CHƯƠNG IX

 

CỤÔC CHIẾN TRANH 1812-1814 GIỮA HOA KỲ VÀ CANADA

 

         

Nước Mỹ độc lập nhưng vẫn luôn luôn dòm ngó nước láng giềng Canada và muốn sát nhập vào Hoa Kỳ vì nghĩ dân chúng Anh tại đây cũng có ước nguyện như dân chúng thuộc 13 thuộc địa trước kia, do đó thường có những đụng độ tại biên giới.

Trung tướng tư lệnh toàn Canada kiêm thống đốc Canada Thượng,  Sir Isaac Brock biết người Mỹ không có cảm tình với người Anh trong khi đó lại có nhiều tin đồn Mỹ sẽ đem quân sang đánh nên rất quan tâm và lo ngại vì biết rõ tương quan lực lượng quân sự nghiêng về phía Mỹ khá nhiều.

 

Các lý do Hoa Kỳ muốn thôn tính Canada

 

Hoa Kỳ muốn thôn tính Canada theo các sử gia là bởi những lý do sau đây:

 

- Cuộc cách mạng Hoa Kỳ đã ảnh hưởng tới Pháp khiến cuộc Cách mạng lật đổ vua Louis XVI xảy ra, tiếp theo là việc Napoléon chiếm quyền hành và gây ra cuộc chiến tranh Âu châu 1793-1815 khiến nước Anh phải dùng toàn lực đối phó với Pháp tại Âu Châu mà buông lơi Bắc Mỹ. Hoa Kỳ không muốn bỏ lỡ cơ hội này để xâm chiếm Canada.

- Trong chiến tranh, Anh phong tỏa Pháp khiến cho Hoa Kỳ lúc đó đang trao đổi thương mại với Pháp là chính bị ảnh hưởng. Trong cuộc phong tỏa này Anh đã bắt giữ tới 400 thương thuyền Mỹ, tệ hơn nữa Anh còn cho quân khám xét thuyền tàu các nước để bắt các công dân Anh phải thi hành nghiã vụ quân sự. Năm 1807 quân Anh đã bắn vào tàu Mỹ Chesapeake làm nhiều người chết rồi lên tàu bắt 4 người đào ngũ trong đó có hai người đã thành công dân Hoa Kỳ. Người Mỹ coi những sự việc xảy ra này là một sự sỉ nhục tầm vóc quốc gia.

- Người Mỹ vẫn nghi ngờ người Anh xúi các thổ dân quấy rối tại biên giới hai nước.

- Hoa Kỳ vẫn muốn sát nhập thuộc địa Canada để tăng cường thế lực về mọi phương diện nên lấy cớ đòi “ Tự do thương mại và lưu thông” để phát khởi cuộc chiến.

- Thêm nữa so với Hoa Kỳ thì Canada yếu kém về mọi phương diện nhất là về

dân số hay nhân lực: Hoa Kỳ có 7.5 triệu người, trong khi Canada chỉ có dưới nửa triệu và Canada -Thượng có ít hơn 80,000. Một miếng mồi béo bở lẽ nào bỏ qua?

-Hoa Kỳ còn nghĩ những người bảo hoàng mới từ 13 thuộc điạ di dân sang sẽ nổi dậy khi quân Mỹ tiến tới, còn Canada thì lo ngại những người này không chắc  hoàn toàn là bảo hoàng thật có thể sẽ làm gián điệp và nội ứng cho quân Mỹ.

 

Cựu tổng thống Jefferson bảo với tổng thống Madison “ Cuộc thôn tính Canada chỉ như là một cuộc đi qua biên giới mà thôi.”

Henry Clay, chủ tịch Quốc hội huyênh hoang tuyên bố “ Chỉ cần Vệ binh Kentucky thôi cũng đủ để giải phóng Canada. Đó là mộng ước của mọi người Canada muốn trở thành công dân Hoa Kỳ”.

Bộ trưởng Chiến tranh William Eustis nói “ Ta có thể chiếm Canada mà không cần lính, bằng cách chỉ đưa các sĩ quan sang đó là dân chúng sẽ nổi dậy dưới lá cờ của ta.”

 

Quả thật ngày 18.6.1812 tổng thống Hoa Kỳ James Madison tuyên chiến với Anh sau khi Quốc hội duyệt y với đa số 2/3. Các tiểu bang phản đối gồm New England, New York, New Jersey và Delaware.

Con đường chiến thuật để Hoa Kỳ tiến chiếm Canada thường có ba ngả:

1     Ngả thứ nhất từ New York bắc tiến lên Niagara.

2     Ngả thứ hai bằng men theo sông St. Lawrence tiến tới Quebec rồi Montreal.

3     Ngả thứ ba từ Detroit tây tiến tới Ontario.

 

Trận chiến đầu tiên tại Detroit

 

Tướng Isaac Brock, tư lệnh Canada-Thượng lúc đó chỉ có tối đa 1,600 người để phòng thủ một biên giới dài 2,000 km. Brock quyết định tấn công vì biết phòng thủ chẳng nổi. Ông tập hợp 300 quân sĩ Anh, 400 vệ binh và 600 thổ dân Shawneechỉ huy bởi Tecumseh nhằm tấn công đồn Detroit được phòng thủ bởi 2000 binh sĩ. Các thổ dân rất hăng hái chống lại Hoa Kỳ vì có mộng ước có cơ hội lấy lại các đất đaicủa họ mà hiệp ước Paris đã giành cho Hoa Kỳ.

Tướng William Hull, chỉ huy đồn Detroit với 2,500 quân cho phát truyền đơn gửi dân chúng Canada là “ Hoa Kỳ hiến tặng dân chúng Canada Hoà bình, Tự do và An ninh thay vì Chiến tranh, Nô lệ và Huỷ diệt. Xin hãy chọn lựa một cách khôn ngoan...”

Tướng William Hull dẫn quân hùng dũng ra khỏi đồn ngày 12.7.1812 và đóng quân tại Mackinac Island, phía bắc hồ Huron, tới sángngủ dậy thì thấy đã bị bao vây tứ phía nhưng ông rút quân về đồn kịp mà chỉ bị tổn thất nhẹ.Brock cho bao vây đồn và dùng chiến thuật “ Hù dọa”. Tecumseh được Brock chỉ cách cho thổ dân dàn quân với binh phục chỉnh tề và khí giới, hò hét um sùm như muốn ăn tươi nuốt sống địch quân, tái diễn ba lần liên tiếp với khí thế hung hăng khiến mọi người có cảm tưởng là có cả hàng ngàn thổ dân sẵn sàng tử chiến. Brock sau đó gửi một lá thư cho tướng Hull, nói một khi cuộc xung kích bắt đầu, ông e ngại không kiểm soát được các hành động của các thổ dân đang khát máu này. Tướng Hull, vừa thua một trận hú hồn, có lẽ yếu bóng viá, bị đòn chiến tranh tâm lý, nghĩ tới cảnh tượng tàn sát mà rùng mình vì trong đồn còn có cả thân nhân quân sĩ và cả gia đình ông nữa gồm có con gái và các cháu ngọai nên ông đầu hàng ngày 16.8.

 

Brock thắng trận, chiếm đồn không một phát súng, tịch thu tất cả võ khí, lương thực, tiền bạc trong đồn.Tiếp theo đó là đồn Dearborn, tức Chicago hiện nay, cũng bị thất thủ sau khi cầm cự làm chết một số thổ dân nên qủa như lời Brock dự đoán, các thổ dân tức giận trả thù bằng cách tàn sát hết các tù binh Mỹ làm chấn động dư luận khắp nước Mỹ. Mặt trận miền Tây coi như tạm yên tĩnh, và chiến thắng này khiến dân chúng Canada náo nức tình nguyện xung vào vệ binh và các bộ lạc Iroquois lãnh đạo bởi John Norton và John Brant - con của Joseph Brant, cũng tới tình nguyện liên hiệp với quân Anh.

 

Cuộc tiến quân của Mỹ

 

Mỹ quyết trả thù, ngày 13.10.1812 xua quân từ Buffalo tấn công Queenston Heights và pháo kích từ bên kia sông Niagara rồi chiếm được mục tiêu. Brock cho quân tới chiếm lại nhưng chiếc áo nhung phục màu tím dễ là mục tiêu cho địch ngắm và ông bị trúng đạn tử thương. Ông được thay thế bởi tướng Roger Sheaffe.

Bên Canada sau được quân tiếp viện là những thổ dân chỉ huy bởi John Brant – con của Joseph Brant, và Thiếu tá John Norton, lai giống người Scottish và Cherokee, đã đánh tan quân Mỹ. Kết quả cuộc chiến là bên Mỹ 250 bị chết và bị thương, 925 bị bắt làm tù binh, bên Canada chỉ có 77 người bị thương và 14 người chết trong đó có Sir Issac Brock. Vào tháng 11.1812 quân Mỹ tiến tới tận hồ Ontario với 1,700 binh sĩ, chiếm thủ đô York tức Toronto bây giờ ngày 27.4.1813, tàn phá hết cả vùng phụ cận khiến tướng Roger Sheaffe phải rút quân sau khi đã cho nổ phá các kho võ khí trong đồn khiến tướng chỉ huy Mỹ Zebulon Pike bị tử thương. Tiến sĩ John Strachan cho Sheaffe là tướng hèn, chưa đánh đã chạy nhưng các sử gia cho ông cũng chỉ là dê bị tế thần vì lực lượng hai bên quá chênh lệch.

 

Trong một trận đánh tai Queenston Heights  một người vợ một binh sĩ Anh tên Laura Secord đã được đề cao trong lịch sử Canada là một anh thư. Laura thực sự sinh tại Great Barrington, Massachusettes, bố từng là chiến sĩ trong hàng ngũ Patriot trong cuộc chiến Hoa Kỳ giành độc lập, tuy nhiên sau chiến tranh, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên cả gia đình đã di dân lập nghiệp tại Niagara, Canada. Khi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Canada bùng nổ 1812, chồng Laura là James Secord là trung sĩ. Được tin chồng bị thương tại trận, vợ là Laura Secord mò ra chiến trường đem chồng về nhà chăm sóc thì quân Mỹ sực tới và trú đóng tại đây. Laura Secord nghe lén được chuyện họ sẽ đột kích Beaver Dams, đã chạy bộ suốt 32 km ngày 22.6.1813 trong 18 tiếng, tới mỏm Niagara để báo cho trung uý James FitzGibbon. Trung uý James cùng với các thổ dân Mohawk bố trí phục kích kết qủa bắt trọn gần 500 tù binh Mỹ kể cả vị chỉ huy. Sau chiến tranh hai vợ chồng James và Laura Secord xin tiền trợ cấp hoặc việc làm với chính phủ nhiều lần đều không có hồi âm. Mãi tới năm 1860 trong dịp sang thăm Canada, Prince of Wales sau là vua Edward VII nghe được câu chuyện này mới tặng cho Laura Secord tiền hưu trí lúc bà đã 85 tuổi và tên tuổi bà mới được nhiều người biết đến như một vị anh thư và một hãng làm chocolate đã lấy tên bà đặt cho hiệu bánh mà ta ai nấy đều biết. Laura Secord qua đời tại Niagara Falls năm 1868, hưởng thọ 93 tuổi nhưng tên bà bất tử với thương hiệu bánh Laura Secord. Nhà thơ Sarah Anne Curzon đã viết năm 1887 một kịch bản nhan đề Laura Secord: Vị anh thư của năm 1812. Người Mỹ sau đó vẫn chưa chịu bỏ giấc mộng thôn tính Canada, ỷ đông dân và binh lực mạnh. Trong số người ham chiếm dân lấn đất đó có cựu tướng William Henry Harrison, thống đốc vùng Indiana khi đó bao gồm cả Wisconsin, Illinois và Missouri.

Tecumseh một lần nữa lại chỉ huy thổ dân, liên kết với quân Anh kháng cự nhưng sau cùng quân Anh bỏ chạy, chỉ còn Tecumseh với 500 thổ dân chống lại 3,000 quân Mỹ và Tecumseh bị mất tích tại trận Moraviantown gần Chatham ngày nay vào tháng 10.1813.

William Henry Harrison nhân đà thắng lợi tiến chiếm đồn Erie ngày 3.7.1814 và tung chủ lực quân tiến chiếm Canada- Thượng luôn.

 

Trận cuối cùng và Hiệp ước Ghent

           

Trận chiến dữ dội nhất đã xảy ra tại Lundy‘ s Lane vào ngày 25.7.1814 nhìn xuống thác Niagara Falls. Hai bên đánh giáp lá cà suốt một đêm và quân Mỹ yếu thế phải lặng lẽ rút lui để lại gần 2,000 xác. Giờ tới lượt quân Anh phản công, tiến tới tận Washington DC vào ngày 24.8.1814, và để trả thù vụ đốt phá thủ đô York trước kia, đốt cháy gần hết thành phố kể cả Dinh tổng thống lẫn Thư viện Quốc hội. Trong trận này hai vợ chồng tổng thống phải vắt giò lên cổ mà chạy vì hôm đó ngựa của Madison bị đau giò sao đó không chạy được. Bà Dolley Madison chỉ vơ vét kịp một ít nữ trang và ôm khung hình Washington chạy tới nhà một người dân ở Virginia thì bà chủ nhà từ chối không chứa chấp vì lý do chồng bà đã bị chính phủ  bắt gia nhập vệ binh và không có tin tức. Dinh tổng thống sau đó được sơn phết lại màu trắng nên từ đọ được gọi là Bạch Cung/White House. Quân Anh thưà thắng xông lên, tấn công Baltimore  liên tiếp các ngày 12-15.9.1814 tuy nhiên tại mặt trận hồ Champlain, New York  quân Anh dưới quyền chỉ huy của Thống đốc George Prevost lại thua trận nặng nề.

 

Madison bãi nhiệm bộ trưởng chiến tranh Armstrong, cử bộ trưởng ngọai giao James Monroe kiêm nhiệm với chỉ thị tìm cách chấm dứt chiến tranh bằng cách vừa đánh vưà đàm. Phần bên Anh, Công tước Wellington được mời làm tư lệnh kiêm thống đốc Canada, nhưng lúc ấy ông sau khi dự nhiều trận đánh tại Ấn Độ, rồi Spain và đang hứng thú tại Vienne nên không màng tới. Tuy nhiên ông cho ý kiến là dù có đánh chiếm được Mỹ nhưng rồi phải để quân lại và sau rốt cũng không giữ nổi vì toàn quân lực đế quốc Anh chỉ có 90,000 trong khi Hoa Kỳ lúc đó có tới 8 triệu dân là một nguồn binh lực rất lớn lao. Hai bên Mỹ và Anh đều thấy khó thắng trận nên cùng chủ hòa chứ không chủ chiến

 

Ngày lễ Giáng Sinh 1814, hiệp ước Ghent, ký tại Ghent, một thành phố Bỉ chính thức chấm dứt chiến tranh giữa Mỹ và Anh. Anh đồng ý trả lại những vùng đất đã chiếm cứ và hai bên thỏa thuận sự phân chia biên giới: Bắc Mỹ từ phía Nam các Đại hồ xuống là thuộc Hoa Kỳ, từ phía bắc lên là Canada. William Henry Harrison sau đó có một thời gian ngắn đã làm tổng thống Hoa Kỳ thứ 9 trong cuộc bầu cử 1840.Ông tuyên thệ nhậm chức ngày 4.3.1841 nhưng một tháng sau thì chết vì bệnh sưng phổi. Đại tá Richard Johnson, đã thắng và giết Tecumseh, được ca ngợi là anh hùng sau trúng cử Phó Tổng thống năm 1836. Với Canada Tecumseh cũng coi là một vị anh hùng và tên ông được đặt cho nhiều địa danh tại khắc Canada.

 

CHÚ GIẢI

 

-Tên đường Lundy’s Lane ngày nay vẫn còn giữ nguyên như xưa vậy, nếu lái xe từ Toronto tới thì trước khi vào thành phố Niagara tất sẽ thấy con đường này.

- Con đường chạy dọc theo sông Niagara từ Thác Niagara tới Niagara-On the Lake được thủ tướng Churchill khen là con đường có cảnh trí đẹp nhất thế giới.

-Trong Uỷ ban 5 người sọan thảo Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4.7.1776 thì hai người lại cùng mất ngày 4.7.1826 nghĩa là đúng ngày kỷ niệm lần thứ 50, đó là Thomas Jefferson, Virginia và John Adams, Massachusetts.

Hồ Chí Minh cũng vậy, chết đúng ngày 2.9.1969 đúng ngày ông đọc tuyên ngôn độc lập 2. 9. 1945. Cổ nhân thường nói như vậy là có huông vì ông Hồ lấy bản tuyên ngôn Hoa kỳ để mở đâù bản tuyên ngôn của mình.

-Tướng Hull sau bị đưa ra toà án binh bị xử tử hình, sau vì có công lao trong cuộc Cách mạng nên chỉ bị lột lon và giải ngũ.

- Trận Baltimore đã gây cảm hứng cho một luật sư trẻ Hoa Kỳ Francis Scott Key viết ca từ cho một bản nhạc sau trở thành bài quốc ca Hoa Kỳ: The Star-Spangled Banner.

-Ai thắng trong cuộc chiến 1812-14? Tất nhiên bên nào cũng nói mình thắng. Thật sự ra theo các sử gia thì Mỹ tuy mộng thôn tính không thành nhưng đã củng cố được địa vị của mình thành một nước ngang hàng với đế quốc Anh. Trong hội nghị Ghent, Canada và các thổ dân bị Mỹ gạt ra ngoài. Biên giới của Hoa Kỳ nay được Anh chính thức công nhận.

Kẻ thua thiệt nhiều nhất là các thổ dân, các đất đai của họ hầu như mất hết. Hoà bình khiến cả hai bên Anh lẫn Mỹ đều không cần sự liên minh của họ nữa, kết qủa địa vị của họ bị lu mờ và họ phải chọn con đường đồng hoá với các thuộc dân như một kẻ ăn đậu ở nhờ.

- Brock được đặt tên cho một thành phố lớn của Ontario ở phía đông Kingston gọi là Brockville. Khi tôi làm phòng mạch tại gần One Thousand Islands, chúng tôi thường cuối tuần tới đây mua đồ. Tại đây có một bệnh viện tâm trí khá lớn và hồi đó BS Đỗ Trọng đang phục vụ tại bệnh viện này trước khi rời về Toronto.

-Một sự kiện xảy ra duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là Tổng thống James Madison cùng ra tranh cử với Phó tổng thống của ông là George Clinton. Madison là tác giả chính của bản Hiến pháp Hoa kỳ.

 

                       Trận chiến Queenston Heigth                                    Tecumseh

Uỷ ban dự thảo bản Tuyên Cáo Độc lập

 

Thomas Jefferson trình bày bản Dự thảo trước Đại biểu 13 thuộc địa

 

 

Tiền ngân hàng kỷ niệm ngày Tuyên Cáo Độc Lập

 

    Tượng đài Laura Secord tại Ottawa                          Hiệp ước Ghent 24.12.1814

 

 

Tham luận của Từ Uyên.

 

Trong một cuộc chiến tranh, bao giờ hai bên khởi chiến cũng nêu ra nguyên nhân và sau khi chấm dứt bên nào cũng khoe khoang và đưa ra nhận định về hậu quả của thành tích của phía ḿnh.

 

Nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Hoa kỳ và Anh quốc xảy ra năm 1812 không chối căi được là do sự phong tỏa của Hải quân Hoa kỳ không cho các tàu chở hàng hoá tiếp liệu của các nước trung lập qua các hải cảng Pháp. Hơn thế nữa người Anh c̣n chặn giữ và bắt cóc các thủy thủ gốc Anh tại các tàu này qua phục vụ các chiến hạm khác, khiến nhóm diều hâu trong quốc hội Hoa kỳ tuyên chiến với Anh quốc năm 1812 khi Anh quốc đang bận tâm chinh chiến với Napoleon nên lực lượng hải quân Anh quốc tại  tại vùng Mỹ châu chưa hùng hậu.

Biết trước những ẩn ư của Hoa kỳ nên tướng Brock của Canada đă phản  công  và bắt được tướng  William Hull và tạm ngăn chặn ư đồ của Hoa kỳ cho rằng phải chiếm đóng cả hai vùng Canada Thượng và Canada Hạ để vừa tạo chiến thắng đầu tiên vừa dễ vừa ngăn chặn quân đội Anh c̣n trú pḥng nơi thuộc địa có thể c̣n là một lực lượng đáng kể. .

 

Sử Anh đều công nhận điểm này và như vậy hai vùng Canada-Thượng và Canada- Hạ là nạn nhân của cuộc chiến giữa Hoa kỳ và Anh. Nhưng nếu theo các sử liệu Hoa kỳ sau khi bị thiệt hại nhỏ trong các cuộc xung đột có tính cách trừng phạt của Anh khi các tàu thuyền của Hoa kỳ bị Anh tịch thu hay bắt cóc các thủy thủ trước khi tuyên chiến và Hoa kỳ thắng lại khi các chiến hạm Hoa kỳ loại tàu buồm có vũ khí mạnh hơn các chiến hạm Anh lần lượt phá hủy và bắt giữ một số.

Và ban đầu ta nhận thấy quân Hoa kỳ thắng trong các cuộc thủy chiến nhưng gặp sức chiến đấu của hai phần Canada nên chưa chiếm được phần đất nào của Canada ngoại trừ tàn phá miền Toronto và tại Canada-Thượng. C̣n tại Canada-Hạ họ bị thua một trận do một vị chỉ huy gốc Pháp ông Salaberry vói 300 quân đă đánh bại cả 3000 quân Hoa kỳ tại Chateaugay kh́ến người gốc Pháp vô cùng hănh diện v́ nhờ đó Montreal không bị rơi vào tay người Hoa kỳ.

 

Ta thử so sánh lực lượng tham chiến cũng như thiệt hại của hai bên để coi chiến thắng về ai.

 

·        Tham chiến:

 

Hoa kỳ

7000  quân khi khởi chiến  35 800 khi ngưng chiến

Dân vệ 458.463

Tàu buồm có vũ trang : 12

Các tàu chiến khác : 14

Tàu chiến tư nhân : 515

Thổ dân : nhóm Choc Law

 

Anh quốc và thuộc địa

5200 quân ban đầu , 48.160 khi ngưng chiến

Thổ dân : 10.000

Dân vệ : 4.000

Tàu buồm vũ trang: 34

Chiến hạm : 11

Tàu do thuộc đia cung cấp : 9

Thổ dân : 10.000

 

·        Sau chiến trận các kiểm kê thiệt hại như sau :

 

Hoa kỳ

Tử trận từ 2200 tới 3721

Bị thương : 4500

Chết v́ các nguyên do khác : 15.000

Tù binh : 20.000

Tàu tư nhân bị bắt :  278 chiếc

Thương thuyền : 1.400

Nô lệ da đen theo quân Anh và sau đó được Anh giải thoát khỏi cảnh nô lệ và mang về Bermudes 4.000.

 

Phía Anh và thuộc địa

Tử trận : 1100 tới 1980

Bị thương : 3670

Chết v́ các nguyên do khác : 10.000

Tàu buôn bị bắt :  4 chiếc

Thương thuyền bị tịch thu : 1344

Tù binh : 15.500

Thổ dân đồng minh chết :  10.000

Tướng tử trận  Issac Brock

Thủ lănh thổ dân: Lănh tụ Tescumsek tử trận và cái chết của lănh tụ này đă làm tan vỡ Liên hiệp Thổ dân kháng Hoa kỳ.

 

Hậu quả của cuộc chiến

 

Sau 3 năm chinh chiến ngày 18-02-1815 hoà ước chấm dứt cuộc chiến được kư kết tại Ghent hay Gand một tỉnh tại Bỉ quốc với t́nh trạng không ai thắng trận

Status quo ante bellum

Và Canada vẫn tồn tại với biên giới trên vỹ tuyến 49.

 

Theo sử gia J.Georges Hodgins viết năm 1866, có tin Tổng Thổng Madison của Hoa kỳ đă mua được tin tức của một điệp viên thuộc dân Canada-Thượng với 500.000 mỹ kim để biết Anh quốc có âm mưu đánh Hoa kỳ nên Hoa kỳ tuyên chiến trước và đánh Canada-Thượng. Tài liệu này không được dẫn chứng nên không xác thưc. Ông cũng cho biết v́ Hoa kỳ đánh Canada nên hai phần xứ này tạm ngưng mọi cuộc tranh đấu đang đ̣i quyền lợi để cùng chống trả Hoa kỳ khi quân của tướng William  Hull đe dọa Canada-Thương và bị thua và mất Windsơr.

 

Một sử gia khác William Withrow năm 1876 cho rằng chính Thống đốc Craig đă ủy cho Đại úy Henri nhiệm vụ nghiên cứu ư nguyện của Canada đang muốn tách khỏi chính quốc Anh và Hoa Kỳ biết và mua được tin này nên cùng một lúc muốn sáp nhập Canada vào Hoa kỳ khi tin thuộc địa này đang tranh chấp quyền hạn với nền hành chánh do chính quốc mang tới.

Nhưng họ không ngờ trước tai họa xâm lăng, cả hai miền Canada đă tạm quên mọi tranh chấp và chống trả mănh liệt và tuy thiệt hại khá nhiều nhưng chứng tỏ  vệ binh  Canada cũng dũng cảm và có khả năng chống trả quân Hoa kỳ và thắng lại qua vài trận đánh. Nhờ đó dân Canada tự tin hơn dù mang nhiều tang tóc và thiệt hại nhiều về vật chất.

Cũng v́ lẽ đó, các sử gia khác tin rằng nếu dân thuộc địa không chống trả mănh liệt, Canada đă rơi vào tay Hoa kỳ ngay hai năm đầu chiến cuộc.

 

Trong khi đó G. Mercer W.S Robertson năm 1886 cho rằng từ lâu Hoa kỳ vẫn giữ ác cảm với Anh quốc và ngoài việc suy giảm thương mại và khi tàu ch́ến Leopard của Anh năm 1807 đă bắt tàu buôn Chesaptake của Hoa kỳ và bắt các thủy thủ gốc Anh, sự căm hận trở nên mănh liệt hơn.

Thái độ này coi như Hoa kỳ bị khinh miệt và cần trả đũa. Và từ khi tuyên chiến với Anh, Hoa kỳ đương nhiên tạo được hùng khí trong nhân dân kèm thêm sự kính phục của môt số nước trên thế giới và nhờ đó sau này Hoa kỳ lớn mạnh hơn và trở thành một trong những cường quốc sau này. Công kỹ nghệ và kinh tế phát triển, dân di cư tứ xứ t́m về và mang thêm trí tuệ và ư chí mong muốn Hoa kỳ ngày thêm cường thịnh.

 

Riêng Canada-Hạ với chiến thắng Chateauguay do tướng De Sallaberry với 300 vệ binh đă thắng quân Hoa kỳ, chứng tỏ khả năng của thuộc dân gốc Pháp và làm mạnh thêm các cuôc chống đối của Papineau, Dr Nelson và Dr Chenier và Quebec sau 1841 trở thành một tỉnh bang quan trọng trong Liên bang Canada trong tương lai. Chỉ riêng các thổ dân thiệt tḥi nhất và lần lần bị cả Hoa kỳ lẫn Canada dồn ép mất đất đai, phần bị đồng hóa phần chỉ c̣n đôi chút quyền nhỏ trong các khu giới hạn.