Chương 41

 

 

NHẤT NHẬT TẠI TÙ THIÊN THU TẠI NGOẠI

CHẾ ĐỘ TÙ ĐÀY TRONG THỜI PHÁP THUỘC

 

 

 

Nguyễn Đình Thi, từng hoạt động cho Việt Minh thời bí mật trong hội Văn hóa Cứu quốc, kể lại trong một phiên họp ông hứng chí bảo với Văn Cao và Đỗ Nhuận :

 “ Bọn mình phải làm một cái gì để góp sức tiếp tay cho Việt Minh chứ. Tôi đề nghị hôm nay mỗi người phải soạn xong một bản nhạc với nội dung kich thích tinh thần hoạt động của các cán bộ trong mặt trận Việt Minh.”

 

Cả ba người cùng đồng ý và ngày hôm sau mỗi người đều sáng tác được một bản nhạc. Của Đỗ Nhuận là “ Nhớ chiến khu ”, của Văn Cao là “ Tiến quân ca ” với câu đầu là “ Đoàn quân Việt Minh đi sao vàng phấp phới”, của Nguyễn Đình Thi là Diệt Phát

xít ». Bài của Văn Cao sau Cách mạng tháng tám trở thành quốc ca. Bài Diệt Phát Xít của Nguyễn Đình Thi trong ngày Tổng biểu tình tại nhà Hát Lớn Hà Nội ngày 19.8.1945 đã được hát sau bài Tiến quân ca của Văn Cao. Trong bài Diệt Phát Xít tới giờ tôi chỉ còn nhớ loáng thoáng vài câu,”... Loài phát xít cướp thóc lúa, cướp đời sống dân mình...Nào nhà tù, nào trại giam biết bao nhiêu nhục hình. Đồng bào quyết tâm vùng lên...”

Ca từ trong bài Diệt Phát Xít khiến tôi hồi đó còn nhỏ nên ngây ngô nghĩ rằng chỉ có dưới chế độ thực dân và phát xít mới có nhà tù nhiều với  đầy các cực hình thôi nên Nguyễn Đình Thi mới kể tội chúng ra và sau đó bài này còn được lấy làm bản ĐÀI CA của đài Tiếng Nói Việt Nam trong 50 năm.

 

Thật ra tại mỗi quốc gia đều phải có nhà tù để giam giữ các phạm nhân, chỉ là khác nhau về chế độ và cách xử sự đối với tù nhân mà thôi. Về điểm này thì mồm miệng cộng sản cũng xoen xoét ghê gớm lắm, nào là cực hình trong nhà tù chỉ ác liệt, tàn bạo, phi nhân trong các chế độ thực dân, đế quốc mà thôi, nào là rất nhiều tù nhân đã mạng vong vì ốm yếu, bệnh tật, đói rét vv...

 

Chúng tôi sẽ cố giữ tính cách khách quan để điểm qua các nhà tù dưới chế độ Pháp thuộc rồi sau đối chiếu với các nhà tù của đế quốc và cộng sản, xin nhắc lại là điểm qua thôi chứ đi vô chi tiết thì vượt ra ngoài phạm vi của bài sưu khảo này.

 

Trở lại thời Pháp thuộc, để cai trị và giữ an ninh và bảo toàn chế độ thuộc địa, chính quyền Bảo hộ Pháp tất nhiên phải xây các nhà tù để nhốt các tội nhân, cả thường phạm lẫn chính trị phạm, giống như các nước khác thôi nhưng các người cộng sản cứ làm như chỉ có thực dân Pháp dã man, độc ác mới xây nhà tù như bài ca Diệt Phát Xít của Nguyễn Đình Thi rêu rao.

 

Theo họ có năm nhà tù lớn nhất là Hỏa Lò tại Hà Nội chung cho cả nước, còn tại mỗi kỳ và cao nguyên có một nhà tù lớn là Sơn La, ngoài Bắc ; Lao Bảo, miền Trung ; Côn Đảo, trong Nam và Ban-mê-thuột  tại Cao nguyên.

 

Dưới chế độ cộng sản hiện nay, số nhà tù tăng hơn rất nhiều và nhà tù cũng lớn hơn dưới thời Pháp thuộc, chưa kể những trại học tập cải tạo một thời đã nhốt giam cả hàng trăm ngàn người vô tội tới cả hai chục năm với những quản giáo – tên gọi các cai tù mới – nổi tiếng là cùng hung cực ác.

 

Chúng ta thử theo các phóng viên hay chính những cựu tù nhân đi thăm một vòng các nhà tù lớn kể trên xem thực hư như thế nào, nhất là để so sánh chế độ tù đày giữa thực dân, đế quốc và cộng sản.

 

·       NHÀ TÙ SƠN LA (Theo tài liệu cộng sản)

          

Nhà tù Sơn La do Pháp xây dựng tại tỉnh Sơn La, năm 1908, trên đồi Khau Cả nằm soi mình trên dòng suối Nậm La thuộc thành phố Sơn La, ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ, sau nâng cấp dần lên nhà tù hàng tỉnh với số lượng tù nhân tăng dần. Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, Pháp đă giam cầm 1.007 lượt chiến sĩ cách mạng Việt Nam và những người yêu nước thuộc đủ các đảng phái.

 

Nhà tù này là nơi giam giữ những người cộng sản mà sau này đă trở thành các nhà lănh đạo Việt cộng: Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Trần Quư Kiên, Hoàng Tùng, Hoàng Thế Thiện, Tô Hiệu vv…Nhiều nhà cách mạng không theo cộng sản hoặc chống cộng cũng từng nằm tại nhà tù này không ít. Nhà tù Sơn La sau ngày 30.4 cũng là một trại giam khổng lồ các “ngụy quân, ngụy quyền” từ trong Nam chuyển ra.

 

Nhà tù có diện tích ban đầu là 500 m2, xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi pḥng giam đă làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân.

 

http://sonla-tourism.com/uploads/diem-den-hap-dan/2012_05/ntsl2.jpg

          

Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn toan tính để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đă không thực hiện được.(?) Như vậy, qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2.

Nhà tù Sơn La trước đây chỉ có khoảng vài chục tù nhân. Đến nửa đầu thập niên 1940, khi Hoàng Minh Chính góp mặt th́ con số đă tới 150, trong đó có cả Trần Độ và Lê Đức Thọ. Sếp ngục người Pháp cho tù nhân cộng sản được cử ra hai người làm công việc y tá lo nhận, giữ thuốc của nhà tù, phát thuốc và chữa trị cho các bệnh nhân trong tù theo lệnh của y sĩ chính quyền. Anh em tù cử Nguyễn Lương Bằng và Hoàng Minh Chính nhận nhiệm vụ đó. Sau một năm rưỡi làm nhiệm vụ y tá, Hoàng Minh Chính lại được phân công làm đại diện đấu tranh đ̣i cải thiện đời sống, đ̣i có sách báo để đọc. Sau ba ngày rưỡi tuyệt thực, viên công sứ Pháp đă phải nhượng bộ.

 

Trong giai đoạn năm 1930 - 1932, các đoàn tù chính trị gồm 50 người bị kết án khổ sai 5 năm đày lên Sơn La, tháng 2.1933, đoàn tù thứ 4 gồm 210 người, đây là đoàn tù đông nhất bị đày lên Sơn La, sau khi Thực Dân Pháp đàn áp dă man phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trong đoàn tù này có: Trịnh Đ́nh Cửu, Trần Văn Lan, Đỗ Ngọc Du, Khuất Duy Tiến, Trường Chinh, Lê Duẩn mà Thực dân Pháp đă xếp vào loại "những phần tử nguy hiểm".

Tháng 10.1933, nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù ở nhà tù Sơn La nhưng tiêu biểu nhất vẫn là cuộc đấu tranh chống tên toàn quyền Đông Dương Pasquier, anh em tù chính trị đă tổ chức đưa ra bản yêu sách gồm các vấn đề như sau:

          - Phải thực hiện chế độ tù chính trị

          - Phải chuyển tù về đồng bằng

          - Phải cải thiện chế độ ăn uống

          - Phải cấp thuốc cho người ốm

          - Không được đánh đập và bắt tù nhân làm việc nặng nhọc.

 

Anh em tù chính trị c̣n tố cáo chế độ tù đày dă man làm cho nhiều người chết, những người tù c̣n lại đều bị ốm yếu, bệnh tật. Thái độ cương quyết của tù nhân đă buộc Pasquier phải nhận bản yêu sách và hứa sẽ nghiên cứu và giải quyết. Tháng 10.1934 đến tháng 5.1935. Thực Dân Pháp tiếp tục đày các đoàn tù lên Sơn La, trong những đoàn tù này có thêm Nguyễn Lương Bằng, Đặng Việt Châu, Phạm Quang Lịch… Có nhiều người bị đày lên Sơn La lần thứ hai như Trường Chinh, Bùi Vũ Trụ, Hoàng Đ́nh Giong.

Ở ngoài, nhân dân phố Chiềng Lề rất căm phẫn khi biết được tin Cousseau giam hàng trăm tù chính trị dưới hầm tối. Với t́nh cảm đó, bà con người gửi đường, kẻ gửi nước vào ủng hộ cho anh em tù chính trị. Đối với anh em trong tù do có sự cổ vũ lớn lao, và tiếp thêm sức mạnh, anh em tiếp tục đấu tranh.

-  Cuối tháng 12.1939, các Đảng viên trong nhà tù bí mật họp và lập ra chi bộ lâm thời gồm 10 người, Nguyễn Lương Bằng được cử làm bí thư. 

-  Tháng 2.1940, chi bộ lâm thời được chuyển thành chính thức, Trần Huy Liệu được bầu làm bí thư.

-  Tháng 5.1940, Tô Hiệu được bầu làm Bí thư, chi bộ đề ra những chủ trương đường lối.

 -  Ngày 26. 8.1945 dưới sự lănh đạo của Ban cán sự Tỉnh bộ Việt Minh do Chu Văn Thịnh làm chủ tịch. Cuộc khởi nghĩa tháng Tám tại Sơn La hoàn toàn thắng lợi. Chế độ nhà tù chấm dứt từ đó. (Điều này láo khoét vì sau này cộng sản đã nhốt tại đây cả hàng ngàn quân cán chính miền Nam)

Dưới đây là một đoạn trích trong hồi ký của Trần Huy Liệu kể về những ngày đi tù tại Sơn La:

“...Các tù nhân hàng ngày thường phải đi làm rừng nên nhiều khi được ngắm các sơn nữ Thái tắm suối, mà họ gọi đùa với nhau là các “thủy phi cơ” đáp xuống suối. Khi thấy các sơn nữ kéo nhau tới gần suối, Liệu, biệt danh Thầy Đồ và là biên tập viên chính cuả báo trong tù, giơ tay ra hiệu im lặng, rồi tụt khỏi khúc cây, rón rén ra bụi le. Từ chỗ đó, tụt xuống dưới dăm chục mét, một cảnh tượng bồng lai hiện ra trước mặt họ. Mấy cô gái Thái đi nương về qua suối trầm ḿnh tắm. Họ rất khéo, cứ nguyên váy áo bước xuống, nước đến đâu mới kéo lên đến đó, ngủm cả người th́ cả bộ váy đội cả lên đầu. Đứng xa mà nh́n, suối như đang bồng bềnh những đóa hoa lớn. Mà hoa thật, đàn bà là hoa của trời đất chứ đâu. Suỵt! Khẽ chứ. Các bố đừng cười. Chả xem được cả ṭa thiên nhiên đâu mà tưởng bở.

Khi các “Thủy phi cơ” về bản, năm anh đàn ông quay lại kéo cưa lừa xẻ, vẻ mặt thoảng chút mơ màng, nhất là mấy thanh niên. Trên đầu, lũ ve rừng râm ran, ḍng suối bên dưới róc rách. Cứ trông vào câu chuyện và khung cảnh, có thể tưởng họ là những du khách an lành, hồn nhiên nhất trên đời...

...Đêm đến, trên “giường” xi măng, có những trạng thái trái ngược không cho người tù ngủ sớm. Này, thật êm đềm, lăng mạn, bài thơ về một “bông hoa rừng”. Này, nghịch ngợm, quấy phá một ư tứ cho mục “Cù không cười”. Tiếng suối reo đă thành một phần cuộc sống nhà tù. Nhờ nó, bao người đă thay đổi, trở thành một phần của cái chung, lại “phát hiện” ra rằng ḿnh cũng có tâm hồn thi sĩ...

...Tháng 8 năm 1942, Liệu rời Sơn La về “căng” Bá Vân ở Thái Nguyên. Chỗ trại tập trung mới, điều kiện đỡ khắc nghiệt hơn. Tờ báo ra lần này có tên Ḍng sông Công, ảnh hưởng lan ra cả dân cư bên ngoài. Chẳng phải chỉ có đời tù, người ta c̣n biết Hồng quân Liên Xô bắt đầu phản công quân phát xít, cờ Việt Minh kêu gọi đánh đổ đế quốc đă phất lên…

Liệu khỏe ra. Đến nỗi Tư lên thăm, khi trở về mang thai, đứa bé ra đời mang tên Công để nhắc ḍng sông “sinh thành” ra nó...

 

CHÚ GIẢI

 

-Trong 15 năm có khoảng 1,000 lượt giam, trung bình mỗi năm như vậy là khoảng 66 lượt giam, nếu nhiều người bị giam hai lần thì số tù nhân còn ít hơn số lượt giam, và như vậy thì số người bị vô tù tại Sơn La trung bình một tuần một người.

- Người ngoài phố, không họ hàng thân thích mà được tự do tiếp tế nước với đường và chắc nhiều thứ khác nữa...

- Người tù bị hành hạ, ốm yếu mà  sau đó vẫn ra tù, tiếp tục tranh đấu không mệt mỏi trong đó có hai tổng bí thư Trường Chinh và Lê Duẩn, hai ông trùm Công an Trần Quốc Hoàn và Mai Chí Thọ, ba ông tướng Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Độ, hai ông bộ trưởng Trần Huy Liệu và Nguyễn Cơ Thạch, bốn ông Uỷ viên Bộ Chính Trị Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ và Nguyễn Lương Bằng vv...

Những người tù bị ốm yếu và hành hạ này hầu như về sau đều đeo chữ Thọ khoảng tám hay chín bó.

- Điều đáng chú ý, vợ Liệu lên thăm chồng tại nhà tù mà về có thai.

 

·       Trại Cải tạo Sơn La  –  Bài của tù nhân Phan Lạc Phúc

Khi tù cải tạo miền Nam năm đầu tiên ra Bắc năm 1976, tụi tôi được "chiếu cố" cho ở Sơn La, địa danh nổi tiếng "Nước Sơn La, ma Vạn Bú ".Tù cải tạo thuộc trại 1, liên trại 2 được phân ra ở trong trại tù Sơn La thời Pháp thuộc. Sau nhiều cuộc biến thiên, nhất là sau vụ ném bom miền Bắc, các trại tù này đă đổ nát, chỉ c̣n lại cái nền xi măng. Nhà tù đă đổ bây giờ được che tạm bằng ni lông, hoặc lợp bằng tranh mỏng. Sơn La là miền cao nên lạnh sớm. Mới tháng 11 gió bấc đă lồng lộng thổi về. Đến cuối tháng 12, lạnh vào cao điểm... Chậu nước để ngoài sân, qua đêm đă đọng thành băng mỏng bên trên. Tù th́ nóng cũng khổ, lạnh cũng khổ. Nhưng nóng th́ đôi khi c̣n trốn được. Tạt vào một lùm cây hoặc là tạm ngâm ḿnh xuống ao, xuống suối. C̣n lạnh th́ không trốn vào đâu được, nó theo ḿnh suốt ngày, suốt đêm. Nhất là anh em trong Nam ra cứ yên trí là "học tập một tháng", nên quần áo đem đi làm ǵ nhiều cho nặng. Ra ngoài Bắc đụng cái buốt giá của mùa đông thượng du miền Bắc, thêm mưa phùn ẩm ướt nên cái lạnh lại càng thấm thía. Ban đêm cái nền xi măng trong nhà tù nó lạnh như nước đá, mặc đủ thứ áo quần hiện có mà vẫn lạnh, mặc cả áo mưa đi ngủ, có anh chui vào một cái bao tải vừa kiếm được mà vẫn cứ run. Hóa ra cái lạnh ở ngoài vào th́ ít mà cái lạnh ở trong ra th́ nhiều. Cái lạnh v́ đói cơm nhiều hơn cái lạnh v́ thiếu áo.

Hồi đó nằm cạnh bên tôi là hai người bạn tù cùng trong đội rau... Một ông nguyên là dân Thiết Giáp, một ông nguyên là Thượng Tọa (giám đốc nha Tuyên Úy Phật giáo). Ông Thiết Giáp trước đây vốn là một tay hào hoa rất mực. Ông thuộc loại "Tây con", học trường danh tiếng Saumur, đánh giặc rất ch́, ăn chơi rất bảnh... Đôi lần tâm sự vụn, ổng rút trong ngực áo ra có tấm ví có h́nh một bà rất đẹp, rất mignonne mà khẽ nói "bà xă moi". Đôi mắt đục và nhăn v́ đói lạnh của ông chợt sáng lên khi nh́n lại h́nh ảnh vợ. Mới đây ổng vừa nhận được một gói quà 1kg đầu tiên từ trong Nam gửi ra. Ông hy vọng lắm v́ có người nhận được ít thịt khô, ít ruốc chà bông. Gói quà của ông, xem đi xem lại măi chỉ có một cái áo lạnh và đặc biệt có hai cái quần slip màu hồng nhạt, chắc là của phái nữ. Tôi không tiện ṭ ṃ, hỏi han về việc riêng của bạn nhưng tôi chắc bà xă của bạn phải yêu thương lắm, phải lăng mạn lắm mới gửi món quà để "tưởng nhớ một mùi hương" như vậỵ. Đôi khi rảnh rỗi, ông bạn tù hàng xóm của tôi lại khẽ giở món quà đặc biệt ra hồi tưởng...

 

Trước đây ông bạn tôi thường hút Lucky. Đi cải tạo ông mang theo một cái pipe Dunhill và vài hộp thuốc Half and Half. Nhưng đă lâu rồi hết thuốc hút pipe, ổng cũng như mọi người khác hút thuốc lào. Quá nửa đời người rồi mới biết cái hấp dẫn của thuốc lào. Nhất là mùa rét, sáng sớm tinh mơ ngồi dậy, hút một điếu đầu tiên trong ngày, cho nó say lơ mơ quên trời, quên đất, quên cảnh lên voi xuống chó, quên luôn cảnh lưu đày tù tội. Ôi phút tuyệt vờị…Thuốc lào hấp dẫn như vậy nên trong tù đă có thành ngữ "Có thuốc lào là có tất cả". Nhưng ở miền Bắc cái cần thiết nhất là gạo, ăn c̣n không đủ th́ lấy đâu ra thuốc lào cho tù. Đành trông chờ vào quà của gia đ́nh gửi tới. Nhưng trong những chuyến gửi quà đầu tiên, có mấy ai được nhận thuốc lào. Thuốc lào thành của hiếm... Ở trong tù cái ǵ thiếu cũng chấp nhận được, nhưng thiếu thuốc lào là một thiếu thốn rất lớn lao. Thuốc lào không những làm quên hiện tại mà thuốc lào c̣n là dấu móc để người tù cải tạo thêm kiên nhẫn đi tiếp cuộc đời tù dằng dặc…

…Trong khi đó quy định của trại giam cứ một tiếng rưỡi đồng hồ lao động là có "kẻng" nghỉ 10 phút "hút thuốc, uống nước". Điếu thuốc lào ở trên một cái đích gần gũi để người tù vươn tới, một đoạn đường dù ngắn nhưng sắp đến nơi. Nó cũng là một an ủi nhỏ sau hơn một giờ cực nhọc. V́ vậy nên dù khó kiếm, dù đắt đỏ, cũng không ai muốn bỏ thuốc lào. Những tay có thuốc lào thấy vậy nên càng ngày càng lên giá. Một phần ăn sáng (một phần tư chiếc bánh ḿ luộc) trước đổi được 5 điếu thuốc lào, sau xuống giá c̣n 3, rồi c̣n 2 điếu... Người ta sẵn sàng quên đi cái đói để đổi lấy một vài phút say quên.

Anh bạn tù hàng xóm của tôi, nghiền thuốc lào quá nặng, rét đến nơi mà không thuốc hút. Anh liền lấy cái pipe Dunhill nổi tiếng của Ăng lê ra đổi thuốc lào. Được chừng 10 hôm là hết thuốc. Có người mách lấy lá ngải cứu phơi khô thái nhỏ hút vô nghe được lắm. Anh bạn tôi nghe lời, phơi đi phơi lại lá ngải cứu trộn thêm với nước điếu và một chút nước mắm, một chút đường. Hôm hoàn thành thuốc lào ngải cứu, anh có mời tôi hút thử, cũng thấy say say nhưng không êm bằng thuốc lào, mà rát cổ họng...

…Mùa đông đầu tiên ngoài Bắc, anh bạn tù hào hoa một thuở của tôi vừa đói, vừa lạnh, vừa thèm thuốc. Theo anh th́ mùa lạnh ở VN khó chịu hơn bên Tây nhiều mà lạnh nhất là hai cái taị "Nhiều khi tôi cứ tưởng hai cái tai lạnh cóng của tôi nó rụng mất rồi". Anh vừa nói, vừa run lập cập. Một buổi tối trời vừa lạnh, vừa mưa, lán lợp giấy nilong, nước mưa giột tí tách, anh bạn tù của tôi chợt có sáng kiến mớị Anh lấy chiếc quần slip của vợ gửi cho chụp lên đầu, kéo sụp xuống tận mí mắt, che kín hai tai. Trong cái chập choạng của một ngọn đèn dầu hỏa, tôi thấy anh "không giống ai", mà trên thế giới này chắc không thể có một cái mũ, cái nón nào ly kỳ đến vậy. Anh nhếch một nụ cười, vừa hài ḷng vừa ngượng ngập và khẽ nói: "Cho nó ấm hai cái tai mà đỡ nhớ thương vợ con, ông ạ..."

…Tên Thượng úy chính trị viên cầm đèn pin, đứng cạnh một anh lính mang AK tùy tùng, hất đầu ra lệnh:

- Được, cho vào.

Tù hàng hai lần lượt kéo nhau vô lán. Anh bạn tù Thiết Giáp của tôi đang giở thức giở ngủ nên lật đật cứ đội nguyên cái "mũ" không giống ai ra xếp hàng. Khi anh vừa đi qua tên Thượng úy, chợt có tiếng giật giọng:
- Anh kia đứng nại.

Tất cả anh em vô lán hết, chỉ c̣n NVP Thiết giáp đứng co ro ngoài cửa. Anh em lắng nghe cuộc đối thoại bên ngoài:

- Cái lày là cái ǵ?

 Dạ... cái quần...

- Ở đâu ra?

- Vợ tôi gửi cho tôi.

- Tại sao mà anh nại đội cái quần của vợ anh...

- Tại trời lạnh quá... mà không có mũ..

- À, anh này bôi bác chế độ. Anh tên ǵ? Mai nên nàm việc...

Chính trong thời điểm này anh bạn tù Thiết Giáp của tôi lên gặp "y ta làm việc". Khi về NVT mặt mũi chảy dài. Anh cho hay là cán bộ "không no" tuyên bố không cho anh đội cái mũ "thiếu văn hóa" ấy nữa. Anh phải làm kiểm điểm "hứa trước đảng và nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh lệnh của cán bộ". Buổi tối, bên ngọn đèn dầu tuôn khói mịt mù, anh bạn thiết giáp của tôi thở phào phào ngồi viết kiểm điểm, vừa viết vừa run v́ đói lạnh, v́ không có cái mũ che tai...

Ông cụ Thanh Long một ngày chủ nhật sau đó liền cắt cái vạt áo dài nâu "Thượng tọa" của ông lấy vải may cho ông bạn Thiết Giáp một cái mũ đội đầu. Bàn tay già nua run rẩy (năm ấy 1976 ông cụ đă 63 tuổi) đường kim mũi chỉ cũng thô sơ vụng về nhưng ông bạn Thiết Giáp đón nhận cái mũ mà rưng rưng xúc động. Ông cụ đă cắt chiếc đạo y ra may mũ. Ai cũng tiếc chiếc áo dài theo ông cụ đă lâu, chắc mang nhiều kỷ niệm tu hành của một vị cao tăng, nhưng ông cụ chỉ cười x̣a mà nói: "Th́ nó cũng chỉ là cái áo..."

...Càng đói th́ càng rét - mà càng rét th́ càng đói. Anh em ta đă có người "nằm xuống" v́ đói lạnh. Vũ Văn Sâm (viết văn, làm nhạc) chết đêm 16 rạng 17 tháng 11 năm 1976 bên bịnh xá, sau cơn gió mùa đông bắc đầu tiên. Đến đầu tháng giêng 1977 (không rơ là ngày 3 hay 13 tháng giêng, tôi nhớ không được kỹ lắm) Ngô Quư Thuyết ṭa án quân sự vùng 4 cũng đi luôn, đi rất êm đềm, rất lặng lẽ. Sáng ra không thấy anh ta dậy nữa, lay chân gọi dậy th́ người đă lạnh cứng từ lúc nào rồi. Trong tờ khai của đội trưởng đội của anh NQ Thuyết, có nói rằng "Anh NQ Thuyết được đội cử nuôi heo, anh đói quá nên thường ăn vụng cám heo. Chắc là bị ngộ độc nên đă chết".

...Vũ Xuân Th. tay biệt kích dù mũ xanh kiệt hiệt có khá nhiều tài: đóng ciné, điêu khắc, vẽ, đánh bóng chuyền có hạng, mưu sinh kỳ tài... Bây giờ Vũ Xuân Th. kiếm ăn lần hồi những khi rảnh rỗi bằng cách chọn đá marble về gọt thành nơ điếu hút thuốc lào. Nơ điếu made in Vũ Xuân Th. th́ khỏi nói, vừa đẹp vừa có khắc hoa, khắc chữ (theo yêu cầu) vừa kêu ṛn ră không thể tả. Giá rẻ thôi: một kư sắn hay 2 cục đường tán 1 cái. Tôi và Vũ Xuân Th. là chỗ "bồ tèo" nên Vũ Xuân Th. có tặng một cái nơ điếu tuyệt vời: rất kêu (cái này là dĩ nhiên rồi) mặt trước có khắc nổi h́nh một con diều hâu đậu trên cành thông, một bên là một đóa hoa hồng, một bên nữa là khắc năm tháng...

...Trong khi đó ông bạn già Thượng tọa của tôi cũng đi kiếm đâu được mấy mảnh đá dài dài. Lúc nào rỗi răi lại thấy ông cụ ra bờ suối mài mài, đục đục.... Một hôm tôi thấy trong lều dụng cụ của tổ rau tụi tôi, h́nh dạng hai tấm bia đá thô sơ có khắc tên Vũ Văn Sâm, mất ngàỵ…  Ngô Quư Thuyết mất ngàỵ…Tôi nhấc tấm mộ bia lên, nh́n ông cụ. Ông cụ ngó mông ra khoảng rừng núi chập chùng mà nói: "Th́ cũng mong đánh dấu được vài nắm xương tàn."


Một sáng mùa đông vào khoảng nửa buổi, tôi đang lặc lè 2 thùng "ô doa" (arrosoir) tưới nốt cho khoảng vườn rau trước mặt, gần nhà bếp khu B th́ bỗng có tiếng gọi khe khẽ, khẩn trương:

- Này, nàỵ

- Ai đấy?

- Vũ Xuân Th. đây.

- Làm ǵ đấỷ

- Bữa này làm "chảo trưởng". Thổi cơm nhà bếp. Ăn cháy không? Tại sao mà bạn ta hôm nay lại hỏi một câu "thừa thăi" như thế nhỉ. Tôi và Vũ Xuân Th. đều là dân "volley". Tôi th́ già rồi c̣n Th. th́ đang sức. Trong làng "bóng chuyền" tụi tôi, mỗi khi mà cây nêu lỡ tay nêu sang lưới bên kia th́ dân bóng chuyền kêu bằng "cơm nắm cho tù", nghĩa là đối phương được biếu không một trái banh ngon lắm, bổ lắm, chắc ăn lắm, ít khi có lắm. Bây giờ chúng ta là tù "chính cống bà lang trọc" rồi, đói ḷi xương, vàng mắt mà lại c̣n hỏi "có ăn cháy không?". Chừng như nhận ra sự vô duyên của ḿnh, Vũ Xuân Th. vội nói:

- Chạy ra góc vườn lấy mảnh lá chuối lại đâỵ

- Có ngay.

 

Sau đó từ cái lỗ mắt cáo của hàng rào nhà bếp khu B, qua đám lá duối và dây leo b́m b́m, tôi nhận được từ bạn ta Vũ Xuân Th. một cái gói lá chuối âm ấm, nóng nóng. Để ngay cái gói này áp sát vào bụng, mà đi về dưới gốc lim già bên bờ suối, nơi cái lều nhỏ của tiểu tổ chúng tôi. Ôi chao, cái làn da bụng lép kẹp của tôi đang được sưởi ấm, đang được phỉnh nịnh. Cái may mắn này ít khi có lắm. Tôi phi về như bay. "Tây con" Thiết Giáp thấy tôi mặt mày tươi rói liền ngẩng đầu lên hỏi:

- Cái ǵ mà hí hửng thế?

Tôi bước vô lều, nh́n trước nh́n sau, rút từ trong bụng ra gói lá chuối c̣n tươm khóị Mở ra, miếng cháy vàng rộm, nóng hổi, đang bốc hơi.
"Tây con" sáng mắt ra, vội hỏi:

- Ở đâu ra thế?

Tôi chỉ sang khu B mà khẽ nói

- Bạn vừa cho...

Tôi để phần ông cụ một miếng, ông cụ đang bận tay ngoài chỗ "cây giống". "Tây con" và tôi chia nhau miếng cháy nóng, vừa ăn rau ráu vừa hít hà. Cái lạnh bên ngoài cái đói bên trong nó hành ḿnh tơi tả. Đang khi sức cùng lực kiệt, đầu váng mắt hoa như thế th́ có miếng cháy nóng này…"Ôi món quà từ trên trời rơi xuống". Chưa có món bánh ḿ nào trên thế giới có thể sánh được với miếng cháy này.

Hôm nay, sau khi ăn miếng cháy xong, ông cụ khẽ nheo mắt, tay giơ một nhúm thuốc lào mà nói "hút đi". Thuốc lào thật, dẻo quánh, thơm nồng, đâu phải thuốc lào "ngải cứu" hay thuốc lào "lá cải khô".

- Hút luôn hở cụ. Hay là xái nh́, xái ba?

 - Hút luôn đi.

Hôm nay, trúng số rồi. Vừa được ăn "bữa lỡ", lại có thuốc lào thật rít thẳng tay. Tôi hút xong điếu thuốc lào mà say lừ đừ. Từ mấy bữa nay, hôm nay mới có thuốc lào thật. C̣n toàn hút thuốc lào "lá cải già tẩm nước điếu phơi khô". Ăn xong, hút xong thấy đời sáng láng, phơi phớị Thế là cứ vào khoảng nửa buổi, 9 giờ rưỡi mười giờ sáng những ngày sau đó, mỗi khi thấy bạn tôi "chảo trưởng" ra cơm, tiếng xẻng khua xuống chảo gang kêu xoèn xoẹt, là tôi lại lững thững giả vờ bắt sâu bọ, bên bụi ruối rồi lĩnh từ tay bạn ta một gói cháy vừa chín tới mang về...

Nhưng cái thời gian "bồi dưỡng" này không được bao lâu. Chừng hơn nửa tháng sau, bạn tôi Vũ Xuân Th. đă rời khỏi nhà bếp, ra làm công việc khác. Nguồn tiếp tế của tụi tôi bị cắt. tôi vẫn phải làm thêm. Nhưng điều đáng phàn nàn là trong thời gian bồi dưỡng vừa qua cái bao tử của tôi nó bắt đầu quen ăn "bữa lỡ" hồi 9, 10 giờ sáng rồi. Bây giờ "ăn quen nhịn không quen" cứ nửa buổi là tôi phờ phạc, đói mịt mờ, cất chân, cất không muốn nổi. Thấy tôi rũ rượi như "gà chết" ông cụ một bữa nh́n tôi rồi chắt lưỡi: "Đừng có lo..." Ông cụ cầm con dao, xách cái bị cói phăng phăng, chừng nửa giờ sau ông cụ về, đặt phịch cái bị vào trong bếp. Trong cái lều nhỏ của tụi tôi, lúc nào bếp cũng cháy lim dim, vừa để đun nước, hút thuốc vừa để sưởi những lúc nghỉ tay… Bây giờ ông cụ quạt lửa lên, lấy mấy củ sắn ở trong bị ra bỏ vào bếp nướng. Ông cụ bảo tôi ra ngoài coi "động tĩnh". Tôi lại bắt đầu mừng v́ có đồ ăn, nhưng lại ghê v́ tôi biết ông cụ vừa lên trên đồi lấy sắn của trại.

Tôi có một anh bạn cùng khóa, NKB xưa nay tính t́nh "nhà binh" cho đến tận kẽ răng. "Reglo" số 1, việc làm răng rắc quần áo là ủi thẳng tắp, giầy botte de saut bóng láng, huy chương đeo một dề, xe díp bóng ngời nệm trắng tinh tươm. Đi cải tạo ra Bắc bây giờ bạn tôi, không biết v́ không hợp thủy thổ hoặc đói khát ra sao mà răng rụng hết, thành một ông già móm xọm. Nhưng bạn tôi lại thèm đường thèm mật quá. Ở gần khu trại mộc của đội anh có một khu trồng mía. Mía cứ bị bẻ trộm hoài, thượng úy "không no" ŕnh rập măi mà không bắt được ai. Một bữa, thượng úy thấy thấp thoáng bóng người trong ruộng mía liền nhảy ra bắt giữ. Gặp ông bạn móm xọm của tôi.

- Anh vào đây nàm ǵ? Ăn trộm mía phải không?

- Tôi đi kiếm rau "tàu bay", tôi đâu có ăn trộm mía.

- Không ăn trộm mía vào đây để nàm ǵ?

Anh bạn tôi liền há mồm ra, chỉ vào hai hàng lợi không răng mà phều phàonói:
- Tôi đâu c̣n răng mà ăn mía.

Thượng úy "không no" thấy vậy, không c̣n bắt bẻ vào đâu được nữa nên vùng vằng bỏ đi. Nhưng y ta nhất quyết bắt cho bằng được người ăn cắp mía. Một bữa không biết y ta đến từ bao giờ, cải trang ẩn dạng ra sao mà ông bạn móm của tôi vào chặt một cây mía là bị y ta bắt được ngay tại trận. Ngay bữa bắt được kẻ trộm mía, thượng úy "không no" liền biểu diễn quyền uy của ḿnh bằng cách khác; không có giam tội nhân vào cái cũi dây kẽm gai mà y bắt ông bạn không răng của tôi cầm nguyên một cây mía đứng riêng ở ngoài cổng trại. Y ta nói: "Hăy nh́n cho kỹ đi, thượng cấp của các anh đấy".

Bạn "Tây con" Thiết Giáp NVP phải đổi sang đội chăn nuôi, trong cái rủi lại có cái may. Bên ấy có công tác lên rừng đẵn cây chuối hột về cho heo ăn. Được ra ngoài thuộc "diện rộng" đi xa xa, gặp được 'đồng bào nên mới có cơ hội kiếm ăn, đổi chác. Vắng mặt tên quản giáo, len lén đem được một cái quần tây, một cái ao pull, một cái kính, một cái bật lửa... đem "quy ra thóc" lấy xôi, lấy cơm mắm... hoặc 'quy ra thuốc' lấy thuốc lào... đều được cả, thành ra tụi tôi dạo này có vẻ "phong lưu" hơn trước.

Một bữa lấy sắn về ông cụ đang ngồi trong lều, quạt đang đều tay, sắn đă bắt đầu chín bốc mùi thơm ngậy, tôi đă chực sẵn đến giờ ăn, th́ bỗng có tiếng động nhẹ đằng sau. Tôi quay lại th́ thấy đôi ủng màu đen đă đứng sau lưng tự lúc nào rồi. Tôi chết sững. Thượng úy "không no" đă tới.
- Biết ngay mà, cứ vào khoảng 10 giờ nà cái nều
lày có khóị - Thượng úy "không no" đắc chí. Tôi cứng họng không biết nói năng ǵ, tâm thần hoảng hốt. Ông già thượng tọa của tôi, khẽ ngước lên, nh́n thượng úy "không no" rồi điềm đạm nói:

- Cán bộ thứ cho. Anh em chúng tôi ... đói quá... Giọng nói ông b́nh tĩnh, người ông vẫn ngồi vững vàng, cái tay quạt sắn vẫn đều đặn không thay đổi, không cuống quưt, mà cũng không ngừng nghỉ.

- Như thế lày nà nâu rồi đấy nhá. Không phải chỉ một hôm lay mà thôi đâu?
Thượng úy "không no" vừa nói vừa quay ra xem xét, kiểm soát căn lều. Chợt y thấy hai cái mộ bia mà ông già Thượng tọa của tôi mới đục xong c̣n để đó. "Vũ Văn Sâm mất ngàỵ..
.", "Ngô Quư Thuyết mất ngàỵ..." Y đọc mộ bia xong nh́n chúng tôi, một anh tù già tóc bạc phơ, một anh tù trung niên xác xơ ốm đói. H́nh như có một suy nghĩ ǵ đó thoáng qua, nên nét mặt y có vẻ đắn đo, xong rồi y lững thững đi ra mà nói:

- Sau không được thế lữa nhá. Ninh tinh.

...Cho đến bây giờ không biết v́ lư do nào mà tên thượng úy hầm hừ ấy đă bỏ qua cho chúng tôi. Có thể v́ những tấm mộ bia, nghĩ đến những người anh em xấu số của chúng tôi đă chết v́ đói lạnh... hoặc là phong thái "đại hùng, đại lực, đại từ bi" của con nhà Phật trong phút giây nào đó đă khơi dậy được "chút tính người c̣n sót lại" trong y?

 

·       NHÀ TÙ LAO BẢO (Vẫn theo tài liệu Việt Cộng)

 

Nhà tù Lao Bảo thuộc Thị trấn Lao Bảo, được xây dựng ở giữa một thung lũng cách phía nam Quốc lộ 9 khoảng 2km, cách Đông Hà khoảng 80km, cách Khe Sanh khoảng 22km, bao quanh 3 phía nam bởi sông và núi. Trước đó, đây là một vùng hoang vu, phía Tâysông Sê Pôn, phía Đông là núi đá cao chót vót, phía Bắc là đồn Trấn Cao thời Nguyễn. Khu nhà nhốt tù được chia thành nhiều khu nhỏ như: Nhà bếp (bếp tù thường và bếp tù chính trị), tháp lọc nước, nhà vệ sinh và năm nhà giam gọi là các khu A, B, C, D, E.

Ban đầu chỉ có hai dăy nhà giam gọi là lao A và lao B gồm hai dăy nhà tù cũ, bán kiên cố, làm bằng tre, gỗ, trát đất, lợp ngói, dài 15m, cao 2m, rộng 5m. Tường đất kín mít, trét toóc xi, chỉ có hai cửa lớn ra vào, khi đóng cửa nhà tối om như hầm đá. Xung quanh nhà có lan can và có hành lang nối liền hai lao A và B. Trong mỗi lao có hai dăy sàn gỗ cho tù nhân nằm, cuối căn có trang bị cùm lớn. Mỗi lao có thể giam giữ được 60 tù nhân, tù nhân khi bị cùm có thể ngồi dậy nhưng không thể di chuyển vị trí nằm được. Năm 1931 – 1932 thực dân Pháp cho xây thêm hai dăy nhà mới gọi là lao C và lao D có phần kiên cố hơn với tường bằng đá, mái lợp tôn, sàn bằng xi măng, bê tông cốt thép, đến năm 1934 th́ hoàn thành. Mỗi nhà lao dài 30m, rộng 6m giam giữ được khoảng 180 tù nhân và khu biệt giam có 13 buồng, mỗi buồng rộng 1m, cao 2,14 m.

Dưói lao C có một nhà hầm (hầm E), là một cái hầm sâu xuống đất, gọi là ca sô, từ trần đến mặt đất chỉ khoảng 2 mét, tường xi măng cốt thép kiên cố dày 1m, không có cửa sổ, chỉ có những lỗ nhỏ h́nh chữ nhật cũng có song sắt chắc chắn, có một cửa nhỏ vuông bằng sắt dày khoảng 0,4m, song sắt cửa sổ to bằng ngón tay đan dọc ngang, dày không đút lọt lon sữa ḅ. Đây là hầm biệt giam để giam tù chính trị

Nói chung, ba gian nhà C, D, E đúc bằng bê tông cốt thép rất vững chắc. Trong đó hai nhà D và E chồng lên nhau, nhà D ở trên nhà E.

         

Toàn bộ các công tŕnh được bao quanh bởi hệ thống tường thành kiên cố cao 3,5m và nhiều lô cốt bảo vệ ở các góc thành và các vị trí quan trọng. Ngoài ra trong khu vực nhà đày Lao Bảo c̣n có nhà hành xác, nhà tra trấn, hỏi cung (nằm ở góc Đông - Nam), nhà cai ngục, trại lính (ở góc Tây - Bắc) nhà dây thép (Bưu điện), xưởng mộc, xưởng thêu, xưởng rèn. Ngoài hệ thống nhà lao, phía ngoài c̣n có nhà ăn, nhà bắt các tù nhân làm các đồ dùng thủ công. Gần cổng là nhà của đồn trưởng, cai, xếp và trại lính được bao quanh bởi hàng rào tre cao chắc chắn.

 

Nhà tù Lao Bảo được khởi công xây dựng vào năm 1908 trên một khu đất rộng chừng 10ha, hoàn toàn biệt lập với các khu vực khác để giam giữ các  thường phạm và những người yêu nước chống Pháp theo các phong trào Cần Vương, Văn Thân. Sau 1929-1930, nhà đày được mở rộng để giam thêm tù cộng sản. Tất cả đồ đạc của người tù mới đến, bất kể cái ǵ, khô hay ướt, đều gói lại, ghi sổ, đưa vào kho. Đến khi lấy ra th́ đồ vật hầu như hư hỏng hết v́ không được bảo quản tốt...

 

Mỗi người tù một năm được phát hai bộ quần áo màu xanh, rất xấu, một chăn, một chiếu, tất cả đều là hàng kém phẩm chất. Người tù bị bắt làm đủ thứ việc từ đập đá mở đường 9, làm cầu cống, chặt cây, đắn gỗ đến làm vườn trồng rau, làm thợ mộc, làm đồ mây tre, đồ thêu... để tăng thu nhập cho chủ ngục. Khi đi làm ở ngoài th́ cứ hai tù có một lính đi theo canh, đi cách nhau 5m. Lính canh phải cầm súng, ngón tay trỏ luôn luôn để sẵn ở c̣ súng. Một đoàn tù đi làm không nghe một tiếng nói mà chỉ nghe tiếng xiềng sắt chạm nhau lẻng xẻng và tiếng chửi bới của lính.

 

Ở trong nhà lao người tù ăn th́ phải dùng bát gỗ. Bát đựng canh phải dùng ô đồng. Ô đồng có rỉ rất độc, ăn rất nguy hiểm. Bát gỗ lâu ngày, mắm muối ngấm vào, khi đưa lên miệng, ngửi thấy mùi muốn nôn ọe, rất khó chịu. Lương thực, thực phẩm th́ cai tù phát ǵ nhận nấy và tù nhân không có quyền khiếu nại cho dù là gạo mục, mắm thối. Người đi lấy rau lợn, rau thỏ, đồng thời lấy rau tù để cải thiện bữa ăn nhưng không ổn định. Thuốc men ở trong tù cho phạm nhân chỉ có một thứ là kư ninh nước. Hàng tuần chiều thứ hai, đi làm về, y tá và lính đứng sẵn ở cửa ra vào buộc mỗi người phải há mồm, chúng đổ vào mồm một cốc kư ninh nước, nuốt xong mới được đi. Nhiều người phải nôn mửa. Về đời sống tinh thần, tù nhân không được đọc sách, báo, không được phép liên lạc thư từ với gia đ́nh, cũng không được gặp người nhà khi đến thăm nuôi... mọi sinh hoạt cá nhân đều phải được phép của lính gác

CHÚ GIẢI

 

- Trong vòng 43 năm có khoảng 350 chính trị phạm, trung bình mỗi năm chừng 88 người bị nhốt ?? (không rơ) Những chính tri phạm tại đây sau trở thành cán bộ lãnh đạo CS gồm có: Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Trần Văn Cung, Lê Chương, Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dực vv...

- Chế độ tù đầy xem ra về đại cương cũng giống như các trại tù tại mọi nơi, và còn có nhà bưu điện nữa.

 

·       Nhà tù Côn Đảo (Theo tài liệu cộng sản)

Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ kư quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp. Trại Bagne 1 (sau đó được đổi thành trại 1, trại Cộng Ḥa, trại 2, trại Phú Hải) rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (pḥng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.

 

Trại giam Phú Hải c̣n có đầy đủ các khu vực như giảng đường, bệnh xá, nhà thờ, nhà bếp, nhà ăn. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận(?) .

 

Trại giam Phú Tường, nơi nổi tiếng với “chuồng cọp”, được xây dựng năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 pḥng giam có chấn song sắt phía trên, 60 pḥng “tắm nắng” không có mái che. Nó được chia làm 2 khu mỗi khu vực gồm 60 pḥng giam, 30 pḥng tắm nắng và một bệnh xá. Khu biệt giam này bị giấu kín hoàn toàn và đến năm 1970, khi được phát hiện và phơi bày đă gây chấn động và bàng hoàng với dư luận quốc tế.

Một khu bệnh xá được dựng lên nhưng cũng chỉ với mục đích duy nhất là đối phó với các đoàn giám sát nhân quyền(?) Đây là chiêu mà thực dân sử dụng, đối phó trong suốt thời gian cai trị hàng chục năm. Những pḥng giam có mái che được xây dựng với diện tích nhỏ, rộng 1,45 m, dài 2,5 m (khoảng 3,6 m2). Toàn bộ tù nhân đều bị xiềng xích, ăn, ở, vệ sinh trong buồng giam.

 

Côn Đảo là nhà tù lớn nhất và thuộc loại lâu đời nhất ở VN. Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đă giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.  Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dă man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo.

 

      Một người tù Côn Đảo: Trần Huy Liệu

 

Bài dưới đây trích trong Hồi ký cuả Trần Huy Liệu: Cõi Người  do con là Trần Chiến biên sọan:

 

“...Năm 1930, bạo động Yên Bái thất bại. Nguyễn Thái Học và các đồng chí lên máy chém. Nguyễn Khắc Nhu nổi dậy ở Phú Thọ không thành, tự tử đến lần thứ ba mới chết được. Trong Sài G̣n, Trần Huy Liệu lúc đó là bí thư VNQDĐ Nam Kỳ, uất ức v́ không được hy sinh cùng, hay chí ít là chia sẻ những nguy nan. Nhưng anh chả phải đợi lâu. Ṭa án Nam Kỳ, do t́nh thế cấp bách, “tặng” anh cái án 5 năm cấm cố ra Côn Đảo, trại giam Hòn Cau. Tâm trạng bí bức lao tù, căm thù đế quốc bên ngoài dai dẳng áp vào Liệu. Suốt 5 năm trời anh làm bao nhiêu bài thơ, những vần thơ sau này rơi văi khá nhiều. 

 

Nhưng đấy chỉ là tâm trạng. Liệu không thể ngờ ra Côn Lôn, anh được hưởng một cuộc sống vật chất không đến nỗi nào. Thịt cá có lúc ê hề, gông cùm chả phải lúc nào cũng xủng xoảng. Việc đi lại trong từng khám khá thông thoáng. Nhưng dù sao cũng là đời thằng tù, cấm cố, khác hẳn những lúc “nếm náp” vị khám Lớn trong đất.

Sau này ra tù về Hà Nội, Liệu “kể” lại cho công chúng đời sống ngoài đảo trong thiên hồi kư “Côn Lôn kư sự”, đăng báo rất ăn khách. Không căm hờn chứa chất quá, cũng chả thi vị hóa, “Côn Lôn kư sự” có giọng điệu b́nh thản, tỷ mẩn những chi tiết nhân bản...

 

Côn Đảo là một quận thuộc tỉnh Bà Riạ, cách Vũng Tàu 97 hải lý, nhưng lại gần thị xã Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng hơn, chỉ cách 40 hải lý. Côn Đảo thật ra là một quần đảo gồm 16 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất , cũng là quận lỵ là đảo Côn Sơn hay Côn Lôn.

 

Liệu bị giam tại đảo Hòn Cau cách Côn Sơn 8km, đặc biệt đảo này có mạch nước ngọt. Năm năm trời ấy, Liệu đă chuyển từ lập trường Quốc dân đảng sang Cộng sản, dù trong xương tủy anh vẫn là người “Dân tộc chủ nghĩa” như luật sư Monin đă “định danh” hồi c̣n ở Sài G̣n. Anh có khối rắc rối sau này v́ sự thay đổi ấy.  Âm mưu vượt biển, t́m tri âm mới, so đo lại tư tưởng, t́nh cảm là sinh hoạt thường ngày. Nó c̣n sôi nổi, bận tâm trí hơn nỗi lo đối phó với đám cai ngục rất nhiều. Không ngờ là Liệu lại khỏe ra, rắn rỏi hơn những ngày trong đất liền, trừ lần ngă trong khi leo núi kiếm tổ yến…

 

      Liệu tự học tại Côn Đảo

 

 Côn Đảo tuy xa nhưng không phải không có liên lạc. Nhân vợ một mă tà về Sài G̣n, Liệu nhắn Tư đang bán rau ở chợ Bến Thành gửi cho quyển từ điển Larousse. Thay cho những mảnh báo tiếng Tây, anh có hẳn người bạn nhỏ dầy cộp, cầm nặng tay, có điều giấu giếm khó. Một chương tŕnh nghiêm ngặt được đề ra: mỗi ngày học 200 từ với đầy đủ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa rộng. Gốc dừa, vườn chuối, băi cát là vở, mẩu gạch, khúc que là bút, đâu đâu cũng chi chít chữ viết. Trong một tháng, Liệu học được 6000 chữ. Nhịp độ “nhồi” sau đó chậm lại v́ cái đầu đă “đầy” dần. Hai năm ở Ḥn Cau, vốn tiếng Pháp của anh tăng vùn vụt, chỉ trừ sáu tháng nằm liệt v́ chuyến rong chơi xuống hang yến. Có lần bạn tù trêu, thách Liệu nhớ hết nghĩa của một từ rất hóc hiểm. “Lời giải” đâu ra đấy làm anh em phục lăn, gọi anh là “tự vị sống”. “Nhai” từ điển chán, Liệu tấn công sang sách, từ chính trị sang văn học. Nghiền “Tội ác của Sylvestre Bonnard”, một tuyệt tác của Anatole France - đến mười lần, anh điên cả người v́ chưa cảm nhận được cái hay trong câu chữ.

Do cách học đặc biệt này ở “trường Côn Đảo” mà khi “tốt nghiệp” anh học tṛ đă đọc hiểu thông, viết chưa thạo, c̣n nghe và nói không được chuẩn. Nhưng thế cũng đă đủ để xông vào trường văn trận bút sôi nổi sau đó. Cảnh tù ngục bí hăm sinh ra cho con người những phẩm chất tuyệt vời. Ông đồ non nhất định phải học tiếng Tây và vẫn nhất định phải làm báo.

     

      Tết Tân Mùi tại Côn Đảo

 

...Tết Tân Mùi 1931 không ngờ lại khá nhờn mép. Rượu, thịt, hoa không thể nói là ê hề, nhưng những ǵ nuôi trồng được trong vườn, chuồng, đă tiềm tiệm lắm rồi. Tiết canh vịt, tiết canh chó nhắm rượu nấu lấy ngay từ mồng một; đời tù c̣n có ǵ mà kiêng chứ. Rau tươi th́ tha hồ, do đất đai và công sức không thiếu. Về tinh thần, những buổi ca bài cḥi, thi làm vè câu đối, liên hoan văn nghệ rất sung túc. Sau tuần rượu thịt, không muốn ngủ trong khám hầm hập hơi người, tù “vương văi” ngoài bờ đá, bụi cây, có người ra tận mép sóng, chả biết mơ mộng hay thổn thức.

 

Ḥn Cau rộng và thoáng lắm, sẵn tre gỗ đóng bè, nhưng vượt biển về đất th́ không dễ tí nào. Ngoài kia, ngoài xa ấy, có những ḍng nước quẩn, không phải sức máy đố đi tiếp. Vài chuyến xuất phát êm ả, hôm sau lại thấy quay về. Bởi vậy lính coi ngục chả bao giờ lo tù trốn. No cơm ấm cật mà không giậm giật chân tay th́ cũng cuồng người. “Ṭa soạn” “Ḥn Cau tuần báo ” bèn xướng lên chuyến chơi xuân, mệnh danh là “Cuộc du lịch ṿng quanh thế giới”. Đích được nhắm là phía trái đảo, sau mỏm Bồ Đề, sườn núi dốc tụt ngay xuống biển. Cái chỗ hiểm trở vô cùng ấy nhiều hang hốc không thể leo lên được, mà leo xuống cũng vô phương. Mùa thu, chim yến từ phương Bắc xa xôi vượt cả vạn dặm biển về đây nhả dăi xây tổ, đến lúc ấm áp lại bay đi cả đàn. Tổ yến bằng lông và dăi, h́nh như có cả máu chim nữa, người mơ mộng trông xa bảo như cánh hoa hồng dính vào vách đá.

 

“Đoàn du lịch” rốt cục chỉ có bốn tên ghi danh: Phạm Tuấn Tài, Đào Khắc Hưng, Hoàng Trác và Trần Huy Liệu. Mồng sáu Tết, vào đúng chủ nhật đoàn khởi hành, người đi tiễn tặng nào hoa nào thơ dậy mùi lắm. Liệu xốc túi cơm nếp và nước uống buộc quanh người, lấy bộ điệu kịch sĩ vẫy chào anh em.

Núi đất thoai thoải đă hết. Giờ là đá lô xô rất khó đi tuy chưa dựng đứng như thành vại. Chân ḍ dẫm t́m chỗ đặt, tay chống gậy lấy thăng bằng, ai nấy thở như kéo bễ. Cũng may gió chẳng bao giờ thiếu, bay hết mồ hôi. Nhưng nh́n xuống bể th́ hăi quá bởi vậy cả bọn đều gằm mặt xuống đá. Cái tư thế ḷ ḍ ấy rất chóng mỏi. Trưa đến, t́m được chỗ thoải tàm tạm, mọi người cùng nhất trí hạ trại. Đồ ăn thức uống dọn ra. Trác ra trước cả bọn, biết nhiều chuyện hơn. Tỷ như đi lấy tổ yến thế nào, nghe rợn cả người. Lũ Tây ngoài đảo cũng hủ lậu, năm nào cũng kiếm tổ yến nộp cho cấp trên trong đất, cố nhiên không phải bằng công sức chúng. Giá tổ yến tính bằng mạng tù. Từ trên đỉnh núi, người tù được thả xuống vách bằng quang treo, cổ đeo túi, tay cầm đèn ṃ mẫm cậy tổ, không c̣n ǵ mới được kéo lên. Thằng đội Bốn chỉ huy nhóm khai thác rất ác, bắt người leo xuống tụt bỏ hết quần áo để không giấu giếm tổ yến vào đâu được. Lấy được bao nhiêu chiếc đều phải ghi vào biên bản cẩn thận, tổ yến quư hơn vàng mà. Chuyến đi tìm tổ yến ấy, Liệu bị té chảy máu đầu và chân bị sái khớp thành thử sau đi lối chấm phẩy suốt đời.     

      Côn Đảo sau 30.4.75

     

Đừng tưởng cộng sản sau khi nếm mùi tù dưới chế độ thực dân sẽ đối xử tốt hơn với tù nhân hay chính đồng bào của mình. Những người phục vụ tại Côn Đảo được chủ nhân mới là cộng sản đối xử ra sao, mãi gần đây mới có tài liệu cho ta biết phần nào, qua bài tường thuật dưới đây:

 

KHU RESORT VÀ NGÔI MỘ CHUNG 70 NGƯỜI BỊ TÀN SÁT TẠI CÔN ĐẢO SAU NGÀY 30/04/1975.

Một lần một người bạn nhắn tin cho tôi, kể cho tôi nghe một câu chuyện ám ảnh anh khôn nguôi. Kỳ đó vợ chồng anh đi du lịch Côn Đảo. Nơi họ ở rất đẹp, là một trong các resorts nổi tiếng ở đó. Nhưng không hiểu sao, hoàn toàn chỉ bằng cảm tính, cô vợ có một cảm giác không yên trong thời gian nghỉ ngơi ở đây, cái cảm giác như lúc nào cũng có những đôi mắt vô h́nh nh́n ḿnh từ đằng sau. Đêm tối trước ngày trả pḥng, một người bạn khác của hai vợ chồng đi cùng chuyến đó, trong lúc đang ngồi xếp dọn đồ đạc để chuẩn bị hôm sau ra về, ngẩng lên chợt thấy một người đàn ông mặc sơ mi nâu, đeo cà vạt đang nh́n cô ấy qua cửa kiếng. Cô hoảng hốt thét lên, người chồng chạy vào, chẳng thấy ai, cho là cô bị thần hồn nát thần tính.

Câu chuyện có lẽ sẽ dễ quên, nếu như hai vợ chồng anh ấy không post h́nh đi chơi của ḿnh lên, và t́nh cờ một người, một phụ nữ hoàn toàn không quen (đang sinh sống tại Úc) vào comment, đại thể là nơi ấy rất đẹp nhưng cô không thể sống ở đó được v́ bị một nỗi ám ảnh rất lớn: cha của cô là một cảnh sát, một trong những công chức, quân nhân sống và làm việc trên đảo trước năm 1975, đă bị cộng sản sau này hành h́nh vào một đêm tối ở nơi ấy.  Rợn da gà, người bạn của tôi nhớ lại cái cảm giác xốn xang không yên của vợ ḿnh những ngày ở resort, anh mới inbox nhắn tin trao đổi với cô gái ấy. Thế là một câu chuyện được tháo nút:

 

Sau khi miền Nam bị chiếm, những người từng làm việc cho chính quyền miền Nam gồm công chức, quân đội, nhân viên làm ở trại tù đều bị tập trung lại và bị nhốt. Con số này khoảng 70 người. Ngày 23.12.1975, chính quyền Cộng sản ở Côn Đảo thông báo cho gia đ́nh của những người này rằng họ sẽ được đưa vào đất liền để cải tạo. Thân nhân của họ nghe vậy th́ hay vậy, và cũng không được thông báo ǵ thêm sau đó. Và rồi không một người nào trong số 70 người ấy trở về với gia đ́nh!

Sự thật về đêm hôm đó, người thân của nhóm này không ai hay biết. Chỉ nhiều năm sau, cái màn sương âm u và kinh hoàng che giấu cái chết cùng một lúc 70 người đó được vén ra qua lời kể của một kẻ tâm thần, một trong những người đă ra tay hạ sát các chú bác này. Gă kể lại rằng những người tù này bị đập vào đầu, nhiều người chết, nhiều người vẫn chưa chết hẳn, nhưng vẫn bị vùi sống xuống hố đă đào sẵn. Khu nầy cách xa khu dân cư chính của đảo đến khoảng 10 cây số, một địa điểm hoàn toàn hoang vắng, vô cùng tiện lợi cho mục đích của những kẻ sát nhân.

 

Nhiều năm nữa đi qua... Người thân của những người bị giết chết đau cái nỗi đau không nói được nên lời. Thân phận họ hoàn toàn là thân phận con sâu cái kiến, họ không đủ chứng cứ để kêu oan. Kêu ở đâu? Kêu ai? Khi ḿnh là "ngụy", khi ḿnh là thân nhân của người thua cuộc? Đâu đâu cũng là kẻ chiến thắng, mang quyền sinh sát người khác trong tay? Luật là của người thắng cuộc, lẽ phải thuộc về họ!

 

Nhưng đất trời lại có những cách sắp đặt khác: Khi khu resort ở một địa điểm rất đẹp gần biển, vắng vẻ và xa vùng dân cư này được xây lên, đội xây dựng t́m thấy một đống xương người trong cái ngôi mộ tập thể. Điều đáng nói là trong số những bộ xương này, có một cặp chân giả mà người trên đảo nhận ra đó là chân giả của “anh Sơn, con chú Chín Khương”, nên người ta bàng hoàng nhận ra đây là ngôi mộ chung của nhóm 70 người đi "cải tạo" ngày đó. Người ta mới dời đống xương này, đem chôn chung vào hai ngôi mộ bên đường, cách khu resort một đoạn...

Viết bài này tôi chỉ v́ lời đề nghị của người bạn, như cùng nhau gởi một nén hương, một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, không một lời từ giă vợ con trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát khỏi những nỗi đau, những nỗi oán hận, oan nghiệt của một kiếp người!

Thụy Mân, California 20 tháng 3, 2018

https://www.facebook.com/thuyman.tran.54/posts/610215509316558?pnref=story

 

 

CHÚ GIẢI

 

- Đọc hồi ký của chính tù nhân Côn đảo Trần Huy Liệu so với hồi ký của các tù nhân trong các trại Tập trung Cải tạo của cộng sản thì có cảm tưởng một bên gần như thiên đường và một bên còn quá địa ngục. Tất nhiên sự so sánh này chỉ có tính cách tương đối chứ có cảnh tù nào mà tù nhân cảm thấy sung sướng? Cổ nhân từng nói, “ Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.”

- Liệu cũng được bác sĩ săn sóc đàng hoàng chứ không phải bác sĩ chỉ để làm cảnh như các sử gia đỏ cố tình xuyên tạc. Liệu còn được gửi mua sách vở để đọc và học thêm, được gửi quà. Tết các bạn tù còn tổ chức đi lấy tổ yến.

- Theo BS Phùng Văn Hạnh, một tù nhân tại trại Tiên Lãnh thì “Chuồng cọp” Côn đảo không thấm thía gì với trại “ Kiên giam” còn thê thảm hơn gấp bội lần. Xin mời đọc ở chương sau sẽ rõ.

- Liệu đi tù tại Sơn La, vợ lên thăm và về có thai thật là hi hữu.

- Liệu cũng như trung tướng Nguyễn Bình dù đã đổi sang đảng Cộng sản nhưng vốn là đảng viên Quốc dân Đảng nên trước sau gì cũng sẽ bị thanh trừng hay hạ tầng công tác nhất là không được phép hoạt động trong lãnh vực chính trị mà phải chuyển sang lãnh vực văn học giống như Trần Văn Giàu. Khi chết cũng không được nằm cùng các đồng chí tại nghiã trang Mai Dịch, chỉ khi bốc mộ mới được đảng thương tình cho gửi nắm xương tại Mai Dịch. Cuộc đời Trần Huy Liệu sẽ được kể rõ trong một chương sau.

 

NHÀ TÙ CỘNG SẢN DƯỚI TÊN TRẠI CẢI TẠO – Bài của BS Nguyễn Ý Đức

 

Sau ngày 30-4-75, mọi người đều e ngại về một cuộc tàn sát trả thù đẫm máu v́ đă có những lời đồn đại về hành động này. Nhưng tới phút chót, người thắng trận miền Bắc đă nghĩ ra một giải pháp có vẻ nhân đạo hơn nhưng thương tích sâu đậm dài lâu hơn. Quân cán chánh VNCH đă được khuyến dụ tŕnh diện để “học tập” ngắn hạn. Gọi là “t́m hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”.

Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước, nhưng thực ra đây là một sự tù đày, hành xác, tẩy não.

Có người vài ba năm. Rất nhiều người mươi năm, và số người triền miên tù đầy gần hai chục năm cũng không ít. Lại c̣n một số đáng kể chết mất xác trong tù đầy hành hạ. Người sống sót trở về đă kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai cũng rùng ḿnh...

...Sau đây là một số nhân chứng đă trải qua các cuộc hành xác tù đầy, kể lại những h́nh thức hành hạ nạn nhân. Chúng tôi xin phép các tác giả trích đăng để thế hệ con cháu trong ngoài nước hiểu rơ mà tránh đi vào vết xe cũ.

 

           Vệ sinh trại

 

Chật chội, ngào ngạt hơi người, mùi hôi của mọi người, mọi bệnh riêng của mỗi người, cả tháng không tắm. Cả ngàn người có một giếng nước, kéo một lúc đă cạn nước. Để lâu không dùng chuột bọ chết thối đầy đáy giếng. Ăn uống vào là bị kiết lỵ. Đi cầu vào các dẫy hố đào trên mặt đất.

 “...Cả trại nhốn nháo về bệnh kiết lỵ. Hầu như không khu nào thoát. Chưa bao giờ buổi sáng lại đông người chờ đi cầu như vậy. Mặt mũi người nào cũng nhăn nhó, mệt mỏi trông thật thảm hại… Thật đau khổ, lúc nào bụng cũng quặn đau, mỗi lần đi cầu són ra một chút, phân ít, mũi máu nhiều. Từ nơi tôi ở ra nhà cầu khá xa. Để tiện việc, tôi không về nhà, ngồi ngay ở căn nhà chiếu Tivi sẵn sàng chạy ra hố cầu khi cần. Không phải ḿnh tôi như vậy mà hàng chục người tay cầm lon nước, ngồi bệt xuống mặt cát. Bệnh của tôi kéo dài cả tuần sau khi uống cả lọ tetracycline do Lan cho. Trong thời gian kỷ luật chúng tôi được xuống sông tắm mỗi hai tuần một lần. Tuy nhiên nhiều khi cán bộ bận hay có việc ǵ bất thường th́ phải chờ lâu tới ba tuần...”

(Linh mục Nguyễn Hữu Lễ – Tầng đầu Địa Ngục)

 

           Nhà cầu nổi

 

...Buồng trống trơn không có thứ ǵ ngoài mấy cái ống bẩu bằng luồng, một loại tre to và rỗng ruột. Đây là phương tiện toa-lét để tù nhân trong buồng đại tiểu tiện vào đó. Khi đi đại tiện, người tù phải dùng tới hai ống bẩu, mỗi tay cầm một cái. Ống hứng nước tiểu phía trước và ống phân dĩ nhiên là phía sau… Ống phía trước có thể là ống nhỏ, nhưng ống phía sau bắt buộc phải là ống có đường kính to và nhẹ. Yếu tố này rất quan trọng, v́ trong lúc “thi hành nghĩa vụ” của bản năng, nói nôm na là “đi cầu”, người tù phải quàng tay ra đằng sau để giữ cái ống bẩu. Nếu ống này nặng quá, người tù không thể giữ ống sát vào mông, tuột tay làm đổ phân tung tóe trong buồng...

(Linh mục NHL – TĐĐN)

 

           Lao động quá sức

 

...Tù nhân bị ép buộc phải liên tục hạ quyết tâm làm những điều mà trại đặt ra như sau:

1. Tích cực học tập cải tạo lao động tốt.

 2. Giải phóng mọi t́nh cảm gia đ́nh yếu đuối và t́nh nguyện ở lại trại học tập lao động cho dến khi nào được cách mạng công nhận tiến bộ cho về phục vụ xă hội, phục vụ nhân dân.

 3. Trong thời gian học tập tại trại, tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy quy định. Khắc phục mọi khuyết điểm tồn tại. Đấu tranh sai trái để thủ tiêu mọi mặt yếu của các bạn cải tạo khác hầu biến trại ta trở thành trại cải tạo tiên tiến về mọi mặt.

 4. Tố giác kịp thời với Cách mạng bọn xấu trong và ngoài trại đang c̣n ư đồ chống phá cách mạng.

 5. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối khoan hồng trước sau như một của cách mạng...”

(Hà Thúc Sinh – Đại học máu)

 

           Dọa nạt, nhục mạ

 

Tao bảo thật với chúng mày ngoài việc lao động như thế có mà ăn cứt, ngày về của chúng mày cũng kéo dài vô tận. Tao đă lên lớp cho chúng mày nhiều lần rồi. Cách mạng không có t́nh trạng lơ lửng con củ cặc. Một, chúng mày học tập lao động cho tốt để có ngày mà trở về. Hai, bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát chúng mày trong này mất thôi(Đại-Học Máu – Hà Thúc Sinh, trang 116).

"Các anh là những người có tội. Chính sách 3 năm Cải Tạo đề ra, nhưng nó không phải là mốc nhất định cho tất cả mọi người! Các anh đừng có giả vờ “ nín thở qua sông” để hết cho ba năm th́ về. Tôi nói thẳng cho các anh biết, có thể 3 năm cũng có thể 15 hay 20 năm đó!” (Tạ Tỵ – Đáy Địa Ngục trang 439).

 

           Bỏ đói khát

 

Có lẽ bỏ cho đói khát là chính sách để kiềm chế, kiểm soát người tù. Nên bất cứ tù nhân nào cũng nói rất nhiều về sự hành xác này.

“Đă hơn hai tháng nay, chúng tôi không được ăn miếng thịt nào. Lao động mỗi ngày 8 tiếng, toàn việc nặng. Cơm không có, mỗi ngày lănh hai chiếc bánh ḿ luộc, mỗi cái khoảng 200gram và “chiếc bánh buổi sáng 50gram, như vậy chúng tôi chỉ được ăn 450gram chất bột với muối, không có chất béo, chất rau và chất đạm nào! Do đó, ai nấy đều gầy dộc hẳn, da khô khốc. Trên nguyên tắc theo giấy tờ chúng tôi được ăn 18 kí lô chất bột, 300gram thịt mỗi tháng, nhưng thực tế chúng tôi chỉ được ăn 13 kí 500 chất bột.” (Đáy Địa Ngục – Tạ Tỵ trang 378-379).


           Ăn bất cứ thứ ǵ là thịt

 

“...Nam cầm con rắn dài khoảng 6 tấc, to bằng ngón tay cái, không trắng không đen. Anh t́m sợi dây, buộc đầu con rắn cạp nong treo lên cành cây, rồi dùng lưỡi dao nhỏ cứa xung quanh cổ rắn. Con rắn lắc lư, lắc lư như chiếc que. Tôi không hiểu bằng cách nào Nam lột da con rắn nhanh như vậy. Da rắn vứt xuống suối, ḍng nước cuốn đi trong nháy mắt. Nam hạ con rắn xuống mổ ruột, rửa nước suối rối sắt ra từng khúc, bỏ vào lon ghi gô, cho chút bột cà ri mà lúc nào anh cũng mang theo, đổ chút nước, thêm tí muối rồi cho lên bếp lửa. Lát sau, hạ xuống, anh trịnh trọng ngồi trên tảng đá sát ḍng suối ăn hết con rắn một cách ngon lành”... (Tạ Tỵ- Đáy Địa Ngục, tr 439).

Mỗi bữa hai miệng chén cơm nhỏ gạo mục, cả trăm người chỉ có vài chục con cá ngừ thối nấu với rau, từ xa đă ngửi thấy mùi hôi…Cho ăn để khỏi chết đói, đó là khẩu hiệu của trại. Có nhiều tù nhân đă nướng sống sít các con sên con ốc rừng mang hàng triệu vi trùng sốt rét hoặc ăn quả sung rừng cho đỡ đói, ăn phải quả độc đứt thần kinh, sùi bọt mép, lên kinh phong rồi chết”. Hôm nào bắt được con cóc, con nhái th́ “canh có người lái”, tù gọi là Protein; con ǵ cũng qui vào chất thịt, chất protein bổ dưỡng. Tù có câu:” con ǵ nhúc nhích là ăn được”; rau ǵ không chết th́ ăn”.

Tiêu chuẩn kỷ luật mỗi tháng c̣n 9 kg lương thực ăn với nước muối, mỗi ngày hai bữa hai chén nhỏ xíu. Khi nhai thức ăn, vừa phải nhai kỹ để thức ăn ít ỏi và quí báu được tiêu thật hết, khỏi phí phạm, giúp cơ thể ḅn từng chút bổ dưỡng để thân xác chịu đựng con người được sống, nhai thật kỹ để chất thải ra thật ít, 5,7 ngày mới đại tiện một lần, v́ đại tiểu tiện đều vào cái thùng đại liên để ngay bên cạnh bục nằm, đến lúc đầy tràn trật tự mới đổ đi, nên suốt ngày đêm phải nằm bên cạnh cái của nợ khai thúi đó.” (Nguyễn Chí-Thiệp - Trại Tù Kiên Giang trang 35).

 

          Thiếu thốn

 

Chia nhau vài th́a đường: “Anh ta cầm nhanh lấy cái th́a và với một tư thái rất cẩn trọng, anh gom các phần đường đang chia dở và bắt đầu chia lại. Mười người mười phần. Trợ chia thật khéo nhưng cũng thật chậm. Đôi khi tay anh run làm một vài hạt đường rơi xuống miếng giấy dầu, văng dính vào ngón chân anh. Anh vội lấy ngón tay chấm mấy hạt đường ấy và cho lên miệng. Người ta bực ḿnh nhưng người ta không thể giành lại những hạt đường đă dính vào những ngón chân cáu bẩn của kẻ khác.” Mỗi người được ba th́a đường sau ba tháng tù” (Hà Thúc Sinh- Đại Học Máu, trang 148).

 
“Điều quan trọng đối với tôi là cái đống rác! Mỗi lần đi ngang đống rác trước cổng trại là mỗi lần đời tôi lên hương. Hai con mắt hoạt động tích cực để t́m nhặt những thứ cần thiết cho cuộc sống trong buồng như vải rách dùng đại tiện, bọc nylon làm nhiên liệu chất đốt, hoặc may mắn hơn th́ cái bàn chải đánh răng cũ hoặc ít giấy bao xi măng làm vở viết chữ Tầu, thứ ngôn ngữ tôi đang cố học”.(Tầng Đầu Địa Ngục- LM NHL)


           Hành hạ cơ thể

 

“Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của các h́nh thức vi phạm nguyên tắc mà tù nhân bị h́nh phạt tương xứng theo luật giang hồ tù.

Nếu chỉ để cảnh cáo và áp đảo tinh thần những lính mới để bắt phải đi vào khuôn phép th́ chỉ cần sử dụng “chưởng” tức là đánh bằng ḥn đá bọc trong cái vớ; hoặc “bẻ ngà” là dùng đá cà hoặc đập gẫy hết cả hai hàm răng. Trường hợp nặng hơn th́ “lấy cấp phá” tức là móc đôi mắt, hoặc “xin cặp nạng” nghĩa là cắt gân gót chân. Trường hợp nghiêm trọng th́ đối phương sẽ được “cất” có nghĩa là giết chết.

 (Tầng Đầu Địa Ngục – LM Nguyễn hữu Lễ).


”Tên vệ binh hung ác vừa quật roi mạnh hơn vừa chửi rủa thậm tệ:

 - Đ.M. chúng mày là đồ tư sản, dưỡng xác quen, làm việc chây lười, không cố gắng, không có kỷ luật ǵ hết.

Chiếc roi lại tiếp tục rít trong không khí, bay tới tấp vào thân xác ba người tù. Đại đức Thích Thiện Cao bị đ̣n đau quá chỉ biết rú lên những câu quen thuộc “Mô Phật”, rồi nhắm mắt, oằn người lên chịu đựng. (Phạm Quang-Giai -Lần cuối bên anh, trang 247)


          Bắt quỳ để trừng phạt

 

Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của mười thằng ”ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao phạt chúng mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống.” Bọn tù chỉ liếc nh́n nhau chẳng ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thuạ Hắn móc súng bắn đến đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ. Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đị.” (Đại-Học Máu - Hà Thúc Sinh. trang 116).

 

” Hai chân tôi bị c̣ng chéo để bức cung. C̣ng chéo hai chân bị đóng cứng chặt giữa hai cái c̣ng h́nh chữ U và thanh sắt xuyên. V́ độ cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng lưng, v́ nằm như vậy thân ḿnh căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau buốt tận tủy óc. Người bị c̣ng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc cởi hết quần áo ra chêm ngang thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp th́ hai chân sẽ thẳng ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đă sưng húp v́ ban đêm bị lắc c̣ng điểm danh

(Trại Tù Kiên Giang- Nguyễn ChíThiệp- tr. 473)


           Bệnh xá – Bệnh tật

 

Mặt đứa nào đứa nấy trông như những quả dưa bở chín rục, chân tay bụ bẫm cứ như những cái xác chết trôi ba ngày, đang xếp hàng dài trước bếp xin chút nước vo gạo về uống với hy vọng mong manh tí chất cám có thể cứu nổi căn bệnh phù thũng trầm kha... (Đại Học Máu Hà Thúc Sinh tr 251).

 

“Nói là bệnh xá cho xôm tṛ chứ nơi đây chỉ là một căn nhà thường có sạp nằm cho bệnh nhân. Lúc tôi đến đây th́ đă có hai mươi trại viên đang trị bệnh tại đây. Người tôi bị tê liệt toàn thân do đó những việc vệ sinh cá nhân tôi không làm được, tôi phải nhờ sự giúp đỡ của hai bệnh nhân nằm hai bên tôi. Hai bệnh nhân này không cùng một trại với tôi.Một hôm cán bộ bác sĩ đến tận giường tôi đọc lệnh mà nội dung như sau: - Anh Phan Phát Huồn, anh là một tên có nợ máu với nhân dân nhưng đảng và nhà nước ta đă tha tội chết cho anh, anh đau ốm vẫn cho anh nằm ở bệnh xá điều trị, vậy mà anh không biết điều, vi phạm nội quy của bệnh xá bằng cách quan hệ với người khác trại, vậy ngay từ giờ phút này anh phải ra khỏi bệnh xá. Nói xong ông ta ra lệnh cho y công buộc dây thừng vào hai chân tôi và kéo tôi như một con chó ra khỏi bệnh xá

(AK và Thập giá – LM Phan Phát Huồn)

 

"Tại bệnh viện tôi đă nghe nói và chứng kiến những cuộc “căng mùng” ghê rợn. Căng mùng tức là nói đến giải phẫu bệnh nhân. Để tránh ruồi muỗi bu vào lúc giải phẫu, bệnh nhân được đưa vào trong mùng. V́ không có thuốc tê nên người ta cột bệnh nhân vào giường, lại c̣n có các anh hộ lư đè bệnh nhân xuống để bệnh nhân khỏi vùng vẫy lúc quá đau đớn. Thường thường bác sĩ dùng dao cạo râu để giải phẫu. Bệnh nhân gào thét kêu la thảm thiết, tôi có cảm tưởng là một con lợn đang bị thọc huyết

(AK và Thập giá – Linh mục Phan Phát Huồn)

 

Bệnh nhân bị bệnh ǵ gă cũng cho uống Xuyên tâm liên. Kiết ly, tiêu chẩy: xuyên tâm liên. Sốt rét sốt nóng: xuyên tâm liên. Ho lao, sưng phổi: xuyên tâm liên. V́ thế rất nhiều bệnh nhân chết oan uổng.”(Thanh Thương-Hoàng - Những Nỗi Đau Đời- tr. 51).



          Chứng kiến sự hành hạ tù nhân khác

 

“Vừa dứt câu hỏi, tên vệ binh xuất kỳ bất ư dùng chân móc cú đá hậu vào khuỷu đầu gối của Trác, khiến Trác lao chao. Tên cảnh vệ tiếp theo cái lao chao của Trác bằng một cú đập mạnh báng súng AK vào người Trác, khiến người tù Việt quốc không c̣n đủ sức đứng vững, cả thân xác ông rơi xuống như quả sung rụng. Trác vừa té sóng soài trên hiện trường sám hối th́ liền lúc đó tên này tung người lên dùng một đ̣n hiểm nhẩy lên đứng trên thân xác của Trác. Các đồng đội của Trác ngồi trong ṿng tṛn đều nhắm mắt mỗi khi nh́n thấy tên cảnh vệ dùng những cú giầy đinh nện mạnh trên mặt, trên người Trác. Máu bắt đầu chan ḥa trên hiện trường sám hối

 (Phạm Quang Giai -Lần Cuối Bên Anh-tr.165)

 
«Tiếng kêu rú rùng rợn vẫn không ngớt phát ra từ những căn pḥng xung quanh. Phượng vẫn ngồi như chết cứng. Rồi đột nhiên đèn bật sáng chói, nàng thấy ḿnh đang ở trong một căn pḥng toàn những dụng cụ tra tấn”. Nàng thấy ghê tởm, rồi tự dưng trong nàng nảy ra một ư định t́m cái chết, trước khi bị tra tấn, nàng đang nghĩ “Chợt cánh cửa sau bật mở. Nàng vội ngồi thu người lại sát tường, mắt ánh lên, thấy hai tên chuyên viên tra tấn xốc nách một người đàn ông, kéo sệt trên nền xi-măng. Mặt người đó tím bầm, hai bên mép ứa máu c̣n chẩy ra ṛng ṛng, tóc rối bù bết máu, đầu ngoẹo sang một bên, ḿnh trần trụi bê bết máu, chân tay mềm nhũn ra”

(Trần Nhu- Địa Ngục Śnh Lầy, tr. 163)


          Cô lập trong hầm đá

 

Tên vệ binh hầm hầm đi về phía cửa hầm đá số 5. Hắn tra chiếc ch́a khóa vào ổ rồi quay một ṿng nghe răng rác. Hắn kéo chiếc cửa sắt nặng nề ra, để lộ một không gian tối om. Mùi hôi thối từ trong pḥng xông ra những; đồng thời với tiếng hú ma quái ngân dài lê thê phát ra từ trong long hầm đá, nghe thật ai oán. Tên vệ binh trở lại chỗ Sâm ra lệnh:

- Vũ Sâm! Mày vào hầm đá số 5 để mà tưởng nhớ đến người vợ đẹp của mày.

Sâm lần thần đi thật chậm, tiến vào miệng hầm, rồi cũng thật nhanh, anh lọt hẳn vào bên trong. Vũ Sâm quay người lại nh́n tên vệ binh lần chót trước khi ch́m hẳn vào bóng đêm dầy đặc, vu vơ và tăm tối. Cánh cửa sắt đóng lại, tạo thành tiếng sầm khô khan.(Phạm Quang-Giai -Lần Cuối Bên Anh tr. 43).

 

Ngoài ra c̣n nhiều cách hành hạ khác như:

Chói cột với tù nhân khác; nhốt trong thùng sắt, trong túi; đầy ải ngoài nắng, nóng, dưới đèn sáng; bịt mắt; chói cột xuống đất; đá đít, bạt tai; giả xử tử; bắt uống những thuốc lạ; d́m dưới nước; làm cho nghẹt thở; cheo lơ lửng trên không; gây tổn thương cho ngọc hành cơ quan sinh dục; tạt phẩn, nước tiểu lên mặt; tra tấn bằng điện; châm chọc kim vào đầu ngón tay, ngón chân; không cho ngủ; bỏ cho muỗi, kiến, đỉa cắn…

 

 

Kết luận


Các nhà tâm lư xă hội cho hay hành hạ có mục đích làm xáo trộn, hoặc đúng ra là để phá hủy sự liên tục của cuộc sống con người cho tới một mức độ mà sự hồi phục trở nên tốn kém đôi khi không sao thực hiện được.

 Mà đa số nạn nhân bị đối sử tàn tệ sau đó lại được định cư ở một quốc gia khác như người tị nạn, nên họ gặp nhiều khó khăn hội nhập vào một nền văn hóa với nếp sống mới, ngôn ngữ mới. Đó chính là trường hợp các cựu tù nhân quân cán chính VNCH. Nạn nhân sống sót của tù đầy tra tấn có những phản ứng cảm xúc khác nhau tùy theo cá tính và căn bản giáo dục: từ giận giữ, phẫn nộ tới cảm thấy nhục nhă; cảm xúc ngay thẳng chính đáng tới sai trái tội lỗi; tự tin quyết đoán tới tủi thẹn, xấu hổ. Chắc chắn là họ khó mà quên được những vết thương mà người có quyền đă để lại trên cơ thể tâm hồn họ. Những hoảng hốt, lo sợ, những trầm buồn, những cơn ác mộng sẽ thường trực đến với họ và có nhiều tác dụng xấu cho đời sống cá nhân cũng như gia đ́nh. Rồi lại c̣n những suy nhược tim gan tỳ phế v́ thiếu ăn, thời tiết khắc nghiệt, lao động khổ sai nơi rùng sâu nước độc.



CHẾ ĐỘ NHÀ TÙ TẠI MỸ – Bài viết của BS Nguyễn Văn Bảo

 

 BS Nguyễn Văn Bảo đã có thời làm y sĩ điều trị trong một nhà tù tại Indiana cho ta biết đại cương về chế độ nhà tù tại Mỹ để ta có căn bản so sánh với nhà tù dưới chế độ thực dân Pháp và cộng sản Việt Nam.

 

Dưới đây là những điều vắn tắt mà tôi thấy cần nói để các bạn biết sơ qua về nhà tù ở Mỹ:

 

« Đầu năm 1979 tôi làm y sĩ cho một nhà tù lớn nhất của Indiana 6 tháng. Nhà tù này ở thành phố Michigan City của tiểu bang Indiana, ngay sát thành phố Chícago và có gần một ngàn tù nhân đàn ông (nữ tù nhân th́ được nhốt ở một nhà tù nhỏ hơn và cách nhà tù này 30 miles về phía nam). Cấp số lư thuyết là 4 y sĩ tổng quát và một y sĩ quản đốc. Lúc tôi đươc tuyển dụng th́ chỉ có một y sĩ (Bs Mai Trung Nghiã) và một nữ trợ tá (physician assistant).  Trước đó 6 tháng một Bs Phi-luật-tân đă từ chức v́ bị thân nhân một tù nhân kiện do chuyển trễ người này bị heart attack ra bệnh viện dân sự. Mai Trung Nghĩa đă giới thiệu tôi vào làm. Tôi đươc tuyển dụng khẩn cấp mà không cần chữ kư của Warden lúc đó đang vacation. Y sĩ quản đốc là một Psychiatrist chừng trên 50 tuổi, rất tử tế. Tôi được ông dặn ḍ rất tỉ mỉ cả một buổi chiều ngày hôm trước.

 

Những điều căn bản ông đă dạy tôi:

1/ Tuyệt đối không được dùng từ prisoner mà phải gọi họ là Inmate. Phải lễ phép với tù nhân hơn là với thường dân. Đừng ngại nói yes sir thay v́ yes.

 

2/ Ḿnh sẽ hành nghề dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ của ban giám dốc nhà tù. Tuy mình có toàn quyền cho toa theo nghề nghiệp nhưng có mốt số thuốc như valium và tylenol #3 th́ phải hạn chế tối đa. (trong suốt 6 tháng hành nghề ngày nào tôi cũng bị tù nhân chửi v́ xin hai món thuốc này không được). Có một món thường bị tù nhân đ̣i hỏi là dầu dừa (nói là để bôi cho da khỏi khô nhưng kỳ thực là xài để làm sex) cũng bị hạn chế. Có một lần tôi bị một inmate dọa khi xin valium không được: " 6 tháng nữa tôi măn hạn và sẽ tới thăm xă giao ông". Tôi mách với Y sĩ quản đốc th́ ông an ủi: Chính tôi cũng đă nhiều lần bị đe doa khéo như vậy.

 

3/ Ḿnh phải hành nghề thủ thế nhiều hơn là bên ngoài: Tù nhân rất giỏi giả vờ để được chuyển ra bệnh viện dân sự. Hai chứng được họ giả vờ nhiều nhất là heart attack và đau ruột dư. Một bệnh nhân được chuyển ra cần thêm 2 cảnh sát canh gác và phải nằm pḥng riêng ở nhà thương. Ngay trong tháng đầu tiên tôi bị một vố nặng. Tối hôm trước tôi chuyển một heart attack ra bệnh viện. Sáng sớm hôm sau tôi được mờ́ lên văn pḥng Warden. Ông không khiển trách mà chỉ thông báo với một nụ cườ́ khinh thị rằng:"Tối qua bs chuyển một bệnh nhân heart attack ra bệnh viện. Khi tới pḥng cấp cứu anh ta đánh cảnh sát bị thượng rồi định tẩu thoát nhưng may mắn sau nửa giờ truy nă hắn đă bị bắt lại về cell". Tuy nhiên, ngày hôm sau Bs quản đốc nói nhỏ với tôi rằng: "Hồ sơ bệnh lư của anh làm hợp lệ. Thà bị đuổi chứ đừng bị kiện".

 

4/ Trong 6 tháng làm việc tại nhà tù, ngày nào không gặp chuyên nhức đầu th́ cũng lănh sự chê trách hoặc chế riễu. Bị tù nhân phàn nàn rằng tiếng Anh tôi nói chúng không hiểu rất thường xảy ra nhưng lại được Warden thông cảm rằng v́ họ không xin được thuốc nên vu cáo như vậy. Có một lần tôi bị một inmate da đen chọc quê. 4 giờ PM, hết giờ làm việc, nhưng tôi phải nán lại chờ cô Trợ tá để cùng ra về (lệ của nhà tù là nữ nhân viên trong khi di chuyển phải được một nam nhân viên escort). Hắn nói: "Người ông nhỏ con như vầy mà muốn escort cô này sao?" Rồi hắn cười lên sằng sặc. Tôi vẫn cứ phải chờ nhưng cô ả cứ làm làm vớ vẩn đê tôi phải chờ tới gần 15 phút mới chịu đi theo tôi. Th́ ra cô chỉ muốn về trễ để c̣n thổi kèn gã inmate này. Tháng sau ban an ninh bắt quả tang cô thổi kèn gă da đen này ngay trong giờ làm việc. Gă này chi c̣n 6 tháng nữa là măn tù cho nên đươc thả lỏng để giúp việc trong bệnh xá. Gă được ngồi trước một bàn giấy ngay trước một cửa sổ h́nh bán nguyệt rất nhỏ, trong một pḥng kín. Pḥng này lúc nào cũng khóa và cô Trợ tá giữ ch́a khóa. Cô thường lợi dụng lúc vào kiểm soát thuốc để chui xuống gầm bàn thổi kèn gă này. Cô bị ép làm đơn nghỉ việc (nhà tù không muốn làm lớn chuyện và các bác sĩ cũng không bị khiển trách bởi v́ trường hợp của cô rất đặc biệt: Cô chỉ thổi kèn gă da đen mà chưa bao giờ cho gă làm t́nh). 10 năm sau tôi lại gặp cô trong một buổi seminar ở Chicago.

Tôi chỉ kể văn tắt thế thôi. Những phiền toái nho nhỏ như bị tuốt lươn mỗi buổi sáng để khám xét mỗi ngày khi qua ba tầng cửa sắt th́ không đáng kể. Bù lại, cả gia đ́nh được phục vụ rất chu đáo: Được cấp nhà với đầy đủ tiện nghi ngay bên cạnh nhà Warden, cắt tóc, lau nhà, sửa xe, rửa xe vv... đều được miễn phí v́ họ cần những người tù sắp sửa măn hạn có việc làm hàng ngày...

 

Sau đây thêm vài chi tiết:

1/ Hỏi cung, tra tấn: Tuyệt đối cấm tra tấn. Lấy cung bằng cách đặt câu hỏỉ tự nhiên, nhiều lần khác nhau rồi đối chiếu để t́m sư thật. V́ vậy mới có luật thú tội (mục đích tránh xử oan) để đựơc giảm án.

 2/ Cùm khóa, biệt cấm: Chỉ khi nào inmate phạm luật trong tù mới bị h́nh phạt kiểu này và rất ngắn hạn. Tôi không có cơ hội thăm bệnh trong khu này nên không biết rơ.

 3/ Y phục: Tư do. Chỉ khi nào có quan khách viếng nhà tù mới băt inmates mặc đồng phục.

 4/ Tắm rửa: Có pḥng tắm công cộng cho những inmates thường phạm hoặc sắp măn hạn (Sex thỏa thuận hay bị cưỡng hiếp thường xảy ra trong pḥng tắm này. Trong nhà tù Mỹ cũng có những tên đầu nậu đàn áp bạn tù mà không ai dám tố cáo v́ sợ bị trả thù). Những inmates biệt giam trong cells th́ có ṿi nước ngay trong cell của ḿnh.

5/ Thăm viếng: Phải có appointment trước, rất hạn chế, tùy trường hợp, nếu sắp phải ra ṭa v́ một tội thứ hai...th́ chỉ có lụât sư được thăm viếng.

 6/ Sách báo: Rất hạn chế và bị kiểm duyệt gắt gao. Không có TV hoặc radio. Tù nhân mất quyền công dân nên không đựơc phép xử dụng thông tin của công dân.

7/ Nhà thờ: Có nhà thờ và mục sư trong tù, inmates phải ghi tên để đựơc dự lễ theo đạo Tin lành. Hàng tháng có linh mục/ mục sư ở ngoài vào. Không thấy nói tới các tôn giáo khác có lẽ ít quá nên không có nhu cầu. Tù nhân nguy hiểm không được dự lễ v́ an ninh. Tù nhân trong death row th́ được gặp tu sĩ theo yêu cầu và có hội đồng để cứu xét nhu cầu. Nhà tù ở Michigan City có 12 inmates chờ hành quyết, có khi chờ cả năm (do nhiều nguyên do). Trong 6 tháng C̣ làm việc không có vụ hành quyết nào. C̣ được chỉ đỉnh vào tận cell của mỗi người trong 12 người này để khám bệnh. Lúc đầu rất sợ hăi nhưng sau này th́ thoải mái. Họ hiền ngoan hơn những phạm nhân khác và đặc biệt không bao giờ khai gian nên rất dễ định bênh.

 8/ Trả công làm việc: Tù nhân mất quyền công dân nên không được phép làm việc lấy tiền công. Họ t́nh nguyện làm việc theo nghề cũ hoặc mới được dạy. Cho tip cũng không hợp pháp (C̣ đă kể được hớt tóc, sửa xe miễn phí ở khúc trên).

9/ Hồ sơ: Tôi cũng chỉ biết đại cương do nh́n vào hồ sơ bệnh lư cá nhân. Hồ sơ này ghi ngày sinh, học lực, tôn giáo, nghề nghiệp, tội trạng, bản án, ngày vào tù, parole, ngày măn hạn. Những tù nhân có gia sản th́ phải trả tốn phí ăn và ở trong nhà tù, và phải tiếp tục trả premium của health insurance cho tới khi hết tiền trong gia tài của ḿnh (cái nhà mà vợ con ḿnh đang ở được miễn trừ).

10/ Bản án: Bản án nặng nhẹ cũng có nh́ều sắc thái: Có gă giết vợ, em vợ và mẹ vợ mà tù có 6 tháng. Có gă chỉ « follow a people with deadly weapon» mà lănh 20 cuốn lịch. Có gă mở cửa vào trộm đồ đáng giá cả trăm ngàn mà chỉ tù 1 năm. Có gă đập cửa kính (break in) chưa kịp lấy thứ ǵ mà lănh 5 cuốn lịch. Tất cả những chi tiết tôi trạng như thế đều có ghi văn tắt trong hồ sơ bệnh lư cá nhân.

C̣n nữa, guilty or not guilty là quyết nghị của ṭa (do votes của bồi thẩm đoàn) c̣n tuyên bản án (sentence) là quyền của chánh án (judge). Nếu chánh án muốn phạm nhân không bao giờ được phóng thích th́ ổng sẽ xử chừng vài ngàn năm tù chứ không xử chung thân khổ sai bởi v́ cứ mỗi 5 năm ở tù ngoan ngoăn th́ được giảm án, án chung thân sẽ được giảm thành 20 năm rồi sau đó sẽ chia đôi nghĩa là 5 năm nữa th́ c̣n 10 năm và v.v... Án 2,000 năm sau 5 năm sẽ c̣n 1,000 năm rồi 5 năm nữa c̣n 500 năm... Nghĩa là trên thực tế nó sẽ chết trong tù.

Chắc mọi người còn nhớ thằng bắn chết Robert Kennedy và thằng bắn bị thương Ronald Reagan hiện đang sống phây phây ngoài đời không?  Tóm lại, nhà tù ở Mỹ phức tạp lắm chứ không giản dị như nhà tù ở những nước nhược tiểu đâu…”

 

 

TỔNG KẾT:

 

Chúng ta đã điểm qua tình trạng các nhà tù dưới các chế độ thực dân, cộng sản và tư bản và có thể từ đó rút ra những kết luận tùy theo quan điểm mỗi người. Điều mà chắc ai cũng đồng ý, đi tù là cuộc đời khốn nạn rồi cho nên câu “ Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngọai ” luôn luôn đúng trong mọi không gian và thời gian.

 

Bài hát DIỆT PHÁT XÍT của Nguyễn Đình Thi vẫn mô tả một cách trung thực chế độ nhà tù cộng sản hiện nay mà ta chỉ cần đổi hai chữ Phát Xít thành Mác Xít như sau: “...Loài Mác Xít cướp thóc lúa, cướp đời sống dân mình. Nào nhà tù, nào trại giam biết bao nhiêu nhục hình? Đồng bào quyết tâm vùng lên...”

 

 

Một trại Cải tạo: Ngày nhập trại

Trại cải tạo: Giải trí

 

Trại Cải tạo: đi lao động

   Trại Cải tạo: Các hình thức kỷ luật                  Chia nhau điếu thuốc

                  

Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ

 

Chương 41 này là cả một cái nh́n rộng về chế độ nhà tù tại Việt Nam từ thời Pháp Thuộc, sang tới thời Cộng Sản và c̣n lan rộng sang cả chế độ nhà tù bên Mỹ nữa.

Lẽ dĩ nhiên nhà văn Hoàng Xuân Thảo phải lấy tài liệu về vấn đề này từ nhiều nơi khác nhau, tác giả khác nhau, lắm khi đối nghịch nhau.

 

Đọc chương 41 này của Hoàng Xuân Thảo như là ăn một món ratatouille của Pháp, có rau, có cà chua, có cà tím, có thịt, có hành, lắm khi cũng có cá hay tôm nữa. Nó cho ta nhiều thi vị khác nhau. Đọc lại tài liệu của Cộng Sản th́ đầu thập niên 40, ông Hoàng Minh Chính bị giam tại Sơn La, được chỉ định là y tá cho các tù nhân, rôi đại diện các tù nhân để liên lạc với người xếp tù Pháp. Hoàng Minh Chính là lư thuyết gia của Chế độ ngoài Bắc trong nhiều năm với tư cách là Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Mác-Lê, ông ta là một người chủ chốt  và rất được kính trọng trong Đảng Cộng Sản Hà Nội. Sau năm 1975, ông ta thất vọng rất nhiều v́ tình trạng tham nhũng của Đảng Cộng Sản và nhận thấy bao nhiêu năm tranh đấu của ông từ trước đă không làm lợi ǵ cho đất nước, mà trên nhiều khía cạnh Đảng Cộng Sản đã làm cho Việt Nam thoái lui. Sau nhiều lần tuyến bố chống lại chính quyền Hanoi, sau khi viết thư chính thức yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam, ông ta bị bỏ tù nhiều lần và chỉ được thả sau khi ông bị ung thư nặng. Hoàng Minh Chính qua đời với niềm u uất đă hy sinh một cách vô nghĩa cả cuộc đời thanh xuân cho một lư tường chính trị sai lầm. Cũng như Hoàng Minh Chính, ông Trần Huy Liệu là một nhà trí thức, hiểu biết rất nhiều, kiến thức cao chứ không như các người Cộng Sản khác.  

 

Hoàng Xuân Thảo đă cho chúng ta biết Trần Huy Liệu khi c̣n trẻ là đảng viên của Quốc Dân Dảng với Nguyễn Thái Học, trong thập niên 30 th́ ông ta đổi sang hoạt động với Đảng Cộng Sản v́ thấy Việt Nam Quốc Dân Đảng ở trong t́nh trạng chia ra nhiều phe phái và không thể tranh đấu một cách hữu hiệu chống Pháp được. Ông ta được Hồ Chí Minh phái vào Huế để yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để trở thành công dân Vĩnh Thụy. Chính ông là người đă nhận từ Bảo Đại bản chiếu thoái vị Hoàng Đế tại Huế. Trần Huy Liệu đă say mê một bà quả phụ, con dâu của Lại bộ Thượng thư, học giả Phạm Quỳnh. Bà quả phụ con dâu này là con gái của học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, tác giả cuốn sách “để đời” vô cùng danh  tiếng Cổ Học Tinh Hoa. Trong giai đoạn đó, Phạm Quỳnh bị Cộng Sản coi như là kẻ thù của dân tộc, kẻ bán nước cho thực dân. Họ gọi Phạm Quỳnh là “Cá Váy” che đít cho Pháp, và ông ta bị thủ tiêu ngay trong những ngày đầu của kháng chiến chống “Thực Dân, Phong Kiến”. V́ Trần Huy Liệu lấy con gái của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và là con dâu Phạm Quỳnh nên ông ta bị Đảng Cộng Sản nghi kỵ hãy c̣n những tư tưởng tư sản và ông ta không c̣n là người nắm quyền hành thực sự sau này. Học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc trên tuổi bố tôi, cụ cũng là người anh chú bác của Bố tôi trong đại gia đ́nh họ Nguyễn. Nếu tính theo họ hàng Liệu là con rể của  Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc th́ Trần Huy Liệu là  hàng anh của tôi, tuy nhiên thính theo tuổi (ông đẻ năm 1901) th́ ông dư sức đẻ ra tôi, và trong đời tôi cũng chưa bao giờ gặp mặt ông cả.

 

Trong Chương này còn có bài viết của Kư Giả/Trung Tá Phan Lạc Phúc viết về nhà tù Sơn La khi ông bị đi học cải tạo tại nơi này gần 15 năm. Phan Lạc Phúc là một nhà văn có tài, rất tiếc là ông qua đời tại Úc vài năm sau khi ông được Cộng Sản thả.

 

Bài ca Diệt Phát Xít của Nguyễn Đ́nh Thi là một bài hát hay, hào hùng và vô cùng ngạo nghễ. Cũng như ông Cao Văn Viên, ông Nguyễn Đ́nh Thi đẻ bên Lào v́ cha làm Bưu Điện (Nhà Giây Thép) bị đổi sang Lào. Khác với Cao Văn Viên, Nguyễn Đ́nh Thi ngả theo chủ nghĩa Cộng Sản từ thời còn trẻ. Ông ta là người khôn ngoan nên tuy rất thân với các người như Văn Cao và Hoàng Cầm, ông không hề bị dính líu vào các trận phong ba càn quét Văn Học ngoài Bắc như Nhân Văn Giai Phẩm hay Cải Cách Diền Địa như Văn Cao, Hoàng Cầm, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, hay các người khác.

Cũng như Nguyễn Tuân thường nói với anh em, sở dĩ ông ta c̣n được sống là v́ ông ta “biết sợ”:  không bao giờ làm ǵ khác với huấn lệnh và giáo điều của Đảng Cộng Sản cả.

 

                    

 

 

 

                    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 42

 

 

SAO BẰNG LÀM PHƯỚC CỨU CHO MỘT NGƯỜI

 

NGƯỜI TÙ Y SĨ TRONG CÁC TRẠI CẢI TẠO

 

 

Như ta đã biết, sau ngày 30.4.1975 Việt Cộng đã lừa bịp dân miền Nam nói các nguỵ quân, ngụy quyền phải đi học tập cải tạo một tháng nhưng thật sự là đã bắt họ bỏ tù dưới cái vỏ nhân đạo là đi cải tạo, và thời gian cải tạo đã kéo dài ra trung bình khoảng 10 năm, tuy có người bị tù cả gần 20 năm, chưa kể một số khá đông tù nhân đã chết bỏ xác trong các khu rừng hoang vắng hoặc vì đói rét, bệnh hoạn hoặc bị thi hành kỷ luật.

 

Các tù nhân, ngoài việc phải tuân theo các luật lệ rừng của trại, còn tùy theo năng khiếu bị lợi dụng làm những việc trợ giúp cho các cai tù, cũng có cái tên hiền lành là quản giáo, chẳng hạn người được chỉ định chặt cây làm lán, người đi lấy phân tưới vườn, người cưa xẻ gỗ xây doanh trại, làm bàn ghế vv...còn các bác sĩ Ngụy thì phụ tá cho y sĩ hay y tá vẹm phân phát thuốc men, đôi khi cũng khám bệnh, có khi cũng được gọi về bệnh viện giải phẫu cho một cán bộ hoặc đỡ đẻ cho một nữ cán bộ nữa.

Dưới đây là các đoạn trích trong hồi ký của ba bác sĩ Ngụy đã từng bị đi cải tạo và được cho phép làm một số dịch vụ trong lãnh vực y tế.

 

ĐỜI Y SĨ TRONG CUỘC CHIẾN TƯƠNG TÀN – Hồi ký của BS Nguyễn Duy Cung

 

Đây là vài đoạn ngắn trích trong hồi ký của BS Nguyễn Duy Cung, nguyên Giám đốc Trung tâm Thực tập Y khoa Gia Định. Hồi ký này đã được đăng tải trong Diễn Đàn Sinh viên Quân y Hiện dịch và sau đó đã được in thành sách.

 

Từ giám đốc bệnh viện trở thành một tù nhân

 

...Tôi tự nguyện ở lại làm việc để chăm sóc hơn 550 bịnh nhân khốn khổ đang nằm chờ chữa trị, và trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 Cộng Sản vào chiếm bệnh viện trong khi tôi đang làm việc trong pḥng mổ.

Thế là mọi việc chấm dứt từ đây, tôi và những anh em sĩ quan bị gọi là “ngụy quân” đưa đi cải tạo, bắt đầu sống đời tù nhân đọa đày bằng cách nầy hay cách khác, bị đưa đi qua các trại tù tập trung như Trảng Lớn, Xuân Lộc, Suối Máu, Sóng Thần... cho đến khi sức khỏe bị suy kiệt tận cùng v́ đói kém, v́ vất vả do lao động quá sức, tưởng chừng có thể ngă lăn ra chết bất cứ lúc nào, như một vài bạn sĩ quan khác trong tù.


Năm 1976, lúc tôi đang bị giam ở trại Sóng Thần th́ được lịnh tạm thả về với lư do là Trung Tâm Thực Tập Y Khoa Gia Định đang cần một bác sĩ chuyên khoa giải phẩu lồng ngực để mổ cho một cán bộ cao cấp bị thương nặng, có thể nguy hiểm đến tánh mạng do một mảnh đạn nhiễm trùng ghim lâu ngày trong phổi.  Tôi đă thực hiện ca mổ thành công và cứu sống bệnh nhân này trong sự thán phục của VC.  Đó là lương tâm nghề nghiệp của tôi, mặc dù tôi ghét sự trả thù khắc nghiệt của họ dành cho chúng tôi trong cảnh tù đày.

Họ giữ tôi lại bệnh viện để làm việc với tư cách tù nhân “tự nguyện không lương”.  Ban ngày cặm cụi làm việc trong pḥng mổ, chiều đến trở thành bịnh nhân trên khu Nội khoa và Vật lư trị liệu v́ đôi chân đau nhức của tôi trong thời gian tù tội, tối về làm “dân pḥng” vác gậy và dây luột ra canh gác khu vực dưới sự kiểm soát của Công- An phường như một h́nh thức “cải tạo tại chỗ ”.  Quần quật suốt ngày, suốt tháng không có thời giờ nghỉ ngơi và bị đối xử lạnh nhạt, khinh rẻ, ḷng tôi cảm thấy đau đớn cho thân phận ḿnh, từ đó suy nghĩ sâu hơn là xót xa tủi nhục cho thân phận cả dân Miền Nam thất trận.

Những lúc tinh thần xuống quá thấp tôi tự an ủi là ḿnh vẫn c̣n may mắn hơn mấy anh em sĩ quan hiện đang còn nằm trong trại giam, ốm đau, ghẻ chóc, thiếu thốn đủ mọi thứ, kể cả thức ăn b́nh thường là cơm và muối, những thứ rất rẻ mạt thời Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Trại Trãng Lớn

 

...Một hôm có một cán bộ cấp tá đến thăm trại và hỏi han:

 “Các anh nghĩ bao giờ sẽ được tha về?”.

 Sau khi nghe trả lời “10 ngày, một tháng”, theo thông cáo của Ủy ban Quân

 quản, tên cán bộ cười khẩy:

 “Sao các anh ngây thơ thế! Khi người ta nói một ngày là ḿnh phải nghĩ đến một năm, biết chưa?”

Cả nhóm chúng tôi ngẩn ngơ thất vọng, có người tưởng ḿnh nghe lầm.  Không lẽ ḿnh bị ở tù lâu như thế?

 Không lẽ ḿnh ở trong này đến những mười năm? “Nhất nhật tại tù -Thiên thu tại ngoại”, bây giờ nghe câu này mới thấy thấm, tự dưng ai cũng rợn người …

 

...Mới vô trại chưa được hai tuần mà đă có vài người bị bệnh nặng ngặt nghèo, phải khiêng lên cáng bỏ nằm chèo queo chờ chết trên cái pḥng riêng được gọi là bệnh xá nhưng không có bác sĩ, không có thuốc men và bệnh nhân cũng không được chuyển tiếp đi nhà thương bên ngoài để điều trị. Người chết được bạn bè thân trong trại làm lễ vĩnh biệt, một nghi thức cầu nguyện âm thầm theo tôn giáo để rồi sau đó đưa đi chôn cất sơ sài ngoài b́a rừng, anh em có người cẩn thận làm dấu trên mô đất để có dịp báo với thân nhân kẻ xấu số biết mà hốt cốt sau này.  Nhưng mà chắc ǵ ḿnh c̣n sống để trở về báo tin? Mỗi lần có người ngă xuống là trong ḷng ai cũng đau đớn, hoang mang. Thân phận kẻ lưu đày biết bao giờ mới tháo củi sổ lồng đây! Hay là phải bỏ mạng nơi chốn rừng thiêng nước độc này.

 

...Vô trại chúng tôi nằm gần nhau, trong một góc.  Anh bác sĩ Bùi Nghĩa Bỉnh đam mê với nốt nhạc.  Anh Bác sĩ Lê Thanh Vĩnh nằm kế bên tôi.  Anh Bác sĩ Nguyễn Minh Huy nằm gần anh DS Nguyễn An Cư.  Anh DS Cư lúc nào cũng có vẻ trầm ngâm, ít nói.  Có một lần bàn luận về t́nh trạng nhà thương sau ngày 30.4.1975.  VC đă lấy mía chế tạo thuốc mê, gây phản ứng nguy hại đến bệnh nhân khi giải phẫu, và lấy nước dừa tươi thay dung dịch.  Có một ông bác sĩ VC, có h́nh đăng trên tờ báo Giải phóng.  Ông này xuất thân từ thành phần thoát ly gia đ́nh, chăn trâu khi c̣n trẻ, lớn lên nhờ công lao ngoài chiến trường giết được mấy trăm tên lính Mỹ Ngụy, nên được đề bạt lên làm “Y tá rồi Y sĩ!”, chức vụ cuối cùng là Bác sĩ trưởng một phân đội Giải phẫu Quân y, tối đi học bổ túc văn hoá lớp 5 lớp 7.  Ngoài những thành tích giết được nhiều người nêu trên, không thấy đề cập ǵ đến vấn đề nghiên cứu Y-Khoa. 

 

Trại Xuân lộc

 

...Cùng chuyển về trại này có anh Bác sĩ Lê Thanh Vĩnh.  Anh ở tổ khác, nằm sát bên kia tấm vách.  Có chuyện ǵ, anh em thường tâm sự với nhau qua kẽ hở của tấm tôn rách.  C̣n anh Nguyễn Minh Huy th́ ở một trại khác, ven bờ rừng.  Nghe nói một hôm có cán bộ cao cấp đi xe Jeep đến thăm trại anh.  Người ta cho biết đó là người thân của anh đang giữ một chức vụ quan trọng trong chánh quyền CS.  Anh được mời ra gặp nhưng khi giáp mặt, anh đă lạnh lùng: “Tôi không biết ông là ai!”

 

...Trong trại có lúc đói, thấy con ǵ cựa quậy, nhắm ăn được là không tha. Có một anh Dược sĩ đă khám phá ra chân lư sau khi nếm được hương vị của một loài ốc anh bắt được ngoài vườn:

“Bây giờ tôi mới biết tại sao ông bà ta khuyên đừng bao giờ ăn ốc ma! Rủi ăn trúng nó là ḿnh mẩy nổi phong đơn sần sùi, cả châu thân ngứa ngáy suốt ngày, không chịu nổi”.

 Thế là cả trại đồn rần lên, v́ đây là kinh nghiệm bản thân, là lời nói vàng ngọc của một Dược sĩ có uy tín.  Tin hay không là tùy nhận thức của mỗi người.  Tuy nhiên kể từ đó, có thấy ốc ma ḅ trước mặt, anh nào cũng làm ngơ, né tránh.  (Ốc ma là một loại ốc giống như ốc hương nhưng không có mài, thường thấy đeo bám trên thân cây, ăn phá cây cối trong vườn; nếu bỏ chút muối vào miệng nó th́ thịt nó sôi lên và tan ra nước).  Có đói th́ ráng chịu, chứ không anh nào dám đem thân ḿnh ra làm vật thí nghiệm nữa! Có lần trại được ăn cá biển lớn xương.  Không biết cá loại ǵ.  Thịt cá th́ ăn hết mà đến xương cá c̣n lại cũng không chừa.  Có anh xin giữ lại để đập nát ra, trộn với muối để dành ăn, thay mắm ruốc khi cần.

 

...Theo định kỳ, tới phiên tôi được cắt cử theo toán đi khuân vác gạo.  Sức khỏe không c̣n nhiều nhưng có thể vác trên vai bao gạo 50 kí lô đi xa 10 thước (Nhớ lại thời trai tráng mới lập gia đ́nh, tôi ẵm vợ tôi chạy dễ dàng lên mấy chục nấc tam cấp trên đồi, thăm viếng mộ Nguyễn Hữu Hào gần thác Cam Ly Đà Lạt, nghĩ mà tội nghiệp cho nàng lấy chồng thời chinh chiến xa nhà hoài, bây giờ “ḥa b́nh” rồi mà tôi vẫn c̣n biền biệt trong cảnh tù tội, không biết ngày về …)

Chiếc xe bít bùng chở chúng tôi chạy ra khỏi châu thành, tẽ vô trong vườn cao su và ngừng lại gần một nhà kho c̣n đóng cửa.  Đă có nhóm người ngồi túc trực sẵn bên ngoài.  Tôi cùng vài anh em tù t́m chỗ mát dưới bóng xe chờ đợi, th́ thấy đàng xa một em bé trai mang trên vai một thùng kem từ từ đi tới.  Lâu ngày, được ra ngoài, thấy cái ǵ cũng thèm, ngặt nỗi trong túi không có một đồng xu.  Tôi buồn ư làm lơ ngó chỗ khác, ai dè em bé đến gần sát bên vừa vặn nắp thùng kem ra, vừa nói nhỏ:

 “Mấy bà ngồi đàng kia nói biết các ông ở trong trại cải tạo nên biểu cháu cứ mang kem đến.  Các ông cứ ăn tự nhiên, đừng lo. Hết bao nhiêu tiền, các bà sẽ trả.”  Cả nhóm hơi bất ngờ nhưng không ai từ chối tấm ḷng của bà con ở gần đó. Thật là cảm động.! Tới giờ phút cùng đường này, mới thấy dân chúng vẫn c̣n thương mến chúng tôi, trái với những lời nói xuyên tạc, cố ư dằn mặt của cán bộ quản giáo Cộng sản khi lên lớp:

 “Các anh có nợ máu với Nhân dân.  Hăy coi chừng.  Dân chúng lúc nào cũng oán hận các anh”.

Một hôm có xe nhà thương vô trại.  Chiếc xe do anh tài xế cũ của tôi tên Châu lái.  Trên xe có ông bác sĩ Giám đốc mới tên Lê văn Tốt, tự Hai Tốt.  Ban trật tự kêu tôi thu dọn hành trang làm anh em trong trại tưởng tôi được thả về.  Có anh viết vội địa chỉ nhà ở Sài G̣n nhét vô áo bao cát bốn túi tôi may để mặc bên trong khi đi lao động … Trong suốt cuộc hành tŕnh dài, tôi ngồi một ḿnh phía băng sau nhưng không ai nói với tôi một lời nào.  Cho đến khi về tới nhà tôi mới biết tin Ba tôi vừa qua đời.  Tôi được cho về làm lễ mai táng Ba tôi - sau khi gia đ́nh tôi được người quen chỉ dẫn đă chạy đủ tiền để lo lót, nghe đâu số tiền cũng không nhỏ. 

Hãy nghe VC kết tội các bác sĩ giải phẫu với luận điệu Mác Xít:

“Trong mấy ngàn tù binh bị giam ở đây, anh là người mang tội lớn nhất đối với Nhân dân. 

 Tội thứ nhất: Trước đây, những người lính Quốc gia bị Cách mạng bắn gần chết, tại sao anh không để cho chết luôn.  Được cứu sống, những người lính này căm thù đánh phá Cách mạng mạnh hơn. 

 Tội thứ hai: Lính Cách mạng bị thương nặng, anh bỏ bê không chịu mổ để cứu chữa (ngụy biện!).

  Tội thứ ba: C̣n lính Cách mạng bị thương nặng mà anh ráng mổ để cứu sống th́ tội anh nặng gấp ngàn lần.  V́ được cứu sống người lính Cách mạng mang ơn anh.  Họ sẽ cho biết vị trí đóng quân của Sư đoàn, Trung đoàn Cách mạng v. v… Theo đó, anh cho máy bay B52, pháo binh oanh tạc nát cả vùng, làm chết cả ngàn người.

  Tội thứ tư: Trong miền Nam, không có gia đ́nh nào không có dính dấp với Quân đội.  Biết có anh ở hậu phương hết ḷng chăm sóc chu đáo cho thân nhân đêm hôm đau yếu, người lính Quốc gia ngoài tiền tuyến an ḷng ở lại ngoài mặt trận để chiến đấu chống Cách mạng. 

 Nói tóm lại, tội của các anh bác sĩ giải phẫu cao như núi: “Có lấy hết trúc của Trường Sơn làm bút và lấy hết nước của bể Đông làm mực, cũng không bao giờ kể hết tội của các anh!”.

 

Trại Suối Máu


Từ trại tù Xuân Lộc, Cộng Sản tách rời nhóm sĩ quan cấp tá gồm có: Bác sĩ Lê Thanh Vĩnh, Bác sĩ Nguyễn Minh Huy và tôi ra khỏi nhóm sĩ quan cấp uư để đưa về trại tù binh Suối Máu.

 ...Trại chia thành nhiều khu gọi là “K”.  Chúng tôi thuộc K3 giam toàn sĩ quan cấp Thiếu tá thuộc đủ thành phần Hải-Lục-Không quân của Quân lực VNCH.  Điểm đặc biệt của K3 là mức độ của Y sĩ: K3 có 1.100 sĩ quan với 28 bác sĩ.  Tính trung b́nh, một bác sĩ chăm sóc cho 46 người.  Có lẽ chỉ có K3 của trại tù Suối Máu mới có được tỷ lệ Bác sĩ/Bệnh nhân cao như vậy.  Có thể tỷ lệ này cao hơn tất cả tỷ lệ của các nước tân tiến nhất trên thế giới! nhưng coi vậy mà không phải vậy, đây là trại tù nên bác sĩ hay bệnh nhân đều đau như nhau, cái đau không thuốc nào chữa hết, kể cả thời gian.

Toàn thể tù nhân đều nằm dưới đất.  Mỗi người có được một diện tích nhỏ, vừa đủ lót một tấm chiếu khổ 25 trên 50cm.

Trong K3 có đủ thành phần giảng huấn, chuyên môn dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Tàu phổ thông, tiếng Tàu Quảng Đông.  Có kỹ sư, Chuyên viên Điện tử, Chuyên gia tốt nghiệp trường Cao Đẳng Phú Thọ, chuyên gỡ mái tôn làm kéo rất bén dùng để hớt tóc, làm lược chải đầu có khắc chữ để tặng vợ, tặng người yêu, làm thùng xách nước không cần hàn nhưng không rỉ nước, làm gà-men đựng cơm, làm lon giữ than hồng suốt đêm vẫn đỏ….

Có những quân nhân biệt kích, thám báo chuyên nghiệp xem thường những hàng rào kẽm gai và ḿn bẩy.  “Bọn này muốn ra khỏi trại lúc nào cũng được, chỉ không biết rồi sẽ đi đâu thôi? Căn cứ Phục Quốc th́ không biết chỗ nào chính xác?”.  Trong K3, cũng có Ban Thông tin “tuyệt đối bí mật”.  Chiều chiều có người phổ biến tin tức đài VOA-BBC xuống tận lán.  Tin tức thời sự nghe có vẻ thật nhưng không biết xuất xứ từ đâu.  Có tin Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đă bị xoá sổ, bị giải thể?

 

MỘT CUỘC VƯỢT NGỤC - TÒA ÁN TRONG TÙ


...Được biết trong khi đi làm công tác thợ mộc, hai anh đă cẩn thận ḍ đường, canh giờ ngủ trưa của cán bộ mới vượt những lớp hàng rào kẽm gai c̣n lại.  Anh Thiếu tá Bé mặc quần đùi, nên dễ dàng vượt qua được những chướng ngại vật để ra đường lộ.  Vừa đúng lúc có một xe lam thường dân đi buôn chạy đến chở anh chạy trốn luôn.  C̣n anh Thiếu tá Nam v́ mặc quần nhà binh thùng th́nh, tay áo lại dài lượm thượm, nên bị vướng kẽm gai không gở kịp.  Thêm một điều rủi cho anh, là có một tên bộ đội bất ngờ thức dậy đi ra nhà vệ sinh, nên phát giác sự việc, xả súng bắn bừa khiến anh tử nạn.

 
Anh Thiếu tá Bé nguyên phục vụ tại pḥng nh́ tiểu khu Long An, cũng không gặp may mắn trọn vẹn khi xe chạy ngang vùng đang bị bố ráp v́ có một cán bộ vừa bị giết chết đêm qua.  Anh bị bắt đem trở về trại Suối Máu, nhốt trong thùng thép Connex đặt trước K3.  Chưa đầy ba ngày mà thấy thần sắc anh biến đổi hẳn.  Gương mặt phương phi của anh trở nên hốc hác, xám x́, mất vẻ hồn nhiên trong sáng của ngày nào.  Anh em trong K3 lén mỗi ngày ra tiếp tế cho anh.  Cán bộ cũng thường xuyên đến với mục đích thuyết phục anh làm bản tự kiểm, thành thật khai hết sự thật để được cách mạng khoan hồng tha thứ!

Thời gian anh Thiếu tá Bé bị giam trong thùng Connex thép đặt trước K3 th́ trong thùng Connex tương tự trước K2 cũng có anh Thiếu tá Nguyễn văn Thịnh từ Hóc Môn mới được đem về nhốt trong đó.  Anh Thiếu tá Thịnh cũng bị buộc tội t́m cách vượt trại.

Thế rồi buổi sáng vào đầu tháng tư năm 1976, một Ṭa n Nhân Dân được dựng lên trong trại tù Suối Máu.  Mỗi K được chọn một số Đại diện lên tham dự phiên ṭa.  Trong K3, số tù nhân c̣n lại tự động tập trung ngoài sân, ngồi dưới cái loa treo trên một thân cây, nghe ngóng.  Giờ phút nặng nề trôi qua.  Trong không gian im lặng, bỗng nghe một tiếng nổ vang chát chúa, kèm theo là hiện tượng thật lạ lùng: Bên ngoài, nắng đang gay gắt, trời nóng như thiêu, bỗng nhiên nổi lên một cơn gió lốc bất thường, lạnh buốt, khiến anh em phải rời bỏ chỗ ngồi ngoài sân để chạy nhanh về lán ḿnh trùm mềm lại, tôi cũng ở trong trường hợp này.  Anh em đi tham dự phiên xử về tường thuật lại:

“Đứng trước bàn chủ tọa, do viên sĩ quan chỉ huy trưởng của trại Suối Máu ngồi ghế Chánh án, anh Thiếu tá Nguyễn văn Bé đọc bản tự kiểm do anh viết, trong đó anh đă thêm thắt những điều anh không có vi phạm, những điều do chính tên cán bộ quản giáo đă thường xuyên xuống mớm cho anh, để làm cho tội anh càng nặng thêm. ” Vừa nghe xong bản cáo trạng, viên Chánh án liền đứng dậy đập bàn, tuyên bố tử h́nh.  Anh Thiếu tá Bé chưa kịp có phản ứng ǵ th́ hai tên Công an lực lưỡng đứng phía sau lưng đă tức khắc bước nhanh lên nhét một trái chanh vô miệng anh đồng thời bịt chặt miệng anh lại, lôi xoẹt anh đi. Vài phút sau th́ nghe tiếng súng nổ

- Huyệt đă đào sẵn cho anh trước khi ṭa xử! Đó là Công lư của Cộng Sản!

Cả trại ch́m trong bầu không khí thê lương ảm đạm của tang tóc đau thương.  Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.  Hôm đó trong K3 nhiều anh em đă bỏ cơm…

 

Trại Sóng Thần

         

Trại Sóng Thần trước kia là căn cứ của Thủy Quân Lục Chiến đóng trong khu rừng cấm Dĩ An, thuộc địa phận Thủ Đức.  Đây là một trong những đơn vị trẻ trung, hào hùng của Quân Lực VNCH, nhưng không may, cũng là đơn vị có nhiều bác sĩ Q.Y. tử trận ngoài chiến trường kể từ năm 1964 như bác sĩ Trương Bá Hân tại B́nh Giả, bác sĩ Lê Hữu Anh tại Quảng Ngải, bác sĩ Trần Ngọc Minh tại Quảng Tín.

Tôi ở trại Sóng Thần hơn một tuần lễ.  Có vài người khi về đây nói sắp được thả ra nhưng đêm đến lại bị chuyển đi nơi khác, làm những người c̣n lại trong trại lo ngại, hoang mang.  Buổi ăn nào thấy kha khá, có chút thịt chút cá, là biết có phái đoàn quan trọng nào đó đến thăm trại.  Mỗi ngày tôi cũng được ba tờ giấy khổ lớn, dài, để làm bản tự kiểm.  Nhưng có điều lạ, không giống như ở các trại tù khác, là khi tôi viết theo đúng bài bản “Đế quốc Mỹ xâm lược, tội ác đầy trời” v. v… th́ cán bộ nhỏ nhẹ khuyên tôi không nên chỉ trích Mỹ nữa … “Khi ra khỏi trại về nhà anh sẽ thấy đời sống có khác đi!”. Tôi không nghĩ là ḿnh nên hy vọng vào một điều ǵ thay đổi trong chế độ CS.

 
Dưới nhà bếp, có nhân viên dân sự làm việc.  Tôi lén nhờ người trao tin về cho gia đ́nh tôi. Vợ tôi mừng rỡ dẫn hai đứa con Duy Huân và Xuân Uyên lên thăm tôi, nhưng không được bảo lănh tôi ra.  Chính Bác sĩ V. C. Giám đốc bệnh viện Nhân dân đi xe nhà thương Ford Falcon lên đón tôi, cũng bị ông Thủ trưởng Đoàn 875 cương quyết từ chối dù đã được nêu rõ lý do:

“Anh này được tạm hoăn học tập cải tạo v́ nhu cầu nhà thương cần bác sĩ giải phẩu về lồng ngực.  Anh mà mất đi, th́ tôi không có người để thay thế”.

 
Tôi buộc ở lại thêm ít hôm đợi xin được giấy giới thiệu của Bà Thứ trưởng Bộ Y tế Dương Quỳnh Hoa, tôi mới rời khỏi trại Sóng Thần. Xe nhà thương đưa tôi về đến Trung Tâm Thực Tập Y Khoa Gia Định (bây giờ đă đổi tên là bệnh viện Nhân Dân) vào buổi trưa ngày 20 tháng 4 năm 1976, gần một năm sau ngày miền Nam sụp đổ.  C̣n trong giờ làm việc, nhưng một số nhân viên đă tự động ra đứng hai hàng ngoài sân bệnh viện để đón tôi.  Nh́n thấy tôi tiều tụy trong bộ đồ bà ba đen, chống nạng, chân đi khập khiễng, có người đă ứa nước mắt.

T́nh cảm bất ngờ của nhân viên làm cho tôi thật sự xúc động.  Bây giờ tôi không c̣n quyền hành ǵ nữa. Tôi không c̣n là Giám đốc của họ mà chỉ là một “người tù cải tạo” thất thế, mới được thả về.

 Xin cám ơn những giọt nước mắt thương cảm của anh em, chúng ta đă mất tất cả rồi, chỉ c̣n lại tấm ḷng nhân nghĩa với nhau thôi.

C̣n lư do mà tôi không nói ra là tại sao tôi được tha về th́ không chắc là tôi đă “giác ngộ cách mạng” hay lao động cải tạo tốt. Có lẽ họ cần tay nghề của tôi, lúc nào c̣n xài được th́ cứ xài! Và đúng là họ đă “xài” tôi khi có việc cần cứu cho tên cán bộ trẻ mới 39 tuổi, là một tay đặc công chuyên môn gài ḿn chung quanh các địa đạo ở Củ Chi.  Nhập viện ngày 11/9/76, với triệu chứng đau ngực, sốt và ho ra máu ; cao 1m 70, nặng 60 kilô, bệnh nhân còn đi đứng bình thường, nên sau cuộc hội chẩn do BS Lê Văn Tốt Giám đốc mới của Trung Tâm triệu tập, thấy bề ngoài sức khỏe người bệnh trông c̣n tốt, ban lănh đạo chưa dứt khoát trong việc nghe theo lời khuyên của giới chuyên môn dùng đến khoa giải phẫu mà lại chủ trương... chờ đợi, đến khi bệnh nhân bị xuất huyết quá nhiều, t́nh trạng suy kiệt, như sợi chỉ mành treo chuông, mới cho tôi vô điều trị...


Lương tâm nghề nghiệp đă khiến tôi quên đi cảnh tù tội uất ức của ḿnh do CS gây ra, tôi đã tận t́nh để trọn buổi sáng chủ nhật đứng mổ cho ông ta...và sau đó mỗi ngày đưa ông xuống pḥng mổ để chăm sóc vết thương dài trên ngực.  Gạch của pḥng mổ trở nên đen x́ do thuốc sát trùng Formaldehyde nhiễu xuống. Nhờ chăm sóc đúng phương pháp, dùng đúng thuốc, thêm ăn uống bồi dưỡng, vết thương từ từ lành hẳn, bệnh nhân được xuất viện sau đó vài tháng. (Ngày về, khi đứng trước cổng Trung Tâm, ông xui xẻo bị một chiếc xe La Dalat th́nh ĺnh trờ tới ủi, v́ khỏe nên ông phản ứng nhanh bằng cách chống một tay nhảy lên ngồi gọn trên đầu xe thoát chết.)

Thành ủy và đảng bộ trong nhà thương đến cám ơn tôi và đề nghị giúp đỡ tôi mua “lò ga” để tiện dụng trong sinh hoạt gia đ́nh.  Nhưng tôi đă cám ơn và từ chối ơn huệ này.  Tôi chỉ muốn cho CS biết rằng: “Đó là lương tâm và trách nhiệm của các bác sĩ trong miền Nam từ trước đến nay.  Chúng tôi chỉ dựa vào một phương châm để làm việc: “Nh́n vết thương người bệnh để chăm sóc chớ không nh́n cái áo khoác mặc bên ngoài

 

 

 

 

TÌNH YÊU HỒI SINH – Hồi ký của BS Phùng Văn Hạnh

 

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh, cựu quân y sĩ, biệt phái sang Trung tâm Y tế Toàn khoa Đà nẵng từ 1965-1975, đã viết hồi ký kể lại những ngày tháng trong trại cải tạo, thực chất là một nhà tù, dài 12 năm ròng rã, trong cuốn sách nhan đề Tình Yêu Hiện Sinh, một tập tự truyện qua một nhân vật tên Hoạt do tác giả tự xuất bản năm 2002, dày 170 trang. Hiện vợ chồng Bác sĩ và bốn trai, ba gái định cư ở Canada: “Nay các con đều ra trường và có nghề nghiệp vững chăi”.

 

Sau ngày 30.4.1975 ông bị áp giải từ Saigon đưa về trại tù cải tạo Tiên Lănh. Nhà ở Đà Nẵng bị tịch thu. Các con bị phân biệt đối xử, không cho học bậc đại học. Ba người con đầu vượt biên năm 1983. Bác sĩ ra tù tháng 2.1988; ba tháng sau vợ chồng ông và bốn con (ba gái, một trai) cũng t́m đường vượt biên, đến Canada năm 1989. Dù có tài năng trong nghề, nhưng v́ đến bờ tự do quá trễ và không có chỗ để thực tập trong các bệnh viện Canada, Bác sĩ Hạnh không thể trở về nghề cũ. Ông đă phải lần lượt làm bốn nghề. Nghề chót làm assembleur cho một hăng đèn được tám năm trước khi về hưu. Tuy vậy, Bác sĩ Phùng Văn Hạnh vẫn thấy ḿnh “may mắn hơn bạn bè chết trong tù cộng sản hay chôn vùi xác trên con đường t́m tự do”.

Sau đây là những đoạn trích trong hồi ký của BS Phùng Văn Hạnh:

 

          Năng lượng hàng ngày

 

Được dịp tŕnh bày trước một phái đoàn Trung ương vào kiểm trại tù, Bác sĩ PVH nói chênh lệch giữa năng lượng cung cấp (1500 calô) và năng lượng cần cho lao động hằng ngày (3000 đến 5000 calô) quá lớn. Bởi thế trại viên da khô, nứt nẻ, bắp thịt teo tóp, yếu nhược. Bệnh suy dưỡng một ngày một nhiều. Thiếu sinh tố gây chảy máu răng và phù thủng. Thiếu protein đă gây bệnh sâu răng. Thuốc men rất hiếm. Thuốc sốt rét cấp không đủ dùng. Thuốc trụ sinh thỉnh thoảng mới có. Nhà cầu lộ thiên, ruồi quá nhiều mang bệnh truyền nhiễm. Dùng phân người bón rau và bón ruộng gây dịch kiết lỵ. Mỗi lần hàng trăm trại viên bị bệnh. Thuốc men không đủ, nhiều người chết uổng. Sau khi phái đoàn rời về, Bác sĩ PVH bị tố là xuyên tạc chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Ông bị bắt đi lao động gánh sắn. Mỗi ngày ba chuyến, mỗi chuyến đi về 10km; gánh sắn phải nặng 40kg tối thiểu.

 

Trong chương gánh sắn, tác giả cho biết, sắn là nguồn ăn chính. Phần ăn bới ra lổn nhổn sắn tươi xắt khúc, cơm bu xung quanh. Xem như chín phần sắn, một phần cơm. Ngày ba bữa, mỗi bữa lưng ba chén nhỏ. Ăn như vậy nên “chỉ vài tháng sau nhập trại, toàn thể sĩ quan trở nên rách rưới, ốm đói, phờ phạc, hăi hùng”. Một tù h́nh sự đói quá, phanh ngực ra trước cán bộ, xin cho ăn một bụng thật no, rồi chết cũng hả dạ. Anh bị bắn ngay tại chỗ. Cán bộ mổ trâu ăn thịt. Xương gánh đi đổ. Trại viên tranh nhau chạy lại kiếm một mảnh xương c̣n dính chút thịt. Các em tù h́nh sự lượm cơm dưới mương chảy ra từ nhà ăn cán bộ, rửa rồi cho vào gô nấu cháo. Có em ăn giành với heo. C̣n các trại viên v́ ăn đói, tối ruột sôi ồn ào không ngủ được, nên ai nấy cũng t́m cách làm cho bụng đầy. Kẻ uống nước cho no. Kẻ ăn một gô (lon sữa guigoz bằng nhôm) rau lang hoặc cải tàu bay nấu với nhái, dế, thạch-sùng, chuột.

 

          Một hạt đậu hai người khiêng

 

 Anh Lộc nguyên là giáo sư Anh văn, có tài kể chuyện giúp vui bạn tù, vượt biên bị bắt, đă ở tù năm năm. Vào mùa trồng đậu phụng mỗi tối trại viên phải làm công tác lột đậu. Hầu như ai cũng ăn lén. Hạt đậu vừa béo vừa ngọt, cơ thể đang cần. Rủi cho anh Lộc, từ bóng tối góc sân, một tên cán bộ bước ra: “Anh hăy mở miệng cho tôi xem’’. Anh bị kéo ra giữa sân. Bốn tên khác vây quanh: “Chúng tôi trừng trị các anh để chừa thói ăn cắp’’. Anh ngă xuống, chúng nâng anh dậy vừa đấm, vừa đá. Anh Lộc nằm bất động. Tên giám thị bắt hai trại viên khiêng anh Lộc về chỗ anh ở.

Nhân câu chuyện này, trại Tiên Lănh mới có giai thoại: “một hạt đậu hai người khiêng’’. Từ ngày đó, anh Lộc lầm ĺ. Nước da tái dần. It lâu sau, anh được phóng thích v́ lư do sức khoẻ. Anh Lộc có tên qua Mỹ. Cùng đi với anh có chị Hoa học tṛ cũ của anh. Tháng 9.1989 sáng thứ hai anh nhận vé để hôm sau ra phi trường. Tối thứ hai ấy, anh lên cơn đau, chết v́ xuất huyết nội. 

 

          Ăn sống chuột con

         

Trong sách Bác sĩ viết “Có lần tôi giở mái tranh để lợp lại, bắt được một ổ chuột có năm con đỏ hỏn. Nghĩ là chuột chỉ bú sửa mẹ, chắc sạch, tôi nuốt sống luôn năm con chuột. Chắc cũng bổ như bà Từ Hi ăn chuột bạch nuôi bằng sâm.” 

Ông Vơ Chinh Chiến thổ lộ, ông hay đọc cuốn này v́ sách cho ông nhớ lại những năm tháng cũ. Nó ghi lại những nỗi thống khổ mà các tù nhân trại Tiên Lănh đă trải qua. Tại sao Bác si PVH viết? Để “kể lại một thời mà cháu con ḿnh khi đọc đến phải thốt lên: “Ông cha ta đă sống qua một thời kỳ quái dị ”. Đầu sách có câu “T́nh yêu hiện sinh, chứ không phải là từ chối hiện sinh, mang lại cuộc đời mọi giá trị”. Tác giả mượn lời của văn hào Siegfied khi nói về ḷng hoài hương: người lưu vong đầu tiên, suốt đời vẫn là người xứ gốc (le premier émigré demeure sa vie durant, un homme de son pays d’origine).

 

 

 

 

          Phân xanh

 

Phân người nói trên lấy ở đâu? Lấy từ một nhà cầu công cộng. Sách viết, trại viên ngồi trên những lỗ cầu. Dưới lỗ là những thùng hứng phân. Nh́n xuống lỗ cầu ḍi lúc nhúc trong thùng phân. Giấy vệ sinh rất hiếm, thường là giấy báo cũ. Phần lớn dùng que tre gạt đít. Kỹ hơn th́ mang theo gô nước để rửa, rồi về rửa tay sau. Tù h́nh sự lo việc đổ các thùng phân. Mỗi thùng có hai quai; xỏ cây vào khiêng đi đổ dồn vào một hố cách chỗ đi cầu chừng 20m. Bên cạnh hố là một đống tro lấy từ các ḷ nấu cơm nước của cấp dưỡng; xúc tro trộn vào phân để làm phân xanh. Mỗi ngày tổ rau và các đội nông nghiệp đều vào xúc phân đem ra bón rau và ruộng. “Tôi đă có nhiều lần bốc phân ấy rải ruộng. Thật gớm ghiếc. Tối về rửa xà pḥng nhiều lần mà tay vẫn thum thủm. H́nh sự c̣n rửa thùng phân ở suối. Dịch kiết lỵ xảy ra v́ thế. Dân chúng dọc sông suối chắc cũng bị ô nhiễm.”

 

          Chết chóc

 

Tác giả PVH ở trại 12 năm, trong đó chỉ có ba năm làm y tế, c̣n chín năm lao động. Ba năm y tế ấy không liên tục; ra vào ba lần. Bác sĩ cho biết, ở trại chết v́ sốt rét ác tính rất nhiều. Một bệnh khá phổ biến khác là bệnh loét dạ dày. Nguyên do là v́ buồn bực, sợ sệt triền miên và thiếu dinh dưỡng. Họ chết đột ngột do xuất huyết, mửa ra cả đống máu. Mỗi tháng đưa ra nghĩa địa vài ba người. Bệnh nhân mất nước mà không có dung dịch chuyền tĩnh mạch, không có trụ sinh để chữa trị. Nhiều người chết ngay trên đường vào nhà cầu. Các trại viên chết mắt cứ mở trừng trừng, dù ông vuốt mắt cho họ nhiều lần. Chắc họ uất ức lắm. Mỗi khi có thân nhân thăm mộ người khuất, ông dẫn họ ra mộ phần. Họ nằm lăn ra mộ khóc lóc thảm thiết. Có một chị đă cắt mớ tóc dài của ḿnh, quấn lên bia mộ chồng trước khi ra về. Một bà sau khi khấn vái, đốt hương đèn xong, bà giă từ chồng: “ông ở lại, tôi về nghe ông”.

 

          Cái chết của Nguyễn Công Vĩnh

 

Làm y tế trại, tôi được gọi lên pḥng kiên giam để xác nhận cái chết của Nguyễn Công Vĩnh. Trước kia anh to con, nhưng bây giờ xác anh teo táp, co rúm, da bọc xương, g̣ má lồi cao, hai mắt mở trừng trừng. Anh ta chết v́ đói. Bọn cai tù có lệnh không cho anh ăn uống. Bọn trật tự kể lại là những ngày cuối, trong mê sảng, anh bốc những con ḍi ḅ trong đường cống lên ăn, chắc anh tưởng là hạt cơm. Đường cống là một cái rảnh dọc theo bờ tường pḥng kiên giam, dùng cho tù phạm tiêu, tiểu tiện vào đấy. Chắc có nhiều hồi kư trại giam Cộng sản đă tả cái dă man, tinh vi của cái cùm sắt dài xuyên từ bờ tường này đến bờ tường kia. Cảnh cô độc, đói khát, mơ tưởng những món ăn thời tự do, những tiểu xảo để giết th́ giờ thiên thu và để kéo dài chịu đựng, nói lên cái tàn bạo chưa từng có của kiên giam. Chuồng cọp Côn Đảo là thiên đường sánh với kiên giam.

 

          Toà án Nhân dân và cái chết của Trần Quang Trân

 

Nghiên cứu về khả năng cướp súng là có thật. Ngoài ra những điều khác chỉ nằm trong mơ ước. Phiên ṭa dựng lên gọi là “Ṭa án nhân dân tối cao”, có cán bộ ở Hà Nội vào dự, chỉ là xử cái ước mơ đó, chứ không có một hành động phá hoại nào cụ thể. Trị từ trong tư tưởng. Cái dă man, phi lư và luật rừng là ở đó. Phiên ṭa đúng là một tṛ hề. Xử trong trại v́ sợ dư luận dân chúng. Không có luật sư biện hộ. Chánh án, phụ thẩm …. ăn bận lôi thôi. Bà phụ thẩm có tên là Chát, mặc áo cụt, ăn trầu, ngồi chồm hổm trên ghế , ăn nói thiếu văn hóa. Chỉ có lính công an là mặc đại lễ. Bị can cũng bị bịt mắt dẫn vào, vành móng ngựa là một hàng ghế dài. Trại viên được nghỉ lao động để dự phiên ṭa, một biện pháp răn đe. Nói là cho bị can tự biện hộ, song ai nói ra lời nào th́ bị chận lại ngay. Phiên ṭa chỉ có chánh án, phụ thẩm nói. Phán quyết th́ đem ra hỏi trại viên:

-Tên A có phải là phản động không? (Trại viên đuợc các ăng-tên mớm lời)

-Phải.

-Có đáng tử h́nh không?

-Rất đáng.

Đúng là một ṭa án nhân dân trong cải cách ruộng đất. Phần lớn trại viên trả lời lí nhí. Một số khác im lặng.

 Phải nói anh Trân là một người trẻ tuổi nhưng rất chững chạc, đầy ḷng vị tha và suy nghĩ. Anh thấy ư định của bọn Cộng sản là phải có một án tử h́nh trong vụ nầy, anh đứng ra lănh cái chết cho anh em. Anh chịu nhận tội, và thay mặt anh em, tỏ ra cái khí phách của một sĩ quan có lư tưởng quốc gia. Trước phiên ṭa, anh không nói “thưa quan ṭa” như ấn định. Anh gọi họ là ‘các ông” làm chánh án tức giận đập bàn nhắc lại. Song anh không đổi cách xưng hô. Khi chánh án hỏi anh:

-Các anh đă được chính phủ khoan hồng cho vào đây để học tập cải tạo. Các anh không thành tâm hối lỗi, mà tổ chức chống đối. Động cơ nào thúc đẩy các anh làm việc ấy?

-Các ông không có quyền xử tôi, v́ các ông không có tổ quốc, mà chỉ là tay sai đế quốc Cộng sản. Các ông không xứng đáng để tôi đối đáp. Lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ xử các ông. Chế độ các ông là một chế độ phi nhân, tàn khốc. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Dân chúng đói khổ lầm than, c̣n các ông sống phè phỡn. Nhà tù của các ông là địa ngục sống trên trần gian. Chánh án lại đập bàn bảo anh im, song anh cứ nói cho hết ư. Một công an phải chồm tới, bịt miệng anh lại. Thật là hài hước, chốn công đường mà không có tự do ngôn luận.

 

Khi ṭa tuyên bố bản án tử h́nh và cho anh nói lời cuối cùng:

-Tôi biết chắc là chế độ phi nhân, tàn ác chưa từng có trong lịch sử loài người của các ông gần đến ngày cáo chung. Chỉ tiếc là tôi không c̣n sống để phục vụ đất nước.

(Nội dung những lời đối đáp trên đây rất trung thực. Tuy nhiên đây không phải là những lời ghi chép tại chỗ, người nghe chỉ ghi lại theo trí nhớ).

Thái độ hiên ngang b́nh tĩnh, giọng nói chắc nịch không chút run rẩy của anh làm cho cả hội trường bàng hoàng. Bọn công an, tổ xứ án sạm mặt trước khí thế hùng dũng của anh. Sau khi xử án, chúng cho anh một thời gian suy nghĩ lại và xin ân xá. Song anh không viết đơn xin ân xá, v́ anh biết đó chỉ là một đ̣n tâm lư để làm giảm nhuệ khí của anh. Thế nào bọn chúng cũng đem anh ra bắn. Xin xỏ chỉ thêm nhục. Bởi thế, trong thời gian chờ đợi, anh làm thơ và đọc to lên, mạt sát chế độ tàn ác của Cộng sản.

 

Trân, người thon nhỏ, mặt trắng thư sinh. Tính t́nh bặt thiệp, ưa đùa cợt, làm thơ hay. Rất tiếc là thơ anh không ai ghi chép lại, v́ thơ làm trong kiên giam không giấy bút. Song anh hơn Nguyễn Chí Thiện ở chỗ là anh đọc thơ cho bọn Cộng sản giam giữ anh nghe. Làm thơ xong, anh đọc sang sảng, rất to, cốt cho trại viên nghe, song cán bộ vội xua đuổi trại viên đi, không cho nghe những lời ca yêu nước, hạch tội bọn Cộng sản vong bản, nô dịch chủ thuyết ngoại lai, gieo rắc khổ đau cho nhân dân Việt Nam. Sợ gương anh ảnh hưởng đến trại viên khác và làm mất mặt chế độ, chúng đem anh ra bắn trước thời gian dự định.

Ngày 19.06.1982, lúc 12 giờ, chúng bịt mắt anh đẩy anh lên xe đưa ra pháp trường. Toàn thể trại viên bị lùa vào pḥng, đóng cửa nhốt lại.

Ra đến cổng trại, anh Trân la to: Xin vĩnh biệt anh em. Bọn Cộng sản đưa tôi đi bắn đây. “Đả đảo Hồ Chí Minh!” “Đả đảo Cộng sản!” “Dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng sản!”

 Anh c̣n muốn hô nhiều khẩu hiệu nữa, song bọn công an đè anh xuống, nhét chanh vào miệng. Sang bên cơ quan, anh kư tên vào bản án, chấp nhận tử h́nh. Chúng dọn ra trước mặt anh một mâm cơm thịnh soạn. Anh từ chối không ăn và dặn mang vào pḥng giam cho bạn bè đang đói. Ra pháp trường anh không chịu trói và bịt mắt. Anh té nghiêng xuống sau loạt súng đầu. Một tên công an đến bắn phát ân huệ vào thái dương.

 

          Đau răng

 

Bác sĩ PVH dành hẳn một chương để nói về chuyện đau răng. Ông viết, nói chung không ai đi tù cộng sản mà không bị hư răng. Nhiều người mất cả hàm răng. Riêng ông bị mất gần sáu chiếc răng. Nguyên do là thiếu chất thịt. Men răng ṃn dần không được thay thế, răng dễ bị sâu. Bản thân bác sĩ đă trải qua sự đau đớn khi cái răng cấm bị lũng lỗ lúc ở tù Tiên Lănh. Không ăn uống ǵ được, lại phải đi lao động, đau buốt lên tận óc. Ông đă dùng cái kềm nhổ đinh b́nh thường kẹp răng đau bẻ ngang ra. Đau quá chừng song phải cố gắng. Sau đó, ông nghĩ cách nhổ răng cho các trại viên. Nhờ tổ rèn làm cho hai cái kềm nhổ răng. H́nh dạng gần giống kềm nha sĩ. Phần lớn nhổ răng không có thuốc tê. Trường hợp răng lung lay th́ dễ. Gặp trường hợp khó, bệnh nhân và nha sĩ bất đắc dĩ phải tranh đấu cả giờ mới xong. Nhờ vậy, hàng ngàn răng sâu đă được nhổ và biết bao đau đớn đă được giải thoát.

 

          Trại Tiên Lãnh

 

Trại tù Tiên Lănh thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Trong thời chiến đây là chiến khu của Liên khu 5 Việt Cộng.Trại giam công chức, đảng phái, đoàn thể và tù nhân h́nh sự gồm có lưu manh, trẻ em hè phố, x́ ke ma túy. Sau này hàng trăm cựu sĩ quan VNCH dồn lên Tiên Lănh nên nó trở thành quan trọng bậc nhất trong tỉnh. Nơi này, lúc đầu ma thiêng nước độc, chỉ là đồi núi hoang vu, muỗi ṃng như trấu. Nhóm tù chính trị đầu tiên đă dăi nắng, dầm mưa, phải đốn cây về làm chỗ ở cho ḿnh và cho công an áp giải họ. Họ đă hoàn thành trại giam cho chính ḿnh và nhà cửa khang trang cho ban giám thị. Trong nhóm tù chính trị có xă trưởng và các thành phần ṇng cốt của miền Nam rất thành thạo về nông nghiệp và rất tháo vát. Chính họ đă khai thác những vùng ruộng bỏ hoang. Họ đă làm giàu cho trại. Trại mở rộng diện tích canh tác. Toàn cảnh trại là một làng nhà ngói đỏ, khác hẳn với làng lụp xụp của dân chúng gần đó.

Qua chương lao động, tác giả mô tả trại tù cải tạo hóa thành một nông trường lớn ở giữa rừng, mang lại cho bộ máy công an nhiều lợi tức. Xe tải lớn của ty công an tỉnh lên chở gạo, heo, ḅ, trứng rau, gà vịt để chia nhau sử dụng. Tất cả sản phẩm này do trại viên làm ra. Trong khi đó, người tù ăn sắn là chính với muối hoặc mắm cái pha loăng với nước. Tiên Lănh gồm cả trại Na sơn, Thôn năm, trại nữ. Có đến 5.000 người lao động. … Làm ngày không đủ th́ tranh thủ làm đêm. Không biển máu, song khai thác triệt để sức lao động tù cải tạo; hành hạ sống dở, chết dở.

 

          Thân nhân người tù

         

Theo bác sĩ PVH, sinh năm 1931 ở Điện Bàn, Quảng Nam, chế độ tập trung cải tạo không những đày đọa cá nhân người tù mà c̣n toàn thể gia đ́nh họ. Nhà cửa bị tịch thu, đi vùng kinh tế mới; con cái không cho đi học, lâm cảnh bụi đời. Vợ đi lấy chồng khác. May cũng có nhiều phụ nữ đảm đang, ǵn giữ gia đ́nh. Họ đi thăm nuôi chồng tận ải Nam Quan. Khi gặp chồng con, họ không được khóc lóc, phải vui vẻ động viên chồng con lo học tập cải tạo tốt để mau về với gia đ́nh. Nếu khóc th́ tù cải tạo không được nhận quà. Quà này và tất cả con ǵ cử động là nguồn chính giúp tù cải tạo cải thiện – chữ của bộ đội miền Bắc – tức là kiếm thêm chất thịt để bồi dưỡng. Ăn cơm độn sắn với nước muối hoài nên thèm chất tanh. Ông viết ‘’sức chịu đựng con người ở trại cải tạo gần như là một phép lạ’’. Tuy vậy, cũng có vài trại viên quá tuyệt vọng đă tự tử.

 

          Tội phạm của y sĩ

 

Tại sao Bác sĩ PVH ở tù lâu dữ vậy? Tác giả hỏi cán bộ gíáo dục th́ cán bộ bảo ông gián tiếp có nợ máu với nhân dân. Bác sĩ đă chữa lành cho lính ngụy để họ lại cầm súng giết cách mạng. Một cán bộ chấp pháp có lần nói rơ v́ sao ông bị giam: tư tưởng của anh nguy hiểm cho việc xây dựng XHCN. Phải cách ly anh ra khỏi xă hội.

Trong Thay Lời Tựa cuốn sách này của một bạn tù Nguyen T Giao th́ thầy thuốc PVH ở tù lâu v́ một phần cái quá khứ của tác giả: “nhưng lư do chính nhất để anh ở lâu quá chắc chắn là do cung cách sống và lương tâm của một kẻ sĩ miền Nam trong anh”.

 Bạn tù Nguyen T Giao c̣n viết rơ “khi đứng trước bọn cai tù để xin phép hoặc cấp báo điều ǵ hăy nh́n anh Hạnh: anh không bao giờ khép chặt hai tay vào người anh; anh dùng một cánh tay đưa lên cùng với ngón trỏ để nói. Cái cao ngạo của anh đă trả thù được cho anh em quá nhiều”.

 

          Được phóng thích

 

Một buổi sáng sửa soạn đi làm th́ trật tự gọi tác giả ra gặp cán bộ lo về phóng thích. Bác sĩ PVH thắc mắc tại sao ḿnh được thả ra đột ngột. Khi vào Tiên Lănh ông nặng 75 kg, ngày về chỉ c̣n 45kg; từ một tráng niên sau 12 năm, ông rời trại là “một ông già, tóc rụng quá nửa, lưng c̣ng, mặt nhăn nheo”.

Cứ theo lời hai cán bộ trên và nhớ lại câu thơ của Tố Hữu “chúng bay là súc vật, ta đây mới là người” cùng lời nhục mạ trại viên “các anh là dă thú đội lốt người” của cán bộ trong trại, ông nghĩ ḿnh chẳng bao giờ được về. Vượt biên tới trại tị nạn Palawan Bác sĩ mới hay bạn bè ở Mỹ đă nhờ Hội Ân Xá Quốc tế giúp ông ra tù. Bác sĩ PVH viết “Tôi ghi nhớ ngày ấy và mỗi năm mừng ngày ấy một ḿnh”./.

(Phan Thanh Tâm - Saint Paul, April 2018.)

 

VƯỢT QUA GIAN KHỔ – Hồi ký của BS Nguyễn Công Trứ

         

BS Nguyễn Công Trứ làm việc tại Quân y viện Qui Nhơn từ tháng 9.1972 cho tới khi cộng sản tới tiếp thu và sau đó bị đi cải tạo tại trại tù Kim Sơn K 18 nằm trong vùng rừng núi ma thiêng, nước độc thuộc quận An Lão, Bình Định. Tháng 10.1979 ông được phóng thích rồi vượt biên một năm sau. Sang Hoa Kỳ ông học chuyên môn về điện tuyến và khi tốt nghiệp làm tại bệnh viện thuộc đại học Cornell và New York. Dưới đây là những đoạn trích trong cuốn hồi ký của ông được Nxb Nam Việt ấn hành năm 2015.

 

          Ngày bàn giao

         

Trong buổi lễ bàn giao bệnh viện cho bộ đội miền Bắc, tôi đã bị kết án trước mặt các anh em y tá đồng nghiệp là Việt gian, phản quốc vì đã cấu kết với người ngoại quốc để phá hoại nhà nước và cách mạng.

 

          Đi cải tạo

 

Sau một tuần ở trại tạm giam, tôi và khoảng 200 thanh niên trai trẻ  được kêu tập hợp tại sân cờ. Một cán bộ công an đã cho chúng tôi một bài học sắt máu mà qua nhiều năm tôi vẫn còn nhớ thuộc lòng:

“... Chúng mày là những người thuộc thành phần của chế độ cũ, trong guồng máy ngụy quân và ngụy quyền. Kể từ giờ phút này, chúng mày đã trở thành những tội nhân chiến tranh. Chúng tôi, đại diện cho Bác và Đảng, đã có những chứng cớ rõ ràng là chúng mày qua nhiều năm đã phạm nhiều tội ấy, nhúng tay vào máu, giết chết đồng bào vô tội. Chúng mày phải nhớ, sau một cuộc chiến, bao giờ cũng có người thắng và kẻ bại. Dĩ nhiên kẻ bại phải phục vụ, làm nô lệ cho người thắng. Kể từ giờ phút này, chúng mày là kẻ bại trận, là những phạm nhân chiến tranh, chúng mày sẽ bị đền tội mộy cách đích đáng.

Để có thể sống sót, trở về với gia đình, chúng mày phải nhớ bốn điều căn bản sau đây:

          Có đầu óc nhưng không được lý luận và suy tư

          Có mắt nhưng không được nhìn thấy

          Có miệng nhưng không được nói

          Có tai nhưng không được nghe...”

 

          Xây dựng trại Kim Sơn

 

Vào khoảng giữa tháng 4.1975 chúng tôi là những người tù đầu tiên được gọi đi xây dựng trại Kim Sơn từ một căn cứ quân sự của Mỹ đã bị bỏ phế thành một trại Cải tạo có đủ phương tiện để giam giữ tù nhân. Dân Bình Định đều phải giật mình kinh sợ khi nghe nhắc tới địa danh An Lão, vì đó là một khu rừng hoang nước độc trong dãy Trường Sơn, người tới đây thì khó trở về.

Ngoài công việc chém cây chặt gỗ trên ngàn, chúng tôi còn phải khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, đã thế còn phải đi thu nhặt các bom đạn còn bỏ sót với chiếc gậy thay vì máy dò. Một số anh em đã bỏ mạng vì chất nổ, một số bị thương nhưng không có thuốc men để chạy chữa kết cục cũng ra đi trong sự hành hạ thể xác.

Làm việc lao lực, lương thực không cung cấp đủ nhu cầu, thêm khí hậu khắc nghiệt cho nên chúng tôi là môi trường tốt cho các loại bệnh truyền nhiễm miền nhiệt đới như sốt rét ngã nước, nhiễm trùng đường ruột, sưng hoặc lao phổi. Thêm vào đó, tinh thần luôn bị căng thẳng và giao động trong các buổi khai lý lịch, tự kiểm thảo và phê bình. Chúng tôi còn bị đánh đập dã man, tàn bạo vì bị cho là không thành khẩn khai báo, chưa kể một số tù nhân dần dần mất tích không lý do sau khi được gọi đi thẩm vấn.

 

          Đặc ân ngày sinh nhật Bác

         

Nhân ngay sinh nhật bác, chúng tôi đã ở trại gần nửa năm, nay được gửi thư về thăm gia đình và nói là chúng tôi luôn luôn được chăm sóc tận tình của cách mạng, được sự khoa hồng của Bác và Đảng, đang học tập trở thành người tốt và sẽ được cho phép gia đình tới thăm trong những ngày hội lớn. Ba tôi sau một thời gian nhận được thư và thi hành nhiều thủ tục đã đến được trại giam, rồi phải qua một đêm vừa đói vừa rét mới được phép gặp người thân còn phần các tù nhân được lệnh tắm rửa sạh sẽ, mặc quần áo lành lặn, tuyệt đối không lộ vẻ buồn phiền và thời hạn chỉ vẻn vẹn một tiếng. Các tù nhân đều thất vọng, không được tiếp tế gì cả vì được tuyên truyền là đi cải tạo cũng tựa như đi học, được ăn uống và chăm sóc về mọi mặt chẳng thiếu thốn gì và khi cải tạo xong thành con người mới, tốt thì sẽ trở về góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

 

          Sự đối xử cuả các quản giáo

 

Trong năm đầu tiên đi tù cải tạo, giữa chốn rừng sâu nước độc, chúng tôi bị sử dụng dưới mọi hình thức cuả người nô lệ phục vụ cho người chiến thắng, những chủ nhân có toàn quyền quyết định sự sống chết của những kẻ làm thân trâu ngựa phục vụ cho mình. Chúng tôi bị coi rẻ hơn cả những gia súc trong nông trại, là những ký sinh vật bị kết tội lúc nào cũng tìm cách phá hoại và ăn cắp tài sản của chính quyền nhân dân.

Từ cách xưng hô, chúng tôi phải giữ đúng nguyên tắc của người dưới phục vụ cho kẻ trên, nói chuyện đều phải thưa, trình, hết thưa ông bộ đội đến thưa bà bộ đội, rồi thưa cán bộ vv...Gặp ông bà bộ đội phải cúi đầu, bỏ nón và nhìn xuống đất. Những gì ông bà bô đội nói hay phát biểu đều được coi là đúng và hợp lý, chúng tôi có bổn phận phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thành phần quản giáo trước là các bộ đội nay thay bằng các công an, đa số là học sinh đã tốt nghiệp trung học trong chế độ cũ, đầu óc cởi mở hơn nên cách đối xử cũng bớt tàn n hẫn và gay gắt hơn.

 

Tiêu chuẩn thức ăn

 

Tiêu chuẩn thức ăn cung cấp cho phạm nhân vẫn không có gì thay đổi, ngày ba bữa. Sáng ăn khoai, trưa một chén cơm trộn với khoai lang và khoai mì, tối một chén cơm với củ mì. Thức ăn căn bản vẫn là rau cải  trồng trong trại nấu với xác mắm mà trong thời Mỹ Ngụy, người ta dùng làm phân bón cho rau cải hay nuôi gia súc. Cán bộ luôn luôn nói vì đất nước mới được giải phóng, nhà nước còn nghèo, nhân dân còn đói khổ nên buộc lòng phải thắt lưng buộc bụng trong một thời gian rồi khẩu phần sẽ dần dần được cải thiện.

 

          Thuốc men

 

Sức khoẻ của phạm nhân cũng được nhà nước lưu ý, khi bệnh được y tá chăm sóc. Mỗi tuần tôi đều được tới trại Kim Sơn I lãnh thuốc về. Ngoài những thứ thuốc thông thường như nhức đầu, đau bụng, chống ói mửa, sốt rét tôi còn nhận thêm một số thuốc trụ sinh và nước biển để truyền dịch. Tuy nhiên những thuốc qúy giá này chỉ được phép dùng cho cán bộ, bộ đội và các gia súc.

Phần lớn các phạm nhân khi bệnh được chữa trị bằng thuốc Nam với những dược thảo mà hằng ngày tôi đi hái từ các cây cỏ trong rừng hay trồng trong vườn thuốc Nam. Những thuốc để chữa trị các phạm nhân phần lớn là do gia đình khi thăm nuôi mang tới. Những bệnh nhân cần giải phẫu tôi được phép trình lên xin chuyển tới bệnh viện nhưng phần lớn các bệnh nhân này chết trước khi được giấy phép vì thủ tục quá rườm rà, mất nhiều thời giờ.

 

          Nghỉ bệnh

 

Mỗi sáng các đội toán phải báo cáo lên quản giáo số người bị bệnh không thể đi lao động. Bổn phận của tôi sau khi khám phải báo cáo về bệnh trạng của họ, cho ý kiến họ có đáng được nghỉ hôm đó không. Thường các anh em rất tự trọng, nhường nhịn và chia sẻ lẫn nhau nên công việc cho nghỉ bệnh cũng hợp lý. Tuy nhiên đôi khi gặp thời tiết thay đổi hay muà cảm cúm, số bệnh nhân khai bệnh hơi nhiều thì tôi bị quản giáo mắng chửi đã bao che cho các anh em và dọa sẽ cho tôi trở về tóan lao động nhưng tôi vẫn làm theo bổn phận và trách nhiệm người thầy thuốc.

 

          Những ngày lễ lớn

 

Nói ra thì khôi hài nhưng thực tế thì vào những ngày lễ lớn, chúng tô dễ thở hơn một chút. Năm đầu tiên, chúng tôi nhờ “ ơn Bác và Đảng” được nghỉ lao động trong hai ngày lễ lớn là Ngày Giải Phóng 30.4 và ngày sinh nhật Bác 19.5. Năm sau 1976 được nghỉ thêm Ngày Lao động 1.5, đến năm 1977 lại được nghỉ thêm ngày Tết ta. Theo thông lệ, vào ngày lễ lớn trại sẽ phóng thích một số tù nhân đã lao động tốt, học tập tốt, đã thành khẩn khai báo những lỗi lầm, tội ác đã phạm phải trong chế độ cũ, ngoài ra một số ít cũng được tha về vì bệnh qúa trầm trọng để về chết ở nhà, khỏi bận tâm cho trại. Phần lớn đành chấp nhận trại cải tạo như một “ quê hương thứ hai” sống làm nô lệ, chết làm ma cô hồn.

 

Thích nhất là ngày lễ lớn cũng được chọn làm ngày thăm nuôi, ngày được phép gặp gỡ người thân, được tiếp tế lương thực và thuốc men. Lương thực tiếp tế có giới hạn, phần lớn là đồ nhẹ và khô như bánh tráng, mì gói, chà bông, muối mè, đường sữa bột, giấy vấn thuốc lá. Ngoài ra trong ngày lễ lớn, khẩu phần được tăng cả về lượng lẫn hẩm, môi người được chừng một lạng thịt lớn bằng ba ngón tay, nước canh nấu bằng xương và da bò hay heo. Sau bữa cơm chiều tù nhân còn được coi trình diễn văn nghệ do cây nhà lá vườn thủ diễn.

Linh mục bất đắc dĩ

 

Trong những người trốn trại có một linh muc, cha xứ một họ đạo tại Ban Mê Thuột. Mộ hôm cha bảo cha đã nhận xét về tôi suốt thời gian ở trại và thấy tôi tuy là người ngọai đạo nhưng cho tôi là người xứng đáng và có đủ tư cách giúp cha làm phép cho những người xấu số khi lâm chung để cho linh hồn họ được cứu rỗi. Cha dúi cho tôi một mảnh giấy chỉ các cách làm phép và một cây thánh giá nhỏ. Sau đó vài hôm, cha qua đời vì quá yếu sức vì bị xuất huyết đường ruột. Cha là người đầu tiên đã nhận được những bí quyết làm phep do tôi thực hiện trước khi qua đời. Một bữa sau khi đi thăm bệnh, tôi bị bộ đội gác cổng xét quần áo và tay nải đựng thuốc men và phát hiện ra cây thánh giá. Bộ đội dẫn tôi ra phiá sau cổng trại, bắt tôi cởi áo, đứng thế nghiêm phơi nắng vì đã phạm nội quy là cấm không được tin tưởng bất kỳ tôn giáo nào. Sau nửa ngày phơi nắng không có nước uống, tôi đuối sức nhưng họ chẳng tha mà lại còn treo tôi trên cái cột cao của bót gác sau khi đã trói buộc tay chân tôi lại. Qúa đau đớn, tôi đã ngất xỉu lúc nào không hay, may có một bộ đội tốt bụng thấy vậ chạy đi báo cáo cho cán bộ quản giáo, ông này mới ra lệnh cởi trói và cho đem tôi về lại trạm xá.

 

TỔNG KẾT

 

Chúng ta đã đọc một vài đoạn trong hồi ký cuả ba người thầy thuốc Ngụy từng là tù nhân trong các nhà tù cộng sản trong cái vỏ đạo đức giả “ Trại học tập cải tạo”.

 

Những lời ưu ái ca ngợi sự tận tâm và lòng can cường của bệnh nhân và của các nhân viên của Trung Tâm Y tế Toàn Khoa Đà nẵng đối với BS Phùng Văn Hạnh cũng như của Trung tâm Thực tập Y khoa Gia Định đối với BS Nguyễn Duy Cung cũng tương tự như của Quân Y Viện Quy Nhơn đối với BS Nguyễn Công Trứ cho nên tôi không muốn nhắc lại e chạm tới lòng khiêm tốn của ba vị bác sĩ kể trên.

Mỗi vị có một hoàn cảnh riêng biệt: BS Nguyễn Duy Cung, một quân y sĩ biệt phái làm Giám đốc Trung tâm Thực tập Y khoa Gia Định, tự nguyện ở lại để phục vụ bệnh nhân; BS Phùng Văn Hạnh, cũng một cựu quân y sĩ, biệt phái sang Trung tâm Y tế Toàn khoa Đà Nẵng từ 1965 nhưng vẫn bị bắt đi cải tạo; BS Nguyễn công Trứ cũng tự nguyện ở lại tại Quân Y Viện Qui Nhơn để phục vụ các thương bệnh binh nhưng cả ba vị đều đã làm tròn bổn phận người thầy thuốc là Cứu nhân độ thế, là Dù xây chín bậc phù đồ / Không bằng làm phước cưú cho một người, dù nhiều khi đối tượng là người thuộc bên kia chiến tuyến vì như BS Cung nói “ Phương châm của chúng tôi là nhìn vết thương/ nhìn cơ thể bệnh nhân để chăm sóc chứ không nhìn cái áo khoác bên ngoài.”

 

 

Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ

 

Chương 41 này nói về các quân y sĩ đi học tập Cải tạo.

 

Phần lớn chương này lấy ra từ 3 cuốn Hồi Kư của 3 bác sĩ y khoa: Nguyễn Duy Cung, Phùng Văn Hạnh và Nguyễn Công Trứ. Ba người bác sĩ này, bị giam tại 3 nơi khác nhau, sống trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng cả 3 người đều đã vượt biên, hai người sống bên Hoa Kỳ và một người tại Canada từ nhiều năm nay.

 

Anh BS Nguyễn Duy Cung viết xong cuốn hồi kư của anh th́ ĺa trần, sau nhiều năm bị bệnh nặng. Cuốn sách Hồi Kư này, anh có nhờ anh bác sĩ Nhẩy Dù Vĩnh Chánh viết lời giới thiêu. Vĩnh Chánh viết lời tựa rất chân thành và chan chứa tình cảm của một bác sĩ trẻ với một người đồng nghiệp đàn anh. Khi in xong th́ anh BS Cung có gửi tặng cho tôi một cuốn. Anh Thứ Trưởng Nguyễn Văn Ánh , trước làm Tham Mưu Trưởng Hải Quân, có cho tôi biết là ngày 29 tháng 4 năm 1975, anh Ánh có báo cho anh Cung biết là anh Ánh sẵn sàng đưa anh chị Cung và các cháu ra đi trên tầu Hải Quân vào ngày chót. Giờ cuối anh BS Cung báo cho anh Ánh biết là anh BS Cung sẽ tình nguyện ở lại v́ ‘không nỡ” bỏ lại bao nhiêu bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh Viện Nguyễn Văn Học. Từ khi anh BS Cung vượt biên  sang Hoa Kỳ th́ anh có gặp lại anh em vừa tiếp tục làm pḥng mạch phục vụ Cộng Đồng Việt Nam tại Quận Cam.

Anh Khoa Trưởng Vũ Quí Đài và tôi có ăn cơm với anh chị Nguyễn Duy Cung vài lần khi anh Cung lên vùng San Jose chơi. Anh là người  vô cùng tình cảm, ăn nói nhỏ nhẹ. Cả đời tôi chưa bao giờ thấy anh BS Cung to tiếng với ai cả, hơn nữa anh Cung là một người lương y tận tâm và có tài giải phẫu nên các thân chủ luôn luôn kính trọng.  Anh BS Cung là một người bạn vô cùng hiền ḥa, tử tế, tuy nhiên mỗi khi ai nói với tôi là họ không chịu ra đi v́ “không nỡ ” để lại các bệnh nhân đang nằm trong Bệnh Viện th́ bao giờ tôi cũng nghĩ là người bạn tôi có một solution khác mà anh thích hơn, hay có một lời hứa hẹn khác bảo đảm an toàn cho gia đ́nh anh trong tương lai. Tôi cầu mong là mình nghĩ sai, cứ lấy bụng ta tiểu nhân mà suy ra bụng người quân tử.

 

Anh Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh là người sống chết với Đà Nẵng cho tới giờ phút cuối cùng. Hồi tôi làm việc tại Đà Nẵng  th́ anh BS Hạnh đă nổi tiếng là người cương trực, ăn nói thẳng thắn, không sợ thượng cấp. Anh cũng là người nóng tính, ghét các sự luồn lọt nịnh bợ cấp trên. Hồi đó tôi ít giao thiệp và không thân với anh. Khi anh BS Tôn Thất Cần xin thuyên chuyển về Saigon sau nhiều năm làm việc miền Trung và có ư bán pḥng mạch rất đông khách của anh. Lúc đó tôi rất bâng khuâng không biết có nên mua lại pḥng mạch này không, v́ nếu mua lại th́ phải ở lại luôn nơi này chứ không về Saigon nữa. Khi đó anh BS Cần có cho tôi biết là anh Hạnh muốn mua, nếu tôi muốn mua th́ anh Cần sẽ ưu tiên cho, nhưng phải quyết định ngay. Tôi suy nghĩ thêm một ngày rồi nói với anh Cần xin cứ để lại pḥng mạch cho anh BS Hạnh đi v́ tôi nhớ Sài Gòn quá, không thích sống tại Miền Trung. Trong thập niên 80, tôi bay ra Biển Đông thay thế cho anh BS Nguyễn Ngọc Kỳ và BS Lê Văn Châu để vớt người vượt biển với hội Medecins Du Monde. Hồi đó rất nhiều Thuyền Nhân ra đi v́ họ nghe BBC và VOA là tầu chúng tôi đă tới Biển Đông và khởi sự vớt người. Và quả nhiên chúng tôi vớt được hàng mấy trăm người trong tuần lễ đó. Một hôm tôi đang đứng trên boong tầu, nói chuyện với người y tá Pháp và khám bệnh cho mấy người thuyền nhân th́ có người lại gặp tôi nói: “Thưa bác sĩ, có một người bác sĩ đang nằm dứơi tầu, ổng nói ổng là bạn của bác sĩ. Mấy ngày hôm nay ổng có đứng gần bác sĩ nhưng bác sĩ cũng không nhận ra.” Tôi hỏi thế ông ấy tên là ǵ?  th́ được trả lời là bác sĩ Phùng Văn Hạnh. Tôi bỏ ngay công việc xuống dưới tầu th́ thấy anh Hạnh đang nằm tại một góc tầu. Tôi lay người anh Hạnh và nói:

“Anh Hạnh ơi, Vũ đây. Ông lên tầu mà ông không báo cho tôi biết, anh em hơn cả chục năm không gặp nhau, mà bây giờ ông đen và gầy ốm quá, làm sao tôi nhận ngay ra được? Đáng lẽ ông phài nói cho tôi biết ngay chứ.”

Sau đó tôi đưa anh BS Hạnh lên trên, giới thiệu anh Hạnh với các nhân viên và Thuyền Trưởng của tàu. Sau vài ngày, chúng tôi đưa anh Hạnh vào trại Tỵ Nạn Palawan của Phi Luật Tân, có gửi gấm anh Hạnh với người Trưởng Trại và văn pḥng Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Theo tôi hiểu, anh BS Hạnh về sau cũng được chỉ định là Trại Trưởng Palawan. Vài năm sau, anh Hạnh có lại thăm vợ chồng tôi tại nhà chúng tôi tại California.

 

Tôi không quen biết và chưa hề gặp bác sĩ Nguyễn Công Trứ của QYV Quy Nhơn, nhưng tôi có nghe tiếng tăm tốt đẹp của anh BS Trứ.

Dân chúng Quy Nhơn là một dân chúng can trường khí phách. B́nh Định nổi tiếng về loại vơ “B́nh Định” không thua ǵ các môn phái Thiếu Lâm hay Vơ Đang bên Tầu. Từ thế kỷ XI người ta đă thấy một nền văn minh huy hoàng của Champa trên xứ Quy Nhơn B́nh Định này. Sau này cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ cũng xuất phát ra từ vùng này.

Rất tiếc, tôi chưa bao giờ làm việc tại Quy Nhơn cả nên không có dịp sống tại một tỉnh với một quá khứ huy hoàng như vậy. Tôi có một người bạn mà tôi vô cùng quư mến là anh Đại Tá Trần Đ́nh Vỵ là người Tỉnh Trưởng cuối cùng của Quy Nhơn trước ngày 3- tháng 4 năm 1975. Lúc nào có dịp gặp lại anh ĐT Vỵ, tôi phải yêu cầu anh Vỵ kể lại những kỷ niệm của anh về Quy Nhơn, B́nh Định.

 

 

Các tù nhân y sĩ