CHƯƠNG XII

 

QUỐC KỲ CANADA QUA CÁC THỜI ĐAỊ

TẢN MẠN VỀ CÂY PHONG

 

Ngày 15-2-1965 Quốc kỳ Canada lần đầu tiên được kéo lên tung bay phấp phới trên đồi Quốc hội tại thủ đô Ottawa, Ontario. Lá quốc kỳ này được chính thức công nhận sau nhiều năm bàn cãi sôi nổi tại quốc hội trên hàng ngàn kiểu mẫu.

Cuộc tìm kiếm một quốc kỳ cho Canada khởi đầu từ năm 1925 khi một Uỷ ban được thành lập bởi Hội đồng Cơ mật/Privy Council để khảo sát các kiểu mẫu được đề nghị và vào năm 1946 số kiểu mẫu lên tới 2.600 vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên Quốc hội không thể trùng trình kéo dài hơn mãi vì ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Dominion of Canada 1-7-1967 đã gần kề.

Mẫu quốc kỳ được Quốc hội chọn gồm hai nền đỏ-trắng-đỏ dựa trên hiệu kỳ của trường Võ bị hoàng gia Canada, chiều dài gấp đôi chiều rộng với một lá phong đỏ nằm giữa nền trắng với 11 đỉnh lá.Từ đó, hàng năm cứ vào ngày 15-2 còn được gọi là Ngày Quốc kỳ, ngọn cờ lá phong lại được kéo lên tung bay khắp nước. Lá cờ này có ưu điểm là không thể lẫn lộn với quốc kỳ các nước nên khi kéo lên người ta biết ngay đó là quốc kỳ của Canada. Ngày Quốc kỳ được ghi thành luật bởi Thủ tướng Jean Chrétien năm 1966 và ban hành bởi Thống đốc Roméo Leblanc.

LÁ CỜ CANADA QUA CÁC THỜI ĐẠI

Dưới đây là các lá cờ đã được người Canada sử dụng trong vòng 400 năm mặc dầu ngoài cờ Lá phong chỉ có thêm cờ Royal Union Jack được chính thức công nhận trước khi có quốc kỳ.

Cờ hoa huệ (1647)

Cờ hoa huệ là tượng trưng cho chủ quyền của Pháp tại Canada từ 1534 khi Jacques Cartier đặt chân tới Tân Pháp tức Canada sau này. Cờ này được sử dụng cho tới đầu thập niên 1760 khi chủ quyền thay đổi từ Pháp sang Anh.

The fleur-de-lis of 1647

Cờ Hoàng gia /Royal Flag (1707-1801)

 

Vào đầu thập niên 1760 lá cờ nước Anh là hình hai chữ thập đỏ và X trắng chồng tréo lên nhau trên nền xanh thẫm, tượng trưng cho chữ X trắng St. George của Anh và chữ thập đỏ St. Andrew của Scotland còn thường được gọi là cờ Union Jack.

 

The Royal Union Flag of 1707 to 1801

 

Cờ Liên hiệp Hoàng gia / Royal Union Flag (1801-1965)

 

Sau đạo Luật Act of Union quy kết sự Liên hiệp giữa Anh với Ireland năm 1801, lá cờ Anh được thay đổi đôi chút, chữ thập tréo màu đỏ St. Patrick của Ireland được cộng thêm vào với hai chữ thập cũ St. George của Anh và St. Andrew của Scotland. Lá cờ này được công nhận chính thức và sử dụng từ 1867 tới 1865.

 

The Royal Union Flag of 1801 to 1965

 

QUỐC HUY CANADA QUA CÁC THỜI KỲ

 

Quốc huy đầu tiên được sử dụng cho bốn tỉnh thành lập Dominion of Canada là Ontario, Quebec, Nova Scotia và New Brunswick từ năm 1871. Tuy nhiên trong khoảng thời gian 1873-1921, có thêm nhiều tỉnh gia nhập và mỗi tỉnh có một huy hiệu riêng biệt nên các huy hiệu này đã được đưa vào thêm và từ 1921 được dùng như quốc huy cho  Liên bang gồm 9 tỉnh. Quốc huy Hoàng gia ban đầu được vẽ bởi bà Cathy Bursey-Sabourin và được chính thức công nhận bởi Tuyên cáo Hoàng gia triều đại vua George V ngày 21-11-1921.

 

Quốc huy bao gồm:

 

-Biểu trưng của bốn nước sáng lập: nước Anh bằng ba mãnh sư, Scotland bằng một mãnh sư, nước Pháp bằng hoa huệ, nước Ireland bằng cây đàn harp.

-Con mãnh sư nước Anh cầm lá cờ Liên hiệp Hoàng gia và con kỳ lân cầm lá cờ hoàng gia Pháp.

-Bốn hoa tượng trưng cho bốn nước: hoa hồng nước Anh, hoa thảo nhi nước Scotland, hoa huệ nước Pháp và hoa chĩa ba nước Ireland.

-Trên đỉnh là vương miện chứng tỏ uy quyền của Hoàng gia.

Năm 1994, một dải tròn màu đỏ được đính thêm vào, viết châm ngôn quốc gia: Desiderantes Meliorem Patrium có nghĩa là “Ước vọng một Quốc gia tốt đẹp hơn” lấy từ New Testament 11:16.

 

The Canada Coat of Arms

Quốc huy thường được treo tại các công sở của chính phủ, được dùng như quốc ấn, được in trên các tiền giấy, trên các sổ thông hành, trên các tuyên cáo và các văn thư của chính phủ. Quốc huy cũng được sử dụng bởi một số các cơ quan của liên bang như Tối cao Pháp viện, Toà án Liên bang, Sở thuế Liên bang biểu dương sự độc lập của các cơ quan này đối với Chính phủ.

CỜ CANADA VỚI QUỐC HUY

 

Cờ Canada sau đó được đính thêm quốc huy. Quốc huy 1921 được thay đổi nên cờ Canada cũng thay đổi theo quốc huy từ 1957.

 

 

The Red Ensign of 1871 to 1921

                             Cờ Canada với Quốc huy Canada (1921-1957)

 

Tới năm1957 cái huy hiệu đính vào lá cờ được thay thế bằng cái huy hiệu cuả quân đội Canada tuy nhiên ba lá phong màu xanh được đổi thành màu đỏ và được sử dụng như quốc kỳ từ 1945 trong thời gian chưa có quốc kỳ chính thức.

 

The Canadian Red Ensign of 1921 to 1957The Canadian Red Ensign of 1957 to 1965

                                      Cờ Canada với Quốc huy (1957-1965)

 

Công cuộc sáng tạo quốc kỳ

 

Qua một thời gian dài chọn lựa cả mấy chục năm, cuối cùng ba mẫu cờ được vô chung kết:

-          Cờ Hoàng gia Union Jack tức hai chữ thập và chữ X chéo nhau với hoa huệ

-          Ba lá phong giữa một khung xanh

-          Một lá phong giữa một khung đỏ

 

Kiểu mẫu ba lá phong dính liền với nhau được đề ra bởi Alan Beddoe, một sĩ quan hải quân và được Đại tá Fortescue Duguid ủng hộ. Kiểu mẫu một lá phong đỏ trên nền trắng vào năm 1919 được Trung tướng Sir Eugene Fiset đề nghị lấy làm quốc hiệu và năm 1964 được Bác sĩ George Stanley đề nghị làm quốc kỳ. Trên thực tế, đoàn lực sĩ Canada tham dự Thế vận hội Olympic lấy làm phù hiệu từ năm 1904.

 

Tuy nhiên người giữ vai trò chủ yếu trong việc chọn mẫu quốc kỳ chính là John Matheson, Dân biểu Ontario và Tổng thư ký của Thủ tướng và đưa ra mẫu cờ một lá phong đỏ trên nền trắng ở giữa vi hai nền đỏ hai bên, dựa trên tuyên cáo năm 1921 của Vua George V công nhận hai màu đỏ và trắng là màu của Canada. Mẫu chiếc lá phong với 11 đỉnh đã được vẽ bởi Jacques St-Cyr còn kích thước cờ với nền trắng và đỏ được vẽ bởi bác sĩ Gunter Wyszecki.

 

Vào một chiều thứ sáu cuối thu 1964 Thủ tướng Lester B. Pearson gửi một thư khẩn cho Ken Donovan, Phụ tá Giám đốc Uỷ ban Triển lãm Quốc gia yêu cầu ông sáng hôm sau đem trình các mẫu cờ tại nhà Thủ tướng ở hồ Harrington và Donovan đã đưa ra ba mẫu đã được Uỷ ban chọn như trên. Thủ tướng không muốn xem trên mẫu vẽ mà yêu cầu may ngay ba lá cờ theo ba mẫu trên. Các chuyên viên được mời tới ngay lập tức gồm Jean Desrosiers và John Williams nhưng sau khi cắt xong lại không có thợ may nên phải nhờ con gái của Ken Donovan là Jan O’ Malley may giúp.

 

Ba lá cờ được đem ra Quốc hội và kết quả là mẫu của Bác sĩ George Stanley  đã được chọn làm quốc kỳ, thông qua bởi Quốc hội ngày 15.12.1964 rồi Thượng viện hai ngày sau đó và ngày 28-1-1965 Nữ hoàng Elizabeth II đã ký công nhận chính thức, rồi quốc kỳ được kéo tại đồi Quốc hội Ottawa ngày 15-2-1965 như ta đã biết ở trên.

 

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/68/Canada_flag_halifax_9_-04.JPG/220px-Canada_flag_halifax_9_-04.JPG

Ý nghĩa của lá Quốc kỳ 

Lá phong không những chỉ hiện diện trên quốc kỳ mà còn ở cả phù hiệu của quân đội Canada và là Quốc Thụ của Canada nữa vì lá phong tượng trưng cho sự mạnh mẽ và kiên cường. Lá phong vì vậy còn là phù hiệu của các tướng lãnh Canada. Có 10 loại phong chính tại Canada và tỉnh nào cũng có. Trong thiên nhiên, lá phong thường có 23 chĩa lá nhưng lá phong trên quốc kỳ chỉ có 11 chĩa. Toronto còn có một đội hockey nổi tiếng thế giới với tên là Toronto Maple Leafs.

Tôi tình cờ đọc thấy trên mạng ý kiến của một người Việt Nam trong nước chưa hề tới Canada phẩm bình về ngọn cờ lá phong như sau: “Tôi vẫn rất thích lá cờ của Canada. Nó rất hồn nhiên. Nó chỉ là một chiếc lá phong chín đỏ, thanh thản bay trong cơn gió se lạnh của một ngày nắng đẹp t́nh cờ.” (Mai Nam, nhà văn hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh)

Trang phục ô vuông màu lá phong /The Maple Leaf Tartan

Trang phục ô vuông màu lá phong cũng được coi là biểu hiệu cho Canada kể từ ngày 9-3-2011. Mẫu thiết kế này là của David Weiser vào năm 1964 để chun bị lễ kỷ niệm Bách niên Canada, gợi hứng từ sự thay đổi màu sắc lá phong theo mùa, màu xanh lục tượng trưng màu lá mùa hạ, màu vàng mùa thu, màu đỏ cuối thu và sau rốt màu nâu khi lá rụng trước mùa đông.

Mẫu ô vuông màu lá phong được sử dụng làm trang phục cho Trung đoàn Quân nhạc Hoàng gia, cho các Tiểu đoàn 2,3 và 4 và cho mọi công dân Canada trong những dịp đặc biệt như Ngày Canada 1 tháng 7 hay ngày Tartan 6 tháng 4.

The Maple Leaf Tartan

TẢN MẠN VỀ CÂY PHONG

 

 

 

The maple tree 

 

Cây phong với Canada

 

Cây phong được coi là Quốc thụ cuả Canada từ năm 1996 vì có sự gắn bó khắng khít với đất nước này. Cây phong trên trái đất có tới ít nhất 150 loại (Gennus Acer)

Nhưng chỉ có 13 loại là có nguồn gốc tự Bắc Mỹ và riêng Canada có 10 loại: phong đường, hắc phong, ngân phong, đại diệp, hồng phong, sơn phong, phong vằn, phong Douglas, phong bồ đào và phong Manitoba.

Phong giữ một vai trò đáng kể trong sự hình thành nước Canada và trong thương mại. Phong là nguồn cung cấp gỗ và mật phong (maple syrup)

 

 

 

Phong trong ngh thuật trang trí

 

Cây phong thường được trang trí tại gia dưới hình thức bonsai nhất là các loại phong Nhật bản, phong Montpellier.

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f6/Bonsai_Federahorn.jpg/220px-Bonsai_Federahorn.jpg

 

 

Phong trong du lịch

Cảnh trí rừng phong về muà thu với các lá đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ chen lẫn nhau rất đẹp mắt nên thường lôi cuốn các khách du lịch tới để thưởng ngọan và chụp hình hoặc vẽ tranh. Tại Nhật và Đại Hàn, cảnh đi xem lá phong đổi màu, gần xa nô nức yến oanh không kém gì mùa xuân đi xem hoa anh đào. Tại Bắc Mỹ nhất là các tiểu bang tiếp giáp với Canada như Wisconsin, Michigan, Vermont, New York, Maine, New Hampshire và Massachusetts cũng dập dìu tài tử giai nhân không kém gì bên Nhật và Đại Hàn. Tại Canada là xứ lạnh thì tỉnh nào cũng có rừng phong nhưng đẹp nhất là Quebec và miền trung Ontario.

Phần tôi từ khi sang Canada, ngay mùa thu đầu tiên 1975 dù còn đang vất vả với cuộc đổi đời phải đi lại từ đầu trong việc mưu sinh và lập nghiệp nhưng cũng đã hứng thú đi xem lá phong đổi sắc và từ đó không năm nào không đi ngắm “rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”. Câu thơ này nhiều bạn cũng như tôi đã thuộc làu từ khi học Kiều vào năm đệ tứ nhưng chỉ cảm thấy cái cảnh biệt ly não nùng của Kiều với Thúc Sinh trong cái đoạn:

          ...Người lên ngựa, kẻ chia bào

          Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

          Dặm hồng bụi cuốn chinh an

          Người đi đã khuất mấy ngàn dâu xanh...

Còn màu quan san như thế nào thật khó hình dung hay tưởng tượng ra được. Ngay cả những lúc đứng hiển hiện giữa rừng phong đỏ rực như màu máu, rồi tưởng tượng ra phải dứt áo chia tay với ai đấy thì mới thấm thía được các buồn vời vợi, cái buồn mênh mông, cái buồn như máu chảy ngừng trệ trong tim, cái buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn...

Với nhiều người trong đó có tôi, phong đẹp nhất là cuối tháng 11, khi đó rừng phong vẫn còn chút lá xanh, nhiều lá vàng và phần lớn là lá đỏ. Đứng xa mà ngắm thì không khác gì những tấm gấm sơn son thếp vàng đong đưa trong gió làm rực rỡ cả một bầu trời. Vào mùa thu, các mạch cung cấp nước và dinh dưỡng từ thân lên lá bị đóng lại khiến lá không quang hợp được và dần mất đi chất diệp lục. Khi đó, lá cây bắt đầu sản xuất ra anthocyanin khiến chúng chuyển qua màu đỏ.

Hồi đó mà muốn ngắm lá phong trong nước thì biết tìm đâu ra. Nhưng thật ra cây phong cũng có mặt tại Việt Nam, ở tại vài tỉnh miền Việt Bắc giáp giới với Tàu, tại miền cao nguyên Đà Lạt, hồ Tuyền Lâm và Lâm Đồng, Núi Bà. Mới đây, đầu năm 2018 người ta đã trồng thử cây phong tại Hà Nội và có nhiều triển vọng phong thích hợp thổ nhưỡng nơi này.

Phong Hà Nội - 2018

                                               Phong Hà Nội - 2018

 

                                      Phong Đà Lạt – Hồ Tuyền Lâm

 

                                           Phong Núi Bà - Lâm Đồng

                                  Phong tại Thác Niagara – Canada

 

                 Tranh Nguyễn Sơn: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

 

 

Mật phong

Phong là nguồn cung cấp nhựa phong để làm mật phong. Người ta muốn lấy nhưạ phong thì rạch vỏ cây phong để nó chảy ra vào một cái bô, bây giờ họ dùng túi nhựa thay thế, cứ khoảng 40 lít nhựa phong thì sau khi nấu lên, chế ra được chừng 1 lít mật phong (maple syrup).

Nhựa phong thường lấy khi cây phong đã được 30-40 tuổi và tiếp tục cho tới khi cây phong trăm tuổi. Mỗi mùa trung bình một cây phong tiết ra khoảng 35-40 lít nhựa, trung bình mỗi ngày chừng 12 lít. Mùa lấy nhựa thường là mùa xuân, kéo dài khoảng 4-8 tuần.

Năm đầu tiên tới Canada tôi đã đi xem cách lấy nhựa và thưởng thức tại chỗ nhựa phong, hơi sánh như mật ong nhưng loãng hơn nhiều và chỉ cảm thấy nhè nhẹ vị ngọt chứ không đậm đà.

 

Thành phần cấu tạo mật phong

Nutritional value per 100 g (3.5 oz)

Energy

1.088 kJ (260 kcal)

Carbohydrates

67 g

Sugars

60,4

Fat

0,06 g

Protein

0,04 g

Vitamins

Quantity

%DV

Thiamine (B1)

6%

0,066 mg

Riboflavin (B2)

106%

1,27 mg

Niacin (B3)

1%

0,081 mg

Pantothenic acid (B5)

1%

0,036 mg

Vitamin B6

0%

0,002 mg

 

 

Choline

0%

1,6 mg

 

 

 

 

Calcium

10%

102 mg

Iron

1%

0,11 mg

Magnesium

6%

21 mg


Manganese

138%

2,908 mg

Phosphorus

0%

2 mg

Potassium

5%

212 mg

Sodium

1%

12 mg

Zinc

15%

1,47 mg

 

 

Water

32,4 g

 

Cho tới thập niên 1930, Hoa Kỳ sản xuất mật phong nhiều nhất trên thế giới, nhưng sau thập niên 1990 ngôi bá chủ thuộc về Canada với số lượng hơn 80% của toàn thế giới, sản xuất khoảng 73 triệu lít năm 2016, phần lớn là từ Quebec với số lượng chừng 70% của toàn cầu. Cũng năm 2016 Canada xuất cảng CAD 362 triệu. Tại Hoa Kỳ, tiểu bang sản xuất nhiều mật phong nhất là Vermont, năm 2013 là 5 triệu lít, tiếp theo là New York 2,2 triệu lít, Maine 1,7 triệu lít, còn các tiểu bang Wisconsin, Ohio, New Hampshire, Michigan, Pennsylvania, Massachusetts và Connecticut chừng 1 triệu lít.

Kỹ nghệ gỗ phong

Phong được dùng làm gỗ trong nhiều vật dụng nhất là loại phong đường vì gỗ rất cứng chắc. Gỗ phong được dùng làm sàn chơi bowling, làm cán vợt baseball, làm cung nỏ, làm các đồ trang trí trong nhà hay ngoài vườn, làm bàn ghế, làm các bộ phận của đàn violin, viola, cello. Double bass, đàn guitar điện, riêng một thời thịnh hành để làm trống và dùi trống nhưng dần dà được thay thế bởi gỗ birch. Gỗ phong cũng được dùng để làm giấy với phẩm chất cao. Thêm nữa phong còn gián tiếp góp phần vào việc làm mật ong vì hoa phong nở sớm vào đầu xuân, đã là nhụy nuôi sống ong mật trong khi các loài hoa khác chưa nở.

PHONG TRONG THƠ ĐƯỜNG

 

Thơ Đường thiên về tả cảnh thiên nhiên trong đó tác giả thường gửi gấm tâm tình của mình vào cảnh vật.

Thiên nhiên trong thơ Đường thường là rừng núi, suối đồi bao la rồi khi tầm mắt thi nhân thu gần lại để thưởng ngọan là các hoa viên, vườn tược cho nên trong thơ tràn đầy các loại hoa mai- lan- cúc- trúc hoặc đào tơ-sen ngó, phong-hoa-tuyết-nguyệt còn trong chốn sơn lâm cùng cốc thì các cây thường hiện ra là tùng bách hay dương liễu.

 

Cây phong cũng chiếm cứ môt diện tích khá lớn của Trung quốc, tạo thành những rừng ngút ngàn chẳng kém gì bên Bắc Mỹ nhưng lại không chiếm cứ được cõi lòng của các nhà thơ Đường vì thơ về phong rất hiếm hoi.

 

Ngay cả trăm bài thơ đường luật chữ Hán của Nguyễn Du cũng không hề có một đề tài hay một chữ nào về cây phong mặc dầu ông đã có câu thơ trác tuyệt Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

 

Trong thơ Đường tôi chỉ kiếm được ba tác giả có đả động tới cây phong một cách qua loa như thể cái khung của một tấm hình hay bức tranh.

Một người là Đỗ Phủ, ông rất thích mùa thu, đã cảm hứng làm tới tám bài Thu Hứng nhưng chỉ có một bài nói tới cây phong dưới đây:

 

THU HỨNG Kỳ I                ĐỖ PHỦ                  Bản dịch của PHAN HUY VỊNH

 

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm       Lác đác rừng phong hạt móc sa

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm                 Ngàn non hiu hắt, khí thu mờ

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng       Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm

Tái thượng phong vân tiếp địa âm         Mặt đất mây đùn cửa ải xa

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ             Khóm cúc tuôn rơi dòng lệ cũ

Cô chu nhật hệ cố viên tâm                   Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

Hàn y xứ xứ thôi đao xích                     Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.           Thành Bạch dồn châm bóng ác tà.

 

Tác giả thứ hai là Đới Thúc Luân, khi đi qua miếu Tam-Lư thờ Khuất Nguyên đã tự trầm tại bến Mịch La, cảm khái viết bài thơ:

 

 

TAM LƯ MIẾU         ĐỚI THÚC LUÂN               Bản dịch HOÀNG XUÂN THẢO

 

Nguyên, Tương lưu bt tận                             Nguyên, Tương trôi trôi mãi

Khuất tử oán hà thâm                           Khuất Nguyên hận khôn cùng

Nhật mộ thu phong khởi                       Trời chiều thu nổi gió

Tiêu tiêu phong thụ lâm                        Hiu hắt khắp rừng phong.

 

Tác giả thứ ba là Trương Kế trong bài thơ Phong kiều dạ bạc/Đêm đậu thuyền Phong Kiều

 

PHONG KIỀU DẠ BẠC                                      Bản dịch HOÀNG XUÂN THẢO

 

Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên            Trăng lặn, quạ kêu, sương khắp miền

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên          Cầu phong, lửa bến, giấc buồn tênh

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự                 Cô Tô ngoài trấn Hàn San Tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền    Chuông đánh nửa đêm vẳng tới thuyền.

 

Chú thích:

 

Theo nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch th́ ở Trung Quốc, "Bản Đường thi tam bách thủ, Tân Cương, 1997, chú rằng, “Sầu miên: chỉ hoài trước lữ sầu thảng tại thuyền thượng đích du nhân”(Sầu miên: chỉ người du khách mang nỗi sầu lữ thứ nằm thao thức trên thuyền). Bản Đường thi tam bách thủ, Thượng Hải cổ tịch, 1999, th́ chú “Sầu miên: dạ sầu bất miên chi nhân” (Sầu miên: chỉ người đêm buồn sầu không ngủ được)

 

Tuy nhiên có thi nhân trong thời nhà Thanh là Vương Sĩ Trinh, bút hiệu Vương Ngư Dương đã từ bài thơ của Trương Kế cảm hứng đề thơ tại chùa hai bài tứ tuyệt.

 

Nguyên chú:

(Sĩ Trinh cùng anh Lễ Cát đi thuyền vào đất Ngô, đậu bến Phong Kiều. Đêm tối mưa gió đầy trời, vén áo mang guốc, đốt đuốc lên bờ, đến cổng chùa đề thơ hai bài tuyệt cú rồi đi. Cuồng sĩ một thời.)

 

DẠ VŨ ĐỀ HÀN SAN TỰ - KỲ I                         HOÀNG XUÂN THẢO dịch


Nhật mộ đông đường chính lạc triều               Chiều tối thuỷ triều xuống bãi đông
Cô bồng bạc xứ vũ tiêu tiêu                             Thuyền neo một chiếc xứ mưa giăng
Sơ chung dạ hỏa Hàn San tự                           Chuông đêm, lửa bến, Hàn San Tự
Kư quá Ngô phong đệ kỷ kiều.                         Nhớ tới cầu phong đã ghé sang.

DẠ VŨ ĐỀ HÀN SAN TỰ – KỲ II                       HOÀNG XUÂN THẢO dịch

 

Phong diệp tiêu tiêu thủy dịch không      Hiu hắt rừng phong, bến vắng hoang

Ly cư thiên lư trướng nan đồng              Xa quê ngàn dặm nhớ khôn cùng
Thập niên cựu ước Giang Nam mộng           Giang Nam hẹn cũ, mười năm mộng
Độc thính Hàn San bán dạ chung           Đêm quạnh Hàn San vẳng tiếng chuông

 

 

 

 

Nhà thơ nổi tiếng Nhà Minh - Cao Khải [1336-1374] cũng từng cảm khái, viết bài thơ:

 

PHONG KIỀU THI                                           HOÀNG XUÂN THẢO dịch

 

Họa kiều tam bách ánh giang thành,      Ba trăm cầu đẹp chiếu sông xanh

Thi lư Phong Kiều độc hữu danh;           Thơ chỉ Phong Kiều được nổi danh

Kỷ độ kinh qua ức Trương Kế,               Từng lại nhiều lần, nhớ Trương Kế

Ô đề, nguyệt lạc hựu chung thanh.”       Quạ kêu, trăng lặn, tiếng chuông thanh.

 

Du khách thăm chùa thường t́m đến lầu chuông để tận mắt nh́n chuông trong Phong Kiều Dạ Bạc. Đáng tiếc là chiếc chuông được đúc vào thời Sơ Đường đă không c̣n giữ được. Đến thời Gia Tĩnh nhà Minh chùa được trùng tu và xây thêm lầu chuông mới, cùng lúc đúc lại chiếc đại hồng chung, về sau chuông bị lưu lạc sang đất Nhật.

Ngày nay, khi đến Hàn San Tự ta sẽ thấy treo tại lầu chuông một chiếc chuông cao quá đầu người, chu vi phải ba người ôm mới kín, thật xứng với tên gọi là “đại hồng chung”. Hỏi ra mới biết đây chỉ là chiếc chuông được phục chế vào năm Quang Tự thứ 30 đời nhà Thanh theo mẫu của chiếc chuông đúc từ đời Gia Tĩnh.

Mặc dầu vậy,chuông nào đi nữa th́ vẫn không làm nhạt đi ḷng ngưỡng mộ của con người với tiếng chuông Hàn San Tự. Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc vẫn được coi là một trong những bài thơ hay nhất trong thơ Đường và cũng được dịch ra tiếng Việt nhiều nhất.

Nhà văn Trung Quốc Khang Hữu Vi đă từng chua xót vì chuyện cái chuông nguyên thủy đã bị lạc sang Nhật:

Chung thanh dĩ độ hải vân đông           Tiếng chuông vọng tự tít trời đông

 Lănh tận Hàn San cổ tự Phong.”           Buốt tận Hàn San tới rặng phong

 

P

Phong kiều dạ bạc – Hàn San Tự

 

Tham luận của Từ Uyên

 

Lá cờ nền trắng với lá cây phong xuất hiện chính thức năm 1967 và là lần đầu tiên góp mặt với Thế giới qua Hội chợ quốc tế do thành phố Montreal trên đảo nhân tạo St Hélène mang tên Expo 67 Terre des hommes. Trước khi trở về nước sau một năm du học tôi đă có dịp tham dự cuộc triển lăm danh tiếng này. Và cũng từ ngày đó lá cờ cây phong có chỗ đứng trên trưng quốc tế. Nhớ lại trong khi là một thành viên của y hội Quốc tế Đ́nh chiến năm 1954 tại Việt Nam, Canada c̣n mang màu cờ cũ.

 

Anh bạn tôi nhân nhắc tới quốc kỳ Canada qua các thời đại nhưng anh cũng nhân ngắm lá cờ mầu trắng mang lá phong là cờ Canada 11 nhánh  hiện nay nên cũng đă giúp các khách phương xa biết tới cảnh đẹp của nước khi muà thu lá rụng cũng như hương vị của nhựa cây phong được coi như Sirop d’erable đặc sản của xứ này và theo tôi bài này anh viết v́ lá phong và cây phong gợi nhiều trong thi hứng của con người thơ của anh.

Ba bài thơ Đường anh nhắc tới nhất là Phong Kiều dạ bạc cũng đă là đề tài các thi sĩ nhắc nhở tới nhiều và anh cố Bác sĩ Lê Du Khương cũng đă tới tận nơi chụp h́nh và ca tụng, nhưng rất tiếc anh Khương không diễn tả nổi cảm tưởng như những thi nhân gốc Y sĩ như Bát Sách Nguyễn Thanh B́nh, Tiểu Quỳnh ( cố nữ bác sĩ Hoàng ngọc Quỳnh ) và anh bạn Hoàng Xuân Thảo.

Riêng tôi đọc thơ Trương Kế cũng rất kính phục nhưng không biết làm thơ nên chỉ ghi nhớ mà thôi.

Nhưng trở lại với đề tài chính về Quốc kỳ tôi nghĩ đây là một biểu hiệu cho lịch sử một nước qua các màu sắc của lá cờ nhiều khi biến chuyển qua lịch sử của mỗi nước.

Màu sắc thường qua quang phổ VIBUJOR tạo thành màu trắng ngoại trừ màu chàm Indigo, xanh lam, xanh lá cây, vàng nhạt, vàng xẫm và nhất là màu đỏ nhiều nhất. Nhưng thêm vào đó ta thấy màu đen trong khá nhiều lá cờ khác tại Âu châu như Đức và Bỉ. Cờ tại Phi châu màu đen được nhận thấy rất nhiều.

Trong vài lời tham luận thô thiển tôi chỉ nhắc tới lá cờ của chúng ta và vài nước liên hệ với lịch sử Việt Nam.

Bàn về cờ của chính nuớc Việt chúng ta và cờ cuả các nước có nhiều liên hệ từ bạn tới thù của chúng ta tôi nghĩ cũng nên tŕnh bày để tùy theo cảm tưởng của quư bạn.Theo một số sử gia, từ trước tới nay trước khi lá cờ máu ra đời nước chúng ta từ khi Hai bà Trưng làm cách mạng hay khởi nghĩa cũng đă có hiệu kỳ. Các sử gia không nhắc tới chi tiết nhưng khi kể lại hai bà mặc áo vàng ra cầm quân ắt phải có cờ hiệu và chắc chắn là lá cờ vàng, và từ đó mỗi lần khởi nghĩa chắc chắn lá cờ vàng phải là tượng trưng cho tinh thần đuổi ngoại xâm.

Theo tài liệu trong Wikepedia cờ vàng từ xưa c̣n thêm trên nền vàng c̣n ghi hay hai chữ nho ghi nhận một triều đại nhưng tôi tra cứu trong các cuốn sử của Trần Trọng Kim và Phạm Văn Sơn không thấy các tài liệu về cờ có chữ mang tên các thời độc lập trước khi có cờ Long tinh mà tôi được trông thấy và được chào khi học trung học.

Qua nhiều tài liệu trên mạng quả nhiên màu cờ nước Việt chúng ta luôn có màu vàng là chính, các cờ khâm sai, kinh lược hay các chủ khảo thường chỉ nêu thêm chức vụ. Rất tiếc các bậc tiền bối của chúng ta khi vào triều kiến vua cuối cùng cũng không cho biết khi vua Bảo Đại hồi loan năm 1932 lá cờ thời Khải Định trước đó là ǵ. Sau đó cờ Long tinh Vàng hai biên trên nền đỏ đă xuất hiện và từ đó tôi mới được biết đó là cờ của triều Nguyễn dưới thời Pháp thuộc.

Đi tìm kiếm xa hơn được biết trong thời độc lập mỗi triều đại thường dùng nền tảng cờ màu vàng và ghi chữ trên cờ tên triều đại đương thi và cờ thường có trang trí đuôi nheo chung quanh và như vậy tới nhà Hậu Lê chúng ta không có quốc kỳ mà chỉ có cờ của các triều đại. Phải chờ sau cuộc Đại thắng của Quang Trung lúc đó cờ Việt Nam thống nhất mới ra đời với Nền vàng và chính giữa là một ṿng tṛn đỏ, phải chăng đây là tượng trưng cho sức mạnh xuất phát từ Việt Nam khiến Bắc phương kính nể.

Sau đó khi vua Gia Long thắng Tây Sơn cờ Việt Nam lại đổi ngược nên chính màu đỏ và ṿng tṛn lại đổi qua màu vàng. Ư nghiă này nhằm tôn trọng tính hoà hiếu chăng. Và cũng theo các tài liệu đó chính Minh mạng khi đổi tên nước là Đại Nam dùng cờ mới nền vàng thêm hai chữ Đại Nam nằm ngang.

Và Thành Thái khi lên ngôi đă đưa ra lá cờ vàng ba sọc đỏ với ư tưởng xét lại các hước và thống nhất ba kỳ.

Và sau đó cờ Long tinh, cờ quẻ ly và trở li cờ vàng ba sọc đỏ do Hoạ sĩ Lê văn Đệ vẽ kiểu khi thành lập Quốc gia Việt Nam năm 1948 và chúng ta người hải ngoại thường khi sử dụng trong các buổi lễ thường coi là cờ Việt Nam Cộng hoà.

Tuy nhiên trên đây chỉ là các cuộc bàn căi không chính thức về lá cờ Việt Nam qua các thời đại.

Trái lại lá cờ máu nền đỏ với năm cánh sao vàng hiện nay do V.M. mang lại và nay coi như cờ của Việt Nam Xă hội chủ nghĩa cũng có những nguồn lịch sử khác nhau. Việt cộng cho rằng nền đỏ là chủ nghĩa cộng sản c̣n sao vàng năm cánh tượng trưng năm giới trong thành phần sĩ, nông, công, thương nay thêm binh cho đủ năm loại. Có thuyết cho rằng ngay từ năm 1927 khi Mao trạch Đông chưa làm lănh tụ Trung Hoa cộng hoà quốc có lá đảng kỳ nền Đỏ giữa có sao vàng năm cánh và trung tâm là h́nh búa liềm đen. Sau đó họ Mao khi thống nhất Trung Quốc và chưa kỹ nghệ hoá đất Trung hoa đă bỏ lá cớ này và thay thế vào năm 1949 lá cớ nền đỏ với một sao vàng lớn tượng trưng cho Hán tộc, cùng bốn sao vàng nhỏ ngày 1-10-1949. Họ giải thích Sao vàng lớn là Hán tộc tập hợp bốn sắc dân Măn, Mông, Hồi, và Tạng mà lần lần từ năm 1949 đảng Cộng sản Trung hoa đă chiếm cả các đất Măn Châu, Nội Mông, Tân cương và Tây tạng.

Và cũng nên nhớ khi chưa thống nhất nước Tàu cờ Hồng quân Trung hoa lại là cờ đỏ với ngôi sao đỏ 5 cánh có vành vàng bao quanh. Và cờ đảng Cộng Sản Phúc Kiến in hệt cờ vàng sao đỏ năm cánh của Việt cộng ngày nay. Việt cộng cho biết Nguyễn hữu Tiến nào đó đă vẽ lá cờ này, nhưng Cán bộ Nguyễn hữu Tiến là ai mà từ lâu không ai biết đến?

Trong khi đó Trung Hoa Dân quốc vẫn giữ nguyên lá cờ từ thời Tôn Trung Sơn“Thanh Thiên, Bạch Nhật, măn Điạ Hồng” tượng trưng cho  ánh sáng mặt trời  trên đất nước Trung Hoa và cho ba chữ Dân tộc, Dân quyền, Dân sinh nay còn phát triển dù đã phải rút về Đài loan.

Cũng nên t́m hiểu ư nghĩa của vài nước đă ít nhiều gây ảnh hưởng trên nưóc chúng ta. Ngoài Trung Hoa luôn luôn nhóm ngó đất nưc chúng ta, nước Pháp cũng chiếm đóng nước ta từ 1858 và lá cờ Pháp ba màu xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho Tự Do, Công bằng và Bác Ái phát sinh từ 1789 cũng thay đối tượng trưng khi thua trận Thế chiến và đổi qua Cần Lao, Gia đ́nh và Tổ quốc khi Thống chế Pétain kư hàng ước trước Đc Quốc xă.  Nước Hoa kỳ cũng can dự vào cuộc chiến Việt Nam và hậu quả sau cùng rút lui bỏ rơi đồng minh được coi là thành tŕ chống cộng và tạo vết nhơ trên lá cờ 13 vạch ngang tượng trưng cho 13 địa phương lập quốc và 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại.

Bài đă dài xin tạm chấm dứt và xin tr lại với Hoàng xuân Thảo và thi hứng khi ngắm cờ lá Phong và nhắc tới các bài thơ Đường anh đang đắc ư.