1974 và không cần điểm số cao như trước và được chuyển ngân 150 dollars một tháng nhưng được Canada cho phép làm việc mỗi tuần chừng 20 giờ. Con các gia đ́nh sung túc có thể với 150 dollars đủ học và ăn ở. Trái lại nếu gia đ́nh lợi tức ít, các vị đó bắt buộc con em chỉ được chi tối đa một nửa số tiền chuyển ngân hàng tháng c̣n phân nửa c̣n lại mang bán cho người cần với giá chợ đen và nhờ phương thức này có tiền sử dụng tiếp cho tháng sau. Như vậy gia đ́nh chỉ phải bỏ ra 150 dollars lần đầu và những du học sinh mang tiếng tự túc này với mức 75 dollars c̣n lại, bắt buộc phải đi làm thêm v́ vậy học tŕnh lâu hơn và học lực không cao bắng các sinh viên khác. Tôi chỉ được biết t́nh trạng này khi qua Montreal học Y tế công cộng năm 1966

Trở lại t́m hiểu tại sao người tị nạn tới Canada và nhất là Montreal. Tin này chúng tôi được biết ngay khi được rời trại ASAN ngày 02-05-1975. Chúng tôi đă nghe tin Hoa kỳ trước đợt sóng di tản ngay vài ngày đầu đă quá mức dự trù nên đă nhờ Canada nhận dùm chừng 5000 người và h́nh như Hoa kỳ hứa đài thọ mọi kinh phí. Và ngay ngày 01 Mai 1975 Canada đă nhận lời v́ trước đây trong đầu tháng Avril 1975 chính phủ Canada đă gửi tới các gia đ́nh quen biết 3500 bản thông báo sẽ nhận người Việt khi cần di tản, nhưng không thực hiện nổi cuộc di tản sớm này v́ chính phủ Việt Nam cấm thanh niên dưới 42 tuổi xuất ngoại. Phái đoàn và máy bay Canada đă trở về không. Tin này rất ít người biết ngoài một số cựu sinh viên du học Canada và vài gia đ́nh có con sinh ra tại Canada và đă được Toà Đại sứ Canada cấp thông hành giả, nhưng khi qua Hong Kong những thông hành này được thu hồi.

Trong khi đó ngày 17 tháng Avril 1975 tên đồ tể Kissinger đă gửi văn thư mật cấm Đại Sứ Martin không cho di tản bất cứ một người Việt nào dù cấp nào hay làm việc với cơ quan Hoa kỳ kể cả CIA. Tuy nhiên chỉ sau đó vài ngày lệnh này được hủy bỏ và thay thế bằng văn thư ngày 23-Avril 1975 cho phép di tản tạm chừng 5000 gia đ́nh có liên hệ với Hoa kỳ như vậy chỉ  dự trù chừng 35.000 người gồm nhân viên và gia đ́nh họ.

Những người chọn đi Canada thường gồm có những người đă có thân nhân tại xứ này hay những người đă qua đây du học hay tu nghiệp và những người muốn ra khỏi trại tạm cư mau chóng. Đạo luật Indochina Migration and Refugee act ngày 23 tháng 05 1975 mới được chấp thuận và người muốn định cư ở Hoa kỳ cần các cơ quan tôn giáo hay tư nhân bảo trợ và sau ngày này mới thực sự thấy xứ cờ hoa..

Cũng có thể v́ lư do đó một số người tị nạn không muốn trú ngụ lâu tại các trại tại Hoa kỳ đă có một số xin đi Pháp hoặc đi Canada. Pháp cho vào dễ dàng v́ thân nhân người tị nan đă định cư ở Pháp nhiều và người đi Pháp không trở ngại ngôn ngữ.

Số người chọn Canada v́ biết Canada đă gửi máy bay qua Saigon giúp di tản nhưng không thành và sau khi chính phủ Canada mở văn pḥng nhận di dân đi Canada, ngay lập tức một số người đă tới ghi danh, có người được chở thẳng từ Guam tới Montreal nhưng phần lớn tới từ Pendleton v́ trại này mới thành lập ngày 29 tháng Avril nay đă tràn ngập.

Theo vài nguồn tin, số người đầu tiên tới từ Guam ngày 06-05-1975, nhưng đích xác khi chúng tôi tới ngày 09-05-1975 đă thấy gia đ́nh dân biểu Nguyễn hữu Chung và anh Lê Đại Quang. Các anh này cho biết  là những người đầu tiên tới thẳng từ Guam ngày hôm trước và nhóm chúng tôi gồm chừng 50 gia đ́nh như G.S Đào đức Hoành, các B.S Nguyễn văn Huệ, Trần văn Thọ, Tạ thanh Giang, Dược sĩ Hà thị Phấn và một số khác là nhóm đầu tiên tới từ Pendleton qua Toronto rồi Dorval và được các anh em sinh viên đón tiếp và chỉ dẫn khi tới cư trú tại Khách sạn Queen nay đă cũ và phá hủy. Tại khách sạn này lần lượt các nhân viên cơ quan di trú Liên Bang và Tỉnh Bang tới làm thủ tục và cho biết các bằng cấp đậu ngoài Canada và Hoa kỳ không được công nhận và cơ quan hướng nghiệp sẽ chỉ dẫn những chỗ làm hợp với  tŕnh độ chung cuả người di trú nghĩa là làm với lương tối thiếu, riêng nhân viên Bộ di trú Quebec c̣n cho biết phải lên văn pḥng bà Allard phụ trách khảo sát tŕnh độ Pháp ngữ chiếu theo luật 22 của Quebec ban hành năm trước. Chúng tôi tuân theo và được cấp ngay chứng chỉ thạo Pháp ngữ. Chứng chỉ này rất cần thiết nếu sau này có cơ hội  xin việc cao hơn .

Cơ quan di trú cho biết mọi người đều được trú ngụ tại Queen ba ngày và cho mỗi gia đ́nh 50 dollars canadien sắm đồ đạc. Muốn có việc làm xin gặp ông Arbour phụ trách chỉ dẫn các nơi làm dĩ nhiên lương tối thiểu ngày đó 2,50 dollar một giờ. Nếu tự xin việc khá hơn xin tùy tiện. Các học sinh sẽ được học miễn phí tại các lớp tiếp liên ngay và có xe đưa đón tại nhà.

Và như vậy cuộc đời mới đă bắt đầu.

Việc làm rất nhiều nhưng lương bổng thấp như đă được cho biết. Riêng các bạn đậu kỹ sư kiếm việc dễ nhất v́ công cuộc xây cất sân vận động cho Thế vận hội đang cần nhiều chuyên viên và các anh có ngay công việc với lương bổng cao tương đương với kỹ sư bản xứ nên đời kỹ sư lên hương ngay tức khắc.

Các di dân trong các ngành Y, Dược, Luật, Hành chánh, Giáo chức v.v.chẳng phân biệt giới nào được chỉ định các chỗ bơm xăng, rửa chén, giữ và lái xe tại các băi đậu xe, y công các bệnh viện,và dược sĩ nào trước đây có tham gia chương tŕnh thí nghiệm viên cho các nhà thương Mỹ tại Việt Nam được nhận ngay với mức lương chuyên viên khá đầy đủ.

Dĩ nhiên Canada khi phỏng vấn số người tị nạn đầu tiên chỉ nhằm người có tŕnh độ học vấn cao và thành phần trên trung lưu nên ai cũng chấp nhận tạm các công việc tạm sống và chờ dịp tiến thủ nên vui vẻ nhận việc nhất là các bà vợ cũng cố gắng nhận nhiều công việc mới. Cũng may con em đă được đi hoc đưa đón miễn phí và chi phí tại Montreal cũng không cao. Giá xe bus 25 xu cho người lớn, trẻ em 10 xu hay đi không cũng không bị cấm. Báo 25 xu một số. Con trai anh Phạm hữu Khoát và con trai tôi dạy sớm đi phát báo trước khi đi học và kiếm thêm tiền túi.

Các bạn và chúng tôi nhận ngay những ǵ nhân viên bộ di trú ban cho v́ ít nhất có mức sống dù c̣n chưa khả quan nhưng nhờ tự do sinh hoạt nên an cư rồi sẽ t́m cách tiến thân. Và thật vậy chỉ ba năm sau nhiều gia đ́nh đă mua nhà, ban đầu quanh khu Côte des Neiges, Notre Dame de Grâce, sau này Pieeronds, Dollard des Ormeaux và nay phần lớn các y sĩ chuyên khoa đang trú ngụ tại Ville Mont Royale và Wesmount. Gần đây nhất khu Bois Franc (Tân Saint Laurent ) mới mở lại là nơi các tân triệu phú chọn làm nơi cư trú.

Thức ăn Việt Nam

Canada khi nhận số người đầu tiên thường chọn người học vấn tương đối khá nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt. Cơ quan di trú cũng chú ư cho nhập cư những người có sẵn số tiền đủ bắt đầu tự khai thác thương mại.

Tôi tuy dọn ra ngoài nhưng hay lui tới khách sạn Queen t́m các bạn, và vài hôm sau ngạc nhiên khi gặp gia đ́nh một người bạn học vấn không cao nhưng làm ăn rất thành công ở Saigon. Khi quân đội Hoa Kỳ qua, anh xây cất được một cao ốc cho Mỹ thuê và sau 10 năm khai thác anh đă có một trương mục lớn tại Hong Kong và số mỹ kim sẵn có tại trong nước. Anh hay tin số Tử vi và khiến tôi cũng lây bệnh tin tưởng này. Và cũng thấy khá đúng nhưng chỉ nhận thức qua hậu nghiệm. Anh bạn này cũng thắc mắc khi ông thày Kim cho biết anh sẽ rất giàu nhưng khi chết sẽ được chôn cất nơi đầy tuyết.  Ngày đó anh và tôi không tin. Nay gặp anh tại khách sạn Queen anh cho biết khi phái đoàn Canada thấy anh ghi danh đă hỏi anh sẽ làm ǵ khi được nhận. Anh đưa ngay sổ compte và cho biết có đủ không? Và dĩ nhiên anh được nhận và khi gặp lại tôi anh cho biết sẽ kiếm cách khởi nghiệp. Chỉ sau đó một tuần anh theo tôi về khu Edouard Montpetit và mua ngay một chiếc xe Volkswagen (Wolswagen) cũ, xin việc giao thức ăn cho một tiệm ăn để học nghề. Vài tháng sau anh cho biết anh đă mua lại tiệm này và có ư định mở tiệm phở. Và tiệm phở Việt Nam ra đời chừng sau 3 tháng định cư. Anh khuyến mại cũng cao siêu, mời bạn khu phố tới ăn miễn phí trong tuần đầu, nhưng ai khi tới ăn cũng trả tiền tượng trưng và như thế tiệm phở đông dần. Anh không ngưng tại đó, bán tiệm này cho hai anh em sinh viên tới từ Grenoble và anh qua Nhật quan sát và khi về Hai tiệm Sushi đầu tiên xuất hiện tới nay c̣n tồn tại. Làm ăn thật khá nhưng sau anh cũng lâm bệnh và qua đời đúng số:” anh chết và chôn nơi xứ tuyết.”

Một anh bạn khác cũng thử làm bánh cuốn và cũng thành công. Tiệm bánh cuốn rất nổi tiếng và khi anh mất, chủ sau khai thác không bằng gia đ́nh anh và nay đă đóng cửa.

Ngày nay các tiệm phở và hàng ăn Việt nam có rất nhiều và mở internet ta thấy đủ loại nhưng tôi kể lại hai tiệm ăn Việt nam đầu tiên tại Montreal để ôn kỷ niệm.

Giáo dục

Con em cuả người tị nạn Canada thật được ưu đăi. Tất cả đều được học miễn phí tới mức Trung học và chỉ phải trả học phí khi lên CEGEP một cơ sở học đặc biệt tại Quebec nhằm đào tạo sinh viên lên Đại học nếu học ban hướng dẫn này hai năm, c̣n muốn trở thành chuyên viên cấp 1 sẽ theo học ban ba năm dành cho kỹ thuật.

Sinh viên c̣n có thể nếu gia đ́nh chưa khá giả được mượn tiền trả học phí không có múc lời và hoàn trả dần khi có việc làm. Học phí Quebec thấp nhất so với các tỉnh bang khác. Và do đó ta sẽ nhận thấy con em nếu thích học chắc chắn sẽ thành công.

Trường Đại học Mc Gill là trường danh tiếng nhất ngang ngửa University of Toronto và có uy tín hơn các Đại học khác.

Sinh hoạt hội đoàn

Các hội đoàn người tị nạn tại Montreal rất nhiều tùy theo nghề nghiệp, trường học cũ, địa phương sinh quán, hay đặc thù ca nhóm nên rất đa dạng và có người là hội viên của cả ba bốn hội.

Tuy nhiên tất cả đều có đại diện trong một hội lớn nay mang tên “ Cộng đồng người Việt Quốc gia vùng Montreal “ hậu thân của hội Việt Kiều trước đây do sinh viên gốc Việt Nam Cộng Hoà thành lập. Phần lớn các hội đều mang tính ái hữu theo lập trường tị nạn không cộng sản và đứng dưới cây dù của “Cộng đồng”.

Tôi đă viết nhiều bài về nguồn gốc và hoạt động của Cộng đồng từ ngày thành lập do các ông Nguyễn xuân Khương, Phạm hữu Vĩnh, Trịnh vĩnh Điện, Trần văn Phước, Đỗ Giang, Nguyễn văn Công, Nguyễn văn Cường, Dương văn Thụy, Lâm chấn Thọ , Nguyễn quang B́nh, Nguyễn lương Tuyền, Lê Thanh Hương, Phùng văn Hạnh, Trần đ́nh Thắng, Đặng thị Danh và nay là Đào bá Ngọc thay nhau làm Chủ tịch.

Cộng đồng như danh xưng luôn luôn giữ lập trường quốc gia và chống cộng triệt để, không theo một đảng phái nào nhưng tham gia rất nhiều hoạt động giải trừ Việt cộng. Cuộc đón tiếp Linh mục Gelinas bị VC tống xuất đă thu hút cử toạ tới vài trăm trong khi ngày đó người tị nạn tại Montreal chưa quá 2000.

Khi Giáo Sư Trần ngọc Ninh vượt biển và qua thăm Montreal ông cũng được rất đông đồng bào và các y sĩ học tṛ ông dành cho một cuộc đón tiếp nồng hậu. Cuối năm 1978 khi đợt người tới từ tàu Hải Hồng, 600 người trong tuần đă được Cộng đồng tận t́nh tới giúp đỡ. Ông Vơ văn Nhung ở lại trại Longue Pointe cả đêm và tôi cũng trong đêm đó chuyển các bệnh nhân qua Bệnh viện Maisonneuve  và may gặp anh Trần đ́nh Thắng đang trực gác nên việc thông dịch không cần thiết.

Sau này Longue Pointe trở thành nơi đón tiếp mọi người tới sau, Hai anh Hồ sĩ Hiệp, Nguyễn hữu Thông cùng chị Chung Phương Diệp phụ trách chương tŕnh này. BS Nguyễn thế Minh trong khi chờ nội trú cũng được tuyển như nhân viên thông dịch và chỉ dẫn y tế với số luơng lúc này khá hơn: 6,5 dollars một giờ.

Trên phương diện tranh đấu cho Nhân quyền, qua trung gian của Hội Y sĩ và gia đ́nh BS Nguyễn Đan Quế, Cộng đồng đă hăng hái trợ giúp và có mặt tại khắp nơi trên thế giới để tranh đấu cho nhiều nhân vật đang bị tù đày v́ không chấp nhận chế độ cộng sản.

 Tại phiên họp ngày 13 và 14 tháng 06 năm 1989 tại Geneve bàn về thanh lọc và hồi hương người tị nạn, đại biểu của Cộng đồng cùng GS Nguyễn ngọc Bích của Hoa kỳ được coi như hai nhân vật đại diện người tị nạn Bắc Mỹ và đă tranh đấu để các nước nhận thêm người tị nạn. Cộng đồng cũng cố gắng gửi thiện nguyện viên tới tận trại tị nạn để hướng dẫn người tị nạn có thể trả lời những câu hỏi khó khăn mà Cao ủy tị nạn lần này đặt ra rất khó … Buổi biểu t́nh mới đây tại La Malbaie nhân hội nghị kinh tế G7 đă được các giới truyền thông loan đi ngay trong ngày và Thủ tướng VNXH đă không được Thủ tuớng Justin Trudeau tiếp kiến.

Tượng đài kỷ niệm cố Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm do hội Bảo vệ di sản khởi công đă hoàn thành và dân Montreal đă được mời tới tham dự buổi ra mắt tượng đài này ngày Song Thất 07-07 kỷ niệm ngày chấp chánh của vị Tổng Thống đầu tiên của Cộng Ḥa Việt Nam.

Văn Hoá và Truyền thông.

Báo Chân trời mới  thành h́nh tại Guam cũng theo chân người tị nạn tới Montreal và mở đường cho hai tờ báo đâu tiên do hai nhóm trẻ khác nhau ra đời. Tờ Dân Tộc với mục tiêu thử ḍ đường coi thái độ nhà cầm quyền mới đă ngưng sau khi ra được 6 số.

T báo thứ hai tờ Dân Quyền mục tiêu ban đầu chống cộng và hơi có khuynh hướng dựa theo sách Huyết Hoa đă một thời gian được hoan nghênh nhưng bỗng nhiên ngưng xuất bản có lẽ v́ thấy cần theo một xu hướng khác qua bài nói chuyện của anh Chủ nhiệm tại buổi họp do Liên Hội Người Việt tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh năm 1984.

Anh chủ trương mang kinh tế vào đất nước và tin rằng kinh tế sẽ là đ̣n bẩy đy tan cộng sản trong hoà b́nh. Anh vừa thấy Thủ tướng Jean Chretien đi thăm Hà Nội nên anh nghĩ nên có con đường mới. Tờ báo đ́nh bản anh trở về Việt Nam theo tâm tư của  anh  nhưng kết quả ra sao, ngày nay ai cũng biết và ai cũng tiếc anh quá tự tin nên tự hoại.

Ngoài hai tờ báo vưà kể Montreal c̣n rất nhiều báo ái hữu hay chuyên nghiệp ra định kỳ và chủ trương chính cải thiện cuộc sống của hội viên và tăng thêm những mục văn nghệ hay b́nh luận chính trị.

Môt tờ báo mang tên Đi Tới chủ trương không rơ rệt đă mời các nhân sĩ tên tuổi ngày trước viết bài và thường nêu hành trạng và lư lịch người viết không hiểu v́ khoe có người cộng tác cấp cao hay v́ lư do ǵ không rơ. Tờ này cũng không c̣n hiện diện và không Đi Tới thêm nữa.

Hiên nay hàng tháng c̣n có tờ Người Việt Montreal do các anh Trần mộng Lâm, Nguyễn lương Tuyền và Lê văn Trang chủ trương.

TờTập San Y sĩ khởi đầu bằng hai chục trang dưới tên Nội San nay sắp tới số 214 trải qua 41 năm vẫn c̣n hiện diện tuy đôi khi cũng gặp khó khăn về tài chánh. Báo của hội viên lợi tức cao mà như vậy, các báo khác đành ra đặc san xuân thu nhị kỳ hay mỗi dịp mừng Tết.

T́nh trạng báo chí đă được ông Nguyễn vy Khanh viết trên mạng các bạn có thể t́m đọc và biết kỹ hơn.

Truyền h́nh và Truyền Thanh ban đầu do tôi phụ trách khi c̣n làm Tổng Thư kư cho Cộng đồng và c̣n có tiền trợ cấp. Các chị Phương Liên, Mai Châu, và Trâm Anh đương kim Chủ tịch hội Y sĩ khi c̣n là sinh viên và anh Nguyễn hữu Thông đă giúp tôi khi đọc bản tin truyền h́nh và các anh Nguyễn Nhật Phương, Trương minh Dũng khi c̣n là sinh viên cũng giúp tôi trong chương tŕnh truyền thanh. Nhưng sau này các hệ thống truyền thông Quebec đều thuộc tư nhân và Cộng đồng không có ngân khoản mướn giờ cho hai chương tŕnh đó và Truyền thanh và Truyền h́nh của Cộng đồng chấm dứt năm 1998

Các lớp Việt ngữ

Lớp Việt ngữ đầu tiên được mở tại chùa Quan Âm và do sáng kiến của anh Trương văn Hoàn cựu Hiệu trưởng trường Trần Hưng Đạo Đalat vẫn tồn tại tới nay. Lớp Việt ngữ này m đường cho chị Lâm thu Vân tổ chức các lớp Quê hương mến yêu tại Cộng đồng và các giáo sư như Khiếu đức Long, Lê hữu Mục, Quản Hùng, Đỗ quư Toàn và Hoàng Triều Nhân giảng dạy. Lớp đố vui để học, lớp văn học và lịch sử và thi thuyết tŕnh đă thu hút các em trẻ và đă vang bóng một thời.

Sau này nhóm Hồng Đức, Lạc Hồng đă tiếp tay và nay Ban Liên kết Thế hệ trẻ do bà Lê Kim Oanh phụ trách và cuôc thi đại qui mô sẽ tổ chức vào trung tuần tháng 6-2018 tới.

Văn nghệ sĩ.

Các văn thi sĩ Montreal không thiếu. Năm 1988 khi anh Trần Thanh Hiệp qua đây và ngỏ ư uớc mong Montreal thành lập chi nhánh Văn bút hải ngoại và ngay sau đó 28 văn thi sĩ đă họp và sau định nghĩa Văn Bút (PEN) do ba chữ Poete, Editorialist, Novellist và hiểu rộng ra PEN c̣n có nghĩa là ai biết cầm bút cũng có thể là hội viên. Sau phiên họp anh Lê văn Châu, bút hiệu Trang Châu được bầu làm Chủ tịch Văn bút hải ngoại tại Canada. Văn bút qui tụ được số đông văn thi sĩ Montreal như Luân Hoán, Hoàng xuân Sơn, Lưu Nguyễn, Lê Bạch Lựu, Lê tấn Lộc, Trương Bảo Sơn, Tiểu Thu và nhiều nữa.

Riêng tôi chẳng gia nhập nhóm nào nên biết tới đâu kể tới đó chắc c̣n thiếu sót nhiều. Đang viết mấy hàng này lại nhận được Tạp chí VĂN HỌC VIỆT do nhà thơ Nguyễn bá Dĩnh gửi tới. Xin cảm ơn tri ngộ tới Đông Nghi, Thủy Trang và anh. Mong anh quên vài lần thua tôi khi đánh bóng bàn.

Hậu duệ và tuổi trẻ

Lớp tuổi ban đầu nhằm mc đích “Anh phải sống nay đang trở thành lăo niên nhưng đă tạo nên lớp hậu duệ mang danh thế h “Một rưỡi và thế hệ hai rất vững. Sau các lớp tiểu học và tiền đại học học sinh theo học các CEGEP và vào Đại học và tùy khả năng các trường Đại học nhận theo ư nguyện lựa chọn. Trường Đại học Mc Gill được coi như danh tiếng nhất tại Quebec.

Tạm chấp nhận dân số người Việt gốc tị nạn là 35.000 và số người trên 65 tuổi là 5% hay 6% và số thiếu niên dưới 15 tuổi chừng 28%. Lớp người từ 15 tới 65 khoảng 60% dân số như vậy tương đối trẻ so với dân bản địa. Trừ số học sinh CEGEP chừng 1000 và tuổi từ 15 tới 18, số người có khả năng đi làm chừng 20.000  và tỷ lệ 20.000 hoạt động gánh vác 35.000 tương đối rất khả quan.

Số Y sĩ hành nghề tại Montreal hiện nay là 350 trong số 420 c̣n ghi danh trong y sĩ đoàn. Số ghi danh này gồm cả y sĩ đă về hưu nhưng vẫn ghi danh để giữ tước vị dù không c̣n quyền hành nghề. Số nha sĩ chừng trên 200 và số dược sĩ cũng tương tự. Các bác sĩ nhăn quang (optometrist) cũng đông và nếu kể cả các chuyên viên thí nghiệm đủ ngành, các chuyên viên vật lư trị liệu và các y tá, ta thấy đội ngũ y tế người Việt tại Montreal không dưới 1200 .

Các môn khác như kỹ sư cũng không dưới 1000, ngành kế toán cũng đông và hiện diện trong lănh vực công như sở thuế vụ Liên Bang và Tỉnh bang hay trong lănh vực tư.

Đại học và các CEGEP cũng có một số Giáo sư đáng kể nhưng ngành Giáo sư Trung học và Tiểu học ít ứng viên v́ ngán tác phong sinh viên học sinh ngày nay. Ngành luật cũng hiện din nhưng không nhiều và phần đông đảm nhiệm chức vụ chưởng khế nhiều hơn luật sư h́nh sự. Ngoài ra c̣n có nhiều ngành khác như bảo hiểm, dịch vụ du lịch, buôn bán xe hơi, xây cất cũng đông. Ta cứ mở các báo chợ hay Nn giám Vàng là thấy đủ.

Riêng ngành truyên thông ít nhất vừa khó vừa nguy hiểm. Phóng viên truyền h́nh phải ăn ảnh, phóng viên truyền thanh phải có giọng Anh, Pháp văn quốc tế; phóng viên báo giấy phải viết hay và phải đi nhiều nơi làm phóng sự và nhiều khi nguy hiểm như những ngày 11-09-2001 hay các biến cố tại nhiều nơi chiến tranh trên thế giới hoặc phải theo các cuộc hội họp quốc tế nên rất ít ứng viên. Tuy nhiên cũng có phóng viên hoàn toàn Việt nam nhưng nổi tiếng hơn cả là các phóng viên hai gịng máu như Michèle Viroli hay Céline Galipeau của đài Radio Canada.

Tóm lại sau 43 năm hiện diện, ngày nay người Việt tị nạn tại Montreal đă in dấu ấn trong đủ địa hạt và vô cùng hài ḷng với cuộc sống tại Montreal.

Tượng Nguyễn Trãi tại Quebec     Trại Whitehead ở Hương Cảng

 

Rời trại Bidong để đi Canada