Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

           *35

 

ĐÊM SAO ĐÊM TỐI MÃI MÒ MÒ?

HỒ CHÍ MINH BỊ BẮT BỞI TRUNG HOA QUỐC DÂN ĐẢNG

 

 

          Nguyễn Ái Quốc với tên mới Hồ Chí Minh, lên đường đi Trung quốc ngày 13.8.1942 nhằm mục đích tới Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai để hỏi về tình hình Trung quốc và quốc tế, đồng thời báo cáo về các hoạt động của Cộng sản Việt Nam và xin chỉ thị mới. Lê Quảng Ba hộ tống tới Ba Mông, thuộc huyện Tĩnh Tây thì bị một hòn đá rơi từ núi rơi vào chân, không đi được, phải trao nhiệm vụ cho một thanh niên cùng gốc Tày/Choang, chưa tới hai mươi tuổi tên Dương Đào đưa Hồ tới Bình Mã rồi sẽ đáp xe ô tô đi Trùng Khánh. Trên đường đi, Hồ đeo sau lưng một túi lưới, tay chống gậy, mình mặc chiếc áo nâu chéo vạt, để râu, trông giống như một thầy địa lý phong thủy

          Hai người đi tới phố Túc Vinh, huyện Thiên Bảo, Quảng Tây, ngày 27.8.1942 thì bị tuần cảnh bắt giữ vì nghi ngờ là gián điệp cộng sản.

          Theo báo cáo của Trương Phát Khuê, tư lệnh đệ tứ chiến khu, Hồ có mang theo các giấy tờ như chứng minh thư của Quốc tế phản xâm lược Hiệp hội/ Việt Nam phân bộ, thẻ hội viên Quốc tế Tân văn xã, thông hành do Đệ tứ Chiến khu cấp nhưng tất cả những giấy tờ này cấp năm 1940 đều quá thời hạn sử dụng.

          Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì lý do bị bắt là ông mang tiền Mỹ Kim để đi mua khí giới và nhà chức trách nghi ông là gián điệp mới có nhiều tiền Mỹ Kim như thế – hình như khoảng $2,000 tới $3,000.

           Khi hai người bị giải tới huyện Thiên Bảo, có một người Hoa thân cộng là Vương Tích Cơ tới thăm hỏi và Hồ vội nhờ chuyển thư báo tin cho Lê Quảng Ba, hình như viết trên mép một từ báo cũ. Sau đó Hồ bị chuyển ngục qua 13 huyện rồi cuối cùng được giao cho Cục chính trị thuộc Đệ tứ Chiến khu tại Liễu Châu dưới quyền Hầu Chí Minh. Tại đây cũng như từ khi bị bắt, Hồ một mực khai mình là một cán bộ Việt Nam theo Tam dân chủ nghĩa không liên hệ gì với cộng sản Trung quốc lẫn Việt Nam.

          Đảng Cộng sản Việt Nam nhân danh Phân bộ Việt Nam cuả Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược được tin, liền gửi thư khiếu nại cho Tôn Khoa, viện trưởng Viện Lập Pháp Trung quốc, Khoa chuyển thư cho Ngô Thiết Thành, chánh văn phòng Trung ương Quốc dân đảng, Thành lại gửi công điện cho Trương Phát Khuê yêu cầu phóng thích, kết quả là vào tháng 9.1943 Hồ được trả tự do.

          Theo ông Từ Vĩ Tam kể lại:

           “Năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh có Lê Quảng Ba dẫn đường từ Việt Nam sang Trung Quốc, hơn 4 giờ chiều ngày 12/7 âm lịch th́ đến nhà tôi.

Ông Hồ đeo trên lưng một túi lưới, tay cầm gậy, mặc áo kiểu cổ nhà Đường, hai vạt áo màu xám nhạt, để râu, trông giống như một thầy địa lư nông thôn. Ông nói với tôi, lần này ông sang đây là muốn đến Trùng Khánh gặp một nhân vật quan trọng, dự định từ đây sẽ đi B́nh Mă (huyện lị Điền Đông, tỉnh Quảng Tây), rồi đáp ôtô đi tiếp”.

          Hồ Chí Minh nhờ Từ Vĩ Tam t́m người tin cậy dẫn đường đến Điền Đông, nhưng Từ Vĩ Tam cố giữ Người ở lại đón tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy âm lịch), một ngày tết quan trọng của người Trung Quốc.

Khó ḷng từ chối, Bác lưu lại đến ngày 16 âm lịch. Sáng 27/8/1942, Từ Vĩ Tam nhờ Dương Đào, một thanh niên chưa đầy 20 tuổi, người dân tộc Choang (bên Việt Nam gọi là Tày), hết sức nhanh nhẹn, dẫn Người đi Điền Đông. http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Cuoc-van-dong-doi-chinh-quyen-Quoc-dan-Dang-tra-tu-do-cho-Ho-Chi-Minh-289366/

 

          Khi đến xă Túc Vinh cách huyện lị Thiên Bảo (Quảng Tây) 20km, người  bị lính canh giữ lại, kiểm tra giấy tờ. Bác Hồ rút trong túi chứng minh thư do phân hội Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp quốc tế chống xâm lược cấp, ghi rơ: “Nay cử đặc phái viên Hồ Chí Minh đi gặp chính quyền Trung Quốc, mong được giúp đỡ trên đường đi” đưa cho chúng.

          Tuy nhiên, khi khám xét, thấy bác Hồ c̣n mang nhiều giấy tờ khác, như giấy chứng nhận là Hội viên Hội viết báo Thanh niên Trung Quốc, giấy chứng nhận là Thông tín viên đặc phái của Thông tấn xă Tân Văn quốc tế, và giấy thông hành quân dụng do Bộ Tư lệnh Đệ tứ chiến khu kư năm 1940, bọn lính canh nghi ngờ Bác nên giữ lại để xét hỏi.

          Sau đó, chúng áp giải Hồ Chí Minh từ Túc Vinh lên Thiên Bảo, rồi đưa về huyện Tĩnh Tây. Trên đường đi chợ Đô An, chị gái Từ Vĩ Tam thấy Hồ Chí Minh bị cảnh sát áp giải, vội vàng chạy về báo cho Từ Vĩ Tam. Ngay lập tức, Từ báo cho Lê Quảng Ba khi đó đang ở tại nhà ông, đồng thời cử Vương Tích Cơ, người em kết nghĩa đến nhà lao huyện t́m hiểu sự t́nh.

          Vương Tích Cơ kể lại:

           -Tôi nấu cơm, mua thức ăn, xin vào thăm ông Hồ Chí Minh. Ăn cơm xong, ông lấy bút ch́ viết mấy chữ bằng tiếng Việt đưa cho tôi. Tôi giấu thư vào ống tay áo, chạy về nhà đưa cho Lê Quảng Ba. Ba hôm sau, tôi đi cùng Lê Quảng Ba lên gặp ông Hồ. Lê Quảng Ba trực tiếp nghe ông Hồ căn dặn rồi đi thẳng về Việt Nam.

          Sau một thời gian giam giữ, Sở Chuyên viên Tĩnh Tây không có cách nào xác minh được lai lịch của ông Hồ, nên đưa Người đến Liễu Châu, rồi giải đến Quế Lâm để Văn pḥng Ủy ban quân sự thẩm tra.

Nhưng nhà đương cục Quế Lâm cũng không xác minh được lai lịch của Người, trung tuần tháng 1/1943, lại giải Người về Liễu Châu để Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu xác minh.       Đến đây, nhà chức trách của Chính phủ Trùng Khánh (Quốc dân đảng) đă dẫn giải Hồ Chí Minh qua 13 huyện của tỉnh Quảng Tây. Nhật kư trong tù Bác viết:

          Quảng Tây giải khắp mười ba huyện
          Mười tám nhà lao đă ở qua
...”

Tại Đệ tứ chiến khu

          Hồi ức của Bành Đức, Thượng úy, Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu, viết:

           “Buổi sáng mưa dầm đầu năm 1943, người ta áp giải một ông già râu tóc lốm đốm bạc đến Cục Chính trị, lệnh cho ông ta ngồi xổm dưới cây khuynh diệp ở bên phải rồi vào văn pḥng tŕnh giấy. Sau đó, ông già được giao cho trung đội cảnh vệ coi giữ.

Ông già này là người như thế nào? Không ai rơ! Trung đội cảnh vệ giam ông vào trong một gian pḥng nhỏ bốn phía tường gạch, có lưới dây thép gai bao quanh. Hằng ngày, ông già ngồi tựa vào hàng rào, trầm tư hoặc xem sách”.

          Khi nhận được tin Bác bị bắt, nhân danh các đoàn thể cứu quốc, Trung ương Đảng ta lập tức viết một loạt kiến nghị bằng chữ Hán và chữ Pháp, gửi tới chính quyền Tưởng Giới Thạch, các cơ quan quốc tế ở Trùng Khánh như Sứ quán Mỹ, Đoàn cố vấn Liên Xô, các cơ quan thông tấn báo chí... phát động chiến dịch đ̣i thả Hồ Chí Minh, đại biểu của phong trào cách mạng Việt Nam bị bắt nhầm. Những kiến nghị đó đă phát huy tác dụng. Archimedes Patti, Thiếu tá, Trưởng pḥng Đông Dương thuộc Cơ quan T́nh báo chiến  lược Mỹ (OSS) thừa nhận, sứ quán Mỹ ở Trùng Khánh chuyển về Washington DC các bản kiến nghị trên. C̣n Phân xă TASS ở Trùng Khánh đă điện thúc giục Chính phủ Tưởng Giới Thạch trả tự do cho Hồ Chí Minh...

          Nhận được kiến nghị, Viện trưởng Viện Lập pháp (Quốc hội) Tôn Khoa đă chuyển tới Ngô Thiết Thành, Chánh văn pḥng Trung ương Quốc dân đảng. Ngô Thiết Thành đă gửi điện cho Tỉnh trưởng Quảng Tây, chỉ thị: “Xét rơ rồi phóng thích”. Nhưng khi đó, Bác đang bị giải trên đường nên lệnh trên không thực hiện được.

          Biết tin đồng chí Hồ Chí Minh bị giam cầm, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử Chu Ân Lai bàn bạc với Chính phủ Quốc dân đảng. Thay mặt lănh đạo đảng, Chu Ân Lai t́m gặp Phùng Ngọc Tường, viên tướng của quân đội Tưởng Giới Thạch có khuynh hướng thân Cộng sản, đề nghị ông ta t́m cách cứu Hồ Chí Minh. Trong khi đó, đoàn cố vấn Liên Xô ở Trùng Khánh cũng nhờ tướng Phùng Ngọc Tường t́m cách khuyên Tưởng Giới Thạch trả tự do cho Bác.

           Phùng Ngọc Tường gặp và chất vấn Tưởng Giới Thạch:

“Hồ Chí Minh là Cộng sản hay không tạm chưa bàn đến. Mà dù có là Cộng sản Việt Nam, liệu chúng ta có cần và có quyền bắt giam người của Đảng Cộng sản ngoại quốc hay không? Thành viên trong đoàn cố vấn Liên Xô ở Trùng Khánh chẳng phải là Cộng sản đó sao, tại sao chúng ta không bắt giữ họ? Việt Nam ủng hộ Trung Quốc kháng chiến. Vậy, coi Hồ Chí Minh là bạn chứ tại sao lại là tội phạm?”

Tường yêu cầu Tưởng Giới Thạch trả tự do cho Hồ Chí Minh với tư cách là người bạn của nước Đồng minh.

          Qua nhiều thông tin, tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu đóng tại Liễu Châu biết được Hồ Chí Minh là lănh tụ hết sức có uy tín với phong trào cách mạng Việt Nam. Ông ta muốn tranh thủ được sự ủng hộ của các đoàn thể ở Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Nhật nên muốn trả tự do cho Hồ Chí Minh.

          Đầu tháng 9.1943, nhân dịp Hầu Chí Minh, Chủ nhiệm Cục Chính trị của Đệ tứ chiến khu về Trùng Khánh họp, Trương Phát Khuê giao Hầu báo cáo ư kiến của ông lên nhà đương cục tối cao. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đă nhận được nhiều thông tin về việc bắt giam Hồ Chí Minh, lại đang chịu nhiều áp lực về sự việc trên nên khi nghe Hầu báo cáo, ông ta lệnh cho Đệ tứ chiến khu trả tự do cho Bác. Từ Trùng Khánh trở về, Hầu chủ nhiệm thực hiện mệnh lệnh, đưa Hồ Chí Minh ra khỏi trại giam, nhưng lưu lại Cục Chính trị “để xem xét cảm hóa”.

Ngày 10/9/1943, sau 1 năm 14 ngày bị giam giữ, “tự do trở lại” với Bác. Bành Đức kể lại:

           “Sau khi ông Hầu đi họp ở Trùng Khánh về, một hôm sắp dùng cơm trưa, ông ta yêu cầu phải làm thêm mấy món để mời một ông già đang bị giam giữ (tức Hồ Chí Minh) cùng ăn, ông c̣n mời thêm mấy trưởng pḥng.

Tuy Hầu chủ nhiệm không giới thiệu ǵ về ông già trước mọi nguời nhưng ai cũng bàn tán về ông. Họ nói ông khi th́ bị bắt giam, khi th́ được đăi như khách quư, thật kỳ lạ!

Sau đó ít lâu, có người mới tiết lộ đó là một nhà cách mạng Việt Nam, từ đó ông già không bị giam nữa. Ngày ngày, ông già cùng ăn cơm, chuyện tṛ, cười nói với các nhân viên ở Cục Chính trị. Mọi người đều gọi ông già là “ông Hồ”. Ông Hồ rất giản dị, ăn mặc quân phục vải thô, lúc ra ngoài ông luôn đi bộ”.

          Theo tài liệu Đảng, ngay khi được trả tự do, Hồ Chí Minh t́m cách liên lạc với các đồng chí  trong nước. Thư từ Liễu Châu gửi về, Hồ Chí Minh đều nói sức khỏe rất tốt, căn dặn mọi người chớ bận tâm về ông mà ảnh hưởng đến công việc, động viên tất cả hăy cố gắng.

          Hồ cũng báo tin tuy được tha, nhưng vẫn bị “giữ lại làm cố vấn”, nên cần có những văn kiện vận động mạnh mẽ hơn để chúng thả thật sự. Ông c̣n căn dặn một số công việc cụ thể phải làm gấp. Để giữ bí mật, những lời dặn ḍ trên được Hồ viết bằng cháo loăng trên lề tờ báo, khi nhận được các đồng chí ở nhà lấy cồn iốt bôi lên, chữ mới hiện ra.

           Vơ Nguyên Giáp, trong tập hồi kí Những chặng đường lịch sử cho biết: “Bữa ấy, tôi về quan hội báo t́nh h́nh th́ thấy anh Đồng, anh Anh anh đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo hỏi tíu tít:

Anh xem đúng chữ của Bác không?

Đó một tờ báo Trung Quốc mới gửi về, trên mép trắng mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng chữ Bác, Bác viết: “Chúc chư huynh nhà mạnh khoẻ cố gắng công tác. bên này b́nh yên”

 

          Năm tháng tù đày đă làm cho Hồ “răng rụng mất một chiếc. Tóc bạc thêm mấy phần”, sức khỏe giảm sút. Ông tự nhủ “Một chiến sĩ bị tê thấp th́ không làm ǵ được”, nên cố gắng rèn luyện, lấy leo núi, tắm sông  để  hồi phục sức khỏe.

          Một buổi sáng chủ nhật, mùa đông năm 1943, thấy Hồ đang tắm dưới sông, tướng Trương Phát Khuê phải thốt lên:

          “Hồ tiên sinh là người An Nam. An Nam ở vùng nhiệt đới, sang đất Liễu Châu chúng tôi chịu được cái rét mùa đông đă không đơn giản. Thế mà nay Hồ tiên sinh c̣n bơi được dưới ḍng nước lạnh giá này thật là kỳ tài! Thật là kỳ tài”.

Thời gian ở Liễu Châu, Hồ Chí Minh ra sức vận động, xây dựng lực lượng cho Cách mạng Việt Nam, t́m sự ủng hộ của bạn bè quốc tế với cách mạng trong nước, đào tạo cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền. Đặc biệt, vận động nhà đương cục Quốc dân đảng sớm để Hồ về nước.

          Ngày 9/8/1944, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu về Việt Nam, cùng đi với Hồ18 thanh niên Việt Nam, hầu hết vốn là Phục quốc quân đă qua các lớp huấn luyện đặc biệt và do Hồ chọn lựa.

          Thừa lệnh cấp trên, ngoài giấy tờ đi đường, tướng Trương Phát Khuê c̣n cấp bản đồ quân sự, tài liệu tuyên truyền, thuốc chữa bệnh và 76 ngh́n đồng quan kim để đi đường và kinh phí huấn luyện.

Ngày 20/9/1944, Hồ Chí Minh về đến Pc Bó, kết thúc một quăng thời gian khá đặc biệt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

 

          Thật ra đảng CSVN đã giấu các sự vận động của Hồ Học Lãm với Trương Phát Khuê, nhất là của Nguyễn Hải Thần với Tưởng Giới Thạch nên Hồ Chí Minh mới ra được khỏi ngục như vậy. Chính ông Nguyễn còn đã cử hai ủy viên quân sự của hội là Diệp Thụy Đình và Trung Tú Nghị đến Cục chính trị đón Hồ ra và mời tới ở trụ sở của hội Việt Cách. Tại đây Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần vẫn cho người lui tới nói chuyện với Hồ mục đích dò tông tích nhưng Hồ trả lời rất khéo léo và đóng vai một người lơ đãng, vô đảng phái, suốt ngày nằm trên một cái ghế bố trong góc phòng nằm khoèo, mũ ni che tai.

          Cùng trong thời gian này, lãnh tụ của Đại Việt Dân Chính Đảng là Nguyễn Tường Tam bí danh Nguyễn Tường Dũng cũng bị bắt giam tại Liễu Châu vì bị nghi ngờ là gián điệp của Nhật sang Trung quốc để phá hoại Việt Cách và đã gây ra phong trào chống đối Trương Bội Công. Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ được Trương Phát Khuê cho phép vào ngục thăm Tam và Tam bảo trong ngục còn có một người cách mạng Việt Nam khác tên Hồ Chí Minh, một tên rất mới lạ nên Khanh và Tổ cũng xin thăm luôn nhưng cũng không biết rõ xuất xứ tuy có chút nghi ngờ nên bảo Nguyễn Hải Thần vào xem là ai vì trước đó ông và Quốc đã từng gặp nhau một vài lần nhưng vì mắt của ông đã loà rất nhiêù nên cũng không biết Hồ có chắc phải là Quốc không, nhất là cả ba người đều nghe tin Quốc đã chết tại Hồng Kông khoảng năm 1930 vì bệnh lao phổi nên cùng đứng ra can thiệp với Trương Phát Khuê thả tự do cho cả Tam lẫn Hồ. Sau đó cả hai người Nguyễn Tường Tam và Hồ Chí Minh đều được bầu làm ủy viên dự khuyết ban chấp hành trung ương VNCMĐMH.

          Trong một bữa tiệc do Hầu Chí Minh, cục trưởng cục Chính Trị, cố vấn cho VNCMĐMH khoản đãi, Nguyễn Hải Thần hứng chí ra câu đối, “ Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh.” Hồ Chí Minh đã đối lại như sau, “ Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách.” Hầu Chí Minh vỗ tay, “ Đối hay lắm.” Nguyễn hải Thần cũng vỗ tay, “ Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp. Bội phục! Bội phục!

          Theo sử gia Trần Trọng Kim, Hồ lấy tên Hồ Chí Minh là muốn lấy lòng Hầu Chí Minh và thực tế đã được viên tướng này giúp đỡ và bao che rất nhiều cho các họat động của nhóm Hồ kể cả việc vận động tha Hồ khỏi trại giam về sau. Một số người khác cho rằng Hồ muốn đi vào lịch sử với họ Hồ vì nghĩ rằng mình là dòng dõi Hồ Sĩ Tạo và có người còn phát hiện Hồ Sĩ Tạo lại thuộc tộc hệ Hồ Qúy Ly. Giả thuyết sau này có lý hơn nhất là mấy chương đầu cho ta biết cả ông Nguyễn Sinh Sắc lẫn Nguyễn Sinh Khiêm đều từng lấy lại họ Hồ. Theo Trần Mỹ Vân, tác giả cuốn “ A Vietnamese royal exile in Japan: Prince Cường Để” thì tên họ Hồ Chí Minh chính là bí danh của Hồ Học Lãm, Hồ đã mượn luôn để dễ bề hoạt động nhất là sau khi đã vơ các tổ chức của Lãm vào tay mình.

          Tháng 3.1944 Nguyễn Hải Thần, phần cả tin, phần phải tuân lệnh Quốc dân đảng Trung quốc, chủ trì hội nghị các đảng phái cách mạng hải ngoại, lập ra Uỷ ban Hành Chính trong đó có ba đại diện cộng sản là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Lê Tùng Sơn.

           Giữa năm 1944, Hồ trở về Việt Nam, Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ bất đồng với Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam nên trở về lại Côn Minh và từ đó liên minh này từ từ tan rã, duy Nguyễn Hải Thần vẫn tiếp tục lãnh đạo Việt Cách. Đây là một bài học cho những người quốc gia, trong đại cuộc, vẫn không chịu đoàn kết khiến cho Cộng sản được thế thượng phong và thuận lợi trong hoạt động của họ.

 

CHÚ GIẢI:

-Câu chuyện Hồ bơi tắm sông giữa muà đông với tiền bệnh lao phổi chắc là đảng phịa ra cho giống câu chuyện Mao bơi ngược dòng sông Dương Tử để chứng tỏ thần lực của mình và đe dọa các phần tử chống đối.

-Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói trong bữa tiệc Hầu Chí Minh thết đãi Hồ Chí Minh, Tô Hoài cho biết còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa, lúc đó đang hoạt động trong nhóm Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần. Giáo sư Mạnh còn cho rằng Hồ phải cư xử khéo léo lắm với cả nhóm Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam nên mới thoát khỏi bị giam.

-Lê Quảng Ba là một trong những người có công lớn nhất với Hồ, đưa Hồ về nước, tìm căn cứ Pác Bó cho Việt Minh, là Trung đội trưởng Trung đội Du kích đầu tiên, kiếm cháu Trưng cho chú Thu, cứu Hồ ra khỏi trại giam thế mà cuối cùng bị đảng bắt giam tới chết không được gặp mặt thân nhân chỉ vì bị nghi là thân Hoa.

 

Hành trình đi tù của Hồ Chí Minh tại Quảng Tây

Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 35 kể câu chuyện Hồ Chí Minh  đi công tác sang Trung Quốc vào năm 1942 cốt để gặp Chu Ân Lai và bị quân đội Tưởng Giới Thạch bắt giữ.

Vế câu chuyện này, về sau Hồ Chí Minh có làm 1 bài thơ cho biết là bị giải đi gian nan tất cả 13 huyện, rôi cuối cùng được chuyển về Bộ Tư Lệnh Đệ Tứ Quân Khu coi mấy tỉnh miền Nam nước Tầu, trước khi được thả.

Sự bi bắt này cho ta thấy vào thời điểm đó, Cộng Sản Việt Nam cũng rất kém về tổ chức, để cho người lănh tụ của ḿnh bị bắt như vậy.

Về T́nh báo th́ Trung Hoa Dân Quốc cũng quá luộm thuộm, bắt 1 người t́nh nghi là gián điệp Cộng Sản mà chẳng ai biết quyết định ra sao, giải đi ḍng dă 13 nhà giam, phỏng vấn, tra khảo, hơn 1 năm trời mới quyết định xong.

Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội tuyên bố là nhờ họ can thiệp qua Nguyễn Hải Thần mà Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam được thả ra.

Tôi nghi ngờ chuyện này, v́ lúc đó giữa Đảng Cộng Sản và các đảng phái quốc gia khác đều thù ghét nhau, thanh toán lẫn nhau.

Tôi cũng không biết việc Nhất Linh Nguyễn Tường Tam t́nh cờ bị giam cùng nhà giam với Hồ Chí Minh, nhưng ở 1 pḥng khác, có chính xác hay không ?

Cũng tội nghiệp cho Lê Quảng Ba, nằm gai nếm mật với Hồ Chí Minh bao nhiêu năm, bôn ba sang Tầu bao nhiều lần cùng nhau, mà về sau chỉ v́ nghi kỵ Lê Quảng Ba đi đêm với Tầu mà bị hạ sát.

 

 

 

                   

                    *36

MẬP MỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN

AI LÀ TÁC GIẢ “NGỤC TRUNG NHẬT KÝ” ?

 

 

          Theo các ngòi bút cộng sản Việt Nam, trong thời gian ở tù, bác Hồ đã dùng thời gian rảnh rỗi làm thơ để giải trí và sáng tác được khoảng 133 bài thơ, 103 bài làm trong 4 tháng đầu tiên bị giam còn 30 bài làm trong 10 tháng về sau. Mặc dầu bác làm thơ chỉ để giải trí nhưng các nhà văn thơ miền Bắc đã tâng bốc thơ Bác lên như sau:

          Ngày 1.10. 2012, Thủ tướng Chính phủ cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam đă ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm “Ngục trung Nhật kư”.
          Theo BBC, không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc – quê hương của thơ chữ Hán – như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.

T́m hiểu về âm vang thơ Đường trong tập thơ Nhật kư trong tù, nhà thơ Quách Mạt Nhược nhận xét: “Có một số bài đặt lẫn vào thơ Đường Tống cũng không phân biệt được”.

Nhà thơ Viên Ưng (Trung Quốc) sau khi đọc Nhật kư trong tù viết: “Chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng… Tôi cảm thấy trái tim vĩ đại đó đă tỏa ánh sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tối tăm”.

Giáo sư Hà Minh Đức: “Tập thơ dày dặn về số lượng nhưng nội dung tư tưởng c̣n vượt

 tầm hơn thế.”
 Nhà thơ Xuân Diệu: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh,

 được đào tạo trong ḷ hun đúc của Lê nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trăi, 

Văn Thiên Tường…”

Tuy nhiên cái điều nó đập ngay vào mắt ta là việc đề ngày tháng trang bìa và trang trong

(thời điểm đích thực Hồ bị giam) lại khác hẳn nhau và lối viết cũng không đồng nhất thì

 không ai giải thích tại sao? Rồi sau đó khi in lại thì bỏ cái ngày tháng viết ngoài trang bià

đi cho mọi người khỏi thắc mắc và đánh lừa những người chưa đọc hay biết nguyên tác.

Tại sao phải làm vậy, cũng không giải thích.

Ngày tháng ghi trên trang bià và trang trong khác nhau

(Thời gian Hồ Chí Minh bị giam nằm trên trang trong)

In lại trang bìa                            Trang bià                              Trang trong

(Bỏ luôn ngày tháng)

 

 

Xuất xứ của tập thơ

 Về xuất xứ của tập thơ, có nhiều giả thuyết. Điều này không lạ với cộng sản Việt Nam, cái gì cũng cố ý làm ra rối mù mục đích để che giấu cái dối trá, cái bịp bợm theo mưu kế Mập mờ đánh lận con đen.

1.     XUẤT XỨ theo Giáo sư PHONG LÊ, Viện trưởng Viện Văn Học

           “ ... Chính Hồ Chí Minh đă giữ theo bên ḿnh văn bản Ngục trung nhật kư suốt từ năm 1943, sau khi ra tù. Hoàn cảnh chuẩn bị tổng khởi nghĩa khiến bác phải di chuyển liên tục nên bác đă gửi nhờ trong nhà của một đồng bào người dân tộc ở Cao Bằng... Và từ đấy cho đến giữa năm 1955, sau ngày giải phóng thủ đô, cuốn sổ theo đường bưu điện lại đuợc gửi về văn pḥng phủ chủ tịch để tŕnh diện bác...”

Nghi vấn :

a)    Về người Hồ gửi sách:

          Thử hỏi, nếu HCM đem cuốn sách của ḿnh mà gởi nhờ ở một nhà người dân tộc nào đó ở Cao Bằng vào năm 1943, th́ người đó là ai? Người đó có phải là người sống ở trong rừng, ít hay không có quan hệ với ngựi ở thành phố không? Họ có biết và nói được tiếng Việt Nam không? Người đó là người tâm phúc, người đáng t́n của HCM, hay là người trong cơ sở của cộng sản đang hoạt động? Rồi khi gởi sách, Hồ Chí Minh có cho ngựi đó biết tên thật, hay ám hiệu của ḿnh là ai khi muốn đến lấy lại hay không? Nếu có, liệu họ có giữ mối liên lạc với nhau không? Nếu có, tại sao, sau khi về Hà Nội, HCM không cho người thân tín đến Cao Bằng mà đón cả người lẫn sách về Hà Nội, mà lại ngồi chờ sung rụng? Chờ người đồng bào dân tộc nào đó, tự t́m ra địa chỉ của Hồ như là t́m tin kẻ lạc ở trên báo, rồi tự ra nhà bưu điện Cao Bằng, tự bỏ tiền túi ra mua tem và gởi về cho HCM? Rồi khi.... sung rụng, có niềm vui khi nhận lại bản thảo, Hồ có gởi giấy ban khen hay trả lại tiền tem cho người đồng bào dân tộc ở Cao Bằng, hay “ người ấy” cũng đă mất tích, không t́m ra dấu vết? Hay cũng được thông báo và chết vào tay “giặc” như trường hợp Hà Huy Tập, Nguyễn thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, để những nguời này vĩnh viễn không thể tiết lộ về thân phận thật của Hồ Chí Minh?

          Xin mở một dấu ngoặc là: Tất cả những người này đều có liên hệ thân cận với Nguyển Ái Quốc từ trước 1930. Nhưng không người nào c̣n sống cho đến khi Hồ về hang Pác Bó vào năm 1941, trừ ra Hồ Tùng Mậu, đang ở trong tù. Nhưng sau 1945, Mậu ra Hà Nội gặp Hồ vài lần ngắn ngủi, sau đó đi làm tư lệnh khu 4 và cũng bị máy bay Pháp bắn chết khi di chuyển trên đường! Liệu có phải phản gián của Hồ Chí Minh báo cho Pháp triệt khẩu hộ Hồ hay không?

          Tại sao người giữ tập thơ không gửi trả Hồ sau cách mạng tháng Tám 1945 mà lại đợi tới 1955?

b)     Niên biểu trong ngoài bất nhất:

          Câu hỏi th́ c̣n rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ với một cái niên biểu của cuốn sách và thời gian Hồ chí Minh bị bắt giam đă tiền hậu bất nhất, lại thêm một cái xuất xứ ma qua đường bưu điện nữa, mà họ khẳng định tập thơ ấy là của HCM th́ cho thấy sự đứng đắn của ban phiên dịch này là không có! Khéo mà câu chuyện Hồ nằm nhà lao ở Quảng Tây hơn một năm cũng chỉ là một kịch bản hoang đường do ban tuyên giáo của cộng sản dựng lên cho nó hợp với hoàn cảnh để tuyên truyền.

           Phần thực tế, phải hỏi Nguyễn Đ́nh Thi và Vơ Nguyên Giáp. Tiếc rằng họ chưa trả lời th́ đă vào ḷng đất hết rồi!

2.      XUẤT XỨ KHÁC theo giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

          Ngày 16. 9. 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật kí trong tù vẫn được ông giữ lấy cẩn thận.

          Ngày 14. 9.1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lăm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu:

           "Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm c̣n giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lăm được th́ dùng".

           Nguyễn Việt đưa vào triển lăm, bầy ở pḥng "Ngọn đuốc soi đường của Đảng Cộng sản Đông Dương" rồi sau đó Nhật kí trong tù hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Nghi vấn:

          Từ tháng 9.1943 tới Cách mạng Tháng Tám 1945 ông Hồ còn lận đận xông pha, lại còn phải tránh né các thế lực thù địch nhất là ông mới bị nghi là gián điệp và bị tù, lẽ nào ông vẫn giữ nó khăng khăng bên mình? Rồi tiếp theo đó là cuộc kháng chiến trườn kỳ 9 năm dài đằng đẵng chống Pháp tới tháng 7.1954 mà ông vẫn cứ ôm khư khư trong mình nó sao, tới tháng 9.1955 mới giao cho Nguyễn Việt chỉ để triển lãm nghe vô lý quá.

3.     XUẤT XỨ theo Bùi Anh Trinh ( )VietnamDaily.News

          Năm 1954, Thiếu tướng Lê Thiết Hùng từ chiến khu Việt Bắc theo đoàn quân chiến thắng về Hà Nội. Trong hành trang của Tướng Lê Thiết Hùng có một tập thơ chép tay của tác giả Hồ Chí Minh. Tập thơ này do vợ ông Lê Thiết Hùng là bà Hồ Diệc Lan (con gái Hồ Học Lãm) để lại sau khi bà qua đời vào năm 1946 tại Nghệ An.

          Theo lời kể của ông Hồ Duy Diệm, trưởng tộc của họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An ( Cựu bí thư tỉnh Ḥa B́nh ) th́ năm 1945 bà Hồ Diệc Lan và ông Lê Thiết Hùng từ Trung Hoa về Nghệ An tạm sống tại từ đường họ Hồ ở Quỳnh Lưu.  Trong thời gian này bà Diệc Lan có cho ông Diệm xem tập thơ Ngục Trung Nhật Kư của nhân vật Hồ Chí Minh.

          Đến năm 1958, chính quyền CSVN cho thành lập “Viện Bảo tàng Cách mạng”, Tướng Lê Thiết Hùng bèn tặng Viện bảo tàng tập thơ có tựa đề là Ngục Trung Nhật Kư, tên tác giả là Hồ Chí Minh.  Có người đến Viện bảo tàng đọc được tập thơ tưởng là thơ của Hồ Chủ tịch nên đề nghị với Viện trưởng viện Văn học là Đặng Thái Mai cho in và xuất bản tập thơ đó.

          Tuy nhiên ông Trần Huy Liệu là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng ngăn lại v́ ông biết có sự nhầm lẫn về tác giả của tập thơ, ông đề nghị nên hỏi ư kiến của ông Phạm Văn Đồng là Trưởng ban Tuyên huấn của Trung ương Đảng.

          Ngoài ra ông Đặng Thái Mai và ban biên tập cũng phát hiện có nhiều điều khó hiểu như: Từ trang đầu tiên có ghi hai ḍng niên biểu là 29.8.1932 và 10.9.1933.  Đây là ngày vào tù và ngày ra tù của tác giả tập thơ.  Đến trang 53, sau 60 bài thơ bằng chữ Hán, th́ lại có hai ḍng niên biểu là 29-8-1942 và 10-9-1943, tuồng chữ ghi ngày tháng này hoàn toàn khác với tuồng chữ trong trang đầu. ( Đây là ḍng chữ do người khác ghi thêm sau này ).Thời điểm ngoài bìa dùng dấu chấm(.), bên trong thì lạị dùng dấu nối (-).

          Ngoài ra, từ trang 53 tuồng chữ Hán cũng đổi khác, và chỉ ghi những sự kiện chính trị bằng chữ Hán lẫn chữ Pháp, chữ Việt. Đây là tuồng chữ Hán, chữ Pháp, và chữ Quốc ngữ của ông Nguyễn Tất Thành, tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.

          Sau khi có lời khuyên của ông Trần Huy Liệu, ông Đặng Thái Mai tŕnh xin ư kiến của ông Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương lúc đó là Phạm Văn Đồng.  Ông Đồng xác nhận đó là bút tích của Hồ Chủ tịch từ trang 53 và còn bảo sửa lại những ḍng ngày tháng ghi trong trang đầu thành năm 1942 và 1943  *( V́ năm 1932 “bác” có ở tù tại Hồng Kông nhưng ngày vào tù là 5.6.1931, và ngày ra tù là 28.8.1932;  không đúng so với ngày tháng ghi trong trang đầu tập thơ.  Hơn nữa, ngày đó “bác” chưa dùng tên Hồ Chí Minh). 

          Sau này ông Đặng Thái Mai cho biết:  “Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản Ngục trung nhật kư, chúng tôi đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này, qua Ban Tuyên giáo. Và đă được trả lời, hai con số trên bià là sai, đúng ra là 1942 và 1943” (Đặng Thái Mai, Nghiên Cứu, Học Tập Thơ Văn Hồ Chí Minh,  1979).

          Thêm nữa, nếu tướng LT Hùng biết tập thơ đó là cuả Bác thì ông đưa lại cho Bác chứ sao ông lại tặng cho viện Bảo tàng vì tập thơ đâu phải sở hữu của ông mà tự tiện muốn làm gì thì làm, nói chi tới đó là của Bác.

          Ngoài ra theo Trần Mỹ Vân, Hồ Chí Minh chính là bí danh của Hồ Học Lãm mà Hồ Chí Minh đã lấy làm của mình như là một cách mập mờ đánh lộn con đen.

Sự thực đằng sau tập thơ

          Sự thực ông Phạm Văn Đồng biết rằng nửa đầu của tập thơ là 60 bài thơ kỷ niệm những ngày ở tù của ông Hồ Học Lăm (1932-1933).  Đầu năm 1942 ông Lăm qua đời, người nhà cụ Lăm mới đưa giấy tờ tùy thân của cụ Lăm cho ông Nguyễn Tất Thành sử dụng.  Sau đó ông Thành bị chính quyền Trung Hoa bắt giam v́ nghi ông ta là gián điệp của Nhật.

          Ông Thành trưng ra giấy tờ tùy thân là một công dân của Trung Hoa tên là Hồ Chí Minh và một thẻ nhà báo cũng tên Hồ Chí Minh nhưng người ta vẫn không tin cho nên ông Thành nhắn người nhà của ông Lăm gởi cho ông thêm bằng cớ để chứng minh rằng ông chính là nhà báo Hồ Chí Minh.

          Gia đ́nh ông Lăm bèn gởi tập thơ chép tay của cụ Lăm cho ông Thành.  Tuy nhiên ông Thành không dám đem tập thơ này ra chứng minh v́ tuồng chữ của ông khác với tuồng chữ của cụ Lăm.  Nếu gia đ́nh cụ Lăm gởi cho một tập thơ đă in th́ ông c̣n có thể dùng làm bằng chứng nhưng với tập thơ chép tay th́ đành chịu thua.

Do đó ông tiếp tục giữ tập thơ để ngâm nga đỡ buồn trong những ngày c̣n ở trong tù.  Vô t́nh phần sau của tập thơ c̣n nhiều trang giấy trắng nên ông ghi thêm vào đó những điều cần ghi nhớ trong những ngày c̣n bị giam.  Sau khi ra khỏi tù ông trả tập thơ lại cho Hồ Diệc Lan là con gái của ông Hồ Học Lăm, trong đó có một số ghi chép của ông.  V́ vậy chồng của Diệc Lan là Tướng Lê Thiết Hùng mới tặng cho Viện bảo tàng để lưu niệm bút tích của cả hai nhà cách mạng.

          Tập thơ có hai phần với hai tuồng chữ khác nhau, phần đầu khoảng 60 bài thơ bằng chữ Hán của cụ Lăm và phần sau là một số trang ghi chép những sự kiện chính trị và thời sự bằng chữ Hán, chữ Việt và chữ Pháp của ông Thành.  Ông Phạm Văn Đồng biết sự thật đầu đuôi mọi chuyện nhưng ông cố t́nh để cho dân chúng hiểu lầm.

          Riêng ông Nguyễn Tất Thành cũng im lặng sau khi tập thơ được phát hành.  Trước những lời chúc tụng của đàn em th́ ông chỉ khiêm tốn bảo rằng đừng nhắc tới chuyện đó và ông cũng chẳng phải là thi nhân gì cả.  Điểm đặc biệt nữa là khi Hồ c̣n sống th́ tập thơ không được đưa vào chương tŕnh giáo dục mặc dầu thời đó các em học sinh đă được học một số bài văn và bài vè của Hồ Chủ tịch.

          Sở dĩ người ta không cho phép đưa vào giáo dục v́ Tướng Lê Thiết Hùng c̣n đó và ông Trần Huy Liệu c̣n đó.  Ngoài ra ông Đặng Thái Mai và một số người trong Viện Văn Học cũng đă căn cứ vào bút tích và văn phong của tập thơ mà đặt ra nhiều nghi vấn về việc ai là tác giả.

          Rồi sau khi “bác” về chầu Marx và Lenin th́ người ta mới đưa Ngục Trung Nhật Kư vào sách giáo khoa trong tiết mục “Văn thơ của Hồ Chủ tịch”.  Người đời tưởng rằng khi c̣n sống “bác” khiêm tốn không cho phép khoe khoang cho nên phải đợi sau khi bác mất mới chính thức xác nhận.

          Nhưng thực ra không phải là sau khi bác HCM mất, mà là sau khi ông Trần Huy Liệu mất, ông Liệu mất trước bác HCM một tháng. Lúc c̣n sống ông Liệu không công nhận Ngục Trung Nhật Kư là của HCM, nhưng v́ thời đó không thể mở miệng phản đối cho nên ông Liệu đành phải làm thinh.  Cũng như lúc c̣n sống ông Liệu không thể mở miệng thú nhận nhân vật anh hùng Lê Văn Tám là do chính ông ta bịa ra.

          Lý luận sau cùng này có lý hơn cả.

Phân tích chứng cớ

          (1)  Trong tập thơ có một bài chúc mừng Tướng Lương Hoa Thịnh mới được giữ chức Tư lệnh phó (Tư lệnh phó Quân Khu), lời lẽ bài thơ cho thấy hai người là bạn chí thân.  Do đó người ta kết luận được rằng ông Nguyễn Tất Thành không phải là tác giả v́ ngoài đời Tướng Thịnh hoàn toàn không quen biết ông Thành, thậm chí đối nghịch nhau.  Tướng Thịnh là cán bộ cao cấp của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, trong khi ông Thành là người của Cộng sản Quốc tế.

Trong khi đó Tướng Thịnh rất  thân với  ông Hồ Học Lăm v́ cả hai cùng xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Bảo Định và cả hai cùng phục vụ trong quân đội của Tưởng Giới Thạch tại Hoa Nam.  Trước khi về hưu ông Lăm là Đại tá trong quân đội của Tưởng Giới Thạch

          (2)  Ngoài ra có nhiều bài khác cho thấy tác giả được biệt đăi trong tù v́ là cán bộ cao cấp của Quốc Dân Đảng, bị giam v́ bị nghi ngờ là “Hán gian”.  Những chi tiết này trùng khớp với ông Hồ Học Lăm và hoàn toàn sai nếu so với ông Nguyễn Tất Thành.

          (3)  Một bằng chứng khác, là ngày nay Văn khố Quốc gia Hoa Kỳ c̣n lưu giữ lá đơn của ông Phạm Văn Đồng ( Kư tên là Hội Quốc Tế Chống Xâm Lược ) xin ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại Trùng Khánh can thiệp thả ông Hồ Chí Minh.  Đơn được gởi đi tại Bưu điện thành phố Tĩnh Tây ngày 25.11.1943.  Chứng tỏ ít nhất cho tới ngày 25.11 th́ ông Thành vẫn c̣n ở trong tù.

Như vậy th́ cái ngày ra tù 10.9.1943 được ghi trong Nhật Trung Nhật Kư là không thật;  bởi v́ ông đă ra tù vào tháng 9 th́ tháng 11 ông Phạm Văn Đồng c̣n gởi đơn xin tha làm chi nữa ?

 TÁC GIẢ TẬP THƠ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ LÀ AI?

          Một mặt các nhà văn học cộng sản tất nhiên tìm mọi lý lẽ để xác nhận Tâp Thơ là của Bác mặc dầu thời điểm làm tập thơ ghi ngoài bìa là 29.8.32 và 10.9.33 lại không đúng với thời gian bác bị tù. Khi được hỏi về chuyện tréo cẳng ngỗng này, thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo xóa đi, chỉ giữ lại thời điểm ghi ở trang 53 là 29-8-42 và 10-9-43, rồi sau đó khi ấn hành tập thơ năm 2003 nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xóa bỏ luôn hết cái ngày tháng ghi ngoài bìa nguyên bản. Một chuyện giảo trá quá trắng trợn!

          Mặt khác, một số các nhà văn học không bị kìm kẹp bởi chế độ độc tài và lối sống nịnh hót đưa ra nhiều chứng cớ để phủ nhận Hồ Chí Minh không phải là tác giả, trong số đó lên tiếng mạnh mẽ với luận cứ chắc chắn nhất là các giáo sư Lê Hữu Mục, Nguyễn Ngọc Bích, Đỗ Thông Minh.

Dưới đây là bài viết của giáo sư Lê Hữu Mục trên mạng:

          Trở lại tập thơ, người được phong hàm giáo sư Phong Lê  - tên thật, Lê Phong Sử - viết như tâm sự:

                     “...Đầu năm 1960, khi tôi về công tác ở Viện văn học th́ viện đang trong không khí chuẩn bị cho sự ra mắt long trọng lần đầu bản dịch Ngục trung nhật kư....” Trong quăng đời nghề nghiệp của ḿnh, tôi đă từng viết và nói về sự nghiệp thơ văn của Hồ chí Minh và về nhật kư trong tù, thế mà mỗi lần chạm phải câu hỏi “ ngục trung nhật kư tự đâu đến” hay nói cho cụ thể hơn “trước khi đến bào tàng cách mạng, Ngục trung nhật kư nằm ở đâu?” tôi đều t́m cách tránh trả lời hay trả lời cho qua chuyện...”

          Những tưởng là ḍng tâm sự “ chua cay” ấy của Phong Lê phải đem xuống tuyền đài v́ chẳng ai có thể tháo gỡ được. Bỗng dưng một chiều nhờ đọc một bài trên tờ báo lá cải của nhà nuớc, nó đă làm cho Phong Lê sáng mắt, sáng ḷng. Phong Lê viết :

                    ”... Phải chờ đến bài viết của Hồng Khanh với tiêu đề “ Niềm vui của “bác Hồ” khi nhận lại bản thảo Nhật kư trong tù , đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 17.5.2003 th́ vấn đề mới thật sự được sáng tỏ.”.

                    Thật là đáng thương hại cho các nhà “trí thức” kiểu Mao trạch Đông phê b́nh, đă và đang làm “nghiên cứu” trong viện văn học! Họ nghiên cứu cả đời mà không t́m ra được câu trả lời cho vấn đề cuốn Ngục trung nhật kư ở đâu chui ra? Đến năm tháng của cuốn sách cũng mù mờ, bất quyết, không có một giải thích nào cả. Bỗng dưng, chỉ nhờ một bài báo của một “ anh hề” nào đó đă giải quyết được toàn bộ những băn khoăn, thắc mắc của cả viện nghiên cứu văn học!

                    Đọc đoạn viết này tôi thấy nó khôi hài làm sao! Thử hỏi, Hồng Khanh là ai mà lại có thể giải toả được toàn bộ vấn đề mà cả ban nghiên cứu lâu nay không làm được? Y có sức vạn năng như thế hay sao? Cái bài viết của y có được 10% của sự thật không? Khiếp thật! Một kịch bản không đầu không đuôi, hoang tưởng như vậy mà họ cũng dám viết ra và c̣n tựa vào đó để đưa ra kết luận chắc nịch!

                    Bấy nhiêu chuyện hài vẫn chưa hết. Vào ngày 08-08-2012, Trần Đắc Thọ, ngựi có vài bài dịch trong tập thơ, trong bài “ Những điều ta chưa biết về NTNK”, Thọ đă ra công sức “ chửi trước”, đánh phủ đầu cái kịch bản qua đường bưu điện của Phong Lê viết sau đó nửa năm,( 08.02.2013). Thọ viết như sau: “ chính đồng chí Hồ Viết Thắng ( lại một Hồ nữa) là người đồng hương với bác, có thời là bộ trưởng, là phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước đả phát hiện ra tập nhật kư này và chính tay đồng chí Hồ Viết Thắng đă trao nó lại cho bác”. Thế là lạị có một xuất xứ mới vì những xuất xứ cũ bị coi là lếu láo.

                    Hồ Viết Thắng phát hiện nó ra ở đâu thế, bên Tàu hay bên Ta? Khiếp thật. Đường đi muôn lối mà Viêt cộng dối trá măi nó vẫn chưa cùng. Chỉ có một cái gốc cuội thôi mà nghe hai “ông” Việt cộng này chửi xéo nhau điếc cả lỗ tai!

                    Trong đoạn viết ngắn, gọi là “trọn vẹn” của Phong Lê, có một vấn đề cần phải được đặt ra một cách nghiêm chỉnh để giải quyết là: Tại sao lại có sự kiện “tổ chức việc viết lại chữ Hán?” Chữ Hán trong nguyên bản viết quá tệ, chữ đực đọc ra chữ cái, nên ban dịch thuật phải “ tổ chức viết lại” cho nó đúng? Hay phải sửa chữa, thêm nét, thêm chữ vào cho nó có chất thép ra vẻ đấu tranh để phù hợp với ư đồ của Hồ Chí Minh và ban tuyên giáo? Hoặc giả, chữ Hán của tập thơ có nhiều tiếng thổ âm, thổ ngữ của địa phương, chỉ những người sinh sống ở địa phương ấy mới xử dụng nó mà người dịch không hề biết đến nên phải đổi bằng một chữ khác?

          Tóm lại học giả Lê Hữu Mục phân tích rơ ngữ âm, ngữ điệu, hoàn cảnh ra đời của tập thơ để chứng minh đa số những bài thơ trong tập thơ này không phải là của Hồ Chí Minh. Trong 113 bài thơ của tập thơ, ông cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là tác giả chừng 10 bài c̣n hơn 100 bài c̣n lại là của ông già người Tàu họ Lư, bạn tù của Hồ Chí Minh trong thời gian ở tù tại Hồng Kông.                  

          Nhóm của Giáo Sư Lê Trí Viễn c̣n phát hiện ra một chuyện động trời trong bản Ngục Trung Nhật Kư của Viện Văn Học: Các nhà có trách nhiệm về việc dịch tập thơ này đă sửa lại mục lục của tập thơ, tự tiện thêm vào những bài thơ không có trong bản gốc, cuối cùng c̣n tự tiện sửa chữa lại nhiều câu thơ trong đó nữa. Đây là phần mục lục của bản Viện Văn Học (đổi thứ tự theo ư họ muốn) đối chiếu với mục lục nguyên bản của GS Lê trí Viễn”.

          Ông tiếp:

                    “ Tôi không đánh giá bản nào đúng, bản nào sai, lư do là v́ tôi không có bản gốc trong tay, và đó cũng không phải là nhiệm vụ của tôi. Tôi chỉ nhận xét về thái độ của các nhà biên soạn đối với bản văn đang nghiên cứu, và quả thực phải công nhận rằng các nhà biên soạn trong Viện Văn Học đă làm việc trái qui tắc.

          Những luận cứ chính yếu bác bỏ Hồ Chí Minh là tác giả tập thơ

 có thể tóm tắt như sau:

-Trong nhà tù tại Quảng Tây với thời gian ngắn ngủi vài tháng mà ông Hồ làm tới 133 bài thơ trong khi thời gian ở tù tại Hương Cảng gần 2 năm thì ông lại không làm bài thơ nào.

-Thời điểm làm thơ đề ngoài bià 1932-1933 là thời gian ông Hồ đang bị học tập cải tạo tại Liên Xô, không tương ứng với thời gian ông bị tù tại Quảng Tây.

 Dạng và lối chữ viết hai thời điểm trang bià và trang trong không phải do một người viết.

 Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia khi ấn hành tập thơ năm 2003 lại tự ý xóa bỏ thời điểm ghi ngoài bià, hẳn phải có gian ý gì chứ.

-Trong thơ đề cập tới một tướng Tàu mà ông Hồ không hề quen biết.

-Trong thơ có một bài ca tụng Tưởng Giới Thạch là chuyện không thể tưởng tượng được vì lúc đó Tưởng là kẻ thù không đội trời chung với Mao cũng như Hồ và Hồ thường làm vè chửi rủa Tưởng một cách thậm tệ.

-Trong thơ có bài tác giả xưng tuổi là 63, đầu bạc trắng trong khi đó ông Hồ mới 52-53 tuổi và khi xuất hiện tại Hà Nội tuyên bố độc lập ngày 2.9.1945 , tóc ông chỉ hoa râm.

-Trong thơ có nói tới cờ ngũ tinh, Nam Trân lại dịch là cờ sao vàng, có ý lừa bịp người đọc sẽ nghĩ tác giả là người Việt.

 - Những người trong ban dịch thuật còn viết sửa lại các chữ Hán, tự động thêm bớt có khi câu thơ có khi cả bài thơ, lại có bài người dịch không ghi tên, chưa kể họ còn sửa cả mục lục nghĩa là nhào nặn lại hết từ đầu tới cuối tập thơ một cách hầm bà làng trái với tinh thần trung thực trong khi phiên dịch.

-Trong thơ ông chỉ đề cập tới đất nước và người Tầu, ngoại trừ một bài khá đăc biệt, ông nói là dân Việt Nam. Đặc biệt bởi vì đây là bài thất ngôn thập nhị cú duy nhất trong toàn tập thơ cho nên người ta suy đoán bốn câu giữa, đoạn II nói tới người Việt Nam là mới điền thêm sau này để chứng tỏ tập thơ là do một người Việt Nam sáng tác.

         

 

 

 Bài thơ ấy như sau:

         

          Thế lộ nan

Tẩu biến sơn cao dữ tuấn nham,
Na tri b́nh lộ cánh nan kham;
Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng,
B́nh lộ phùng nhân khước bị
giam.


Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân,
Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân;
Vô nại phong ba b́nh địa khởi,
Tống dư nhập ngục tác gia tân.

Trung thành, ngă bản vô tâm cứu,
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian;
Xử thế nguyên lai phi dị dị,
Nhi kim xử thế cánh nan nan!

Dịch:
Không tên(?)

         

Đường đời hiểm trở

Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao.

Ta là đại biểu dân Việt Nam,
T́m đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm "khách quí" tại nhà giam!


Ta ngư
ời ngay thẳng ḷng trong trắng,
Lại bị t́nh nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.

 

Ýkiến của học giả Đỗ Thông Minh

          Theo ông Đỗ thông Minh, trong bài nhận định về NTNK, dù không nh́n thấy bản gốc, nhưng theo mạch văn, ông cho rằng có nhiều khuất tất thêm bớt không đúng với nguyên bản. Đó là bài “ thế lộ nan” dịch là “Đường đời hiểm trở. Người dịch không rơ”.

          Nếu bài này có tám câu, xem ra nó diễn tả được toàn bộ cái ư “ nói ít, hiểu nhiều” của tác giả. Nhưng nếu nó có 12 câu, xem ra rất là phá cách. Đă không diễn được ư của “thế lộ nan”, c̣n lủng củng, gượng ép, trùng lập. V́ thật ra, bốn câu ở giữa bài không diễn dạt thêm được bất cứ một chút ư nghĩa nào khác ngoài sự trùng lập, nhắc lại ư tứ của những câu khác ở trong bài thơ. Đă thế, c̣n tạo ra cảnh tranh dành nhau trong trong vai tṛ bị quy kết là Việt gian hay Hán gian.

           Tôi tin chắc, một người có khả năng làm thơ như tác giả của Ngục Trung Thư không thể làm ra bài thơ 12 câu tồi tệ theo kiểu “ Hán không ra Hán, Việt không ra Việt” như thế này.

           Theo đó, bài “Đường đời hiểm trở”có thể như sau:

Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao?!
Ta người ngay thẳng, ḷng trong trắng,
Lại bị t́nh nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.

          Tôi không biết trong ban phiên dịch có bao nhiêu người. 10, 100 hay 1000 người, hoặc nhiều đến nỗi ai đă dịch bài này mà không ai biết, để khi in, tập thơ phải mang cái “ họa sát thân” là không có tên ngựi dịch và ngựi dịch không rơ! Chẳng lẽ, ngựi dịch nào đó biết rơ tập thơ này không phải là của Hồ chí Minh nên c̣n chút liêm sỷ nên không muốn để tên vào v́ sợ bị mang nhục lây chăng? Dĩ nhiên, những câu hỏi này khó có được câu trả lời vào lúc này.

          Tuy nhiên, dù có hay không, từ những sự kiện mập mờ này đă cho thấy rằng, “việc tổ chức viết lại chữ hán” và dịch thuật của nhóm người này là bất khả tín, nếu như không muốn nói là bội tín, bội nghĩa dân tộc. V́ họ không làm theo lương tri, t́nh tự của cuốn sách, nhưng chỉ v́ hào nhoáng của gian dối và phục vụ cho ư đồ bất chánh của một cuộc tuyên truyền của cộng sản.

           Đó là điều đáng tiếc

TẠM KẾT:

          Cho tới nay ai là tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký vẫn còn là một vấn đề chưa giải quyết dứt khoát.Tuy nhiên chỉ riêng việc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia khi in lại cho xóa bỏ thời điểm sáng tác đã chứng tỏ những người bênh vực Hồ là tác giả đã đuối lý rồi. Thêm nữa một tập thơ mà sao lại có nhiều xuất xứ trái ngược nhau nếu không vì một lý do nào đó…

 

CHÚ GIẢI:

-Nhà phê bình Đặng Tiến bên Pháp cho tập thơ không có giá trị cao về phương diện tư tưởng và nghệ thuật. Tuy nhiên Đảng cộng sản Việt Nam trịnh trọng tuyên bố “ Tập thơ là một bảo vật văn hoá vô song” của Nhân loại. Thêm nữa, đảng lại còn tổ chức cả một Uỷ ban để viết lại chữ Hán rồi dịch và in, gồm có : Tố Hữu, Đặng Thái Mai, Hoài Thanh, Phạm Phú Tiết và Nam Trân.

- Thân phận Hồng Khanh vẫn còn giữ bí mật. Tuy nhiên năm 2013, Đảng hé lộ thêm chút bí mật là cuốn thơ trong khi di chuyển trên chiến khu, bác đã giấu lên nó một mái nhà tranh của một người Nùng nào đó, sau người này tình cờ thấy mới gửi qua bưu điện cho bác. Chi tiết này lại được viết khác đi một chút nữa là tâp thơ quẳng lẫn lộn trong một đống sách hổ lốn tại viện Văn học rồi một nhân viên lại cũng tình cờ tìm ra.

-Ông Hồ Tuấn Hùng, tác giả Hồ Chí Minh bình sinh khảo lại cho tác giả tập thơ là Hồ tập Chương vì trong thơ có nhiều thổ âm Phúc Kiến bên cạnh các lý do khác.

-Cờ Ngũ Tinh là cờ của VN Quang Phục Hội của Phan Bội Châu.

-Trước sau gì rồi Đảng cũng sẽ công bố tên họ người ông Hồ gửi sách và khi đó thì chắc người đó lại được nói là đã mất rồi nhưng còn dặn dò lại cho con cháu biết.

-Câu “Đảng cho ta sáng mắt sáng lòng” là câu nói đầu lưỡi của những người nịnh nọt đảng để chứng tỏ mình đã được đảng giác ngộ và tìm ra chân lý từ đây.

-Đoạn giữa của bài thơ Thế Lộ Nan có lẽ là đươc ghép vào sau này vì tình ý đều lạc lõng. Vả lại Hồ đâu có phải là đại biểu Việt Nam để đi hội đàm với Trung Hoa lúc bấy giờ.

-Đảng không nhắc lại thành tích của Hồ Việt Thắng chính là người trực tiếp điều hành Chiến dịch Cải cách Ruộng đất giết oan cả hàng trăm ngàn người nhưng sau đó lại được điều công tác sang làm thứ trưởng bộ Nông Lâm rồi lại leo từ từ lên Bộ trưởng chỉ vì y là đường đồng hương Nghệ An với Bác. Thắng chết năm 2005 mà không kể gì tới truyện trao lại tập thơ cho bác, phải đợi tới 2012 thì Trần Đắc Thọ mới tung ra tin Thắng đã đich thân trao tập thơ cho bác. Vẫn là lập lờ đánh lận con đen!

Cũng nên kể giai thoại cha con GS Phạm Hoành Hộ tổ chức cho Phan huy Lê gặp Lê Hữu Mục tại một

 

thư viện ở New York, mỗi bên giả vờ đi vào thư viện hai lối khác nhau rồi như t́nh cờ gặp nhau và Phan huy Lê

 

yêu cầu Lê Hữu Mục quên chuyện này đi.

 

(do Phạm Hoàng Dũng DDS con PHH và bạn Từ thanh Hà kể lại.

 

Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 36 tác giả Hoàng Xuân Thảo viết về một cuốn sách in 133 bài thơ của Hồ Chí Minh viết ra trong thời gian từ năm 1942 cho tới cuối năm 1943 nhưng ngoài bià lại đề 1932-1933 là thời gian ông Hồ không ở bên Tầu.

Hết tất cả những ǵ dinh dáng tới Hồ Chí Minh đều có tinh cách giả dối, bịa đặt và lường gạt.

Cuốn sách này cũng vậy.

Bao nhiêu người phân tích đều thấy có những ǵ không ổn khi đọc tập thơ này mà Việt Cộng lại cho tác giả là Hồ Chí Minh  .

Có người nói với tôi cuốn sách này là của cụ Phan Bội Châu viết trong khi cụ bị Pháp bắt nằm tù, v́ trong đó có bài thơ nhắc tới cờ Ngũ Tinh (5 ngôi sao) là cờ của Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu.

Sau khi Hồ Chí Minh qua đời th́ chính phủ Cộng Sản cho xuất bản cuốn sách thơ này và coi nó như một bảo vật văn hoá vô cùng quư giá.

Người ta đề cao Hồ Chí Minh và cuốn thơ này, không phải v́ người ta yêu quư Hồ Chí Minh.

      Trong giai đoạn sau khi Hồ Chí Minh qua đời, Đảng Cộng Sản Hà Nội như rắn mất đầu, với chế độ bao cấp  làm dân ăn đói, khốn khổ, với máy bay Hoa Kỳ thả bom mỗi ngày, các đầu não của đảng phải bấu víu vào con ma Hồ Chí Minh để cho dân ngoan ngoăn tiếp tục nghe lời họ.