Hoàng Xuân Thảo
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*29
BA NĂM LƯU LẠC GIANG HỒ
VÂN NAM và CÔN MINH :TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGƯỜI CÁCH MẠNG
VIỆT NAM – CUỘC SƠ NGỘ GIỮA VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC
Tại Côn Minh, khi Giáp và Đồng hỏi về công tác của hai người thì Phùng Chí Kiên bảo:
“Công tác của các đồng chí thì phải đợi đồng chí Vương về quyết định”.
Kiên nói cho hai người nghe về tình hình các đoàn thể tại Trung quốc, sự tranh chấp giữa phe quốc gia và phe cộng sản Việt Nam. Trong khi chờ đợi, Kiên dậy thêm tiếng Hoa cho hai người và đưa ra một sấp tài liệu bảo “ Các đồng chí sẽ còn hoạt động tại Trung quốc một thời gian dài không biết bao lâu, nhất là tại Hoa Nam này thì cũng nên đọc qua các tài liệu này để dễ dàng khi hành sự.”
Giáp và Đồng ngoài giờ học tiếng Hoa, mở mớ tài liệu Kiên đưa ra xem về địa lý, lịch sử tỉnh Vân Nam và thủ phủ Côn Minh.
Trước hết là về Vân Nam, đã lập quốc năm 279 bởi một tướng quân nước Sở và có tên là nước Điền tới thời nhà Đường, năm 738 tù trưởng một tộc Chiếu sau khi đánh bại 5 Chiếu khác đã lập ra nước Nam Chiếu và được vua Đường phong làm Vân Nam vương. Triều đại Nam Chiếu truyền ngôi được 13 đời và đã từng hai lần xâm chiếm Giao Châu hay An Nam, sau bị Cao Biền, tướng quân nhà Đường, dùng 12,000 quân thủy bộ đánh đuổi. Cao Biền nhờ chiến công đó được phong làm Tiết Độ Sứ An Nam trong 9 năm, đã cho xây lại thành Đại La vòng theo bờ sông Tô Lịch, tuy nhiên thành cứ bị đổ hoài, sau nhờ cúng tế thần và thần cho một con ngựa trắng chạy chỉ đường xây mới xong, nên sau đó cho lập miếu thờ gọi là đền Bạch Mã hãy còn tồn tại tới nay ở phố Hàng Buồm.
Năm 937, Đoàn Tự Bình, thủ lĩnh tộc Bạch, sau khi diệt Nam Chiếu, lập ra nhà Đại Lý ,đặt kinh đô tại thành Đại Lý, cách Côn Minh gần 300 km. Nhà Đại Lý truyền được 22 đời vua, kéo dài tới 316 năm. Năm 1253 Mông Cổ xâm chiếm và đặt tên là Vân Nam, tới 1351 lại thuộc nhà Minh, rồi tới 1662 thời nhà Thanh thì Ngô Tam Quế làm tổng đốc vì có công lao bắt giết vua Minh. Vân Nam là tỉnh có tới 26 sắc tộc, nhiều nhất là tộc Bạch rồi tới tộc Di, sau nữa là các tộc Thái, Miêu, Dao.
Về phương diện địa lý , Vân Nam là nguồn gốc của sông Hồng, sông Đà và có sông Mékong chảy qua. Thời đó, Vân Nam đặt dưới quyền một quân phiệt là tướng Long Vân từ 1927. Long Vân hành xử như ông vua một vùng, tỏ vẻ không thần phục Tưởng Giới Thạch nhưng Thạch lúc đó còn lo chiến tranh với Nhật và Cộng sản Trung Hoa nên cũng tạm thời làm ngơ chờ dịp.
Đọc xong, Giáp nói:
“ Hồi nhỏ, tôi cứ nghe nói giặc Nam Chiếu sang quấy rầy nước ta bây giờ mới có dịp đặt chân tới ?
Đồng thầm nghĩ:
“ Mình cũng chẳng biết gì hơn! Rôì đây chưa biết chừng bọn con cháu Nam Chiếu là tổng đốc Long Vân và tướng Lư Hán hiện nay còn có toan tính lại sang quấy phá Việt Nam một lần nữa không đây?” nhưng không nói ra.
Giáp nói tiếp, “ Nghe nói Cao Biền đi khắp nước ta làm bùa yểm các long mạch để nước mình không có lãnh tụ đối đầu được với phương Bắc .”
Đồng bảo, “Chắc là chuyện mê tin dị đoan mà thôi. Vả lại đảng Cộng sản Trung quốc và đảng ta hiện nay tình thân như thể anh em, sau này đời đời làm gì có chuyện đối đầu nưã, vì lẽ môi hở răng lạnh, chưa kể là trong mai sau có thể không còn biên giới giữa nước này với nước khác nữa mà chỉ còn thế giới đại đồng.”
Hai người sau khi cạn một tuần trà, lại giở tài liệu về Côn Minh ra đọc tiếp.
Côn Minh nằm trên cao nguyên Vân Qúy, cao khoảng 1900m so với mặt biển, nhiệt độ quanh năm trung bình 15 C , thời tiết quanh năm như muà xuân cho nên còn được gọi là Xuân Thành. Khắp thành phố chỗ nào cũng đầy hoa nở, trên trời, dưới đất, bờ rào, hàng tường, quanh nhà, hương thơm ngào ngạt. Côn Minh cung cấp 70% hoa tươi cho toàn quốc. Côn Minh còn là một trung tâm du lịch vào bậc nhất Trung quốc với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Điền Trì, sông Lệ Giang, rừng đá Thạch Lâm, chuà Hòa Đình với 500 tượng La Hán. Trong thành phố có tới 26 sắc tộc cho nên quanh năm tưng bừng hết lễ hội này lại tới lễ hội khác chẳng khác chi chốn Bồng Lai tiên cảnh.
Côn Minh là thủ phủ cuả Vân Nam và có thể coi như có một vị trí chiến lược của Trung quốc trong chiến tranh Nhật Hoa vì nằm trên trục giao thông dẫn tới Trùng Khánh, thủ đô Trung quốc thời kháng Nhật; trục khác là Việt Nam và Miến Điện, Lào, Thái. Hai trục giao thông này rất quan trọng cho việc tiếp vận của Hoa Kỳ cho Trung hoa dân quốc nhất là khi đó các đường biển đã bị Nhật phong toả khi chiếm đóng Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, còn Đài Loan thì đã thuộc Nhật từ trước rồi. Sự tiếp tế của Đồng Minh cho Trung quốc các thứ võ khí, quân trang và quân dụng lúc đó chỉ còn lối duy nhất qua Miến Điện; Việt Nam thì từ 1940 Nhật cũng đã ép Pháp cho quân Nhật xâm nhập và các đường xe lửa Lào Cai và đường hàng hải Hải Phòng sang Trung quốc đều đã bị cắt đứt.
Các cơ sở trọng yếu tại Bắc Kinh, Nam Kinh cũng đã được chuyển về đây , kể cả các trường Đại học Thanh Hoa nên thành phố lúc nào cũng tràn ngập đầy người cùng với tiếng xe nhà binh chạy ầm ầm sớm tối khiến không khí rất là ồn aò và nhộn nhịp. Các cơ quan thuộc Đồng Minh cũng mở nhiều căn cứ tại đây như OSS, Không đoàn 14 do trung tướng Claire Lee Chennault chỉ huy, mệnh danh là không đoàn Cọp Bay, chưa kể nhiều cơ sở như các tòa lãnh sự của Anh hay Pháp.
Trong thời kỳ này do áp lực của Đồng minh, Tưởng Giới Thạch phải chịu thi hành chính sách “ dung Nga, liên Cộng”, ký thỏa ước hoãn chiến với đảng Cộng Sản để cùng đánh Nhật do đó không chỉ riêng đảng Cộng Sản Trung Hoa mà cả đảng Cộng Sản Đông Dương cũng nhờ đó được tự do hoạt động công khai.
Đang xem thì Kiên ra ngoài có việc vưà trở về, thấy hai người đang đăm chiêu liền đùa bảo,“ Này đừng có tơ tưởng tới cảnh hữu tình và người đẹp xứ này. Ở đây bọn Việt Quốc, Việt Cách cũng đông lắm, còn nhiều hơn phe ta nữa. Chúng có lợi thế được Tư lệnh Đệ Tứ Chiến khu Trương Phát Khuê và tướng Long Vân che chở nên rất lộng hành. Có muốn ra ngoài cho thoải mái một chút thì gần đây có Thúy Hồ cũng đẹp lắm có thể dạo chơi mà vẫn an toàn”.
Hai người ở tại nhà Kiên chừng một tuần thì dọn tới nhà một người Tàu cho rộng rãi hơn vì nhà Kiên chỉ có một chiếc giường và một tấm ván nhỏ để làm bàn viết. Gia đình người Tàu này, chỉ được biết đây là hai Hoa kiều tên là Dương Hoài Nam và Lâm Bá Kiệt, từ nước ngoài về thăm quê hương nên đối đãi rất thân mật. Tại sân trước có một cây ngọc lan đang nở đầy hoa thơm ngát cả một vùng, chiều chiều hai người thường bắc nghế ra ngồi dưới cây uống trà và đàm đạo.
Nhà này sau còn có Cao Hồng Lĩnh tới ở chung. Giáp và Đồng đã nghe nói tới thành tích hoạt động của Lĩnh tuy chưa từng gặp. Lĩnh cùng tuổi với Đồng, người Hội An, đã từng là bí thư chi bộ Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội tại đây trước khi đi Quảng Châu năm 1928. Lĩnh đảm nhiệm việc đi chợ vì vưà thông thạo đường đi lối về, vừa rành ngôn ngữ xứ người, còn Giáp và Đồng được phân công nấu ăn và rửa chén bát, nhưng tài nấu ăn của Giáp quá dở nên sau chỉ còn phải rửa bát và dọn dẹp thôi. Giáp thầm nghĩ “Thái bảo mình là công tử bột thật cũng chẳng sai”. Nhiều khi nghĩ tới vợ trẻ, con thơ, lòng Giáp bùi ngùi tự hỏi không biết mình ra đi như vầy có tệ bạc không và biết bao giờ mới gặp lại vợ con nữa. Đồng thì có vẻ thoải mái hơn vì hãy còn trong tình trạng độc thân và cảm thấy ở Trung Quốc cũng như ở nhà vậy.
Hai người vẫn phải chờ già Vương trở về giao công tác nên mỗi ngày sau khi ăn cơm chiều xong thường ra dạo Thúy Hồ. Thúy Hồ có tên vậy vì nước hồ trong xanh, chung quanh hồ lại xum xoe đầy cây xanh, lá thắm hầu như tươi tốt quanh năm. Hồ khá rộng tuy không lớn bằng hồ Tây, có đường đi vòng quanh, lại có câù bắc ngang qua hồ và có nhà thủy tạ hai tầng, mái cong cong như một ngôi chùa. Gần hồ có trường Giảng Võ nên các học sinh thường ra đây tập võ và ca hát, thường là các bài kháng Nhật, nên bầu không khí thật náo nhiệt.
Giáp và Đồng thường kiếm một gốc cây ngồi vưà ngắm cảnh vưà giở sách tiếng Hoa ra học. Giáp không khỏi ngắm mây, nhìn hoa mà không nhớ tới người thương, tâm trạng hệt như một nhà thơ Đường đã viết Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung...Riêng Đồng, một tài liệu trên mạng nói vốn tổ tông là người gốc Hoa, thì chỉ nóng lòng mong chóng được thụ huấn hay hoạt động vì đây là cơ hội tốt nhất để có thể sau này phục vụ Tổ quốc lẫn Quê hương thứ hai một cách đồng đều. Đồng bâng khuâng tự hỏi nếu như sau này hai nước có mâu thuẫn mà không thống nhất được thì mình phải xử sự ra sao đây?
Một ngày đầu tháng 6.1940, Kiên bảo “ Bác Vương đã về tới và hẹn chúng ta ở Thúy Hồ. Mình đi thôi”. Trong những ngày chờ đợi, Giáp không được cho biết bác Vương là ai cả, chỉ đoán chắc phải là một nhân vật quan trọng và đoán mò có thể là Nguyễn Ái Quốc vì Thụ đã bảo có thể gặp trong chuyến xuất ngọai này.
Giáp chỉ biết sơ qua về Nguyễn Ái Quốc từ hai tài liệu do người bạn học Nguyễn Chí Diểu đưa cho Giáp đọc là Yêu Sách của Nhân dân An Nam và Bản Án Chế Độ Thực Dân ấn hành năm 1924 ký tên Nguyễn Ái Quốc, đâu có biết rằng Nguyễn Ái Quốc ký tên trong các bài báo in trong sách là đại diện cho một nhóm Người Việt Yêu Nước thường gọi là Ngũ long gồm Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành nhưng sau đó Thành nhận vơ là của riêng mình.
Giáp khen thầm khi đọc, ”Bài viết này phải là một tay cừ khôi cả về văn chương Pháp lẫn pháp luật, đã từng ở Pháp lâu năm và có trình độ học vấn cao.” Thật vậy, lấy thí dụ như yêu sách 7 đòi hỏi nhà cầm quyền phải bỏ các Sắc lệnh mà thay bằng cách Đạo luật thì người bình thường làm sao phân biệt được chỗ khác biệt giữa Sắc lệnh và Đạo luật, nói chi Thành lúc đó mới chỉ có trình độ tiểu học làm vốn liếng văn hoá căn bản?
Giáp cũng được Nguyễn Chí Diểu cho biết lơ mơ về các hoạt động này nọ cuả Nguyễn Ái Quốc tại Pháp. Một người khác là Phan Đăng Lưu khi từ Quảng Châu về có kể vài mẩu chuyện đề cao Quốc. Nhưng Giáp sau đó lại nghe tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao trong nhà tù Hồng Kông năm 1933 gì đấy và có giấy báo tang của Hội Quốc Tế Cộng Sản đàng hoàng thành ra Giáp cũng hoang mang không biết Già Vương mình sắp gặp đây là ai? Giáp có hỏi Đồng thì Đồng cũng được tin là Quốc đã chết ở Hong Kong nên chỉ ừ hử nói cũng không biết thực hư ra sao, phải đợi gặp già Vương may ra mới rõ được.
Năm 1926, Đồng đã thụ huấn một lớp học chính trị do Thanh niên Cách Mạng Đồng Chí Hội tổ chức tại Quảng Châu dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc. Tính Đồng thâm trầm, ba phải, ăn nói nhỏ nhẹ, thường coi im lặng là vàng nên dễ được lòng mọi người nên sau này là thủ tướng lâu đời nhất tại Việt Nam và trên thế giới, từ 1955 tới khi nghỉ hưu 1987, tổng cộng là 32 năm.
Tới Thúy Hồ, Giáp thấy Vũ Anh đang ngồi trên thuyền với một ông già trông hao hao giống ảnh Quốc mà Giáp đã được xem qua một lần với chiếc mũ phớt. Già Vương mà Giáp gặp hôm nay dáng người thon nhỏ, hơi gầy, mặt xương xương, da ngăm ngăm đen, nhưng có đôi mắt thật sắc sảo khiến người nhìn rất dễ bị thôi miên và khó đoán trong óc ông đang nghĩ gì. Ông cũng đội chiếc mũ phớt giống như trong ảnh khiến Giáp thầm nghĩ chắc già Vương với Quốc là một người, nhưng mối hoài nghi vẫn cứ lảng vảng trong đầu.
Khi Giáp và Đồng bước gần tới thì già Vương khoát tay ra hiệu lên bờ rồi tất cả vừa thong thả dạo bộ vừa nói chuyện. Đi cạnh già Vương, Giáp thấp hơn cả gần một cái đầu còn Đồng thì có tầm cao ở giữa hai người. Với giọng nói trọ trẹ miền Trung, già Vương cất tiếng trước, hỏi thăm về chuyện đi đường, tình hình trong nước rồi bảo,
“ Các đồng chí ra được thế này là tốt. Vài ngày nữa sẽ bố trí công tác cho các đồng chí”.
Trong khi đi và trò chuyện có đôi lúc Vương bỗng đứng dừng lại, đôi mắt như cú vọ nhìn chăm chắm vào Giáp với vẻ soi mói khiến Giáp lúng túng và có mặc cảm tự ti khá rõ ràng. Một lát sau tới một ngã rẽ, già Vương bảo “Thôi hai đồng chí về nghỉ để còn chuẩn bị cho những công tác quan trọng sắp tới” rồi lão cùng Kiên và Anh rẽ sang lối khác.
Trên đường về nhà, Đồng nói nhỏ vào tai Giáp:
“ Già Vương chính là Nguyễn Ái Quốc mà tôi gặp ở Quảng Châu hồi năm 1926 đấy, nhưng nom ông già đi nhiều. Bây giờ người lấy bí danh là Vương Đạt Nhân.”
Cũng lúc ấy, già Vương hỏi Kiên nên giao cho hai người mới đến công tác gì. Kiên biết tính già Vương hỏi là hỏi lấy lệ thôi còn ông đã quyết định sẵn trước cả rồi, lỡ nói ra không trúng ý thì phiền, nên chỉ trả lời tùy già Vương quyết định.
Già Vương thật ra đã có ý huấn luyện Giáp về lãnh vực Võ, thành người phụ tá cho Kiên, còn Đồng là đệ tử cũ từ năm 1926 tại Quảng Châu nên ông biết rõ khả năng và tính tình nên định để Đồng họat động bên địa hạt Văn, phụ tá cho ông. Tuy nhiên, Giáp khác Đồng là thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản, theo học trường tây nên lập trường còn chưa rõ rệt cho lắm nên ông muốn để Đồng theo dõi và hướng dẫn Giáp một thời gian.
Trong thâm tâm, thật ra ông đã có cảm tình và cảm tưởng tốt về Giáp trong buổi sơ ngộ vì vợ Giáp, Quang Thái lại là em của Minh Khai, một nữ đồng chí đã có một thời gian khá dài hoạt động bên ông và còn từng là một trong những người vợ của ông. Minh Khai lúc này đang là một uỷ viên xứ bộ Nam kỳ, tuy giờ đã có chồng là Lê Hồng Phong, nguyên Tổng bí thư ĐCSVN nhưng Phong hiện đang bị đày đi Côn Đảo.
Mối tình xa xưa dường như còn vấn vương trong lòng già Vương và ông thầm nghĩ sẽ tìm cách cất nhắc Giáp trong tương lai.
Sau đó ít lâu, Hồ Quang viết giấy giới thiệu cho Phạm Văn Đồng (Lâm Bá Kiệt ) và Võ Nguyên Giáp ( Dương Hoài Nam ) lên Diên An do Cao Hồng Lĩnh dẫn đường để theo học trường Quân Chính của đảng Cộng sản Trung Quốc qua lối Quý Dương nhưng khi hai người vừa tới Quý Dương thì do tình hình biến đổi, chính phủ Pháp với Quốc trưởng Pétain đã đầu hàng Đức do hiệp định Compiège ngày 22.6.1940, nên theo chỉ thị mới phải đợi Phùng Chí Kiên và Vũ Anh tới đón ngay về Quế Lâm.
Thời gian nầy, Đảng bộ Hải ngoại nhận được thư của Hồ Học Lăm do Văn pḥng ủy viên Quân sự Quế Lâm của tướng Lư Tế Thâm chuyển cho. Trong thư, Hồ Học Lăm nói, Tư lệnh Trưởng Đệ tứ chiến khu Liễu Châu có một sĩ quan người Việt là Trương Bội Công, nhận được chỉ lệnh quan trọng của Quốc dân Đảng là quân đội Trung Quốc có thể tiến vào Việt Nam trong một tương lai gần. Để đối phó với sự kiện nầy, Trương Bội Công đă tiến hành chiêu mộ nhân sĩ Việt Nam, tổ chức một đội công tác biên giới.
Hồ
Học Lăm cũng đề nghị các đồng chí chuyển
trụ sở Đảng bộ Hải
ngoại từ Côn Minh sang Quảng Tây để tiện
khống chế Trương Bội Công
và kéo các cán bộ về phe Hồ.
Hơn
nữa lối về Việt Nam từ Côn Minh
bị Pháp gia tăng kiểm sóat rất
gắt gao. Hồ Chí Minh nhận thấy
đây là thời cơ thuận lợi, lập tức yêu
cầu Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan phải nhanh
chóng sang Quảng Tây. Việc tiếp theo là chuyển trụ
sở Đảng bộ Hải ngoại từ
Côn Minh về đóng tại Cơ quan Bát
lộ Quân Quế Lâm, coi như trung tâm chỉ huy tác
chiến, triển khai phương thức đấu tranh
mới.
Tháng 10.1940, Hồ Chí Minh
trở lại Quế Lâm. Không lâu sau, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh,
Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp
cũng từ chỗ Trương Bội Công ở Liễu
Châu lục tục kéo về
Quế Lâm. Có Hồ Chí Minh tại Cơ quan Bát lộ
Quân ngầm yểm trợ, Vũ Anh, Phạm Văn
Đồng làm liên lạc, đảng bộ Đảng
Cộng sản Đông Dương Hải ngoại đă
tổ chức được lực lượng
và hoạt động mạnh hơn.
Trong
khi ở Quế lâm, Hồ Chí Minh lợi
dụng “Việt Nam Độc lập
Đồng minh Hội” tức Hội Việt
Minh do Hồ Học Lăm thành
lập, bố trí Hoàng Văn Hoan, Phạm
Văn Đồng gặp gỡ Lư Tế Thâm, đồng
thời mở tiệc chiêu đăi thư kư của ông ta
để cho “Việt Nam Độc lập Đồng minh
Hội” được mở
một Biện Sự Sứ từ
ngày 8.12.1940,
nên
từ đó những người
Cộng sản Việt Nam tại Quế Lâm đă có
một tổ chức hoạt động công khai, hợp
pháp.
Hồ Quang sau đó đi
Trùng Khánh, liên lạc với Hồ Học
Lãm và Trương Bội Công, biết quân
đội Trung Hoa đang nghiên cứu kế hoạch
“Hoa
Quân Nhập Việt” nên cấp tốc trở
lại Quế Lâm để sửa sọan kế
họạch về nước mở căn
cứ điạ.
CHÚ GIẢI:
- Nếu qủa thật tổ tiên của Đồng là người gốc Hoa, ta sẽ không ngạc nhiên khi sau này Đồng ký công hàm ngày 14.9.1958 thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Hoa và cùng với Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười dâng trọn vẹn nước Việt Nam cho Tầu qua hiệp ước Thành Đô tháng 9.1990.
- Trong vụ án Xét Lại sau này, nếu Giáp không được Hồ che chở thì đã tiêu tùng ngay thời đó và lời đe dọa của Lê Đức Thọ nói với Hồ Ngọc Đại, con rể Lê Duẩn,“Giáp còn được để cái chỗ đội mũ là may lắm rồi ” không phải là câu nói rỡn chơi. Giáp hay đội mũ phớt nên Thọ nhiều khi gọi Giáp một cách khinh khi là tướng mũ phớt.
- Nhà Nam Chiếu hay nhà Đường hay bất cứ nhà vua nào bên Tầu và cả bây giờ là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đều có chủ trương Hán hóa dân tộc Việt Nam, toàn dân đều biết rõ. Cộng sản Việt Nam cũng biết vậy nhưng chủ trương thà mất nước còn hơn mất đảng – theo lời tổng bí thư Nguyễn văn Linh , nên qua hiệp ước Thành Đô, đã tích cực cộng tác với Trung cộng để biến Việt Nam thành một điạ hạt của Tầu một cách tuần tự trong vòng 60 năm bắt đầu từ tháng 7.2020 và khôn khéo thực thi theo từng giai đoạn để tránh các phản ứng của người dân Việt Nam và thế giới.
-Truyện Cao Biền yểm bùa để Việt Nam phải thần phục Trung quốc bắt đầu linh ứng dưới triều đại cộng sản Hồ Chí Minh chăng?
- Kim Dung đã viết truyện “ Thiên Long Bát Bộ” lấy bối cảnh nhà Đại Lý, triều Đoàn Chính Minh, cùng với Đoàn Chính Thuần, Đoàn Diên Khánh và Đoàn Dự.
- Nhóm VNQDĐ taị Côn Minh, Vân Nam có Vũ Hồng Khanh, Vũ Tiến Lữ, Nghiêm Kế Tổ, Vi Chính Nam, Vũ Quang Phận, Lê Khanh, Nguyễn Thế Nghiệp, Đào Chu Khải, Trần Quốc Kính với số đảng viên hơn 300 người, nhóm VNCMĐMH của Nguyễn Hải Thần họat động mạnh mẽ hơn tại Quảng Châu, Quảng Đông và Quảng Tây với Vi Đăng Tường, Nghiêm Xuân Chí, Trần Báo, Lệnh Trạch Dân, Đặng Sư Mạc, Trương Trung Phụng vv...Căn cứ trên các dưỡng kiện trên thì tới lúc này lực lượng quốc gia vẫn mạnh hơn là của cộng sản, chưa kể sự yểm trợ của THQDĐ cho các đảng phái quốc gia.
Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Chương 29 này kể cho chúng ta cuộc hành tŕnh của Phạm Văn Đồng và Vơ Nguyên Giáp sang Côn Minh, Thủ Phủ Vân Nam để gặp ông già Vương là tên của Hồ Chí Minh trong thời gian đó. Đây là lần đầu tiên Giáp gặp Hồ Chí Minh, c̣n Phạm Văn Đồng có học Hồ Chí Minh về Chính Trị Cộng Sản từ trước rồi.
Người ta cũng lấy làm lạ tại sao Hồ Chí Minh lại đặt trụ sở tại Côn Minh trong thời gian đó, v́ Côn Minh có 1 bộ tư lệnh quân đội Pháp với pḥng Nh́ chuyên lo về việc bắt các người Việt Nam cách mạng kháng Pháp. Hơn nữa, Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng có 1 lực lượng hùng hậu tại Côn Minh.
Sự kiện các nhóm đảng phái VN đi lại thoải mái, ăn nhậu với nhau đều đều, làm ta có cảm tưởng sự xung đột cũng không đến nỗi mănh liệt lắm.
Những ai thích Trống Đồng Đông Sơn th́ phải tới Vân Nam v́ Vân Nam có 1 số Trống Đồng cổ nhiều hơn gấp 3 lần tổng số Trống Đồng kiếm được trên toàn lănh thổ Việt Nam. Hơn nữa, các Trống Đồng kiếm thấy tại Vân Nam trông lại cổ hơn Trống Đồng Đông Sơn.
Khi tôi ở Côn Minh, tôi cố gắng đi t́m các ngôi nhà là trụ sở các đảng phái cách mạng Việt Nam ngày xưa mà chẳng ai biết ở đâu cả, các hăng du lịch địa phương cũng không hề biết. Họ nói là tôi là người Việt Nam đầu tiên hỏi chi tiết này.
Các người đàn bà Vân Nam trông không khắc ǵ các người đàn bà Việt Nam, cũng đội nón lá, cũng ăn trầu. Ngoài đồng ruộng th́ cũng cầy bừa với con trâu nước như bên Việt Nam.
Các người sinh viên Trung Hoa học 5 năm tại Đại Học Du Lịch th́ có thể đi làm hướng dẫn viên du lịch. Nếu họ được lòng khách th́ có thể kiếm nhiều tiền hơn các giáo sư hay kỹ sư. Họ cũng nói tiếng Việt như hệt một người sinh trưởng tại Hà Nội, nhưng văn vẻ và thanh lịch hơn các người Việt
Nam ta gặp tại Hà Nội. Tôi rất thích ăn món soup nấm nấu với thịt gà tại Vân Nam. Tôi thấy các nơi khác không thể sánh bằng.
Quế Lâm – Sông Li Giang
Văn phòng cuả Đệ Bát Lộ Quân tại Quế Lâm
Số 96 đường Trung Sơn Bắc, cuối thập niên1930
Quế Lâm – Tháp Nhật & Nguyệt
*30
GẶP THỜI THẾ, THẾ THỜI PHẢI THẾ
BA CUỘC KHỞI NGHIÃ TẠI VIỆT NAM NĂM 1940
Trung Quốc lúc đó đang trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1937 - 1945), bị bao vây và Đông Dương là một trong những cửa ngơ duy nhất c̣n lại để nhận viện trợ từ bên ngoài (Hoa Kỳ) qua cảng Hải Phòng và tuyến đường sắt Hải Pḥng - Vân Nam. Dù bị Nhật liên tiếp oanh tạc nhưng tuyến đường sắt vẫn hoạt động. Nhật Bản muốn ép chính phủ Vichy đóng cửa tuyến đường sắt này.
Ngày 14.7.40, Nhật-Bản một mặt đòi Pháp cho sử dụng 8 sân bay tại Việt Nam, cảng Sài Gòn và Cam Ranh. Tuy nhiên toàn quyền Đông Dương mới được chính phủ Pétain bổ nhiệm là Phó Đô đốc Jean Decoux thay thế cho Đại tướng Georges Catroux tới ngày 19.7.1945 mới chính thức nhậm chức.
Mặt khác, ngày 5 tháng 9 năm 1940, Nhật Bản thành lập Đông Dương phái khiển quân để dự tính đồn trú tại Đông Dương. Lực lượng này sẽ nhận được sự hỗ trợ bằng máy bay và tàu chiến của Nhật từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lănh thổ Đông Dương thuộc Pháp.
Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng lănh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá tŕnh đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1940, phía Pháp đồng ư nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Pḥng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21.
Bất chấp việc đàm phán đă ngă ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập ră ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Pḥng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn.
Tới tối ngày 26.9, quân Nhật đă chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. Ngoài ra, 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Pḥng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.
CUỘC KHỞI NGHIÃ LẠNG SƠN
Cùng hành quân với sư đoàn 5 Nhật bản còn có lực lượng Việt Nam Phục Quốc Quân vào khoảng 500 cán binh thuộc Việt Nam Phục Quốc Đồng minh Hội.
Nguyên là sau khi lănh tụ Phan Bội Châu bị bắt và quản thúc tại Huế tháng 5 năm 1925, tổ chức Việt Nam Quang phục Hội hầu như tan ră thành các nhóm hoạt động riêng rẽ. Măi đến giữa thập niên 1930, với sự giúp đỡ của Matsui Iwane, một tướng lĩnh cao cấp Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Hoàng thân Cường Để nhiều lần từ Nhật Bản sang Trung Quốc để liên lạc lại với các nhóm Quang phục Hội, nhằm tái lập lại tổ chức. Từ năm 1936, tổ chức hoạt động trở lại với tên Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Tuy nhiên măi đến ngày 12 tháng 3 năm 1939 ở Thượng Hải, Trung Hoa dưới sự lănh đạo của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và sự ủng hộ của Nhật Bản Hội mới chính thức ra mắt. Tổ chức này phát triển mạnh ở Nam Kỳ, nhất là trong cộng đồng Cao Đài nên một vị chức sắc Cao Đài là Trần Quang Vinh được bầu là phó hội trưởng. Những tên tuổi khác tham gia trong Hội là Trần Phúc An (Trần Hy Thánh), Hoàng Lương (Đỗ Văn Tuân), Đoàn Kiểm Điểm.
Ban Chấp hành Trung ương của Hội gồm có:
Chủ tịch: Kỳ ngoại hầu Cường Để
Tổ chức: Nguyễn Hải Thần
Tài chính: Bác sĩ Trần Trọng Khắc ( Trần Hữu Công) tốt nghiệp tại Đức
Tuyên truyền: Trương An Mẫn từ Xiêm (Nguyễn Thượng Hiền)
Ngoại giao: Trần Phúc An (Trần Hy Thánh) đến Nhật năm 1908 khi mới mười tuổi, từng là Thiếu tướng trong quân đội Nhật và làm trưởng ban Ngoại Vụ của thành phố Thiên Tân
Nội vụ: Hoàng Nam Hùng
Tổng thư ký: Đặng Nguyên Hùng
Quân sự là Trần Trung Lập, đại úy trong quân đội Nhật, và Hoàng Lương.
Hoàng Nam Hùng chịu trách nhiệm tập hợp nhân sự ở Trung Hoa; Mai Văn Thông ở Xiêm; Trần Quang Vinh và Trần Văn Ân ở Nam Kỳ; Ngô Đ́nh Diệm và Phan Thúc Ngô ở Trung Kỳ; Dương Bá Trạc, Nguyễn Xuân Chữ và Lê Toàn ở Bắc Kỳ.
Ngoài cơ quan chính trị, Phục quốc Hội c̣n có lực lượng vũ trang dưới tên Việt Nam Phục quốc Quân ( Việt Nam Kiến Quốc Quân) do Trần Trung Lập làm tổng tư lệnh. Chính lực lượng khoảng 500 quân này đă theo Sư đoàn 5 (Dai-go Shidai) của Quân đội Đế quốc Nhật Bản tiến chiếm Lạng Sơn vào tháng 9 năm 1940 để áp lực Pháp ngưng chuyển vận quân nhu cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Khí giới bắt được từ quân lính Pháp được phát cho quân lính Việt dưới quyền chỉ huy của Bồ Xuân Luật đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa nên quân số của Phục quốc Quân tăng lên tới 2,000 người. Ở Đồng Đăng Phục quốc Quân còn thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam.
Ngày 25 tháng 9 năm 1940, Pháp và Nhật điều đ́nh rồi tuyên bố hưu chiến; Nhật thả tù binh Pháp (1052 lính) và cuộc thương lượng để Nhật rút khỏi Lạng Sơn vào tháng 10 nhưng Trần Trung Lập vẫn quyết tử thủ.
Công sứ Paul Chauvet được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux phái lên Lạng Sơn mở cuộc càn quét và chủ tọa Hội đồng đề h́nh xét xử những người bị bắt.
Sau hai tháng giao chiến Trần Trung Lập bị Pháp bắt ở rừng Đồng Nai, xă Khôn Duy, tổng Thuốc Sơn, châu Hữu Lũng, tỉnh Bắc Giang ngày 26 tháng 12 năm 1940 và bị xử bắn ngày 28.12 ở Lạng Sơn. Hai mươi bảy đồng chí khác trong đó có một phụ nữ, vợ của đảng viên Vũ Nhân th́ bị xử tử ở đồn Mẹt, xă Chiêu Tuần, tổng Vân Nham, tỉnh Bắc Giang. Đoàn Kiểm Điểm và hàng trăm đồng chí khác cũng bị giết hại.
Một số quân do Hoàng Lương và Nông Quốc Long chỉ huy rút được sang Quảng Tây nhưng bị Quân đội Trung Hoa Dân quốc bắt và giải giới v́ cho là thân Nhật.
Do hành động "qua cầu rút ván" của người Nhật, rất nhiều lănh đạo quan trọng của Phục quốc Hội đă ly khai, t́m hướng hoạt động khác. Một bộ phận chuyển sang hoạt động với Việt Nam Quốc dân Đảng hay chuyển hướng sang Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội cùng Bồ Xuân Luật. Bồ Xuân Luật cuối cùng bị Hồ Chí Minh thuyết phục và ngả theo Việt Minh cùng với các đồng chí Trương Trung Phụng, Lê Tùng Sơn, Đinh Chương Dương.
Mặc dù vậy, người Nhật vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động của Phục quốc Hội nhằm phục vụ cho nhu cầu chính trị của họ ở Đông Dương. Tại nội địa, hoạt động của Phục quốc Hội chủ yếu tại Nam Kỳ, dưới sự bảo trợ của lănh đạo Cao Đài Trần Quang Vinh. Chính lực lượng bán vũ trang Cao Đài đă tham gia cùng quân đội Nhật trong việc đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9.3.1945.
Tuy nhiên, sau khi nắm quyền kiểm soát tại Đông Dương, người Nhật tiếp tục duy tŕ ngôi vị của Hoàng đế Bảo Đại và ngừng các hoạt động bảo trợ với Phục quốc Hội. Mất chỗ dựa quan trọng và thiếu cơ sở trong nước, tháng 4.1949 đảng tái lập tại Quảng Tây, Trung Quốc, nhưng Phục quốc Hội bị tan ră hoàn toàn sau khi Cường Để mất năm 1951.
TRẦN TRUNG LẬP ( ? – 1940)
Trần Trung Lập, nguyên quán Thanh Chương, Nghệ An, theo phong trào Đông Du sang Trung quốc, gia nhập Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu và được gửị đi học trường võ bị Quảng Châu.
Tháng 3 năm 1915, Việt Nam Quang phục Hội chủ trương đánh úp Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu với ba đường do Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng Hiền và Hoàng Trọng Mậu chỉ huy. Do bất đồng nội bộ nên cuối cùng, chỉ mỗi lực lượng của Hoàng Trọng Mậu tiến hành cuộc tấn công đồn Tà Lùng thuộc châu Đà Long (nay thuộc thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Ḥa, tỉnh Cao Bằng), dự định chiếm lĩnh và lập căn cứ trên đất Việt sửa soạn cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Đêm 12, rạng ngày 13.3.1915, Trần Trung Lập tham gia đoàn nghĩa quân Quang phục Hội do Hoàng Trọng Mậu và Đinh Hồng Việt chỉ huy, xuất phát từ Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc), vượt biên giới, tập kích đánh vào đồn Tà Lùng. Cùng đi trong đoàn quân này có Vũ Hải Thu, tức Nguyễn hải Thần, lănh tụ tương lai của tổ chức Việt Cách sau này. Tuy nhiên, cuộc tập kích thất bại chỉ một giờ sau đó, khi không công phá được đồn và lực lượng tiếp viện của quân Pháp kéo đến. Sau hơn một giờ giao tranh mà không phá được, nghĩa quân phải rút lui về Trung Quốc khi trời dần sáng. Không lâu sau, các thủ lĩnh Hoàng Trọng Mậu và Đinh Hồng Việt cũng bị thực dân Pháp bắt được và xử tử. Lực lượng Quang phục quân tan ră, nhiều chí sĩ, nghĩa quân bị bắt giam, tù đày.
Tháng 8.1917, Lập cùng với một số thành viên Quang phục Hội, bắt liên lạc với Lương Ngọc Quyến, chuẩn bị cho Khởi nghĩa Thái Nguyên. Đêm 30.8.1917, khởi nghĩa nổ ra. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Thái Nguyên và làm chủ toàn tỉnh lỵ, truyền hịch kêu gọi các nơi hưởng ứng nổi dậy cùng ngoại viện từ bên Trung Quốc và Nhật đến v́ tin rằng Việt Nam Quang phục Hội có lực lượng đợi sẵn để trợ lực. Lănh tụ cuộc khởi nghĩa cũng tuyên bố độc lập, lấy quốc hiệu là "Đại Hùng", cho trương cờ Ngũ tinh liên châu của Việt Nam Quang phục Hội trên cửa thành.
Tuy nhiên, đến ngày 2.9.1917, quân Pháp bắt đầu phản công. Nghĩa quân tan vỡ, Lương Ngọc Quyến tử thương, Đội Cấn sau đó dẫn số nghĩa quân c̣n lại đào thoát nhưng bị quân Pháp truy kích quyết liệt nên số c̣n lại cũng nhanh chóng tan ra. Đội Cấn sau đó tự sát để không bị bắt. Trần Trung Lập và một số đồng chí đào thoát được trở lại sang Trung Quốc t́m cách gây dựng lại lực lượng.
CUỘC KHỞI NGHIÃ BẮC SƠN |
Khi quân Nhật bất ngờ từ Long Châu tấn công sang Lạng Sơn ngày 22.9.1940, khoảng cuối tháng 9, thừa dịp tàn quân Pháp rút chạy qua Lạng Sơn, các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao thu thập hàng trăm vũ khí bị vứt bỏ lại, tước vũ khí hoặc thuyết phục các tàn binh lính hạ vũ khí. Do có tin đồn chính quyền Pháp sụp đổ tại Đông Dương, nhiều người nổi dậy đánh phá một số đồn cảnh sát, uy hiếp các gia đ́nh có người làm việc cho Pháp. Ngày 27-9, khoảng 600 quân khởi nghĩa được vũ trang bằng súng trường, mă tấu, gươm đao tiến về huyện Bắc Sơn chiếm đồn binh Mơ Nhai, đốt bỏ tài liệu và ấn tín. Quan huyện Bắc Sơn và tiểu đội lính dơng đóng tại đây bỏ chạy. Nhưng chỉ 3 ngày sau, một đơn vị lính do sĩ quan Pháp chỉ huy chiếm lại đồn Mơ Nhai và huyện lỵ Bắc Sơn.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra do Chu Văn Tấn, thượng sĩ trong quân đội Pháp, phụ tá cho Lương Văn Tri lãnh đạo. Xứ ủy Cộng sản Bắy kỳ điều Trần Đăng Ninh và Hoàng Văn Thụ lên Bắc Sơn hợp tác cùng Chu Văn Tấn, thiết lập ủy ban khởi nghĩa ngày 16.10.1940 tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các thành phần đối kháng, xử tử các nhân vật làm việc cho Pháp.
Ngày 28.10 khoảng một ngàn người tập trung tại làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mơ Nhai. Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đă cấp báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mơ Nhai dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công vào khu mít-tinh. Những người tham gia cuộc mít-tinh bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn. Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, cướp lúa gạo và gia súc. Quân Nhật không can thiệp, để Pháp tái lập trật tự, theo thỏa thuận đă kư ngày 22.9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Vơ Nhai (Thái Nguyên). Đến 28.10.1940 th́ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bị coi như tan ră hoàn toàn.
NAM KỲ KHỞI NGHIÃ
Trong thời gian này, Trung Ương Cộng sản Việt Nam trong nước họp đại hội VII từ 5 - 7.11.1940, tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh bầu ra ban chấp hành mới do Trường Chinh tức Đặng Xuân Khu làm quyền Tổng bí thư thay thế cho Nguyễn văn Cừ với một ban Thường vụ gồm thêm Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh và Hoàng Văn Thụ.
Cùng lúc này Phan Đăng Lưu đại diện Xứ uỷ Nam Kỳ từ Nam ra báo cáo về việc chuẩn bị khởi nghĩa, ban thường vụ cho lệnh hoãn nhưng Lưu vưà trở về tới Sài Gòn thì bị bắt nên lệnh hoãn này không kịp truyền đạt tới và cuộc khởi nghĩa đã bùng dậy ngày 23.11.1940.
Kế hoạch của cuộc khởi nghĩa đă phần nào bị thực dân Pháp biết trước ít ngày. Tối 22.11.1940, Tạ Uyên, bí thư Xứ ủy mới thay Vơ Văn Tần và một số đồng đội khác trong Thành ủy Sài G̣n đã sa lưới Pḥng nh́ Pháp.
Mặc dù vậy, đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa vẫn bùng nổ với quy mô lớn. Từ Biên Ḥa đến Cà Mau, 18 tỉnh nổi dậy giành chính quyền. Tại Mỹ Tho 54 trong số 56 xă bị nghĩa quân chiếm giữ. Tại Chợ Lớn, lực lượng khởi nghĩa giành được nhiều tổng. Tại Tân An, các xă hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn Vàm Cỏ Đông đều về tay lực lượng nổi dậy...
Cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được kéo lên trước nhà làm việc của chính quyền cách mạng. Những người Pháp và Việt gian bị xét xử. Ruộng, thóc của những địa chủ được cho là phản động bị tịch thu. Dân quân cách mạng chỉ giữ được một thời gian ngắn, lâu nhất ở Mỹ Tho giữ được 49 ngày. Tại Vũng Liêm (Vĩnh Long), đội du kích nơi đây đă chiếm đồn Pháp trong 3 ngày, phá hủy 2 đồn, phá hủy gần 10 km đường bộ, 14 cầu, ngăn sáu con sông, bóc đường sắt Sài G̣n - Mỹ Tho. Ngày 14 tháng 12, Pháp phải dùng thủy, lục, không quân 3 mũi tiến công vào Mỹ Tho nhưng măi đến 14.1.1941 họ mới chiếm lại được và đẩy lui quân du kích vào Đồng Tháp Mười.
Liền đó cuộc nổi dậy đã bị đàn áp mạnh mẽ làm lực lượng đảng cộng sản tại miền Nam hầu như kiệt quệ. Cựu TBT Hà Huy Tập, đương kim TBT Nguyễn Văn Cừ, Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ Nguyễn Thị Minh Khai ,Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần đều bị bắt rồi bị tử hình tháng 8.1941. Cựu TBT Lê Hồng Phong, đã bị bắt từ trước cùng Lê Duẩn, sau chết trong tù tháng 9.1942.
CHÚ GIẢI:
- Bồ Xuân Luật bị VNCMĐMH ám sát vì tội phản đảng tháng 12.1945 nhưng thoát chết. Luật được Hồ cho làm bộ trưởng canh nông trong một thời gian ngắn.
-Nguyễn thị Minh Khai có nhiều bí danh: A Duy, Trần Thái Lan tức T. Lan., Lý Huệ Phương, Phan Lan.
-Phan Đăng Lưu (1902-1941) sinh quán Yên Thành, Nghệ An, tốt nghiệp trường Canh nông Thực hành Tuyên Quang 1923, làm thông phán. Tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, bị tù tại Ban Mê Thuột. Tháng 4.1940 điều hành ban Chấp hành Trung ương trong vai trò tổng bí thư. Tháng 11.1940 từ Nam ra Bắc trình bày kế hoạch Nam kỳ khởi nghĩa.
Tại hội nghị Trung ương 7 tại Đình Bảng, được đề cử làm Tổng bí thư nhưng không nhận vì muốn tiếp tục hoạt động trong Nam, do đó Trường Chinh được bầu thay. Lưu trở về Nam với chỉ thị Trung ương hoãn cuộc khởi nghĩa nhưng vưà về đến Sài Gòn thì bị bắt ngày 22.11.1940 rồi bị kết án tử hình và bị bắn tại Hóc Môn tháng 8.1941.
Chính Lưu đã cho Võ Nguyên Giáp khi còn ở VN biết đầu tiên tin tức về các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp.
-Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), sinh quán xã Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh, là hậu duệ đời thứ 17 của Nguyễn Trãi. Năm 1927 gia nhập VNTNCMĐC Hội, năm 1929 gia nhập đảng CSĐD. Làm bí thư khu Hòn Gai-Uông Bí, bị bắt đi Côn Đảo 1930-1936. Năm 1938 được bầu làm Tổng bí thư thứ tư đảng CSĐD khi mới vưà 26 tuổi. Tháng 6.1940 bị bắt tại Sài Gòn rồi bị kết án tử hình và bị xử bắn tại Hóc Môn tháng 8.1941.
- Võ Văn Tần (1894-1941) sinh quán Đức Hoà, nhà nghèo, sinh nhai bằng nghề kéo xe, tham gia đảng CSĐD năm 1929, làm bí thư tỉnh Chợ Lớn, tỉnh Gia Định rồi bí thư Xứ uỷ Nam kỳ. Bị bắt tháng 7.1940, bị xử tử hình và bị xử bắn tại Hóc Môn trong vụ Nam kỳ khởi nghĩa.
Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Trong Chương 30 này, Hoàng Xuân Thảo viết về những hoạt động vơ trang của các lực lượng Đảng Phái trong các đánh phá quân đội Thuộc Địa.
Tài liệu Hoàng Xuân Thảo tham khảo cho biết lực lượng Phục Quốc của Cường để và Trần Trung Lập có lần đă dàn quân 2000 người trong trận đánh lực lượng Pháp đóng gần biên giới Trung Hoa, gần tỉnh Lạng Sơn.
Tôi nghi ngờ là họ đă có thể dàn ra 1 đoàn quân 2000 người để đánh Pháp trong trận đó.
Theo sự hiễu biết hết sức nông cạn của tôi, toàn thể đảng viên của Cường Để và Trần Trung Lập trong thời điểm đó chửa chắc đă tới 2000 người.
Tôi nghĩ trong giai đoạn đó, các đảng Cộng Sản, Phan Bội Châu hay Quốc Dân Đảng chỉ có thể có các trận đánh du kích nḥ, dưới 30 người, với rất ít súng ống, bom đạn.
Họ bắn ít phát súng là hết đạn rồi bỏ chạy trong đêm tối chứ không có khả năng vây đánh mănh liệt.
Có lẽ cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam Kỳ lại khả quan hơn, tuy nhiên tại đây các lực lượng vơ trang Cao Đài và Hoà Hảo là ṇng cốt.
Lực lượng của ông Bẩy Viễn hồi đó có tinh cách thảo khấu nhiều hơn là cách mạng và chính trị.
Sau này khi ông Bẩy Viến có tham vọng chính trị th́ ông mời hai vị quân sư lăo thành là Hồ Hữu Tường và Trần Văn Ân, ước mong hai người này sẽ đánh bóng danh tiếng và uy tín của ông Bẩy Viễn, tuy nhiên việc này không thành công.
Các giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo cộng tác với Đảng Cộng Sản trong một Mặt Trận Đồng Minh chống Pháp, nhưng các giáo phái này cũng bị Cộng Sản lừa và báo cho Mật Thám Pháp bắt và thủ tiêu các nhân vật chủ chốt, nên cuộc khởi nghĩa tại Nam Kỳ cũng không có kết quả mong muốn.
Cuộc ám sát của ông Huỳnh Phú Sổ bởi Mật Thám Pháp (?) cũng trong trường hợp này.
Bài học lịch sử đă cho ta biết là không thể hoà hợp với Cộng sản được. Tất cà các người Bạch Nga hợp tác với Lenin và Stalin đều bị thanh toán, thủ tiêu hay đầy biệt xứ đi các gulags tại Siberia hết.
Các lănh tụ Giáo Phái Miền Nam không biết bài học lịch sử này nên đă thiệt mạng một cách đáng thương.
Bắc Sơn, Lạng Sơn
Đảng kỳ VN Phục quốc Hội
Bắc Sơn, Lạng Sơn
Quân Nhật tiến vào Hà Nội, qua cầu Long Biên 1940