CHƯƠNG XI

Tình trạng Canada thời kỳ lập quốc 1840-1880

 

Nước Canada, tên chính thức là Dominion of Canada được thành lập ngày 1.7.1867 do sự hợp nhất cuả bốn tỉnh Quebec, Ontario, Nova Scotia và New Brunswick.

 

I. QUEBEC

 

Các người Pháp tại Quebec từ khi chủ quyền đổi từ Pháp sang Anh năm 1763 vẫn có một cuộc sống thanh bình và êm ả với một nền văn hóa và tôn giáo riêng biệt trong khi đó các người Anh sống tập trung ngày càng đông thêm tại Quebec City, Montreal và tại các nông trại miền đông còn hầu như toàn thể công chức, các nhà buôn Pháp cùng gia đình kéo nhau trở về Pháp, chỉ còn các nông dân ở lai, bám lấy ruộng vườn.

 

Tuy nhiên trong những thập niên trước và sau sự thành lập liên bang 1867, bộ mặt Quebec đã thay đổi rõ rệt do ảnh hưởng của cách mạng về kỹ thuật: Quebec City cùng Montreal đã trở nên một trung tâm kỹ nghệ. Theo thống kê 1851, dân số tại Quebec City là 100,000, tại Montreal là 88,000, tại các nông trại là 500,000 và tại các làng mạc là 88,000. Trong thời kỳ gọi là Liên bang này, dù không có sự nhập cư của những người Pháp mà dân số Quebec cũng tăng lên gấp ba lần. Xin nhớ rằng thời kỳ đó Canada Đông không rộng lớn như bây giờ, chỉ gồm Ottawa, St. Maurice, các nông trại và làng mạc nằm dọc theo bờ sông St. Lawrence và sông Saguenay, đông nhất là khu vực quanh đảo Montreal.

 

Về phương diện kinh tế Quebec bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tụt giảm của việc buôn bán lông thú vì mốt đội mũ bằng da hải ly đã bị thay thế bằng mũ len trộn lẫn với lông thỏ khiến người Quebec phải chuyển sang nghề làm rừng. Nghề buôn gỗ thời đó rất phát đạt vì nước Anh cần để xây dựng các chiến hạm, tàu bè và xây cất.

Làm nông trại thời đó không được trù phú, thường là những trại nhỏ cỡ 100 acres và họ thường trồng tạp nham đủ thứ như lúa mì, lúa mạch, đậu, củ cải, khoai, bắp, cà chua vv...Về gia súc cũng chỉ nuôi để ăn như bò, heo và gà xong vì trồng lúa không thu họach nhiều bằng Canada Thượng nên việc nuôi gia súc phát triển thành một ngành thương mại.

 

Một sự kiện quan trọng là việc bãi bỏ chế độ lãnh chúa tại Canada-Hạ năm 1854, vẫn có từ đầu thập niên 1600, và trong chế độ này Quebec có khoảng 160 lãnh chúa có đất cho chừng 72,000 tá điền thuê để lấy tô. Lãnh chúa thường còn là quan tòa về  dân sự và là chủ nhà máy xay cho tất cả vùng dưới quyền. Do sự bãi bỏ đó các tá điền được tự do di chuyển, kiếm công ăn việc làm tại các đô thị. Trước ngày thành lập liên bang, Quebec chỉ có khoảng 200 làng xóm, mỗi làng xóm khoảng 100-2,000 dân và thường có một nhà thờ, một trường học, một tiệm hàn, một tiệm tạp hóa và một tiệm rượu.

 

Về thương mại, trong đầu thập niên 1800 Quebec City vừa là thủ đô của Canada-Hạ, vừa là cảng thương mại quan trọng nhất của Canada, tuy nhiên từ đầu thập niên 1840 Quebec bị nhường địa vị thủ thành cho thành phố Montreal ngày càng phát triển nhất là cảng Montreal mới được xây dựng, lại thêm sự phát minh tàu chạy bằng hơi nước khiến giao thông thuận lợi, ngoài ra còn có nhiều xưởng kỹ nghệ. Khi kênh Lachine hoàn thành năm 1854, sự giao thông trở nên dễ dàng thì Quebec mất hẳn địa vị quan trọng về thương mại và kỹ nghệ. Năm 1851 Montreal xuất cảng 2/3 các sản phẩm kỹ nghệ của toàn Canada.

 

Về văn hóa, ngoài trường đại học McGill, một chi nhánh trường đại học Laval cũng được thành lập, sau thế chiến I mới đổi tên là Đại học Montreal, từ đó Montreal còn trở thành một trung tâm văn hóa rất năng động.

 

Ngoàii việc thay đổi về kỹ nghệ, thương mại và văn hóa, Montreal còn trải qua một cuộc biến đổi về dân số nữa vì các di dân đổ xô về nơi dễ kiếm việc làm: các người Pháp từ các vùng quê, người Irish tuy nhiên sự phân chia giai cấp vẫn rõ rệt, những người Anh và Scot Tin Lành chiếm hầu hết các địa vị lãnh đạo trong khi người Irish công giáo thường chỉ là những người thợ thuyền, lao công.

 

Người thổ dân tại Quebec gồm ba thành phần chính với ngôn ngữ cổ truyền: người Inuit tại Bắc cực, eo Hudson, còn người Tiên quốc Algonquin và  Iroquois tại các khu rừng miền nam. Kể từ cuộc chiến bảy năm cho tới thời Liên bang hầu như không có sự xung đột nào quan trọng giữa người di dân và thổ dân nữa mà do một lý do là người thổ dân thích di chuyển lên hướng bắc chứ không thích chung đụng với người khác chủng tộc, nhưng lý do chính là bản Tuyên ngôn Hoàng gia năm 1763, trong đó công nhận đất đai là thuộc thổ dân và chỉ nhường cho Hoàng gia theo thỏa ước, như vậy các di dân không phải cứ thấy đất trống mà tới đinh cư, chiếm đất vì muốn có đất đai thì phải qua chính quyền hoàng gia.

 

Mặt khác một vấn đề tiêu cực xảy ra cho người thổ dân là sự giảm dân số, người ta ước lượng năm 1840 số thổ dân chừng 12,000 tại cả Canada Thượng lẫn Hạ nhưng tới năm 1791 chỉ còn khoảng 6,000 mà nguyên nhân chính là các bệnh truyền nhiễm nhất là bệnh đậu muà do các di dân mang tới.

 

Khi đạo luật Indian Act ra đời năm 1876 hầu hết các bộ lạc Tiên quốc tại Quebec sống trong các miền heo hút, hẻo lánh trở thành các khu Bảo Cư/Reserve do đạo luật này. Khu bảo cư đầu tiên trong lịch sử tại Canada là khu bảo cư Sillery thuộc Ste-Foy, Quebec City hiện nay, thành lập năm 1638 là nhà của 40 gia đình người Algonquin công giáo nhưng rồi bỏ hoang phế vì bệnh hoạn và tính du mục của người thổ dân.

 

I.             ONTARIO

 

Canada Thượng thời đó chỉ gồm miền nam Ontario, thung lũng sông Ottawa và một dải đất chạy lên hướng bắc dọc hồ Huron và hồ Thượng, còn Ontario ngày nay chỉ bắt đầu từ thế kỷ XX, như Quebec vậy.

Về dân số: Trong khi Quebec phát triển về kinh tế và dân số trước thời kỳ Liên Bang một cách chậm chạp thì Ontario phát triển mạnh mẽ, mau chóng trông thấy. Vào đầu thập niên 1840, Canada Tây có dân số khoảng 480,000 nhưng tới thời Liên bang đã tăng lên 1.5 triệu người mà nguyên nhân chính là các đợt nhập cư liên tiếp của các người Anh, người Scot, người Irish và người Hoa Kỳ.

Theo thống kê thì tỷ lệ nguồn gốc như sau: 42% người Irish, 32% người Anh, 24%  người Scot, 3% người Welsh, còn lại là 159,000 người Đức và 75,000 người Pháp. Tuy nhiên sau khi thành lập Liên bang thì đa số dân là sinh tại Canada thay vì năm 1851 chỉ có 1/3 là sinh tại Canada. Về tôn giáo, 29% Methodist, 22% Presbyterian, 20% Anglican,17% Catholic và 5% Baptist.

Kỹ nghệ cũng phát triển mạnh nhờ hệ thống giao thông thuận tiện, trên sông Lawrence và Ngũ Đại Hồ thuyền tàu đi lại dễ dàng do các tàu hơi nước từ 1816 và từ 1840 thì chạy thẳng được tới tận Montreal, chưa kể các hệ thống kinh đào cũng giúp chở hàng hóa từ các hồ Ontario và hồ Erie tới Montreal nữa. Tuy nhiên sau đó với hệ thống hỏa xa đầu tiên làm cầu nối liên lạc giữa Montreal và Sarnia qua trung điểm Ontario, tiếp theo là xuyên lục địa đã làm giảm sự giao thông trên các sông hồ.

Thương mại: Ontario xuất cảng gỗ, quặng, các sản phẩm kỹ nghệ nhưng chính yếu vẫn là nông phẩm và năng lực sản xuất mạnh gấp ba lần Quebec. Trước hết vì ruộng vườn tại Ontario phì nhiêu hơn, các nông trại áp dụng các máy móc và kỹ thuật nhiều hơn, chưa kể việc chuyên chở sang Hoa Kỳ cũng thuận tiện hơn.

Các thành phố của Ontario trước khi thành lập Liên bang thường không lớn nhưng từ khi giao thông phát triển nhờ tàu chạy bằng hơi nước và hệ thống hoả xa, Toronto bỗng thành một trung tâm quan trọng thu hút các di dân và chỉ trong vòng bốn thập niên dân số Toronto tăng lên ba lần, đưa dân số lên 30,000X3=90,000 và tới năm1890 thì dân số lại tăng gấp đôi nữa.

Cũng giống như ở Quebec, thành phần trưởng gỉa, giàu sang, có các chức vụ công cộng thường là người Tin lành Anh và Scot, còn các người làm nghề lao công , nghèo hèn thường là những người công giáo Irish.

Ottawa, thoạt đầu là vùng đất săn bắn của thổ dân Algonquin mà người Âu chỉ đặt chân tới từ đầu thập niên 1840 và đặt tên là Bytown, tên của Kỹ sư Trung tá John By, người đã làm kênh Rideau. Bytown với dân số 3,000 là thành phố làm đồ gỗ và làm bè đi trên sông Ottawa, phát triển nhanh chóng với nhiều tiệm rượu, sòng bài, nhà thổ. Về thành phần dân số cũng tương tự như Montreal và Quebec, những nhà trưởng giả mới là người Anh, người Scot, người Pháp còn đám lao công, thơ thuyền cũng vẫn là những người Irish.

Năm 1855 Bytown đổi tên là Ottawa và năm 1857, nữ hoàng Victoria chọn Ottawa làm thủ đô cho Canada vì ở vị trí tương đối an toàn nếu có cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ. Năm 1866 tại Ottawa bất đầu mọc lên các toà nhà Quốc hội và các công thự khác với tổng cộng chi phí là  $623,310. Trong 14 năm tiếp theo, với sự hoàn thành đường xe lưả tới Ottawa và sự phát triển của thương mại đồ gỗ, Ottawa có dân số tăng lên tới 30,000 sau khi có liên bang.

Ontario thời đó còn có mấy thành phố nhỏ như Hamilton, London và Peterborough, chỉ phát triển theo tiến trình kỹ nghệ hóa từ đầu và giữa TKXX.

Về chính sách đối với các thổ dân, vào thập niên 1830, chính phủ Canada Thượng đề ra chương trình thành lập các “làng kiểu mẫu ” tại đó các thổ dân Tiên quốc được chia đất, cấp nhà và các nông cụ tuy nhiên chương trình này cũng thất bại vì việc làm không đi với lời nói, các thổ dân không được hướng dẫn kỹ càng, các nông cụ thiếu thốn và sự xâm lấn của các thuộc dân da trắng.

Vào cuối thập niên 1830 thống đốc Canada Thượng Sir Francis Bond Head cho thành lập các Đại Khu Bảo Cư tại đảo Manitoulin và quần đảo Bruce không nhằm mục tiêu đồng hóa như trước mà nhằm biệt lập vì ông cho rằng người thổ dân sẽ ưng ý hơn. Ông thử nghiệm với các thổ dân Ojibwa khiến họ phải bỏ lại cả triệu mẫu đất đai miền nam phì nhiêu để tới sống tại vùng núi non khô cằn, về sau lại thiếu sự trợ cấp nên chương trình cũng không thành công.

Năm 1850 Sir Charles Bagot, đứng đầu một Uỷ ban Nghiên cứu, đưa ra các đề nghị nhằm bảo đảm quyền lợi về đất đai của thổ dân trong các Khu Bảo Cư như khai thác gỗ, được cung cấp các nông cụ, được đền bù khi phải nhường đất đai cho hoàng gia nhưng ông cũng là người đưa ra kế hoạnh thành lập các trường nộitrú bị thổ dân coi là kinh hoàng vì các học sinh bắt buộc phải bỏ các phong tục, tập quán cổ truyền mà đổi ra một nếp sống hoàn toàn văn minh nghĩa là theo mẫu mực tây phương. Hệ thống trường nội trú phát triển cực thịnh trong giữa thập niên 1880, tuy nhiên sau đó bị hủy bỏ vì không được các thổ dân hưởng ứng.

Năm 1857 Sir John A. Macdonald đưa ra đạo luật Gradual Civilization of the Indians với các điểm chính là các thổ dân có thể trở thành một công dân hoàn toàn và được quyền đi bầu nếu là thuộc phái nam, 21 tuổi trở lên, phải biết chút ít về tiếng Anh hay tiếng Pháp và không nợ nần chưa kể phải có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt. Các vị lãnh đạo thổ dân cho đây là một toan tính xóa bỏ nền văn hóa và các khu bảo cư nên không chấp nhận.

Năm 1860 chính phủ Anh chuyển giao sự quản trị các tiên quốc cho chính phủ Canada. Năm 1873 Canada ngoài bốn tỉnh khi thành lập nay đã có thêm Manitoba, Prince Edward Island, British Columbia, North-West Territories nên dân số thổ dân tăng vọt từ 23,000 lên hơn 100,000 người và còn đang thu hút thêm hàng trăm các bộ lạc mới. Chính phủ ra đạo luật Indian Act để quản trị khối thổ dân lớn này, tuy nhiên không hề tham khảo ý kiến  các thổ dân, cũng không nhằm đem lại sự thỏa hiệp, sự công bằng mà chỉ nhằm đồng hóa nhanh chóng họ mà thôi.

III-IV.  NOVA SCOTIA và NEW BRUNSWICK

Sau cuộc chiến bảy năm đưa tới hiệp ước Paris 1763, Pháp đã nhường chủ quyền các tỉnh miền Duyên Hải Đại Tây Dương cho Anh, chỉ giữ lại Cap Breton nhưng năm 1820 thì vùng này cũng sát nhập với Nova Scotia. Khi thành lập Dominion of Canada năm 1867 thì chỉ có hai tỉnh Nova Scotia và New Brunswick gia nhập mà thôi.

Trước đó từ năm 1848 Nova Scotia đã là một tỉnh gần như độc lập tuy vẫn là một thuộc địa của nước Anh và chống lại sự liên hiệp với Canada. Tuy nhiên nước Mỹ khổng lồ ngay bên cạnh vẫn là một nỗi lo sợ của NS có thể bị xâm chiếm bất cứ lúc nào, chưa kể một số người Mỹ cực đoan còn chưa tha thứ cho việc NS trong cuộc nội chiến Mỹ đã buôn bán  cả với hai miền Bắc và Nam Hoa Kỳ cho nên ý tưởng gia nhập Canada đã ngày thêm bành trướng.

Một lý do về kinh tế là NS lẫn New Brunswick vốn sống mạnh vì kỹ nghệ đóng tàu, hàng năm sản xuất cả trăm chiếc. Năm 1875 hơn 500 chiếc tàu biển đang chạy được đóng tại hai tỉnh này và trong thời kỳ Liên bang thì Canada với hơn 7,000 tàu trước bạ được xếp hàng thứ tư trên thế giới là chủ tàu nhiều nhất. Tuy nhiên với đà tiến của kỹ nghệ đóng tàu, tàu gỗ trở nên lỗi thời và ngành đóng tàu chuyển từ Canada sang các nước Ireland, nước Anh, vùng Địa Trung Hải và Hoa Kỳ.

Trong khi việc đóng tàu ngày một suy giảm thì việc khai thác mỏ than lại bắt đầu bành trướng mạnh do cung cấp than cho Quebec và Ontario bằng đường thủy lẫn đường hoả xa. Ngược lại nhờ đường hỏa xa, lúa mì và thóc được chở lại hai tỉnh với gía rẻ từ Ontario. Đó là những nguyên do chính khiến hai tỉnh gia nhập Dominion of Canada ngay khi thành lập.

Halifax, thủ đô của Nova Scotia từ khi thành lập vốn là một cảng quan trọng đã phát triển mạnh trong thời nội chiến Hoa Kỳ vì giao thương với cả hai miền đang cần tài nguyên. Khi Hoa Kỳ thành một nước độc lập, những người da đen chiến đấu trong quân đội Anh đã cùng với các người Bảo hoàng di cư tới khá đông. Halifax tuy là một căn cư quân sự trọng yếu nhưng còn là nơi đóng tàu, có nhiều cơ xưởng liên quan tới ngư nghiệp, lâm nghiệp nên rất trù phú.

Saint John, New Brunswich là thành phố lớn thứ ba của Canada sau Toronto và Montreal, là một hải cảng, một nơi đóng tàu, có nhiều cơ xưởng chuyên về lâm nghiệp nên ai cũng nghĩ sẽ trù phú không thua gì Halifax, nhưng sự thật lại không phải vậy. Trước nhất là vì sự suy giảm của kỹ nghệ đóng tàu, thứ hai là một hỏa hoạn đã xảy ra năm 1877 làm cháy tiêu 40% các nhà cửa trong khu thương mại. Vì kinh tế khủng hoảng đa số các người trẻ tuổi bỏ Saint John đi tha phương cầu thưc tại Ontario, Quebec và New England.

V. NEWFOUNDLAND

Newfoundland tuy nằm trong miền duyên hải Đại Tây Dương nhưng có một ý niệm chính trị và văn hóa khác với các tỉnh cùng nằm trong vùng. Ngay từ 1840 Newfoundland đã có một ngọn cờ riêng cho mình.

NFL với hai sắc dân chính yếu từ khi thành lập, người Anh Tin lành và người Ireland Công giáo, cả hai thành phần di dân này luôn luôn bất đồng với nhau trên mọi lãnh vực và lo ngại thành phần kia sẽ lấn át mình.

Cuộc sống tại NFL từ khi định cư thời kỳ đầu cho tới về sau không phải là một cuộc sống thỏai mái, dễ dàng nếu không nói là cam go cho nên họ phải có tinh thần dũng cảm, nhẫn nhục và kiên cường để đối phó với bệnh hoạn, và các tai nạn dễ xảy ra. 90% người NFL trong tổng số 162,000 dân sống bằng nghề đi biển và thường sống rải rác thành từng xóm nhỏ trên các bờ biển lởm chởm đá. NFL hầu như không có nông trại nên phải nhập cảng các nông phẩm từ Anh và Hoa Kỳ nhưng mỗi nhà thường có một cái vườn nho nhỏ trồng rau làm thực phẩm hàng ngày. Cuộc sống của họ thay đổi theo muà, vào xuân thu nhị kỳ họ đi sâu vào nội địa chém tre, đẵn gỗ trên rừng còn muà hè thì đi biển còn muà đông thì đi săn bắt gấu biển.

Thủ đô Saint John là thành phố duy nhất đáng kể về tầm vóc, dân số trong thời Liên bang tăng gấp ba lần, từ 10,000 lên 30,000 người nhưng hoả hoạn đã thiêu hủy toàn thành phố tới năm lần trong TK XIX.

Cuộc sống của các di dân đã chật vật, khó khăn như vậy mà số phận các thổ dân còn nhiều phần bi thảm hơn chẳng khác gì các tiên quốc tại Ontario. Trước hết là các thổ dân Beothuk, nói tiếng Algonquin, dân số khoảng ngót 2,000 khi các thuộc dân mới tới nhưng tới năm 1829 thì tuyệt chủng như ta đã biết ở trong các chương trên.Họ không sống sót được một mống nào vì bệnh, vì đói vì trước kia họ sống bằng nghề biển và săn caribou tới khi người di dân tới thì ép buộc họ đi sâu vào nội địa, đã thế còn thuê người thổ dân Mi’ kmaq từ nơi khác tới giết người Beothuk để lấy thưởng.

Tại Labrador thời thành lập Liên bang có ba thành phần thổ dân: người Innu, người Inuit và người Nam Inuit. Người Innu nói tiếng Algonquin, người Inuit vốn từ miền nam Bặc cực di chuyển xuống phía nam Labrador còn người Nam Inuit là những người lai thổ dân và người Anh. Đa số người Innu được cải theo đạo Thiên Chúa và chuyển từ nghề săn thú sang buôn lông thú, bỏ lối sống du mục mà định cư thành những làng nhỏ và do đó không được có quyền lợi về đất đai như trước kia nữa.

Trong các tỉnh miền duyên hải hai sắc tôc Mi’kmaq và Maliseet chiếm đa số trong một khối liên kết gọi là wabanaki chiếm một khu vực từ Gaspé tới New Brunswick, Nova Scotia và PEI. Hai bộ lạc này thọat đầu liên kết với Pháp và sau cuộc chiến Bảy Năm thì ký hoà ước với Anh. Vì bản tuyên ngôn Hoàng gia năm 1763 không đả động gì tới miền duyên hải nên các người di dân cho là tha hồ chiếm cứ các đất bỏ hoang và mở mang các nông trại, kết quả là dồn người thổ dân vào các vùng hoang dã, hẻo lánh, khô cằn. Newfoundland là tỉnh thứ 10 gia nhập Canaada năm 1949. Theo kiểm tra năm 2013 thì dân số là 526,702 người trong đó 97.6% tự nhận là người nói tiếng Anh ngữ.

VI. Prince Edward Island

Tỉnh này có nguồn lợi chính là trồng khoai do tại đấy đất đỏ rất thích hợp. PEI sản xuất 25% tổng lượng khoai của Canada, xuất cảng khoai đi khắp nơi: Hoa Kỳ, các đảo Carib và các tỉnh thuộc Canada. Thành phố chính là Charlotte Town, đã từng là nơi họp hội nghị năm 1864 để chuẩn bị cho việc thành lập Dominion of Canada năm 1867. PEI là tỉnh thứ bảy gia nhập Canada năm 1873. Theo kiểm tra năm 2016 PEI có dân số là 142,907. Các tỉnh miền duyên hải đều có ý định biến các thổ dân thành trại dân nhưng đều không thành, kết cục thổ dân xoay ra nghề làm rừng, trở về nghề đi biển hoặc làm phu xây dựng đường hỏa xa.

VII. Manitoba

Vào cuối thập niên 1840 Manitoba chỉ có trên 6,000 dân, phần lớn là người lai Pháp, chỉ trừ tại khu Red River có một cộng đồng người Scot do Lord Selkirk đem tới vì ông được HBC nhường lại 116,000 dặm vuông nhằm ba kỳ vọng: người Sco không thể cạnh tranh với công ty Hudson về buôn lông thú, cộng đồng phải cung cấp hàng năm 200 công nhân cho công ty và sau hết cộng đồng phải cung cấp thit, bột, bơ, rau để công ty khỏi phải nhập cảng từ Anh. Vùng Cộng đồng người Scot di cư tới sau trở thành Winnipeg. Trước khi cộng đồng Scot tới đây định cư, các thổ dân lai Pháp có một cuộc sống ổn định nhờ bán lông thú, săn bắn và làm nông trại dọc theo sông Red River và sông Assiniboine nhưng từ khi có thuộc dân tới thì xảy ra va chạm giữa người lai với HBC và về sau với chính phủ Canada.

HBC muốn giữ độc quyền mua bán lông thú nên tìm cách ngăn người lai không được bán lông thú cho công ty North-West NWC nên thường có sự xung đột, dữ dội nhất là cuộc chiến Battle of Seven Oaks trong đó phe người lai bị một người thiệt mạng nhưng đã giết 20 người của HBC kể cả viên thống đốc điạ phương.                         

Cuộc định cư tại Manitoba tiến hành rất chậm chạp suốt từ thập niên 1840 tới    thập niên 1870 vì nhiều trở ngaị: vùng Rupert’s Land này vừa qúa rộng lớn, vừa qúa hoang dại mà sự hiểu biết của người ta về nó còn quá mù mờ, chẳng biết cây cỏ và thú vật tại đấy là thứ gì, loại gì, có trồng trọc được không chưa kể đường giao thông hồi đó hầu như còn hoang sơ, đi lại rât khó khăn và nguy hiểm trong khi đó tại phương nam sát cạnh Hoa Kỳ đang khai hoang và dự định mở đường xe lửa cùng với đường bộ.

Chính phủ cũng biết vậy nên cấp cho Royal Geographical Society một ngân khoản 5,000 bảng và thành lập một Ủy ban Thám sát do đại úy John Palliser cầm đầu và trong những năm 1857-1860 họ đã tìm được con đường để làm đường hoả xa cùng một vùng đất phì nhiêu mông mênh để lập các nông trại. Đồng thời với tóan của Palliser có một toán tư nhân gọi là The Canadian Party gồm phần lớn những người tìm đất khai thác tới thám sát và toan tính sát nhập Manitoba vào Canada với pháp nhân một tỉnh nói tiếng Anh, theo đạo Tin lành và điều này tất nhiên làm những người lai Pháp không được yên tâm. Chính phủ Macdonald, vẫn lo sợ sự xâm chiếm của Hoa Kỳ vùng đất hoang dã này nên năm 1868 đã thuyết phục được chính phủ Anh đồng ý sự chuyển nhượng vùng Rupert’s Land từ HBC sang chính phủ Dominion of Canada vào năm sau với giá 300,000 bảng, điều này càng khiến người lai cảm tấy bất an hơn vì đây là vùng họ đã sống biết bao đời mà không hề được hỏi ý kiến. Louis Riel, một người lai Pháp bèn thành lập một chính phủ Manitoba tạm thời để lấy căn bản điều đình cho sự gia nhập Canada với các quyền lợi căn bản như được giữ ngôn ngữ Pháp, được giữ đạo công giáo, được quyền sở hữu đất đai, tóm lại những quyền lợi tương tự như của Quebec.

Tuy nhiên một sự cố xảy ra khiến mọi toan tín trật đường rầy, nguyên do là phe Louis Riel bắt giữ Thomas Scott cùng với 48 thành viên Canadian Party vì những người ày toan tính đánh đồn Upper Fort Garry để lật đổ chính phủ tạm thời trong đó. Riel bắt được lãnh tụ Charles Boulton, tuyên án tử hình nhưng sau nghĩ lại bèn phóng thích, nhưng Thomas Scott bị giam, tức giận thóa mạ Riel không tiếc lời khiến Riel nổi giận sai đem đi bắn. Cái chết của Scott được phổ biến rộng rãi tại Ontario với những lời kết tội Riel gay gắt khiến Macdonald hành động tức thời, một mặt điều quân tới một mặt ký Manitoba Act ngày 12.5.1870 biến Manitoba thành tỉnh thứ 5 gia nhập Dominion of Canada. Quân đội phải mất 4 tháng mới tới Red River thì Riel được tin đã trốn sang Hoa Kỳ .Trong Manitoba Act chính phủ công nhận tất cả các đòi hỏi trước kia của Riel tuy nhiên trên thực tế quyền sở hữu đất đai của người lai hầu như bỏ quên hay lờ đi còn về giáo dục thì mọi người được tự do theo lối giáo dục công gíao hay tin lành. Tới cuối thập niên 1880 lại nổi lên một phong trao rầm rộ đòi hủy bỏ chế độ giáo dục công giáo lối Pháp, nhưng khi đó hầu hết các người lai Pháp đã bỏ Red River và di cư tới Saskatchewan hoặc Alberta lúc đó vẫn còn thuộc North-WestTerritories.

Trong thập niên 1870 việc di dân tới Manitoba hầu như là ngường trệ, chỉ có một số ít tới từ Ontario và Quebec nhưng tới thập niên 1880 thì dân tứ xứ ồ ạt kéo tới cả từ các nước Âu châu như Trung Âu, Đức vì chính sách tặng không đất của chính phủ để thu hút di dân bằng Dominion Land Act 1872. Mỗi người chỉ phải nộp lệ phí ghi danh $10 là được tặng không 160 acres với điều kiện tự trồng trọt lấy và phải ở ít nhất là ba năm. Cái thuở ban đầu này không có vẻ gì đáng lưu luyến cả, 40% các di dân đã bỏ cuộc vì khí hậu khắc nghiệp nhất là muà đông với cái lạnh luôn luôn -30 C và tự túc thực phẩm cho tời mùa sang năm không phải là chuyện dễ dàng vì đa số trước đó không hề làm nông trại. Tuy nhiên với những người còn lại, 160 acres đất sẽ được khai thác thành một nông trại lớn, phong phú, chưa kể vào năm 1878 đoạn đường xe lửa đầu tiên miền tây đã hoàn thành, nối liền với hệ thống hoả xa của Hoa Kỳ khiến cho cuộc sống thoải má hơng nhiều, vật dụng sẵn sàng với giá rẻ, chưa kể HBC còn dùng tàu chạy hơi nước nối Manitoba với Minnesota. Cuộc đời của các trại chủ bắt đầu lên hương với miền đất hứa này.

VIII-IX.  Alberta và Saskatchewan

Trong thời kỳ thành lập Liên bang thi Alberta và Saskatchewan còn thuộc North-West Territories, tới năm 1882 mới trở thành quận và tới năm 1905 mới có pháp nhân là một tỉnh. Trong thời kỳ đầu hai tỉnh này hầu như chỉ có các thổ dân Tiên quốc ở và cuộc tiếp xúc đầu tiên với người Âu vào những thập niên đầu của TKXVIII là sự xuất hiện của giống ngựa, chưa từng có mặt tại đây bao giờ. Tới khi thành lập Liên bang thì người thổ dân đã là bạn thân thiết của ngựa trên một thế kỷ. Sự hiện diện của ngựa làm thay đổi nếp sống của thổ dân, họ săn bắn các thú vật nhất là bò tó dễ dàng hơn trong một khu vực rộng lớn hơn nhưng do đó họ cũng đụng độ với các bộ lạc khác nhiều hơn và cuộc xung đột cũng dữ dội hơn. Tuy nhiên do ngựa mang đến còn có những đối tượng làm cuộc đời của các thể dân bi thảm hơn, đó là các di dân người Âu châu. Chỉ trong vòng bốn thập niên các tai hoạ đã rõ ràng chụp xuống đầu họ, sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm trước kia họ chưa từng mắc phải như ho gà, bệnh cúm, bệnh lao, bệnh sởi, bệnh thương hàn nhất là đậu muà làm họ chết như ngả rạ mà không có thống kê, sự gần như tuyệt chủng các bò tót vốn là thức ăn, đồ mặc của họ từ 60 con tụt xuống dưới 10,000 , sự thu hẹp các đất đai, tất cả đưa họ tới nghèo khổ, đói rét và sự giảm dân số. Đã thế các thổ dân còn mắc bệnh nghiện rượu do các di dân mang tới, để đổi lấy lông thú mà rượu đem bán cho thổ dân là loại rất rẻ tiền vì còn pha trộn thêm nhiều hoá chất như sulphuric acid, turpentine, gun powder, strychnine, thuốc diệt trùng, thuốc lá, ớt bát nháo đủ thứ phải gọi là whiskey thập cẩm mới đúng bản chất.

 

Để giữ gìn an ninh trật tự nhất là để tránh cuộc chiến tranh với thổ dân đã xảy ra bên Mỹ, chính phủ cho thành lập North-West Mounted Police với tổ chức và y phục giống như một đội kỵ binh. Tổ chức cảnh sát kỵ binh này đã thành công đáng kể trong việc bài trừ bán rượu độc và duy trì an ninh cả vùng mông mênh North-West Territories với khoảng 500 người và được các thổ dân vô cùng qúy mến.

 

Sau đó chính phủ ký một loạt các thoả ước với các thổ dân tiên quốc, tuy nhiên theo nhiều sử gia thì các thỏa ước này không nhằm thỏa mãn hay xoa dịu các uất ức của thổ dân. Chẳng hạn khoảng thời gian 1876-1878 khi các trâu rừng gần như tuyệc chủng thì các nhân viên thi hành Indian Act lại cố tình không cung cấp thực phẩm cho thổ dân, mà để họ chết đói trừ phi họ tình nguyện vào sống tại các khu bảo cư, nhằm ba mục đích: bài trừ lối sống du mục để có đất đai cho di dân khai thác, lấy đất làm đường hỏa xa khỏi bị ngăn trở và tìm cách đồng hóa họ trong nếp sống mới tây phương. Chính sách này bị các sử gia cho là dã man, độc ác vì quả thật có nhiều thổ dân bị chết đói còn con số là bao nhiêu thì không ai biết cả.

 

Trên lý thuyết thì Indian Act bảo đảm quyên sở hữu đất đai của thổ dân, quyền săn bắn và đánh cá, được tiền trợ cấp hàng năm, được giúp đỡ về giáo dục, về bảo toàn sức khoẻ và mua các nông cụ. Thật ra chính phủ không có ác ý nhưng chỉ nghĩ rằng mình đã làm phải tuy không tham khảo ý kiến các thổ dân rồi từ đó gây ra nhiều sự hiểu lầm khiến thổ dân tỏ ra ơ hờ với các biện pháp của chính quyền.

          

 

X. British Columbia

 

Các thổ dân BC cũng bị lây các bệnh truyền nhiễm do di dân mang tới không khác gì tại vùng thảo nguyên, chẳng hạn như dịch đậu muà năm 1862 đã làm chết 1/3 tổng số thổ dân tiên quốc. Số thổ dân vào giữa TKXVIII tụt xuống từ 180,000 còn có 35,000 vào cuối thế kỷ XIX.

 

Tuy các thổ dân tiên quốc tại BC không bị bỏ đói như tại vùng thảo nguyên như họ vẫn bị chi phối bởi Indian Act và có những hậu qủa tương tự, chẳng hạn như tại các khu bảo cư họ bị cấm mặc các y phục cổ truyền và cấm tổ chức các lễ hội nhảy múa cổ truyền hay tiệc khao potlach. Ngoài ra theo Indian Act chính phủ sẽ bổ nhiệm các nhân viên thừa hành. Họ sẽ có toàn quyền quản trị và chỉ họ mời có quyền liên lạc với chính phủ về bất cứ vấn đề gì.

 

Vấn đề thành lập một thuộc địa Anh tại BC tiến hành chậm nhất so với các thuộc địa khác, một phần vì đường giao thông khó khăn với lối tới duy nhất bằng đai dương vòng qua mũi Good Hope hay mũi Horn. Thuộc địa đầu tiên là Victoria. Người Anh cũng sợ người Mỹ chớp vùng đất hoang vắng này nên vội bắt HBC đặt một thương trại tại Vancouver Island năm 1843. Cũng nhằm mục đích trên Anh đã lý thỏa ước Oregon với Mỹ tháng 6.1846 để phân chia biên giới rõ ràng giữa BC và Oregon. Người Anh lo sợ thật chính đáng và tinh tường vì chỉ 6 tuần sau đó Mỹ tuyên chiến với Mexico và thu về cho Hoa Kỳ các đất của California, Utah, Nevada, Arizona, và New Mexico.

 

Trước 1858, thuộc dân chỉ cư trú tại Victoria nhưng từ khi có cơn sốt tìm vàng thì dân số thay đổi mạnh, Victoria chỉ sau vài tuần nhảy vọt từ 300 dân lên trên 5,000. Để tránh sự tụ tập qúa nhanh chóng này thộng đốc James Douglas vội bắt di dân phải trả 20 shilling cho mỗi acre. Một cuộc chạy tìm vàng lần thứ hai xả ra tại Bakerville năm 1860, có người nói thành phố này xuất hiện chỉ sau có một đêm và dân số lên tới 10,000 người, trở nên thành phố đông dân nhất tại miền Tây.

 

BC chính thức là thuộc địa của Anh từ năm 1866 và là tỉnh thứ 6 gia nhập Dominion of Canada năm 1871 sau khi được Macdonald thỏa mãn yêu cầu của BC là sẽ làm đường hỏa xa nối bờ biển Thái Bình Dương với miền thảo nguyên nhưng trên thực tế Macdonald còn cho đường hỏa xa chạy xuyên lục địa luôn.

 

Vào cuối các thập niên thành lập liên bang, diện tích BC chỉ bằng nửa ngày nay. Vào cuối thập niên 1870 Vancouver chỉ giống như một cái xóm nhỏ, mãi tới 6 năm sau mới trở thành một thành phố. Tuy nhiên từ khi có đường hỏa xa, BC chuyển động mạnh về kỹ nghệ lẫn về dân số, cứ mỗi thập niên số dân tăng lên 70% trong suốt 40 năm liền.

Theo thống kê 2014, số dân tại BC là 4.631,000, tại Vancouver là 647,540, tại thủ đô Victoria là 84,289.

 

XI-XII-XIII. CÁC ĐỊA HẠT TÂY BẮC

 

Khi thành lập Dominion of Canada thì tại miền Bắc cực có một lãnh thổ có tên là North-West Territories. NWT gia nhập liên bang ngày 15.7.1870.

-Yukon tách riêng ra khỏi NWT năm 1898, có thủ đô là Whitehorse. Dân số hiện nay khoảng 35,874 người, đa số là thổ dân tiên quốc.

 

-Nunavut cũng mới tách ra khỏi NWT ngày 1.4.1999, dân số 32,000, 85% là thổ dân Inuit.

 

-NWT nằm giữa hai địa hạt kia, phía Tây là Yukon, phía đông là Nunavut, dân số theo thống kê 2011 là 41,786, đa số người thổ dân tiên quốc, có thủ đô là Yellowknife.

Mỗi địa hạt đều có chính phủ riêng và có thủ tướng là người thổ dân, ngoài ra còn có một cao ủy đại diện cho Thủ tướng Canada.

 

           Thổ dân Inuit

 

Chúng ta đã biết nhiều về người thổ dân Tiên quốc, nay xin nói thêm về người thổ dân Inuit. Tổ tiên của người Inuit là người Thule đã từ Siberia tới Alaska cả hơn 4,000 năm về trước, sau đó người Thule từ Alaska di chuyển tới NWT, Greenland.

Tại NWT suốt TK XIX người Inuit có cuộc sống du mục, muà thu thì đi săn bắn,muà đông thì đi bắt cá như cá voi và gấu biển, hải mã vv...Tới thời kỳ liên bang do tiếp xúc với các thuộc dân người Âu cuộc sống của họ bắt đầu thay đổi, họ làm quen dần với các vật dụng tây phương như súng đạn, đồ kim khí,, y phục, kể cả rượu và thuốc lá. Họ cũng bị lây các bệnh truyền nhiễm của Tây phương và riêng trong TK XIX tỷ số người Inuit bị chết về các bệnh này lên tới 90%, một tỷ lệ tử vong khủng khiếp.

 

Trong các cuộc thám hiểm miền Bắc cực người ta thường nhắc tới ba cuộc hành trình của Sir John Franklin, một sĩ quan hải quân Anh. Hai cuộc hành trình trước, tóan thám hiểm đã bị nhiều thử thách gồm cả sự đói rét, ám sát, nạn ăn thịt người, nhân viên nổi loạn nhưng khi may mắn trở về lại được Anh ông được ca tụng là một anh hùng. Năm 1845 ông lại được cấp hai chiếc tàu Erebus và Terror để tìm lối đi Tây Bắc từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Tàu có lương htực cho đủ ba năm và có các dụng cụ khoa học mới nhất, tuy nhiên khi tới gầ đảo King William thì tàu bị mắc kẹt bởi cán tảng băng và các thuỷ thủ cùng nhân viên thám hiểm phải tìm cách đổ bộ. Tiếp đó chính phủ Anh gửi liên tiếp 26 chuyến đi tìm kiếm hai tàu của Franklin thì chỉ được người Inuit cho biết có mộ chôn ba người từ tàu đắm ngoài khơi tới đây rồi chết đói. Sau đó người ta lại tìm thấy ba mộ nữa tại đảo Beechey thập niên 1980.34 năm sau nữa Canadian Coast Guard mới tìm thấy tàu Erebus tại vịnh Queen Maud và hai năm sau tàu Terror cũng gần đó.

 

Tượng INUKSUK của người INUIT và ư nghĩa (Bài của Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang)

 

Người Inuit và các tộc liên hệ có những kiến trúc (structures) thiêng liêng thường làm bằng những ḥn đá chồng lên nhau gọi là Inuksuk (số nhiều là Inuksuit), chuyển qua Anh ngữ Inukshuk.

 

           Những H́nh Dạng Inuksuk

Inuksuk có rất nhiếu hinh dạng bắt nguồn từ văn hóa Inuit. Ở nhiều nơi khác ta thấy những đống đá chồng lên nhau trông như những ống khói tiên. Đây cũng có thể là những dạng biến thể của Inuksuk. Nhưng có hai loại chính là:

          a. Dạng Trụ Thạch

Nguyên thủy loại Inuksuit thường thấy nhất là một khối đá dựng thẵng đứng (Historically the most common type of inuksuit is a single stone positioned in an upright manner) (Wikipedia, Inuksuk).

          b. Dạng H́nh Người

Dạng này có h́nh người đứng hai tay dang ngang. Dạng này mang đúng nghĩa của từ Inuksuk. Giải tự th́ Inuksuk có nghĩa là Giống H́nh Người, H́nh Nhân, Dạng Người (human-like stone structures). Inuk có nghĩa là “human being”, “person” và suk (“ersatz“) là “thay thế”. V́ thế mà như trên đă biết Inuksuk ngày nay được giải thích là “Things that can act in the place of human being” (Những vật thể có thể hành động thay thế con người”), “những h́nh nhân thay thế con người”. Lọai này được dùng làm biểu hiệu cho Thế Vận Hội Mùa Đông Vancouver này. Để cho thấy rơ h́nh người hơn nhà thiết kế Elena Rivera MacGregor c̣n vẽ thêm một cái miệng vào đầu biểu hiệu. (Tại Mũi Enukso trên đảo Baffin có trên 100 inuksuit và vùng này được chỉ định là một trong những địa điểm di tích lịch sử quốc gia của Canada.Các thể biến dạng đi một chút của Inuksuk cũng được dùng như một biểu tượng cho quốc gia Canada.

Năm 1999 Inukshuk được dùng làm tên cho Kế Hoạch Âm Nhạc và Nghệ Thuật Vùng Địa Cực Quốc Tế của ARBOS tại các tỉnh Québec, Ontario, Nunavik, Nunavut và tại Greenland, Austria, Denmark và Norway.Ngày 13 tháng 7 năm 2005, quân đội Canada dựng một Inuksuk, cắm cờ và đặt một tấm bảng hiệu Canada tại đảo Hans, nơi có sự tranh chấp chủ quyền với Denmark.

Inuksuk được dựng lên ở rất nhiều nơi ở Canada, điển h́nh là một Inuksuk cao chín mét ở trên bờ hồ Ontario tại Toronto…

Và dĩ nhiên Inuksuk phải có mặt trong dịp Thế Vận Thể Thao Mùa Đông Kỳ XXI này. Một biểu tượng Inuksuk được dựng lên tại Núi Whistler, nơi có những cuộc tranh tài xẩy ra.

https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2010/03/untitled-1-copy1.jpg?w=640

“Ilanaaq”, the mascot logo of the 2010 Winter Olympics, on Whistler Mountain.

           Ý Nghiã của Inuksuk

Như đă biết Inuksuk là biểu tượng văn hóa của tộc người inuit. Người Inuit cũng như các tộc liên hệ sống ở vùng Bắc Cực ăn cá, thịt hải cẩu, cá voi sống nên trước đây họ được gọi là dân Eskimo, có nghĩa là Tộc Người Ăn Thịt Cá Sống (trước đây chúng ta thường ăn kem mang tên là Eskimo với hàm nghĩa là “món ăn băng đá”). Ngày nay theo yêu cầu của các tộc này từ Eskimo không c̣n dùng nữa.

Inuit là ǵ ? Inuit có nghĩa là Người. Như thế hiển nhiên Inuksuk với nghĩa là Dạng Người, Giống Người, H́nh Nhân th́ Inuksuk ruột thịt với Inuit.

Inuksuk phải là biểu tượng mang ư nghĩa văn hóa, tín ngưỡng, vũ trụ quan chính yếu của Người Inuit, c̣n những ư nghĩa là dấu mốc chỉ nơi săn bằn, cất dấu thực phẩm chỉ là những ư nghĩa đă rất muộn theo duy tục. Như đă nói ở trên, Inuksuk vốn c̣n có những ư nghĩa sâu sa hơn về văn hóa, tín ngưỡng như dùng để chỉ những chỗ thiêng liêng (sacred places), cơi chết (place of death), nơi có sự tái sinh (a place where life is renewed), nơi thần linh ở (a place where spirits reside)… như thế ta phải chú tâm vào những ư nghĩa này để truy t́m ư nghĩa nguyên thủy của Inuksuk.

Inuit có nghĩa là Người liên hệ với thổ dân Nhật Bản Ainu (Hà Di) cũng có nghĩa là Người. Thổ dân Ainu cũng ăn cá sống giống như Eskimo Inuit. Có lẽ người Nhật ăn cá sống sashimi cũng có thể liên hệ với tục ăn cá sống của dân Ainu, sống gần cận với các tộc Inuit “Eskimo”.

Với nghĩa tự gọi ḿnh là Người, Inuit liên hệ với các tộc thổ dân Mỹ châu từ châu Á qua có tên gọi ḿnh có nghĩa là người như người Navajo c̣n gọi là Dine có nghĩa là Người. Hiển nhiên Inuit cũng có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á đi lên eo biển Bering rồi qua miền Bắc Cực Mỹ châu.

Như thế họ liên hệ với cổ Việt. Chúng ta là Man, Mán, Mường cũng có nghĩa là Người. Như vậy Inuit-Người có văn hóa cổ liên hệ với Việt cổ Man-Mán-Mường-Người. Có nhiều chứng tích cho thấy rơ Inuit có sự liên hệ với người Việt cổ, người Đông Sơn như là họ cũng có lối vẽ theo cái nh́n quang tuyến (Xray-painting) (cũng giống như Xray-painting của thổ dân Úc châu) ví dụ như vẽ người thấy cả xương cốt, lối vẽ này giống hệt lối vẽ Xray painting trên trống đồng ṇng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn (Giải Đọc Trống Đồng Ṇng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Điểm này giải thích tại sao trống đồng cũng được t́m thấy ở vùng của người Eskimo, Inuit (Diệu Tần, Sơ Lược Về Ngôn Ngữ, tác giả xuất bản, San José, 2000, tr.116). Trong Tiếng Việt Huyền Diệu tôi đă so sánh một số từ Eskimo Inuit tương đồng với Việt ngữ

https://bacsinguyenxuanquang.files.wordpress.com/2010/03/inusuk.jpg?w=640&h=481

 Inuksuk của người Inuit, tác giả mua tại vùng Rocky Mountain, Canada.

CHÚ GIẢI

 

-      Diện tích các tỉnh và địa hạt Canada

 

Rank

Name

Total area (km2)[1]

Total area (mi2)[1]

Percentage of
national total area
[1]

1

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/90/Flag_of_Nunavut.svg/23px-Flag_of_Nunavut.svg.png Nunavut

2,093,190

808,185

21.0%

2

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5f/Flag_of_Quebec.svg/23px-Flag_of_Quebec.svg.png Quebec

1,542,056

595,391

15.4%

3

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c1/Flag_of_the_Northwest_Territories.svg/23px-Flag_of_the_Northwest_Territories.svg.png Northwest Territories

1,346,106

519,734

13.5%

4

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/88/Flag_of_Ontario.svg/23px-Flag_of_Ontario.svg.png Ontario

1,076,395

415,598

10.8%

5

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b8/Flag_of_British_Columbia.svg/23px-Flag_of_British_Columbia.svg.png British Columbia

944,735

364,764

9.5%

6

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f5/Flag_of_Alberta.svg/23px-Flag_of_Alberta.svg.png Alberta

661,848

255,541

6.6%

7

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bb/Flag_of_Saskatchewan.svg/23px-Flag_of_Saskatchewan.svg.png Saskatchewan

651,036

251,366

6.5%

8

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c4/Flag_of_Manitoba.svg/23px-Flag_of_Manitoba.svg.png Manitoba

647,797

250,116

6.5%

9

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/69/Flag_of_Yukon.svg/23px-Flag_of_Yukon.svg.png Yukon

482,443

186,272

4.8%

10

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dd/Flag_of_Newfoundland_and_Labrador.svg/23px-Flag_of_Newfoundland_and_Labrador.svg.png Newfoundland and Labrador

405,212

156,453

4.1%

11

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fb/Flag_of_New_Brunswick.svg/23px-Flag_of_New_Brunswick.svg.png New Brunswick

72,908

28,150

0.7%

12

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c0/Flag_of_Nova_Scotia.svg/23px-Flag_of_Nova_Scotia.svg.png Nova Scotia

55,284

21,345

0.6%

13

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d7/Flag_of_Prince_Edward_Island.svg/23px-Flag_of_Prince_Edward_Island.svg.png Prince Edward Island

5,660

2,185

0.1%

Total

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/c/cf/Flag_of_Canada.svg/23px-Flag_of_Canada.svg.png Canada

9,984,670

3,855,103

100.0%

 

-Dân số các tỉnh và địa hạt

1.Ontario                13,448,491             38.3%

2.Quebec               8,164,361             23%

3.British Columbia   4,648,055              13.2%

4.Alberta                4,067,175               11.6%

5.Manitoba             1,278,365               3.6%

6.Saskatchewan      1,098,352               3.1%

7.Nova Scotia         923,598                 2.6%

8.New Brunswick     747,100                 2.1%

9.Newfoundland      519,716                 1.5%

10.PEI                   142,907                 0.41%

11.NWT                 41,786                   0.12%

12.Nunavut            35,944                   0.10%

13.Yukon                35,874                   0.10%

 

Bang kỳ Nunavut

 

 

Tham luận của Từ Uyên

 

Bạn tôi đă kể rơ t́nh trạng nước mới Canada qua từ các sắc dân và dân số.

 

Như vậy chứng tỏ trước năm 1931 Canada tuy chưa hoàn toàn độc lập nhưng đă có tổ chức chính quyền liên bang và ngơài chính quyền trung ương, các tỉnh bang và các đặc khu cũng có những quyền riêng dựa trên nguồn gốc và tập tục.

 

Vẫn c̣n ở dưới quyền hạn của Anh quốc nên Canada cũng phải đóng góp cho kinh tế và quân sự nước Anh v́ vậy không tránh khỏi nhiệm vụ tham chiến bên cạnh Anh quốc và chịu ảnh hưởng của chiến tranh và các hậu quả thời hậu chiến.

 

Ngay năm 1911 trong trận chiến chống quân Boers tại Nam Phi Canada cũng phải đớng góp quân số và chi phí.

 

Trong Đệ nhất thế chiến Canada đă gửi quân t́nh nguyện qua chiến đấu và năm 1917 vì thiếu quân t́nh nguyện nên phải ban bố t́nh trạng quân dịch và các cuộc chống đối đă xảy ra trong số người gốc Pháp tuy quân nhân gốc Pháp được công nhận như những chiến sĩ anh hùng. Cũng nhờ tham chiến và được hiện diện trong các cuộc họp tại Hội Quốc Liên, Canada đă trưởng thành và có chỗ đứng trên trường Quốc tế và năm 1931 Anh quốc đă như trọn vẹn nh́n nhận Canada như một nước độc lập tuy vẫn phải thề trung thành với Nữ Hoàng.

 

Nhưng vinh quang cũng không trọn vẹn, trên phương diện chính trị cũng như kinh tế đều gặp nhiều khủng hoảng và gây ra chia rẽ trên lư thuyết chính trị.

Ta hăy coi nền chính trị của Canada trong một thời gian dài ra sao và đ́ểm qua thành quả cũng như thất bại trong lịch sử cuả nước đang dung dưỡng một số trên dưới 300.000 người gốc Việt hiện nay.

 

Lịch sử Canada qua nhiều giai đoạn và qua nhiều nhà lănh đạo.

 

Ta thử điểm qua vài nhà lănh đạo danh tiếng tại nước này.

 

Tới nay 23 vị đă lần lượt làm Thủ tướng và có vị làm 2 nhiệm kỳ như John S. Macdonald, Pierre Trudeau. Có vị làm 3 lần như William Lyon Mackenzie, nhưng chúng tôi chỉ t́m hiểu đôi chút về các đặc đ́ểm của vài vị mang dấu ấn trong lịch sử.

 

           John S. Macdonald

 

Khởi đi từ hội nghị năm 1864 tại Charlotte Town với 22 vị nhân sĩ tham gia, nhờ các bạn như Geoge Brown thù nghịch cũ, chủ nhiệm tờ Globe (t́ền thân tờ Globe and Mail) và nhất là George Etienne Carter gốc Pháp, ông Macdonald thành công và khi Hiến pháp đầu tiên của Canada ra đời ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của Canada.

 

Đường lối lănh đạo của ông rất độc đoán và tập trung quyền hành vào Trung ương. Ông luôn luôn mang nặng tư tưởng Canada rất thân với Anh quốc nhưng quyền hạn của ông thật lớn, không cho các tỉnh bang chia sẻ  và chịu mọi quyền chỉ huy của Trung ương, người gốc Pháp ít được mời vào chính phủ của ông và ông nhằm tận diệt thổ dân với mục đích mở rộng và thống nhất Canada vào một mối, qua tranh mua và trả giá cao đất Rupert của Công ty Baie Hudson, tống khứ thổ dân với mục đích đi tới  thành lập các tỉnh mới Manitoba, Saskatchewan và Alberta đồng thời nhờ đường  xe hỏa nối liền Đông qua Tây ông mang British Columbia vào Liên bang.qua lời hứa thành lập con đường hoả xa Đông Tây.

 

Tuy nhiên có công nhưng cũng mang tội, vụ gian lận giao cho Hugh Allen độc quyền hỏa xa đă làm ông mất uy tín và thất cử lần đầu năm 1872. Ông này là người giúp đảng ông và riêng ông một nguồn tài chánh khá lớn và ông phải từ chức.

 

Người kế vị ông là Thủ lănh đảng Liberal đối lập: Alexander MacKenzie không xuất sắc ngoài việc thành lập toà án tối cao, mở trường vơ bị và cử một kiểm soát viên tài chánh và năm 1878 ông này thất cử.

 

Đảng của Macdonald thắng lại và ông lại trở lại chính quyền và làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ 2 tới 1891.

 

Nhiệm kỳ này cũng gặp nhiều khó khăn nhất là khi thổ dân và cả người lai chống trả khởi nghiă và khi Louis Riel bị ông xử treo cổ năm 1885, ngôi sao của ông tắt hẳn sau khi ông mất v́ bệnh gan và tụy tạng v́ uống rượu như nưóc lă. 

 

           Wilfrid Laurier

 

Ông lên làm Thủ tuớng từ 1896 tới 1911 và ông tuyên bố sẽ nâng Canada lên địa vị quốc tế. Ông nói : Le Canada a une histoire modeste mais celle –ci d’après moi qu’à ses balbultiements. Je pense que nous pouvons affirmer que c’est le Canada qui envahisse le 20e siècle.

     

      Ông chủ trương gây lại t́nh đoàn kết giữa hai khối gốc Anh và gốc Pháp tại Canada sau khi rút kinh nghiệm từ chính phủ tại Manitoba cấm dạy Pháp ngữ và cấm đạo Thiên chuá. Ông phục hồi việc giảng dạy Pháp ngữ cho người gốc Pháp tại Winipeg và Ste Boniface và tỏ ra không hoàn toàn tôn trọng Anh quốc. Mong muốn ông luôn thần phục nưóc Anh, chính phủ Anh phong tước cho ông, không từ chối được ông phải nhận nhưng vẫn luôn luôn tỏ rơ Canada là một nước đầy chủ quyền tuy thân thiện chặt chẽ với Anh quốc. Ông làm Thủ tướng trong 15 năm, ban hành đạo luật bắt buộc người di dân phải trực tiếp di chuyển từ nước gốc tới Canada để tránh mọi trung gian. Ông cũng nhân đó bắt đầu cấp cho dân Canada sổ Thông hành.

 

      Ông không thành công trong tranh chấp biên giới khi Hoa kỳ mua xứ Alaska từ Nga năm 1903 nhưng mở đường tạo dựng được hai tỉnh bang Saskatchewan và Alberta năm 1905. Nhưng v́ ủng hộ cuộc chiến của người Anh năm 1911 ông gửi một tiểu đoàn qua giúp nên bị dân chúng không ưa thích và ông thất cử sau đó.

 

           William Lyon Mackenzie

 

Ông trước khi vào chính trường đă là một kinh tế gia và tác giả của nhiều sách về kinh tế nổi bật là cuốn Industry and Humanity.

 

Bàn về công nghiễp của Thủ tướng thứ 10 này, có nhiều ư kiến khác nhau nhưng ông phải có tài mới có thể lănh đạo Canada trong 22 năm qua ba giai đoạn từ nửa thời gian Kinh tế suy thoái tới thời gian Thế chiến thứ II. Cũng như các vị Thủ tướng khác ông cũng mang ước vọng ng Canada tới một vị trí tốt đẹp và ông chứng tỏ tính nhẫn nại và cố gắng sáng suốt t́m ra một ư tưởng hợp lư. Ông tuyên bố « Hăy chú tâm tới tương lai đất nước và đừng nghĩ ǵ về những việc đang làm »

 

kinh tế gia ông đă viết nhiều sách về kinh tế và trước khi vào chính giới ông đă là chuyên v́ên cho Tổ chức Rockefeller tại Hoa kỳ .

 

Thất cử dân biểu hai lần năm 1911 và 1917 và ông cũng ủng hộ Thủ tướng Wilfrid Laurier khi ông này ban hành lệnh động viên năm 1917 trong thế chiến thứ nhất.

 

Đến năm 1919 ông thay thế Wilfrid Laurier làm Chủ tịch đảng Liberal và năm 1921 ông làm Thủ tướng Canada lần đầu.

 

Ngay đầu nhiệm kỳ ông đă gặp khó khăn khi phải giải quyết vấn đề sửa lại thuế suất nông phẩm và vận tải do chính phủ trước để lại nhưng chưa làm hài ḷng dân miền đồng lúa Prairie.

 

Ông từ chức và Toàn quyền khi đó cử ông Arthur Meagan lănh tụ đảng đối lập thay thế nhưng ông này bị quốc hội cho là vi hiến và quốc hội giải tán. Khi bầu lại đảng ông lại chiếm đa số và William Lyon Mackenzie lại trở lại làm Thủ tướng lần thứ hai.

 

Trong nhiệm kỳ này ông cố gắng trả bớt nợ do chiến tranh gây ra và làm Luật Lợi tức cho người cao niên và t́m phương thức giải quyết mọi khủng hoảng sau chiến tranh nhưng không thành công trong khi đó ông Bennett một tỷ phú của tỉnh New Brunswich thủ lănh đảng Conservateur đối lập vận động đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết khó khăn và Mackenzie lại thua lần thứ hai.

 

Tuy nhiên khi Bennett lên thay đưa ra những biện pháp mạnh mẽ như Cương bách lao động bắt dân thất nghiệp làm 44 giờ một tuần và chỉ được nuôi ăn và chỗ ở ,tăng thuế suất cao cho hàng nhập cảng khiến tại miền Tây một đảng mới Credit Social tại Alberta và Union National  của Maurice Duplexis tại Quebec nổi phong trào chống đối và tới 1935 R,B . Bennett thất cử và William Lyon Mackenzie trở lại làm Thủ tướng Canada lần thứ ba.

 

Lúc này t́nh trạng kinh tế đă tạm yên nhưng t́nh h́nh chính trị quốc tế bắt đầu sôi động. Thủ tướng Mackenzie thân thiện và là bạn của Winston Churchill và của Franklin Roosevelt nên theo phe Đồng minh, một mặt cung ứng t́ếp liệu cho Đồng Minh ông c̣n gửi cả triệu quân t́nh nguyện qua chiến đấu nhưng rút kinh nghiệm cũ ông đạt được thoả hiệp với các đảng đối lập trước khi ban bố lệnh động viên và cho dùng hải cảng Canada trong thế chiến thứ hai.

 

Ông ban bố luật trợ cấp thất nghiệp pḥng bảo vệ nạn thất nghiệp sau chiến tranh và phụ cấp cho người cao niên.

 

Ông về nghỉ hưu năm 1945 và Thủ tướng Saint Laurent thay thế ông

 

           Louis D Saint Laurent

 

Louis D Saint Laurent rất thân dân nhưng các hoạt động đều rất thận trọng và ông kêu gọi các cộng sự viên tài năng đang hợp tác với ông cùng chung cung cách làm việc của ông để phục vụ quyền lợi tối đa cho đất nước. Ông chú ư tới phát triển kinh tế, đem an lạc trong nhân dân và đạt nhiều kết quả trong lănh vực đối ngoại.

 

Về quân sự ông ủng hộ việc Liên Hiệp quốc can thiệp vào cuộc chiến chống trả xâm lăng Nam Hàn của Bắc Hàn và quân đội Canada đều là quân t́nh nguyện.

 

Chính phủ St. Laurent gia nhập Khối Bắc Đại Tây dương (NATO) năm 1949, và ông cử ngoại trưởng Lesler B Pearson hoà giải vụ xung đột năm 1956 trong cuộc tranh chấp Anh, Pháp, và các nước Hồi giáo tại Gilbraltar và nhờ đó Pearson được giải thưởng hoà bình Nobel năm 1957 và sau này thay thế ông trong chưc vụ Thủ tướng.

 

Khi Clement Atlee lên thay Winston Churchill làm Thủ tướng Anh quốc ông ủng hộ việc cho các nước da màu thuộc địa Anh trước gia nhập Khối Thịnh vượng chung trước đây chỉ dành cho 3 nước da trắng.

 

Ông ủng hộ ý kiến cuả Tommy Douglas, thủ lănh đảng Tân Dân Chủ (NDP) mới thành lập và áp dụng y tế miễn phí. Ông cũng tăng cường quyền lực của Toà án tối cao và đă thành công khi mời được Terre Neuve gia nhập Liên Bang Canada năm 1949.

 

Dưói thời ông, Anh qưốc đă chấm dứt việc tự đề cử Toàn quyền đại diện Nữ Hoàng và từ nay các vị Toàn quyền đều do Thủ tướng Canada đề nghị và các bài diễn văn thường mang tên  Diễn văn của Hoàng gia đều do Thủ tướng biên soạn và đề cập chủ trương của chính phủ. Ông cũng là vị Thủ tướng đem lại việc phân phối tài sản từ các tỉnh giàu có qua các tỉnh kém lợi tức kh́ến mức dân nghèo các tỉnh giảm bớt. Ông khánh thành xa lộ Đông Tây cũng như ủng hộ việc xây các ống dẫn dầu.

 

Tuy nhiên những công tŕnh tốt đẹp của ông cũng không tránh khỏi các đ́ều bất măn của các tỉnh miền Tây v́ họ cho rằng ông quá bênh vực Ontario và Quebec và khi bị thiểu số ông rời chính trường năm 1957 và Joseph George Diefenbaker lên thay ông sau đó.

 

Các Thủ tướng sau này cũng mang nhiều dấu ấn trưóc các cuộc biến chuyển chính trị nhưng thuộc lịch sử đương đại. Phê b́nh hay nhận xét c̣n quá sớm.

 

Hai đảng chính tại Canada là Liberal và Conservateur thay nhau nắm chính quyền, các đảng khác nhỏ hơn và chưa có lănh tụ xuất sắc nên chưa có dịp lănh đạo đất nước. Chúng ta hãy chờ thời gian trả lời.