Hoàng Xuân Thảo
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*31
TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHỚ ĐẦY / CHIỀU CHẬM ĐƯA CHÂN NGÀY
HỒ CHÍ MINH VỀ PÁC BÓ, CAO BẰNG
Từ Côn Minh, Vân Nam khoảng cuối năm 1940, Hồ Quang cùng với Đồng, Giáp, Kiên, Cáp, Hoan về Tĩnh Tây, Cao Bằng mở lớp huấn luyện cho đám thanh niên mới từ Cao Bằng chạy sang Trung quốc và đã được Trương Bội Công thu phục toan tính cho xung vào toán đặc công, chuẩn bị đi cùng Hoa quân nhập Việt nhưng bị thủ hạ của Hồ phỗng tay trên. Sau khi huấn luyện, những thanh niên này được phái về nước họat động, trong đó có Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Bằng Giang vốn là người Tày và là hạ sĩ quan trong quân đội Pháp vv...
Từ đây, Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh, đem trong mình ba căn cước cấp năm 1940: Phóng viên Hội Tân Văn Trung quốc, Phóng viên Hiệp hội Quốc tế Kháng Xâm lược và Chứng minh thư thuộc bộ Chỉ huy Đệ tứ chiến khu.
Để chuẩn bị cho việc Hoa quân nhập Việt, Trương Bội Công do lệnh của Trương Phát Khuê, thành lập một tổ chức mới là Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Đồng Minh Hội do Công làm chủ tịch, Lãm làm phó nhưng người trực tiếp điều hành hội là Đồng, Giáp và Hoan đã lợi dụng cơ hội giúp cho phe mình thêm nhiều phương tiện hoạt động hữu hiệu.
Hồ còn khôn khéo nhờ Hồ Học Lãm lúc đó đang làm tại bộ Tổng tham mưu Trung hoa dân quốc giới thiệu với Lý Tế Thâm là chủ nhiệm Hành dinh Tây Nam của Tưởng Giới Thạch, Lý lại gíới thiệu Hồ với Trương Phát Khuê, tư lệnh Đệ Tứ Chiến khu là tướng được chỉ định lập kế hoạch Hoa Quân Nhập Việt. Do những quen biết này Đồng và Giáp được lập Biện sự sứ tại Tĩnh Tây để trực tiếp liên hệ với THQDĐ và sau đó vào tháng 4.1941 còn được chấp thuận cho cử người theo học các lớp quân sự trong đó có Hoàng Văn Thái, Nam Long, Đàm Quang Trung, Hoàng Minh Thảo, Vũ Lập, Thanh Phong vv...
Sau đó ít lâu, Hồ, để Hoàng Văn Hoan tiếp tục ở lại làm tại Biện sự xứ, còn Hồ cùng Kiên, Đồng, Giáp rời Tĩnh Tây về Nậm Quang, một bản Nùng cách Tĩnh Tây khoảng 50 km, sát với biên giới Việt Hoa, mở lớp huấn luyện cho những cán bộ địa phương và ăn Tết tại đây.
Theo Lê Quảng Ba:
“... Vào tiết cuối năm Canh Thìn, trời rét, Ba dẫn một đoàn 41 người vừa được huấn luyện quân sự trong một lớp tổ chức bởi Trương Bội Công, có Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm làm trợ giáo. Đoàn được lệnh dừng chân tại Nậm Quang để tuyên truyền vận động quần chúng. Gần một tháng sau thì Bác về tới và tổ chức một lớp chính trị do các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và Phùng Chí Kiên soạn thảo chương trình và trực tiếp giảng dậy. Lớp huấn luyện bế giảng ngày 26.1.1941, sau đó các đồng chí Đồng và Giáp trở lại Tĩnh Tây...”
Ngày mồng hai Tết, 28.1.1941 Hồ Quang với bí danh Vương Thu Sơn vượt biên, về một khu người Nùng tại Cao Bằng theo ý kiến của Hoàng Văn Thụ đề nghị trước đó, cùng với một toán 5 ngừơi gồm Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc, Thế An do Lê Quảng Ba dẫn đường. Hồ trong bộ áo chàm, chống gậy, xách chiếc vali mây bên trong có một mớ tài liệu tuyên truyền và một cái máy chữ nhỏ do Phan Bôi tức Hoàng Hữu Nam mua từ Hà nội gửi ra tặng.
Lê Quảng Ba kể tiếp:
“...Tôi dẫn Bác theo những vết đường mòn, lượng giữa các nếp núi nối tiếp nhau ở vùng biên giới hướng về Cao Bằng. Bác cầm một cây gậy nhỏ nhưng chỉ khi xuống dốc mới chống, chân bước mau lẹ, dẻo dai như một thanh niên. Bác vừa đi vưà nói chuyện, chăm chú nghe tôi kể về bước đầu giác ngộ cách mạng và buổi lễ tuyên thệ vào đảng cách đây đã bẩy năm. Bác hỏi:
“ Thế ngày ấy chú có tin là cách mạng rồi sẽ thành công không?”
“ Cháu có tin nhưng thấy còn xa xôi lắm. Có thể mình chết rồi mà chưa nhìn thấy cách mạng thành công.”
Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi phớt nâu, rung rinh trong nắng. Tôi đã nhận ra cây si xum xuê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108.
Tới cột mốc 108 giữa biên giới hai nước, một bên khắc chữ Hán, một bên khắc chữ Pháp, Bác dừng lại, cúi nhìn đọc rồi nhìn hai bên rừng núi trùng điệp bảo:
“ Nhiệm vụ chúng ta sau này là phải xóa bỏ biên giới hai nước, Trung quốc với ta là anh em như thể tay chân, có liên hệ như môi với răng, không thể chia cách như thế này mãi được.”
Hồ rưng rưng cúi xuống bốc một nắm đất lên hôn. Hình ảnh này đã được nhà thơ Chế Lan Viên ghi lại bằng những câu thơ đầy kịch tính:
Kià ! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai...
Còn Tố Hữu thể hiện tài cố hữu nâng bi trong bài thơ Theo Chân Bác:
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương, hòn đất ấm hơi người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi...
Lúc bấy giờ đang là mùa xuân, Tố Hữu trong một bài thơ khác, tâng bốc bác khi về có chim hót, hoa nở nhưng hai chữ ngẩn ngơ thì còn vui gì nữa? Chim nó ngơ ngẩn vì sao lại có đám người trần tục nào tới phá cái mùa xuân tươi đẹp của chúng:
Ôi! Sáng xuân nay, xuân Bốn Mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về...Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
Hồ đâu có ngờ khi hai nước anh em phân chia biên giới sau này thì cả cột mốc 108 kia lẫn hang Pác Bó yêu qúy đều bỗng thuộc về lãnh thổ người anh Trung Quốc vĩ đại cùng với một loạt đất đai kể cả Ải Nam Quan lẫn một nửa thác Bản Giốc và các đảo biển khác như Hoàng Sa, Trường Sa ngang nhiên chiếm lấy của đứa em Việt Nam nhỏ bé.
Lê Quảng Ba kể tiếp:
“...Tôi định sẽ đưa bác về ở tạm nhà ông Máy Lì, người dân tộc Nùng, cơ sở cách mạng. Nhà ông đơn sơ gồm hai gian, gian nhỏ và một gian mới làm thêm. Đến trưa bác tới nơi. Ông Máy Lì ân cần đón tiếp bác và cả đoàn. Bác ngồi uống nước, trò chuyện thân mật như một người nhà đi xa mới về. Chợt bác quay sang tôi nói nhỏ, “ Ta nhiều người, nên ở trong núi thôi”. Ông Máy Lì nghe được liền năn nỉ, “ Cụ và các bác cứ ở nhà đây tiện hơn, không sao đâu mà.” Bác mỉm cười, tỏ ý cám ơn và nói, “ Sáu sán” nghiã là ở rừng.
Biết không giữ được đoàn ở lại nhà, ông Máy Lì bảo, “ Ở ngọn núi kế đây có một cái hang kín đáo lắm chỉ khi có thổ phỉ chúng tôi mới chạy tới núp thôi.” Nói xong, ông dẫn đoàn đi về chỗ hang núi nhỏ đủ trú cho mấy người, lại ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới, người trong vùng gọi là hang Cốc Bó tức là Đầu Nguồn...”
Làng Pác Bó hay Cốc Bó, tên chữ là Bắc Pha, là một làng nhỏ có mấy chục gia đình người Nùng sống bằng nghề làm ruộng, phát nương. Sau khi đi quan sát đây đó, Hồ đã chọn hang Pác Bó nghiã là Đầu Nguồn, thuộc huyện Hà Quảng, Cao Bằng để làm căn cứ cách mạng. Hang này có đường bí mật dẫn sang Trung quốc, gặp biến có thể tẩu thoát dễ dàng. Trước hang có một ngọn núi và cách hang chừng 50 thước có dòng suối được Hồ đặt tên là núi Các Mác và suối Lê Nin.
Hồ cảm hứng phong cảnh chốn này và làm bài thơ như sau:
Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà
Bài thơ lộ rõ khẩu khí một người ngạo mạn, tự mình đề cao mình và lòng lúc nào cũng hướng về mấy ông tổ cộng sản như tổ tiên của mình vậy. Hồ chắc còn mang ác cảm với Stalin vì đã bắt Hồ học tập cải tạo tới 5 năm, nên không mấy khi nhắc nhở tới và không dùng tên ông đặt cho cảnh vật nào tại đây.
Hồ lấy bí danh là Thu Sơn. Người dân địa phương không biết tên ông nên thường gọi là Ông Ké.
Gần một tháng sau, ông Máy Lỳ trong một lần đi liên lạc bị địch nghi ngờ kiểm tra, sau đó ông đă t́m cách trốn được nhưng phải bỏ lại thẻ thuế thân, căn cứ địa chỉ trên thẻ, bọn lính đến truy lùng ở xóm Bó Bẩm, được báo động kịp thời, anh em nhanh chóng xoá dấu vết rồi đưa Hồ tạm lánh vào rừng, tuy chưa bị lộ nhưng để đảm bảo an toàn, Hồ cùng anh em lên ở tạm tại Lũng Lạn (cách hang Cốc Bó vài trăm thước), cuối cùng cũng t́m được chỗ ở tốt, đó là Khuổi Nậm cũng thuộc Pác Bó, xă Trường Hà, huyện Hà Quảng, cách hang Cốc Bó khoảng 1 km, các đồng chí phục vụ đă dựng cho Hồ một chiếc lán, người dân địa phương giúp cho một số ván kê sàn để ngủ nên mọi sự có vẻ thoải mái hơn trong hang Cốc Bó.
Tại Pác Bó, Hồ tức cảnh sinh tình, làm ra bài thơ dưới đây:
Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Cả hai bài thơ này được khắc trên bia đá nhưng sau bị quân Tàu trong việc “dạy Việt Nam một bài học” đã tiến vô hang và đập bể tan và dùng mìn phá tan hoang tỉnh lỵ Cao Bằng trước khi rút lui.
Dưới đây là sự nghiệp của năm người theo Hồ về nước:
Lê Quảng Ba, người Tày vốn là hạ sĩ quan trong quân đội Pháp, từ Cao bằng trốn sang Tĩnh Tây năm 1940, được Trương Bội Công thu nhận vào toán Hoa quân nhập Việt nhưng bị Hồ phỗng tay trên, sau Cách mạng tháng Tám, được cử làm Tư lệnh quân khu Thủ đô rồi quân khu Việt Bắc, năm 1958 được phong quân hàm thiếu tướng nhưng tới năm 1960 thì chuyển ngành sang làm chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tới khi xảy ra cuộc chiến biên giới Việt Trung thì bị bắt giam và quản thúc cho tới khi lià đời năm 1988, vì Ba gốc người Tày, nguyên là hạ sĩ quan trong quân đội Pháp, tên thật là Đàm Văn Mông, cũng giống như số phận của thượng tướng Chu Văn Tấn, nguyên là thượng sĩ lính dõng châu Võ Nhai, người Nùng đều bị kết tội thân Tàu và bị bắt giam cho tới chết, còn Hoàng Văn Hoan bị kết án tử hình nhưng trốn thoát sang Tầu.
Phùng Chí Kiên, tên thật Nguyễn Vĩ, sinh năm 1901 tại huyện Diên Châu, Nghệ An, sang Quảng Châu thụ huấn lớp học tập cách mạng đầu tiên do Hồ Chí Minh tổ chức năm 1925. Ông gia nhập đảng CSĐD năm 1930, được gửi đi học trường Võ bị Hoàng Phố rồi sang Nga học trường Đại học Đông Phương năm 1933, tới năm 1935 được bầu vào ban Thường vụ Trung ương đảng, phụ trách công tác đảng tại hải ngoại.
Khi Hồ Quang từ Nga về tham dự Bát Lộ Quân và bắt được liên lạc với ban Hải ngoại, ông luôn luôn hoạt động bên cạnh Hồ và cùng về Pắc Bó ngày 28.1.1941. Khi đang chỉ huy Cứu Quốc Quân tại Bắc Sơn cùng với Lương Văn Tri, hai người đã bị phục kich và hi sinh ngày 22.8.1944. Tuy nhiên sau khi Kiên tử trận, mãi tới năm 2003 nghĩa là hơn 62 năm sau, Đảng mới nhớ tới và truy tặng ông hàm cấp tướng còn Bác thì quên mất ông rồi!
Đặng Văn Cáp (1894-1984), sinh quán Can Lộc, Hà Tĩnh, lưu lạc sang Xiêm từ thời trai trẻ, nối nghề cha làm thuốc Bắc, tham dự hội Thân Ái, gặp Thầu Chín tức Nguyễn Ái Quốc năm 1928 tới cư ngụ tại tiệm thuốc của Cáp và giới thiệu Cáp vào đảng CSĐD năm 1930. Cuối tháng 9.1939 cùng Phùng Chí Kiên được cử đi Long Châu liên lạc với Hồ nhưng không gặp. Tháng 5.1940 gặp lại Hồ tại Côn Minh cùng thời gian Giáp và Đồng sang đây. Sau Cách mạng Tháng Tám, Cáp được giao nhiệm vụ vừa bảo vệ, vưà chăm nom sức khoẻ cho Bác. Năm 1951 được cử làm Biện Sự Sứ tại Quảng Tây rồi Hiệu trưởng trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam tại Quế Lâm tới 1957 về nước làm Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền. Mất 1984, thọ 90 tuổi.
Đào Thế An, tên thật Đào Thế Vi, người Tày, cùng quê với Nông Thị Trưng, sau tham gia đội du kích bảo vệ căn cứ cách mạng, năm 1946 tham gia bộ đội Nam tiến, năm 1950 làm huyện đội trưởng huyện Trấn Biên, mất tại quê năm 1951 lúc 35 tuổi.
Hoàng Văn Lộc, quê Quảng Bình, gặp Hồ tại Thái Lan 1928, theo Hồ đi khắp Thái Lan, sau gặp lại tại Côn Minh 5.1940 cùng Đặng Văn Cáp và từ đó đi theo lo cơm nước cho Hồ, sau CMTT về quê, tới Kháng Chiến lại được gọi đi làm bếp cho Hồ. Mất tháng 5.1948 tại chiến khu Định Hoá, Thái Nguyên vì bệnh sốt rét.
Sau tới lượt Giáp cũng từ Quảng Tây trở về Cao Bằng để báo cáo tình hình Trung hoa cho Hồ với một đồng chí dẫn đường, sau hơn một năm ra đi. Dưới đây là bài viết của Giáp trong hồi ký Từ Nhân Dân Mà Ra:
“...Qua một quả núi đất khá cao, lởm chởm đá, xuống một con đường mòn nằm quanh co giữa những nương rẫy bên sườn núi, đồng chí giao thông chỉ một phiến đá nhỏ, nói đó là cột mốc biên giới. Tôi dừng chân, đứng nhìn một lúc. Phiến đá này có khắc mấy chữ Hán, dựng giữa hai nương ngô. Bên kia, bên này cây cỏ cũng như nhau, nhân dân cả hai bên biên giới đều là bà con dân tộc Nùng, cùng nói chung một thứ tiếng. Bỗng thấy biên giới chỉ là một sản phẩm của con người đặt ra. Vùng này núi đất xen với núi đá, điạ thế hiểm trở. Những chòm nhà nhỏ của đồng bào Nùng nằm thưa thớt giữa những nương ngô trên sườn núi hay những thửa ruộng nhỏ dưới thung lũng. Sương trắng từng dải đọng trên các đầu núi. Khung cảnh Pắc Bó hiện ra trước mắt như một bức tranh thủy mạc.
...Đi chẳng bao xa, tôi đã nhận ra Bác đang ngồi trên một phiến đá. Sau bao năm xa nước, hoat động từ đông sang tây, Bác đã trở về góc rừng hoang vắng của tổ quốc với bộ quần áo chàm giản dị, rất tự nhiên trong vai một ông lão Nùng. Gần chỗ Bác ngồi, dưới chân những khối nhũ đá nhấp nhô, hình thù kỳ dị, nước từ khe núi chảy ra trong vắt. Bác trỏ dòng nước rồi nói, “ Đây là suối Lê Nin.” Trèo qua một quả núi đá không cao lắm, lách người đi hết một đám lau sậy thì thấy hiện ra một cửa hang.
Chính tại đây, hội nghị trung ương VIII đã quyết định thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Mặt Trận Việt Minh và phát triển hai căn cứ du kích là Bắc Sơn-Vũ Nhai và Cao Bằng dưới sự chỉ huy của Phùng Chí Kiên, Chu Văn Tấn...”
Đúng là thầy nào trò nấy, Giáp cũng cảm thấy như Hồ, sự phân chia biên giới là giả tạo vì chủ nghiã Cộng sản là tam vô trong đó có vô tổ quốc, không kể vô gia đình và vô tôn giáo. Trong một buổi diễn thuyết, Giáp đã cao hứng tuyên bố : Biên giới chúng ta là bên kia sông Nậm Ti và bên kia sông Cửu Long...Thật ra Trung cộng cũng luôn luôn chủ trương vô tổ quốc nhưng chỉ là vô tổ quốc Việt Nam mà thôi, mà ngay các người nối ngôi Hồ ngày nay cũng hoan hỉ thỉnh cầu được làm một khu tự trị hay một tỉnh của Tổ quốc Đại Hán vĩ đại, vô vàn kính yêu.
Đội Du kích Bắc Sơn được thành lập ngày 14.2.1941 mới đầu do Lương Văn Tri và Chu Văn Tấn, tới tháng 6.41 giao cho Phùng Chí Kiên, đổi tên là Cứu Quốc Quân
Chu Văn Tấn, sinh năm 1909, người Nùng, sau khi học hết tiểu học thì vào lính, sau lên chức thượng sĩ và cai quản lính dõng châu Võ Nhai,Thái Nguyên, gia nhập đảng cộng sản năm 1936 do Hoàng Văn Thụ, người Tày giới thiệu; tháng 2.1941 ông được bầu vào xứ ủy Bắc kỳ, phụ trách xây dựng đội du kích Bắc Sơn và làm chỉ huy phó cho Lương Văn Tri. Cuối tháng 6.41 khi Pháp tiến quân lên chiến khu, Tấn dẫn quân chạy thoát lên Cao Bằng còn hai tiểu đội của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri hoàn toàn bị tiêu diệt, Kiên tử trận còn Tri bị bắt, sau chết trong tù tháng 9.1941.
Cuối 1944, với tư cách chỉ huy Cứu Quốc quân, Tấn được giao tổ chức tại Đại Từ, Thái Nguyên chiến khu Hoàng Hoa Thám là căn cứ của Uỷ Ban Giải Phóng Việt Nam tại Tân Trào và sau Cách mạng tháng Tám được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Năm 1948 trong đợt phong tướng đầu tiên ông được phong hàm Thiếu tướng, trong kháng chiến chống Pháp ông làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ Liên khu Việt Bắc. Năm 1959 ông lên Thượng tướng, năm 1976 ông làm Phó chủ tịch Quốc hội.
Năm 1979 trong cuộc tranh chấp Việt Trung ông bị nghi là theo Hoàng Văn Hoan thân Tầu, bị tước hết chức vụ, bị bắt biệt giam tại Hỏa Lò và cách ly với gia đình cho tới khi thả ra vài ngày thì chết năm 1984 sau cả một đời hiến thân cho Đảng với công lao lớn hơn cả Võ Nguyên Giáp. Có nguồn tin nói, Tấn toan trốn sang Tầu bị sĩ quan tuỳ viên bắn bị thương ở chân, bắt giải ông về Hà Nội.
Lương Văn Tri, người Tày Lạng Sơn, gia nhập VNTNCMĐCH rồi ĐCSĐD 1929, học viên Hoàng Phố 1933, được bầu trong ban Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, phụ trách bốn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và Thái Nguyên, làm chỉ huy trưởng đội Du kích Bắc sơn, rồi làm chỉ huy phó Cứu Quốc Quân cho Phùng Chí Kiên.
Trở lại ông ké Hồ trong khi di chuyển đây đó trong tỉnh Cao Bằng, thường cải trang thành một thày lang kiêm thày cúng: Mặc bộ quần áo chàm, chân đi giày vải, đầu cuốn một chiếc khăn to che lấp cả vầng trán cao, lưng đeo lủng lẳng một cái nón địa phương, tay chống gậy đi theo đồng chí liên lạc đóng vai người đi rước thày, gánh sách cúng, hộp ấn gỗ, hộp bút lông, chiếc thanh la, mấy bó hương, con gà và chai rượu.
Ngày
10.5.1941,
tại Pác Bó, Hội
nghị VIII Đảng Cộng sản Đông
Dương được triệu tập
do
Hồ Chí Minh chủ tŕ. Tham gia Hội nghị gồm có
Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh (Đặng Xuân Khu),
Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan, Hoàng Quốc Việt
với các đại biểu Bắc kỳ,
Trung kỳ và hải ngọai.
Hội nghị quyết định thành lập và phát
triển căn cứ địa du kích, thành lập “Mặt
trận Việt Minh” ngày 19.5.1941,
lấy “Việt Nam Độc lập Đồng minh
Hội” tức hội
Việt Minh làm cơ sở
nòng cốt cùng 16 tổ chức “Cứu
quốc Hội” như nông dân cứu
quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ
cứu quốc vv...Đây
là lần đầu tiên Trường Chinh
và Hồ Chí Minh gặp nhau, một lãnh
tụ trong nước và một ngoài
nước.
Hội nghị suy tôn Hồ Chí Minh là Tổng bí
thư Đảng, trực tiếp lănh đạo cách
mạng Việt Nam, tuy nhiên Hồ Chí Minh kiên quyết
từ chối, đề nghị Trường Chinh,
người đă có nhiều năm hoạt động bí
mật trong nước. Cương lĩnh của Việt
Minh quy định, mục tiêu phấn đấu
trước mắt của nhân dân Việt Nam là, sau khi
lật đổ phát-xít Pháp, Nhật, sẽ thành lập
Chính phủ cách mạng của nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng ḥa, đồng thời sử dụng
cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.
Sau này khi có người hỏi sao Hồ không nhận chức Tổng bí thư thì Trường Chinh nói Bác bảo để Bác lo chuyện quốc tế, nhưng một số ý kiến các sử gia lại cho Hồ vẫn còn ngán Stalin, để tên Hồ vào có thể làm nổi lên lại những câu chuyện cũ trong cái thời kỳ Hồ bị thất sủng và bị Stalin trù dập, như vậy sẽ không thuận lợi cho đại cuộc và còn có thể bị gọi về Liên Xô để học tập cải tạo lần nữa. Tóm lại, trong cuộc đời Hồ, ông chưa bao giờ đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư đảng CSVN tuy trong lòng rất mong ước. Sau này, ông đặt ra thêm chức Chủ tịch Đảng giống như Mao Trạch đông, điạ vị còn cao hơn cả chức Tổng bí thư.
Tới khoảng tháng 6.1942 các cơ sở Việt Minh đã xây dựng được nhiều an toàn khu trên ba tỉnh Cao Bắc Lạng tại những vùng người Nùng, Mán và Tày.
Để chuẩn bị mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền xuôi, Việt Minh cho thành lập 19 đội Nam Tiến tuy võ khí chỉ là dao, mác, xẻng, cuốc, gậy tre trúc. Ngay những cấp chỉ huy như Lê Thiết Hùng cũng chỉ có một khẩu súng lục mà theo Giáp nói, bắn mười phát chưa chắc đã nổ được một, còn Giáp luôn luôn đeo bên mình một quả lựu đạn“ điếc” nghiã là không ngòi nổ nhưng quả thật đã lừa bịp được các người sắc tộc và làm họ vững niềm tin hơn rất nhiều.
Ngày 15.5.1945, Cứu Quốc Quân sát nhập với đội Võ trang Tuyên truyền Giải phóng quân của Võ Nguyên Giáp thành Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Đội
Võ
trang tuyên
truyền giải phóng quân
được thành lập ngày 22-12-1944.
Đội gồm 34 đội viên, được thành
lập tại khu rừng Sam Cao (c̣n gọi là Trần
Hưng Đạo) thuộc huyện Nguyên B́nh, tỉnh Cao
Bằng, do đồng chí Vơ Nguyên Giáp chỉ huy.
Đội Võ
trang tuyên truyền
giải phóng quân biên chế thành một trung đội, chia làm ba tiểu đội. Lực
lượng rút từ các đội vũ trang các châu Hà
Quảng, Hoà An, Nguyên B́nh. Lúc đầu vũ khí chỉ
có: 2 mútcơtông, 3 súng săn, 1 môde, giáo mác (Theo Trần Dân
Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1984, tr, 108). Song theo Vơ Nguyên Giáp trong Từ
Pác Bó đến Tân Trào, vũ khí có hai khẩu súng
thập, 17 súng trường vừa giáp năm, giáp ba,
vừa khai hậu và súng Trung Quốc chế tạo, 14 súng
kíp. Sau đó Đội c̣n nhận được vũ khí
do Việt kiều ở Côn Minh gửi về, gồm 1
tiểu liên Mỹ Sub, Machinegun và 150 viên đạn, 6
quả bom lửa, 1 hộp bom nổ chậm. Đội
được nhận thêm 500 đồng để chi phí
quân nhu.
Thực hiện lời căn dặn của Hồ: “Trận đầu
phải thắng”, Đội đă liên tiếp lập
hai chiến công: hạ đồn Phai Khắt ngày 25.2.1944 và đồn Nà Ngần
ngày 26.12.1944. Hai đồn này
lúc đó chỉ có một tiểu đội
Bảo an trấn đóng, trơ vơ giữa
rừng núi nên chiến thắng này cũng
không có chi là vang dội, nhưng cũng làm
tinh thần du kích quân phấn khởi.
CHÚ GIẢI:
-Muà xuân Tân Sửu, nhằm ngày 20.2.1961 Hồ cùng các đồng chí Trung Ương như Tố Hữu, Nguyễn Khai...trở lại thăm Pác Bó, Hồ cảm xúc làm bài thơ không đề dưới đây:
Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay.
-Trên mạng tôi ngẫu nhiên lượm được thơ Khuyết Danh hoạ lại hai bài thơ của Hồ như sau:
Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là Biến đổi Việt Nam mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà Hai tay dâng hết một sơn hà.
Pác Bó tức cảnh
Sáng ra bờ suối, tối vào hang Sáng thì bờ suối, tối thì hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Có cháu yêu ta đã sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Lỡ tiếng cha già vì Nước, Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang. Đành tìm đồng chí để mà sang.
-Mục sư Hồ Hữu Hoàng cũng họa lại bài Pác Bó tức cảnh bằng bài thơ “ Khỉ thành người” như sau:
Khỉ già ra suối, tối vào hang
Rượu, thịt, gái tơ đã sẵn sàng
Bàn đá chông chênh nằm hưởng lạc
Cuộc đời của khỉ thế mà sang.
Loài khỉ làm gì có lương tâm
Quen sống sơn lâm, tính thú cầm
Thử hỏi làm sao tư tưởng có?
Có chăng lục lạc với sai lầm!
Còn lại khỉ em, lũ khỉ con
Chúng bảo cùng nhau muốn sốn còn
Thì cứ dối lưà và ăn cướp
Âm thầm nhượng bán hết nước non.
Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ
Hang Pác Bó có một tầm quan trọng vô cùng trong lịch sử của Cộng Sản Việt Nam, đánh dấu ngày thực sự trở về hoạt động trong nước với tư cách là cán bộ chủ chốt, một lớp người mới, một lớp người được đào tạo bởi các lănh tụ Việt Nam du học tại Moskva về.
Các lănh tụ này, phụ tá cho Hồ Chí Minh, đă là những người cán bộ trung kiên đầu tiên của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Cũng v́ vậy, hang Pác Bó, nằm trên biên giới Việt Hoa, không phải chỉ là một cái hang thôi mà nó có một tầm vóc tâm lư và lịch sữ vô cùng quan trọng.
Những người cán bộ trung kiên lúc khởi đầu, những khai quốc công thần của Cộng Sản Việt Nam cũng bị thanh toán lần lần, thủ tiêu dần dần v́ lư do này hay lư do nọ.
Vài năm sau khi Hồ Chí Minh trở về Hanoi nắm chính quyền th́ con số công thần này đă chỉ c̣n lại một số nhỏ mà thôi.
Tôi không dám chắc việc Hồ Chí Minh cầm nắm đất lên hôn có thật sự xẩy ra hay nó chỉ là một giai thoại bịa đặt của người Cộng Sản sau này.
Tôi thích thú thấy Hoàng Xuân Thảo khởi đầu chương 31 này với câu thơ của Hồ Dzếnh mà sau này Dương Thiệu Tước đă phổ nhạc theo điệu Tango rất quyến rũ.
Mọi người rất thích bài Tango Chiều này, nhưng ít người biết cái đoạn đầu introduction của Dương Thiệu Tước trong Chiều bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bài Rhapsody on a theme by Paganini (Rachmaninoff) Opus 43, variation 18:
https://www.youtube.com/watch?v=4E7XHOotTX0
Pác Bó: Núi Karl Marx và suối Lenin
Hang Pác Bó
Chiến khu Pác Bó, Cao Bằng và Tân Trào, Tuyên Quang
Trên: Cột mốc 108 cũ, nay thuộc địa phận Trung quốc
Dưới: Cột mốc mới do VN đặt sau khi bị lấn mất biên giới
*32
ĐỂ ANH ĐI TRẨY NƯỚC NON CAO BẰNG
CAO BẰNG NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ – GỐC TÍCH AN DƯƠNG VƯƠNG
À à ... ơ ơi....
Con c̣ lặn lội bờ sông.
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con.
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng
Ở nhà có nhớ anh chăng?
Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe.
Các bà mẹ ngoài Bắc, trong đó có mẹ tôi thường ru con ngủ bằng các câu Kiều hay ca dao như bài ca dao kể trên. Các bà mẹ hồi xưa thường đều có nhiều con, ru hết con này tới con khác cho nên ngay cả trước khi bắt đầu đi học tôi đã thuộc nằm lòng nhiều câu Kiều và ca dao chẳng hạn như:
Đồng Đăng có xứ Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chuà Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu, nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương...
Hay là:
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nhờ ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền...
Mỗi bài ca dao thường bày tỏ một tâm tình, tâm cảnh hay gói ghém một ý tưởng hoặc phản ánh những nét đặc biệt của một điạ danh nào đó như ba bài kể trên.
Trong bài nói về căn cứ Pác Bó, Cao Bằng trong chương này ta hạn chế việc tìm hiểu xuất xứ của bài ca dao thứ nhất thôi.
Đấy là vào cái thời Lê - Mạc phân tranh, nhà Mạc bị bại trận, đến thỉnh giáo Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm, được khuyên: “Cao Bằng tuy nhỏ nhưng có thể dựa vào đó được vài đời”. Năm 1592 Mạc Kính Cung, con của Mạc Mậu Hợp mới đem cả triều đ́nh, thân quyến cùng quân lính chạy lên trấn giữ miền núi non hiểm trở Cao Bằng. Những người lính cũng phải ĺa bỏ cha mẹ, vợ con để đi theo triều đình, có đến hàng ngàn hàng vạn người, c̣n đông hơn cả đi “trẩy hội”. Những người vợ thân phận như con c̣, con vạc, khóc than, gánh gạo tiễn đưa chồng ra đi mà không biết có ngày trở về. Tại Cao Bằng, Nhà Mạc xây thành Bản Phủ, giữ và truyền nghiệp đế được ba đời, tất cả 85 năm mãi tới năm 1677 mới thật sự chấm dứt.
Căn cứ theo những khám phá mới về khảo cổ học, phong tục học, ngôn ngữ học, các giai thoại và huyền thoại truyền khẩu thì Cao Bằng một thuở xa xưa, dưới tên Cao Bình, thuộc điạ hạt nước Nam Cương của An Dương Vương Thục Phán với thần dân là người Tây Âu tức người Tày Cổ. Thục Phán sau đó mở rộng bờ cõi và lấy được đất Văn Lang của vua Hùng và sát nhập với Nam Cương lập ra nước Âu Lạc.
Vào Thế Kỷ 11, Nùng Tồn Phúc, một trưởng bộ lạc chiếm được Cao Bình, chọn làm kinh đô cho nước mới lập là Trường Sinh, sau truyền ngôi cho con là Nùng Trí Cao với tên nước là Đại Lịch.
Vua Lý Thái Tôn, sợ nhà Nùng theo nhà Tống, dụ dỗ Cao về Thăng Long học, gả con gái một vị tướng cho Cao và phong cho Cao hàm Thái Bảo. Năm 1039 Cao Bình chính thức đổi tên là Cao Bằng.
Tới thời cộng sản Việt Nam, Trung quốc trong trận biên giới 1979 đã hủy diệt toàn bộ tỉnh Cao Bằng, kể cả hang Pắc Bó bằng bom và mìn, cả cái bia khắc thơ của Hồ Chí Minh cũng bị quân Tầu phá tan.
Hiệp ước biên giới sau đó giữa hai nước còn lấy mất của Việt Nam nửa thác Bản Giốc làm trung tâm du lịch, chưa kể về phía biên giới Lạng Sơn, người anh chí thân thiết Trung quốc còn lấy của người em Việt Nam yêu mến luôn ải Nam Quan với cả hàng ngàn dặm dọc theo biên giới vốn là đất đai của nòi giống Tiên Rồng từ thời lập quốc cho tới khi đó.
Sau đây là các truyền thuyết về nguồn gốc của Thục Phán An Dương Vương:
Trong quá tŕnh nghiên cứu các học giả đều ghi nhận: Nước Âu Lạc kế tiếp nước Văn Lang và An Dương Vương kế ngôi Vua Hùng là những sự kiện, nhân vật lịch sử có thật. Song cho đến nay, xung quanh vấn đề nguồn gốc Thục Phán - An Dương Vương và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc vẫn có nhiều ư kiến khác nhau.
Những tài liệu cổ xưa nhất ở Trung Quốc như Giao Châu Ngoại vực kư, Quảng Châu kư đều ghi An Dương Vương là "Thục Vương Tử" (Con Vua Thục). Sách Hậu Hán thư khi chép về quận Giao Chỉ cũng chú thích: "Đấy là nước cũ của An Dương Vương....". Một số sách cổ khác ở Trung Quốc cũng ghi rằng An Dương Vương là con vua Thục, nhưng không cho biết xuất xứ cụ thể của vua Thục và Vua Thục là ai, vị trí của nước Thục ở đâu?...
Một số bộ sử sách cổ xưa của Việt Nam như Việt sử lược (Thế kỷ XIV) cũng có một câu về nguồn gốc của An Dương Vương là: "Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường (Cổ Loa -Đông Anh) xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu. Đến thế kỷ XV, khi biên soạn Đại việt sử kư toàn thư - Ngô Sĩ Liên dựa vào sách Lĩnh Nam chích quái chép về An Dương Vương rơ hơn và tách thành một kỷ gọi là "Kỷ nhà Thục", ông viết rằng: "An Dương Vương họ Thục, tên huư là Phán, người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, đóng đô ở Phong Khê (nay là thành Cổ Loa). Giáp Th́n, năm thứ nhất (257 -TCN). Vua đă kiêm tính nước Văn Lang, đổi quốc hiệu làm Âu Lạc".
Nhà sử học Ngô Th́ Sĩ - cuối thế kỷ XVIII khi chép về An Dương Vương cũng nhắc lại giống như Đại Việt sử kư toàn thư, nhưng đă bác bỏ giả thuyết An Dương Vương "họ Thục". "An Dương Vương huư Phán, người Ba Thục. Không đúng". V́ thời kỳ đó các sử gia phong kiến Việt Nam cho rằng Thục Phán - An Dương Vương là con Vua Thục, người gốc Ba Thục (Tứ Xuyên - Trung Quốc) lập nước Âu Lạc vào năm 257TCN. Đến năm 1821, Phan Huy Chú, biên soạn bộ Lịch triều hiến chương loại chí dâng lên vua Minh Mệnh cũng ghi: "An Dương Vương tên là Phán, người Ba Thục".
Đến thời vua Tự Đức (1848 - 1883) bộ thông sử Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, đă nêu nghi vấn: "Nước Thục từ năm thứ 5 đời Thận Tĩnh Vương nhà Chu (316 năm TCN), đă bị nhà Tấn diệt rồi, làm ǵ c̣n vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang, c̣n có đất Kiển Vi (nay thuộc Vân Nam), đất Dạ Lang, đất Cùng, đất Tác, và đất Nhiễm Mang (Những đất này xưa kia là đất rợ mọi ở về phía Tây và Nam, nay thuộc Vân Nam) cách hàng hai ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy nước Văn Lang". Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, khi đề cập đến nguồn gốc của Nhà Thục cũng khẳng định: "Nhà Thục chép trong sử nước ta không phải là nhà Thục bên Tàu (nghĩa là Ba Thục ở Tứ Xuyên). Ngô Tất Tố cũng khẳng định rằng: "Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục".
Các sử gia từ thời phong kiến Việt Nam đă nghi ngờ cả về thời gian và không gian qua đó có thể thấy ngay được là nước Thục (Ba Thục) đă bị diệt vào năm 316 TCN. Vua Thục cuối cùng là Khai Minh đă bị giết ở Vũ Dương và Thái tử con Vua Thục cũng tự tử ở Bạch Lộc Sơn. V́ vậy không thể có "Con vua Thục" vượt hàng ngàn dặm núi rừng, qua lănh thổ của nhiều nước để mà tiến đánh và chiếm Văn Lang năm 257 TCN được. Sự khác biệt đến mâu thuẫn đó càng làm rơ thêm những căn cứ đang nghi ngờ, cho nên có thể phủ định giả thuyết nguồn gốc Ba Thục của Thục Phán - An Dương Vương.
Việc nghiên cứu về Thục Phán - An Dương Vương, càng ngày càng được nhiều người quan tâm nhất là sau khi hoà b́nh lập lại ở Miền Bắc. V́ đây là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ dựng nước. Cho nên đă thu được một số kết quả mới, phát hiện thêm về tư liệu, từ đó một số giả thuyết mới được đặt ra.
Năm 1963 khi các nhà nghiên cứu dân tộc học phát hiện truyền thuyết "Cẩu chủa cheng Vùa", "Chín chúa tranh vua" là câu truyện cổ rất phổ biến trong vùng đồng bào Tày, Cao Bằng. Nội dung câu chuyện là: Khoảng cuối thời Hùng Vương, ở Phía Nam Trung Quốc có một nước tên là Nam Cương, bao gồm miền Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cả vùng Cao Bằng ngày nay, Nam Cương có 10 xứ Mường, trong đó một xứ mường trung tâm là nơi Vua ở, đó là kinh đô Nam B́nh (nay là Cao B́nh, Hưng Đạo, Hoà An, Cao Bằng) c̣n 9 xứ mường xung quanh do chín chúa mường cai quản. Thục Phán tuy c̣n nhỏ tuổi nhưng tỏ ra là người thông minh tài cán. Phán liền thách 9 chúa cùng nhau đấu vơ, ai thắng sẽ được nhường ngôi vua. Kết quả đấu vơ là bất phân thắng bại, nên không ai xứng đáng được nhường ngôi vua. Thục Phán lại bày ra cuộc đua tài, ai giỏi nghề ǵ th́ làm nghề đó, hẹn ba ngày ba đêm th́ kết thúc, ai hoàn thành đúng hạn sẽ được làm vua.
Các chúa đă thách nhau: Đi Trung Quốc lấy trống đồng, dùng cung bắn trụi hết lá đa, làm một ngh́n bài thơ, nhổ mạ băi Phiêng Pha đem cấy ở cành đẩy Tổng Chúp, đóng thuyền rồng, đẽo đá làm quốc, nung vôi gạch để xây thành Vua, lấy lưỡi cày mài thành trăm chiếc kim. Thục Phán một mặt kư giao kèo để các chúa thi đấu với nhau, mặt khác chọn chín cung nữ có đủ tài sắc, văn vơ kiêm toàn, lẻn đi theo các chúa, dùng mỹ nhân kế để mê hoặc các chúa và làm thất bại cuộc đua tài của họ, khi sắp sửa thành công. Kết quả là các chúa thi nhau mất rất nhiều công sức mà không chúa nào thắng cuộc. Thục Phán vẫn giữ ngôi vua. Các chúa đều quy phục.
Nước Nam Cương trở nên cường thịnh. Lúc đó nước láng giềng Văn Lang suy yếu lại đang đứng trước hoạ xâm lăng của nhà Tần, Vua Hùng đă giao quyền chỉ huy kháng chiến chống Tần cho Thục Phán, sau khi kháng chiến thắng lợi. Thục Phán đă được vua Hùng nhường ngôi và sáp nhập hai vùng lănh thổ thành lập nước Âu Lạc, hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
Truyền thuyết (Chín chúa tranh vua) c̣n được minh chứng bằng các di tích, di vật và địa danh cụ thể tại Cao Bằng như Tổng Lằn (trống lăn) ở xă Thịnh Vượng huyện Nguyên B́nh, Tổng Chúp (xă Hưng Đạo, huyện Hoà An); Khau Lừa (xă Bế Triều, huyện Hoà An) đôi gốc đá khổng lồ ở Bản Thảnh (Xă Bế Triều, Hoà An), cây đa cổ thụ ở Cao B́nh (xă Hưng Đạo), băi Phiêng Pha (xă Mai Long - Nguyên B́nh) các địa danh làm thơ, mài kim, đun gạch, xây thành đều tập trung ở Cao Bằng. Giả thuyết về nguồn gốc Thục Phán là người bản địa c̣n được phản ánh trong các thần tích, ngọc phả, trong các ghi thức thờ cúng, trong kư ức dân gian, An Dương Vương Thục Phán luôn luôn là một người có công dựng nước, giữ nước, như một vị anh hùng được tôn kính.
Một truyền thuyết khác phổ biến trong tâm thức dân gian là truyện Mỵ Châu -Trọng Thủy có nhiều di tích gợi cho ta liên tưởng đến mối quan hệ mật thiết giữa đất Cổ Loa và tộc người Tày - Thái xưa. Các nhà nghiên cứu cho biết, trong sinh hoạt nương rẫy, người con gái Tày khi để lại dấu cho chàng trai cũng đánh dấu chỉ đường bằng cách rắc lông ngỗng bứt ra từ chiếc áo trên ḿnh. H́nh ảnh này rất gần gũi với chi tiết Mỵ Châu rắc áo lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thủy. Ngay tên “Mỵ Châu” cũng được giải thích là xuất phát từ chữ “Mẻ Châu” trong tiếng dân tộc Tày có nghĩa là “Bà chúa lớn”.
Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ 4 tổ chức tại Cao Bằng tháng 7.2006 dưới sự chủ tŕ của PGS Nguyễn Quang Ngọc, các nhà nghiên cứu đă tiến hành khảo sát một số di tích và truyền thuyết có liên quan đến huyện Ḥa An và thấy rơ sự trùng hợp thống nhất giữa di tích và truyền thuyết. Đặc biệt là các câu chuyện về Thục Phán An Dương Vương và nước Nam Cương đă ăn sâu vào kư ức dân gian từ lâu đời. |
Thành Cổ Loa do Thục Phán An Dương Vương xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN cho đến ngày nay, đă qua hơn 2.000 năm, nhưng thành Cổ Loa và vùng đất của người dân sinh sống vẫn c̣n nhiều dấu tích của người Tày.
Để t́m hiểu về vấn đề này, phóng viên đă gặp và trao đổi với ông Hoàng Văn Lộc - người nhiều năm làm chủ tế ở thành Cổ Loa. Theo ông Lộc ở vùng Cổ Loa, người dân vẫn làm một loại bánh đặc biệt là bánh chưng tṛn dài mà người Cổ Loa gọi đó là món bánh chưng Tày hay vắn tắt là bánh Tày giống như bánh Tét. Ông Lộc cũng không biết chính xác v́ sao người dân lại làm món này, chỉ biết các cụ từ bao đời nay vẫn truyền lại như vậy và xung quanh cũng chỉ có Cổ Loa mới làm bánh Tày mà thôi.
Có một điều đặc biệt nữa là hiện nay ở Cổ Loa, người dân thường kiêng thịt gà trắng. Lư giải điều này, nhà nghiên cứu văn hóa Tày là Dương Thuấn cho biết: Rùa vàng, gà trắng là những linh vật có ư nghĩa biểu tượng trong dân tộc Tày. Người Tày coi rùa vàng là tầng lớp trí thức tinh túy, con rùa được quư trọng, tôn thờ. Con gà th́ lại khác, biểu tượng gà là ‘‘vật kư thác linh hồn”, hiện nay đồng bào vẫn coi “ma gà” (phi cáy) nhập là hiện tượng đáng sợ. Đồng bào coi gà trắng là ‘‘cáy khoăn” tức gà gọi hồn nên rất sợ loại gà này. Hơn nữa, trong truyền thuyết xây thành Cổ Loa c̣n nhắc đến tinh gà trắng phá hoại thành, c̣n rùa vàng lại là linh vật giúp vua dựng thành. Có lẽ v́ thế mà người dân ở Cổ Loa kiêng thịt gà trắng?
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng cũng từng cho biết: Những tên gọi tại Cổ Loa như Dục Nội, Uy Nỗ, Cường Nỗ, Kinh Nỗ… có âm gần với Tày Thái cổ như những từ trong tiếng Tày Thái như: Đồn, Tó, Nọ… hay như từ Kẻ trong kẻ chợ, kẻ noi, kẻ vẽ, kẻ mọc, kẻ xuôi…, từ “kẻ” trong nhiều từ ghép có nghĩa là người, là cái, tương tự với chữ “cổ” của người Tày cổ. Ngay chính địa danh khu vực Cổ Loa cũng gợi ra khá nhiều điểm tương đồng với văn hóa và ngôn ngữ của tộc người Tày -Thái.
Tất cả những khám phá liên quan tới Cao Bình tức Cao Bằng cũng là những giả thuyết và cằn phải nghiên cứu thêm mới biết rõ hơn được về Thục Phán nước Nam Cương, Hùng Vương nước Văn Lang và sự thành lập nước Âu Lạc cũng như mối tình giữa Mỵ Chău và Trọng Thủy..
Cao Bằng, căn cứ địa đầu tiên của Việt Minh
Tới đây ta nên tìm hiểu các nguyên do nào đã khiến Hồ và đảng cộng sản Việt Nam đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa ban đầu và tổng hành dinh khi về nước rồi sau mới chọn Tân Trào thuộc Tuyên Quang làm thủ đô Khu Giải Phóng?
Tất cả các nguyên do chính có thể tóm tắt trong ba điểm là Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa.
Trước hết là Địa lợi:
Cao Bằng là tỉnh địa đầu thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, Nam giáp Bắc Cạn và Lạng Sơn, bắc và đông giáp khu tự trị Choang tức Tráng tức Tày thuộc tỉnh Quảng Tây. Điạ thế này một mặt cách xa Hà Nội khoảng trên 280km, từ Hà Nội muốn đi tới Cao bằng phải đi qua Thái Nguyên, Bắc Cạn, mặt khác tiếp với Quảng Tây trên một đường biên giới dài tới trên 330km nên đi qua lại rất dễ dàng. Hang Pắc Bó, tổng hành dinh của Hồ có một đường hang cách biên giới chỉ có vài km.
Cao Bằng là vùng rừng núi trùng điệp, chiếm tới 90% diện tích toàn tỉnh, rất đắc địa cho chiến tranh du kích.
Cao Bằng có hai con sông lớn, sông Gâm nằm phía tây, sông Bằng Giang nằm tại trung tâm và chảy về phía đông, rất thuận tiện cho việc di chuyển và tiếp tế.
Thứ hai là Nhân hoà:
Cao Bằng là tỉnh có dân số tới 96% là người sắc tộc trong đó người Tày chiếm khoảng 42%, người Nùng 32%, người Mèo hay H’ Mong 11%, người Dao 11%, còn người Việt thời đó không qúa 4% và chỉ ở thị xã.
Người Tày và người Nùng về ngôn ngữ, phong tục và tập quán gần giống hệt như nhau, và cùng là nguồn gốc với người Choang hay Tráng bên kia biên giới nên sự đi lại và giao dịch giữa hai bên biên giới cũng như trong một nhà vậy.
Cao Bằng có chi bộ cộng sản rất sớm. Người cộng sản Cao Bằng đầu tiên là Hoàng Đình Giong, cựu học sinh trường kỹ Nghệ Hà Nội, bị đuổi học trong các vụ biểu tình, sang Long Châu sinh sống, gia nhập Thanh Niên Cách Mạng Đoàn của Phan Bội Châu rồi theo VN Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội của Hồ, thành lập chi bộ cộng sản tại Long Châu với Hoàng Văn Thụ và Hoàng Văn Nọn, cả ba đều là người Tày. Tháng 4.1930 Hoàng Văn Nọn thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại Cao Bằng, được đảng cử đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản tại Moskva tháng 7.1935 cùng với Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai trong khi Hồ chỉ được dự thính. Sau đại hội, Nọn ở lại Nga và theo học trường Đại học Lao công Đông phương. Năm 1937 Nọn làm bí thư Liên khu ủy Trung kỳ và Bắc kỳ nhưng bị Pháp bắt. Tháng 3.1945 Trịnh Đình Thảo, bộ trưởng tư pháp chính phủ Trần Trọng Kim, cho lệnh thả tất cả các tù chính trị phạm khiến một số lớn cán bộ nồng cốt của cộng sản được phóng thích trong đó có Hoàng Văn Nọn. Nọn về Cao Bằng, chỉ huy cuộc khởi nghiã tháng Tám tại đây, sau làm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc trước khi về hưu.
Những người sắc tộc này hầu như hoàn toàn thất học, rất hiếm người nói được tiếng kinh, tính tình chân thật, chất phác, nghe ai nói gì tin nấy nên dễ bị tuyên truyền lại được các cán bộ là người đồng hương, đồng tộc như Lê Quảng Ba, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Bằng Giang, Phùng Thế Tài, Võ Chương, Thế An, Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn vv...những thủ hạ rất thân tín của Hồ hướng dẫn nên dần dần tham gia phong trào cách mạng ngày thêm đông đảo và trở thành nguồn nhân lực chính của Việt Minh và quê hương họ với rừng núi hiểm trở, trở thành căn cứ địa hay an toàn khu thuở ban đầu. Chính Hoàng Văn Thụ đã sang Quảng Tây thuyết phục Hồ Chí Minh về lập căn cứ ở Cao Bằng và chính Lê Quảng Ba đã dẫn đường cho Hồ và đồng đảng đi từ Tĩnh Tây về Pắc Bó, Cao Bằng.
Thứ ba là Thiên thời:
Thời thế đã trợ lực rât nhiều cho Việt Minh đưa tới cuộc khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi.
Trước hết là việc Pháp thua trận với Đức, rồi Nhật đảo chính Pháp khiến bộ máy chính quyền Pháp thành lập cả gần trăm năm bị sụp đổ, không còn là một chướng ngại vật cho Việt Minh trên đường lập chiến khu rồi cướp chính quyền.
Thứ hai là việc Nhật bị thua Đồng Minh, nên Nhật không thiết tha trong việc ngăn chặn Việt Minh lập căn cứ quân sự rồi tiến tới việc cướp chính quyền nhất là vua Bảo Đại và Trần Trọng Kim, không nắm rõ thời cuộc đã buông tay một cách lãng xẹt, không tính toán, vô trách nhiệm mặc dầu được các tướng Nhật sẵn sàng trợ giúp về quân sự.
Thứ ba là nạn đói Ất Dậu đã khiến lòng căm hờn của người dân Việt Nam đối với Pháp và Nhật lên cao độ nên chấp nhận bất cứ đảng phái hay đoàn thể nào chống lại Pháp và Nhật.
Thứ tư, nạn lụt muà hè năm Ất Dậu đã khiến cho chương trình Hoa quân nhập Việt chậm lại cả tháng khiến Việt Minh có thêm thời giờ chuẩn bị đối phó với các đảng phái quốc gia đi theo Hoa quân nhập Việt bị chậm chân, lỡ bước.
Việt Minh biết tin Nhật đã bắt đầu thua trên các mặt trận từ 1942, đảo Okinawa tháng 6.1945 là chiến lũy cuối cùng trước khi Đồng Minh tấn công vào nước Nhật, bị dội bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki rồi đầu hàng Đồng Minh ngày 15.8.1945, tin chắc thời cơ giành chính quyền đã tới nên vội di chuyển căn cứ từ Pắc Bó, Cao Bằng tới Tân Trào, Tuyên Quang để đường về xuôi vừa thuận tiện vừa gần hơn.
Tại đây thời đó, đồng bào sắc tộc vẫn còn chiếm hơn 80% và gồm đa số là các người Tày, Nùng, Mán và Dao. Tuyên Quang vẫn là vùng an toàn vì phần lớn đất đai là núi đồi, lối vào Tân Trào chỉ là những con đường mòn băng qua đèo cao và rừng rậm.
CHÚ GIẢI:
-Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh, và có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang/Tráng (Trung Quốc): cùng ngôn ngữ.
Dân số và địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố.
Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam), Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam), Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai (94.243 người), Đắk Lắk (51.285 người)...
Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, cùng chủng tộc và ngôn ngữ với người Choang hay Tráng thuộc khu Tự trị Quảng Tây (Trung Quốc). Giữ tục ở rể.Y phục màu chàm, chít khăn mỏ qụa. Lễ hội có điệu muá dân tộc: muá then với đàn then. Ngôn ngữ:Tày Thái.
DU LỊCH: Thác Bản Giốc, cách thị xã Cao Bằng 90km.
DI TÍCH LỊCH SỬ: Thành Bản Phủ Nhà Mạc
Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ
Chương 32 này tác giả Hoàng Xuân Thảo giới thiệu tỉnh Cao Bằng, một tỉnh sát biên giới Trung Hoa với một dĩ văng quan trọng trong nhiều thế kỷ qua.
Tỉnh Cao Bằng đă là kinh đô của Nhà Mạc trong ngót 1 thế kỷ.
Địa thế Cao Bằng, vùng đồi núi hiểm trở nên nhà Lê-Trịnh không có phương tiện thanh toán dễ dàng.
Lịch Sử Việt Nam ghi lại là Vua Tôi nhà Mạc di chuyển lên Cao Bằng nhờ sự cố vấn của Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông Trạng Tŕnh được coi là tác giả nhiều kế hoạch về Geostrategy trong thế kỷ XVI, có lẽ có nhiều điều đúng, và có lẽ cũng có nhiều điều mà các người thế hệ sau viết lại lịch sử.
Người ta cũng nói là nhờ ở Trạng Tŕnh mà cha con Chúa Nguyễn đă vào lánh nạn phía Nam tại vùng Thuận Hoá. Câu nói của Trạng Tŕnh: Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân được ghi chép trong tất cả các sử liệu Viet Nam.
Cũng không ai dám cả quyết là câu nói này không phải của Trạng Tŕnh, mà chỉ là các Sử Gia thời sau chế tạo ra.
Trong thời gian từ 1946 tới 1954, Cao Bằng là một địa thế vô cùng hiểm trở và vô cùng khó khăn cho người Pháp xâm nhập. Một phần lớn của Cao bằng thuộc Khu An Toàn của Chính Phủ Hồ Chí Minh.
Vào cuối 1950, khi tôi c̣n là một học sinh non trẻ tại Hà Nội, th́ Pháp nhận thấy không thể nào giữ được Cao Bằng, sau khi Mao Trạch Đông đă thắng thế toàn diện Trung Hoa năm 1949 và Nga Sô chính thức công nhận và tuyên bố bảo vệ chính phủ Cộng Sản của Hồ Chí Minh. .
Cuộc rút lui quân từ Cao Bằng là một thảm bại, mà các sử gia quân sự kêu là La bataille de Cao Bằng, sự thảm hại này vô cùng quan trọng, tuy không tới tầm quan trọng của cuộc rút lui Ban Mê Thuột 25 năm sau này.
Trên Quốc lộ số 4 (route coloniale 4) quân đội Pháp chết, bị thương và mất tích trên 7,000 binh lính và sĩ quan.
Có lẽ trên một phương diện quân sự, trận đánh Cao Bằng là giai đoạn đầu của sự thất bại của nền cai trị Pháp tại Đông Dương
Thác Bản Giốc (Nửa thác bên phải, nhường cho Tàu) Ảnh Trần Ngọc Lan Thảo
Thành Bản Phủ nhà Mạc, Cao Bằng
Đàn then