CHƯƠNG VI

CÁC THỔ DÂN CANADA

 

...Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm cảnh giang san đổi mới?

Thế Lữ  (Nhớ Rừng)

 

Như chúng ta đã biết khi các người Viking tới vùng bờ biển Newfoundland và Labrador khoảng năm 1000 thì đã gặp các thổ dân tại đây. Các chuyến thám hiểm sau này của John Cabot năm 1497 và của Jacques Cartier năm 1534 cũng vậy, chứng tỏ người thổ dân đã cư ngụ tại khắp lục địa Mỹ châu từ lâu đời.

 

Nhưng từ bao lâu? Các nhà khảo cứu về lịch sử ,khảo cổ, địa lý, nhân chủng  và di truyền học đã không có một ý kiến nhất quán về vấn đồ này. Người ta chỉ nghĩ rằng các người Á châu đã tới Mỹ châu vào thời tiền sử khi mực nước biển còn thấp và có một eo đất gọi là Bering nối liền Á châu với Alaska và những bộ lạc này đã đi săn bắn và chạy theo các thú vật di cư theo muà mà tới đây. Có nhiều người ước đoán việc đó xảy ra khoảng 10,000 tới 100,000 năm trước đây, nhưng con số được nhiều người đồng ý hơn cả là vào khoảng 15,000 và riêng tại Alaska và Yukon thì lâu hơn, chừng 20,000 tới 25,000 năm. Tuy nhiên các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại Canada và Brazil những di tích của người tiền sử từ 24,000 năm về trước. Nghiên cứ gần đây nhất của các nhà di truyền học đại học Berkeley năm 2015 thì là 23,000 năm.. Eo Bering được khám phá ra bởi một người Đan Mạch tên Vitus Béring năm 1728 mả bản thân ông đã đi tàu qua eo này năm 1741.

 

Tại sao vùng đất mới khám phá này lại có tên Mỹ Châu/America?

 

Mỹ Châu được đặt tên này là lấy từ tên họ của một nhà thám hiểm Spain gốc Ý tên là Amerigo Matego Vespucci đã khám phá ra vùng đất mới này. Ông sinh tại Florence, Ý ngày 9.3.1454. Khi còn trẻ ông theo người chú sang làm đại sứ tại Pháp triều vua Louis XI và tại đây ông quen với người em của Christopher Colombus đang vận động với nhà vua trợ giúp cho chuyến đi của anh minh.

 

Trong thời gian 1483-1492 ông tới Séville làm việc cho gia đình Medicis, một danh gia có cư sở thương mại khắp Âu châu.năm 1496 sau khi Columbus đi thám hiểm Mỹ châu về ông đã có dịp gặp gỡ tại Séville. Vào cuối thập niên 1490 ông được biết quốc vương Spain Ferdinand và hoàng hậu Isabella sẵn lòng tài trợ cho các nhà thám hiểm nên ông tới vận động và được cử đi chuyến đầu tiên với một đoàn tầu của Spain.  Căn cứ theo thư tường trình của ông thì sau khi khởi hành ngày 10.5.1497, ông đã tới Trung Mỹ khoảng 5 tuần sau và như thế ông đã khám phá ra Venezuela một năm trước Columbus và ông gọi vùng đất mới này là Tân Thế Giới/ Mondus Novus. Năm sau vào tháng 5.1498 ông lại ra khơi cùng một đoàn tầu Spain, tới Guyana rồi Brazil và trong chuyến đi này ông khám phá sông Amazon và Cape St. Augustine. Năm 1501, ngày 14.5 ông xuất dương chuyến thứ ba, lần này do vua Portugal Manuel I tài trợ và ông khám phá ra Rio de Janeiro và Rio de la Plata. Năm 1505 ông nhập quốc tịch Spain, được bổ nhiệm làm Master Navigator phụ trách việc đào tạo các nhà hải hành để tiếp tục thám hiểm Tân Thế Giới là địa danh ông đặc cho vùng đất mới. Ông mất ngày 22.2.1512 vì bệnh sốt rét tại Séville, hưởng thọ 58 tuổi.

 

Sau đây là lý lẽ của nhà địa lý học người Đức Martin Waldseemuller khi ông vẽ bản đồ Nam Mỹ đã đặt tên cho Tân Thế Giới là Mỹ Châu ngày 25.4.1507:

“ Hiện thời các châu Âu, châu Phi và châu Á đã được hầu như hoàn toàn thám sát và một châu thứ tư đã được khám phá bởi Amerigo Vespucci...Âu châu và Á châu đã được đặt tên theo giống cái, tôi thấy không có lý lẽ nào để không đặt tên cái vùng đất mới mà Amerigo đã khám phá với tên là America.”

Chỉ vài năm sau đó, tên Mỹ Châu này được dùng để chỉ Nam Mỹ luôn.

 

Trên thực tế thật ra Christopher Columbus đã tới đảo Guanahani Bahama ngày 12.10.1492 nhưng ông lại cho là đã tới Tây Ấn và gọi những thổ dân Tainos là Indians và mô tả họ có làn da không trắng, không đen. Trong thời gian 1493-1504 ông còn khám phá Bahamas, quần đảo Antilles, Cuba, Venezuela và Panama. Một số các sử gia bảo lẽ ra phải gọi Mỹ châu là Columbia mới đúng.

 

Thành phần các thổ dân

         

Các thổ dân sống tập trung thành từng bộ lạc và các bộ lạc này có những tập tục khác nhau, ngôn ngữ khác nhau. Đạo luật Indian Act năm 1885 dùng từ Nation thay cho từ bộ lạc, để tránh sự kỳ thị và nâng họ lên ngang hàng với các thuộc dân Anh quốc và Pháp quốc. Cũng theo đạo luật này, các thổ dân được phân loại thành ba thành phần:

 

-Tiên quốc/First Nations: Thành phần này gồm khoảng 600 bands/băng/bộ lạc sống khắp Canada. Tiên quốc lại chia ra làm 6 chi:

          Chi Woodland sống tại miền đông Canada

          Chi Iroquois tại miền nam, là vùng đồng bằng có ruộng đất phì nhiêu từ phía                        nam Ngũ Đại Hồ tới lưu vực sông St. Lawrence

          Chi Thảo nguyên tại các cánh đồng cỏ

          Chi Bình nguyên tại các miền rừng núi phía bắc

          Chi Duyên hải Thái bình dương, nơi có rất nhiều cá hồi và các cây bách hương                              khổng lồ

          Chi châu thổ sông Mackenzie và Yukon.

 

-Inuits: sống trên miền bắc cực. Tên các thổ dân này trước gọi là Eskimo có nghĩa là ăn sống cho nên được thay thế bằng từ Inuits.

Vùng đất của họ gọi là Inuit Nunangat có nghĩa là Đất Nước Inuit và gồm các từ: đất, nước và băng đá. Nunangat có 4 vùng:

          Inuvialuit tức miền tây Bắc Cực

          Nunavut và Nunavik tức miền bắc Quebec

          Nunatriavut tức miền bắc Labrador.

 

Người Inuit Canada có liên hệ chủng tộc với các người Inuit tại Alaska, Hoa Kỳ và Greenland, Đan Mạch cùng người Chukotka,nước Nga.

Người Inuit làm nhà sâu xuống dưới đất một nửa với một đường hầm nhỏ để lên xuống để sống trong mùa đông còn mùa hè thường dựng lều để ở. Họ sống băng săn bắn caribou, trâu rừng và bắt cá, hải cẩu và vá voi. Tuy nhiên từ khi tiếp xúc với các di dân Âu châu thì họ chú trọng về săn bắn nhiều hơn để có da và lông thú đổi lấy súng đạn, bột, đường, trà và thuốc lá. Từ 1920 người Inuit được tập trung vào từng địa điểm thường là các cơ sở tôn giáo không được mấy tiện nghi. Năm 1950 các người Inuit bắc Quebec và đảo Baffin còn bị cưỡng bách dời tới Resolute Bay và Grise Fiord rồi bỏ mặc họ với số phận của họ. Kể từ thập niên 1960, tất cả các người Inuit đều phải sống trong một cộng đồng, một cuộc sống hoàn toàn đảo ngược với cuộc sống của tổ tiên họ.

 

-Métis/ Người lai thổ dân với người thuộc dân, đa số là người Pháp và tập trung tại vùng thảo nguyên.

 

Thổ dân Tiên Quốc (First Nations)

 

Tổng số các thổ dân vào cuối TK XV được ước đoán là từ hơn 200,000 tới 1 triệu, tuy nhiên con số được đa số các nhà khảo cổ và sử gia đồng ý là chừng 500,000 . Tuổi thọ trung bình của họ vào thời đó là từ 25 tới 30 tuổi cũng tương tự như của người Âu châu. Các thổ dân không có tính miễn nhiễm với nhiều lọai bệnh truyền nhiễm do người Âu mang tới nhất là bệnh đậu muà, hầu như hễ mắc phải là đương nhiên bị chết.

         

Riêng tại vùng Canada nay là Quebec và Ontario là nơi cư trú của các bộ lạc chính yếu sau đây: Huron và Ottawa ở vùng Vịnh George, Algonquins gồm Abenaki và Montagnais tại hạ lưu bắc ngạn sông St. Lawrence, Neutrals vùng Niagara, Erie ở phía nam hồ Erie và khối Ngũ quốc Iroquois trải dài từ phiá nam Ngũ Đại Hồ tới  châu thổ sông Lawrence và tận New York.

 

Khối Ngũ quốc Iroquois

           

Khối này là tập hợp của 5 tiên quốc/bộ lạc từ đông sang tây: Mohawk, Oneida, Onondaga, Cayga và Seneca không chỉ là đối thủ chính, nguy hiểm và lâu nhất của các bộ lạc khác mà là cả cuả các thuộc dân, đã gây ra cac cuộc chiến đẫm máu kéo dài cả trăm năm.

Các thổ dân thuộc Ngũ quốc Iroquois tương đối tiến bộ hơn các bộ lạc khác, họ đã định cư thành các nông trại đông tới 2,000 người, trồng trọt ba nông sản chính là bắp, đậu và khoai. Khoai dại đã xuất hiện tại Perou từ 8,000 tới 6,000 trước công nguyên, bắp dại cũng đã tìm thất tại Trung Mỹ khoảng 7,000 tới 8,000 năm trước công nguyên rồi tại Las Vegas chừng 5,000 năm TCN.

Họ làm kiểu nhà dài, dài tới 100 m, thường chứa cả đại gia đình tới 50 thân nhân, làng được phòng thủ kỹ lưỡng bằng những hàng rào tre hay cọc xung quanh.

 

Khối Ngũ quốc Iroquois tuân thủ chung một đạo luật truyền miệng goị là Đại Pháp Hoà Bình/ Great Law of Peace gồm tới khoảng 75,000 tiếng, tương tự như một lọai Hiến Pháp. Tù trưởng mỗi bộ lạc thường là đàn ông nhưng bên cạnh tù trưởng lại có Phe Các bà Mẹ/ The Clan Mothers có quyền chọn các nhân viên vào Hội đồng các Tù trưởng  và nếu Tù trưởng nào làm sai Đại Pháp Hoà Bình thì Phe các bà Mẹ có quyền truất phế. Trong khối Ngũ quốc Iroquois, bộ lạc hung dữ nhất là Mohawks, bắt nguồn từ tiếng thổ dân mowak có nghĩa là ăn thịt người.

 

Các bộ lạc Iroquois thường có thực lực áp đảo các bộ lạc láng giềng như các bộ lạc Huron, Neutral, Petun, Mahican và Erie ...cho nên các sử gia đã so sánh khối Ngũ quốc Iroquois như là đế quốc La Mã tại Tân Thế giới. Đã thế họ còn thường đeo mặt nạ có hình thù các quái vật dữ dằn và đeo cả tóc gỉa, còn trên mình thì sơn các màu sắc để tăng lên vẻ hung tợn làm đối phương khiếp đảm.

Khi bắt được một tù binh hay người lạ không thuộc cùng bộ lạc, họ thường hành xác người bị bắt luôn mất ngày liền dưới hình thức một lễ ăn mừng với trống kèn và nhảy múa. Các hình phạt gồm cắt từng ngón tay, ngón chân hay cắt tai, có khi lột da đầu rồi ăn cả thịt nạn nhân. Vì tính tình hung dữ nên các bộ lạc đối thủ đặt tên cho họ là Iroquois có nghĩa là Sát thủ. Người Iroquois thường liên minh với người Anh còn các bộ lạc khác thường liên minh với Pháp để dựa vào họ mà chống lại nhau.

 

Giữa người thuộc dân Pháp và thổ dân Iroquois cuộc xung đột xảy ra thường xuyên và kéo dài cả gần trăm năm, sau người Iroquois thấy ra như vậy thất lợi cho mình nên đã ký hoà ước Montréal 1701. Trước khi ký với Pháp, người Iroquois cũng ký với Anh một thoả hiệp trong đó đồng ý bán cho Anh tất cả đất đai vùng Ngũ Đại Hồ với điều kiện Anh phải bảo đảm an ninh cho họ và cho họ quyền tự do săn bắn, chài lưới trong vùng thuộc quyền người Anh.

Sau đó người Anh cho thành lập Indian Department để điều hoà mọi công việc liên quan tới các thổ dân. Cơ quan này trực thuộc chính phủ mẫu quốc, mãi về sau thấy bất tiện mới trao quyền cai trị trực tiếp cho chính phủ điạ phương.

 

Thực phẩm của thổ dân

 

Với các thổ dân ven biển món ăn chính của họ tất nhiên là hải sản, một kho vô tận của thiên nhiên nhưng càng ngày họ càng đẩy lui vào nội địa nên cũng như các thổ dân nội địa thuộc vùng bình nguyên hay cao nguyên, họ phải săn bắn các thú vật làm thực phẩm trong đó trâu rừng là nhiều và qúy hơn cả. Mỗi con trâu nặng khoảng 900 kg và nếu khéo léo một muà họ có thể bắt được 250 con, nghiã là cả một núi thịt. Tuy nhiên các thuộc dân mới tới làm xáo trộn đời sống các thổ dân vì họ còn săn bắn trâu nhiều hơn nữa. Năm 1800, số trâu chạy khắp bắc Mỹ, thường từng đàn kín hết cả một thung lũng, nhiều vào khoảng 60 triệu con, tới năm 1889 chỉ còn lại chừng 800 con. Các sử gia cho rằng đối với người di dân mới tới đây không hẳn phải là một cuộc săn bắt vì nhu cầu mà là một cuộc tàn sát để giải trí, có nhiều thuộc dân bắn cả trăm con trâu một ngày, chỉ lột da còn bỏ cả con trâu lại cho hư thối, ngoài ra họ còn rất tàn nhẫn với chủ trương giết trâu để bỏ đói người thổ dân. Người thổ dân dư thịt trâu thường phơi khô rồi giã nhỏ nấu với mỡ trâu và trộn các loại dâu vào thành một món ăn đặc biệt tựa như ruốc chà bông gọi là pemmican rất bổ dưỡng. Các du tử, người đi săn bắn vv...thường mang món đồ khô này đi theo, đựng trong các bao bằng da trâu hay da hươu nai.

 

Phương tiện giao thông của thổ dân

 

Người thổ dân muốn di chuyển thường sử dụng hai dụng cụ cần thiết: Ca-nô cho muà hè để chèo trên sông hồ và giày-tuyết để lội đi trong tuyết về muà đông.

 

Ca-nô của thổ dân thường làm bằng vỏ cây phong, nhẹ và chắc, dễ sửa chữa, nhỏ thì một người đội lên đầu, lớn hơn thì vài ba người có thể vác qua các đoạn đường bộ giữa các sông hay hồ. Nội địa Canada chằng chịt sông hồ nên ca-nô được sử dụng hầu hết tại các nơi nên nhiều người còn nói ca-nô là biểu tượng của Canada và Canada là xứ của ca-nô.

 

Giày-tuyết của thổ dân rất cần thiết để di chuyển trong muà đông vì tại miền bắc Canada tuyết phủ gần như cả nửa năm, và cũng từ đó người ta biến chế thành giày trượt tuyết hiện thời.

Các thuộc dân thời mới đặt chân tới Canada muốn đi thám hiểm hay khai thác hầm mỏ, rừng núi đều cần người thổ dân phụ lực vì họ thành thạo trong việc sử dụng hai dụng cụ cần thiết và quan trọng này cũng như rành rẽ về đường lối.

 

Ảnh hưởng cuộc tiếp xúc giữa thổ dân và thuộc dân

 

Những cuộc tiếp xúc đầu tiên có tính cách thương mại nhiều hơn vì các người thám hiểm chưa có ý định định cư nhưng muốn mua lông hoặc da thú đem về bán lấy lời, ngược lại thổ dân cần các dụng cụ bằng thép như đồ nấu bếp, dao kéo, búa rìu và gươm súng.

 

Khi xem điện ảnh về miền Viễn Tây ta thường thấy hình ảnh các thổ dân cưỡi ngựa tới bao vây một làng thuộc dân, nhưng thật ra ngựa là do người Âu châu mang tới, đầu tiên là người Spain và khoảng giữa thập niên 1700s thì ngựa xuất hiện tại Canada. Ngựa làm thay đổi hẳn lối sống của thổ dân, họ di chuyển nhanh hơn và xa hơn, săn bắn thuận lợi hơn, chiến đấu có hiệu qủa hơn.

Người thuộc dân cũng học được ở người thổ dân cách đi giày-tuyết, mặc áo chống lạnh bằng da và lông thú như da caribou hay gấu tuyết làm thành áo parka có cả mũ che đầu luôn để che thân và đầu chống lại cái lạnh miền bắc cực.

 

Thổ dân và vấn đề nghiện rượu

 

Trong sách vở, báo chí và truyền thông người ta hay đề cập tới nạn nghiện rượu của thổ dân. Thật ra cái nạn này là do người di dân đem tới vì trước đó các thổ dân không hề biết tới rượu. Nhiều nhà buôn đã trở nên giàu có nhờ bán rượu cho thổ dân và thường là lọai rượu rẻ tiền pha chế với nhiều hoá chất, có khi cả cồn nữa. Rất may là các nhà truyền đạo đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và giám mục Laval từng về Pháp xin cất chức một thống đốc vì cho phép bán rượu tự do cho thổ dân.

 

Trong cuốn sách khảo cứu về thổ dân nhan đề Indigenous Writes của Chelsea Vowel, một métis tại Alberta, có bằng cử nhân giáo dục và cử nhân luật khoa thì cho rằng nhiều tác giả đã có nhận định sai lầm về vấn đề này.

-Bà bác bỏ lập luận cho răng người thổ dân có gene/di thể nào đó khiến họ dễ nghiện rượu nhưng cho rằng có thể vì thiếu diếu tố/enzyme nào đó khiến họ không tiêu hóa được rượu một cách bình thường.

-Theo bà tỷ lệ người uống rượu so với dân số thì đối với người thổ dân là 17.8%, người Canada có tỷ số cao hơn là 44%.

-Tỷ số người nghiện rượu thì thổ dân cao hơn tỷ số người bình thường là 6.2%.

- Số tử vong do rượu của thổ dân là 43.7/100,000 người, cao gấp đôi người bình thường.

Một cuộc diệt chủng tại Newfoundland

Trước khi các người Âu tới Newfoundland thì tại đảo này đã có thổ dân cư trú thuộc chủng tộc Beothuk, còn được gọi là Người da đỏ vì họ sơn lên mình thổ hoàng màu đỏ. Họ sống bằng săn gấu biển và bắt cá hồi trên sông. Sự xung đột về quyền lợi và sinh kế kéo dài suốt 200 năm từ 1613 tới 1823 thì số thổ dân Beothuk chỉ còn đếm được trên ngón tay vì họ vừa bị bắn giết, vừa bị luà vào trong rừng sâu không còn thức ăn. Chính phủ nhìn rõ thấy nguy cơ tuyệt chủng nên năm mới ra luật 1769 quy định giết người Beothuk là một tội hình nhưng cũng chẳng có kết qủa là bao nhiêu. Thêm nữa, một thổ dân khác là Mi’ kmaq mới di cư tới đảo, được người Anh cung cấp súng với những tiền thưởng nếu giết được người Beothuk, trong khi người Beothuk lại sợ dùng súng.

Năm 1823  chỉ còn ba thổ dân Beothuk sống sót gồm một mẹ và hai con gái tới đầu hàng các thuộc dân da trắng. Họ bị bỏ đói và chết hai, còn lại một mình Shawnandithit, trước khi chết vì bệnh lao phổi đã để lại cho William Cormack những kỷ vật của chủng tộc Beothuk, một chủng tộc đã hoàn toàn bị diệt vong.           Một số người tìm cách bào chữa cho hành vi diệt chủng này nhưng nhà nhân chủng học trong cuốn lịch sử về chủng tộc Beothuk viết rất rõ ràng: Yếu tố định đoạt trong cuộc tuyệt chủng giống Beothuk là sự đối xử tàn bạo của những người thuộc dân Anh thuở ban đầu đã hành xử một cách vô nhân đạo đối với thổ dân. Ông còn nói theo quy ước về tội diệt chủng của Liên Hiệp Quốc năm 1948 thì tất cả các thuộc dân đã có hành vi bạo ác với người Beothuk đều bị kết án.

Sự phân chia giai cấp và chế độ nô lệ.

 

Một số các người cộng sản thường nói chắc như đinh đóng cột rằng loài người đã từng có một chế độ cộng sản nguyên thủy thời loài người còn ăn lông ở lỗ với một cộng đồng không giai cấp, không tư hữu, không phân chia biên giới, một chế độ đẹp không khác chi một thiên đường trái đất mà nay họ đang tranh đấu để thực hiện.

 

Tuy nhiên, những thuộc dân khi đặt chân tới Bắc Mỹ và tiếp xúc với các bộ lạc còn sống như thời nguyên thủy này thì tất cả những điều quyết đoán trên chỉ là hoang tưởng. Các bộ lạc cũng có thứ tự trên dưới, cũng phân chia ranh giới, cũng chém giết lẫn nhau, cũng tranh nhau từng mảnh đất, khu rừng, con suối và cũng bắt nhau làm nô lệ. Các thuộc dân rất buồn phiền vì nơi nào cũng thuộc sử hữu của người nào đó, của bộ lạc nào đó và muốn săn bắn địa hạt nào cũng phải có sự đồng ý hoặc xin phép dưới hình thức một tặng vật tương tự như đóng thuế vậy, không hề có cái cảnh thế giới đại đồng hay tứ hải giai huynh đệ. Các tù trưởng hoặc nhân viên của hội đồng bộ lạc thường có nhà rộng lớn, đẹp đẽ hơn có y phục ấm áp và thực phẩm dư dả hơn, người phục dịch nhiều hơn, chưa kể các nô lệ thường là tù nhân bị bắt trong các cuộc giao chiến. Người ta thấy có làng mà một phần ba dân số là nô lệ. Các thầy pháp thường kiêm thày lang, các người nghệ sĩ, các người săn cá voi thường có một địa vị cao hơn người dân thường hay các chiến binh.

 

Cột Tổ-vật/ Totem và tiệc khao/ Potlatch

 

Bộ lạc miền Tây bắc Canada như tỉnh bang British Columbia thường có nhiều cột tổ-vật, có cột dựng lên từ khoảng năm 1880. Những cột này thường làm bằng thân cây bách hương/cedar và thổ dân dùng đá, răng con hải ly, vỏ chai sò vv...khắc lên các hình thù như người, loài vật như cá, chim, nhiều khi chỉ là hình ảnh tượng trưng, rồi trang trí bằng sơn, thường cao khoảng từ 10 tới 20 m.

Có khoảng 6 loại cột tổ-vật: cột tổ-vật trước nhà và trong nhà thường là thay cho gia phả, nói về gốc tích dòng họ, cột tổ-vật như bia mộ đánh dấu chỗ chôn người qúa vãng, cột tổ-vật như đài tưởng niệm, kể về tiểu sử người mất, cột nghênh khách để đánh dấu dịp chào mừng khách quan trọng nào đó và cột tổ-vật để chế diễu, khinh bỉ một cá nhân hay một hành vi nào đó.

 

Ngoài việc dựng các cột tổ-vật các thổ dân còn có tiệc khao/ potlatch qua đó chủ nhân phải khao ăn các khách khứa, đặc biệt trong dịp này những người goi là quyền qúy phải khao ăn làm sao cho khách biết họ là những người giàu sang, phú qúy bằng cách phân phát rất nhiều tặng vật đủ thứ như thức ăn, nghệ phẩm, chăn mền, đồ nâú bếp bằng sắt thép, có khi tặng cả nô lệ lẫn đất đai. Tiệc khao này thường xảy ra khi chủ nhân được thăng lên địa vị tù trưởng, hoặc có cưới xin trong gia đình. Nhưng khao đi tất phải có khao lại và khi người khách thành chủ nhân mới thì người chủ nhân cũ lại được tặng quà như khách, nghiã là có đi có lại cho tọai lòng nhau. Nhưng cũng có người mở tiệc khao xong thì khánh kiệt luôn. Thủ tục khao này cũng giống như tiệc đãi ăn tại làng quê Việt Nam xa xưa khi có cưới hỏi, ma chay khiến gia chủ cũng chạy tiền méo mặt luôn và có khi trả nợ cả đời chưa xong.

 

Cuộc thành lập các khu bảo cư/reserve cho thổ dân

 

Việc Hoa Kỳ giành độc lập cũng ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề đất đai tại Canada, trước nhất là do khoảng hơn 30,000 người bảo hoàng từ Mỹ di cư sang Canada cần có đất canh tác, thứ hai các người thổ dân chiến đấu bên cạnh người Anh, theo hiệp định Versailles bị mất đất do Anh trao cho Mỹ nên cũng đòi bồi thường bằng miền đất khác, kết qủa Indian Department phải phân chia cho họ hai mảnh đất tại Vịnh Quinte và dọc sông St. Lawrence.

         

Khi hoà bình trở lại, cuộc di dân từ Âu châu sang tăng cường ngày thêm mạnh mẽ và chỉ sau ngót 50 năm kể từ ngày đặt chân lên Canada, lần đầu tiên số người thuộc dân vượt số thổ dân. Chính phủ thuộc dân Anh dần dà có khuynh hướng đổi quan niệm đối với thổ dân, thứ nhất giờ không còn chiến tranh nên cũng không cần liên minh với thổ dân, thứ hai các thuộc dân giờ có thể tự lực bảo vệ đất đai mà không cần tới thổ dân nữa, do đó dưới mắt nhà cầm quyền Anh thổ dân trước là liên minh giờ trở thành gánh nặng cần phải tập trung họ lại để giáo hóa cho theo kịp đà văn minh nhưng trên thực tế thường sua đẩy họ vào một góc xó hẻo lánh nào đó, kết qủa là năm 1836 thống đốc Canada Thượng Sir Francis Bond Head chọn đảo Manitoulin tại vịnh Georgian làm khu bảo cư/ reserve cho các thổ dân nay được gọi là Tiên Quốc/First Nations tới an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên chỉ có một số ít thổ dân tới cư trú còn phần lới vẫn tiếp tục ở rải rác trên các mảnh đất của tổ tiên họ trước kia. Giữa thập niên 1850 người ta tìm thấy mỏ tại hồ Thượng và hồ Huron, liền đó hai thoả hiệp đưa người thổ dân di cư lên hai vùng đó thành hai reserve/khu bảo cư mới. Cần chú ý là người Inuit và Métis không có quy chế ở trong khu bảo cư.

 

Tổng số các khu bảo cư cho khoảng 600 băng tiên quốc hiện nay là 2,300 khu, diện tích các khu bảo cư này nhỏ nhất chừng 4-6 hectares, còn trung bình thường thường là 10,000 hectares và tổng cộng diện tích tất cả các khu bảo cư chiếm khoảng 28,000 km2, chỉ bằng 0.28% toàn lãnh thổ Canada và cụ thể hơn vừa lớn bằng nước Bỉ.

Một ngộ nhận thông thường cho là các thổ dân trong các khu bảo cư đều được hưởng chế độ free housing.

 

Theo tác giả Chelsea Vowel thì có hai lọai housing trong khu bảo cư.

-Loại housing theo thị trường: thổ dân trong loại này có thể mua hoặc thuê nhà do chính phủ làm ra với giá tường đối thấp hơn ngoài vì chính phủ không lấy lời trong việc bán hoặc cho thuê này.

-Loại housing xã hội: thổ dân được hưởng housing giống hệt như các công dân khác theo đạo luật National Housing Act và nhà của họ cũng thuộc quyền quản trị của Canada Mortgage and Housing Agency.

Một vấn đề khác cũng thường được ra tranh luận là cuộc sống của thổ dân Tiên Quốc trong các khu bảo cư không được sung túc và đầy đủ tiện nghi nhưng tại sao các thổ dân vẫn bám lấy nó. Trước hết khu bảo cư được luật pháp coi là một tư hữu của chính phủ dành riêng cho một băng/bộ lạc nào đó với đầy đủ các quyền tư hữu theo pháp luật, sau nữa người thổ dân cảm thấy mảnh đất đó chính là quê hương của tiền nhân để lại với bao di tích mà họ không muốn rời bỏ dù ra khỏi khu bảo cư họ có thể có một cuộc sống giàu sang hơn. Có thể còn một lý do nữa là bản thân các thổ dân không muốn đồng hóa với cuộc sống khác các tập qúan họ đã quen cả hàng ngàn năm.

 

Cuộc khai hóa các thổ dân

 

Nhà cầm quyền qua Indian Department thấy đã tới lúc phải một mặt khai hoá người thổ dân cho ngày càng tiếp cận thêm với thế giới văn minh, mặt khác cần khích lệ một cuộc định cư lâu dài tại một địa điểm nào đó thay cho cuộc sống du mục, thuận tiện cho việc thiết lập các nông trại và nếu có thể hướng dẫn họ theo Thiên chúa giáo.

Thí điểm đầu tiên vào thập niên 1820 là một làng được thiết lập tại Coldwater-Narrows, gần hồ Simcoe và đưa các thổ dân Anishinaabe tới với cuộc sống na ná như một làng Âu châu. Tuy nhiên do sự quản trị vụng về của Indian Department, sự thiếu hụt tài chính, sự chưa hiểu rõ tập tục và nền văn hóa của thổ dân, lại thêm sự cạnh tranh của nhiều tôn giáo, thí điểm Coldwater-Narrows chỉ tồn tại một thời gian ngắn.

 

Tiếp theo đó nhiều đạo luật ra đời để bảo vệ các khu bảo cư cũng như đất của người thổ dân vì vẫn bị các di dân mới chiếm đọat dần. Năm 1857, đạo luật Gradual Civilization Act tặng 50 mẫu đất và tiền trợ cấp cho các cá nhân Tiên Quốc chịu sống theo nếp sống giống như của mọi công dân khác.

 

Năm 1860, đạo luật Indian Land Act chuyển hết sự quản trị các sự vụ về thổ dân cho chính quyền thuộc địa và tiếp đó khi thành lập Dominion of Canada năm 1867 thì thuộc thẩm quyền của chính phủ liên bang. Các thổ dân trong khu bảo cư có Thẻ Thổ Dân với những quyền lợi đặc biệt dành riêng cho thổ dân trong khu bảo cư.

Các người Inuit trong thời gian 1941-1978 còn chưa có cả tên tuổi, họ được nhận diện tư cách pháp nhân bởi một cái thẻ bài tròn, đường kính 2.5cm đeo ở cổ tựa thể như tấm thẻ đeo ở cổ chó, trên đó có ghi hàng số, mãi tới năm 1979 trở đi mới có các người kiểm tra tới từng nhà để ghi tên tuổi, thường là tên họ theo ngôn ngữ của họ chứ không lấy tên họ Tây phương.

 

Quy chế Trường Nội Trú

 

Tiếp đó còn có đạo luật về Trường Nội Trú/Residenttial School, theo đó các trẻ tới tuổi đi học thì bắt buộc phải gửi chúng vào nội trú trong trường học bất chấp phụ huynh có đồng ý hay không. Đã có 130 trường như thế được thành lập và hoạt động trong một thời gian dài 150 năm, nuôi ăn học 150,000 học sinh và 6,000 trong số đó bị chết. Chế độ cưỡng bách nội trú sau bị bãi bỏ vì sự thiếu hụt tài chính, sự tranh chấp giữa các tôn giáo về quản lý : 67% các trường do Công giáo, 20% do Anh giáo, 10% do United Church, 3% do Presbyterian Church - sự truyền nhiễm các bệnh trong trường và sự lạm dụng, kể cả về tình dục. Năm 2008 thủ tướng Stephen Harper đã nhân danh chính phủ Canada xin lỗi các thổ dân về việc này.

Hiện nay tại Manitoba đã có trường đại học University College of the North mà Viện trưởng là luật sư thổ dân Creek Ovide Mercredi. Trước ông cũng đã có một Viện trưởng đầu tiên người Inuit là bà Mary Simon, trường đại học Trent, Ontario.

 

Chính sách làm con nuôi

 

Chính phủ thất bại trong vịêc đồng hoá các làng thổ dân lại nghĩ ra việc đồng hóa các trẻ em hẳn sẽ dễ dàng hơn nên ngoài quy chế bắt buộc sống trong trường nội trú còn có chính sách Adopt Indian Métis Program, bắt các trẻ em thổ dân đi làm con nuôi trong các gia đình da trắng. Trong khoảng ba thập niên 1960 tới 1980 đã có khoảng 20,000 con nít thổ dân vùng thảo nguyên bị bắt ra khỏi gia đình và chòm xóm đem cho các người da trắng làm con nuôi, không chỉ khắp Canada mà còn bị gửi đi cả sang tận Anh, Tân-Tây-Lan, Úc nữa.

 

Bà Colleen Gardinal và một chị, một em gái thuộc thổ dân Cree cũng bị bắt đi như vậy từ quê nhà là Saddle Lake cách Edmonton, Alberta chừng một giờ rưỡi lái xe, cho làm con nuôi một gia đình tại Sault Ste. Marie, Ontario. Tới tuổi 15 cả ba đều bỏ trốn vì bị lạm dụng cực kỳ về mọi phương diện. Chị Colleen bị thủ tiêu năm 1990 một năm sau khi trở về Alberta. Phần lớn các trẻ bị bắt đi là thuộc gia đình các thổ dân Alberta, Saskatchewan, Manitoba và đem cho các gia đình tại Ontario, Hoa Kỳ cùng với cả hàng ngàn đem đi hải ngọai.Theo Colleen các trẻ em đem cho được quảng cáo giống như các thú vật nuôi trong nhà.

Colleen đang tìm cách liên lạc với các trẻ em bị bắt đi thời đó, lập thành hội National Indigenous Survivors of Child Welfare Network và nếu họ muốn trở về chòm xóm thì sẽ hợp lực tranh đấu cho ước vọng chung. Chương trình bắt làm con nuôi đã được chính phủ bãi bỏ vào giữa thập niên 1980 sau khi bị các quan tòa lên án nhưng một số các người bị bắt làm con nuôi này đã nộp đơn kiện chính phủ, kết quả ngày 6.10.2017 chính phủ đã bồi thường tổng qúat một số tiền là $ 800 triệu.

 

Ngày Thổ dân Quốc gia/National Aboriginal Day

 

Sau khi Hiến chương Canada về Nhân quyền và Tự do được công nhận năm 1862, các thổ dân Canada đại diện bởi National Indian Brotherhood yêu cầu chọn ngày 21.6 làm Ngày Thổ dân Toàn quốc để đề cao sự chú trọng về lịch sử, các thành tựu và đóng góp của thổ dân nên năm 1995 một hội nghị quốc gia chủ tọa bởi Elijah Harper, người Cree, bộ trưởng bộ Sự vụ Bắc Canada/Northern Affairs đã cổ võ đề nghị của thổ dân và đưa ra Quốc hội, kết qủa là từ 1996, ngày 21.6 được chính thức công nhận là Ngày Thổ dân Quốc gia bởi toàn quyền Canada Roméo Leblanc.

 

 

 

 

Lễ hội Calgary Stampede

 

Hàng năm vào tháng 7 tại Calgary mở lễ hội Stampede 10 ngày, được coi là lễ hội ngoài trời lớn nhất  Mỹ Châu, thu hút cả triệu du khách, để kỷ niệm trên 140 năm trước đây các thổ dân ba tiên quốc Blackfeet, Tsuut’ina và Stoney-Nakoda đã cùng tới Blackfoot Crossing ký hoà ước với nhau. Lễ hội đầu tiên được tổ chức vào năm 1912 với 1,800 người tham dự. Lễ hội được diễn tiến trong Stampede Park rộng 83 hectare và đặc biêệt năm 2017 có 7 vị Trưởng Tiên Quốc cùng dẫn đầu đoàn diễn hành. Cái đinh của lễ hội là thi ngựa cho các kỵ mã và cow-boy khắp Mỹ châu, đua ngựa đường xa, đua ngựa tiếp sức, đua cưỡi ngựa bắt trâu bằng các thòng-lọng, đua tứ mã kéo xe nhưng vui nhất là đua cưỡi ngựa bất kham, mỗi người trung bình chỉ cưỡi chưa được mười giây là đã bị ngựa hắt văng xuống đất. Tất nhiên ngoài ra còn có thi hát và múa các điệu của mỗi bộ lạc, thi bơi thuyền, thi biểu diễn đáng chiêng trống, nghe trình diễn âm nhạc và nhảy múa cổ truyền với tới 300 vũ công. Một nhạc sĩ thổ dân thổ lộ “ Trống là vật rất linh thiêng với thổ dân vì làm bằng da thú của đấng Sáng Tạo. Mỗi khi tiếng trống nổi lên, mọi người đều đứng dậy và ca múa. Trái tim anh sẽ đập mạnh hơn và anh cảm thấy hăng máu hơn.” Cũng theo thổ dân, lễ hội là dịp nhắc nhởmọi người vẫn còn có sự hiện diện của các tiên quốc, những người có mặt đầu tiên trên lục địa Mỹ Châu.

 

Hiện trạng các thổ dân

 

Số thổ dân khi mới tiếp xúc với các người Âu đầu tiên vào Thế kỷ XV chỉ vào khoảng 500,000, giờ đã tăng lên tới trên một triệu rưỡi theo thống kê năm 2011. Chính phủ Canada chia họ ra ba thành phần:

 

-Thổ dân Tiên Quốc: 977,230

-Người Inuit: 65,025

-Người lai/ Métis: 585,545

Tổng cộng: 1.673,780 (Tỷ lệ so với dân số Canada: 4.9%)

 

Số thổ dân tại các tỉnh bang: (Tỷ lệ so với dân số )     Thống kê 2016

Ontario:                  374,395                  2.8%

British Columbia      270,585                  5.9%

Alberta                   258,640                  6.5%

Manitoba                223,310                  18%

Quebec                   182,890                  2.3%

Saskatchewan         175,020                  16.3%

 

Thành phố có nhiều thổ dân (Thống kê 2011)

Winnipeg                78,420

Edmonton               61,375

Vancouver               51,375

Toronto                  36,995

Calgary                   33,370

Ottawa &Gatineau   30,570

Montreal                 26,280

Saskatoon               23,895

 

Ngôn ngữ phổ thông  (Thống kê 2006)

Cree                       99,950

Inuktitut                 35,690

Ojibway                  32,460

Oji-Cree                  12,605

Montagnais             11,815

Dene                      11,130

 

Bạch thư 1969 hay Tuyên bố của Chính phủ Canada về Chính sách thổ dân

 

Năm 1969, chính phủ Pierre Trudeau qua bộ trưởng sự vụ thổ dân đưa ra tuyên bố trong đó đề nghị hủy bỏ tất cả các hiệp ước về thổ dân kể cả Indian Act, huỷ bỏ “quy chế Indian”, sát nhập các Tiên Quốc vào bộ máy hành chính các tỉnh bang với mục đích là đồng hoá các thuộc dân trong một quy chế chung là công dân Canada.

 

Theo ý Pierre Trudeau và Jean Chrétien thì các quy chế cũ về thổ dân không giúp được thổ dân thoát ra các cảnh nghèo nàn, thất học, thiếu điều kiện vệ sinh để bảo đảm sức khoẻ. Mặt khác chính phủ hứa hẹn, qua các văn kiện pháp lý khác, sẽ công nhận quyền tự tri và quyền sở hữu đất đai của thổ dân. Bản tuyên bố, thường được gọi là Bạch Thư 1969, đưa ra đã dựa trên kết qủa nghiên cứu đặc biệt của nhà nhân chủng học Harry B. Hawthorn và ông kết luận người thổ dân cho tới nay chỉ là những “ citizens minus/ công dân hạng nhì”. Do đó Trudeau và Chrétien có tham vọng biến họ thành những “ công dân ngang hàng”, ngoài ra cũng nhằm mục đích đơn giản hoá sự quản trị tốn kém về sự vự thổ dân mà theo bạch thư từ đây sẽ trao cho các tỉnh bang chịu trách nhiệm.

Bạch thư bị phản đối quyết liệt nhất là bởi Hội Huynh đệ Thổ dân Quốc gia/ National Indian Brotherhood tại khắp các tỉnh, cho là chính phủ muốn đồng hóa thổ dân thành người Canada hoàn toàn và xóa đi dấu tích cùng lịch sử của họ dính liền với đất đai. Harold Cardinal, lãnh tụ của khối thổ dân Alberta, không công nhận bạch thư của chính phủ Trudeau, ra một tuyên bố khác với văn kiện “Citizens Plus/Công dân hạng trên” sau được gọi là Hồng Thư.

 

Tại British Columbia, một hội nghị tổ chức vào tháng 11.1969 tham dự bởi 140 băng cũng tuyên bố không công nhận Bạch Thư và ra một văn kiện gọi là “ Tuyên cáo về quyền của Thổ dân”, sau được gọi là Brown Paper/Hạt Thư. Các tỉnh khác như Manitoba, Saskatchewan vv...đều có các tuyên cáo và văn kiện tương tự đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho thổ dân, phong trào phản kháng này được mệnh danh là “Red Power/Hồng Quyền”. Trudeau kết cục đành phải huỷ bỏ Bạch Thư năm 1970, giận dữ tuyên bố: “ Thì thôi, ta đành kiềm giữ họ trong các ổ chuột theo ý họ muốn.”

Các thổ dân hiện vẫn tiếp tục sống trong 3,100 khu bảo cư, ngoài ra cũng còn chừng trên 10 băng sống rải rác tại Manitoba, Saskatchewanm Alberta và Bắc Ontario theo quy chế trong Indian Act. Trên thực tế các thổ dân đã tự mình vươn lên đáng kể.

 

Về văn hóa và giáo dục, mỗi năm khoảng 30,000 tốt nghiệp các trường đại học hoặc cao đẳng, vợ của ông Anita Olsen Harper là tiến sĩ giáo dục của trường đại học Ottawa. Các thổ dân có khuynh hướng thích học Luật hơn các ngành khác và hiện nay tại Canada có hơn 2,000 luật sư gốc thổ dân.

 

Về kinh tế, một phần ba các khu bảo cư nay có thể sống tự túc, không phụ thuộc vào trợ cấp của chính phủ và một phần ba khác nữa cũng đang tiến triển theo khuynh hướng này. Các người thổ dân hiện nay là chủ nhân của hơn 40,000 doanh nghiệp. Ngân sách 2016 cũng dành một khoản tiền là $8.4 tỷ để cải thiện đời sống của thổ dân

 

Về chính trị cũng đã phát ra các tia sáng cuối đường hầm. Lãnh tụ thổ dân Dene thành lập tổ chức Canadians for a New Partnership có hai hội viên là cựu thủ tướng PC Joe Clark và Liberal Martin. Số các dân biểu cũng tăng dần: năm 2015 là 10 người. Thủ tướng Justin Trudeau đã đưa vào nội các bộ trưởng Tư pháp đầu tiên gốc thổ dân: Jody Wilson-Raybould.

 

Tháng 11.2015 trong lễ đăng quang chính phủ mới Trudeau, lễ nghi đã khai mạc bởi các tiếng trống chiên của Tiên Quốc, bởi các tiếng hát của người Inuits và những thông điệp chúc mừng và cám ơn Canada của thổ dân Algonquins: Meegwetch!

 

Thương người như thể thương  thân

         

Lịch sử Canada đã được viết bằng máu và mồ hôi của các thổ dân, xưa kia vốn là chủ nhân của một lục địa mông mênh, đang sống yên vui bỗng bị xâm lăng bởi những người khác chủng tộc, tuy đã kéo dài cuộc trường kỳ kháng chiến cả hơn trăm năm nhưng rồi cũng đành bó tay quy hàng, để số phận cá nhân lẫn cộng đồng vào trong bàn tay ngoại xâm định đoạt. Cả một giang san với cá tôm đầy rẫy các sông hồ, với muông thú tràn ngập khắp rừng núi nay đã đổi chủ, hỏi sao lòng không ngậm ngùi uất hận. Chắc họ cũng có một tâm trạng như Thế Lữ:

          ...Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

          Thuở tung hoành, hống hách những ngaỳ xưa...

 

Nhưng thương người rồi lại thương thân khi theo dõi tình hình đất nước. Kẻ bành trướng phương Bắc cũng đang xâm lấn phương Nam một cách rất xảo diệu, cứ từ từ lấn từng bước, chiếm từng tấc đất, từng chỏm đảo rồi lại thuê vắn, thuê dài hạn từng địa điểm rải rác khiến cho các người dân bản xứ không đồng lọat nổi dậy để chống lại, đã thế họ còn khôn khéo mua chuộc các lãnh tụ bằng tiền bạc, mỹ nhân, địa vị để những kẻ bán nước này cúi đầu xin cộng tác. Các tấm gương tương tự như Tân Cương, Mãn Châu, Tây Tạng dù sờ sờ trước mắt nhưng buồn thay những quan Trung-Ương, quan Quốc-Hội, quan Côn-An đều bị các quan thầy Tàu khựa xỏ mũi lôi đi để hoan hô bốn chữ Vàng và mười sáu chữ Tốt, để thưa với đàn anh: Mình với ta tuy hai mà một...để đón tiếp các “tồng chí “bằng lá cờ sáu ngôi sao vàng choé.

 

Các thổ dân Mỹ Châu dù mất đất đai và quyền tự chủ nhưng cũng đã anh dũng chiến đấu hơn một trăm năm. Tôi vẫn hi vọng và tin tưởng người Việt Nam, con rồng cháu Tiên lẽ nào chịu cúi đầu khuất phục. Họ đã, đang cất cao tiếng hát: “Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng...”

 

Một bài thơ cho Tây Tạng

 

Khi giặc Hán xâm lăng và chiếm cứ Tây Tạng, tôi theo dõi tình hình và trước những thảm cảnh bọn Hán tặc gây ra, đã cảm khái làm bài thơ dưới đây:

         

LỜI CHUÔNG TIẾNG MÕ

          Còn nhớ xưa đọc truyện                        Nước bạn: Đỉnh trái đất

          Đường Tam Tạng thỉnh kinh                  Hi Mã vời vợi cao

          Lòng mơ xứ Tây Trúc                             Chẳng lẽ nào gục mặt

          Đầy Phật và chùa chiền.                        Cúi đầu mãn kiếp sao?

 

          Đất lành, dân hiền thục                         Không! Không! Không bao giờ                              Suốt ngày đêm nguyện cầu                    Tây Tạng chịu bỏ cuộc

          Người người hưởng an lạc                      Chỉ tạm thời nhẫn nhục

          Đời đời bớt khổ đau.                              Vẫn chờ đợi thời cơ.

 

          Thương thay cho nước bạn                    Không! Không! Không bao giờ

          Đang sống cảnh thái hoà                       Tây tạng chịu khuất phục            

          Bỗng Hán bang xâm chiếm                    Bọn bành trướng Hán tặc           

          Thân nô lệ xót xa!                                 Thường ỷ chúng hiếp cô

 

          Đền, chuà xưa tấp nập                          Không bao giờ Tây Tạng

          Đầy tín nữ, thiện nam                            Sẽ im ngân lời chuông

          Nay sân rêu, cỏ dại                                Sẽ tắt vang tiếng mõ

          Lăn lóc các bình hương!                         Om Mani Padma Hum!                          

 

          Kinh kệ, chúng làm giẻ                          Thời gian dù bao nả

          Bàn thờ: chẻ củi đun                             Niềm tin vẫn còn đây

          Sư sãi đi cải tạo                                     Nước có ngày Độc Lập

          Phật Sống phải lưu vong!                       Cờ Tự Do lại bay...

                                                                     

         (Hoàng Xuân Thảo)

 

 

 

 

CHÚ GIẢI

 

-Ý nghĩa các từ mượn từ ngôn ngữ thổ dân

 

Có nhiều “từ” ta thường dùng nhưng không biết đó là những từ đã mượn của ngôn ngữ  thổ dân, chẳng hạn như các từ barbecue, caribou, chipmonk, woodchuck, hammock, skunk, moose vv...Dưới đây là một số từ bắt nguồn từ ngôn ngữ của thổ dân tuy có biến dạng ít nhiều:

- Canada: vốn là kanata, từ của người Iroquois có nghĩa là làng.

- Saskatchewan: từ của người Cree kisissatchewani sipi, nghĩa là sông chảy xiết -sipi là sông.

- Saskatoon: từ của người Cree mis-sask-guah-toomin để chỉ một loại dâu đỏ

- Ottawa: từ của người Algonquin Adawe có nghĩa là buôn bán.

- Oshawa: từ của người Seneca có nghĩa là băng qua suối.

- Rimouski: từ của người Mi’kmaq có nghĩa là đất của nai.

- Mississauga: tên do người Pháp đặt cho một bộ lạc từ hồ Huron di cư tới đây, theo sông Mississagi có nghĩa là Great River Mouth

- Spadina: tên của một phố tàu Toronto, mượn từ tiếng thổ dân Spadinong có nghĩa là đồi, là tên của biệt thự cuả William Baldwin nằm trên một ngọn đồi cạnh con đường có tên Spadina sau này.

- Toronto: từ thổ dân chỉ nơi rễ cây mọc từ nước, còn có nghĩa là tụ điểm, nơi gặp gỡ hay hội họp.

- Quebec lấy từ thổ dân có kebec có nghĩa là eo sông vì thành phố Quebec được xây trên bờ khúc eo sông St. Lawrence.

 

-      Elijah Harper

 

Elijah Harper có cuộc sống điển hình cho sự trưởng thành về chính trị của một thổ dân. Ông sinh ngày 3.3.1949 tại  khu bảo cư/reserve có tên là Hồ Red Sucker, Manitoba gồm khoảng 700 người Oji-Cree, tại đó không có nước máy và nhà vệ sinh riêng, còn trường học thường đóng cửa nhiều hơn là mở cửa. Năm 5 tuổi Elijah bị đưa tới bệnh viện để trị bệnh lao trong vòng nửa năm. Ba năm sau, Elijah và một đứa em – ông có tất cả 13 anh em – bị cưỡng bách gửi đi học nội trú tại một trường đạo ở Norway House. Ông sống trong trường chừng 10 năm tới năm 1967 tới cư ngụ tại nhà bố mẹ nuôi để học trung học tại Winnipeg rồi ghi tên học đại học Manitoba năm 1971. Trong khi học, ông gia nhập Hội Thổ dân Manitoba và Eskimo do Ovide Mercredi tổ chức. Harper bỏ học trong năm thứ hai, về sống tại khu bảo cư Red Sucker, lập gia đình, có bốn con, đi làm cho Manitoba Indian Brotherhood rồi cho bộ Sự vụ Thổ dân của Chính phủ Manitoba. Năm 29 tuổi, ông được dân khu bảo cư bầu làm Trưởng khu. Sau ông được đảng NDP New Democratic Party mời ứng cử dân biểu tỉnh bang năm 1981 và ông trúng cử đồng thời lãnh tụ NDP  trở thành thủ tướng Manitoba. Năm 1986 ông trở thành bộ trưởng Northern Affairs/ Sự vụ Bắc phần. Ông đã phản đối Thỏa ước hồ Meech/ Meech Lake Accord của thủ tướng Mulroney khiến thỏa ước này bị vô hiệu, lấy lý do thỏa ước dành cho Quebec quy chế đặc biệt trong khi đó không hề nói gì tới các thổ dân. Năm 1993 Jean Chrétien đắc cử thủ tướng Canada thì ông cũng đắc cử dân biểu liên bang, đại diện cho Manitoba. Tháng 5.2013 ông qua đời tại Ottawa, chưa thực hiện được nguyện vọng của ông là tranh đấu cho thổ dân được quyền sống theo các sắc thái văn hóa của họ để đạt được hạnh phúc vì khi ông chết, khu bảo cư Red Sucker của ông vẫn là một trong các khu bảo cư nghèo khổ nhất Canada.

 

Eo Bering

 

Ca-nô vỏ phong

Áo Parka                                                   Totem/Cột tổ vật

 

Pierre Trudeau ngày đăng quang

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham luận của Từ Uyên

 

Nếp sống của Thổ dân tại Canada qua các thời đại

 

Theo định nghiă ngày nay. “ Thổ dân “ hay Tiên quốc, Première Nation gồm có 3 loại: Amerindiens,  Inuits, Metis 

 

Nguồn gốc họ rất khó xác định. Phần lớn cho rằng họ từ Á châu qua khi Bering c̣n băng giá và họ đă vượt qua vùng này và định cư tại Mỹ châu. Cũng có các nhà khảo cổ khác cho rằng có nhiều đợt và có đợt đi từ phía Đại Tây Dương nhờ một số cổ vật đào được tại Sherbrooke, mà theo Jim Molnar đó là những chứng tích ngoài các cuộc trao đổi vật chất giữa các bộ lạc thổ dân, những cổ vật này c̣n coi như tiền tệ giữa các bộ lạc khác nhau.

 

Tuy nhiên mặc dầu qua các tài liệu chúng ta nhận thấy các bộ lạc thổ dân cũng không phải thuận thảo và c̣n tiêu diệt lẫn nhau. Trước khi người da trắng đặt chân tới Mỹ châu, thổ dân đang sinh sống tại vùng này có một cuộc đời gần với thiên nhiên và xa cách với thế giới bên ngoài. Họ c̣n sống trong thời đại cũ chưa biết tới kim loại như sắt, đồng, vũ khí của họ c̣n bằng đá mài hoặc bằng xương gọt nhọn.

Chỉ từ khi tiếp xúc với người Âu châu cuộc sống của họ đổi khác. Người Âu châu khi tiếp xúc với thổ dân, không cho biết thổ dân chống trả họ bằng vũ lực, trái lại họ c̣n được thổ dân chỉ dẫn đủ điều.

 

Và thổ dân đă lănh hội được ǵ ?

Ngoài việc đổi chác các dụng cụ coi như tiến bộ hơn, họ đă vô t́nh nhận nhiều tai họa do người Âu châu mang tới mà có thể nói họ đă rước vào phần đất trong lành này một hậu quả mà ta có thể coi như một Le mal blanc, khiến họ gần tới bước diệt vong. Từ những bệnh người da trắng mang tới đe dọa tính miễn nhiễm của họ và mang tới cái chết đầu tiên của nhóm người hợp tác chỉ dẫn nơi khai thác da thú tới những tín đồ theo đạo mới do các giáo sĩ ḍng Jesuite mang tới rồi những luật pháp mới mang danh khai hóa những người coi họ là man rợ đă khiến nếp sống cuả họ thay đổi theo hướng diệt chủng.

 

Diệt chủng qua bệnh tật

 

Họa diệt vong của họ không phải do các bộ lạc sâu xé nhau mà do những âm mưu diêt chủng của ngựi da trắng qua hai phương tiện khác nhau :

 

          1- Bệnh truyền nhiễm

 

Tai vạ đă xảy ra ngay khi Jacques Cartier tới đất này và ghi nhận dân đất Stadacona bị chết v́ nhiều bệnh mà nhóm của Jacques Cartier không mắc phải đă thấy từ 1535. Ngày đó môn dịch bệnh học chưa phát triển nên Jacques Cartier không rơ lư do cũng dễ hiểu, v́ chính Jacques Cartier và nhân viên của ông đă mang những bệnh của thủy thủ, người đi ngàn bến và mang theo những bệnh của nhóm giang hồ này vào cơ thể trong lành của thổ dân từ lâu sống cùng thiên nhiên nên chưa có tính miễn nhiễm và như vậy họ bắt đầu chết v́ « Người da trắng « mang bệnh vào.

Năm 1635 khi Jacques Cartier nhận thấy trong khi 50 thổ dân mắc bệnh và chết v́ bệnh lạ không có thuốc chữa trong khi cùng lúc đó 50 nhân viên của ông mắc bệnh scorbut nhưng chỉ chết 25 người c̣n 25 được chính thổ dân đă chỉ dẫn phương thức điều trị qua việc dùng thảo dược.

Và có lẽ sau khi trở về nước, Jacques Cartier không ngờ dân miền Stadacona vẫn tiếp tục lan truyền các bệnh do ông mang tới đó và mang tới diệt vong. Năm 1603 khi Samuel de Champlain tới ông thấy địa điểm Stadacona đă không c̣n nữa.

Sau này lại chính các cha ḍng Jesuites tới giảng đạo và chỉ có những người Huron nào tới nghe giảng hay thú tội mới mắc bệnh, khiến có thời một bà thủ lănh thổ dân Huron đă ta thán « Những tên phù thủy mặc áo đen đă mang lại tử thần»

Trong trận chiến chống lại cuộc khởi loạn của Pontiac chính Amshert một tướng lănh Anh đă cố t́nh gây bệnh cho quân địch bằng cách tung qua địch quân một bức mền mang vẩy của bệnh nhân mắc đậu mùa và quả nhiên không những quân địch mắc bệnh chết mà dân bộ lạc họ cũng chết nhiều và đó là bước mở đầu cho cuộc chíến tranh vi trùng sau này.

 

Những bệnh truyền nhiễm do Tây phơng mang lại được kể trong mục Epidémie như sau :

- Đậu mùa (variole) từ 1616 đă xuất hiện tại vùng Tadoussac do các nhà buôn do Samuel de Champlain mang tới và lan tràn tới khu vực St Laurent và Saguenay và Baie James và Grand Lac nhưng không cho biết bao nhiêu nạn nhân.

Sau đó từ 1636-1640 các giáo sĩ ḍng Jesuites khi giảng đạo và nghe xưng tôi đă gần gũi giáo dân mới và mang bệnh tật và chết chóc tới mức môt bà lănh tụ dân Huron phải thốt lên « Nhóm phù thủy áo đen đă đem lại tử thần » và v́ đó 30.000 thổ dân Huron nay chỉ c̣n 12.000. Và với sự suy yếu này bộ lạc Huron sau này không c̣n sức chống trả bộ lạc Iroquois và gần như bị tiêu diệt.

Quân nhân trong chiến trận Anh- Pháp tại Nouvelle France cũng không thoát khỏi các trận dịch. Moncalm trong trận Quebec đă có 2100 trường hợp bệnh với 20% tử vong và quân đội của Wolfe và Amshert cũng không kém.

Nhưng Amshert cũng lợi dụng vũ khí bệnh truyền nhiễm này khi Pontiac . môt lănh tụ thổ dân khởi loạn  và ông dùng tấm mền đă bọc xác quân nhân chết bệng đậu muà liệng qua quân địch và các vẩy c̣n lại trong tấm mền đă khiến quân khởi loạn tử vong. Ông là cha đẻ ra chiến tranh sinh học sau này.

Và từ đó các đợt đậu mùa luôn xảy ra mỗi khi có chuyến tàu từ Âu châu qua và dỉ nhiên mang theo các hành khách đang lâm bệnh và bệnh lại tái xuất hiện.

 

-Bệnh Typhus hay sốt v́ mang chí, rận xuất hiện năm 1659 tới 1746 tại Port Royal và Acadie. 3,500 lính chết 1270 ngay trên tàu biển, 1170 khi lên đất liền Sau đó năm 1847 sắc dân Mikimak tử vong tới 9000 người bằng 1/3 dân số.

 

-Bệnh dịch tả hoành hành trong 2 năm 1831 và 1832 giết hại tới 6.000

 

-Bệnh Sốt vàng da do muỗi mang từ nơi khác tới cũng giết hại khá đông và cả 6 y tá và 12 giáo sĩ cũng tử vong.

 

2- Ngoài tai hại về bệnh truyền nhiễm thổ dân c̣n bị tai nạn khác do rượu mạnh do người da trắng mang tới. Biết thổ dân hay nằm mộng và thích được giải mộng, ngay từ thời các doanh thương theo Samuel de Champlain qua họ đă dùng Rưọu mạnh Eau de vie để đổi lấy lông thú và da thú.

 

Qua bài thơ cuả Bá tước La Hontan ta đă thấy cuộc đổi chác như sau :

DES FUSILS COURTS ET LEGERS

DE LA POUDRE

DES BALLES ET DES PLOMBS

DES COUTEAUX A GAINES

LES EPES

MAIS L’EAU DE VIE EST BONNE VENTE.

Ta thấy như vậy rượu là món chính để đổi chác và để mê hoạc thổ dân ngay từ đầu thế kỷ thứ 17.

 

Diêt chủng qua văn hoá bằng các văn kiện pháp lư

 

Bà chánh án toà án tối cao Beverly Mc Lachlin đă tuyên bố tất cả mọi đạo luật từ trước tới nay do chính phủ Anh, tuy bề ngoài nói t́m cách giải phóng những người thổ dân man rợ để họ trở thành ngựi văn minh, thực ra chỉ nhằm diệt chủng qua văn hoá. Từ 1948 tuy Liên Hiệp Quốc đă kết án những hành vi diệt chủng nhưng chưa đề cập tới vấn đề Diệt chủng qua văn hoá.

 

Mang danh tăng tiến giá trị văn hoá người thổ dân nhưng từ 1763 tới nay tất cả các đạo luật mang danh Indiana act hay tương tự đều nhằm mục đích hoặc t́m cách đồng hoá các thổ dân vào xă hội Tây phương hoặc nếu không đạt được mục đích sẽ t́m phương tiện tiêu diệt họ . Các văn kiện mang danh pháp lư dù qua chiêu bài bảo vệ đời sống của thổ dân sau khi chiếm được Nouvelle France của Pháp từ 1760 và các thoả ước liên hệ, nhờ đó biên giới tên thuộc địa mới mang danh Quebec đă trải dài qua phiá Tây, nhất là sau khi quân đội Anh qua chiến đấu chống lại 13 thuộc địa cũ phiá Nam đang ly khai với chính quốc và tuyên bố độc lập. Hệ quả là một số binh lính không trở v chính quốc tràn qua Quebec cùng với một số dân tham chiến  của 13 thuộc địa theo Anh quốc chiếm lại thuộc địa vừa ly khai nhưng không thành công nay chọn Quebec và trở thành nhóm 40.000 loyalistes khiến chính quyền mới phải t́m đất sống cho họ và các quyết định phân chia cho họ một số đất đai cho họ khai thác trên số đất các thổ dân đang sinh sống. Tuy nhiên các hành động này không coi như bất hợp pháp v́ lúc này thổ dân chưa biết chữ và người gốc Pháp cũng như các giáo sĩ không phản đối v́ quyền lợi họ không mất v́ nhờ Acte du Quebec 1774 vẫn cho họ quyền theo luật cũ và đạo thiên chuá.  Và thổ dân vẫn tự do sinh hoạt đủ nơi, họ không hiểu rằng người Anh đă bắt đầu nhằm vào việc cướp đất họ đang sinh sống. 

 

Và thời gian từ 1763 tới 1876 các đạo luật vẫn mang mỹ danh bảo vệ một số quyền lợi của dân thuộc Tiên quốc (Première Nation) lần lượt ra đời

Năm 1850 đạo luật nhằm bảo vệ đất đai và các sở hữu khác của thổ dân cùng định nghĩa ai là thổ dân và loại hai nhóm Inuit và người lai Métis không phải là thổ dân và Inuit đẩy xa lên miền bắc và Métis được coi như người canadiens thường khác không có qui chế amerindien tại Canada Hạ được ban bố.

Năm 1867 đạo luât Hiến Pháp giao cho Lập Pháp mọi quyền hạn cai trị và từ đó thành lập các đặc khu mang danh « Bảo cư « nhằm tập trung các thổ dân vào đó và bắt đầu phân loại danh nghiă Thổ dân Amerindien với một số quyền và bổn phận đặc biệt khác với nhóm Inuits từ nay dồn về miền bắc và nhóm lai Metis có cha hay mẹ là người gốc thổ dân.

 

Chính phủ cũng khuyên và cho những người từ bỏ gốc thổ dân (emancipation) những quyền lợi của công dân thuộc địa từ nay là dân của Liên minh mang tên Dominion. Những người này được thụ hưởng những đặc quyền như cấp đất đai tới 50 mẫu đất và điều kiện như người đang sống theo pháp luật hoàng gia nói một cách khác giống nhửng người Đông dương chúng ta khi trước xin nhập quốc tịc Pháp. Từ 1876 tới 1951 các phương thức từ nay chuyển qua cuộc đồng hóa qua biện pháp hội nhập.

 

Giới hạn quyền lợi của người sống trong khu bảo cư.

 

Người trong bảo cư không được quyền sở hữu đất đai ngoài khu và trong khu họ phải chuyển qua nông nghiệp, các dụng cụ sẽ do chính quyền thuộc địa cấp phát, các trường học sẽ thành lập sau.

 

Quả thât sau này các trường cũng được thành lập nhưng chỉ tới mức trung học và chỉ chừng 25% học hết học tŕnh. Nhóm c̣n lại sinh sống trong bảo cư và lại theo nếp sống nghèo khó và tội lỗi trong nơi trú ngu. Số học thành công theo học các Cegep, có người trở lại khu và vào nghề dạy học trong khu và vẫn sống với điều kiện và quyền lợi thổ dân. Số học cao hơn có bằng Đại học đương nhiên mất quyền lợi thổ dân và trở thành các công dân Canadien như người da trắng nhưng cho biết vẫn không tránh khỏi kỳ thị và chèn ép của ng ười da trắng

 

Cách ly gia đ́nh.

 

Các trẻ em phải xa cách với gia đ́nh bằng cách bắt chúng tập trung đi học qua các trường mang tên Lưu trú (Pensionnat) và từ 1880 trở đi đă có tới 150.000 trẻ bắt buộc tập trung tại các trường học này và tr trêu thay các trường này do các giáo sĩ ḍng Jesuite phụ trách và kỹ luật vô cùng nghiêm khắc. Theo các cuộc điều tra và các cuộc phỏng vấn ta thấy các trường này không theo sứ mạng thiêng liêng là khai hoá mà chính là nơi nhằm biến các trẻ em thổ dân thành dân tộc khác.

Tất cả các biện pháp đó khiến một mặt các thổ dân sinh sống trong khu Bảo cư mất tự do, phải chuyn nghề qua canh nông nghiệp, mặt khác khiến trẻ em bị đàn áp và mất gốc.

Theo các tài liệu từ các cơ quan truyền thông như Canadien Presse, hay qua các cuộc điều tra của các đài truyền h́nh RDI, chúng ta thấy thảm trạng của người thổ dân được phơi bày như sau :

Nghèo nàn 47% sống bằng trợ cấp xă hội, trẻ em chỉ có 25% học đủ học tŕnh, nhà ở vô cùng tàn tệ, các tiện nghi như nước sạch, điện đều không đầy đủ

 

Trong gia đ́nh việc bạo hành là chuyện b́nh thường. Phụ nữ thường là nạn nhân của các nhóm buôn người nhằm cung ứng cho hệ thống Măi dâm và từ đó là nạn nhân của Ma túy và rất nhiều trở thành nạn nhân của các cuộc giết hại tới nay chưa t́m ra thủ phạm. Trẻ em v́ thất học và bị ảnh hưởng các cuộc bạo hành trong gia đ́nh nên trở thành tâm thần không ổn định và khi trở thành thiếu niên luôn luôn phạm pháp và bị tạm giam trong các trại thiếu nhi tội lỗi và khi tới tuổi thành niên, họ trở thành thành phần du đăng và rút cục bị giam cầm v́ băng đảng hay buôn bán  các ma túy

 

Bà Sylvie Roy một nhà tâm lư học gốc Atekamek Algonquin đă cho rằng việc tập trung các trẻ em vào các trường học trước đây nhằm hủy diệt tính chất thổ dân từ tuổi thơ v́ tại các trường này các trẻ em không được nói tiếng của họ, không được múa hát những bài ca tiếng thổ dân hay các đ́ệu mùa po wow của họ. Vi phạm phải nghiêm phạt và có tới 6.000 trong số 150.000 em đă chết.

Số sống sót mới đây qua các cuộc phỏng vấn của Josée Dupuis và Anne Panasuk trong chương tŕnh Enquête của Radio Canada đă tŕnh diện hai nạn nhân mang tên  Lise Jourdain và Kristen Wawatie  ra mắt trên đài Radio Canada và đă thuật lại cảnh đau thương của họ khi bị hiếp dâm tại Scheffeville tương tự như các phụ nữ tại Albitibi và Val d’Or. Phóng viên Stephane Paré đă mang ra ḱnh ảnh của phụ nữ bị giết hại từ 1980 tới 2012 có 1181 trường hợp đàn bà bị giết. Mới đây tại Val D’Or  6 cảnh sát được tha bổng tuy phạm tội hiếp dâm. Phóng viên Sarah Sanchez cho biết hơn 70 gia đ́nh nạn nhân từ Quebec và từ Ontario đă tới Montreal tố cáo và đưa ra những dẫn chứng về số phận bị bạc đăi của phụ nữ gốc thổ dân. Ngay ông Ghislain Picard thủ lănh thổ dân cũng thuật lại những đau khổ trong tuổi thơ của ông và t́nh trạng của thổ dân ngày nay.

 

Hai nhân vật khác Marco Fortier trên tờ Le Devoir và Daniel Salée tại trường Đại học Salée cũng có những bài tố cáo tương tự. Marco Fortier ngày 19-12-2015 đă phỏng vấn ông John Bankhand và được biết các cách đối xử của nhà trường như cạo đầu các trẻ gốc thổ dân, cấm họ nói thổ ngữ, dạy học chữ nửa ngày c̣n thời gian khác dạy các phương pháp sinh sống khi ra đời nhưng sự thực dùng như những công nhân làm việc không công cho trường. Trước khổ cực như vậy đă có những trẻ trốn khỏi trường nhưng bị bắt lại và h́nh phạt nặng nề hơn.

 

Trước những bằng chứng sống như vậy biết bao ủy ban điều tra đă thành lập và cho tới nay chưa cải thiện được ǵ. Với các cách đối xử từ người lớn tới phụ nữ và trẻ em trên con đường đồng hóa, người thổ dân sẽ ra sao ?

 

Thanh niên trở thành nghèo túng, 85% sống dưới mức nghèo dưới lợi tức 22,000 mỗi năm. V́ nghèo đói nên dễ bị các yếu tố gây tội phạm chi phố : Ma Túy, Hung bạo trong gia đ́nh, Gái điếm gia tăng. Thiếu niên vô kỷ luật bi giữ trong trại phạm pháp và chính nơi đây họ đă học hỏi thêm những tội ác khi ra khỏi trại và trở thành các tội phạm rất dễ. Hậu quả là các giới chức da trắng nhất là cảnh sát đă nh́n thổ dân như những người luôn luôn bất b́nh thường và có cái nh́n kỳ thị thường mang tên chú ư đặc biệt qua h́nh dạng dù họ chưa phạm tội mà danh từ Pháp gọi là Profilage. Hành đông này khiến một mặt một số không dám nh́n nhận họ gốc thổ dân, trong khi đó nhóm khác công khai chống đối.

 

Điển h́nh vụ các thổ dân tại các khu Bảo cư nhất là người Mohawk cũng không hiền  và năm 1990 họ đă gây bạo loạn khi thị trưỏng thành phố Châteauguay muốn chiếm đất họ đang tranh chấp để thiết lập sân golf và cuộc tranh chấp này đôi khi bạo động và phải nhờ quân đội can thiệp. Các phóng viên tờ Gazette và Radio Canada bị Cảnh sát cấm vào và phải qua đường sông mới làm được phóng sự

 

Xin coi 17 bức h́nh chứng minh t́nh trạng cắng thẳng trong cuộc tranh chấp này.

 

Trước và sau đó đă bao ủy ban điều tra ra đời để t́m cách giải quyết và mới nhất ủy ban Viens đang hoạt động và c̣n xin thêm thời gian cho kịp t́m thêm các bằng chứng trước khi kết luận.  Cuộc sống của thổ dân như vậy qua bao ư định đồng hoá, qua các đạo luật vẫn chưa đuợc cải thiện và chúng ta ước mong trong thời gian tới các cuộc kỳ thị người dân Tiên quốc sống trong đất họ từ lâu có cơ may được chấm dứt.