Vài lời nói trước:


    Nói về sự ác th́ thật là mung lung, vừa mơ hồ vừa rơ ràng lại rộng lớn thành thử để vấn đề bàn luận được dễ dàng, chúng tôi tóm gọn giới hạn trong phạm vi tôn giáo. V́ tôn giáo là đạo, là đường, tức con đường vạch ra để cho mọi người đi và sống theo. Nó như kim chỉ nam cho chúng ta biết đâu là thiện đâu là ác, chính tà phân minh. Do đó tôn giáo mới có khả năng nói về tội lỗi, sự ác sự thiện một cách rơ ràng và nhất định. Tất cả những phạm trù về kinh tế chính trị và văn hóa hay cả khoa học đều biến đổi theo thời gian, hoàn cảnh và cả chính con người nên thiện ác cũng v́ thế có thể đổi thay.


     Cũng v́ vấn đề sự ác khá rộng lớn, nên khi bàn căi, quí anh có thể giới hạn vào một loại tội ác nào đó, chẳng hạn tội giết người/phá thai, tội dâm dục/đồng t́nh luyến ái v.v..
     Mời quí niên trưởng và anh em đọc bài dưới này và góp ư bàn luận để vấn đề được sáng tỏ. Những ư kiến trái chiều cũng xin được chấp nhận và hoan nghênh. Rất cám ơn.

Cũng có thể nghe qua YouTub: https://www.youtube.com/watch?v=H6obJkP0Q-Y
     NTC


*****************

 

Vẻ đẹp huy hoàng lộng lẫy của thiên nhiên và những kỳ quan của thế giới cho thấy chắc chắn phải có sự can thiệp của bàn tay diệu huyền đầy t́nh thương yêu nào đó. Nhưng h́nh ảnh đẹp đẽ huy hoàng ấy đă bị cái ác biến thành cảnh bi thương khốn cùng. Sự ác đó đến từ đâu? Thiên Chúa không thể dẹp bỏ nó được sao? Nó có tự ngừng được không?


Tại sao thế giới hiện tại ngày nay lại gây ra đủ mọi sự ác, những cảnh giệt chủng, khủng bố, tàn sát tập thể, tra tấn giết người hàng loạt? Tại sao những cuộc chiến vô nghĩa luôn luôn hoành hành đây đó trên khắp thế giới, ngày càng tồi tệ, lấy đi biết bao nhiêu là mạng người vốn đă nghèo khổ khốn cực và lầm than tuyệt vọng?


Trăm năm trước, t́nh trạng tàn ác đó đă gia tăng khiến cho cả hàng trăm triệu người chết, hàng tỷ người c̣n sống sót th́ lâm cảnh nghèo khổ khốn cùng, trở thành nô lệ về cả chính trị lẫn kinh tế.


Không cần biết sự ác ấy đă gây ra chiến tranh thế nào, đă có những âm mưu ǵ; t́nh trạng vô chính phủ và hiện t́nh xă hội xuống cấp đă bị chỉ trích nặng nề nhưng chẳng thấy có một chút ǵ thay đổi để t́nh trạng trở nên khá hơn. Trái lại, nhiều quyền lực hơn lại thấy xuất hiện để tàn phá thế giới, t́nh trạng giệt chủng xem ra ngày càng lớn mạnh.


Tâm tư con người lại biến đổi. Điều mà trước đây họ coi là tội ác ghê tởm và vô luân th́ nay được chấp nhân. Một bài trong Facebook của nhà truyền thông  Dwight Longenecker đă mổ tả t́nh trạng này như sau: “Trước tiên là chúng ta đă bỏ qua, không để ư đến sự ác. Rồi chúng ta cho phép nó xẩy ra. Hợp thức hóa nó. Chúng ta cổ vơ nó. Chúng ta ca tụng chúc mừng nó. Rồi chúng ta lại truy tố những người gọi nó là sự ác.”


Hiển nhiên là chúng ta đang đi đến mức mà tiên tri Isaiah đă nói: “Khốn thay những kẻ bảo cái tốt là xấu, cái xấu là tốt, những kẻ biến tối thành sáng, sáng thành tối, biến cay đắng thành ngọt ngào, ngọt ngào thành cay đắng. Khốn thay những kẻ coi ḿnh là khôn ngoan và cho ḿnh là thông minh!” (Is 5:20-21).


Một thí dụ rơ ràng nhất là hành động Phá Thai. Vào thập niên 1950 và 60, phá thai là phi nhân, phi pháp. Giết một hài nhi vừa thụ thai trong bụng mẹ th́ không thể tưởng tượng được. Là sát nhân! Công luận và lương tâm cộng đồng lúc đó tất cả đều coi sự sống của hài nhi trong bụng mẹ là thánh thiêng và rất mực kính trọng. Mọi người đều thi hành tư tưởng đó và coi đó là một trách nhiệm luân lư, tôn trọng nó cho đến khi chào đời. Nhưng nay tư tưởng đó đă thay đổi. Một đứa nhỏ trong bụng mẹ đă có trái tim sinh động giờ đây bị cho xuống cấp chỉ là một “tế bào của con người”có thể cắt bỏ, hủy hoại, rồi vất bỏ vào thùng rác không cần một nghi lễ nào cả.


Người ta đă tuyên bố và coi hành động đó là “quyền”, không một thắc mắc hay lương tâm cắn rứt. Thách thức của hành động tàn nhẫn đó đi đến độ phát ra thành lời “Hăy đem cái luật đó của quí vị ra khỏi con người tôi!” Điều phi pháp và vô luân đă trở thành hợp pháp và được chấp nhận ấy đă khiến cho hơn 60 triệu vụ phá thai xẩy ra ở Mỹ Quốc từ năm 1973. Và luật mới cũng cho phép phá / giết thai nhi dù ở giai đoạn cuối của thai kỳ.


Thánh Phaolo đă nói trước về t́nh trạng ác dữ gia tăng, đảo lộn trên dưới từ suy tư đến hành động, đang đẩy xă hội vào vực thẳm: “Anh hăy biết điều này: vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ  ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, ăn nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ân bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô t́nh, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt kiêu căng, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa; h́nh thức của đạo thánh th́ họ c̣n giữ, nhưng cái chính yếu th́ đă chối bỏ. Anh hăy xa lánh cả những người ấy”(2Tm 3:1-5)


Chúng ta đang sống những ngày đă được nói trước như vậy với đầy dẫy bực tức, ghét bỏ hận thù, ích kỷ, khủng khoảng tâm lư v́ sự ác! Và vấn đề rồi sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Tất cả sự ác đó từ đâu mà đến? Tại sao Thiên Chúa lại để cho nó hoành hành như vậy? Và cuối cùng nó sẽ kết thúc thế nào?

Tại sao lại có Sự Ác ?


Nhiều người vô thần nêu lư do họ không tin có Thiên Chúa v́ họ không thể hiểu nổi tại sao Thiên Chúa toàn năng và đầy t́nh thương yêu mà lại không ngăn cản chiến tranh, dẹp bỏ nỗi thống khổ và t́nh trạng bất công ở trần thế? Thiên Chúa đầy t́nh thương yêu đă tạo dựng nên con người giống như h́nh ảnh Thiên Chúa mà lại không kết thúc sự ác đi cho rồi? Thiên Chúa sao lỡ tàn nhẫn và mù quáng đến như vậy?


Những h́nh ảnh và những câu hỏi như vậy cũng đă từng thấy xuất hiện trong Kinh Thánh. Tiên tri Jeremiah đă từng thốt lên trong lời nguyện cầu: “Lạy Đức Chúa! Ngài quả là chính trực, con đâu dám tranh luận với Ngài, nhưng chỉ xin thưa về một vài phán quyết: Tại sao kẻ gian ác thịnh đạt trên đường đời, tại sao quân phản bội cứ b́nh an vô sự?”(Gr 12:1).


Ông Job cũng than trách tương tự như vậy: “Tại sao kẻ gian ác vẫn sống nhởn nhơ, càng về già chúng lại càng thêm của cải? Trước mặt chúng, ḍng dơi chúng đứng vững như bàn thạch, chúng thấy con thấy cháu ngay trước mặt ḿnh. Nhà cửa chúng yên ổn, không phải sợ hăi chi, ngọn roi Thiên Chúa không hề đụng tới” (G 21:7-9).


Trong Thánh Vịnh cũng thấy có vấn nại tương tự: “Đến bao giờ, lạy Chúa! Đến bao giờ bọn ác nhân cứ măi hỷ hoan?” (Tv 94:3).


Có lẽ chính chúng ta cũng cảm thấy bất b́nh. Thật bất công, trái lẽ công bằng khi sự ác cử nhởn nhơ tiến tới. Tất cả mọi triết gia, các tôn giáo và học giả đều nói về sự ác nhưng chưa thấy nơi nào đưa ra những giải đáp trực tiếp cho vấn đề. Kết thúc của tội ác là ǵ? Tội ác có kết thúc không? Hay tội ác sẽ thắng thế và kết thúc chúng ta?


Nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau đă cố gắng t́m hiểu lưỡng điểm đối nghịch này giữa Thiện và Ác nơi bản tính con người. Họ cố gắng cắt nghĩa vấn đề bằng nhiều cách khác nhau với những từ như ‘nhị nguyên luận’ hoặc ‘lực tiêu cực và tích cực’. Tôn giáo Đông Phương tŕnh bày những nguyên tắc này như những lực âm và dương (Yin & Yang) để điều ḥa cho cân bằng. Nhiều tư tưởng gia tôn giáo và thế tục đă đưa ra những lư thuyết để cắt nghĩa mặt tối của bản tính con người.


Nhưng đáp số cho những vấn nại thời đại này là ǵ?


Kinh Thánh đă đưa ra những trả lời rơ ràng, đáng tin cậy và thực tế cho những thắc mắc này. Những ai đă đọc và t́m hiểu cặn kẽ Kinh Thánh sẽ t́m ra được giải đáp và thời gian tính của cội nguồn, sự phát triển và kết thúc cuối cùng của sự ác. Giống như con người có lịch sử bắt đầu từ lúc tạo dựng loài người và kết thúc với số mệnh ở bên kia cuộc sống dương thế, sự ác cũng có một một lịch sử riêng của nó vậy.


Nguồn gốc và tương lai của Sự Ác

Trong Kinh Thánh từ “Sự Ác” được nhắc đến rất nhiều, cả hàng trăm lần. Ngoài ra c̣n có những danh từ đồng nghĩa tương đương khác như “kẻ gian ác”, “sự bất công” và “tội lỗi”..v.v… Nói chung, sự ác được nhắc tới đầy dẫy trong Kinh Thánh.


Vậy chúng ta học được ǵ ở sự ác?


Kinh Thánh cho biết sự ác xuất hiện từ lâu trước khi có loài người. Câu chuyện bắt đầu ở chỗ các thiên thần không vâng lời Thiên Chúa, đứng đầu là Lucifer. Tiên tri Isaiah kể lại, v́ kiêu căng, ngạo mạn, ta đây, không phục tùng Thiên Chúa rồi chống lại Người. Sự ác xuất hiện từ đó.
     “Hỡi Lucifer con của tinh tú rạng ngời, của b́nh minh sáng chói! Chẳng lẽ ngươi đă từ trời rơi xuống rồi sao? Này, kẻ chế ngự các dân tộc, ngươi đă bị hạ xuống đất rồi ư? Chính ngươi đă tự nhủ: ‘Ta sẽ lên trời, ta sẽ dựng ngai vàng của ta trên cả các v́ sao của Thiên Chúa; ta sẽ ngự trên núi Hội Ngộ, chốn bồng lai cực bắc. Ta sẽ vượt ngàn mây thẳm, sẽ nên như Đấng Tối Cao’
     “Nhưng ngươi lại phải nhào xuống âm phủ, xuống tận đáy vực sâu. Những kẻ thấy ngươi đều quan sát kỹ; họ nh́n thẳng vào ngươi:‘Phải chăng đây là con người đă từng làm rung chuyển cơi đất, từng làm cho các nước đảo điên, từng biến thế giới nên như sa mạc, làm cho các thành thị tan hoang, không mở cửa ngục cho kẻ bị giam cầm?’”(Is 14:12-17).


Một thế kỷ sau Isaiah, tiên tri Ezekiel đă nói về sự hư đốn tương đương như vậy của một thiên thần có cánh là Cherubin nơi ngai Thiên Chúa, được trạm trổ ở Ḥm Bia Giao Ước:

    “Ngươi là mẫu người tuyệt hảo đầy khôn ngoan và sinh đẹp tuyệt vời. Ngươi cư ngụ tại Eden, vườn của Thiên Chúa, áo của ngươi đính toàn đá quí: xính năo, hoàng ngọc, kim cương, kim lục thạch, mă năo có vân, vân thạch lam ngọc, hồng ngoc, bích ngọc; c̣n trống cơm và sáo của ngươi th́ được dát vàng. Tất cả đều sẵn sàng, ngày ngươi được sáng tạo.   
  “Ta đặt ngươi làm Cherubin chở che; ngươi ở trên núi thánh của Thiên Chúa, đi đi lại lại giữa than hồng rực lửa. Đường lối của ngươi chẳng có ǵ đáng trách từ ngày ngươi được
sáng tạo cho tới khi t́m thấy sự bất công ở nơi ngươi.
     “V́ làm ăn buôn bán thịnh đạt, nên ngươi chất đầy ḿnh bạo lực và tội lỗi. Bởi thế, Ta làm cho ngươi ra phàm tục, không cho ở trên núi của Thiên Chúa. Hỡi Cherubin chở che, Ta tiêu giệt ngươi khỏi chốn than hồng rực lửa.
     “Ngươi đem ḷng tự cao v́ vẻ đẹp của ḿnh, ngươi đă để cho vẻ huy hoàng rực rỡ làm hư hỏng sự khôn ngoan của ngươi. Ta quẳng ngươi xuống đất, Ta biến ngươi thành tṛ diễu cợt cho các vua.
     “V́ ngươi chồng chất tội lỗi, v́ ngươi buôn bán bất lương, nên các thánh điện của ngươi đă ra ô uế. Bởi thế, từ nơi ngươi, Ta phát ra một ngọn lửa thiêu rụi ngươi; Ta biến ngươi thành tro bụi trên mặt đất trước mắt mọi kẻ đang nh́n ngươi. Bất kỳ ai giữa muôn dân muôn nước xưa kia từng biết ngươi đều lấy làm kinh ngạc về chuyện đă xẩy ra cho ngươi; ngươi đă hóa ra đồ ghê tởm, măi măi ngươi sẽ không c̣n tồn tại” (Ed 28:12-19).

Thủ lănh thế giới và thần của thời đại này


Suy tưởng và hành động trái với Thiên Chúa và đường lối của Người chính là Sư Ác. Khởi đầu bởi Lucifer với sự kiêu căng tự cao tự đại coi ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa. Từ đó nảy sinh ra bất măn, Lucifer lên tiếng phê phán, công kích, tỏ vẻ đắng cay rồi phản loạn chống lại Thiên Chúa nhưng đă thất bại.


Thiên Chúa đă cho Lucifer và các thiên thần khác được tự do –hoặc là chọn đường lối của Thiên Chúa là T́nh Yêu đối với Thiên Chúa và đối với mọi người, hoặc là chiều theo tính ích kỷ tham lam của Lucifer và các thiên thần đồng bọn, sau này trở thành ma quỉ. Lucifer đă không nghe lời Chúa và trở thành Satan tức quỉ sứ ma vương, gian trá, đối nghịch và phản bội.


Sự phản loạn của Satan và bè lũ ma quỉ của hắn -gồm 1/3 các thiên thần- đă bị đánh lại và bị ném xuống trần gian: “Lại có điềm khác lạ xuất hiện trên trời: đó là một con rồng lớn, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện (biểu trưng quyền uy trên thế giới). Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời (ám chỉ các thiên thần) mà quăng xuống đất (Kh 12:3-4); Và trong Luca: Đức Giesu bảo các ông: Thầy đă thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống” (Lc 10:18).
      
Chúng ta cũng đă được nghe kể về một cuộc chiến tương lai ở trên trời (Kh 12:7-8), Satan và đồng bọn lại một lần nữa bị tống cổ xuống đất: “Con rồng lớn bị tống ra, đó là con rắn xưa mà người ta gọi là ma quỉ hay Satan, tên chuyên môn mê hoặc thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống đất cùng với nó (c.9).


Từ lúc nổi loạn đó, Satan mang ḷng thù hận Thiên Chúa và loài người, lũng loạn làm hư thế giới nên nó bị giữ lại. Nó nỗi điên lên và phá hủy mọi công tŕnh và kế hoạch của Thiên Chúa.


Loại gian ác này là thứ “thủ lănh thế giới,” “ông hoàng uy quyền ở trên không,” “loại quỉ vương / Beelzebub,” “Ác quỉ / Belial,” “ông tổ nói dối” và “thứ chuyên viên dụ dỗ.”

Thế giới mà chúng ta đang sống th́ thuộc phạm vi của Satan, ít nhất là cho đến nay. Thánh Phaolo đă kể cho chúng ta những điều mà bọn Satan đang tích cực hoạt động trong dân chúng trên khắp thế giới, nơi mà tâm trí con người bị ma quỉ làm cho mù ḷa, không c̣n biết tin biết sợ ánh sáng của Tin Mừng Chúa Kito vinh quang, h́nh ảnh của Thiên Chúa đang chiếu rọi trên chúng” (2Cr 4:4).


Thánh Phaolo cũng nhắc nhở những Kito hữu đă từng bị Satan phỉnh gạt và dẫn dắt –mà có lần bạn đă bước đi theo trào lưu của thế giới này, theo ông hoàng nắm quyền lực ở trên không, tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục. Tất cả chúng ta xưa kia cũng thuộc loại người đó, khi chúng ta buông thả theo các đam mê xác thịt, thi hành những ước muốn của xác thịt và trí khôn. Bẩm sinh chúng ta là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những kẻ khác” (Ep 2:2-3).


Khi Chúa Giesu bị ma quỉ cám dỗ (Lc 4), chúng ta thấy Satan như có “toàn quyền trên thế giới”, và hắn có thể hiến tất cả cho Chúa Giesu nếu Chúa chấp nhận thờ lạy nó. Nó c̣n tỏ ra có quyền năng hơn cả Thiên Chúa: “Đoạn ma quỉ mang Chúa lên đỉnh một ngọn núi cao và cho Chúa thấy toàn thể các vương quốc bên dưới trong một lúc rồi nói với Người ‘Tất cả uy quyền và của cải giầu sang này đều là của ta, ta muốn cho ai tùy ta. Vậy nếu Ngươi thờ lạy ta, tất cả mọi sự ấy sẽ thuộc về Ngươi’” (Lc 4:5-7).


Nhưng Chúa đă chối từ và quở trách nó. Nó bẻn bỏ đi không dám làm ǵ Chúa.


Sự Ác xâm nhập kinh nghiệm loài người

Trở lại câu chuyện nguồn gốc loài người, chúng ta thấy loài người được tạo dựng nên theo h́nh ảnh và đặc tính của Thiên Chúa: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh ḿnh; Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1:27). Con người được xếp riêng rẽ và có những đặc điểm và mục đích cao hơn những tạo vật khác. Con người có một t́nh liên đới đặc biệt với Thiên Chúa như là gia đ́nh của Thiên Chúa. Thiên Chúa đă đặt con người đầu tiên trong một môi trường lư tưởng gọi là Vườn Địa Đàng, cho phép họ quyền đặc biệt được tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa là đấng Sáng Tạo. Như sách Sáng Thế chương 2 cho biết, trong vườn có 2 cây. Hai cây này được dựng nên đều có mục đích. Chúa cắt nghĩa rơ ràng về hai cây này.


Đây chính là nơi Sự Ác bắt đầu xuất hiện trong Kinh Thánh. Một cây gọi là “Cây Biết Lành Biết Dữ”, một cây gọi là “Cây Hằng Sống”. Adam và Eva đă được dặn là có thể ăn trái của Cây Hằng Sống và những cây khác một cách tự do thoải mái. Nhưng nếu ăn trái Cây Biết Lành Biết Dữ th́ sẽ phải chết. Đó là lựa chọn của hai ông bà, hoặc ăn trái của cây này hay cây kia. Họ không thể chọn cả hai.


Cây Hằng Sống, hiển nhiên như tên gọi của nó, cho biết sẽ có sự sống muôn đời. C̣n cây biết lành biết dữ nghĩa là nếu ăn trái của nó th́ sẽ hiểu biết Thiện và Ác hay Lành và Dữ. Nó như thước do giúp ḿnh nhận ra đâu là xấu đâu là tốt trước một sự việc mà kết quả chưa chắc chắn.


Sau khi Thiên Chúa đă cắt nghĩa rơ ràng cho hai ông bà Adam và Eva rồi ra đi và để ư xem  họ sẽ thi hành thế nào.


Đến giờ phút này, một con rắn mà sách Khải Huyền 12:9 gọi là Satan Ác Quỉ ḅ vào vườn địa đàng, xuất hiện trước hai ông bà. Phạm vi hoạt động của Satan giờ này vẫn là thế giới. Nhớ tới lời Chúa đă nói với Adam và Eva, nó nhanh chóng nắm lấy cơ hội, phủ dụ hai ông bà coi rẻ lời Chúa căn dặn.


Nó c̣n cho rằng Thiên Chúa đă dấu hai ông bà điều mà chính nó cũng đang thèm muốn –trở thành Chúa và có hết mọi sự:“V́ Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác”(St 3:5). Satan đă không thể ḱm hăm được ḷng tham và thèm khát quyền lực.


Eva, có Adam đi theo, đă làm y chang điều mà Chúa nói với họ đừng làm. Họ đă ăn trái mà Chúa cấm. Tức th́ khốn khổ và tai họa đă đổ xuống trên đầu họ. Họ bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị tách ĺa không thể tiếp cận được với cây hằng sống. Họ bị xua đuổi vào thế giới của ác quỉ tội lỗi mà họ đă đi theo. Tội lỗi, ác quỉ phát sinh từ đó: “V́ một người duy nhất mà tội lỗi đă xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết. Như thế sự chết đă lan tràn đến mọi người, bởi v́ mọi người đă phạm tội” (Rm 5:12).


Chúng ta, v́ thế, đă thừa hưởng sự chết và tất cả những ǵ xấu xa đem đến sự chết.


Thế giới mà Adam và Eva chọn và bị lưu đầy không phải là địa đàng mà họ đă có.  Chẳng mấy chốc nó đă bị tàn phá v́ vô vàn tội lỗi và bạo động. Con đầu ḷng của Adam và Eva là Cain đă giết em ḿnh là Abel. Thế giới này kéo dài được chứng 1600 năm cho đến vụ đại hồng thủy thời ông Noah. Ước tính thời kỳ đó là: “Đức Chúa thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều, và suốt ngày ḷng nó chỉ toan tính những ư định xấu. Đức Chúa hối hận v́ đă làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong ḷng” (St 6:5-6).


Thiên Chúa đối sử với tội ác của ngày đó theo như phán quyết của Thiên Chúa. Nạn hồng thủy mà Người đưa ra đă khiến loài người giảm sút chỉ c̣n 8 người. Tuy nhiên Người không chủ ư hủy bỏ tất cả tội ác ra khỏi trần thế lúc bấy giờ. Gia đ́nh ông Noah phát triển lớn lên chẳng bao lâu đă lan tràn khắp thế giới, và rồi lại bị ảnh hưởng nặng nề do tinh thần ác quỉ của tội lỗi! Lịch sử của thế giới trần thế, -theo nguồn Kinh Thánh và thế tục- là một lịch sử đầy đau thương khốn khổ triền miên do chiến tranh và tội ác không  thể hiểu được cũng như hiểu được. Một tranh luận triền niên không bao giờ hết.


Thiên Chúa có để ư đến không?

Thiên Chúa thực sự là đấng đầy quyền năng vạn thế có thể hủy bỏ tội ác bất cứ lúc nào. Nhưng việc này lại trái với lư do Người cho phép nó hiện hữu và tự do. Mục đích của Thiên Chúa khi tạo dựng nên loài người là để họ hoàn toàn tự do chọn lựa giữa thiện và ác cùng với những hậu quả do việc chọn lựa của họ. Khi quỉ Satan cám dỗ xô đẩy con người vào đầm lầy tội lỗi sẽ sinh ra muôn vàn ác tính quỉ ma nếu con người từ chối sự giúp đỡ của Thiên Chúa.


Thiên Chúa sẽ chỉ cho phép ác quỉ tồn tại trong một thời gian nhất định cho đến khi mục đich của Người hoàn thành trọn vẹn.


Thiên Chúa chắc chắn là có để ư đến những điều mà bạn và tôi thấy trong thế giới, là nhà và gia đ́nh của chúng ta. Chúa Giesu Kito đă đến trần thế tự mang lấy xác thịt phàm trần là h́nh phạt của sự chết và đau khổ do ác quỉ tạo nên –đối với những ai thực ḷng thống hối, biết từ bỏ sự ác vâng theo điều thiện. Chúa Giesu sẽ trở lại để sắp đặt thế giới cho ngay thẳng.


Sự thống trị của Satan bị bẻ gẫy khi hắn phá hủy những điều Thiên Chúa đang làm. Nhưng, chắc chắn là hắn không thể phá được mục đích của Thiên Chúa. Và sự thống trị cũng như tội ác của Satan sớm muộn rồi sẽ kết thúc!


Chúa Giesu trở lại trần thế để sắp đặt và chỉnh đốn lại Vương Quốc của Người. Theo như bản mẫu về cầu nguyện là kinh Lạy Cha mà Chúa Kito đă dạy các môn đệ của Người như trong Tin Mừng Mathieu 6:9-13. Người biểu chúng ta phải cầu nguyện đều đặn và liên lỷ cho“Nước Chúa trị đến”. Vương quốc đó đang đến và sẽ loại bỏ Satan ra khỏi quyền lực của thế giới. Trong cùng một kinh nguyện đó Chúa đă nhấn mạnh biểu chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa “cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ”. Chúng ta cũng cầu nguyện xin Chúa che chở khỏi sa chước cám dỗ của ma quỉ.


Satan và bè lũ ma quỉ sẽ bị giam cầm 1,000 năm rồi sẽ được phóng thích trong một thời gian ngắn trong khi quyền lực chính đáng của Chúa Kito ngự trị trên trên thế giới muôn đời (Kh 20:1-3) –Và lại nữa, cuối cùng th́ mục đích của Thiên Chúa được hoàn thành hầu giúp dân chúng học được những bài học và trưởng thành trong những cơn cám dỗ của xác thịt và trần thế.


Ngày của Satan sẽ kết thúc khi nó và bè lũ bị ném vào vực thẳm hỏa thiêu (Kh 20:7-10; Mt 25:41). Sau hết tất cả những ai cuối cùng vẫn chọn đường lối của ác quỉ, tiếp tục từ chối Thiên Chúa không chịu ăn năn thống hối th́ sẽ bị phạt tiêu giệt trong hồ lửa (Kh 20:13-15; 21:8). Ác quỉ lúc đó không c̣n nữa.


Bấy giờ chúng ta sẽ nghe nói:“Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ, sẽ không c̣n sự chết, không c̣n phiền muộn, than khóc, đau khổ, v́ những điều cũ đă biến mất”(Kh21:4)
Đúng vậy, Thiên Chúa đă để ư ngó mắt nh́n! Tất cả ác quỉ tội lỗi và những thống khổ do chúng gây ra sẽ tiêu tan. Đường đi đến cây hằng sống được mở rộng (Kh 2:7; 22:1-3, 14).

C̣n ǵ nữa? Tất cả mọi nỗi tang thương khổ ải do ma quỉ thời nay tạo ra đều đi đến một viễn cảnh kết thúc hoàn hảo. Xấu xa tàn tệ như chúng có. Thánh Phaolo đă nói: “V́ tôi nghĩ rằng những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta” (Rm 8:18). Sau chót, tất cả mọi dân tộc đang phải gánh chịu cuộc sống hiện tại đều sẽ xứng đáng được thưởng v́ nỗi khổ cực đó.


Ác Quỉ cuối cùng sẽ qua đi và qua đi măi măi. Thiên Chúa đang cấp bách tăng nhịp tiến đến thời gian tuyệt hảo ấy!


Fleming Island, Florida
March 16, 2021
NTC