Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH               

 

           *39

 

CHÀNG ĐI THIÊP CŨNG MỘT LÒNG XIN ĐI

HỒ CHÍ MINH VỀ CAO BẰNG VỚI ĐỖ THỊ LẠC

 

           Ngày 9.8.1944 Hồ Chí Minh, dưới danh nghĩa Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của Nguyễn Hải Thần, được Trương Phát Khuê cho phép về nước chuẩn bị cho Hoa Quân Nhập Việt với tổ chức mệnh danh là Đội Công tác Chính trị Biên giới gồm 18 cán bộ trong số học viên vừa tốt nghiệp một khoá học quân sự tại Đại Kiều tùy ý Hồ lựa chọn, đồng thời cung cấp các tài liệu tuyên truyền kháng Nhật, thuốc men, các bản đồ quân sự cộng thêm 76,000 quan kim.

            Trước khi xuất phát, Hồ và đoàn cán bộ phải làm lễ tuyên thệ dưới lá cờ VNCMĐMH, nguyện trung thành với hội rồi dự một bữa tiệc tống biệt. Trong bữa tiệc này theo Tô Hoài còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa, lúc ấy đang đi theo Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần.

           Trước khi rời Liễu Châu, Hồ nói thẳng với Trương, Tôi là một người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện giờ là độc lập và tự do của nước Việt Nam, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản. Tôi có một lời bảo đảm đặc biệt với ông rằng chủ nghiã cộng sản sẽ chưa được thực hiện tại Việt Nam trong vòng 50 năm tới...”

(Điều này làm cho ta nhớ tới một người nối ngôi Hồ hiện nay là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng tuyên bố trong năm 2015 là chưa rõ bao giờ mới có thể thực hiện được chế độ cộng sản, có thể cả một thế kỷ nữa cũng chưa chắc nhưng nhất định là chúng ta sẽ tiến tới.)

           Thật ra thì Trương cũng biết Hồ là người có khuynh hướng chính trị gì rồi nhưng vẫn nghĩ là sẽ lợi dụng được Hồ tới khi nào hay tới đó. Theo Hoàng Văn Hoan, trong cuốn hồi ký “ Giọt Nước Trong Biển Cả” thì người tố cáo Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc là Trần Báo tức Ngô Chính Học, em vợ của Hồ Học Lãm và là đặc vụ của THQDĐ gài vào hội Việt Minh và Việt Cách.

           Hồ cũng cám ơn sự giúp đỡ của tướng Tiêu Văn, nhưng lại nói móc thêm,

“ Những gì mà tôi đã nói với ông về Việt Nam và phong trào cách mạng tại đây là sự thật 99%, chỉ có 1% tôi chưa nói với ông mà thôi...”

           Số 18 cán bộ mà Hồ đem theo về Việt Nam đa số trước là Phục quốc quân, người Tày và Nùng gồm Hoàng Quang Trao, Hoàng Sĩ Vịnh, Hoàng Gia Tiến, Hoàng Nhân, Hoàng Thanh Thủy, Hoàng Kim Liên, Nông Văn Mưu, Nông Kim Thanh, Vi Văn Tôn, Dương Văn Lộc, Dương Văn Lễ, Phạm văn Minh, Trương Hữu Chi, Lê Nguyên, Lê Văn Tiến, Hà Hiến Minh, Đỗ Trọng Viên và Đỗ Thị Lạc. Trong số này hầu hết là người sắc tộc, chỉ có vài ba người Việt và đặc biệt một phụ nữ là Đỗ Thị Lạc, người Tày. Thật ra trong đoàn còn thêm vài ba cán bộ nữa nhưng khi tới Bắc Giang thì bị thủ tiêu và xóa tên trong danh sách vì không chịu phục tùng cộng sản và theo Hồ.

           Phần viết dưới đây căn cứ trên tài liệu về người tình Đỗ Thị Lạc của Hồ Chí Minh do Đặng Chí Hùng viết trong tập “ Những sự thật không thể chối bỏ”:

           “...Đỗ Thị Lạc còn gọi là Chị Thuần, được đào tạo chuyên môn về truyền tin nhưng khi về Pác Bó lại được giao công tác dạy dỗ trẻ em và vận động cách sống vệ sinh cho dân chúng Khuổi Nậm gần đấy. Tại Pác Bó, Thuần sống chung với Bác trong một cái lán, một thời gian như vợ chồng. Sau đó Hồ phải đi Côn Minh liên lạc với cơ quan OSS Mỹ vào tháng 2.1945 và khi trở về vào tháng 5 lại ghé Khuổi Nậm hay Khuy Nam, sống với Thuần một thời gian ngắn nữa rồi mới đi Tân Trào...”

            Mối tình này tất nhiên cũng như những chuyện tình khác của Hồ đều được Cộng sản Việt Nam giấu kín và xoá bỏ các tang chứng để đề cao bác luôn luôn thủ tiết vì còn bận lo cho  đảng và nước.

           Sử gia Trần Trọng Kim, một người viết sử hết sức trung thực trong sách “ Một Cơn Gió Bụi”, trang 75 viết “ Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở cho dân chúng ở Khuổi Nậm và họ đã có một người con gái chung.”

            Riêng Thép Mới, một cây bút cộng sản gạo cội trong cuốn “ Năng động Hồ Chí Minh” chỉ ghi sơ sài trong trang143, lời Hồ giới thiệu Lạc với dân bản, “ Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua về cùng bác: Đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở cùng đồng bào...” (?)

(Thật ra phải giới thiệu “Về đây ở cùng với Bác” mới đúng.)

           Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng kể lại câu chuyện tình này tương tự như trên và kết luận “...Nhưng sau đó thì cả hai mẹ con bà Thuần đều mất tông tích.”

           Trong cuốn sách “ Mảnh trời riêng của lãnh tụ”, học giả Nga là Mikhail Vasaep đề cập tới việc này tại trang 368 “ Có một người phụ nữ đã sinh cho ông Hồ Chí Minh một người con gái tại Cao Bằng nhưng sau này vì nhiệm vụ với cách mạng, ông Hồ dường như không muốn thừa nhận cháu bé...”

           Trong cuốn sách Hoa văn “ Mao chủ tịch của tôi”, Hà Cần, thuộc Viện Văn học Trung quốc, trong trang 134 viết, “...Cùng là đồng chí cách mạng nhưng Mao chủ tịch không có đời sống tình ái bi đát như Hồ chủ tịch. Hồ chủ tịch thậm chí có một người con gái với người đồng chí tên Thuần ở Pác Bó mà không được công bố...”

            Trong trang 135, tác giả viết tiếp, “...Bi kịch tình ái của Hồ chủ tịch không chỉ dừng lại ở chỗ những bà vợ không được thừa nhận mà còn phải kể cả hai người con trai của chủ tịch...” Hai người con trai của Hồ, toàn dân Việt Nam đều biết là ai rồi – Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tất Trung - trừ những ai tai điếc, mắt mù, miệng câm vì miếng đỉnh chung mà thôi!

           Nhà văn Trung quốc Lĩnh Nam Di dân, trong cuốn Hôn nhân Luyến tình Đích bi ca cũng viết Hồ có bốn người tình là Tăng Tuyết Minh, Minh Khai, Đỗ Thị Lạc và Nông Thị Xuân.

           Theo Brocheux, Đỗ thị Lạc, người dân tộc Tầy, đã sống chung với Hồ tại Pác Bó từ năm 1944, ra Hà Nội ở từ năm 1954, lâu lâu mới vào thăm ông Hồ và có một người con trai với ông sinh năm 1956 (?).

           Brocheux như vậy còn theo dõi được tông tích Đỗ Thị Lạc tới 1956, coi như một thám tử cao tay nghề rồi vì cộng sản thường úp mở, vưà giấu vưà hở giống như trò quỷ thuật.

           Câu chuyện dưới đây, căn cứ trên cuốn sách của giáo sư Hoàng Tranh “ Hồ Chí Minh và Trung Quốc” chứng tỏ nhận xét vừa nói trên là số nhân tình của Hồ, ta chỉ biết được một phần rất nhỏ dù Hồ đi tới đâu cũng phải có gái cho Hồ:

           “...Đó là năm 1961, Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu Đảng Lao Động Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Một ngày, tại Hoài Nhân Đường, Bắc Kinh, đoàn nghệ thuật Vân Nam chuẩn bị thăm Miến Điện, biểu diễn một buổi dành riêng cho các vị khách Việt Nam. Ông Hồ chăm chú theo dõi cuộc biểu diễn một cách say sưa và thích thú. Sau buổi biểu diễn, ông Hồ đặc biệt đề nghị Đỗ Lệ Hoa cùng ông và Chủ tịch Mao Trạch Đông chụp chung một kiểu ảnh kỷ niệm. Ông Hồ cười tình tứ nh́n Đỗ Lệ Hoa rất lâu như muốn lưu giữ măi h́nh ảnh của cô.

           Sau đó dường như ông Hồ có mời Đỗ Lệ Hoa tới chỗ ông cư ngụ để tìm hiểu thêm về nghệ thuật ca vũ Trung Hoa và riêng tỏ lòng cảm phục đối với tài nghệ Lệ Hoa.

           Tháng 8 năm 1962, Hồ Chí Minh lại đến Trung Quốc, ở lại một thời gian, đă từng đến thăm phong cảnh nổi tiếng Thạch Lâm ở Vân Nam. Đoàn Văn công Vân Nam lại cử nữ ca sĩ hát giọng nữ cao Đỗ Lệ Hoa tháp tùng Hồ Chủ tịch đi tham quan. Bên cạnh HCM, Đỗ tiểu thư đă có những giây phút vô cùng hạnh phúc. Trước đó một năm, hai người đă từng quen biết nhau và chụp hình kỷ niệm. Lần này, khi đến nhà khách một mình, Đỗ Lệ Hoa được thông báo, ông Hồ mời vợ chồng cô đến Thạch Lâm tham quan thắng cảnh. Đỗ Lệ Hoa vô cùng phấn chấn, ḷng thầm nghĩ, đă một năm qua rồi, không biết ông Hồ giờ đây thế nào, cô hận là không thể lập tức chạy ngay đến bên Hồ Chủ tịch để ông ôm hôn như lần trước.

            Khi Đỗ Lệ Hoa vừa đến nhà khách Thạch Lâm, ông Hồ, chừng nóng lòng gặp lại người xưa, đă chờ sẵn ở cửa trước, vừa nh́n thấy cô văn công, ông vội bước ra, thân mật gọi: Tiểu thư Lệ Hoa, hoan nghênh cô đến, có nhớ năm trước chúng ta gặp nhau ở Bắc Kinh không? Đỗ Lệ Hoa phấn khởi nói:Nhớ, nhớ ạ, rồi trân trọng trao tấm ảnh kỷ niệm chụp năm trước, đă được phóng đại cho HCM.

            Ông xem ảnh Đỗ Lệ Hoa đưa cho, rồi quay sang nh́n khuôn mặt Đỗ Lệ Hoa, ôn tồn hỏi: “Cháu ốm hay sao? Sắc mặt cháu hơi xanh”. Với giọng hiền từ, trìu mến ông nói: “Diễn viên như các cháu là tài sản quư giá của đất nước, phải hết sức giữ ǵn sức khỏe đấy”.

           Sau đó là những ngày hai người đi ngọan cảnh với nhau và những gì xảy ra cũng còn là điều bí mật ít người được biết, nhưng ai cũng có thể đoán ra cái gì xảy ra sẽ phải xảy ra...”

           Theo tác giả Nguyễn Văn Phúc viết ngày 16.2.2012 trong bài “ Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Đỗ Thị Lạc” thì từ việc Đỗ Thị Lạc biến mất, cùng độ tuổi với Đỗ Lệ Hoa; rồi Đỗ Lệ Hoa xuất hiện đứng giữa Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm, đến cuộc gặp gỡ và t́nh cảm đặc biệt giữa Đỗ Lệ Hoa và Hồ Chí Minh ở khu nghỉ mát Thạch Lâm, làm cho người ta khó nói Đỗ Lệ Hoa không phải là người t́nh của Hồ Chí Minh và còn có thể chính là Đỗ Thị Lạc trước đây.

           Tuy nhiên có một người biết rõ Đỗ Thị Lạc hơn cả và cũng đã từng gặp gỡ Lạc là Hồ Mộ La, con của Hồ Học Lãm, đã kể lại trong hồi ký “ Hồi tưởng về Cha tôi” như sau:

           “...Sau khi cha tôi mất ít lâu, vào một buổi chiều giữa tháng 5 năm 1943, có một phụ nữ lạ mặt chừng 30 tuổi, mặc quân phục, tóc đuôi sam để trước ngực đến hỏi nhà tôi. Đó là chị Đỗ Thị Lạc, thay mặt Phục quốc quân ở Liễu Châu đến thăm, và chia buồn với gia đ́nh tôi về việc cha tôi từ trần. Mẹ tôi giữ chị lại chơi nhiều ngày liền. Chị Đỗ Lạc là một phụ nữ rất dễ gần và cởi mở. Thấy tôi thiếu áo ấm, chị tháo ngay cái áo len c̣n mới và đang mặc, đan cho tôi một chiếc áo cộc tay rất đẹp.

           Tôi nhớ trong một bữa cơm tối chị kể một câu chuyện, giọng đầy huyền bí:

           "... Gần đây ở Liễu Châu xuất hiện một nhân vật rất kỳ lạ, ông ấy tên là Hồ Chí Minh. Ông ấy biết nhiều ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc ông nói làu làu. Ông có đôi mắt sắc sảo, giọng nói ấm áp, từ tốn, ḥa nhă... Nghe nói ông ấy bị chính phủ Trung Quốc cầm tù gần hai năm trời rồi. Gần đây Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê giam lỏng ông ở trường Cải huấn Liễu Châu. Ông được tự do gặp gỡ với các anh em Việt Nam Cách mạng Đồng chí hội (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần..."

           Trong khi chị Đỗ Lạc kể chuyện sôi nổi, tôi lén nh́n mẹ và chị Diệc Lan, thấy hai người liếc nh́n nhau, cùng gật đầu nhẹ.

           Chị Đỗ Lạc kể tiếp:

            "V́ bị giam cầm lâu trong tù nên đôi mắt của ông cụ bị mờ đi, người rất yếu. Mọi người kể rằng hàng ngày vào lúc sáng sớm ông cụ ngồi trên đồi nh́n xuống cánh đồng lúa xa xa để luyện thị lực. Trăm ngày như một, sáng nào ông cũng dậy sớm chạy bộ nhiều lần từ chân đồi lên đỉnh đồi rồi lại chạy xuống. Khi người đă nóng lên, ông cụ chạy xuống sông Liễu Giang bơi lặn. Nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn sức khỏe của ông đă hồi phục, đôi mắt tinh tường hơn, đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Đúng là một người đầy nghị lực, khác hẳn mọi người ở Liễu Châu...".

           Năm ngày sau khi chị Đỗ Lạc về Liễu Châu, mẹ tôi lấy cớ đi cùng với chị để thăm cậu tôi, ông Trần Báo, và các anh chị em Phục Quốc quân đang ở đó. Một tuần sau, từ Liễu Châu về mẹ tôi kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện về Cụ Hồ Chí Minh. Mẹ tôi kể rằng trước khi về bà có biếu ông cụ một chiếc nhẫn vàng để ông sử dụng, nhưng vật nài thế nào ông cụ cũng nhất quyết không nhận và nói: "Bà và các cháu c̣n nhiều thiếu thốn, khó khăn. Cái này để cho Diệc Lan chữa bệnh, c̣n tôi sống ở đây cũng tạm đủ. Bà không phải băn khoăn ǵ cả...".

           Như ta đã biết khi Đỗ Thị Lạc về Liễu Châu thì được Hồ đem theo về Cao bằng trong số 18 người và đúng như Lý Phương Thuận thú nhận sau này, “ Các cô, các bà cũng tấn công Hồ dữ lắm vì Hồ vừa có quyền uy lại vừa đẹp trai ” theo như nhận xét của Thuận chứ không phải Hồ luôn luôn giữ vai chủ động. Tài nghệ cua gái của Hồ qủa thật là một cao thủ và sau này nếu có tin đồn Trương Dĩnh Siêu và Thái Sướng có cảm tình đặc biệt với Hồ thì cũng không phải là một câu chuyện lạ.

           Về kết cuộc mối tình của Hồ Với Đỗ Thị Lạc thì có nguồn tin cho biết sau một thời gian ong bướm chán chê rồi thì Hồ phái Lạc về công tác tại Bắc Giang khoảng 1956 rồi sau đó bặt tăm tích luôn, không biết con của hai người hiện giờ là ai nữa, nhưng chắc có ngày rồi sẽ hiện ra. Xét như vậy thì Đỗ Thị Lạc và Đỗ Lệ Hoa chắc là hai người khác nhau.

CHÚ GIẢI:

- Bác Hồ đặc biệt thích gái sơn cước, ngoài vẻ đẹp tự nhiên chắc vì tính tình kín đáo, hồn nhiên, không rành rẽ tiếng Việt, không quen biết nhiều, ít bị lộ chuyện, không mộng ước cao xa, phục tòng ông như một chúa tể sơn lâm.

- Khi Hồ Chí Minh về nước, sống tại vùng rừng núi Cao Bằng và sinh hoạt tại đây cũng không thiếu đàn bà. Brocheux ghi lời của đại úy Pháp Desfourneaux là người từng có mặt bên Hồ Chí Minh lúc đó kể về một buổi Hồ Chí Minh tiếp đón nhóm sĩ quan đặc vụ Mỹ:

            “Trong cái trại có cả người Mỹ lẫn người Việt tụ tập thấy có 15 phụ nữ trẻ từ Hà Nội đến để liên hoan. Ông Hồ giới thiệu họ là những cô gái giải trí chuyên nghiệp (professional entertainers/văn công?). Trước buổi liên hoan ông Hồ đă cho chuẩn bị sẵn một hợp chất gồm dược thảo và lộc nhung được coi là có dược tính khích dâm. Người Mỹ từ chối khi được mời tham dự buổi liên hoan”.
Desfoureaux thuật lại “nh́n thấy trong ánh mắt ông Hồ như có một ngọn lửa lóe lên khi những nàng kiều nữ tới trại”.
Ghi lại mẩu chuyện này, Brocheux thắc mắc “các cô giải trí chuyên nghiệp, thường được hiểu là biết nhảy, biết ca hát... Tại sao lại pha chế thuốc kích dâm trước khi liên hoan?”

Nếu Đảng có đủ uy lực ép buộc Hồ Chí Minh phải làm ngược ư muốn chắc chắn Hồ Chí Minh đă không thể có cuộc sống hoang tàng như từng có. Để diễn tả chính xác, chỉ có thể bảo Đảng chính là một công cụ vận dụng tối đa uy lực để phục vụ Hồ Chí Minh.
            Trước hết, chính những cán bộ cao cấp của Đảng đă phải đi kiếm gái đẹp về cho Hồ Chí Minh. Sau na
̀y khi về Hà Nội, trường hợp cô Xuân là một chứng minh và có thể kể thêm trường hợp bất thành với cô Nguyễn Thị Phương Mai tại Thanh Hóa.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

      Chương 39 này viết về một người tình của Hồ Chí Minh miền Cao Bằng tên là bà Đỗ Thị Lạc tự Thuần. Bà Lạc gốc người Tày, tức là gốc người Thổ như người ta hay gọi khi tôi c̣n nhỏ, chứ không phải là người Thái ( trắng và đen)

      Như Hoàng Xuân Thảo viết trong phần chú thích chương 39 này, Hồ Chí Minh rất thích những tình nhân thuộc dân tộc thiểu số.

Phần lớn các người tinh của ông ta là người Thổ hay người Nùng. Ông Nông Đức Mạnh Tổng bí thư đảng CSVN cũng là người gốc Tày.

Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thích cái sắc đẹp mộc mạc, hơi quê mùa và ngây thơ của các thiếu nữ thiểu số, nhất là các thiếu nữ Thổ.

Bà Đỗ Lệ Hoa, người tình của Hồ Chí Minh tại Vân Nam cũng là người gốc Thổ, nhưng tại Vân Nam th́ người ta gọi là người Choang.

Theo ư kiến rất nông cạn của tôi th́ các người tình mà người ta không bao giờ thấy mặt hay được nhắc đến trong thập niên 50 và về sau này, là những đàn bà  thiếu khôn ngoan, đem các mẩu chuyện tình của mình với Hồ Chí Minh ra kể nên đă bị thủ tiêu đi.

Khác với Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông hay ngủ lu bù với nhiều người đàn bà v́ sex, không có tình cảm ǵ cả.

Mao chơi 2-3 ngày hay quá lắm là 1 tuần trên các xe lửa xuyên lục địa hay tại khu Trung Nam Hải, Bắc Kinh, chán rồi Mao sa thải đi, kiếm người khác thay thế.

V́ vậy không có truyện tình cảm, ghen tuông hay việc các cô này ước mơ được làm hoàng hậu  trong khi đó Hồ Chí Minh hay liên hệ mật thiết với các cô này trong thời gian trên 1 hay 2 năm trời, có lẽ ông ta c̣n hứa hẹn trong khi ngủ chung với nhau, v́ vậy dễ gây ra những ngộ nhận tình cảm đáng tiếc cho các người thiếu nữ này.

 

 

Hồ Chí Minh và các sơn nữ

 

                                    Hồ Chí Minh và các nữ cán bộ Trung Cộng

 

 

          

           *40

 

TRAI CÒ TRANH NHAU, NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI

CUỘC ĐẢO CHÍNH CỦA NHẬT CHẤM DỨT CHẾ ĐỘ PHÁP THUỘC

PHONG TRÀO THỂ THAO DUCOROY

 

 

           Chính phủ Pháp do Quốc trưởng Pétain lãnh đạo, sau khi đầu hàng Đức ngày 22.6.1940, cử Đô đốc Jean Decoux sang làm toàn quyền Đông Dương từ 19.7.1940 thay thế cho Đại tướng Georges Catroux.

           Decoux áp dụng chủ thuyết Pétain vào chế độ cai trị xứ Đông Dương, đem khẩu hiệu Cần lao, Gia đ́nh, Tổ quốc ra phổ biến rộng răi, với mục đích nương nhẹ tinh thần quốc gia chống chế độ thực dân của người Việt Nam và chỉ đ̣i hỏi họ phải trung thành với mẫu quốc Pháp.

           Riêng đối với thanh niên Việt Miên Lào, Decoux cho thiết lập Sở Thể thao và Thanh niên dưới quyền điều động của Đại tá Hải quân Ducoroy với khẩu hiệu Đoàn kết và khoẻ để phụng sự.

            Phương thức phụng sự theo khẩu hiệu của Thống chế Pétain:

 1) Cần lao tức là giốc ḷng làm việc để sản xuất cho nền kinh tế tự cung tự cấp v́ dải đất chữ S đang bị cô lập với bên ngoài và nhất là với nước Pháp;

 2) Gia đ́nh nghĩa là tuân theo đạo lư phong kiến của Khổng Nho;

 3) Tổ quốc bao gồm tổ quốc nhỏ của Hoàng đế Bảo Đại và mẫu quốc lớn là nước Đại Pháp.

           Với phương tiện tài chánh dồi dào, với quyền lực hành chánh nắm trong tay, với một tổ chức khôn khéo nên Ducoroy tạo được một phong trào thể dục và thể thao rầm rộ, ồ ạt gieo rắc trong giới trẻ một tinh thần an phận thủ thường, thờ ơ với vận mệnh đất nước.

             Nhà văn Nguyễn Vỹ, trong một tác phẩm tự sự lịch sử, cho biết “Dân chúng th́ hoàn toàn thờ ơ, lo làm lụng ăn chơi, như thể không cần biết cuộc chiến tranh như thế nào, và tương lai sẽ ra sao. Các lớp thanh niên nam nữ học sinh Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ đều bị thu hút vào phong trào Thể dục và Thể thao của Toàn quyền Jean Decoux...

           Chính vua Bảo Đại chủ tŕ buổi lễ trọng thể đón đoàn xe đạp tham gia cuộc thi đua ṿng quanh Đông Dương hồi tháng 07.1942 khi đoàn xe chạy ngang qua Huế “trong một bầu không khí hân hoan không thể tả của quần chúng.

           Thật ra dân chúng vẫn theo dõi bàn cờ thế giới nhất là những dấu mốc lịch sử trọng đại như:

- Tháng 12.1940: Nhật tấn công Lạng Sơn dẫn tới Hiệp định Tokyo giữa Pháp và Nhật tại Đông Dương.

- Tháng 6.1941: Đức tấn công Liên Xô rồi tháng 12.41: Nhật ném bom Trân Châu Cảng và tuyên chiến với Mỹ.

- Tháng 11.1941: Trận Stalingrad mở màn cho sự thất trận của Đức

- Tại Á Châu Nhật cũng bắt đầu lui quân trên nhiều trận tuyến: Midway_6.42, Guadalcanal_2.43, Philippines_1.45, Iwo Jima_3.45.

- Cuối 1944: Đức rút khỏi Liên Xô và tháng 6.44: Đồng Minh đổ bộ Normandy

- Tháng 3.45: Liên Xô chuẩn bị chiến dịch Berlin.

Sau khi chiếm lại Philippines, Mỹ bắt đầu tăng cường việc ném bom Đông Dương khiến Nhật nghĩ Đông Dương sẽ là chiến trường tới với quân Đồng Minh từ ngoài đánh vào và quân Pháp từ trong nổi dậy cho nên Nhật phải trở tay trước.

           Thật ra ngay từ năm 1940, Pháp đă có những động thái khiến Đế quốc Nhật Bản từng bước trở thành chủ nhân kiểm soát Đông Dương. Trong hiệp ước Tokyo 1940, Pháp chấp nhận hầu hết các yêu cầu của Nhật, trong đó có các điều khoản liên quan đến việc nền kinh tế Đông Dương phải phục vụ Nhật tấn công miền Nam Trung Quốc.            Ngày 25.09.1940, dù được trang bị hùng hậu nhưng Pháp vẫn bất lực khi Nhật tấn công Lạng Sơn, biên giới Việt - Trung. Pháp tiếp tục phải nhượng bộ Nhật. Hiệp ước Tokyo 1941, quy định Nhật được hưởng những ưu đăi đặc biệt tại Đông Dương. Theo đó Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, tàu biển tại các cảng ở Đông Dương với trọng tải 200.000 tấn.

           Từ năm 1940 đến 1945 chính quyền thực dân Pháp phải đóng cho Nhật Bản một số tiền là 723.786.000 đồng. Ngoài ra, Nhật Bản cũng yêu cầu chính quyền Pháp phải để 50% giá trị nhập khẩu và 15% giá trị xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Chính v́ vậy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Đông Dương trong hai năm 1942-1943 như than, kẽm, cao su, xi-măng đều được xuất cảng sang Nhật. Tính đến năm 1941 các ngành khai khoáng chính ở Đông Dương như: măng-gan, sắt, phốt-phát, quặng crôm…, tư bản Nhật chiếm gần 50% số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài.

            Về quân sự, Pháp phải có trách nhiệm hỗ trợ Nhật khi Nhật tham chiến. Về chính trị, Nhật từng bước làm giảm ảnh hưởng chính trị của Pháp và các phe nhóm thân Pháp.

           Muốn rõ tại sao Đế quốc Nhật Bản vẫn đảo chính Pháp tại Đông Dương dù đã đạt được qua các hiệp định Tokyo những quyền lời đòi hỏi, xin xem cuộc phỏng vấn của Trà Mi với tiến sĩ Lê Mạnh Hùng như dưới đây:

Trà Mi: Trước hết, xin tiến sĩ Lê Mạnh Hùng cho biết nguyên nhân v́ sao Nhật lại làm cuộc đảo chính Pháp chỉ 5 tháng trước khi đầu hàng đồng minh không điều kiện?

TS Lê Mạnh Hùng: Cho đến năm 1945, Đông Dương ở vào một t́nh trạng đặc biệt trong đế quốc Nhật. Đông Dương là thuộc địa duy nhất của một nước Tây phương mà chính quyền thuộc địa không bị người Nhật thay thế.

           Tất cả các thuộc địa khác của người Anh hay người Ḥa Lan đều bị Nhật chiếm đóng và các người Âu bị nhốt trong các trại tập trung. Sở dĩ vậy là v́ chính quyền Pháp, sau khi thất trận ở châu Âu đă mau chóng đầu hàng Nhật và để Nhật mang quân vào chiếm đóng Đông Dương từ cuôí năm 1940, ngay cả trước khi cuộc chiến Thái B́nh Dương nổ ra vào cuối năm 1941 khi Nhật đánh úp vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu cảng.

           Trong suốt thời gian chiến tranh đó, chính quyền Pháp tại Đông Dương đă tích cực hợp tác với Nhật, không nhũng về phương diện kinh tế, cung cấp lúa gạo và các nguyên liệu chiến lược cho Nhật mà cả về quân sự, để Nhật sử dụng các căn cứ quân sự tại Đông Dương để bành trướng ra khắp vùng Đông Nam Á, đánh chiếm Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia th́ Đông Dương chính là căn cứ mà Nhật dùng để tấn công vào những nơi này.

Tỷ như chính các máy bay Nhật đóng tại căn cứ Tân Sơn Nhất là những máy bay đă đánh ch́m hạm đội Anh tại Thái B́nh Dương ở ngoài khơi bờ biển Mă Lai. Nhật cũng dùng cảng Sài G̣n là nơi tập trung quân để đổ bộ đánh vào Philippines. Thành ra trong suốt thời gian này Nhật đă không thấy cần thiết phải lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương và thay thế bằng một chính quyền của ḿnh.

Trà Mi: Như vậy v́ sao quân đội Nhật lại tính chuyện lật đổ chính quyền Pháp vào năm 1945?

TS Lê Mạnh Hùng: Đó là v́ khi Nhật bản bắt đầu thua trận ở Thái B́nh Dương, chính quyền Pháp tại Đông Dương cũng bắt đầu có ư đồ trở cờ chống lại Nhật. Bắt đầu từ 1942, nhiều phái viên thuộc tổ chức “Nước Pháp Tự do” (Free French) của tướng De Gaulle được Anh bảo trợ đă bắt liên lạc với những sỹ quan Pháp tại các đồn biên giới với Trung Quốc để bí mật thành lập những tổ chức kháng chiến chống Nhật.

Chẳng bao lâu một hệ thống t́nh báo đă được thành lập bên trong Đông Dương cung cấp các tin tức về hoạt động quân sự của Nhật cho các cơ quan t́nh báo Mỹ đóng tại miền Nam Trung Quốc. Sang năm 1944, phong trào này đă gia tăng mạnh thêm khi Paris được giải phóng và chính quyền De Gaulle trở thành chính quyền chính thức của Pháp thay cho Vichy. Liên lạc vô tuyến trở thành thường xuyên giữa Cơ Quan Thống Kê Quân Sự, tức là cơ quan t́nh báo của quân đội Pháp tại Hà Nội và phái bộ Quân Sự Pháp của chính phủ De Gaulle tại Côn Minh.

           Chính các giới chức cao nhất trong chính quyền và quân đội Pháp tại Đông Dương lúc đó cũng bắt đầu t́m cách liên lạc với chính phủ De Gaulle và lo tổ chức những hoạt động để chống lại Nhật. Và tất cả những chuyện đó hầu như được làm một cách công khai thành ra không thể nào mà che mắt được các cơ quan t́nh báo và công an của Nhật.

Nguyên nhân trực tiếp

Trà Mi: Thành ra Nhật bản phải t́m cách phản ứng?

TS Lê Mạnh Hùng: Đương nhiên là Nhật biết rơ những chuyện Pháp làm và đă có kế hoạch để lật đổ chính quyền Pháp taị Đông Dương. Nhưng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc đảo chánh là việc chiếm lại Philippines của quân đội Mỹ.

Tháng 10.1944, quân đội Mỹ dưới quyền chỉ huy của tướng Douglas Mac Arthur đổ bộ xuống đảo Leyte của Philippines và đến tháng 1.1945 th́ tiến đến Luzon và đánh vào Manila, khiến cho khả năng của một cuộc đổ bộ vào Đông Dương là một chuyện rất có thể xảy ra.

           Đặc biệt, tháng 1.1945, máy bay của một hạm đội Mỹ ở ngoài khơi đột nhiên xuất hiện tại Sài G̣n và ném bom đánh đắm gần 20 chiếc tầu Nhật đang đậu tại cảng này khiến quân Nhật càng e ngại thêm rằng sau Philippines, Đông Dương có thể là mục tiêu mới của Mỹ.

           Trong khi đó, Nhật biết rơ rằng trong trường hợp đổ bộ như vậy, quân đội Pháp tại Đông Dương sẽ trở cờ theo Đồng Minh mà chống lại Nhật, không những qua những tin tức mà họ thu lượm được về các hoạt động ngầm của Pháp mà cả qua những chương tŕnh phát thanh trong đó chính phủ De Gaulle luôn luôn tuyên bố ư định sẽ chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực.

           Tất cả những chuyện đó đă khiến cho Nhật quyết định thực hiện chiến dịch gọi là “Meigo” (Minh Nguyệt) mà họ đă hoạch định sẵn trước từ tháng 12.1944 để lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Và đến tháng 2.1945 mọi chuyện đă được Nhật chuẩn bị để sẵn sàng cho một cuộc đảo chánh.

           Đầu năm 1945, nhằm sửa soạn cho cuộc đảo chính, Nhật bản chuyển một sư đoàn bộ binh đang tác chiến tại miền Nam Trung Quốc sang Đông Dương. Với lực lượng mới này, bộ chỉ huy quân sự Nhật đă có thể tăng cường các lực lượng trú đóng tại Trung Kỳ và thiết lập thêm những đồn bót khác tại Bắc và Nam Kỳ ngay gần những doanh trại của quân đội Pháp và trong phần lớn trường hợp ở trên những trục lộ chính mà quân Pháp phải di chuyển nếu phải rút lui.

           Việc triển khai quân đội này của Nhật như vậy là đă trực tiếp phá vỡ một kế hoạch của quân đội Pháp trong đó dự trù trong trường hợp đụng độ với Nhật, quân đội Pháp sẽ rút về các vùng rừng núi và tổ chức kháng chiến trong các vùng này. Đến đầu tháng 3.1945, t́nh h́nh giữa hai phe đă trở nên căng thẳng hơn.

           Ngày 8.3 một gián điệp của Pháp làm việc cho cơ quan an ninh của Nhật báo cho Pháp biết rằng Nhật dự trù sẽ tấn công vào đêm 8 rạng ngày 9 tháng 3 nhưng bộ chỉ huy Pháp không tin rằng tin đó là đúng thành ra vẫn không có sửa soạn báo động ǵ cả. Chỉ riêng Sabattier, tướng tư lệnh quân Pháp ở Bắc Kỳ tự động ra lệnh báo động đồng thời rời Hà Nội lên Sơn Tây để chuẩn bị. Nhờ vậy toán quân Pháp đóng tại chùa Thông, Sơn Tây có thể thoát ra khỏi ṿng vây của Nhật và chạy thoát sang Trung Quốc.

Nhật ra tối hậu thư cho toàn quyền Pháp

Trà Mi: C̣n những địa điểm khác th́ sao?

Lê Mạnh Hùng: Ngày 9.3 (6:00 PM) đại sứ Nhật tại Đông Dương đến gặp toàn quyền Pháp Decoux tại Sài G̣n và đưa ra một tối hậu thư đ̣i Pháp phải đặt tất cả lực lượng quân sự, hải lục không quân và cảnh sát công an dưới quyền chỉ huy của quân đội Nhật. Đồng thời tất cả hệ thống hành chánh và viên chức Pháp cũng phải đặt dưới sự chỉ huy của Nhật.

           Decoux được cho 5 tiếng đồng hồ (11:00 PM) để quyết định nhận hay không nhận tối hậu thư này. Nhưng biết chắc rằng Pháp không thể chấp nhận những đ̣i hỏi này, quân Nhật đă tiến hành ngay việc chiếm đóng những cơ sở hành chánh và quân sự trên toàn cơi Đông Dương, đồng thời bắt giam Decoux và các tướng lãnh.

           Bị đánh bất ngờ, sự kháng cự của quân Pháp tương đối rất yếu ớt.

            Ở miền Nam, tại Sài G̣n-Chợ Lớn, quân đội Pháp chống cự được một đêm th́ đầu hàng. Tương tự như vậy đối với các đồn binh Pháp tại Thủ Đầu Một và Vũng Tầu. Riêng tại Cần Thơ các lực lượng Pháp rút lui được vào khu rừng chàm và đầm lầy ở Cà Mâu và cầm cự tại đó thêm được mười ngày nữa tới khi hết đạn dược và lương thực đành phải đầu hàng.

           Tại miền Trung, các đồn binh Pháp tại Quy Nhơn, Đông Hà và Quảng Ngăi cầm cự được qua đến ngày hôm sau mới đầu hàng. Riêng tại Huế, nhờ có chuẩn bị trước Pháp cầm cự được lâu hơn và gây thiệt hại khá nặng cho quân tấn công Nhật. Nhưng ngay cả tại miền Bắc, nơi tập trung những lực lượng thiện chiến nhất của Pháp sức kháng cự cũng không khá hơn bao nhiêu.

           Tại Hà Nội, lệnh báo động của Sabattier bị tướng tư lệnh Đông Dương Aymé hủy bỏ, thành ra quân trú đóng trong thành Hà Nội đă bị bất ngờ khi quân Nhật tấn công. Mặc dầu vậy toán quân này cũng chống cự khá mănh liệt cho đến ngày hôm sau khi không c̣n đạn dược nữa mới chịu đầu hàng.

           Tại Lạng Sơn nơi mà những đồn lũy được xây dựng kiên cố nhất th́ bị Nhật dùng nội ứng làm suy yếu và cũng rơi vào tay Nhật trong ngày hôm sau.

            Thế là chỉ trong ṿng trên dưới 24 tiếng đồng hồ, toàn bộ Đông Dương đă rơi vào tay quân đội Nhật. Chính quyền Pháp xây dựng trong hơn 80 năm tại Đông Dương nay hoàn toàn tan ră.

Trà Mi: Thế có đơn vị nào của Pháp thoát được không?

TS Lê Mạnh Hùng: Có được một đơn vị đóng tại Sơn Tây dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri. Nhờ được Sabattier báo trước, Alessandri đă có thể trốn thoát ra khỏi ṿng vây của quân Nhật và chạy về phía Sơn La. Ngày 24.3 họ tới được Điện Biên Phủ.

Theo kế hoạch dự trù th́ quân Pháp dự tính sẽ tiếp tục cầm cự với quân Nhật tại vùng rừng núi xứ Thái này. Họ cũng nhận được lệnh của chính phủ De Gaulle là phải bằng mọi cách cầm cự để giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương trong khi chờ đợi chiến tranh kết thúc. Nhưng không có sự chi viện của đồng minh và sự ủng hộ của quần chúng, đây chỉ là một ảo tưởng.

Bị quân Nhật tấn công, đám tàn quân Pháp này phải bỏ Điện Biên Phủ và chạy sang lẩn tránh bên biên giới Trung Quốc vào tháng 5.1945. Song song với sự sụp đổ của quân đội Pháp tại Đông Dương là sự sụp đổ của hệ thống “kháng chiến” của Pháp với những đơn vị “hành động” không thực hiện được một hành động nào phá hoại ngăn chặn quân đội Nhật cả.

           Chính Paul Mus, một học giả tên tuổi của Pháp về Việt Nam sau này đă kể lại những thay đổi trong thái độ của dân quê Việt Nam đối với Pháp trước và sau cuộc đảo chánh này khi Mus là một trong những s quan t́nh báo Pháp đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.

           Tuy nhiên biểu tượng lớn nhất tạo ra tầm quan trọng của cuộc đảo chính này đối với lịch sử Việt Nam là việc Nhật để cho hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập. Dù rằng độc lập không phải là hoàn toàn, nhưng phải nói rằng đây là một quyết định đi ngược lại với những ǵ quân đội Nhật đă làm tại các nơi khác và là công của một số những người có tầm mắt nh́n xa trong bộ Ngoại Giao Nhật lúc đó.

Trà Mi: Ông có thể cho biết thêm về việc này?

TS Lê Mạnh Hùng: Sau khi ra quyết định lật đổ chính quyền Pháp, bên trong chính giới Nhật có nổ ra một cuộc tranh căi về việc phải làm ǵ với Việt Nam trong đó phe quân sự chủ trương đặt Đông Dương dưới chính quyền quân sự trực tiếp của Nhật như đă làm tại Indonesia và Mă Lai trong khi phe chính trị mà đại biểu là bộ ngoại giao chủ trương rằng, với thất bại trong cuộc chiến chỉ c̣n là vấn đề thời gian, Nhật cần phải mua lấy cảm t́nh của dân chúng những quốc gia bị người Âu cai trị và trả độc lập cho Việt Nam.

Đề nghị của bộ Ngoại Giao đă bị phe quân sự chống đối gay gắt đến nỗi khi bộ Ngoại Giao Nhật đề nghị đưa hoàng thân Cường Để, người mà được cụ Phan Bội Châu đưa sang Nhật từ thời chiến tranh thứ nhất về Việt Nam th́ viên tướng tư lệnh quân đội Nhật đă đe dọa là sẽ bắt giam ông Cường Để nếu ông này đặt chân lên đất Việt.

Cuối cùng hai bên đến một thỏa hiệp dung hoà là Nhật sẽ để Việt Nam tuyên bố độc lập, nhưng quyền hành thật tế vẫn do Nhật nắm giữ. Tuy rằng đây không phải là những ǵ mà người Việt muốn nhưng nó cũng là một bước tiến lớn so với t́nh trạng trước đó.

           Ngoài ra, với thất bại của Nhật càng ngày càng rơ rệt trong cuộc chiến, chính quyền Việt Nam của cụ Trần Trọng Kim càng ngày càng dành được nhiều quyền hơn và đến khi Nhật đầu hàng vào tháng 8.1945 th́ Việt Nam đă hầu như lấy lại được chủ quyền trên toàn vẹn lănh thổ.

Quan trọng hơn nữa, giai đoạn từ 9.3 cho đến ngày Nhật Bản đầu hàng chính là giai đoạn mà cách mạng Việt Nam cả quốc lẫn cộng đă phát triển nhanh chóng và họat động mạnh mẽ.

Trà Mi: V́ sao mà cách mạng Việt Nam lại phát triển được trong giai đoạn này?

TS Lê Mạnh Hùng: Đó là v́ sự sụp đổ của guồng máy quân sự và cảnh sát của Pháp. Trước khi bị Nhật lật đổ, bộ máy đàn áp của Pháp bao trùm trên khắp các nơi từ thành thị cho đến thôn quê. Thí dụ như khi Hồ Chí Minh lập ra Mặt Trận Việt Minh năm 1941 th́ toàn bộ các hoạt động của Việt Minh bị giới hạn trong vùng rừng núi Cao Bằng sát biên giới với Trung Quốc mà thôi. Nhưng khi chính quyền Pháp bị lật đổ, bộ máy đàn áp này bị tan ră trong khi không có một cái ǵ thay thế v́ quân đội Nhật lo tập trung để chuẩn bị đối phó với một cuộc đổ bộ của Mỹ trong khi chính phủ Trần Trọng Kim th́ không có một lực lượng quân sự ǵ. Thành ra tất cả các đảng phái không phải chỉ riêng Việt Minh mà cả Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng vv... đều tích cực tuyên truyền và mở rộng hàng ngũ, thiết lập những căn cứ quân sự. Đến khi Nhật đầu hàng th́ tất cả các đảng này đều có một thực lực tương đối để chống cự lại mọi toan tính chiếm lại Đông Dương của Pháp. Và đó chính là tầm quan trọng của cuộc đảo chính này.

 

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DE GAULLE VÀ NƯỚC PHÁP TỰ DO

ĐỂ TÌM CÁCH TRỞ LẠI VIỆT NAM

           Trong các cuộc họp sơ bộ Postdam và Yalta chỉ có mặt bốn cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Hoa, không có mặt Pháp. Tổng thống Roosevelt chủ trương không để Pháp trở lại Đông Dương mà muốn Đông Dương đặt dưới quyền giám hộ của Liên Hiệp Quốc sẽ được thành lập trong tương lai. Ý kiến này được Stalin và Tưởng tán thành nhưng Churchill không đồng ý – vì nước Anh cũng muốn trở lại các thuộc địa của mình. Trong khi đó Pháp yêu cầu Đồng Minh võ trang cho một đoàn quân viễn chinh Pháp tại Viễn Đông trước tháng10.1944, đồng thời phái tướng Blaizot tới Calcutta họp với Hội đồng Chiến tranh Thái Bình Dương và tự động thành lập tại miền Nam nước Pháp hai sư đoàn cuối năm 1944 để chuẩn bị sang Đông Dương.

           Tháng 7.1944 với sự đồng tình của Mật vụ Trung Hoa, dưới quyền Tai Li, Pháp thả dù thiếu tá De Langlade xuống Việt Nam liên lạc với toàn quyền DeCoux chỉ thị cho DeCoux thành lập bí mật Hội đồng Hành chánh Việt Nam với Decoux làm chủ tịch, tướng Mordant, tư lệnh quân đội Pháp tại Việt Nam làm phó với ba nhân viên là hai Pháp kiều thuộc kháng chiến De Gaulle và tướng Aymé, nhưng lại chỉ định tướng Mordant là đại diện cho De Gaulle, ngầm hiểu Mordant nắm thực quyền còn DeCoux chỉ là làm vì để che mắt Nhật. Tướng Mordant xin từ chức tư lệnh để chuyên lo về việc kháng Nhật và tướng Aymé được Decoux chỉ định thay thế làm tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương.

           Trước đó, năm 1942 De Gaulle đã gửi một phái bộ sang Tầu, đại diện cho nước Pháp Tự do do luật sư Escarra lãnh đạo có hai phụ tá quân báo trong đó có thiếu tá De Langlade, rất được lòng Tai Li. Thoạt đầu Tai Li không muốn cho OSS dưới quyền chỉ huy của Donovan hoạt động tại Tầu, sau đồng ý nhưng đòi phải có sự cộng tác của Pháp vì Pháp có sẵn màng tình báo tại Đông Dương, lại còn thường xuyên cung cấp nguồn thuốc phiện lậu từ Đông Nam Á qua ngả Việt Nam và đã cứu được 4 trên số 9 phi công Mỹ bị rớt tại Đông Dương. Donovan  phải phái người sang Phi Châu gặp tướng Giraud và Giraud phái Robert Meynier, đại tá hải quân Pháp sang cộng tác. Menier là chỉ huy trưởng một tầu ngầm Pháp nổi tiếng đánh đắm nhiều tầu Đức và sau khi Pháp đầu hàng còn đem được cả chiếc tầu ngầm sang Phi châu theo Giraud năm 1942. Ông Meynier tuyển lựa được một số sĩ quan Pháp rành về Việt Nam, một số người Việt đem đi Algiers cho OSS huấn luyện rồi đưa sang Trùng Khánh – thủ đô kháng chiến của Tưởng – năm 1943. Do phe Giraud còn đang tranh chấp với phe De Gaulle nên phái bộ Meynier của Giraud cũng đụng độ với phái bộ Pháp Tự do Escarra. Vợ Meynier, cháu gái ruột của Hoàng Trọng Phu lúc đó đang bị Đức giam cầm nhưng Meynier với sự giúp đỡ của OSS đã tổ chức thành công cuộc vượt ngục của vợ, đưa sang Algiers đoàn tụ với chồng. Tai Li không thích phái bộ Escarra trong khi Meynier nhờ vợ làm thân được với phe De Gaulle, kết cục phái bộ Escarra bị Tai Li đóng cửa. De Gaulle sau đó chỉ định tướng Blaizot làm tư lệnh đoàn quân viễn chinh tại Đông Dương, Detuges làm trưởng phòng Nhì, De Langlade làm tổng giám đốc tình báo trưc tiếp dưới quyền De Gaulle. Mordant là tướng được chỉ định chuẩn bị lật Nhật nhưng tính tình không kín đáo, nguồn tin được lộ ra ngoài, các Pháp kiều đều biết nên Nhật cũng chuẩn bị đối phó.

           Các đơn vị Nhật đồn trú được thay thế bởi lộ quân 38 mới thành lập, bổ sung quân số từ các chiến trường Thái Bình Dương do tướng Yuitsu Tsuchihashi làm tư lệnh kiêm tư lệnh toàn Đông Dương còn Trung kỳ và Bắc ký có tướng Takeshi Tsukamoto là tư lệnh. Tướng Yuitsu đề nghị đảo chính lật Pháp tháng 12.1944 nhưng thượng cấp không đồng ý trong đó có lý do là quân số chưa đầy đủ.

            Về phía Pháp, tướng Mordant nghĩ trong tương lai có thể phải đánh du kích nên chuyển quân lên miền thượng du dưới quyền tướng Alessandri còn tại Hà nội có tướng Sabattier là tư lệnh Bắc Kỳ.

          

           Như trên đã nói, khi cho Alessandri chuyển quân lên Việt Bắc, Mordant đã dự định dùng để tung vào các mật khu cộng sản để tiêu diệt nhưng cuộc đảo chính của Nhật đã làm hỏng kế hoạch diệt cộng này.

            Việt Minh tự dưng được hưởng hai cái lợi, không bị quân Pháp tổng tấn công tiêu diệt mà lại lọai được chính quyền bảo hộ, để lại một khoảng trống rỗng quyền lực khiến Việt Minh dễ dàng hoạt động. Thật đúng như cảnh “ Ngao Cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi.” Cảnh này còn xảy ra sau đó khi Nhật và Đồng Minh, cụ thể là Mỹ trực tiếp đối phó với nhau

 

 

CHÚ GIẢI:

- Tại thị xã Bắc Ninh là nơi tôi đang ở khi Nhật đảo chính Pháp thì trước đó do thoả thuận Pháp Nhật, Pháp đã nhường cho quân Nhật đồn trú trong thành Bắc Ninh. Do vị trí nằm trên đường số 1 nối liền Hà Nội với Lạng Sơn qua Bắc Giang, lại kề với Hải Dương trên đường số 5 tới Hải Phòng nên Bắc Ninh luôn luôn qua các triều đại được coi là một điạ điểm trọng yếu. Ngoài quân Nhật đóng trong thành, các sĩ quan Nhật thuê nhà ở rải rác trong thành phố, do đó cạnh nhà tôi là một biệt thự của ông Ba Quảng, bố vợ của giáo sư luật Nguyễn Cao Hách cũng đã cho một trung tá Nhật thuê.

             Người Nhật hồi đó giao tế với dân chúng rất thân thiện, cả thành phố bắt đầu học tiếng Nhật ngay cả trước khi có vụ đảo chánh, trong đó có cả tôi, học vì thích học và thấy người ta học thì cũng học theo chứ lúc đó tôi mới học năm thứ hai ban Thành Chung tương đương với lớp 8 bây giờ. Nhà tôi với nhà ông Ba Quảng chỉ cách nhau có một cái tường, thỉnh thoảng mấy người lính Nhật cũng đưa tặng qua tường mấy trái cây và đặc biệt là món sushi mà hồi đó chúng tôi chỉ gọi là cơm nắm, lại còn chê cơm nắm mà hà tiện gói nhỏ xíu.

             Tối 9 tháng 3 năm 1945, chúng tôi còn đang học bài thì viên trung tá Nhật bất ngờ sang chơi. Ông đàm đạo qua bút thoại với bố tôi, bảo rằng Nhật đêm nay lật đổ chế độ bảo hộ Việt Nam của Pháp và chúc mừng dân Việt Nam từ nay được độc lập. Tôi hồi đó còn nhỏ, mới 13 tổi, chưa hiểu biết chút nào về chính trị nên chỉ ngạc nhiên mà thôi, còn bố tôi, một cựu học sinh trường Bưởi và trường Sư Phạm Hà Nội, từng tùng sự cho nha Học Chính Bắc Việt từ hồi ra trường, có vẻ đăm chiêu chắc có lẽ không biết tương lai của mình, nhất là đời sống gia đình sẽ ra sao khi chính phủ Pháp bị lật đổ.

            Hôm sau, tôi tò mò đi ra phố quan sát, thấy một lô các ông tây bà đầm bị Nhật giải đi, laị nghe ông Tây Kho bạc tức là trưởng ty Ngân khố bị giết, thì cũng chạy tới xem và thấy xác của ông còn bỏ ngay ngoài cổng rào.

             Sau đó chúng tôi cũng lại tới trường như thường lệ và vẫn tiếp tục chương trình Pháp cho tới niên khoá sau mới đổi ra chương trình Việt của Bộ trưởng giáo dục Hoàng Xuân Hãn, chỉ có khác là Giáo sư Hoàng Ngọc Phách lên làm hiệu trưởng thay cho hiệu trưởng Tây bị Nhật bắt đi.

- Phong trào thể thao do Ducoroy phụ trách phải nói là rất thành công, thanh niên mê mải với các cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương, các cuộc thi bơi lội, các cuộc đả lôi đài, thi lực sĩ đẹp và hoa hậu, thi chạy nhảy, cử tạ, thi bóng bàn, bóng đá giữa các tỉnh. Các trường học mặc đồng phục, tập thể thao tập thể, diễn hành và vừa đi vừa hát

Maréchal! Nous voilà, devant toi, le sauveur de la France...” rất là vui nhộn và đẹp mắt.

             Riêng tôi, hồi đó mới 11 tuổi, học lớp nhì II tương đương với lớp 5 bây giờ mà cũng bị cuốn hút vào guồng máy nói chi người thành niên. Hôm ấy, đoàn xe đua chạy từ Hà Nội qua Nam Định tới Thái Bình. Tôi và cả trường tiểu học Tân Đệ, huyện Thư Trì phải ra đón để hoan hô và cổ võ các lực sĩ. Khi đoàn xe chạy qua rồi, không hiểu bị kích thích hay tẩu hỏa nhập ma sao đó, tôi với một đứa bạn cùng lớp chạy theo luôn một mạch từ bến đò Tân Đệ tới thị xã Thái Bình đúng 14 km. Tới sân vận động Thái Bình, các học sinh tại đây đang ca múa, vui qúa nán ở lại xem, tới khi sực nhớ phải về nhà thì trời đã tối, trong túi hai đứa lại chỉ có mấy xu, chỉ đủ mua hai chai nước ngọt, vừa uống vưà chạy về tới nửa đêm mới tới nhà. Bữa đó may quá không bị ăn đòn vì cả nhà mừng qúa, đang tính đi trình quan huyện.

- Khi tôi ở Nam Định, học năm thứ nhất Thành Chung, tương đương với lớp đệ thất bậc Trung học đệ nhất cấp, trên tôi hai lớp có cô bạn học cùng lớp với chị tôi, được coi là hoa khôi của Trường College de Nam Định, một bữa đi xem thi lực sĩ đẹp rồi mê ông này và cô bỏ học lấy ông luôn. Ông này chính là lực sĩ kiêm võ sĩ Khuê vưà được chọn là lực sĩ đẹp nhất Bắc kỳ, vưà là võ sĩ vô địch quyền Anh, lại còn là cầu thủ bóng tròn của đội Cotonkin, Nam Định vừa đoạt giải vô địch Đông Dương trong trận chung kết với đội bóng Hoả xa Nha Trang. Thời ở tiểu học tôi cũng ham xem đá bóng lắm nhưng tiền đâu? Tôi và bè bạn đành cứ đứng ngoài cổng sân vận động chờ, thường cứ tới hiệp hai còn chừng 15-20 phút nữa thì hết là người gác cổng tháo khoán cho chúng tôi vào xem trạc, khỏi trả tiền.

- Toàn quyền Decoux sau 1945 bị đưa ra toà án quân sự về tội đã cộng tác với phát xít Nhật nhưng ông được tha bổng.

 Điều ít người biết tới là phía sau nhà thờ Vinh Sơn, Đà Lạt là phần mộ của bà Decoux, để hoàn thành tâm nguyện của bà và để ghi nhớ công ơn của bà, người có công trong việc giúp xây dựng nhà thờ. Bà đă bị tai nạn trong một chuyến đi từ Sài G̣n lên Đà Lạt để giải quyết mâu thuẫn giữa Hoàng hậu Nam Phương và thứ phi Mộng Điệp (bà đă bị tai nạn tại đèo Prenn, sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nhưng v́ vết thương quá nặng nên bà đă qua đời tại đó vào năm 1944).

             Trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạc theo h́nh mẫu của phụ nữ Việt Nam, do Jonchère - một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, cao 3 m nặng 1 tấn, được làm năm 1943 và do phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux (Suzanne Humbert) dâng cúng.

- Bác sĩ Vũ Ngọc Anh, thân phụ của BS Vũ Ngọc Hoàn, hồi đó đang làm tại bệnh viện tỉnh Thái Bình và từng là bác sĩ gia đình cho gia đình tôi. Ông được Thủ tướng Trần Trọng Kim mời làm bộ trưởng Y tế và trong một cuộc đi kinh lý bằng xe hơi đã bị máy bay Mỹ thả bom trúng nên bị tử thương.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

         Trong chương 40 này Hoàng Xuân Thảo dẫn chúng ta coi lại những diễn tiến đưa tới ngày Nhật đảo chánh Pháp khi quân đội Đồng Minh toàn thắng tại mặt trận Thái Binh Dương và nền an ninh của chính lănh thổ Nhật bắt đầu bị đe dọa cùng những sự kiện của cuộc đảo chính 9.3.1945.

         Trong chương này Hoàng Xuân Thảo có nhắc tới tên một nhân vật quan trọng trong chính quyền Thuộc Địa Pháp mà ít người biết đến tên: đó là Đại Tá Hải Quân Maurice Ducoroy.

Maurice Ducoroy là một người quân nhân có viễn ảnh xây dựng một Đông Dương hùng mạnh trong Đế Quốc Pháp.

Cái mẫu người thanh niên Việt Nam trong thập niên 20 và 30 thế kỷ trước là các người chỉ chú trọng vào học hành chứ ít để ư đến thể thao.

Rất nhiều thanh niên Việt Nam thời đó tham gia vào phong trao này, họ tổ chức các cuộc thi Điền Kinh, Bóng Rổ, Bóng Đá, Bơi lội, Đạp xe đạp toàn quốc vv…

Hồi đó các sinh viên Nam Kỳ đang học tại Hanoi cũng rủ nhau đạp xe đạp từ Hànội vào Sàigòn.

Một đàn anh của tôi, giáo sư Khoa Trưởng BS Đặng Văn Chiếu cũng tham gia đạp xe về Saigon trong thời kỳ này. Anh Tổng Trưởng Lâm Lễ Trinh cũng tham gia vào sinh hoat thể thao này.

Lực sĩ đá bóng Khuê mà Hoàng Xuân Thảo nhắc tới trong chương này về sau rất thành danh trong đội bóng Cotonkin của Nhà Máy Sợi, Nam Định hồi trước năm 1954. Hồi c̣n trẻ tôi hay theo xem ông đá banh và vào lưới rất nhiều lần với cầu thủ lực sĩ Ứng, hai người có tài “làm bàn” trong chớp nhoáng.

Nếu tôi nhớ không lầm th́ cầu thủ Khuê cũng làm huấn luyện viên thể thao cho truờng Trung Học College de Nam Dinh, tôi không nhớ rơ.

Trong các người được Đại Tá Maurice Ducoroy giúp đỡ trong Phong trào Thanh niên khỏe hồi đó c̣n có cầu thủ đá banh Thọ “ve”, lực sĩ đánh quyền Anh (boxing) Vĩnh Tiên và Của. (Của về sau làm Đại Tá Chiến xa của Miền Nam) Vơ Sư sáng lập Vovinam Nguyễn Lộc (Ducoroy có gắn mề đay cho Nguyễn Lộc huân chương thanh niên thể thao), Đỗ Kiến Nhiễu (Đô Trưởng Saigon).

Một hậu thân của phong trào Ducoroy tại Nam Kỳ là phong trào Thanh Niên Tiền Phong, rất được mọi người ủng hộ tại Miền Nam.

Rất tiếc phong trào này về sau bị Cộng Sản len lỏi vào và làm mất đi chính nghĩa của Phong Trào.

Năm 1949, Đại Tá Ducoroy có viết cuốn sách hồi kư các hoạt động của ông trong thap niên 40 tại Đông Dương mà ông đề tên là Ma Trahison En Indochine (My Treason in Indochina).

         Tôi kiếm cuốn sách nay trong nhiều năm mà không thấy, không có tiệm sách nào bán cả.

Gần đây có 1 broker về sách hiếm có liên lạc với tôi và cho biết có 1 bản c̣n giữ tốt, mà chủ muốn bán. Họ đ̣i 500$, tôi thấy đắt quá, hơn nữa tôi cũng về hưu rồi, không có tiền dư dả như ngày xưa nữa.

 

 

 

 

 

 

Nhà thờ Vinh Sơn, Đà Lạt

 

 

 

 

Nhật đảo chính Pháp 9.3.1945

 

 

Tem cổ động phong trào thể thao