Hoàng Xuân Thảo
XỨ CỜ LÁ PHONG
QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI
CHƯƠNG VII
CANADA VÀ CỤÔC CÁCH MẠNG HOA KỲ
Cuộc đầu hàng của thành trì cuối cùng của Tân Pháp là Montréal và sự xóa tên Tân Pháp trên bản đồ Bắc Mỹ qua hiệp định Paris 1763 tất nhiên đã được đón mừng tưng bừng khắp nước Anh và 13 thuộc địa Anh. Tuy nhiên có một người lại nghĩ rằng sự thủ tiêu quyền lực Pháp tại Canada đã làm cán cân quyền lực mất thăng bằng giữa các thuộc địa Anh với mẫu quốc và từ đây các thuộc địa khỏi phải lo đối phó với Pháp mà chú trọng vào việc đối phó với chính nước Anh mà thôi, người đó là Công tước Bedford.
Thêm nữa bản Tuyên cáo của Hoàng gia 1703 và đạo luật Quebec 1704 khiến các thuộc dân Anh rất bất mãn, cho rằng Quebec được ưu đãi hơn họ. Đã thế các thổ dân lại có quyền sở hữu đất đai và khu vực của họ bất khả xâm phạm khiến họ thêm bất bình chưa kể trong cuộc chiến tranh bảy năm các thuộc dân đã góp rất nhiều công sức, tài lực và nhất là đóng thuế cao để trả nợ cho các chiến phí.
Sự bất mãn của các thuộc dân Anh tại Mỹ
Tuy chiến thắng và trở thành chủ nhân độc nhất của Bắc Mỹ nhưng chính phủ Anh đang có ngân qũy bị thiếu hụt trầm trọng do chiến tranh gây ra. Cho tới năm 1763, nợ do chiến tranh là 137 triệu bảng và riêng chỉ năm ấy thôi tiền lãi đã là 5 triệu bảng trong khi ngân sách hàng năm chỉ có 8 triệu bảng. Chính phủ London chợt nghĩ ra tại sao mình không đánh thêm thuế tại 13 thuộc địa để lấy tiền trả chi phí chiến tranh? Nhưng những thuộc dân Anh tại Mỹ châu lúc đó chưa được hưởng toàn vẹn quyền công dân như người Anh tại mẫu quốc và cho là bất công phải đóng thuế mà lại không có đại diện của họ, cho nên đã dậy lên các tiếng hô hào “ Không đóng thuế nếu không có đại diện!”và đòi hưởng các quyền như người dân Anh tại mẫu quốc.
Các thổ dân cũng bất mãn vì mặc dầu có tuyên cáo hoàng gia công nhận quyền sở hữu đất đai của họ nhưng các thuộc dân Anh ngày càng di dân tới nhiều vẫn xâm lấn thêm đất đai để canh tác.
Sự nan giải các vấn đề tài chính và an ninh khiến Amherst bị thay thế cuối năm 1763 bởi Bradstreet. Năm 1763 thủ tướng Anh George Grenville đánh thêm thuế lên bằng luật Stamp Act nghĩa là đánh thuế trên các giấy tờ như giấy kết hôn và các tài liệu pháp lý mặc dầu có sự phản đối ngày một thêm mãnh liệt như đốt hình nộm những người phân phối stamps. Cuối cùng vào muà xuân 1765 có một cuộc họp tại quốc hội Virginia để đưa ra một số quyết nghị trong đó có quyết nghị của Patrick Henry đưa ra là thuế phải do đại diện của thuộc dân quyết định thay vì chính phủ Anh. Một cuộc họp khác vào tháng 10.1765 gồm đại biểu 9 thuộc địa tại New York tuyên bố Quốc hội không được quyền đánh thuế họ, kết qủa là quốc hội tuyên bố bãi bỏ Stamp Act. Tuy nhiên chính phủ cần có tiền cho nên tổng ngân khố Liên bang Townsendt lại ra luật đánh thuế các đồ nhập cảng như giấy, sơn, kính và trà.
Tháng 2.1768 viện dân biểu Massachusetts gửi cho 12 thuộc địa khác bản tuyên bố thuế Townsendt là bất hợp hiến vì không có sự đồng ý cuả đại diện dân. Thống đốc Francis Bernard, sau khi viện dân biểu từ chối không chịu rút lại bức thư, bèn giải tán viện. Cuộc chống đối chính phủ ngày một lan rộng và qúa khích hơn nên chính phủ đưa ra hai trung đoàn lính Ireland khoảng 4,000 tới giữ an ninh và trật tự cho Boston có số dân chừng 15,000. Ngày 5.3.1770 đám dân biểu tình tại Boston có vẻ hung hăng đe dọa nên tóan lính 8 người bắn chết 5 người dân, vụ này được goị là cuộc tàn sát Boston. Chính phủ Anh với đại diện mới là Lord North cho bãi bỏ thuế Townsendt nhưng vẫn cho đánh thuế trà nhập cảng để chứng tỏ uy quyền của Quốc hội.
Cuộc nổi dậy của các thuộc dân
Trong ba năm kế tiếp tuy không có sự đụng độ giữa chính quyền với dân chúng nhưng bầu không khí tại Boston vẫn căng thẳng. Vào cuối năm 1772 nhóm Samuel Adams cho lưu truyền khắp 13 thuộc địa một tài liệu tựa đề The Votes and Proceedings trong đó liệt kê các luật Anh mà các người Boston cho là vi hiến kể cả việc thu thuế không có ý kiến của dân và dùng lính đàn áp các cuộc biểu tình. Sự công phẫn của người dân lại dâng cao và đã có ý tưởng phát sinh đòi độc lập với mẫu quốc. Trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, Lord North lại ra đạo luật Trà/ Tea Act đánh thêm thuế vào trà với mục đích tăng lợi tức cho công ty British East India và giảm sự nhập cảng trà của Hoà Lan nhưng những thuộc dân lại nghĩ đó là một toan tính để tước bỏ quyền tự do của họ.
Tháng 12.1773 một số các tàu của công ty tới bến Boston thì một số thuộc dân giả làm thổ dân Mohawk, lãnh đạo bởi Samuel Adams đợi đêm xuống đổ 342 kiện trà xuống biển trị giá khoảng 9,000 bảng. Chính phủ Liên bang bèn ra đạo luật Coercive Act nhằm bắt giữ một số người cầm đầu băng đảng như Samuel Adams và John Hancock. Đạo luật Boston Port Act tiếp theo đó đóng cửa cảng Boston về ngoại thương. Người Mỹ rỉ tai nhau tẩy chay uống trà và hô hào ai mà uống trà là phản bội.
Đại tướng Anh Thomas Gage được bổ nhiệm tân thống đốc Massachusetts để duy trì trật tự cùng với 3,500 quân. Sự chống đối càng thêm sôi sục, tại khắp các thuộc địa đều thành lập các Uỷ ban để tự điều hành lấy công việc còn các thống đốc hoàng gia đành khoanh tay nhìn. Cuộc họp lớn lao đầu tiên được triệu tập tại Philadelphia vào tháng 9.1774 với nhiều người chủ trương độc lập như Samuel và John Adams thuộc Massachusetts, Patrick Henry và George Washington thuộc Virginia, John Jay tại New York, tuy nhiên hội nghị chỉ thành lập một Uỷ ban gọi là Quốc hội Lục điạ/ Continental Congress để liên lạc với các Uỷ ban tương ứng từng thuộc địa. Hội nghị cũng tố cáo chế độ thuế khoá không có đại diện dân chúng, đòi mọi công dân được hưởng quyền làm người như Tự do, sở hữu, hội họp, và xét xử bởi một bồi thẩm đoàn. Các người cực đoan còn đem luật Quebec Act ra phẩm bình và kết luận Quebec là một thành trì của quyền lực Anh cho nên trong tương lai cần phải nhằm vào thành trì đó nếu có tranh chấp về quân sự.
Hội nghị quyết định sẽ nhóm họp kỷ II tại Philadelphia tháng 5 năm tới. Hội nghị có mời Canada gửi đại biểu tới họp nhưng không được đáp ứng.
Trong khi đó tại Quebec, Sir Guy Carleton được bổ nhiệm thống sứ/ Lieutenant Governor năm 1766 rồi thống đốc thay cho Murray năm 1768. Carleton suy tính muốn tránh khỏi các cuộc xung đột võ trang thì nên mời các nhân sĩ Pháp tham gia vào các lãnh vực hành chính lẫn quân sự và với ý nghĩ đó ông về Anh năm 1770 để vận động, kết qủa là đạo luật Quebec 1774 ra đời như ta đã biết. Đạo luật này dưới mắt các thuộc dân Anh là một toan tính lấn áp họ nhất là điều khoản được tự do theo và truyền đạo Công giáo, còn về phương diện địa lý thì đạo luật lại quy cho thuộc địa Quebec đất đai xa tới tận phía tây Mississipi trong khi lại ngăn chặn sự bành trướng về phía tây cuả các thuộc địa Virginia, New York và Pennsylvania khiến những người đầu tư về đất đai như Patrick Henry, Israel Putnam và George Washington cảm thấy như bị móc hầu bao. Người Mỹ cũng do đó tìm cách lôi kéo các người Anh tại Quebec và Montréal đứng về phía mình, cho nên vào tháng 10.1774Quốc hội Lục địa đã gửi cho dân chúng Canada hô hào cùng liên minh giành quyền tự do và tự chủ nhưng đồng thời cũng đe dọa là Canada có một trong hai đường để lựa chọn, hoặc là ngả vào vòng tay thân ái nhưng mạnh mẽ của Hoa kỳ hoặc là trở thành một kẻ thù và sẽ chiụ đựng nhiều hậu qủa nặng nề.
Tại Montréal, Thomas Walker in ra rất nhiều truyền đơn cả tiếng Anh lẫn Pháp phân phối khắp nơi để cổ võ gia nhập khối liên hiệp 13 thuộc địa. Ủy ban điều hành Boston còn phái John Broww sang Montreal vận động cùng Walker nhưng cộng đồng Canada đều thờ ơ. Cuộc đi vận động và tuyên truyền của Brown tuy thất bại nhưng ông lại có dịp quan sát các đồn trại cuả Canada như Ticonderoga, Crown Point và Saint John, thấy đều được phòng thủ một cách yếu kém cả về nhân lực lẫn tài lực. Walker sau đó cố vấn cho Samuel Adams là đồn Ticonderoga phải chiếm ngay nếu sau này có xung đột.
Tháng 9.1774 Carleton phải thỏa mãn đòi hỏi của tướng Gage gửi hai trung đoàn 10 và 52 tới Boston vì tình hình tại đây rất sôi động, thành thử Carleton chỉ còn lại hai trung đoàn 7 và 20 để phòng thủ toàn Quebec.
Cuộc Cách mạng Hoa Kỳ
Vào cuối năm 1774, London nhận ra cuộc chiến giữa Anh với 13 thuộc địa khó tránh khỏi nên yêu cầu Lord North cẩn trọng chuẩn bị đối phó với tình thế.
Chính phủ Anh ra lệnh cho tướng tư lệnh Gage bắt các lãnh tụ nổi dậy đồng thời phá hủy các kho nghi ngờ chứa võ khí. Tướng Gage vội điều động các đơn vị tới ngay Boston, tổng cộng khoảng 13 tiểu đoàn vào muà xuân 1775.
Khi một tình báo viên tên John Howe báo cáo thấy một kho võ khí tại Concord, cách Boston 16 mi, tướng Gage bèn ra lệnh cho Trung tá Francis Smith và Thiếu tá John Pitcairn đem 650 quân tới trong đêm 18.4.1775 để phá hủy kho và bắt người chủ kho. Ngày 19.4 khoảng 6AM quân Anh tới nơi thì bị 70 quân tự vệ của đại úy John Parker- do được mật báo trước bởi một người tên Paul Revere - chặn đường tại Lexington Green. Súng nổ không biết từ bên nào trước, mở màn cho cuộc cách mạng Hoa Kỳ. Quân Anh tới phá kho nhưng sau đó đối diện với rất nhiều vệ binh thuộc địa uà tới, quân Anh được lệnh rút lui về Boston nhưng dọc đường bị phục kích và bắn tiả, kết cục chết 70 và bị thương 170.
Trong tháng 4 và 5, các thuộc địa gửi tiếp viện tới Boston 17,000 lính tự vệ.
Ngày 17.6, tướng Gage có thêm quân tiếp viện từ Anh tới nên sua 2,500 quân tấn công Bunker Hill, chiếm được với một giá khá đắt là 228 bị chết và 800 bị thương.
Quân Anh không dám tấn công các địa điểm khác và sau đó coi như bị bao vây và cầm chân suốt hết năm tại Boston.
Tướng Gage bị thay thế vào tháng 10.1775 bởi tướng William Howe và ông đã lờ đi những lời cầu cứu của Carleton trong khi phe nổi dậy Mỹ đang nhòm ngó sang Canada mà họ coi là thành trì của chính phủ Anh tại Mỹ châu.
Thời thế tạo anh hùng
Quốc hội Lục điạ Mỹ nhóm họp kỳ II tại Philadelphia vào tháng 5.1775 như đã định nhưng tình hình đã biến chuyển mạnh mẽ và mau chóng. Các nhân vật trọng yếu trong kỳ I đều có mặt, nhưng có thêm Benjamin Franklin và Thomas Jefferson. Quyết định quan trọng nhất của hội nghị là thành lập Quân đội Đại Lục/ Continental Army. Quốc hội Lục địa bầu chọn George Washington là Đại tướng tổng tư lệnh, dưới trướng ông có bốn trung tướng và tám thiếu tướng cũng mới được Quốc hội phong hàm. Quân số cả chính quy lẫn vệ binh là 90,000.
Benedict Arnold, một đại úy Vệ binh tại Connecticut được nghe tin tức về việc xảy ra tại Lexington tức thì trong vòng 24 giờ dẫn đại đội tiến về Boston. Trên đường đi Arnold gặp đạị tá Samuel Holden Parsons từ Cambridge trở về Hardford, Connecticut để tuyển lính và trong câu chuyện Parsons cho biết phe nổi dậy đang cần trọng pháo và ông mách nước là ta có thể lấy ở đồn Ticonderaga bên Canada rất dễ dàng. Arnold tới Cambridge, thuyết phục viện Dân biểu Massachusetts trao cho nhiệm vụ thành lập một đoàn quân 500 để đi lấy súng và phong ông chức đại tá. Khi Arnold đi tới Castleton thì tình cờ gặp Ethan Allen đang có dưới tay toán Green Mountain Boys chừng 200 người toàn là bọn du thủ du thực, được Arnold cho hay là đồn Ticonderoga rất yếu kém về phòng thủ nên dẫn đồng bọn đi đánh đồn theo sự hướng dẫn của Arnold. Trận đánh đồn Ticonderoga đêm 10.5 quả là qúa ngon xơi và trưởng đồn đại úy cùng 44 lính đều bị bắt làm tù binh.
Khẩu đại bác sau được đem về Boston, để tại đỉnh Dorchester Heights và đã góp phần vào việc quân Anh phải rời bỏ Boston vào tháng 3.1776. Toán quân của Arnold và Allen sau đó chiếm luôn đồn Crown Point chỉ phòng thủ bởi một trung sĩ với vài ngoe. Hai người thưà thắng sua quân đi chiếm luôn đồn St. John chỉ phòng thủ bởi một tàu chiến nhỏ với 14 mạng rồi rút lui sau đó vì nghe tin quân tiếp viện từ Montréal đang tới.
Arnold sau đó được trao nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch chiếm Montréal như sau: đồn St John sẽ được giữ bởi 700 quân còn 300 quân sẽ bảo vệ các đường liên lạc. Lưc lượng chính gồm 1,000 quân sẽ qua lối sông Richelieu tiến đánh Montréal có sẵn nội ứng bên trong như Walker và Binden tiếp tay tất thành công dễ dàng và khi mất Montréal thì Quebec sẽ rơi vào tay Mỹ thành thuộc địa thứ 14 trong một Liên hiệp chủng quốc Mỹ châu.
Kế hoạch của Arnold được cả Quốc hội Lục địa lẫn tổng tư lệnh quân đội Mỹ là George Washington tán đồng nhưng Arnold rất thất vọng vì chức vụ Chỉ huy trưởng và Phó được trao cho Đại tướng Philip Schuyler và Thiếu tướng Richard Montgomery trước kia từng làm dưới quyền của Carleton.
Cuộc xâm lăng Canada và chiếm cứ Montréal
Quốc hội Lục địa/Continental Congress truyền qua lệnh của John Hancock cho Trung tướng Schuyler chiếm hoặc phá tất cả các tàu thuyền của Carleton tại Ngũ Đại Hồ, chiếm St. John và Montréal làm sao cho người Canada không cảm thấy bất mãn vì phe nổi dậy vẫn nghĩ rằng quân Mỹ sẽ đựợc người Canada hoan nghênh như là tới giải phóng người dân Canada khỏi ách thuộc địa Anh.
Đoàn quân chủ lực của Schuyler tới Ticonderoga ngày 18.7, thao dượt tại chỗ mãi tới ngày 2.9.1775 mới xuất quân. Phần Carleton hay tin, vội lập bộ chỉ huy tại Montréal, mộ thêm Vệ binh, tăng cường sự phòng thủ St. John là cửa ngõ tiến tới Montréal với 662 người dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Charles Preston và như thế Carleton đã đặt hết cả trứng vào một rổ cho nên nếu St John thất thủ thì Montréal và Quebec hết phương chống trả. Schuyler tấn công St John ngày 5.9 rồi ngày 10.9 nhưng đều phải rút lui cả hai lần. Schuyler bị đau phong thấp nặng, trao quyền chỉ huy cho Montgomery tấn công lần thứ ba với 2,000 quân và bao vây St. John. Trong khi đó Arnold và John Brown bàn luận một kế hoạch đánh bất ngờ vào Montréal: Brown sẽ dẫn 200 quân tiến đánh từ hướng tây nam, Allen sẽ đột kích từ hướng bắc với 100 quân trong đó có 80 người Canada, đồng thời báo tin cho Thomas Walker kêu gọi dân chúng nổi dậy và mở cửa thành. Ngày D sẽ là 25.9.1775
Carleton được mật báo, kêu gọi tình nguyện quân, rất vui khi được 120 người gốc Pháp và 80 gốc Anh hưởng ứng. Cuộc đột kích của Mỹ quân thất bại, bên tự vệ bị chết 3, bên đột kích bị chết 5, Allen. cùng 36 đồng bọn bị bắt kể cả Walker, bị đưa đi diễu phố rồi sau đưa về Anh ra toà về tội phản bội. Các dân chúng quanh vùng đổ xô về Montréal và rất đông người tình nguyện chiến đấu bảo vệ thành phố nên Carleton bỗng dưng có 1,200 tự vệ, 600 quân chính quy cộng với thổ dân thành một lực lượng 2,000 quân. Nhiều sĩ quan đề nghị Carleton có thể tiến quân đánh lui Montgomery tại St John nhưng Carleton qúa thận trọng, không đồng ý, các tình nguyện quân chán nản trở về nhà để lo gặt hái lúa và chống nạn trộm cướp.
Tại St John, Montgomery đã đem được đại bác tới, nã súng vào đồn, liên tiếp ngày 15.10.1775 rồi 18.10 kết cục là trưởng đồn phải ra đầu hàng nhưng quân của Preston vẫn tiếp tục chiến đấu trong các bức tường của nhà cửa bị đổ nát. Để giải cứu Preston, Carleton chỉ thị cho Maclean từ Quebec đem 400 quân tới Sorel, phần Carleton sẽ dẫn 1,000 quân tới gặp Maclean tại nam Chambly nhưng cả hai cánh quân đều bị quân Mỹ ngăn chặn. Preston không được tiếp cứu đành phải đầu hàng ngày 3.11.1775
Carleton biết không giữ được Montréal, đi cùng một đoàn tàu di chuyển lên Quebec ngày 11.11, bỏ trống Montréal. Montgomery trấn an dân chúng Montréal, để Thiêú tướng David Wooster cùng đoàn quân Connecticut của ông trấn thủ rồi tiếp tục truy kích. Đoàn tàu của Carleton bị chặn lại và Montgomery gửi cho ông một tối hậu thư nói nếu đầu hàng thì tất cả các người trên đoàn tàu kể cả đàn bà, trẻ em sẽ được bảo toàn tính mạng bằng không sẽ lãnh những hậu qủa không lường được. Carleton họp hội đồng chíến tranh và mọi người tán thành giải pháp để Carleton trốn đi Quebec. Đêm 16.11 Carleton cải trang thành một nông dân và được một hạm trưởng lái một chiếc thuyền nhỏ vượt thoát khỏi vòng vây.
Tại Montréal thiếu tướng Richard Prescott thay thế Carleton với lệnh phải phá hủy các cửa tiệm và đại pháo trước khi đầu hàng hay tẩu thoát. Ngày 19.11.1775 Prescott đầu hàng cùng 320 tùy tòng với các cửa tiệm và đại pháo còn nguyên vẹn.
Cuộc chiến tại Quebec
Phần Carleton khi tới Quebec thì thành phố đang bị bao vây bởi quân của Benedict Arnold bây giờ đã là Thiếu tướng. Arnold như ta biết rất thất vọng khi không được có mặt trong đoàn quân viễn chinh của Schuyler, đã vận động để được gặp George Washington ngày 15.8.1775 và dâng kế hoạch đánh Quebec và được Washington tán thành, đồng thời cho Schuyler hay và phong chức Đại tá quân đội Mỹ cho Arnold ngày 20.8.
Arnold xuất quân ngày 23.9, gặp tuyết rơi ngày 25.10 và tới ngày 9.11 thì tới sông St. Lawrence với 675 binh sĩ gần như kiệt sức.
Thành Quebec lúc này được đặt dưới quyền chỉ huy của Allan Maclean từ 12.11 với một lực lượng phòng thủ khoảng 1,126 gấp đôi quân số Arnold dự đóan. Đêm 23.11.1775 quân của Arnold từ cầu Lévis đã đổ bộ được lên đồi Abrahams và lập tức gửi tối hậu thư đòi Quebec đầu hàng, tuy nhiên khi được tin Maclean sẽ đem quân ra nghênh chiến – thực ra là tin đồn do bên Maclean đưa ra – Arnold vội rút quân về Point aux Trembles đợi quân của Montgomery tới vào ngày 2.12. Ngày 3.12 hai cánh quân hợp làm một có tổng số quân là 1,325, tiến về Quebec.
Ngày 30.11 Carleton tập hợp được một lực lượng khoảng 1,800 đồng thời ra tuyên cáo kẻ nào nếu không gia nhập vệ binh hoặc rời khỏi thành phố thì sẽ bị bắt coi như là phiến loạn hoặc gián điệp.
Montgomery gửi cho Carleton và thống đốc Quebec tối hậu thư hai lần do một phụ nữ đưa, lần thứ ba do đích thân Arnold đem tới nhưng Carleton không đọc và quyết tâm tử thủ. Montgomery dùng chiến thuật áp đảo tinh thần địch bằng cách luôn luôn giả bộ tấn công, còn thật ra ông đợi tuyết xuống mịt mù mới xuất quân, đó là đêm 30.12.1775. Đại úy Fraser đi tuần trong thành chợt thấy khoảng 4 giờ sáng ngày 31.12 các ánh đèn lấp loáng vội báo động, liền đó Mỹ áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung nhưng bên quân Anh đã dự bị sẵn sàng. Kết qủa trận xung kích đầu tiên là bên Mỹ thất bại nặng, thiệt hại tới 40% quân số, Arnold bị thương, Morgan bị bắt, Montgomery cùng hai sĩ quan tham mưu tử trận.
Tuy vậy Arnold với quân số 600 vẫn giữ chặt vòng vây Quebec chờ viện binh nhưng tới ngày 31.3.1776 Arnold bị ngã ngựa và bị thương ở cẳng chân, được thay thế và về Montréal, tại đây ông vẫn tiếp tục lập kế hoạch tấn công Quebec. Tiếp theo đó, Quebec nhiều lần bị đột kích nhưng quân Anh vẫn không chiếm được dù đã có viện binh.
Trận cuối cùng được chỉ huy bởi Trung tướng John Thomas thuộc Massachusetts với lực lượng 1,200 quân mới tới, tấn công đêm 3.5 nhưng cũng chỉ chuốc lấy thất bại. Tướng Thomas rút quân về Sorel đợi viện binh và vẫn hi vọng sẽ tiến vào thành Quebec muà hè 1776.Thomas chết vì bệnh đậu muà ngày 2.6, một ngày sau khi có thêm 5,000 quân tới tiếp viện. Tướng Sullivan được chỉ định làm Tư lệnh đoàn quân viễn chinh Mỹ, ngày 6.6.1776 cử Thiếu tướng William Thompson dẫn 2,000 quân tới Trois Rivières tại đó Maclean chỉ có vài trăm quânnhưng trong trận chiến xảy ra ngày hôm sau, quân Mỹ hoàn tòan thất bại còn tướng Thompson bị bắt làm tù binh. Được tin dữ Arnold vội rút quân khỏi Montréal, Sullivan bỏ Sorel rồi dần dà rút hết về Mỹ.
Hoa Kỳ tuyên cáo Độc Lập
Cuộc xâm lăng Canada coi như chấm dứt với sự thất bại của Mỹ, Carleton được phong Hiệp sĩ vì cuộc phòng thủ Quebec tuy các sử gia sau này chê ông thường tính toán quá cẩn thận, hành quân chậm chạp, không chặn đường rút lui cuả địch quân nhiều lần khiến họ bảo toàn được chủ lực để mở keo tấn công khác.
Quân Mỹ hoàn toàn rút lui khỏi Canada ngày 2.7.1776 thì hai ngày sau Quốc hội Lục địa ra bản Tuyên cáo Độc lập ngày 4.7.1776. Bản tuyên cáo được đề xướng bởi John Adams, được soạn thảo bởi một Uỷ ban 5 người nhưng chính yếu là Thomas Jefferson, Virginia với hai phụ tá là John Adams, Massachusetts và Benjamin Franklin, Pennsylvania, ngoài ra còn có Robert Livingdton, New York và Roger Sherman,Connecticut. Tuy vậy cuộc chiến vẫn tiếp diễn ngày thêm ác liệt mãi tới khi quân Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Cornwallis bị thua trận quyết định tại Yorktown và đầu hàng vào ngày 19.10.1781 thì phần thắng của quân Mỹ đã rõ rệt. Tuy nhiên chính phủ Anh chỉ chính thức công nhận Hoa Kỳ Độc lập ngày 3.9.1783 qua Hiệp ước Paris 1782. Trận Yorktown này có quân Pháp tham chiến bên cạnh Hoa Kỳ – Pháp tuyên chiến với Anh tháng 6.1778 nhưng trên thực tế đã tham chiến từ 1776 – Pháp đã tham gia trận địa với một quân đoàn dưới quyền chỉ huy của tướng Jean Baptiste de Rochambeau và 36 chiến hạm chặn đường rút quân hay tăng viện của Anh. Tướng Cornwallis cáo bệnh, chỉ định tướng Charles O’ Hara thay thế, tướng O’ Hara trao kiếm cho Rochambeau, ngỡ ông là Washington, Washington vội đưa mắt cho tướng phụ tá Benjamin Lincohn tiến ra đỡ lấy kiếm.
Ý định xâm chiếm Canada và biến thành thuộc địạ thứ 14 chưa bị dập tắt trong tâm tưởng các nhà lãnh đạo Mỹ quốc. Tháng 1.1778 Quốc hội Mỹ lại biểu quyết một cuộc chiến tranh với Canada và để lấy lòng người Pháp Canada, đã cử hầu tước de Lafayette làm tư lệnh đoàn quân viễn chinh. Ngoài hầu tước Lafayette được Pháp gửi sang xung vào bộ tham mưu còn có tướng Pháp gốc Đức là Nam tước Friedrick von Steuben phụ trách về huấn luyện quân sự cho các đơn vị mới thành lập. Lafayette sau khi nghiên cứu kỹ càng về quân số và tài lực của cả Mỹ và Anh, kết luận cuộc xâm lăng lúc đó khó mà thành công nên quốc hội vào tháng 3.1778 đã hủy bỏ cuộc viễn chinh sang Canada. Tuynhiên trong hội nghị Paris 1782 Mỹ vẫn đòi Anh trao Canada cho Mỹ nhưng đã bị gạt thẳng thừng tuy Anh phải công nhận nền độc lập của Hoa Kỳ.
CÁC THỤÔC ĐIẠ TẠI CANADA VÀ CỤÔC CÁCH MẠNG HOA KỲ
Nova Scotia
Các sử gia tranh luận khá nhiều về việc tại sao Nova Scotia không gia nhập Hoa Kỳ trong cuộc cách mạng? Thật vậy đây là một thuộc địa với dân số 19,000 trong đó quá nửa là những di dân tới từ 13 thuộc địa Mỹ. Không những chỉ người Mỹ mà ngay cả người Anh cũng nghĩ là họ sẽ gia nhập Hoa Kỳ thành thuộc địa thứ 14 nhưng cái chuyện tưởng sẽ xảy ra lại không xảy ra. Trên thực tế cũng có hai cuộc nổi dậy nhỏ tại Fredericton và Chignecto Isthmus nhưng bị dập tắt ngay. Theo sử gia Ernest Clarke thì đa số dân Nova Scotia có cảm tình với cuộc cách mạng Hoa Kỳ vì họ cũng bị chính quyền Anh ơ hờ, không lưu tâm tới họ. Sau đây là vài lý do khiến người Nova Scotia vẫn trung thành với mẫu quốc Anh:
-Dân chúng chưa sống và có tinh thần tập thể vì họ sống rải rác dọc theo bờ biển, chỉ riêng Halifax mới là một thành phố khá đông dân cư.
-Nhiều tàu Mỹ nhiều lần tới cướp phá dân cư khiến họ có ít nhiều ác cảm với người Mỹ.
-Ảnh hưởng cuả một người tên Henry Alline tự xưng là tiên tri cổ võ cho sự trung lập giữa hai George: vua George và George Washington
-Thống đốc Francis Legge đã khôn khéo bãi bỏ các thuế vô lý mà dân chúng không ưa và đình chỉ việc công dân bị bắt buộc gia nhập vệ binh trong một thời gian quy định.
Prince Edward Island P.E.I.
Năm 1769 P.E.I. tách rời khỏi Nova Scotia thành một thuộc địa riêng, vốn là miền còn chia đất đai theo chế độ phong kiến và hầu hết các địa chủ vẫn cư trú tại nước Anh và thường có tranh chấp giữa địa chủ và tá điền. Trong cuộc cách mạng Hoa Kỳ một số người đã từ thuộc địa Mỹ sang thúc đẩy một cuộc nổi dậy tại thủ đô Charlottetown, bắt đi các công chức và đốt phá nhà cửa những người không ủng hộ cách mạng nên không được lòng dân lúc đó còn lo lắng về kế sinh nhai nhiều hơn. P.E.I. sau là một trong bốn thuộc địa đầu tiên gia nhập Dominion Canada vào năm 1873.
Newfoundland
NFL có một trạng thái đặc biệt vì chính phủ Anh cấm định cư vĩnh viễn tại đây từ năm 1698 và chỉ cho cư trú tạm thời các thương gia và lao công từng mùa vì chỉ muốn NFL là một nơi buôn bán hải sản mà thôi nhưng các cư dân vẫn kéo tới vì lúc đó nghề chài lưới rất phát đạt. Năm 1789 chính phủ Anh lại tuyên bố NFL không phải là một thuộc địa Anh do đó các điạ chủ không được chính thức công nhận và cũng không có luật lệ gì để bảo đảm quyền sở hữu dù lúc đó số dân đã lên tới 15,000. Mặc dầu vậy di dân phần lớn là người Irish vẫn tới NFL thay vì P.E.I. là nơi định cư được chính phủ khuyến khích. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ do đó cũng không ảnh hưởng gì tới họ.
New Brunswick
Mãi sau cuộc cách mạng Hoa Kỳ, New Brunswick mới được tách riêng ra thành một thuộc điạ với thống đốc là Thomas Carleton, em của Thống đốc Canada Sir Guy Carleton.
CHÚ GIẢI:
-Arnold sau lại bỏ Hoa Kỳ Độc lập để trở về với người Anh và bị người Mỹ gọi là kẻ trở mặt và phản bội.
-Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ, Canada đã tiếp nhận khoảng 50,000 tới 60,000 người gọi là bảo hoàng sang tỵ nạn và lập nghiệp. Đa số tới định cư tại vùng đất thuộc Anh nhưng có một số tới cư trú tại vùng phía đông Montréal.
-Paul Revere được nổi tiếng anh hùng vì cưỡi ngựa suốt đêm 7.4.1775 tới báo tin cho các lãnh tụ cách mạng là quân Anh sắp tới vây bắt tại Lexington và Concord. Câu chuyện này sau 40 được Henry W. Longfellow viết, năm 1861 thành bài thơ Paul Revere ‘s Ride với đoạn mở đầu như sau:
Listen, my children, and you shall hear
Of the midnight ride of Paul Revere
On the eighteenth of April, in Seventy-Five
Hardly a man is now alive
Who remembers that famous day and year...
Một nhạc sĩ đã từ chuyện Revere soạn thành ca khúc “ The Britains are coming.”
Thật ra không phải chỉ có một mình Revere mà còn thêm Samuel Prescott, Israel Bissell và Dawes cũng cưỡi ngựa đưa tin đêm ấy. Người báo tin cho Revere có nguồn tin nói do chính vợ tướng Gage, một người Mỹ có cảm tình với cuộc tranh đấu của đồng hương.
-Danh sách những người đã ký tên vào bản tuyên cáo Độc lập:
· New Hampshire: Josiah Bartlett, William Whipple, Matthew Thornton
· Massachusetts: Samuel Adams, John Adams, John Hancock, Robert Treat Paine, Elbridge Gerry
· Rhode Island: Stephen Hopkins, William Ellery
· Connecticut: Roger Sherman, Samuel Huntington, William Williams, Oliver Wolcott
· New York: William Floyd, Philip Livingston, Francis Lewis, Lewis Morris
· New Jersey: Richard Stockton, John Witherspoon, Francis Hopkinson, John Hart, Abraham Clark
· Pennsylvania: Robert Morris, Benjamin Rush, Benjamin Franklin, John Morton, George Clymer, James Smith, George Taylor, James Wilson, George Ross
· Delaware: George Read, Caesar Rodney, Thomas McKean
· Maryland: Samuel Chase, William Paca, Thomas Stone, Charles Carroll of Carrollton
· Virginia: George Wythe, Richard Henry Lee, Thomas Jefferson, Benjamin Harrison, Thomas Nelson Jr., Francis Lightfoot Lee, Carter Braxton
· North Carolina: William Hooper, Joseph Hewes, John Penn
· South Carolina: Edward Rutledge, Thomas Heyward Jr., Thomas Lynch Jr., Arthur Middleton
Georgia: Button Gwinnett, Lyman Hall, George Walton.
-Câu nói để đời của George Washington:
· Be Americans. Let there be no sectionalism, no North, South, East or West. You are all dependent on one another and should be one in union. In one word, be a nation. Be Americans, and be true to yourselves.
Tham luận của Từ Uyên
Bạn Hoàng ngọc Khôi đă viết quá rơ về các nguyên nhân khiến các thuộc địa của nguời Anh tuyên bố Độc lập , ly khai với mẫu quốc Anh và tuyên bố Độc lập và c̣n mang một tham vọng chiếm luôn xứ Quebec, tên mới của Nouvelle France mà người Anh vừa được Hoà ước 1763 do Vị Hoàng đế rất ngoan đạo của Pháp nhường cho với điều kiện các thuộc dân của Nouvelle France cũ c̣n được theo đạo Thiên chuá và c̣n được theo luật cũ của Pháp. Và xứ Quebec c̣n được mở rộng lănh thổ, tới Ohio.
Bực tức sự ưu đăi đó, các thuộc dân Anh sẵn có tại 13 tỉnh bên phiá Nam đă ly khai và John Adams được coi như cha đẻ ra Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.
Thực ra đă từ lâu Anh quốc đă chú ư tới phần đất Mỹ châu này.
Từ năm 1554 họ đă tới phiá Nam đất trước đây Jacques Cartier khám phá
Năm 1607 từ Công ty James Town họ đă thành lập thành lập Virginia và mở đầu cho loại bán thuộc địa có qui chế riêng
Và cho tới 1712 Georgia đă gia nhập và thành thuộc địa thứ 13.
Trước đó năm 1651 Chính phủ Anh đă băi bỏ qui chế riêng thuộc địa và tất cả đều đặt dưới thẩm quyền trực thuộc chính quốc.
Từ khi Samuel de Champlain tới phần đất phiá bắc và thành lập nước Tân Pháp Nouvelle France, các thuộc địa Anh rất e ngại mọi cạnh tranh và luôn luôn muốn chiếm phần đất này.
Và trước cuộc chiến bảy năm giữa hai chính quốc Anh và Pháp, thuộc dân 13 tỉnh miền Nam đă khởi chiến từ 1754 trận tàn sát Quebec và bao vây Montreal năm 1760 Thống đốc Vaudreuil đă kư tạm hàng ước, ước mong thỏa ưóc Paris sau này sẽ có điều khoản trả lại Nouvelle France cho chủ cũ, thế nhưng sau đó theo Hiệp ước Paris năm 1763 vua rất sùng đạo Louis XIV đă nhựng hoàn toàn cho người Anh phần đất Nouvelle France từ nay mang tên là Quebec và trở thành thuộc địa mới của người Anh.
Tuy nhiên trước những ưu tiên về tôn giáo, về quyền lợi dành cho cư dân đất này đă khiến 13 thuộc địa miền Nam phẫn uất v́ phải trả nhiều phí khoản và phải trả các sắc thuế mới như Stamp Act tương tự như thuế trước bạ, Townsendt Act, Tea Act đánh thuế các hàng hoá và trà, các nước thuộc địa này ly khai và mang tên Cách Mạng Mới và tuyên bố độc lập. Cha đẻ ra cuộc cách mạng này là John Adams nhưng ông này không đạt đưọc một chức vị quan trọng nào.
Cuộc chiến dài 7 năm và tuy nhiều danh tướng tham dự nhưng chỉ ḿnh George Washington chiếm nhiều quyền lợi nhất. Và theo anh Khôi ghi nhận
“Thời thế tạo anh hùng “ nhưng ai là người được Thời thế tạo thành anh hùng?
Thực vậy chỉ George Washington mới thành công lớn và khó xác định phải chăng “Thời thế tạo anh hùng hay chính vị anh hùng đă lợi dụng t́nh thế để tạo cho ḿnh một chỗ đứng”
Ta thử t́m hiểu cuộc đời và khả năng của George Washington để coi bản lĩnh của vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa kỳ ra sao
Gốc tại Anh quốc, George Washington là con cháu một dân di cư tới Virginia năm 1620 và cho tới thời ông nội ông, gia đ́nh ông chưa có chức phận cao nào
Cha ông là Augustin Washington là một nhà doanh thương nông nghiệp khá giả nhưng cũng được bàu làm thẩm phán khu Westmoreland Bà mẹ ông tên là Mary Ball là vợ thứ hai sau khi bà vợ đầu của cha ông qua đời cùng với một con gái năm 1720 và để lại một con trai là Lawrence Washington. Ông Augustine tục huyền với bà Mary Ball và sinh ra George Washington năm 1752 . George học rất khá nhưng không rơ do trường học hay do gia sư,có nguồn tin do không đủ tiền đi học nên bà mẹ ông dạy ông học và ông rất giỏi về Toán học và Điạ lư. Ông không thông hiểu một ngoại ngữ nào và 15 tuổi đă thôi học v́ mẹ mất.
Ông mồ côi cha năm 11 tuổi và được Lawrence người anh khác mẹ d́u dắt và gửi ông qua làm việc tại Công ty Ohio, Công ty này đang dự tính chiếm đất của dân Appalache và khi làm việc George đă tỏ ra rất đắc lực và ngh́êm khắc.
Tới 16 tuổi George thành trắc địa sư của Lord Fairfax và hoạ đồ khu đất miền tây núi Blue Ridge. Nhờ công khó và nhờ lương hậu, ông tạo măi được một số điền sản tại khu Sheridan.
Anh ông là Lawrence cùng ông đi Barbados nghỉ v́ ông này bị lao rồi chết. George sau cũng bị đậu muà, không chết nhưng mặt rỗ hoa và đây là Tổng Thống có bộ mặt thiếu thẩm mỹ.
George Washington nhờ tài trắc địa và nhờ quen biết các giới chức tại Virginia nên khi anh ông là Lawrence mất, ông nối nghiệp một mặt giàu có thêm mặt khác trở nên chỉ huy trưởng dân vệ tại Virginie nhờ khả năng lănh đạo và cá tính nghiêm khắc. Ông cũng trở thành cố vấn của Thống đốc Virginia. Năm 1750 mới 18 tuổi ông được Thống đốc Virginia Robert Dinvildie cử qua Fort Lebeuf của Nouvelle France để yêu cầu ngựi Pháp tại Nouvelle France trả đất mang tên ngày nay là Pittsburgh này cho các thuộc địa Anh nhưng bị từ chối. George liền đánh úp toán quân 30 người Pháp và giết một sĩ quan Pháp mang tên Joseph Coulon và cáo buộc ông này là gián điệp tuy ông này mang cờ trắng mang thông điệp hoà giải. Tức giận, tướng Pháp Claude de Contrecoeur liền cử em Joseph là Louis Coulon tới bắt ông nhưng sau được tha v́ kư giấy nhận lỗi lầm lẫn.
Tuy nhiên khi đưọc tha về ông liền phủ nhận hành động kư giấy này v́ cho biết lỡ kư v́ không hiểu chữ Pháp và từ lúc này bản tính tráo trợn và cơ mưu của George đă được lộ ra. Như vậy từ năm 1750 Georges Washington đă tham gia chiến trận dù chỉ mang danh sứ giả.
Sau này người Anh biết Fort Lebeuf khó giữ nên rút về và George Washington được Tướng Edward Braddock phong chức ngang hàng Thiếu tá phụ trách đánh Pháp tại vùng Ohio năm 1755. Trong trận này Anh thua và Braddock tử trận. Nhưng sau này George Washington nổi danh khi thắng trận Monongahela.
Năm 1758 George lại theo John Forbs thắng Pháp tại Fort Duquesne rồi khi thành công trở về Mount Vernon và viết báo tường thuật chiến thắng này
Nhờ đó tiếng tăm cuả Washington nổi lên.
Và ông tạm rời quân ngũ trở lại khai thác tài sản
Năm 1759 George Washington cưới một bà goá phụ Martha Dandridge Curtis và trở nên giàu có hơn . Ông không có con v́ không có khả năng sinh sản.có lẽ v́ hậu chứng của bệnh đâu mùa. Hai con của chồng trước của bà Martha sau này cũng chết cả nên George và Martha không có con nối dơi
Tuy nhiên trên phương diện nông nghiệp ông sáng chế nhiều loại giống mới và sử dụng cụ cầy luá mới và nhất là phát minh ra việc dùng giống lạ mà ông mới tạo nên qua việc giao hợp giũa ngưạ cái và lừa để kéo cày. Ông cũng khai thác máy xay luá cùng trồng trọt thuốc lá. Như vây chứng tỏ tài năng vừa quân sự vừa kinh tế.
Cơ sở của ông cũng dùng tới 10 công nhân và 274 nô lệ.
Trúng cử Đại biểu giới trưởng giả Virginia năm 1758 và không tham dự một trận chiến nào khác và trở thành chính trị gia.
Tuy nhiên sau khi người Anh đoạt được Nouvelle France rồi tăng các sắc thuế, các cơ sở của ông cũng chịu ảnh hưởng và ông lên tiếng chống và vận động các bạn tảy chay đạo luật Townsendt.
Năm 1774 ông trúng cử đại biểu Virginia và khi Quốc hội Lục địa thành lập năm 1775 ông cũng lại trúng cử lần nữa.
Để sửa soạn cuộc chiến ly khai với chính quốc, John Adams đề nghị Quốc hội cử ông làm Tổng tư lệnh quân đội . Và tuy ông chưa chính thức chỉ huy một đạo quân lớn nào nhưng nhờ tài lănh đạo và ư chí của ông, ông đă biến đạo quân ô hợp thiếu kỷ luật thành một đạo quân hùng mạnh và đủ sức chiến đấu chống quân từ chính quốc qua dẹp loạn.
Trước lực lượng lớn lao 12.000 quân Anh từ chính quốc qua chinh phạt ông đă động viên cả người da đen vào quân đội và sau nhiều lần chiến bại, ông thắng 2 trận lớn tại Trenton và Princeton nhưng cũng bị Wiliam Howe chiếm lại nhưng đoàn quân này năm 1778 v́ bị lạnh và bệnh chết tới 2.500 người nên phải rút.
Sau cùng sau chiến thắng Yorktown 1781 Anh quốc đă phải nh́n nhận Hoa kỳ độc lập và công đầu về Georges Washington. Và v́ lẽ đó ông được toàn thể quốc hội bàu hai nhiệm kỳ liền làm Tổng Thống Hoa kỳ.
Từ đó Hoa kỳ càng ngày càng tiến bộ và qua bản Hiến Pháp đầu tiên 1787, nền tảng chính trị Hoa kỳ tuy qua nhiều giai đoạn khó khăn, thay đổi đường lối chính trị, có tới 4 Tổng thống bị ám sát và, tham gia hai cuộc đại chiến và trở thành Đại cường quốc chỉ sau thời gian độc lập tới nay 2018.
Như vậy ta nhận thấy chỉ v́ tham lam xâm chiếm miền Nouvelle France để tránh các cuộc cạnh tranh về thương mại giữa hai thuộc địa Anh và Pháp tại Mỹ châu cũng như v́ chính quốc Pháp đă không tin vào nguồn lợi từ Mỹ châu mang lại và không tích cực bảo vệ phần đất này nhờ áp dụng hiệp ước Paris nhưng các vị Thống đốc vùng đất mới này dành nhiều ưu tiên cho thuộc điạ này sau này thành nước Camada.
Trong khi đó các thuộc địa gốc Anh chịu tăng chi phí và thuế má và đi tới ly khai rồi tuyên bố Độc lập thực sự sau bảy năm chiến đấu chống chính quốc do Georges Washington chỉ huy, đã trở thành Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.
230 năm trước cả Anh và Pháp không ngờ đă tạo nên tại miền Châu Mỹ coi như do thổ dân man rợ nay thành hai nước Canada và Hoa kỳ dù tiếng Anh c̣n thông dụng nhưng Hoa kỳ đă trở thành một nước mạnh nhất trên thế giới và hai nước Anh và Pháp đă phải chịu ơn nước trẻ nhưng hùng mạnh cứu họ thoát khỏi thất bại sau hai cuộc thế chiến và tới nay cũng vẫn c̣n chịu ảnh hưởng sâu đậm.
Và George Washington một con người xuất thân rất b́nh thường nhờ ư chí kiên quyết đă trở nên vĩ nhân trên thế giới.
.
Quân đội Lục địa Tượng đài Revere
John Adams, Benjamin franklin và Thomas Jefferson sọan thảo Tuyên Cáo
George Washington và Quân đội Lục địa