TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*120
SƠ LƯỢC VỀ SỰ GÓP MẶT CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ QUÂN Y
TRÊN MỌI ĐỊA HẠT TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Trần Xuân Dũng, cựu y sĩ TQLC.
Cách đây khoảng 5,7 năm, lúc còn sống, bác sĩ Phạm hữu Trác có đưa tặng một vị tướng Quân Y Canada, sống tại vùng Montréal, một bản của cuốn sách Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, song ngữ Pháp-Việt xuất bản năm 2000, và phát hành tại Paris .
Sau mấy tuần, vị Tướng này tìm gặp lại bác sĩ Trác và bảo: “Tôi không ngờ các quân y sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã trải qua những khoảng thời gian như vậy. Thật đáng phục. Tôi rất kính trọng họ.”
Đây không phải là lần đầu tiên một bác sĩ cao cấp trong ngành quân y ngoại quốc có cảm tình và kính trọng các Bác sĩ Việt Nam.
Trong nửa đầu của thập niên 50’ các khoá sinh Quân Y Việt Nam Phạm Vận,Trần Nguơn Phiêu, Dương Hồng Mô học trường Quân Y Bordeaux, Pháp. Đến khoảng cuối năm 1956 thì họ trình luận án tốt nghiệp ở trường Y khoa Đại Học Bordeaux.
Vào thời gian đó Thủ tướng Ngô Đình Diệm mở cuộc trưng cầu dân ý để truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại.
Trong cuốn “Những ngày qua” Bác sĩ Trần Nguơn Phiêu đã viết:
“Phó giám đốc Trường Quân Y Bordeaux lúc đó đã bán chính thức tiếp xúc riêng từng
khoá sinh Việt Nam và cho biết là sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có thể ở lại Pháp,
không nhất thiết phải trở về Việt Nam, vì chính thể đã đổi. Bỉ đã biết tin và tiếp xúc với
vài sinh viên để xin đồng ký giao kèo làm việc ở các thuộc địa Congo Belge của họ
ở Phi Châu.
Các anh em đã bàn với nhau và trả lời cho trường là các anh em đi học với học
bổng tuy là của Pháp nhưng là tiền của dân chúng Việt Nam, nên đã lựa chọn là phải
về phục vụ lại dân chúng Việt Nam. Người viết bài không quên được giây phút cảm
động khi Y sĩ Đại tá Phó Giám đốc trường là Đại Tá Simon, trong văn phòng riêng của
ông, sau khi nghe tôi giãi bầy, đã từ từ đứng lên, nghiêm nghị tuyên bố: “Anh hiện nay
tốt nghiệp mang cấp hiệu Trung úy, tôi mang cấp bậc Đại tá, nhưng tôi xin đứng lên
cung kính chào lòng thương nước của các anh.” …Y sĩ trở về đầu tiên là Bác sĩ Phạm Vận. Bác sĩ Dương Hồng Mô và tôi về sau một tuần…”
Vừa tốt nghiệp xong, được cho ở lại Pháp, nhưng các bác sĩ Phạm Vận, Trần Nguơn Phiêu, Dương Hồng Mô, đã có quyết định trở về, do lòng yêu nước. Cao quý thay!
Tại sao những Quân y sĩ Việt Nam Cộng Hòa, hiện dịch hay trừ bị, lại đáng trọng?
Trong giới hạn của bài này, người viết chỉ có thể kể ra được một số những đức tính tiêu biểu của giới này. Và những người được đề cập tới là những đại diện cho một tập thể quên mình cứu người, trong bộ quân phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
(Chú thích: Cấp bậc của những nhân vật trong bài này là cấp bậc lúc câu chuyện xẩy ra. Hàng số đi theo chỉ thời điểm của chuyện.)
I-Sự tận tâm đối với bệnh nhân.
1-Y Sĩ Trung Úy Bạch đình Minh,1959.
Một sĩ quan, tên là Vũ Văn Tâm, đã viết về Ysĩ Trung Úy Bạch đ.nh Minh vào năm 1959, là thời mà các phương tiện liên lạc, truyền tin ,và giao thông còn rất giới hạn:
“Một kỷ niệm và cũng là một ấn tượng về bác sĩ Minh mà tôi không bao giờ quên là
một buổi chiều mưa, mà như anh đi ra đường xá Pleiku khi mưa thường lầy lội. Tôi
đứng cửa nhìn trời, thấy bác sĩ Minh mặc áo mưa đi bộ ngoài đường. Tôi hỏi:
“Anh đi đâu giữa lúc trời mưa này?”
Bác sĩ Minh đáp “Tôi sang trại gia binh” Tôi nói:“Trời gần tối rồi, trại gia binh mãi
bên kia đồi, sao không để mai hãy đi?”
Ông đáp: “Buổi chiều nay, tôi có khám và cho thuốc một anh lính thượng. Tôi đã dặn
cách uống, nhưng sợ anh ấy không hiểu , nên phải đến tận nơi xem lại.”
2- Y Sĩ Đại Tá Phạm Hà Thanh, 1968.
Trong thời gian cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, tuy đang giữ chức Chỉ Huy Trưởng Tổng Y Viện Cộng Hoà nhưng Ông vẫn cùng với những Y sĩ đàn em, suốt ngày đêm giải phẫu mổ xẻ cứu chữa thương binh.
3- Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Hoàng Hải, 1973, Y sĩ trưởng Bệnh viện 1 Dã chiến Quảng Ngãi kể lại câu chuyện Ông và chỉ với hơn một chục Y Tá đã cứu đám thương binh nặng,( đã được giải phẫu rồi), thoát khỏi chết vì lụt như thế nào:
TRẬN LỤT MIỀN TRUNG
Quảng Ngãi nằm trên một giải đất hẹp, ép giữa dãy Trường sơn và biển cả. Mùa mưa
nước tràn từ núi đổ xuống quá nhanh, bị ứ ở cửa sông, nước thoát ra biển không
kịp, nhiều khi gây nên lũ lụt trong thời gian ngắn, khó đoán trước được. Miền Trung
còn nằm trên đường gió mùa thổi, có khi tụ lại chuyển thành bão. Thiên tai do mưa lụt
từ núi đổ xuống, gió bão từ biển thổi thốc vào, liên miên không dứt, năm nào bình yên
mới là chuyện lạ.
Bệnh Viện 1 Dã Chiến gồm hơn ba chục căn trại thấp đa số mái lợp tôn, một vài căn có
mái bằng xi măng, nằm đối diện với Bệnh Viện Dân Y cách nhau một con đường cái.
Bệnh viện dân y xây bằng gạch và có hai tầng lầu.
Có một năm bị lụt lớn. Mưa liên tiếp hai ngày, mực nước bắt đầu dâng lên đe dọa có
thể ngập tới mái bệnh viện. Lụt xảy ra vào lúc chiều tối. Các thương binh còn di chuyển
được tự động chạy sang bên dân y tá túc.
Đa số các binh sĩ cơ hữu đã chạy về nhà lo cho vợ con, chỉ còn gần hơn một chục y tá
cùng với tôi lo lắng cho số thuơng binh mới bị mổ hay bị thương nặng đang nằm chờ
người tới cứu.
Trước tiên phải lấy hai tấm nệm giường, chồng lên nhau dùng làm phao và khiêng họ
nằm trên đó tạm chờ, để có đủ thời gian cấp cứu số đông còn kẹt lại. Trông cái cảnh
một đoàn nệm phao với các thương binh, nổi lềnh bềnh lênh đênh trên mặt nước trong
lúc hoàng hôn, phó thác số mệnh cho sự rủi may thật là não nùng và trớ trêu.
Trong đêm tối bọn tôi vừa lội, vừa lôi, vừa đẩy, vừa kéo hì hục cũng di chuyển kịp đám
thương binh này sang bệnh viện dân y ở bên kia đường. Lúc đó vừa may nước bắt đầu
từ từ ngập tới mái nhà và sáng đêm, có ánh sáng mơ hồ của trăng non trông lung
linh ma quái lạ lùng. Tới sáng mực nước ngừng lại, bắt đầu rút.
4-Y Sĩ Trung Úy Bạch Thế Thức,1975.
Trong những ngày cuối tháng 3-1975, Đà Nẵng ở trong một tình trạng kinh hoàng. Đã có thể hơn cả 100.000 người chạy từ Quảng Trị và Huế vào. Người ở Đà Nẵng cũng đang cuống cuồng chạy đi. Bằng bất cứ phương tiện nào. Dân dùng những phương tiện dân sự như tầu buôn, thuyền. Lính dùng phương tiện của quân đội như máy bay
, tầu chiến, xuồng máy, vân vân… Rồi tới mức, lính và dân không còn phân biệt nữa. Dân cố leo lên tầu lính. Và ngược lại, lính xuống cả thuyền đánh cá, ghe nhỏ của dân.
Các đơn vị tan rã vì không còn bom đạn để xử dụng.
Trong lúc mọi người chỉ lo chạy, không ai có thì giờ lo cho người khác , thì Bác sĩ Bạch Thế Thức, lại chỉ đứng trong phòng mổ Tổng Y viện Duy Tân, chuyên tâm giải phẫu chữa trị cho những người bị thương , bất kể là lính hay là dân.
Một người bạn cùng lớp, là bác sĩ Ngọc, thấy tình trạng cấp bách, rủ bác sĩ Thức bỏ hết đi, để cùng chạy. Bác sĩ Thức từ chối, khiến bác sĩ Ngọc phải phát khóc, vì nghĩ khi vào tới Sài Gòn sẽ không biết nói sao với vợ của bác sĩ Thức là bác sĩ Thúy San đang có đứa con đầu lòng được bốn tháng.
5-Y Sĩ Thiếu Tá Nhẩy Dù Trần Đức Tuờng,1975.
Là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Quân Y Nhẩy Dù, Bác sĩ Tường đã nói với các thương binh trong Bệnh viện Đỗ Vinh rằng “ Tôi sẽ không bỏ anh em mà chạy.”
Quả thật thế.
Trong vài ngày chót trước khi thảm họa mất nước xẩy ra, Bệnh viện Đỗ Vinh tràn ngập thương binh. Bác sĩ Tường đích thân chỉ huy việc di chuyển số lượng vượt mức này tới những cơ sở điều trị khác như TổngY Viện Cộng Hòa và Quân Y Viện Trần Ngọc Minh.
Và vào ngày 30-4-1975 trong lúc ông đang chuyển giao các thương binh Nhẩy Dù, Biệt Kích Dù, và cả vài thương binh Việt Cộng nữa, cho Quân Y Viện Trần ngọc Minh thì quân Bắc Việt ập vào đây.
6- Y Sĩ Trung Úy Thân Trọng An,1974.
Sự tận tâm của các quân y sĩ đối với thương bệnh binh không chỉ nhắm vào một người, vào một trại bệnh hay một quân y viện, mà lại đối với tất cả những ai đang trong tình trạng bị hành hạ bởi bệnh tật hay bị thương tích nguy hiểm đến tính mạng, dù người đó là một thương binh Việt Cộng.
Xin nghe Bác sĩ Thân Trọng An kể:
“… Khi Phước Long thất thủ, tụi tôi cũng bị tấn công khá nặng và phải chăm
sóc thêm nhiều thương binh từ Sông Bé chạy về, thêm nhiều trường hợp tâm thần phải
khuyên giải và chữa trị. Đích thân tôi đã ba lần cứu sống cán binh và cán bộ VC bị quân trinh sát Tiểu Khu phục kích bắt về, một lần tôi đã cả gan từ chối phòng 2 Quân Đoàn không cho thẩm vấn ngay tù binh lúc sức khỏe anh ta chưa ổn định.”
Một cách tổng quát, muốn hiểu Quân Y Quân Lực Việt nam Cộng Hòa đối xử ra sao với những bộ đội Việt Cộng đã bị thương, xin mời độc giả đọc đoạn dưới đây của Y sĩ Trung tá Phạm Viết Tú, chỉ huy trưởng Tổng y viện Duy tân, Đà nẵng, trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1972.
… “Một vấn đề khác làm nhức nhối tim óc là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói
chung, và ngành Quân Y nói riêng, theo truyền thống nhân đạo, đã cứu chữa thương
binh cộng sản tại mặt trận và sau đó di chuyển họ về các Quân Y viện để điều trị tiếp
Tổng y viện Duy Tân dù chật hẹp, không đủ chỗ cho thương bệnh binh của Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cũng phải dành một trại riêng biệt để điều trị tù thương
binh cộng sản. Họ đa số là những người trẻ, bị tuyên truyền nhồi sọ, trở thành những
tên ác ôn khát máu một cách đáng thương hại. Có gì mỉa mai, vô lý bất công cho bằng
khi các chiến hữu thương binh phải nằm hai người một giường, hoặc nằm ngoài hành
lang, thì kẻ tử thù, Việt Cộng, lại được mỗi người một giường và cũng được điều trị
đúng mức và có lương tâm...”
Sẽ có người hỏi: “Thế còn đối với tù binh cộng sản thì ra sao.” Xin độc giả đọc phần tường trình dưới đây của Y sĩ Trung tá Phạm hữu Trác:
“Ngành Quân y cũng phụ trách cấp cứu và điều trị tù binh cộng sản. Riêng tại Tổng
y viện Cộng Hòa, trại bệnh của tù binh cộng sản chiếm tới 100 giường.
Tại bốn trại giam tù binh cộng sản ở bốn quân khu có một ban quân y gồm một bác sĩ
và nhiều y tá để săn sóc tù binh cộng sản. Đặc biệt tại Phú Quốc, quân y đặt một bệnh
viện 100 giường gồm có 5 bác sĩ, một nha sĩ, một dược sĩ và trợ y, y tá để yểm trợ y
vụ cho hơn 30,000 tù binh cộng sản bị giữ tại đó...”
(Trích Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 2000)
…
II_Tính bất khuất.
Y sĩ Trung úy Từ Uyên, 1959.
Vào khoảng năm 1959, Bác sĩ Từ Uyên đang giữ chức Trưởng khu nhãn khoa Tổng y viện Duy Tân.
Một hôm, Y sĩ Trung úy Từ Uyên, đang mặc quân phục đi trên đường phố ở Đà Nẵng. Bất thình lình một người đàn ông mặc thường phục chặn ông lại và hạch hỏi:“tại sao anh không chào tôi?”. Bác sĩ Từ Uyên hỏi ngược lại: “Tôi không biết ông là ai, thì tại sao tôi lại phải chào ông.” Người kia nói:“Tôi là Đại tá Đỗ Cao Trí, tham mưu trưởng quân khu ở đây.”
Bác sĩ Từ Uyên trả lời:“Thế thì tôi kính chào Đại tá.”
Ít lâu sau, Đại tá Đỗ Cao Trí cần được khám mắt. Ông bước tới khu nhãn khoa, trong quân phục. Y tá trông thấy vị Đại tá, vội chạy vào báo cho bác sĩ Từ Uyên.
Bác sĩ Từ Uyên lúc đó đang bận khám mắt cho những quân nhân khác. Ông bước ra, thưa với vị Đại tá: “Xin Đại tá vui lòng ngồi chờ. Đã có một số người đến trước Đại tá. Tôi phải giải quyết trước. Nếu Đại tá không thể ngồi chờ được, thì xin Đại tá ngày mai trở lại.”
Nói xong Y sĩ Trung u. Từ Uyên trở vào phòng tiếp tục khám bệnh cho những người lính đến trước.
Bác sĩ Từ Uyên đã cư sử đúng cách. Bệnh binh nào tới trước phải được chữa trị trước, nếu người tới sau không phải ở trong tình trạng khẩn cấp.
III- Tính can trường.
Ngoài sự dũng cảm tại mặt trận, thường thấy ở những Quân Y sĩ Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, hay ở những trung đoàn Bộ Binh , người ta còn thấy tính can trường của giới Quân Y, trong những hoàn cảnh khác nữa.
1-Y Sĩ Trung Úy Biệt Kích Dù Lê Thành Ý,1971.
BS Ý kể lại:
Tí Ti yêu,
Anh kể cho em một việc đã xẩy ra trong đơn vị hành quân vào tuần qua. Hôm ấy,
một buổi trưa bận rộn tại trại bệnh của đại đội thì có điện thoại khẩn từ Trung Tâm
Hành Quân Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân nói rằng một thương binh bị lãnh vào chân
một quả đạn M79 chưa nổ. Trực thăng không chịu tản thương vì sợ đạn nổ khi di
chuyển. Hỏi phải làm sao?
Anh suy nghĩ thật nhanh, nếu không tản thương được thì mình phải bay vào đó,
tiền đồn Pleime chứ sao nữa.
Phòng 3 Biệt Động Quân liên lạc Phòng 3 Quân Đoàn để xin khẩn cấp một trực
thăng đưa anh vào Pleime.
Anh liên lạc ngay với Quân Y Viện để xem ai có thể đi cùng anh vào Pleime, vì nếu đạn nổ khi đang giải phẫu, còn có người cấp cứu cho anh, nhưng ai cũng bị kẹt cả, người ở phòng mổ, người ở trại bệnh. Anh nhủ thầm có lẽ mình phải tự lo liệu lấy. May sao, bác sĩ Xuân “tóc đỏ” ở tiểu đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị sang Quân Y Viện chơi, nghe thấy thế bằng lòng tháp tùng anh vào Pleime.
Anh bảo y tá trưởng mang theo túi giải phẫu M5. Ở trại Pleime cũng có ban quân
y và thuốc men, nước “biển” nhưng dụng cụ giải phẫu e không đầy đủ. Dặn dò đâu đó
xong xuôi, anh cùng anh Xuân lái xe Jeep qua phi trường trực thăng của Quân Đoàn.
Trong lúc chờ phi cơ lấy nhiên liệu và cũng chờ đội tháo gỡ đạn dược đi cùng, anh thơ
thẩn trong sân bay, gặp Trung tá Minh, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 47 cũng đang
chờ trực thăng trở về đơn vị. Ông ngạc nhiên hỏi anh đi đâu? Chuyện trò một hồi, biết ra sự việc, ông chúc anh may mắn. Phải rồi, anh cần thêm may mắn nữa, Tí Ti ạ.
Có phải em định hỏi anh quả đạn M79 như thế nào, vì em có bao giờ trông thấy
súng đạn…
Tuy phải trực diện với thần chết mỗi ngày, nhưng hôm nay anh mới thật sự có
cảm giác đang đùa giỡn với nó. Quả đạn M79 này to khoảng nắm tay trẻ con, nó sẽ phát nổ nếu đã xoay đủ vòng trước khi chạm mục tiêu, nhưng sức nổ thì mạnh đáng sợ. Nếu anh thiếu may mắn thì bức tường cát anh đang vẽ trong đầu để giải phẫu thương binh kia vẫn không đủ bảo vệ được hai cánh tay và cả gương mặt người y sĩ giải phẫu, còn nói gì đến người thương binh.
Trực thăng cất cánh, trực chỉ trại biên phòng Pleime…
Khi còn là sinh viên y khoa, anh cũng từng theo dõi trên truyền hình, tướng
Humphreys giải phẫu lấy quả M79 ở Chợ Rẫy, qua bức tường bao cát, với dụng cụ biến chế, vị y sĩ giải phẫu này đã cứu thoát thương nhân. Thật là dũng cảm. Và giờ đây, anh đang ở trước một tình trạng tương tự. Anh không do dự, quyết định phải cố gắng thi hành nhiệm vụ của mình...
Trong chốc lát, trại Pleime đã hiện ra qua khung cửa. Trực thăng đáp từ từ. Tiếng
đạn pháo binh trong trại đang nã vào vùng hành quân làm điếc tai. Tụi anh nhẩy xuống
chạy thật nhanh về phía cổng trại.
Xe jeep đã chờ sẵn bên phi đạo. Đại Úy Giác trưởng trại vẫy tay “Hello”. Anh phi
công đưa ngón cái lên chào rồi chúc may mắn. Nụ cười tươi đầy khích lệ của chàng
làm anh thấy ấm lòng. Anh ta ra hiệu trực thăng phải quay về Pleiku để thực hiện phi
vụ khác.
Anh vẫy tay chào cảm ơn, nhưng thực lòng muốn giữ trực thăng lại trại, phòng
hờ bất trắc khi cần thiết, nhưng nhiệm vụ của họ chỉ có thế.
Vừa lên xe, anh đã hỏi ngay tình trạng người thương binh đang mang quả đạn
trong người. Đó là một binh sĩ người Thượng, còn trẻ, bị lãnh nguyên một quả đạn nơi
bắp chân trái, được võng về trại khoảng nửa giờ, đã. xin tản thương bằng trực thăng về
Quân Y Viện, nhưng bị từ chối vì ai cũng sợ đạn sẽ phát nổ trong lúc di chuyển.
Đại Úy Giác chở anh tới bệnh xá nơi thương binh nằm. Tội nghiệp anh thương
binh mặt tái xanh có lẽ vì sợ hơn là vì đau. Vết thương chảy máu ít. Xem xét vết thương nhè nhẹ, rồi anh cho truyền nước biển trong khi chờ đợi.
Rời bệnh nhân, anh đi quanh bệnh xá, nhìn qua vị trí. Bệnh xá là một cái nhà bằng thiếc có lèn bao cát chung quanh. Bên trong nhà ngoài phòng khám bệnh và
văn phòng, kho thuốc, còn có một khoảng trống khá rộng.
Nhìn sơ vị trí. Anh nghĩ phải làm một bức tường bao cát có “khung cửa sổ”.
Khung cửa sổ vừa tầm tay để anh có thể cầm dao mổ và đặt một cái bàn để thương binh nằm cạnh khung cửa sổ này phía bên kia bức tường.
Bàn bạc với Đại Úy Giác mọi việc xong. Ông ra lệnh binh sĩ phải sửa soạn ngay
lập tức. Tất cả mọi người đều hăng hái nhận việc. Nhiều thùng gỗ pháo binh và bao cát
được thay nhau mang đến, lính Biệt Kích làm thật nhanh chỉ thoáng chốc là đã xong
cái khung.
Trong lúc chờ cái phòng mổ dã chiến của mình hoàn tất, anh đi bách bộ trong sân
trại nghĩ cách đặt người thương binh nằm thế nào, gây tê làm sao?
Anh hút hết điếu thuốc này rồi châm điếu thuốc khác, chờ cho cái “tường cát” kia
hoàn tất. Anh lại rảo bộ cho tĩnh tâm. Đi bên phía văn phòng chỉ huy trại, tình cờ gặp
Cha Tuyên Úy của toán cố vấn Mỹ đang đi tới. Tay bắt, miệng cười, Cha siết chặt tay
anh và chúc may mắn. Anh cám ơn và xin Cha “pray for me”.
Thọc tay vào túi kiếm bao thuốc lá, chỉ còn bao không. Anh Giác thẩy cho bao
Quân Tiếp Vụ. Đốt một điếu thuốc. “Rít” một hơi. Viên sĩ quan trợ y chạy đến báo đã
làm xong mọi việc, kể cả cái cán dao mổ mà anh vẽ kiểu. Đó là cán dao bằng gỗ hình
chữ L mà dao mổ sẽ được cột chặt vào nơi cạnh nhỏ.
Vào đến phòng mổ dã chiến hoàn tất. Bức tường bao cát màu xanh đậm càng làm
tăng không khí lạnh lùng, qua khung cửa sổ ánh sáng đèn mổ chói chang.
Anh đến bên khung cửa sổ thử đi thử lại với con dao mổ cho nhuần nhuyễn. Người
thương binh được khiêng lên bàn mổ từ từ. Đôi mắt mở lên nhìn anh, muôn ngàn lời
nói. Anh mỉm cười và vỗ vai để anh ta yên lòng. Hai chân được cột chặt vào chân bàn,
tất cả thân người đã được phủ áo giáp trừ nơi chân bị thương. Thật cũng buồn cười,
thay vì phải mặc “blouse” khử trùng, mang (găng) gants khử trùng, anh phải khoác một
áo giáp, cổ áo giáp vén cao để bảo vệ cái cổ của mình. Anh lại thử cán dao qua khung
cửa để thuần tay. Chân bị thương được khử trùng... Gây tê bắt đầu... một garrot được
cột phía trên vết thương...
Mọi việc tiến triển tốt đẹp...
Anh xin mọi người rời khỏi phòng, trừ bác sĩ Xuân và y tá trưởng. Chung quanh
yên lặng theo dõi anh. Khi biết thuốc gây mê đã thấm. Anh gật đầu ra hiệu, đại Úy
Giác ra lệnh các khẩu pháo ngừng bắn.
Không gian đột nhiên im như tờ. Anh nghe tim đập mạnh và nhanh. Hít thật sâu
và tập trung tư tưởng...nhìn cái chân phồng lên qua khung cửa nhỏ.
Không nhìn thấy mặt mình lúc này, nhưng anh nghĩ chắc tái xanh. Mồ hôi rịn
khắp người lạnh toát, nhưng anh quyết định thực hành ngay. Lấy hơi và nín thở. Dao
mổ đi một đường nhẹ, một tiếng “cách” nhỏ khi lưỡi dao đụng vào đầu đạn làm anh
toát mồ hôi. Ngưng lại một giây chờ đợi, không có gì xẩy ra, làm mình thêm vững chí.
Tiếp tục nhấn mạnh lưỡi “scalpel” và rạch vết mổ cho rộng thêm. Quả đạn M79 nằm
trọn đây rồi - đầy đe dọa - được từ từ gắp ra với cái kẹp nước đá.
Anh thở phào trong tiếng reo mừng của toàn thể anh em có mặt. Quả tạc đạn được
đặt ngay trong thùng đạn đại liên đã lèn đầy bông băng, trao cho chuyên viên tháo gỡ
đạn dược mang ra sân sau trại cho nổ.
Mọi người đến bên anh bắt tay chúc mừng. Anh Giác trao cho anh một điếu Quân
Tiếp Vụ. Anh “rít” một hơi, sao mà nó ngon quá!
Anh thương binh nhìn anh cười thật tươi như cảm ơn. Vết thương được cầm máu,
rửa sạch và băng lại.
Mọi người cười nói ồn ào, vui vẻ khác hẳn mấy tiếng đồng hồ trước kia. Anh liên
lạc về Pleiku báo cáo với đại Tá Chỉ Huy Trưởng kết quả giải phẫu và ngày mai sẽ trở
về với thương binh.
(Trích Pleime, hè 71, Lê Thành Ý Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 2000)
2-Y Sĩ Trung Úy Thân Trọng An,1974.
Khi nhận được lệnh từ một cấp chỉ huy cao hơn, rằng phải gửi một y sĩ tăng phái cho ChơnThành, là một nơi đang rất nguy hiểm, Bác sĩ Thân Trọng An không nỡ đưa đàn em đi vào chỗ chết, nên đã can đảm nhận nhiệm vụ này.
Xin xem câu chuyện dưới đây:
“…Ba tháng sau khi đáo nhậm đơn vị, tôi đương nhiên lên chức Trưởng Khối Chuyên
Môn khi bạn Chu Phú Chung mãn hạn được thuyên chuyển, và năm tháng sau nữa đến
lượt anh Tín đổi về Liên Đoàn 73 Quân Y tại Long Bình, nắm đại đội 73 QY lưu
động. Trong tháng 8 năm 1974 tôi “bị” bổ nhiệm Y sĩ Trưởng thay thế mặc dù tôi xin
miễn. Cục Quân Y trả lời “thi hành trước, khiếu nại sau”.
Như vậy là chỉ trong 8 tháng, từ một lính mới tò te tôi trở thành “đơn vị trưởng miệng còn hôi sữa”, cổ áo chỉ mới đeo hai mai vàng trung úy mới toanh mà đã phải gánh trách nhiệm của một Y sĩ Thiếu Tá. Đặc biệt hơn nữa, Đại Tá Tỉnh Trưởng Thành bắt tôi kiêm nhiệm luôn chức vụ Giám Đốc Bệnh Viện Phối Hợp Quân Dân Y tỉnh Bình Long, và lãnh luôn chức Trưởng Ty Y Tế, mà không tăng lương cho tôi một đồng nào. Có lẽ tôi là đơn vị trưởng kiêm nhiệm một lúc 3 tước vị trẻ tuổi nhất trong QLVNCH, lúc đó tôi mới 26 tuổi đời mà đã phải chỉ huy 4 Y sĩ, 2 Nha sĩ, 2 Dược sĩ, 3 sĩ quan Hành Chánh và Trợ Y cùng 35 quân nhân các cấp khác, không kể khoảng 100 nhân viên Bộ Y Tế rải rác tại Chơn Thành, Bình Dương, Rừng Lá và một địa điểm kế cận đó, tôi quên mất tên, và phải trách nhiệm sức khỏe (trên giấy tờ) cho hơn 50 ngàn di dân của Bình Long và ít nhất là 40 thương bệnh binh. May quá, bên dân sự tôi nhờ cậy được ông “quản lý” là người vẫn điều hành công việc từ 2 năm nay.
Đội một lúc 3 cái nón nên tôi trách nhiệm nhiều hơn. May thay, lúc đó Cục
Quân Y đã gởi lên An Lộc cho tôi thêm 3 Y sĩ và 1 Nha sĩ của khóa 16 QY Trưng tập.
Các Bs Nguyễn Đệ, Phạm Gia Hưng, Trần Ngọc Thành đều học sau tôi một lớp, và Ns
Bửu Ngôn, vào trường (Nha) sau tôi 3 năm. Đến đầu năm 1975, tôi bất ngờ nhận thêm
một đàn em trẻ hơn 2 lớp thường gọi là “Hoàng Sukarno” lên tiếp sức.
Sau khi mất Ban Mê Thuột, sau khi Pleiku bị bỏ ngỏ, ... ngày 28 tháng 3.1975 BVTK/BL được bốc về Lai Khê, tái phối trí tại Long Bình, trong khi chờ đợi, được tăng phái cho BVTK/Biên Hòa.
Đùng một cái, Y sĩ đại Tá Lương Khánh Chí, Liên đoàn Trưởng Liên đoàn
73/QY gọi tôi vào gấp và trực tiếp ra lệnh tôi phải gởi (vào chỗ chết) một Y sĩ tăng phái
cho Chơn Thành. Tôi thương xót các bạn đàn em nên tình nguyện nhận nhiệm vụ này.
Đại Tá Chí nhìn tôi một lúc lâu rồi nói :“Đây là lệnh, anh chỉ định Y sĩ nào ít thâm niên
nhất”.
Trở về đơn vị mình, tôi tập họp tất cả anh em y sĩ trình bày rõ lệnh, và Hoàng
can đảm nhận lệnh, lên trực thăng bay vào Chơn Thành cùng với 2 Y tá. Bs Đệ và Bs
Hưng còn nhớ buổi họp này chứ ?
Hai tuần sau, tôi ra tận mặt trận phía bắc Lai Khê đón đoàn quân đang mở đường máu rút từ Chơn Thành về, không thấy Hoàng và hai bạn y tá đâu cả, nên buồn thúi ruột.
Khi đó không ai biết tin tức của nhóm quân y này. Tôi cầu mong và hy vọng các đồng ngũ này chỉ bị thất lạc hay bị bắt làm tù binh, rồi sau cuộc chiến trở về an toàn.
3-Y Sĩ Thiếu tá Hoàng Như Tùng,1975.
Vào ngày 30-4-1975, trong khi mọi người lo chạy, thì Bác Sĩ Hoàng Như Tùng đã can đảm ở lại để lo việc an táng cho tướng Nguyễn Khoa Nam vừa tử tiết. Đáng phục thay!
Trong bài Bẩy năm Quân y viện in trong cuốn Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xuất bản năm 2000, bác sĩ Trần mộng Lâm đã”... viết lại diễn tiến trong ngày đó:
“...Chúng tôi đă là những người bác sĩ quân y tận tâm, ngày nay nghĩ lại quả thực không có ǵ để thẹn với lương tâm. Ngay trong những ngày sau cùng, khi hai ông Tướng Hưng và Nam đă anh dũng tự tử để khỏi rơi vào tay Việt Cộng, chính y sĩ trưởng của QYV, bác sĩ Hoàng Như Tùng đă đứng ra lo việc tống táng cho tướng Nam, theo đúng lễ nghi quân cách, tuy lúc đó tên y sĩ Việt Cộng Tám Thiện đă vào tiếp
thu.
Người bác sĩ đầu đàn của QYV đă giữ được tiết tháo cho anh em chúng tôi ở giờ
thứ 25 của cuộc chiến. Anh đă nói những lời cảm động để tên cán bộ CS chịu cho
chúng tôi chào vĩnh biệt người Thiếu tướng oai hùng, của quân đội miền Nam...”
4-Y Sĩ Trung Úy Vũ Đức Giang,1975.
Trong cuốn sách Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xuất bản năm 2000, Bác sĩ Phạm Anh Dũng có viêt một bài nhan đề là Tưởng nhớ Vũ Đức Giang. Đây là một bài viết rất dài,đầy đủ về khóa 21 Quân Y hiện dịch là khóa chót trước ngày mất nước.
Bài này gây được mối xúc động rất lớn trong tim người đọc.
Nhân vật chính trong câu chuyện là bác sĩ Vũ Đức Giang.
Giang là người bạn Dũng quen, khi cả hai mới chập chững bước vào Y khoa Đại học.
Trong phần dưới đây chúng ta sẽ xem một số những đoạn trích trong bài văn này.
Trong quyển “ Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975” do Phạm Huấn viết,
chương 15 là những trang sách về “Những Y Sĩ Tiền Tuyến”. Vào những giờ phút cuối
cùng khi Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến đang triệt thoái một cách tuyệt vọng tại
bãi biển Thuận An:
“….Bác Sĩ Vũ Đức Giang, Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến dù đã lên chiếc LMC đầu tiên, sáng ngày 26 tháng 3, 1975 cùng với các thương binh, nhưng vì danh dự của một cấp chỉ huy, anh lại trở xuống…
Khóa 21 Sĩ Quan Quân Y sau chót có 68 Bác Sĩ tốt nghiệp…. 18 Y Sĩ bị Việt Cộng bắt
sống…”.
…Và cũng trong “Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975” của Phạm Huấn về Vũ Đức Giang:
“……Cuối năm 1976, lại một lần nữa, muốn bảo vệ danh dự của một Quân Y Sĩ Quân
Lực Việt Nam Cộng H.a, anh đã tự tử chết trong trại tù ở phi trường Ái Tử, ngoài Đông
Hà, Quảng Trị”.
Cuối cùng thư của chị Nga viết từ Saigon, ngày 10 tháng 6, 1988. Vũ Đức Giang vẫn
cương quyết, bất khuất …Giang đã lựa chọn cách bày tỏ thái độ phản đối hành động của cán bộ Việt Cộng cai tù.
Nguyên văn đoạn viết về Giang trong thơ của người chị:
“…Trường của chị bán căng tin ở Thủ Đức, có ông bác Giang làm Bảo Vệ, nhắc về
cái chết của Giang ở trong trại. Giang đòi hỏi về Nhân Quyền, bọn cán bộ mới hăng
máu quá đã đánh Giang và bắt qùy... Giang không qùy. Họ nhốt kín và Giang đã tự tử
chết. Chị đau buồn mỗi khi nghe chuyện và rất nhớ Giang, những ngày Dũng đi vắng đã đến tận nhà chích thuốc cho chị khi chị bị yếu phổi. Giang rất hiền và tốt. Sao số lại tàn nhẫn quá!”.
Năm 1976, Y Sĩ Trung Úy Hiện Dich Thủy Quân Lục Chiến Vũ Đức Giang vừa được
28 tuổi. Tôi nhớ Vũ Đức Giang.Tôi nghĩ đến hai em của Giang. Tôi nghĩ đến người vợ
chưa cưới của Giang. Tôi nghĩ nhiều đến mẹ của Giang…Tôi nhớ nụ cười hiền hòa của
Giang. Tiếng hát Ngọc long từ đâu đó vọng về:
“… Chiều mơ anh cầm đàn về Trường Sơn bát ngát, ngắm mây bay miệt mài tiếng hát
..” Vũ Đức Giang đã về với rặng Trường Sơn bát ngát, về với Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Vũ Đức Giang đã ở lại với sông Hồng cuồn cuộn sóng đỏ và mãi với giòng Cửu Long
xanh mát mênh mông…
Bác sĩ Phạm Anh Dũng
5-Y Sĩ Trung Úy. Nguyễn Đức Thụ,1977.
Thuộc khoá 17 Y Nha Dược sĩ Trưng Tập, tức là khoá cuối cùng của VNCH, trước ngày đất nước bị bọn CS cưỡng chiếm. Ông bị tù trong các trại tập trung hai năm rưỡi, mặc dù mới ở trong quân đội có khoảng hơn bốn tháng
Ông được thả về vào tháng 11 năm 1977.
Sau đó Việt Cộng chỉ định ông làm việc ở phòng khám khu vực quận Tân Bình.
Do cơ duyên, ông đã trở thành bác sĩ của Cụ Trần Văn Hương, vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa sau Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Một hôm, Cụ Trần Văn Hương không được khỏe, nhưng Cụ từ chối không muốn vào bệnh viện của Cộng Sản, người em rể của Cụ muốn tìm một bác sĩ của chế độ cũ đến thăm bệnh choCụ.
Bác sĩ Thụ kể lại lần đầu tiên đến nhà Cụ Hương:
“… Khi tôi bước vào, thấy Cụ Hương đang ngồi ở ghế bành, Cụ quấn xà rông và để
mình trần, cụ cũng đeo kính mát như hình ảnh thường thấy lúc trước trên TV.
Nghe tiếng tôi chào, Cụ nói tôi đến gần để Cụ nhìn cho rõ mặt, vì mắt Cụ kém, sau đó
Cụ chỉ chiếc ghế đối diện và nói “con ngồi đây với qua”.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế bành đối diện, cách một bàn tròn nhỏ. Cụ chậm rãi hỏi về
hoàn cảnh gia đình tôi.
Cụ nói “Con đến đây thăm bệnh cho qua, con có sợ họ làm khó dễ không?”.
Tôi trả lời “Thưa Cụ, cháu chỉ làm công việc và bổn phận của một người thầy thuốc,
nên không ngại nếu họ làm khó dễ cháu”.
IV- Nhìn Xa
Sau thảm họa mất nước xảy ra vào ngày 30 tháng tư 1975, Một số Quân y sĩ chạy thoát. Đa số bị kẹt lại và bị nhốt trong những trại tập trung.
Sau khi được thả, họ tìm đủ mọi cách để vượt biển,
Tới được nước ngoài, giới Y sĩ có một cái nhìn rất xa. Tại Canada, các anh em gom lại, lập thành hội, rồi dựng Tập San Y sĩ. Người viết bài này, coi đây là một trung tâm văn hóa tại ngoại quốc. Các anh em đã cố gắng giữ cho tờ báo sống được đến nay.
Những người phụ trách toàn là y sĩ, đều là những chuyên viên “ăn cơm nhà vác ngà voi”. Một cách tích cực. Mục đích là muốn duy trì tiếng Việt, bảo tồn nền nếp anh em trong truyền thống Y khoa và gìn giữ tình đồng nghiệp nơi đất khách.
Tôn chỉ của Hội là Tôn chỉ của người y sĩ nói chung:
Tự Do, Nhân Ái và Nhân Quyền
Do đó TSYS được mọi người (quốc gia) hưởng ứng và tham dự.
Bs Từ Uyên tóm tắt qua đoạn văn:
“Độc giả ban đầu rất thích đọc các bài Chính luận về Nhân quyền và Tị Nạn vì cùng chung một hoàn cảnh nên các bài viết về hai vấn đề này rất được chú . Trần văn Tích, Nguyễn giaTiến, Phạm ngọc Toả, Tôn thất Sơn, Nguyễn ngọc Quỳ từ trời Âu, Bùi trọng Cường, Nguyễn mạnh Tiến từ Úc châu cùng với các cây viết Bắc Mỹ luôn luôn đóng góp các bài đầy giá trị.
Tuy nhiên Tập San Y sĩ không chỉ giới hạn vào hai điểm nóng này.
Phiếm luận luôn luôn được cảm tình. Hai vị hay viết liên tục cho mục này đem lại hai quan điểm khác nhau. Nguyễn đương Tịnh thường viết theo thời sự hay qua cuộc sống hàng ngày nhưng Trần xuân Dũng lại có một lối viết khác. Anh viết về mùi, về mặt, về cười, về chữ vừa và về vài vấn đề khác với bao nhiêu tài liệu thâm thúy cao siêu vô cùng " hàn lâm " nhưng đoạn chót bao giờ cũng kết luận chung quanh một chữ " elle ".
Truyện dài không có chỗ đứng phần vì không đáp ứng thị hiếu của độc giả phần vì Tập San sau này ba tháng mới ra một số, độc giả đã quên mất phần trước. Mai kim Ngọc và Nguyễn minh Đức không có dịp viết tiếp cuốn truyện dài.
Trái lại các truyên ngắn rất được ưa thích và rất đa diện. Bên cạnh các bài đầy nhân bản củaTrần văn Khang, độc giả cũng ưa Nguyễn đức An qua các bài tình tự thày trò. hay tình thương người bệnh. Nguyễn hữu Nam qua các bài khi có tính cách hồi ký. khi qua cách hành văn hóm hỉnh khó có ai ghi nhận nổi "văn tức là người". Kim thành Xuân, Đông Nghi, Hoàng Chính cũng được chú ý nhờ lối viết hiện thực.
Tình bạn cũng có nhiều bài và qua nhiều cách viết khác nhau.
Nguyễn thanh Bình tả hình dáng bạn qua vài câu lục bát, Nguyễn Dương coi tình bạn đôi khi qua "loin des yeux, loin du coeur ".
Cùng trong một số Nguyễn hữu Hiệp viết về mối tình câm mà hai người bạn cùng chung nỗi buồn khi đi đưa đám một người đẹp chết, nhưng Trần mộng Lâm lại kể tình bạn qua hai người cùng họ khiến bảy anh họ Đặng Montreal chới với hỏi nhau ai là nạn nhân.
Thơ cũng chiếm một chỗ đứng đáng nể.
Từ số 122 của Tập San thơ Đường được coi như chiếm lĩnh một phần tư tờ báo qua những trao đổi tay đôi rồi tay ba của ba thi hữu Nguyễn Thanh Bình, Tiểu Quỳnh và Tí Thư kèm thêm cả chục bài tham luận của Nguyễn đương Tịnh. Mục này sau này bớt xuất hiện vì một thi hữu đã sớm thất lộc.
Thơ quốc ngữ được xuất hiện thật sớm và ngoài Dã Thảo, Hoàng xuân Thảo và Trang Châu của Montreal, sau này các tiền bối như Phương Du, Vân Uyên tại Pháp, TTX và cả Hà Thượng Nhân cũng đóng góp khá nhiều. Các thi sĩ trẻ hơn không bao giờ thiếu nào Đặng Quân, nàoToàn Bích nào Trần kim Vân, nào Đông Nghi, Hoàng Chính kể không sao hết.
Bình luận về thơ độc giả ngạc nhiên khi thấy cả Giáo Sư chuyên khoa giải phẫu Nguyễn lươngTuyền cũng vào cuộc, Giáo sư rất rung cảm trước các bài thơ dịch.
Đa số độc giả lại thích các bài thơ dịch, hay tứ thơ Ronsard, Arvers hay Lamartine và cả Victor Hugo tới R. Kipling trời Tây hay thơ Đường bên Tàu nếu dịch Việt Ngữ thật là tuyệt diệu. Chẳng thế mà nhiều người nghĩ rằng bản dịch Tỳ bà hành và bản dịch Chinh phụ ngâm còn hay hơn nguyên tác.
Đôi khi ngâm vài câu thơ của Nguyễn Bính hoặc của TTKh còn thích thú hơn câu: « Quỳnh Hoa chiều đọng nhạc trầm mi, Hồn xanh ngắt trở dấu xiêm y » mà nhóm lập dị Xuân Thu đã lập ra trong thập niên 40 thế kỷ trước.
Một số lớn độc giả lại ưa tài của nữ sĩ T. Thư. Mỗi lần bà chấp bút là đoán trước những câu chém vừa chua vừa ngọt và đối tượng chỉ có cách ôm đầu máu chạy, khó cãi lại.
Hai cây viết đầy trình độ: Lê văn Lân và Hồ văn Châm (đều đã từ trần) đã khiến Tập San thiếu vắng các bài khảo cứu công phu. Bùa chú cùng những món ăn đặc sản trong Bút khảo về ăn không lưu giữ nổi ông Lân. Vắng các bài viết của ông Châm cũng khiến nhà biên khảo họ Nguyễn không còn dịp để viết về Diên Lộc quận công. May mắn chúng ta còn Giáo sư Trần ngọc Ninh, người cũng đôi lần góp với Tập San nhất là các đề tài về Nguyễn Du.
Ngoài các cây viết tài tử ngoài y giới, các bạn khác cũng đóng góp rất nhiều với Tập San. Tuệ Quang, người hoàng phái, cho ta biết hệ phả của họ Nguyễn Gia Miêu một cách khá rành rọt nhất là sau khi công nhận lời bổ chính của BS Nguyễn lê Hiếu khi cho biết Nguyễn Hoằng Dụ không phải là cha của Nguyễn Kim. Có nguồn tin cho biết Nguyễn Nộn một danh tướng chống lại nhà Lê cũng là hậu duệ của Định Quốc Công Nguyễn Bặc, mong ông Tuệ Quang nếu có dịp cho biết đúng hay sai.
Lê Phụng viết rất nhiều về danh thần Nguyễn Trãi cũng như Thái Việt giúp ta về liên hệ "vua, tôi " giữa Minh Mạng và Nguyễn công Trứ trong khi Nguyễn bá Triệu thảo luận dài về Nguyễn Khuyến. Độc giả mong chờ quí vị viết thêm về Tú Xương và Tản Đà dù hai vị này không đạt được khoa danh nhưng thơ của hai thi sĩ này cũng không kém các danh nho khoa bảng.”...
Bác sĩ Thân Trọng An đã liệt kê hai cây bút cột trụ là Bác sĩ Phạm Tu Chính bên Pháp và Bác sĩ Trần Văn Tích bên Đức luôn luôn bền bỉ truyền hơi cho “Tập San Y Sĩ ”.
Cũng nên nói thêm rằng, Bác sĩ Phạm Tu Chính đã đóng góp rất nhiều thời gian và công sức cho tờ Nội San Y Giới ở Pháp.
Tưởng cũng cần đề cập tới hai người rất có tài vẽ hoạt họa là Bác Sĩ Lê Thành Ý (Lisa) và Bác Sĩ Bùi Thế Khải (Kathy). Họ đã diễn nghĩ qua nét vẽ, nên không viết nhiều.
Tuy nhiên, độc giả đã thấy bài Pleime, hè 71 của Lê Thành Ý, in ở trên.
Còn những người đã đọc bài Năm đầu…huấn nhục của Kathy nói về đời sống trong trại tập trung in trong cuốn “Vàng, Máu và Nước mắt” xuất bản năm 2000, vẫn còn nhớ được đoạn văn tả chân dưới đây của Bás Sĩ Bùi Thế Khải:
“Các Nữ Quân nhân thật tội nghiệp, lao động về, trời mưa như thác đổ, bọn Việt
Cộng vẫn bắt các chị ấy đứng tập họp nghe dặn dò. Nhìn sang, chúng tôi thấy từ ống
quần của một vài chị, chảy theo nước mưa, màu đỏ của kinh nguyệt! Một tối, bọn nó
chở các chị dời trại, chúng tôi chả biết họ đưa các chị đi về đâu?”
XXX
Đặc biệt trong năm 2019, giới Quân y sĩ, trừ bị và hiện dịch, đã trình làng 5 tác phẩm. Trong số này có 3 tác giả thuộc binh chủng Nhảy Dù,1 tác giả Biệt kích Dù và 1 tác giả Thủy Quân Lục Chiến.
1- Bác sĩ Nhẩy Dù Hoàng Ngọc Khôi bút hiệu Hoàng Xuân Thảo, đã viết xong cuốn sách “Xứ cờ lá Phong : Quê tôi cuối đời”, với sự cộng tác của bác sĩ Từ Uyên.
Cả hai vị đều là những bậc đáng trọng. Trong giới thầy thuốc , Bác sĩ Khôi là người tài hoa bậc nhất,từ văn thơ đến nghệ thuật. Bác sĩ Từ Uyên thì uyên bác vô cùng trong địa hạt văn chương đông , tây, kim, cổ.
2- Bác sĩ Nhẩy Dù Tôn thất Sơn, hành nghề tại Na Uy, xuất bản tác phẩm “80 năm,
những chặng đường đi qua.”
Xin trích một vài đoạn từ những chương khác nhau trong cuốn sách:
“…Rồi Huế quàng khăn tang vào Tết Mậu Thân 1968 với trên 5,000 người dân,công
chức, giáo sĩ cùng 2 giáo sư và một phu nhân cùng 1 bác sĩ Tây Đức bị lực lượng
Việt Cộng chiếm đóng trong bốn tuần, giết hại. “Kẻ thù” của Việt Cộng phần đông là
thường dân, hai tay bị trói quặt sau lưng từng chùm chôn sống trong nhiều hố chôn
tập thể tại nhiều nơi quanh thành phố Huế như Bãi Dâu, Gia Hội, các chùa,Quận Phú
Thứ vv…”
“…Rồi ngày Tháng Tư Đen năm 1975 ập tới, vận nước đổi thay, đảng Cộng sản Việt
Nam, được sự hỗ trợ tích cực của Cộng sản Tầu, Cộng sản Liên Xô, Cộng sản Đông
Âu, cưỡng chiếm miền Nam. Một cuộc đổi đời cay nghiệt cho số phận không những
của người miền Nam mà còn cho cả nước.”
***
“…Cũng trên con đường bỏ của chạy lấy người, Hắn học được bài học thực tế về tình
chiến hữu của những vị chỉ huy trưởng trong tình thế lâm nguy, bỏ mặc cấp dưới,
chạy một m.nh cho… nó khoẻ thân.
Trong cơn sốt của những ngày cuối cùng tại đơn vị ở Đà Nẵng, Hắn chứng tỏ rằng
Hắn luôn đứng bên cạnh sếp trong mọi tình huống bằng cách vào đơn vị cấm trại, sau
khi đẩy được vợ con lên chuyến bay chót Air Rồng Lộn vào Sài Gòn bình yên.
Một buổi tối, sau khi bắt được liên lạc chạy làng với vị chỉ huy trưởng Quân vận của
Quân khu I, vị chỉ huy trưởng quyền uy lẳng lặng tếch đi không lời từ giã.”
3- Bác sĩ Nhẩy Dù Vĩnh Chánh, viết quyển “Tháng ngày tao loạn”.
Thân phụ là Ông Bửu Tiếp.Thân mẫu là Bà Huỳnh Thị Liễu.
Xin trích một vài đoạn trong chương “Đằng sau mặt trăng”.
“…Sau khi Ba tôi mất, suốt thời kháng chiến chống Pháp, chi hội phụ nữ nằm vùng
tại Huế cố lôi kéo Măng vào tổ chức của họ, nhưng Măng đã nhiều lần thoái thác với
lý do góa phụ bận rộn nuôi bầy con, mươi lần bị kêu đi họp thì chỉ đến một lần cho có
lệ.
Vào thời gian chia đôi đất nước của hiệp định Geneve 1954, Măng tôi thình lình đến
nơi họp, và đến trễ. Đang đứng bên ngoài cửa căn nhà họp trong chiều tối, tình cờ
Măng nghe tiếng các người bên trong phòng đang bàn tán về mình “Thằng Tiếp
không chịu ra ngoài Bắc làm việc theo chỉ thị cấp trên, nên chúng ta đã xử lý nó rồi.
Cái thứ công giáo đó chỉ làm hư danh cách mạng thôi. Nay còn con Liễu (tên của
Măng tôi), ráng chờ coi nó có chịu tập kết hay không, rồi sẽ quyết định”. Nghe vậy,
Măng tôi lạnh cả xương sống, từ từ rời căn nhà họp không một tiếng động. Từ đó, bà
dứt khoát cắt đứt mọi liên lạc.
Khi nghe kể chuyện này, tôi hỏi Măng phải chăng Ba chết do cộng sản ra lệnh thủ
tiêu, rồi sau đó lại dàn dựng một lễ an táng long trọng kiểu nhà nước để che mắt thiên
hạ, Măng tôi trả lời đúng như vậy. Bà cũng xác nhận ông bà chỉ là những người quốc
gia chống Pháp vì yêu nước, chưa bao giờ là đảng viên cộng sản. Bà nói thêm, càng
về sau Măng càng nghiệm ra những giả dối của Cộng Sản và từng lo ngại khi thấy hai
con trai lớn không có kinh nghiệm này.”
xxx
“…Sự tráo trở, tàn bạo của cộng sản đã đẩy nhiều thế hệ vào cảnh tương tàn chưa
từng có trong lịch sử dân tộc. Ba tôi bị thủ tiêu, như bao người quốc gia khác, như
những bà con Huế bị tàn sát thời Tết Mậu Thân, đều là nạn nhân của cộng sản.
Nhiều thế hệ đã và sẽ còn tiếp tục đi qua, kể cả thế hệ chúng tôi.
Nhiều tội ác đã bị khuất lấp hoặc sẽ được quên đi. Nhưng quên không có nghĩa là tha
thứ, vì tha thứ là quyền của những người đã chết, những nạn nhân cộng sản.”
xxx
“…Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ năm 1963. Miền Bắc cộng sản công khai xâm chiếm
miền Nam, chiến tranh lan rộng, người Mỹ. Tết Mậu Thân, trong khi học Y Khoa Huế
năm thứ nhất, tôi tiếp tục ở với Măng tôi trong trong khu lầu ba trường Đồng Khánh.
Chính từ đây tôi đã chứng kiến cảnh quân cộng sản nổ súng mở màn cuộc tàn sát tại
Huế. Trong số hàng ngàn nạn nhân của cộng sản, có các vị Giáo Sư người Đức của
trường Y Khoa Huế.
Sau Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, Măng tôi di chuyển vào Saigon và được anh đầu tôi
mua cho căn nhà trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa. Qua năm 1973, tôi tốt nghiệp y khoa
Huế và chọn về Quân Y Nhảy Dù.
Năm 1975, chị Băng Tâm và chị Mai Tâm, một trong hai chị sinh đôi của tôi, cùng
gia đình của họ may mắn rời nước trong mấy ngày cuối cuộc chiến. Ngày 30 tháng Tư
1975, là y sĩ trưởng của một tiểu đoàn Dù lãnh phần bảo vệ cầu Bình Triệu, tôi ở lại
với đơn vị tới giờ chót. Sau lệnh buông súng rồi tan hàng, như trong cơn mê sảng, tôi
tìm về được tới nhà vị hôn thê.
Ba ngày sau, một đám cưới đơn giản được cử hành tại nhà nguyện Dòng Chúa Cứu
Thế. Sau đó, tôi đi "trình diện học tập", để lại người vợ mới cưới sau khi mất nước, ở
chung với Măng tôi và bà chị sinh đôi còn lại.
xxx
“…Lần vượt biển đầu tiên thất bại. Tháng 6 năm 1978, vợ chồng tôi cùng cả nhóm
vượt biên bị bắt tại Vũng Tàu đưa về trại giam Cần Giờ. Tôi bị chuyển trại về khám
Chí Hòa, nhưng vợ tôi nhờ mang bầu sắp sinh nên được thả ra sớm.
'Khi còn là thai nhi, cháu đã cùng mẹ đi tù vượt biên. Khi cháu vào đời, bố còn tiếp
tục nằm trong khám Chí Hòa.'
Chính măng tôi đã lo liệu chăm sóc khi con gái chúng tôi được sinh ra. Tên khai sinh
của cháu là Hoài Anh, tên ở nhà là Bồ Câu do bà Nội đặt. Lần đầu thăm nuôi, vợ tôi
đứng cách tôi khoảng 20 thước và đưa Bồ Câu lên cao cho tôi nhìn thấy con. Chỉ nhìn
từ xa thôi. Phải gần một năm sau, tôi mới có thể ôm con khi được thả ra khỏi khám
Chí Hòa.
Xxx
4- Bác sĩ Biệt kích Dù Ngô Thế Vinh thực hiện, với sự đóng góp của 15 người nữa, một cuốn sách nhan đề là “Tuyển tập Nghiêm Sĩ Tuấn”.
Nội dung cuốn sách nói về Bác sĩ Nhảy Dù Nghiêm Sĩ Tuấn, là người đã hy sinh tại chiến trường Khe Sanh.
5- Bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến Trần Xuân Dũng viết và xuất bản cuốn “Văn Học Quân Đội”
Để kết thúc bài này, người viết xin trích phần kết của bài Tản mạn về Tập San Y sĩ do Bác sĩ Thân trọng An đã viết và in trong bộ sách “Văn học Quân Đội” như sau:
“…Biết trình làng gì. nữa đây khi thời sự biến chuyển quá nhanh đến chóng mặt, thời
thế thay đổi không ngừng bắt mọi người phải thích ứng nhanh chóng. Không theo kịp
thì sẽ bị đào thải, mà đối với tuổi chúng ta sự đào thải của bóng thời gian rất cận kề.
Nếu tre già mà măng không chịu mọc thì sẽ đâu còn kẻ viết người đọc, trong giới y sĩ
hải ngoại còn ai tranh đấu bảo vệ tổ quốc và dân tộc nếu quê hương tiếp tục bị bán đứng cho Tàu cộng và nếu lỡ Mật Ước Thành Đô có thật và bị áp dụng dã man.
Chỉ mong sao các thế hệ nối tiếp noi gương tiền nhân giữ nước đánh đuổi lũ gian đảng
vô tổ quốc, vô gia đ.nh, vô tôn giáo, thêm ba vô nữa là vô đạo đức, vô lương tâm, vô
liêm sỉ để gìn giữ non sông và kiến tạo thái hòa cho toàn dân Việt.
Trong giai đoạn hiện tại Tập San Y Sĩ tiếp tục nuôi lửa và truyền lửa, tiếp tục nối kết
tình thân ái giữa đồng nghiệp, với đồng bào, và ước mong ngày quang phục quê hương trong kiếp này.”
PHỤ ĐÍNH:
- Bài thơ “ Tổ quốc ghi ơn”
- Danh sách các quân y, nha, dược sĩ đã vị quốc vong thân
-
-
- Thơ Hoàng Xuân Thảo
-
- TỔ QUỐC GHI ƠN
- (Các chiến sĩ quân y đã bỏ mình vì nước)
-
- Tổ Quốc Ghi Ơn và tưởng niệm
- Đàn con yêu dấu đã hi sinh
- Cho một nước Việt Nam bất diệt
- Vẻ vang danh tiếng giống Rồng Tiên.
-
- Các anh, những người trai thời loạn
- Đáp lời kêu gọi của núi sông
- Tay súng, tay kim xông ra trận
- Đầy lòng dũng cảm lẫn tình thương.
-
-
- Từ dấn thân vào đời chiến sĩ
- Anh từng trải nghiệm lắm gian truân
- Màn trời, chiếu đất lòng không nản
- Đạn bắn, tên bay dạ chẳng sờn.
-
- Ba-lô dù khoác nặng oằn vai
- Y cụ, thuốc men vẫn đủ đầy
- Săn sóc ân cần từng chiến hữu
- Cùng nhau chia sẻ những buồn vui.
-
- Anh muốn môi kia lại hé cười
- Làn da xanh ấy trở hồng tươi
- Vết thương, dấu bệnh mau lành lặn
- Triều sống bừng lên tựa nắng mai.
-
- Hành quân chưa nghỉ... lại lên đường
- Giầy trận dọc ngang đế rách mòn
- Sát cánh, chen vai cùng đồng đội
- Xuyên rừng, vượt núi với băng sông.
-
- Đôi khi anh cũng thấy chạnh lòng
- Nhớ mẹ già ngồi ngóng bên song
- Nhớ con thơ khóc vòi cha bế
- Vợ mỏi mòn trông oán cửa phòng.
-
- Anh quên sao được lần đưa tiễn
- Lưu luyến vòng tay không nỡ buông
- Hẹn hò khi dứt muà chinh chiến
- Về rước em đi giữa pháo hồng.
-
- Ra trận mỗi lần thêm náo nức
- Lệnh xung phong là bản tình ca
- Vòng hoa chiến thắng anh mơ ước
- Là những môi sầu chợt nở hoa.
-
- Dù chẳng phép tiên hay đũa thần
- Chỉ lòng thương cảm với lương tâm
- Tay kim, tay chỉ xâu tình ý
- Vá những mảnh đời muốn rách bươm.
-
- Đời lính chân trời rồi góc biển
- Tình đành gửi áng mây Tần trôi
- Ngàn trùng xa cách càng thương nhớ
- Mộng sớm xum vầy vẫn mộng thôi.
-
- Than ôi! Tình/ Nghiã chưa tròn vẹn
- Anh đã vội đền nợ núi sông
- Người thì ngã gục ngoài tiền tuyến
- Kẻ chết dần mòn trại Tập trung.
-
- Các anh: Con yêu của Tổ quốc
- Xin phù hộ cho đất nước mình
- Dân chủ, Tự do sớm trở lại
- Toàn dân vui sống cảnh thanh bình.
-
- Các anh: Cát bụi hoàn cát bụi
- Nhưng sẽ đời đời thơm mãi danh
- Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
- Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
-
-
- CƯỚC CHÚ:
- Cuộc sưu tầm sơ khởi danh tính các quân y nha dược sĩ tử vong ngoài chiến trường hay tử nạn trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc bị chết trong các Trại Cải tạo do một nhóm cựu chiến binh quân y điều hợp bởi Bác sĩ Phạm Anh Dũng đã liệt kê danh sách gồm 69 tử sĩ.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- DANH SÁCH CÁC QUÂN Y NHA DƯỢC SĨ ĐÃ HI SINH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
-
- https://docs.google.com/spreadsheets/d/1ClSbmghJHbZ-kvb5PyeD5vIw0O2QYu6A9Vfue1ZkiMs/edit?usp=sharing
-
NĂM |
TÊN HỌ |
HY SINH TAI |
ĐƠN VỊ CUỐI CÙNG |
KHÓA QY |
CHI TIẾT |
1958 |
BS Dương Thiệu Gia |
Nha Trang |
QYV Nha Trang |
QYTT |
Từ trần khi tải thương và bị xe lật |
1964 |
BS Đoàn Mạnh Hoạch |
Quảng Ngăi |
Thiết Giáp |
QYHD |
Tử trận trong khi đang săn sóc bệnh nhân |
1964 |
BS Trương Bá Hân |
B́nh Giả |
TĐ 4 TQLC |
QYHD |
Tử trận B́nh Giả |
1965 |
BS Đỗ Vinh |
Quảng Tín |
TĐ 5 Nhẩy Dù |
QYHD |
Tử trận Thăng B́nh |
1965 |
BS Phạm Bá Lương |
Bầu Bàng |
TĐ 7 SĐ 5 Bộ Binh |
QYHD |
Bị hạ sát ở mặt trận dù đang đưa tay đầu hàng |
1965 |
BS Nguyễn Văn Nhứt (1) |
Dầu Tiếng |
TĐ 7 SĐ 5 Bộ Binh |
QYTT |
Tử trận Dầu Tiếng |
1965 |
BS Trần Thái |
Bà Rịa |
? |
? |
Bị phục kích khi quân xa di chuyển từ Sài G̣n |
1965 |
BS Trần Ngọc Minh |
Quảng Nam |
TĐ 5 TQLC |
? |
Bị đâm chết tại mặt trận (xáp lá cà) Thăng B́nh |
1966 |
BS Lê Hữu Sanh |
Quảng Ngăi |
TĐ 5 TQLC |
QYHD 12 |
Tử trận Mộ Đức |
1967 |
BS Phạm Đ́nh Bách |
Tân Uyên |
Bộ Binh |
QYHD 13 |
Trúng đạn của quân Tân Tây Lan (friendly fire) |
1968 |
BS Nghiêm Sỹ Tuấn |
Khe Sanh |
TĐ 6 Nhẩy Dù |
QYTT 8 |
Trúng đạn pháo cối khi đang săn sóc thương binh |
1968 |
BS Thái Văn Hiếu |
Trung Tâm HLQT |
Trường Quân Y |
QYTT 11 |
Đi huấn luyện quân sự, bị ḿn cài và nổ trong cư xá |
1969 |
BS Đặng Đức Kiệm |
Quốc Lộ 1 |
TĐ 1 SĐ 1 Bộ Binh |
QYHD 15 |
Tử thương v́ xe bị lật khi tản thương |
1971 |
BS Nguyễn Văn Nhứt (2) |
Ban Mê Thuột |
QYV Pleiku |
QYTT 14 |
Tử thương khi trực thăng rơi ở Ban Mê Thuột |
1971 |
BS Đinh Quốc Bảo |
Quảng Trị |
TĐ 6 TQLC |
? |
Tử trận trúng đạn pháo kích 122 |
1971 |
BS Đỗ Văn Bé |
Snuol Kampuchea |
Thiết Giáp SĐ 18 BB |
QYHD 17 |
Tử trận Snuol |
1971 |
BS Lưu Văn Ngăi |
Ban Mê Thuột |
Lực Lượng Đặc Biệt |
QYHH 17 |
Tử nạn v́ xe lật khi đi học nhảy dù |
1972 |
BS Trịnh B́nh Tây |
Đà Nẵng |
TYV Duy Tân |
QYTT 10 |
Tử nạn trên đường đi làm ở TYV Duy Tân, Đà Nẵng |
1972 |
BS Cao Phú Quốc |
An Lộc |
TĐ 52 SĐ 5 Bộ Binh |
QYHD 17 |
Tử trận An Lộc, Mùa Hè Đỏ Lửa |
1972 |
BS Bửu Trí |
Kontum |
Nha Kỹ Thuật / Bộ TTM |
QYHD 7 |
Trực thăng trúng đạn khi quân vụ |
1972 |
BS Nguyễn Ngọc Sang |
Củ Chi |
TĐ 52 SĐ 5 Bộ Binh |
QYTT 14 |
Tử trận, trúng đạn pháo kích |
1973 |
BS Trịnh Văn Dư |
Phú Quốc |
Hải Quân |
QYHD 19 |
Phi cơ lao xuống biển khi đi quân vụ (cùng NS Thứ) |
1973 |
NS Lê Đ́nh Thứ |
Phú Quốc |
Hải Quân |
QYHD 19 |
Phi cơ lao xuống biển khi đi quân vụ (cùng BS Dư) |
1974 |
BS Nguyễn Văn Nguyên |
Quảng Đức |
TĐ 53 SĐ 23 Bộ Binh |
QYTT 17 |
Tử trận tại đồi Kiến Đức tỉnh Quảng Đức |
1974 |
BS Ngô Văn Khương |
Cai Lậy |
Vùng 4 Sông Ng̣i |
QYTT 15 |
Máy bay trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 |
1975 |
BS Trần Mạnh Phan |
Phước Long |
BViện TK Phước Long |
QYHD 18 |
Tử trận khi Phước Long bị mất tháng Giêng 1975 |
1975 |
BS Mai Thế Tràng |
Phước Long |
BViện TK Phước Long |
QYTT 16 |
Tử trận khi Phước Long bị mất tháng Giêng 1975 |
1975 |
BS Trần Kim Phẫn |
Phước Long |
BViện TK Phước Long |
QYTT 16 |
Tử trận khi Phước Long bị mất tháng Giêng 1975 |
1975 |
BS Đoàn Trung Bửu |
Tỉnh Lộ 7 |
Biệt Động Quân |
QYHH 21 |
Mất tích khi lội qua sông khi Quân Đoàn II triệt thoái |
1975 |
BS Thái Văn Châu |
Qui Nhơn |
TĐ 42 SĐ 22 Bộ Binh |
QYHD 21 |
Trúng đạn khi bơi ra tàu di tản |
1975 |
DS Trần Xuân Chiểu |
Cần Thơ |
QYV Phan Thanh Giản |
? |
Tự tử bằng điện cao thế |
1975 |
BS Phan Xuân Hoa |
Tỉnh Lộ số 7 |
SĐ 23 Bộ Binh |
QYHD 18 |
Mất tích khi Quân Đoàn II di tản trên đường số 7 |
1975 |
BS Phạm Bá Khá |
Biên Ḥa |
TYV Duy Tân, Đà Nẵng |
QYTT 10 |
Bị sát hại tại trại cải tạo Suối Máu |
1975 |
BS Đinh Huỳnh Thu |
Tây Ninh |
Quân Y Viện Tây Ninh |
? |
Trúng Đạn pháo kích |
1975 |
BS Nguyễn Nam |
B́nh Sơn (quận) |
BV 1 DC Quảng Ngăi |
QYTT |
Mất tích khi di tản từ bệnh viện ra căn cứ Chu Lai |
1975 |
DS Mai Gia Thược |
Trảng Lớn |
TTHL Lam Sơn |
QYHD 20 |
Tự tử với lựu đạn trong tù cải tạo Trảng Lớn |
1975 |
DS Đỗ Văn Hà |
Xuân Lộc |
Kho Y Dược 731 |
QYTT 13 |
Kho đạn nổ trong trại tù học tập |
1975 |
BS Nguyễn Văn Tựu |
Cần Thơ |
LĐoàn 74 Quân Y |
YKSG 1967 |
Bị bắn khi quay về bộ tư lệnh Quân Đoàn (đă bị chiếm) |
1976 |
BS Đặng Tuấn Long |
Một trại cải tạo |
TQLC |
? |
Mất tích khi vượt trại cải tạo |
1976 |
DS Nguyễn Văn Hào |
Đồng Ban |
? |
QYTT 13 |
Mất tích khi vượt trại cải tạo |
1976 |
BS Nguyễn Đăng Chương Dương |
Xuân Lộc |
Trường Quân Y |
QYTT 17 |
Chấn thương sọ khi kho đạn nổ trong trai cải tạo |
1976 |
BS Phạm Văn Lương |
Quảng Tín |
TYV Duy Tân, Đà Nẵng |
? |
Tự tử, uống Cloroquine, trong trại tù cải tạo Kỳ Sơn |
1977 |
BS Vũ Đức Giang |
Quảng Trị |
TĐ 7 TQLC |
QYHD 21 |
Tự tử, uống Chloroquine, trong trại học tập Ái Tử |
1977 |
DS Trần Mạnh Anh |
Một trại tù cải tạo |
Trường Quân Y |
QYHD |
Mất tích khi vượt trại cải tạo |
1977 |
BS Vũ Văn Quynh |
Bù Gia Mập |
Trường Quân Y |
? |
Bị sát hại khi vượt trại cải tạo Bù Gia Mập |
1977 |
BS Nguyễn Hữu Ân |
Bù Gia Mập |
TYV Cộng Ḥa |
QYHD 17 |
Mất tích khi vượt trại cải tạo |
1977 |
BS Lê Văn Tài |
An Giang |
? |
? |
Bị sát hại trong tù Liên Trại Cải Tạo, Châu Đốc |
1978 |
BS Nguyễn Văn Khiêm |
Trại Ka Tum |
BĐQ |
QYTT 13 |
Mất tích khi vượt trại cải tạo |
? |
BS Nguyễn Minh Thuần |
? |
SĐ 2 Bộ Binh |
QYHD 18 |
Vượt trại cải tạo, bị bắt tù lại, tự tử bằng Optalidon |
? |
BS Nguyễn Hữu Thường |
Một trại cải tạo |
Trường Quân Y |
QYHD 15 |
Bị sát hại khi vượt trại cải tạo |
? |
BS Đinh Gia Cường |
? |
? |
QYTT 11 |
Bị sát hại khi vượt trại cải tạo |
? |
BS Trịnh Văn Tạo |
? |
SĐ 2 Bộ Binh |
? |
Tự vận trong trại cải tạo |
? |
BS Vũ Tiến Bản |
? |
Hải Quân |
? |
Mất tích khi vượt trại cải tạo |
? |
BS Vơ Khắc Tuy |
? |
TT 3 Hồi Lực |
QYHD 7 |
Tự vận trong trại tù cải tạo |
? |
BS Phạm Hữu Châu |
Bù Gia Mập |
QYV Qui Nhơn |
YKSG 1962 |
Qua đời trong trại cải tạo |
? |
BS Bùi Quốc Cơ |
Pleiku |
BĐQuân |
QYTT 12 |
Tử nạn phi cơ khi quân vụ |
? |
BS Sử Duy Cự |
Pleiku |
QYV Pleiku |
QYTT |
Tử thương v́ bị lật xe khi quân vụ, có miếu thờ |
? |
BS Nguyễn Khắc Chinh |
Pleiku |
Lực Lượng Đặc Biệt |
QYTT |
Tử nạn v́ xe lật khi công vụ, vinh thăng Đại Úy sau đó |
? |
BS Vũ Văn Lạc |
Pleiku |
SĐ 23 Bộ Binh |
QYHD 19 |
Một binh sĩ ném lựu đạn khi bị từ chối cho nghỉ bệnh |
? |
BS Cao Văn Lê |
Một trại cải tạo |
TYV Cộng Ḥa |
? |
Qua đời v́ bệnh sốt rét cấp tính trong trại cải tạo |
? |
BS Hồ Thanh Liêm |
Vĩnh Long |
BX CK Quận Vũng Liềm |
QYTT 11 |
Bị y tá bắn chết khi anh bắt gặp y tá ăn cắp |
? |
BS Nguyễn Tấn Nghiêm |
B́nh Dương |
BV Dă Chiến Vùng IV |
? |
? |
? |
BS Tôn Thất Minh |
Một trại cải tạo |
QYV Qui Nhơn |
? |
Qua đời v́ bệnh sốt rét cấp tính trong trại cải tạo |
-
-
-