Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
 
star-crescent-islam-symbol
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2021
Đôi lời dẫn nhập:

      Thế giới đã trải qua hai biến động lớn. Thế chiến I thay đổi bản đồ thế giới. Thế chiến II chia thế giới thành hai phe. Ý Hệ Cộng Sản và Ý Hệ Tự Do. Chiến tranh lạnh đã kéo dài cả nửa thế kỷ cho đến khi bức tường Bá Linh đổ vào năm 1989. Phe cộng sản xụp. Phe Tự Do thắng, Mỹ Quốc là bá chủ duy nhất. Thế giới tạm yên, sống chung hòa bình. Nhưng họ vẫn dòm ngó canh chừng nhau… Tranh chấp ngầm vẫn xẩy ra.

     Đầu năm 2020 vi khuẩn Vũ Hán xuất hiện. Đại dịch tràn lan. Cả thế giới chuyển động. Mọi quốc gia cùng nhau làm việc để đối phó với đại dịch Covid-19.    Cuối năm 2020 qua 2021 tình hình chính trị Hoa Kỳ thay đổi. Từ văn hóa, giáo dục đến xã hội và văn học, kỹ thuật. Cuộc sống thay đổi, lòng người đổi thay. Trong nhà, ngoài ngõ, xã hội nghi kỵ nhau. Giống như dưới chế độ cộng sản. Nhưng người ta nói là xã hội chủ nghĩa. Muốn hiểu sao cũng được.

     Thế rồi, những tay kỳ tài thế giới xuất hiện khi kỹ thuật tiến triển đến mức siêu, có thể giúp con người biết được mọi sự xẩy ra ở mọi nơi trên thế giới trong nháy mắt và trong cả những nơi bí mật. Họ muốn “chỉnh đổi” thế giới, mặc cho nó chiếc áo “Toàn Cầu Hóa”- “Xuyên Quốc Gia”. Cũng chỉ là một danh từ, như Chủ Ngĩa Cộng Sản hay Chủ Nghĩa Xã Hội, nhưng mang tính phổ quát là “toàn cầu”. Cũng chủ trương Tự Do, Công Bằng, Bình Đẳng như Cộng Sản nhưng không nói là Cộng Sản, mà là Xã Hội Chủ Nghĩa, là Xuyên Quốc Gia! Nước Mỹ đang lúc lung lay!
     Bài viết dưới đây sẽ trình bày về ý hệ “chỉnh đổi” thế giới của những tay kỳ tài chuyên về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và kỹ thuật. Họ muốn chiếm đoạt thế giới! Nhưng việc chỉnh đổi đó quá nguy hiểm có thể dẫn đưa thế giới, nhất là Mỹ quốc đến bờ vực thẳm.

     Nhìn qua lăng kính tôn giáo, cuộc chỉnh đổi đó phải chăng phù hợp với lời tiên đoán trong Kinh Thánh. Một thế giới công bằng, tự do, hòa bình, yêu thương thực sự và vĩnh cửu sau cùng sẽ xuất hiện để thay thế cái thế giới chỉnh đổi ấy. Cứu thế giới!
     Xin mời quí bạn đọc.


   
Từ lâu rồi, cũng không lâu lắm đâu sau khi bức tường Bá Linh xụp đổ, Francis Fukuyama, một khoa học gia phân tích chính trị người Mỹ gốc Nhật đã đưa ra một kết luận là Lịch Sử đã Kết Thúc / The End of History. Chiến tranh lạnh kết thúc. Chủ nghĩa tư bản khải hoàn. Xung đột không còn nữa, và người ta chỉ còn vui hưởng phồn vinh thịnh vượng tràn lan!

     Nhưng người ta vẫn còn nghi ngờ. Một lý thuyết gia khác người Mỹ là Samuel Huntington đã tuyên bố là xung đột lớn ở thế kỷ 21 đã thực sự giữ một vai trò quan trọng. Nó như nằm ngay trên một đường nứt của một cái đĩa quí, ở đó hai nền văn minh Hồi Giáo và Tây Phương sống chung với nhau một cách gượng ép. Đi tìm một kẻ thù mới sau khi chủ nghĩa Cộng Sản xụp đổ, một chủ nghĩa tôn giáo Mohammad xa lạ -một danh xưng mà tín đồ Hồi Giáo không mấy ưa- đã xuất hiện như một ứng viên có rất nhiều hứa hẹn.

     Đối với những người không phải là tín đồ Hồi Giáo thì thời gian sẽ trả lời cho họ. Trước tiên, là cuốn tiểu thuyết của Daniel Pipes nhan đề Rushie Affair: The novel, the Ayatollah, and the West…đã dấy lên những đe dọa kinh hồn của Hồi Giáo đối với những giá trị văn minh của thế giới Tây Phương hậu chiến tranh. Sau đó là những hình thức yểm trợ của Hồi Giáo Anh quốc đối với Saddam Hussein trong chiến tranh Vùng Vịnh đã đi quá xa, tạo thành hình ảnh của hai triệu người Hồi Giáo Anh Quốc như một thế lực có khả năng lật ngược thời cuộc -thời kỳ đánh bom khủng bố chết người ở những nơi công cộng. Và bây giờ những người Hồi Giáo quá khích đã phạm những tội ác kinh khủng nhất của thời đại tân kỳ hiện nay.

     Những kẻ cực đoan, khủng bố, quá khích, dù cách biểu hiện có thay đổi, nhưng vẫn luôn luôn cố định như cũ với một tĩnh từ là “Hồi Giáo” đi theo. Do đó, phải chăng có một cái gì căn bản của Hồi Giáo -mà những người không phải là tín đồ Hồi Giáo đang thắc mắc- lại không thể phù hợp được với những giá trị về dân chủ tự do của Tây Phương? Phải chăng người Hồi Giáo đương nhiên thích hợp với danh xưng là “kẻ xấu/the bad guys” mà TT Bush thích dùng? Chắc chắn có những người khi quan sát những sự kiện xẩy ra sẽ thắc mắc và nghĩ như vật. Có thể họ quá hốt hoảng và giao động! Nhiều người vì không hiểu biết, nhưng dùng lý luận thì họ sẽ có những trả lời đầy đủ. Thử đọc 6 câu hỏi và những trả lời ở dưới.

     *Tại sao Hồi Giáo xem ra quá đối đầu, hung hăng và bất tương nhượng?

     Danh xưng “Hồi/Islam” luôn luôn biểu hiện rõ ràng trong lịch sử của nó. Kito Giáo đã được xây dựng bởi một nhân vật xem ra đã thất bại trong kế hoạch toàn cầu, nhưng người Ả Rập ở thế kỷ 17 đã thành lập Hồi Giáo là tiên tri Muhammad, một nhân vật đã đánh tan tành mọi kẻ thù ngoài mặt trận. Nhiều thế kỷ sau đó, quân đội viễn chinh của họ đã chinh phục nhanh chóng suốt từ Trung Đông đến Phi Châu, Âu Châu, luc địa Ấn Độ, bán đảo Ma Lai và China.

     Vì vậy Truyền Thống và Luật Hồi Giáo của họ đã được làm ra trong thời đại họ thành công. Được đóng khung trong toàn thắng, họ không có khoa thần học thất bại hoặc thuộc thành phần thiểu số. Sự kiện này rõ ràng đã khiến họ có cảm giác bị xỉ nhục khi sức mạnh tăng trưởng của Tây Phương về văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế và quân sự vượt lên mà không có đối thủ. Tuy vậy hầu như cả nửa thiên niên kỷ dưới thời đế quốc Ottoman, Hồi Giáo cũng có một nền văn minh huy hoàng lộng lẫy nổi bật nhất.

     Họ cũng dễ nhân nhượng đối với những tín hữu Do Thái giáo và Kito giáo, hơn là với những người Kito Giáo Tây Phương đã có thời là thành phần thiểu số của họ. Vào những thế kỷ 11 và 12, triết lý Hồi Giáo là triết lý phức tạp nhất thế giới. Cách thức làm việc ở Tân Ban Nha hồi còn hoang vu sơ khai là cùng nhau cộng tác làm việc. Vào những thế kỷ sau, thái độ của những người Hồi Giáo đi chinh phục Ấn Độ Giáo ở Ấn Độ -được điều chỉnh lại do sự lớn mạnh của những nghi thức Hồi Giáo- lúc đó đã trở nên ít hẹp hòi hơn trước. Chỉ vì sự phát triển của chủ nghĩa cơ bản mà mức độ bất tương nhượng đã dâng cao, và nhiều người theo chủ nghĩa Tân Hồi Giáo cho rằng thực hành án tử hình (fatwas) và đốt sách không phải là Hồi Giáo.

     *Tại sao Hồi Giáo lại bất tương nhượng như vậy?

     Người Hồi Giáo tin rằng kinh Koran đích thưc là chính lời của Thiên Chúa đã được thiên thần Gabriel nói cho tiên tri Muhammad. Như vậy, ngoài cái ngôn ngữ Ả Rập của nó được coi là tinh tuyền vô song và đẹp đẽ vô cùng, kinh Koran còn là chính Lời Chúa thì không thể nào sai lầm được. Điều đó có nghĩa là không có chỗ nào mà con người có thể dùng thực nghiệm, trí óc và ngòi bút đời thường có thể cắt nghĩa khác đi được như trong Kito Giáo và Do Thái Giáo được thấy trong sách Khải Huyền nói về mục đích của Thiên Chúa. Kinh Koran không thể bị ảnh hưởng bởi bất cứ một hoàn cảnh nào. Nó tuyệt đối không có một sai lầm nào cả. Nó không bị suy giảm bởi bất cứ một khám phá mới nào. Điều đã được Thiên Chúa biểu thị thì cố định và bất biến.

     Ba thế kỷ sau khi tiên tri Muhammad chết, đã có nhiều cố gắng cắt nghĩa kinh Koran theo chiều hướng thay đổi của thế giới. Cách thực hành này gọi là ijtihad. Nhưng vào cuối thế kỷ 9, Hồi Giáo đã thiết lập một bộ luật gọi là The Shari’ah (nghĩa là Đường), một bộ luật về phẩm hạnh bao gồm cả hai phương diện sinh hoạt tư và công. Cánh “cổng ijtihad” lúc đó đã đóng lại. Hồi Giáo trở thành một hệ thống tĩnh và cứng ngắc, và luật của họ thì xã hội không tài nào có thể uốn nắn theo một hình dáng hay kiểu mẫu nào, trái lại phải để cho nó điều khiển. Danh xưng  Islam/Hồi Giáo qui phục là vậy.

     Nhưng cũng có một vài thay đổi đã xẩy ra. Nhiều học giả phái Sunni như Ibn Taymiah (1236-1328) và Jalal ad-Din as-Suyuti (1445-1505), đã dám mở cửa trở lại. Và những người phe Shi’ite -nhóm thiểu số đã tách ra khỏi phe đa số Sunni ở thế kỷ VII và vẫn còn thống lãnh ở Iran và nhiều phần ở Iraq- tin rằng ijtihad vẫn còn được phép. Nhưng tựu chung, những cố gắng của những người cải cách thuộc phe Sunni ở cuối thế kỷ 19 tái mở cửa injtihad để Hồi Giáo có thể hòa hợp với những điều hay đẹp và giá trị của truyền thống khoa học Tây Phương mà họ đã bỏ qua từ lâu lại không thực hiện được.

     *Tại sao Hồi Giáo vẫn quyết biện minh cho quan niệm về Thánh Chiến?

     Hiện Hồi Giáo có “5 Cột Trụ” phải thực hành. Nó bám chặt cộng đồng Hồi Giáo. Đó là: Tuyên xưng đức tin: “Không có thần nào cả, chỉ có một Thiên Chúa”; Cầu nguyện cộng đoàn 5 lần mỗi ngày với cúi đầu, phủ phục sau khi lãnh nhận nghi thức rửa tội; Thuế bác ái zakat bắt buộc để giúp những người cần thiết; ăn chay trong tháng Ramadan; và hành hương (hajj) hàng năm về Mecca ít nhất một lần trong đời. Nhưng một số người Hồi Giáo lại thêm một điều thứ sáu nữa là Jihad tức thánh chiến chống lại kẻ ngoại đạo.

     Đã có rất nhiều tranh luận trong Hồi Giáo về ý nghĩa của Thánh Chiến. Tất cả mọi người đều đồng ý thánh chiến là “tích cực tranh đấu”. Những người theo Muhammad trong những năm đầu tiên đã chủ trương quân sự phải đi trước, không phải cải đạo cá nhân, -vì kinh Koran cấm cưỡng bách trong tôn giáo- nhưng phải kiểm soát công việc của tập thể xã hội để nó vận chuyển theo những nguyên tắc của Hồi Giáo. Tuy nhiên, sau khi đế quốc Hồi Giáo được thiết lập thì giáo lý thánh chiến đã được sửa đổi và có thêm nhiều diễn giải có tính thiêng liêng. Cuộc tranh đấu đã trở thành cuộc chiến nội tâm về đạo đức chống cám dỗ.

     *Vậy ý niệm đâm bom tự sát được lên thẳng Thiên Đàng thì do đâu mà có?

     Không có chỗ nào trong kinh Koran nói về việc này. Nhưng Hồi Giáo có nhiều sách nói về hadith -là những lời mà nhiều người cho là của tiên tri Muhammad, là những lời nói về các vị tử vì đạo là những khách mời của thiên đàng được đứng gần ngai của Thiên Chúa nhất. Truyền thống cũng cho biết nhiều chi tiết khác về một thiên đàng đầy sữa và mật ong với 72 thiếu nữ đồng trinh cho mỗi vị tử vì đạo. Tuy nhiên nhiều tín đồ Hồi Giáo tân thời đã không còn giữ quan niệm đó vì là khoa trương kiểu Ả Rập. Họ nói, đặt trong cảnh ngữ thì cách thực hành đó không phải là Hồi Giáo. Kinh Koran rõ ràng nói rằng “Nếu ai giết một người vô tội….thì coi như người đó giết cả nhân loại.” Và lời Muhammad được ghi lại nói rằng luật Hồi Giáo cấm không được tấn công thường dân, đàn bà, trẻ con và những vị tu hành; cũng cấm không được tấn công vào kế sinh nhai của những người “không chống cự”. Không một kẻ vô đạo nào lại có thể được cứu giúp hoặc che chở bởi người Hồi Giáo. Ngoài ra cũng có một câu kinh Koran nhấn mạnh là chỉ có Thiên Chúa mới trừng phạt vào ngày phán xét mà thôi. Và có nhiều fatwas -một từ có nghĩa là luật phán xét của Hồi Giáo- cho thấy tự tử là bất hợp pháp.

     *Làm sao một người Hồi Giáo thuộc Anh đã nói là tôn giáo của hắn quan trọng hơn quốc gia hắn?

     Tín đồ Hồi Giáo tin rằng vì niềm tin chung, họ bị gắn liền vào một cộng đồng duy nhất mà thôi -the umma- vì tất cả đều là “anh em với nhau”. Điều này nói lên tình đoàn kết khăng khít không biên giới. Ngoài ra phần đông những tín đồ Hồi Giáo thuộc Anh cũng nhấn mạnh là họ có thể trung thành với cả tôn giáo và quốc gia cùng một lúc mà không có gì là xung khắc, dù nhiều người nghĩ rằng họ bị đối sử tàn tệ về giáo dục, gia cư và công ăn việc làm, là những thứ sẽ tạo thêm căng thẳng cho họ.

     *Làm sao Hồi Giáo, -với những luật lệ man rợ về tội đại hình và cách đối sử với nữ giới- lại có thể dung hòa được với những quan niện về nhân quyền của thế giới Tây Phương hiện đại?

     Khăn che mặt là biểu hiệu của Taliban từ chối không cho phép nữ giới được học nghề y hoặc chữa bệnh và phải chịu cắt bì. Vì tất cả những thứ đó mà Hồi Giáo bị tố cáo đã đối sử với nữ giới như là công dân hạng hai. Những tín đồ Hồi Giáo biết việc đó là không phải đã cho rằng tất cả những thứ đó chỉ là những thực hành có tính văn hóa không phải tôn giáo. Nhưng kinh Koran và hadith (lời của Muhammad) còn có nhiều điều khoản phụ tạo thành trường hợp ghét đàn bà prima facie -cho rằng lời chứng của một người đàn bà chỉ có giá trị bằng nửa lời chứng của một người đàn ông, do đó quyền thừa hưởng gia sản phải ít hơn; người đàn bà là quỉ satan khi người đàn ông bị cám dỗ tình dục. Kinh Koran đưa ra hình phạt đối với những người Tây Phương man rợ như chăt tay kẻ trộm cắp và ném đá cho chết những kẻ ngoại tình. Tuy nhiên nhiều người Hồi thuộc Anh, kể cả những người đàn bà da trắng đã cải đạo cũng nói là họ theo Hồi Giáo như một kinh nghiệm giải phóng đã khiến họ được bằng an trong lòng. Đó là một giao hòa hiện còn gây hoang mang nhiều người không phải là tín đồ Hồi Giáo.

     Dầu vậy cũng chẳng cần mất thì giờ để nhìn kỹ vào Hồi Giáo và bắt gặp những tín đồ Hồi Giáo gốc Anh hiện đại văn minh để tìm cho ra kết luận trong khi kết luận chính là những vấn nại của chúng ta về những vấn đề chúng ta gặp phải chứ không phải những giải đáp của họ. Giải đáp để thuyết phục chúng ta đã hoàn toàn thất bại rồi. Cũng có nhiều người đưa ra những nhận xét chính xác về Hồi Giáo và Kito Giáo vì dựa vào biện luận của Ian Paisley, một mục sư kiêm chính trị gia, hoặc hành động của IRA (Irish Republic Army) trong ngày hưng thinh nhất của nó. Một ngàn người Hồi đã chết trong số những người chết vì vụ tấn công ở New York đã cho thấy đó là sự thật. Nếu bây giờ họ có sống lại thì họ cũng sẽ nói như vậy mà thôi.

     Bài viết này, dĩ nhiên, không phải là Hồi Giáo, mà là chủ nghĩa cơ bản -một khuynh hướng và là bằng chứng quá hiển nhiên đối với những tín hữu Kito giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và cả những người theo Khổng Tử. Những nhà bác học hàn lâm đã cho rằng chẳng có ích lợi gì để bàn về Hồi Giáo cơ bản -nếu bạn không tin rằng kinh Koran chính là Lời đã được Thiên Chúa mạc khải nguyên văn, thì bạn không phải là tín đồ Hồi Giáo. Nhưng những người theo thuyết cơ bản trong tất cả mọi tôn giáo lại chia sẻ những đặc tính chung vượt quá khỏi những điều mà họ cắt nghĩa những biểu tượng theo nghĩa đen. Tất cả là những chọn lựa tuyệt vời trong “những điều cơ bản” mà họ muốn giữ lại và trong những phần văn minh tiến bộ mà họ chấp nhận. Tất cả là chọn lựa những văn bản truyền thống rồi đem dùng ở ngoài ngữ cảnh (khung cảnh) thực của nó. Tất cả đều theo hình thức của chủ nghĩa Machi -coi mình như là một thành phần của cuộc tranh đấu trong vũ tru trời đất giữa xấu và tốt để kiếm cho ra đối thủ rồi biến chúng thành ma quỉ. Cái nguy hiểm là họ biến chúng ta là những người không phải tín đồ Hồi Giáo mà lại tự cảm thấy mình như cũng sa vào cùng những cám dỗ ấy.

     Nếu vậy, thì có lẽ đã có một quả bom nổ chậm ở ngay giữa lòng xã hội chúng ta. Điều chúng ta phải sợ chính là sự không hiểu biết về Hồi Giáo, một tôn giáo đã từng gây chết chóc tang thương nhất.

Nguyễn Tiến Cảnh
September 2001