‘Tâm chờ Hằng khấn Bố tí, rồi ḿnh cùng ăn nhá…’

Tôi bước tới trước chiếc tủ thấp, trên phủ tấm vải nhung đỏ thắm. Bàn thờ đơn sơ, hai ngọn nến leo lét cháy, ba cây nhang sắp tàn. Trước tấm h́nh chân dung, một chén cơm nhỏ, đĩa trái su xào tôm khô tóp mỡ – món ông bố Hằng ưa thích và tô canh ngót, đôi đũa gác ngang. Tôi xích lại bên cạnh Hằng:

‘Mới đó mà đă năm năm rồi…’

Hằng không trả lời tôi mà nh́n cây nhang, đầu tàn cong xuống, nói như chỉ để cho ḿnh nghe:

‘Chắc Bố vui lắm nếu biết Tâm đến thăm.’

Bức chân dung để thờ trên tủ luôn mỉm cười, không rơ ông ở dưới kia – hay đang trên trời – nghĩ sao vào lúc này. Tôi nh́n bức h́nh, ông ta trông như thể một người nào đó xa lạ không quen, ngoài chiếc nốt ruồi lớn nơi góc cằm. Thời gian là một họa sĩ nhiều người không ưa. Cũng như ông, Hằng giờ đây rất khác. Hằng giờ đây c̣m cơi, tóc tai xơ xác trong căn pḥng khách đơn sơ. Chẳng có ai để cần phải chưng diện. Chỉ có chiếc bàn, mấy cái ghế để những nơi chỉ có người sử dụng hiểu, và hai cái tủ. Trắng tinh và nâu hạt dẻ sống chung nhau. Riêng có tiếng nói của Hằng là c̣n đọng lại như thời gian ngừng trôi, vẫn trong veo, không già. Tôi chắp tay nh́n bức ảnh trên bàn thờ, mắt cay trong khi đầu óc hỗn độn v́ những thay đổi không ngờ, cho dù Hằng đă báo trước: ‘Nhà cửa Hằng giờ tệ lắm đấy. Nói trước cho Tâm biết’. Có lẽ tôi nên có một lời xin lỗi ông, v́ tôi đă chẳng chịu bỏ chút thời giờ t́m gặp ông trong bao nhiêu năm dài để đến bây giờ... Xin lỗi vào lúc này hợp hơn là cầu khấn chuyện ǵ đó, như cầu ông siêu thoát chẳng hạn, một lời cầu xin rất vô nghĩa. Hay cầu ông phù hộ cho tôi, cũng nhảm nhí luôn, v́ rơ ràng ông chẳng bao giờ phù hộ tôi. Vậy th́ xin lỗi đi, hay chỉ để là tưởng nhớ. Nhưng sao thật là khó. Cho dù bây giờ, khi tôi đă trải qua một chặng đường dài trong đời, để hiểu đời hiểu người thêm chút xíu. Vậy mà tôi vẫn không hiểu nổi ông.

‘Hằng không có cái h́nh nào của Bố hả?’

‘Bố là người quen biết nhiều,’ Hằng thầm th́, ‘nhưng lại không thích chụp ảnh. Thêm nữa là lúc ấy hoàn toàn bất ngờ. Hằng lục trong đống ảnh cũ chỉ t́m được mấy cái Bố ngồi trong bàn tiệc. Lắm mối tối nằm không. Thành ra Hằng phải chọn lấy vài cái, đưa ra tiệm rồi tả thêm vào cho người ta vẽ, mới có được cái chân dung đấy thôi.’

Bức chân dung trông hơi nhếch nhác do những bệt màu đôi chỗ quá độ, nhưng nh́n chung không đến nỗi tệ. Ít ra nó đă thể hiện được tấm chân t́nh, c̣n hơn là không có. Tôi không dám hỏi tiếp: vậy chứ mấy hôm đám ma Hằng phải làm sao. Cây nhang chợt rụng tàn, Hằng thẫn thờ nói, giọng pha nước mắt:

‘Bố đi rồi, để Hằng dọn cơm. Mẹ ăn cơm, Mẹ.’

‘Ừ! À… Mẹ ăn rồi.’

‘Mẹ ăn lúc nào thế?’, giọng Hằng hơi gắt. ‘Đến đây ăn với anh Tâm chứ Mẹ.’

‘Mẹ đến ngồi với tụi con cho vui Mẹ à.’ Tôi tiếp lời trong khi ngoái nh́n người đàn bà mà tôi cũng gọi là Mẹ. Từ khi bước vào nhà cho tới giờ, tôi thấy bà dường như bất động. Ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế mây lót một chồng gối dưới đít và sau lưng, đôi mắt bà nếu không lim dim th́ nh́n vào đâu đâu. Khi th́ bà ngó chăm chăm lên bàn thờ, khi khác ngó sững ra ngoài khung cửa sổ, miệng thỉnh thoảng ừ à những tiếng như nói với ai đó từ cơi bên kia. Tôi có cảm tưởng bà đang tâm sự với người trong tấm h́nh trên bàn thờ. Hằng đă cho tôi biết là bà bị trầm cảm nặng, đưa đến lú lẫn, lại có vẻ khờ. Bệnh phát từ khi ông bố trắng tay, và đột nhiên trở nặng sau khi ông qua đời trong cơn đột quỵ. Con người vô tư lự, hơn một nửa đời có cuộc sống không hẳn là giàu sang, nhưng không bao giờ phải lo lắng vật chất. Chỉ sau hai kế hoạch đầu tư liên tiếp bị thất bại, theo lời Hằng kể qua điện thoại, vừa mất sạch vốn lại c̣n bị khách hàng quịt, ông đă suy sụp nhanh chóng. Nơi một người chưa từng nếm mùi thua to lỗ nặng, th́ đây là một cú sốc vô cùng lớn. Mặc cảm bị bạn bè bỏ rơi, buồn và xấu hổ đă làm ông thu rút vào giữa bốn bức tường căn nhà nhỏ sau khi đă phải bán gấp ṭa dinh cơ để trả nợ. Những người xấu miệng giờ lại được cơ hội dèm pha bằng thuyết này thuyết nọ càng làm ông trở nên xa lạ, cáu gắt ngay với cả người trong nhà. Nỗi cô đơn cuối cùng đă xoáy ông xuống vực thẳm để rồi không bao giờ ngoi lên được. C̣n ba má tôi th́ đă chia tay nhau nhiều năm. Khi hai người rẽ sang con đường cho riêng ḿnh, dường như họ chọn lọc lại cả đám bạn. Thời gian sau này v́ thế mối quan hệ bạn bè giữa gia đ́nh tôi và gia đ́nh Hằng tự dưng phai lạt dần. Tôi dần mất luôn những tin tức về gia đ́nh Hằng trong một thời gian dài. Hỏi, th́ cả ba lẫn má hoặc lảng ra, hoặc nói không biết. Chỉ biết một điều là gia đ́nh Hằng từ lâu không c̣n ở chỗ cũ nữa, mà cũng chẳng cho ai biết tung tích. Phải chăng v́ sự cách biệt giữa hai nếp sống ngày càng tăng. Hay là do sự ghen tị ngầm giữa hai người đàn bà ở hai nấc thang xă hội cách nhau khá xa. Cũng có thể ba má tôi sợ khó từ chối một yêu cầu giúp đỡ.

Bây giờ, gặp lại Hằng trong một hoàn cảnh có thể gọi là bi đát. Hằng đă xin nghỉ việc mấy năm nay để lo cho mẹ. Các giao tiếp xă hội đă cắt gần hết. Ngoài bác sĩ và y tá, chỉ c̣n vài người bạn rất thân. Cuộc sống nơi đây như đông cứng, bỏ mặc cho thời gian trôi.

Mọi chuyện, luôn cả con người, trong hơn hai mươi năm, bây giờ từ từ trở lại trong tôi, để cắm vào một điểm tôi không thể nào quên…

***

Hôm ấy là một ngày thứ bảy, đầu tháng tám, cũng cùng một khoảng thời gian như hôm nay. Ngày cuối của một chuyến nghỉ hè không mấy thú vị. Ba má tôi rủ bố mẹ Hằng thuê hai căn bungalow cạnh nhau trong một khu nghỉ mát nơi vùng biển phía Nam. Chưa biết khi nào gia đ́nh tôi và Hằng sẽ cùng đi chơi chung như thế này nữa. Chúng tôi vừa xong trung học, qua hè tôi sẽ vào trường ở vùng này. Hằng lên miền Bắc, nơi bố Hằng cho biết  là ông sẽ lập một công ty lănh thầu gia công, một bước gọi là rất mới trong cộng đồng người Việt ở đây, mà ông nói là có tương lai rất hứa hẹn. Trong lúc bốn người lớn chuẩn bị sắp xếp đồ đạc gọn ghẽ, tôi và Hằng ngồi bên chiếc bàn xếp, đặt trên băi cỏ giữa hai căn nhà, uống ly cà-phê bột thứ nh́ và thưởng thức dư vị của bữa ăn sáng gồm những món c̣n sót lại từ những ngày trước.

Giờ phút chia tay, không nói mà như nói ngàn lời. Thực sự, tôi đang bối rối khi suốt cả một tuần tôi chưa t́m ra một câu nào có ư nghĩa để nói với Hằng. Nếu nói tiếng Ḥa Lan hay tiếng Anh th́ dễ quá. Nhưng chẳng lẽ chỉ nói suông ba chữ. Ngoài ra, câu ‘Đi lên đó rồi Hằng có nghĩ là sẽ nhớ Tâm không?’ tôi đă hỏi nhiều lần và đă nghe bằng đó lần ‘Có’ hay ‘Sao lại không?’. Nhưng tôi muốn đi xa hơn. Xa hơn thế nào? Má tôi có lần cắt nghĩa cho tôi về sự khác nhau giữa thích, thương, mến và yêu trong tiếng Việt. Má bảo là không được dùng lộn xộn, nhưng chữ nào tôi sẽ dùng để nói với Hằng đây. Rối rắm quá. Tôi nh́n ra khoảng đồng cỏ bao la quanh khu trại, t́m một cơ hội. Nhưng chỉ thấy cỏ thật chen lẫn cỏ dại, và đôi thỏ nâu chân trắng, khi sáng chưa dạn người c̣n lăng xăng tḥ ra thụt vào giữa những bụi cây nhỏ, giờ đang vô tư gặm cỏ. Đột nhiên Hằng nói bâng quơ:

‘Tâm xem hai con thỏ nhỏ tức cười ghê…’

‘Tâm không biết con người sống với nhau làm sao, chớ hai vợ chồng thỏ này con nào cũng lo kiếm cỏ ăn riêng, không ngó ngàng ǵ tới nhau hết.’

‘Sao Tâm biết nó là vợ chồng?’

‘Tại sáng nay mới thấy nó nhảy…’

Tôi chợt liếc qua, kịp thấy má Hằng đỏ lên. Sau này, tôi mới hiểu là khi đó cơ hội đă vụt đến và qua đi. Hằng đang ngồi sát bên tôi, khoảng cách không bằng bề dày một cuốn sách mỏng. Nếu một trong hai đứa đầu có chí th́ đứa kia chắc chắn bị lây. Buổi sáng nơi thôn quê im lắng, tôi nghe cả nhịp tim đập, không biết của tôi hay của Hằng, hoặc của cả hai đứa cũng nên. Khi đó tôi chỉ cần nói thêm một câu, câu nào cũng được, Hằng sẽ hiểu ngay. Nhưng tôi lại như tượng đá, v́ cảm thấy lỡ lời. Chúng tôi ngồi im, thời may má tôi gọi với qua:

‘Hằng đâu! Sửa soạn đi con, đặng ḿnh ra chợ coi.’

‘Dạ… ạ…,’ Hằng xuống giọng lại: ‘Tâm ở nhà với Bố nhé. Tâm có muốn ăn ǵ không, để Hằng mua cho?’

Hằng có tật giống mẹ, và giống má tôi, là thích sà vào các hàng quần áo. Để được ngắm nghía, săm soi, luồn tay vào những hàng treo váy áo sờ vuốt, ngửi mùi vải mới trong khi tưởng tượng ḿnh sẽ hóa thân ra sao khi khoác chúng vào. Điểm khác biệt là hai người lớn có thừa khả năng mua, nhưng ít mua hơn bàn chuyện thời trang. Hằng do đó là người mẫu để được nghe hai bà mẹ bàn luận khen chê cho sự lựa chọn của ḿnh, và thường là được mẹ hay má tôi mua cho một vài chiếc, khi áo váy, khi giày dép, v́ đó cũng là một cớ để hai bà lấy thêm vài chiếc cho riêng ḿnh. Ba tôi bữa nay phải làm tài xế. Ngoài khu chợ phiên rầm tiếng nhạc điếc tai, c̣n có khu mua sắm trong làng, nơi mà nhiều người hy vọng t́m được một chiếc áo, cái quần hay đôi giày vừa ư và vừa người, cho dù cơ may chỉ cao hơn mua được vé trúng chút xíu. Bố Hằng nói ông sẽ ra ngoài mấy cái bến trong làng kế bên xem có câu được con cá nào không. Nếu không, ông sẽ t́m mua cá tươi để làm món cá nướng trui, tiêu thụ cho hết số than mang theo. Mấy lon bia cuối cũng đang đợi mồi…

Tôi biết bố của Hằng không muốn để tôi lẻ loi. Đúng ra, chúng tôi có thể cùng nhau cả lũ ra phố, ai mua sắm th́ vào chợ, ai không có nhu cầu th́ ngồi quán ngắm người qua lại, rồi t́m một tiệm ăn nào đó dùng bữa trưa. Nhưng ông biết là nếu vậy th́ tôi sẽ viện cớ ở lại trại, nghe nhạc Sky Radio thú hơn ngồi ngây người nh́n hai ông nói chuyện trên trời dưới đất. Hơn nữa, tối qua có chuyện không mấy vui, điều không thường thấy giữa hai người bạn thân. Sau bữa cơm, câu chuyện đột nhiên xoay về mục thời sự. Tôi c̣n nhớ, bốn bậc cha mẹ bàn bạc về sự chuyển hướng của thế giới trong cái nh́n về Việt Nam, nhấp nhổm đổi thù thành bạn, với triển vọng một sự b́nh thường hóa quan hệ. Ba tôi chống, bố Hằng bênh. Hai bà mẹ, đương nhiên, theo phe của chồng. Sau này nghiệm lại, câu chuyện Việt Nam sau cuộc chiến là một cái ǵ đó có thể làm sứt mẻ t́nh cảm, ngay cả giữa những người thân cận nhất, trong khi rơ ràng tất cả mọi người dân thường như chúng tôi chẳng ai có được chút xíu tiếng nói trong cuộc cờ của các ông lớn không cùng màu da và màu tóc. Buổi tranh luận tối đó chỉ chấm dứt sau khi ba tôi nói: ‘Thôi được, để tao nghĩ lại.’ Đó là câu ông thường mang ra mỗi khi không muốn tiếp tục tranh giành chân lư. ‘Chân lư như trái banh, giành nhau để rồi sút vào đâu?’ Ông nói vậy, nhưng tôi biết ba tôi dứt khoát trong suy nghĩ. Ông thường tỏ ra hối tiếc những ǵ ḿnh đă không cố gắng làm khi trước, để đến bây giờ phải lang bạt xứ người. Sự ân hận đè nặng trong ḷng, ông chỉ c̣n biết trải tâm sự ra với ông bạn mỗi khi hai người ngồi bên chai bia. Thế mà bây giờ ông biết con đường bố Hằng chọn sẽ rẽ sang một hướng khác với ông rồi. Không như những lần tranh luận trái ư nhau thỉnh thoảng xảy ra, mọi chuyện rồi cũng được bỏ qua, lần này ba tôi viện cớ ngày chủ nhật trời trở xấu, có gió mạnh và sẽ đổ mưa nên đề nghị về sớm một ngày, sau bữa cơm chiều, thay v́ ráng ngủ thêm một tối vô ích, mà chỉ thêm ấm ức nếu tiếp tục đôi co.

Giờ đây chúng tôi ngồi trên chiếc ghế xếp mang theo. Bố Hằng bỏ thùng đồ nghề xuống, ngồi trầm ngâm và rút thuốc. Tôi hỏi:

‘Sao Bố không câu, Bố?’

‘Ngày c̣n dài mà con. Ừ th́ để bố sửa soạn,’ ông nhét điếu thuốc vào túi, lụi hụi móc mồi và quăng dây, cách làm như chiếu lệ. Tôi th́ nghĩ thầm: nơi đây làm ǵ có cá. Ông chỉ làm bộ nói vậy để kiếm cớ ở nhà thôi.

‘Câu cá xứ này thật chán. Mọi chuyện đều có quy định phép tắc, rồi thứ nào cũng phải đúng thứ đó. Lúc c̣n ở Việt Nam ông nội con đào giun, lấy bánh ḿ, khoai lang hay ruột cá làm mồi cũng xong. Ông nội con giỏi lắm, biết thói quen của từng loại cá, phải câu chỗ nào, móc mồi ǵ. Ba con với bố phục sát đất.’

‘Bây giờ chắc cá khôn hơn hồi trước nhiều chứ Bố, tại người ta đánh bắt quá,’ tôi dọ dẫm.

‘Đương nhiên, người th́ ngày càng đông, cá sinh sản sao mà kịp được. Nhưng cũng có thể v́ câu cá ở xứ này thường là không phải để ăn. Câu xong, may mắn gặp cá lớn th́ chụp tấm h́nh, rồi thả trở lại xuống nước. Cá bộ nó không biết stress hay sao chứ?’

Tôi cười biểu đồng t́nh. Tôi có tướng tá bộ dạng hơi giống má, nhưng lại quyến luyến với người đàn ông mà tôi quen miệng gọi là Bố hơn. Bố Hằng và ba tôi là bạn thân từ hồi đi học và đi làm. Thân tới mức tôi và Hằng được phép gọi chung các vị là ba má và bố mẹ. Sau khi qua tới bên này bằng hai ngả khác nhau, t́nh cờ hai gia đ́nh định cư ở hai thành phố không xa lắm, đủ để cho họ nối lại t́nh bằng hữu ngày xưa. Bố Hằng là người đàn ông xông xáo, lại khéo ăn nói. Không hẳn tính tôi giống ông, mà là tôi mê thích lẫn thầm phục sự từng trải của ông qua những câu chuyện tứ xứ. Nhất là những câu khôi hài vào lúc không ai ngờ tới. Ông như một cuốn truyện hấp dẫn, đọc hoài không chán. C̣n ba tôi như cuốn kinh, từ đầu tới cuối chỉ rặt những lời răn giông giống nhau. Có trời mới hiểu v́ sao hai người lại thân với nhau đến như thế.

‘Con người ta cũng vậy,’ ông chép miệng. ‘Có những người bao nhiêu năm rồi mà hễ nghe tới hai chữ Việt Nam là y như bị stress… Hay thấy Việt Nam như cùi hủi ghẻ lở, chỉ muốn tránh xa.’.

Tôi biết ông vẫn c̣n bị vướng mắc v́ chuyện tối qua với ba tôi, nên nói giả lả:

‘Nhưng Ba Má con nói là ở Việt Nam nhà nước họ muốn bắt ai th́ bắt. Người ta sợ…’

‘Vậy chứ con có sợ không?’

‘Con đâu có biết. Tại mấy lần đi Việt Nam là con chỉ có đeo theo Ba Má. Đi thăm bà con, mà mấy người này họ đâu có làm ǵ ḿnh.’

‘Tuổi thanh niên đẹp ở chỗ không biết sợ, hay chưa biết sợ. Bởi vậy tuổi trẻ mới sinh ra anh hùng. Càng lớn tuổi, càng có nhiều kinh nghiệm th́ con người ta tưởng là ḿnh chín chắn hơn, nhưng lại đâm ra e dè hơn, con biết không. Bố với ba con ngày xưa cũng chẳng biết sợ là ǵ. Vậy mà…’

Chợt ông ngưng lại một chút, rồi nói:

‘…Ba con là người tốt lắm.’

Tự dưng ông đâm ngang qua chuyện này. Tôi không hiểu ba tôi tốt với ông chỗ nào, v́ giao t́nh giữa hai người tôi thấy cũng giống như những người quen biết khác. Qua lại nói chuyện, ăn uống... không có ǵ gọi là đặc biệt. Khi cùng đi chơi th́ ṣng phẳng theo cách ngầm chia phiên trả chi phí. C̣n khi xưa, lúc hai người là bạn thân ở Việt Nam, tôi không rơ. Bố Hằng là con một trong một gia đ́nh có thế lực lớn trong xă hội, ông không đi lính đă đành, mà không biết gia đ́nh ông vận động ra sao để ba tôi cũng được hoăn dịch, hoăn tới hoăn lui cho tới ngày không cần phải hoăn nữa. Chuyện này ba tôi không bao giờ kể rơ đầu đuôi ngọn ngành. Ông luôn tự trách ḿnh đă không làm tṛn bổn phận người trai thời loạn. Mỗi khi nghĩ lại chuyện xưa, dường như ông cảm thấy bất công khi bắt những người cùng trang lứa phải gánh luôn phần ḿnh. Nhất là khi thấy đất nước đă vào tay người khác, ông càng cảm thấy ḿnh tội lỗi, để đến nước phải lưu lạc tới một nơi không ai hiểu ai. Ông không có được một chút quá khứ để tự hào. Má tôi mỗi khi nghe ông than lại càm ràm là nếu ông quân tử tàu th́ chắc tôi đă mồ côi cha sớm. Bà tin như đinh đóng cột là do ông được phước từ kiếp trước cho nên kiếp này hưởng lộc từ trời rơi xuống. Chẳng thế mà sau này, nhờ vụ không đi lính nên ông cũng thoát luôn vụ học tập cải tạo mà nhiều người cùng lứa tuổi phải gánh chịu.

‘Dạ, cám ơn Bố,’ tôi dè dặt, dọ dẫm, ‘nhưng con thấy Ba con đâu có ǵ đặc biệt với Bố đâu. Có điều con thấy Ba con là người nếu thấy ai cầu cứu th́ sẵn ḷng giúp, vậy thôi.’

‘Đúng như vậy,’ ông gật gù đồng ư nhận xét của tôi. Ngập ngừng một chút, hít một hơi thuốc, thả khói ra, ông chậm răi nói:

‘Có chuyện này bố muốn kể cho con nghe…. Hồi thời sinh viên, bố với ba con chơi trong một nhóm với mấy người bạn. Cũng đàn đúm quậy phá nhiều. Tụ tập đàn địch nhậu nhẹt, hút xách cũng có. Tuổi trẻ mà con. Bây giờ nghĩ lại th́ thấy ḿnh cũng bậy thật. Nhưng suy cho cùng, đó là v́ chuyện xong rồi ḿnh mới nghĩ lại mà đánh giá nó. Chứ khi ấy, lúc bố với ba con c̣n trẻ trong thời chiến tranh, nó khác tuổi trẻ thời của con bây giờ mà nó cũng rất khác tuổi trẻ trong chiến tranh ở những nước khác trên thế giới…’

Mấy câu mào đầu như một lời rào đón trước khi ông bắt đầu say mê đi vào câu chuyện trong quá khứ. Những chuyện này, tôi biết là ông khó có thể tâm sự với ai. Với ba tôi, nhân vật chính thứ hai, th́ không cần nữa. Ba má tôi hoàn toàn không muốn nhắc đến những ngày xa xưa ấy – bây giờ, qua nhiều năm th́ tôi đă hiểu v́ sao. C̣n với những người khác? Những chuyện ông đang kể với tôi chắc chắn sẽ làm mất ḷng nhiều người, và chỉ đem lại sự thù ghét, v́ nó khác hơn những chuyện tôi nghe từ những gia đ́nh khác, quen với ba má tôi. Tôi hiểu ra rằng, khi đó có một thế giới khác, xa rời cuộc sống của những người lính ngoài mặt trận, cũng không giống chút nào với h́nh ảnh cuộc sống của người dân trong xă hội thời chiến mà tôi đă mang sẵn trong đầu. Một thế giới thản nhiên đi song hành với chiến tranh, mặc cho cường độ lên xuống của súng đạn. Tuy nhiên, câu chuyện của ông cho tôi thấy đúng là cuộc sống có những phức tạp riêng của nó… Ông đang mở cửa và thắp đèn cho tôi xem một căn pḥng bị đóng kín mà nhiều người không dám đụng tới.

Khi ông đang miên man nói về những ngày ông vui cùng với đám bạn trẻ ‘hippy’ phá phách và đầu tôi th́ đang rối mù về những ǵ tôi không tưởng tượng ra được, th́ ông buông lửng:

‘Nhưng xui cho Bố và ba con là cô ấy có bầu…’

Tóc tôi chợt dựng lên v́ chi tiết động trời này, khi ông đang kể về những cuộc chung vui với ba tôi và một cô gái nào đó từ tỉnh lên Sài G̣n trọ học. Tôi định la ‘trời ơi sao Bố không dùng bao, hay cô ta không uống thuốc?’ th́ trực nhớ là một thế hệ đă qua đi, xă hội đă lộn ngược. Tôi náo nức hỏi:

‘Rồi Bố và ba con tính sao?’

Ông không trả lời mà hỏi ngược lại:

‘Bây giờ bố hỏi con, nếu con rơi vào trường hợp như thế th́ con sẽ xử ra sao?’

Tôi ấp úng, bởi v́ với lứa tuổi chúng tôi bây giờ, chuyện này khó xảy ra. C̣n rủi lỡ dại th́ hôm sau mua viên thuốc, thế là xong. Mà thường th́ đó là do đám con gái chủ động giải quyết.

Không đợi tôi trả lời, ông nói tiếp sau tiếng thở dài:

‘Chuyện xảy đến không ai ngờ trước. Bố và ba con lúc ấy hết sức bối rối. Nhưng có hối tiếc cũng không làm sao quay ngược thời gian được nữa. Phải chi được như trong phim Back to the Future,’ ông ngập ngừng. ‘Chuyện này nếu vỡ lở ra th́ không những cô gái mất danh dự, gia đ́nh bị mang tiếng, mà bố cũng không c̣n mặt mũi nào nh́n người ta nữa. Gia đ́nh bên bố khi ấy đă có hứa hẹn với một gia đ́nh có quyền thế, đă chọn ngày làm lễ hỏi lễ cưới rồi. Sau khi cưới th́ họ sẽ thu xếp cho bố đi ngoại quốc. Xúi cô kia đi phá thai th́ quá bất nhân, dù sao cũng là con của một trong hai người mà. Chờ cô ta sinh xong rồi thử huyết thống xem cha đứa bé là ai th́ càng rối rắm nữa. C̣n cô ta th́ sợ lắm, hối thúc phải giải quyết gấp, bằng cách một người phải đứng ra nhận đứa con, mà cô không nỡ bỏ. Ai cũng được, miễn là để cô ta không bị mang tiếng. Bố với ba con nghĩ mấy ngày nát óc, để cuối cùng thấy chỉ có cách phá thai là ổn nhất, cho cả ba người…’

‘Thế rồi chuyện đó ra sao hả Bố?’ tôi nôn nóng hỏi.

‘Đêm cuối cùng, bố nói với ba con “thôi để sáng tao gặp nó nói chuyện, phân tích đâu ra đó, c̣n chuyện tiền bạc, bệnh viện không thành vấn đề”. Ba con ngồi bóp trán, hút liên tục chắc cả chục điếu thuốc xong rồi th́ ba con nói: “làm vậy mang tội chết. Thôi để tao nhận cho, chỉ có đó là cách êm đẹp nhất.” Đúng như ba con nói, cách đó ổn nhất, nhưng hơi ép. Nó như một lời gián tiếp nhận tội vậy. Bố nói sẽ lo liệu cho đứa bé được nuôi nấng tử tế, chứ ba con hồi đó làm sao cáng đáng được. Nhưng ba con dứt khoát không chịu. Tính ba con là như vậy đó. Ba con nói là chuyện này tuyệt đối không được hở ra cho ai biết…’

‘Rồi người ấy với đứa con giờ ở đâu, sao con không bao giờ nghe ba con nói tới…’

 ‘Cô gái ấy là má con,’ ông nói rất nhanh như sợ ḿnh đổi ư.

‘Trời ơi Trời! Thực vậy sao Bố? Tại sao bây giờ tự dưng Bố lại kể ra cho con biết? Có ích lợi ǵ không?’, tôi la lên, đứng bật dậy để tin là ḿnh c̣n đứng hai chân trên đất, và cũng để dằn cơn giận đang nổi lên vô cớ. Bởi giận cái ǵ? Giận sự thực chăng? Hay giận ba má tôi và bố – cha của Hằng, những người tôi thương yêu và kính trọng?

Tôi bỏ đi một nước, rảo bước ra bờ nước như đi vào một màn mù sương, mắt không thấy ǵ nữa, tai cũng ù đặc. Tới khi có bàn tay đặt lên vai. Tôi quay lại. Đó không phải là bố của Hằng mà là một người khác, trong mắt tôi. Khi đó trông ông ủ rũ thảm hại, với cặp mắt đỏ mọng nước. Một người đàn ông khóc trông rất tội nghiệp, nhưng ông không đáng để tôi thương hại hay kính trọng nữa, một người mà theo tôi đă cố ư đẩy trách nhiệm sang người bạn thân của ḿnh. Tôi biết ba tôi khó từ chối khi đă nhận ơn nghĩa quá nhiều nơi người đàn ông này. Cho dù lúc này ông vừa xúc động vừa đau khổ qua câu nói lắp bắp:

‘Bố… bố xin lỗi… nếu đă để con giận. Con ngồi xuống nghe cho hết câu chuyện đă…’

Tôi giựt tay ông ra, nhưng rồi cũng đi lại, ngồi xuống ghế. Giờ th́ tôi giận luôn cả ba tôi:

‘Tại sao Bố với ba má con giấu chuyện này suốt bao nhiêu năm vậy? Đă là sự thực th́…’

‘Bố biết. Bố biết. Nhưng cuộc đời nó là như vậy. Có những chuyện mọi người trong cuộc đều biết sự thực đằng sau, nhưng ai cũng thầm sống để bụng chết mang theo. Hơn nữa, trong chuyện này, không ai có lỗi hết. Đó chỉ là sự lầm lỡ của tuổi trẻ mà thôi.’

‘Vậy th́ Bố cứ giấu nó đi. Bố nói ra làm chi vậy?’

‘Nếu như b́nh thường th́ bố cũng chẳng nói cho con biết đâu. Nhưng bố thấy chuyện t́nh cảm giữa con và cái Hằng chắc sẽ tiến xa hơn, cho nên bố không đành. Chuyện này chỉ có ba người biết với nhau, bây giờ con là người thứ tư. Không ai muốn vết thương đă gần thành sẹo lại bị xát muối. Con với Hằng có thể là anh em cùng cha khác mẹ, có thể là người dưng. Bố với ba con không muốn t́m hiểu thêm. Nhưng nếu con với Hằng đúng là anh em mà thành vợ thành chồng th́ ngoài chuyện đạo đức, có thể có những di hại về sau cho con cái, cho nên bố muốn nói sự thực cho con biết để cân nhắc trong quyết định của con…’

‘Phải chi nếu mọi chuyện suôn sẻ,’ ông nói tiếp, ‘th́ chắc con khó có dịp được quen thân với con Hằng. Nhưng sau đám cưới của bố với mẹ con th́ có nhiều chuyện bất ngờ đưa tới làm bố với mẹ con không đi ra nước ngoài được nữa.’

Bây giờ th́ tôi ngồi chết lặng. Mọi việc xảy ra quá bất ngờ. Tự dưng tôi lại phải gánh tội của thế hệ trước sao? Thế hệ trước đă làm đất nước tan hoang rồi lại kêu gọi thế hệ sau phải cứu lấy, giờ lại c̣n chất thêm một tội cá nhân này nữa! May là khi đó tôi c̣n choáng váng, chưa kịp hỏi ‘không chừng cô ấy lừa bố với ba con…’, giờ th́ đành chôn sâu vào ḷng và cố quên đi. Nhưng làm sao những cảm t́nh tốt đẹp tôi đă dành cho ông có thể trở lại được nữa. Rồi ngay cả với Hằng, tôi sẽ phải xử ra sao?

Bữa ăn chiều trở nên tẻ nhạt, mỗi người một thế giới riêng. Má tôi càu nhàu v́ mất chiếc bóp đựng tiền để trong túi xách, không hiểu bị trộm hay để quên nơi tiệm nào. Lúc bà phát giác th́ các tiệm đă đóng cửa. Ba tôi ngồi chịu trận cho những đổ thừa vô căn cứ, c̣n mẹ con Hằng cũng bị lây do thấy bốn người c̣n lại không có ai vui. Sau bữa ăn, chúng tôi lặng lẽ chất đồ đạc lên xe, vài lời nói xă giao nhạt nhẽo trước khi lên đường. Lúc Hằng ôm tôi, tôi biết ḿnh đang khóc. Hằng an ủi, hứa sẽ giữ liên lạc, nhưng Hằng không biết là một biến cố lớn hơn đă xảy ra, một dấu chấm hết đă được viết xuống.

***

Từ buổi ấy tôi nh́n những người tôi gọi là bố mẹ ba má bằng con mắt khác. Con mắt quan sát của một người đứng nửa trong nửa ngoài, không biết vị trí của ḿnh nằm nơi đâu. Phải chi tôi đừng sinh ra. Phải chi má tôi đồng ư ra tay giết tôi, rồi th́ sao? Với ám ảnh ḿnh là cục nợ mà mọi người phải gánh chịu, tôi xa lánh dần những người trong gia đ́nh. Ngay cả với Hằng, khi thấy là tiếp tục chỉ mang thêm đau khổ. Mà tôi cũng không có đủ can đảm, đúng ra là không muốn gặp lại gia đ́nh ấy. Ngay cả với bố Hằng, người đă mở mắt cho tôi, vậy mà giờ đây tôi coi ông như là đầu mối gây rối của mọi sự việc. Ông có gởi cho tôi lá thư tay, do ba tôi chuyển đến, trong đó ông tỏ ư hối tiếc đă cho tôi biết sự thật, và nói sẽ sẵn ḷng giúp đỡ những ǵ tôi thấy cần, nhưng tôi không trả lời. Con người luôn muốn biết sự thật, nhưng quả là có những sự thật tốt hơn đừng nên nói ra. Thời đó chưa có chuyện mỗi người một chiếc điện thoại riêng mang theo bên ḿnh, cho nên với Hằng, tôi tự dưng biến mất khỏi trái đất này. Có thể sau đó Hằng cố t́m cách gặp tôi, cũng có thể Hằng giận v́ nghĩ là tôi thay quần đổi áo, hay là bị ngăn trở, nhưng khi đó tôi không quan tâm t́m hiểu. Tôi chỉ biết lờ mờ là sau kỳ nghỉ đó, mối liên lạc giữa hai gia đ́nh đă dần mỏng đi, cho đến một ngày chúng đứt ngang mà không ai bận tâm hỏi v́ sao.

Thế rồi, theo thời gian, tôi dần hiểu ra, dù chỉ một phần, những biểu hiện t́nh cảm thầm kín trong hai gia đ́nh, những xung đột nhỏ nhặt giữa họ mà lâu nay tôi chứng kiến. Tôi đâm ra thương ba tôi. V́ bổn phận, v́ đạo đức, ông đă cắn răng cố giữ mối dây mà mọi người gọi là vợ chồng. Không một lời than văn, không trách oán những ǵ ông đă nhận mang trên vai, giữ lời cho đến khi không c̣n giữ được nữa. Tôi thương má tôi, người đàn bà thầm mang ơn ba tôi suốt đời. Đă đồng ư với nhau chôn chặt quá khứ. Trở thành một gia đ́nh b́nh thường, nhiều người có thể coi là tẻ nhạt. Ba má tôi buổi sáng đi làm mỗi người một hướng, chiều về thẳng nhà, lo việc nhà, chăm nom thằng tôi, một người họ gọi là con, nhưng biết đâu đó là bằng chứng của cái tội không thể tha thứ, không thể chuộc lỗi. Ít có những chuyện tṛ, tâm sự giữa mọi người trong gia đ́nh, bây giờ tôi hiểu v́ sao. Nếu bố Hằng không nói, tôi không thể mường tượng ra được những khó khăn ba má tôi đă phải trải qua. Má tôi có khi nào, trong tâm thức, so sánh giữa ba tôi với bố Hằng chăng? Có thể lắm, dù bà không nói ra, tuy nhiên tôi nghĩ là má tôi cảm phục sự cao thượng của người chồng. Tôi thấy thương má tôi ngày một nhiều hơn. Má tôi mang số phận người đàn bà Á Đông, chôn chặt t́nh cảm trong ḷng. Mọi chuyện đă lỡ, lỗi lầm của tuổi trẻ. Bà nhẫn nhịn, bắt đầu cuộc đời mới, bên cạnh ba tôi, người có ḷng thương bà hết mực đă ra tay gỡ nước cờ bí. Nhưng tôi nghĩ bà không yêu chồng, t́nh cảm bà dành cho ba tôi chỉ thuần là sự trả ơn mà thôi. Đó là nếu má tôi biết tôi đúng là con ruột do huyết thống của ba má tôi. C̣n nếu mà má tôi biết ba thực của tôi là bố Hằng th́ sao? Ờ, mà làm sao bà biết được? Có sự khinh bỉ pha lẫn t́nh cảm đối với người đàn ông kia chăng? Bà phải đối xử ra sao với bố mẹ của Hằng? Rồi chuyện ǵ đă xảy ra giữa ba má tôi trước khi đưa đến sự chia tay? Chuyện tôi sinh ra chắc chắn có dự phần trong đó. Tôi không dám hỏi, v́ với tôi mọi chuyện đă trở nên rối rắm sau ngày đó, và khơi ra chỉ làm tăng phiền phức. Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn nghĩ là ba má tôi không ngờ là chuyện đó với tôi không c̣n là bí mật nữa.

Người tôi thương nhất là mẹ Hằng, người đàn bà suốt đời sẽ phải sống trong một màn bí mật bao phủ, rất có thể có một sự ghen tuông ngầm mà bà, do linh tính trời sinh của phụ nữ, lờ mờ cảm thấy từ bên gia đ́nh tôi, nhưng không rơ nguyên ủy v́ sao. Bởi v́ má tôi đối xử với gia đ́nh Hằng rất chân t́nh, ít ra là qua cách ứng xử nh́n từ bên ngoài.

Tóm lại, khi hiểu ra, tôi thấy thương tất cả mọi người trong gia đ́nh. Cả với bố của Hằng, cho dù mỗi khi nghĩ tới ông, tôi vẫn thầm trách cớ sao ông lại gây ra sự xáo trộn này. Hẳn phải có một lư do nào đó mà tới nay tôi vẫn chưa t́m ra. Cho tới khi gần đây t́nh cờ bắt liên lạc được lại với Hằng, đúng ra là Hằng t́nh cờ t́m ra tôi, và qua câu chuyện về gia đ́nh, tôi bàng hoàng tự hỏi phải chăng ông đă phải trả những ǵ ông đă gây ra.

Và lạ nhất, tôi đọc đâu đó những bài nghiên cứu về chấn thương tâm lư của những cựu chiến binh. Nhưng không ai có thể ngờ rằng chấn thương tâm lư sau chiến tranh lại có thể xảy ra với những người hoàn toàn không tham dự trực tiếp cuộc chiến, như ba má tôi, như bố mẹ Hằng. Mà rơ ràng nó c̣n tiếp luôn cho đến tôi, một người chỉ tiếp cận chiến tranh qua sách vở, phim ảnh.

***

Tôi ở nhà với Hằng và bà mẹ được đúng ba hôm. Ban ngày, lúc trời tốt, chúng tôi dắt bà đi quanh trong làng. Chỉ có một con đường chính, qua khu công viên có xích đu cầu tuột cho con nít, rồi đi ngang sân nhà thờ có chuông đổ báo lễ mỗi sáng sớm, siêu thị nằm cạnh một dăy tiệm bán quần áo vật dụng linh tinh. Và sau đó, đi một ṿng qua trường cấp một trở về nhà. Trên đường đi, hay khi ngồi nghỉ mệt trên chiếc ghế gỗ duy nhất trong công viên, chúng tôi cố gắng giúp bà nhớ lại những chuyện đă qua, mặc dù bà thường lạc đường trong đó, rồi mê mẩn không ra được. Tuy nhiên, không cần kể trực tiếp, mà chỉ qua câu chuyện giữa Hằng và mẹ, tôi đă hiểu phần lớn những ǵ ba người đă trải qua suốt hai mươi năm chúng tôi mất liên lạc. Dĩ nhiên chỉ là những mẩu kỷ niệm vui, chuyện buồn th́ tôi phải đoán ṃ qua những ǵ không được kể. Có điều mừng là trong vài ngày ngắn ngủi, bà đă bớt lẩn thẩn một phần. Hằng nài tôi ráng ở nán thêm ít hôm nữa, nhưng tôi đành phải hẹn dịp khác, v́ công việc không bỏ được.

Buổi chiều cuối cùng, trước khi từ giă, Hằng lại xào một đĩa trái su đặt lên bàn thờ. Tôi ngồi chống tay lên cằm, nh́n lên h́nh ông, bây giờ khuôn mặt trong bức chân dung đă trở thành thân quen hơn một chút. Tự dưng h́nh ảnh buổi sáng nơi camping hơn hai chục năm trước đột nhiên trở về cùng với những hồi ức nối tiếp nhau diễn ra trong đầu như một cuộn phim đang được xả bung ra. Chỉ có khác là giờ đây cả hai chúng tôi đă bước qua những rạo rực nóng bỏng ngày xưa. Căn nhà vắng lặng, đèn tù mù. Bà mẹ ăn xong chén cơm, than mệt, đă lên lầu ngủ sớm. Ngồi đối diện với Hằng, giờ đây tôi nh́n rơ những sợi tóc bạc ḷa x̣a bên thái dương, và hai bàn tay gầy guộc nổi gân xanh. Tôi chợt lắc đầu như muốn xua đuổi những kỷ niệm trong quá khứ. Và tôi nghĩ vẩn vơ. Phải chi bố Hằng không thố lộ câu chuyện chôn dấu với tôi, th́ biết đâu tôi và Hằng giờ đây đang ở một nơi khác, trong căn nhà khác sáng sủa, chúng tôi đang ngồi ăn và tâm sự về những ngày thơ ấu hay đang bàn tính về một vấn đề nào đó trong gia đ́nh, lo lắng chuyện học hành cho con cái chẳng hạn. Nhưng chuyện phải chi đó đă không xảy ra. Hằng chợt nói, sau tiếng chép miệng, giọng xúc động lạ thường:

– Tí nữa Tâm về rồi. Hằng muốn là Tâm nên quên hết mọi chuyện ngày xưa đi.

– Hằng nói ǵ Tâm không hiểu.

– Nếu bố mà không nói th́ Hằng cũng không hiểu. Không hiểu được lư do v́ sao Tâm không muốn gặp lại Hằng nữa. V́ sao mà bên gia đ́nh Tâm với bên này không c̣n thân thiết nữa. Lắm lúc Hằng không hiểu nổi bố. Phải chi bố đừng kể với Hằng ǵ hết. Có lẽ bố sợ khi mất đi th́ cái bí mật đó sẽ bị chôn theo. Hằng là người thứ năm biết chuyện này, bố nói. Nhưng Hằng sợ là mẹ cũng biết, v́ mẹ Hằng tự nhiên đổi tính ngay sau khi bố qua đời. Hằng sợ lắm, sợ nhất là những lần nghe mẹ kể thấy bố về trong mơ…

Tôi đột nhiên cầm lấy tay Hằng. Theo phản xạ. Như một cố gắng an ủi. Hai cổ tay mảnh dẻ, bàn tay lạnh giá. Nhưng cùng lúc đó, tôi biết một điều rất thật: chúng tôi đă thay đổi quá nhiều qua thời gian. Tôi không cảm được một rung động từ hai bàn tay đó. Những t́nh cảm trân quư chúng tôi dành cho nhau trong thời học sinh hóa ra chỉ là những rung động hời hợt hay sao? Hai con thỏ Tâm và Hằng, nếu có, chắc giờ này cũng mạnh con nào con nấy kiếm cỏ ăn riêng. Hằng để yên bàn tay trong tay tôi và nói nhỏ đủ cho hai người nghe:

‘Dù Tâm là con của ai th́ đối với Hằng, Tâm vẫn là một người trong gia đ́nh. Hằng luôn coi Tâm như một người anh lẫn một người bạn. Ḿnh đă mất mát quá nhiều rồi. Mẹ th́ không biết c̣n được bao lâu nữa. Hằng ở đây chẳng c̣n ai. Tâm về rồi nhớ thỉnh thoảng gọi cho Hằng một tiếng. Nhớ đấy nhá!’

Tôi hứa, nhưng sự thực trong ḷng hoang mang. Gọi cho nhau, biết nói chuyện ǵ. Chẳng lẽ bảo Hằng bỏ nơi đó, về ở với tôi? Hay tôi sẽ dọn về nơi đây? Để làm ǵ mới được, khi trong tôi sự bốc đồng tuổi trẻ đă yên nghỉ. Chúng ngủ say thật rồi.

Lúc từ giă, Hằng ôm tôi rất chặt. Tôi cảm được Hằng đang khóc, trong khi tôi thấy má ḿnh ướt. Chỉ tới khi xe lên tới đường xa lộ, tôi mới biết chắc chắn là ḿnh không lạc đường một lần nữa.

***

Chiều hôm sau, Hằng gọi cho tôi hỏi thăm, tôi than:

‘Xui quá Hằng ơi, bữa qua về gần tới nhà rồi mà bị xe đụng…’

‘Chết! Tâm có sao không?’, giọng Hằng hốt hoảng.

‘Người th́ không sao, nhưng cái xe chắc tiêu rồi. Mà ḿnh lỗi, tới ngă tư nghĩ là đường vắng, xe nó ủi ngay đầu.’

‘Thôi, miễn là đừng có bị thương ǵ là mừng rồi. Phải chi Tâm nghe lời Hằng, ở lại thêm một đêm nữa. Sáng nay mẹ mới hỏi, Hằng nói là Tâm về rồi, thấy mẹ có vẻ buồn lắm…’

Mắt tôi chợt mờ đi và tôi tưởng tượng như là ḿnh đang đối diện với người đàn bà sầu khổ kia, nửa cuộc đời sống trong bức màn tối bưng, đến khi hiểu ra th́ hụt hẫng. Rồi tôi thấy lại ḿnh đang trên đường về nhà. Tối hôm qua. Đường vắng. Tôi đang ôn lại những ngày ngắn ngủi sống với Hằng và bà mẹ. Tim tôi chợt nhói. Tôi vừa sực nhớ ra, bố Hằng người ta thường gọi là bác Mật, c̣n tôi tên Tâm. Trời ơi, cái dấu đó đă là một lời giải thích không cần nói ra, tại sao tới bây giờ tôi mới nhận biết? Nhưng ai đă đặt tên tôi là Tâm? Mắt tôi chết cứng trong tia nh́n về phía trước, không thấy chiếc xe đang lao tới từ bên hông…

Thế là, tôi tự nhủ, ḿnh sẽ lại phải bắt đầu một cuộc t́m kiếm mới vậy. Nhưng có lẽ vô vọng. Bố Hằng đă qua đời, và tôi không thể trông mong ǵ ở bà mẹ. Tôi chỉ có thể hỏi ba má tôi, nhưng chẳng lẽ lại khơi dậy những ǵ ba má tôi đă nguyện chôn chặt. Mà cho dù t́m kiếm thêm, chắc ǵ những điều tôi biết là sự thực trăm phần. Ngay cả câu chuyện bố Hằng kể, có chắc ǵ là ông đă không dấu những chi tiết ông không muốn nói? Nếu hỏi, có lẽ ba má tôi sẽ có một câu chuyện hơi khác. Tôi chợt hiểu ra, suốt đời ta chỉ sống với cái bóng của Sự Thật. Và mỗi lần thấy cái bóng mới, ta tưởng rằng Sự Thật đă được phơi bày, nhưng rốt cuộc nó vẫn chỉ là Cái Bóng mà thôi. C̣n chữ Phải Chi, không bao giờ ta có thể rút lại. Có tiếc nuối cũng đành chịu.

Nguyễn Hiền