Hoàng Xuân Thảo
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*33
XEM TRONG ÂU YẾM CÓ CHIỀU LẢ LƠI
MỐI TÌNH THẮM THIẾT GIỮA CHÚ THU VÀ CHÁU TRƯNG
Tình hình thế giới bắt đầu có nhiều biến chuyển to lớn: tháng 6.1941 Đức Quốc Xã tấn công Liên Xô, tháng 11 cùng năm, Nhật bất thình lình tấn công Trân Châu Cảng khiến Mỹ nhảy vào vòng chiến.
Việt Minh vội thành lập đội võ trang đầu tiên với Lê Quảng Ba làm đội trưởng, Hoàng Sâm làm phó, cả hai đều là người sắc tộc Tày, hạ sĩ quan trong quân đội Pháp, được Trương Bội Công đón về Tĩnh Tây sau vụ khởi nghĩa Bắc Sơn rồi Việt Minh, được Hồ Học Lãm mách nước, vội tới móc nối theo cộng sản. Lê Thiết Hùng được cử làm chính trị viên tức là người nắm quyền chỉ huy, các đội viên gồm có những người sắc tộc Tày như Bằng Giang, Đức Thanh, Thế An vv... và một nữ đội viên duy nhất là Nông Thị Trưng. Cả đội 12 người chỉ có một khẩu súng lục và một khẩu paạc-hoọc cũ mèm và một số lựu đạn mua được của Quốc dân đảng Trung Hoa với hiệu lực rất đáng nghi ngờ!
Ngày 6.12.1941 Hồ đích thân giới thiệu Nông Thị Trưng vào đảng với lời lẽ như sau:
“ Qua một thời gian khá dài, trong quá trình học tập và công tác, đồng chí Trưng đã tỏ ra có nhiều cố gắng, có đức tính hi sinh, kiên quyết cách mạng...
Đồng chí Trưng đã xứng đáng là một đảng viên...”
Tháng 2.1942 Hồ ăn tết tại Khuổi Nậm, châu Nguyên Bình, Cao Bằng, đặc biệt tặng quà cho Nông Thị Trưng một chiếc khăn mùi-xoa có hoa đỏ và một còng gà luộc theo phong tục Tày. Người Tày khi dạm hỏi thường dẫn lễ bằng một con gà trống luộc ngậm hoa hồng, không biết có phải chú Thu có ý gián tiếp tỏ tình với cháu Trưng chăng?
Nông thị Trưng là ai mà được Hồ đặc biệt ưu ái như vậy? Trưng tên thật là Nông Thị Bảy hay Nông Thị Ngát, người dân tộc Tày, sinh ngày 6.12.1920 – thua Hồ 30 tuổi - tại xã Phú Ngọc, huyện Hà Quảng, Cao Bằng, là đội viên nữ duy nhất trong đội võ trang đầu tiên gồm 12 người, thành lập năm 1941 với Lê Quảng Ba là đội trưởng. Cơ duyên nào đã dẫn Ngát, cô gái Tày ngây thơ, duyên dáng, tuổi xuân hơ hớ tới với Hồ?
Dưới đây là bài tự thuật của nàng sơn nữ:
“...Tháng 7.1941, được tin lính cơ đi lùng bắt những người tham gia cách mạng, tôi trốn ra rừng rồi được Châu ủy đem qua Bình Mãng, Trung quốc lánh nạn tại nhà một đảng viên cộng sản Trung quốc. Một hôm, đồng chí đội trưởng Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi về Pác Bó nói là để làm việc với bác. Về tới Pác Bó đã nửa đêm nhưng đồng chí Dương Đại Lâm, người thủ trạm Pác Bó đưa ngay chúng tôi đi gặp Ông Ké
(Ông Bác).
Chúng tôi phải lội suối đi, càng đi nước càng sâu khi tới thác thứ ba, anh Lâm lấy sáo ra thổi thì từ trên thác bỗng thả xuống một thang tre. Mình tôi trèo thang lên thấy có một cái lán dựng ngay trên bờ suối. Trong lán có một ông cụ đang ngồi đọc sách, mặc bộ quần áo Nùng màu chàm, người gầy, trán cao, toát ra vẻ cương nghị, đôn hậu. Tôi chắp tay nói:
- Cháu chào cụ ạ.
Ông cụ ngước nhìn lên, đôi mắt rất sáng, ân cần bảo:
- Cháu đến rồi à? Cháu ngồi xuống đây nói chuyện.
Tôi nhìn xuống sàn, thấy mấy khúc cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần, tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh – tất nhiên cụ đã có báo cáo về tôi – rồi khuyên tôi:
- Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là đảng, là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu có cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình làm cách mạng lấy được nước rồi thì mọi gia đình sẽ có cuộc sống đàng hoàng. Từ nay, nếu có ai hỏi thì cháu nói mình tên Trưng và là cháu chú Thu...Chú đặt tên cháu là Trưng là muốn cháu noi gương hai bà Trưng...
Thật tình, tôi có biết hai bà Trưng là ai đâu vì tôi chưa tới trường học bao giờ, tôi mù chữ. Tôi lớn lên là phải làm nương rẫy để giúp gia đình kiếm ăn nhưng cuộc sống thật chật vật. Gặp anh Lê Quảng Ba tuyên truyền bảo hoạt động cách mạng thì khi thành công cuộc sống sẽ sung sướng hơn nên tôi theo anh Ba làm liên lạc viên từ 19 tuổi.
Chuyện trò khá lâu, ông cụ tuy có vẻ lưu luyến nhưng chắc vì sực nhớ Đại Lâm còn đang đợi bên suối mà trời thì lạnh nên bảo:
- Cháu sẽ ở nhà anh Sù, bí danh của Lâm, Mỗi ngày tới đây một giờ gặp chú để học tập.
Từ đó, tôi ở lại lán của Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của chú chừng một giờ. Chú Thu dạy tôi chữ, dạy tôi chuyện thế giới, lý thuyết và chủ nghiã cộng sản đến cả những cách ứng xử hàng ngày như đừng làm việc gì khiến dân chúng mất lòng tin vv...Tám tháng được chú chỉ dạy mỗi ngày, tôi học được hơn cả mấy chục năm học lý luận sau này... “
“...Thật ra có nhiều hôm sau khi học về chính trị, chú Thu cũng bảo tôi pha trà và ngồi lại chuyện trò và hỏi han về cuộc sống của tôi và đồng bào Tày, chú hỏi tôi sao chưa lập gia đình và có muốn thì chú sẽ giới thiệu cho nhưng tôi tảng lờ và nhắc lại lời chú khi mới gặp lần đầu là từ đây cháu đã có đại gia đình cách mạng rồi.
Có lần tôi cũng bạo miệng hỏi lại “còn chú thì sao?”
Chú cười bảo khi cách mạng thành công thì chú sẽ tính cũng chưa muộn, nhưng chú ngần ngừ một lát mới tiếp là Chú tuyệt nhiên không ham công danh phú qúy chút nào, khi đại sự đã hoàn tất chú sẽ chọn vùng có non xanh nước biếc như Cao Bằng này để sống, làm một cái nhà nho nhỏ câu cá trồng rau, viết sách, làm thơ, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, lánh xa chốn phồn hoa đô hội, không dính líu gì tới vòng danh lợi.
Tôi cật vấn:
- Chú vẫn sống một mình sao?
Chú chăm chắm nhìn tôi, mắt sáng lên, giọng dịu dàng:
- Có cháu...có Trưng... nữa chứ...nếu Trưng muốn...
Tôi cảm thấy má nóng bừng và lòng dâng trào một niềm yêu thương vô bờ bến. Tối hôm đó, tôi không về lán đồng chí Lâm vì không muốn để chú cô đơn...”
Trưng kể tiếp:
“...Một hôm tôi tới lán chú hơi sớm vì cảm thấy cô đơn, không có ai để trò chuyện, đồng chí Lâm thì vì công tác bảo vệ chú Thu nên ít khi ở trong lán, tôi thấy chú hãy còn ngủ thì lẳng lặng ngồi xuống bàn, giở sách ra học một lát thì buồn ngủ gục đầu xuống bàn. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có hai bàn tay đặt lên vai, tôi thức tỉnh nhưng cứ vờ nhắm mắt vì thấy dễ chịu trong lòng, niềm cô đơn như biến mất. Từ lâu lắm, từ khi lớn lên tôi không hề có cảm giác khoan khoái như thế này. Tôi thoảng nghe tiếng chú Thu ngọt ngào, âu yếm “Trưng...Trưng...” Tôi quay ngoắt lại, ôm chầm lấy chú Thu, oà khóc và thoáng nghĩ trong lòng “ Đây là lẽ sống của tôi, đây là cách mạng hay đây là chú Thu, tôi thật tình cũng không phân biệt được nữa, cách mạng là chú Thu mà chú Thu cũng là cách mạng.Tối hôm ấy, tôi ngủ lại vì không chịu nổi nỗi cô đơn...”
Qua lời tự thuật trên, ta thấy ngoài tài tán gái, tình cảm chú Thu dành cho cháu Trưng rất mặn nồng ngay buổi giáp mặt đầu tiên, với ai Hồ cũng xưng là bác, riêng với Trưng thì Hồ là chú – chú tất nhiên trẻ hơn bác, dù Hồ lúc đó hơn Trưng 30 tuổi, nhưng vẫn còn đang đầy phong độ của tuổi 50 - và cuộc gặp gỡ hàng ngày giữa hai chú cháu này kéo dài từ tháng 7.1941 tới khi Hồ trở lại Trung quốc rồi bị bắt mới chấm dứt, tức là khoảng tám tháng như Trưng kể.
Những chuyện gì xảy ra ngoài chuyện học tập giữa cô gái đang tuổi xuân rạo rực và cô đơn với người đàn ông trung niên độc thân, từng trải về chuyện ái ân, trong một cái lán trơ vơ trong rừng núi hoang vu không phải là chuyện quá bí mật để ta không đoán biết được.
Nghệ thuật tán tỉnh của chú Thu cũng vào hạng cao thủ, chú dạy học và sẽ dạy cháu đủ thứ, chú còn khéo tán nếu Trưng muốn lập gia đình thì chú giới thiệu, chú lại còn hứa hẹn sau này sẽ về quê của cháu tại Cao Bằng sống cùng nhau tới trọn đời, mãn kiếp nữa!
Rồi đang từ cách gọi cháu Trưng, đổi ra gọi là Trưng, chú tiến một cách từ từ, chậm mà chắc, nên trong cái đêm thắp đèn lên đánh cuộc cờ người, chú đã chiếu tướng bà bí ngay lập tức. Đêm đầu tiên Trưng ngủ lại vì thương chú cô đơn, những đêm sau Trưng ngủ lại vì thấy chính mình cô đơn. Tài nghệ chú Thu quả là tuyệt vời.
Thật vậy, theo lời của Trưng:
“... Giữa năm 1943, khi chú Thu mới ra khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch và trở về Lũng Cát, ở trong một cái lán dưới chân núi, tôi lại được hân hạnh sống gần chú và tiếp tục học tập như trước. Bỗng một hôm, chú đưa cho tôi một cuốn sách và bảo:
- Chú vừa dịch xong cuốn Binh Pháp Tôn Tử, chú tặng cháu.
Tôi giở ra, thấy ở bìa trong có bốn câu thơ viết bằng mực tàu:
“ Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà.”
Hồ quá khôn, thơ tình rõ ràng nhưng mặt khác e có người đọc được nên vẫn thủ kỹ và gọi người tình là cháu yêu thay vì em yêu.
Mối tình thắm thiết, mê đắm giữa hai đồng chí chú, cháu cộng sản này đâu có kém phần lãng mạn như bao nhiêu chuyện tình khác. Hơn thế nưã, đây là mối tình không kể tuổi tác, không kể chủng tộc, không kể giai cấp, không kể học thức, không kể đạo đức cách mạng! Cháu Trưng đã ra công học tập, học ngày không đủ lại còn tranh thủ học đêm để mau đạt được kết quả. Chú Thu dậy học qúa giỏi.
Vẫn theo Trưng thì Trưng chỉ biết chú Thu là chú Thu kính yêu của mình thôi, mãi tới ngày 2.9.1945 khi tình cờ,
“Chồng tôi đưa cho tôi xem bức ảnh Hồ chủ tịch đọc Tuyên Ngôn Độc Lập ở vườn hoa Ba Đình, tôi chợt thốt to:
- Chú Thu! Chú là chủ tịch Hồ Chí Minh sao? Tôi oà khóc, quá sung sướng vì thật không ngờ mình đã được chính lãnh tụ dạy bảo những ngày đầu cách mạng, lại còn được nhận là cháu yêu, được đặt tên mới, được kết nạp vào đảng. Ơn này lớn lắm, đền đáp bao nhiêu cũng chẳng vừa...”
Thật ra, Cháu Trưng còn được chú Thu cho nhiều thứ đặc biệt khác nữa và ngược lại cũng đã đền đáp chú Thu một cách chu đáo bằng một đứa con trai là Nông Đức Mạnh và Mạnh sau này đã nối ngôi cha làm chẳng khác gì một ông vua là Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam hai nhiệm kỳ để giúp nước non nhà. Tuy nhiên vì ông bố đã luôn luôn tuôn ra một giọng điệu là hi sinh trọn vẹn cuộc đời cho dân cho nước, cho chủ nghĩa lý tưởng cộng sản, không bao giờ nghĩ tới chuyện trai gái, vợ con nên vai trò cháu yêu của Trưng đã chấm dứt từ khi chú Thu kính yêu rời khỏi hang Pắc Bó. Chú cũng muốn xóa bỏ dấu vết cuộc tình bằng cách kín đáo bảo thủ hạ kiếm cho Trưng một tấm chồng giống như trước kia chú kiếm chồng cho Lý Phương Thuận.
Sau này, Mạnh khi được báo chí phỏng vấn khăng khăng phủ nhận mình là con của cháu Trưng và chú Thu, còn lập lờ đánh lận con đen tuyên bố bất cứ người Việt Nam nào cũng coi Hồ như cha hết vì vậy Hồ được gọi là cha già dân tộc. Mạnh còn cố ý nói bố mẹ Mạnh là người Choang để đánh lạc hướng, nhưng thật sự người Choang và người Tày thuộc cùng một chủng tộc gọi là Tráng, nhưng người cư ngụ bên kia và bên này biên giới thì gọi theo âm địa phương là Choang hoặc Tày mà thôi.
Năm 2014 trong dịp Mạnh tiếp đại biểu đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh tại tư gia, mọi người được cơ hội nhìn thấy trong phòng khách của ông hai chiếc ghế sơn son thếp vàng, trạm rồng giống hệt như ngai vàng để ông và bà vợ kế ngồi ngự.
Tác giả William Duiker, vốn rất thân tả, trong sách “ Hồ Chí Minh: Một cuộc đời ” trang 575 viết,”...Vào tháng 4.2001 một kẻ vô danh tên Nông Đức Mạnh bỗng được bầu làm Tổng bí thư đảng CSVN, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con rơi của Hồ Chí Minh nên mới được như vậy. Nông Đức Mạnh phủ nhận tin đồn nhưng lại công nhận rằng mẹ ông, một người dân tộc Tày đã phục vụ ông Hồ sau khi ông trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940...”
Tác giả người Nga Mikhail Vasaep cũng viết trong “ Mảnh trời riêng của lãnh tụ” trang 372 “…Cũng có nguồn tin đáng tin cậy từ KGB cho biết Hồ Chí Minh có một người con trai với một phụ nữ tên Nông Thị Trưng được nuôi nấng bởi một gia đình người dân tộc thiểu số tại Cao Bằng...”
Tác giả Constantin Kostadinov viết trong “ Những người con của lãnh tụ” xuất bản tại Ba Lan 1984, khi Mạnh còn là kẻ vô danh, trang 92 ghi rằng, “...Thật ra trong một nghiên cứu chỉ ra rằng Hồ Chí Minh không chỉ có một mà có những hai con trai, nhưng đến nay chưa rõ số phận chính trị có giống như người con mang tên Nguyễn Tất Trung hay không?...”
Cháu Trưng lại còn rất mắn đẻ, sau này lấy chồng là Hoàng Văn Thạch, cựu bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn, có với ông này bốn trai, một gái nên chuyện có con với bác Hồ thời còn đang tuổi xuân thì không có gì là lạ. Thạch cũng là dân thất học mà cương vị còn trên tỉnh trưởng một bậc thì đủ biết thủ hạ của Hồ cũng rất tinh khôn biết lấy điểm với Bác mà cất nhắc cho chồng cháu Trưng lên tới địa vị cao nhất trong tỉnh như vậy, cũng như chồng của Lý Phương Thuận từ một công an thường lên tới chức Cục trưởng.
Thêm nữa, trong tạp chí Asia Times của bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam số 434 ngày 30.4.2001 với bài viết nhan đề “ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trong Ký ức cuả một Người Thày “ của giáo viên cấp II La Văn Ngâm sau khi tới thăm bà Trưng, ông nói bà Trưng chính là mẹ của trò Nông Đức Mạnh ngày trước.
Chuyện này rất tự nhiên vì gái đang xoan “gặp hơi trai như thài lài gặp cứt chó”, lại còn mỗi ngày một giờ trong tám tháng, chưa kể bao nhiêu đêm cô đơn cần phải an ủi lẫn nhau nên chuyện bầu bì khó tránh nhưng đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ngoan cố che giấu vì lợi ích riêng cho Đảng, mặc dầu dân chúng Việt Nam và ngay cả thế giới cũng đã biết ra đâu là sự thật.
Mối tình thật ra chưa chấm dứt tại đây vì sau cái gọi là Cách mạng tháng Tám, trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên, Hồ đã mời các đại biểu Cao Bằng tới ăn cơm tại Chủ tịch phủ và không quên hỏi thăm cô học trò yêu nhỏ năm xưa:
-Trưng bây giờ làm gì, ở đâu?
Khi nghe trả lời:
-Thưa bác, chị Trưng giờ nghỉ ở nhà
Hồ đổi sắc mặt:
-Tại sao trước cách mạng khó khăn thế mà vẫn hăng hái hoạt động mà bây giờ cách mạng thành công lại nghỉ? Các chú cần tìm hiểu lại cho rõ chứ.
Tất nhiên tỉnh ủy Cao Bằng hiểu ý Hồ chủ tịch muốn gì nên vội vã kiếm ngay công tác đặc biệt cho cháu Trưng của chú Thu làm Tỉnh ủy viên rồi Uỷ viên ban Chấp hành Trung ương đảng rồi Chánh án Toà Án Nhân dân tỉnh Cao Bằng dù Trưng chỉ mới biết đọc.
Tiếp theo đây là giai đọan cuối của cuộc tình, vẫn theo lời tự thuật của cháu Trưng:
“ Ngày bác ra đi vào cõi vĩnh hằng gặp các cụ Các Mác, Lê Nin, tôi tham gia đoàn cán bộ và nhân dân Cao Bằng về Hà Nội dự tang lễ. Tôi vinh dự được túc trực bên linh cữu Bác hai lần, sáng và chiều ngày 8.9.1969.
Bên linh cữu Bác, nước mắt chảy ròng ròng, tôi thầm thưa: Chú Thu ơi! Bác Hồ muôn vàn kính yêu! Cháu Trưng đang đứng bên chú này. Cháu đã ra công học tập để giúp nước non nhà, xứng đáng là cháu gái, là học trò yêu qúy, trung thành của chú Thu năm nào...”
CHÚ GIẢI:
- Đứng túc trực bên quan tài như thế phải là người thân thiết trong gia đình và chắc trong lời thầm thưa của Trưng đâu phải chỉ là cháu gái, là học trò yêu qúy không thôi.
- Nông Thị Trưng khôn ngoan hơn Nông Thị Xuân sau này tại Hà Nội, biết an phận thủ thường, không đòi hỏi ra công khai, kiếm tấm chồng khác nên không bị thủ tiêu và Nông Đức Mạnh cũng có số phận tốt hơn Nguyễn Tất Trung, con của bác Hồ với cháu Xuân.
Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Chương 33 này, Hoàng Xuân Thảo kể lại cho chúng ta mối tình của bà Nông Thị Trưng với Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh quả thật là một người rất mạnh về Sex.
Mỗi nơi ông ta tới th́ chỉ trong vài tuần là ông có một hay nhiều người nhân tình, dù là ở bên Pháp, bên Nga hay bên Tầu và tại Việt Nam.
Phần lớn các người tình nhân của Hồ Chí Minh trong nước là các người dân tộc thiểu số, trong đó có 2 người con gái họ Nông/Nùng tại vùng Cao Bằng, Tuyên Quang.
Tỉnh lỵ Tuyên Quang là tỉnh lỵ có nhiều người đàn bà đẹp nhất nước, chứ không phải Hanoi hay Huế hay Saigon.
Trong nhiều cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam trong những năm gần đây, thì con số các cô gái Tuyên Quang được vào chung kết cao hơn các tỉnh khác nhiều.
Tôi nghĩ cũng có nhiều cô gái khác người Kinh cũng là người tình của Hồ Chí Minh khi các cô c̣n tuổi học tṛ. Gần đây sự bí mật này được hé mở khi họ chia sẻ với nhiều người và báo chí hồi kư của họ kể lại chuyện sex giữa họ và Hồ Chí Minh.
Các cô con gái người Kinh này khôn ngoan hơn cô Nông Thị Xuân, họ hết sức kín đáo, không hề kể chuyện này ra khi xă hội Cộng sản c̣n thần thánh hoá Hồ Chí Minh.
Cũng nhờ vậy mà họ không bị thủ tiêu và họ c̣n lập gia đ́nh, có địa vị sau này.
Có người nói với tôi là sau khi Hồ Chí Minh đă làm tình với các cô gái này và sa thải họ đi, th́ các người phụ tá thân cận nhất của Hồ Chí Minh cũng được vào “ăn ké” trước khi cho phép các cô gái này trờ về nếp sống b́nh thường xưa.
Tôi không biết các chuyện này có chính xác hay không?
Chú Thu và cháu Trưng
Bà Nông Thị Trưng tức Nông Thị Ngát
*34
CON VUA THÌ LẠI LÀM VUA
TỔNG BÍ THƯ NÔNG ĐỨC MẠNH
HỒ CHÍ VIỆT TRONG MẶT TRẬN TÔN GIÁO
Tiểu sử Nông Đức Mạnh theo tài liệu Đảng:
Sinh ngày 11/9/1940 tại xă Cường Lợi, huyện Na Ŕ, tỉnh Bắc Cạn, xuất thân trong gia đ́nh nông dân, dân tộc Tày.
Tóm tắt quá tŕnh công tác :
1958 -1961: Học viên Trường trung cấp nông lâm Trung ương, Hà Nội.
1962 - 1963: Công nhân lâm nghiệp, Kỹ thuật viên điều tra rừng thuộc Ty Lâm nghiệp Bắc Cạn.
Vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1963.
1963-1965: Đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông.
1966-1971: Sinh viên Học viện Lâm nghiệp Leningrad, Liên Xô.
1972-1973: Phó Ban Thanh tra, Ty Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái.
1973-1974: Giám đốc Lâm trường Phú Lương, Bắc Thái.
1974-1976: Học viên Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
1976-1980: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bắc Thái, Phó Ty rồi Trưởng ty Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái.
1980-1983: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bấc Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái.
1984-10/1986: Phó bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bắc Thái,
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái.
11/1986-2/1989: Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bắc Thái.
12/1986: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa VI.
3/1989: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
8/1989: Trưởng ban Dân tộc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
1l/1989: Đại biểu Quốc hội khóa VIII, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
6/1991: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
9/1992: Chủ tịch Quốc hội nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX.
6/1996: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa VIII. 1997: Chủ tịch Quốc hội nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X.
1/1998: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSVN khóa VIII.
4/2001: Tổng Bí thư thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
4/2006: Được tái bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Nhận định về Nông Đức Mạnh
Bài sưu khảo dưới đây lấy trong “ Những sự thật cần phải biết” của Đặng Chí Hùng đăng trên danlambaovn.blogspot.com:
“…Qua tiểu sử của Nông Đức Mạnh, chúng ta thấy điều ǵ? Đó là tại sao một kẻ có gốc gác là một người mới tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp mà có thể tiến nhanh, tiến mạnh lên đến chức Chủ tịch Quốc hội rồi Tổng bí thư nhanh đến thế? Và đây là sự thật về lư lịch của Nông Đức Mạnh - điều đă khiến Mạnh trở nên quyền thế nhanh chóng trong chế độ cộng sản.
Theo như Nông Đức Mạnh khẳng định, cha mẹ ông ta là ông Nông Văn Lại và bà Hoàng Thị Nhị. Nông Đức Mạnh c̣n nói thêm hàng năm tháng ba âm lịch vào dịp tết thanh minh luôn về quê để tảo mộ cha mẹ (hai người đều mất sớm), và ông c̣n có em trai, em gái ở quê (tuy nhiên không ai xác nhận điều này mà chỉ là do Nông Đức Mạnh nói). Nông Đức Mạnh luôn bác bỏ tin đồn rằng ông là con của Hồ Chí Minh, và đă trả lời "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ" khi được báo chí hỏi về điều đó. Tạp chí Thế Giới Mới có ghi trong một chú thích rằng mẹ đẻ của Nông Đức Mạnh là Nông Thị Trưng. Điều đó có đúng không? Xin trả lời là rất ĐÚNG v́ Nông Đức Mạnh là một con rơi trong vô vàn con rơi của Hồ Chí Minh.
Để chứng minh cho mối quan hệ của bà Ngác với Hồ Chí Minh mà kết quả của nó là Nông Đức Mạnh tôi xin được tŕnh bày những tài liệu sau đây.
Thứ nhất, trong “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker - một người thiên tả (thích cộng sản), trang 575, viết: “Vào tháng 4, 2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng răi cho rằng Mạnh là con trai rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đă được chọn làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940.”
Chúng ta cũng biết Nông Đức Mạnh sinh vào đầu thập niên 40. Báo Time phỏng vấn Mạnh vào 2002 và ghi ông ta được 61 tuổi. Như vậy th́ ông Mạnh phải ra đời vào cuối 1941 hoặc 1942. Sau ngày sách của Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, website của “Đảng CSVN” đă xóa hoàn toàn tiểu sử của ông Nông Đức Mạnh trước đó ghi rơ Nông Đức Mạnh con của “nhà cách mạng Nông Văn Lai và bà Hoàng Thị Nhị”.
Vấn đề đặt ra là tại sao khi có cuốn sách của Duiker và Time phỏng vấn Nông Đức Mạnh th́ tiểu sử phải bị xóa bỏ trong khi Mạnh là người đứng đầu đảng, việc minh bạch cha mẹ ḿnh trên website của chính phủ có ǵ sai? Đó chính là việc minh chứng cho Mạnh chính là con của bà Ngác và Hồ Chí Minh bị cố t́nh giấu giếm đi.
Thứ hai, cũng liên quan đến sự việc Hồ có con với bà Ngác và có con trai, tác giả người Nga, Mikhail Vasaep trong cuốn sách được in năm 1986 tại Liên Xô có tên “Mảnh trời riêng của lănh tụ” - một học giả, nhà nghiên cứu thuộc phân viện lịch sử đảng cộng sản Liên Xô cũ trong trang 372 “Cũng có những nguồn tin đáng tin cậy từ KGB cho biết có một người con trai của Hồ Chí Minh với người phụ nữ tên Nông Thị Trưng được nuôi nấng bởi một gia đ́nh người dân tộc thiểu số tại Cao Bằng...” Như vậy có thể khẳng định thêm thông tin Hồ Chí Minh có con với bà Nông Thi Trưng (Ngác) là hoàn toàn có thật. Và người con đó chính là Nông Đức Mạnh với những thông tin được nêu ra từ W. Duiker.
Thứ ba, khi đề cập đến vấn đề quan hệ với bà Nông Thị Trưng th́ tác giả Constatin Kostadinov đă giới thiệu ở trên trong cuốn “Những người con của lănh tụ” xuất bản năm 1984 tại Ba Lan có viết tại trang 92 “Thật ra trong một nghiên cứu cho thấy chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có một mà có những hai con trai nhưng đến nay chưa biết số phận chính trị có giống như người con mang tên Nguyễn Tất Trung hay không...”
Chúng ta nên nhớ vào thời điểm cuốn sách của ông Kostadinov ấn hành th́ Nông Đức Mạnh chưa có những dấu ấn trên chính trường (năm 1984) nên nhận xét của ông Kostadinov rơ ràng là hợp lư. Nhưng cũng cho thấy về đứa con của Hồ Chí Minh không chỉ một mà là 2 con trai. Một là Nguyễn Tất Trung c̣n một chính là Nông Đức Mạnh.
Thứ tư, chính tác giả Hà Cẩn trong một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang tại trang 135 “Bi kịch t́nh ái của Hồ Chủ Tịch không chỉ dừng lại ở những bà vợ không được thừa nhận mà c̣n kể cả 2 người con trai của Chủ Tịch....”
Đến đây ta có thể khẳng định Hà Cẩn đă ám chỉ về Nguyễn Tất Trung và Nông Đức Mạnh là con của ông Hồ Chí Minh. Nhưng dù cho có là ai đi nữa th́ tác giả cũng khẳng định Hồ Chí Minh có nhiều con và có nhiều vợ không được thừa nhận. Và trong đó có Nông Đức Mạnh.
Thứ năm, hăy đọc bài viết của tác giả Lê Văn Tâm như sau:
“Nông Thị Trưng (6.12.1920 – 26.1.2003) là một phụ nữ hoạt động cách mạng, theo Việt Minh trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam giữa thế kỷ 20. Bà từng giữ chức Chánh án Ṭa án nhân dân Tỉnh Cao Bằng.
Bà được Hồ Chí Minh kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 25.12.1941. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên của Cao Bằng sớm tham gia cách mạng, và trở thành một trong những cán bộ, đảng viên cốt cán của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tờ báo Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề "Cô Học Tṛ Nhỏ của Bác Hồ" được tác giả Thiên Lư viết theo lời kể của chính Nông Thị Trưng. Đoạn hồi kư trên c̣n được đăng tại Tạp chí Công nghiệp
Thứ sáu, khi Nông Đức Mạnh được chọn làm Tổng Bí Thư cộng sản th́ Đại Sứ Australia là bà Sue Boyd - người nổi tiếng là bộc trực, đă hỏi thẳng Mạnh có phải là con của Hồ Chí Minh không? Nông Đức Mạnh đă trả lời "Ở Việt Nam ai cũng đều là con của Bác". Câu trả lời vô thưởng vô phạt này có chủ đích lập lờ để không phải xác nhận sự thật mà cũng không bị mang tiếng là chối bỏ một sự thật.
Sau đó cũng gần một năm trên tạp chí Time, ấn bản Châu Á phát hành ngày 23/01/2002 tại Hồng Kông- qua cuộc phỏng vấn của kư giả Kay Johnson - th́ Nông Đức Mạnh lại một lần nữa lên tiếng về thân thế ḿnh, bác bỏ tin đồn trước đây cho rằng ông ta là con rơi của Hồ và một phụ nữ dân tộc là Nông Thị Trưng. Nông Đức Mạnh nói: "Tôi phải lập lại và xác nhận rằng điều đó không đúng sự thật. Tôi có thể nói tên của cha mẹ tôi nhưng họ đă chết... Nếu có ai nói tôi giống HCM, tôi nghĩ có nhiều người trông giống người". Người phỏng vấn h́nh như vẫn chưa hài ḷng với câu trả lời nên lại hỏi: "Nên ông không liên hệ ǵ với HCM?". Nông Đức Manh lặp lại: "Tất cả mọi người VN là con của Bác Hồ. Tôi nghĩ toàn thể dân Việt xem HCM là cha tinh thần của họ và tôi cũng thế".
Tuy nhiên, chính William Duiker đă tường thuật lại, trong cuốn sách viết về Hồ Chí Minh (tái bản lần thứ hai) chuyện Nông Đức Mạnh đă tiết lộ với tác giả rằng "Mẹ tôi, thành viên của dân tộc thiểu số, đă phục dịch cho ông Hồ vào những năm đầu tiên của thập niên 1940..."
Và đó chính là minh chứng kết hợp với các tài liệu bên trên cho thấy Nông Đức Mạnh chính là con của Hồ Chí Minh. Đó cũng là lư do v́ sao một người dân tộc Tày ít học và cũng bất tài như Nông Đức Mạnh leo lên những chức vụ cao cấp nhất của cộng sản Việt Nam một các nhanh chóng. Trong khi các người có khả năng hơn Mạnh nhiều như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ vv...lại không được đề cử nắm chức vụ Tổng bí thư.
Khả năng của Nông Đức Mạnh
Về khả năng của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh th́ phó ban tổ chức Trung ương cũng phải thốt lên: “Tôi thật xấu hổ v́ Đảng ta có một tổng bí thư như vậy”.
Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định: “Ông Mạnh tŕnh độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không tác dụng ǵ”.
Chính ông Mạnh cũng tự nhận: “Em biết thân phận em rồi, người dân tộc chỉ có thể làm đến thế.”
Ông Mạnh tự biết khả năng của ḿnh, nhưng người ta cứ giao cho ông chức Tổng bí thư. Ông Mạnh đă trở thành ông b́nh vôi không hơn không kém. Quyền bính càng dễ bị khuynh loát bởi những bóng ma sau hậu trường. Nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Hồng Anh ra đời trong hoàn cảnh này.
Trong Quyền Bính tác giả Huy Đức có dẫn lời Nguyễn Văn An, ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tổ chức Trung ương: “Ngay từ Đại hội VI chọn ông Nguyễn Văn Linh đă không đúng, Ông ấy không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn Lê Khả Phiêu cũng không đúng. Đến khi chọn Nông Đức Mạnh th́ sai”
“Không đúng” đồng nghĩa với “Sai”. Nhưng ông Nguyễn Văn An phải dùng từ sai để nhấn mạnh căn bệnh đă vào giai đọan cuối. Nếu mang tài năng và đạo đức của các Tổng bí thư biểu diễn trên đồ thị, th́ đó là đồ thị của một hàm số nghịch. Thời gian càng tăng th́ đạo đức và tài năng của các vị càng giảm.
Truyện Nông Đức Mạnh lấy vợ hai
Nông Đức Mạnh khi vợ c̣n sống vẫn tằng tịu với một phụ nữ đang có chồng là Đỗ Thị Huyền Tâm và khi mà ông ta chưa măn tang vợ đă vội cưới ngay người phụ nữ chưa ly dị chồng này. Truyện này được kể bởi con gái của Nông Đức Mạnh như sau:
“…Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm t́m cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy ḷng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Pḥng xe, Văn pḥng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đ́nh tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo t́nh cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi. Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đă có chồng nhưng đă đặt vấn đề t́m hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Pḥng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc pḥng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng.” - Trích thư tố cáo của Nông Bích Liên – con gái của Nông Đức Mạnh gửi báo Người Cao Tuổi
Theo Đặng Chí Hùng, chuyện con gái ông Mạnh tố cáo và đổ tội cho bà Tâm “quyến rũ” ông Mạnh cũng là lẽ thường v́ con gái một ông Tổng bí thư không thể làm quá mất mặt cha. Điều quan trọng hơn là bà Đỗ Thị Huyền Tâm lại là “bồ” của chính con trai ông Mạnh - Nông Quốc Tuấn. Như vậy là bố cướp bồ của con trai hay nói cách cụ thể hơn là một dạng đảo điên trong luân thường đạo đức. Hoặc giả đó là thứ “ đạo đức Hồ Chí Minh?”
Thông tin từ Vietinfor cho biết: “Người vợ mới của Nông Đức Mạnh là nữ Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh là đại biểu Quốc hội khóa 12 và khóa 13 kém 3 tuổi so với ông Nông Quốc Tuấn, con trai cả của Nông Đức Mạnh và kém Tổng Nông hơn 26 tuổi. Ngoài ra bà Tâm c̣n được biết là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm, tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được thành lập từ năm 2002.
Cách đây khoảng hơn 11 năm, khoảng tháng 2 năm 2000, Nông Quốc Tuấn mới xuất hiện trên chính trường với chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đó là thời gian sau 12 năm ngồi chơi xơi nước ở Hội Thanh niên Việt nam kể từ sau khi kết thúc cuộc đời là “công nhân xuất khẩu lao động”, do bị cha đẻ là ông Nông Đức Manh, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái bắt buộc phải đi để cai nghiện ma túy tại Singwitz, thuộc CHDC Đức cũ từ năm 1981 – 1987. Thời gian này (từ năm 2000 – 2003) Nông Quốc Tuấn có quan hệ t́nh cảm với Đỗ Thị Huyền Tâm – vợ mới của cha kiểu già nhân ngăi, non vợ chồng. Mặc dù lúc đó cô Đỗ Thị Huyền Tâm đă từng có gia đ́nh sau nhiều lần kết hôn và ly hôn và tin c̣n cho biết số vốn điều lệ 5 tỷ đồng ban đầu thành lập công ty TNHH Minh Tâm từ năm 2002 tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm là do Nông Quốc Tuấn cho bà Tâm vay trên danh nghĩa cho mượn bao giờ có th́ trả.
Bạn bè của Nông Quốc Tuấn cho biết, cô Đỗ Thị Huyền Tâm thường xuyên qua lại với gia đ́nh cụ Tổng Nông ở biệt thự 66B Phan Đ́nh Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đ́nh, Hà nội vốn dành riêng cho các cán bộ lănh đạo cao cấp với tư cách là cô em kết nghĩa của Nông Quốc Tuấn. Lâu dần trở thành con gái nuôi của Nông Đức Mạnh. Và khi mà bà Lư Thị Bang – phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh – do tuổi cao, sức yếu đă được cụ Tổng Nông cho về ở quê và qua đời ngày 25.10.2010 tại xă Lương Hạ, huyện Na Ŕ, tỉnh Bắc Kạn. Rồi chính Nông Đức Mạnh đă cưới cô con gái nuôi thành vợ mới sau này.”
HỒ CHÍ VIỆT TRONG MẶT TRẬN TÔN GIÁO
Trước hết xin nói lại về tông tích của Hồ Chí Việt. Ông Sắc, bố của Hồ Chí Minh khi cư trú tại Cao Lãnh đổi tên họ là Vương, lấy vợ và sinh ra một con trai tên là Vương Chí Nghĩa. Nghĩa lập gia đình, sinh ra một gái và hai trai là Vương Chí Việt và Vương Chí Hùng, Vương Chí Việt nói mặc dầu khai sinh là họ Vương nhưng trong gia phả vẫn chép là Hồ Chí Việt, Hồ Chí Hùng và y đã về quê nội để nhận họ hàng và ra mắt tổ tiên..
Hồ Chí Việt tính tình phóng đãng, nghe nói học đại học Khoa sinh ngữ Anh, nhưng không nói tại trường nào, ở đâu và cũng không rõ vì lý do gì (rất có thể do kế hoạch của Đảng) bỗng bỏ học, xuất gia cùng với một bà chị lớn hơn hai tuổi, năm 1980, hiện thời trở thành thượng tọa Thích Chân Quang, đang trụ trì tại một ngôi chùa thuộc xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Riạ, trong thung lũng núi Dinh.
Ngôi chùa Phật Quang này rất lớn, chứa tới gần 200 tu sĩ, gồm rất nhiều phòng rộng lớn, chung quanh là các vườn tược xum xuê, toát ra một vẻ giàu sang, diêm dúa rõ ràng mà không biết TTQuang lấy nguồn tài trợ từ đâu ra mà xây dựng nên được?
Chùa của TTQuang thuộc hệ Tổng hội Phật giáo Việt Nam Quốc doanh và TTQuang giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban Kinh tế. Hiện TTQuang đã thành lập một giáo phái mang tên là Thiền tôn Phật quang và thu nhận rất đông phật tử trong đó có rất nhiều đoàn học sinh và thiếu niên. TTQuang có khiếu về âm nhạc, chơi đàn guitar và piano, sọan trên 120 ca khúc làm nền tảng cho các bài kinh mà TTQuang viết lại cho dễ hiểu. Khi thuyết pháp, TTQuang luôn luôn nói về chính trị khi gặp cơ hội, chẳng hạn TTQuang nói từ ngàn xưa Việt Nam vẫn là đàn em của Trung quốc và do đó mình phải cư xử cho đúng phép tắc và lễ độ, TTQuang chỉ trích Lý Thường Kiệt dám đem quân chống Tầu là hỗn hào - chẳng khác gì cách đây hơn mười năm, nhân ngày kỷ niệm hai bà Trưng, cộng sản Việt Nam đã cho hai phụ nữ đóng vai hai bà sang Tàu quỳ lậy trước tượng Mã Viện xin tha tội vì đã dám chống lại Tổ quốc (?).
Trong một lần thuyết pháp cho đám thiếu niên học sinh, một em hỏi nếu có người làm điều ác mà mình không ngăn chặn được, không cải hóa được thì làm sao? TTQuang dạy trong trường hợp đó thì mình phải tiêu diệt nó, phải hóa kiếp nó để thể hiện tình thương yêu.
TTQuang còn tuyên bố tuy thích đi chơi với phụ nữ mà phải là gái đẹp hoặc cỡ hoa hậu thì mới xứng đáng đi với thượng toạ. Chưa hết, TTQuang thường khoe mình là cháu ruột của Hồ Chí Minh để tăng thêm uy tín và dọa dẫm những ai phản đối và cho TTQuang là ma tăng, là cán bộ cộng sản đội lốt thày chùa. TTQuang cũng có các cơ sở tại nước ngoài – theo Nguyễn Vĩnh Long Hồ là Thư Viện Hoa Sen của Tâm Diệu - để quyên tiền với mục đích là xây dựng hay mở rộng chùa chiền hoặc giúp đỡ những người bệnh họan.
Dưới đây là bài viết trên mạng của Nguyễn Vĩnh Long Hồ về mưu đồ của cộng sản dùng Thích Chân Quang để thao túng Phật giáo:
...Từ nhiều năm nay, đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đang muốn đưa một người lên làm Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong kế hoạch khống chế các tổ chức tôn giáo để củng cố địa vị độc tôn của ḿnh. Chiến thuật phổ thông của CSVN là chia tách ra từng tôn giáo riêng để phá hoại.
Riêng với Phật giáo, kế hoạch trồng người của CSVN tuy lâu dài nhưng rất tinh vi. Việc đầu tiên là lập Giáo hội quốc doanh do những tu sĩ nhà nước điều khiển tuy lộ liễu quá, nhưng không sao, cứ nắm tổ chức trước đă. Quốc doanh càng nhiều th́ càng tốt.
Muốn nhuộm đỏ giáo hội, giáo hội quốc doanh ra lệnh đưa tượng Hồ Chí Minh vào một ngôi chùa ở B́nh Dương, và trong ngày khai trương, đă có hàng trăm ni sư quốc doanh đến quỳ lạy trước tượng của y. Nên nhớ rằng ở Việt Nam, không phải muốn đặt tượng Hồ Chí Minh chỗ nào cũng được. Trong nhà hay trong một cơ quan, cửa hàng nhà nước, tượng HCM phải được đặt chỗ cao nhất, trang trọng nhất và dễ thấy nhất. V́ vậy, đưa tượng HCM vào chùa B́nh Dương phải có sự đồng ư của Bộ Chính trị đảng CSVN. Nếu không, chùa đó bị đóng cửa ngay.
Tuy nhiên CSVN cũng chưa vừa ḷng. Đảng CSVN, đang t́m kế họach làm thế nào mà mỗi chùa phải có một tượng Hồ Chí Minh. Muốn thế, phải đặt một người con cháu trong ḍng họ Hồ Chí Minh lên làm Hội chủ hay Tăng thống giáo hội Việt Nam. Sau khi có một ông Tăng thống họ Hồ, th́ khi đó ông Tăng thống mới đưa ḍng họ nhà ḿnh vào thờ trong chùa dễ dàng hơn, hợp lư hơn. Vừa có thế lực chính trị của đảng, vừa là ông nội và bác ruột của “đức Tăng thống”, thế là các ông Nguyễn Sinh Sắc, Hồ Chí Minh chễm chệ đường hoàng trên bệ chùa, mà không ai dị nghị. Đầu tiên thì Hồ còn ngồi chung với Phật nhưng chỉ một thời gian sau sẽ có đảo chính từ nội bộ Phật giáo để đá Phật ra ngoài hoặc Phật ngồi dưới Hồ.
Do đó, mới ḷi ra sư ông Thích Chân Quang ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong thời kỳ “Mỹ Ngụy”, sư ông và gia đ́nh im hơi lặng tiếng, lo trốn tránh là phải, nhưng tại sao từ năm 1975, đảng CSVN cầm quyền, mà gia đ́nh nầy vẫn tuyệt tích giang hồ? Hơn ba mươi năm sau, nay sư ông lại xuất hiện đúng lúc đang xảy ra nhiều biến động tôn giáo mới đúng thiên thời.
Cũng như Nông Đức Mạnh thăng tiến từ từ, từ bí thư tỉnh, lên dự khuyết rồi chính thức ủy viên Trung ương, rồi vào Bộ chính trị và lên Tổng bí thư. Chắc chắn, tương lai của Thích Chân Quang cũng theo lối nầy. Từ trụ tŕ, rồi vào ban chấp hành Giáo hội thống nhất tỉnh, leo dần dần lên trung ương, khi đó mới nắm ghế tăng thống như ông anh con nhà bác của ḿnh. Lúc đó, tăng thống họ Hồ sẽ ban hành một giáo chỉ buộc đặt tượng bác của y là Hồ Chí Minh tại tất cả các chùa trên toàn cơi Việt Nam, chứ không phải một vài chùa như hiện nay...
CHÚ GIẢI:
- Tạp chí Asia Times số 434 ngày 30.4.2004 có ghi chú thích rõ ràng Nông Thị Trưng là thân mẫu của đ/c Nông Đức Mạnh.
- Con vua thì lại làm vua/ Con bí thư lại kế thừa bí thư. Không chỉ con vua thì lại làm vua mà con vua còn có đức tính giống cha nữa nghĩa là hết sức yêu chuộng phụ nữ, nhưng chỉ giống thôi còn tài nghệ o gái thì thật tình Nông Đức Mạnh còn kém cha xa.
Tuy nhiên về hình thức nghĩa là bề ngoài thì Mạnh chẳng cần phải giấu giếm như ông bố mà chễm chệ ngồi cùng vợ trên hai chiếc ngai vàng trạm trổ rồng phượng rất là điêu luyện.
Nếu quả thật Tâm là người tình của Nông Quốc Tuấn hay là con nuôi của tổng Mạnh thì đúng là Mạnh đã học tập thấu đáo đạo đức Hồ Chí Minh, vừa là con vừa là học trò xuất sắc, tuyệt vời.
- Tổng Mạnh là tổng bí thư kém cỏi nhất trong các tổng bí thư đảng CSVN, ông được đưa lên chỉ vì là con của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sư kiện ông nắm hai chức vụ quan trọng trong gần 20 năm, chủ tịch Quốc hội và Tổng bí thư đảng mà không làm được một việc nào cho ra hồn, thật đúng là một mạt vận cho Việt Nam.
- Con của Nông Đức Mạnh là Nông Đức Tuấn cũng đang được Đảng cất nhắc trên bậc thang danh vọng, đã được vào Trung Ương tương đương với các chức vụ Tổng đốc, Án sát ngày xưa mà bố bác Hồ mơ ước, chỉ chờ thời gian là nhảy vào bộ Chính Trị tương đương với chức tước Thượng thư thời Phong kiến lấy đà bật nhảy lên ngai vàng.
- Một người cháu gọi Hồ Chí Minh là bác ruột tên Hồ Chí Việt hiện là thượng tọa Thich Chân Quang cũng đang sửa soạn để giành ngồi cái toà sen Tăng thống trong tương lai.
- Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một người quan sát báo chí trong nước, nhận định với VOA Việt Ngữ lư do v́ sao dư luận quan tâm tới điều mà nhiều người giờ gọi là vụ “chiếc ghế của nguyên tổng bí thư”:
“Người ta ngạc nhiên về đời sống xa hoa của một người đă phát động chương tŕnh học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một người như vậy, nhưng khi bộc lộ ra đời sống th́ lại quá xa hoa trong khi đất nước c̣n nghèo, dân chúng c̣n rất đói khổ và dân oan th́ ở khắp nơi.
Cái quan trọng th́ cũng không phải chuyện giàu có, xa hoa, mà c̣n là cái tŕnh độ nữa. Tŕnh độ văn hóa, tŕnh độ thẩm mỹ thể hiện trong cái ngôi nhà đó. Người ta thấy thất vọng. Một con người như vậy lănh đạo đất nước trong 10 năm th́ người ta thấy thất vọng”.
- Theo thông tin chính thức từ nhà nước cộng sản th́ lư lịch của Nông Đức Mạnh hết sức bất minh, không ghi rơ Mạnh có bố tên ǵ, mẹ tên ǵ mà chỉ ghi chung chung “sinh trong một gia đ́nh nông dân, dân tộc Tày”.
Xin xem toàn văn tiểu sử tóm tắt của Mạnh trên website của đại sứ quán Việt Nam tại Mông cổ lấy thông tin từ cổng thông tin chính phủ CHXHCNVN để thấy điều này.
Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Chương 34 này , Hoàng Xuân Thảo kể cho chúng ta những chuyện lẻ tẻ về thân thế Nông Đức Mạnh, một người mà nhiều người nghĩ là con riêng của Hồ Chí Minh.
Chương này cũng thuật cho chúng ta nghe các câu chuyện khác về các người có liên hệ gia đ́nh với Nông Đức Mạnh và Hồ Chí Minh.
Trong xă hôi Cộng Sản, điểm quan trọng nhất để tiến thân là có “quan hệ” gia đ́nh, ruột thịt với các lănh tụ Cộng Sản thế hệ trước hay thế hệ đang cầm quyền.
Cách kể chuyện lặt vặt này người ta hay gọi một cách văn vẻ là “thâm cung ngoại sử”, tiếng Anh gọi là gossip, tiếng Pháp gọi là rumeur/commérage .
Bây giờ tiếng Việt trong nước người ta c̣n dùng chữ “chém gió” để gọi cách nói chuyện này.
Lẽ dĩ nhiên đă gọi là chém gió th́ tỷ lệ xác thực không ai biết chắc cả.
Tôi nghĩ các chuyện này chính xác vào khoảng 80%, tuy nhiên đây chỉ là cách suy nghĩ riêng của tôi mà thôi.
Ông Nông Đức Mạnh tại chức 20 năm không phải v́ ông có bản lĩnh, mà chỉ v́ ông vô tài và ông biết ông vô tài.
Khi mình biết là mình vô tài th́ mình không bao giờ làm một việc ǵ quá cứng rắn, làm mất ḷng kẻ khác.
Ông ta hành động theo lập trường/chỉ thị đa số tập đoàn trong Politburo, và ông không bao giờ dám mưu toan to lớn ǵ để có thể mất ḷng người khác cả.
Hết tất cả các lănh tụ khác trong Đảng hài lòng với ông ta v́ ông ta không là người nguy hiểm có thể ám hại họ.
Nông Đức Mạnh trước Tiết độ sứ An Nam
Cảm đề
Khúm núm cúi đầu trước thượng quan
Khác chi Tiết độ sứ An Nam
Tên Mạnh mà sao hèn hạ thế?
Bác ơi dậy con thế sao đang?
Hai chiếc “ Ngai vàng” của vợ chồng Nông Đức Mạnh
Đỗ Huyền Tâm, vợ sau của Nông Đức Mạnh Nông Đức Mạnh
CẢM ĐỀ
Đạo Phật ngày nay đã hỏng rồi
Mười người đi lễ, chín người thôi
Vào chùa, tượng Phật nào đâu thấy?
Chỉ thấy Hồ ngồi bảnh choẹ thôi!
Hoàng Xuân Thảo