CHƯƠNG XVI
NGŨ ĐẠI HỒ
Theo Atlas of Canada thì nước này là nước có nhiều hồ nhất trên thế giới, có tới khoảng 2 triệu hồ, chiếm 60% tổng số trên địa cầu. Phần Lan đứng thứ nhì với 187,888 hồ được chính thức liệt kê. Số hồ Canada với diện tích lớn hơn 100 km2 là 561, còn với diện tích lớn hơn 3 km2 là 31,752.
Về số hồ lớn nhất Bắc Mỹ thì ta phải kể Ngũ Đại Hồ, một quần thể nước ngọt chằng chịt sông với hồ, hồ với đảo ăn thông với nhau rồi cuối cùng chảy ra Đại Tây Dương qua sông St. Lawrence tại tỉnh bang Quebec, Canada.
Ngũ Đại Hồ, nằm tại miền Đông và Trung Bắc Mỹ gồm 4 hồ nằm giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada là hồ Thượng, hồ Huron, hồ Erie và hồ Ontario; hồ thứ năm Michigan nằm hoàn toàn trong địa phận Hoa Kỳ.
Trên bờ Ngũ Đại Hồ ( NĐH ) và các sông chảy vào hồ có các thành phố trù phú với dân cư đông đúc như Chicago, 9.8 triệu dân trên hồ Michigan, Toronto, 5.5 triệu dân trên hồ Ontario, Detroit 5.3 triệu dân trên sông Detroit, Montréal và Quebec 3.9 triệu dân trên sông Lawrence, Cleveland 2.9 triệu dân trên hồ Erie, Ottawa 1.2 triệu dân trên sông Ottawa.
Bề mặt NĐH chiếm 21% diện tích nước ngọt trên thế giới (94,250 mi2 = 244,106 km2) còn dung tích thì lớn nhất trong các quần thể chứa nước ngọt (5,439 mi3=22,671 km3) mặc dầu không có hồ nào trong NĐH lớn hơn hồ Baikal (23,615 km3), thuộc Nga hay hồ Tanganyika, Đông Phi.
Hồ Thượng có diện tích lớn nhất trong NĐH, thứ hai trên địa cầu còn hồ Michigan là hồ lớn nhất nằm chỉ trong phạm vi một nước. Hồ Ontario là hồ nhỏ nhất trong NĐH và cũng là hồ có độ cao thấp nhất hơn cả.
Hồ Erie |
Hồ Huron |
Hồ Michigan |
Hồ Ontario |
Hồ Thượng |
|
Diện tích |
9,910 sq mi (25,700 km2) |
23,000 sq mi (60,000 km2) |
22,300 sq mi (58,000 km2) |
7,340 sq mi (19,000 km2) |
31,700 sq mi (82,000 km2) |
Dung lượng |
116 cu mi (480 km3) |
850 cu mi (3,500 km3) |
1,180 cu mi (4,900 km3) |
393 cu mi (1,640 km3) |
2,900 cu mi (12,000 km3) |
Độ cao |
571 ft (174 m) |
577 ft (176 m) |
577 ft (176 m) |
246 ft (75 m) |
600.0 ft (182.9 m) |
Độ sâu trung bình |
62 ft (19 m) |
195 ft (59 m) |
279 ft (85 m) |
283 ft (86 m) |
483 ft (147 m) |
Độ sâu tối đa |
210 ft (64 m) |
748 ft (228 m) |
925 ft (282 m) |
804 ft (245 m) |
1,333 ft (406 m) |
Để có ý niệm Ngũ Đại Hồ rộng lớn như thế nào, ta hãy so sánh với các hồ quen thuộc với ta hơn dưới đây:
. Hồ Tonlé Sap, Cao-Miên: 10,000 km2
. Động Đình Hồ, Trung quốc: 6,000 km2
. Hồ Ba Bể, Cao Bằng, lớn nhất Việt Nam: 6.5 km2, chiều dài 8 km
. Hồ Tây, Hà Nội: 5.3 km2, chiều dài 5 km, chu vi 18 km.
. Hồ Gươm, Hà Nội: 700m x 250m, chu vi 1,750m
Lưu vực Ngũ Đại Hồ NĐH nhìn từ vệ tinh
Vài dòng về địa lý
Ngũ đại hồ thành hình từ cuối thời kỳ băng giá khoảng 14,000 năm về trước. Vùng chung quanh NĐH được gọi là vùng NĐH.
Trong lòng NĐH còn có tới hơn 35,000 hòn đảo, tạo ra một cảnh trí rất đẹp mắt chẳng hạn như vùng One Thousand Islands tại Kingston, giữa biên giới Ontario với Quebec và Hoa Kỳ, vùng Thirty Thousand Islands tại hồ Huron.
Chu vi các hồ cộng lại dài vào khoảng 10,500 mi = 16,900 km tương đương với nửa vòng trái đất tại xích đạo. Kể riêng từng nước thì chu vi các hồ tại Canada là 5,200 mi = 8,400 km, còn tại Hoa Kỳ là 5,300 mi = 8,500 km.
Chỉ riêng hồ Michigan nằm hoàn toàn trong điạ phận Hoa Kỳ, bốn hồ kia chia biên giới Canada với các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Minnesota, Illinois, Indiana, Ohio, Pennsylvania và New York.
Hệ thống sông hồ
. Sông Chicago và sông Calumet nối lưu vực NĐH với sông Mississipi qua các kênh.
. Sông St. Marys nối hồ Thượng với hồ Huron.
. Eo Mackinac nối hồ Michigan với hồ Huron.
. Sông Detroit nối hồ St. Clair với hồ Erie.
. Sông Niagara cùng thác Niagara nối hồ Erie với hồ Ontario.
. Kênh Welland, ngả tắt qua Thác Niagara, nối hồ Erie với hồ Ontario.
. Sông St. Lawrence và Hải đạo St. Lawrence nối hồ Ontarion với vịnh St. Lawrence rồi chảy ra Đại tây Dương.
Các hệ thống sông hồ quan trọng khác
. Hồ Nipigon nối với Hồ Thượng bởi ông Nipigon, hồ này được bao quanh bởi các bờ đá cao hơn 100 nhà khảo cổ cho là đã hiện diện 1,109 triệu năm về trước.
. Hồ Winnebago nối với Vịnh Green bởi sông Fox tại Wisconsin.
. Vịnh Grand Transverse là một cánh của Hồ Michigan và là một cảng thiên nhiên lớn nhất trong NĐH. Tên vịnh này là do Jacques Marquette đã đi ngang qua từ Norwood tới Northport đặt ra. Vịnh này có một quần đảo khá lớn gọi là Power Island.
. Vịnh Georgian là một cánh của hồ Huron, một thắng cảnh nổi tiếng vì có tới hơn hay gần 30,000 đảo nhỏ.
. Hồ Nipissing nối với Georgian Bay bởi sông French, có hai vòi hoả diệm sơn là đảo Manitou và vịnh Callander đã hiện diện từ 175 triệu năm.
. Hồ Simcoe nối với vịnh Georgian bởi sông Severn và là một phần của Thủy đạo Trent-Severn, một kênh nối hồ Ontario với hồ Huron. Hồ Simcoe cũng là một nơi du khách thường kéo tới về muà thu để chụp lá phong vàng quanh hồ, còn muà hè thì lên đây picnic và câu cá.
. Hồ St. Clair nối với hồ Huron bởi sông Clair và với hồ Erie bởi sông Detroit.
Nguồn gốc tên các hồ
. Hồ Erie là viết tắt của chữ thổ dân Iroquois là erielhonan có nghĩa là đuôi dài.
. Hồ Huron tên của thổ dân Wyandot hay Huron là karegnondi có nghĩa là hồ cuả người Huron.
. Hồ Michigan lấy tên từ ngôn ngữ của người Ojibwa là mishigami có nghiã là đại hồ.
. Hồ Ontario lấy từ chữ của thổ dân Wyandot hay Huron có nghĩa là hồ trong veo.
. Hồ Thượng có nghĩa là hồ phía trên. Tên cuả thổ dân Ojibwa là gichigami có nghĩa là đại hồ.
Chút ít lịch sử
Tất nhiên vùng NĐH đã có các bộ lạc thổ dân, thuộc sắc tộc Iroquois nay gọi là Tiên Quốc/ First Nation tới cư ngụ ít ra cũng cả 1,000 năm trước công nguyên. Thuyền Le Griffon, đóng tại Cayuga Creek, gần cuối phía nam sông Nisgara cho René Robert Cavelier, Sieur de La Salle, là thuyền buồm đầu tiên đã đi lên các hồ trên cuả NĐH ngày 7.8.1679.
Hiệp ước Rush-Bagot ký năm 1818 sau cuộc chiến tranh 1812 và tiếp theo là hiệp ước Washington đã cấm các tàn bè đi lại trên NĐH mang khí giới, tuy cả hai nước Canada và Mỹ vẫn có tàu cảnh vệ trên các hồ.
Trong thời kỳ các di dân mới tới vùng đất mới thì cách giao thông chỉ dựa trên các sông hồ. Các tàu bè từ miền trung Bắc Mỹ có thể đi tới Đại Tây Dương khi kênh Welland mở ra năm 1824 và kênh Erie khánh thành năm 1825.
Năm 1848 với sự mở kênh Illinois và Michigan tại Chicago, sự giao thông từ NĐH có thể nối với sông Mississipi nghiã là giưã New York với New Orleans.
Thuyền buồm Le Griffon Tàu Eastland rời Chicago, 1909
Thương vụ chính của các tàu bè vào thế kỷ XIX là chở các di dân và các thành phố ven hồ thường là nơi họ tới định cư đã được thành lập. Tuy nhiên từ khi có đường bộ và đường xe lửa thì việc chuyên chở bằng tàu bè giảm đi hẳn. Vì có rất nhiều di dân thường tới tạm trú thời gian đầu tại New England trước khi tây tiến cho nên nhiều vùng tại nước Mỹ vẫn còn có cảm tưởng New England là nhà (home) và vẫn giữ giọng New England. Các hàng hóa cũng vậy ngày nay thường được chở bằng xe vận tải, xe lửa nên các tàu chuyên sang chở than, quặng sắt và đá vôi cho kỹ nghệ thép, ngoài ra các hạt xuất cảng thường cũng do tàu chuyên chở.
Trong Thế chiến II vì mối đe dọa của tàu ngầm Đức, hải quân Mỹ đã có hai hàng không mẫu hạm trên NĐH, USS Sable và USS Wolverine, đồng thời cũng dùng làm tàu huấn luyện cho các phi công. Năm 1998, ngày 6.3 tổng thống Clinton ký Sắc lệnh liệt kê hồ Champlain là Đại hồ thứ 6 tuy nhiên Thượng viện sau đó vào ngày 24.3 đã hủy bỏ.
HỒ THƯỢNG
Hồ Thượng lớn nhất trong NĐH, bao quanh bởi Canada ở phía Bắc, Minnesota phía tây, Michigan và Wisconsin phía nam. Tính theo diện tích thì Hồ Thượng là hồ có nhiều nước ngọt nhất điạ cầu, theo dung tích là hồ chứa nước ngọt nhiều nhất Bắc Mỹ và thứ ba trên thế giới. Hồ Thượng có mực nước cao hơn các hồ kia, chảy theo sông St. Mary vào hồ Huron. Diện tích của hồ là 31,700 mi2 = 82,103 km2, tương đương với South Carolina hay nước Áo. Đường vòng quanh hồ dài 2,726 mi = 4,387 km. Hồ có độ sâu trung bình 147m nhưng có chỗ sâu tới 406m.
Nguồn nước cuả Hồ Thượng là do trên 200 dòng sông chảy vào trong đó những con sông lớn là Nipigon, St. Louis, Pigeon, Pic, White, Michipicoten, Bois Brule và Kaministiquia. Mực nước giưã hồ Thượng và Huron chênh nhau 8m và hồ có nhiều thác nên người ta phải làm cửa khóa nước Soo Locks để tàu có thể đi được.
Hồ Thượng có nhiều đảo, lớn nhất là đảo Royale nằm trong địa phận Michigan; trên đảo Royale lại có nhiều hồ và trong những hồ đó lại có đảo.
Những thành phố lớn nằm ven hồ là cảng Duluth, Minnesota và cảng Superior, Wisconsin; ngoài ra ta có thể kể Sault Ste Marie, Ontario.
Các công viên cũng nằm đầy rẫy quanh đảo, thu hút rất đông du khách. Tất nhiên Hồ Thượng có rất nhiều thắng cảnh nhưng du khách không thể bỏ qua tour du hành bằng xe lửa quanh Agawa Canyon tại Sault Ste. Marie để ngắm những bức tranh thiên nhiên như gấm hoa tựa như lạc vào cõi Thiên Thai, nhất là trên tàu có các nữ chiêu đãi viên sẵn sàng dâng những trái đào thơm.
Hồ Thượng
Agawa Canyon, Sault Ste. Marie
HỒ MICHIGAN
Trong NĐH đây là hồ lớn thứ hai về dung tích và thứ ba về diện tích, nối với hồ Huron phía đông bởi eo Mackinac cho nên về địa lý có thể coi hai hồ là một. Kể từ hướng tây sang đông thì hồ Michigan tiếp giáp với các tiểu bang Wisconsin, Illinois, Indiana và Michigan.
Hồ Michigan có chiều dọc Bắc Nam dài 321 mi = 517 km, chiều rộng 118 mi = 190 km, chu vi 1,638 mi và là hồ lớn thứ hai trong NĐH, thứ năm trên thế giới kể về dung tích. Hồ Michigan có rất nhiều bãi cát dài bát ngát trông tựa như bãi biển và được gọi là bờ biển thứ ba của Hoa Kỳ sau các bờ Đai Tây Dương và Thái Bình Dương. Cát tại các bãi này thường trắng mịn, được gọi là “ca sa, singing sands” vì khi dẵm lên nó phát một âm thanh nhè nhẹ do chứa đựng nhiều thạch anh.
Hồ Michigan và hồ Huron
Tại ven bờ hồ có nhiều đùn cát – nhiều đùn cát vùng nước ngọt nhất trên thế giới – và nhiều đùn cao tới vài trăm feet.
Vùng hồ Michigan trong địa phận Indiana và Michigan cũng có rất nhiều công viên quốc gia được các du khách rất thích thú.
Hồ Huron lớn thứ hai trong NĐH, diện tích 23,000 mi2 xấp xỉ tiểu bang West Virginia và là hồ nước ngọt lớn thứ năm trên địa cầu. Chu vi của nó dài nhất NĐH khoảng 3,827 mi và chứa tới 30,000 đảo.Tại hồ này trong lịch sử đã có hơn 1,000 vụ đắm tàu.
Hồ Huron lớn thứ ba trong NĐH về dung tích. Nguồn nước dẫn tới hồ bởi sông Ste. Marie và nước thoát ra khỏi hồ bởi sông St. Clair.
Thành phố lớn nhất ven hổ là Sarnia thuộc Canada với hơn 10,000 dân số. Phía bên Mỹ có Bay City, Port Huron và Alpena. Các thị trấn quanh vịnh Georgian là Owen Sound, Wasaga Beach, Collingwood, Midland, Penetanguishene và Parry Sound.
HỒ ERIE
Hồ Erie về diện tích lớn thứ tư trong NĐH, bao bọc chung quanh bởi tỉnh bang Ontario phía Bắc và các tiểu bang Michigan, Ohio, Pennsylvania và New York về phia Nam. Sông Detroit dẫn nước vào hồ, nước thoát ra bởi sông Niagara rồi thác Niagara là nguồn thủy điện cho Canada và Hoa Kỳ. Do mực nước hồ Erie cao hơn hồ Ontario tới 99 m nên phải đào kênh Welland để tàu bè có thể qua lại được.
Nữ tài tử Marilyn Monroe đã đóng phim River of no Return trên dòng sông Niagara này cùng với Robert Mitchum. Trong khi đóng phim cô bị thương, phải dùng nạng mấy tháng mới khỏi.
Con đường từ thác Niagara chạy tới Niagara-on-the-Lake được thủ tướng Winston Churchill ca ngợi là con đường hoàng hôn ven hồ đẹp nhất thế giới.
Hồ Erie được sông Detroit dẫn nguồn nước tới và thoát ra bởi sông Niagara và thác Niagara rồi chảy vào hồ Ontario. Các nguồn cung cấp nước ngọt khác cho hồ Erie là Grand River, sông Huron, sông Maumee, sông Sandusky, sông Buffalo và sông Cuyahoga. Lưu vực hồ Erie nổi tiếng có nhiều sét đánh nên được mệnh danh là thủ đô của sấm sét.
Các thị trấn ven hồ Erie gồm Buffalo, Erie, Pennsylvania, Toledo, Ohio và Cleveland.
Thành phố Buffalo nổi tiếng về món cánh gà chiên bơ và tổng thống Bill Clinton thường đặt món này tại đây đem về Bạch Cung ăn và thết khách.
Hồ Erie bị coi là hồ bị ô nhiễm nhất về môi sinh trong NĐH, mỗi ngày các thành phố Detroit, Cleveland và trên 100 thị trấn khác đổ xuống hồ 1.5 tỷ gallon các loại rác rưởi và hóa chất như nitrate và phosphate khiến các loại cá ăn được hầu như tuyệt chủng và hồ tràn đầy rong tảo và cỏ dại biến hồ thành một đầm lầy xanh thẫm tại nhiều chỗ. Báo Time tháng 8.1969 cảnh cáo hồ Erie đang chết ngạt bởi thiếu dưỡng khí vì các loài rong tảo đã hấp thụ hầu hết.
HỒ ONTARIO
Hồ Ontario được bao quanh bởi tỉnh bang Ontario phía bắc và tiểu bang New York phía nam và phía đông. Các thành phố lớn của tỉnh bang đều nằm trên ven hồ như Toronto, Hamilton, Kingston. Hồ Ontario được tiếp nước bởi sông Niagara qua hồ Erie và thoát nước ra Đại Tây Dương thông qua sông St. Lawrence. Các sông khác dẫn nước vào hồ là sông Don, Humber, Trent, Cataraqui, Oswego, Genesee, Black, Little Salmon và sông Salmon. Hồ Ontario có diện tích 18,960 km2, rộng 85 km, dài 310,6 km. Quanh hồ là nơi cư trú của hơn 9 triệu người Canada và 2 triệu người Mỹ. Hồ có tới hơn 100 bãi tắm tuy thời gian sử dụng rất ngắn ngủi chừng hai, ba tháng trong mùa hè.
Ven hồ Ontario có rất nhiều thành phố liệt kê dưới đây:
Tỉnh bang Ontario: Toronto, Mississauga, Hamilton, Burlington, Oshawa, Kingston, Whitby, Stoney Creek, Grimsby, Oakville, St. Catherines, Port Hope, Cobourg, Brighton, Ajax, Pickering, Bowmanville, Belleville, Trenton, Nisgara-on-the-Lake.
Tiểu bang New York: Rochester, Greece, Irondequoit, Webster, Oswego, Fair Heaven, Sackets Harbor, Cape Vincent, Three Mile Bay. Wilson, Chaumont.
Trong hồ có rất nhiều đảo, đảo lớn nhất là Wolfe Island, đảo gần Toronto nhất là Toronto Island thường được người dân Toronto tới picnic trong mùa hè; vùng Gananoque gần Kingston có một tập hợp trên dưới 1,000 đảo gọi là One- Thousand–Islands nằm ngay trên đường đi giữa Toronto và Montréal, ngay sát biên giới Hoa Kỳ, phong cảnh rất hữu tình.
Lưu vực hồ Ontario là nơi trồng nho ngon nhất Canada và vùng Niagara là nơi sản xuất loại rượu nho Ice Wine độc nhất trên thế giới, chưa kể đào cũng ngon ngọt chắc không thua gì đào tiên mà Lưu Nguyễn được thưởng thức khi lạc bước tới Thiên Thai.
Niagara Falls là một thắng cảnh nổi tiếng hoàn cầu không chỉ vì vẻ đẹp và hùng vĩ mà vì còn có danh hiệu là Thủ đô Trăng Mật.
Thành tích bơi qua hồ
Cho tới năm 2012 gần 50 người đã đạt thành tích bơi qua hồ. Người thử thách đầu tiên là Marilyn Bell là năm 1954 mới có 16 tuổi và để vinh danh tên cô đã được đặt cho một công viên tại Toronto. Năm 1974 Diana Nyad lại tạo một thành tích khác là bơi ngược dòng nước từ hướng bắc về hướng nam. Ngày 28.8.2007 Natalie Lambert, 14 tuổi bơi từ Sackets Harbor, New York tới Kingston dưới 24 tiếng đồng hồ. Ngày 19.8.2012 Annaleise Carr chưa đầy 14 tuổi là người trẻ tuổi nhất bơi qua hồ, từ Niagara-on-the-Lake tới Marilyn Bell Park dài 32 mi = 52 km dưới 27 tiếng.
Thác Niagara
Bất đáo Đại hồ
Bên Tàu để quảng cáo khách du lịch tới tham quan Vạn lý Trường thành, họ đã đề ra câu thơ
Bất đáo Trường thành phi hảo hán.
Tôi hôm nay cũng quảng cáo không công cho Ngũ Đại Hồ với câu thơ dưới đây
Bất đáo Đại hồ phi lãng tử.
CHÚ GIẢI
- Năm 1979-1980 tôi vừa học xong năm thứ ba về Bệnh Nhiễm Trùng/ Infectious diseases tại London Western University thì bỏ ngang vì thấy không hứng thú và ra mở phòng mach tại Gananoque cách Kingston chừng nửa giờ lái xe. Tại đây có một bến tàu để chở các du khách đi ngoạn cảnh Ngàn Đảo nằm giữa biên giới hai nước Mỹ và Canada. Vợ chồng tôi đã tổ chức một buổi du ngọan, mời các đồng nghiệp tại Quebec và Montreal tham dự, trong đó tôi còn nhớ có các vợ chồng các anh chị Từ Uyên, Thân Trọng An, Trang Châu, Lê Thành Ý, Bùi Thế Cầu, Trần Xuân Dũng, Trần Văn Kim vv... và một số các anh nay đã an giấc ngàn thu như Nguyễn Tấn Hồng, Nguyễn Hữu Nam, Trần Du Khương, Nguyễn Thế Minh, Lâm Văn Thạch, Phạm Hữu Trác...
- Tôi cũng tổ chức đi chơi hồ Huron và vịnh Georgian với anh chị Nguyễn Hữu Nam để ngắm mùa thu lá vàng trên vùng Ngũ Đại Hồ, vừa ngồi thuyền đi vòng quanh vịnh và hồ, vừa ngồi xe lửa đi vòng quanh Agawa Canyon.
Bây giờ tuổi già ngồi hồi tưởng bỗng hối tiếc là mình đã không có nhiều chuyến đi Tiếu ngạo Giang hồ nhiều hơn. Lại nhớ nhà văn Nguyễn Tuân thèm thuồng và ghen tỵ không được bằng cái va-li tha hồ đi nay đây mai đó.
- Hồi bác sĩ Đặng Đức Nghiêm còn hành nghề tại Buffalo, anh chị em chúng tôi như vợ chồng các bác sĩ Bùi Xuân Nhiếp, Võ Thới Hên, Nguyễn Thế Lạc, Lê Văn Minh, Đặng Minh Châu thường từ Toronto kéo sang chơi và được anh chị Nghiêm lần nào cũng thết món cánh gà chiên bơ Buffalo quả là ngon số một không đâu bằng. Chúng tôi sau đó vẫn thỉnh thoảng sang thăm anh chị Nghiêm tại Orange County, Cali nhưng tìm đâu ra cánh gà Buffalo mà chỉ còn cảm giác Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian thanh thanh...như nhà thơ Đoàn Phú Tứ từng viết. Anh chị Nghiêm, trước khi đi về Cali tháng 2.1989 còn thết các đồng nghiệp Toronto một bữa buffet tại nhà hàng Sheraton và tôi có tặng anh chị bài thơ như sau:
TIỄN LANG NGHIÊM ĐI CALI
Vẫn biết hợp tan cũng lẽ thường
Huống chi với kẻ mất quê hương
Rồng, tiên xưa đã chia non, biển
Nghiệp dĩ thân ta kiếp cỏ bồng.
Vẫn biết Tô châu gần Bắc cực (Toronto)
Gió đông tua tủa tựa kim châm
Mặt, da nứt nẻ như đường lộ
Sớm giãn, chiều co đổi mấy lần...
Vẫn biết Cali, vùng Đất Hứa
Trời xanh bích ngọc, nắng lưu ly
Mê hồn lãng tử đời như mộng
Gặp Tiểu-Sài-Gòn thật khó đi.
Vẫn biết người từ miền quan ngoại (Buffalo)
Bạn bè vừa: Ới! – Có tôi đây!
Bầu đoàn thê tử dầm sương tuyết
Chỉ để nhìn nhau. Hả dạ rồi!
Vẫn biết...nhưng sao lòng vẫn nghẹn
Rượu kia đành mượn tiễn thay lời
Tình bằng một thuở xin trân qúy
Vạn sự ngoài ra hư ảo thôi.
God bye! Good luck! Lang Nghiêm nhé!
Mong người bảo trọng bước “ y nhân”
“ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”
Ta lại gặp nhau giữa bụi trần...
- Nhân nói tới thác Niagara và Marilyn Monroe trong phim River of no Return xin mời qúy bạn ráng bỏ ra năm mười phút để xem video Dòng sông Vĩnh biệt với tiếng hát của chính Marilyn và Lệ Thu do Hoàng Xuân Thảo thực hiện với cảnh trí sông Niagara. Mời thưởng thức,
THAM LUẬN CỦA TỪ UYÊN
Bạn tôi, một người thơ viết về các hồ anh đă thăm th́ đúng là diều gặp gió. T́m trong các bài thơ dịch bài Le Lac của Lamartine, tôi chưa thấy bài nào của anh. Đành phải trở về với thực tế.
Nước là nguồn sống của nhân loại ai ai cũng cần tới nước. Ngoài nhu cầu cho cá nhân, nước cũng là nguồn chính của năng lượng sạch và bền vững và c̣n là nơi giúp loài người di chuyển qua các cuộc hành tŕnh dựng nuớc cũng như xây dựng cơ sở kinh tế.
Đường thông thưong quan trọng nhất là hệ thống giao thông Saint Laurent, phần chính là con sông Saint Laurent nối Đại Hồ với biển cả. Hệ thống này có những miền cao độ khác nhau và phải kiện toàn bằng những con đập thủy vận ( ecluse ) khiến các tàu bè vượt qua các khúc sông mang thác nước trước đây đă gây trở ngại cho viêc lưu thông. Cũng v́ lẽ đó các hồ thiên nhiên chứa nước được khai thác cả trong việc di chuyển mà c̣n chứa nước dung trong công nghệ “ Thủy điện lực”
Hồ Champlain
Trong khuôn khổ Bắc Mỹ có lẽ hồ Champlain có một vị trí quan trọng cả trong lịch sử và giao thông liên quốc . Hồ Champlain là một hồ nước ngọt thiên nhiên nắm trên địa giới Hoa kỳ và Canada. Phiá Hoa kỳ là các tiểu bang Vermont và New York, về phiá Canada là tỉnh bang Quebec,
Vùng Champlain, New England và New York nằm trong băng giá 200.000 trước, hồ Vermont 100,000 năm sau đó do nước đá tan và tạo thành vùng Champlain.
Tên hồ Champlain do Samuel Champlain một nhà thám hiểm Pháp khi giúp dân Algonquin chống dân Iroquois, thay v́ đi xuôi sông St Laurent ông đi ngược ḍng sông Richelieu và t́m thấy hồ này. Với diện tích 1127 km2 và lượng nước 23km3 hồ có thể cung cấp nước cho 200 ngàn dân.
Dưới thời thuộc điạ, hồ được dùng để thông thương giữa miền Saint Laurent và Hudson. Năm 1666 Pháp xây Fort Sainte Anne và nhiều chiến trận đă xảy ra tại vùng này. Champlain là một hồ lớn và rất cần thiết cho mọi sinh hoạt các vùng lân cận . Canh nông, kỹ nghệ quanh vùng phát triển và cũng do đó tạo nhiều tai nạn môi sinh.
Phosphoe, hoá chất trong phân bón và nhiều chất độc khác vẫn đe dọa sông này. Nhà cầm quyền vẫn cho tắm rửa bơi lội và vẫn nuôi cá saumon loại Đại tây dương dùng trong thực phẩm Tuy nhiên cũng đă có nhiều tổ chức lo liệu việc khử các chất độc tại hồ này...
Hồ Saint Louis
Hồ Saint Louis là một hồ nước ngọt tại vủng Nam thành phố Montreal. Hồ thuộc lưu vực sông Saint Laurent và sông Outaouais,
Hồ là một vùng ph́nh rộng ra từ sông Saint Laurent và cộng thêm nguồn nước sông Outaouais. Hồ cũng giao lưu với Hồ Deux Montagnes và kênh Beauharnais góp phần vào hệ thống thủy điện Beauharnais, kênh này là chi nhánh của sông Saint Laurent và như vậy Hồ Saint Louis đă đóng góp trong công nghệ thủy điện.
Hồ Saint Louis với ba nguồn thông và thoát, một thiên nhiên ra chính sông Saint Laurent và hai đường nhân tạo. Quan trọng nhất là sông đào La Chine nối thẳng hồ với Cửa Thương cảng Montreal giúp tàu bè nhỏ tránh những trở ngại như thác nước đủ loại trên khúc sông Saint Laurent tương ứng. Sông đào Lachine dài 14km giúp tránh trở ngại trên 14 m cao và cho phèp các tàu bề cao tới 2m44 và bề đáy 2m có thể thông thương ,
Tuy nhiên và con đường chính của hệ thống giao thông qua Saint Laurent nhờ hệ thống “đập thủy vận” kh́ến tàu bè có thể vượt qua các thác nuớc trên sông và giao thương được tới Đại hồ.
Hồ Saint Louis có diện tích 1485 km2, dài 23km và rộng 6.5 km
Dung tích là 500.000 m3 và lưu lượng 8400m3 / giây.
Hồ Mempheremagog.
Hồ Mempheremagog là một hồ chạy qua biên giới Canada và Hoa kỳ. Phần Canada là vùng Magog và Estrie. Phần bên Hoa kỳ thuộc bang Vermont dài 51km. Diện tích 1780km2 toàn hồ, phiá bên Canada 510 km2, sâu 107 m. Hồ nằm trên cao độ 205m.
Hồ đổ vào lưu vực các sông Rivières aux cerises tại Canada và các sông Barton, Clyde Blach và John thuộc Vermont
Phiá hồ bên Canada liên hệ với Magog river và nhờ đập Magog dùng cho thủy điện, hồ có thể dung ḥa mặt nước bên phía Hoa kỳ. Trước đây trên toàn hồ có hệ thống hải đăng chỉ đường cho các tàu bè đi lại trên hồ nhưng nay hê thống này đă đước thay thế.
Hồ Mempheremagog bên Canada đă tạo nên hai khu trù phú là Estrie và Magog chú trọng canh nông và lâm sản. Tuy nhiên v́ mọi phát triễn kinh tế hay công nghệ. hồ cũng bị ô nhiễm do phosphore và nay rong màu lam ngoại nhập khiến nước hồ bớt trong. Ngoài ra khu hồ và khu Estrie và Magog là nơi lư tưởng cho du khách. Đại hội beer thường được tổ chức mỗi năm.
Hồ Saint Jean
Hồ Saint Jean là một hồ lớn ở vùng Saguenay-Lac Saint Jean. Hồ mang tên này để kỷ niệm tu sĩ Jesuite Saint Jean Queen đă tới đây truyền giáo năm 1647
Hồ được vưà rặng núi cao cũng như những khu đất màu mỡ bao quanh nên trở thành một hoà hợp giữa th́ên nhiên và con người. Hồ rộng tới 1041 km2, dài 24km Sâu 63m và ở trên cao độ 98m nằm trên triền sông Saguenay và được các sông Peribonka, Astrumpmushuan cung ấp nước v́ vậy mỗi khi có lụt về mùa xuân mực nước hồ được theo dơi để tránh tai hại cho vùng.
Việc xây đập Isle Maligne tại Alma nhắm mục đích cung cấp thủy đ́ện lực cho hăng Alcan nắm 1926 đă bất cẩn gây ra thảm trạng lụt khiến nhà cửa và nhân dân thiệt hại rất nặng nề. Hồ nhận nguồn nước từ 12 con sông nhỏ quan trọng nhất là sông Peribonda va Ashuapmushuan.
Các điạ phương quanh hồ mang tên Alma, Dolbeau, Roberval, Mistassimi và Normandin và Saint Felicien rất thưa người. Trước đây hồ là nơi trao đổi bán lông thú nay các kỹ nghệ giấy và luyện kim aluminium phát triển nhờ con đập thủy điện Isle Maligne.
Hiện nay mổi năm thựng có tổ chức các cuộc thi bơi qua hồ.
Hồ Manicouagan
Hồ này mang h́nh ṿng xuất hiện tại vùng trung tâm Quebec. Hồ này được coi như kho giữ nước h́nh ṿng tṛn rộng 1842 km2. Giữa hồ có một ngọn đảo mang tên René Levasseur và đỉnh mang tên Badel.
Hồ này nguyên là một « miệng lớn »do một vẫn thạch lớn chừng 5km từ không gian rơi xuống khoảng 214 triệu năm trước và trở thành một hồ chứa nước 35,2km3.
Năm 1960 chứa thêm nước của hồ Mushalagan và của sông Manicouagan qua cuộc xây đập Daniel Johnson. Hố nước Manicouagan được coi như địa đầu sông Manicouagan đóng góp vào xây các nhà máy thủy điện Manic2 Jean Lesage, Manic 3 René Levesque và Manic 5 Daniel Johnson.
Các hệ thống thủy điện này là nguồn sống của Quebec nhờ xuất cảng qua Hoa kỳ và qua các tỉnh bang khác,
Hồ Champlain Hồ Saint Jean
Hồ Mempheremagog
Hồ Saint Louis Hồ Manicouagan