THĂM THẦY CÔ VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ
Vĩnh Chánh
- Anh nè, Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu dạo này sức khỏe ra sao?? Lần trước anh nói chuyện với Thầy Cô hồi nào vậy??
- Anh nghĩ khoảng 2 tháng trước, gặp lúc Thầy Cô đang đi thăm con gái đầu ở Salt Lake City.
- Anh lo điện thoại với Thầy xem Thầy Cô đă về lại Palm Spring chưa và khi nào th́ tiện cho Thầy Cô để ḿnh đến thăm. Thầy Cô lớn tuổi rồi, mà lại là chỗ thân quen với cả 2 bên gia đ́nh ḿnh, vợ chồng ḿnh nên t́m đến thăm sớm…
- Thưa Thầy, em là Chánh đây Thầy. Lần trước em nói chuyện với Thầy khi Thầy Cô đang ở chơi với cô con gái đầu tại Salt Lake City. Thầy có cho em biết là khoảng thời gian này Thầy Cô trở về lại Palm Spring. Vậy Thầy Cô trở về lại CA chưa? …
- Ồ, Dạ Thầy. Thầy Cô nay đă về CA, nhưng không ở nhà riêng tại Palm Spring nửa mà qua ở chung nhà với BS. Khôi, con trai Thầy Cô tại Rancho Mirage. Dạ, em hiểu. Hai thị xă Palm Springs và Rancho Mirage chỉ cách nhau khoảng 10 miles thôi. Có ǵ th́ Thầy text cho em sau cũng được, cho em biết địa chỉ mới và ngày nào Thầy Cô rảnh cho vợ chồng chúng em đến thăm Thầy Cô…
Sáng ngày thứ Tư, 21 tháng 7, 2021, hai chúng tôi rời nhà khoảng 9 giờ sáng, ghé ngang qua Little Saigon mua chút đồ ăn Huế, như bánh bèo, bánh nậm, chả thẻ nóng, và vài món chay… Ngoài mấy món này, bà xả c̣n tự tay nấu mấy món khác, như cá bông lau kho tộ, tôm rim, dưa cải chua, và có luôn cả cơm mới nấu… dự trù sẽ cùng ăn trưa với Thầy Cô tại nhà nếu Thầy hay Cô không được khỏe để cùng đi ăn trưa bên ngoài.
Sau cả 2 giờ chạy xe, đổi qua 5 xa lộ theo GPS và khi xe chạy ngang qua vùng có cả rừng cối xay gió hai bên đường, chúng tôi biết sắp đến Palm Spring, là nhà cũ Thầy Cô ở trước đây khi tôi chở anh chị Lê Đ́nh Thương đến thăm Thầy Cô vào tháng 3, 2018. Cô là d́ ruột của bác sĩ Thương. Đồng thời Thầy là Godfather của anh Thương. Vui thật.
Khoảng mươi phút sau 12 giờ trưa, chúng tôi đến nhà BS. Lê Khôi. Vừa ra khỏi xe, và trong lúc chúng tôi đang bị choáng ngộp bởi sức nóng trên 100 độ, Thầy Minh Châu tươi cười bước ra tận cửa đón chào và mời chúng tôi vào nhà. Vừa vào bên trong, chúng tôi nh́n thấy Cô đang đứng giữa nhà, rạng rở chờ và xướng đúng tên của từng chúng tôi, rồi dang tay ôm choàng chúng tôi. Vài phút sau, tôi xin phép ra xe và lần lượt đem vào mấy giỏ, xách và gói. Bấy giờ Thầy Cô mới giới thiệu dâu của Thầy Cô, vợ của BS. Khôi, cùng cháu gái nội út rất xinh đẹp, thanh cảnh với làn da trắng mịn, ít vẻ á đông trên khuôn mặt. Cháu làm việc cho một công ty tại Mỹ sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Toán Học từ Harvard và nay được công ty đài thọ gởi đi học tiếp 2 năm chương tŕnh MA tại London School of Business, một trong những trường nổi danh hạng nhất thế giới. Chúng tôi không quên chúc mừng cháu.
Vợ chồng chúng tôi vừa bày mấy món đem theo lên counter, th́ cô con dâu đă nói lên một số món Huế bằng tiếng Việt rất chuẩn làm chúng tôi vô cùng thích thú và kinh ngạc. Chúng tôi đă e rằng Thầy Cô lâu nay chắc nhớ cơm Việt Nam nên cẩn thận nấu cơm nóng đem theo. Ai ngờ…Thầy khoe con trai Thầy khéo chọn vợ và cô con dâu đă được mẹ chồng chỉ vẻ cách nấu nhiều thức ăn Việt, như món canh chua,cá kho tộ… Vợ tôi không ngớt lời khen ngợi dâu hiền, và mừng Thầy Cô có phước v́ ngày nào cũng được ăn cơm Việt Nam. Thầy Cô nói sẽ dành thức ăn ngon chúng tôi đem đến để đăi cháu nội tối hôm nay, trước khi cháu lên đường bay qua Luân Đôn vào ngày mai.
Thầy Cô và chúng tôi ngồi nói chuyện thêm mươi phút trong nhà trước khi cả 4 người cùng ra ngoài ăn trưa. Ban đầu Thầy sợ Cô mệt nhưng Cô tự nguyện muốn đi cùng cho vui. Chúng tôi không quên mời Thầy Cô chụp tấm h́nh kỷ niệm. Nh́n h́nh, khó có ai đoán được Thầy Cô đă ngoài 90! Quả là một tấm h́nh đẹp v́ ai cũng tươi cười. Nhắc lại lần chụp h́nh tại ngày trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo năm 2019 với chúng tôi, Thầy cười nói “h́nh này cũng có 2 Minh Châu, như lần trước” – một nhắc nhở bà xă tôi trùng tên với Thầy. Thầy Cô cho chúng tôi biết sức khỏe Thầy Cô rất tốt, dù Thầy nay đă 92 tuổi và Cô đă 94, và chích ngừa covid đầy đủ. Thầy Cô hỏi thăm sức khỏe quư Thầy Cô trong Hội YKH Hải Ngoại, t́nh h́nh anh chị em trong Hội, hiện tượng chung của nạn Covid. Tôi cũng có gởi lời vấn an của chị Vương Thị Thúy Nga đến Thầy Cô khi chị biết chúng tôi sẽ đến thăm Thầy Cô. Chị là sinh viên khóa đầu tiên khi viện ĐH Huế thành lập năm 1957 và về sau làm hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Quy Nhơn. Thầy gởi lời cám ơn chị Thúy Nga thường xuyên gởi sách hay cho Thầy Cô đọc.
Ngồi lái xe, Thầy vui, nói chuyện khá nhiều nên cũng phải đôi lần quẹo trái, quẹo phải và u turns mới đến được nhà hàng Ấn Độ quen thuộc dù chỉ cách nhà chừng 2 miles. Trong câu chuyện quanh bàn ăn, tôi nhận thấy Thầy vẫn c̣n rất sáng suốt, minh mẫn và đi đứng nhanh nhẹn. Riêng Cô đi có hơi chậm một chút và dễ quên chuyện thời xưa. Thật là quá dễ thương khi Cô thường hay nh́n Thầy và hỏi “Châu nè, cái chuyện đó Trai quên rồi, người tên đó là ai vậy? năm Trai qua Pháp lần đầu là năm nào?… Châu c̣n nhớ nói cho Trai biết với”. Và Thầy đă luôn đáp ứng bằng những lời giải thích nhắc nhở đằm thắm dịu dàng.
Thầy vô cùng cởi mở, cho phép tôi được tự do “phỏng vấn” Thầy Cô. Thầy và Cô cùng lớn lên từ Huế, từng quen biết nhau hồi c̣n nhỏ v́…là bà con xa bên phía ngoại với nhau. Thuở trung học Cô học trường Đồng Khánh, Thầy học trường Providence. Do một cơ duyên, Thầy được sang nước Pháp vào năm 1950 trước khi xong Tú Tài, rồi từ Pháp Thầy sang Anh, học tại Cambridge vào năm 1952, khi t́nh trạng nhu yếu phẩm nói chung tại Âu Châu và riêng tại nước Anh vẫn c̣n rất thiếu thốn do hậu Thế Chiến Thứ Hai. Thầy tốt nghiệp Bachelor of Arts về Văn Chương Anh năm 1956 và học tiếp chương tŕnh Anh Văn tại thành phố Cambridge. Cô thi đậu xong Tú Tài tại Việt Nam rồi mới sang du học Pháp năm 1951. Cô tốt nghiệp License en Droit năm 1953 cũng với mention très bien tại Aix – Marseille ở vùng Provence miền Nam nước Pháp. Trong cùng năm 1953, Cô hoàn tất chuyên tu tại Academy of International Laws tại La Hague, Ḥa Lan, và năm 1956, đậu Doctorat en Droit với mention très bien cũng tại Aix - Marseille. Trong khi chờ Thầy đang học ở nước Anh, trước tiên Cô học một khóa 6 tháng về quản trị ngân hàng tại Paris để chuẩn bị về nước giúp Ông Vũ Quốc Thúc, Giám Đốc đầu tiên của Ngân Hàng Quốc Gia VN (là Banque de L’Indochine trước đây). Nhưng sau đó Cô đổi ư và xin vào làm phụ tá cho GS. Bùi Xuân Bào, bấy giờ đang giữ chức vụ tùy viên văn hóa cho toà Đại Sứ VNCH tại Paris.
Khi được hỏi về chuyện ai là người tỏ t́nh trước, Thầy trả lời chính xác là không ai tỏ t́nh với ai cả v́ “t́nh cảm giữa chúng tôi theo thời gian đă rơ ràng”. Tuy nhiên, Cô tự động cho Thầy biết là Cô từ Pháp qua thăm Thầy và sẽ “đến ở nhà Châu”. Tháng 7, cùng năm 1957 Thầy Cô làm đám cưới tại một nhà thờ Công Giáo tại Cambridge, mà trong những khách tham dự có sự hiện diện của thân phụ của Thầy là Cụ Lê Thanh Cảnh, bấy giờ đang sống tại Pháp, và linh mục Nguyễn Văn Thuận (về sau được phong Hồng Y), bấy giờ đang học thêm tại Vatican. Trong thời gian Vua Bảo Đại làm Quốc Trưởng, Cụ Lê Thanh Cảnh là đại diện cho Ngài để làm việc với các nhóm chính trị trong nước. Sau chia đôi đất nước 1954, văn pḥng đại diện dời từ Hà Nội vào Saigon; theo thời gian, sự liên hệ giữa Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm và Quốc Trưởng Bảo Đại qua Cụ Lê Thanh Cảnh xấu dần, dẫn đến chuyện Cụ Lê Thanh Cảnh phải trốn vào BV. Grall trước khi bị bắt và sau đó được đưa qua pháp sống lưu vong. Câu chuyện hy hữu là ở chỗ, một bên phải lưu vong v́ TT. Diệm, một bên là cháu của TT. Diệm, thế nhưng Cụ Lê Thanh Cảnh và cha Nguyễn Văn Thuận ở chung với nhau trong cùng một khách sạn, và cùng đi chơi vui vẻ với nhau trong suốt thời gian ở Anh. Ngoài ra, chuyện làm lể đám cưới ở nhà thờ Công Giáo ở Anh bắt buộc linh mục phải đọc kinh thánh bằng tiếng Anh. Khi được hỏi, cha Thuận trả lời gọn “no problem”. Đúng vậy, nhưng Cha lại đọc qua cách phát âm hoàn toàn tiếng Pháp một cách ngon lành, không ngập ngừng, chẳng ngại ngùng khiến các khách mời gốc Anh nh́n nhau ngơ ngác.
Một thời gian ngắn sau đám cưới, Thầy ”theo” Cô trở về sống tại Paris. Bấy giờ Cô nhận một thơ viết tay của linh mục Cao Văn Luận mời Cô, một người con của Huế, đem sự học hỏi chuyên môn của ḿnh truyền dạy cho con em tại Huế trong chức vụ Trưởng Khoa Luật tại Viện Đại Học Huế mà Cha được mời làm Viện Trưởng. Khi tôi hỏi trong thư Cha có nhắc ǵ đến Thầy không?? Thầy trả lời một cách tự nhiên “Có, nhưng chỉ trong phần cuối của thư thôi: mời anh về dạy Anh Văn”. Vốn trước đây vợ chồng Thầy Cô đều quyết định sẽ về lại VN nhưng chỉ chưa biết khi nào, nơi nào, nhưng nay nhận thư mời này, nên Thầy Cô quyết định về Huế sớm. Vậy là vào tháng 9, 1957, Thầy Cô khởi hành hồi hương bằng tàu thủy, như một cách kéo dài tuần trăng mật trước khi về Huế bận rộn dạy ngay sinh viên khóa đầu. Trong cùng một thời gian, có nhiều giáo sư Việt Nam tên tuổi khác, tốt nghiệp tại hải ngoại, Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ…cũng lên đường về quê hương, thể theo lời mời của linh mục Cao Văn Luận.
Đây là mốc thời gian vàng son trong lịch sử của Viện Đại Học Huế khi bao nhiêu tinh hoa đổ về Cố Đô, giúp làm nền móng vững chắc xây dựng Đại Học Huế, nhanh chóng đáp ứng tầm quan trọng mở mang nền giáo dục Miền Nam Việt Nam. Đáp ứng đúng chính sách xây dựng Miền Nam VN bằng cách xây dựng giáo dục, mở mang văn hóa – mà Viện Đại Học Huế là một h́nh ảnh minh chứng như một tuyến đầu v́ chỉ nằm cách sông Bến Hải chia cách đôi miền không đầy 100 cây số - trong khi phía CS Miền Bắc luôn chủ trương xâm lăng và bành trướng bằng sức mạnh của vơ khí. Điều đáng nhấn mạnh là Viện Đại Học Huế được thành lập hoàn toàn do người Việt Nam, đồng thời là đại học công đầu tiên tại Miền Nam Việt Nam xử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong các chương tŕnh giáo khoa. Trong sự h́nh thành nền móng của Viện Đại Học Huế, bên cạnh linh mục Cao Văn Luận, GS. Lê Thanh Minh Châu nhắc nhở và khen ngợi GS. Nguyễn Văn Hai, không những là một nhân vật tiếng tăm trong ngành giáo dục tại Miền Trung VN nói chung và Huế nói riêng mà đồng thời GS. Hai có nhiều uy tín trong nhóm nhân sĩ Huế ủng hộ và đẩy mạnh sự thành lập một đại học tại Huế. Thầy Minh Châu c̣n cho biết trong thời gian GS. Nguyễn Văn Hai giữ chức vụ Khoa Trưởng Đại Học Khoa Học Huế kiêm Phó Viện Trưởng đặc trách phát triển, sau một chuyến khảo sát các đại học Mỹ năm 1968, chính GS. Hai là người phác họa, thúc đẩy và xây dựng thêm 3 môn mới nằm trong Đại Học Khoa Học. Đó là môn Tạo Tác Thủy Lợi với Kỷ Sư Bùi Hữu Lâm làm trưởng bộ môn, Thống Kê Nhân Khẩu do Tiến Sĩ Bùi Đặng Hà Đoán (Pháp) làm trưởng môn và Môn Sinh Hóa Ứng Dụng với Tiến Sĩ Bùi Thế Phiệt (Mỹ) làm trưởng bộ môn.
Bên cạnh Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu (Anh) và Tăng Thành Trai (Pháp), c̣n có quư Giáo Sư Lê Văn (Pháp) và phu nhân Lê Thị Bảo Xuyến (Pháp), Nguyễn Quới (Bỉ) , Lê Văn Diệm ( Hoa Kỳ), BS. Lê Văn Điềm (Pháp), Lê Khắc Pḥ (Pháp), Trần Văn Tấn (Pháp), Trần Nhật Tân (Pháp), Nguyễn Văn Trường (Pháp), Nguyễn Hữu Trí (Pháp), Nguyễn Văn Trung (Bỉ), Huỳnh Đ́nh Tế (Pháp), Lê Tuyên (Pháp), Nguyễn Đ́nh Hoan (Pháp) và phu nhân Trần Thị Như Quê (Pháp), Lâm Ngọc Huynh (Pháp) và phu nhân Trương Tuyết Anh (Pháp), Cùng với nhiều giáo sư cơ hữu tên tuổi trong nước như quư GS. Lê Hữu Mục, linh mục Nguyễn Văn Thích, linh mục Nguyễn Phương, linh mục Georges Lefas, Trần Quang Ngọc, Bùi Nam, Nguyễn Hữu Thứ, Nguyễn Toại, Lê Khắc Quyến, Lê Bá Vận, Lê Văn Bách, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Văn Vĩnh … và các giáo sư thỉnh giảng khác như quư GS: Đặng Đ́nh Áng, Âu Ngọc Hồ, Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Chánh, Bùi Ḥe Thực, Trương Văn Ch́nh, Lê Tài Triển, Trương Bửu Lâm, Nguyễn Quang Thuận, Thái Công Tụng, linh mục Thanh Lăng, linh mục Trần Thái Đỉnh, linh mục Lê Văn Lư, Frère Ferdinand Toán….
Đúng 2 năm sau, qua nghị định số 310/GD VNCH, kư ngày 21 tháng 8, 1959, Đại Học Y Khoa được chính thức thành lập tại Huế, đạt thêm một một bước tiến quan trọng cho Viện ĐH Huế. Cùng với sự hỗ trợ của phái bộ Đức đến từ Đại Học Y Khoa Freiburg, cầm đầu bởi GS. Tiến Sĩ YK Gunther Krainick, và sự bổ nhiệm GS. YK Lê Tấn Vĩnh (Agrégé/ Pháp) làm khoa trưởng qua sứ vụ lệnh số 1273 / GD VNCH, kư ngày 18 tháng 11, 1960, trường Đai Học YK Huế chính thức khai mạc năm thứ Nhất vào tháng 8, 1961, sau khi nghị định số 1091 / GD được kư ngày 10 tháng 8, 1961.
Với sự trưởng thành không ngừng của Viện Đại Học Huế và sự đ̣i hỏi nâng cao tŕnh độ giáo dục theo thời gian, rất nhiều các giáo sư cơ hữu của Viện được gởi qua lại ngoại quốc để bổ túc hay hoàn tất chương tŕnh tiến sĩ. Tháng 9, 1962, cả Thầy Minh Châu và Cô Thành Trai qua học tại ĐH Chicago, Thầy theo học chương tŕnh Ph. D về English Literature, c̣n Cô theo chương tŕnh Ph.D về Political Science. Sau khi tốt nghiệp Ph.D, cả 2 người cùng về lại nước vào tháng 9, 1967. Trong cùng thời điểm, Viện ĐH Huế chọn những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc từ các khóa đầu để gởi đi tu nghiệp tại ngoại quốc, như các Thầy Ngô Đồng, Vơ Văn Thơ, Nguyễn Đức Kiên…
H́nh phái đoàn linh mục Cao Văn Luận và GS. Lê Thanh Minh Châu viếng thăm các nhà Giáo Dục Hoa Kỳ tại East Lansing State University, Michigan, năm 1958, qua lời mời của Hội American Friends of Viet Nam
Những thế hệ sinh viên được đào tạo và tốt nghiệp từ Viện Đại Học Huế là những sứ giả chính thức tung cánh bay đi muôn hướng, đem theo sự học hỏi của ḿnh dạy dỗ cho bao thế hệ nối tiếp. Họ là những giáo chức, những học giả, thi văn sĩ, công nhân viên chính phủ, nhà tham khảo nghiên cứu, quân nhân, luật sư, bác sĩ, kỹ sư…Nhờ sự giảng dạy hết ḿnh hết ḷng từ các thầy cô ḿnh, họ trở thành những thành phần trí thức hữu dụng góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam. Và dù trong hoàn cảnh về sau phải rải rác khắp năm châu, hầu hết họ đă minh chứng có một tiềm năng tri thức vượt bực, một cá tính hiếu học, một tinh thần bất khuất và một khả năng thành công tại xứ người, không những trong chuyên môn mà cả trong rao giảng văn hóa truyền thống về bác ái, tự do và công bằng – ḷng trắc ẩn, độ lượng, chia sẻ - là những căn bản nhân tâm mà họ đă được thấm nhuần sau những năm học tại Đại Học Huế.
Nói về phần đào tạo hữu hiệu của Viện ĐH Huế, Thầy Minh Châu đơn cử trường hợp của anh Hoàng Mộng Phước. Anh Phước học ngành Tạo Tác của ĐH Khoa Học Huế được 2 năm th́ mất nước. Sau 1975, tất cả sinh viên Tạo Tác của các khóa 4 và 5 tại Đại Học Khoa Học Huế được chuyển vào trường Bách Khoa Phú Thọ Saigon học tiếp - Ngoại trừ 4 sinh viên trong đó có anh Phước - v́ chính quyền mới nghi ngờ anh có thái độ chống CS. Năm 1991, vợ chồng anh Phước được anh chị tại Mỹ bảo lănh qua Florida. Với sự cố gắng vượt bực, chỉ trong 4 năm, anh Phước tốt nghiệp ĐH Florida State University với văn bằng BS và MA về Civil Engineering. Anh làm việc trên 20 năm cho quận hạt Saratosa, Florida, với chức vụ trước khi về hưu là Principal Engineering Specialist. Trong dịp gặp và tṛ chuyện với Thầy Lê Thanh Minh Châu, anh Phước cho Thầy biết sở dĩ anh học nhanh được như vậy là “nhờ những kiến thức anh từng được dạy trong 2 năm tại ĐH Huế”.
Giáo Sư Lê Thanh Minh Châu và anh Hoàng Mộng Phước, cựu sinh viên Tạo Tác,
Đại Học Khoa Học, Huế - H́nh chụp tại San Diego, tháng 7, 2019.
Trở về nước năm 1967, GS. Minh Châu tiếp tục giảng dạy tại Văn Khoa và Sư Phạm tại ĐH Huế. Vào năm 1969, GS. được giao trách nhiệm làm Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, đánh dấu cho một giai đoạn khởi sắc cho Viện Đại Học Huế, nhất là sau khi sinh viên y khoa di chuyển trở lại Huế sau 2 năm học tạm ở Saigon v́ biến cố Mậu Thân. Đội ngũ nhân viên giảng huấn có phần trẻ hơn nhưng đầy khả năng và nhiệt t́nh, tinh thần hiếu học và đoàn kết hơn bao giờ hết của tập thể sinh viên, đồng thời văn pḥng sinh viên vụ hoạt động hữu hiệu, giúp sinh viên vui chơi lành mạnh và nối kết t́nh thân liên khoa, tất cả đă giúp góp phần cho sự vươn mạnh và thành công của Viện, thổi một nguồn gió mới đầy hứng khởi vào tất cả các phân khoa thuộc Viện ĐH Huế. Điều này chứng minh được Viện Đại Học Huế đă thoát qua được những khó khăn do cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi mà đa số dân thị xả Huế phải di tản và Viện ĐH Huế tạm thời dời vào Đà Nẵng, v́ Viện rao dựng được niềm tin vững mạnh khiến ban giảng huấn cùng các sinh viên nhanh chóng trở về lại Huế, vào lại các giảng đường và năm học không bị mất.
Trong cùng thời điểm trở về lại nước năm 1967, Cô Thành Trai làm GS. thỉnh giảng cho ĐH Luật Huế, ĐH Luật Saigon và cho Khoa Chính Trị Kinh Doanh của Viện Đại Học Đà Lạt, cùng lúc Cô mở một công ty Luật Quốc Tế đầu tiên tại Saigon, mang tên Tăng Thị Thành Trai & Tạ Văn Tài, đồng thời làm cố vấn cho Ủy Ban Phát Triển và Quản Trị Kỹ Nghệ cho chính phủ Miền Nam VN, cho đến ngày mất nước.
Rời Việt Nam cuối tháng 4, 1975, Thầy Cô định cư tại Hoa Kỳ. Thầy nhanh chóng làm việc tại Đại Học Notre Dame qua chức vụ phụ tá cho Vice President phụ trách Graduate Schools. Về phần Cô, dù đă có 2 văn bằng tiến sĩ, một về Luật tại Pháp và một về Political Sciences tại Chicago, nhưng trước khi chính thức dạy tại Notre Dame, Cô lấy thêm một văn bằng tiến sĩ Luật Khoa JD tại Notre Dame vào năm 1977. Trong suốt trên 20 năm dạy tại Notre Dame từ năm 1977, chuyên môn của Cô là Luật Thương Mại Quốc Tế (International Commercial Law) – mà Cô Thành Trai là người thành lập, biên soạn và mở dạy môn này đầu tiên tại Notre Dame. Cô đồng thời là tác giả của nhiều sách, báo chí và tư liệu chuyên đề về Commercial Law, International Law, Consumer Law, International Business Transaction và Immigration Law. Hiện tại Cô Lê Tăng Thành Trai là một Professor Emeritus ĐH Luật Khoa của Notre Dame University. Để kết luận, tôi thưa với Thầy Cô: trường Providence phải hănh diện khi có một cựu học tṛ Lê Thanh Minh Châu trở về Huế làm Viện Trưởng Viện ĐH Huế, và trường Đồng Khánh càng hănh diện hơn khi người cựu học sinh Tăng Thành Trai có đến 3 văn bằng Tiến Sĩ.
Đổi qua đề tài thân mật hơn về chuyện quen biết giữa Thầy và Cô với Nhạc Phụ tôi và Măng tôi, Thầy vui vẻ kể từng biết Nhạc Phụ tôi khi học với nhau ở trường Providence, Huế; từng ở trọ chung nhà và chung giường với nhau trong mấy năm liền, rằng Ông Cụ học trên Thầy 4-5 lớp, Ông Cụ giỏi và rất thông minh, ôm từng cuốn sách dày mà học, kể luôn cả cuốn tự điển tiếng Anh. V́ vậy Ông Cụ thi nhảy băng trước một năm, và ra Hà Nội học Luật sau khi đậu Tú Tài 2 Pháp. Kể từ đó Thầy ít gặp Nhạc Phụ tôi cho măi về sau này.
Về bên phía Măng tôi, Thầy hỏi giùm Cô là Mẹ Cô và Măng tôi quen biết ra làm sao, từ khi nào… Tôi thưa tôi không rơ lắm, nhưng có lẽ từ xưa khi học với nhau tại trường Đồng Khánh (Mẹ Cô trên Măng tôi một hai lớp), rồi lúc làm việc với nhau trong trường ĐK. Tôi từng nh́n thấy Mẹ Cô, tức Bà Ngọc Lan, những khi Bà đến chơi với Măng tôi lúc gia đ́nh tôi c̣n ở Phủ Cam. Năm 1954, khi gia đ́nh Măng tôi dọn vào ở trong khuôn viên trường ĐK, Bà đă ở đấy, trong một căn pḥng trên lầu. Và cũng vào khoảng thời gian đó, Bà nhờ Măng tôi làm Vú Đỡ Đầu khi Bà trở lại Công Giáo. Khi nói chuyện với nhau, Bà kêu Măng tôi là Vú, Măng tôi lại kêu Bà là Chị và xưng Em. Thời gian đó tôi cũng nh́n thấy Bà đi lễ Chủ Nhật tại nhà thờ Nhà Nước gần hiệu bánh Chaffangeon. Sau 1975, Măng tôi kể có gặp Bà khá nhiều lần, những khi 2 bà đến thăm nhau. Nhớ lại thuở xưa, Măng tôi thường đem chuyện Cô Trai học giỏi làm gương cho chúng tôi nh́n lên. Măng tôi cho biết thêm tên Thành Trai do Bà Ngọc Lan đặt cho con gái ḿnh là với ư mong ước con ḿnh phải học thật giỏi, phải rất thành đạt, phải thật xuất sắc, hơn cả các đấng đàn ông. Phải chăng v́ vậy Cô có đến 3 văn bằng Tiến Sĩ. Và trong lịch sử 150 năm của trường Luật Khoa, ĐH Notre Dame, Cô là người phụ nữ đầu tiên, vừa lại là một phụ nữ gốc Á Châu, được tấn phong Giáo Sư Thật Thụ. Thật đáng nể. Thật đáng ngưỡng mộ. Cho câu trả lời, Cô “tâm sự” trước khi rời Chicago về lại nước năm 1967, Cô cho Thầy biết sẽ mời Mẹ ḿnh sống chung với gia đ́nh Thầy Cô tại Saigon.
Hỏi đến BS. Khôi và gia đ́nh, Thầy Cô rất phấn khởi cho biết BS. Khôi vẫn làm chuyên môn về interventional cardiology tại Eisenhower Medical Center, Rancho Mirage, thỉnh thoảng có về Việt Nam giảng dạy, và tham dự hội thảo chuyên ngành Tim Mạch…Xế chiều hôm nay, BS. Khôi sẽ mời một toán nhỏ residents trong chương tŕnh Cardiology BS. Khôi phụ trách hướng dẫn tại BV về nhà ḿnh đải tiệc, vừa trao đổi kinh nghiệm văn hóa và nghề nghiệp. Có lẻ v́ lư do đó mà tôi nh́n thấy người phụ giúp làm sạch sân sau và hồ bơi.
Chúng tôi c̣n được biết thêm cả gia đ́nh BS. Khôi đều tốt nghiệp Harvard, từ cha, mẹ cho đến 3 con gái. Thật đáng ngưỡng mộ. Sau khi tốt nghiệp 4 năm Harvard, cô trưởng nữ học thêm 3 năm về Master of Fine Arts tại Yale, hiện tại làm director of marketing cho Saint Louis Opera Company. Thứ nữ giữa tốt nghiệp 4 năm Harvard về Biology, nay là một Doctor of Veterinary Medicine tại Fort Collins, Colorado. Út nữ, như đă viết trên, đang theo học 2 năm MA tại trường London School of Business. Thầy Cô sẽ tham dự đám cưới của cô cháu nội thứ hai trong tháng 8 này, tại thành phố Cape Cod / Nantucket của TB. Massachusetts, là nơi mà cha chồng đang là một mục sư danh tiếng. Chúng tôi chung vui với Thầy Cô, đồng thời tỏ lời khâm phục gia đ́nh BS. Khôi.
Trước khi ra về, tôi không quên nói lời cám ơn Thầy là một trong những vị Giáo Sư đă nhanh chóng kư tên vào bằng chứng nhận tốt nghiệp Y Khoa cho rất nhiều anh chị em Y Khoa Huế định cư tại Hoa Kỳ và các nơi khác sau 1975. Bằng chứng tốt nghiệp YK tại VN này rất cần thiết cho hồ sơ xin dự thi lấy lại các bằng YK tương đương tại Hoa Kỳ. Ngoài ra tôi cũng nhắc lại và cám ơn Thầy đă viết một giấy giới thiệu với những lời viết rất hào phóng và riêng tư về tôi, trên một mẫu giấy có mang con dấu và chức vụ của Thầy tại ĐH Notre Dame. Sự kiện Thầy Cô luôn là khách mời quan
trọng tại các Đại Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại cho thấy ḷng quư mến của anh chị em trong Hội khi được vinh dự đón tiếp Thầy Cô đến chung vui và chia sẻ những vui buồn, những thành tựu của Hội YKH Hải Ngoại. Và trên hết, chúng tôi thán phục sự đơn sơ khiêm tốn của Thầy Cô trong giao tế cũng như trong cuộc sống.
Chúng tôi hứa sẽ gởi Thầy Cô vài tấm h́nh xưa nhất có thể sau này của Nhạc Phụ tôi theo lời yêu cầu của Thầy, và đến thăm Thầy Cô vào cuối năm. Chúc Thầy Cô giữ sức khỏe tốt cho chuyến đi dự đám cưới của cháu nội thứ hai ở TB Massachusetts.
Tưởng đường về cũng suôn sẻ như chuyến đi, nhưng không ngờ gần cả 4 giờ chúng tôi mới về đến nhà. Bị kẹt xe th́ chán, nhưng nhiều xe th́ cũng vui v́ biết là t́nh trạng Covid đang khả quan dần. Mỏi th́ có mỏi v́ bị ngồi lâu trong xe, nhưng cả 2 chúng tôi có được niềm vui chung khi hoàn thành được một chuyến thăm Thầy Cô như từng ước muốn.
Mission Viejo,
Ngày 21 tháng 10, 2021
Vĩnh Chánh
Những Tấm H́nh Bonus.
Xúc động là tấm h́nh do tôi chụp Thầy Cô, tay trong tay, dẫn nhau đi lang thang tại một trung tâm thương mại chưa mở cửa, khi bên ngoài mưa lai rai. Trong dịp Thầy Cô tham dự Đại Hội YK Huế Hải Ngoại tại Montreal tháng 8, 2018.
Đẹp thay t́nh là Thầy Tṛ – Ai tươi ai trẻ hơn ai
Nụ cười tươi ơi là tươi khó người có được của Thầy Minh Châu, giữa 2 tṛ cựu sinh viên YK Huế, Hồ Đăng Thuận và Vơ Văn Hạnh, thuộc khóa 14 (1974-1980), trong Đại Hội YKH Hải Ngoại tại Quận Cam, California, năm 2017.
H́nh mới nhất của Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu, 15 tháng 8, 2021.
Ngồi (tứ trái sang phải): Chị Lê Khắc Thanh Túy, Cô Thành Trai, anh Lê Đ́nh Thương.
Đứng (từ trái sang phải): Thầy Minh Châu, vợ chồng con trai anh chị Thương & Túy