Gửi ngày cho gió, tháng cho mây

Gửi một vầng trăng khuyết lại đầy

Gửi tóc phai sương, t́nh lận đận

Gửi sầu vô tận tới chân ngày

                      VƯƠNG ĐỨC LỆ

 

 

K

hoảng ba ngàn năm trước, trên vùng đất Iraq hiện nay, nảy sinh một thành phố sầm uất, cường thịnh, là thành Babylone. Xung quanh thành, những cư dân đă sinh sống, chăn nuôi và tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà Địa, nằm giữa hai ḍng sông Tigris và Euphrate. Tuy nhiên, v́ vùng đất tương đối khô cằn, đa số người Ả Rập thời xa xưa đó phải sống du mục trên các vùng sa mạc. Nhờ vậy, họ rất gần thiên nhiên và bầu trời. Ban đêm, ngoài gió cát, họ chỉ có trăng sao làm bạn và dĩ nhiên, trong bọn họ, thế nào cũng có những nhà thông thái, ham t́m hiểu. Dần dần, những nhà thông thái này thấy rằng mặt trăng cứ mỗi gần 30 ngày lại mọc đúng ngay chỗ cũ và vào cùng một lúc. Họ cũng thấy vạn vật, khí hậu h́nh như có một chu kỳ, cứ khoảng một thời gian đều đặn lại trở về t́nh trạng cũ. Từ đó, con người bắt đầu đặt ra ngày, tháng, năm để đánh dấu thời gian và từ đó, bắt đầu có lịch. Loại lịch trong giai đoạn đầu tiên căn cứ vào chu kỳ của mặt trăng được gọi là âm lịch. 

Điều ngạc nhiên là vào thời đó, Ai Cập có nền văn minh sớm nhất thế giới vẫn chưa biết phân chia tháng ngày nhưng lại biết số ngày của một năm dương lịch căn cứ vào mực nước sông Nile. Người dân Ai Cập thời cổ trồng một cây cột lớn trên sông, đánh dấu ngày có mực nước cao nhất rồi chờ cho đến ngày nước sông lại lên cao tới mức đó th́ họ có được chu kỳ một năm. Thời gian đó là 365.24 ngày.

V́ sống nhờ sông Nile nên người Ai Cập chia một năm ra ba mùa: mùa nước lụt, mùa cày cấy, mùa thu hoạch. Về sau, các nhà thiên văn Ai Cập dùng một phương cách chính xác hơn để tính số ngày trong năm là dùng khoảng cách thời gian giữa hai ngày mà vào lúc b́nh minh của ngày đó, sao Thiên Cẩu (Sirius), ngôi sao sáng số một trên bầu trời, lại đứng thẳng ngay trên đường đi của mặt trời. Ngày này trùng hợp với mùa nước nổi nên được coi như ngày tân niên của Ai Cập.  Khoảng cách giữa hai ngày này cũng là một năm.

Sau khi lịch được phát kiến từ vùng Trung Đông, âm lịch được truyền sang Tây Phương và Đông Phương, qua Trung Hoa tới Việt Nam. Mục đích đặt ra lịch là để biết ngày tháng ngơ hầu căn cứ vào đó, biết được thời tiết mà chuẩn bị mùa màng, nhưng thời tiết mỗi mùa lại tùy thuộc mặt trời, cho nên âm lịch (một năm có 354.36 ngày) bị sai biệt với dương lịch (một năm 365.24 ngày).  Cho tới vào đầu Công Nguyên, Cesar đă ra lệnh chuyển đổi tất cả sang dương lịch. Sự cải biến này dần dần lan tràn khắp thế giới, âm lịch gần như đang bị đào thải và ngay chúng ta, cũng chỉ c̣n dùng trong những ngày lễ cổ truyền, những ngày cúng giỗ tổ tiên. Viết về âm lịch ở đây chỉ để chúng ta có đôi chút khái niệm về sự chuyển vận của trăng sao.

V́ căn cứ vào chuyển vận của mặt trăng, có thể nói một tháng âm lịch là thời gian từ lúc ta thấy trăng tṛn tới lúc lại thấy trăng tṛn kế tiếp. Đó không phải thời gian mặt trăng xoay hết một ṿng xung quanh trái đất (có hơn 27 ngày), mà v́ trái đất cũng quay nên ta phải chờ tới 29 ngày rưỡi mới lại thấy có trăng tṛn. Do đó, một tháng âm lịch đúng ra sẽ dài 29 ngày rưỡi, v́ trăng xoay quanh chính nó rất chậm, cũng khoảng 29 ngày rưỡi một ṿng nên bất kể ngày nào, chúng ta vẫn nh́n thấy diện mạo trăng không đổi, lúc nào cũng vẫn chú Cuội ngồi gốc cây đa. V́ một năm âm lịch có 354.36 ngày, không thể dùng số lẻ cho ngày tháng nên có tháng đủ (30 ngày), tháng thiếu (29 ngày). Dân quê ta hồi xưa, đâu có ai có lịch nên đại đa số nông dân t́m đoán ngày bằng cách ngắm trăng. Tùy theo h́nh dạng của trăng, giờ trăng mọc hay lặn, tổ tiên ta đă có thể đoán ra được đại khái ngày trong tháng.

Để đoán ngày dựa theo h́nh dạng mặt trăng, ta đă biết mặt trăng cũng giống như trái đất, tự nó không phát ra ánh sáng. Trăng sáng nhờ được mặt trời chiếu vào và ta chỉ thấy trăng ở những phần được chiếu sáng. Ta cũng biết mặt trời ở xa (150 triệu cây số), c̣n trăng ở gần trái đất (380 ngàn cây số), xoay ṿng quanh trái đất hơn 29 ngày một ṿng nên có lúc trăng nằm giữa trái đất và mặt trời, có lúc nằm phía sau. Vào những ngày 29 hay 30, trăng ở giữa trái đất và mặt trời, quay lưng về phía ta nên ta không thấy khuôn mặt được chiếu sáng của chị Hằng, ta có “tối như đêm 30”. Sau ngày đó, trăng từ từ nghiêng đi để đi ṿng ra phía sau trái đất nên vào ngày mùng 1, ta thấy một vầng trăng khuyết, rất mỏng (khoảng 2/29 đường kính mặt trăng). Tới ngày mùng 2, vầng trăng khuyết dày hơn dần (4/29 đường kính )… nên các cụ của ta đă đặt ra bài đồng dao như:

Mùng một lưỡi trai

Mùng hai lá lúa

Mùng ba câu liêm

Mùng bốn lưỡi liềm

Mùng năm liềm giật

….

cho nông dân dễ nhớ mà tính ngày..

 

Sau những đêm lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm… đến đêm mùng bảy, mặt trăng đă di chuyển 1/4 ṿng tṛn quĩ đạo và trở nên h́nh bán nguyệt.

Hơn 2000 năm trước, cũng trong những ngày 7 hay 22 âm lịch này, một nhà thiên văn Hy Lạp, Aristarchus, không được học Kiều để biết đến câu than thở: Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Ông ngắm trăng h́nh bán nguyệt ban ngày, suy ra mặt trời, mặt trăng và mặt đất lúc đó tạo nên  một tam giác vuông góc mà đỉnh ở mặt trăng. Từ đó, dùng lượng giác học, ông tính toán tỷ lệ khoảng cách của trái đất với mặt trăng đối và mặt trời.

Sau đó, mặt khuyết của mặt trăng lồi ra dần để đến ngày rằm (15) th́ trăng tṛn vành vạnh, mặt trăng hoàn toàn đứng phía sau địa cầu, trực diện với mặt trời nên ban đêm, ta thấy được toàn bộ dung nhan chị Hằng.

 

Thỉnh thoảng, có trường hợp mặt trời, trái đất, mặt trăng nằm thẳng hàng trên một đường thẳng, ta có nguyệt thực.

Sau ngày rằm, trăng lại nhỏ dần, đến ngày 22 (trăng di chuyển được 3/4 ṿng tṛn quĩ đạo) th́ lại trở nên h́nh bán nguyệt và ngày 26, 27, 28 chúng ta lại có lưỡi hái, lưỡi liềm, rồi lưỡi trai… Như thế, tháng nào cũng có hai ngày trăng lưỡi trai, lưỡi liềm,  lưỡi hái ... hay bán nguyệt.

Để phân biệt lưỡi trai là ngày 1 hay 28, các cụ của ta phân biệt theo mặt lơm của trăng. Khi mặt lơm quay về Đông th́ đó là trăng thượng huyền, từ ngày 1 đến 15. Nếu mặt lơm quay về Tây, đó là trăng hạ huyền, là những ngày sau 16 trở đi.

Để đoán ngày theo thời gian trăng mọc, ta đă biết trăng xoay quanh trái đất hơn 29 ngày một ṿng. Vào ngày rằm, trăng và mặt trời nằm đối diện nhau hai bên trái đất. Lúc 6 giờ mặt trời lặn th́ trăng bắt đầu lên. Nhưng v́ trăng di chuyển mỗi ngày 1/29 quĩ đạo của nó nên hôm sau, ta thấy trăng chậm hơn gần 50 phút (6 giờ 50), hôm sau nữa, ngày 17 ta, trăng lên lúc 7 giờ 40 phút tối … , cứ như thế các cụ nh́n trăng mọc lúc nào mà đại khái đoán được ngày giờ.    

Lại lấy thí dụ của Kiều, khi cụ Nguyễn Du tả cảnh Kiều được Sở Khanh đưa thư hẹn ngày giờ trốn khỏi tay Tú Bà:

       Lấy trong ư tứ mà suy

       Ngày hai mươi mốt Tuất th́ phải chăng

 

Giờ Tuất là từ 7 giờ đến 9 giờ , nhưng Kiều chờ dài cổ cho đến khi “Đoá trà mi đă ngậm trăng nửa vành” Sở Khanh vẫn không đến. Cụ Nguyễn Du đă rất chính xác khi tả trăng đêm 21 đó là trăng nửa vành và Kiều phải chờ rất lâu, có lẽ đến giờ Hợi, giờ Th́n v́ đêm 21, trăng mọc rất trễ.

   

Như đă nói, tuần trăng hay chu kỳ mặt trăng xoay quanh trái đất để về vị trí cũ là 29 ngày rưỡi. Nếu kể 1 năm gồm 12 tháng, năm âm lịch sẽ kéo dài khoảng 354 ngày. V́ lịch và ngày tháng đặt ra chủ yếu là giúp dân biết trước thời tiết để chuẩn bị mùa màng, mà thời tiết, nóng lạnh, mưa gió lại tuỳ thuộc mặt trời và chu kỳ mặt trời lại là 365.25 ngày. Trung Hoa gọi chu kỳ này là năm thời tiết. Năm âm lịch tính theo chu kỳ trăng như thế sẽ sai lệch với năm thời tiết mỗi năm 11 ngày, nên không điều chỉnh sẽ không thể “tháng hai trồng đậu tháng ba trồng cà” và sẽ có những “mùa hè tuyết rơi.” V́ thế người Trung Hoa đă điều chỉnh năm tháng theo thời tiết bằng cách cứ ba năm lại có một năm nhuận (thêm một tháng) để mùa xuân lúc nào cũng ấm áp, mùa đông nào cũng lạnh lẽo. V́ phải điều chỉnh âm lịch theo thời tiết như thế, âm lịch đúng ra nên gọi là âm-dương lịch.

Ngoài ra, người Trung Hoa c̣n chia năm thời tiết đó ra làm 24 tiết khí, trong đó những tiết khí quan trọng là bốn ngày giữa mùa: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí. Dĩ nhiên, tiết Thanh Minh khi Kiều đi dự hội Đạp Thanh cũng là một trong 24 tiết khí đó. Nếu cụ Nguyễn Du hồi đó dùng dương lịch, cụ sẽ biết đó là ngày 5 tháng 4 (nhằm tháng 3 âm lịch).

Về sao, ta biết rằng vũ trụ có hàng trăm tỷ thiên hà. Dải Ngân Hà của chúng ta là một trong hàng trăm tỷ thiên hà đó. Mỗi thiên hà có khoảng trăm tỷ ngôi sao. Mặt trời của chúng ta là một trong hàng trăm tỷ ngôi sao của Ngân Hà. Dù trên bầu trời, có những ngôi sao lớn hơn mặt trời gấp bội, nhưng ta đă thấy mặt trời chói lọi to lớn gấp cả ngàn lần những ngôi sao khác chỉ v́ lư do giản dị là mặt trời ở rất gần chúng ta (150 triệu cây số hay 8 phút ánh sáng), trong khi ngôi sao gần chúng ta nhất là Centaur Proxima đă cách chúng ta 4 năm ánh sáng (gần 300 ngàn lần xa hơn). Sao Bắc Đẩu ở xa 600 năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn hồi xưa, Đông cũng như Tây, không ai h́nh dung nổi trái đất đang xoay và di chuyển quanh mặt trời. V́ thế, tất cả cho rằng trái đất đứng yên, và là trung tâm điểm của một trái cầu khổng lồ xoay quanh trái đất. Trên trái cầu, có các v́ sao nằm cố định trên đó và trái cầu xoay rất chậm (một năm 1 ṿng).  Cũng trên ṿm trái cầu đó, họ nhận ra có hai đường đi dành cho mặt trăng và mặt trời di chuyển. Đường đi của mặt trời được gọi là đường Hoàng Đạo (eclipse), đường đi của trăng, Trung Hoa gọi là Bạch Đạo. Hai đường này gần như trùng với nhau.  Người Tây phương đánh dấu con đường Hoàng Đạo này bằng 12 cḥm sao (Nam Dương, Xử Nữ…), chia ṿng tṛn Hoàng Đạo thành 12 khúc gần như đều đặn, c̣n Đông phương chia Bạch Đạo ra làm 28 khúc, đánh dấu bởi  28 cḥm sao hay v́ sao của Nhị Thập Bát Tú.

Với người Tây phương, mỗi hoàng hôn, khi mặt trời sắp lặn, ánh sáng đă chạng vạng, nên có thể thấy được sao, và họ thấy cứ vào tháng 1 trong năm, mặt trời thế nào cũng đứng cạnh cḥm sao Nam Dương (Capricorn). Mỗi ngày, mặt trời nhích dần lên để tháng 2, đứng cạnh cḥm Bảo B́nh (Aquarius), sau đó, mỗi tháng, mặt trời lần lượt đến đứng cạnh các cḥm sao Song Ngư (Pisces), Dương Cưu (Aries), Kim Ngưu (Taurus), Song Nam (Gemini), Bắc Giải (Cancer), Hải Sư (Leo), Xử Nữ (Virgo), Thiên Xứng (Libra), Hổ Cáp (Scorpio), Nhân Mă (Sagittarius) và tháng 1 năm sau, lại đứng cạnh cḥm Nam Dương. V́ thế, cứ mỗi hoàng hôn,  ngắm thấy cḥm sao nào cạnh mặt trời là biết tháng dương lịch.

Người Trung Hoa, ngược lại, không ngắm mặt trời mà ngắm trăng để nghiên cứu ngày tháng, do họ sống ở Bắc Bán Cầu, không thấy được các v́ sao hay cḥm sao phía Nam. Nhị Thập Bát Tú nằm trên một đường ṿng theo trái cầu bầu trời là đường  Bạch Đạo, gồm 28 khu vực của 28 v́ sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Măo, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Ủy, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Pḥng, Tâm, Vĩ, Cơ. V́ mỗi đêm, trăng lại đứng cạnh một v́ sao khác trong những v́ sao kể trên cho nên những v́ sao này c̣n được gọi là nguyệt trạm.

Tuy nhiên, v́ tháng có hơn 29 ngày mà chỉ có 28 v́ sao nên ta không thể nh́n nguyệt trạm mà biết được ngày âm lịch. 

Ṿng tṛn Bạch Đạo này sau đó được chia làm bốn cung, tương ứng với 4 mùa. Mỗi cung là 1/ 4 ṿng tṛn gồm bảy v́ sao. Tùy theo mùa mà ban đêm ta thấy được những sao nào:

- Mùa thu, trên bầu trời là các sao của cung Huyền Vũ gồm có Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

- Mùa đông là những sao của cung Bạch Hổ gồm  Khuê, Lâu, Vị, Măo, Tất, Chủy, Sâm (nh́n h́nh vẽ, tương ứng với Gemini, Orion, Taurus, Aries…. )  

- Mùa xuân thấy cung Hồng Điểu (có sách nói là Chu Tước) gồm các sao Tỉnh, Ủy, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

- Mùa hè thấy các sao cung Thanh Long gồm Giác, Cang, Đê, Pḥng, Tâm, Vĩ, Cơ.

Cách ngắm sao để biết mùa này được biết từ thời thượng cổ. Trong Kinh Thư của Khổng Tử đă ghi vua Nghiêu (hơn 2000 năm trước Tây Lịch) khi sai hai họ Hy và Ḥa ngắm sao, đă biết:  Khi ngày dài trung b́nh mà sao là Điểu (hay sao Tinh) là giữa mùa Xuân.  Ngày dài nhất, sao là Hỏa (sao Tâm) là giữa mùa Hạ. Khi đêm dài trung b́nh, sao là Hư là giữa mùa Thu. Đêm dài nhất, sao là Măo là giữa mùa Đông.”

Ngày dài nhất, là ngày Hạ chí (21 tháng 6 dương lịch), đêm hay ngày dài trung b́nh là ngày Xuân phân (20 tháng 3) hay Thu phân (23/9), c̣n đêm dài nhất trong năm, là ngày Đông chí (22 tháng 12 dương lịch).

Nhắc tới sao Sâm và sao Tâm, cách nay sáu chục năm, có một lư giải thú vị trên báo Khoa Học tại Hà Nội khi giáo sư Hoàng Xuân Hăn dùng kiến thức khoa học của ông để kết luận :

       Đêm thu gió lọt song đào

       Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời 

đêm Kiều đang ngắm trăng th́ bị Hoạn Thư sai người đến bắt đi, chính là đêm 4 tháng 9 ta. Ai cũng biết khi làm hai câu thơ này, cụ Nguyễn Du đă chơi chữ, v́ nửa vành trăng khuyết như một nét mác h́nh ṿng cung cùng ba chấm của ba sao sẽ tạo thành chữ Tâm. Tâm chính là tên của Thúc Sinh (Thúc Kỳ Tâm), người mà Kiều đang mong nhớ.

Để tính ngày, ông Hoàng Xuân Hăn dựa vào yếu tố “nửa vành trăng khuyết.” Theo ông, ngày có trăng h́nh dạng như thế chỉ có thể là mùng 3, 4 hay 24, 25. Nhưng nếu là ngày 24, 25 theo ông, sẽ không hợp lư v́ trong những ngày đó, sau nửa đêm trăng mới mọc, Kiều khó mà thức khuya như thế.

Về tháng, giáo sư Hăn dựa vào yếu tố “ba sao giữa trời.” Theo ông, ba sao đó là sao Tâm (Antare, cḥm Hổ Cáp, tức Thần Nông). Ông dựa vào câu nói của Chu Hi, khi lư giải Kinh Thư, dùng từ ngữ Tam Tinh Tại Thiên để chỉ sao Tâm. Sau đó ông dựa theo lượng giác học, khi xét tam giác tạo bởi mặt trời, mặt trăng và trái đất mà đỉnh ở mặt trăng. Góc ở mặt trăng sẽ gần 180 độ vào ngày cuối tháng, gần 0 độ vào ngày rằm, 90 độ trong ngày 7 và 22, khoảng 45 độ trong ngày 4 hay 26. V́ căn cứ vào sao Tâm và dùng ngày 4, trong bản đồ tinh tú, nếu ông kẻ một góc 45 độ từ sao Tâm th́ thấy mặt trời ở gần sao Giác (Spica trong cḥm Virgo), tương ứng vào tháng 9 ta. Ông cũng nói cái apartment Thúc Sinh thuê cho Kiều có cửa sổ ở hướng Tây Nam, v́ vào ngày 4, lúc 8 giờ tối, trăng thấy ở hướng Tây.

Vài tháng sau bài báo trên, Đào Duy Anh trên báo Thanh Nghị, cho rằng ba sao giữa trời không phải sao Tâm mà đúng ra là sao Sâm. Ông lập luận dựa trên cuốn tự điển Từ Nguyên của Trung Hoa. Trong trường hợp này, cô Kiều bị bắt vào ngày 24 tháng 7 âm lịch, lúc 1 giờ sáng.

Tuy cách giải thích của Đào Duy Anh không rơ ràng như Hoàng Xuân Hăn, nhưng căn bản lập luận của ông có lẽ đúng hơn, v́ sao Tâm chỉ là một sao Antare, trong khi sao Sâm mới gồm ba sao đứng chụm lại trên thắt lưng người thợ săn cḥm sao Orion.  

Chúng tôi đă mượn vài mẩu chuyện nhỏ hoặc vài câu thơ Kiều để tŕnh bày ư niệm căn bản về cách tính ngày tháng, về trăng sao và bầu trời của Đông phương cũng như của ông cha chúng ta hồi xưa.

Những ư niệm và kiến thức đó so với kiến thức khoa học hiện đại thật thô sơ. V́ vậy mà âm lịch đang dần dần bị ch́m vào quên lăng. Bầu trời cũng mất dần vẻ nên thơ huyền hoặc. Nhưng những kiến thức thô sơ về bầu trời và thiên nhiên đó không những đă ăn sâu vào tập quán dân tộc, đă giúp tổ tiên ta biết được ngày tháng, tính được bốn mùa, chuẩn bị và xếp đặt công việc cày cấy, mùa màng mà c̣n giúp tất cả gần gũi nhiều hơn với thiên nhiên, với trăng sao, trời đất. Đời sống của mọi người vất vả, giản dị hơn, nhưng có lẽ nên thơ hơn chúng ta.

Hoàng Dung