QUAN Y QUAN LUC VNCH

Nhắc đến những người thầy thuốc trong QLVNCH là như nhắc đến tinh thần của cả một thế hệ thanh niên miền Nam Việt Nam, dù trong lănh vực nào, cũng không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước cuộc chiến tranh do từ tham vọng của đế quốc Cộng Sản Liên Xô-Trung Cộng qua đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ngành Quân Y QLVNCH, theo cuốn “Quân Y QLVNCH” do các bác sĩ Trần Xuân Dũng, Trần Quốc Đông và hai dược sĩ Vũ Văn Tùng, Bùi Khiết soạn thảo, ấn hành năm 2000, th́ Quân Y QLVNCH được thành lập từ năm 1951, giám đốc đầu tiên là Y Sĩ Trung Tá Phạm Biểu Tâm, giáo sư thạc sĩ trường Y Dược Đại Học Hà Nội (trường đại học duy nhất cho ba nước Đông Dương vào thời gian đó). Ngay khóa I đă có 54 sinh viên gia nhập. Ngoài ra cũng c̣n một số khác được tuyển lựa từ các sinh viên Y Dược khoa được gọi nhập ngũ đang theo học tại các quân trường Nam Định và Thủ Đức.

Năm 1956 trường Quân Y này giải tán và được sát nhập vào Trung Tâm Huấn Luyện Quân Y sau khi đă chuyển vào Nam năm 1954 do Hiệp Định Geneva chia đôi đất nước.

Với đà phát triển của QLVNCH sau năm 1954, Trung Tâm Huấn Luyện Quân Y cũng phát triển với hàng trăm sinh viên theo học vào mỗi khóa. Trung tâm đầu tiên có cơ sở đặt tại Quân Y Viện Chi Lăng cũ và sau đổi về số 4 Hùng Vương, Chợ Lớn, cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975 với Y Sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân là vị giám đốc sau cùng.

Qua nhiều khóa học và hàng trăm sinh viên ra trường mỗi năm, trung tâm đă cung cấp cho QLVNCH một đội ngũ y sĩ có tinh thần phục vụ rất cao. Ngay cả những vị được trưng tập (là những y sĩ dân sự theo lệnh động viên) cũng có một tinh thần phục vụ trong chiến đấu không kém.

Cụ thể nhất là trong cuốn “Nhật Kư An Lộc”, hồi kư của bác sĩ trưng tập Nguyễn Văn Quí, đă cho người đọc thấy tinh thần hy sinh và chiến đấu của những người thầy thuốc trong QLVNCH. Qua 86 ngày đêm tại mặt trận An Lộc năm 1972, người thầy thuốc này đă lao vào chiến đấu với thần chết để cứu được bao nhiêu chiến sĩ đă tử thủ An Lộc giữa bom đạn tơi bời, ghi dấu một chiến thắng oai hùng đầy dũng cảm của người lính VNCH.

Y Sĩ Thiếu Tướng Vũ Ngọc Hoàn đă viết trong cuốn sách kể trên rằng: “Trai thời chiến, hơn ai hết là người y sĩ Việt Nam ư thức được bổn phận của ḿnh, gạt bỏ những t́nh cảm vụn vặt, những quyền lợi vật chất vị kỷ tầm thường để khoác bộ nhung y ḥa ḿnh với đại gia đ́nh quân đội, sống cuộc sống hiên ngang của người chiến sĩ đúng với ư nghĩa cao đẹp của nó”.

Thật vậy, khi ra trường, phục vụ trong khắp các quân binh chủng của QLVNCH trên 4 vùng chiến thuật, người lính Quân Y đă là những người bạn chia sẻ gian nguy cùng đồng đội. Hơn thế nữa, họ c̣n là liều thuốc an thần cho các chiến binh đang gh́m súng ngăn chặn quân thù. Sự có mặt của người lính quân y trong các đơn vị tác chiến đă khích động tinh thần chiến đấu của binh sĩ các cấp. V́, sự có mặt của họ đồng nghĩa với sự cứu thương kịp thời, tản thương đúng lúc và có khi chỉ một vài động tác, quyết định cấp thời đă cứu được mạng sống của những người lính chiến vừa xả thân tiêu diệt giặc.

Nói về quân y QLVNCH phải nhắc đến khá nhiều ngành trong quân y như các sĩ quan y sĩ, trợ y, các sĩ quan dược sĩ, nha sĩ và cả thú y sĩ. Ngoài ra c̣n có các hạ sĩ quan y tá và binh sĩ phục dịch.

Ngoài chiến trường th́ nơi hậu tuyến ngành Quân Y QLVNCH đă phụ trách điều hành nhiều Tổng Y Viện nổi tiếng Đông Nam Á như Tổng Y Viện Cộng Ḥa tại Saigon và Tổng Y Viện Duy Tân ở Đà Nẵng. Trên các tỉnh thành, thị xă ở miền Nam nơi nào cũng có những quân y viện với cả trăm giường bệnh tại Qui Nhơn, Nha Trang, Pleiku, Cần Thơ, Ban Mê Thuột, Phan Thiết (Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch), Tây Ninh (Quân Y Viện Trần Ngọc Minh), Vũng Tàu (Quân Y Viện Nguyễn Văn Nhứt), Sóc Trăng (Quân Y Viện Trương Bá Hân)… Bên cạnh đó c̣n những bệnh viện dă chiến và các bệnh viện tiểu khu, các trạm quân y nữa.

Rất nhiều bệnh viện đă lấy tên của các chiến sĩ quân y đă anh dũng hy sinh để đặt tên. Qua lịch sử ngành quân y, các chiến sĩ Quân Y QLVNCH đă nhắc nhớ đến những chiến sĩ quân y trong ngành đă hy sinh đầu tiên. Đó là Y Sĩ Trung Úy (?) Đoàn Mạnh Hoạch vào giữa năm 1964 tại Quảng Ngăi. Theo Y Sĩ Thiếu Tá Lê Văn Châu kể lại th́: “Anh đă nhẩy ra khỏi xe bọc sắt để đích thân lên trận tuyến săn sóc cho một thương binh, mặc dù đă có sự ngăn cản của vị trung đoàn trưởng”.

Người thứ hai là Y Sĩ Trương Bá Hân tử trận ở B́nh Giả vào cuối năm 1964.

Người thứ ba là Y Sĩ Đỗ Vinh, sĩ quan quân y đầu tiên trong binh chủng nhẩy dù VNCH, hy sinh vào đầu năm 1965 ở Thăng B́nh, Quảng Tín.

Rồi tiếp đó là các y sĩ Trần Ngọc Minh của Thủy Quân Lục Chiến, Y Sĩ Phạm Bá Lương hy sinh trong trận Bầu Bàng, Y Sĩ Trung Úy Nguyễn Văn Nhứt, sĩ quan trưng tập, tử trận ở Dầu Tiếng, Y Sĩ Trần Thái bị phục kích gần Bà Rịa…

Đó là chỉ trong năm 1965 khi chiến tranh do CSBV khởi đầu mở những trận chiến lớn. Từ đó cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến bạo tàn do CSBV chủ trương, biết bao nhiêu sĩ quan và binh sĩ trong ngành quân y đă phải hy sinh, xóa hẳn đi những kỳ vọng của người thân trước một tương lai tốt đẹp của một bác sĩ trong một xă hội mà người thầy thuốc (bác sĩ) được người dân quí trọng, đôi khi c̣n gọi là “quan đốc”.

Nhân ngày các cựu chiến sĩ Quân Y QLVNCH họp mặt, xin được chia vui với ngành Quân Y QLVNCH đă đóng góp, hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc thể hiện trách nhiệm của thế hệ chiến tranh. (N.H.)

February 12, 2019 

Nguyên Huy