CHƯƠNG 8
THỤÔC ĐỊA CANADA QUA CÁC BIẾN CHUYỂN
TỪ SAU HỊÊP ƯỚC PARIS 1783 (ĐẾ QUỐC ANH CÔNG NHẬN HOA KỲ
TỚI TRƯỚC CỤÔC CHIẾN TRANH GIỮA HOA KỲ VÀ CANADA 1812-1814
Trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của Hoa Kỳ, do công lao giữ được toàn vẹn lãnh thổ Canada, thống đốc Carleton đã được ân thưởng tước Hiệp sĩ năm 1779, Nam tước năm 1786 và ông trở thành Lord Dorchester. Ông xin từ chức vì bất đồng ý kiến với bộ trưởng ngọai giao và trở về Anh sau khi đã phục vụ tại bắc Mỹ từ 1766 tới 1778. Sau một thời gian làm Tư lệnh quân đội Anh tại New York 1782-1783 và giúp đỡ các người Anh phe bảo hoàng di cư tới Quebec và Nova Scotia, ông được William Pitt, tân thủ tướng nhiệm chức năm 1783, mới có 24 tuổi, mời trở lại Canada làm phụ tá cho Murray năm 1785 rồi thay thế Murray làm thống đốc Canada từ 1788. Trong thời kỳ làm thống đốc ông mua lại được từ ba bộ lạc thổ dân 250,000 mẫu đất phia bắc hồ Ontario để xây dựng Toronto sau này thành thủ đô của Ontario.
Luật Hiến chương 1791/Constitutional Act 1791
Mặc dầu Lord Dorchester có ý hợp nhất các thuộc địa còn lại của Canada thành một quốc gia thống nhất, nghị viện Anh căn cứ trên bản sọan thảo của bộ trưởng ngoại giao William Wyndham Grenville, ban bố đạo Luật Hiến chương 1791 chia tỉnh Canada ra làm hai với ranh giới là sông Ottawa, có hiệu lực từ 26.12.1791. Grenville nghĩ là cuộc cách mạng Hoa Kỳ xảy ra là vì dân chúng và thuộc địa có quá nhiều quyền tự do nên muốn tìm cách làm giảm quyền hạn của quốc hội. Đạo luật này phát sinh là do áp lực của những người bảo hoàng mới từ Mỹ chạy sang và họp thành một tập thể khác biệt với cư dân người Pháp, muốn có một thể chế và luật lệ cũng như một nền văn hoá và tập quán giống như mẫu quốc Anh còn người Pháp tất nhiên cũng đòi hỏi như thế.
Những điều khoản căn bản trong luật Hiến chương là:
- Chia Canada thành hai tỉnh, Canada-Thượng(Thượng nguồn sông St. Lawrence) sau trở thành Ontario và Canada-Hạ (Hạ nguồn) sau trở thành Quebec.
- Các thuộc điạ tự lo về tài chính và được quyền thu thuế để có ngân qũy tự trị
- Tăng cường quyền hành cho các thống đốc, giảm quyền các viện dân biểu điạ phương bằng cách cho phép Thống đốc chọn người vào Hội đồng Lập pháp, có quy chế giống như viện Qúy tộc và hội đồng này coi như cấp cao hơn Viện dân biểu.
- Canada-Hạ vẫn được giữ Chế độ điền điạ phong kiến còn tại Canada Thượng, việc mua bán đất đai hoàn toàn tự do nhưng một phần bẩy đất đai là sở hữu của giáo hội Tin Lành.
- Phụ nữ Canada-Hạ 21 tuổi trở lên được đi bầu, được hưởng chung tài sản với chồng trong khi Canada-Thượng không được hưởng điều này.
Canada-Thượng
Thống đốc Canada-Thượng đầu tiên là John Graves Simcoe tới từ Anh, từng là đại tá trung đoàn trưởng của quân đội Anh trong cuộc cách mạng Hoa Kỳ. Ông thuộc phe diều hâu vẫn mong có một cuộc chiến khác để lấy lại đất đai mà Mỹ chiếm đọat. Ông sửng sốt thấy một miền đất rộng bằng cả nước Pháp mà chỉ có 10,000 người ở. Ông cho đăng quảng cáo trên các báo Anh, Mỹ và Ấn, hứa tặng cho mỗi người nhập cư da trắng 200 mẫu, kết quả số người di dân tới năm 1812 thì vượt hơn cả số cư dân gấp bốn lần trong đó có rất nhiều người mạo xưng là “Bảo hoàng” mà thật sự chỉ là “ Bảo ngân”. Ông muốn xây dựng một nhà thờ Anh giáo nhưng các di dân thời đó thuộc đủ các nước, có riêng tôn giáo của nước mình nên dự định của ông không thành.
Thoạt đầu ông chọn thủ đô là Newark tức Niagara-on-the-Lake, sau ông nghĩ phải lùi xa biên giới để tránh sự tấn công bất ngờ của Mỹ và ông chọn London nhưng Sir Dorchester không đồng ý, cuối cùng ông chọn Toronto và đổi tên lại là York, tên của Duke of York, con thứ hai của King George III vốn là bạn của ông. Tại đây chính ông cho mở mang các đường phố Dundas St. chạy từ Toronto tới Burlington rồi London, đường Yonge St. chạy từ hồ Ontario lên nội địa phía bắc tới tận hồ Simcoe, sau trở thành con đường dài nhất thế giới – 56 km, đường Danforth từ Toronto chạy về hướng đông Kingston.
Chỉ trong thời hạn bốn năm 1792-1796 ông đã thực hiện được nhiều công trình đáng kể, mở mang đường sá, thiết lập các quy chế hành chính, lập pháp và tư pháp theo mẫu nước Anh, thiết lập một đồn kiên cố ngay tại bờ hồ Ontario mà ông đặt tên là York nhưng thổ dân lại quen gọi là Toronto. Đây là một danh từ của thổ dân Mohawk Taronto có nghĩa là Tụ điểm, nơi hẹn hò gặp gỡ để cùng đi săn, đi câu hay bàn luận sự việc vv...
Simcoe không ưa chế độ nô lệ trong khi những người bảo hoàng từ Mỹ chạy sang Canada đều đem theo kể cả tù trưởng Iroquois là Joseph Brant nên khi Peter Martin đại diện cho cộng đồng da đen yêu cầu hủy bỏ chế độ nô lệ thì sau khi được sự đồng tình của Chưởng lý William Osgood, ông ra đạo luật Slave Act 1794 chính thức hủy bỏ chế độ nô lệ tại Canada-Thượng. Viện Dân biểu phản đối, thảo dự luật tái lập chế độ nô lệ nhưng Simcoe tìm cách trì hoãn khiến cho dự luật qúa thời hạn và thành vô giá trị. Tuy nhiên trước làn sóng phản đối cuả dân chúng mà đa số là người bảo hoàng, ông thỏa hiệp bằng cách sửa lại là đạo luật không có giá trị hồi tố với những người đã có nô lệ trước khi ban hành. Simcoe chỉ làm thống đốc có bốn năm rồi về Anh vì lý do sức khoẻ và từ chức chính thức năm 1798. Khi chiến tranh Napoléon xảy ra, ông được cử làm tư lệnh India nhưng ông chưa đáo nhiệm thì đã qua đời.
Canada-Hạ
Tại Canada-Hạ sự bãi bỏ chế độ nô lệ trên thực tế xảy ra sớm hơn 4 năm khi Sir James Monk phóng thích hai nô lệ và tuyên bố không thể giữ nô lệ vì chế độ này không có tại tỉnh này. Tới khi Chưởng lý Osgood đổi về Canada-Hạ ra phán quyết năm 1802 là “ Chế độ nô lệ trái với luật pháp Anh” kết quả là 300 nô lệ được phóng thích tức thời, trong khi đó tại Hoa Kỳ vẫn còn hơn cả triệu nô lệ.
Mãi tới ngày 1.8.1834 Anh mới ra luật bãi bỏ nô lệ trên toàn đế quốc, đem tự do lại cho khoảng 18,000 người, riêng tại Canada chỉ còn sót lại 2 người và Emmanuel Allen là người bán đấu giá người nô lệ cuối cùng.
Tại Canada-Hạ, nghị viện hầu hết là người Pháp nhưng các ngành tư pháp và hành pháp thì vẫn do người Anh chỉ định. James Craig, thống đốc mới có ý lo ngại người Pháp liên kết với người Mỹ trong khi thật sự lại có nhiều người Canada gốc Pháp thích quy chế chính trị cuả Anh hơn cả của Pháp. Trên thực tế, người Mỹ có toan tính kéo người Pháp về với mình để lọai bỏ người Anh và có khi lại muốn liên minh với người Anh để trục xuất người Pháp nhưng cả hai người Pháp lẫn người Anh đều không bị mắc mưu này cho nên Canada vẫn tồn tại.
Sự bành trướng của Hoa Kỳ và an ninh của Canada
Trong khi cuộc chiến tại Âu châu đang diễn ra mà lịch sử thường gọi là Napoléon War/Cuộc chiến tranh Napoléon thì Hoa Kỳ tìm cách củng cố chế độ cộng hoà mới thành lập, với ưu tiên là việc mở rộng lãnh thổ. Trước hết là Hiệp định Paris 1783 trongđó Hoa Kỳ đạt được nhiều thắng lợi về đất đai. Tất cả vùng Ohio màu mỡ tới tận Ngũ Đại Hồ được trao cho Mỹ, trước vốn là vùng của khối Ngũ Quốc Iroquois.
Tất nhiên người Iroquois phản ứng vì trong cuộc chống xâm lăng của Mỹ họ đã đứng về phía người Anh. Tù trưởng Brant sang London để triều kiến vua George III và đòi bồi thường. Brant không chịu quỳ trước vua Anh, thưa rằng, “ Tôi là thủ lãnh của các thổ dân cũng như một vua chúa, tôi không thể cúi đầu trước bất cứ ai nhưng tôi có thể bắt tay ngài.” Chính phủ Anh đồng ý cấp cho thổ dân Iroquois 275,000 ha tại phía bắc hồ Erie và cấp tiền cho xây một nhà thờ. Trở về Canada, Brant sống như một ông hoàng trong một dinh thự có nhiều nô lệ, xây nhà thờ Anh giáo đầu tiên tại Canada và trong thời giờ rảnh rỗi còn dịch thánh kinh ra tiếng Mohawk.
Hoa Kỳ biết Napoléon đang cần tiền nên toan tính mua lại vùng châu thổ sông Mississipi mà Pháp đã lấy của Spain. Tại Mỹ Thomas Jefferson đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ ba từ 1801 và James Madison, bộ trưởng ngọai giao còn James Monroe là sứ giả sang Pháp điều đình mua Louisiana với diện tích 828,000 mi2 thời đó chạy dài tới vịnh Mexico và biên giới Canada tức là tận phía đông hồ Huron và cả tiểu bang Montana ngày nay, trước đây đã được khám phá bởi La Salle và d’ Iberville đổi lấy $15 triệu và diện tích nước Mỹ bỗng rộng lớn gấp đôi.
Thật ra Napoleon cũng đã tính toán trước sau gì cũng không giữ nổi vùng đất với Mỹ, ngoài ra còn có ý tưởng nếu Mỹ trở nên hùng mạnh tất sẽ làm Anh yếu đi và Pháp do đó có ưu thế tại Âu Châu. Riêng Canada lo ngại hơn cả vì vừa mới trải qua một cuộc xâm lăng của Mỹ và vẫn tin rằng khó tránh khỏi một trận chiến thứ hai.
Tuy nhiên, Jefferson và Madison chủ trương một chính phủ tản quyền, giải tán khá nhiều các đơn vị quân đội nhưng tìm cách phong tỏa thương mại các thuộc địa Anh và có ảo tưởng khi Canada bị kiệt quệ thì chiếm Canada như một cuộc đi chơi như Jefferson từng nói. Tuy vậy Jefferson mặt khác vẫn cho thành lập trường võ bị Westpoint để đào tạo sĩ quan và chuẩn bị thời cơ.
Về phong tỏa ngoại thương Mỹ đã tính sai một nước cờ là thay vì mua đồ của Mỹ thì Canada tìm tới châu Mỹ Latin. Jefferson vào năm cuối của nhiệm kỳ bị chứng bán đầu thống/migraine hành hạ, đã hủy bỏ vụ phong toả ngoại thương ba ngày trước khi trao quyền cho người kế vị là Madison vào ngày 1.3.1809.
Ảnh hưởng cuả cuộc chiến tranh Napoléon đối với Canada
Trong thời ký Napoléon còn đang thắng thế, cuộc chiến cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới xứ nói tiếng Pháp lớn thứ hai sau mẫu quốc Pháp, tuy cũng có những tác động đáng kể nhất là trong các cuộc tranh luận tại viện dân biểu hay trên báo chí. Tại Canada-Hạ thời đó, khuynh hướng thân Anh có báo Mercury tại Quebec và báo Gazette tại Montréal và khuynh hướng thân Pháp có báo Le Canadien của nhóm ba luật sư trong đó có Jean-Thomas Taschereau, thường chỉ trích chính phủ Anh tại Canada không đáp ứng các đòi hỏi qua các quyết định cuả viện Dân biểu gửi lên.
Việc báo Le Canadien nêu ra là dân chúng và viện Dân biểu không đồng ý cho một người Do Thái Ezekiel Hart làm quan tòa tại Trois Rivières thì thống đốc Sir James Craig đều triển kỳ hai lần vào năm 1806 và 1809 rồi năm 1810 lại giải tán luôn viện Dân biểu. Ông còn bắt giam ba luật sư nhóm Taschereau, đóng cửa báo Le Canadien, thi hành các biện pháp tương tự như luật giới nghiêm. Viện Dân biểu được bầu lại năm 1810, hầu như không thay đổi mà thành phần quốc gia còn tăng thêm khiến Craig điên tiết đề nghị chính phủ Anh rút lại đạo luật Hiến pháp nhưng chính phủ Anh triệu hồi ông về và thay thế bằng Sir George Prevost.
Cuộc chiến tranh Âu châu làm kinh tế các thuộc điạ bùng mạnh nhờ đem chở hàng hoá về bán cho mẫu quốc. Đất lành chim đậu cho nên các di dân kéo ào ào tới Canada, từ Mỹ, từ Scotland và Ireland, trong đó có hai nhóm: nhóm của Lord Selkirk đã mua của công ty HBC 300,000 km2 tại vùng Red River và đem rất nhiều người Scotland và Irish tới , còn nhóm của của đại tá Thomas Talbot đầu tư rất nhiều đất đai của chính phủ tại Prince Edward Island. Các cư dân người Mỹ tại Nova Scotia và Canada-Thượng trước kia vẫn là mối lo ngại của người Anh thì thực tế chứng minh ngược lại họ thường không để chính trị xen vào cuộc sống, ngay cả các thổ dân cũng có khuynh hướng thân Anh hơn là thân Mỹ.
Canada lúc này có vẻ đã sẵn sàng đối đầu với một cuộc chiến nếu Hoa Kỳ gây sự.
Các mốc lịch sử
-1607: Thành lập thuộc địa đầu tiên tại Hoa Kỳ: Virginia
-1620: Các di dân trên tầu Mayflower tới Cape Cod, Massachusett
-1682: Robert Cavelier de la Salle đặt Louisiana thuộc chủ quyền của Pháp
-1690: Thành lập Hudson Bay Company HBC
-1701: Thoả ước hoà bình Montréal giữa Thuộc dân Pháp và thổ dân Iroquois
-1713: Hiệp ước Ultrecht: Trên toàn Canada, Pháp chỉ còn giữ Cape Breton và hai đảo nhỏ.
-1715: Pháp xây đồn Louisbourg tại Cape Breton
-1749: Anh xây căn cứ hải quân tại Halifax.
-1755: Trục xuất các người Pháp khỏi Acadia tức vùng Maritimes
-1756: Cuộc chiến Bảy năm giữa Anh và Pháp. Trạm bưu điện đầu tiên của Canada tại Halifax.
-1759: Tướng Anh là Wolf thắng trận trên đồi Abrahams
-1763: Pháp mất hết Nouvelle France, chỉ còn được hai đảo nhỏ xíu ngoài khơi NFL.
-1767: Thư viện đầu tiên mở tại Montréal
-1775: Cuộc cách mạng Hoa Kỳ mở đầu ngày 19.4
-1775-1776: Hoa Kỳ xâm lăng Canada bị thất bại.
-1776: Hoa Kỳ Tuyên cáo Độc Lập ngày 4.7
-1776: Cuộc tỵ nạn của các người Bảo Hoàng sang Canada
-1783: Hiệp ước Paris: Chính phủ Anh công nhận Hoa Kỳ ngày 3.9. Do hiệp ước này diện tích nước Mỹ tăng rộng gấp đôi.
-1789: Xe bus đầu tiên tại Canada: từ đồn Erie tới Queenston George Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên Hoa Kỳ.
-1791: Nouvelle France chia thành Canada-Thượng và Canada-Hạ
-1797: John Adams được bầu làm tổng thống thứ hai Hoa kỳ
-1801: Thomas Jefferson làm tổng thống thứ ba Hoa Kỳ
-1804: Hí viện đầu tiên Canada tại Montréal
-1809: Tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên tại Canada: Montreal-Quebec.
-1812-1814: Cuộc chiến tranh giữa Canada và Hoa Kỳ. (Sẽ được đề cập trong chương tới).
CHÚ GIẢI
- Trong cuộc chống xâm lăng của Mỹ các thổ dân Iroquois dưới quyền chỉ huy của Joseph Brant đã chiến đấu rất dũng cảm và có chiến thuật đâu ra đấy. Sau hiệp ước Paris, 2,000 người kéo về định cư tại miền đất sau là thành phố Brantford còn nhiều nhóm nhỏ hơn sống tản mác khắp Ontario, nhiều nhất là Kingston. Một người em gái của Joseph là Molly Brant đã chỉ huy và chặn được quân Mỹ tại Niagara.
- Tại đây xin nói thêm về chuyện tên một vài con đường lớn tại Toronto.
Tên các đường Dundas Street và Yonge St. chỉ là tên những người bạn của thống đốc Simcoe chứ những người này chưa hề tới Canada.
Tên đường Danforth là tên một nhà thầu người Mỹ xây đường nối Toronto với Kingston tuy công vịệc của ông còn dở dang vì vỡ nợ. Đường Danforth ngày nay còn được gọi là Little Greck Town.
Đường Bloor St. chạy từ đông sang tây, dài 26 km lấy tên từ một người đầu tư đất đai và thành lập Yorkville năm 1830. Giá cho thuê nhà tại Bloor St. coi như đất nhất Ontario với giá $210/sq foot. Trạm Subway Yonge-Bloor tiếp nhận hiện nay trung bình mỗi ngày khoảng trên dưới 400,000 hành khách.
Đường Spadina cũng có nguồn gốc đặc biệt, nguyên là nhà đầu tư bất động sản Baldwin có một dinh thự trên đồi cạnh đường, ông đặt tên dinh thự của ông là Spadinong, một từ ngữ thổ dân có nghĩa là đồi và con đường bên cạnh dinh thự của ông trên đồi được gọi luôn là Spadina.
Đường Spadina và Dundas được dân chúng gọi là Phố Tàu/China Town.Thật ra sau này thành phố phát triển về mọi hướng nên còn có Phố Tàu Đông, Phố Tàu Scarborough, Phố Tàu Highway 7 chưa kể Phố Tàu Mississauga và trong tương lai chắc sẽ còn nhiều phố Tàu khác nữa.
Tham luận của Từ Uyên
Phương tiện truyền thông trong cuộc đấu tranh chính trị tại Canada-Hạ
Từ khi Nouvelle France đổi chủ và qua các cuộc biến chuyển tới 1791 đất này chia thành hai vùng Canada-Thượng và Canada-Hạ, nhưng tại cả hai phần đất này t́nh h́nh kinh tế, xă hội và chính trị vẫn chưa ổn định.
Canada Thượng gồm hầu hết dân gốc Anh và nhờ những kỹ thuật mới có một nền kinh tế khả quan nhưng vẫn gặp khó khăn về chi thu quan thuế v́ không có hải cảng và phải nhờ phần Canada Hạ v́ vậy họ coi như bị thua thiệt và muốn thay đổi. Mặt khác họ cũng đang chống lại nhóm “Lợi ích/ Family compact ” đang thao túng tài chánh và thương mại đồng thời c̣n cấm đoán dân gốc Anh tại phần đất này tham gia chính sự b́nh đẳng như người Anh bên chính quốc. Canada Thượng không có cơ quan ngôn luận đối lập nhưng một lănh tụ là William Lyon Mac Kenzie cũng đang muốn nổi dậy chống đường lối độc tài của Thống đốc khi ông này dựa theo sự ủng hộ của một thiểu số người và Mac Kenzie cũng vô cùng quan tâm tới những biến chuyển tại Canada Hạ
C̣n tại Canada-Hạ việc tranh chấp lại diễn tiến khác và mục tiêu cũng khác v́ đa số dân vùng này c̣n gốc Pháp nhưng cũng bị cách cai trị hà khắc của một thiểu số mang tên nhóm “Chateau clique” chèn ép. Tại Canada Hạ một đảng mang tên Đảng Canadien đă tranh đấu qua tờ Le Canadien viết bằng Pháp ngữ và chống lại tờ báo The Quebec Mercury của nhóm người Anh tuy thiểu số nhưng đầy quyền lực, Và hai nguồn tư tưỏng khác nhau được thể hiện qua hai tờ báo mà ư thức hệ hoàn toàn đối lập:
Mặc dầu số dân gốc Anh qua Canada Hạ đă tăng nhiều nhưng dân gốc Pháp vẫn là đa số, tuy vậy quyền lực vẫn nằm trong tay nhóm người Anh, họ vừa mạnh thế qua h́nh thức cai trị chung đang áp đăt lên các thuộc địa và nhóm Chateau Clique nắm độc quyền thủ lợi.
Vị Thống đốc là chúa của thuộc địa, cạnh ông tuy có nghị hội do dân bầu ra và được trao cho quyền làm luât nhưng các đạo luật này có thể bị chính Thống đốc hay Hội đồng lập pháp do chính ông chỉ định phúc quyết. Và như vậy nghị hội dân bầu hữu danh vô thực và khi ngân sách thiếu hụt Thống đốc lại có quyền yêu cầu nghị hội ra thêm luật mới mà không có quyền coi luật có thực thi không và ngân sách ra sao, họ hoàn toàn không được thông báo.
Tại Canada-Hạ người gốc Pháp c̣n đa số và nghị hội như vậy đa số là người gốc Pháp và dĩ nhiên họ bất măn. Đảng Parti Canadien phần lớn đưọc các dân biểu gốc Pháp gia nhập. Trong khi đó thiểu số người gốc Anh lại c̣n tham vọng muốn áp đảo thêm với tư tưởng đồng hoá tất cả dân Canada Hạ thành dân Anh từ tôn giáo, giáo dục và ngôn ngữ. Họ thành lập đảng Parti britanique và được nhóm nhà buôn và vài chức sắc mang tên nhóm Chateau Clique ủng hộ
Năm 1805 họ cho ra đời tờ báo The Quebec Mercury do Thomas Cary làm chủ bút. Báo này ra ban đầu dưới h́nh thức tuần báo và luận điệu vô cùng cứng rắn. Họ yêu cầu tước quyền nghị hội đa số do người gốc Pháp đang nắm giữ. Họ yêu cầu đồng hoá toàn dân Canada- Hạ và hủy bỏ tất cả các luật lệ đang hiên hành và tuyên bố dân Pháp c̣n ngu dốt nên cần giáo hoá và cần làm giảm niềm tin vào thiên chuá giáo. Họ than rằng:
“Phần Canada-Hạ nay trở nên một tỉnh Pháp và không c̣n là một thuộc địa của Anh quốc. Phải bài trừ mọi ảnh hưởng của Pháp và đây là đ́ều cần thiết nhất.”
Tờ báo này sau khi Thomas cha tạm nghỉ năm 1819, con ông lên thay và tuy cách hành văn lịch lăm hơn nhưng chủ trương không khác. Những bài chính luận đầy kiêu căng và hăm dọa liên tục của tờ The Quebec Mercury này đă khiến một tờ báo đối lập Le Canadien, cơ quan của đảng Parti Canadien đă phản pháo vô cùng mănh liệt trong nhiều năm qua nhiều nhân vật thay nhau điều khiển.
Các bài bút chiến vô cùng nẩy lưả giữa hai tờ Le Canadien và The Qubec Mercury rất ác liệt.
Le Canadien ra đời ngày 22 tháng 11 năm 1806 in tại nhà in của Le Francois và do Pierre Stanilas Bedard làm chủ bút với sự cộng tác của Francois Blanchet, Jean Thomas Taschereau, Joseph Bernard Plank , Joseph Le Vasseur Borgia và họ là những người có học, họ trả lời rất hăng hái và không những chống đối tư tưởng của tờ The Quebec Mercury họ c̣n đ̣i hỏi thêm quyền lợi cho Nghị hội và phản đối việc Thống đốc độc quyền cử một hội đồng lập pháp có quyền lớn hơn nghị hội được bàu cử.,
Với chủ trương “Fiat justitia ruat Caelum “mang nghĩa dù Trời có sập nhưng Công lư vẫn c̣n và tờ Le Canadien sẽ mang lại Ánh sáng của Tự do. Họ bác bỏ ư đồ đen tối của tờ The Quebec Mercury muốn đồng hoá người gốc Pháp, và họ c̣n đ̣i hỏi Nghị hội do dân bầu ra phải có quyền kiểm soát cơ quan hành pháp. Các phương thức cai trị từ khi vào tay người Anh đă tỏ ra thiếu dân chủ. Cũng nên lưu ư chỉ hơn 10 năm trước tại Pháp cuộc cách mạng 1789 đă xảy ra và ba chữ Tự do, Công bằng và Bác Ái chắc cũng gây ảnh hưởng trên tư tưởng của họ. Hơn nữa các nhân vật viết trong Le Canadien cũng tiếp nhận nền giáo dục tại Tiểu Chủng Viện Quebec nên họ bảo vệ Thiên chuá giáo là việc dễ hiểu.
Lập trường của tờ Le Canadien dĩ nhiên cũng khiến chính quyền thuộc địa bực tức.
Và tới 17 Mars 1806 ba nhân viên của Hôi đồng lập pháp là Thomas Dunn, Francơis Boby và John Young kư trát giam Charles Le Francois chủ nhà in báo Le Canadien, tịch thu báo và các dụng cụ của nhà in và chắt đống trong toà án trong kho của Thẩm phán Ross Cuthbert. Tự do ngôn luận mặc nhiên bị chà đạp.
Ba nhân vật Pierre Stanilas Bedard, Francois Blanchet và Pierre Thomas Tachereau cũng bị giam sau đó. Le Francois và các bạn được tha sau 314 ngày giam cầm và không phải chịu án và các ông tham gia anh dũng sau này khi Hoa kỳ xâm lăng Canada năm 1812. với tính cách sĩ quan của nhóm quân tự vệ.
Tuy nhiên báo Le Canadien sau khi tục bản vẫn tiếp tục công kích thể chế cai trị đương thời và liên tiếp công khai đả phá lập trường của tờ The Quebec Mercury. Tờ Le Canadien cũng được phổ biến rộng trong dân chúng lúc này đă hiểu biết nhờ hệ thống giáo dục do các giáo sĩ Thiên chuá giáo thành lập.
Thống đốc Quebec Thomas James Craig vô cùng bực tức trước các lập luận của Le Canadien và sau khi đă giam giữ trong môt thời gian tất cả các kư giả, ông giải tán nghị hội năm 1809. Tuy nh́ên nhiệm kỳ sau năm 1810 nghị hội mới cũng vẫn đa số các dân biểu là người gốc Pháp và các cuộc tranh chấp vẫn tiếp diễn. Tờ Le Canadien khi tái xuất hiện và lần này do Laurent Bedard cháu của Pierre chủ trương với lập trường không đổi, Báo sống thêm 2 năm và đ́nh bản v́ tài cháhh eo hẹp.
Tuy nh́ên năm 1822 tờ báo lại xuất hiện và do Augustin Norbert chủ trương nhưng cũng không sống lâu. Tới 1831 Francois Blanchet yêu cầu môt nhân vật trẻ Etienne Parent ra điều khiển tờ báo. Parent đă góp bài và thơ trên tờ báo và rất quen thân Thống đốc mới Louis Gosford năm 1835, Vị Thống đốc này cũng nghĩ cần cải tổ phương thức cai trị và ông cho phép nghị hội quyền rộng lớn hơn.
Năm 1825 Louis Papineau Thũ lănh đảng Parti Canadien nay đổi tên là đảng Patriote lại trúng cử và được bàu làm Chủ tịch Nghị hội và ông cùng nghị hội năm 1834 đưa ra 92 khuyến nghị nhằm đ̣i hỏi thêm quyền cho người dân gốc Pháp vẫn chiếm đa số.
Số 92 khuyến nghị này được chuyển về chính quốc và bị Tổng Trưởng Nội vụ Russel bác bỏ. Trái lại, ông này đưa ra 10 quyết nghị mới hoàn toàn trái ngược với những mong ước của các người gốc Pháp.
Và thế là làn sóng công phẫn nổi lên, các cuộc nổi dậy do Papineau thúc đẩy đă xảy ra năm 1837 và 1838. Các cuộc đụng độ đổ máu xảy ra tại St Charles và St Denis khiến gây tử vong cho cả hai bên và Thống đốc gọi quân từ Canada Thượng qua dẹp. Một số người gây lọan bị bắt và bị xử giảo. Papineau trốn qua Hoa kỳ nhưng các cuộc chống đối do B.S Nelson tiếp tục nhưng rồi cũng bị dẹp tan. Đồng thời tại Canada Thượng, Pierre Lyon MacKenzie cũng khởi loạn chống nhóm đặc lợi Family compact nhưng cũng không thành công và các lănh tụ trốn qua các thuộc địa khác và cả Úc châu.
Trước t́nh trạng bất ổn, chính quốc gửi Durham năm 1838 qua làm Thống đốc vói nhiệm vụ quan sát t́nh h́nh và đưa ra một đựng lối giải quyết. Bản báo cáo của Durham ghi nhận:
- Yếu tố nhân sự : Hiện có hai sắc dân khác nhau chống đối nhau và cần thống nhất thành một sắc dân nghiă là dân gốc Pháp phải đồng hoá.
Yếu tố chính trị : Cần tăng quyền hạn cho Nghị hội dân bầu. Nhưng muốn giải quyết Durham khuyến cáo:
-Nhóm dân gốc Pháp cần phải hoàn toàn hội nhập thành dân gốc Anh, phải cấm họ dùng tiếng Pháp, nói tiếng Pháp và bỏ đạo để trở thành hoàn toàn người Anh con dân của Nữ Hoàng.
-Tăng cường cho Nghị Hội cho họ quyền kiểm soát hành pháp. Tuy nhiên Thống đốc ngoài quyền hành pháp c̣n đề nghị chíinh quốc cử Cố vấn lập pháp nhiệm kỳ trọn đời và tiếng Anh là tiếng duy nhất dùng trong việc cai trị. Và như vậy mới tạo nên một chính phủ thuộc địạ có Trách nhiệm.
Và do đó từ 1840 giải tán cả hai miền Thượng và Hạ Canada và đặt dưới quyền Thống đốc với hai vị phụ tá, một gốc Anh, một gốc Pháp để thực thi đường lối do Durham đề nghị. Và qua quyết nghị 1840 một nghị hội với sĩ số đồng đều cho mổi phần Canada từ nay Canada Hạ thành Canada Đông và Canada Thượng thành Canada Tây. Nhưng các cố vấn nay hoàn toàn do chính quốc đề cử và như vậy phần lớn gốc Anh.
Hệ thống này áp dụng để đồng hoá dần các dân gốc Pháp.
Dĩ nhiên các cuộc chống đối luôn luôn xảy ra v́ nghị hội phiá gốc Anh không hoàn toàn nhất trí trong khi nghị hội gốc Pháp đều đồng ư đ̣i lại quyền và luôn chống trả hành pháp.
Tới 1849 nhờ Thống Đốc Lord Elgin tính cởi mở và nhờ hai nhà chủ trương cải cách của hai vị đang cùng chia trách nhiệm Robert Badwin và Louis Hippolyte Lafontaine đồng ư với nhau cải cách thưc sự t́nh trạng cai trị và đạt được sự đồng ư của chính quốc từ nay Pháp ngử được sử dụng trở lại và Hội đồng lập pháp nay do dân bầu. Đồng thời các nhân viên hành pháp phải lựa chọn trong Nghị hội dân bầu,
Và như vậy chế độ đại nghị thực sự thành h́nh tại toàn Canada và mang lại trật tự xă hội, người gốc Pháp được thoát cảnh đe dọa đồng hoá và trở thành công dân ngang với người gốc Anh.
Trước những tiến tŕnh đấu tranh chúng ta nhận thấy tại miền Canada-Hạ từ nay mang tên tỉnh bang Quebec việc đ̣i hỏi quyền lợi khởi đầu dĩ nhiên qua một đảng chnh trị nhưng nếu không có vũ khí truyền thông như tờ Le Quotidien ra đời từ 1806 và qua bao lần chết đi sống lại và nhờ dân gốc Pháp dần dần mở mang trí tuệ, qua 33 năm, tới 1849 mới đạt được quyền lợi mất đi từ khi Nouvelle France đổi chủ.
Đọc lại lịch sử Canada, nhất là Quebec chúng ta chắc cũng đă được một bài học hữu ích và hiểu sức mạnh của truyền thông.
Hiệp ước Paris 1793