Hoàng Xuân Thảo
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*27
SAO CHO SỈ NHỤC MỘT LẦN MỚI THÔI
THIẾU TÁ HỒ QUANG TẠI BÁT LỘ QUÂN
Tỉnh Cam Túc nằm tại phiá Tây Bắc Trung Quốc, chung quanh là Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Thanh Hải, nằm trên con đường tơ lụa chạy từ Trường An tới Thổ Nhĩ Kỳ, có Vạn lý Trường Thành và sông Hoàng Hà băng qua. Thủ phủ của tỉnh là Lan Châu do vậy là một trung tâm giao thông rất quan trọng nhưng Lan Châu nổi tiếng trước hết vì là một thành phố ô nhiễm nhất Trung quốc và tất nhiên nhất thế giới do Lan Châu là trung tâm các xưởng lọc dầu lớn nhất Trung quốc và hứng cát bụi bay tới từ sa mạc Gobi.
Cam Túc được các nhà văn thơ nhớ tới nhiều hơn bởi bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn trong đó có nhắc tới Bồ đào Mỹ tửu vì tại đây có loại nho đặc biệt không đâu có là bồ đào mã nhũ làm rượu nho vào loại ngon nhất Trung quốc. Bồ đào mã nhũ chỉ to bằng nửa ngón tay út, nhọn hai đầu giống như hình thoi, rất hợp thủy thổ vùng này.Tại Cam Túc còn có xưởng chế các ly bằng thuỷ tinh hoặc bằng ngọc về đêm chiếu ra ánh sáng lấp lánh gọi là dạ quang bôi, cũng được kể trong bài thơ. Vùng Cam Túc/Lương Châu còn có hai thứ đặc biệt khác nữa là đàn tỳ-bà, một nhạc cụ rất phổ thông và được ưa chuộng tại đây, nhỏ hơn đàn tỳ bà làm tại Trung quốc sau này nên đeo theo trong người dễ dàng, thứ kia là ngựa, ngựa Hồ tại đây cũng thuộc loại đặc biệt, mạnh và khoẻ, lại dai sức, khi chạy nước kiệu thì tiết ra mồ hôi đỏ như máu nên được mệnh danh là huyết hãn mã.
Bài thơ với những đặc điểm của vùng này có nhan đề là Lương Châu Từ, tác giả là Vương Hàn, và Hoàng Xuân Thảo dịch ra như sau:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi Rượu nho thơm ngát, chén lưu ly
Dục ẩm tỳ-bà mã-thượng thôi Vội nhắp, tỳ-bà hối thúc đi
Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu Say gục sa-trường xin chớ nhạo
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi? Xưa nay ra trận mấy ai về?
(Bài thơ này sẽ được bình luận kỹ càng trong diễn đàn Một Lối Vào Vườn Thơ Đường số 19, tháng 5.2018. Mã thượng trong các Tự Điển có nghĩa là lập tức.)
Vào một ngày của muà đông 1938, một người trung niên với giọng nói lơ lớ Quảng Đông, tới trình diện văn phòng của Bát Lộ Quân thuộc Giải Phóng Quân Trung quốc tại Lan Châu, Cam Túc để từ đó sẽ đi Diên An, Thiểm Tây lúc đó đang là căn cứ của khu giải phóng Hoa Bắc với lực lượng 180,000 quân cách mạng. Văn phòng này ngoài các công tác nội bộ còn là trung tâm liên lạc giữa Bát Lộ Quân với đại diên Quân sự Liên Xô tại Trung quốc. Bát Lộ Quân lúc đó đang đặt dưới quyền tư lệnh của tướng Chu Đức với tướng Diệp Kiếm Anh làm tham mưu trưởng.
Chủ nhiệm văn phòng là Ngũ Tu Quyền đã được Chu Ân Lai dặn trước là phải tiếp đón ân cần vì người này được đảng Cộng sản Liên Xô giới thiệu sau khi có sự bàn tính và thoả thuận giữa hai đảng cộng sản Liên Xô và Trung quốc. Sau khi ngồi đợi một thời gian thì Ngũ từ phòng trong bước ra với một người lính, trao cho người khách này một túi vải màu xám và nói:
“ Chào đồng chí Hồ Quang, trong túi này là quân phục Bát Lộ Quân với quân hàm thiếu tá. Thiếu tá theo đồng chí này về nơi khách xá tạm trú ít bữa cho khoẻ rồi chúng tôi sẽ sắp xếp cho đồng chí đi Diên An sau, chắc cũng không lâu.”
Hồ
Quang sau đó ít lâu được đưa
tới Tây An, nghỉ hai ngày tại đây rồi nhập
vào một đoàn xe trâu và xe ngựa, đi lên phía bắc
chừng hơn trăm dặm th́ đến chiến
khu Diên An. Trên đường đi gặp khá nhiều quân
đội Quốc dân Đảng
và Quang phải
cải
trang thành người đánh xe đi cùng đoàn dân phu, v́
thế, phần lớn hành tŕnh đều phải đi
bộ.
Cuối tháng 10.1938, Hồ
Quang đến nhà khách “Vườn Táo” do
đặc vụ Khang Sinh tiếp đón. Lúc ấy, Khang
Sinh là Bộ trưởng Bộ Xă hội, phụ trách công
việc an toàn điều tra, Lư Khắc Nông là Phó bộ trưởng
kiêm nhiệm Thủ trưởng Cơ quan Bát lộ Quân
Quế Lâm, Quảng Tây. Thật là, ở đời
người ta gặp nhau khó lường. Những
tưởng vào khoảng năm 1934, tại Moskva,
Khang Sinh đă đề xuất mức án xử tử Nguyễn
Ái Quốc tức Hồ Quang bây giờ,
vậy mà ngày nay, tại “Vườn Táo”, Quốc
lại trở thành khách quư của trùm đặc vụ.
Khi Hồ Quang tới Diên An, tổng bí thư ĐCSTH vẫn còn là Trương Văn Thiên nhưng Mao Trạch Đông, với tư cách là Chủ tịch Ban Chính trị và Chủ tịch Ban Bí thư mới là người nắm quyền lãnh đạo thật sự từ năm 1935, nhưng mãi tới năm 1943 Mao mới chính thức làm Tổng bí thư. Mao sau khi đoạt được chính quyền tại Trung quốc tháng 10.1949 đã tích cực giúp đỡ Hồ Chí Minh và ĐCSVN, cho nên ta cũng nên biết sơ qua về tiểu sử của Mao.
Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là cha vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế, lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lư Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài.
Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đă sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị, nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.)
Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang b́nh luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam.
Ngày 23.7.1921, Mao đă tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng lúc đó chỉ gồm 5 người.
Mao, vào năm 1927, lănh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao t́m nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây.
Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng ḥa Xô-viết Trung Hoa được thành lập và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.
Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lănh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là Nhóm 28 người Bolshevik, đă thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.
Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lư trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Đặc biệt là trong cuộc trường chinh này có một sĩ quan Việt Nam, sau là tướng Nguyễn Sơn mà chúng ta sẽ có dịp đề cập tới trong một chương sau.
Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đă bước lên nắm quyền lănh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lư Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc thay thế cho Trương Văn Thiên.
Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đă lănh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng hai lần. Tại Diên An, Mao đă củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong.
Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam B́nh, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Sau khi lưu lại nhà khách “Vườn Táo” một tuần, Hồ Chí Minh cải trang thành lính cần vụ của Diệp Kiếm Anh trên hành tŕnh đường trường cát bụi đến Cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm, Quảng Tây. Thời kỳ Hồ Quang đến đây, tài liệu Trung cộng ghi là cuối năm 1938 căn cứ vào giáo sư Hoàng Tranh trong bài phỏng vấn Hà Khải Quân ngày 23.9.1982 như sau:
“...Vào
khoảng cuối năm 1938 đến đầu năm
1939. lúc ấy, tôi và Hồ Chí Minh, bí danh là Hồ Quang,
cùng làm việc tại Tổng bộ Bát lộ Quân Quế
Lâm, Quảng Tây, hết giờ lại về ở trong
một căn pḥng lớn phía tây đường Mạc
Thôn. Nghe giọng nói, tôi biết ông là người Quảng
Đông.
Hồ Chí Minh phụ trách công việc vệ sinh
kiêm viết báo tân văn, v́ thế cũng là một vị
lănh đạo cơ quan. Ông c̣n phụ trách biên tập
tờ nội san “Sinh hoạt tảo báo” (Sinh hoạt
buổi sáng). Tất nhiên chúng tôi hoàn toàn không biết thân
phận của ông, sau nầy mới phát hiện ra, Hồ
Quang có rất nhiều nét đặc biệt. Có một
lần, tôi phê b́nh ông ấy một vài vụ việc nho
nhỏ, đến ngày thứ Hai, Lư Khắc Nông phụ
trách “Bát biện” (Quế Lâm Bát lộ Quân biện sự
xứ), t́m gặp hỏi tôi phê b́nh Hồ Quang về
việc ǵ? Sao lại dám tự tiện phê b́nh như
vậy? Đến lúc ấy tôi mới biết thân phận
Hồ Quang không đơn giản. Ông là người
rất có khí thế”.
Theo một tài liệu dẫn bởi Sophia Quinn-Judge, tại Diên An, Hồ Quang và đại diện đảng CSTQ đã ký Thoả hiệp Diên An gồm các điểm dưới đây:
-Xây dựng Mặt trận Thống Nhất Hoa Việt kháng Nhật
-Mở rộng các tổ chức võ trang và tiến hành các hoạt động du kích
-Liên hiệp đảng CSĐD với các đảng phái khác thành Mặt trận Thống nhất cho Độc lập Quốc gia
-Biến mục tiêu của đảng CSĐD thành phản đế, bài phong
-Gửi các thành viên CSĐD tới Diên An học tại Đại học Kháng Nhật
Những thành viên đảng CSĐD đặt dưới sự hướng dẫn của các thành viên đảng CSTQ và được hưởng trợ cấp hàng tháng 50,000 Hoa tệ.
-Ngoài ra còn những điều khoản tuyệt mật không được ghi ra?
Đây được coi như khởi đầu cho sự lệ thuộc của đảng CSVN vào đảng CSTQ và cuộc Bắc thuộc mới của nước Việt Nam.
Văn phòng Bát lộ Quân lúc đó do Lý Khắc Nông đảm trách, đặt tại số nhà 138 đường Quế Bắc (bây giờ là số 98 đường Trung Sơn Bắc) nhưng chỗ cư trú là tại thôn Lộ Mạc, cách Quế Lâm khoảng 6km.
Lúc ấy, trừ chủ nhiệm Lư Khắc Nông ra, rất ít người biết Hồ Chí Minh là Ủy viên Đông Phương Bộ, Quốc tế Cộng sản và thân phận thực của ông. Hồ Chí Minh là bạn rất thân thiết của Chu Ân Lai, đã tích cực vận động Diệp Kiếm Anh phụ trách quân sự và Lư Khắc Nông phụ trách đặc vụ, trợ giúp cho Hồ Quang thành lập được “Đảng bộ Hải ngoại” của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hành trình cuả Thiếu tá Hồ Quang tại Trung Quốc
Một cán bộ khác cũng được QTCS cử sang vùng chiến khu Diên An là Nguyễn Khánh Toàn. Năm 1928 Nguyễn Khánh Toàn sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm, được học bổng du học tại Pháp và trong thời gian ở Pháp, ông gia nhập đảng CS Pháp rồi được Nguyễn Thế Truyền giới thiệu sang Moskva học trường Stalin. Năm 1932, sau khi tốt nghiệp,Toàn được giữ làm giáo sư giảng dạy tại học viện Stalin từ 1932 đến 1938. Vào năm 1938 Toàn được biết có một học viên Việt Nam cuối cùng của trường Stalin là Nguyễn Ái Quốc làm đơn xin cứu xét cho ḿnh được chấm dứt t́nh trạng bị kỷ luật và xin về Việt Nam hoạt động hay bất cứ nơi đâu.
Đơn của Quốc đă được CSQT cứu xét. Sẵn dịp Mao Trạch Đông đang phát triển lực lượng và tổ chức quân đội chính quy để cùng Tưởng giới Thạch chống lại quân Nhật, CSQT quyết định đưa hết các cán bộ và học viên người Á Châu tại “Học viện Đông Phương”, tức trường Stalin, về Trung Hoa để tăng cường cho Mao Trạch Đông; trong số này có giáo sư Nguyễn Khánh Toàn và Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Khánh Toàn làm gì tại Diên An? Xin hãy nghe con gái của Toàn Là Ngũ Bạch Lan kể lại:
“… Ngày ấy, Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc đă chọn hai chị em chúng tôi được thay mặt thiếu niên Trung Quốc ra sân bay Bắc Kinh đón Bác Hồ và tặng hoa khi Bác sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc năm 1950. Thật vinh dự và bất ngờ quá.
Tôi đă từng được nghe mẹ kể chuyện cha tôi là người học tṛ, rất gần gũi với Bác Hồ từ khi Bác c̣n hoạt động tại Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Khi được tặng hoa Bác Hồ, chúng tôi vô cùng sung sướng và tự hào
Đầu năm 1959, lần đầu tiên được về Việt Nam, cha tôi đă dẫn hai chị em vào thăm Bác Hồ trong ngôi nhà sàn ở Phủ Chủ tịch và được Bác và chú Vũ Kỳ, thư kư của Bác tiếp.
Cuối tháng 9/1959, Bác Hồ sang dự kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa. Bác lại dành cho hai chị em tôi một vinh dự nữa. Bác đă cử các cô chú ở Sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh tới đón hai chị em tôi vào Điếu Ngư Đài – nơi ở của Bác trong thời gian thăm Trung Quốc. Chúng tôi vinh dự được ngồi bên Bác cùng ăn cơm với các đồng chí lănh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với những người bạn của cha tôi từ những ngày gian khổ ở Diên-An và được biết các bác lănh đạo Trung Quốc gọi cha tôi là “Giáo sư đỏ”
Từ đó, tôi hỏi chuyện mẹ và cha tôi, và được biết: Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, cha tôi được Quốc tế Cộng sản phân công làm Phó ban Đông Dương, Viện Nghiên cứu khoa học về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản. Có lẽ cha tôi là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Liên Xô.
...Năm 1939, sau một chuyến trở về Việt Nam giữa đường gặp trục trặc, bác Chu Ân Lai, bạn của cha tôi đă đề nghị cha tôi về Diên-An giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc đào tạo cán bộ. Cha tôi nhận lời. Tại Diên An, cha tôi trở thành giáo sư của Trường Trung Quốc Nữ tử đại học. Đây là trường Đảng đào tạo cán bộ nữ do ông Vương Minh, bạn thân của cha tôi từ thời ở Moskva làm hiệu trưởng (ông Vương Minh nguyên là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc thời kỳ đầu thành lập.)
Cha tôi giảng dạy tiếng Nga và Lịch sử cách mạng thế giới. Ông đă giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Hoa. Ở Diên An, những nhà lănh đạo cách mạng Trung Quốc như: Diệp Kiếm Anh, Dương Thượng Côn, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức... là những người bạn thân thiết của cha tôi.
Năm 1941, cha tôi đă yêu mến cô học tṛ Trường Nữ tử đại học tên Ngũ Chân và kết hôn với cô. Năm 1942, mẹ tôi sinh chị Anna và năm 1943 th́ sinh ra tôi, Bạch Lan. Chúng tôi lớn lên tại khu căn cứ cách mạng Diên An.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Bác Hồ đă điện sang Diên- An đề nghị các đồng chí lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cho phép cha tôi trở về Việt Nam v́ lúc này cách mạng đang rất thiếu cán bộ.
Cuối năm 1945, các đồng chí lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đă tạo điều kiện cho cha tôi và tướng Nguyễn Sơn về Việt Nam để hoạt động cách mạng.
Mẹ tôi sau khi ra trường được điều về làm giáo viên tại Bảo dục viện (Trường giáo dục dành cho con em của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ở Diên-An). Chúng tôi lớn lên và học tập tại đây cùng với rất nhiều con của các vị lănh đạo Trung Quốc thời kỳ ở Diên An. Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, chúng tôi theo mẹ trở về Bắc Kinh.
Ngày ấy, Cách mạng Trung Quốc và Việt Nam c̣n khó khăn, cha tôi trở về Việt Nam, mẹ tôi không hy vọng gặp lại. Thông cảm với hoàn cảnh của mẹ tôi, tổ chức đă cho phép mẹ tôi đi bước nữa. Cha dượng chúng tôi cũng là một cán bộ công tác tại Diên An.
Tôi được mẹ kể cho nghe rằng: Sau một thời gian cha tôi trở về Việt Nam, Bác Hồ có điện sang hỏi các đồng chí lănh đạo Trung Quốc về t́nh h́nh mẹ con tôi. Sau khi biết tin về mẹ tôi, Bác Hồ đă cho phép cha tôi kết hôn với mẹ Đào Ngọc Bích ở Phú Thọ (Con kỹ sư Đào Đình Quang).
Một may mắn lại đến, Thủ tướng Chu Ân Lai đă có ư kiến để Bộ Ngoại giao cấp hộ chiếu cho tôi sang Hà Nội. Cha con tôi gặp nhau tại Hà Nội thật cảm động. Cha tôi đă dẫn tôi tới thăm Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, thăm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thăm chú Đỗ Mười... những người bạn, người đồng chí thân thiết của cha tôi.
Tôi c̣n nhớ, khi gặp lại hai chúng tôi đầu năm 1959 tại Hà Nội, cha tôi đă hỏi:
- Bây giờ hai con muốn ở với ai, ba hay mẹ?
Chúng tôi đều trả lời là đă quen sống ở Trung Quốc nên xin được tiếp tục sống với mẹ ở Bắc Kinh. V́ thế mà chúng tôi có quốc tịch Trung Quốc và mang họ mẹ: Ngũ Bạch Lan và Ngũ Anna.
Năm 1961, cha tôi dẫn đầu một đoàn đại biểu sang thăm hữu nghị Trung Quốc. Trong thời gian ở Bắc Kinh, cha tôi đă dẫn hai chị em vào thăm Mao Chủ tịch và được chụp ảnh với Người...
V́ mẹ tôi đă đi bước nữa nên mẹ không muốn vương vấn chuyện riêng ngày xưa, nhưng tôi biết hai người không bao giờ gặp lại nhau kể từ cuối năm 1945 cho tới khi cha tôi qua đời năm 1993. Mẹ tôi cũng đă mất năm 2004 tại Bắc Kinh…”
Sau khi phục vụ tại văn phòng Bát Lộ Quân một thời gian, năm 1940 Hồ Quang xin phép CSQT cho ông ta chấm dứt nhiệm vụ điệp viên tại Trung quốc và được trở lại phục vụ cho phong trào Cộng sản tại Đông Dương. Năm 1943 th́ tổ chức CSQT.3 bị Stalin giải tán, Nguyễn Khánh Toàn tiếp tục ở lại phục vụ trong căn cứ địa Diên An của Mao Trạch Đông, trong khi đó Hồ Chí Minh bám theo Tướng Trương Phát Khuê và Tiêu Văn của chính phủ Tưởng Giới Thạch, và nhận làm điệp báo viên cho t́nh báo Mỹ. Cuối cùng th́ t́nh báo Mỹ cùng THQDĐ đã đưa HCM về nước năm 1945 chứ đảng CSTH chỉ có ủng hộ về mặt tinh thần vì lúc đó Trung Cộng còn lo đối phó với Nhật Bản và THQDĐ mãi tới tháng 10.1949 mới chiếm đoạt được chính quyền trên toàn Trung quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 ít lâu, cùng với tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Khánh Toàn được về phục vụ xứ sở nhưng ông cũng chỉ được tham dự ở xa xa của ṿng ngoài trong lãnh vực giáo dục chứ không cho dự vào nhóm lănh đạo và các địa hạt chính trị v́ tuy không nói ra nhưng cả Trường Chinh lẫn Hồ Chí Minh đều e ngại ông ta có thể là người tin cậy của Stalin, một khi Stalin quan tâm tới Việt Nam th́ ông ta chỉ cần bắt tay với đầu cầu của ông ta là Nguyễn Khánh Toàn, do đó chỉ khi nào cần nói chuyện trực tiếp với Stalin th́ Hồ Chí Minh mới nhờ đến tài thông dịch của Nguyễn Khánh Toàn, như trong hai chuyến đi Moskva vào năm 1950 và 1952.
Tuy nhiên đối với Nguyễn Khánh Toàn th́ Trường Chinh còn căn dặn mọi người hăy dè chừng ông ta và đừng bầu ông ta vào những chức vụ cao trong Đảng v́ ông ta xuất thân là một người từng cộng tác với tay CSQT.4 Tạ Thu Thâu và ông ta chính là chủ bút tờ báo Le Nhà Quê của Tạ Thu Thâu trước khi sang Pháp du học.
Chính bản thân Nguyễn Khánh Toàn cũng biết thân biết phận, không dám có ư định leo cao trong Đảng bởi v́ ông biết Stalin thâm thù những ai theo chủ nghĩa CSQT.4. Năm 1937-1938 Stalin mở cuộc đại tàn sát Trostkist, giết và đưa đi đày hằng triệu người liên quan đến CSQT.4. Riêng Nguyễn Khánh Toàn tại Moskva phải giấu biệt chuyện ông xuất thân là Trostkist và cam sống an phận bền lề ĐCSVN.
Trong vụ Cải Cách Ruộng Đất, chính bố vợ ông là kỹ sư Đào Đình Quang bị đấu tố và chôn sống dù kỹ sư Quang trong kháng chiến tích cực ủng hộ Việt Minh và đồn điền tại Phú Thọ của ông thường là nơi nghỉ ngơi ăn uống của các cán bộ Việt Minh cao cấp kể cả Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và của nhiều đơn vị bộ đội trên đường hành quân hay nghỉ bồi dưỡng.,
Trở lại Quế Lâm, nơi đặt văn phòng Đệ Bát lộ quân, sở dĩ thành phố có tên như vậy là vì trong thành phố và ngoại ô đều có trồng rất nhiều quế, được người Tàu xem là một trong vài tỉnh có phong cảnh đẹp nhất nước và được ca tụng trong một câu thơ, “Quế lâm sơn thủ giáp thiên hạ” do phong cảnh nhị giang tứ hồ gồm hai con sông rất ngoạn mục là sông Ly và sông Đào Hoa, với bốn cái hồ đẹp là Sam Hồ, Dung Hồ, Quế Hồ và Mộc Long Hồ.
Người phụ trách phòng Cứu Vong là Hà Khải Quân, ghi lại trong hồi ký như sau:
“...Tôi cùng công tác với đồng chí Hồ Chí Minh từ cuối năm 1938 đến xuân hè năm 1939 tại Pḥng Cứu vong của Văn pḥng Bát lộ quân ở Quế Lâm và cùng ở trong một nhà lớn phía tây đường sắt trong thôn Lộ Mạc. Hồi đó, Người mang tên Hồ Quang, tiếng nói pha giọng Quảng Đông. Pḥng Cứu vong chúng tôi giống như câu lạc bộ nhưng không hoàn toàn là câu lạc bộ, bởi v́ Pḥng c̣n có nhiệm vụ giáo dục chính trị và văn hoá. Pḥng có nhiều uỷ viên như uỷ viên kinh tế tài chính, uỷ viên y tế, uỷ viên văn thể, uỷ viên bích báo... Hồ Quang là Ủy viên y tế kiêm Ủy viên bích báo, v́ vậy cũng là một thành viên lănh đạo Pḥng. Tôi c̣n nhớ Hồ Quang từng phụ trách kiểm tra vệ sinh, làm việc rất chu đáo, yêu cầu rất nghiêm khắc... Hồ Quang c̣n phụ trách biên tập tờ Sinh hoạt tiểu báo, một tờ báo nhỏ truyền tay nhau đọc trong nội bộ cơ quan chúng tôi. Bản thảo được chép lại bằng bút lông rồi đóng thành tập. B́a báo do Hồ Quang tŕnh bày, tên báo cũng do đồng chí ấy viết. Nội dung phần lớn là những sinh hoạt trong cơ quan, có biểu dương, có phê b́nh, khoảng 10 ngày ra một số. Ngoài công việc biên tập và chép lại, Hồ Quang c̣n viết rất nhiều bài, có lúc làm cả những bài thơ nho nhỏ theo thể thơ cổ của Trung Quốc...”
Tháng
Hai năm 1939, Diệp Kiếm Anh thành lập “Trung tâm
huấn luyện cán bộ du kích”
phía nam núi Hành Sơn, cách Quế Lâm
khoảng 200 dặm.
Kế hoạch nầy đề xuất hai giai
đoạn kháng chiến: Giai
đoạn thứ nhất bắt đầu từ ngày 15.2.1939.
Giai đoạn thứ hai từ 20.6 đến 20.9.1939.
Hồ Quang chỉ
kịp tham gia giai đoạn II
lớp huấn luyện cán bộ du kích nhưng
cũng đă thu thập
được nhiều kiến thức
bổ ích và được cung
cấp nhiều phương tiện hoạt động.
Sau nầy, khi rời khỏi khu Tĩnh Tây, Hồ Chí Minh
đă sử dụng những kiến thức và kinh
nghiệm quư báu đó,
để
khi về căn cứ địa Việt
Bắc, mở lớp huấn luyện chiến tranh du kích
và lập ra một chi đội giải phóng quân vũ
trang đầu tiên.
Hồi kư của Ngô Khê Như, một người
từng là giáo viên giảng dạy tại “lớp
Du
kích”, viết về Hồ Chí Minh như sau:
“Đồng chí Hồ Chí Minh tham gia khóa học Huấn luyện cán bộ du kích vài tháng, cũng kiêm nhiệm luôn công việc phiên dịch, chức danh là Trưởng ban Thông tin Cơ quan Quế Lâm, thường gọi là Ngoại công”.
Hồi kư của Lư Bội Quần cũng viết:
“Hồ Chí Minh nói chuyện bằng tiếng Quảng Đông rất giỏi nhưng tiếng phổ thông th́ không được lưu loát. Khi ấy, các đồng chí được Đảng Cộng sản cử đến Ban huấn luyện cán bộ du kích ở Nhạc Dương rất ít người biết tiếng Quảng Đông, nhưng Hồ Chí Minh chỉ thích nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng phổ-thông”.
Tháng
9 năm 1939, sau khi lớp “Huấn luyện cán bộ du
kích” kết thúc, Hồ Chí Minh trở lại
Cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm. Tháng Mười Hai
năm 1939, ông được điều đến
Cơ quan Bát lộ Quân Quư Dương giúp việc cho
đồng chí cấp dưỡng. Mọi người
đều hoan hỉ
đón tiếp Hồ Chí Minh. Ông cũng thường
dạy mọi người tiếng Nga và tiếng Anh, vào
lúc có tiền th́ bỏ ra một ít mua rau quả mời
mọi người cùng ăn.
Cuối
năm 1939, Hồ
Quang ngoài công tác thường xuyên tai văn
phòng, có đi Long Châu tìm cách bắt
liên lạc với đảng Cộng sản Việt
Nam trong nước nhưng không có kết quả.
Dưới đây là hồi ký của Lý
Bội Quần, người đã hướng
dẫn Hồ Quang đi Long Châu:
“...Vào khoảng tháng 10, tháng 11.1939, tôi lại nhận nhiệm vụ từ Quế Lâm qua Việt Nam đi Hồng Kông. Trước lúc lên đường, đồng chí Lư Khắc Nông gọi tôi lên, nói cho tôi rơ cương vị đích thực của đồng chí Hồ Quang và giao thêm cho tôi một nhiệm vụ nữa là tiện đường dẫn đồng chí Hồ Quang đến Long Châu, bắt liên lạc với người của tổ chức Đảng CS Việt Nam từ trong nước phái ra t́m đồng chí Hồ Quang. Thế là tôi hộ tống đồng chí Hồ Quang rời Quế Lâm, qua Liễu Châu, Nam Ninh đến Long Châu, suốt dọc đường hết sức cẩn thận. Sau khi đến Long Châu, chúng tôi ở lại một quán trọ nhỏ trên bờ sông. Nhưng chờ măi ba ngày cũng không thấy có đồng chí nào đến liên lạc với Hồ Quang, Hồ Quang đành theo đường cũ quay lại Quế Lâm. C̣n tôi th́ từ Long Châu sang Việt Nam rồi đi Hồng Kông. Lần ấy không giúp đồng chí Hồ Quang liên lạc được với tổ chức, tôi cứ lấy làm tiếc măi. Đến đầu thập kỷ 60, đọc được bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi mới biết rằng lần đó v́ người ở Việt Nam cử sang Long Châu – Phùng Chí Kiên và Cao hồng Lĩnh - đă bị lừa lấy mất sạch tiền nên đă trở về Việt Nam ba hôm trước khi Hồ Quang và tôi từ Quế Lâm đến được Long Châu”.
Tháng 11.1939 Hồ Quang từ Quế Lâm tới văn phòng Bát Lộ Quân tại Trùng Khánh, tại đây ông thường lui tới bàn bạc với Hồ Học Lãm và thăm dò tin tức vì Lãm đang công tác tại bộ Tổng Tham Mưu quân đội Trung hoa dân quốc. Hồ cũng nhắn Lê Thiết Hùng, con rể của Lãm, lúc ấy đang phục vụ trong quân độ THDQ hãy tìm cách về ngay Quế Lâm.
Lưu Ngang, cán bộ văn phòng mô tả Hồ Quang:
“... Hồ Quang ăn mặc giản dị, thường đi hải sảo, mặc áo vạt chéo kiểu đời Đường, trông như một thầy giáo làng, nói pha giọng Quảng Đông nên ai cũng tưởng là người Quảng đông. Trán cao nên chúng tôi thường gọi là Quang Hói. Có lần tôi hỏi đã có vợ con gì chưa thì đồng chí nói chưa có vợ. Hồ Quang tới với cương vị bí mật, thường tiếp xúc với Chu Ân Lai nên chúng tôi ít biết về họat động của đồng chi ấy...”
Đầu năm 1940, Hồ Chí Minh ở thôn Hồng Nham thuộc Cơ quan Bát lộ Quân Trùng Khánh, đă có vài lần cùng Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh bí mật bàn bạc mà nội dung không ai được rõ.
Tháng
2.1940, Hồ Chí Minh đến Côn
Minh, và với sự giúp
đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đă
liên lạc được với Đảng bộ
Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông
Dương, những người lănh đạo lúc
đó gồm Phùng Chí Kiên,
Hoàng Văn Hoan (bí
danh Lư Quang Hoa).
Lúc
này Hồ đã có thêm nhiều cán bộ
phụ tá khác nữa như Đặng
Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc từ Xiêm
mới tới. Hồ Quang từ đó
dưới bí danh ông Trần, lợi dụng
giấy tờ của Hội Việt Nam
Hưởng ứng Trung quốc Kháng
địch, một tổ chức
được nhà đương cục Trung hoa
công nhận, đi tới các cơ sở
cộng sản do Phùng Chí Kiên và Đặng
văn Cáp dẫn đường, liên lạc
được với nhóm Nam Kinh gồm
Vũ Anh, Cao Hồng Lĩnh và nhóm Côn Minh
gồm Lê Tùng Sơn và Bùi Đức Minh.
Hai người này vốn thuộc VNQDĐ
nhưng bất mãn với đường
lối của đảng đã được
Quốc chiêu dụ theo phe Quốc và chính Minh sau
này là người dẫn đường
cho Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp
từ Việt Nam sang Côn Minh để gặp
Hồ Quang lúc đó mang thêm bí danh là
già Vương tức Vương Đạt Nhân
khoảng tháng 4.1940.
Nhận xét của các sử gia về các hoạt động từ trước tới lúc này của Nguyễn Ái Quốc thì ngoài vịêc hợp nhất có tính cách hình thức ba đảng Cộng sản thành đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của ông trong đảng vẫn còn rất khiêm nhường. Tên đảng của ông, đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải đổi ra là đảng Cộng Sản Đông Dương trong đó ông không được nắm quyền lãnh đạo. Thậm chí khi được tin Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hương Cảng, Hà Huy Tập còn viết:
“ Công lao mà ông đã đóng góp cho Đảng thật lớn, song các đồng chí trong lúc này không được quên những tàn dư dân tộc chủ nghiã của Nguyễn Ái Quốc, các chỉ thị sai lầm của ông về những vấn đề cơ bản của phong trào cách mạng...”
CHÚ GIẢI:
- Hồ Quang chính là bí danh Hồ Chí Minh từ cuối năm 1938 đến 1942, sau khi từ Moskva về Trung Quốc. Theo Hồ Tuấn Hùng, tác giả Hồ Chí Minh Sinh bình khảo, bí danh của Hồ Chí Minh ở Liên Xô là P.C.Lin (Lin là phiên âm của chữ “Lâm”, cũng là họ bên vợ của Hồ Tập Chương tại Đài Loan là Lâm Quế Muội. “P.C” th́ không rơ có dụng ư ǵ, nhưng chữ “Quang” trong “Hồ Quang” th́ chính là tên người con trai duy nhất của ông [Hồ Tập Chương] ở Đài Loan là “Hồ Thự Quang”.
Lý do có lẽ đúng hơn cả, Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Quang vì muốn lấy lại họ thật sự của mình là cháu nội của Hồ Sĩ Tạo.
- Người đi du lịch Quế Lâm thường được giới thiệu về “tam bảo”: ớt, chao và rượu Tam hoa. Tương ớt nổi tiếng của Quế Lâm được làm từ ớt tươi, tỏi và đậu phụ. Chao cũng là món ăn được chế biến từ đậu phụ. Rượu Tam hoa nổi tiếng toàn Trung Quốc chỉ sau rượu Mao Đài.
- Trong một chuyến viếng thăm Trung quốc năm 1959, Hồ đã tới Tửu Tuyền, Cam túc nơi có xưởng “ Dạ Quang Bôi” chế tạo ly thủy tinh và ngọc thạch, được mời thưởng thức “bồ đào mỹ tửu” uống bằng ly “ dạ quang bôi”.
- Sau chiến thắng biên giới 1950, Hồ đă sang Trung Quốc bằng đường bộ. Mao và Chính phủ Trung Quốc cử Nguyên soái Chu Đức về Quế Lâm đón. Từ đó, cuộc kháng chiến luôn được Trung Quốc ủng hộ. Vùng Quảng Tây được làm nơi tiếp nhận viện trợ, điều dưỡng thương binh, mở trường cho cán bộ và học sinh Việt Nam.
Năm 1952, Hồ đă giao nhiệm vụ cho Ban Tổ chức Trung ương Đảng thành lập Trường Thiếu Nhi Việt Nam tại Trung Quốc "nhằm giáo dục đào tạo con em các gia đ́nh có công với cách mạng thành những nhân tài phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc", nên ở Trung Quốc trường có tên Quế Lâm Dục Tài học hiệu. Cũng thời gian này ở Quế Lâm c̣n có Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam khoá 9 với 2,000 sinh viên, Trường Chuyên ngữ trung cao để chuẩn bị kiến thức và ngoại ngữ cho các học sinh Việt Nam vào học các trường đại học của nước bạn, trường Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Trỗi với 1,000 học sinh, trường Nguyễn Văn Bé cho học sinh con em người tập kết từ miền Nam, với 1,000 học sinh, trường Võ Thị Sáu cho 600 nhi đồng miền Nam, trường Dân tộc Trung ương với 1,000 học sinh...
Từ năm 1951 đến năm 1975, lần lượt có hơn 14 nghìn học sinh tốt nghiệp từ Quế Lâm về nước trong đó có 4 phó thủ tướng sau này là Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Công Tạn, Vũ Khoan và Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan. Theo thống kê chưa đầy đủ, trường Dục tài đã đào tạo hơn 40 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ, hơn 30 vị tướng cho Việt Nam.
Những sinh viên, học sinh này được Trung Cộng nuôi nấng, dậy dỗ tất nhiên khó quên ơn nghĩa và sẽ là những người có khuynh hướng thân Tàu và coi Tàu là tổ quốc thứ hai của họ. Món nợ này của Việt Cộng qúa lớn tất nhiên cũng phải tìm cách trả ơn Trung Cộng về lâu dài.
Đặc biệt, từ ngày 14.5.1961, nhận lời mời của Mao và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ đă đến nghỉ ở thành phố Quế Lâm hơn một tháng. Quế Lâm nghĩa là rừng quế, loài hoa có tên trong "Thập đại danh hoa"- mười bông hoa nổi tiếng của Trung Quốc, “Thập lư phiêu hương”- có hương bay xa mười dặm, nở vào mùa thu...
Về Quế Lâm lần ấy, ông đă thăm lại những nơi ḿnh đă đi qua, đă công tác, gặp lại bạn bè Trung Quốc năm xưa, cảm ơn nhân dân Trung Quốc đă giúp đỡ nhân dân Việt Nam... Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6.1961, Hồ đă về thăm lại văn phòng năm xưa, phát quà cho các thiếu niên, nhi đồng.
Hồ có vẻ ưa thích đất nước Trung Hoa hơn Việt Nam, ông sang Tàu nghỉ ngơi cả hàng chục lần, mỗi lần có khi cả tháng, thế mà ngay Nghệ An là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi có mồ mả tổ tiên ông cũng chỉ ghé qua một lần, chưa qúa một ngày. Vậy thì tình quê hương của Hồ đặt ở đâu? Việt Nam hay Trung Hoa? Hỏi tức là trả lời.
Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Chương 27 này tác giả Hoàng Xuân Thảo dẫn dắt chúng ta theo dơi cuộc bôn ba của Hồ Chí Minh trong những năm 1938-1942 trước khi ông ta về nước nắm lấy chủ quyền.
Hồ Chí Minh tới Lan Châu và Diên An từ Moskva, Nga Sô Viết chứ không tới từ Việt Nam. Sau đó ông ta có gặp được Nguyễn Khánh Toàn và Thiếu Tướng Nguyễn Sơn tại Diên An.
Có lẽ c̣n có những người Việt Nam khác cũng theo cuộc Vạn Lư Trường Chinh và Đệ Bát Lộ Quân, nhưng v́ họ sau này không được giữ chức vụ quan trọng ǵ bên Tầu cũng như tại Việt Nam nên tên tuổi họ cũng không c̣n ai nhớ tới, ngoại trừ chính gia đ́nh họ và con cháu họ.
Trong thời gian này Nguyễn Khánh Toàn, với bằng cấp Tiến sĩ tại Đại Học Moskva , là người có học nhất, trí thức nhất tại Diên An.
Cuộc Vạn Lư Trường Chính của Đệ Bát Lộ Hồng Quân là một cuộc đi gian nan, đầy nguy hiểm với hơn 90% quân số chết dọc đường sau hơn một năm trốn chạy tới Diên An.
Tại Việt Nam thời đó có nhiều người đạt tên con là Trường Chinh. Một cán bô Cộng Sản chủ yếu thời đó - Đặng Xuân Khu, người làng Hành Thiện, cũng lấy bí danh là Trường Chinh. Sau này người ta chỉ biết tên Trường Chinh , chứ ít ai biết tên thật của ông ta là Đặng Xuân Khu cả.
Các người làm cách mạng đi đến đâu th́ lấy vợ, lấy chồng ở đó, rồi khi đi nơi khác th́ lại lập gia đ́nh thêm. Trường hợp ông Nguyễn Khánh Toàn cũng vậy. Trong thời gian tại Diên An, ông ta có lấy vợ Trung Hoa và có 2 người con gái sinh đẻ tại Diên An, lấy họ mẹ là họ Ngũ.
Họ Ngũ là một họ danh tiếng bên Tầu, có 1 ông tổ là Ngũ Tử Tư, cùng thời với Tôn Tử (the Art of War) một danh tướng thời Chiến Quốc.
Tôi không biết ông Nguyễn Khánh Toàn có liên hệ gia đ́nh ǵ với cụ Tuần Phủ Nguyễn Khánh Trường, nhạc phụ các ông KS Pham Huy Giang, Luật Sư Vũ Văn Hiền và GS Thạc Sĩ Trịnh Văn Tuất không?
Mã nhũ bồ đào Dạ quang bôi – Ảnh Nguyễn Nam Trân
Thiếu tá Hồ Quang (dấu X) tại văn phòng Bát Lộ Quân
Dạ quang bôi chế tạo tại Tửu Tuyền, Cam Túc
Trường Dục Tài – Quế Lâm
*28
CHÀNG THI ĐI CÕI XA MƯA GIÓ
VÕ NGUYÊN GIÁP và PHẠM VĂN ĐỒNG sang CÔN MINH
CUỘC TÌNH DUYÊN GIỮA VÕ NGUYÊN GIÁP và NGUYỄN QUANG THÁI
Trường tư thục Thăng Long là một dẫy nhà hai tầng tọa lạc tại số 20 Ngõ Trạm, Hà Nội, nằm phía bắc của Nhà Thờ Lớn và phiá tây cuả hồ Hoàn Kiếm. Hồi mới thành lập , trường còn ở phố Hàng Cót với hiệu trưởng là Phạm Hữu Ninh và chỉ dậy tới hết bậc thành chung, sau gọi là Trung học đệ nhất cấp hay phổ thông. Vì nhu cầu, ban giám đốc nhà trường thấy cần mở rộng phạm vi hoạt động nên đã nhờ kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện sửa nâng dẫy nhà tại 20 tại Ngõ Trạm từ một tầng lên hai tầng. Trường sở mới nhận học sinh tới lớp thi Tú tài I và khai giảng khoá đầu tiên vào tháng 9.1935 với hiệu trưởng mới là Nguyễn Bá Húc, cử nhân toán, nhưng ít lâu sau vì bệnh, ông đã từ nhiệm và được thay thế bởi Hoàng Minh Giám.
Hoàng Minh Giám quê quán huyện Gia Bình, Bắc Ninh, cháu ngoại của Học bộ Thượng thư Cao Xuân Dục, con của Phó Bảng Hoàng Tăng Bí, một trong những sáng lập viên phong trào Đông kinh Nghĩa thục; Giám tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm khóa III năm 1926, được bổ nhiệm làm giáo sư tại Lycée Nam Vang nhưng sau hai năm thì bị bãi chức vì kỷ luật nên sau một thời gian kiếm ăn lăng nhăng qua ngày, về dạy tại trường Thăng Long.
Trường có một ban giáo sư rất hùng hậu gồm nhiều trí thức, khoa bảng nổi danh thời đó như Phan Thanh, Phan Mỹ, Khuất Duy Các, Vũ Bội Liên, Hoàng Như Tiếp, Đặng Thái Mai, Nguyễn Lân, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Nguyễn Dương, Trịnh Văn Bính, Phạm Huy Thông, Vũ Đình Hoè, cả cụ nghè Bùi Kỷ lẫn hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường. Nguyễn Tường Tam sau khi tốt nghiệp Cử nhân Lý Hoá từ Pháp về cũng có thời gian dạy tại Thăng Long và quen biết với đồng nghiệp Trần Khánh Giư, bút hiệu Khái Hưng tại đây.
Hôm đó là chiều thứ sáu, ngày 3.5.1940. Võ Nguyên Giáp, giáo sư Sử từ tháng 5.1939, đang giảng về sự nghiệp của Napoléon là một người ông vốn rất ngưỡng mộ và thuộc từng chi tiết các trận đánh của người hùng. Chuyện này cả trường đều biết và có người đuà dỡn khi gặp ông hỏi “ Anh theo gót Napoléon tới đâu rồi?” thì ông hãnh diện trả lời “ Tôi sẽ là một Napoléon.”
Người ta còn nói rằng sách gối đầu giường của Giáp ngoài các sách về Napoléon ra, còn có cuốn Binh Thư Tôn Tử.
Thật ra hôm nay không có giờ sử nhưng thầy Giáp dậy bù cho thứ hai tuần tới và không nói lý do vì sao. Hôm nay ông có vẻ sốt ruột trong khi giảng bài, thiếu vẻ hào hứng nên có một vài học sinh ngủ gật và bỗng choàng thức dậy khi tiếng trống trường vang lên một hồi báo giờ tan hoc. Giáp móc trong túi ra chiếc đồng hồ quả quýt. Đúng 5 giờ. Giáp vội vàng thu vén mấy tờ giấy dàn bài nhét vội trong cặp, lấy cái mũ phớt màu nâu thẫm đội lên đầu rồi hối hả bước ra khỏi lớp không kịp chào lại bọn học sinh đang đứng dậy tiễn thầy. Giáp vưà bước ra ngoài hành lang thì nghe tiếng gọi “Thầy Giáp” và một học sinh hấp tấp chạy tới đưa cho ông cặp kiếng mát rất to, gọng vàng, nói “Thầy để quên trên bàn”. Giáp nhận ra Bùi Diễm, một học sinh rất thích thú môn sử thường vẫn hay tìm thầy nói chuyện nhưng hôm nay Giáp chỉ nói cám ơn, nhét vội kiếng vào túi áo rồi hối hả đi ra khỏi trường. Giáp đi vòng vo thay vì đi thẳng về phía hồ Gươm, dưới những chùm hoa phượng đỏ rưng rưng và trong tiếng ve sầu kêu ra rả. Vưà đi, Giáp vưà nhìn trước ngó sau như muốn xem có ai theo dõi mình không. Vừa lúc đó, tàu điện chạy từ Chợ Hôm tới, Giáp nhẩy lên đi tới đâù đường Cổ Ngư thì xuống và bước lững thững qua chùa Trấn Võ, trong lòng hồi hộp sợ có người theo dõi nhưng khi nhìn trước sau không thấy có gì lạ, Giáp mới thở phào thì chợt có tiếng người hỏi “ Thầy có đi xe không?” Giáp quay lại thì thấy giáo Minh đang đứng cầm hai càng một chiếc xe tay. Giáp đảo mắt nhìn quanh rồi nhảy vội lên xe, kéo cái mũ xuống che mặt.
Giáo Minh kéo xe tới một hàng cơm nhỏ ở cuối đê Yên Phụ rồi đỗ lại. Giáp đảo mắt nhìn chung quanh không có ai, lẳng lặng bước vội vào quán, đi thẳng vào buồng trong, không buồn chào hỏi bà lão chủ quán. Giáp đi luôn ra phía sau quán, quan sát một lát rồi mới vô giường ngồi, tim vẫn còn hồi hộp, lại đứng dậy đi lại trong buồng hẹp, tối om. Một lúc sau Giáp đang ngồi sau bức vách đất, còn đang thẫn thờ với nỗi lòng của kẻ ra đi thì Phạm Văn Đồng xịch bước vào và cả hai trú qua đêm tại đó.
Sáng hôm sau, Giáp và Đồng tránh ra ga Hàng Cỏ là ga chính tại Hà Nội mà ra ga xép Đầu Cầu, đáp xe lửa đi Lào Cai, cả hai không mang hành lý gì theo ngoại trừ một cái cặp cũ bên trong nhét tờ báo hàng ngày, một quyển vở cũ ghi chép lăng nhăng và tấm vé tàu hỏa, mỗi người ngồi riêng một góc. Giáp kéo cái mũ phớt nâu xuống trán và lấy cặp kính mát ra đeo, để che khuôn mặt cho kín đáo và cũng để dễ dàng quan sát người và sự vật quanh mình. Chiếc kiếng hơi to quá khổ nên Giáp phải vừa đeo đi đeo lại vừa chậc lưỡi “ Súyt nữa thì mình quên cái của qúy này. May mà có Bùi Diễm nó nhắc và đưa cho”.
Trong đám học trò, Giáp thấy có hai người rất thích thú môn Sử, là Bùi Diễm và Tạ Thái An tức Hoàng Minh Thảo. Giáp đoán cả hai rồi sẽ có sự nghiệp và công danh rực rỡ. Giáp luôn luôn quan sát chung quanh, thấy không có vẻ gì khác lạ, nên cũng yên tâm nhưng vẫn mở tờ báo ra vẻ chăm chú đọc. Thật ra, Giáp ngồi tư lự, nhớ tới vợ con và trong dòng hồi tưởng miên man, những hình ảnh cũ thoáng hiện ra.
Một ngày năm 1929, trên chuyến xe lửa Vinh – Huế, Giáp và Quang Thái đã gặp nhau lần đầu tiên khi Thái về thăm gia đình từ Vinh trở lại Huế để tiếp tục học trường Đồng Khánh cùng với người bạn là Hồ Cầm.
Hôm ấy, cũng như Cầm, Thái mặc áo dài tím Huế, đồng phục của trường thời bấy giờ, tóc buông xoã xuống hai bờ vai nhỏ nhắn, da trắng hồng dậy thì của tuổi trăng tròn, gương mặt tươi sáng, đặc biệt là cặp mắt ướt, đen lay láy trông rất quyến rũ khiến Giáp tặc lưỡi nghĩ thầm, “Nhãn bất ba đào dị nịch nhân.” Thái và Cầm đang loay hoay để cái va-li nhỏ lên cái giá để đồ thì tàu chạy khiến Thái bị ngả người ra sau, suýt té. Giáp lên tàu từ Hà Nội, ngồi gần đó, đang ngắm nghía Thái và cảm thấy gợn trong lòng một ấn tượng sâu sắc và một cảm giác êm ái, toan muốn tìm cách làm quen,vội vàng chạy tới đỡ va-li của Thái và để lên giá một cách nhẹ nhàng. Thái nở nụ cười trên môi, hơi nghiêng mình và nói một cách bẽn lẽn, “Cảm ơn ông.” Giáp cũng hơi nghiêng mình đáp lễ, nói với giọng tự nhiên, “Không có chi,” rồi trở về chỗ ngồi cũ. Nhưng từ phút đó, Giáp không rời mắt khỏi hai cô mà Giáp đoán thầm là nữ sinh Đồng Khánh.
Cầm nhìn Thái tủm tỉm cười, “ Sao má mi đỏ bừng lên rứa? Coup de foutre hỉ ?”
Thái đập nhẹ lên vai bạn, “ Mi! Đồ qủy!”
Cầm không tha, “Đừng có chối. Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.”
Một lát sau,Thái thầm thì với Cầm:
-Chàng ni có vẻ một thư sinh, mà không...có vẻ một công tử bột thì đúng hơn. Mắt cứ chằm chằm nhìn bọn mình. Kỳ quá! Nhưng đâu rỗi hơi đâu mà trò chuyện với thứ công tử bột ni...
Nhận xét của Thái chứng tỏ nàng có đôi mắt tinh đời. Giáp người tầm thước, mặt đầy đặn, da trắng trẻo, trán cao, mắt sáng, bộ tóc dài đen mướt, rậm rì. Hôm ấy, cũng như nhiều ngày khác, Giáp ưa mặc bộ đồ complet trắng, đeo cà-vạt sọc chéo và đội mũ phớt nâu trông ra dáng một chàng trai “ vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.”
Cầm không trả lời, đưa mắt nhìn Thái, nghĩ bụng, “ Cô ả có cảm tình rõ ràng mà còn bày đặt làm cao...”
Thái đang như người mất hồn thì Giáp lân la tới đưa cho Thái tờ báo, “Cô đọc cho giết thời giờ.” Cầm trêu, “ Chắc là ông có bài đăng trong báo?” Giáp cười, “ Cô đoán trúng quá” rồi tự giới thiệu là nhà báo. Cầm tấm tức khen:
-Ồ ra ông là nhà báo lận! Thế mà chúng tôi đoán sai!
-Vậy chứ hai cô đoán tôi mần nghề chi?
-Thái nó biểu ông là công tử bột
Thái vội lên tiếng: Đâu có, đâu có!
Từ lúc biết Giáp là nhà báo tại báo Tiếng Dân, Thái tỏ vẻ niềm nở, giọng mỗi lúc một dịu dàng hơn và sau vài câu chuyện đẩy đưa thì cả hai dường như rất tương đắc. Thật ra nếu Giáp không xưng là nhà báo thì Thái cũng đang muốn tìm cách bắt chuyện nhưng chỉ muốn làm cao một chút thôi, giống như mấy o Huế cầm nón nghiêng nghiêng ra chiều e thẹn nhưng mắt vẫn đong đưa nhìn lén.
Lần thứ hai, hai người bất ngờ gặp lại nhau tại một ngôi nhà khuất kín bên dòng sông Hương thơ mộng, một cơ sở quần chúng vì cả hai đang cùng hoạt động cho một đoàn thể bí mật. Đó là nhà của Lê Ấm, con rể Phan Chu Trinh mà Giáp thường lui tới còn Thái lần đầu tới đây để nhận công tác. Giáp cảm thấy quen quen, nhưng quên không nhớ gặp tại đâu.
-Cái giọng nói diụ dàng, âm ấm nớ, cái đôi mắt long lanh, đen lay láy nớ đúng là mình đã gặp ở mô rồi!
Giáp sau khi nhớ và nhận ra Quang Thái, rồi lại biết thêm Quang Thái là em ruột của Minh Khai, lúc này đang là một ủy viên ban chấp hành Tân Việt Cách Mạng Đảng thì lại càng quyến luyến và trọng vì hơn, rồi sau nhiều lần hội họp, tình yêu của họ dần dần nẩy nở để rồi hai người tiến tới hôn nhân ngày 28.9.1935 khi Giáp 24 tuổi còn Thái thua chồng 3 tuổi; tình yêu mặc dầu đằm thắm, mặn nồng nhưng cả hai đều hăng hái hoạt động cách mạng nên mãi tới năm 1939 mới đơm hoa kết trái là cô con gái đầu lòng Võ Hồng Anh.
Giáp đang đắm chìm trong dòng ký ức bỗng tàu rúc còi báo tới ga Yên Bái, Giáp và Đồng cùng xuống theo kế hoạch dự trù và nghỉ tại đấy một đêm, chờ giáo Minh đáp chuyến tàu sau tới. Cả đêm Giáp băn khoăn về những hoạt động sắp tới vì chuyến đi không phải do Giáp định đoạt mà là do đoàn thể sắp đặt.
Giáp nhớ mấy tuần trước lúc nhá nhem tối, Giáp do giáo Minh nhắn tin đã đi tới nghiã trang Quảng Đông và khi đi vào trong thì thấy một ông lão mặc chiếc áo dài thâm, đội khăn xếp, đeo kiếng trắng, cắp ô đang đi thơ thẩn như một ông thày địa lý đi tìm huyệt đất. Giáp nhận ra Hoàng Văn Thụ, lúc đó đang là Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ và Thụ khẽ bảo Giáp:
“ Tình hình thế giới thay đổi nhiều từ lúc thế chiến II bùng nổ. Phát xít Nhật chắc thế nào cũng choảng nhau với bọn thực dân Pháp Vichy và quân Đồng minh có thể đổ bộ vào nước ta bất cứ lúc nào cho nên mình cần có một tổ chức quân sự để sẵn sàng phát động chiến tranh du kích. Thêm nữa, lúc này bọn mật thám truy lùng gắt gao các người cách mạng cho nên chúng ta không hoạt động công khai được nữa mà phải rút vào bí mật. Trên đã quyết định theo đề nghị của tôi, gửi anh và đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung quốc để được thụ huấn về chính trị và quân sự. Tôi báo để hai anh chuẩn bị sẵn sàng khi thuận tiện là lên đường ngay lập tức “.
Khi về nhà, Giáp cho vợ biết thì Thái đã không tỏ vẻ buồn phiền mà còn hăm hở bảo:
“Đây là thời cơ lớn. Trên đã quyết định ra sao thì mình phải nhất trí. Đừng bận tâm về mẹ con em”.
Tuy Thái nói vậy mà sáng hôm sau Giáp thức dậy nhìn thấy chiếc gối của Thái ướt đẫm lệ. Trước khi tới trường Thăng Long buổi cuối cùng, Giáp dùng dằng mãi, hết ôm vợ lại nựng con không muốn rời bước. Tới ngưỡng cửa Giáp còn quay lại trong khi Thái bồng con nhìn theo, đúng là khó biết “ Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Thái có ý định, chiều nay sẽ ra hồ Tây, giả làm người đi lễ chùa Trấn Võ để tiễn chồng nhưng Giáp gạt đi vì sợ lộ bí mật và sợ bị đoàn thể phê bình ra đi còn vướng mắc tình thê nhi. Giáp an ủi:
“ Em chờ Hồng Anh lớn thêm một chút, rồi gửi con cho ông bà ngọai và tìm cách thóat ly sang bên đó, chúng ta lại cùng bên nhau hoạt động.”
Thái ngậm ngùi:
“ Cuộc đời biết bao nhiêu là bất trắc, biết ngày mai ra sao? Nhưng thôi, điều cần nhất là anh cần giữ gìn sức khoẻ và nhớ gửi tin tức thường xuyên về cho em yên tâm.”
Hai người hôn nhau từ biệt, Giáp bước vội ra và đóng cửa lại trong khi Thái nhìn theo, mắt rơm rớm lệ.
Sáng hôm sau, cả ba người là Giáp, Đồng cùng giáo Minh lên tàu từ Yên Bái đi Lào Cai, khi còn cách Lào Cai một ga thì cả ba muốn tránh lộ liễu, xuống đi bộ do giáo Minh dẫn đường đi vòng vo quanh thị xã một hồi tới bờ sông Nậm Ti. Minh bảo hai người ngồi núp trong một khóm lau còn y đi kiếm xuồng. Đi được một lát Minh gặp một ông già đội nón lá, ngồi trên một chiếc xuồng nhỏ làm bộ đang sửa sọan đi câu. Minh vội gọi ông lão bằng tiếng Tày và nói mật khẩu. Ông lái liền ngoắt tay bảo Minh xuống xuồng rồi chèo về chỗ Giáp và Đồng núp để cho hai người lên. Sông Nậm Ti lúc ấy chảy cuồn cuộn, phù sa đỏ ngâù, ông lái phải vất vả chèo chống một hồi lâu mới sang được bờ bên kia. May thay ba người vừa lên bờ thì trời đổ mưa, ai nấy ướt như chuột lột . Giáp run cầm cập, chợt nhớ tới anh chàng Dũng trong chuyện “ Đời Mưa Gió” của Nhất Linh và có cảm tưởng mình như là Dũng vậy. Thật ra, ông già vốn là người thủ trạm liên lạc của Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu trước kia, nhưng sau khi ông Châu bị bắt và bị quản thúc tại bến Ngự, ông vẫn tiếp tục công tác đưa các người cách mạng qua sông mà không cần biết họ thuộc đảng phái nào.
Giáp còn đang phủi các hạt mưa trên đầu và trên áo thì Minh đã giục đi và đưa hai người vào nhà một người Hoa, tại đây Giáp và Đồng thay sang y phục kiểu Tôn Trung Sơn màu xám sẫm, cổ cao, có bốn túi rồi ngay tối hôm đó ra ga Hà Khẩu lấy vé đi Côn Minh, giả danh là hai Hoa kiều về thăm quê hương. Trên tàu để tránh bị kiểm soát giấy tờ khi thấy tuần cảnh khám tới đâu, hai người lại lùi xuống toa dưới và tới chỗ ga nghỉ lại đi vòng lên toa trên. Hai người cười với nhau:
“ Đúng là bọn chúng làm việc cũng chiếu lệ” nhưng lại lo không biết tới ga Côn Minh thì tránh né chúng ra sao? May thay, tới Côn Minh có Hoàng Văn Hoan và Vũ Anh đã đứng chờ sẵn rồi giắt hai người lủi đi vòng ra xa nhà ga nên cũng không bị xét hỏi gì cả.
Sau khi Giáp và Đồng tới Côn Minh rồi, tại Hà Nội Hoàng Minh Giám mới nhận được thư đóng dấu bưu điện Quảng Bình cuả Giáp nói về thăm nhà bị bệnh nên chưa trở ra Hà Nội được. Thật ra, Giám đã được Giáp cho biết chuyện ra đi nhưng Giám cần thư này để khi sở mật thám hỏi thì trưng ra, chứng tỏ mình không biết gì về chuyện Giáp bỗng nhiên mất tích. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Giám được Giáp mời làm đổng lý văn phòng bộ Nội vụ, sau thăng tiến tới bộ trưởng Ngọai giao, rồi bộ trưởng Văn hóa. Về đảng tịch thì Giám thuộc đảng Dân chủ cho tới khi đảng bị giải tán năm 1988.
Tới Côn Minh, Giáp và Đồng được đưa tới ở tại nhà Phùng Chí Kiên, người Nghệ An, lúc bấy giờ đã là Uỷ Viên Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trong khi Kiên và Anh chuẩn bị bữa ăn, Hoan kể cho Giáp và Đồng nghe chuyện vượt biên của mình:
“Tôi và anh giáo Lập cùng đi một chuyến tàu hỏa từ Thanh Hóa đến Hà Nội, ngủ tối trong nhà một người quần chúng ở Thái ấp Hoàng Cao Khải. Ngay hôm sau, đáp ô-tô đi Bắc Ninh, rồi lấy vé tàu lên ga Đồng Đăng. Tàu đến nơi khi trời đă tối được một hồi. Chúng tôi xuống tàu về phía bên kia ga để khuất mắt những người soát vé, nh́n thấy lố nhố độ khoảng hơn mười người nữa, đó là những anh em cùng đoàn xuất dương. Khi tàu chưa chuyển bánh, chúng tôi chạy nhanh về phía rừng. Tàu chạy xong, kiếm lại đủ người th́ tạm lánh vào đám cây rậm bên đường để chờ. Một chốc, người giao thông đến gặp anh giáo Lập nói: Lối đi cũ bị lính dơng kiểm soát, chúng ta phải đi đường ṿng, băng rừng suốt đêm nay th́ mới qua biên giới được. Sau một đêm leo trèo, lặn lội, chúng tôi đă sang tới thôn Nà Đầy, làng Cống Chạp, thuộc đất Trung Quốc, ở nhà một người họ Long. Đồng chí Tản Anh tức Lê Hồng Sơn, được Tổng bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội phái đến đón chúng tôi ở đây.
Hoàn cảnh cách mạng Trung Quốc hồi đó ở giai đoạn phát triển tương đối thuận lợi. Khi Tôn Trung Sơn c̣n sống, chủ trương liên Nga dung Cộng, cho nên Tưởng Giới Thạch tuy lòng ngầm chứa âm mưu thâm độc, nhưng chưa đám công khai trở mặt chống Cộng.
Ở Quảng Đông, Chính phủ Quốc dân đảng mở trường vơ bị Hoàng Phố, bác Vương đă bố trí được một số cán bộ cách mạng Việt Nam vào học ở trường này. Đồng chí Tản Anh với danh nghĩa cán bộ trường Hoàng Phố, đă chuẩn bị sẵn một lá cờ đề tám chữ “Hoàng Phố quân hiệu nhập ngũ sinh đội” công khai đưa chúng tôi đi từ biên giới đến thị trấn Long Châu. Ở đây chúng tôi nghỉ lại vài hôm trong nhà một người họ Lương, sau đó đáp tàu thủy đi Nam Ninh, rồi đi Quảng Châu.
Tuy dùng danh nghĩa là học sinh trường Hoàng Phố để đi đường đến Quảng Châu, nhưng thật sự là chúng tôi đến thụ huấn lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Lớp này có cả anh Kiệt cùng thụ huấn đấy...”
Đồng gật gật cái đầu, bảo “ Tôi sang đây, đáng lẽ học khoá II nhưng vì bệnh nên lui lại khóa III và học cùng anh Hoan. Sau đó tôi và Hoan mỗi người đi một hướng công tác riêng, mãi bây giờ mới gặp lại nhau.”
Giáp nói chen vào, “ Không biết rồi mấy chúng ta có được hoạt động bên nhau không?”
Vưà lúc đó Kiên dọn xong cơm và bảo, “ Chúng ta ăn thôi, rồi sẽ bàn chuyện sau. Dĩ thực vi tiên!”
***
CHÚ GIẢI:
- Bài viết trong chương này dựa theo hồi ký “ Từ Nhân Dân Mà Ra” của Võ Nguyên Giáp, “Giọt nước trên biển cả” của Hoàng Văn Hoan, “Những sự thật cần phải biết” của Đặng Chí Hùng và các tài liệu trên các mạng lưới.
- Trường Võ Bị Hoàng Phố
Tên chính thức là Học viện Sĩ quan Lục quân Trung hoa Dân quốc được thành lập bởi Tôn Dật Tiên năm 1924, đặt tại khu Hoàng Phố, đảo Trường Châu, Quảng Châu, với hiệu trưởng đầu tiên là Tưởng Giới Thạch, chính uỷ là Chu Ân Lai. Các giảng viên, đa số là sĩ quan hay cán bộ Liên Xô hoặc thuộc Trung Hoa Quốc dân đảng, nhưng cũng có cán bộ cộng sản như Diệp Kiếm Anh và cán bộ Việt Nam như Nguyễn Hải Thần.
Ngay trong khóa II đã có một học viên Việt Nam là Lê Hồng Phong, sau trở thành Tổng bí thư Đảng CS Đông Dương thứ hai, kế tiếp Trần Phú.
Từ khóa 4, Trường quân sự Hoàng Phố bắt đầu đào tạo cả học viên thuộc các nước châu Á khác mà phần lớn là từ Việt Nam. Những người Việt đã tốt nghiệp trường Võ bị Hoàng Phố gồm khoảng 30 người trong số đó có: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Vương Thừa Vũ, Nam Long, Phùng Thế Tài, Tạ Đ́nh Đề, Lương Văn Tri, Trương Vân Lĩnh, Hoàng Văn Thái, Vũ Lập, Hoàng Minh Thảo vv...
- Hoàng Văn Thụ
Thụ vốn là người Tày Lạng Sơn, học hết lớp ba thì bỏ học, năm 1926 đã cùng Lương Văn Tri, người Tày đồng hương, thành lập hội Thanh Niên Ái Quốc, sau bị truy lùng trốn sang Quảng Tây từ 1927 và gia nhập ĐCSĐD năm 1929. Chính Thụ là người đã kết nạp Chu Văn Tấn, người Nùng vào đảng Cộng sản và tổ chức đội du kích Bắc Sơn, giao cho Tri làm đội trưởng và Tấn làm phó.
Năm 1938, Thụ được vào ban Thường vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ cùng với Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt, tới 1939 được cử làm Xứ ủy Bắc kỳ kiêm Thành Uỷ Hà Nội còn Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư. Năm 1941 Thụ được vào ban Thường vụ Trung ương, phụ trách binh vận. Thụ sau bị bắt tại Hà Nội tháng 8.1943 rồi bị xử bắn tháng 4.1944.
- Giáo Minh
Bùi Đức Minh, tên thật Bùi Văn Hách, nghề giáo, theo Việt Nam Quốc Dân Đảng từ 1928-30, bị lùng bắt, trốn sang Vân Nam rồi bị móc nối theo cộng sản. Năm 1937-38 được bầu vào ban Xứ ủy phụ trách tỉnh Thái Bình rồi Hòn Gay- Uông Bí. Tháng 1.1941 bị bắt, khi Nhật đảo chính Pháp, tổ chức vượt ngục cùng Lê Trọng Nghiã và sau cách mạng được giao phó công tác ngành Công an và đã truy lùng, tiêu diệt các đồng chí cũ của mình.
Thật ra, Minh, Nghiã và rất nhiều cán bộ cộng sản khác đã được Trịnh Đình Thảo, bộ trưởng tư pháp trong chính phủ Trần Trọng Kim, ra lệnh thả hết các tù nhân không phân biệt chính kiến, đảng phái để cùng chung sức phục vụ Tổ quốc.
Chính giáo Minh sau này đã theo lệnh Võ Nguyên Giáp, chỉ huy những cuộc xung kích vào các trụ sở của Quốc Dân Đảng tại Ôn Như Hầu và Quan Thánh để tiêu diệt các phần tử quốc gia. Minh sau được chỉ định làm Biện sự xứ tại Côn Minh để liên lạc với Trung Cộng rồi chết vì bệnh năm 1963 tại Côn Minh.
- Võ Nguyên Giáp (theo tài liệu của Cộng sản Việt Nam)
Gia cảnh
Vơ Nguyên Giáp sinh ngày 25.08.1911 ở làng An Xá, xă Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh.
Về họ nội, Vơ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một ḍng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội ông từng tham gia pḥ tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Vơ Quang Nghiêm, là một nho sinh, thi cử bất đạt về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, Vơ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù. (Sau này, con cháu đă t́m thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.)
Gia đ́nh Vơ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên c̣n lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Vơ Nguyên Giáp và Vơ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
Thời niên thiếu
Năm 1925, Vơ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng B́nh để vào Huế thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Năm 1927, 16 tuổi, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tham dự một cuộc băi khóa nhân dịp ngày mất của Phan Chu Trinh.
Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập từ năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.
Thời thanh niên
Võ Nguyên Giáp được Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lănh tụ Nguyễn Ái Quốc. Giáp đọc rất xúc động: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đă gây cho chúng tôi một ḷng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.
Mùa hè năm 1928, Vơ Nguyên Giáp, 17 tuổi, trở lại Huế, bước vào đời hoạt động chính tri. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu Giáp đến làm việc ở báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng và ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Đào Duy Anh sáng lập và Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Tại đây Vơ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xă hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong biến cố Xô Viết Nghệ Tĩnh, Vơ Nguyên Giáp, 19 tuổi, bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái lúc đó mới 16 tuổi, và em trai là Vơ Thuần Nho, các giáo sư Đặng Thái Mai, Lê Viết Lượng... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Hồng Thập Tự của Pháp, Vơ Nguyên Giáp được trả tự do.
Giáp và Thái kết hôn năm 1935, có một con gái duy nhất là Võ Hồng Anh, sau đậu tiến sĩ Toán Lý bên Liên Xô và lấy chồng là con trai Phan Anh. Giáp sau ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ bằng cử nhân luật năm 1937. Do bận rộn hoạt động cách mạng (?), vào năm 1938, ông bỏ dở học chương tŕnh năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Hoạt động cách mạng
Từ 1936 đến 1939, Vơ Nguyên Giáp tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương, và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5.1939, Vơ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc.
Ngày 3.5.1940, Vơ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng, bí danh Lâm Bá Kiệt được giáo Minh đưa lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam.
- Thật sự Giáp thi hỏng một môn bắt buộc để hành nghề luật sư là môn Luật Hành Chánh.
- Sau này trong vụ án XÉT LẠI, Giáp còn bị quy thành phần là con nuôi của chánh mật thám Marty, từng có dự định đi Pháp học cho nên Lê Đức Thọ tuyên bố còn để cho Giáp cái chỗ đội mũ phớt là may mắn lắm rồi. Giáp trước khi được phong quân hàm đại tướng thường hay đội mũ phớt đem theo từ Hà nội, ngay cả tại chiến khu Việt Bắc.
- Đặng Chí Hùng: Sự thật về Võ Nguyên Giáp
Đặng
Chí Hùng, sau khi tra cứu nhiều tài liệu đă
viết một loạt bài Những Sự Thật Cần
Phải Biết, trong đó phần 19 là Sự
Thật Về Vơ Nguyên Giáp, cho hay ngày nay đă có tài
liệu sáng tỏ ông ta từng là con nuôi của mật thám
Pháp. Có ít nhất 3 tài liệu trong số vô vàn tài liệu:
Thứ nhất, theo ông Trần Quỳnh –
một chức sắc lănh đạo có thẩm quyền cộng
sản, có uy tín cá nhân – viết lại về việc
Trường Chinh đến thăm ông Đặng Thái Mai
như sau: “Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám,
một lần Trường Chinh đến nhà Đặng
Thái Mai có việc. Thấy Mai đang cầm đọc một
lá thư, Đặng Thái Mai bị bất ngờ,
Trường Chinh lướt qua bức thư mới kịp
thấy tiêu đề của thư là chánh mật thám, chữ
kư là Marty và câu đầu: “Các con thân ái Mai và Giáp”(Mes chers
enfants Mai et Giap). Mai ngước lên nh́n thấy Trường
Chinh vội vàng nhét thư vào túi áo… Giáp là con người xảo
trá – thấy tôi từ miền Nam ra, khi nói chuyện riêng,
Giáp hay nói xấu Bác, nhưng trước mặt Bác, Giáp hay
nịnh Bác”. (Hồi kư Trần Quỳnh: Những kỷ
niệm về Lê Duẩn, 30-7-1986).
Thứ hai, ông Hoàng Văn Chí trong cuốn
“Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” viết
đầy đủ và rơ ràng hơn như sau: Mai [Đặng
Thái Mai] và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám
đốc pḥng chính trị của Phủ Toàn Quyền.
Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường
Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và
giao Giáp, hăy c̣n là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những
đảng viên Tân Việt khác bị tù đầy hoặc
cầm cố th́ hai người ung dung sống ở Hà Nội
cho đến ngày Giáp được đưa sang Tàu theo
Việt Minh chống Nhật.
Thứ ba, cuốn sách của Cecil B. Currey,
nhan đề: “Victory At Any Cost: The Genius Of Viet Nam’s
Gen. Vo Nguyên Giap” [Chiến Thắng Bằng Mọi Giá] ghi
lại đầy đủ chi tiết và trung thực
hơn cả. Xin được tóm tắt như sau: “Vào
năm 1930, mật thám Pháp đă bắt một số
người t́nh nghi hoạt động chống Pháp cùng với
một số người khác trong đó có em của Vơ
Nguyên Giáp là Vơ Thuần Nho, Đặng Thái Mai, một Giáo
Sư văn chương tại Quốc Học và một nữ
sinh 15 tuổi tên Nguyễn Thị Quang Thái, nữ sinh Đồng
Khánh, người mà sau này là vợ của Vơ Nguyên Giáp… Đặng
Thái Mai bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Quang
Thái, 2 năm tù. Riêng Vơ Nguyên Giáp v́ chứng cớ hoạt
động không rơ ràng, nhưng quan ṭa cũng xin xử phạt
2 năm tù khổ sai…
Năm 1933, Đặng Thái Mai ra Hà Nội nhận dạy học ở trường Thăng Long, Giáp ra Bắc theo… Với một án tù chính trị như thế, con đường học của Vơ Nguyên Giáp là không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Louis Marty. Trong việc tiếp xúc giữa Marty và Giáp, Marty đă khuyên Giáp quay trở lại việc học và chuẩn bị cho việc thi tú tài 1 và 2. Chắc hẳn Marty đă ngầm giúp đỡ để Giáp có thể vào học ở trường Albert Sarraut.”
- Theo Lưư Văn Vịnh, con của giáo sư Lưu Văn Minh:
Nếu HMGiám cao đẳng sư phạm khoá 3 tức cùng với Nguyễn ngọc Cư và ông cụ tôi, th́ là 1925-1928, tôi c̣n giữ bằng tốt nghiệp của ông cụ.
Theo ông cụ tôi kể th́ Đặng thái Mai bị đuổi năm thứ2 và có thể cả Tôn quang Phiệt nữa.
Hồ chí Minh tuổi tân măo 1891
Mắt liến láo rất nhanh, nói miệng phun nước bọt và rất hôi. Cao 1m 65? Võ nguyên Giáp rất lùn 1m 55?
- Phạm Văn Đồng (1906-2000)
Phạm Văn Đồng sinh tại Mộ Đức, Quảng Ngãi trong một gia đình mà có tài liệu chép ông vốn là người gốc Hoa (?).
Sau khi học trường tiểu học Đông Ba, Huế ông ra Hà Nội học (?) rồi trong một cuộc bãi khóa phản đối việc Phan Chu Trinh bị bắt, ông bị đuổi học bèn đi làm cách mạng và từng bị tù đày tại Côn Đảo. Năm 1926 ông sang Quảng Châu thụ huấn lớp chính trị khóa III do Hồ Chí Minh chủ trì rồi về nước hoạt động trong VNTNCMĐC Hội.
Năm 1929, ngày 11.10, Ṭa án Vinh xử vụ tham gia hội kín Tân Việt Cách mạng Đảng và VNTNCMĐC hội mà chính quyền bắt được nhân điều tra vụ ám sát Lê Văn Phát đường Babier. Một số đảng viên cấp dưới đang bị giam lănh vài năm tù hay phát lưu; có 7 án tử h́nh khiếm diện dành cho những người đang ở hải ngoại, gồm có: Lư Thụy, Trần Phú, Lê Duy Điếm, Vương Thúc Oánh, Trần Văn Cung, Ngô Thiềm, Phan Lâm (Hồ Tùng Mậu).
Trước đó ṭa án tại Sài G̣n cũng xử Tôn Đức Thắng 26 năm tù; Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương 10 năm tù; Nguyễn Duy Trinh 1 năm rưỡi; Đào Xuân Mai (Tân Việt) 10 năm. Ṭa án Hải Pḥng xử Hạ Bá Cang 12 năm tù. Phạm Văn Đồng bị đầy ra Côn Đảo nhưng tới năm 1936 được ân xá do chính sách của mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền tại Pháp.
Phạm Văn Đồng là em rể của Nguyễn Kim Cương. Nguyễn Kim Cương là người đồng hương với Nguyễn Duy Trinh tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Trinh là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai và là anh vợ của Vơ Nguyên Giáp. Nhờ mối quan hệ này mà năm 1937 Đồng và Cương cộng tác với Giáp để ra tờ báo Notre Voix. Rồi cũng nhờ 4 tháng viết báo mà Phạm Văn Đồng quen biết Trần Huy Liệu và Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Khu là đồng chí thân thiết của Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) trong Đảng CSĐD.
Năm 1940, theo đề nghị của Xứ uỷ Bắc kỳ Hoàng Văn Thụ, Đồng cùng với Võ Nguyên Giáp do Bùi Văn Minh dắt đường sang Côn Minh để nhận nhiệm vụ mới do Hồ Chí Minh giao cho. Hai ông cùng gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương trong thời gian này. Sau này cả 5 ông Khu, Giáp, Đồng, Liệu, Cang đă làm nên lịch sử vào năm 1945.
- Hoàng Văn Hoan
Tên thật Hoàng Ngọc Ẩn, người Quỳnh Lưu, Nghệ An, sinh năm 1905, sau khi học hết tiểu học, thi vào trường trung học Vinh và Sư phạm Nam Định đều bị rớt, tìm được việc làm phụ ký ga cho sở Hỏa xa, cãi nhau với trưởng ga rồi bỏ đi làm cách mạng. Ông đã từng sang Quảng Châu năm 1926, dự lớp huấn luyện chính trị khóa III cùng Phạm Văn Đồng, do Hồ Chí Minh tổ chức, gia nhập Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, trở về nước hoạt động rồi năm 1928 được chỉ định sang Xiêm gây cơ sở. Hoan vô Đảng Cộng Sản Xiêm năm 1930 và tham dự việc thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội tức Việt Minh tại Nam Kinh năm 1936. Năm 1940 Hoan được điều động về Vân Nam,Trung quốc phụ tá cho Nguyễn Ái Quốc. Một thời gian sau, khi Phạm Văn Đồng phụ trách Biện Sự Xứ của Việt Minh tại Long Châu thì Hoan về phụ tá cho Đồng.
Hoàng Văn Hoan trong vụ án Thân Tầu sau cuộc chiến biên giới giữa hai nước Việt Hoa, bị cộng sản Việt Nam kết án tử hình, trốn thoát sang được Trung quốc, viết hồi ký nhan đề “ Giọt Nước Trong Biển Cả”.
Sau này, con của Hoan là Hoàng Nhật Tân là người đã móc nối Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh với đại sứ Trung cộng Trương Đức Duy chủ trương hoà giải giữa hai nước để bảo vệ chế độ cộng sản lúc đó đang sụp đổ tan tành tại Nga Xô và các nước Đông Âu và do đó tiến tới hội nghị Thành Đô năm 1990.
- Phùng Chí Kiên
Kiên sinh năm 1901, được giới thiệu sang học Trường Võ bị Hoàng Phố năm 1927 rồi gia nhập Hồng quân Trung Hoa, trở thành đảng viên CSĐD năm 1930, sau đó được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu đi học trường Đại Học Đông Phương tại Moskova 1933-34, tham dự Đại Hội ĐCSĐD lần I tại Áo Môn đầu năm 1936 và đươc bầu vào Thường vụ ban Chấp hành Trung Ương trong khi Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng bí thư. Đầu năm 1940 Kiên được điều về hoạt động tại Côn Minh, phụ tá cho Hồ, khi đó là Uỷ viên Cục Viễn Đông thuộc Cộng Sản Quốc tế, để chuẩn bị về nước hoạt động.
- Vũ Anh
Tên thật Trịnh Đông Hải, trước làm tài xế tại tiệm thuốc Vĩnh- An Đường, Côn Minh, đã họat động bí mật cho cộng sản tại đây, rồi thoát ly theo Nguyễn Ái Quốc từ tháng 2.1940
- Lào Cai
Thị trấn này cách Hà Nội 330km, đối diện với thị trấn Hà Khẩu, Vân Nam, theo ngôn ngữ người H’ Mong có nghĩa là Chợ Cũ. Phía Bắc có sông Nậm Ti, hợp lưu của sông Hồng Hà, là biên giới tự nhiên giữa Lào Cai và Vân Nam.
Về phương diện lịch sử, Lào Cai ngày xưa thuộc về nước Nam Chiếu, rồi Đại Lý xong nhà Lý thâu hồi qua hai cuộc chiến. Dân số tại đây đa số thuộc tộc Tày còn gọi là Thổ, H’ Mong còn gọi là Mèo, Dao còn gọi là Mán, Mường và Hoa.
Người ta biết nhiều hơn về Sapa, một thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai và là một trung tâm du lịch nổi tiếng với Chợ Tình, ngọn núi Fansipan thuộc dẫy Hoàng Liên Sơn, từng là nơi học tập cải tạo của quân dân chính miền Nam sau tháng 4.1975.
Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Chương 28 này nói về một số cán bộ cột trụ của đảng Cộng Sản Việt Nam trong thập niên 30 và đầu 40. Phần lớn các người này là giáo sư tại trường Trung Học Tư Thục Thăng Long tại Hanội.
Danh tiếng trường Thăng Long đă đi vào kư ức của thanh niên Hanoi lớn lên và thành người trước năm 1954.
Vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp và ngày hôm sau 20 tháng 12, tất cả các giáo sư chủ chốt , liên hệ với Hồ Chí Minh đă biến mất khỏi trường và thành phố Hà Nội: Họ đă được lệnh bí mật trốn vào trong bưng ngay đêm hôm đó.
Câu truyện trường kỳ của người giáo sư danh tiếng nhất của Trường Thăng Long là ông Vơ Nguyên Giáp có phải là con nuôi của ông Marty, chánh Mật Thám và sau là Giám Đốc về Chính Trị Vụ của Toàn Quyền Pháp đă kéo dài 70 năm nay rồi, và chưa hề được giải quyết một cách mỹ măn.
Chắc chắn là Ông Vơ Nguyên Giáp được ông Marty che chở, kéo ra khỏi tù, cho từ Miền Trung ra Hà Nội và đi học Albert Sarraut cho tới khi đỗ xong Bac II.
Lá thư của Marty gửi cho Vơ Nguyên Giáp và Đặng Thái Mai, mở đầu là ”Mes chers enfants…” không bắt buộc có nghĩa là ông Giáp và ông Mai là con nuôi của Marty.
Người Pháp có lệ hay kêu các người trẻ hơn mình rất nhiều là “mon enfant” là một cách hành văn phổ thông, và không có ư nghĩa ǵ khác cả.
Ông Vơ Nguyên Giáp nói tiếng Pháp không giỏi, nhưng rất chơn chu.
Hơn nữa ông thích nói tiếng Pháp với các người am hiểu tiếng Pháp, có lẽ cũng là một cách ông hay tỏ ra là minh thuộc loại Cộng sản cao quư hơn, trí thức hơn.
Khi ông Giáp gặp các người như Bác Sĩ Hồ Đắc Di hay Tôn Thất Tùng th́ mấy ông hay nói tiếng Pháp với nhau.
Cái tật thích dùng tiếng Pháp này, nó theo đuổi và ám ảnh ông Giáp cho tới khi ông qua đời.
Việc Hồ Chí Minh thân với Vơ Nguyên Giáp mặc dầu Giáp không hề đi với Hồ Chí Minh sang Pháp hay Nga hay Trung Hoa trong thời niên thiếu, cũng có thể cắt nghĩa được nếu ta nhớ lại người vợ đầu tiên của ông Giáp là Nguyễn Thị Quang Thái, em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai, môt người mà nhiều người coi là vợ “de facto” của Hồ Chí Minh trong nhiều năm trời, c̣n thân tình hơn với Lê Hồng Phong, người chồng chính thức của bà Minh Khai trên giấy tờ hôn thú.
Một người giáo sư Thăng Long khác : ông Hoàng Minh Giám, là một người bạn trung thành với Vơ Nguyên Giáp cho tới khi chết.
Ông Giám học Cao Đẳng Sư Phạm cùng lớp với các giáo sư Lưu Văn Minh, Nguyễn Ngọc Cư “bướu”.
Sau ngày 19 tháng 12 năm 1946, Hoàng Minh Giám làm Đổng Lư Văn Pḥng cho Bộ Trưởng Nội Vụ Vơ Nguyên Giáp.
Ông không phải xuất thân giới Bần Cố Nông, ông thuộc họ Hoàng làng Đông Ngạc, ông là cháu ngoại cụ Thượng Thư Cao Xuân Dục, ông là vai anh các anh BS Nguyễn Hữu Tiến (lớp các anh BS Hoàng Cơ Lân, Từ Uyên và Hoàng Ngọc Khôi) và anh DS Nguyễn Hữu Vượng, cũng là cháu ngoại cụ Thượng Cao Xuân Dực.
Về phía họ Hoàng tại làng Đông Ngạc, ông Hoàng Minh Giám thuộc thế hệ của Giáo Sư Hoàng Cơ Nghị và bác sĩ Hoàng Cơ B́nh (ông Giám trên tuổi BS B́nh).
Khi Cộng Sản bắt BS Hoàng Cơ B́nh cho vào tù cải tạo tại miền Thượng Du Bắc Việt, ông Hoàng Minh Giám đă đứng ra bảo đảm cho BS Hoàng Cơ B́nh, xin cho được về quản thúc tại làng Đông Ngạc ngay tại ngoại ô Hà Nội cho tới khi BS B́nh qua đời. Việc bảo lănh này rất nguy hiểm, có thể tai hại cho tính mạng người bảo lănh. Việc này cũng chứng minh không phải bất cứ người Cộng Sản nào cũng đểu cáng, độc ác cả.
Quang Thái và con gái Quang Thái và Võ Nguyên Giáp