CHƯƠNG XIII

QUỐC CA CANADA

 

Bài hát “ O Canada” được Canada chính thức công nhận là bài Quốc Ca từ 1.7.1980, 15 năm sau khi chính thức có Quốc Kỳ. Bài này đã được trình bày lần đầu tiên đúng 100 năm trước tại Quebec City ngày 24.6.1880.

Bản nhạc này được sáng tác bởi nhạc sĩ Calixa Lavallée, sinh tại Verchères, Canada-Hạ với ca từ tiếng Pháp viết bởi Adolphe-Basile Routhier, một nhà thơ và quan ṭa, sinh tại Saint-Placide, Canada-Hạ. Sau đó qua nhiều năm bản nhạc có thêm nhiều ca từ tiếng Anh, cuối cùng ca từ viết năm 1908, bởi một nhà thơ sinh tại Hamilton, Canada-Thượng là Robert Stanley Weir được công nhận là chính thức ca từ cho quốc ca.

 

Các bài ca quốc gia trước 1880

 

Trước năm 1880, các bản nhạc “God save the King” và “The Maple Leaf forever” là những bản nhạc có tinh thần ái quốc, rất phổ thông trong quần chúng nên trên thực tế thường được coi như quốc ca tại Canada-Tây, nhưng tại Canada-Đông dân chúng cũng muốn có một bài quốc ca riêng. Do nhu cầu đòi hỏi nên vào giữa thế kỷ XIX, đã xuất hiện một số các bản nhạc để đáp ứng, trước hết là bài “ Sol Canadien, terre chérie” nhạc viết bởi Théodore Molt, lời viết bởi Isidore Bédart vào năm 1829 nhưng không gây được tiếng vang. Tiếp đó vào năm 1834 một bản nhạc khác ra đời nhân ngày thành lập Saint Jean Baptiste Society, nhạc do J.B.Labelle soạn và Sir George Étienne Cartier đặt lời và đích thân Cartier trình bày. Đó là bài “ O Canada! Mon pays! Mes amours!” Bản này thành công hơn và được  phổ biến khá rộng rãi. Những bản nhạc khác như “ La Huronne” của Célestin Lavigueur và bản “ Le drapeau de Carillon” của Octave Crémazie và Charles W. Sabatier cũng  được nhiều người ưa thích. Một bản nhạc của Ernest Gagnon nhan đề “Vive la Canadienne” cũng được dư luận chú ý, tuy nhiên tới năm 1878 hội ST. Jean Baptiste Montréal công nhận bản “À la claire fontaine”là quốc ca chính thức của Canada-Đông.

 

Tiến trình sáng tác Quốc ca Canada

 

Trước khi có Hội nghị toàn quốc những người Canada gốc Pháp 23-25.6.1880 trong dịp lễ hội Saint Jean Baptiste, Giám mục Napoléon Caron giáo phận Trois Rivières gửi một lá thư ngày 24.1.1880 đề nghị tổ chức một cuộc thi sáng tác quốc ca. Ban tổ chức thấy không kịp thời gian cho cuộc thi nên đã thành lập ngày 15.3.1880 một Ủy ban 23 người gồm các nhạc sĩ để sáng tác bản quốc ca, trong đó có Calixa Lavallée, Arthur Lavigne, Joseph Vézina, Gustave Gagnon, Alfred Paré, Louis Nazaire Levasseur với chủ tịch là Ernest Gagnon và thư ký là Clodomir Delisle.

 

          

 

·        Bản nhạc O Canada của Calixa Lavallée

 

Uỷ ban quá đông người nên sự tiến hành có vẻ chậm chạp, Gagnon e không kịp hoàn thành quốc ca trước ngày 1.7.1880 bèn đề nghị với Thống đốc Quebec Robitaille ủy nhiệm trực tiếp cho Lavallée và Routhier soạn bản quốc ca. Theo Routhier thì Lavallée ngỏ ý để ông soạn nhạc trước rồi Routhier đặt lời sau.

 

Theo lời cháu nội của Routhier là Adolphe Routhier thì Routhier sau khi nghe Lavallée chơi bản nhạc do ông soạn tại tư gia thì ngay đêm sau, ông cảm hứng viết ra bài thơ. Lavallée rất hứng chí với bản nhạc mình soạn ra nên khi nhờ Lavigne đem tới cho thống đốc Robitaille xem đã quên không ký vào bản thảo nên Lavigne phải ký thay và sau đó Robotaille yêu cầu Lavigne chịu trách nhiệm phát hành.

“O Canada” được hoàn tất vào đầu tháng 4.1880 và ngày 17.4.1880 báo Journal de Quebec viết: “Chúng ta từ đây ít ra cũng có thật sự một bài Quốc ca cho những người Canada gốc Pháp.” Bài báo còn ghi chú là bài Quốc ca được ấn hành 6,000 bản và 5,000 bản sẽ được phân phát cho dân chúng.

 

·        Buổi trình diễn đầu tiên

Buổi trình diễn bản “ O Canada” được thực hiện tại Quebec City ngày 24.6.1880 dưới quyền chủ toạ của hầu tước Lorne, Toàn quyền Canada với hơn 500 quan khách. Bản nhạc khi đó còn gọi là “Chant national” vì chưa chính thức được công nhận là quốc ca. Ba ban nhạc đã trình bày bản nhạc dưới quyền điều khiển của nhạc trưởng trứ danh Joseph Vézina. Ngày hôm sau,một cuộc trình diễn khác được thực hiện trước 6,000 khán thính giả tại công viên Spencer Wood với sáu ban nhạc, đã trình bày hai lần và lần này cũng là lần đầu tiên có tiếng hát của một ban hợp xướng.

Ngày 27.6 một cuộc trình diễn có hợp xướng khác nữa được tổ chức tại nhà thờ St. Jean càng làm tăng thêm tiếng vang khen ngợi. Báo Le Canadien ngày 30.6 bình luận: bản nhạc, một tuyệt tác đã tạo ra một cảm xúc mạnh cho người nghe và các nhạc sĩ Canada của chúng ta đã được gợi hứng nhân dịp lễ hội 24.6 và qua bản nhạc đã truyền cảm được tinh thần ái quốc và niềm tin tâm linh.

Báo Le Canada musical bình luận: “Tác phẩm này là một bài ca ái quốc đồng thời cũng là một thánh ca, trong đó có ẩn chứa cái chân thiện mỹ của một bản quốc ca mà ta chờ đợi và sau khi được truyền bá rộng rãi, chắc chắn nó sẽ được chọn là một bài ca chính thức của người Pháp tại Canada.”

 

·        Ca từ trong quốc ca

 

Dưới đây là ca từ tiếng Pháp:

 

O Canada! Terre de nos aïeux,

Ton front est ceint de fleurons glorieux.

Car ton bras sait porter l'épée,


Il sait porter la croix.

Ton histoire est une épopée,

Des plus brillants exploits.

Et ta valeur, de foi trempée,

Protégera nos foyers et nos droits.

Protégera nos foyers et nos droits.

 

Bản dịch ra tiếng Anh bởi văn phòng Quốc hội:

 

O Canada! Land of our ancestors

Glorious deeds circle your brow

For your arm knows how to wield the sword

Your arm knows how to carry the cross;

Your history is an epic

Of brilliant deeds

And your valour steeped in faith

Will protect our homes and our rights,

Will protect our homes and our rights.

 

Nếu bản “The Maple Leaf Forever” được phổ biến rộng rãi tại Canada-Tây thì bản “O Canada” cũng rất thịnh hành tại Canada-Đông và từ TC I được coi như quốc ca của vùng này, nhưng cũng chỉ hạn chế tại Canada-Đông mà thôi, lý do chính là chưa có ca từ tiếng Anh thích đáng.

 

·        Các ca từ tiếng Anh

 

Người Canada gốc Anh có lẽ được nghe bài O Canada lần đầu tiên khi học sinh hát đón mừng công tước Cornwall, sau này là quốc vương George V và nữ hoàng Mary khi hai vị tới thăm viếng Canada năm 1901.

Năm năm sau, công ty Whaley&Royce tại Toronto ấn hành bản nhạc với ca từ Pháp kèm theo bản dịch ra tiếng Anh của bác sĩ Thomas Bedford Richardson. Tiếp đó ban hợp xướng Mendelssohn trình diễn với ca từ của Richardson. Được quan toà Routhier và báo chí tiếng Pháp nhiệt liệt ca ngợi.

 

Ca từ của BS Richardson:

 

“O Canada! Our fathers’ land of old

Thy brow is crown’d with leaves of red and gold.

Beneath the shade of the Holy Cross

Thy children own their birth

No stains thy glorious annals gloss

Since valour shield thy hearth.

Almighty God! On thee we call

Defend our rights, forfend this nation’s thrall,

Defend our rights, forfend this nation’s thrall.”

Năm 1908, tạp chí Collier’s Weekly tổ chức một cuộc thi viết ca từ tiếng Anh cho bài O Canada và người đoạt giải là  Mercy E. Powell McCulloch, nhưng lại không được trình bày bao giờ.

 

Ca từ viết bởi McCulloch:

 

“O Canada! in praise of thee we sing;

From echoing hills our anthems proudly ring.

With fertile plains and mountains grand

With lakes and rivers clear,

Eternal beauty, thou dost stand

Throughout the changing year.

Lord God of Hosts! We now implore

Bless our dear land this day and evermore,

Bless our dear land this day and evermore.”

 

Từ đó có thêm nhiều bản ca từ tiếng Anh khác, bởi nhà thơ Wilfred Campbell, nhà phê bình Augustus Bridle vv...nhưng bản của Ewing Buchan rất thịnh hành tại miền Tây.

 

Ca từ của Ewing Buchan

 

“O Canada, our heritage, our love

Thy worth we praise all other lands above.

From sea to sea throughout their length

From Pole to borderland,

At Britain’s side, whate’er betide

Unflinchingly we’ll stand

With hearts we sing, “God save the King”,

Guide then one Empire wide, do we implore,

And prosper Canada from shore to shore.”

 

Phổ thông hơn hết cả là ca từ viết năm 1908 bởi một luật sư tại Montréal Robert Stanley Weir và đã được in ra bởi hãng Delmar Music nhân dịp kỷ niêm 300 năm thành lập Quebec City với hoà âm của Alfred Grant Shafer. Tới ấn bản 1913 thì câu "True patriot love in all thy sons command" được đổi ra thành"True patriot love thou dost in us command" có lẽ do phong tràn đòi nam nữ bình quyền đang dâng cao lúc đó.Năm 1924 hội Association of Canada Clubs tuyên bố bản của Weir là bài ca quốc gia chính thức đối với họ.

 

Ca từ của Weir với chút it sửa đổi nhân dịp lễ Kim cương 60 năm khai sinh Canada năm 1927 được mặc nhiên công nhận chính thức còn bản ca từ tiếng Pháp 1880 vẫn giữ lời ca y nguyên.

Năm 1964 một Uỷ ban lưỡng viện được thành lập để tiến tới một đạo luật về lựa chọn quốc ca giữa hai bài God save the Queen và O Canada làm quốc ca.

Ngày 31.1.1966 thủ tướng Lester B. Pearson đưa ra quốc hội đề nghị chọn bài O Canada làm quốc ca còn bài God save the Queen là bài Vương ca cuả Canada. Ngày 15.7 Ủy ban lưỡng viện đồng thanh quyết nghị tán thành ý kiến của Pearson kèm theo lời ghi chú “ With dignity, not too slowly.” Ủy ban cũng đề nghị thay câuAnd stand on guard, O Canada” thànhFrom Far and wide, O Canada,” và câu “O Canada, glorious and free” thànhGod keep our land, glorious and free.”

 

Bản quyền về ca từ của Weir được trao cho Leo Feist Ltd năm1929 rồi sau lại trao cho Gordon V. Thompson Music năm 1932 nhưng những người thừa kế của Weir không chịu mặc dầu họ không có thẩm quyền về pháp lý, tuy nhiên chính phủ muốn giải quyết êm thấm nên bồi thường tượng trưng cho những người thừa kế một dollar.

Ngày 28.2.1972 bộ trưởng Gérard Pelletier đưa ra dự luật công nhận O Canada của Lavallée là quốc ca nhưng dự luật bị trì hoãn vô hạn định. Tiếp đó một lô các dự luật tương tự cũng chiụ chung một số phận.

 

Cuối cùng ngày 18.6.1980 dự luật đưa ra bởi bộ trưởng Francis Fox nhân dịp kỷ niệm 100 năm từ ngày bản nhạc ra đời, cả hai viện đều đồng thanh chấp nhận ngày 27.6.1980 và cùng ngày đó được hoàng gia phê chuẩn.

Ngày quốc khánh 1.7. 1980, trong một buổi lễ công cộng với sự có mặt của những người hậu sinh dòng họ Routhier và Weir cùng thống đốc Quebec Jean Pierre Côté, Toàn quyền Edward Schreyer tuyên cáo “O Canada” là quốc ca chính thức của Canada.

 

Số phận long đong của ca từ Weir cũng vẫn chưa chấm dứt. Hội đồng thành phố Toronto năm 1990 và thượng nghị sĩ Vivienne Poy năm 2002 đều kiến nghị thay câu “ in all thy sons command” ra “ in all of us command

 

Ngày 3.3.2010 Toàn quyền Michelle Jean yêu cầu lưỡng viện nghiên cứu sự thay đổi về ca từ nhưng hai ngày sau chính phủ tuyên bố bãi bỏ việc nghiên cứu này.

Ngày 30.9.2013 một nhóm do thượng nghị sĩ Roy đứng đầu, trong đó có nữ văn sĩ Margaret Atwood, cựu thủ tướng Kim Campbell, thượng nghị sĩ Nancy Ruth lại nêu lại vấn đề sửa ca từ trên.

Ngày 6.5.2016 Dân biểu Tự Do Mauril Bélanger, đang ở thời kỳ cuối của bệnh Lou Gehrig tức bệnh ALS , đưa ra một dự luật cá nhân đề nghị thay đổi ca từ như trước đã nêu ra với một phong cách thuyết trình đầy cảm động đã thu phục được hạ viện thông qua ngày 15.6.2016 với tỷ lệ phiếu bầu 225/74.Tại thượng viện sau bảy kỳ thảo luận cùng với cái chết của Bélanger ngày 17.8.2016 dự luật đã được thông qua ngày 31.1.2018 và được Hoàng Gia chuẩn y ngày 7.2.2018.

 

 

 

 

CA TỪ CHÍNH THỨC TRONG QUỐC CA 2018.

 

O Canada! Our home and native land!

True patriot love in all of us command.

 

With glowing hearts we see thee rise,

The True North strong and free!

 

From far and wide,

O Canada, we stand on guard for thee.

 

God keep our land glorious and free!

O Canada, we stand on guard for thee.

O Canada, we stand on guard for thee.

 

 

 

VÀI HÀNG TIỂU SỬ NHỮNG NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA CANADA

 

·        Calixa Lavallée

 

Calixa thường được gọi là một lãng tử vì ông có máu giang hồ và luôn luôn thấy cỏ ở bên kia đồi xanh hơn. Ông sinh ngày 28.12.1842 tại Verchères, Canada Đông. Bố ông cũng hoạt động trong ngành âm nhạc, vừa là trưởng ban kiêm giáo sư nhạc vừa là người sửa chữa các nhạc cụ, đã từng làm với Joseph Casavant là người chế tạo đàn organ nổi tiếng. Ông có khiếu về âm nhạc từ nhỏ và chơi đàn organ tạo nhà thờ từ 11 tuổi,trình diễn piano năm 13 tuổi tại Hí viện Hoàng Gia Montréal. Tại Montréap ông may mắn được gặp Leon Derome rất thích âm nhạc nên trở thành vừa là người bạn, vừa là người bảo trợ cho ông. Khi đó ông đã là tác gỉa của nhiều bản hợp tấu, nhiều operatta và nhiều bản nhạc trong khi ông sinh nhai bằng nghề dậy piano và organ.

Ông muốn thăng tiến hơn trong sự nghiêp và thấy con đường sáng sủa nhất là sang Hoa Kỳ. Ông tìm tới New Orleans và qua một cuộc tranh tài ông được hòa đàn piano cùng với cây vĩ cầm danh tiếng người Spain Olivera. Cùng Olivera ông đi show vòng quanh Brazil và West Indies. Khi nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ ông gia nhập Bắc quân rồi giải ngũ với cấp bậc trung úy. Ông trở vê Montréal dạy đàn và chơi trong các dàn nhạc hoà tấu.

 

Năm 1865 ông lại sang Mỹ và cộng tác với nhiều ban nhạc đi show quanh nước Mỹ. Sau đó ông lập gia đình và cộng tác với Arnold de Thiers và sọan một opera nhan đề là Loulou nhưng không may mắn cho ông là trước đêm trình diễn đầu tiên thì chủ hí viện New York Grand Opera House bị bắn chết và hí viện đóng cửa luôn khiến ông lâm vào cảnh thất nghiệp.

Ông lại trở lại Montréal năm 1872 và cộng tác với các nhạc sĩ thời danh Jehin Prume và Risitadel Vecchio. Ông rất thành công về tài chính, lại được sự giúp đỡ của Léon Derome nên giấc mộng sang Paris học bổ túc về nhạc đã thành sự thật. Ông học với các ông thầy Bazin, Boieldieu và Marmontel rồi thành lập ban hợp tấu Lavallée tại Paris năm 1874 rất được khán thính giả ái mộ khiến các ông thầy tiên đoán một tương lai huy hoàng đang chờ đợi ông. Ông trở về Canada quyết tâm dồn mọi nỗ lực vào việc thành lập một conservatory tại Canada và mặc dầu ông đã dựng được nhiều kịch bản nhất là vở opera Gounod hoàn toàn xây dựng bởi các người Canada nhưng chính phủ vẫn không quan tâm tới hoài bão của ông. Cũng trong thời kỳ này, vào năm 1880 ông đã sáng tác bản nhạc O Canada nhưng ông cũng không tiến triển gì hơn trong sự nghiệp ngoài việc dậy đàn và chơi piano trong các ban nhạc nên ông lại sang Hoa Kỳ.

Ông luôn luôn có nhiều cơ hội thăng tiến tại xứ Cờ hoa và lần này ông cộng tác với danh ca soprano người Hung tên Etelka Gerster với tư cách người tấu đàn organ và trưởng ban hợp ca. Ông cũng cho trình diễn trên hí viện nhiều opera do ông soạn trong đó có vở Tiq và The Widow.

Năm 1887 Lavallée được bầu làm Chủ tịch hội Nhạc sĩ chuyên nghiệp Quốc gia và với tư cách này ông đã tham dự hội nghị quốc tế 1888 tại London, Anh quốc. Sau đó, ông tới sống tại Boston nhưng sức khoẻ của ông suy giảm dần, bị liệt giường từ 1890 và mất ngày 21.1.1891 trong hoàn cảnh nghèo nàn. Ông được chôn tại Boston nhưng tới năm 1933 thì hài cốt của ông được đem về Montréal

·        Sir Adolphe-Basile Routhier, thẩm phán và nhà thơ

Adolphe-Basile Routhiersinh ngày 8.5.1839 tại Saint-Placide, Canada Hạ. Ông học tại đại học Laval, hành nghề luật sư tại Kamouraska, được bầu vào Tối cao Pháp viện Quebec rồi trở thành chánh án từ 1904 cho tới khi về hưu năm 1906.

Ông nổi tiếng vì là nhà thơ hơn là quan tòa, do đó thống đốcThéodore Robitaille đã yêu cầu ông viết ca từ cho quốc ca năm 1880 và bài thơ O Canada đã được nhiệt liệt tán thưởng. Routhier được phong Hiệp sĩ Order of the Bath năm 1911. Ông là sáng lập viên Royal Society of Canada và được bầu làm chủ tịch nhiệm kỳ 1914-1915.

Ông mất ngày 27.6.1920 tại Saint-Irenée-les-bains, Quebec.

 

·        Robert Stanley Weir

 

Weir sinh năm 1856 tại Hamilton, Ontario tức Canada-Tây. Bố mẹ ông di cư từ Scotland sang Canada năm 1852.Ông học đại học tại McGill, Montréal, đậu tiến sĩ luật năm 1897, ra làm giáo sư về luật, làm quan tòa rồi tổng giám đốc Ngân khố Canada. Bản nhạc O Canada nguyên thủy có ca từ tiếng Pháp, nên một số ca từ tiếng Anh được sáng tác nhưng ca từ của Weir viết năm 1908 đã được chọn làm quốc ca ngày 1.7.1980. Ông mất năm 1926.

 
{ 
\clef treble \key f \major \tempo 4=100 \set Staff.midiInstrument = "piano" {
      \set Score.tempoHideNote = ##t
      \override Score.BarNumber  #'transparent = ##t 
      \time 4/4 
      \transpose c c'
      \relative
      { a2 c4. c8 | f,2. g4 | a bes c d | g,2. r4 | a2 b4. b8 | c2. d4 | e e d d | c2. g8. a16 | bes4. a8 g4 a8. bes16 | c4. bes8 a4 bes8. c16 | d4 c bes a | g2. g8. a16 | bes4. a8 g4 a8. bes16 | c4. bes8 a4 a | g c c8 b a b | c2. r4 | a2 c4. c8 | f,2. r4 | bes2 d4. d8 | g,2. r4 | c2 cis4. cis8 | d4 bes a g | f2 g | a2. r4 | c2 f4. f8 | d4 bes a g | c2 e, | f1 \bar "|."}
    }
  }

                   Thống đốc Robitaille                                       Calixa Lavallée

                        Robert Stanley Weir               Adolphe Basile Routhier

CHÚ GIẢI

 

10 Thành phố an lạc nhất

 

Hàng năm tuần báo Economist, xuất bản tại London đều có cuộc chọn lựa những thành phố có cuộc sống tốt đẹp nhất. Cuộc chọn lựa dựa trên 30 thành tố và được chia ra 5 lãnh vực:

 

1. An ninh (Khủng bố)

2. Bảo vệ sức khoẻ

3. Văn hóa và Môi trường

4. Giáo dục

5. Cấu trúc cơ bản-Hệ thống giao thông

 

Dưới đây là 10 thành phố được chọn lựa là có cuộc sống an lạc nhất trong năm 2018:

 

1. Vienna, Austria
2. Melbourne, Australia
3. Osaka, Japan
4. Calgary, Canada
5. Sydney, Australia
6. Vancouver, Canada
7. Toronto, Canada

7. Tokyo, Japan
9. Copenhagen, Denmark
10.                                             Adelaide                                             Australia

 

Trong bản danh sách trên ta thấy vắng bóng Xứ cờ Hoa, Xứ cờ Ngũ tinh, Xứ cờ tam tài và xứ cờ Chữ thập và chữ X.

Ta có thể kể thêm:

19. Paris

35. Hong Kong

48. London

57. New York

 

 

Tham luận của Từ Uyên về vài bản quốc ca

 

Quốc ca của mỗi nước nhằm nhắc tới lịch sử nước ḿnh đă trải qua và chứa đựng những ước mơ của toàn dân trong nuớc.

 

 

 

Quốc ca Canada

 

Nhạc hay, hòa nhã, trang nghiêm khiến ta không thể không ưa thích v́ vưà trịnh trọng như một bản thánh ca như các chuyên gia thán phục, vừa nhắc lại quá khứ bi hùng từ khi lập quốc.

 

Đọc qua lời ca bản bằng Anh ngữ chính thức, chúng tôi nghĩ bản này là bản toàn hảo nhất. Các bản trước đây luôn luôn phảng phất dư âm của những kẻ dù gốc Pháp hay gốc Anh tới đất này mà không nhắc nhở tới những chủ nhân đầu tiên nay coi như thổ dân và bị dồn cư vào các khu riêng biệt.

 

Đọc bản Pháp ngữ của bài Quốc ca O Canada tôi nhận thấy quả thật bản này tuy do Calixa Lavallée viết nhạc và ban đầu do Adolphe Basil Routhier  viết lời ca nhưng lời ca cũng không đáp ứng với dân đa văn hoá đang sống tại đất này...

Ngay câu đầu trong bản tiếng Pháp: Terre de nos aieux cũng khiến người hát và người nghe tự hỏi khi hát biết aieux có nghiă là tổ tiên, vậy tiền nhân người đang mang quốc tịch Canada là ai. Tôi bỗng hồi tưởng khi xưa học sử “ Nos ancêtres sont des Gaulois” Nhưng khi đó là học sinh nhỏ bé của một nước bị bảo hộ nên cũng chưa có phản ứng ǵ. Ngày nay tuy thân phận tị nạn nhưng đă là người Canadien khi nghe quốc ca Canada tôi mừng khi nghe bài Anh ngữ chính thức mà không mặc cảm.

 

Sau cùng khi đọc bản chính thức bằng tiếng Anh:

O Canada! Home et native land

True patriot love in all of us command

Tôi thấy thoải mái hơn nhưng rất dị ứng khi nghe: Terre de mes aieux.

Có lẽ dân sống tại Quebec vẫn nhớ công ơn những người thành lập rồi bỏ rơi nuớc Nouvelle France từ năm 1763 chăng hay muốn mong người Quebec nào cũng cùng tổ tiên với người gốc Pháp.

 

Quốc ca Hoa kỳ                                                                       

 

Bản Star Spangled Banner được ông John Staffed Smith viết và ông Francis Scott Key soạn lời, khai sinh trong thời chiến khi chứng kiến quân Anh oanh kích pháo đài Fort Henry nên viết bản quốc ca này khi cờ Hoa kỳ 15 sao c̣n bay trên thành, Và như vật cũng vẫn mang tính chất máu lưả và bom đạn

O say can you see by the dawn’s early light

What so proudly we hailed at the twilight’s last gleaming

Whose broad stripes and the light star through the perilous fight

O er the ramparts we watch so gallantry streaming

And the rockets red glare

          The bomb bursting in air

          Gave proof through the night

          That our flag was still there...

          

           Quốc ca Pháp

 

Ra đời năm 1785 do Đại úy công binh Rouget de Lisle viết từ Marseille khi Bá tước Philippe Fréderic kêu gọi đấu quân trong chiến tranh giữa Pháp và Aó quốc.

Xuất phát từ Marseille nên mang tên La Marseillaise với câu :

Aux armes ! Citoyens !

Formez vos bataillons

Marchons, Marchons

Qu’un sang impur

Abreuve nos sillons.

Đúng là tiếng gọi mang sắt và máu vào cuộc chiến chinh.

Và từ đó trở thành quốc ca Pháp và khi Pháp chiếm đóng Đông dương bài này được phổ biến mạnh và không tránh gây ảnh hưởng trên âm nhạc đấu tranh tại Việt Nam sau này.

 

Quốc ca Nhật

 

Quốc ca Nhật rất ngắn gọn và do Hayashi Hiromoni viết ca tụng thời duy tân của Minh trị Thiên hoàng.

Bài Kimi gay yo nhằm mong ước

Bệ hạ trị v́ thiên tuế

Hướng dẫn muôn dân tới Thịnh vượng trên Thế giới

 

Quốc ca Cộng Hoà nhân dân Trung quốc

 

Bài này dựa theo bài Tiến Lên, Tiến lên Hành khúc của Nghĩa Dũng Đoàn Hồng quân:

Vùng lên mau hỡi những ai không chịu sống dưới ách nô lệ !

Với máu thịt chúng ta xây dựng toà thành mới

Dân tộc Trung Hoa đă đến lúc gặp nguy biến

Mọi người hăy cất lên tiếng thét

Tiến lên, Tiến lên Tiến lên

 

Quốc ca Việt Nam

 

Theo các sử gia ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1802, Chaignau một người Pháp, công thần của vua Gia Long đă soạn bài Đăng đàn cung làm bản quốc ca đầu tiên cho Việt Nam thống nhất. Bản này dựa theo bài Aux armes của Frank Litz nhưng hoà âm theo ngũ cung và dùng nhạc khí Việt nam theo ngũ cung tŕnh diễn. Đăng đàn cung nếu như vậy quả là một tác phẩm vĩ đại v́ đă phối hợp cả âm nhạc Tây phương và Việt Nam. Tuy nhiên không hiểu Chaigneau làm sao khi đi chinh chiến cùng Vua Gia Long c̣n đủ thời gian nghe và nhớ nhạc của Litz mà soạn qua ngũ âm. Hơn nữa lời ca cũng c̣n là nghi vấn.

 

 

Lời ca ban đầu năm 1940 khi dưới thời Pétain, Đăng đàn cung có lời ca:

Kià núi vàng bể bạc

Có sách trời, sách trời định phân

một ḍng ta xây giang sơn vững chặt

Đă ba ngh́n mấy trăm năm

Bắc Nam cùng một nhà con Hồng cháu Lạc

Văn minh đào tạo Màu gấm hoa c̣n đượm

Rạng vẻ dấu Tiên Long

 

Chúng tôi không tin Chaigneau viết nổi lời ca này v́ phảng phất  bài:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Tiệt nhân định phận tại Thiên thư.

do Lư Thường Kiệt đời Lư đọc khi chống quân nhà Tống.

Chaigneau chắc không thuộc lịch sử VN nên không thể viết: “Có sách trời chứng minh” tương đương với “Tiệt nhân định phận tại thiên thư”.

Như vậy hẳn phải người đời sau viết.

 

Sau này ông Nguyễn phúc Ưng Thiều viết lại lời ca nhưng trong đó có câu xưng tụng Đại Pháp thời Pétain nên lời ca này không phải cùng nghĩa với bản Đăng đàn cung thời Gia Long thống nhất.

 

Nhân dịp kỷ niệm 1000 Thăng Long năm 2010, Hà nội có nhắc lại hai lời ca khác và cho rằng bài Đăng đàn cung nhằm ca tụng Thăng Long là thủ đô đất nước. Nhưng họ cũng quên khi Gia Long thống nhất th́ Thăng Long đă mất tên và trở thành Bắc Thành và Đăng đàn cung ra đời ở Huế th́ đúng hơn.

 

           Tiến quân ca

 

Khi nhân dân Hà Nội biểu t́nh hai ngày 17 và 19 tháng 8 1945 bài Tiến quân Ca được tung ra và cho là do Văn Cao viết nhạc và lời khi VM c̣n trong bóng tối.1940.

Nhưng cũng không ổn, trong bóng tối chỉ mới có đoàn Tuyên truyền xung phong vài chục người núp trong rừng núi làm sao mà có thể có:

Đoàn quân Việt Minh đi sao vàng phấp phới

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.

 

Và hơn nữa nếu giương cờ đỏ sao vàng khi đó c̣n là cờ của hồng quân Trung cộng đang mang lá cờ đỏ với trong trung tâm một sao vàng c̣n hai h́nh búa liềm đen, th́ làm sao cơ quan OSS của Patti dám ủng hộ ông Hồ.

Bài Tiến quân ca cũng không hề ra mắt v́ chính người viết khi đó 14 tuổi, chưa được nghe bài này khi Hồ chí Minh ra mắt nhân dân tại quảng trường Ba Đ́nh. Lúc này Văn Cao, Nguyễn hữu Hiệu và Đinh ngọc Liễn c̣n đang sửa lại lời ca cho thêm sắt máu và nhóm thanh niên đứng hàng trước tại khu mang danh Ba Đ́nh đều là nhóm Tự vệ thành con nhà tiểu tư sản.

 

Đê Đong lao vừa vỡ và Vệ quốc quân chưa thành lập, ai thuộc bài Tiến quân ca giờ đó?

Và Tiến quân ca chắc cũng dựa theo L’etendard sanglant est levé của La Marsellaise để đưa vào Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước?

 

           Tiếng gọi Thanh niên.

 

Bài này được chính phủ Nguyễn văn Xuân do Cựu Hoàng Bảo Đại chỉ định đă chọn từ bài La marche des étudiants của Lưu hữu Phước và sửa lời ca. Ông Trần gia Phụng, một sử gia tại Toronto đă viết về bài này và phổ biến trên mạng.

Nhưng nhóm Lưu hữu Phước cũng nói ngoa khi cho biết chính Toàn quyền Jean Decoux đă phải đừng lên chào bài La marche des étudiants khi bài hàt tŕnh diễn tại Đại học xá Hà Nội. Thực ra Jean Decoux chào bài này khi c̣n mang lời ca nói lên chủ quyền nưóc Pháp ngày đó:

Etudiants du sol l’appel tenace

Pressant et fort, retentit dans l’espace

Des cơtes dAnnam aux Ruines dAngkor

A travers les monts du Sud vers le Nord

 

 Và như vậy chứng tỏ các nét ngụy tạo lịch sử của cộng sản khi ca tụng Văn Cao và Lưu hữu Phước. Tuy nhiên khi bài La marche des étudiants được đặt lại lời tức bài Tiếng gọi công dân ngày nay trở thành bài ca chính thức của người Việt Quốc gia.,