Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

           *37

NƯỚC NON NẶNG MỘT LỜI THỀ

HỒ HỌC LÃM VỚI VIỆT NAM ĐỘC LẬP ĐỒNG MINH HỘI TỨC VIỆT MINH HỘI

 

Tiểu sử Hồ Học Lãm (1884-1943)

           Hồ Học Lăm, tên khai sinh là Hồ Xuân Lan, là con của liệt sĩ Hồ Bá Trị (?-1886) và bà Trần Thị Trâm (1861-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trần Thị Trâm, sinh thời là người tích cực tham gia phong trào Cần VươngĐông Du của Phan Đ́nh Phùng - Phan Bội Châu, được đặt tên là “Tiểu Trưng”. Bà Trâm vốn là con gái Tiến sĩ Trần Hữu Dực. V́ bà thường sắm vai buôn lụa để hoạt động nên có tên là "bà Lụa". Bà cũng là mẹ đỡ đầu của cô Chiêu Thanh (tức Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Tất Thành).Hồ Bá Trị và bà Trần Thị Trâm có hai người con trai, Hồ Xuân Kiên và Hồ Xuân Lan. Khi ông Trị mất sớm v́ bị thực dân Pháp giết hại năm 1886, Hồ Học Lăm lúc này mới được 2 tuổi.

           Bác ruột Hồ Học Lăm là Hồ Bá Ôn (Ám sát tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong trận đánh với Pháp giữ thành Nam Định); Cháu đích tôn của Hồ Bá Ôn là Hồ Tùng Mậu.

Quá tŕnh hoạt động

           Do ảnh hưởng từ sự giáo dục của mẹ, ông sớm ư thức về ḷng yêu nước. Năm 1908, hưởng ứng phong trào Đông Du, ông du học sang Nhật. Ông được Phan Bội Châu cử đi học cùng một số học sinh khác tại Trường vơ bị “Chấn Vũ” tại Tokyo (Nhật Bản). Tại đây ông lấy tên là Hồ Hinh Sơn và học cùng lớp với Tưởng Giới Thạch.

           Khi các du học sinh Việt Nam ở Nhật bị trục xuất, ông sang ngụ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), rồi xin vào học trường Vơ bị Bắc Kinh, Trường Sĩ quan Bảo Định - Hà Nam, tiếp tục cùng khóa với Tưởng Giới Thạch. Hồ Học Lăm tốt nghiệp năm 1911, là năm Cách mạng Tân Hợi thành công, cũng là lúc cụ Phan Bội Châu và các nhà yêu nước Việt Nam thành lập Việt Nam Quang phục Hội tại Quảng Châu.  Phan Bội Châu suy nghĩ lợi hại và quyết định để ông Hồ Học Lăm vẫn ở trong quân đội, chuẩn bị lực lượng, chờ đón thời cơ.

           Ông Hồ Học Lăm trở thành một s quan cao cấp của quân đội Tưởng. Ông thường tâm sự: “H́nh hài, thể xác tôi lúc này là Quốc dân đảng Trung Quốc, nhưng trái tim, tâm hồn tôi thuộc về cách mạng, về Tổ quốc Việt Nam.”

            Ông tham gia cuộc cách mạng Tân Hợi – 1911 do Tôn Trung Sơn, lănh tụ Quốc dân Đảng lănh đạo. Sau ngày Tổng thống Tôn Trung Sơn qua đời (1925), Tưởng Giới Thạch làm binh biến (1927) thay đổi đường lối chính trị, ông vẫn được nể trọng, trở thành một sĩ quan cao cấp của quân đội Tưởng, hàm đại tá, được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại Nam Kinh – Giang Tô.

           Gia đ́nh ông là điểm hẹn, cơ sở đón tiếp các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, phần lớn là đảng viên cộng sản, đến bàn việc cứu nước, giải phóng dân tộc như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trịnh Đông Hải…, sau đó là Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Hoàng Văn Hoan, Phùng Chí Kiên… Đây cũng là nơi cung cấp tin tức mỗi khi người của Việt Nam bị bắt hoặc bị đe dọa đến tính mạng.

           Năm 1936, ông thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội cùng với Nguyễn Hải Thần, thường gọi tắt là Việt Minh Hội và dùng tiền riêng để ra một tờ tạp chí nhỏ bằng chữ Hán lấy tên là Việt Thanh. Sau một thời gian, THQDĐ nghi ngờ sự thân cộng và tiếp tay cho CS của ông Lãm nên họ không trợ cấp gì cho hội nên tổ chức này chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn. Tờ Việt Thanh chỉ ra được 3 - 4 số th́ đ́nh bản v́ hết kinh phí. Sau ông gia nhập Việt Nam Quang phục Hội của Phan Bội Châu, và được cử giữ chức Ủy viên huấn luyện.

           Năm 1940, ông ốm nặng, phải nằm bệnh viện tại Quế Lâm (Trung Quốc).

Cuối năm ấy, t́nh h́nh cách mạng đă thay đổi, cáo già Nguyễn Ái Quốc vốn có kinh nghiệm hoạt động, đề nghị Hồ Học Lãm xin mở Biện sự xứ hải ngoại của Việt Minh Hội ở Quế Lâm, Hồ Học Lăm làm Chủ nhiệm, nhưng Hồ đã cài Phạm Văn Đồng làm Phó chủ nhiệm và Hoàng Văn Hoan làm tổng thư ký. Cũng một kế họach tương tự Hồ còn cố vấn Hồ Học Lãm thành lập Hội Trung-Việt văn hóa cách mạng đồng chí trong đó Hồ Học Lăm và Phạm Văn Đồng đại diện với tư cách là Chánh, Phó Chủ nhiệm Việt Minh.

           Trương Phát Khuê tư lệnh Đệ tứ Chiến khu, đang chuẩn bị kế hoạch Hoa quân nhập Việt muốn thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam để dễ bề hoạt động chỉ thị cho Trương Bội Công, sinh năm 1909 tại Thanh Hoá, một sĩ quan người Việt, hàm thiếu tướng thuộc Đệ Tứ Chiến Khu mà địa bàn hoạt động gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, thực thi kế hoạch. Trương Bộ Công đã hợp cùng Hồ Học Lãm và Trần Báo, là em vợ Lãm, thành lập Việt Nam Giải Phóng Đồng Minh Hội vào tháng 3.1941 với ban chấp hành ngoài ba nhân vật chủ chốt là Trương Bội Công: chủ tịch, Hồ Học Lãm: phó và Trần Báo: tổng thư ký, ngoài ra còn có Trương Trung Phụng, Phạm Việt Tử, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan, Lâm Bá Kiệt và Dương Hoài Nam, nhưng hạt nhân của hội vẫn là VNĐLĐMH tức Việt Minh hội. Nhờ nhân danh hội này, đồng thời nhờ lúc Công đang phụ trách tổ chức các lớp huấn luyện, Đồng và Giáp đã cài được 80 cán bộ học một khóa quân sự và 10 người học vô tuyến truyền tin để chuẩn bị về hoạt động tại vùng biên giới Việt Hoa. Trần Báo tên thật là Ngô Chính Học là em vợ của Hồ Học Lãm, theo Hoàng Văn Hoan thì Báo là điệp viên của Trung Hoa QDĐ gài vào.

           Các cán bộ cộng sản thường lợi dụng chứng minh thư do VNĐLĐMH cấp nên hoạt động tự do, Biện sự sứ vừa là cơ sở lui tới vưà là nơi trao đổi tin tức rất thuận tiện. Chiến thuật hoà hợp hoà giải này vẫn lừa bịp được nhiều kẻ ngây thơ tin tưởng vào thiện chí, thành tâm của cộng sản mà thật ra đó chỉ là sự cộng tác nhất thời khi họ đang ở thế hạ phong. Hồ Học Lãm thường ốm đau luôn vì bệnh xuyễn nặng nên mọi công việc đều do nhóm Đồng, Hoan nắm hết và khi Lãm mất vào năm 1943 thì cả cái hội VNĐLĐM tức Hội Việt Minh cùng với nguồn nhân lực tự nhiên lọt vào tay mặt trận Việt Minh như của trời cho, giúp cho đảng cộng sản Việt Nam đang yếu xịu quậy mình một cách khá mạnh mẽ.

           Tác giả cuốn sách “ A vietnamese royal exile in Japan: Prince Cường Để 1882-1951” là Trần Mỹ Vân còn cho rằng cái tên “Hồ Chí Minh” chính là tên của Hồ Học Lãm đã dùng khi hoạt động trong VNĐLĐMH và Quốc đã ãm luôn cả tên người lẫn tên hội cho tiện việc.

           Hồ Học Lăm bị suy tim, hen suyễn nặng, mất tại Quế Lâm ngày 8 tháng 3 năm Quư Mùi, tức ngày 12 tháng 4 năm 1943, hưởng thọ 60 tuổi. Theo Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên), Hồ Chí Minh từng có ư định khi cách mạng thành công sẽ mời Hồ Học Lăm về làm Chủ tịch nước.(?)

HỒI TƯỞNG VỀ CHA TÔI – Hồi ký của Hồ Mộ Lan

Qua cuốn hồi ký này ta biết được thêm nhiều chi tiết về Hồ Chí Minh và triều đại của ông và dưới đây là các đoạn trích trong cuốn hồi ký được NHX Phụ Nữ ấn hành.

GIA ĐÌNH

           Hồ Học Lãm có vợ là bà Ngô Khôn Duy (1893-1980) và hai con gái là Hồ Diệc Lan (1920-1947) và Hồ Mộ La (sinh 1930). Bà Ngô Khôn Duy là con gái của Ngô Quảng, lănh binh của Phan Đ́nh Phùng. Hồ Diệc Lan kết hôn tại  Trung quốc với Lê Thiết Hùng sau là thiếu tướng trong đợt đầu tiên phong quân hàm. Hồ Diệc Lan về tới Việt Nam ít lâu thì qua đời vì bệnh lao phổi, mới hưởng dương 27 năm. Hồ Mộ La về Việt Nam trở thành ca sĩ rồi giáo sư thanh nhạc, lấy chồng là họa sĩ Đặng Đức Sinh và có hai con.

           Theo lời kể của Mộ La:

           “…Năm 16, 17 tuổi mẹ sang Xiêm, học chữ Nho với cụ Đặng Thúc Hứa. Mẹ học giỏi, luôn đứng đầu lớp, được cụ Đặng Thúc Hứa rất quư. Năm 19 tuổi, mẹ được cụ Đặng Thúc Hứa đưa sang Trung Quốc học cùng một số thanh niên yêu nước khác.

Nhờ liên hệ giữa cụ Đặng Thúc Hứa và cụ Phan Bội Châu, mẹ tôi được gửi vào học trường Đức Hoa nữ tử cao đẳng tiểu học tại Khúc Giang, Quảng Đông. Học 6 năm, bà tốt nghiệp năm 25 tuổi, qua mối lái của cụ Phan Bội Châu, cha mẹ tôi lấy nhau ở Hàng Châu. Hai năm sau th́ sinh chị tôi - Hồ Diệc Lan năm 1920 (khi đó bà 27 tuổi, cha tôi 36 tuổi). Thế nghĩa là hai ông bà lấy nhau năm 1918.

           Mẹ tôi là người hay chuyện, nhờ đó tôi được nghe nhiều chuyện về cha ḿnh và các chú. Năm 1988, khi đọc hồi kư "Tôi được làm người học tṛ nhỏ của Bác Hồ" của Lê Thiết Hùng nói về việc cha tôi lấy tin mật cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi không khỏi ngạc nhiên và giật ḿnh. Qua đó ngẫm lại, cha tôi biết bản tính mẹ hay nói ra các chuyện ḿnh biết, do đó, khi ông làm công tác t́nh báo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc với Lê Quốc Vọng, ông giữ sao cho mẹ tôi tịnh không biết một tí ǵ. V́ nếu mẹ rồi hai chị em chúng tôi cũng biết chuyện, và cả những người như Lư Quang Hoa v.v... cũng sẽ biết, th́ sẽ rất nguy hiểm. Và nếu Lê Thiết Hùng không công bố hồi kư đó, chắc chắn câu chuyện bí mật này sẽ hoàn toàn câm lặng. Tôi cảm phục cha tôi và nghĩ rằng ông làm như vậy là đúng…

 

LÝ PHƯƠNG THUẬN TỨC LÝ SÂM

           Một hôm, mẹ lại kể:

 "Lư Phương Thuận chơi thân với chị Duy (Minh Khai), kể với tôi rằng Duy ái mộ Nguyễn ái Quốc lắm, chỉ ao ước được gặp Nguyễn ái Quốc ...

Một lần tổ chức bố trí Duy làm vợ giả với một đồng chí ở Thượng Hải. Căn pḥng chỉ kê được có một giường. Đêm đến, hai người buộc phải nằm chung một giường. Chị Duy lấy chăn xếp lại, ngăn đôi cái giường, và bật đèn sáng trưng để ngủ. Đồng chí đó cất chăn đi, chị Duy lại đặt chăn lại chỗ cũ, đồng chí đó tắt đèn đi th́ chị Duy lại bật đèn lên, làm như thế vài lần, đồng chí đó để nguyên trạng. Hai người ở với nhau được một tháng th́ tổ chức lại điều chị Duy đi làm công việc khác. Khi Thuận và Duy gặp nhau, Thuận hóm hỉnh hỏi: "Thế nào, có mang chưa mi?". Chị Duy nói: "Con khỉ, người ta sống với nhau với tư cách vợ chồng giả cơ mà". Và chị kể lại đầu đuôi sự t́nh cho chị Thuận nghe. Chị Thuận nói: "Trời ơi là trời, ngốc ạ, đó chính là đồng chí Nguyễn ái Quốc đấy!". Chị Duy chết lặng đi ...

Mấy chú tấm tắc khen: "Đồng chí Nguyễn ái Quốc cừ thật!".

Tôi hỏi mẹ: "Thế chị Thuận cũng ở Thượng Hải à?"

"Chị Lý Phương Thuận tức Lý Sâm lấy anh Hồ Tùng Mậu, đẻ được hai thằng con trai ở Thượng Hải. V́ phải hoạt động cách mạng, vả lại cũng không có kinh tế nuôi con, cuối cùng cả hai đứa phải cho người ta làm con nuôi...

           Năm 1930, anh Hồ Tùng Mậu bị bắt trong nước, chị Thuận không chờ được, bèn lấy anh Bùi Hải Thiệu. Khi đẻ đứa con gái đầu ḷng, chị đến ở nhờ pḥng chị Diệc Lan vài tháng, sau đó anh Bùi Hải Thiệu đón hai mẹ con đi nơi khác, đi đâu mẹ tôi không rơ. Thời kỳ chị tôi ở trường nuôi tằm vào khoảng đầu năm 1935, sau Tết âm lịch năm ất Hợi...”

           Lý Sâm chính là cô gái bé nhỏ được Hồ đem từ Xiêm sang Quảng Châu, sau trở thành một thiếu phụ bị bắt cùng với Tống Văn Sơ tức Hồ Chí Minh tại một hotel tại Hồng Kông lúc hai giờ sáng. Đó là cách “trồng người” của bác Hồ và dậy dỗ từ lúc còn thơ.

 

LÝ PHƯƠNG ĐỨC

           “...Một hôm có một người phụ nữ rất xinh đẹp mặc áo dài trắng, đi xăng-đan trắng, tay xách ví đầm trắng sang trọng, tay kia xách cái hộp bánh kẹo đến thăm gia đ́nh tôi. Mẹ tôi cùng người phụ nữ đó tay bắt mặt mừng. Tôi th́ mắt sáng lên, ḷng khấp khởi về quà bánh. Hai người nói chuyện rôm rả, rất lâu, nhưng chị không chịu ở lại ăn cơm tối với gia đ́nh, sau vài tiếng, chị đi ngay. Khi chị Diệc Lan về nhà, mẹ kể chuyện với chị tôi:

           "Chiều nay chị Lư Phương Đức đến chơi. Chị kể chuyện vừa từ Hồng Kông đến giải quyết một số việc rồi đi ngay. Chị âư vẫn đẹp như xưa. Chị Thuận kể chuyện với mẹ chị Đức rất yêu anh Lê Hồng Phong, theo đuổi anh ấy, nhưng anh ấy trốn tránh v́ không yêu chị. Đức đau khổ lắm... Chị kể chuyện với mẹ là sau khi chị bị bắt về nước, bị Pháp tra tấn dă man, cuối cùng v́ không t́m được chứng cớ, đành phải thả. Chị về Hồng Kông với anh ruột Ngô Chính Quốc. Cũng như Ngô Chính Quốc, chị bị tổ chức Đảng nghi ngờ, xa lánh. Nay chị lấy một người Trung Quốc làm cùng công sở. Chị tâm sự với mẹ đă có một đứa con trai hơn một tuổi. Hai người rất yêu nhau, nhưng anh Ngô Chính Quốc bắt chị ly dị với chồng, để lấy Đặng Xuân Thanh, người mà chị không hề yêu thương".

           Chú Đặng Xuân Thanh từng ở tầng hai nhà bố mẹ tôi tại Tam Sơn Lư. Chú là con người ít nói, hầu như không quan hệ với bất cứ ai trong các chú ở tầng một. Mẹ tôi kể: "Chú Hoa, chú Thược và chú Thanh vốn từng quen biết nhau ở Thái Lan. Không hiểu v́ lư do ǵ, các chú ấy rất ghét nhau, do đó ở cùng nhà mà hoàn toàn không nói chuyện với nhau". Mẹ bảo: "Chú Lư Quang Hoa (Hoàng Văn Hoan) nói chú Thanh là đặc vụ của Quốc dân đảng Trung Quốc".

           Mẹ nói nếu quả thật như vậy th́ các chú kia và chú Hoa tất đă bị bắt, và gia đ́nh ḿnh cũng sẽ tan nát, chẳng thể sống yên. Chú Thanh th́ chê các chú kia lười biếng, chẳng chịu học hành, không chịu làm việc... Chú Thanh rất quư trọng cha mẹ tôi. Chú Thanh ở nhà tôi khoảng một năm, từ khoảng tháng 8 năm 1934 đến tháng 8 năm 1935. Mẹ nói v́ chú không chịu đựng được các chú Hoa, Thược... nên bỏ đi ở nơi khác. Sau đó, hầu như chú không quay về thăm gia đ́nh tôi lần nào.

           Sau chị Lư Phương Đức, khoảng tháng 7 năm 1937, có một người đàn ông cao lớn, đẹp trai, mặc bộ comple trắng, đội mũ trắng và đi giày da trắng cũng từ Hồng Kông đến thăm gia đ́nh tôi. Ông cũng mang mấy hộp bánh kẹo sang trọng, khiến tôi lại xốn xang trong ḷng. Sau khi người đàn ông ấy đi khỏi, mẹ kể chuyện đó là Ngô Chính Quốc, đến Nam Kinh sắp xếp hôn nhân cho em gái, v́ ông không muốn em gái ḿnh lấy người Trung Quốc. Tất nhiên cuộc viếng thăm của hai anh em rơi vào những buổi cha tôi đi làm, do đó ông không gặp họ. Các chú trong nhà ở nhà dưới cũng không hay biết ǵ. Và mẹ tôi cũng không kể chuyện cho các chú ấy nghe. Cũng là đi cứu nước, mỗi người mỗi số phận, nhưng có một điều là hễ ai từng bị Pháp bắt rồi thả, Đảng sẽ xa rời họ, dù ḷng họ vẫn kiên trinh, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, điển h́nh là chị Lư Phương Đức.

Tôi c̣n nhớ, khoảng thập kỷ bảy mươi, bà Lư Phương Đức đem hai người con về nước... Sau đó, trong một lần đến thăm ông Hoàng Văn Hoan (Lư Quang Hoa), tôi hoan hỉ báo tin, những tưởng ông ấy sẽ hài ḷng:

-Chú ơi, chị Lư Phương Đức về nước rồi...

-"ừm ... bà ấy là người xấu lắm!" .

Tôi giật ḿnh im lặng, cũng không dám hỏi thêm.

Bà Đức chết trong đau khổ và sự nghi kỵ tày trời của những năm tám mươi. Măi gần đây, năm 2007,  Lư Phương Đức mới chính thức được minh oan...”lãm
TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CÁC CÁN BỘ CS

           “...Mẹ chê một số đồng chí ở trong nhà là tŕnh độ văn hóa thấp nhưng lười đọc sách báo, không có chí tiến thủ, vô công rồi nghề, chuyên nói xấu nhau...

Thực ra không ít trong số những người ở nhà tôi, do tŕnh độ văn hóa thấp, nhận thức c̣n nhiều hạn chế, nhưng lại chờ thời cơ đi Liên Xô học chính trị. Thời kỳ sau 1934 - 1935, Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn, không tạo được điều kiện cho các đồng chí Việt Nam sang Liên Xô học. Số người này cũng không về nước hoạt động. ở lại Trung Quốc, họ không có tŕnh độ ǵ, cho nên cha tôi cũng không kiếm được việc làm cho họ. Mặt khác, họ cũng sống theo kiểu buông xuôi và chờ đợi... Tôi nhớ có anh Văn người Lào, anh hiền lành, văn hóa thấp, tiếp thu chậm, Lư Quang Hoa giúp anh học quốc ngữ (đa số những người ở nhà tôi không đọc được sách báo Trung Quốc), học một số kiến thức chính trị... Anh Văn cùng anh Giai, Đức, Thược (Đặng Văn Cáp sau này) giúp mẹ tôi làm việc nhà, cùng mẹ tôi đi chợ búa, nấu nướng hàng ngày. Một số khác như Lư Quang Hoa, Đỗ Đăng Tŕnh, Hải (Phi Vân, Nguyễn Hữu Căn), Đông A (Trần Quốc Tuấn) v.v... lau dọn nhà cửa. Chú Quốc Trụ cũng thuộc loại văn hóa thấp, chú đi làm nghề cắt tóc kiếm tiền. Lê Tân Dân (Lê Thiết Hùng) lúc đầu là Ban trưởng (trung đội trưởng) về sau lên Liên trưởng (Đại đội trưởng) ở Binh đoàn cơ giới (Trung Quốc gọi là Khí xa binh đoàn). Khi lấy chị tôi hè 1937, anh là Liên phó (đại đội phó). Thời kỳ ở Lăo Hà Khẩu là Dinh phó (Tiểu đoàn phó, có lẽ v́ là người ngoại quốc, họ chỉ cho giữ chức phó). Lư Quang Hoa viết chữ đẹp đến năm 1938 là chuẩn úy văn thư trong quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc. Sau này tôi phỏng đoán mẹ tôi gây chuyện với nhiều đồng chí cộng sản. Họ ở nhờ cũng là điều bất đắc dĩ, ngoài mặt họ tỏ ra vui vẻ, trong bụng hết sức không bằng ḷng mẹ tôi...”

 Thật ra bà Khôn Duy rất khó đối xử với hoàn cảnh, nhà với lương của chồng thì cũng chỉ ăn mặc dư dả chút ít, nay phải nuôi ăn ở dầm dề cả năm cả tháng cả hàng tá cán bộ cộng sản trong khi con gái lớn không thể học đại học vì không có tiền rồi phải ra làm thợ nuôi tằm rất cực khổ nhất là khi tằm ăn dỗi phải thức suốt đêm, còn con gái út muốn học đàn piano cũng không có cơ hội, tất nhiên phải thương con hơn các đồng chí của chồng cũng là lẽ thường tình.Khi ông Lãm biết chuyện bà Lãm đối xử có vẻ không tốt đẹp với cán bộ cộng sản, ông rất bực tức, có khi còn có hanh động vũ phu với vợ nữa.

ĐI THĂM NGUYỄN ÁI QUỐC SAU KHI QUỐC ĐƯỢC THA

           “...Mẹ con tôi phải ngồi bệt, gà gật trên sàn xe lửa đi Liễu Châu. Đến nơi, trời đă rạng sáng. Chúng tôi ngồi xe kéo đến trụ sở Việt Cách của Nguyễn Hải Thần, khi mọi người ở đây đang ăn sáng ở nhà ăn. Hai mẹ con tôi được đưa vào một pḥng khách rộng để chờ. Một lúc sau chúng tôi thấy có nhiều người bước vào pḥng khách. Tôi giương to mắt, đầu óc căng thẳng nh́n mọi người nhưng không nh́n ra ai có dáng vẻ như mẹ tôi đă kể với tôi nhiều lần. Đang đứng ngơ ngác giữa mọi người bỗng thấy một cánh tay kéo tôi và đặt tôi ngồi trên đùi người đó. Ngoảnh lại tôi thấy đó là một ông cụ có cḥm râu cằm thưa thớt hoa râm. Thần thái cụ như thoát tục. Tôi nghĩ ngay: cụ Nguyễn Ái Quốc đây rồi. Khi đó cậu ruột tôi (Ngô Chính Học) ngồi cạnh ông cụ đùa một câu: "Một sợi râu, một xâu bánh, ṿi bánh Cụ Hồ đi". Tôi cười bẽn lẽn.

           Hai mẹ con tôi được bố trí ở một pḥng nhỏ ở tầng hai. Thường buổi trưa khi mọi người đă nghỉ, mẹ con tôi sang pḥng của anh Nguyễn Thanh Đồng chơi. Đó là căn pḥng cũng ở tầng hai, có một giường đơn, một bàn làm việc và dăm chiếc ghế tựa. Có hôm ông cụ ở lại đó và tṛ chuyện với hai mẹ con chúng tôi. Khi đă gần gũi, thân t́nh th́ tính ṭ ṃ nghịch ngợm của trẻ con trong tôi như được dịp bùng phát. Tôi bắt ông cụ dạy tôi chào hỏi bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga. Rồi tôi bắt ông cụ dạy tôi nhảy quốc tế vũ. V́ không có nhạc đệm nên một già một trẻ cầm tay nhau đi theo nhịp 1, 2, 3 hoặc 1, 2, 3, 4... Được một lúc tôi chán lại ṿi ông cụ dạy tôi múa Thái cực quyền. Ông cụ múa rất dẻo, nhiều tư thế rất khó bắt chước. Rồi tôi lại chán, không múa vơ theo cụ nữa. Ông cụ cười hiền hậu, xoa đầu, rồi ôm tôi vào ḷng. Cụ hỏi: "Lớn lên cháu thích làm ǵ?". Tôi trả lời: "Cháu thích học nhạc. Thế có được không hả cụ?". Cụ cười tủm tỉm: "Chú thấy học nghề ǵ cũng được, miễn là yêu nước, lấy nghề đó phục vụ nhân dân". Cụ c̣n kể cho tôi biết là: Trong âm nhạc thế giới có nhạc sĩ vĩ đại nhưng hai mắt lại mù ḷa; lại có nhạc sĩ hai tai bị điếc, nhưng hai nhạc sĩ đó đều vĩ đại. Sáng tác của họ đều ca ngợi tinh thần anh hùng của nhân dân lao động...

Tôi ṭ ṃ hỏi: “Tại sao cụ xưng chú với cháu?”. ông cụ trả lời giản dị: “Có ǵ đâu. V́ chú ít tuổi hơn thày cháu”.

           Mẹ và tôi ở lại Liễu Châu khoảng một tuần. Tối tối mẹ thường đưa tôi đi thăm những người quen. Một hôm Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần và cậu ruột tôi hẹn mẹ tôi đi chơi. Mẹ tôi hỏi ư kiến ông cụ. Ông cụ chỉ nói: "Đi như vậy xem có lợi ích ǵ không?". Mẹ tôi hiểu ư nên cáo ốm và cho tôi đi theo họ. Đó là cuộc đi chơi hết sức miễn cưỡng với một đứa trẻ như tôi. Trong một quán trà tôi ngồi đối diện với ông Nguyễn Hải Thần, bên trái tôi là ông Trương Bội Công, bên phải là cậu ruột tôi. Mọi người tán gẫu, tôi th́ ngoảnh mặt nh́n phố xá và người qua lại cho đỡ buồn.

            Tôi bỗng nghe ông Nguyễn Hải Thần nói: "Này các ông, tôi nghi Hồ Chí Minh là Nguyễn ái Quốc. Các ông nghĩ sao?". Khi nghe họ nhắc đến tên ông cụ, thần kinh tôi bỗng căng thẳng. Tôi dỏng tai nghe câu chuyện của ba vị, nhưng mặt vẫn làm như nh́n ra ngoài phố. Khi đó Trương Bội Công nói: "ừ, tôi cũng nghi lắm, Trần Báo thấy thế nào? Cậu từng hoạt động ở Xiêm, có gặp Thầu Chín - Nguyễn Ái Quốc, vậy đây có phải Nguyễn Ái Quốc không?". Nguyễn Hải Thần chen vào: "Hầy lơ, hầy lơ. Cậu xem gương mặt Hồ Chí Minh giống Nguyễn ái Quốc không?". Cậu tôi trả lời ngay là không phải bởi gương mặt hai người này hoàn toàn khác nhau. Rồi câu chuyện giữa ba người chuyển sang đề tài khác. Tôi không quan tâm tới những chuyện của họ nữa, mà chỉ thấy trong ḷng vô cùng mừng rỡ, bởi cho đến lúc này, cậu tôi (Trần Báo - Ngô Chính Học) vẫn bị những người như Lư Quang Hoa (Hoàng Văn Hoan) cho là phản Đảng. Về nhà tôi kể lại cho mẹ nghe, mẹ nói: "Cậu con biết rơ mặt ông Nguyễn Ái Quốc mà trả lời như vậy chứng tỏ cậu con không thể là kẻ phản lại lư tưởng...". Sau đó mẹ tôi đă kể lại câu chuyện này với anh Nguyễn Thanh Đồng.

           Trong hồi kư “Nhật kư một chặng đường”, nhà cách mạng lăo thành Lê Tùng Sơn cũng nhận xét rằng Trần Báo nằm trong số những ai biết Hồ Chí Minh “từ thời kỳ Bác ở Quảng Châu và trường Hoàng Phố, nhưng không ai nói ra Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc”. Tuy nhiên trong hồi ký của Hoàng Văn Hoan thì Hoan bảo Trần Báo đã báo cho Trung Hoa Quốc Dân Đảng Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

           Khi hai mẹ con tôi tới Liễu Châu t́m gặp Cụ Hồ, cậu tôi là Trần Báo cũng ở đó. Mọi người có ư nghi Trần Báo phản bội, v́ thấy cậu tôi thời kỳ này giao du và lập đảng với Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công. Mẹ tôi hay mắng cậu tôi là làm ô danh gia đ́nh. Cậu tôi trả lời: “Khổ quá, chị chẳng hiểu ǵ cả (?). Dù sao, cậu tôi đă không để cho Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công xác định được Hồ Chí Minh chính là Nguyễn ái Quốc. Trước đó, năm 1938, cậu tôi đă liên hệ với đại diện Đảng Cộng sản Trung quốc cho chị tôi và ông Cao Hồng Lănh đi học ở khu căn cứ Xô viết Thiểm Bắc...”

ĂN CƠM QUỐC GIA, THỜ MA CỘNG SẢN

“...Cha tôi phải thu dọn cơ quan Tổng Hành dinh Quốc dân Đảng từ Nam Kinh lên Trùng Khánh, công việc hết sức bề bộn và bận rộn, phần v́ Nhật đêm ngày bắn phá thành phố Nam Kinh, tinh thần bị mệt mỏi ức chế, phần v́ suy nghĩ về cách đối xử của Quốc dân đảng Trung Quốc gần đây đă lộ ra điều ǵ đó không b́nh thường...

1- Cha tôi hẳn đă chủ yếu tư duy về mặt quân sự khi viết "Bức thư hiến kế" cổ động sự hợp tác của Quốc Dân Đảng với Cộng Sản. Bức thư đă bộc lộ tư tưởng “đồng sàng dị mộng” với bọn Tưởng. Tôi cho rằng những năm 1930 - 1933, khi Quốc dân đảng Trung Quốc nghi Lê Quốc Vọng tức Lê Thiết Hùng làm gián điệp cho cộng sản, anh lại là người thân thích với cha tôi, tất nhiên họ cũng đặt dấu hỏi về cha tôi. Nhưng v́ không t́m được chứng cớ, họ đành để yên.

2- Nhiều lần Quốc dân đảng Trung Quốc t́nh nghi những hoạt động của cha tôi và những người Việt Nam được ông bảo trợ có liên quan đến cộng sản, cho nên năm 1936, tuy họ cho thành lập Hội Việt Minh song không trợ cấp một khoản kinh phí nào để ông hoạt động. Hơn nữa, bọn Nghiêm Kế Tổ chắc có báo cáo ǵ đó với Quốc dân đảng Trung Quốc (tham khảo hồi kư Lê Tân Dân, đoạn gặp Nghiêm Kế Tổ) và bọn Quốc dân đảng Việt Nam t́m cách phá sự hoạt động của Việt Minh (Cao Hồng Lĩnh kể với tôi). Do đó cuối cùng tổ chức Việt Minh không hoạt động ǵ đáng kể, c̣n báo Việt Thanh ra được hai kỳ th́ đ́nh bản.

3- Hiến kế thư của ông kêu gọi đoàn kết mọi đảng phái yêu nước chống Nhật, hàm ư đoàn kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (tất không hợp với quan điểm của Tưởng). Qua đó, hẳn Tưởng nhận thấy xu hướng tư tưởng của cha tôi khác với họ.

4- Khi một số đồng liêu khuyên cha tôi vào Quốc dân đảng Trung Quốc, thấy cha tôi từ chối khéo, chắc họ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của cha tôi.

Bốn điều trên dẫn đến khi Tổng hành dinh của Quốc dân đảng Trung Quốc dời về Trùng Khánh, họ loại cha tôi ra.

Cha tôi về quân khu Trường Sa do Trương Trị Trung làm Tư lệnh. Ở đó, họ để cha tôi ngồi lĩnh lương, không giao công việc ǵ quan trọng. Sức khỏe của ông ngày càng kém, cho nên ông cũng buông xuôi. Ông nghĩ những ǵ đáng làm - tham gia cách mạng phản phong phản đế ở Trung Quốc dưới sự lănh đạo của Tôn Trung Sơn th́ ông đă làm; Viết những luận văn quân sự, tham mưu một số công việc tác chiến ở Bộ Tổng tham mưu Nam Kinh mà không gây hại cho việc chống quân phiệt, ông cũng đă làm. Ngoài ra những việc vận chuyển, cung cấp khí tài quân sự do trên chỉ đạo, ông buộc phải làm (nhưng chắc ông cũng có phần an tâm v́ đă kịp chuyển những tin mật này cho Đảng cộng sản Trung Quốc); những việc làm cho cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam, ông cũng làm đầy đủ. Tự xét ḿnh không xu thời, không hám danh lợi nịnh bợ bọn đồng liêu, cấp trên... ông thấy ḿnh không có điều ǵ phải hổ thẹn với ḿnh, với anh em đồng chí. Tuy ngoài Đảng, ḷng ông khi nào cũng nghĩ về các đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Phùng Chí Kiên... nghĩ đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng cộng sản Đông Dương lănh đạo mới thành công. Ông nhấn mạnh đại đoàn kết, phát huy mọi lực lượng trong nước... Cho nên có thể nói "Bản hiến kế thư" của ông viết cho Tưởng Giới Thạch là suy nghĩ, là tâm tư, nguyện vọng của ông đối với đất nước ḿnh

           Ông chủ trương đoàn kết rộng răi để tranh thủ mọi khả năng cứu nước. Tuy nhiên ông chẳng hề hồ đồ chút nào. Ví dụ ông nói: "Nguyễn Hải Thần có tinh thần yêu nước, cũng là thế hệ Đông Du. Sau này cụ Phan mất, bầy tôi như rắn mất đầu, nên Thần cũng đành lấy vợ Trung Quốc, và v́ sinh kế phải đi làm thầy bói. Nhưng nếu có dịp hoạt động, ông ta cũng sốt sắng, chỉ có mỗi tính tham lợi nhỏ, ngại cộng sản. Tôi mời ông ta tham gia "Việt Minh" chỉ có lợi cho chúng ta, không nên ngại. Đă gọi là "Việt Nam độc lập đồng minh hội", càng nhiều phe, đảng, càng là lá chắn tốt cho chúng ta, bọn Tưởng sẽ bớt nghi ngờ sự hoạt động của chúng ta...”

BÀ HỒ HỌC LÃM VÀ HAI CON HỒI HƯƠNG

           Sau cách mạng tháng 8.1945, nguồn tin đảng nói Hồ Chủ tịch cử người đi đón bà Khôn Duy và hai con gái đưa về nước. Theo Mộ La kể:

           “...Lúc đó mẹ tôi mới biết anh Cấn Hào đă thương lượng xong với Trung Hoa Quốc dân đảng về việc tập hợp Hải ngoại quân, tức là lính khố xanh, khố đỏ lại để đưa họ về nước. Những người lính khố xanh, khố đỏ này thuộc lực lượng quân đội Pháp đóng ở các tô giới Pháp ở Thượng Hải, Thiên Tân. Ba mẹ con tôi cùng đi với họ từ bến tàu thủy Thượng Hải về Hải Pḥng. Đó là ngày 20.6.1946...”

           Khi về đến quê tại Nghệ An, bà Khôn Duy tham gia công tác ở địa phương cùng con gái Diệc Lan, vợ của Lê Thiết Hùng, sau này Diệc Lan mất, bà ra Hà Nội công tác ở Báo Nhân Dân, và ở với Hồ Mộ La là em của Diệc Lan

           Theo lời những người tới lui nhà bà Lãm thì cuộc sống của bà rất là bi thảm, căn hộ cấp cho bà chỉ kê đủ hai cái giường, không có cả một cái bàn, bếp và nhà vệ sinh đều thuộc dạng tập thể , sống nhờ con gái Mộ La tuy Mộ La với chồng con sống đã chật vật lắm rồi. Chồng của Mộ La là hoạ sĩ Đặng Đức Sinh nghèo tới không có tiền để mua các học cụ để vẽ tranh nữa, lại thường bị mẹ vợ chê trách nên phải sống riêng trong một cái phòng chỉ kê vưà đủ một cái giường.

           Công ơn của ông Lãm đối với Hồ Chí Minh thì quá lớn, có thể nói không nhờ ông Lãm thì Hồ sẽ gặp khó khăn cả trăm lần hơn trong cuộc vận động tại Trung quốc và cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Năm 1980, bà Hồ Học Lăm từ trần, trong cảnh vừa túng bấn vừa buồn đau vì mất cả mộ chồng lẫn mộ con gái lớn

           Bà Lãm mất đi, nhà chỉ c̣n Mộ La với hai con, v́ sau đó, chồng Mộ La là họa sỹ Đặng Đức Sinh cũng ra đi vì tai biến mạch máu não sau khi bị tê liệt cả mấy năm trời. Mộ La nghèo lắm, rất nghèo giống như rất nhiều nghệ sĩ cách mạng khác.  Nhà cửa chật chội, bàn ghế tiếp khách cũng chẳng có… Đức Sinh là họa sỹ, mà cũng chẳng mấy khi có tiền mua toan, mua màu để vẽ. Mộ La khi đi học nước ngoài, thương chồng, phải nhịn ăn nhịn mặc để mua sơn, mua màu gửi về cho chồng vẽ.

HỒ MỘ LA TẠI VIỆT NAM

           Trong hồi ký, Mộ La kể:

           “...Tôi sinh ra, lớn lên và học hành từ nhỏ ở Trung Quốc nên khi về nước tôi mới học Quốc ngữ. Nhờ nhà thơ Chế Lan Viên dạy mà tôi mới biết viết câu văn tiếng Việt. Đó là thời gian khoảng 1948 - 1949. Biết được điểm yếu này nên anh Hồ Tùng Mậu (người anh con chú tôi) xin cho tôi học trường Văn hóa Hoàng Hữu Nam ở Nghệ An. Tại trường này tôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản.

           Đầu năm 1947, tôi tham gia đội tuyên truyền kháng chiến Liên khu IV. Việc làm là các hoạt động văn nghệ, hát ḥ, diễn thuyết chủ yếu cho Hoa kiều ở Thanh – Nghệ – Tĩnh, để động viên họ tham gia kháng chiến. Sau đó tôi được chuyển vào hoạt động ở nội thành Huế, rồi Quảng Trị, Thừa Thiên … làm nhiệm vụ động viên thương binh, bộ đội, và nhân dân kháng chiến chống Pháp. Nhiều đêm bí mật vượt qua đồn bốt của Pháp để vào sâu vùng địch …

            Một năm sau, tôi lại được điều ra công tác ở Công an khu IV. Tại đây, tôi quen và yêu họa sĩ Đặng Đức Sinh, người chồng của tôi và là cha của các con tôi sau này.

Rồi tôi lại được chuyển sang Khu ủy khu IV, dạy lớp đào tạo phiên dịch tiếng Trung 6 tháng. Cùng dạy với tôi ở lớp này có anh Nguyễn Tài Cẩn. Chúng tôi cùng soạn giáo án, dạy phát âm.

           Rồi cả lớp học được lệnh chuyển ra Việt Bắc...”

 Mộ La lúc này đã trở thành diễn viên của Đoàn ca múa quân đội, cho đến nay mọi người vẫn chưa quên giọng lĩnh xướng của Mộ La trong bản hợp xướng Sóng Cửa Tùng nổi tiếng, và sau đó Mộ La được đưa đi tu nghiệp ở nước ngoài để trở về làm  giảng viên thanh nhạc của trường nghệ thuật quân đội và của Nhạc viện Hà Nội.

           Mộ La kể lại với một phóng viên:

           “...Chúng tôi đă từng được ngồi ăn cơm với Bác Hồ tại Volưnxki- đatra ở phía Tây ngoại ô Matxcơva .Ngày đó, dịp Đại hội XXII Đảng Cộng sản Liên Xô tiếp Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân quốc tế, Bác phải làm việc nhiều, căng thẳng kéo dài, do nhiều đảng đề nghị Người dùng uy tín lớn lao và kinh nghiệm phong phú làm chỗ dựa ḥa giải để các bên xích lại gần nhau. Ông Vũ Kỳ đi phục vụ Bác hồi đó từng viết Người hết sức lo lắng cho khối đoàn kết trong phe xă hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới.

           Những ngày nghỉ hiếm hoi của Bác, ông Vũ Kỳ thường cho gọi mấy cháu gái đang học ở đây như Mộ La vào ăn cơm cho Bác vui. Các bạn Hồng Anh (con gái Võ Nguyên Giáp với Quang Thái), Châu, Nga… vào bàn ăn, cô nào cũng muốn được ngồi bên Bác, được gắp thức ăn cho Bác - ngon nhất là nem rán, cá kho… do nhà bếp Đại sứ quán nấu thêm rất hợp khẩu vị đưa vào.

Bác bảo: - Bác nhận rồi. Spaxibơ Balsôie! (cảm ơn nhiều). Mọi người cười vui. Bác giơ tay ra hiệu: Trise! (Yên lặng chút). Lại cười rộ. Bác bảo: Nhưng “lộc bất tận hưởng”. Bây giờ “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Lại cười vang, vỗ tay trong khi Bác đứng lên gắp vào bát mỗi người một cái nem.

           Cháu nào ngồi cạnh Bác, thành lệ, được giữ hộp thuốc lá của Bác, định giờ đưa Bác một điếu. Có cô thích quá, đưa Bác trước giờ hẹn, Bác phê b́nh: - Phạm kỷ luật “nhà kho” đấy! Giữ hộp thuốc là để Bác hạn chế hút. Cháu định rủ Bác “ṭng phạm” à? Bác cháu lại có trận cười phá lên...

          

           Mộ La người nhỏ nhắn, dáng nhanh nhẹn, rất mẫn tuệ, nhớ nhiều, cách nói khúc triết, mạch lạc, đúng nghề nhà giáo. Hỏi về thân phụ, bà mong và hẹn có dịp được nói rơ hơn, đúng hơn về cha ḿnh và Bác Hồ với mối quan hệ buổi mở đầu một thời kỳ lịch sử quan trọng. Theo bà tóm lược:

           “...Cha bà theo cụ Phan Bội Châu sang Nhật trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục từ năm 1906. Đông Du thất bại, cụ Phan giới thiệu cha vào học trường Sĩ quan Bảo Định - Hà Nam, cùng khóa với Tưởng Giới Thạch.

           Tham gia cuộc cách mạng Tân Hợi – 1911 do Tôn Trung Sơn lănh tụ Quốc dân Đảng lănh đạo. Cha có công giải cứu cho đơn vị của Tưởng Giới Thạch thoát khỏi ṿng vây của bọn quân phiệt Bắc Dương do Anh, Mỹ, Pháp đỡ đầu với mưu đồ phục hồi chế độ quân chủ.

           Sau ngày Tổng thống Tôn Trung Sơn qua đời (1925), Tưởng Giới Thạch làm binh biến (1927) thay đổi đường lối chính trị, cha vẫn được nể trọng, được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại Nam Kinh – Giang Tô. Gia đ́nh vẫn là điểm hẹn, nơi nuôi dưỡng anh em ăn ở như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trịnh Đông Hải…, sau đó là Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên… Và, cũng là nơi cung cấp tin tức mỗi khi người của ta bị bắt hoặc bị đe dọa đến tính mạng.

           Năm 1936 cha bà đứng ra xin phép lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (tên tắt Việt Minh Hội) để có danh nghĩa hợp pháp đoàn kết các lực lượng yêu nước trong kiều bào; một mặt cũng là để phân rơ thái độ, chính kiến một số người như Nguyễn Hải Thần, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Vi Đăng Tường v.v… (rồi, như đă biết, năm 1941, Bác Hồ thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, cũng gọi tắt là Việt Minh, nhưng là “Mặt trận” dưới sự lănh đạo của Đảng).

           Cha bà cũng đứng tên mở văn pḥng đại diện Việt kiều, làm Chủ nhiệm cơ quan Biện sự sứ tại Quế Lâm, Phó chủ nhiệm là Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng).

           Cha bà bị suy tim, hen suyễn nặng, mất ngày 12-4-1943...”

BÁC LÀ THẦN TƯỢNG ANH HÙNG  

           Bà Mộ La kể tiếp:

           “...Khi bác Hồ bị bắt giam tại Quảng Tây, Mộ La tuổi Ngọ – Canh Ngọ, đă 13 tuổi, độ tuổi con gái sống trong gia đ́nh nền nếp cách mạng, yêu nước đă sớm nhạy cảm với công việc của người lớn, mặc dù không ai muốn cho cô biết việc ḿnh làm. Chỉ riêng chị Diệc Lan ít lần thổ lộ với em về sự kính phục, ngưỡng mộ của ḿnh đối với lănh tụ Nguyễn Ái Quốc – Lư Thụy. Lần này, Mộ La nằng nặc đ̣i cha, mẹ, chị cho phép ḿnh cùng tham gia việc đi t́m lănh tụ lúc đó bị mất tích vì bị THQDĐ giam tại Quảng Tây

           Một năm sau có tin lănh tụ đă được tha ở Liễu Châu.     Ba mẹ con bà Khôn Duy lặn lội đến Liễu Châu gặp Bác, thấy bác làm việc công khai, rất được trọng vọng, mẹ con đă đoán ra được mấy phần.

           Mộ La để ư có lần thấy lănh tụ mặc chiếc quần tây rách một chỗ, lần gặp sau cô đem theo kim chỉ đ̣i bằng được, lănh tụ cho mạng lại, mấy mũi kim thôi. Người khen cô cháu gái khéo tay và bảo sẽ “trả công” bằng “đổi công”: sẽ dạy quốc tế vũ, thái cực quyền cho cháu…

           Hôm chia tay rời Liễu Châu, Bác đưa cho Mộ La 200 quan kim, bảo để tự mua bộ quần áo mới cho vừa ư. Cô gái không nhận, đưa mắt hỏi mẹ, mẹ bảo: “Cụ cho, con nhận, cảm ơn cụ đi!”.

BÁC CÓ TRÍ NHỚ TUYỆT VỜI

           Bà Mộ La tiếp tục kể:

            Bác có trí nhớ tuyệt vời, ḿnh không thể tưởng tượng. Người nhớ hẳn v́ sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt, rất t́nh người. Một lần, khi bà đang học tại Nhạc viện Traikôvxki ở Matxcơva (1961-1966), được đến thăm Bác, Người nhận xét vui:

 - Hồi ni cháu ăn diện đồ tây nom to nậy hề? Mới đó, cháu viết thư gọi Bác là “Minh thúc”. Bác cười, nói vui: - Lại “mới” nữa, cách nay độ 30 năm, lần đầu gặp cháu c̣n mặc quần thủng đít…

           Mộ La tức cười, mạnh dạn giải thích: - Thưa Bác năm 1943, ba mẹ con cháu đến Liễu Châu t́m Bác, cháu đă hỏi Bác: Tại sao cụ lại xưng chú với cháu? Bác bảo v́ chú ít tuổi hơn thày cháu. Thế là sau đó về nhà, cháu nhớ quá viết thư tiếng Trung gọi “Minh thúc”. Vả lại, ngày đó cháu chỉ nghĩ Bác là người trong gia đ́nh, chú của cháu. Nay th́ khác, Bác là Bác Hồ của mọi người, cả trong nước và trên thế giới.

           Bác chăm chú nghe, gật gật đầu cười:

 - Cô sinh viên trường nhạc lư luận… khá lắm! C̣n “bài bản” chi nữa nào?

Cả hai Bác cháu cùng cười. Mộ La trấn tĩnh lại nói tiếp:

 - Dạ, thưa Bác, cháu xin mạn phép: Bác quên rồi. Khi Bác cháu ở Liễu Châu, cháu đă 13 tuổi, sao lại là mặc quần thủng đít?

- Ấy, ấy… Hẳn cháu không phải không nhớ mà có thể chưa biết. Hồi nớ cháu mới lên hai, bà nhà bế theo lên Thượng Hải dự Hội nghị Mặt trận phản đế toàn Trung Hoa…
- Trời đất ơi, chuyện nhỏ đă qua 30 năm, Bác nhớ từng chi tiết!

LÁ THƯ BÁU VẬT

           “ Cháu Mộ La.

Đă nhận được thư cháu, Chú cảm ơn. Biết cháu to nậy, mạnh khỏe, tiến bộ, chú mầng. Nhưng cháu viết hơi “văn nghệ” quá, Chú ngại. Ví dụ: Răng không kêu chú là chú Minh, lại kêu bằng “Minh thúc”. Tiếng ta có, th́ nên zùng tiếng ta, như rứa phổ thông hơn, phải không cháu?

           Hôn cháu

           Chú Minh

Nhà giáo Mộ La gọi đây là thư Bác Hồ, vật báu của gia đ́nh, tự tay Người gơ máy chữ trên tấm giấy dó nhỏ sản xuất thời chống Pháp, được ép nilon, đựng trong cái túi riêng, nay mới công bố.

CHÚ GIẢI:

- Thường thì bác có bận là bận ban ngày thôi chứ mà bác còn than buồn, thế là thủ hạ phải tìm các cháu gái tới chơi với bác, ban đêm bác cô đơn một mình tất phải buồn hơn, chẳng lẽ chẳng cháu nào thương bác sao? Có tác giả nói chính Mộ La là người gần gũi với bác nhất suốt thời gian bác họp hành tại Moskva, cùng đi ăn, đi chơi với bác. Sau này về nước Mộ La còn được vào thăm bác bất cứ lúc nào không cần phép của thư ký hay cận vệ của bác vì bác bảo với mọi người: tình của bác với Mộ La như tình chú cháu.

-Nhiều tác giả kể bà Lãm và gia đình khi ra Hà Nội ở bị đối xử rất tàn tệ, cả gia đình ba thế hệ chỉ được cấp một cái phòng nhỏ kê vừa đủ hai cái giường ngủ, bếp và nhà tắm và vệ sinh thì thuộc diện tập thể, thường chịu cảnh đói rét. Mọi người có ý chê đảng vô ơn vì công ông Lãm đối với ông Hồ có thể coi như đệ nhất công thần, thành lập Việt Minh Hội với biện sự sứ để cộng sản được hoạt động công khai, di chuyển tự do, còn cung cấp tất cả các tin tức quan trọng của Trung Hoa và Đồng Minh, xin được mở các lớp huấn luyện và võ trang cho cán bộ Việt Minh thế mà vợ con ông bị đối xử tệ bạc như vậy. Trong cuối hồi ký Mộ La cũng tỏ vẻ oán hờn đảng CSVN hầu như không kể tới công ơn của cha bà đã hết lòng vì nước, vì đảng CS tuy ông không phải là đảng viên.

-Hồ Học Lãm tuy làm sĩ quan, hàm đại tá, trong bộ Tham mưu Quân đội Quốc gia nhưng đã thông báo cho Hồng quân những tin tức quân sự quan trọng. Cả ba lần quân đội THQG tấn công vào sào huyệt CSTQ thì kế hoạch hành quân đã bị Lãm qua Thiết Hùng trao cho đảng CSTQ. Hành động của Lãm đúng là một loại ăn cơm quốc gia – Trung hoa Dân quốc – thờ ma cộng sản – CSTQ.

-Thiết Hùng được phong thiếu tướng ngay đợt phong hàm đầu tiên song tới khi chết vẫn chỉ là thiếu tướng vì trước đã là sĩ quan trong quân đội quốc gia Trung Hoa, hàm đại tá. Thiết Hùng là tư lệnh khu IV trước Nguyễn Sơn sau vì tội tham nhũng tại đây bị bãi chức và từ đó không được chỉ huy trực tiếp quân đội nữa.

Thiết Hùng tái hôn sau khi Hồ Diệc Lan chết tại Nghệ An rồi để mất mộ Diệc Lan luôn vì sợ bị vợ sau ghen theo lời Hồ Mộ La. Hồ Mộ La kể sau nhờ phép ngoại cảm, gọi hồn mới tìm thấy mộ của chị.

-Theo Mộ La khi Lý Sâm tức Lý Phương Thuận ngủ với Lý Thụy tại Hong Kong thì Thuận đang là vợ của Hồ Tùng Mậu, cánh tay phải của Lý Thụy. Cũng theo Mộ La thì Hồ qủa đã ngủ với Minh Khai liền một tháng chứ không phải là giả thuyết nữa và ngay các đ/c của Hồ cũng phải khen là “ đ/c Nguyễn Ái Quốc cừ thật.”

-Truyện tình của bộ ba Nguyễn Ái Quốc, Minh Khai và Lê Hồng Phong còn được kể trong Ca Dao Thời thượng như sau:

            Bác Hồ đại trí,đại hiền

            Minh Khai chơi chán, gả liền Hồng Phong

            Minh Khai phận gái chữ Tòng

            Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

 

Chương 37 này tác giả Hoàng Xuân Thảo kể cho chúng ta về cuộc đời một số nhân vật sống chung quanh Hồ Chí Minh, giúp đỡ Hồ Chí Minh trong giai đoạn ông ta bôn ba bên Tầu vào đầu thập niên 40.

Trong đám người này có ông Hồ Học Lăm là một người đi ra ngoại quốc với phong trào Đông Du.

Trước khi đọc cuốn sách này của Hoàng Xuân Thảo th́ tôi không hề biết ông Hồ Học Lảm là ai cả.

Tôi không ngờ ông ta có đi học Trường Vơ Bị  bên Nhật cùng lớp với Tưởng Giới Thạch, sau đó phục vụ cùng với Tưởng Giới Thạch dưới quyền ông BS Tôn Dật Tiên, và mang chức Đại Tá.

Hết tất cả các người giúp đỡ Hồ Chí Minh bên Tầu phần lớn đều không được trọng dụng sau khi về nước, khi Hồ Chí Minh đă thành công và lập chính phủ tại Hà Nội rồi.

Vào đầu thập niên 60 khi con gái Hồ Học Lăm gặp lại Hồ Chí Minh tại Moskva và tối tối lại thăm bác th́ những ai biết nhu cầu sinh lư của Hồ Chí Minh th́ không lạ nếu cô ta giúp đỡ Bác giải quyết nhu cầu sinh lư trong thời gian đó.

Hầu hết các nhân vật được nói đến nhiều trong Chương 37 này th́ về sau tên tuổi đều mai một, không hề ai biết đến họ nữa.

 

 

Thư Bác gửi bà Hồ Mộ La

Thư Chú Minh gửi cháu Hồ Mộ La

 

                                                                        Hồ Mộ La

 

 

Hàng trước:Bà Lãm-Mộ La-Hồ Học Lãm (1933)

Hàng sau: Lê Thiết Hùng-Diệc Lan- Bùi Hải Thiệu

                      *38

BẮT PHONG TRẦN PHẢI PHONG TRẦN

NGUYỄN HẢI THẦN và VIỆT NAM CÁCH MẠNG ĐỒNG MINH HỘI

 

           Trong những người sớm hưởng ứng phong trào Đông du của Phan Bội Châu ta phải kể Nguyễn Hải Thần, người cùng với Hồ Học Lãm, sáng lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách) và là một đối thủ chính trị của Hồ Chí Minh.    Ông sinh trước Hồ một giáp, tên thật là Nguyễn Văn Thắng, bí danh Vũ Hải Thu, sinh quán phủ Thường Tín, Hà Đông, thuở nhỏ học chữ Hán, đậu Tú tài, rồi theo lời kêu gọi của Phan Bội Châu trong phong trào Đông du, sang Nhật hoạt động chống Pháp. Ông theo học trường Chấn Võ tại Tokyo rồi trường Võ bị Hoàng Phố tại Quảng Châu cùng với Tưởng Giới Thạch, nên sau được Tưởng đưa vào trường võ bị Hoàng Phố làm giảng viên về Chính trị.

           Khoảng năm 1912-13 ông trở về nước mưu sát toàn quyền Albert Sarraut nhân dịp y dự lễ xướng danh kỳ thi Hương nhưng không thành vì lựu đạn không nổ, nên lại trở về Trung quốc.

           Tháng 3.1915 ông lại cùng Phan Bội Châu, Hoàng Trọng Mậu mộ quân từ Quảng Tây về đánh đồn Tà Lùng, Cao Bằng nhưng thất bại.

           Năm 1936 ông được Hồ Học Lãm, đang làm sĩ quan trong quân đội Trung hoa mời lên Nam Kinh tham gia thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh. Ngoài việc Nguyễn Hải Thần có uy tín với kiều bào và với Trung hoa Dân quốc, Việt Minh được chính phủ Trung hoa dân quốc yểm trợ toàn diện và do đó gây được cảm tình với phe Đồng Minh trong cuộc chiến tranh với Nhật nên Hồ Chí Minh sau này đã lập lờ đánh lận con đen thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh  và cũng lấy viết tắt là Việt Minh khiến rất nhiều người ngay cả người ngoại quốc cũng lẫn lộn hai hội Việt Minh và mặt trận Việt Minh với nhau.

           Năm 1940 Nguyễn Hải Thần lại cộng tác với lực lượng Việt Nam Phục Quốc Quân của Trần Phúc An và Trần Trung Lập, chịu trách nhiệm về tổ chức.

            Trần Phúc An tự Trần Hy Thành, quê Vĩnh Long, xuất dương thời phong trào Đông Du, học võ bị và gia nhập quân đội Nhật lên tới cấp thiếu tướng, tên Nhật là Shiba, là thủ lãnh Việt Nam Phục quốc Đồng Minh Hội.

            Trần Trung Lập, người Bắc Giang, là tổng tư lệnh Phục quốc quân, trực tiếp chỉ huy mặt trận Cao Bắc Lạng.

           Tháng 9.1940 Nhật bản, sau khi tiến quân từ Long Châu, Quảng Tây sang đánh Lạng Sơn cùng với lực lượng Phục quốc quân khoảng 500 người, được thoả mãn các điều kiện đặt ra cho Pháp đã rút lui khỏi Lạng Sơn cùng Trần Phúc An nhưng Trần Trung Lập không chịu rút theo .

            Sau ba ngày chiến đấu, Phục quốc quân với quân số từ 500 tăng lên hơn 2,000 do quân sĩ trong quân đội Pháp chỉ huy bởi Bồ Xuân Luật hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nhưng thiếu võ khí, phải rút lui khỏi thành phố và sau hơn sáu tháng cầm cự trong rừng rậm, thủ lãnh Trần Trung Lập cùng các cán bộ chỉ huy như Đoàn Kiểm Điểm, Vũ Chương cùng hàng trăm đồng chí bị Pháp bắt và sát hại. Hoàng Lương và Nguyễn Văn Phi dẫn một cánh quân hơn 1,000 chạy sang Trung quốc nhưng bị giải giới vì tính cách thân Nhật và bị giam lỏng tại đây tới sáu bẩy tháng mới được trả lại tự do.

            Riêng Trần Phúc An, là người đã giúp Nguyễn Tường Tam trốn từ Hà Nội sang Quảng Châu tháng 12 năm 1940, sau về Hà Nội bị ĐVDCĐ của Nguyễn Tường Tam thủ tiêu theo tài liệu của Hoàng Văn Đào, một lãnh tụ của VNQDĐ nhưng không nêu ra vì lý do gì.

           Hồ Học Lãm, nhờ làm việc với tướng Tư lệnh Đệ tứ Chiến khu Trương Phát Khuê, biết quân đội Trung quốc đang nghiên cứu kế hoạch Hoa Quân Nhập Việt nên lập tức thông tin cho các nhà cách mạng Việt Nam để biết rõ tình thế, nhất là cho Nguyễn Hải Thần, một lãnh tụ của VNĐLĐMH nên Nguyễn chuyển hành dinh về Tĩnh Tây là nơi đặt bản doanh của Trương Phát Khuê, tướng trấn ải vùng biên giới Việt Hoa.     Lúc này các cán bộ chủ chốt của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang tập trung tại đây vì được thông báo bởi Lê Thiết Hùng, một sĩ quan Trung hoa Dân quốc đã ngả theo Việt Cộng và là con rể Hồ Ngọc Lãm. Nguyễn Hải Thần và phe cộng sản Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp được THQDĐ xếp đặt cho ở chung một nhà, phe quốc gia lúc bấy giờ tranh thủ được cảm tình của chính phủ Tưởng nhiều hơn, có lực lượng cán bộ đông hơn nên phe Đồng, Giáp phải giả đò hoà hoãn để có thể lợi dụng Thần mà không bị làm khó dễ bởi chính phủ Tưởng, đại diện là Lý Tế Thâm vốn rất ghét cộng sản, thường còn khuyên họ là muốn làm cách mạng thành công thì đừng đi theo cộng sản.

            Nhưng rồi Trương Phát Khuê cũng phát giác gốc gác cộng sản của Đồng, Giáp nên tất cả các cán bộ đều vội vã rời Tĩnh Tây, chỉ để lại Hoàng Văn Hoan ở lại làm biện sự sứ cho dễ bề liên lạc.

           Theo lời khuyên của THQDĐ, Nguyễn Hải Thần cùng với Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Nông Kính Du bèn sáng lập Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Cách vào ngày 1.10.1942 tại Liễu Châu, Quảng Tây dưới sự bảo trợ của Trương Phát Khuê, nhằm tập hợp các đảng phái quốc gia thành một liên minh gồm VNQDĐ, ĐVQDĐ, Việt Nam Phục Quốc Hội và các nhóm nhỏ khác nhưng không có cộng sản.

 Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm bảy người là:

1.     Trương Bội Công, chủ nhiệm, đại tá

2.     Nguyễn Hải Thần, thường vụ

3.     Vũ Hồng Khanh, thường vụ, VNQDĐ

4.     Nghiêm Kế Tổ, giám sát, VNQDĐ

5.     Trần Báo, tức Ngô Chính Học, em vợ hồ Học Lãm, độc lập

6.     Nông Kinh Du, Phục quốc

7.     Trương Trung Phụng, Phục quốc

Các ủy viên thường vụ là Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, nhưng có thế lực nhất v́ được chính phủ Trùng Khánh hậu thuẫn là Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ.

Cờ của Hội là nền đỏ, góc tư trên màu lam với ba vạch trắng.

            Hội hoạt động được chừng hơn nửa năm thì nổi lên phong trào phản kháng Trương Bội Công do Đồng, Giáp giở thủ đoạn tìm cách phá Công để chiếm đoạt hội bằng cách súi dục các học viên viết thư tố cáo Công thụt tiền qũy để ăn chơi, kết quả là Công bị thất sủng và Thần được bầu làm chủ nhiệm Việt Cách thay cho Công. Thành quả của hội là khoảng 1,000 thanh niên được thu nhận vào học trường võ bị Hoàng Phố, và đặt được nhiều chi bộ tại Côn Minh, Tĩnh Tây, Đông Hưng vv...

           Trương Bội Công sau đó trên đường đi Côn Minh bị phe Việt Minh ám sát trong năm 1945.

           Tháng 3.1944 dưới quyền chủ trì của NH Thần, Việt Cách bầu ra Uỷ ban Hành Chính trong đó có ba đại diện cộng sản là Lê Tùng Sơn, Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh.

           Trương Phát Khuê với chủ trường Việt Cách sẽ trở thành một đồng minh trong việc chống lại quân Nhật tại Đông Dương nên sai Tiêu Văn chỉnh đốn Việt Cách bằng cách đưa một số người mới vào ban lãnh đạo.

           Đại hội họp tại Liễu Châu ngày 25 – 28.3.1944 Hồ và các cán bộ CS thao túng hội nghị, đổi ba ủy viên trung ương Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nông Kính Du sang ban Giám sát và thay thế bằng Lê Tùng Sơn, cộng sản, Bồ Xuân Luật và Trần Đình Xuyên, Phục quốc còn Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam là ủy viên trung ương dự khuyết. Ít lâu sau, Hồ thành chính thức thay cho Trần Đình Xuyên.

           Kết quả của việc cải tổ là Ban Chấp hành Phân hội năm người th́ ba người là Việt Minh ; Ban thường vụ ba người th́ hai người là Việt Minh; Ban giám sát ba người th́ một người là Việt Minh. Kết quả đó làm cho Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ hết sức bất măn và tỏ thái độ chống đối. Tiêu Văn liền cho bắt ngay Nghiêm Kế Tổ và Vũ Quang Phẩm đang hoạt động ở Đông Hưng và định cho bắt luôn cả Vũ Hồng Khanh đang ở Côn Minh với cái tội “vi phạm kỷ luật, chống phá Phân hội Việt Cách”.

           Vũ Hồng Khanh được Trùng Khánh che chở nên không bị bắt, nhưng từ đó về sau bị cấm không được trở lại Liễu Châu nữa. Nguyễn Tường Tam do Nhật đưa qua cũng toan tính giành lấy VNCMĐMH, lại còn có khuynh hướng thân Nhật nên bị bắt giam một thời gian bốn năm tháng mới được thả ra vì Trương Phát Khuê muốn tập hợp các đảng phái trong một liên minh.

           Hồ Chí Minh đề nghị cùng Trương Phát Khuê cấp cho (để xây dựng hai cơ sở du kích dọc theo biên giới), một ngàn khẩu súng và 25.000 đồng bạc Đông Dương để chu cấp trong hai tháng đầu, và cấp riêng cho ông một giấy thông hành thường trực có ghi danh nghĩa là đại biểu Việt Cách có nhiệm vụ ở Việt Nam, và một khẩu súng lục tự vệ. Ông được cấp giấy thông hành và 76.000$. Ngày 20.9.1944, ông rời Liễu Châu cùng 18 cán bộ Phục quốc nhưng đã ngả theo Việt Minh đi theo lối qua Long Châu, Tịnh Tây, B́nh Mănh để về Cao Bằng.

Theo hồi kư của đồng chí Mạc Nhất Phàm, th́ lúc Hồ đến B́nh Mănh sức khỏe không tốt, đồng thời trong nước đang bị khủng bố nặng, các đồng chí sợ ở trong làng dễ bị lộ, phải làm lán trong rừng để Hồ ở và phái mấy đồng chí luân lưu thường trực săn sóc và bảo vệ một thời gian rồi mới đưa Hồ về Pác Bó.

           Trong khi đó tại Liễu Châu, Vũ Hồng Khanh va chạm với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam nên liên minh này coi như tạm thời giải thể, tuy Nguyễn Hải Thần vẫn lănh đạo Việt Cách.

           Mặc dầu Nguyễn Hải Thần không còn trong uỷ ban chấp hành trung ương hội Việt Minh, nhưng tướng Tiêu Văn, dưới quyền Trương Phát Khuê vẫn tín cậy ông nhất nên ngày 30.3.1945 ông vẫn cùng Nguyễn Hải Thần tổ chức 4 Liên đoàn Hành động chỉ huy bởi Vũ Kim Thành, Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật và Trương Trung Phụng. Nhiệm vụ của các Liên đoàn Hành động là đi tiên phong và chuẩn bị cho các cánh Hoa quân Nhập Việt đi sau. Tuy nhiên ba cánh quân sau đều ngả theo Việt Minh, chỉ có cánh quân của Vũ Kim Thành là tiến chiếm vùng Tiên Yên một thời gian rồi sau khi quân Tàu rút lui cũng phải chạy theo..

           Nguyễn Hải Thần về nước tháng 9.1945 theo Hoa quân nhập Việt, Nguyễn Hải Thần công khai bác bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Việt Nam. Hàng loạt vụ đụng độ giữa Việt Minh và Việt Cách xảy ra khiến các chỉ huy quân đội Trung Hoa Dân quốc tại miền Bắc Việt Nam khó chịu. Tiêu Văn gây sức ép lên tất cả các bên để buộc họ thành lập chính phủ liên hiệp. Tại phiên họp ngày 27.9.1945, Hội đồng Chính phủ đă bàn bạc và nhất trí để Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ.

            Ngày 23 tháng 10, Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần kư thỏa ước chấp nhận hai bên đoàn kết và hợp tác, nhưng sau đó ít ngày thỏa thuận trên bị băi bỏ.

           Ngày 23/12/1945, Tướng Tiêu Văn tổ chức một cuộc họp ḥa giải các bên để thành lập chính phủ liên hiệp. Tại cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đề nghị Hồ Chí Minh hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách thành lập một chính phủ bao gồm thành viên của Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh và các đảng phái nhỏ khác. Nguyễn Hải Thần sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh làm Phó Chủ tịch. Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh, mỗi đảng nắm giữ 1/4 số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ; 1/4 c̣n lại do các đảng phái nhỏ nắm. Như vậy Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa sẽ nhận được sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc chống lại cố gắng của Pháp tái chiếm Việt Nam.            Điều làm Quốc dân Đảng Trung Hoa lo sợ nhất là Hồ Chí Minh từng là nhân viên của Quốc tế Cộng sản và Việt Minh có khuynh hướng cộng sản. Trước đó, Pháp cũng đă họp với Nguyễn Hải Thần và cho biết Pháp sẽ thực hiện Bản Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 và công nhận một chính phủ của người Việt Nam nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp với điều kiện chính phủ đó không do người cộng sản lănh đạo.

            Cuối cùng các bên đạt được một thỏa thuận được tuyên bố theo đó các ghế bộ trưởng trong chính phủ sẽ phân chia như sau: Việt Minh 2 bộ trưởng, Đảng Dân chủ Việt Nam (cũng tham gia Việt Minh) 2 bộ trưởng, Việt Quốc 2 bộ trưởng, Việt Cách 2 bộ trưởng, phi đảng phái 2 bộ trưởng. Thỏa thuận này không sử dụng tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa v́ Việt Quốc không đồng ư với tên này. Cuộc bầu cử quốc hội được hoăn 2 tuần. Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần chấp nhận để Hồ Chí Minh tiếp tục làm chủ tịch nước lâm thời. Quốc hội sẽ quyết định quốc kỳ và quốc huy. Hai đảng này cũng không được tham gia vào cơ quan chỉ huy và tham mưu của quân đội. Việt Quốc sẽ được 50 ghế c̣n Việt Cách 20 ghế trong Quốc hội mà không phải tranh cử.

           Đầu năm 1946 Việt Cách tham gia Quốc hội Liên hiệpChính phủ Liên hiệp của Việt Minh. Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch trong Chính phủ Liên hiệp này, đồng thời là đại biểu Quốc hội đặc cách không qua bầu cử của nhóm Việt Cách.

           Sau khi chiếm miền Nam, Pháp muốn tiến quân ra miền Bắc. Ngày 28.2.46, Trung Hoa Dân Quốc kư hiệp ước với Pháp sẽ rút ra khỏi và để cho Pháp giải giới Nhật ở bắc vỹ tuyến 16.

           Ngày 6.3.46 Pháp kư với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh) một Hiệp Định Sơ Bộ: VN đồng ư cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc và sẽ rút đi từ từ trong ṿng 5 năm đổi lại Pháp công nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa hoàn toàn độc lập. Hồ ký hiệp ước khoan nhượng với Pháp nhằm mục đích để quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam sẽ dễ dàng trong vịêc đàn áp và tiêu diệt các đảng đối lập và việc này đã thật sự xảy ra.

           Tháng 5.1946, Hồ chuẩn bị đi Pháp đă trao cho Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng làm Quyền Chủ tịch Nước thay vì Nguyễn Hải Thần lúc đó là Phó Chủ tịch. Nguyễn Hải Thần  đă làm một bài thơ gửi cho Hồ, nguyên văn như sau:
           Gặp gỡ đường đời Bác với tôi
           Đường đời gian khổ phải chia đôi
           Tuy riêng Nam-Bắc riêng bờ cơi
           Cùng một ông cha, một giống ṇi
           Lỡ bước đành cam thua nửa ngựa
           C̣n hơn miệng thế nói mười voi 
           Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
           Nước ngược buông câu khéo mất mồi.
Bài hoạ đáp của Hồ:
           Gặp gỡ đường đời anh với tôi

           Đường đời gai góc phải chia đôi
           Đă sinh tai mắt, sinh đầu óc
           Há bỏ ông cha, bỏ giống ṇi
           Trách kẻ đem thân vào miệng cọp
           Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
           Tàn cờ mới biết tay cao thấp
           Há phải như ai cá thấy mồi

           Tháng 7 năm 1946, khi quân đội Trung hoa đã rút về hết, không còn là hậu thuẫn cho các đảng phái quốc gia nữa, Việt Minh phá bỏ sự hoà giải và chiêu bài đoàn kết, tấn công các lực lượng của Việt Cách và Việt Quốc. Nguyễn Hải Thần phải bỏ về lại Quảng Tây tháng 3.1946 rồi rời sang Quảng Đông. Tại đây ông được Thống đốc Quảng Đông, vốn là đồng chí tại ban giảng huấn trường Hoàng Phố, thấy ông mù cả hai mắt nên cấp dưỡng hàng tháng gạo và tiền cho ông sinh sống  nhưng khi Hồng quân chiếm được chính quyền thì bị bắt đem về giam giữ tại Nam Ninh và tạ thế tại đây, năm 1959, thọ 85 tuổi, SAU CẢ MỘT CUỘC ĐỜI hoạt động cho cách mạng. Thế mới biết Trời “ Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”         

           Trường hợp Nguyễn Hải Thần và Việt Cách là một bài học qúa đắt giá cho sự cộng tác trên nguyên tắc hoà hợp, hoà giải của người quốc gia! Sau này tới lượt Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt lẫn Đại Việt Dân Chính cũng vẫn dẫm chân lên và mắc lừa Cộng sản.

           Tương truyền sau khi trở về Tàu cuối năm 1946, ông Nguyễn Hải Thần có gửi cho ông Trần Trọng Kim bài thơ dưới đây:

           TỰ THÁN

           Bốn chục năm nay vị nước nôi

           Nước nôi chưa mạnh quyết chưa thôi

           Đà Long phất trận gươm ba tấc (*)

           Nam Định tương bom lửa một nồi (*)

           Cha đứa cắn gà cam cng rắn

           Mẹ thằng giầy mả dám đem voi

           Nào ai mănh sĩ mưu thần đó

           Góp sức đun tay để cứu đời?

 

 (*) Nguyễn Hải Thần có về Việt Nam đánh đồn Tà Lùng hay Đà Long (ở Lạng

Sơn) và ném bom ở Nam Định.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 38 này, tác giả Hoàng Xuân Thảo nói với chúng ta về nhân vật Nguyễn Hải Thần.

Hồi tôi c̣n nhỏ th́ cái tên Nguyễn Hải Thần đă đi vào huyền thoại các đứa trẻ thế hệ tôi.

Nguyễn Hải Thần lớn hơn Hồ Chí Minh 12 tuổi, ông ta sang Nhật, sang Tầu hoạt động chống Pháp trước ông Hồ Chí Minh nhiều năm.

Nguyễn Hải Thần biểu tượng cho lớp người vô cùng yêu nước nhưng cũng không lanh lợi, không biết thời thế nên luôn luôn bị Hồ Chí Minh đánh lừa.

Bao nhiêu cán bộ của ông bên Trung Hoa th́ lần lần bị các người như Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp, Hoàng n Hoan dụ dỗ ngả theo phe Cộng Sản hết.

Tôi có 1 người đàn anh, vào năm 45-46 ǵ đó có được gặp Nguyễn Hải Thần một lần v́ ông ta cũng là một thần tượng của thế hệ đàn anh của tôi.

Người đó kể chuyện vô cùng thất vọng khi gặp Nguyễn Hải Thần tại Hà Nội năm đó: ông Nguyễn Hải Thần v́ sống bên Tầu lâu quá, lấy vợ Tầu và đẻ con bên Tầu, nên khi về nước ông nói tiếng Việt với giọng Tầu, rất khó nghe và rất khó hiểu.

Cuộc đời ông, ông bị Cộng Sản đánh lừa nhiều lần, đến nỗi thân tàn ma dại, ông ta trở về Trung Hoa sống những ngày cuối đời trong điêu tàn và thảm hại.

Hội kỳ của VNCMĐMH                                                               Nguyễn Hải Thần