Chương 47

 

TRĂM NĂM MỘT CUỘC BỂ DÂU

CHÍNH PHỦ HỒ CHÍ MINH RA MẮT ĐỒNG BÀO NGÀY ĐỘC LẬP 2.9.1945

 

 

Hồ Chí Minh đang ở Tân Trào, Thái Nguyên, qua điện đài của nhóm cố vấn Thomas, được tin Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6.8.1945, rồi Nagasaki ngày 9.8, tiếp theo là tin Nhật đầu hàng vô điều kiện ngày 15.8 và theo hội nghị Postdam, quân Nhật tại Việt Nam sẽ bị giải giới từ trên vĩ tuyến 16 bởi quân đội Trung hoa và dưới vĩ tuyến bởi quân đội Anh, nên cấp tốc triệu tập Hội Nghị Tân Trào tại Tuyên Quang ngày 13.8 - 16.8.1945, gồm 60 đại biểu: Trường Chinh và Nguyễn Lương Bằng đại diện Bắc Kỳ - Hà Huy Giáp, em Hà Huy Tập, Nam Kỳ - Nguyễn Chí Thanh, Trung Kỳ - Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan, Việt Bắc ngoài ra còn có mặt Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Hiến, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang cùng một  số các thân hào, nhân sĩ, các đại diện Thái Lan và Lào do Việt Minh lựa chọn vv...

 

Hội trường được trang trí với cờ đỏ sao vàng và treo hình các lãnh tụ cộng sản Lenin, Mao Trạch Đông và đặc biệt có cả hình tướng Claire Chennault mà Hồ mang về từ Côn Minh. Hội nghị quyết định thành lập Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời, với ban Thường vụ năm người là Hồ Chí Minh: chủ tịch, Trần Huy Liệu, phó chủ tịch với Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền.

 

Mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa do Trần Huy Liệu soạn thảo được ban bố cho bộ đội cộng sản và toàn dân. Lời kêu gọi đồng bào nổi dậy theo Việt Minh giành chính quyền được ký với tên Nguyễn Ái Quốc lần cuối cùng và tại hội nghị, nhiều người bấy giờ mới biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Quân Lệnh số 1 nhấn mạnh phải tập trung lực lượng đánh vào các đô thị, các trại lính Nhật, chặn đường rút lui của chúng và tước toàn bộ võ khí, chiếm giữ Ngân hàng Đông Dương và truy bắt bọn đảng phái phản động.(?) Để phát động cuộc tiến quân về Hà nội, bộ Chỉ huy Giải phóng quân tập trung toàn lực lượng tại chiến khu nhằm đánh chiếm đô thị đầu tiên ngay trong Khu Giải Phóng là Thái Nguyên, được phòng thủ bởi Bảo An Đoàn, quân số khoảng 400 người và quân Nhật khoảng 120, đóng trong hai trại riêng rẽ.

 

Kế hoạch quân sự của Giáp và bộ Tham mưu là đánh chiếm Thái Nguyên trước vì tại đây lực lượng Việt Minh đông và mạnh nhất và sau khi chiếm được Thái Nguyên rồi, sẽ thừa thắng đánh về miền xuôi rồi cuối cùng sẽ bao vây Hà Nội. Trong chiến dịch tiến về xuôi và đánh chiếm Thái Nguyên này có cả thiếu tá Allison Thomas đi theo trong đoàn quân, Giáp huy động được khoảng 450 dân quân, du kích khởi cuộc tấn công vào trưa 19.8 nhằm trước vào trại lính Bảo An. Một số du kích bất ngờ lọt được vào trại vừa dùng súng uy hiếp, vừa gọi loa tuyên truyền kết quả là lính Bảo An chịu buông súng, sau đó hầu hết bỏ trại, chỉ có một số ít gia nhập du kích quân.     

Quân giải phóng thừa thắng xông lên, tiến tới trại lính Nhật kêu gọi quân Nhật đầu hàng nhưng được trả lời bằng những tràng súng nổ ran và sau nhiều lần xung phong đều bị đánh bật ra mấy ngày đêm liền, cho tới ngày 22.8 thì được tin bất ngờ là chính quyền Hà Nội đã thuộc về Việt Minh từ 19.8 và một phái đoàn gồm Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Trọng Nghiã cấp tốc tới gặp Giáp, đốc thúc đem quân về Hà Nội ngay, không phải để chiến đấu mà để chuẩn bị chào đón Chính phủ Lâm thời sắp ra mắt quốc dân. Theo một nhà báo Tây phương, chuyện này làm Giáp bẽ mặt vì mộng ước của Giáp là đem quân về đánh chiếm Hà nội cho rõ mặt anh hùng.

 

Đồn lính Nhật tại Thái Nguyên vẫn bị tiếp tục bao vây thêm khoảng một tuần lễ thì có đại diện bộ Tư lệnh Nhật và Chính phủ Việt Nam từ thủ đô lên dàn xếp và đưa binh sĩ Nhật về Hà Nội. Thật đúng như viên Tư lệnh Nhật đã nói với Trần Trọng Kim là muốn đàn áp Việt Minh và tái lập trật tự không phải là chuyện khó khăn vì như ta thấy gần 500 giải phóng quân, hầu như toàn bộ lực lượng Việt Minh lúc đó, cũng không chiếm nổi một trại lính Nhật chỉ có khoảng hơn 100 người ở một nơi heo hút nói chi tới lực lượng Nhật gồm 50,000 quân sĩ với võ khí tối tân gồm cả máy bay và xe tăng .

Ngày 26.8, một chi đội Giải phóng quân đã kịp thời tiến về Hà Nội như đi chơi, không phải nổ một phát súng nào, nhưng tới sông Đuống thì bị quân Nhật chặn lại, và chỉ sau khi được quân Nhật do lệnh trên cho phép, mới tiến được qua cầu sông Đuống để về Hà Nội tham dự lễ tuyên ngôn độc lập cho có vẻ oai phong.

 

Phần Hồ Chí Minh đã rời Tân Trào ngày 22.8, nằm cáng tới Đại Từ thì có ô tô tới đón, chạy qua Thái Nguyên, rồi Phúc Yên. Trên chặng đường này do bố trí của Trần Đăng Ninh, nữ đồng chí tỉnh uỷ Thái Bảo có nhiệm vụ đi xe cùng để săn sóc bác hết địa phận thì có Trần Độ nghênh giá. Trên đường về Hà Nội tiếp đó, Hồ được Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đón rước vào tạm trú tại nhà của ông bà Trịnh Văn Bô, số 48 Hàng Ngang ngày 25.8 còn Chinh, Giáp thì tới ở phố Hàng Đường sát đó. Cũng ngày này thiếu tá Patti đáp máy bay của Đồng Minh tới Hà Nội để gặp Hồ Chí Minh, một người mà Patti rất có thiện cảm và hết lòng giúp đỡ. Hồ mời Patti dùng cơm ngay ngày hôm sau 26.8 để bàn luận về tình hình nhất là thăm dò về việc Đồng Minh đem quân tới Việt Nam giải giới quân Nhật.

Ngày 22.8 Uỷ ban Giải phóng đánh điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị và nhà vua,  sau khi bị thúc đẩy và đe dọa bởi cận thần Phạm Khắc Hoè - bất bình vì không có ghế nào trong chính phủ Trần Trọng Kim và đã được Tôn Quang Phiệt móc nối theo Việt Minh  - cùng Thủ tướng Trần Trọng Kim quyết định không nhờ Nhật can thiệp để vãn hồi trật tự vì không muốn xảy ra cảnh cõng rắn cắn gà nhà, nồi da sáo thịt, đã trả lời như sau:

“...Đáp ứng lời yêu cầu của Ủy Ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống và chia rẽ là chết, tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi để cho sự đoàn kết được thành tựu và yêu cầu đại diện của Uỷ Ban sớm tới Huế để nhận bàn giao,”

Sau đó, Bảo Đại ra trước Ngọ Môn ngày 25.8 đọc tuyên chiếu thoái vị trong đó có câu

 “... Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước bị trị...”

 

Một phái đoàn Việt Minh gồm Trần Huy Liệu, trưởng đoàn cùng Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận đã vào Huế ngày 23.8 để sau đó chứng kiến lễ thoái vị và tiếp nhận ấn kiếm của nhà vua. Ngày 28.8, thành phần Chính phủ Việt Nam Lâm thời được công bố như sau:

Chủ tịch                                      Hồ Chí Minh            Việt Minh

Bộ trưởng Ngoại giao                   Hồ Chí Minh            Việt Minh

Nội vụ                                         Võ Nguyên Giáp      Việt Minh

Tài Chính                                    Phạm văn Đồng       Việt Minh

Tuyên truyền                              Trần Huy Liệu         Việt Minh

Quốc phòng                                Chu Văn Tấn           Việt Minh

Lao động                                    Lê Văn Hiến            Việt Minh

Giáo dục                                     Vũ Đình Hòe           Dân Chủ

Thanh niên                                 Dương Đức Hiền     Dân Chủ

Tư pháp                                      Vũ Trọng Khánh      Dân Chủ

Kinh Tế                                       Nguyễn Mạnh Hà     Công Giáo

Y tế                                            Phạm Ngọc Thạch   Cộng sản Pháp

Cứu tế Xã hội                    Nguyễn Văn Tố       Độc lập

Giao thông Công chính                 Đào Trọng Kim        Độc lập

Bộ trưởng không bộ                     Cù Huy Cận và Nguyễn Văn Xuân

 

Đảng Dân Chủ thực chất cũng là Việt Minh, Nguyễn Mạnh Hà thiên tả, Phạm Ngọc Thạch là đảng viên Cộng sản Pháp . Nguyễn Văn Tố tuy là Hội trưởng hội Truyền bá Quốc ngữ, nhưng hôị này theo Trần Huy Liệu được trực tiếp lãnh đạo bởi đảng cộng sản với những hội viên như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Huy Tưởng, Phan Thanh, Trần Huy Liệu vv...

Báo chí cộng sản sau này ca tụng Hồ Chí Minh có tinh thần đoàn kết nên tuyển lựa cả những người không thuộc mặt trận Việt Minh vào trong chính phủ nhưng xem danh sách trên ta thấy nói vậy mà không phải vậy. Bảo Đại sau đó được Hồ ra sắc lệnh cử đệ nhất công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao cho chính phủ và cưỡng bách ra Hà Nội ngày 4.9.1945 để cô lập hóa nhà vua.

 

Ngày 29.8 Hồ lại mời Patti tới bàn chuyện và cho xem dự thảo Tuyên ngôn Độc lập; Patti không tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy bản tuyên ngôn đã viết dựa theo bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1791 và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776, mở đầu bằng câu “ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”.

Bản tuyên ngôn của Hồ không hề nhắc gì tới Cách mang tháng Mười của Nga năm 1917, cũng không đả động gì tới chủ nghiã Mác- Lê, Hồ đã quá khôn ngoan trong việc tìm cách chiếm cảm tình của Đồng Minh nhất là của Mỹ trong giai đoạn mới đọat được quyền hành này. Ngày 1.9 Hồ lại mời cơm Patti và Grélecki, có mặt Võ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám, ngỏ ý mời hai người tham dự lễ Tuyên ngôn Độc lập, Patti trả lời rất hân hạnh nhưng có thể vì lý do tế nhị sẽ không có mặt nhưng cám ơn và chúc mừng Hồ. Những quyền mà Hồ nói năm 1945, tới nay đã trên 70 năm vẫn chỉ là cái bánh vẽ, chưa biết đến bao giờ người dân Việt Nam mới được hưởng mà có khi mỗi ngày mỗi thêm hạn chế.

 

Ngày 2.9.1945 đúng 14 giờ, tại vườn hoa Ba Đình, sau khi trưởng ban tổ chức Nguyễn Hữu Đang giới thiệu chương trình buổi lễ và thành phần Chính phủ Việt Nam Lâm thời, Trần Huy Liệu giới thiệu Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh, một cái tên lạ hoắc khiến quần chúng sửng sốt khi thấy một ông già mảnh khảnh ra đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Tam dân chủ nghiã là Dân tộc: Độc lập, Dân quyền: Tự do, Dân sinh: Hạnh phúc. Tới lúc này trừ một số ít những cán bộ nòng cốt của cộng sản, hầu hết dân chúng Việt Nam vẫn chưa biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc và Việt Minh là cộng sản.

Đọc xong bản Tuyên ngôn, Hồ giơ tay phát thệ:

-Thề không điều đình với Pháp!

-Thề chết chứ không chịu làm nô lệ!

-Thề không đi lính cho Pháp!

-Thề không đưa đường cho Pháp!

-Thề không tiếp tế cho Pháp!

Đúng là lời thề cá trê chui ống vì chỉ ít lâu sau chính Hồ đã điều đình với Pháp, ký hiệp định sơ bộ 6.3.1946 để cho quân Pháp trở lại Bắc Việt và ký hiệp định Fontainebleau đồng ý nằm trong Liên Hiệp Pháp và vẫn để Nam Việt trong tay Pháp, chưa kể hiệp định Genève 1954 còn giao cho Pháp nửa nước Việt Nam. Lê Duẩn sau này bảo các đàn em: Đó là những sai lầm lớn không thể bỏ qua cuả Hồ Chí Minh.

Hồ chọn ngày chủ nhật 2.9.1945 theo nhiều người không phải là ngẫu nhiên mà chắc có ý kiến của Patti vì đó cũng là ngày Nhật chính thức ký hiệp ước đầu hàng Đồng Minh trên chiến hạm Missouri. Nhưng định mệnh thật oái oăm, đúng ngày này đúng hai con giáp, Hồ Chí Minh lại cũng chọn ngày này để về chầu tổ Mác-Lê ngày 2.9.1969.

 

Nguyễn Hữu Đang, trưởng ban tổ chức ngày Độc lập kể lại trong hồi ký:

          “...Trở về phòng thường trực ban Tổ chức, tôi yêu cầu Lê Trọng Nghiã, phó ban Tổ chức sửa soạn ngay một chiếc bàn con kiểu trang nhã với một khăn phủ bằng nỉ hay lụa màu xanh lá cây và dặn sẽ để ấn kiếm của Bảo Đại trên bàn kê ngay trước mặt cụ Hồ. Ấn và kiếm này đều bằng vàng là hai bảo vật truyền quốc của nhà Nguyễn. Lưỡi kiếm cũng bằng vàng như vỏ kiếm nhưng dày hơn, chỉ ngắn bằng hai phần ba vỏ kiếm, chỗ bản rộng nhất độ hai phân, vuốt nhọn như lá lúa. Vỏ kiếm chạm nổi tỉ mỉ. Bàn tay thợ điêu luyện đã gửi vào đấy tinh hoa lao động mỹ nghệ. Nó đẹp huy hoàng như một nàng công chúa trong truyện cổ tích. Nó được làm từ bao giờ tôi không rõ.

 Còn ấn, theo một  nhà nghiên cứu sử, nó được đúc vào quãng năm 1744, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Trên ấn hình vuông – núm to cũng hình vuông – Nguyễn Phúc Khoát cho khắc bốn chữ Hán Vương Quốc Chi Ấn có ý nghiã tuyên ngôn chính trị để tỏ thái độ ly khai, xưng vương, độc lập đối với triều Lê, thực chất là đối với chính quyền lũng đoạn của họ Trịnh, đồng thời cũng là bất chấp việc nhà Thanh phong vương cho chúa Nguyễn vì vua Lê vẫn còn.

...Đến lượt Trần Huy Liệu báo cáo. Tôi đứng sẵn bên chiếc bàn con để ấn kiếm. Khi Liệu nói đến chỗ Bảo Đại trân trọng nộp ấn kiếm tôi khẽ bấm cánh tay ông để ông dừng lại, rồi tôi tay phải cầm lấy thanh kiếm, tay trái thản nhiên dùng năm đầu ngón tay nhón cái núm ấn, định cứ thế cùng một lúc giơ cả hai thứ lên cao cho đồng bào thấy, ngờ đâu thanh kiếm tương đối nhẹ, một tay tôi thừa sức điều khiển, nhưng chiếc ấn bướng bỉnh cứ ỳ ra, không nhúc nhích – nó nhỏ thôi mà sao nặng thế (sau này tôi mới biết nó nặng trên 5 kg), tôi vội buông thanh kiếm xuống, dùng cả hai tay, tôi lấy hết sức lôi chiếc ấn lên khỏi mặt bàn độ 30 cm, luồn tay phải xuống phía dưới, lựa cho nó nằm trên cùi bàn tay để ngửa rồi cúi mình co cánh tay từ từ nâng thẳng nó lên như lựa sĩ cử tạ. Trong khi tay trái với thanh kiếm giơ lên ngang chiếc ấn...Tôi cố đứng vững, hai tay dựng thẳng như thế bốn năm phút liền. Cánh tay nâng chiếc ấn bắt đầu mỏi, buốt và đe dọa sa đà chúi xuống. Tôi đã kip thời hạ chiếc ấn lừa dối, tai ác xuống cùng với thanh kiếm thật thà, hiền lành thở phào nhẹ nhõm.

Năm 1992, đọc hồi ký của ông Liệu, tôi mới biết ngày 25.8.1945 trên Ngọ Môn, trong động tác trưng ấn kiếm để đồng bào Huế coi, ông cũng đã chủ quan, bất ngờ và lúng túng, vất vả như tôi, thậm chí hơn tôi; ông đuối sức đến suýt bị siêu vẹo. Cả hai chúng tôi đều kiết xác, chưa bao giờ được cầm vàng tới vài đồng cân trong tay nên khó lường được sức nặng của nó.

          ...Trần Huy Liệu báo cáo xong, tôi vẫn đứng cạnh micro để tiếp tục điều hành buổi lễ. Quay về phiá Nguyễn Lương Bằng, đại diện Tổng bộ Việt Minh ngồi ở hàng ghế đầu, tôi khẽ cúi đầu, lùi lại một bước để nhường chỗ, tỏ ý mời ông lên phát biểu ý kiến như đã ghi trong chương trình. Bỗng cụ Hồ đứng phắt dậy, nhanh nhẹn cầm lấy thanh kiếm, thong thả bước tới micro, rút mạnh lưỡi kiếm ra khỏi vỏ, rồi vừa giơ nó lên cao hết tầm tay, vưà thét lớn làm rung động không gian quảng trường, chậm rãi dằn từng tiếng “ Thanh kiếm này để chặt đầu những tên phản quốc.”

 

Thanh kiếm này giờ để đâu không biết, sao không thấy đem ra để chặt đầu những tên chóp bu Việt cộng phản quốc đang bán nước cầu nhục bây giờ?

 

Chính phủ Việt Nam lâm thời và Trung ương đảng bộ Cộng sản Việt Nam gửi bản Tuyên ngôn đi khắp thế giới, mong sẽ được hồi đáp, kỳ vọng nhiều nhất vào Liên Xô, thành trì và đất tổ của các đảng cộng sản toàn cầu nhưng Stalin lờ đi, coi như không có nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hồ Chí Minh, mãi tới khi Mao sau này lên nắm chính quyền sang gặp Stalin năm 1950 mới thương tình đàn em, nói với Stalin đồng ý tiếp Hồ và sau đó công nhận Việt Nam. Đây là một cái đòn thứ ba Stalin đã đập lên đầu người học trò kiệt xuất, trung thành của mình: trước kia Stalin đã không chấp nhận đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ lập ra năm 1930 mà bắt đổi thành đảng Cộng sản Đông Dương và cho Trần Phú làm Tổng bí thư, sau đó khi Hồ bị bắt tại Hồng Kông trở lại Liên Xô lần thứ hai thì không cho làm công tác gì, bắt đi học tập cải tạo, xong rồi cũng không cho rời Liên Xô giống như tù bị giam lỏng vậy.Tệ hơn nữa, vào năm 1950 nhờ Mao giới thiệu Stalin mới tiếp Hồ nhưng Stalin từ chối lời Hồ đòi tiếp đón với tư cách nguyên thủ một quốc gia mà chỉ coi Hồ như trong phái đoàn của Mao và còn giao cho Mao trực tiếp hướng dẫn đàn em Hồ trong quỹ đạo của Trung cộng từ đó.

 

Bên trên là diễn tiến cuộc chính biến tháng 8 -9.1945 mà sử sách cộng sản Việt Nam thường khoa trương là cuộc cách mạng vĩ đại, thành quả của chủ nghĩa Mác-Lê siêu việt. Các chương kế tiếp sẽ tường thuật lại diễn tiến của cuộc Cách mạng Tháng Tám tại ba kỳ đã thật sự xảy ra như thế nào.

 

CHÚ GIẢI

 

- Như trên ta đã biết ông bà Trịnh Văn Bô đã hoạt động trợ giúp cho Việt Minh trong thời kỳ bí mật, nhà ông bà là nơi Hồ về cư ngụ khi từ chiến khu về Hà Nội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và tại đây Hồ đã  viết bản Tuyên Ngôn Độc lập với sự góp ý kiến của Patti, đã hiến dâng căn nhà phố Hàng Ngang làm bảo tàng lịch sử, đã hiến tặng rất nhiều vàng bạc trong Tuần Lễ Vàng để Hồ có tiền đút lót các tướng Tàu Lư Hán, Tiêu Văn không thi hành lệnh của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là Cầm Hồ Đả Cộng.

 

- Sau đây là số phận của ông bà Trịnh Văn Bô và cách trả ơn của Cộng Sản Việt Nam, được tường thuật bởi Bùi Tín trên VOA:

 

Hôm nay, từ Paris, tháng 11.2017 tôi nhận được tin buồn là bà Trịnh Văn Bô, nhà kinh doanh thành đạt đã trút hơi thở cuối cùng ở Hà Nội, đại thọ 103 tuổi.
Tôi buồn v́ bà đă nhiều lần tâm sự với tôi về hoàn cảnh éo le của bà và nhờ tôi giúp đỡ từ những năm 1976-1980 nhưng tôi không sao làm bà vui ḷng. Năm 1990 trước khi sang Pháp tôi đă đến chào bà như một niềm ân hận và thương cảm đối với một bà chị có tấm ḷng nhân hậu và ḷng yêu nước tột đỉnh đang ở trong t́nh trạng uất hận mà vẫn lạc quan, tươi cười.

Tôi xin kể tóm tắt nguồn cơn với các bạn, nhất là với các đảng viên cộng sản để có thể hiểu rơ thêm cái bản chất của đảng này và tự t́m ra kết luận.

 

Bà Trịnh Văn Bô, tên khai sinh là Hoàng Thị Minh Hồ, là bà chủ hiệu Tơ lụa Phúc Lợi, phố Hàng Ngang, khu phố cổ Hà Nội. Bà là doanh nhân thành đạt lớn. Bà tham gia phong trào Việt Minh bí mật năm 1944, nhiều lần góp những món tiền lớn cho phong trào, từ 1 vạn đến 8 vạn đồng bạc Đông Dương.

Tháng 8.1945 bà t́nh nguyện đón ông Hồ Chí Minh từ chiến khu miền Bắc về ở ngôi nhà ḿnh ở 48 Hàng Ngang. Ông Hồ đă ở đây hơn 1 tháng, viết Tuyên Ngôn Độc Lập tại đây. Sau đó bà biếu tặng cả ngôi nhà này thành Bảo tàng cấp Nhà nước cho đến nay. Trong Tuần lễ vàng, bà góp hàng ngh́n lạng vàng, gần bằng ngân sách tiếp thu của chế độ cũ. Tổng cộng số vàng bà góp là trên 5 ngh́n lạng. Tất cả áo quần mới tươm tất của ông Hồ, các ông Phạm văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp… mặc trong ngày 2.9.1945 đều do bà cung cấp. Hồi ấy nhiều người coi bà là «Bộ trưởng tài chính» của nước Việt Nam độc lập. Sau này bà sinh hoạt trong đảng Xă hội do đảng cộng sản lập ra để vận động các trí thức, nhà kinh doanh cũng như trong Hội Liên hiệp Phụ nữ.


Điều không may đối với bà là năm 1954, sau chiến thắng Điện biên Phủ, chính phủ từ Việt Bắc trở về Hà Nội, Bộ Quốc pḥng yêu cầu mượn tạm ngôi nhà rộng lớn của bà ở số nhà 34 phố Hoàng Diệu gần Cột Cờ, sát khu vực quân sự của Bộ Quốc pḥng. Bản giao kèo cho mượn trong 2 năm (từ 1954 đến 1956) có chữ kư cam kết của đại tướng Hoàng Văn Thái, tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân. Chính gia đ́nh ông Thái đến ở ngôi nhà ấy. Quá hạn, năm 1957, 1958 bà Trịnh Văn Bô ngỏ ư «xin lại» ngôi nhà cũ của ḿnh nhưng ông Thái và bộ Quốc pḥng không trả lời. Lúc này gia đ́nh ông bà Trịnh Văn Bô đă có 7 người con, đều lập gia đ́nh, có đúng 30 cháu và chắt, tất cả 40 người ở tại ngôi nhà cũ chật chội 24 phố Nguyễn Gia Thiều, gần hồ Ha-le, nơi tôi ghé thăm bà trước khi sang Pháp. Điều làm cho ông bà Bô cay đắng rồi oán hận là vào năm 1978, đại tướng Hoàng Văn Thái được cấp nơi ở mới trong ngôi nhà lớn xây riêng cho cấp tướng ở khu Liễu Giai, nhưng ông không trả lại nhà cho ông bà Bô. Ngôi biệt thự 34 phố Hoàng Diệu vẫn là nơi ở của cặp quư tử Vơ Điện Biên, con đầu của đại tướng Vơ Nguyên Giáp và vợ là con gái đầu của đại tướng Hoàng Văn Thái.

 

Năm 1988 ông Bô ốm nặng, qua đời trong niềm ân hận trên đây. Trong buổi dự đám tang ông, bà Bô đă khóc khi gặp tôi và yêu cầu tôi giúp, sau khi ông bà đă gửi hơn 20 lá đơn cho mọi cửa. Tôi đă in thêm các đơn của Bà, gửi cho vợ chồng tuớng Giáp, vợ chồng tướng Thái, cho Ban kiểm tra trung ương đảng, cho đại tướng Chu Huy Mân ở Tổng cục chính trị, nhưng đều vô hiệu.

 

Cho đến tháng 6.1989 bà Bô mới nhận được công văn do ông Đỗ Mười nhân danh Thủ tướng kư, yêu cầu Bộ Quốc Pḥng trả lại ngôi nhà trên cho bà Bô. Công văn này chờ hoài vẫn không hiệu quả.Tháng 7.1990 chính Chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo kư công văn yêu cầu Bộ Quốc pḥng sớm trả lại ngôi nhà trên, nhưng rồi cũng như nước đổ đầu vịt. Cho đến năm 1993 thủ tướng Vơ Văn Kiệt và phó thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu có cuộc họp liên tịch giữa Ủy ban Hành chính Thủ đô, Sở nhà đất Hà Nội và Bộ Quốc pḥng để giải quyết xong xuôi một vấn đề dân sự đă kéo quá dài này.
Cuộc họp có kết luận nhưng rồi không ai chấp hành, không có ai có thể cưỡng chế việc thi hành. Một thái độ ù lỳ, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo đức của kẻ có uy quyền đảng trị! Cho đến tận tháng 10 năm 2003, gia đ́nh, con cháu bà Bô mới quyết định làm liều khi đă bị dồn đến chân tường. Tận dụng khi gia đ́nh người ở ngôi nhà đi vắng, chỉ có 1 bộ đội gác gần đó, con cháu bà Bô cơng bà – bà cụ 90 tuổi già yếu đă nghễnh ngăng - liều đột nhập vào ngôi nhà, mang «
Bằng khoán điền thổ» gốc, trưng ra, với một giải lụa mang gịng chữ: «Vui mừng trở về ngôi nhà cũ»      

Kư tên: Gia đ́nh Trịnh Văn Bô.

 

Tôi được tin này, đă lập tức gọi điện thoại về mừng bà chị và con cháu đă giành lại được ngôi nhà của ḿnh, các cháu thuật lại cho bà bằng cách viết ra, v́ tai bà đă điếc hẳn! Sau này anh Trần Duy Nghĩa, con cố thị trưởng Thủ đô, bác sĩ Trần Duy Hưng – là bạn cực thân của gia đ́nh bà Bô – từ Pháp trở về Việt Nam có dịp đến thăm bà cụ Bô kể cho tôi chuyện cơ mật của gia đ́nh. Đó là khi tự ḿnh trở về nhà, bà Bô đă dự liệu sẽ liều ḿnh nếu như bà bị đuổi khỏi ngôi nhà thân yêu của chính ḿnh. Bà đă bảo con bà mang theo một can đầy xăng để liều sống chết với lẽ phải, sống chết với nhà cửa, với con cháu ruột thịt của ḿnh. Thế nhưng thật là may mắn và hạnh phúc, can xăng đă không cần dùng đến.

 

Bài báo này như một nén hương thắp trên mộ của bà Trịnh Văn Bô, bà chị của tôi đầy ḷng nhân ái, yêu nước đến tột đỉnh, từng tự cho ḿnh một phương châm sống, là «Trong buôn bán, nếu có lời chỉ nên giữ lại 7 phần mười làm vốn, để ra 3 phần mười làm từ thiện. C̣n khi đất nước cần th́ nên hiến hết không tính toán, chỉ giữ chút ít để sống và kinh doanh tiếp». Bài học cho đảng viên tham nhũng ở khắp nơi hiện nay, cho các doanh nhân mới.

Một nhà kinh doanh yêu nước đến tột cùng, yêu nhân dân đến thế là cùng! Xin bà chị mỉm cười, yên nghỉ trên cơi vĩnh hằng.” 

 

- Người có công, có của góp tận lòng, tận sức cho Việt Minh như ông bà Trịnh Văn Bô vẫn còn bị chiếm đọat gia sản bởi hai ông đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái lấy cho con cái ở, bất chấp luật pháp, nói chi tới dân ngu cu đen thấp cổ bé miệng thì sẽ bị các quan lớn cộng sản áp bức tới bao lần hơn nữa. Nếu phản đối thì sẽ bị ghép ngay tội phá rối trị an, âm mưu lật đổ chính phủ, bị lợi dụng bởi các thế lực thù địch.

Đây là cái gương cho những người còn mang ảo tưởng muốn cộng tác trực tiếp hay gián tiếp với cộng sản. Hành vi của hai tướng Giáp và Thái trong việc “ chiếm tư vi tư” này thật không khác gì hành vi của bọn côn đồ.

- Sau này, sau khi chiếm được miền Nam, Việt Cộng đã đánh tư sản mại bản, ngang nhiên chiếm cứ nhà cửa, đất đai, cơ sở thương mại của đồng bào miền Nam chẳng khác gì giặc ngoại xâm. Nếu so sánh với việc Mỹ chiếm Nhật năm 1945 với cuộc “ Giải phóng miền Nam” của Việt Cộng thì không khác gì “ vĩ nhân với tướng cướp”.

 

Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ

 

Chương 47 đánh dấu một khúc quanh quan trọng của đảng Cộng Sản Việt Nam và Triều Đại Hồ Chí Minh. Bắt đầu từ nay, Hồ Chí Minh chính thức là chủ tịch của chính phủ mới do ông thành lập.

 

Câu chuyện của ông bà Trinh Văn Bô dâng hiến tất cả gia tài, của cải để giúp đỡ tập đoàn Hồ Chí Minh trong năm đầu nghe thật bi thương. Bao nhiêu của cải mất hết, còn cái nhà 34 phố Hoàng Diệu mà đ̣i mấy chục năm không được trả. Những người theo Hồ Chí Minh từ lúc đầu mà c̣n bị đối xử quá tàn nhẫn như vậy th́ các kẻ trở cờ theo Cộng Sản ngày 30 tháng 4 c̣n ngây thơ nghĩ là mình sẽ được trọng dụng và ưu đăi.

Phải đọc lời bàn của Bùi Tín về câu chuyên ông bà Trịnh Văn Bô mới thấy cái tàn bạo, cái vô ơn của con người Cộng Sản.

 

Bùi Tín, con cụ Bùi Bằng Đoàn, cựu Thượng Thư Nội Các Phạm Quỳnh đă học được một bài học vô cùng quư giá khi sống trong chế độ Cộng Sản ngoài Bắc: Khi sống với lang sói th́ phải la hét, sủa mạnh hơn loài lang sói, và đợi chờ khi có dịp là bỏ chúng nó, thoát thân.

Những người c̣n ngây thơ , nhẹ dạ, tin tưởng vào Cộng Sản th́ hãy nghĩ lại, hăy nghĩ đến trường hợp ông bà Trinh Văn Bô mà tỉnh ngộ.

Đừng ngu dại, sống bên Mỹ, bên Pháp, bên Úc, bên Canada và các nước tự do khác mà c̣n mơ tưởng đến Thiên Đàng Cộng Sản!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 48

 

VIỆT MINH TA DẤY LÊN/

ĐẠP PHĂNG QUÂN NHẬT, PHÁP/

CƯỚP LẤY CHÍNH QUYỀN/

CƯỚP LẤY CHÍNH QUYỀN (Du Kích Ca)

 

CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TẠI HÀ NỘI VÀ HÀ ĐÔNG

 

 

Cuộc Cách mạng tháng Tám trên thực tế đã diễn tiến ra sao, chúng ta hãy nghe những người đã tham dự và những người trực tiếp lãnh đạo kể lại, nhất là tại ba địa điểm quan trọng: Hà Nội, Sài Gòn, Huế và một vài tỉnh khác như Nghệ An, quê hương của Hồ, đặc biệt miền Bắc Duyên hải, cuộc cướp chính quyền do một lực lượng độc lập không phụ thuộc Việt Minh mà do Nguyễn Bình lãnh đạo.

Tại hầu hết những tỉnh khác, quá trình của cuộc cách mạng đều được các tỉnh bộ ghi lại tương tự như nhau: Việt Minh tổ chức mít-tinh rồi tuần hành, dân chúng cùng với một nhóm du kích đi chiếm các công sở bỏ trống rồi tuyên bố khởi nghiã thành công rực rỡ và chính quyền từ đây thuộc Việt Minh dưới sự lãnh đạo tuyệt vời của đảng Cộng sản, hướng dẫn bởi chủ nghiã siêu việt Mác-Lê, đại loại như vậy nên khỏi cần nhắc lại.

 

Cuộc Cách mạng tháng Tám tại Hà Nội và Hà Đông

 

Vào thời điểm 1945, tổng số đảng viên cộng sản tại khắp Đông Dương không quá 2,000 người (?), riêng tại Hà Nội, đảng bộ chỉ có khoảng 50 người, nhưng nhận thấy thời cơ chuyển biến thuận lợi, nhất là nghe tin Nhật bản chính thức đầu hàng Đồng Minh ngày 15.8, đã quyết định thành lập Uỷ ban Khởi nghiã Hà Nội với: Nguyễn Khang, bí thư thành ủy làm chủ tịch và 4 hội viên là Lê Trọng Nghĩa tức Đoàn Xuân Tín, uỷ viên đối ngoại Nguyễn Quyết, uỷ viên quân sự Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân và cố vấn Trần Đình Long để chuẩn bị cướp chính quyền. Trước đó Nguyễn Khang và thường trực Xứ uỷ Trần Tử Bình đã tiếp xúc với Khâm sai Phan Kế Toại, ông Toại đã đề nghị Việt Minh cộng tác với chính quyền nhưng phe Việt Minh từ chối và kéo được ông Toại theo phe mình.

 

Nhân dịp ngày 17.8 Tổng hội Công chức tổ chức một cuộc mít tinh để bày tỏ sự ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, với cả hàng chục ngàn người tham dự, tại nhà Hát Lớn thì cán bộ cộng sản, chưa tới 30 người, võ trang với hơn 10 khẩu súng lục cũ kỹ, đã uy hiếp ban tổ chức giằng lấy micro, và hai phụ nữ là Từ Anh Trang, tự vệ thành Hoàng Diệu và Nguyễn Khoa Diệu Hồng, đảng Dân chủ, thông báo Nhật đã đầu hàng Đồng Minh, đọc bản Hiệu triệu của Việt Minh, hô hào mọi người ủng hộ Việt Minh giành chính quyền, đồng thời một lá cờ đỏ sao vàng thật lớn từ bao-lơn buông xuống trong khi một người lên micro vừa đánh đàn vừa hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Tiếp đó, các cán bộ Việt Minh tung các truyền đơn kêu gọi ủng hộ Việt Minh làm náo loạn cả trật tự và biến cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim thành ủng hộ Việt Minh. Người chiếm micro hát bài Tiến Quân Ca theo Văn Cao chính là nhạc sĩ Phạm Duy, cũng là người đã giới thiệu Văn Cao với Việt Minh, nhưng sau Phạm Duy bị Cộng sản coi là phản động nên không ai dám nhắc tới tên ông trong chuyện này.

 

Uỷ ban Khởi nghĩa qua cuộc biểu tình, hiểu rõ tâm lý quần chúng đang khao khát độc lập, sẽ ủng hộ bất cứ cá nhân hay đảng phái nào hứa hẹn đem lại cho họ niềm hạnh phúc, quyền tự do trong một nước độc lập nên vội họp ngay đêm đó và quyết định tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa ngày 19.8.1945 không cần đợi mệnh lệnh Trung ương và Quân Giải Phóng lúc đó còn đang lúng túng và mắc kẹt tại Thái Nguyên. Một mặt Lê Trọng Nghiã và Trần Đình Long tìm cách gặp gỡ bộ Tư lệnh Nhật tại Hà Nội đàm phán, yêu cầu quân Nhật không can thiệp vào chuyện nội bộ Việt Nam và Việt Minh cũng cam kết không động chạm gì tới họ trong khi mệnh lệnh của Uỷ ban Giải Phóng là phải đánh Nhật.

 

Phần Chính phủ Trần Trọng Kim, trước sau điều đình với Việt Minh cả thẩy năm lần nhưng đều không có kết quả, ngay tận tối 18.8 Hoàng Xuân Hãn, do Nguyễn Thành Lê trung gian, còn cố gắng gặp Lê Trọng Nghiã mời Việt Minh hợp tác với chính phủ nhưng Việt Minh vẫn khăng khăng bác bỏ.

Lần cuối cùng đích thân Trần Trọng Kim gặp Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là một cán bộ chủ chốt của VM ở Hà Nội. Sau đây là tóm lược cuộc trao đổi giữa 2 người, theo tường thuật của Trần Trọng Kim trong Hồi kư, được nhà sử học Phạm Cao Dương, viết, đăng trên báo Tiếng Dân ngày 31/8/2017.

 

- Trần Trọng Kim: Chúng tôi ra làm việc chỉ v́ nước mà thôi, chứ không có ư cầu danh lợi ǵ cả, tôi chắc đảng của các ông cũng v́ nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau, các ông thử xem chúng ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài để cứu nước được không?

-  Lê Trọng Nghĩa: Sự hành động của chúng tôi đă có chủ nghĩa riêng và có chương tŕnh nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.

- Trần Trọng Kim: Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng v́ đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.

– Lê Trọng Nghĩa: Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng để đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.

– Trần Trọng Kim: Theo ư của các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đă thành công được.

– Lê Trọng Nghĩa: Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xă hội mới với một thành phần c̣n lại c̣n hơn với chín phần kia.

 

Nói đến đây rồi Lê Trọng Nghĩa đọc một bài h́nh như đă học thuộc ḷng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Trần Trọng Kim thấy thái độ người ấy như thế, biết không thể lấy nghĩa lư nói chuyện được.

- Trần Trọng Kim: Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần ǵ phải đánh phá cho khổ dân?

– Lê Trọng Nghĩa: Chúng tôi sẽ “cướp quyền” để tỏ cho các nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường.

– Trần Trọng Kim: Các ông chắc là các nước đồng minh tin ở sức mạnh của các ông không?

– Lê Trọng Nghĩa: Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.

– Trần Trọng Kim: “Tương lai c̣n dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”.

 

Như vậy Việt Minh đă chủ trương “cướp” chính quyền Trần Trọng Kim để giành độc quyền cai trị theo lề lối Cộng sản độc tài. Lê Trọng Nghĩa quá tin vào sự giúp đỡ của Đồng minh mà chủ yếu là của Mỹ. Ông ta không biết rằng Mỹ chỉ giúp Việt Minh chống Nhật còn từ khi Nhật đă đầu hàng vào tháng 8.1945 th́ Mỹ không thể nào tiếp tục giúp một tổ chức cộng sản. Hồ Chí Minh biết quan điểm của Mỹ nên đă tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản, vào cuối năm nhưng thực chất chỉ là giả đò để lường gạt Đồng Minh và những đồng bào không có thiện cảm với cộng sản. Mỹ phát hiện được mưu lược này nên đă không tiếp tục ủng hộ Việt Minh. Từ ngày tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9.1945 cho đến 1950 không có một nước đồng minh nào công nhận Việt Minh, ngay cả Liên Xô.       

 

Ngày 19.8 Việt Minh biết đã lừa bịp được nhân dân, chính thức tổ chức cũng tại nhà Hát Lớn một cuộc mit tinh lớn và đông hơn ngày 17.8, có lễ chào cờ mới nền đỏ sao vàng và cử hành bài Tiến Quân Ca với dàn nhạc của Bảo An Binh do Văn Cao điều khiển. Sau khi tuyên bố chính quyền đã thuộc Việt Minh, một toán cán bộ Việt Minh dẫn đầu dân chúng và một số các đoàn thể như Tự vệ thành Hoàng Diệu mà Việt Minh đã nằm vùng bên trong, xông vào dinh Khâm sai chiã súng vào ngực bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, mới thay thế cho Phan Kế Toại đã được cộng sản móc nối qua trung gian của Vũ Đình Hoè thuộc nhóm Thanh Nghị và mấy người con hoạt động cho Việt Minh và bỏ sở từ mấy hôm trước.

 

Bác sĩ Chữ chỉ vào khẩu súng nói:

“ Nếu tôi sợ, tôi đã không đến đây và đứng đây, nhưng tôi buồn vì mọi người không nghĩ tới quyền lợi dân tộc và sự đoàn kết, nhất là tôi đã ngỏ ý mời các đoàn thể kể cả Việt Minh tới để cùng bàn việc cộng tác làm điều ích quốc lợi dân. Tôi cũng buồn vì thấy Bảo An Binh là những người ăn lương chính phủ để bảo vệ chính phủ thì lại đi nối giáo cho ...”

Theo Nguyễn Xiển, lúc đó đang làm Giám đốc đài Thiên văn Phủ Liễn thì ông đã từ Kiến An vội về Hà Nội để can ngăn BS Chữ đừng cho Bảo An Binh nổ súng vào quần chúng biểu tình đang tiến chiếm phủ Khâm Sai. Chính ông Xiển đã dẫn ông Chữ ra gặp đại biểu của quần chúng.

 

Sau đó Việt Minh dí súng, bắt nhân viên trực phủ Khâm sai gọi đi các tỉnh ra lệnh phải bàn giao chính quyền ngay cho Việt Minh, rồi hô hào dân chúng đi biểu tình và chiếm các công sở một cách êm thấm không tốn một giọt máu. Tuy nhiên, khi Nguyễn Quyết dẫn một toán dân quân du kích toan vào chiếm trại Bảo An thì  bị quân Nhật đem chiến xa bao vây chuẩn bị tấn công, Nghĩa và Long lại phải tới thương lượng với tướng tổng tư lệnh Tsuchihashi nên quân Nhật chịu rút lui và Việt Minh không tốn một viên đạn mà vẫn giành được chính quyền khắp Hà nội và tiếp đó các tỉnh ngoài Bắc. Bác sĩ Chữ sau đó cùng bác sĩ Trần Văn Lai, Thị trưởng Hà Nội bị Việt Minh áp giải đem đi Hà Đông rồi giam lỏng tại nhiều nơi tới hơn 5 tháng mới được thả về. Ngay đêm 19.8 Việt Minh bao vây trụ sở VNQDĐ tại Cửa Nam bắt hết các cán bộ chủ chốt như Phạm Văn Hề, Nguyễn Đăng Đoá, Nguyễn Phi Bằng, Nguyễn Văn Tố vv...và bắt thêm mấy ngày sau đó Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp, Đào Chu Khải. Những người này sau đều bị Việt Minh thủ tiêu hết trước khi xảy ra cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp ngày 19.12.1946.

 

Chuyện chủ tịch Tổng hội sinh viên Phan Thanh Hoà bị Việt Minh đem đi rồi mất tích – Bài viết của Phạm Cao Dương

“...Viết về Phan Thanh Giản, người ta không thể không nói tới những hậu duệ của ông, những người được biết tới là v́ là con cháu, ḍng dơi ông, đồng thời cũng là những người ít nhiều lănh chịu những hậu quả của việc ông làm, dù là vinh quang hay nặng nề mạt sát. Ở đây người viết muốn đề cập tới hai vị thuộc tiền bán Thế Kỷ 20 của nhà chí sĩ này.  Đó là hai anh em Ông Phan Thanh Ḥa và Bà Phan Thị B́nh.

Phan Thanh Ḥa là ḍng dơi đời thứ ba của Cụ Phan. Vào thời giữa thập niên 1940 Phan Thanh Hoà từ trong Nam ra Hà Nội “du học” cùng với một số đông sinh viên Nam Kỳ, trong đó có những người nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Nguyễn Tôn Hoàn, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tăng Nguyên…  Ông học ngành Nha Khoa Đại Học Đông Dương ở Hà Nội. 

Năm 1945, khi xảy ra những biến cố 19 tháng 8 làm thay đổi toàn bộ lịch sử và cuộc sống của người dân trên đất nước, Phan Thanh Ḥa là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên của Đại Học này. Bà Phan thị B́nh là em ruột ông.  Bà B́nh nổi tiếng từ năm trước v́ Bà là một trong hai người nữ đầu tiên đă ca bài Sinh Viên Hành Khúc (Marche des Étudiants) của Lưu Hữu Phước tại Đại Giảng Đường của Đại Học Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1942.  Người kia là Bà Nguyễn Thị Thiều.  Bà Phan Thị B́nh, sau này là phu nhân của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, lănh tụ của Đảng Đại Việt.  Bà B́nh mới mất cách đây không lâu ớ miền Bắc California. 

Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội Phan Thanh Ḥa ngay sau ngày Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa được thành lập đă bị Công an vào tận Đại Học Xá bắt trước mắt các sinh viên ở đây cùng với một sinh viên khác, ông Đặng Vũ Trứ, thuộc Đảng Đại Việt.  Hai người bị mang đi mất tích.  Có tin đồn là họ bị đưa sang giam ở một căn nhà ở Gia Lâm và bị ném lựu đạn giết chết.  Riêng Bà Phan Thanh B́nh th́ theo lời Bà kể lại cho người viết bài này là Bà chỉ biết là anh bà không c̣n nữa khi nhận ra cái áo len của anh Bà do một công an mặc sau đó. 

Chuyện Công an công khai vô Đại Học Xá bắt Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên đem đi mất tích được nhiều người chứng kiến sau này kể lại là một chuyện lớn chắc chắn Bộ Trưởng Nội Vụ Vơ Nguyên Giáp, một cựu sinh viên Trường Luật, người nắm toàn bộ an ninh trong nước lúc đó hiện diện ở Hà Nội, không thể nào không biết.  Tiếc rằng trong hồi kư của ông, Tướng Giáp không hề nói tới...”  

 

Bác Sĩ Phan Văn Đương, trong hồi kư, kư tên Nguyễn Minh Hoài Việt, nhan đề “Nhớ Quê Hương, đăng trên tờ Quang Phục, xuất bản ở Houston, Texas, là một trong số những sinh viên cư ngụ trong Đại Học Xá đương thời đă viết về sự kiện này như sau:

“...Việt Minh len lỏi vào hàng ngũ sinh viên, xâm nhập toà soạn báo tự trị củaTổng Hội, gây mâu thuẫn giữa sinh viên.  Hết phát xít Nhật đàn áp, phá hoại, bây giờ lại đến bọn Bôn-sơ-vích tạo ung thối từ bên trong. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi đọc lại báo chí cũ để am hiểu t́nh h́nh. Trong buổi giao thời, chính phủ Trần Trọng Kim một mặt cố gắng giới hạn can thiệp của người Nhật, mặt khác cố tạo một t́nh trạng thực tại “bất khả phản hồi” để chặn thực dân Pháp đô hộ trở lại.

Đau đớn và đáng phỉ nhổ hơn là một cuộc họp mặt của các trí thức danh tiếng miền Bắc tại Việt Nam Đại Học Xá ngày 22 tháng 8: một công điện được đánh đi từ Hà Nội yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để nhường quyền cho một chính phủ mới. Công điện mang chữ kư của Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường (đúng ra là Hồ Hữu Tường, tác giả Phan Văn Đương ghi lầm), Ngụy Như Kontum. Trong khi chúng tôi, một số sinh viên đang âm thầm cổ động trong Việt Nam Học Xá sự chống đối việc yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị, thì anh đương kim chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam có một thái độ tích cực hơn.  Đứng trên diễn đàn, trước một đám đông, chủ tịch Phan Thanh Hoà tuyên bố: “Phải để nguyên Hoàng Đế tại vị. Tôi không biết miền Trung và miền Bắc phản ứng ra sao nhưng tôi biết chắc là miền Nam nhất định không theo Cộng Sản. Hoàng đế thoái vị, miền Nam sẽ ly khai.”

Anh Phan Thanh Ḥa là một sinh viên gốc Vĩnh Long, cháu ba đời cụ Phan Thanh Giản.  Anh học ngành nha khoa, rất sành về âm nhạc có uy tín nhiều trong giới sinh viên, nên được anh em sinh viên ba kỳ bầu lên làm chủ tịch thay thế anh Phạm Thành Vinh khi anh này bị bắt.  Tính anh Hoà rất bộc trực, nóng nảy, tranh đấu chống Việt Minh quyết liệt, từ đó ít lâu anh bị bắt và mất tích luôn. 

Tôi đang phẫn nộ và lo buồn về việc mấy nhà “đại trí thức khoa bảng” họp tại Việt Nam Đại Học xá đánh điện vào Huế yêu cầu Hoàng Đế thoái vị th́ vài ngày sau đó được tin Vua Bảo Đại chấp nhận từ bỏ ngôi báu. Tuyên cáo thoái vị của nhà vua làm tôi vô cùng xúc động, không cầm được nước mắt...” 

Cách mạng Tháng Tám tại Hà Đông

 

Tại Hà Đông, Uỷ ban khởi nghiã do Đỗ Mười, trước làm nghề buôn và thiến heo, lãnh đạo cũng không gặp trở ngại khi các cán bộ Việt Minh chiếm cứ các công sở bỏ trống ngày 21.8, riêng Quản Dưỡng, chỉ huy Bảo An Binh đã cho nổ súng vào toán biểu tình xông vào toan chiếm doanh trại và bắn chết khoảng 70 người, nên Đặng Kim Giang, ủy viên quân sự vội cầu cứu Lê Trọng Nghiã đi mời cựu tổng đốc Hà Đông Hồ Đắc Điềm vào tận trại thuyết phục Dưỡng là nếu không chống cự, sẽ được tự do rời trại. Quản Dưỡng lúc đó biết Việt Minh đã chiếm được Hà Nội và mình lâm vào cảnh thế cô, đành tuân lệnh Điềm nhưng sau khi hạ lệnh cho Bảo An binh buông súng thì Dưỡng bị bắt liền. Hai tuần sau, Dưỡng bị đưa ra toà án nhân dân xử tử hình ngay tại sân trước trại Bảo An.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được chỉ định bào chữa cho bị can một cách lấy lệ cho có vẻ Việt Minh tôn trọng pháp luật còn chánh án là Phan Mỹ, em ruột Phan Anh đã ngả theo Việt Minh. Theo lời ông Tường khi xe ông vào tới Hà Đông đã thấy trong phòng xử quần chúng đều đeo khăn tang và mỗi lời ông nói bào chữa cho quản Dưỡng thì lại nổi lên tiếng khóc ầm ỹ của thân nhân các người bị bắn, không có không khí nghiêm nghị của toà án gì cả.Trước khi bị bắn Dưỡng hô lớn,” Việt Nam muôn năm! Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm!

Phần Hồ Đắc Điềm, tuy là quan lại phong kiến, đại điền chủ cỡ gộc, con rể của Hoàng Trọng Phu, có chị là đệ nhất phi của vua Khải Định, nhưng lo cho bản thân hơn là việc nước, biết đường rút lui trước cách mạng khi làm Tổng đốc Hà Đông 1941- 45 và có công thuyết phục Bảo An Binh quy thuận, lại thêm hiến tặng chính phủ mấy ngàn mẫu ruộng tại Kiến An, nên sau được cử làm Chánh án Toà án nhân dân Hà Nội và trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đã quyết liệt kết tội Nguyễn Mạnh Tường theo chỉ thị của Cộng sản.

 

Cuộc Cách mạng tháng Tám theo Lê Trọng Nghĩa, cán bộ Việt Minh

 

Theo Lê Trọng Nghiã viết trong hồi ký “Từ Hỏa lò tới phủ Khâm sai Bắc bộ” thì sự thành công của cuộc Khởi nghiã tháng Tám tại Hà Nội là sự kiện nằm ngoài dự kiến của Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam. Khi về Hà nội và gặp Lê Trọng Nghiã, Trường Chinh còn nghi Nghĩa là phần tử thân Nhật vì đã không tuân theo Quân Lệnh số 1 là phải diệt và tước võ khí quân Nhật mà lại còn cộng tác với địch, tuy Hồ khi đó cũng ra ngay chỉ thị hoà hoãn với Nhật và mặc nhiên bãi bỏ quân lệnh này. Kết qủa của sự thành công do bất phục tòng này là Nghĩa bị đẩy ra khỏi Uỷ ban Giải phóng Hà Nội ngày 30.8.1945, chuyển sang phụ trách đảng Dân Chủ cùng với Hoàng Minh Chính, ngồi chơi sơi nước.        

 

Theo Trần Đĩnh viết trong “Đèn Cù”  thì Lê Trọng Nghiã bảo, “Nếu con người có thuỷ có chung thì phải cám ơn Nhật mới phải, đã không đàn áp sự nổi dậy của quần chúng và Việt Minh, chớ Nhật lúc ấy chỉ là thua Đồng Minh chứ tại Việt Nam thì vẫn giữ nguyên khí thế uy dũng, không phải là mất tinh thần và tan rã như sau này ta cứ rêu rao như vậy...” Cũng theo Nghiã nói với giáo sư Tương Lai thì Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội là dựa vào sức mạnh của nhân dân Thủ đô và Tự vệ thành Hoàng Diệu gồm những sinh viên và học sinh còn những tổng kết sau này nhằm quy về sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lê là kiên cưỡng, là nhận vơ một cách vô lối chứ hồi ấy chúng tôi nào có biết Mác-Lê là gì đâu. Nghĩa còn tả cảnh các thanh niên thật ngờ nghệch, đi cướp chính quyền mà cứ hồn nhiên như đi trẩy hội.

 

 

Cách mạng tháng Tám theo Tô Hải  

 

Sau đây ta hãy nghe nhạc sĩ Tô Hải kể lại về cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội trong cuốn “ Hồi ký của một Thằng hèn”:

 

... Tới ngày 17.8, đoàn thanh niên chúng tôi tay cầm cờ quẻ Ly, miệng hát

 “ Này thanh niên ơi...” đi mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim thì mới trắng mắt ra rằng mình đã được huy động đi cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, do Việt Minh tổ chức mà không biết. Cuộc mít-tinh của các ông bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao-lơn nhà Hát Lớn xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro hô khẩu hiệu và hát bài Tiến quân ca của Văn Cao. Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của mặt trận Việt Minh.

Hai ngày sau tức là 19.8, Việt Minh đích thân đứng ra tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ, cũng ở trước nhà Hát Lớn. Sau đó, đoàn biểu tình kéo đến bao vây Bắc Bộ Phủ thì ông Khâm sai Phan Kế Tọai đã bỏ đi. Coi như đã cướp được quyền hành chính rồi, đoàn người kéo luôn qua trại Khố Xanh ở đường Đồng Khánh để cướp quyền quân sự. Một ngàn Bảo An Binh trong trại không kháng cự, cờ quẻ Ly được hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên...

Bài của nhạc sĩ Tô Hải tức khắc nhận được 88 thư góp ý, trong số đó một người viết như sau:

“...Tôi sinh ngày 26.9.1927, là Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu, đã tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội như bác. Tôi công nhận những điều bác kể phản ánh hoàn toàn đúng tình hình lớp thanh niên học sinh Hà Nội lúc đó. Tôi xin bổ sung là đến bây giờ nghĩ lại, tôi phải công nhận các vị trong chính phủ Trần Trọng Kim đều là những người thật sự trong sạch, họ có thể yêu nước theo cách này hay cách khác nhưng chắc chắn là họ không có lợi dụng chức quyền để tham nhũng đến trở thành quốc nạn...”

 

 

Cách mạng tháng Tám kể bởi Phan Lạc Tiếp

 

“...Hôm 18 tháng 8 năm 1945, hầu như toàn thể công chức và sinh viên Hà Nội đă có cuộc biểu t́nh lớn tại đây để bày tỏ ḷng trung thành và ủng hộ chính quyền Trần Trọng Kim trong việc yêu cầu Nhật trả lại độc lập cho người Việt. Cuộc biểu t́nh to lớn, đă không bị lính Nhật đàn áp như nỗi lo sợ của nhiều người, v́ thế hôm sau 19 tháng 8 năm 1945 vẫn thành phần trên, và được rất đông đồng bào Hà Nội ủng hộ. Họ đă kéo về đây để biểu dương lực lượng. Nhưng trước biển người hiện diện, bỗng có sự rối loạn nhỏ tại diễn đàn. Có vài phát súng lục nổ. Và bỗng từ từ lầu 2 của Nhà Hát Lớn, một lá cờ đỏ sao vàng vĩ đại che kín suốt cả khuôn cửa lớn của từng hai phủ xuống lầu một. Và trên diễn đàn bỗng náo nhiệt, và rồi sau là lời nói: "Đây là mặt trận Việt Minh..." Các lá cờ đỏ sao vàng cầm tay được phân phát lác đác và cả biển người thành ra cuộc nổi dậy của Việt Minh.

Chính giáo sư trường Kỹ Nghệ Hà Nội, ông Nguyễn Văn Luân, người làng tôi, làng Nủa, là người đă xách cái va-li đựng lá cờ ấy, treo và thả xuống trước mặt tiền Nhà Hát Lớn Hà Nội. Sai một li đi một dặm là ở chỗ này...”. Bà Lê Thi, một cán bộ Việt Minh trong đoạn sau thì cho việc thả cờ đỏ sao vàng lại là do một người khác.

 

Cách mạng tháng Tám theo TRẦN ĐĨNH

 

Sáng 17 tháng 8 năm 1945, Tống hội Công chức mở cuộc mít-tinh lớn đốt bằng sắc thực dân và tuyên thệ trung thành với chính phủ Trần Trọng Kim ở trước Nhà hát lởn. Nguyễn Khoa Diệu Hồng đă cướp diễn đàn cuộc mít-tinh, đeo kính đen giấu mặt đăng đàn v́ bao hiểm nguy chờ ở trưởc mặt!  

 Bây giờ người ta nói Việt Minh đă "tổ chức"cuộc mít-tinh ấy để kêu gọi cướp chính quyền! Tôi nghĩ lịch sử chính là tấm khăn trải giường của quyền lực, ai nằm lên đó sau cùng th́ tạo nên vết nhăn nhúm của nó. Mỹ nhân th́ vết nhăn c̣n yêu được chứ của quái nhân th́ ta sẽ chết khiếp ở trong đó. Diệu Hồng sáng 17 ấy đọc ở trước Nhà hát lớn Bản hiệu triệu Tổng khỏi nghĩa.

Nhưng ai là tác giả bản kêu gọi đă đi vào lịch sử đó? Lưu Quyên! Vừa trốn tù ra ông liền được nhóm sinh viên thuộc Đảng Dân Chủ phá cuộc mít-tinh của Tổng hội Công chức trên kia nhờ viết. Sau này không biết đảng nghi Lưu Quyên khai báo ra sao đó, đă cho anh vào danh sách những người hễ gặp là "thịt". Bản hiệu triệu Tổng khởi nghĩa lịch sử (h́nh như có để ở Bảo tàng cách mạng) hoá ra là công tŕnh của một kẻ mà đảng sắp thủ tiêu! Sau Hiệu triệu Tổng khởi nghĩa, Lưu Quyên được thu dụng lại. Với bản Hiệu triệu Tổng khởi nghĩa, lẽ ra anh cũng phải được nêu tên lên biển phố nhưng lận đận miết, về hưu rồi, một hôm anh đến nhà Lưu Động. T́nh cờ tôi ở đó. Lưu Động nói:

- Đảng kỷ luật các cậu là phải, các cậu chống Stalin!

- À, Stalin không đáng chống ư? Stalin giết đồng chí như ngoé mà tốt à, Lưu Quyên vặn lại?

 - Khrouchtchev vu cáo, Lưu Động nói, dằn giọng - Thế th́ hôm nay tôi nói anh rơ là theo đúng kiểu Stalin, đảng đă tặng anh án chết ngay từ lúc anh trốn tù ra đấy nhá. Anh không lạ đâu nhung tôi nhân chứng tôi nói để anh sởn da gà anh lên. Coi một trạm giao liên, tôi được chỉ thị hễ anh vác xác đến t́m đảng là cho anh tiêu luôn. Lẽ ra tôi giết anh rồi nhưng thằng tú tài trong tôi lỡ đọc Montesquieu với Voltaire nên anh sống, đấy, có Stalin đấy, thấy chưa?

 

Mặt Lưu Quyên đờ dại ra. Lưu Động nói tiếp:

- Đây, tớ nói chuyện này nữa mà chắc cậu cũng chả lạ. Tớ đi công tác với Hoàng Quốc Việt. Qua khỏi một đ̣ ngang, Việt hỏi tớ, vừa rồi giả dụ bị lính với trương tuần đuổi th́ qua xong sông cậu làm ǵ? Tớ đáp chạy cho mau, chả trả tiền lẫn cảm ơn ǵ cả. Việt lắc đầu: Tiểu tư sản! Làm như cậu có ngày vỡ hết. Lính với trương tuần chúng bắt lái đ̣ chỉ lối ta chạy có nguy hiểm không? Vậy th́ sắp tới bờ, trong khi tôi vờ móc túi lấy tiền trả, cậu phải vớ lấy bơi chèo nện ngay cho hắn ngă lăn xuống nướcNhưng nghe một chuyện tôi cảm động. Đó là Diệu Hồng đến ngồi chịu trận lặng lẽ cùng Hoàng Minh Chính ở trên các bậc tam cấp toà án. Hai h́nh ảnh liền chập một trong tôi: Diệu Hồng Nhà hát lớn Cách mạng tháng Tám và Diệu Hồng ở tam cấp Toà án. Ở Nhà hát lớn, chị kêu gọi giành độc lập, ở Toà án Hà Nội, chị kêu gọi tự do, dân chủ. Hai việc ai ngờ lại tách biệt nước và lửa đến thế! Hôm nào, Diệu Hồng nói với Minh Việt, Minh Quang (vợ Minh Việt) và tôi là mấy anh Minh Việt, Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Minh Chính phụ trách chị lúc Tổng khởi nghĩa. Sau đó ít lâu, Minh Quang bảo Minh Việt và tôi: Chị Diệu Hồng nói chị ấy có lúc muốn tự sát. Lửa hoả ngục chuyên chính đă làm cạn khô nước thiên đường - nhân quyền, tự do, dân chủ.

Theo Trần Đĩnh kể lại, “Năm 1960, ngồi xem lại bài sắp nói với đồng bào tỉnh Thái Nguyên trong mít-tinh sau đó, Cụ Hồ nói với tôi ở bên cạnh Cụ: Nói năm 1945 có 5.000 đảng viên cộng sản là ngoa. Thật ra 500 mới đúng.”

 

Cũng theo Trần Đĩnh viết trong Đèn Cù , ta cũng phải cám ơn Mỹ nữa vì nếu Mỹ không ném bom ròng rã một tháng trời xuống Việt Nam, chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ khả dĩ thì Nhật đã không đảo chính Pháp và khi Đồng Minh tới giải giới quân Nhật tại đây thì Pháp vẫn đương nhiên nắm quyền cai trị tại Việt Nam vì cả Anh lẫn Nga khi ấy đều ủng hộ De Gaulle. Lại cũng phải cám ơn cả quân Tưởng nữa nhất là Tiêu Văn, thay vì tới với nhiệm vụ bí mật “ Cầm Hồ đả Cộng”  thì lại ép buộc các đảng phái quốc gia liên hiệp với Hồ Chí Minh. Tóm lại là nhờ vận nước hanh thông do tổ tiên phù hộ và công lao tranh đấu của bao tiền nhân cùng khí thế hăng say của quần chúng đang mơ ước tự do, độc lập nên Việt Nam giành được độc lập một cách dễ dàng, không tốn máu xương nhưng Cộng Sản lại vơ lấy làm công trạng riêng của mình và khoa trương đó là thắng lợi của chủ nghiã Mác-Lê.

 

          * Lê Trọng Nghiã tham gia Việt Minh từ 21 tuổi, học Luật tại Hà nội, bị bắt vào nhà tù Hoả Lò, nhân dịp Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945, đã tổ chức vượt ngục ngày 11.3 cùng với Đỗ Mười, Trần Tử Bình, Trần Đăng Ninh và hơn 100 tù nhân khác nữa. Nói đúng ra, những  người cộng sản này đã được Trịnh Đình Thảo, bộ trưởng tư pháp trong chính phủ Trần Trọng Kim ra lệnh thả hết các tù nhân chính trị phạm để nêu cao tinh thần đoàn kết quốc gia.

Nghiã đã là một trong những người lãnh đạo chủ chốt cuộc khởi nghĩa tháng 8.1945 tại Hà Nội khi mới 23 tuổi và Trần Trọng Kim cũng viết trong Một Cơn Gió Bụi là rất ngạc nhiên khi gặp một thiếu niên Việt Minh hiền lành. Nghĩa sau đó đã từng làm chánh văn phòng cho tướng Giáp rồi làm Cục trưởng Cục Quân Báo với hàm đại tá khi mới 28 tuổi. Tuy nhiên khi tướng Giáp bị nghi là theo phe xét lại và làm gián điệp cho Liên Xô, ông cũng bị kết án phản đảng, phản quốc và bị giam cải tạo từ 1968 tới 1976, bị  tước quân tịch và đảng tịch, chịu cùng gia đình trải qua 48 năm sống trong hoàn cảnh khó khăn và khổ nhục. Ông mất ngày 22.2.2015, thọ 93 tuổi và để lại di chúc yêu cầu chính phủ và đảng xét lại vụ án và minh oan cho ông nhưng cho tới nay và chắc chắn là mãi mãi sẽ không bao giờ được hồi âm.

 

Giáo sư Tương Lai từ Sài Gòn viết,” Ông Nghĩa đã tranh đấu để xây dựng một xã hội trong đó mọi người được tự do nhưng đã bị người ta phản bội một cách trắng trợn, ghê tởm. Người ta bảo anh chỉ cần gật đầu thừa nhận một câu chuyện bịa đặt nhằm một mục đích chính trị bẩn thiủ ( hạ tướng Giáp ) thì anh sẽ được tự do và dễ dàng bước lên các bậc thang danh vọng nhưng ông Nghiã đã nhã nhặn rồi phẫn nộ từ chối”.

 

          * Nguyễn Khang là Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội, sinh năm 1919 tại Kiến Xương, Thái Bình. Nhà nghèo, 16 tuổi đi làm thợ nhà in, một cơ sở bí mật của CS nên hoạt động theo đảng. Năm 1939 lên Hà Nội hoạt động, năm 1941 bị đày đi Sơn La, năm 1944 vượt ngục, năm 1945 làm bí thư thành uỷ Hà Nội. Sau cách mạng làm đại sứ tại Trung quốc và Mông Cổ, Chủ nhiệm văn phòng thủ tướng rồi Chánh Văn phòng Trung ương đảng cho tới khi từ trần năm 1976.

         

          * Trần Tử Bình ( 1907-1967) sinh quán Bình Lục, Hà Nam, 1927 vô Nam làm phu đồn điền cao-su Phú Riềng, được Ngô Gia Tự kết nạp vô VNTNCMĐC Hội rồi đảng CSĐD, bị đày Côn Đảo cùng thời với Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Trần Xuân Độ và Tôn Đức Thắng 1931-36, tham gia khởi nghĩa Tháng Tám tại Hà Nội với tư cách Uỷ viên Quân sự Xứ Uỷ Bắc kỳ. Sau cách mạng ông được phong hàm thiếu tướng tháng 1.1948 cùng với các Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Chu Văn Tấn, Trần Đại Nghiã, Trung tướng Nguyễn Bình và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau làm Đại sứ Trung quốc và Mông Cổ và mất đột ngột tại Hà Nội khi về thăm nước năm 1967.

 

          * Đặng Kim Giang trong Ủy ban Khởi nghiã Hà Đông, sau khi cách mạng thành công, được cử làm chủ tịch tỉnh, năm 1958 được phong hàm thiếu tướng và làm phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần nhưng hậu vận cũng giống Lê Trọng Nghiã, sau bị quy kết theo phe Xét lại của Võ Nguyên Giáp, bị tước đảng tịch, quân tịch và bắt giam 7 năm, quản thúc 7 năm..

 

          * Nguyễn Hữu Đang, thành viên của Ủy ban Giải phóng Dân tộc tại Tân Trào, trưởng ban tổ chức ngày Độc lập 2.9.1945 và dựng lễ đài với sự trợ lực của hoạ sĩ Lê Văn Đệ và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, sau dính dáng tới vụ Nhân Văn Giai Phẩm bị bắt tháng 4.1958, bị tù biệt giam 15 năm rồi quản thúc tại quê Thái Bình non 20 năm, sống cô độc, đói rách tới mãn đời và khi chết tháng 2.2007 trong điếu tang của đại diện đảng và chính phủ vẫn còn nêu nguyên tội.

 

http://file.qdnd.vn/data/old_img/tvtuongvy/2015/8/10/trang12-1212901325.jpg

Nguyễn Khoa Diệu Hồng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.

 

          * Nguyễn Khoa Diệu Hồng, con một cựu thượng thư triều đình Huế, dạy ở Trường Tiểu học Nam Kỳ, Quảng Nam, sau đó nghe theo lời khuyên của Quang Thái ra Hà Nội học lên Tú tài và ở nhà Quang Thái-Vơ Nguyên Giáp. Nguyễn Khoa Diệu Hồng vào học Tú tài phần hai ở Trường Quốc học Huế những năm 1940-1941, ở nhờ kư túc xá của Trường Đồng Khánh. Trong phong trào băi khóa đ̣i ân xá và thả cụ Phan Bội Châu,  Nguyễn Khoa Diệu Hồng và em gái là Nguyễn Khoa Diệu Vân đều bị bắt vào nhà lao Thừa Phủ, Huế.

 Năm 1943, Diệu Hồng tốt nghiệp Tú tài phần hai và được vào dạy ở Trường Đồng Khánh Huế và hoạt động Việt Minh bí mật. Sau Cách mạng tháng Tám, Diệu Hồng hoạt động trong hội Phụ Nữ Trung ương rồi vào làm Chủ tịch Hội Phụ nữ Khu 4 để hợp lư hóa gia đ́nh với chồng là Đặng Việt Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Khu 4 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Sau ḥa b́nh lập lại, năm 1954, Diệu Hồng làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thủ đô mấy chục năm liền cho đến ngày nghỉ hưu.

 

Cuộc cách mạng tháng Tám theo bà Lê Thi

 

Lê Thi tức Dương Thị Thoa, con gái cố GS Dương Quảng Hàm, cho biết:

 

Lực lượng chính làm nên Cách mạng Tháng Tám ở thủ đô là tiểu tư sản học sinh - sinh viên. Không có lực lượng vũ trang v́ khi đó quân của ông Vơ Nguyên Giáp ở chiến khu chưa về kịp. Nhân dân Hà Nội đă tự đứng lên làm khởi nghĩa.

Khi tôi đi trong đoàn biểu t́nh, tôi thấy rất nhiều nữ sinh. Thời đó ở Hà Nội phụ nữ ăn mặc như vậy: Nữ sinh, con gái gia đ́nh công chức luôn đóng bộ quần trắng, áo dài màu hoặc trắng. Tôi nhận thấy hôm đó rất đông các chị em quần trắng”. Bà cũng là một trong hai thiếu nữ được Việt Minh chỉ định kéo cờ trong lễ Độc lập 2/9/1945. (Người kia là Đàm Thị Loan, sau là vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái).

 

Báo Tuần Việt Nam có cuộc tṛ chuyện với bà Lê Thi xoay quanh những hồi ức và nh́n nhận của bà về Cách mạng Tháng Tám như dưới đây:

 

- Giai đoạn tiền khởi nghĩa, bà đang là nữ sinh, sống ở Hà Nội trong một gia đ́nh trí thức tiểu tư sản. Xin bà cho biết con đường đưa bà đến với cách mạng, và tham gia cách mạng tháng 8 tại Hà Nội?

 

- Hồi đó tôi mới 18-19 tuổi, vừa học xong bằng diploma của trường nữ học Trưng Vương, đang chờ học hai năm cao đẳng sư phạm để đi làm cô giáo.

 

Cuối năm 1944 th́ tôi được một bạn học cùng lớp là chị Tuyết Minh cho đọc báo Cứu Quốc rồi vận động theo Việt Minh, như bây giờ ta gọi là “tuyên truyền, giác ngộ” ấy.

Đầu năm 1945, tôi tham gia Hội Phụ nữ Cứu Quốc. Nhiệm vụ của tôi khi ấy là bí mật quyên góp gạo, muối, tôm khô để gửi lên chiến khu ủng hộ Việt Minh, và phát báo Cứu Quốc cho chị em bạn bè đọc.

- Hồi ấy, thông tin tuyên truyền ở trong t́nh trạng vô cùng hạn chế. Bà và các chị em bạn bè hiểu như thế nào về Việt Minh?

- Tôi biết rằng Mặt trận Việt Minh là một tổ chức gồm nhiều đoàn thể và đảng phái, mà mục đích của họ là đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước. Nói thật chứ hồi đó tôi cũng chả hiểu dân chủ là ǵ đâu, chỉ biết là chính quyền mới sẽ là của dân, không c̣n là chính quyền của thực dân Pháp hay thân Nhật nữa. Tôi cũng biết Đảng Cộng sản giữ vai tṛ lănh đạo trong Mặt trận Việt Minh, các ông có vai tṛ chủ chốt trong đó đều là đảng viên cộng sản cả đấy. Lănh đạo của Đảng Cộng sản th́ là Nguyễn Ái Quốc, mà cho tới mồng 2/9 tôi mới biết Nguyễn Ái Quốc chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Thật ra hầu hết dân chúng VN chẳng biết Hồ Chí Minh là ai?

C̣n Việt Minh th́ là một mặt trận liên kết các đoàn thể như Hội Phụ nữ Cứu Quốc, Thanh niên Cứu Quốc, Tự vệ Chiến đấu; các đảng phái như Đảng Dân chủ, Đảng Xă hội và Đảng Cộng sản Đông Dương. (Bà Lê Thi cũng bị VM lưà bịp luôn!)

- Bà đă vận động, tuyên truyền cách mạng tới anh chị em bè bạn bằng cách nào?

- Tuyên truyền th́ tôi cứ để ư trong đám bạn bè ḿnh, ai có vẻ có cảm t́nh, thích Việt Minh rồi th́ tôi đưa báo Cứu Quốc cho đọc, tất nhiên dặn họ giữ bí mật. Rồi thuyết phục, vận động họ ủng hộ Việt Minh hoặc tham gia các đoàn thể của Việt Minh.

Tất nhiên cũng có người sợ. Họ không nói thẳng ra là họ sợ đâu, mà kêu là không tham gia v́ chả biết làm ǵ cả. Có người tôi đưa báo Cứu Quốc cho đọc, c̣n vừa đọc vừa run. Nhưng số đó ít lắm, mà cũng là trước 17/8 thôi. Đa phần đều hăng hái, nhiệt t́nh ủng hộ Việt Minh, nhất là sau ngày 17-19/8.

- Về phần ḿnh, bà có sợ không?

- Sợ lộ th́ ai chả sợ lộ. Trước ngày 17/8, mọi việc phải vô cùng bí mật. Có chuyển báo Cứu Quốc cho ai th́ tôi cũng phải thăm ḍ, cân nhắc, thấy họ đáng tin cậy mới dám đưa. Tôi đạp xe đi đưa báo, giấu báo dưới yên. Có lần đang đi đường, tôi giật bắn ḿnh nghe một tên công an quát: “Cô kia, đứng lại!”. Tôi líu ríu đứng lại, hắn quát: “Về đồn!”. Tôi sợ quá, dắt xe theo hắn, chỉ lo hắn bảo lật yên lên th́ chết. Nhưng cuối cùng hắn nói: “Cô đi vào đường ngược chiều. Nộp phạt!”. May quá. Tôi vội vàng nộp tiền phạt rồi “chuồn” ngay.

- Bà có thể kể lại những hồi ức của bà về diễn tiến của Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội? Đầu tiên là quá tŕnh chuẩn bị?

- Trước ngày tổng khởi nghĩa khoảng một tháng, chị Tuyết Minh bảo tôi “chuẩn bị ra chiến khu nhé”. Thế là tôi giấu gia đ́nh, thu xếp quần áo, chuẩn bị lên đường. Như thế là chuyện lớn lắm đấy v́ xưa nay, có bao giờ tôi dám ra khỏi nhà buổi tối, nay tôi lại dám trốn nhà ra đi như thế. Tưởng là lên chiến khu nhưng hóa ra chỉ tập trung ở nhà Tuyết Minh nhận lệnh “chuẩn bị tổng khởi nghĩa”. Chúng tôi ngày ngày tập hát, các bài Tiến quân ca (lúc đó đă biết Tiến quân ca sẽ là Quốc ca của nước Việt Nam độc lập rồi), Diệt phát xít, Du kích ca…Rồi thuê người may cờ. Bản thân chúng tôi th́ tự dán cờ bằng giấy thôi, v́ vải đắt lắm, mà may th́ dễ lộ. Lúc ấy, tức là cho đến trước ngày 17/8, mọi sự vẫn diễn ra trong bí mật mà.

Được khoảng hai tuần, chúng tôi nhận được kế hoạch khởi nghĩa. Theo đó, vào ngày 17/8, tại Nhà hát lớn sẽ diễn ra một cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức để đề cao vai tṛ của chính quyền thân Nhật. Ḿnh phải hiểu bối cảnh thời đó là Nhật Bản đă đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh để tự biểu dương lực lượng. Biết vậy nên ta chủ trương hôm đó sẽ lật đổ cuộc mít tinh, biến nó thành một dịp để Việt Minh ra mắt đồng bào. Kế hoạch là như vậy, và chúng tôi chia nhau đi vận động mọi người tham gia, đến từng nhà vận động, tất nhiên vẫn là bí mật.

- Và ngày 17/8 đă diễn ra như thế nào? Với tư cách một người tham gia cả quá tŕnh, từ lúc chuẩn bị tới khi thực hiện, xin bà kể lại những ǵ bà c̣n nhớ về sự kiện 17/8.

- Ngày hôm đó, chúng tôi dán cờ đỏ sao vàng bằng giấy, giấu sẵn trong người, kéo tới quảng trường Nhà hát lớn để dự mít tinh từ sáng sớm. Khi người của chính quyền Trần Trọng Kim vừa chuẩn bị khai mạc, th́ một người – sau này tôi biết đó là ông Trần Lâm, sau là Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền h́nh Việt Nam – đă lên được gác hai tung cờ đỏ sao vàng của ta lên. Cùng lúc đó, Việt Minh cũng giành micro từ tay người của phía chính quyền, chuyển nó cho hai phụ nữ đại diện của Mặt trận Việt Minh lên nói chuyện. Một người là bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, đảng viên Đảng Dân chủ, c̣n người kia là bà Từ Anh Trang, thành viên Hội Phụ nữ Cứu Quốc, Tự vệ Chiến đấu.

Tôi nghe loáng thoáng hai bà giới thiệu về Mặt trận Việt Minh, là tổ chức sẽ giành chính quyền, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Dứt lời, hai bà hô to: “Ủng hộ Việt Minh!”. Chúng tôi cũng lập tức rút cờ từ trong người ra hô vang: “Ủng hộ Việt Minh!”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm!”.

Tiếng hô khẩu hiệu dậy đất. Quần chúng vỗ tay rào rào, hoan nghênh nhiệt liệt. Rồi tỏa đi các phố tuần hành biểu dương lực lượng. Cuộc mít tinh của chính quyền đă vỡ tung thành cuộc tuần hành để bày tỏ sự ủng hộ Việt Minh.

- Tôi rất muốn biết những chi tiết nho nhỏ xung quanh cuộc mít tinh 17/8 đó, ví dụ như thời tiết hôm đó, cảm xúc của bà lúc đó như thế nào, và những người đi cùng bà trong đoàn?

-  Hôm ấy trời đầu thu, mát mẻ. Cũng có nắng nhưng không to. Tôi mặc áo dài trắng. Phụ nữ chúng tôi rất đông. Thiếu nữ Hà Nội áo dài quần trắng. Chị em tiểu thương th́ mặc quần đen áo cánh. Thời đó ở Hà Nội phụ nữ ăn mặc như vậy: Nữ sinh, con gái gia đ́nh công chức luôn đóng bộ quần trắng, áo dài màu hoặc trắng. Về sau này đi kháng chiến, khi mới phải mặc quần đen, tôi cứ ngượng ngượng là v́ thế.

Tôi không tả hết được cảm xúc vui sướng và hào khí cách mạng của ngày ấy. Chỉ có thể nói là: Trước đó ở Hà Nội, chưa bao giờ phụ nữ đi bộ ngoài phố đông như thế, lại c̣n vừa đi vừa vẫy cờ, vung tay hô khẩu hiệu vang trời, mà chẳng thấy xấu hổ ǵ cả.

Tôi lúc ấy đă là cán bộ, đi hàng bên ngoài, hô trước để chị em hô theo. Cứ vừa đi vừa gào lên: “Ủng hộ Việt Minh!”. Chị em lại reo: “Ủng hộ! Ủng hộ! Ủng hộ!”. Rồi hát. Diệt phát xít, Du kích ca, nhất là Tiến quân ca. Hăng hái vô cùng, đến khản đặc cả cổ.

- Sau cuộc mít tinh 17/8, bà đă tham gia vào một sự kiện lịch sử là ngày cướp chính quyền ở Hà Nội, 19/8. Bà có thể kể lại những ǵ bà c̣n nhớ được về sự kiện ấy?

- Từ sau hôm 17/8 th́ có thể nói là Việt Minh ra công khai rồi, các hoạt động tuyên truyền của chúng tôi không c̣n phải bí mật nữa. Chúng tôi hăm hở chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tại Hà Nội, ngày 19/8: may cờ, dán cờ giấy, đến từng gia đ́nh vận động đi dự, lên kế hoạch đội nào đi chiếm cơ quan chính quyền nào trong thành phố. Không khí sôi sục. Bây giờ th́ không c̣n ai sợ nữa, mọi người đều tham gia rất nhiệt t́nh.

Ngày 19/8, mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát lớn. Ông Trần Quang Huy (nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội – NV) đứng lên tuyên bố thành lập chính quyền dân chủ nhân dân ở Hà Nội, do Mặt trận Việt Minh lănh đạo. Sau đó là chia nhau đi chiếm trụ sở các cơ quan chính quyền: Ṭa thị chính, Sở Liêm phóng, Nhà khách Chính phủ, nhà máy điện, nhà máy nước, Ngân hàng Đông Dương (thật ra Ngân hàng do quân Nhật bảo vệ, VM không dám đụng tới). Tôi được phân công ở trong đoàn đi cướp trại bảo an binh (nằm tại phố Hàng Bài bây giờ - NV). Đây có lẽ là nơi duy nhất t́nh h́nh căng thẳng giữa ta và lính Nhật .(VM rất khôn, lúc nào cũng lùa phụ nữ hoặc trẻ em đi trước.)

- Cuộc đấu tranh ở trại bảo an binh đă diễn ra căng thẳng như thế nào, thưa bà?

- Trại bảo an binh là trại lính khố xanh, th́ toàn người Việt. Nhưng khi chúng tôi đến, lại thấy bọn lính Nhật cầm súng lăm lăm. Chúng không dám bắn vào đoàn biểu t́nh, nhưng cũng nhất định không mở cửa. Ta th́ bám cửa, hô khẩu hiệu, đ̣i chúng mở cổng. Rồi bọn tiếp viện đem xe tăng tới bao vây, lát sau người của ta lại đến bao vây lại. Giằng co suốt hai giờ đồng hồ. Cuối cùng lănh đạo của bên ḿnh (ông Lê Trọng Nghĩa, ủy viên Ban Khởi nghĩa – NV) đă thuyết phục được bọn Nhật mở cổng và xe tăng của chúng rút lui. Đoàn biểu t́nh lập tức tràn vào, cướp kho súng. Lính khố xanh trong trại toàn là người Việt, có một số người xin về quê, c̣n lại họ đều xin theo Việt Minh.

- Lúc căng thẳng giữa lính Nhật và đoàn biểu t́nh, bà và mọi người không nghĩ ḿnh có thể gặp nguy hiểm hay sao?

- Thú thực là khi đứng ở cổng trại bảo an binh, thấy bọn Nhật có súng, th́ tôi cũng hơi ghê ghê. Nhưng nói chung, mọi người đều không sợ, v́ lúc đó lực lượng quần chúng mạnh lắm, mà phát xít Nhật th́ đă yếu thế rồi, đầu hàng Đồng minh rồi (?). Chúng tôi chỉ nghĩ, bọn chúng có bắn th́ cũng chết vài người, nhưng ngần này người sẽ lao vào chúng, sống mái với chúng, chúng phải sợ. Khí thế cách mạng lên rất cao.

 

Ấy thế mà giành chính quyền ở Hà Nội hoàn toàn là nhân dân, tức là viên chức, thanh niên, học sinh, tiểu thương, tay không khởi nghĩa. Không hề có lực lượng vũ trang mà chỉ có tự vệ chiến đấu với súng tự kiếm, tự mua từ lính Nhật từ lúc trước.

Nhưng quần chúng đă chiếm thế áp đảo. Đây thật sự là điển h́nh của một cuộc cách mạng nhân dân. Tôi cũng phải nói thêm, cả hai sự kiện 17 và 19/8, thành phần tham gia chủ yếu là những người trẻ tuổi. Chúng tôi không hề nghĩ tới cái chết. Tất cả đều vui, hăng hái, say mê, như trong một cuộc chiến đấu rất đẹp. Không cần biết tương lai sẽ thế nào, chỉ cần biết phải tiến lên giành độc lập và sẵn sàng chiến đấu khi Pháp quay lại

- Có vài ư kiến cho rằng thực chất nước Việt Nam đă độc lập từ sau khi Nhật đảo chính Pháp, và ngày 11/3 Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập và thành lập chính phủ Trần Trọng Kim. Bà nghĩ sao về ư kiến này?

- Thực ra họ tuyên bố độc lập nhưng cũng có độc lập được đâu, người Nhật vẫn nắm chính quyền. Thêm nữa, tôi không ủng hộ chính phủ của Trần Trọng Kim và Bảo Đại, v́ tôi đă tham gia Mặt trận Việt Minh từ năm 1944.

Tuy nhiên, tôi tin nhiều người trong chính phủ Trần Trọng Kim không có tư tưởng chống đối cách mạng. Nói cách khác, họ bật đèn xanh cho Mặt trận Việt Minh làm cách mạng giành chính quyền. Cũng có thể họ ở cái thế phải nhường, v́ họ có lực lượng đâu, trong khi Việt Minh vô cùng đông đảo. Lúc đó tôi thấy nhân dân cần một tổ chức tập hợp tất cả các đoàn thể, đảng phái lại để đánh Pháp đuổi Nhật (?), mà Mặt trận Việt Minh chính là tổ chức có khả năng tập hợp quần chúng đó. Ngay sau ngày 19/8, không biết bao nhiêu thanh niên xin gia nhập tự vệ chiến đấu, đăng kư ồ ạt ngay trước cổng trại bảo an binh. Tôi tham gia cả ba đoàn thể của phụ nữ, thanh niên lẫn tự vệ.

- Bà quyết tâm đi theo cách mạng từ thuở ấy?

- Thời gian sau Quốc khánh 2/9, tôi hăng hái tham gia hoạt động: tuyên truyền, dạy b́nh dân học vụ, tập quân sự… Tất nhiên toàn là “vận động cách mạng không tiền”, kiểu “ăn cơm nhà vác ngà voi”, làm ǵ có phụ cấp. Tôi hăng hái lắm. Có điều tôi lại vẫn nghĩ làm cách mạng chỉ là tạm thời thôi, phong trào thôi.

Bố tôi (GS Dương Quảng Hàm) hỏi: “Con cứ lông bông thế này măi à?”.

Tôi thưa: “Bố cứ để con làm nốt việc này, rồi con về con học sư phạm”.

Đấy, tôi vẫn nghĩ là nghề chính của tôi là đi dạy học mà, ai nghĩ làm cán bộ là một nghề. Măi tới 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến, tôi mới biết ḿnh sẽ hoàn toàn thoát ly, sống trọn đời với cách mạng.

 

 

CHÚ GIẢI

 

- Trong bài Du Kích Ca có điệp khúc “ Việt Minh ta dấy lên/ Đạp phăng quân Nhật, Pháp/ Cướp lấy chính quyền/ Cướp lấy chính quyền” nhưng trong thực tế, Pháp đã bị Nhật lật đổ từ 9.3.1945 còn với Nhật, Võ Nguyên Giáp tập trung toàn lực lượng đánh đồn Nhật tại Thái Nguyên chỉ có hơn 100 binh sĩ cũng không nổi, khi về Hà Nội lại phải được Nhật cho phép mới qua cầu sông Đuống được, rồi phải điều đình để quân Nhật đừng can thiệp vào nội tình Việt Nam chứ đâu có dám đạp điếc, đánh đấm gì đâu.

 

- Những người có công lao như Lê Trọng Nghiã, Đặng Kim Giang, Nguyễn Hữu Đang mà còn bị đảng đối xử thậm tệ như vậy huống chi những người không hề góp công sức cho cộng sản từ trước tới nay, muốn hợp tác với họ nên lấy đó làm gương. Triết gia giáo sư Trần Đức Thảo trước kia cũng bị cộng sản trừng phạt vì Thảo là người chưa từng làm cách mạng mà lại đòi từ Pháp về dậy người cách mạng, nên cũng bị đảng cho một bài học thấm thía suốt một đời người.

 

- Sau Cách mạng tháng Tám, Dương Quảng Hàm bị mất chức Tổng giám đốc Nha Trung học và mất tích ngay khi cuộc kháng chiến bùng nổ ngày 19.12.1946, theo dư luận thì ông đã bị Việt Minh thủ tiêu cùng với nhiều nhà trí thức quốc gia khác.

- Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công ít lâu, Hồ có tiếp Hoàng Xuân Hãn trong tháng 10 và khi nghe Hãn bảo chính quyền Việt Minh có thái độ độc tài thì Hồ bảo có thể các Uỷ ban Địa phương làm bậy chứ Chính phủ không có ý chuyên quyền. Hãn tuy vậy, sau này vẫn có những hoạt động khuynh cộng, dù chỉ nặng về văn hóa, cuối đời cũng xin tặng không nhà nước 10 tấn sách qúy với đề nghị tất cả thanh thiếu niên đang học hành được tự do tra cứu và có các thiết bị bảo toàn sách nhưng Việt Minh cũng thoái thác lấy cớ không có đủ điều kiện bảo toàn nhưng thực tình không muốn cho mọi người Việt Nam được tự do tra cứu các tài liệu này của “Thực dân và Đế quốc”, không xuất phát từ đảng và chưa được đảng kiểm duyệt.

Ông Hãn về chuyện này, quả hãy còn chưa rành rẽ về chủ nghĩa cộng sản vì chẳng phải họ từ chối không nhận sách của ông thôi mà chính là vì họ coi rẻ trí thức như lời Mao nói, “ Trí thức không bằng cục phân”. Chính sách đó dù là thời nào cũng không thay đổi nếu ta nhớ sau khi cộng sản chiếm được miền Nam họ đã mở một chiến dịch bài trừ văn hóa Mỹ Nguỵ nói riêng và Tây phương nói chung bằng sắc lệnh cấm tàng trữ và lưu hành các văn hóa phẩm không thuộc miền Bắc mà họ cho là các thuốc độc của tư bản. Để cổ võ, họ còn tổ chức rầm rộ các buổi đốt sách ngay tại các phố phường đông người qua lại để cảnh cáo dân chúng luôn thể.

 

-BS Phan Văn Đương vì thời thế phải bỏ dở việc học một thời gian, sau trở lại học y khoa cùng với tôi, khoá 1952-1958.

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Chương 48 của tác phẩm Triều Đại Hồ Chí Minh chú trọng về Cách Mạng tháng 8 là một sự kiện vô cùng quan trọng: Đảng Cộng Sản đă thực sự nắm Chính Quyền Trung Ương.

Đọc tác phẩm này của Hoàng Xuân Thảo, tôi mới biết hôm biểu tinh cướp chính quyền đó, nhạc sĩ Phạm Duy đă giới thiệu Văn Cao với bài Tiến Quân Ca lần đầu tiên trước dân chúng. Có lẽ v́ đây là một vấn đề nhậy cảm nên hơn 70 năm nay, Phạm Duy không bao giờ tiết lộ tin tức này.

Bao nhiêu chính trị gia, báo chí, truyền thông lâu nay thường tŕnh bầy về cuộc biểu tình cướp Chính Quyền của Đảng Cộng Sản như một cái may ngẫu nhiên và một lỗi lầm lớn của các đảng phái quốc gia. Họ viết là cuộc biểu tình này của Tổng Hội Công Chức được tổ chức với mục đích để ủng hô chính phủ Trần Trọng Kim nhưng có vài ba cán bộ Cộng Sản len lỏi vào, cướp micro, phất cờ và ca hát bài Tiến Quân ca. Dân chúng Hà Nội lúc đó hơi ngỡ ngàng và sau cũng hoan hô các cán bộ Việt Minh và vụ cướp chính quyền mặc nhiên thành công.

Tôi không đồng ư với version này. Tôi nghĩ các cán bộ Việt Minh là các người chuyên nghiệp, họ biết công việc của họ hơn tất cả các đoàn viên đảng phái quốc gia có mặt hôm đó để biểu t́nh. Các người Việt Minh có mang súng ống trong người, có đủ quân số bao vây các người quốc gia và khi họ lên khán đài dành lấy micro và phất cờ th́ các đoàn thể quốc gia có mặt không dám phản kháng v́ sợ sẽ bị thanh toán tại chỗ. Các sinh viên quốc gia thời đó phần lớn là những sinh viên không được huấn luyện nhiều về chính trị

Phan Thanh Ḥa chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên (sau Dương Đức Hiền) học Nha Khoa. V́ không theo chúng mà bị thủ tiêu. Chị Nguyễn Tôn Hoàn/Phan Thị B́nh là em ruột anh Ḥa may mà thoát chết trong thời gian đó cũng như anh (BS) Nguyễn Tôn Hoàn. Anh Hoàn có kể cho tôi là anh phải thay đổi chỗ ngủ mỗi đêm tại Hà Nội v́ sợ bị Việt Minh thủ tiêu. Các sinh viên khác như Lưu Hữu Phước, tác giả bài Tiếng gọi sinh viên (quốc-ca Miền Nam) v́ sợ bị thủ tiêu mà phải theo Việt Minh.

Tôi không biết làm sao mà GS Pham Cao Dương ghi lại được cuộc đối thoại giữa cụ Trần Trọng Kim và Lê Trọng Nghĩa, đại diện của Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Thời đó năm 1945, không có cách record câu chuyện đối thoại này, không có recording và cũng không có transcript. Nghĩ lại trong thời điểm đó, Việt Minh đă chiếm thượng phong rồi, họ đâu có cần phải thỏa hiệp ǵ với chính phủ Trần Trọng Kim nữa.

A picture containing outdoor, person, walking, group

Description automatically generated

Lực lượng Việt Minh ngày 19.8.1945

 

A large group of people in front of a building

Description automatically generated with medium confidence

Cuộc mít-tinh 17.8.1945 tại Hà Nội trước Nhà Hát Lớn

A large group of people marching

Description automatically generated with low confidence

Cuộc biểu tình 17.8.1945 sau cuộc mít-tinh

A group of people outside a building

Description automatically generated with medium confidence

Dân chúng và Việt Minh chiếm Bắc bộ phủ ngày 19.8.1945

 

A group of soldiers marching in front of a building

Description automatically generated with medium confidence

Việt Minh tổ chức biểu tinh ngày 19.8.1945

 

 

 

A person speaking into a microphone

Description automatically generated with low confidence

Ngày Độc Lập 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình

                   

A picture containing outdoor, sky, old, people

Description automatically generated

Việt Minh từ chiến khu kéo về Hà Nội ngày Độc Lập 2.9.1945

 

A group of people holding a flag

Description automatically generated with low confidence

Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945

 

A group of people posing for a photo

Description automatically generated

Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh

A group of men standing together

Description automatically generated with low confidence

Chính phủ đầu tiên Hồ Chí Minh Tháng 8.1945

 

A picture containing text, person, suit, people

Description automatically generated

Hồ Chí Minh với Cố vấn Nguyễn Vĩnh Thụy