Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

           *25

 

HÀNG THẦN LƠ LÁO PHẬN MÌNH RA ĐÂU

NGUYỄN ÁI QUỐC BỊ HỌC TẬP CẢI TẠO 5 NĂM TẠI LIÊN XÔ

TRUYỆN TÌNH GIỮA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ VERA VASILIEVA

 

 

          Mùa xuân 1934, Quốc rời Thượng Hải, trở lại Liên Xô lần thứ ba khoảng tháng 6.34 sau 6 năm xa cách. Sách của Brocheux nói Quốc bị đưa ra một Ủy ban kiểm tra lý lịch gồm ba người thuộc ban Đông Phương do Manuilsky làm trưởng ban với hai hội viên Vera Vasilieva và Khang Sinh. Họ chất vấn Quốc về những hoạt động của Quốc trong 6 năm qua, nhất là việc được tha bổng tại Hồng Kông và thoát khỏi màng lưới của mật thám Pháp, việc biết Lâm Đức Thụ là kẻ phản bội nhưng vẫn tiếp tục sử dụng dẫn tới việc bị bắt của hơn 100 đảng viên cộng sản, việc sát nhập ba đảng cộng sản Việt Nam không theo đúng đường lối của QTCS.

           Manuilsky có vẻ trung lập, Khang Sinh một mực đòi xử tử, nhưng Quốc được Vera Vasilieva, đặc trách về Viễn Đông hết lòng bênh vực, khẳng định Quốc chưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật, trình độ lý luận còn non nớt do chưa được đào tạo cơ bản, cần có cơ hội tích cực học tập, nghiên cứu, cố gắng vươn lên để nhận thức đúng bản chất những sai lầm trong quá khứ, nên Quốc sau đó được coi như chỉ thiếu kinh nghiệm và chấp thuận cho đi học tập cải tạo tư tưởng bằng cách cho nhập học trường Quốc tế Lenin từ tháng 10.1934 với bí danh LIN (chiết ra từ chữ Lê Nin) và tư cách đảng viên Cộng sản Đông Dương.

 

          Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga” do Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2013, đă lần đầu công bố Bản Lư lịch của Nguyễn Ái Quốc khai khi vào học Trường Quốc tế Lenin năm 1934. Đây là bản lư lịch do đích thân Nguyễn Ái Quốc khai bằng tiếng Anh, viết bằng mực tím, theo một mẫu in sẵn của Quốc tế Cộng sản. Lư lịch được cấu trúc theo kiểu bảng hỏi và trả lời, có 4 trang. Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm bản lư lịch này tại Lưu trữ lịch sử chính trị - xă hội quốc gia Nga . Sau đây là toàn văn bản dịch và một số nhận xét:

Bản dịch lư lịch năm 1934 của Nguyễn Ái Quốc

                         BẢN ĐIỀU TRA              Số 375.

CÂU HỎI:

1. Họ tên: Linov

2. Đảng Cộng sản nào và tổ chức nào trực thuộc: Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương.

3. Ngày tháng năm sinh và nơi sinh : 1894 tại Đông Dương. (Rút 4 tuổi )

4. Quốc tịch : Đông Dương.

5. Công dân : Đông Dương.

6. Nguồn gốc xă hội: Công nhân.

7. T́nh trạng gia đ́nh ( những người phải nuôi ). Nếu đă lập gia đ́nh th́ vợ làm ǵ, địa vị của vợ, nguồn gốc, vị trí đảng, và lương: Không gia đ́nh, chưa vợ.

8. Số thành viên trong gia đ́nh và nghề nghiệp của họ: Không.

9. Có người thân nào tại Liên Xô. Họ là ai, làm ǵ và địa chỉ: Không.

10: Tài sản sở hữu trước khi vào Đảng. Nếu thất nghiệp th́ đă bao lâu và tại sao: Không.

11. Bắt đầu kiếm sống từ khi nào?Từ năm 1912.

12. Nghề nghiệp, chuyên môn và đă làm việc bao lâu? Không có chuyên môn.

13. Ngành công nghiệp nào có liên quan và loại h́nh công việc nào có thể làm được? 1: Không. 2: Không.

14. Học vấn chung?

15: Cơ cấu Đảng?

16. Biết sử dụng những ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ? Tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng An Nam, có thể đọc và viết tiếng Pháp.

17. Đă sống ở những nước nào ngoài tổ quốc ḿnh? Pháp, Anh, Trung Quốc sau năm 1912.

18. Có phục vụ quân đội không? và làm ǵ? Có tri thức đặc biệt ǵ về quân sự? Không.

19. Đă tham gia quân đội cách mạng nào ( Hồng quân, tại mặt trận Hồng quân)? Không.

20. Có tham gia Bạch vệ, phát xít hay lính viễn chinh? Không.

21. Có người thân tham gia Bạch vệ, phát xít và đội quân viễn chinh? Nếu có th́ họ là ai và ở đâu? Không.

22. Có phục vụ trong cơ quan t́nh báo, cảnh sát, điều tra… Nếu có th́ ở đâu và công việc? Không.

23. Có người thân nào làm trong các cơ quan t́nh báo, cảnh sát, điều tra… Nếu có th́ ở đâu và làm ǵ? Không.

24. Ngày tháng tham gia Đảng: 1920 Đảng Cộng sản Pháp.

25: Ngày tháng tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản: Không.

26. Trước đây đă tham gia một đảng phái nào khác hay Liên đoàn Thanh niên Cộng sản? Nếu có th́ Đảng nào, khi nào và ở đâu, nguyên nhân cụ thể việc rời tổ chức này? Không.

27. Có tham gia tổ chức quần chúng hay công nhân nào không? Nếu có th́ tổ chức nào và công việc? Không.

28. Có tham gia ( hay có cảm t́nh) với một nhóm, phe phái đối lập nào trong đảng không? Nếu có  th́ nhóm  hoặc phe nào? Không.

29. Đă khi nào bị khiển trách, nguyên nhân? Không.

30. Đă bao giờ bị kết án, bị bắt, bị tù? Khi nào, ở đâu và nguyên nhân? Ở tù bao lâu: Có, gần 2 năm v́ hoạt động cộng sản.

31. Có là thành viên của Liên hiệp Thương mại ? Liên hiệp nào, ở đâu và sự ràng buộc Hội viên? Không.

32. Có làm việc cho cơ quan bầu cử nào trong Liên hiệp Thương mại không? Được trả lương hay t́nh nguyện, ở đâu, loại công việc: Không.

33.Có tham gia tổ chức đ́nh công và các tổ chức khác? Nếu có th́ công việc ǵ? Tôi tổ      chức Hội Liên hiệp thuộc địa trong Đảng, Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Trung Quốc.

34. Công việc nào gần đây nhất trước khi được cử đến Trường Quốc tế Lenin? Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

35. Có tham gia vào văn pḥng bầu cử của đảng nào không? Làm ǵ, như thế nào và khi nào?

36. Đă làm công việc quần chúng ǵ của đảng?

37. Có hoạt động không công khai? Mức độ nào và bao lâu? Từ năm 1924.

38. Có tham gia phong trào chống thất nghiệp không? và chức trách là ǵ? Không.

39. Khi nào th́ được cử đến Trường Quốc tế Lenin và đă được phổ biến những qui định về bảo mật chưa? Ai biết việc anh sang học tại Trường? Tháng 9 năm 1934. Các đồng chí tại Quốc tế Cộng sản.

40. Tiểu sử vắn tắt:

Sinh năm 1894. Bắt đầu làm việc và kiếm sống từ năm 1912. Tôi đă đến Anh quốc, Pháp, châu Phi và Mỹ. Năm 1919, tôi bắt đầu hoạt động cách mạng. Năm 1920, tham gia Đại hội Tours, tại đây Đảng Cộng sản Pháp đă được thành lập. Năm 1924, tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản, sau đó tôi được cử đến công tác tại Trung Quốc. Năm 1927, tôi buộc phải rời Trung Quốc v́ cuộc phản biến của Quốc dân đảng. Năm 1928, tôi tham dự Hội nghị chống đế quốc tại Brussel và từ đây trở về châu Á. Tôi đă đến các nước Đông Nam Á.

Năm 1929 tôi đă bị kết án tử h́nh vắng mặt và chính phủ đă trao giải thưởng cho ai t́m được tôi, Năm 1931 tôi bị bắt bởi một chính phủ khác và bị tù gần 2 năm.

Tôi không có gia đ́nh và chưa lập gia đ́nh.

Tôi nghĩ đây là tất cả những ǵ có thể viết về lư lịch của tôi cho đến hiện nay.

          Trường Quốc tế Lenin do Quốc tế Cộng sản lập năm 1924, đóng cửa năm 1938. Đây là trường dành cho những người cộng sản nước ngoài, nhằm giúp đỡ các đảng cộng sản trong công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Mọi học viên khi vào trường, bắt buộc phải khai báo lý lịch. Nghiên cứu bản Lư lịch của Nguyễn Ái Quốc khai khi vào học Trường Quốc tế Lenin năm 1934, chúng tôi ( sử gia đỏ) sơ bộ có một số nhận xét như sau:

          “Ở bản dịch trên, những chữ in nghiêng là trả lời của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, với tên gọi là Linov. Lư lịch không ghi ngày khai, song có thể đoán định là trong khoảng thời gian từ sau ngày 2.10.1934 tới trước ngày khai lư lịch dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản 16.8.1935. Chúng tôi cho rằng lư lịch được khai ngay sau ngày mùng 2.10. 1934 - ngày ban hành Quyết định số 45 của Phó Giám đốc và Chánh Văn pḥng Trường Quốc tế Lenin về danh sách các học viên. Trong danh sách có Nguyễn Ái Quốc mang tên LIN, số hiệu 375, nhập trường ngày 16.9.1934.

           Bản lư lịch này,  ngoại trừ năm sinh không khớp với thông tin Người khai ở một vài lư lịch khác, (điều khá b́nh thường ở thời đó), ngày bắt đầu kiếm sống là 1912 chứ không phải ngày xuống tàu làm phụ bếp năm 1911,  hoặc vốn ngoại ngữ không khai đủ như chúng ta biết sau này, c̣n cơ bản rất thống nhất với những điều lịch sử hôm nay biết về Người. Những dấu ấn và sự kiện chính trong tiểu sử, của một con người đă trở thành huyền thoại ngay từ khi c̣n sống, đă được Người báo cáo vô cùng chính xác và trung thực, khách quan với Quốc tế Cộng sản.”

 

          Trong thời gian thụ huấn tại đây, Quốc hết sức tìm cách làm thân với Vera Vasilieva và tán tỉnh sao đó – nghề của chàng mà - Vera dần dần có cảm tình đặc biệt  với Quốc và còn gợi ý cho Quốc viết thư phàn nàn là mình rất đau khổ vì bị đối xử khác biệt với các bạn đồng học, không được tham dự các công tác của họ và cũng không được giao cho việc gì làm cả. (Quốc thật ra tuy được cho học nhưng vẫn bị nghi ngờ, theo dõi và chắc Quốc cũng nhận thấy).

          Theo Bùi Tín, bà Quinn Judge còn cho là Vera trở thành một người tình của Quốc trong mấy năm Quốc ở Moskova. Con gái Vera, tuy lúc đó mới khoảng mười tuổi nhưng còn nhớ ông Quốc thường ghé chơi nhà và nhiều đêm ngủ lại trên chiếc ghế sofa vào năm 1934. Tất nhiên cô bé ngủ vùi suốt đêm đâu rõ mẹ và Quốc làm gì, nói chuyện gì với nhau hết đêm. Bùi Tín còn dẫn bài viết của Sophia Quinn:

           “ Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn luôn mang cà-vạt rất chưng diện, xức cả nước hoa thơm lừng. Khi về nước anh còn để quên lại một va li quần áo đàn bà toàn là các loại nhãn hiệu sang trọng, cô bé Nga này sau đó lấy ra dùng nhiều năm mới hết.”

          Cựu hoàng Bảo Đại trong hồi ký Con Rồng Việt Nam ghi, “ Hồ có một người vợ Nga và có chung một đưá con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến.” Sở dĩ ông biết được chuyện bí mật này là do Võ Nguyên Giáp kể lại vào năm 1945.

          Quốc có cả một va-li quần áo đàn bà để quên lại nhà Vera, chắc là ông còn dự tính đem tặng nhiều phụ nữ khác vì trong thời gian ở Moskva lần thứ ba này nghe nói ông có tiếp xúc với nhiều phụ nữ Việt Nam tới Nga học nữa.

          Về vụ điều tra các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bà Quinn thuật lại như sau:

          “...Hồ Chí Minh chịu sự điều tra của tổ 3 người gồm Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và trùm dặc vụ Trung Quốc Khang Sinh. Dmitry Manuilsky thuộc thành phần trung lập, trong khi Khang Sinh giữ quan điểm đề nghị xử tử Hồ Chí Minh. Còn Vera Vasilieva lấy lư do phải làm theo tŕnh tự để tránh sai lầm do ḿnh c̣n thiếu kinh nghiệm, đă thay Hồ Chí Minh bào chữa. Đến năm 1935, Khang Sinh mới hay tin Hồ Chí Minh bị bắt vào năm 1931 nên đă đề nghị khai trừ ông ra khỏi đảng. Tuy nhiên vẫn c̣n thiếu một số tài liệu quan trọng có khả năng đă bị Cục An-ninh Liên Xô giấu đi, v́ thế chúng ta không thể nào biết được Hồ Chí Minh bị chỉ trích nghiêm trọng đến mức nào.
          Do nhu cầu chính trị, Hồ Chí Minh đă có những quyết sách nhiều khi vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn, đặc biệt vào giai đoạn những năm 1930
. Khi biểu quyết về kỷ luật với Quốc, trùm mật vụ Khang Sinh bị thiểu số.

          Nhân dịp Đại hội Quốc tế Cộng sản kỳ VII họp tại Moskva, Quốc gửi thư xin nhà trường cấp thẻ tham dự và Quốc phải tự kê khai lý lịch với chi tiết cặn kẽ và sau đó phải qua sự tra xét của một ủy ban 12 người do Nasov phụ trách.

           Dưới đây là Bản khai Lý lịch do Quốc viết ngày 16.8.1935:

 

Bí danh trong đảng: Teng Man Huon

Bí danh trong đại hội: Lin

Quê quán và dân tộc: Đông Dương

Năm sinh: 1900, 35 tuổi (khai rút đi 10 tuổi )

Thành phần xuất thân: gia đình trí thức

Trình độ học vấn: tự học

Nghề nghiệp: thủy thủ, 10 năm

Đảng viên: Cộng sản Pháp 1921-1930, Đông Dương 1930 tới nay

Phương tiện sinh sống: học viên trường Quốc tế LeNin

Trường đảng đã học: đang học trường LeNin

Có tham gia đảng phái nào khác không: không

Công tác đảng từ ĐHQTCS VI: tổ chức phong trào công nông ở Xiêm và đảng Cộng Sản Việt Nam 1930-31

Tù đầy: 1931-33

Từ đâu đến Liên Xô: Trung quốc

Thành viên của cơ quan lập pháp, hành pháp nào không: không

          Ký tên: Lin

 

          Ngày 25.7.1935, Hội nghị VII Quốc tế Cộng sản khai mạc tại Moskva, khai trừ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản Lev Kamenev và cựu Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản Grigori Zinoviev ra khỏi đảng, đồng thời tiến hành xét xử, cuối cùng cả hai đều bị tử h́nh.
          Mục tiêu hàng đầu của Hội nghị VII là vạch ra sách lược mới cho phong trào Cộng sản thế giới để đối phó những nguy cơ của các thế lực mới đang trỗi dậy. Trước khi tiến hành hội nghị, t́nh h́nh thế giới đối với Liên Xô vô cùng bất lợi. Quân phiệt Nhật Bản nêu cao chính sách “diệt cộng” đă đem quân đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, với ư đồ thâm hiểm xâm lăng toàn bộ lục địa Trung Hoa, thực hiện cái gọi là “Chính sách Đại Đông Á”. Chính phủ Adolf Hitler ở Đức xưng bá chủ châu Âu, lớn tiếng hô hào thành lập “Đế quốc Thứ ba” chống lại chủ nghĩa Marx-Engels.

           Liên Xô đang đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm chiếm, Stalin quyết định hủy bỏ sách lược của phái cực tả đă được thông qua tại Hội nghị VI Quốc tế Cộng sản năm 1928. Bí thư thứ nhất Quốc tế Cộng sản Grigori Dimitrov chủ tŕ hội nghị đề xuất cương lĩnh “Thống nhất Chiến tuyến” để các đại biểu thông qua. Quốc tế Cộng sản chuyến sang sách lược toàn thế giới phản đối Chủ nghĩa Phát-xít, cùng với lực lượng dân chủ, tổ chức thành liên minh thống nhất chống Chủ nghĩa Phát-xít và quân phiệt Nhật Bản.
          Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai cùng Hoàng Văn Nọn là 3 đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham gia Hội nghị VII Quốc tế Cộng sản. Ban tổ chức chỉ đạo, mỗi đại biểu Việt Nam đều được đọc tham luận. Nguyễn Thị Minh Khai phát biểu về “Người phụ nữ châu Á bị chế dộ thực dân áp bức”. Hoàng Văn Nọn nói về “Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp”, c̣n trưởng đoàn Lê Hồng Phong có bài “Những thiếu sót của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm qua và nhiệm vụ cấp bách trước mắt”. Sau khi Hội nghi bế mạc, Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản.

          Việc Lê Hồng Phong trúng cử vào Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, trở thành lănh tụ mới của Đảng Cộng sản Đông Dương, cùng với tiếng vang của những bản tham luận tại Hội nghị VII, chắc chắn sẽ tác động đến tâm lư Hồ Chí Minh, một người gần như bị gạt ra ngoài lề mọi sự kiện chính trị lúc ấy và chỉ còn là một đảng viên thường đang có vấn đề.
          Trong đại hội này Quốc chỉ được dự với tư cách dự thính, không được phép phát biểu trong khi Lê Hồng Phong hướng dẫn một phái đoàn với tư cách Tổng bí thư đảng Cộng Sản Đông Dương .

           Sau đại hội VII, vào ngày 25.9.1935 Quốc lại tham dự, với tư cách đảng viên ĐCS Pháp đại hội Thanh niên Cộng sản Quốc tế, cùng với Nọn tức Tú Hưu và Minh Khai.

 

TIÊỦ SỬ LÊ HỒNG PHONG

                    Lê Hồng Phong (1902-1942) sinh quán Hưng Nguyên, Nghệ An thuộc gia đình nghèo, học hết lớp ba thì đi làm tại nhà máy diêm, Bến Thủy, bị đuổi do tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Ông lưu lạc sang Xiêm năm 1924 rồi sang Tàu, tới Quảng Châu gia nhập Tâm Tâm Xã thuộc VNQPH sau bị Hồ Chí Minh chiếm đoạt đổi thành TNCMĐCH mà Phong là một trong 9 hội viên đầu tiên.

                    Hè 1925, ông cùng Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt được giới thiệu vào học Trường quân sự Hoàng Phố. Một năm sau, ông được cử sang học Trường Không quân Quảng Châu. Tại đây, tháng 2 năm 1926, được sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 8 năm 1927, ông cùng nhóm thanh niên t́nh nguyện Việt Nam đang theo học tại Trường Không quân Quảng Châu sang học tiếp tại Trường Không quân Liên Xô. Tuy nhiên, nhờ có sức khoẻ tốt nên ông là người duy nhất trong nhóm tiếp tục theo học tại Trường Không quân Liên Xô.

           Từ tháng 10.1926 đến tháng 10.1927, ông sang học trường Lư luận Quân sự tại Leningrad (Liên Xô). Từ tháng 12.1927 đến tháng 11.1928, ông học trường Không quân số 2 ở Borisoglebsk (Liên Xô). Từ tháng 12.1928, ông theo học trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sảnMoskva (Liên Xô) với bí danh Litvinov. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia Hồng quân Liên Xô với cấp bậc Trung tá.

          Cuối năm 1931, với tên là Vương Nhật Dân, ông về Trung Quốc hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do ông làm Bí thư. Do t́nh h́nh Ban Chấp hành Trung ương trong nước gần như bị tê liệt, nên Ban Chỉ huy hải ngoại kiêm Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, có nhiệm vụ liên lạc giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản và các đảng Cộng sản bạn. Ban Chỉ huy hải ngoại gồm 5 người (3 người do Quốc tế Cộng sản chỉ định và 2 người do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định).Trong trường hợp Trung ương bị vỡ, Ban Chỉ huy hải ngoại có thể thay thế Trung ương lănh đạo trực tiếp tất cả các tổ chức đảng ở trong nước...

Như vậy, có thể thấy cơ cấu Ban Chỉ huy hải ngoại có tác dụng như Ban Chấp hành Trung ương ngày nay. Với cương vị Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại, trên thực tế Lê Hồng Phong nắm giữ vai tṛ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương

          Tháng 3.1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, ông được bầu chính  thức làm Tổng Bí thư. Tháng 7.1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ra dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Đại hội công nhận Đảng là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản và bầu ông làm Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản.

Ngày 10.11.1937, ông về Việt Nam hoạt động với tên là La Anh.

Ngày 22. 6.1939, ông bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài G̣n và bị kết án 6 tháng tù và ông bị trục xuất về quê Nghệ An.

Ngày 6. 2.1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Khám lớn Sài G̣nCôn Đảo.Tại đây ông được tin Minh Khai bị xử tử để lại đứa con gái ông không bao giờ được nhìn mặt.

Ngày 6. 9.1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40 tuổi.

                    Trở lại với Quốc là vào mùa hè 1936, sau khi tiễn biệt Minh Khai trở về nước, Lin bị giữ lại làm nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên Cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc điạ, tên mới của một ban thuộc trường Stalin trước kia. Theo học bạ lưu tại trường, ông học không có gì xuất sắc, các môn Duy vật biện chứng, Lịch sử Cổ đại và Trung đại chỉ được điểm trung bình, riêng môn Lịch sử Cận đại được điểm xuất sắc. Ông cũng được bổ nhiệm làm giảng viên trường Stalin môn “ Nghiên cứu về Đông Dương” giảng dạy bằng tiếng Việt, trong khi Nguyễn Khánh Toàn được chức vụ Quyền giảng viên và dạy nhiều môn như Kinh tế Chính trị, Lịch sử tổng quát, Nghiên cứu quốc gia.

Sophie Quinn-Judge trong “Những năm tháng Mất tích của Hồ Chí Minh, 1911–1941”, trang 217 có nói đến:

          “Cuối năm 1935, Hồ Chí Minh trở lại Học viện Lenin, năm 1936 chuyển đến Học viện Stalin phụ trách giảng dạy bộ môn Đông Nam Á bằng tiếng Việt. Tháng tư năm 1936, một bản báo cáo chỉ rơ Hồ Chí Minh và Vera Vasilieva hợp tác xây dựng khóa tŕnh giảng dạy bộ môn Đông Nam Á. Vera Vasilieva lên kế hoạch chi 3.000 dollars để bồi dưỡng cho 10 học viên Đông Nam Á dự khóa huấn luyện 2 tháng.

          Nguyễn Khánh Toàn, người đầu tiên tốt nghiệp Tiến sĩ tại Liên Xô, sau này về nước làm Thứ trưởng Giáo dục cho Nguyễn Văn Huyên, rồi Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội, khẳng định đã sống với Quốc trong cùng một ký túc xá. Ông Quốc thường xưng em ngọt sớt với Toàn. Minh Khai cũng thường hay tới chơi và thường đi chơi đây đó với Quốc, còn chuyện nhân tình nhân ngãi theo ông cũng không phải là dễ vì có tình cảm với nhau thì phải báo cáo cho trường ĐHĐP.

          Dưới đây là đoạn viết về Nguyễn Ái Quốc bị học tập cải tạo do giáo sư Tưởng Vĩnh Kính trong cuốn “ Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”, trang 81-82:

           “...Từ năm 1933 đến mùa thu năm 1938, Hồ Chí Minh ở Moskva, bị bắt buộc học tập cải tạo. Thứ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam Nguyễn Khánh Toàn nhớ lại: ‘Lúc ấy, không khí khủng bố bao trùm, Hồ Chí Minh muốn gặp gỡ các đảng viên Cộng sản Việt Nam đều phải xin phép nhà đương cục Moskva. Nếu trước khi được phép mà tự động gặp nhau th́ không được nói chuyện.
          Nguyễn Khánh Toàn kể tiếp :‘Các đồng chí Việt Nam ở Mạc Tư Khoa lúc ấy đều không biết Hồ Chí Minh đă đến Liên Xô. Có một nữ Bí thư trong Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa,
tức Minh Khai, nhân việc gặp một đồng chí phụ trách “Tổ Việt Nam” tức Vera nói chuyện, mới biết tin ấy. Nữ đồng chí phụ trách “Tổ Việt Nam” nầy cũng là cán bộ Quốc tế Cộng sản ‘.”

           “Sau mấy năm, tôi gặp Hồ Chí Minh trên phố, nhưng do nguyên tắc tổ chức cũng không thể nói chuyện với nhau. Măi mấy năm sau nữa, chúng tôi mới chính thức được làm quen với ông. Hồ Chí Minh một mặt học tập tại Học viện Lenin, mặt khác lại làm việc ở Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa.

           Hồ Chí Minh khi ở học viện nầy dùng bí danh bằng tiếng Nga là “Linov”, nhưng tại Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa th́ lại dùng tên “Lin” lănh đạo tiểu tổ Việt Nam học tập. Tố chất học sinh Việt Nam rất kém, tŕnh độ thấp, phần lớn họ đến từ Pháp, có tiền sử thường là đầy tớ hoặc thủy thủ. Hồ Chí Minh chỉ đạo nhóm nầy học tập chẳng khác ǵ dạy học sinh tiểu học.

          Mùa thu năm 1934, Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa lại thành lập thêm một tiểu tổ. Tiểu tổ nầy do một người mới đến Mạc Tư Khoa là Lê Hồng Phong cùng Nguyễn Thị Minh Khai và ba đảng viên Cộng sản Việt Nam hợp thành. Lê Hồng Phong phụ trách công tác Đảng. V́ lư do bảo mật, hai tổ học tập Việt Nam của Hồ và Phong bị cách ly hai địa điểm, không được liên lạc với nhau.

           Sau Đại hội đại biểu Quốc tế Cộng sản VII, trước mắt Stalin, Hồ Chí Minh hiển nhiên không có vai tṛ ǵ đáng kể. Ông ta chẳng những không phải là Ủy viên chấp hành Quốc tế Cộng sản mà c̣n mất đi địa vị lănh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí c̣n bị coi là phần tử không đáng tin cậy. Bị buộc phải lưu lại Mạc Tư Khoa học tập cải tạo, Hồ Chí Minh chẳng những không thực hiện được nguyện vọng của ḿnh mà c̣n rơi vào hoàn cảnh bị đối xử lạnh nhạt.”

          Trong thời gian này, Quốc được tin nhà văn Pháp Paul Vaillant Couturier từ trần, đã viết bức thư phân ưu như sau:

          Đồng chí Marcel Gabriel thân mến!
Chúng tôi vô cùng đau đớn được tin đồng chí Paul Vaillant Couturier từ trần. Đây là một tổn thất lớn đối với Đảng Cộng sản Pháp, với giai cấp vô sản Pháp và vô sản các nước thuộc địa cùng giai cấp vô sản thế giới. Vào lúc được tin đồng chí qua đời, ḷng tôi vô cùng thương cảm.

           Đối với tôi mà nói, Paul Vaillant Couturier là một người đồng chí, một người anh em thân thiết. Chúng tôi quen biết nhau không thể nào quên tại Đại hội Tour. Đến năm 1934, chúng tôi cùng nỗ lực nghiên cứu về ‘Chủ nghĩa Thực dân’ mà đồng chí đặc biệt quan tâm. Đồng chí là đại biểu tổ chức ‘Hội nghị Ḥa b́nh Phản chiến’ và đă đến Viễn Đông, do vậy, chúng tôi gặp nhau tại Trung Quốc. Và lần ấy là một cơ hội, dồng chí đă giúp tôi thoát khỏi cảnh khốn khổ.
          Mùa hè năm ấy chúng tôi gặp nhau, cùng thảo luận về vấn đề thực dân, đặc biệt là vấn đề Đông Dương. Giai cấp vô sản các nước thuộc địa mất đi một chiến sĩ, một người bạn chân chính.

          Paul Vaillant Couturier đă mất nhưng sự tận tụy công tác, phong cách mẫu mực và tinh thần dũng cảm, bất khuất măi mái sống trong ḷng chúng ta. Học tập phẩm cách cao quư của đồng chí, chúng tôi nguyện kiên tŕ đấu tranh cho đến khi sự nghiệp cách mạng thành công.

          Ngày 12.10.1937
          Nguyễn Ái Quốc

          Tới ngày 6.6.1938 với sự khích lệ của Vasilieva, Lin gửi cho Manuilski, phụ trách ban Đông Phương trong Comintern một bức thư thỉnh nguyện như sau:

          Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bẩy tôi bị bắt ở Hồng Kông. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng bất động của tôi. Nhân dịp này tôi viết thư xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

          Đồng chí cứ phân công cho tôi đi bất cứ nơi nào hoặc là giữ tôi tại đây nhưng giao cho tôi làm bất cứ việc gì mà theo đồng chí nghĩ là có ich.

          Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi quá lâu trong tình trạng thụ động giống như là đứng bên lề của đảng.

          Tôi sẽ rất biết ơn đồng chí, thưa đồng chí thân mến, cho tôi được hội kiến. Tôi tin rằng như vậy sẽ tốt hơn. Đã từ lâu rồi, đồng chí không gặp tôi.

          Đồng chí thân mến, xin đồng chí nhận lời chào cộng sản huynh đệ của tôi.

                                                                                6.6.1938      

                                                                                LIN

                                                                                (Nguyễn Ái Quốc)

 

          Sau một thời gian vận động, với sự nâng đỡ của Vera Vasilieva, Quốc được QTCS chấp thuận cho về công tác tại Đông Nam Á châu với Quyết Định số 60 - Mật ngày 30.9.1938 và thoát được cảnh như bị tù giam lỏng vì sau khi Viện trưởng Viện DTTĐ bị bắt rồi tử hình, viện này phải đóng cửa năm 1938.

          Tuy vậy, không thể rõ Quốc tế Cộng sản đă giao cho Hồ Chí Minh nhiệm vụ ǵ ?

          William J. Duiker cho rằng, việc Hồ Chí Minh rời Moskva năm 1938 là do Quốc tế Cộng sản giao phó một mật lệnh, làm xong sẽ báo cáo giải tŕnh. V́ sao lănh tụ cách mạng Việt Nam không trực tiếp trở về nước tham gia chỉ đạo phong trào, mà lại trải qua ngàn dặm xa xôi đến tận căn cứ địa cách mạng Diên An, Trung Quốc, sau khi bàn mưu tính kế với trùm đặc vụ Khang Sinh mới cùng Diệp Kiếm Anh về làm việc ở Bát lộ Quân Quảng Tây?  William J. Duiker giải thích: “Căn cứ vào khoảng thời gian từ mùa thu năm 1938 đến tháng 5.1943, có thể phán đoán những hoạt động của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc chủ yếu là cung cấp tin tức của CSTQ cho Moskva

          Stalin có lẽ lúc đó cũng chưa hoàn toàn tin tưởng ở Mao Trạch Đông vì trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao năm 1935, với sự đồng ý của Chu Ân Lai, đã hạ bệ nhóm lãnh đaọ là Tổng bí thư Bác Cổ tức Tần Bang Hiếu và Tư lệnh Hồng quân là Lý Đức tức Otto Braun do QTCS gửi sang năm 1934. Bác Cổ đã tốt nghiệp trường Tôn Trung Sơn tại Moskva tức là trường Stalin dành riêng cho người Hoa, sau đó lập nhóm “ Bolshevik 28” gồm 28 học viên tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghiã Marx-Lenin và sự lãnh đạo của Stalin. Bác Cổ là tổng bí thư từ 1932 nhưng trong cuộc trường chinh Hồng quân bị THQDĐ truy lùng và tiêu diệt tả tơi nên Mao chống lại và trong hội nghị Tuân Nghĩa tháng 1.1935, với sự ủng hộ của Chu Ân Lai, chủ tịch Ủy ban Quân sự và Chu Đức, tư lệnh phó, Diệp Kiếm Anh, quyền hành chuyển sang tay Mao từ 1935 với chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Chính trị và Chủ tịch ban Bí thư trong khi người đảm nhiệm Tổng bí thư là Trương Văn Thiên tới năm 1943 Mao mới chính thức giữ chức vụ lãnh đạo này.

          Quốc hình như không có duyên với “Thiên đường Liên Xô ” nên lần thứ nhất khi vừa tới Petrograd thì bị bắt giữ, gây căng thẳng cho tinh thần ông. Lần thứ hai, ông cũng được tiếp đón một cách lạnh nhạt rồi bị đẩy đi Âu châu làm phóng viên khiến ông chán nản sang Thái Lan. Suốt thời gian ngụ tại Liên Xô lần thứ ba này, Quốc nhiều khi tỏ ra buồn khổ nhưng may có Vera thông cảm và an ủi nên cũng cảm thấy bớt cô đơn ít nhiều. Mảnh đất của Lenin tưởng là thiên đường mà Quốc chỉ tìm cách thoát ra càng sớm càng tốt mà cũng phải hơn 5 năm mới tọai nguyện. Thế cũng còn là may, vì trong thời gian đó Stalin đang thanh trừng quyết liệt ngay cả những đồng chí cuả Lenin và của mình nếu có những tư tưởng ngược lại với con người mệnh danh là người thép.   Thật ra Quốc thoát khỏi bàn tay sắt của Stalin là vì lúc đó Stalin còn lo vấn đề nội bộ và Đông Âu nhiều hơn và cũng coi Quốc và Việt Nam vừa không quan trọng, vừa không phải là mối đe dọa cho quyền hành của mình, thêm nữa Quốc may mắn được Manuilsky, nhất là Vera Vasilieva tận tình che chở và Quốc cũng rất khôn khéo tự cư xử như một môn đệ trung thành của Stalin.

          Tuy nhiên một lần sau đó, Quốc tới Liên Xô năm 1950 với danh tính Hồ Chủ tịch cũng không được Stalin tiếp đón với tư cách quốc trưởng mà chỉ coi là thành viên trong phái đoàn Mao Trạch Đông và bị Stalin tỏ vẻ khinh khi. Chuyện này sẽ được kể sau với nhiều chi tiết khá thú vị.

          Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC tháng 6.2003, bà Quinn-Judge nói,           “...Stalin lúc này đã củng cố được địa vị của mình nên đặc biệt theo dõi những người mang tư tưởng tư sản nhất là những người đã công tác ở nước ngoài nên khi trở về Nga đều phải làm tờ tự thú hoặc đáng nghi như Hồ Chí Minh đã từng cộng tác với Mặt Trận Thống Nhất tại miền Nam Trung quốc. Thêm vào đó các cơ sở cộng sản tại Thượng Hải bị sụp đổ và những người lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam lại bị bắt nên dĩ nhiên có sự điều tra xem ai có tội và ông Hồ chắc chắn phải trải qua những ngày tháng gay gắt đó. Ngay cả các bà vợ những người thân tín của Stalin như Molotov, Kalinin cũng bị bắt và đi đầy thì đủ biết. Từ năm 1935 đến năm 1940, Liên Xô đă bắt giữ 19.840,000 người, trong đó có 7 triệu người bị chết. Moskva là trung tâm cao độ giám sát, khống chế một cách ráo riết mọi lời nói và hành vi của người dân.

           Có lẽ cả ông Hồ cũng gần như bị giáng chức vào năm 1935 vì cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm những vụ bắt giữ năm 1931. Ông Hồ đã tồn tại sau những cuộc thanh trừng đẫm máu ấy có thể vì ông biết cách tránh né, sống một cách lặng lẽ, âm thầm, nhất nhất tuân theo các chỉ thị của Stalin và răm rắp làm theo đúng đường lối cuả lãnh tụ...”

 

Vera Vasilieva                                                       Nguyễn Ái Quốc khi rời Moskva đi Quảng Châu

 

CHÚ GIẢI:

-Theo các tài liệu trong văn khố của Liên Xô, từ 1923 tới 1934, thật ra Hồ tới nước Nga bảy, tám lần nhưng được giữ kín và mỗi lần thường chỉ lưu lại dăm sáu tháng chỉ có kỳ tới Liên Xô năm 1934 là bị giữ lại để học tập cải tạo tới 5 năm.

- Lê Hồng Phong, chỉ học hết lớp ba mà học trường Không quân Tàu và Nga thì không biết học cái gì ở đấy? Nhất là khi đó Cộng sản Việt Nam đâu đã có máy bay bất cứ loại nào.

- Theo Nguyễn Khánh Toàn, 10 học viên Đại học Đông Phương giao cho Hồ huấn luyện trước đó chỉ là thủy thủ và đày tớ, chắc là thất học, nên có dậy cũng như không.

- Paul Vaillant Couturier, theo Hồ kể lại, đã giúp đỡ ông rất nhiều trong vụ ông bị bắt tại Hương Cảng.

-  Cùng tại Nga, trong bản khai lý lịch để học trường Lenin, năm sinh là 1894 – bớt 4 tuổi, còn trong bản khai lý lịch để dự ĐHQTCS VII, năm sinh là 1900 – bớt đi 10 tuổi?

                   

  Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ

          Chương 25 viết về những năm tháng bôn ba bên Tầu, bên Nga của Hồ Chí Minh.

          Thời gian này kéo dài từ năm 1934 cho tới có lẽ gần 1942-1943 rôi Hồ Chí Minh mới kiếm cơ hội về Việt Nam hoạt động.

          Khi từ Quảng Châu sang Nga, sau khi được thả tự do từ nhà Tù Hong Kong th́ Hồ Chí Minh sống trong sự nghi ngờ của các nhân vật cao cấp của Cộng sản Quốc Tế, phần lớn là Cộng sản Nga và Trung Hoa.

Người ta nghi ngờ Hồ Chí Minh được thả tự do như vậy th́ có cấu kết ǵ với Mật Vụ Anh Quốc và Pháp hay không? Tại sao được thả tự do như vậy ?

          Khi đi học tại Trường Đại Học Lenin th́ đẳng cấp của Hồ Chí Minh thua kém Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai rất nhiều.

          Thế mà 1 thập niên sau, Hồ Chí Minh trở thành lănh tụ duy nhất của Việt Nam, qua mặt rất nhiều đảng viên khác.

          Nhân vật Nguyễn Khánh Toàn cũng là một nhân vật đặc biệt. Ông theo học khoa Cao Đẳng Sư Phạm Hanoi, là bạn học với học giả Dương Quảng Hàm và Thủ Tướng Trần Văn Hương.

          Tuy nhiên, ông không theo nghề dậy học mà là một trong những người trí thức đầu tiên vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Có lẽ trong các người Việt Nam tới Moskva đầu tiên, ông là người có học nhất, có kiến thức nhất.

          Nếu ai biết xem Tử Vi th́ phải xem lá số của Hồ Chí Minh, xem cung Phu Thê của ông thế nào? Xen sao Đào Hoa chiếu cung mệnh hay cung nào?

          Trong đời Hồ Chí Minh, ông đều được các người đàn bà cứu vớt, cho tiền nong để sinh sống, để hoạt động chính trị và cũng cứu vớt ông khỏi bị Tử H́nh như trường hợp bà Vera Vasilieva, thầy dậy, cố vấn và người tình của ông trong những năm tại Moskva này.

 

                

                    *26

 

TAY NGUYỆT LÃO CHẲNG XE THÌ CHỚ

MỐI TÌNH TAY BA GIỮA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI MINH KHAI VÀ LÊ HỒNG PHONG

 

 

TIỂU SỬ NGUYỄN THỊ MINH KHAI

          Nguyễn Thị Minh Khai, sinh năm 1910, tên thật là Nguyễn Thị Vịnh tại Vinh, có cha gốc người Hà Nội, làm cho sở Hoả xa tại đây và mẹ gốc người Hà Tĩnh. Minh Khai học trường Tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh, tham gia Tân Việt Cách mạng đảng và được bầu vào ban chấp hành trung ương khi mới vưà 17 tuổi. Năm 1930 Minh Khai gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương rồi được cử sang Hồng Kông làm thư ký riêng cho Nguyễn Ái Quốc.

          Theo bài viết sau này của nhà văn Nguyệt Tú thuộc hội Liên hiệp Phụ nữ  thì Minh Khai được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giáo dục về lý luận chính trị, kinh nghiệm hoạt động cách mạng, nhờ vậy đã tiến bộ rất nhanh chóng. Dù vậy, Minh Khai cũng vẫn bị nhà chức trách Anh bắt giam rồi chuyển giao cho chính quyền Quảng Châu cầm tù trong thời gian 1931-1934. Nhờ vận động của QTCS chị được ra tù rồi gửi đi thụ huấn tại Đại học Đông phương.

          Theo bộ Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, xuất bản tại Sài Gòn, 1972 thì Minh Khai bị bắt tại Việt Nam vào khoảng cuối năm 1930 và ra tù vào tháng 12.1931, và nếu quả thật như vậy thì Minh Khai không thể làm việc với ông Hồ được vì ông Hồ đã bị bắt giam tại Hương Cảng từ tháng 6.1931 và khi ra tù thì ông đi sang Liên Xô. Từ đó người ta suy ra người vợ mà ông Hồ xin phép để kết hôn lại là Lý Phương Thuận thì đúng hơn. Tuy nhiên ta cần chú ý là tài liệu của Phạm Văn Sơn thời đó chưa có các hồ sơ mới được văn khố Nga công khai hóa sau này mà căn cứ trên đó Sophie Quinn-Judge và William Duiker đã viết, nên chắc là có phần chính xác hơn. Vả lại Minh Khai vẫn có thể làm việc cạnh ông Hồ trong năm 1930 trước khi về lại Việt Nam và bị bắt.

          Ngoài ra khi tìm hiểu về tiểu sử các nhân vật cộng sản Việt Nam người ta nhận ra các bản tiểu sử của người nào đó thường đều có chỗ khác biệt kể cả về thời gian lẫn không gian, nhiều khi còn mâu thuẫn nữa vì người viết cứ phải tránh né, điều gì, việc gì có vẻ không tốt, không hay thì giấu bặt rồi bịa những điều tốt, việc tốt thay vào, lại mỗi người viết một ý hết thế hệ này sang thế hệ khác, mỗi ngày sự thật càng xa vời.

HỒ SƠ CHUYỆN HÔN NHÂN CỦA NGUYỄN THỊ MINH KHAI

1- William J. Duiker
William J. Duiker, trong “Truyện Hồ Chí Minh” viết:
“Hồ sơ về t́nh yêu, hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai gồm ba phần. Tư liệu của ba phần nầy đều dẫn từ “Trung tâm quân Viễn chinh Bảo hộ” thuộc “Hồ sơ Pháp quốc Hải ngoại”, ḥm số 367 và “Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến Việt Nam” của Daniel Hách Mai Lư do NXB Galimard, Paris ấn hành, năm 1990.
– Phần
I tại chương 6 “Màu đỏ Nghệ Tỉnh”, trang 85 viết:

“Tháng 10 năm 1930, tại nhà trọ “Nhất Đống”, phố Khai Di, Cửu Long, Hương Cảng, khai mạc Hội nghị Trung ương, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Quốc tế Cộng sản được cử làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng dự c̣n có một nữ đảng viên trẻ tuổi, mắt sáng, da ngăm ngăm, được ủy nhiệm làm trợ lư cho Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Thị Minh Khai”

– Phần II cũng tại chương 6, trang 198–199, tác giả viết:

“Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng chờ tin tức. Từ khi Nguyễn Thị Minh Khai làm trợ lư cho Nguyễn Ái Quốc, hai người đă nảy sinh t́nh cảm. Minh Khai tuổi trẻ, ngoại h́nh hấp dẫn đă làm Nguyễn Ái Quốc mê đắm. T́nh yêu của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai đến khá nhanh chóng. Vào mùa xuân năm 1932, hai người đă báo cáo với Cục Viễn Đông đề nghị được kết hôn. Đại biểu Quốc tế Cộng sản là Hilaire Noulens đă gởi thư thông báo cho Nguyễn Ái Quốc vào tháng Tư. Tuy nhiên, không lâu sau, Nguyễn Thị Minh Khai, v́ bị t́nh nghi có liên can đến hoạt động phiến loạn, bị cảnh sát Hương Cảng bắt chuyển về Quảng Châu tống giam vào nhà tù Quốc dân Đảng.”

– Phần III tại chương 7 “Đứng trước những biến động”, trang 224–225, viết:

“25 tháng Bảy năm 1935, khai mạc Hội nghị Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại Mạc Tư Khoa, Đảng Cộng sản Đông Dương cử ba đại biểu là Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn (Nông) tham gia hội nghị. Ban tổ chức yêu cầu cả ba đại biểu đều đọc tham luận. Nguyễn Ái Quốc lúc ấy là Bí thư Cục Viễn Đông, đến Hội nghị với tư cách quan sát viên, không được phép phát biểu, như một diễn viên phụ, đóng vai tṛ bàng quan.
Trước khi Hội nghi khai mạc mấy tháng, Ban lănh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương có gởi cho Bí thư thứ nhất Đông Phương cục một bức thư, kèm theo bản báo cáo mật, nội dung đề cập đến “Nguyễn Ái Quốc phu nhân”, một đại biểu tham gia Hội nghị. Lời văn ám chỉ Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai, năm 1932, tại Hương Cảng, trước khi bị cảnh sát bắt đă từng là vợ chồng. Có lẽ như tác giả Liên Xô Kobenov trong cuốn “Quoc’s wife”, từng suy đoán, trên đường sang Mạc Tư khoa, Nguyễn Thị Minh Khai ái mộ phong độ anh tuấn của Lê Hồng Phong rồi nảy sinh t́nh yêu chăng? Có khả năng, vào mùa xuân năm 1931, sau khi chia tay với Nguyễn Ái Quốc rồi bị bắt, đến lúc ấy đă qua 4 năm, t́nh cảm hai người không c̣n đằm thắm như trước. Cho dù sự thực thế nào, th́ sau khi Hội nghị VII bế mạc không lâu, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đă kết hôn tại M
oskva.
Thời gian Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai sống với nhau, có thể nói, nhân thân của Nguyễn Ái Quốc tồn tại nhiều vấn đề khó lư giải. Trở lại một số năm trước, ông chưa từng nói với các đồng chí về mối quan hệ nầy. Tuy nhiên các nhà lănh đạo Hà Nội lại ra sức phủ nhận hai người đă từng có quan hệ vợ chồng. Cũng không loại trừ trường hợp, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai chưa kịp cử hành hôn lễ chính thức mà chỉ có sự chứng kiến của một số ít đồng sự làm cơ sở pháp lư. Nguyễn Ái Quốc cùng một lúc mất cả vợ lẫn quyền lănh đạo, phải chăng, như một nhà quan sát từng nói “hai lần tủi nhục”.

2Sophie Quinn-Judge

                    Theo tác giả Sophie Quinn-Judge căn cứ trên tài liệu văn khố của Đệ Tam Quốc Tế thì vào thời điểm 1931, Minh Khai đã nhận mình là vợ của Quốc còn thật sự có phải là vợ chồng hay không thì ngoại cuộc không ai biết chắc chắn được. Chỉ biết Quốc trong một lá thư ngày 12.1.1931 cho Noulens, ban Đông Phương/QTCS xin phép được kết hôn với người thư ký riêng tên Lý Huệ Sương còn gọi là Trần Thị Lan hay A Dùy, sau đổi tên là Minh Khai. Ban Đông Phương tại Thượng Hải trả lời là phải  đợi hai tháng vì còn phải kiểm tra thì trong một lá thư ngày 12.2.1931, Quốc đã báo cáo là vợ mình đang chuẩn bị để đón khách từ Bắc kỳ và Sài Gòn vào dịp Tết Tân Mùi.

          Tuy nhiên các sử gia đỏ muốn chối bỏ cuộc tình duyên này nên bao biện đó chỉ là cách viết để che dấu các hoạt động bí mật nhưng theo bà Quinn nếu ta căn cứ thêm vào những sự kiện của năm 1934 thì bà e ngại rằng chuyện hai người là vợ chồng có phần xác đáng hơn vì trong bản kê khai lý lịch khi dự đại hội CSQT kỳ VII, Minh Khai với bí danh Phan Lan ( Fan Lian ?) đã khai lý lịch tên chồng là Lin, bí danh của Quốc tại Nga lúc bấy giờ. Thêm nữa trong suốt thời gian đại hội ai nấy đều xem hai người là vợ chồng vì khi tới cư trú tại nhà tập thể ngày 25.7.1935 thì hai người cùng chung phòng, chung giường, chung đồ dùng, cũng như suốt thời gian ở Moskova sau đó hai người vẫn sống chung như chồng vợ. Theo lời kể lại của con gái Vera Vasilieva với Quinn thì trong thời gian diễn ra đại hội, ông Lin hay ghé thăm bà Vera Vasilieva và thường đi cùng với một phụ nữ Việt nam tên là Fan Lian.

          Bà Quinn nhắc lại chuyện cũ vào năm 1945 khi trả lời một phóng viên Mỹ, Hồ có nói là ông từng có một người vợ nhưng đã qua đời. Bà còn kể thêm khi Minh Khai trở về Việt Nam vào cuối thập niên 1930 có nguồn tin nói rằng Minh Khai đã phải chia tay với một người chồng lớn tuổi đang hoạt động ở nước ngoài.

          Ngay trong báo cáo của Hà Huy Tập lúc đó đang phụ trách phân bộ hải ngoại gửi cho QTCS ngày 31.3.1935 về thành phần phái đoàn đại diện Đông Dương, ông cũng ghi Minh Khai là vợ của Quak tức Quốc.

          Sau này khi đảng CSĐD bị khủng bố và hầu hết các đảng viên lãnh đạo bị bắt bớ thì Minh Khai tháng 11.1939 lại viết thư cho Trung Ương đảng yêu cầu phải cử gấp người đi đón đồng chí L. về để lãnh đạo đảng. Theo Quinn, đồng chí L. này có nhiều khả năng là Lin lúc bấy giờ đang hoạt động tại Vân Nam và Quảng Tây.

-3 Mikhail Vassaep 

          Trước đó lâu hơn nữa, trong cuốn sách Mảnh Trời Riêng Của Lãnh Tụ xuất bản năm 1986, tác giả người Nga Mikhail Vassaep viết tại trang 366, “ Ông Hồ Chí Minh cũng đã có người vợ là người Việt Nam, cũng vừa là đồng chí của mình từ năm 1933 sau khi ông không còn liên lạc gì với người vợ đầu tiên Tăng Tuyết Minh. Người vợ thứ hai của ông chính là nữ chiến sĩ cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu: Nguyễn Thị Minh Khai.”

          Cuốn sách này ngay sau khi xuất bản đã bị đại sứ quán Việt Nam phản đối dữ dội và sau bị cấm lưu hành tại Việt Nam.

-4 Sở Liêm Phóng Việt Nam       

          Minh Khai, theo tài liệu của sở Liêm Phóng, Việt Nam, có một cuộc sống tình cảm khá sôi động; năm 1932 đã có một người tình là Trần Ngọc Danh, em Trần Phú. Năm 1933, họ còn bắt được một lá thư gửi từ Hồng Kông, từ chối việc cầu hôn với lời lẽ như sau, “...Tôi không còn bị ám ảnh bởi chuyện hôn nhân hoặc làm mẹ...Người chồng duy nhất của tôi bây giờ là Cách mạng Cộng sản...” Nhưng năm 1934, Minh Khai lại khai trong lý lịch đảng có chồng tên Lin tức là Quốc.

-5 Theo nhà văn Nguyệt Tú trong tác phẩm “Chị Minh Khai”, ngày kỷ niệm Quốc tế phụ nữ năm 2005, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, liên quan đến chuyện t́nh ái và hôn nhân, viết như sau:

          “...Vào một tháng của năm 1930, là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc tham gia giảng dạy tại khóa Huấn luyện chính trị. Hôm ấy là một ngày mưa băo, khắp các đường phố, cây cổ thụ bị băo đánh bật tung gốc. Nguyễn Thị Minh Khai trong nhóm học viên nḥm qua ra sổ, nói: “Hôm nay có khả năng đồng chí Lư Thụy không đến được”. Nhưng chỉ một lúc sau đă thấy đồng chí bước vào, tay cầm ô, áo quần ướt sũng nước. Đồng chí ấy đă lên lớp đứng giờ. Minh Khai nh́n thân thể gầy yếu của Lư Thụy, trong ḷng vô cùng lo lắng.
          Ngày 29 tháng 4 năm 1932, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, ba năm liền giam trong ngục, không nhận được bất cứ tin tức nào. Minh Khai nhớ lại những ngày sau khi bị bắt ở Hương Cảng, từ nhà giam, chị định gởi cho các đồng chí mảnh giấy nhắn tin, nhưng rồi lại nghĩ, liệu có được chuyển đến tay người nhận hay không? Chắc là không thể được nên đă thu lại mảnh giấy mà chỉ gởi lời nhắn.

           Cách đấy không lâu, ngày 6 tháng Sáu năm 1932, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị mật thám Anh bắt tại Cửu Long. Cô nghĩ đến người lănh đạo chủ chốt của cách mạng Việt Nam phải đối diện với hiểm nguy, ḷng đau như cắt...”

(Nhà văn Nguyệt Tú là vợ của Lê Quang Đạo, chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa tháng Tám tại Hà Nội, sau làm Chủ tịch Quốc hội.)

-6 Theo tài liệu Đảng        

          Những người viết lịch sử của đảng không hề đả động gì tới chuyện Minh Khai và Ái Quốc này nhưng lại tả tỉ mỉ việc Minh Khai kết hôn với Lê Hồng Phong vào năm 1935 tại Thượng Hải và lạ thay, nó không thuộc vào vấn đề “nhạy cảm” như đối với Quốc dù Phong là Tổng bí thư.

          Năm 1934, Phong sang Thượng Hải và gặp Minh Khai tại đây. Trước kia, Phong đã có vợ, do Phong thoát ly gia đình nên vợ Phong đã lập gia đình mới. Theo Lý Phương Thuận, có một thời gian Lý Phương Đức mê Phong hết sức, ai cũng biết vì Đức luôn luôn theo sát Phong từng bước, còn giữa hai người có quan hệ gì không cũng khó mà biết được.Theo nhà văn Nga Tevgeny Kobelev khi gặp Minh Khai, Phong trái lại bị thu hút bởi người con gái nhỏ nhắn nhưng có đôi mắt tròn to đầy cương nghị với tình yêu nước nồng nàn. Phần Minh Khai thấy Phong đẹp trai và trẻ trung hơn Quốc, có cử chỉ lịch thiệp, hoà nhã, tinh thần cách mạng hăng say nên cả hai sau một thời gian tìm hiểu đã cảm mến nhau vì sự đồng điệu của ý chí lẫn tâm hồn và quyết định tổ chức đám cưới ngay tại Thượng Hải. Gọi là tiệc cưới nhưng đó chỉ là một bữa cơm chiều tươm tất hơn ngày thường, có thêm vài chiếc kẹo bọc giấy đỏ, một đĩa lạc rang và mấy điếu thuốc lá. Khi Hoàng Văn Nọn chiều hôm ấy về muộn thấy bày biện như vậy, ngạc nhiên hỏi Minh Khai, “Hôm nay có việc gì đấy?” Minh Khai đo mặt e thẹn. Sau Hà Huy Tập mới đứng lên nói lý do và chúc mừng cô dâu, chú rể bách niên giai lão. Có tác giả bác bỏ sự có mặt của Hà Huy Tập vì khi đó ông Tập không ở Thượng Hải.

-7 Theo Bùi Anh Trinh

          Về sự Hồ làm đơn với QTCS xin cưới Minh Khai thật ra cũng chỉ là suy đoán căn cứ trên hồ sơ và giấy tờ chứ cũng không có bằng chứng cụ thể, rõ ràng. Trong số những người phản bác có Bùi Anh Trinh đã viết trong cuốn sách  “Chuyện nước non đau ḷng tới ngh́n năm”  do Làng Văn phát hành năm 2008, sự thật về chuyện Hồ Chí Minh cưới Nguyễn Thị Minh Khai được trích đoạn liên hệ dưới đây:

“...Năm 1992, sử gia Quinn Judge đang làm việc tại Mạc Tư Khoa. Năm đó các tài liệu mật của tổ chức Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản (CSQT) được đưa ra công chúng. Sở dĩ bà Quinn Judge chú ư tới tài liệu nói về CSVN v́ trước năm 1975 bà và chồng phục vụ trong ngành báo chí quốc tế tại Sài G̣n. Khi đọc hồ sơ lưu trữ về ĐCSVN, có 3 tài liệu đề cập tới một người phụ nữ khiến cho Quinn Judge quan tâm:

(1) – Hồ sơ RC 495,154,569: Một lá thư đề ngày 12-1-1931 của Cục Viễn Đông/ CSQT ở Thượng Hải, yêu cầu ông Nguyễn Ái Kvak báo trước 2 tháng ngày làm đám cưới của ông. Để t́m hiểu thêm về lá thư này, bà Quinn Judge đối chiếu với một bức thư khác của ông NAQ được lưu trữ tại Văn khố Quốc gia Pháp, hồ sơ mang số AOM.SPCE 367, đây là thư của ông Nguyễn Ái Kvak gửi cho Cục Viễn Đông vào ngày 12-2-1931, trong thư có nói vợ ông đang bận đón tết Nguyên Đán và đón khách từ Sài G̣n, Hà Nội.

(2) – Hồ sơ RC 495,154,688: Một bức điện của Hà Huy Tập tại Hồng Kông, ngày 31-3-1935, báo cáo cho Mạc Tư Khoa danh sách 6 đại biểu tham dự đại hội 7 Cọng Sản Quốc tế, gồm có Litvanop, Quốc, Cao Bang, vợ Quốc, một cán bộ đến từ Nam kỳ và một cán bộ đến từ Lào

(3) – Hồ sơ RC 495,201,35: Một phiếu khai lư lịch của Nguyễn Thị Minh Khai, cô viết tên “Lin” trong dấu ngoặc, gần cột chữ “Đă lập gia đ́nh”. Phiếu này được điền vào ngày 14-12-1934, lúc cô vừa mới tới Mạc Tư Khoa để tham dự đại hội 7 CSQT vào cuối năm 1934.

Về hồ sơ RC 495,154,569:

Sau khi thấy có dấu hiệu có một đám cưới giữa Nguyễn Ái Kvak và một người phụ nữ vào đầu năm 1931, bà Quinn Judge truy t́m tài liệu nói về những người cùng hoạt động xung quanh ông Nguyễn Tất Thành thời bấy giờ, nhưng bà chỉ t́m được một quyển tiểu thuyết nhan đề là “Chị Minh Khai” của nhà văn nữ Nguyệt Tú, do Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, phát hành năm 1976. Nguyệt Tú tưởng tượng Minh Khai gặp ông Hồ tại Hồng Kông, cùng làm việc với ông vào khoảng đầu năm 1931 và được ông hướng dẫn về tư tưởng chính trị. Tuy nhiên Nguyệt Tú không ngờ rằng đầu năm 1931 Nguyễn Thị Minh Khai đang c̣n ở Việt Nam và nằm trong tù.

       Bộ Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, xuất bản tại Sài G̣n năm 1972, quyển 7, trang 161 cho thấy: Ngày 30 tháng 5 năm 1929 Bí thư Tỉnh ủy Hải Pḥng của VNTNCMĐCH là Nguyễn Đức Cảnh hội cùng 2 tỉnh ủy viên là Nguyễn Thị Vịnh (Minh Khai), Nguyễn Tường Loan quyết định đưa hai cô gái tên Uyển và Nhu sang Trung Hoa để khỏi phải làm chỉ điểm cho mật thám Pháp. Hai cô này được chánh mật thám Pháp tại Hà Nội bảo phải t́m những người hoạt động cách mạng mà đưa thư dụ hàng Nguyễn Thái Học. Nếu hai cô hoàn thành nhiệm vụ th́ sẽ tha anh của hai cô là Trịnh Đ́nh Chiêm đang bị giam v́ tội tham gia hội kín. Tuy nhiên hai cô không t́m được Cô Giang nên mới hỏi thăm lần hồi th́ được chỉ tới Cả Sâm tức Mai Ngọc Thiệu là bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ của TNCMĐCH.

       Khi biết được công tác của 2 cô, Mai Ngọc Thiệu sợ mật thám Pháp phăng ra tổ chức của các ông nên mới tính chuyện nhẹm đường giây bằng cách thuyết phục hai cô sang Tàu hoạt động cách mạng để bảo toàn bí mật của tổ chức và không mang tội phản quốc. Hai cô chấp thuận theo Đỗ Ngọc Du xuống Hải Pḥng để được chi bộ Hải Pḥng đưa sang Trung Hoa. Nhưng không ngờ cũng đêm đó th́ đám đại biểu Bắc Kỳ đi dự hội nghị Hồng Kông bất măn trở về, đó là Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Kim Tôn. V́ vừa cải nhau với Lâm Đức Thụ và Lê Tán Anh mà các ông bỏ về và quyết định ly khai với Bộ chỉ huy Đảng tại Trung Hoa nên cho biết chuyện gởi gắm người qua đó th́ không xong.

       Để khỏi bị lộ tổ chức, Đổ Ngọc Du đề nghị thủ tiêu hai cô, giao cho Hồ Ngọc Lân thi hành. Tuy nhiên cô Uyển chết, cô Nhu chỉ bị gẩy chân. Cảnh sát Pháp điều tra, bắt Nguyễn Đức Cảnh tháng 4 năm 1931. Tháng 6 năm 1931 bắt Dương Hạc Đính và Đỗ Ngọc Du, c̣n Nguyễn Thị Vịnh và Lê Thị Chắt là vợ Đỗ Ngọc Du cũng bị bắt (Không nói rơ là lúc nào nhưng trong phiếu khai lư lịch của Nguyễn Thị Minh Khai c̣n lưu trữ tại Mạc Tư Khoa th́ bà có 1 lần ở tù và thời gian là 1 năm. Suy ra ngày bị bắt là cuối năm 1930).

       Tháng 12 năm 1931, hội đồng đề h́nh do Bouchet chủ tọa tuyên án Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân tử h́nh; Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính khổ sai chung thân; Nguyễn Thị Vịnh và Lê Thị Chắt phát lưu chung thân (Bị chỉ định cư trú tại địa phương vắng vẻ, thường là vùng biên giới.)

Như vậy hồ sơ RC.495 và hồ sơ AOM, SPCE 367 nói về cuộc hôn nhân của ông Nguyễn Tất Thành vào đầu năm 1931 là nói về Lư Phương Thuận chứ không phải Minh Khai. Chỉ cần xem lại hồ sơ vụ xử án Dương Hạc Đính, Nguyễn Đức Cảnh và Đỗ Ngọc Du c̣n lư trữ tại Văn khố Pháp th́ xác nhận được rằng lúc đó Minh Khai đang ở trong tù...

       Bà Quinn-Judge viết tiếp:

...Trước cuối năm, ông Hồ giao nhiệm vụ cho bà Minh Khai làm liên lạc giữa ông và đảng Cộng sản Trung Quốc. Loại công tác này hiển nhiên là rất bí mật, và ta có thể phỏng đoán rằng ông Hồ đă chỉ chọn những đồng chí trẻ tuổi và trung thành với riêng ông”.

       Trên thực tế thì Minh Khai năm 1930 đang c̣n ở Việt Nam và cuối năm đó bị bắt giam tại Hải Pḥng cho tới khi ra ṭa vào tháng 12-1931, nên không thể nào làm giao liên cho ông Hồ được bởi v́ ông Hồ đă bị bắt từ tháng 6 năm 1931 và sau khi ra khỏi tù th́ về Nga.

       Quinn Judge đoan quyết rằng trong cả hai bức thư vào tháng 1 và tháng 2 người ta đều dùng bạch văn chứ không phải là văn mật mă cho nên chắc chắn thực sự ông HCM có lấy vợ vào khoảng tháng 1-1931 và rồi đến tháng 2-1931 th́ vợ của ông bận dọn dẹp nhà cửa để đón tết và đón khách từ Việt Nam.

       Tuy nhiên, nếu đối chiếu lại với các tài liệu được sưu tập vào thời kỳ sau tết 1931 th́ không có một tài liệu nào khác có liên quan đến người vợ cùng đón tết với ông Quốc. Rồi sau tết 3 tháng th́ ông Quốc bị bắt tại nhà riêng vào ban đêm, trong nhà lúc đó chỉ có cô Lư Phương Thuận, cô khai là cháu của ông Tống Văn Sơ).

       Trong biên bản của Cảnh sát Hồng Kông c̣n lưu giữ tại Văn Khố Quốc gia Hoa Kỳ th́ sau khi ông Tống Văn Sơ và cô Lư Phương Thuận bị bắt th́ nhà ông Sơ bị niêm phong, chứng tỏ vợ của ông không sinh sống tại đó. Hoặc nếu quả thực ông đang sống với vợ th́ người vợ đó phải là Phương Thuận chứ không c̣n ai khác.

       Biên bản của cảnh sát Hồng Kông hiện nay được lưu trữ tại văn khố Quốc gia Hoa Kỳ. Sử gia William Duiker là người phát hiện ra hồ sơ này năm 1990, sau đó ông đối chiếu với tài liệu của CSQT tại Mạc Tư Khoa (1992), rồi đối chiếu với bài viết của bà Quinn-Judge trên website của Đại học Yale (1994). Nhưng cuối cùng ông vẫn viết trong tác phẩm của ông rằng Nguyễn Ái Kvak có làm đơn xin cưới Nguyễn Thị Minh Khai vào đầu năm 1931 nhưng chưa kịp cưới th́ bị bắt, sau đó Minh Khai lấy Lê Hồng Phong.

Về hồ sơ RC 495,154,668:

       Về bức điện Hà Huy Tập báo danh sách tham dự đại hội 7. Bà Quinn Judge viết: “Một lá thư của Cục Hải Ngoại tại Hồng Kông (Hà Huy Tập), lá thư xác nhận rằng đại biểu được chọn để tham dự Đai hội khoáng đại CSQT lần 7 gồm có: Livinop (Lê Hồng Phong), Quốc, Cao Bang (Hoàng Văn Nọn), Vợ Quốc và 2 cán bộ từ Nam Kỳ và Lào. V́ bà Minh Khai là đại biểu phái nữ duy nhất của Việt Nam tham dự đại hội, hẵn bà là người được nói đến như “Vợ Quốc”.

       Thế nhưng trong bản khai lư lịch của Nguyễn Ái Kvak trước đó 5 tháng th́ ông ghi rằng ông không có vợ, và 3 năm sau, trước khi rời Mạc Tư Khoa, ông cũng khai trong tờ khai lư lịch là không có vợ. Cơ quan an ninh của Stalin thời đó đâu có phải là một cơ quan tồi đến nổi ông Quốc có thể đùa với họ?

       Về hồ sơ RC 495,201,35:

Năm 1992 bà Quinn Judge t́m thấy một phiếu kê khai lư lịch của NTMK khi mới đến Mạc Tư Khoa, để tham dự đại hội 7, có ghi chữ (Lin) bên cạnh cột chữ “đă lập gia đ́nh” (Married). Bà Quinn Judge đánh dấu hỏi về chữ (Lin) này; sau khi “tham khảo” với một số các ông “thầy bàn” Việt Nam, bà đă ghi vào website của Đại học Yale vào năm 1994: “…bà Minh Khai cũng đến được Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1934 với tên chồng là “Lin”. Khi điền đơn, ở mục “T́nh trạng gia cảnh”, bà viết tên “Lin” gần với chữ “Có chồng”.

       Bà Quinn Judge tin ngay là chữ “Lin” là nói tới ông chồng Nguyễn Ái Kvak. Thay v́ lẽ ra bà nên t́m hiểu xem tại sao Minh Khai lại ghi như vậy, tại sao không ghi hẵn vào mục có chồng mà lại ghi bên cạnh? Tại sao không ghi hẵn tên họ của chồng trong mục “đă lập gia đ́nh” mà lại ghi chữ Lin trong dấu ngoặc và để gần bên mục “đă lập gia đ́nh”?                 

       Đâu là sự thật: Sau khi nắm được 3 bằng chứng nêu trên, bà Quinn Judge mạnh dạn công bố trên Website “Việt Nam Forum 14” của đại học Yale vào năm 1994: “Về đời sống riêng tư của ông Hồ, tôi kiếm được bằng chứng là đă có lần ông cưới một người nữ đồng chí cách mạng tên là Nguyễn Thị Minh Khai”.

       Khám phá của bà Quinn Judge được ông Bùi Tín phụ họa thêm khi ông phỏng dịch bài viết của Quinn Judge rồi đăng trong cuốn sách “Về ba ông thánh” của ông. Ngoài phần trích dịch bài viết của Quinn Judge, ông Bùi Tín c̣n thêm một số chi tiết mà ông nói rằng bà Quinn Judge đă nói riêng với ông:

(1) “…hai vợ chồng Minh Khai và Lin cũng chung pḥng, chung giường, chung đồ dùng…Có tài liệu ghi rơ hai vợ chồng cùng chung sống ở Hồng Kông một thời gian…”

(2) “Khi đến Moscow vào cuối năm 1934, cô Nguyễn Thị Minh Khai tuyên bố ngay với bạn bè rằng chồng cô là “đồng chí Lin”, bí danh của ông Hồ lúc ấy.

(3) “Theo Chị Sophia (Quinn Judge), có người kể với chị là ông Hồ cón có lúc yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu… ông cũng có lúc có t́nh cảm mặn nồng với cả chính bà Vera Vasilieva…”.

       Năm 2003 cuốn sách “Ho Chi Minh, The Missing Years” của bà Quinn Judge được phát hành. Nhưng bà không nêu thêm bằng chứng nào ngoài 3 bằng chứng bà đă công bố vào năm 1994.

       Sau khi cuốn sách được phát hành th́ đài phát thanh BBC đă phỏng vấn bà Quinn Judge về chuyện t́nh duyên của ông Hồ:

“…Theo nguồn tài liệu mà bà đă có th́ Tăng Tuyết Minh là ai?”

 Đáp: “…theo tài liệu mà tôi t́m thấy ở Pháp. Tăng Tuyết Minh khi ấy là một phụ nữ trẻ ở Quảng Đông. Và có lẽ bà ấy với ông Hồ đă kết hôn vào tháng 10 năm 1926…”

 Hỏi: “Từ mà bà dùng – “có lẽ”- ở đây được hiểu như thế nào?”

 Đáp: “Tôi không chắc vào thời kỳ đó, một cuộc hôn nhân được định nghĩa như thế nào. Ta bắt gặp những ví dụ khác nhau trong các văn bản về phong trào Cọng sản. Đôi khi một cuộc hôn nhân diễn ra đơn thuần v́ lư do chính trị. Hai người sống chung với nhau như một cách ngụy trang về hoạt động chính trị của họ”.

Bà Quinn Judge cố t́nh phủ nhận bằng chứng về cuộc hôn nhân của Lư Thụy và Tăng Tuyết Minh mặc dầu bà t́m thấy trong Văn khố Pháp một báo cáo của Lâm Đức Thụ cho biết vợ ông ta đă làm mai cho Lư Thụy cưới Tăng Tuyết Minh. Liên quan giữa Thụy và Tuyết Minh không dính dáng ǵ đến hoạt động chính trị. Trái lại, Thụy lấy Tuyết Minh chỉ v́ muốn học tiếng Hoa.

BBC hỏi: “…theo bà th́ có cuộc hôn nhân giữa Minh Khai và ông Hồ hay không?”

 Đáp: “Tôi không chắc đó có phải là một cuộc hôn nhân thật sự hay không… Vào tháng Hai năm 1931, ông Hồ có nhắc việc vợ của ông đang bận đón Tết… Ông Hồ cũng viết thư cho Quốc tế Cọng sản, có vẻ như trong đó ông đề cập tới một đám cưới sắp diễn ra… Tôi sẽ ngần ngừ khi nói liệu ông Hồ có phải đang nói về một đám cưới thật sự hay không, bởi v́ trong các loại thư từ họ thường sử dụng nhiều loại mật mă. Nhưng trong trường hợp này, có vẻ như lá thư nói những chuyện thật sự đang diễn ra… Khi Minh Khai tới Moscow, bà ấy có viết trong lư lịch nói ḿnh đă kết hôn với Lin, bí danh của ông Hồ thời bấy giờ (Thực ra chỉ có một chữ “Lin” để bên cạnh cột chữ “Married”). V́ vậy người ta có thể ngờ rằng giữa hai người có một mối quan hệ vào năm 1931”.

BBC hỏi: “Bà nói ḿnh không chắc có thể dùng chữ “hôn nhân” ở đây. Nhưng nếu người ta hỏi liệu đă có một mối quan hệ t́nh cảm giữa ông Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Minh Khai th́ bà trả lời như thế nào?”

 Đáp: “Tôi nghĩ câu trả lời là có, đặc biệt nếu chúng ta dựa vào một số chứng liệu khác. Ví dụ vào năm 1945, trong cuộc nói chuyện với một phóng viên Mỹ, ông Hồ Chí Minh có nhắc ông đă từng có một người vợ nhưng bà đă qua đời. Hoặc có những đề cập nói rằng vào cuối thập niên 1930, khi Nguyễn Thị Minh Khai quay về Việt Nam, bà đă chia cắt với người chồng là một nhà cách mạng lớn tuổi đang ở nước ngoài. Điều này nghe giống như một sự miêu tả ông Hồ Chí Minh...

Trở lại năm 1936, sau khi kết hôn được hai năm, Minh Khai về nước hoạt động và giữ chức bí thư Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn khi mới 26 tuổi còn Phong về sau đó một năm. Minh Khai cùng xứ bộ chủ trương cuộc khởi nghiã Nam kỳ ngày 23.11.1940 nhưng thất bại, bị bắt rồi bị xử bắn tại Hóc Môn cùng với Hà Huy Tập -cựu tổng bí thư, Nguyễn Văn Cừ – đương kim tổng bí thư, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến ngày 28.8.1941 ( 22.8?).

          Cuộc khởi nghiã đã làm chết 30 người Pháp và 30 bị thương. Lê Hồng Phong trước đó đã bị bắt vào tháng 2.1940, bị án tù 5 năm và đầy đi Côn Đảo cùng Lê Duẩn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, rồi sau mất tại đó vì bệnh tháng 9.1942. Hai người sinh được một con gái năm 1939 tên là Lê Nguyễn Hồng Minh – tên ghép từ tên bố mẹ - sau tập kết ra Bắc được gửi đi học tại Trung quốc rồi Liên Xô và khi về nước thì làm cán bộ nghiên cứu về lịch sử đảng cộng sản Việt Nam.

          Trước khi bị xử bắn, theo tài liệu đảng Cộng sản Việt Nam, những người này đều hô to “ Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm! trong khi trước khi lên máy chém tại Yên Bái, các liệt sĩ VNQDĐ cũng dõng dạc hô “ Việt Nam muôn năm! Xem thế để chúng ta biết rõ hơn ai yêu đảng hơn nước và ai yêu nước hơn đảng.

          Chả trách gì mà sau này tổng bí thư Nguyễn văn Linh đã nói một câu để đời là

 “Theo Nga thì mất đảng, theo Tầu thì mất nước, nhưng mà mất nước còn hơn mất đảng! và Linh đã cùng cố vấn Phạm Văn Đồng và thủ tướng Đỗ Mười sang Trung quốc ký hiệp định Thành Đô xin cho Việt Nam được thành một khu tự trị hay một tỉnh của Tâù.

 

CHÚ GIẢI:

- Nguyễn Khánh Toàn, học viên rồi giảng viên trường Đại học Đông Phương, Thứ trưởng Giáo dục cho Nguyễn Văn Huyên, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội, khẳng định đã cùng sống với Quốc trong cùng một ký túc xá. Ông Quốc thường xưng em ngọt sớt với Toàn. Ông kể Minh Khai cũng thường hay tới chơi và thường đi đây đó với Quốc, còn chuyện nhân tình nhân ngãi theo ông cũng không phải dễ vì học viên có tình cảm với nhau thì phải báo cáo cho trường ĐHĐP. Chắc ông Toàn không biết Hồ Chí Minh có viết thư cho QTCS xin cưới đàng hoàng?

- Theo Hoàng Văn Chí trong, Từ Thực dân tới Cộng sản: “...Toàn cũng tiết lộ một câu chuyện về đời tư của ông Hồ. Toàn nói, mấy giờ sau khi Toàn và Quốc lên đường đi Diên An, Trung quốc, một thiếu phụ người Nga đến gơ cửa, nói là đă làm vợ ông Hồ trong khi ông lưu trú tại Moskva. Đối với những người quá bí mật như ông Hồ th́ ai nói ǵ chúng ta hẵng biết làm vậy, không nên tin hẳn mà cũng không nên gạt hẳn.

Nhưng xét cho cùng th́ câu chuyện của Toàn cũng không phải hoàn toàn vô lư, v́ chính ngay Toàn, đă có vợ Nga và có con ở Moskva, mà khi ghé qua Diên-An cũng “có” ngay một cô vợ Tàu, đẻ luôn hai con. Rồi khi về Việt Nam năm 1946, lại về một ḿnh, và hai năm sau chính thức lấy một con gái điền chủ mới 17 tuổi, (hồi ấy Toàn đă 50).

- Người vợ Tàu của Toàn nguyên là học trò của Toàn tại Diên An, tên Ngũ Trân có với Toàn hai con gái tên Ngũ Anna và Ngũ Bạch Lan. Hai cô này có sang thăm Việt Nam nhưng chọn sống với mẹ tại Bắc Kinh với bố dượng.

- Vợ Việt Nam của Toàn, tên Đào Ngọc Bích là con gái kỹ sư Đào Đình Quang,  giáo sư đã dạy tôi môn Canh Nông. Lúc ấy tôi học lớp đệ tam, 16 tuổi còn người con trai, em vợ Toàn học đệ nhất, chắc phải hơn tôi hai hoặc ba tuổi, vậy bà chị Đào Ngọc Bích lấy ông Toàn lúc đó cũng phải trên 20. Kỹ sư Quang sau bị chôn sống trong cuộc Cải cách Ruộng đất tại Phú Thọ mặc dầu ông tích cực ủng hộ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Cựu hoàng Bảo Đại cũng nói được Võ Nguyên Giáp kể Hồ có một vợ Nga và một con gái.

- Con gái của Vera Vasilieva cũng nói thường thấy Quốc đưa Minh Khai tới nhà chơi.

- Bài viết của Bùi Anh Trinh căn cứ trên sách của Phạm Văn Sơn không được cập nhật hoá sau khi các văn khố lưu trữ hồ sơ của Hồ Chí Minh, Minh Khai và Lê Hồng Phong được mở ra công khai nên Sophia Quinn và William Duiker có thể có những tài liệu mới sau này mà Phạm Văn Sơn trước kia không có. Bùi Anh Trinh cũng suy đoán chứ không có bằng chứng cụ thể. Truyện Hồ viết đơn xin cưới Minh Khai và giữa hai người có một mối tình cảm sâu đậm tóm lại vẫn gần với sự thật hơn cả.

- Lý Phương Thuận đã chứng kiến Minh Khai và Hồ ngủ chung giường cả tháng trời và Thuận đã hỏi Minh Khai, “Thế nào? Mi có chửa chưa?”. Truyện này sẽ được kể rõ khi nói về Hồ Mộ La và bố là Hồ Học Lãm trong một chương tới.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 26 này nói tới bà Nguyễn Thị Minh Khai là một người đàn bà Việt Nam có một vai tṛ chủ chốt trong cuộc đời của Hồ Chí Minh trong những năm Hồ Chí Minh chửa được làm nhân vật số 1 của Cộng Sản Việt Nam.

Nguyên trong một Chương 26 này mà Hoàng Xuân Thảo cũng cho chúng ta biết gần 10 giả thuyết về Nguyễn Thị Minh Khai có phải là vợ chính thức của Hồ Chí Minh không?

Có lẽ không phải.

Bà Minh Khai đă ăn ở với Hồ Chí Minh nhiều năm nhưng có lẽ bà ta chưa bao giờ là vợ chính thức của Hồ Chí Minh cả.

Với các người đi làm Cách Mạng Cộng Sản như Hồ Chí Minh và Minh Khai th́ giấy tờ Hôn Thú không có giá trị tuyệt đối như đối với các người Tư sản.

Hôn Thú là một tư tưởng “bourgeois” không thích hợp với môi trường Cộng Sản.

Ngay sau 1946 và sau 1954, người Cộng Sản, trong Nam cũng như ngoài Bắc, chồng đi làm một nơi, vợ đi làm một nẻo, tha hồ tự do giải quyết nhu cầu sinh lư, không hề có vấn đề ǵ cả.

Nhưng có một điều rơ ràng là bà Minh Khai đă giúp đỡ Hồ Chí Minh rất nhiều, làm cho ông thành công trong việc chiếm địa vị độc tôn của Cộng sản Việt Nam

Tôi rất thú vị là Hoàng Xuân Thảo aka BS Hoàng Ngọc Khôi có biết về gia đ́nh bà vợ cuối cùng “chính thức” của ông Nguyễn Khánh Toàn, về sau làm thứ trưởng, phụ tá cho Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huyên.

Tôi không tin ông Nguyễn Khánh Toàn nói thật khi khoe khoang là tại Moskva, Hồ Chí Minh hay ninh nọt Nguyễn Khánh Toàn và xưng em “ngọt sớt” với Toàn.

Hồ Chí Minh sinh năm 1890 c̣n Toàn sinh năm 1906, Minh lớn hơn 16 tuổi th́ làm sao có mặt mũi nào ” xưng em” với Toàn ?

 

Minh Khai tại Moskva – ĐHQTCS VII

 

Minh Khai                                                  Lê Hồng Phong

 

 

Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai tại Vinh