NHẬN DIỆN DANH TÍNH HAI BÀ TRƯNG.
Nguyễn Xuân Quang.
Trưng Trắc, Trưng Nhị Nghĩa Là Gì?
Trưng nghĩa là gì? Trưng là tên, là họ hay là tước hiệu?
Từ trước tới nay nhiều chứng sử đã xác nhận Bà Trưng thuộc dòng vua Hùng Vương. Ví dụ giáo sư Trần Quốc Vượng: “Truyền thuyết và sử cũ cho rằng bà Trưng là cháu chắt phía ngoại của Hùng Vương…”. Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca cũng xác thực Hai Bà Trưng là con cháu, dòng dõi Hùng Vương. Vua Hùng đóng đô ở Phong châu:
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.,,
Như thế Trưng cần phải nhìn dưới nhiều khía cạnh, ít nhất là theo tên mẹ đẻ, hệ phái, dòng họ, tước hiệu, vương hiệu.
1. Tên Trưng Hiểu Theo Tên Mẹ Đẻ, Theo Hệ Phái, Theo Ngành.
Trước hết Trưng biến âm với trang, tráng, trăng, trằng, trắng, trâng, trấng, trong, tròng, trông, trồng, trống, trừng, trính, trứng… Ta thấy ngay các từ có nghĩa dương tính như trang, tráng, trông (chông, cọc nhọn), trồng (chồng vợ), trống (mái)… không phù hợp vì thuộc phái nam. Chỉ còn lại Trứng, Tròng, Trăng… mang âm tính có vẻ thích hợp. Dĩ nhiên ta cần phải đối chiếu với các chứng liệu khác.
Như đã nói ở trên Bà Trưng là cháu chắt phía ngoại vua Hùng vương, ta thấy ngay ngành ngoại Hùng vương là phía
Mệ nàng, Mỵ Nương, thuộc họ Nòng, âm. Nàng, nường, nòng biến âm với Nang là bao bọc, Trứng. Quả cau nang hình trứng, bổ đôi giống trứng luộc cắt đôi nên cau tiếng Mường Việt cổ gọi là Nang (mo nang là mo cau), Mã ngữ pinang, cau (Đảo Pinang, Pénang là Đảo Cau), Hán Việt lang, binh lang là cau [L là dạng dương của N, những từ Việt khởi đầu N khi chuyển qua Hán Việt thành L như nang, cau thành lang, Cao Nỏ (ông tổ làm Nỏ họ Cao) thành Cao Lỗ, con cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc), con nọc (hươu cọc có sừng, hươu đực), thành Hán Việt con lộc… (Tiếng Việt Huyền Diệu)].
Nang, nòng là lòng, tròng, trứng.
Như thế Hai Bà Trưng gọi theo nghĩa Trứng là nang, nàng, nòng, nường thuộc về phía Mẹ Nang, Mẹ Nàng, Mẹ Trứng dòng Mẹ Tổ Âu Cơ phía ngoại Hùng Vương. Đây là cách gọi theo tmẫu hệ thời Bà Trưng.
Bà Trưng là Mẹ Nang, Mẹ Trứng. Điểm này cũng được các nhà dân tộc học Việt Nam xác thực: ‘Các nhà dân tộc học cho rằng từ Trưng là từ “trứng” mà ra’ (https://baodanang.vn/channel/5433/201703/ve-ten-ho-hai-ba-trung-va-chong-ba-trung-trac-2542233/).
Bà Trưng là Mẹ Trứng nhưng là Trứng gì?
Ta phải truy tìm nguồn cội nghĩa Trưng là Trứng do đâu mà ra?
Theo truyền thuyết Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra Bọc Trứng Thế Gian nở ra Một Trăm Lang, tiền thân các Vua Hùng lịch sử. Theo qui luật L là dạng dương của N của Nguyễn Xuân Quang như đã nói ở trên, ta có L (+) = N (-) thì các Lang Hùng có DNA nang, trứng sinh ra từ (bọc) Nang (Trứng) nhưng là nang trứng con trai. Các Lang Hùng là Trứng con trai gọi là Quang Lang (không phải là Quan Lang). Quang Lang là Lang Sáng, Lang Ánh Sáng, Lang Mặt Trời, Lang con trai, nang dương vì Vua Hùng là Vua Mặt Trời (Việt Là Gì?). Các con gái Hùng Vương dĩ nhiên cũng có DNA nang, Trứng sinh ra từ bọc trứng nang Âu Cơ gọi là Mẹ Nang, Mẹ Nàng. Mẹ Nàng là Mẹ Nang, Mẹ Trứng. Rõ như ban ngày, Bà Trưng phía ngoại Hùng Vương, phía con gái Hùng Vương là Mệ Nàng, Mẹ Nang, Mẹ Trứng.
Trứng đây phải hiểu là trứng càn khôn, tạo hóa thế gian đội lốt trứng vũ trụ. Nói chung là trứng tạo hóa, vũ trụ càn khôn, trời đất. Bà Trưng là Mẹ Trứng Sinh Tạo nhân gian Việt.
Tóm lại Trưng hiểu theo nghĩa Trứng phải hiểu là Mẹ Trứng nhân gian, hậu duệ Hùng Vương sinh ra từ Bọc Trứng thế gian của Mẹ Âu Cơ.
Đây là tên mẹ đẻ, theo phả hệ, theo phái, theo ngành nòng, âm, phía tròng trắng âm, không gian bên ngoại của Trứng thế gian Hùng Vương.
2. Tên Trưng Hiểu Theo Họ, Vương Hiệu Mặt Trời.
Bây giờ ta hãy tìm hiểu Trưng theo họ, vương hiệu trong Trưng Vương, Trưng Nữ Vương của Hai Bà.
Bà Trưng thuộc một bộ tộc Hùng Vương .Tác giả Trần Quốc Vượng đã xác thực Bà Trưng thuộc một bộ lạc thời Hùng Vương: “Tên Trưng Trắc thời cổ phải phát âm là Mling, Mlak (hay Bling Blak)… với tên đất tên bộ lạc (và ở thời xa xưa tên vật tổ) được lấy làm tên họ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tín ngưỡng tô-tem giáo, với lối đặt tên đất, tên người thời cổ… Mling Mlang, Kling Klang, Bling Blang (những cặp tên có tính chất lấp láy) theo tiếng của dân tộc Tây Nguyên đều có nghĩa là một loài chim… Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất huyện đó, bộ lạc đó, khi xưa mang tên một loài chim Mling với một thị tộc (bào tộc) gốc thờ chim làm vật tổ. Đó là bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước (Hùng Vương Dựng Nước, tập I, tr.154)”.
Vì là cháu chắt Hùng Vương thuộc một bộc lạc thời Hùng Vương nên vương hiệu của Bà Trưng phải dựa theo vương hiệu của họ Hùng Vương Vua Mặt Trời Mọc.
Xin nhắc lại Hùng Vương là Vua Mặt Trời, Vua Mặt Trời Hừng Rạng, Mặt Trời Mọc (Việt là Gì?, Hơn 100 Bằng Chứng Việt Là Người Mặt Trời). Ở đây chỉ xin đưa ra một bằng chứng dễ thấy và gần gũi ở đây. Chúng ta là con cháu Đế Minh Đế Ánh Sáng, mặt trời buổi sáng. Đế Minh sinh ra Kì Dương Vương, Vua mặt trời giữa trưa, thượng đỉnh (zenith) trên đỉnh trục thế giới (Kì có một nghĩa là kèo: kì kèo; là kè: cọc, đóng kè là đóng cọc giữ bờ nước; là que, cọc, trụ). Kì Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, Quân (vua dòng âm) mặt trời lặn (lạc dương: mặt trời lặn). Lạc Long Quân sinh ra Hùng Vương, Vua mặt trời Hừng Rạng, Mặt Trời Mọc.
Bà Trưng là dòng dõi phía bên ngoại Hùng Vương, Vua Mặt Trời Hừng Rạng, Rạng Đông, Bình Minh, Mặt Trời Mọc phía ngoại Âu Cơ Mặt Trời Tinh Mơ (Nhật Tảo) thì bắt buộc danh xưng Trưng phải có nghĩa liên hệ với với mặt trời, ánh sáng.
Bây giờ ta đi tìm nghĩa từ Trưng có nghĩa liên hệ với mặt trời, với hừng rạng, sáng ngời.
Theo chữ Hán Nôm/Việt: Trưng: 徵 viết với bộ xích. Xích có một nghĩa là Đỏ. Đỏ là Tỏ là Sáng (sáng tỏ), là mặt trời: xích đạo, ‘đường mặt trời’ Xích Quỉ, Người Mặt Trời (Việt là Gì?). Như thế Trưng liên hệ với Sáng, với mặt trời. Qua từ đôi Sáng Trưng, theo qui luật từ đôi đồng nghĩa của Nguyễn Xuân Quang (Tiếng Việt Huyền Diệu) thì Sáng Trưng có Trưng = Sáng. Như vậy Bà Trưng có vương hiệu Trưng, Sáng Trưng đặt theo phía nội mặt trời Lang của họ Hùng Vương Hừng Rạng.
Kiểm chứng với ngày Lễ Hai Bà Trưng mồng 6 tháng 2 âm lịch. Ta thấy ngày 6 với số 6 là số Tốn (quẻ Tốn , hay dựng lên là hào âm trên hai hào dương, thái dương , viết theo Việt dịch nòng nọc là OII). Tốn (OII), âm (O) thái dương (II), mặt trời nữ thái dương, mặt trời nữ sáng trưng. Theo Hậu Thiên Bát Quái Tốn âm thái dương lưỡng hợp với Càn III (dương I thái dương II). Đế Minh dân gian Việt Nam gọi là Chàng (I) Lửa (II) tức Càn (III). Đế Minh có nghĩa là Đế Ánh Sáng, Đế Sáng Trưng. Bà Trưng Sáng Trưng là hậu duệ của Đế Minh Đế Ánh Sáng Sáng Trưng, cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế thái dương Sáng Trưng.
Gộp chung hai nghĩa Trưng Trứng và Trưng Sáng Trưng lại với nhau, Vua Bà Trưng là Vua Mẹ Nang Sáng Trưng. Mẹ Nàng Sáng Trưng, Vua Mẹ Trứng Mặt Trời Sáng Trưng, Vua Mặt Trời Nữ Sinh Tạo Sáng Trưng (trứng có một nghĩa sinh tạo, tạo hóa).
Kiểm Chứng Lại.
Để vững chắc thêm, thuyết phục thêm ta kiểm chứng với ngày lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng nhằm ngày 6 tháng 2 âm lịch.
Ngày 6 với số 6 Tốn âm thái dương, Nữ mặt trời thái dương, thái dương thần nữ và như đã nói ở trên theo Tiên Thiên Bát Quái Tốn lưỡng hợp với Càn, mặt trời dương thái dương. Ta thấy rõ chọn ngày 6 Tốn, âm thái dương, mặt trời nữ thái dương là chọn theo nghĩa Sáng Trưng của tên Trưng theo phía nội, theo họ mặt trời của Hùng Vương.
Còn tháng 2 với số 2 là số Khảm (OIO) tầng 1 cõi trời. Khảm hiểu theo dịch thế gian là Nước. Nước thuộc phía âm, nòng, nang, nàng, nường (nước là Mẹ của sự sống). Nang có một nghĩa là Trứng. Ta có từ đôi Trứng Nước (nguyên thủy trứng là cái bọc nước). Theo qui luật từ đôi đồng nghĩa qua từ đôi trứng nước ta có trứng = nước = Khảm = 2.
Như thế chọn tháng 2 là chọn theo ngành nòng, nang, trứng phía bên mẹ, bên ngoại của Hùng Vương.
Rõ như hai năm là mười, ngày Lễ Hai Bà Trưng với ngày 6 (Tốn) gọi theo nghĩa Sáng Trưng của mặt trời nữ Sáng Trưng của Bà Trưng theo phía nội, theo họ Hùng Vương và tháng 2 gọi theo nghĩa Trứng của mẹ, phía Mẹ Nang, Mẹ Nàng phía ngoại Hùng Vương.
Để diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa từ Trưng, gộp lại ta có thể gọi là Vua Mẹ hay Nữ Vương Nang Trưng Thái Dương bao gồm nghĩa Nang là Trứng Bầu Không Gian và Thái Dương là Mặt Trời Sáng Trưng. Trưng với nghĩa Trứng không gian và Sáng Trưng mặt trời bao gồm cải nghĩa không gian-mặt trời, vũ trụ, khôn càn.
Còn Trắc và Nhị nghĩa là gì?
Trắc là gì?
Xin thưa Trắc là ‘Chắc’ có nghĩa là Một. Một chắc. Một chắc là từ đôi điệp nghĩa, ta có một = chắc. Với h câm ta có chắc = cắc. Ta có từ bạc cắc chỉ bạc lẻ còn gọi là bạc một (Tác giả Bình Nguyên Lộc giải thích bạc cắc là bạc cắt nhỏ ra. Theo tôi cách này không thông dụng trong thực tế). Chắc liên hệ với Pháp ngữ chaque, mỗi một, chacun, mỗi người… Chắc cũng biến âm với Việt ngữ chiếc có nghĩa là một như chiếc bóng = một bóng.
Chắc là một cũng được xác thực bởi các nhà dân tộc học Việt Nam: “Trứng chắc là loại trứng tốt, trứng nhị ở đây là “nhì” bởi ngày xưa bộ tộc thường hay phân biệt trứng loại A, loại B như ngày nay chúng ta vẫn phân biệt. Do đó tên Trứng chắc và Trứng nhì ra tên Trưng Trắc và Trưng Nhị”.
Cũng bàn về tên của hai Bà Trưng, theo PGS Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là “kén chắc”, tổ kén kém hơn gọi là “kén nhì”; trứng ngài tốt gọi là “trứng chắc”, trứng ngài kém hơn gọi là “trứng nhì”. Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị (https://baodanang.vn/channel/5433/201703/ve-ten-ho-hai-ba-trung-va-chong-ba-trung-trac-2542233/).
Như vậy Trưng Trắc là Mẹ Nang Trưng Thái Dương Một, Thứ Nhất. Ta thấy ngay Trưng Nhị là Mẹ Nang Trưng Thái Dương Nhì, Thứ Hai.
Bây giờ ta kiểm chứng lại một lần nữa cho vững chắc thêm, để thuyết phục những ai bị ‘hội chứng chối từ’(denial syndrome) còn nghi ngờ.
-Mặt Trời Nữ Hình Hoa Biểu Tượng cho Hai Bà Trưng.
Tại Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội có mặt trời hoa sen biểu tượng cho Hai Bà:
Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội (nguồn: vietlandmarks.com).
Như đã biết hoa sen một loài hoa mọc dưới nước mang âm tính biểu tượng cho phái nữ, bộ phận sinh dục nữ (Sự Đời Như Cái Lá Đa). Mặt trời hình hoa đĩa tròn có tia sáng hình cánh hoa tròn đầu là mặt trời biểu tượng cho mặt trời nữ, thái dương thần nữ. Ví dụ mặt trời hoa cúc biểu tượng cho thái dương thần nữ Amaterasu, mặt trời hoa hồng biểu tượng cho Đức Bà Maria.
Mặt Trời hoa sen biểu tượng cho Hai Bà Trưng cho thấy Hai Bà có một khuôn mặt là Mặt Trời Nữ Thái Dương.
-Tên thủ đô Mê Linh của Hai Bà.
Hai Bà khi lên ngôi đóng đô ở đất Mê Linh. Vùng đất tổ Hùng vương tại thôn Hạ Lôi xã Mê-Linh, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú có đền thờ Hai Bà Trưng.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng Mê-Linh mang âm của tên chim mling, mlang. Đúng như giáo sư Trần Quốc Vượng nói, trên Tây Nguyên có loài chim tên mling, mlang. Trong dân ca Ê-Đê có bài hát nhắc đến tên loài chim này:
Anh đến từ nơi xa,
Anh mang theo chim mơ-linh từ nhà,
Chim mơ-lang từ buôn.
Anh nghĩ rằng em là con gái chưa tơ vương…
(Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Cao Dao, Dân Ca, Việt Nam).
Tên chim có trong ngôn ngữ các tộc Tây nguyên mà ta đã biết rằng một số tộc Tây nguyên có liên hệ mật thiết với một số tộc ở Mã Lai, Nam Dương, như vậy ta hãy tìm tung tích chim mling, mlang này trong ngôn ngữ Mã Lai xem sao? Trong từ điển Malay-English Dictionary của R.J. Wilkinson có từ lang: a generic name for hauks, kites and eagles (một tên chủng loại chỉ diều hâu và ó, ưng). Như thế chim lang, chim linh chỉ chung loài mãnh cầm, loài chim mang hùng tính biểu tượng cho đực, dương, phái nam, mặt trời. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với từ lang trong Việt ngữ. Việt ngữ lang là chàng, con trai. Chàng còn có nghĩa là chiếc chàng, chiếc đục (chisel). Chàng, đục là vật nhọn biểu tượng cho bộ phận sinh dục phái nam, cho đực, dương, mặt trời… Như thế chim lang là chim chàng (trai, đục), chim biểu của các Lang Hùng Vương.
Ta thấy rất rõ chim lang là chim chàng (có một nghĩa là chisel) là chim đục, chim rìu, chim Việt, chim cắt (bồ các), chim sừng (hornbill), chim biểu tượng của thần mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng) tổ của Viêm Việt, của Đại tộc Việt. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với Mã Lai ngữ langling: the Southern pied hornbill (chim mỏ rìu, mỏ cắt có lông sặc sỡ, nhiều màu ở miền Nam).
Hai Bà Trưng phía ngoại Hùng Vương nên mới đóng đô ở thủ đô chim Mê Linh, Chim Lang, Chim Bổ Cắt Lang (trắng), chim biểu tượng của Tổ Hùng Lang thế gian thuộc Họ Chim Cắt Sừng Hồng Hoàng (đỏ vàng) (tên Hán Việt của chim cắt là hồng hoàng), chim biểu tượng của thần mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng).
Hai Bà Trưng hiển nhiên thuộc dòng họ mặt trời Hùng Vương-Viêm Đế thái dương Sáng Trưng có chim biểu là con chim cắt Việt mỏ rìu mặt trời thái dương.
Người Việt Bổ Cắt Mặt Trời Thái Dương Rạng Ngời còn ghi khắc lại rất nhiều trong Sử Đồng Đông Sơn. Hãy lấy một hai ví dụ.
Trên trống Ngọc Lũ I:
Người Việt Mặt Trời Thái Dương chim Bổ Cắt, chim Cắt Việt, Hồng Hoàng có mỏ rìu tam giác, mũ sừng trụ ánh sáng, váy hình hai cánh chim xòe ra thuộc họ chim Mỏ Sừng Tạo Hóa (Great Horbill, Buceros bicornis), chim Khướng (Mường ngữ Khướng ruột thịt với Khương, Sừng) thần Mặt Trời thái dương Viêm Đế họ Khương (Sừng,) ngành Nọc Việt, Hồng Việt.
Trang phục đầu có mỏ chim đầu đao tam giác có tia sáng rạng ngời, mặt trời Càn thái dương và sừng trụ tia ánh sáng hừng rạng từ chân trời chiếu thẳng lên đầy hùng tính của mặt trời mọc. Đây là Người (chim) Việt Bổ Cắt Mặt Trời Thái Dương Rạng Ngời.
Vì là người mặt trời thái dương mang dương tính nên vẽ, khắc theo các đường nét thẳng có góc cạnh (đường nét cong tròn như thấy ở phái nữ mang âm tính) nên người thường không nhận ra người chim cắt Việt mặt trời này. Cách vẽ theo lập thể của Picasso và đường nét thẳng, gẫy khúc của Duy Liêm sau này nằm trong trường phái Mặt Trời Việt Đông Sơn cách đây hơn hai ngàn năm!
Ở các trống muộn hơn người Việt chim Bổ Cắt Mặt Trời Thái Dương vẽ, khắc thấy rõ ‘nguyên con’ không còn theo lập thể nữa. Ví dụ thấy trên trống Quảng Xương:
Người Việt Mặt Trời Thái Dương chim Bổ Cắt, chim Cắt Việt, Hồng Hoàng có mỏ rìu, mũ sừng, váy hình hai cánh chim xòe ra.
…….
Tóm lược
Hai Bà Trưng hiểu theo nghĩa Trứng là gọi theo nghĩa dòng tộc, hệ phái phía nòng, âm, mẹ ở xã hội mẫu hệ thời Hai Bà Trưng. Mẹ Trứng Trưng là Cái Nang, Cái Trứng, Mẹ Nang, Mẹ Nàng, Mẹ Trứng Tạo Hóa, Vũ Trụ, càn khôn, trời đất.
Hai Bà Trưng hiểu theo nghĩa Sáng Trưng là gọi theo họ Hùng Vương Mặt Trời Mọc Sáng Ngời, theo chủng người Man, Mán, Mường có nghĩa là Người, Người là Ngời, Ngời Sáng và theo tên Trưng: 徵 viết với bộ Xích, Đỏ, Tỏ, Sáng Tỏ, con dân Xích Quỉ, Kẻ Đỏ mặt trời giữa trưa Kì Dương Vương, con của Đế Minh Ánh Sáng, cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế có họ Khương (Sừng), có chim biểu tượng là chim Khướng (Mường ngữ), Chim Mỏ Sừng (Hornbill). Bà Trưng có một khuôn mặt là Nữ Vương Mặt Trời Sáng Trưng nên ở các đền thờ Hai Bà đếu có hình mặt trời nữ thái dương hình hoa. Bà Trưng dòng người chim Việt Mặt Trời thái dương Viêm Đế mặt trời thái dương có chim biểu là chim Cắt Việt Lửa, chim Hồng (Hoàng) thấy trên trống Ngọc Lũ I (Người Chim Nông Việt Nước, chim Lạc thấy ở trên trống Hoàng Hạ) nên đóng đô ở đất chim mặt trời bổ cắt, chim Việt Mê Linh.
Gọi gộp lại là Nữ Vương Nang Trưng Thái Dương bao gồm nghĩa Nang là Trứng Tạo Hóa và Thái Dương là Sáng Trưng, mặt trời thái dương. Trưng Trắc là Mẹ Nang Thái Dương Một, thứ Nhất và Trưng Nhị là Mẹ Nang Thái Dương Nhì, thứ hai.