Một Chuyến Bay Đêm
Thế rồi cái ngày mong đợi cũng đă đến, tuy có vài chuyện nhỏ không được như ư. Ḿnh đă vô ư book chuyến bay đến Seattle quá muộn ( gan 1 gio khuya) và sẽ làm phiền người bạn và gia d́nh bạn không ít. Đến phi trường sớm hy vọng có chuyến bay nào sớm hơn; Mùa hè khách đi du lịch dông quá; phải chờ đến chuyến thứ ba mới có chỗ cho stand by.
Sớm được 2 giờ dù sao cũng đỡ làm phiền bạn bè.
Chín giờ tối, phi co cất cánh, Khoang 10 phút sau đă lấy dược cao độ và thế b́nh phi, theo hướng Tây Tây-Bắc; Chicago đă về đêm với những ánh đèn muôn màu rực rỡ dần dần lùi lại phía sảu. Đèn đêm Chicago đă mờ dần sau màn mây; chân trời Tây Bắc hiện ráng hồng trông thật ngoạn mục. Phi cơ bay theo hướng mặt trời nên cảnh hoàng hôn tren không trung tồn tai khá lâu tạm xua đi những phút giây mệt mỏi của đợi chờ. Phi cơ đă bay khỏi những vùng sáng của mặt đất Illinois, bên dưới là bóng đen của rừng núi, b́nh nguyên hay sông hồ, thỉnh thoảng có những ốc đảo sáng của những làng mạc hay những thị trấn nhỏ về đêm. Sau bốn giờ bay, phi hành đoàn thông báo phi cơ sẽ hạ cánh trong ṿng 20 phút. Mặt đất đă có ánh sáng lờ mờ của ánh đèn. Phi cơ nghiêng một ṿng lớn về phía bên trái, cao độ đă giảm nhiều, mặt đất trông rơ hơn. Ánh đèn đêm đă phân cách rơ ràng những đồi núi với những bóng đen, xanh thẩm, sông hồ với những giải đen bên ánh đèn lung linh. Seattle về đêm đẹp quá!.
Bánh phi cơ đă chạm mặt đất, chạy chầm chậm giữa những hàng đèn của phi đạo. Một chút bỡ ngỡ khi vừa bước ra khỏi phi cơ. Đoàn tàu diện đă đậu trước măt nhưng ḿnh vẫn không dám bước lên v́ nghĩ rằng đây là tàu điện đưa hành khàch ra phố giống như những đoàn tàu Blue line hay Red line ở Chicago. Thấy vẻ chần chừ một người phu nự hỏi "sao không đi vào ? Tàu sắp chay"-Tôi hỏi lại : "tàu này đi đâu, ra cổng hay xuống phố ?"
-Ra cổng, ông từ đâu đến ? Chuyến bay nào?
-Chicago, chuyến bay hăng United,
-Được rồi, theo tôi, ông sẽ bước xuống ở trạm N.
-Cảm ơn sự tử tế của bà.
Mùa hạ nhưng thời tiết ở Seattle thật mat me dễ chịu, không oi bức như những ngày hè o Chicago
Chừng mười phút sau th́ vợ chồng Phạm Xuân Hiển đến.
Hiển "ca' mập"không thay đổi ǵ so với lần hội ngộ hai năm trước trên chuyến tàu Paradise.
Chuyến Hải Hành Của Nàng Golden Princess
Sau khi mua sắm một vài thứ cần thiết cho chuyến đi, chụp vài tấm ảnh kỷ niệm trước căn nhà rộng và đẹp cua Hien trên đồi Issaquah; dùng điểm tâm, cậu thứ nam Harrison của Hiển đưa chúng tôi đến bến tàu. Từ xa đă trông thấy chiếc Golden Princess đậu sừng sững sau chiếc Diamond cũng uy nghi không kém. H́nh như hai chiec tàu này đi song hành trong chuyến viễn du này. Mười hai giờ, một đoàn người dài đă xếp hàng ngoài nắng để làm thủ tục lên tàu. Người quen đầu tiên được nhận ra là Vơ Văn Thành, Thành cùng gia đ́nh đến từ Việtnam. Lê Tấn Thành ( Thành "Le"), chị Thuư Doan, và vợ chồng Nguyễn Văn Chí đă đứng trong hàng. Tôi không nhận ra chị Thuư Doan ngay từ đầu khi chị gọi tên tôi, nhưng vợ chồng "Chí Choé" th́ không thể nào quên được; chị Diêp rất vui khi biết tôi có tôi có tham dự chuyến đi này và đă giới thiệu tôi với vợ chồng chị Lan với những vẻ ân cần. Vào bên trong th́ gặp thêm gia d́nh Chu Kỳ Đức, gia đ́nh "ông bầu " Lê Minh Đức; chị Bích Thuỷ từ Paris; Vũ Văn Hào từ Úc đại lợi.
Vừa đến trước cửa Pḥng đă thấy Valise của Vũ Quốc Phong, th́ ra "Phong Láng" đă dến trước rồi. Không thấy Phong ở đó chắc "Phong Láng" đang đi quan sát con tàu và nơi hội họp của lớp chúng tôi. Việc "share pḥng " với Vũ Quốc Phong có lẽ do ong bầu Lê Minh Đức sắp xếp cho 2 thằng "độc thân tại chỗ"vô t́nh gợi nhớ đến những kỷ niệm xưa đă gần 40 năm về trước, khi chúng tôi cùng chung nhau trong mot bloc cuối dăy G của doanh trai SVQY trong những ngày đầu nhập khoá dưới sự "diều dắt" của các đàn anh Tô Phạm Liệu, Ngô Thế Khanh, Lê Quang Trọng, ...Thuở ấy chúng tôi "tóc đang xanh và mộng hăy tràn đầy". Trong cái bloc ấy c̣n cóPhạm Anh Dũng, Nguyễn Minh Huấn, Phạm Văn Hạnh, Phạm Hồng Hải, Vũ Đức Giang và Đoàn Trung Bửu. Không khỏi ngậm ngùi khi tưởng nhớ đến những người bạn đă ra đi. Đoàn Trung Bửu, "Bửu cobaye" với cái tên như một định mệnh đả ra đi vào cuối cuộc chiến trong niềm tuyệt vọng của chính anh và của những người đồng hành trên đường di tản; mùa nắng nước sông Ba không đủ sâu và mạnh để cuốn trôi một quân y sĩ trẻ tuổi khi anh vấp ngă, nhưng đă không có ai đỡ anh dậy để tiếp tục cuộc hành tŕnh, mọi người đă tuyệt vọng v́ không c̣n tin tưởng chính họ có thể vươt qua đoạn dường khổ ải. C̣n Vũ Đức Giang th́ đă ở lại Trường Sơn với nhiều huyền thoại… Vài phút hàn huyên, Phong đă giục tôi len pḥng ăn buffet để c̣n kịp giờ lên boong gặp gỡ bạn bè. Ngoài bản lănh hào hoa h́nh như Phong vẫn c̣n chút phong độ của người đại đội trưởng đại đội tân sinh viên Quân y niên khoá 69-70. Gặp vợ chồng Trần Trung Hoà, vợ chồng chi Ngọc Cầm và vợ chồng Bùi Trọng Cường -Kim Dung ở pḥng ăn
Đúng 4 giờ c̣i tàu vang lên, ban nhạc trẫy khúc khởi hành, tôi rủ Phong len chỗ cao nhất của con tàu để dễ trông thấy bạn bè và bạn bè cũng dễ nh́n thấy ḿnh.
Và rồi mọi người đă đến: gia đ́nh Nguyễn Tiến Dũng, Trần Phong, Nguyễn Bỉnh Hiền, Trần Ngọc Khuê, Bùi Hữu Hồng , Hà Phi Phụng, Cường Mini, ..."thằng ông nội " Lương Diệu Thât vừa đến là đă được hỏi ngay là c̣n bán chiếu không?Nguyễn Chí Vỹ “Euphorie”, h́nh như vẫn c̣n chút"agite' "Nguyễn Văn Tân vẫn cười cợt cởi mở trái nguợc với Bạch Thế Thức trịnh trọng và Vũ Duy Hiển nghiem trang. Các phó nḥm tha hồ làm việc,từng nhóm với nhau, tiếng gọi nhau ơi ới , Vinh, Hồng, Cầm, Hà, Dung, ... lại đây. Lớp đứng, lớp ngồi, lớp qú, vẫn không đủ chỗ, ép sát vào nhau; nhiều cameras quá không biết nh́n vào ống kính nào. Nhờ được báo trước nên tôi đă nhận ra ngay anh Ngưyễn Triệu Tường, thuộc khoá đàn anh tương đối dễ dàng v́ "Tường gầy" thuộc khoá 20 hiện dịch ngày xưa chúng tôi vẫn gặp nhau thường, nếu không ở pḥng ăn th́ cũng ở hội quán hay trong sân cờ. Vân Hoàng và Hướng cũng khong thay đổi nhiều nên cũng dễ nhận ra. Lời hàn huyên kéo dài đến lúc phải về pḥng thay đồ formal cho buổi diner. T́m măi không thấy Khang "hải tặc" và "Vạn Phúc" Laokay, không biết họ say sóng hay đă lặn di đâu rồi.
Chiều Hoa Đăng: Part of Your World
Chiều hoa đăng "Giang Hồ dừng Buớc,
Thuyền viễn phương d́u dặt lời ca.
"Nụ Tầm Xuân, sáng vườn hoa
Nghe trong thế giới phần ta, phần người
Sau khi Ông Bầu Lê Minh Đức thông báo chương tŕnh ngày hôm sau sau bữa cơm tối ở nhà hàng Canetta. Phần đông mọi người đă khá mệt mỏi, xem chừng niềm hàn huyên đă tạm đủ, vả lại ngày vui hăy c̣n dài nên một số bạn đă về pḥng rũ bỏ chút buội giang hồ; một số vào rạp hat xem show và lẻ tẻ vài người vào Casino.
Sáng hôm sau, sau giờ tập dưỡng sinh Thái Cưc ( Tài Chí) do anh chi Vũ Duy Hiển-Ngọc Sương hướng dẫn mọi người tụ tập o pḥng ăn buffet, vừa "đàm đạo" với bạn bè, vừa xem những cặp cá heo đùa giỡn hai bên mạn tàu.
Chương tŕnh chính chiều hôm ấy là chương tŕnh văn nghệ. Một vài câu nói hài hước của Cường Mini và MC "Bob Vu MD" trong khi chờ đợi ông bầu Lê Minh Đức tuyên bố khai mạc với những lời cảm ơn đến tất cả mọi người, đặc biệt là phu nhân và phu quân của các bạn đồng khoá, các bạn đến từ phương xa; lời tóm tắt lịch sử lớp Y-Khoa 67-74 với những tiếc thương những người bạn đă ra đi. Môt vài bạn được mời lên sân khấu để phat biểu cảm tưởng: Nguyễn Bỉnh Hiền (Hiền Nhi Đồng), Lê Ngọc Hà, Mỹ Lộc, Yến Mai, Vũ Van Hào, Đỗ Danh Toàn, tât cả đă cảm ơn ban tổ chức thật chu dáo; đă nghẹn ngào với những xúc động chân thành, nhắc nhở đến những kỷ niệm xưa từ thuở sinh viên hay những kỷ niệm trong những lần hội ngộ trước.
Chương tŕnh văn nghệ chính thức bắt đầu, Chị Mỹ Lộc với vẻ duyên dáng của cô gái Huế lại muốn hái "Nụ Tầm Xuân". Với chiếc áo dài tha thuớt ấy làm sao chị co' thể trèo lên cây bưởi hái hoa; coi chừng gai của hoa tầm xuân cào rách bàn tay ngà ngọc đó!Chị có c̣n nhớ khi hát đến"...một mớ trầu cay..." th́ sóng biển lớn hơn, thuyền trưởng gọi loa cho du khách cảnh giác, tiếng hát tạm ngưng; MC Bob Vu đổ thừa rằng tiếng hát của chị làm xúc động thuỷ thần. Chị Mai Phan đă từ giă người đẹp "la plus belle pour aller danser" năm trước để trở về mái nhà xưa " La Maison ̣u J'ai Grandi".
Co' lẽ tàu lúc này đă vượt qua lănh hải Gia-nă-đại nên Nguyễn Đ́nh Phúc đă có cảm tưởng đang soi bóng "Bên, Cầu Biên Giới" để "...nghe ḍng đời từ từ trôi..."Chúng ta đă hay đang bước vào tuổi "lục thâp nhi bất hoặc"; không c̣n nghi ngờ ǵ nữa Chi Bich Thuỷ không c̣n hoài nghi "Que Sera Sera" nữa hay chị muốn quên một quá khứ nào mà hát "...Capri, c'est fini....". Hay là tất cả chúng ta hăy tạm "Dừng Bước Giang Hồ". Anh chị Nguyễn Triệu Tường rất ăn ư trong "T́nh Tự Mùa Xuân" v́ anh chị đă bao nhiêu năm nay "sắc cầm hảo hiệp", Chúc mừng hạnh phúc của gia đ́nh anh chị. Thuyền của anh Chị Vũ Duy Hiển trong ban Ngàn Khơi lúc nào cũng dậu lại ở "Bến Xuân" . Phạm Xuân Hiển c̣n "Ghen" cái nỗi ǵ nữa đây.
" Sáng trăng sáng cả vườn chè, một gian nhà nhỏ đi về có nhau, v́ tầm tôi phải chạy dâu, v́ chồng tôi phải qua cầu đắng cay..." Thuư San vừa hát dến đó th́ bên ngoài khàn giả đă hô to rằng: "KHÔNG CÓ ĐÂU" quả thật vậy; đâu có "cầu đắng cay" nào cho những nàng dâu nhà họ Bạch. Đă thế cho nên khi bà nội Thuư San hát câu "anh chưa thi đỗ th́ chưa động pḥng" th́ "ông nội Bach Thế Thức ở bên ngoài tuyên bố: "như vậy th́ chán chết".
Nhưng,....
Có lẽ điểm sáng rực rỡ nhất buổi chiều hôm ấy đă thuộc về cháu be' Alexandra. Vâng, cô bé đă là "PART OF YOUR WORLD". MC Vũ Quốc Phong giới thiệu, cô bé c̣n ngại ngùng, ông nội Lương Diêu Thất giục giă, nhưng khi tiếng hát đă cất lên, cô bé hoàn toàn nhập vai một ca sĩ nhà nghề.:
" Look at this stuff isn't it neat?
......Would you think that I am a girl...
That girl who has every thing..."Cả hội trường như không dám thở mạnh để nghe rơ từng ḷi ca của thần tượng bé thơ. Các cameramen đều đổ xô đến đằng trước để thu h́nh cô bé cho thật rơ
Ông nội Lương Diệu Thất ơi! dẫu đi "bán chiếu " hay "gánh nước đêm trăng " hay có nh́n len’"Thục Nữ Nghe Mưa" th́ cũng đèu buồn như nhau v́ tất cả đều đă dở dang như ai đó đă đùa với ông: “Diệu Thất anh ơi, nếu có thương em th́ hăy ra ngoài Nam Sơn Tiểu lộ, v́ xác thân em đă vùi chôn theo cát buội mấy thu. . .u.... rồi...".
Gia đ́nh họ Lương hẳn nhiên đă tự hào :" looking around here, you'd think, sure, she got everything..."
Chương tŕnh c̣n dài, số diễn viên ghi ten lên sân khấu đông hơn số lượng khán giả nên Vũ Quốc Phong tuyên bố mot câu rat duyên dáng là những ai chưa dược hát sẽ được vào ṿng chung kết vào đêm cuối cùng…
Bắc Du Một Chuyến Hải Hành- Phần II: Thuyền Ơi Đưa Ta Tới Đâu?
Biển động nhẹ, tàu vẫn rẽ sóng tiến về phương Bắc, đêm đầu tiên trên tàu mọi người có thể thấm mệt sau những chuyến bay từ nhà đến Seattle hay những di chuyển đến bến tàu nên giấc ngủ đến dễ dàng và những giao động nhẹ của con tàu như điệu vơng đu đưa ru ngủ lữ khách trên tàu, trừ những nguoi` say song biển. Tôi ngủ sớm và thức giấc cũng sớm, mới 5 giờ sáng , tàu khá yên tĩnh, chỉ nghe tiếng máy tàu, mọi sinh hoạt trên tàu tạm thời dừng lại trừ những nhân viên nhà bếp cung` thuy thủ đoàn vẫn âm thầm làm việc. Muốn ngủ thêm một chốc nữa nhưng không sao ngủ thêm được, giờ này theo muối giờ ở nhà th́ cũng đả 7 giờ rồi. Muốn đọc sách để chờ sáng song lại sợ phá giấc ngủ của Phong láng, người bạn cùng pḥng nên thôi. Cầm quyển tiểu thuyết mới mua lên pḥng ăn xem có thể gặp ai cùng ít ngủ lang thang trên dó không nhưng chưa thấy ai. Cuối dăy bàn của pḥng ăn; bàn 214 có vẻ biệt lập với những dăy bàn khác. Đêm tịch mịch, mở sách nhưng măt không nh́n vào trang sách mà nh́n ra ngoài biển. Trời vẫn c̣n tối đen, tôi cảm thấy một chút cô liêu, khẽ hát mấy câu của bài hát Đêm Tàn Bến Ngự của nhạc-sĩ Dương Thiệu Tước:
"Thuyền ơi đưa ta tới đâu?, t́m trăng, trăng khuất đă lâu..."
Chợt nghe có tiếng chân người đang tiến lại gần; th́ ra nguyễn Đ́nh Phúc cũng thuộc loại người ngủ it. Đàm đạo, thăm hỏi mấy câu, chúng tôi đề nghị thành lập tại nơi góc này một câu lạc bộ để nếu ai ban đêm mất ngủ hay ban ngày rỗi việc cứ t́m đến đây. Phúc hứa sẽ đem chai Henessy VSOP vào buổi tối để nhậu chơi.
Câu lạc bộ thông tin hay quán nhậu b́nh dân Lư Đỗ
Phúc gọi café, tôi chờ tập tài chí rồi sẽ dùng café trong bữa diểm tâm; trời sáng dần, một vài người đi dự lớp dưỡng sinh cũng đă tụ tập vào "câu lạc bộ" Lư Đỗ trong khi chờ đợi lớp học. Họ được thông báo về sự h́nh thành câu lạc bộ và xin cổ vơ cho những thành viên mới cùng lời mời mọc về chai ruợu VSOP sau giờ cơm chiều.
Đúng hẹn, đêm đầu tiên đă có khoảng 7-8 người tham dự; rượu chỉ là một phương tiện để chúng tôi vất bỏ những dè dặt thường t́nh và nói chuyện thoải mái, dù sao gặp lại bàn thân thiết sau nhiều năm xa cách th́ cũng nên nhâm nhi một chút lắm. Phúc gọi xin mấy cái ly nhỏ cho nó đúng điệu một chút thay v́ rót rượu vào trong những cái cốc lớn ở pḥng ăn trông kịch cỡm quá. Mọi chuyện trên đời đă được trao đổi, từ cái bắt tay lần cuối của hai quân y sĩ trẻ tuổi Vũ Đức Giang và Nguyễn Tiến Dũng trên Phá Tam giang, lư do tế nhị của Dũng khi xin hoán chuyển với Trương Ngọc Hiền để được về lữ đoàn 147 TQLC, duyên gặp gỡ và cơ may mà Phạm Anh Dũng đă cho Tiến Dũng trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, từ cái chết thương tâm của Thái Văn Châu và anh Đệ (phu quân của chị Yến) của Đại Đội 224 Quân y ở bờ biển Qui-nhơn, sự buông trôi của Đoàn Trung Bửu trong niềm tuyệt vọng ở sông Ba, từ sự ngu ngơ của Phan Ngọc Hà, Lê Vĩnh Thịnh và Nguyễn Khánh Hỷ tại quân cảng Qui nhơn: họ chỉ nhận đuợc lệnh đưa thương binh ra quân cảng chứ không nhận được lệnh lên tàu, sau 6 giờ chờ đợi đành phải ngậm ngùi nh́n tàu rời bến sau đó phải vất vả đi đường bộ từng chặng đường về đến B́nh tuy; từ việc rút lui của Mai Thanh Hồng (SĐ 18) từ Long khánh về Bà rịa trong những hiểm nguy và gian lao cho đến những khó khăn và kinh nghiệm trong khi hành nghề nhất là phải đối phó với giới luật sư mà đạo đức nghề nghiệp của họ là phải giúp thân chủ của họ thắng kiện không cần biết đối phương phải nhận lănh kết quả thê thảm như thế nào. Công lư nhiều khi thuộc về cường quyền và những người có tài hùng biện (hay nguỵ biện ?) thông hiểu luật pháp trong một quốc gia với một "rừng luật ", trong khi các bạn ta là những y -sĩ chỉ lo chữ bệnh v́ lương tâm đôi khi không để ư đến những cạm bẩy đang ŕnh rập. Những buổi toạ đàm như vậy thật sự rất bổ ích. Bạch Thế Thức hằng ngày phải đối phó với những trường hơp giải phẩu khẩn cấp nên rất có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Câu chuyện xử trí của ông thầy của anh trong việc lấy miếng compress bỏ quên trong lồng ngực cua một bệnh nhân mổ tim rất nên đuợc truyền bảo cho các giải phẩu gia khác. Thức cũng đă đề cập đến những thay đổi tâm tính của bạn bè trong những hoàn cảnh đổi thay. Câu chuyện lúc nào cũng hấp dẫn cho đến 12 giờ khuya, cái giờ mà chúng tôi tạm gọi là giờ giới nghiêm, giờ tan hàng v́ lư do sức khoẻ và v́ ngày vui hăy c̣n dài. V́ câu chuyện hấp dẫn nên về sau số người tham dự cũng đông hơn, có cả những người không nhậu bên phái nữ. Chi Thảo, anh Hiep “hu`”, MỸ Lộc, Kim Dung, Hà Phi Phụng. Có mấy đêm thật lạnh, nhiều người cố gắng thức khuya lên boong tàu xem "night light" ở bầu trời Bắc cực nhưng trời khuya quá âm u đả thất vọng trở về, c̣n chút an ủi và thấy ấm ḷng khi ghé qua câu lạc bộ dễ thương này. Mỹ Lộc đă tỏ ra xúc động khi biết Tiến Dũng đă từng chiến đấu và phục vụ nơi quê hương dưới ṿm trời ấu thơ của chị Những con đường hoa bướm đi dến trường, góc phố cũ bên bờ phưỡng vĩ, ḍng sông của tuổi trẻ, đồi núi hay đồng nội ấu thơ đă thuộc về dĩ văng nơi quê hương xa lắc giờ này được ai nhắc đến sao không khỏi ngậm ngùi! Anh Nhơn, phu quân chị Lộc cũng có chút ngạc nhiên khi biết tôi có một thời ngắn ngủi đóng quân trên đất B́nh định, quê hương anh. nhưng đáng kể nhất có lẽ là chuyện chị Kim Dung trong việc uống cạn ly rượu của Bùi Trọng Cường trong niềm cảm phục của Lương Diệu Thất, Nguyễn Văn Tân, Khang Hải tặc, ông bầu Đức và tất cả chúng tôi.
Từ lớp dưỡng sinh thái cực đến giải bóng bàn Golden Princess
Tuy thời gian có hạn nhưng sáng nào "sư phụ Vu Duy Hiển, và "sư mẫu" Ngọc Sương cũng lên boong, ở phần đuôi tàu để hướng dẫn các môn sinh trong những bài học mở đầu " tài chí".Những bài học của các đạo gia trong việc tập luyện nội công trong sự hoà hợp của âm dương trong vũ trụ đă được anh chị chỉ dẫn chu đáo, thêm vào những khẩu quyết pha màu sắc và triết lư của Phật pháp nhiệm mầu: “tẩy trừ phiền năo, buông xả vạn duyên, ...”
Chỉ vỏn ven trong sáu buổi sáng với sự trợ giúp của ông bầu "sư huynh" Lê Minh Đức các học viên đă học được năm thế trong càn khôn thập linh; quả là là một sự cố gắng đầy nhiệt t́nh của anh chị Hiển. cac’ thế con cóc, con trâu, tam tài thiên địa nhân, con hạc, và con rồng đă được giới thiệu. Bước đầu các động tác chưa được mềm dẻo nhưng neu’ các học viên chịu khó chắc chắn sẽ có sự tiến bộ và kết quả. Những anh chị như Bích Vân, vợ chồng Trần Trung Hoà, vợ chồng chị An-Phú, Mỹ-Lộc Nhơn, Lê Ngọc Hà, Chí Vỹ, Mai Thanh Hồng, Lê Tấn Thành, Chi Thảo ,anh Hiệp "hù" ,...tập luyện rất siêng nămg. Buổi đầu tiên mặc dù mọi người c̣n mệt mỏi và say sóng đă có đến 17 học viên, sang ngày thứ hai con số này đả lên đến 51 và duy tŕ cho đến ngày cuối. Những học viên tài tử như Cường Mini, Chí "pổ", Phúc Laokay, th́ thỉnh thoảng chợt đến chợt đi, có lẽ c̣n một môn thể thao khác hấp dẫn hơn: bóng bàn.
Giải bóng bàn Golden Princess: Đem chuông đi đánh xứ người.
Cảm ơn gia đ́nh Nguyễn Tiến Dũng đă đem vinh dự về cho cộng đồng Vietnam trên tàu khi hai cha con anh đă lần luợt hạ các đối thủ thuộc mọi sắc tộc trên tàu để rồi gặp nhau trong trận chung kết. Nhà có phước, con hơn cha và Michael đă hạ bố già Young trong trận chung kết. Sau tin vui này ngày hôm sau tôi đă đè nghị với ông bầu Đức tổ chức thêm một giải cho riêng gia d́nh YK67 -74. Ông Bầu tán thành ngay, các đấu thủ thuộc mọi hạng đều được tham gia. Việc chia bảng tương đối dễ dàng sau vài đường banh tập dợt. Đức với những cú tạc mạnh, Lương Diệu Thất với cú giật bóng và thêm môn vơ mồm, Trần Phong với những cú cắt banh kiểu danh thủ Lê Văn Inh, Tiến Dũng với lối chơi chăm chỉ, Chí Vỹ với thành tích cũ ở DHX Minh Mạng được xếp vào bảng A, c̣n nhựng dấu thủ khác th́ tranh vô địch hạng lông hay hạng ruồi. tranh ṿng tṛn, Đức với những cú líp mạnh đă hạ Tiến Dũng nhưng sau đó lại để thua Lương Diệu Thất v́ thiếu miếng vơ mồm và bị Thất chọc quê. Nhưng Tiến Dũng sau đó đă hạ Lương Diệu Thất. Bên bàn tranh vô đich hạng lông, Nguyễn Đ́nh Phúc Trần Trung Hoà, Nguyễn Mạnh Khang và phu nhân, Phan Ngoc Hà, Mai Thanh Hồng,... cũng có "zdô set" nhưng họ tốn nhiều công đi lượm banh quá tuy rằng cũng có thắng thua với lời hẹn "thù này quyết trả". Chưa phân đinh cao thấp, chưa biết ai là vô địch của lớp YK 67-74 trên chuyến tàu Golden Princess nhưng h́nh như 3 đấu thủ top three không c̣n muốn tranh hơn thua nữa; họ đồng ư đứng đồng hạng. Vâng họ đến đây để vui chơi với bạn bè chứ không phải để tranh hơn thua, và họ đă thắng, tất cả đă thắng hay họ đă thấm nhuần những câu khẩu quyết trong bài hoc dưỡng sinh: " ...khai mở tâm lượng, trở về chân tâm" . Vâng chân tâm lúc này là t́nh thân thiết với bạn bè!
Tàu sắp vào bền, trời trong và đẹp, hải lộ hẹp dần, những hải đảo hay sườn nùi hai bên trông rơ hơn với những đỉnh tuyết, rănh suối, bờ đá, hàng thông, trông rơ hơn. Thuỷ thủ đoàn chốc chốc lại thông báo về những phong cảnh ngoạn mục mà tàu sẽ đi qua để các phó nḥm chuẩn bi.. Những mảnh băng màu xanh như trôi ngược lại, những cánh chim xuất hiện nhiều hơn, Phó nḥm nhà nghề N.H. Huân đă tài t́nh lấy được h́nh ảnh con chim ưng với nhiều chi tiết thật đẹp.
Bến Juneau bao người bỡ ngỡ
Mount Robert không nỡ rời chân
Alaska: Bắc Du Một Chuyến Hải Hành - P.III
Hồi 3: Mount Robert anh hùng thử sức,
Mendenhall một bức hoạ đồ
Vài mẫu chuyện vui bên lề
Chương tŕnh chính cua chúng toi ngày hôm ấy là chinh phuc núi Robert và giải băng hà Mendenhall sau giờ ăn trưa, nhưng giờ này hăy c̣n sớm mời bạn vào pḥng ăn để nghe vài mẫu chuyện vui.
Câu chuyện có tính cách triết lư pha chút mùi thiền giữa các bạn Chu Kỳ Đức, Vũ Duy Hiển và vợ chồng Mỵ Lộc-Nhơn tạm thời gác lại; những đề tài giáo dục và mội trường với chuyện giống cam ngọt nước Tề chỉ cho những quả cam chua khi trồng ben đất Sở chắc phải cần nhiều giờ hơn để c̣n tiếp tục bàn căi v́ vài người muốn đi xem "shopping show", nghe đâu hôm nay sẽ có một vài món hàng "on sale". Cách đó vài bàn, cùng phía bên trái của hành lang pḥng ăn la`câu chuyện có vẻ hấp dẫn của Cường Mini đă được sự phụ hoạ của "thằng ông nội"Lương Diệu Thất. Không biết họ đă nói những điều ǵ trước đó nhưng nghe tiếng cười thoải mái của mọi người tôi không ngần ngại kéo một chiếc ghế ở bàn bên cạnh nghe ké câu chuyện vui. Th́ ra ai đó có thể là một trong các kiều nữ đă thắc mắc về cái biệt danh "Mini" của Cường. Là những y sĩ đă nhiều năm trong nghề, đă có gia đ́nh nên không có ai có vẻ bẻn lẽn khi nghe những câu chuyện như vậy. Cường Mini cố gắng phản biện định luật về sự tỷ lệ thuận giữa chiều dài của những phần của cơ thể đối với chiều cao của thân h́nh bằng những câu nói đầy tự tin: v́ có ḷng tự tin như thế nên từ thời học năm thứ nhất đă có dám tán tỉnh rất nhiều hoa khôi trong lớp, trong đó có Thuư San, Bich Vân, chị An, ...Mọi người cùng cười, không thấy có sự phủ nhận của những người trong cuộc. Lương DiêuThất c̣n muốn khích và đưa Mini đến chỗ khó xử , nói rằng đó chỉ là những câu nói suông chưa có thấy thực tiễn chứng minh. Cường Mini muốn lôi kéo cả Khuê "cao" vào cuộc để chứng minh cho lư thuyết của ḿnh, nhưng Khuê không hưởng ứng. Anh Hiệp "Hù"muốn dung hoà giá trị của mọi thứ trong những điều kiện của nó nên đă nói :"…c’est le plus gros qui bouche, le plus long qui touche, mais le plus dure qui satisfait..."
Mọi người thật sự đă thật cởi mở. Ngay những người v́ lư do nghề nghiệp hằng ngày phải giữ vẻ đạo mạo như cô giáo Trinh, phu nhân của BS Vinh"đầu bạc" cũng đă có đóng góp những cau chuyện vui về chuyện con ngựa biết cười biết khóc, chuyên "Long nền" khi cac ông vua muốn gần gũi các bà phi hay chuyện Bùi Huu Hồng về VN may quần được cô thợ may người Huế hỏi (theo giọng Huế ) : "anh thich’cắt dài hay cắt ngắn đây?".
Sáng hôm ấy c̣n có câu chuyện rất gợi h́nh khi các bạn Nguyễn Bỉnh Hiền, Vơ Văn Thành và Lê Minh Đức đem đọ các ống kính camera: các ống kính to như những ṇng súng cối 81 ly và dài gần hai tấc, ...bên bàn ăn mà ông bầu gọi là "phở ế"(thật ra phải nói là "miến ế " mới đúng; một người Mễ làm những bát miến với vài sợi miến bở rệt, có lẽ sợi miến làm bằng bột gạo nên không không dẻo và ngon như những sợi miến phải làm bằng bột dong hay bột năng ).
Dù chưa thấy đói v́ chưa đến bữa chúng tôi cũng trở lại pḥng ăn sớm hơn để kịp giờ đi thăm núi Robert. Núi không cao và lớn lắm nhưng nằm ngay bên bến cảng Juneau và nhờ hệ thống tàu cable đưa du khách từ dưới đất lên đến lưng chừng núi nên đă trở thành một điểm du lịch cua những chuyến đi Alaska. Gặp gia đ́nh Tiến Dũng đang lấy vé cũng để đi thăm núi Robert này. Cháu Amanda, cô út rượu của anh chi Dũng- Thuư Hà khoe với chúng tôi là nhờ mua vé tại chỗ nên tiết kiệm được một số tiền đáng kể cho gia đ́nh năm người của Dũng.
Dây cáp chuyển động đưa chúng tôi lên lưng chừng núi, có một chút cảm giác mạnh giống như khi máy bay mới cất cánh đang lấy cao độ, gió trên cao thổi mạnh; có tiếng khóc của một đứa trẻ v́ sợ hăi nhưng những người lớn th́ tỏ ra thích thú '. Vừa bước ra khỏi lồng sắt mọi người đă vào những tư thế để có những tấm h́nh luu niệm hay những tấm ảnh nghệ thuật.
Không biết từ bao giờ người ta đă xây sẵn ở cao độ này một nhà bán hàng lưu niệm cũng là trạm dừng chân cho khách leo núi, một lồng chim với con chim ưng khá lớn và một ngôi nhà khá lớn nhưng không có vách có lẽ là nhà trú mưa. Từ đây du khách đă có thể nh́n thấy toàn cảnh của khu vực bến cảng Juneau. Hai chiếc tàu Golden Princess và Diamond đang đứng im chờ đợi,bờ bên kia với những dăy núi cao, những đỉnh tuyết, rừng thông xanh và những khe suối trắng; những cánh hải âu và thỉnh thoảng một vài cánh đại bàng, con đụng nhưa bên trước cảng, dưới chân núi Robert dẫn ra phố chính cua Juneau không tấp nập xe cộ nhưng cũng đủ cho thấy đây là một thị trấn đang hoạt động; và bên này, núi Robert cũng với rừng thông xanh, những khe suối, những đám tuyết c̣n đọng lại của mùa Đông năm trước như muốn mời gọi du khách bước cao lên tư nữa để nh́n cho rơ hơn cảnh đẹp thiên nhiên.Gia đ́nh Nguyễn Quang Vinh và Bùi Hữu Hồng không đi lên cao lắm, họ dừng chân bên trạm có nhiều gốc tùng uốn cong la đà sát mặt đất. Tôi và Dũng nhờ có mượn được mỗi người một cây gậy leo núi nên muốn thử sức của đôi chân. Chống gậy trông có vẻ già nua đi, nhưng cây gậy thật là hữu ích khi phải đi qua những con dốc trơn trợt. H́nh như trời mưa nhiều trong mấy ngày trước nên đường lên dốc núi khá trơn. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy chúng tôi có được những cây gậy này. Gặp chị Mai và chị Thảo trên đường đi ngược từ sườn núi trở xuống; anh Hiệp khoe rằng đă sờ vào đám tuyết ở giữa sườn núi. Qua khỏi đám tuyết ấy Dũng rủ tôi đi thêm một chặng nữa; chúng tôi dừng lại ở một ngả ba; noi đây co' một tấm bản cho thấy chúng tôi đă leo được nủa dặm đụng dốc núi. Michael, con trai cua Dũng muốn chinh phục đỉnh núi, muốn đi trọn một dặm rưỡi đường c̣n lại nhưng Vivi, cô trưởng nữ của Dũng muốn chúng tôi giữ ǵn cặp gị nên khuyên bố Dũng và tôi nên trở xuống. Michael rẽ phải tiếp tục đi lên, tôi, Dũng và Vivi rẽ trái đi xuống. Đến một khe nước, thấy có những viên đá nhỏ chúng tôi chúng tôi mỗi người nhặt một viên về làm kỷ vật Alaska như thói quen tôi vẫn thường làm mỗi khi đi đến vùng đất xa lạ.
Xem chừng khách leo núi đă mỏi gối chồn chân, nhưng miệng vẫn chưa mỏi. Phải họ c̣n cùng nhau tụ tập trước nhà bán hàng lưu niệm; mọi đề tài đă được thảo luận nhưng hấp dẫn và nhiều nhất vẫn là những đề tài tiếu lâm cả chay lẫn mặn. Không biết v́ những câu chuyện hấp dẫn quá hay v́ muốn chờ đợi ai mà chị Thảo đă lạc mất anh Hiệp khi bước vào trong lồng sắt để được hạ san. Chính chị Thảo là người nhắc nhở mọi người rằng "chồng ai th́ người ấy giữ để khỏi lạc mất nghe bà con". Câu chuyện ngộ nghĩnh này có thể là một kỷ niệm khó quên của anh chị. Hầu hết mọi người trở lại tàu Golden Princess để nghỉ ngơi một chút và "nạp năng lượng", chuẩn bị cho chuyến đi sau, cũng ngay trong chiều hom ấy: chuyến di thăm giải băng hà Mendenhall (Mendenhall Glacier).
Đường tới Mendenhall
Từng chiếc xe bus khởi hành từ bến cảng Juneau, chạy dọc theo chân núi Robert, qua các phố chính, ra vùng ngoại ô; chạy dọc theo bờ sông, khoảng chừng nửa giờ sau, dừng lai ở trạm bên hàng thông bên một hồ nhỏ. Du khách xuống xe, tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên. Ḍng sông xanh, hàng thông thẳng tắp, bờ hồ, biệt thự "photocenter" với kiến trúc tân kỳ; hồ lớn Mendenhall, những dăy núi với đỉnh tuyết, thác nước, và nhất là trung tâm điểm của chuyến đi:giải băng hà. Mỗi thứ tự nó đă có nét đẹp riêng rồi nên sự phối hợp hài hoà tạo nên một cảnh trí không chê vào đâu được! Từ bến xe bus mọi người đă có thể nh́n thấy giải băng hà như giao điểm của hai dăy núi chạy trực giao với nhau: dăy núi bên kia bờ hồ lúc này đă bị mây che phủ gần hết phần trên, nên mhững đỉnh tuyết phủ không c̣n trông thấy rơ nữa, nhưng thay vào đó là một đàn chim trắng muốt co' thể là bầy ngỗng trời đang bay lượn trên những rừng thông. Ngay phía bên phải đường đi ra bờ hồ lớn là toà kiến trúc photocenter màu xám được xây cất ở lưng chừng đồi, nh́n xuống thung lũng và trông thẳng ra hồ lớn Mendenhall. Ngôi nhà màu xám với kiến trúc tân kỳ nhưng h́nh như có pha trộn kiến trúc Hy lạp cổ và La-mă; chiếc ṿm h́nh cánh cung nhô ra bên trước khối béton h́nh hộp; những cột trụ thẳng đứng phân chia những ô của kính, trông thật uy nghi… Dăy núi cao ở bên phải chạy dài đến diểm tiếp giáp với giải băng hà. Ḍng suối với thác nước trắng xoá tạo nên một phong cảnh ngoạn mục mà các ống kính máy ảnh không thể nào bỏ sót. Hai dăy núi chạy trực giao ấy như hai thành tŕ kiên cố che chở cho hồ lớn Mendenhall. Mặt hồ yên tĩnh không một gợn sóng; rải rác khắp măt hồ là những tảng băng nhỏ với nhiều h́nh thù khác nhau, có tảng bị nước bào ṃn không đều ngẫu nhiên trông giống như một con thiên nga đang bơi lội thảnh thơi giữa hồ. Trung tâm diểm của chuyến đi tour này là giải băng hà nhưng rất tiếc chúng tôi không thể dến gần hơn để nh́n xem nhũng tinh thể băng đá.
Thành lâp rồi tiêu huỷ như những định luật sinh tồn trong vũ trụ, những tinh thể băng đá kia từ vài trăm năm nay đă âm thầm hấp thu ánh sáng mặt trời rồi phàt quang ra thứ màu sắc đặc biệt muốn giúp ḍng băng hà từ mấy ngàn năm nay nói những lời nhắn nhủ ǵ với du khách đến từ khắp nơi?
Bắc Du IV
Đường lên Bennett- Chuyến tàu Skagway
Hoa khai mở lối đăng tŕnh
Pha màu kỷ niệm cho ḿnh nhớ ta.
Tuyết sơn một cơi giang hà,
Thông ngàn vi vút, xa vời chân mây
Buổi tập tài chí sáng nay được hoăn lại đến 4 giờ chiều để mọi người có thể thu xếp cho kip chuyến đi thăm đỉnh Bennett, trung tâm của khu giao dịch và khai thác vàng ngày trước. Trời nắng đẹp, không khí dịu mát hứa hẹn một chuyến đi vui thích. Mọi người dùng điểm tâm sớm; có người c̣n cẩn thận thủ thêm vài trái cây: táo, mận Tây hay chuối để làm quà ăn vặt dọc đường.
Du khách được phân phối trên các toa tàu theo danh sách của các nhân viên du lịch mà họ đă chọn từ đầu. Chúng tôi, theo danh sách của cô Kay, được chia nhau ngồi trên ba toa đầu tàu. C̣n năm phút nữa mới đến giờ tàu lăng bánh, nhưng các toa đă đầy người khó có thể kéo tất cả nhóm gồm những người thân nhau lên cùng một toa tàu được; nhiều người phải tách xa người thân trong vài giờ; nhưng cũng chẳng sao, tất cả đă quen biết nhau.
Tàu khởi hành đúng giờ ( đồng hồ điểm 8giờ sáng ); mọi người đều hăm hở. Thiết lộ chạy dọc theo chân núi, phía tả ngạn ḍng sông Skagway, thật ra nên gọi đây là một ḍng suối th́ đúng hơn v́ ḷng sông không rộng lắm; bị giới hạn bỡi hai sườn núi hai bên và ḍng nước trắng xoá lại chảy trên nền dốc cao, thỉnh thoảng có nhiều ghềnh thác, lâu lắm mới có một khúc chảy lững lờ qua băi cát rộng và mịn màng. Mặc dù chạy lên dốc, độ dốc khá cao, cũng phải 10 đến 15 độ hay hơn nữa nhưng tàu chạy khá nhanh khoảng 30 dặm một giờ.
Ngàn thuớc lên cao ngàn thước lạ
Tàu chạy chừng năm phút quang cảnh đă thay đổi rơ rệt, bờ cỏ dọc theo hai bên đường xe chạy mọc đầy những hoa dại mà nhiều nhất là thứ hoa màu tim tím, có lẽ là hoa Lobelia mà tôi xin tạm dịch là Tử Vi Thảo ( Người hùng Texas Phúc Laokay, Chí choe' , Phong Láng hay những người yêu hoa khác có thể kiểm chứng; c̣n nếu độc giả không đồng ư với tên gọi cua loài hoa Lobelia này th́ có thể gọi cho đúng tên của nó hay có thể cho một tên nào khác gợi lại những kỷ niệm thời mộng mợ của bạn ví dụ như hoa Huyền Chiêu hay hoa Thục Quyên, ..., v́ nó chỉ là tên gọi để định danh một loài hoa cho kỷ niệm trong một chuyến đi ). Phía sườn núi bên kia đă xuất hiện một đỉnh núi có tuyết phủ trông giống như đỉnh ngọn núi Phú-sĩ hay ngọn Mont Blanc, hay những h́nh ảnh trong những tấm thiệp Giáng -sinh. Mọi người lăng xăng cố gắng ghi lại h́nh ảnh có được trong vài giây ngắn ngủi nhưng tàu chạy tương đối nhanh cho việc ghi h́nh v́ thoáng chốc những h́nh ảnh đẹp đẽ ấy đă bị rừng thông xanh che khuất; nhưng không sao v́ ngay sau đó họ đă được đền bù bằng những cảnh trí khác; cũng những núi tuyết nhưng nh́n từ phương vị khác hơn, thêm vào bóng râm của các góc cạnh của triền núi dưới ánh sáng chiếu xiêng của mặt trời ban mai tạo thêm những nét hùng vĩ khác của núi rừng. Và sau đó là một thác nước lớn ở sườn đồi bên kia; cac phó nḥm tha hồ làm việc. Theo độ dốc của đường đi, tàu đưa chúng tôi mỗi lúc một lên cao. Các "nhiếp ảnh gia nhà nghề với các ống kính lớn như Nguyễn Văn Chí, ông Bầu Đức, Nguyễn Triệu Tường, ..., lúc này đă ra đứng cả ngoài hành lang ở chỗ tiếp nối của các toa tàu để chờ săn những tấm h́nh đẹp. Vài chiếc xe ô tô cũng chạy song song với đoàn tàu của chúng tôi ở sườn núi bên kia, chắc họ đi theo một chuyến du lịch khác và đến một địa điểm khác. Ḍng sông vẫn chảy dọc theo đường tàu, bên trái chúng tôi; lúc này ḷng sông mở rộng ra, băi cát hai bên trông phẳng ĺ như tấm thảm thật đẹp, nhưng ngay sau đó là một thác nuớc; nước tuôn xuống những tảng đá vỡ tung thành những bọt trắng xoá. Tàu ṿng về bên phải; qua một chiếc cầu nhỏ và vẫn lượn quanh sườn núi; từ đây du khách đă thấy một chiếc cầu dài hơn bắt ngang ḍng sông và thung lũng để chạy dọc theo sườn núi bên kia theo một hướng hơi chếch nguợc lại. Bên cạnh tôi, chị Mai Phan đưa máy ảnh lên bên cửa sổ để ghi lại vài hính ảnh đẹp bên ngoài, tôi đùa với chị: " chị xem ở đây " có suối nước trong tuôn róc rách; có hoa bên suối ngát đưa hương" chắc phải đẹp hơn ḍng suối nhân tạo bên nhà chị phải không? ".
Cảnh trí bên đường tàu vẫn là thung lũng, ḍng suối, vực thẳm và rừng thông bên trái; sườn núi, vách đá hay rừng thông bên phải. Tàu chui vào hầm tối không có ánh đèn; có tiếng la hú của các em bé trên tàu và h́nh như cũng có tiếng la phụ hoạ của nhiều người lớn nữa. Tiếng la dường như có chút sợ hăi trong bóng tối pha trộn một chút thống khoái của chuyến đi. Tàu chạy qua đoạn đường có chiếc cầu sắt cũ bắt ngang qua thung lũng qua sườn núi của một dăy núi khác. Cầu không đẹp nhưng cảnh lạ nên vài người đưa máy ảnh lên bấm h́nh. Vài đỉnh núi tuyết ở phía sau tàu có lẽ đẹp hơn nhưng bầu trời cũng có sắc sáng và trắng chứ không xanh đậm nên không có được nét tương phản rơ rệt giữa đỉnh núi và bầu trời; lần này các nhiếp ảnh gia khó bắt được những nét đẹp từ đỉnh núi. Tàu chạy qua vài cái hồ nhỏ rồi lại chui vào chui vào chiếc hầm khác; cũng những tiếng la hú, nhưng lần này ít hơn v́ hầm ngắn hơn. Tàu đă vào một địa thế bằng phẳng; chúng tôi đă lên đến cao nguyên Bennett. Bên phải đường tàu là những đống gỗ thông cũ, vài đám tro than,... có lẽ đây là nền nhà cũ của những người tiền phong đến khai phá và t́m cơ hội thử thách vận mệnh. Giờ này họ đang ở đâu và bao nhiêu người đang mang trên người những vật trang sức có bao giờ nghĩ đến những người đă đổ mồ hôi, nước mắt kể cả máu và sinh mạng của họ. Phía bên trái là một cái hồ khá rộng nhưng chắc không sâu lắm v́ bờ hồ không có vách dựng đứng mà chỉ là một băi cát phẳng. Tàu chạy chậm hẳn lại; ṿng ngược lại theo bờ hồ để đổi hướng quay về. Tàu dừng lại vài phút để chúng tôi nh́n ngắm phong cảnh nơi này. Tại ngả ba của trạm dừng chân của đoàn tàu một đường tàu khác chạy bẻ góc với đường tàu chúng tôi, đuờng tàu xuyên qua đỉnh Bennett để sang Gia nă đại. Chúng tôi đă tiến sát đến biên giới Gia-nă-đại. Quốc kỳ Gia-nă-đại bay phất phới trên toà nhà cạnh bờ hồ cách chúng tôi không xa lắm, chừng một đến hai trăm mét.
Đường về tàu chạy lại trên đường cũ, nhưng theo hướng nguợc lại, vẫn thung lũng, những ḍng suối, thác nước, rừng thông,vách đá, ..., nhưng mọi người có vẻ thấm mêt nên không c̣n háo hức chụp h́nh như lúc đi, và khi tàu về gần đến bến không biết v́ lư do ǵ đă dừng lại mấy phút bên con đường dẫn vào khu dân cư, bên cây cầu nhỏ bắt ngang ḍng sưối. Suối không sâu, nước trong nh́n thấy đáy, đoàn cá hồi , mổi con dài chừng hai tấc rưỡi dến ba tấc đang bơi ngược ḍng nước để về nguồn. Không biết v́ nước chảy xiết quá nên bầy cá vẫn không tiến lên được mà chỉ lững lờ bên các hốc đá. Có người nói đây là bầy cá đă làm tṛn sứ mệnh của chu kỳ của cuộc sống của chúng; giờ này chúng chờ được hoá kiếp ! Nhớ trước đó mấy phút, ngồi ben cạnh tôi, khi tàu chạy qua thung lũng, nh́n rừng thông bên dưới anh Tường bảo tôi rằng " rừng thông này ngàn năm trước chắc vẫn vậy không có ǵ khác với bây giờ trong khi cuộcđời chúng ḿnh thay đổi quá nhiều" . Tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ cổ trong Tam Quốc chí:
"...Thanh sơn y cựu tại,
Kỷ độ tịch dương hồng".
Alaska 5 NHỊP CẦU THÂN ÁI.
Đ̣ trăng Vỹ dạ bồi hồi,
Rượu mừng đă cạn, ngày vui sắp tàn;
Đông Tây đôi ngả đôi đàng
Ai c̣n e ấp vô vàn mến thương!
Vừa thức giấc đă nghe những tiếng động khô khan ở đâu đó trên tàu, nh́n đồng hồ: 6 giờ sáng. Theo chương tŕnh hôm nay, tàu về bến Ketchikan. Th́ ra tàu đang cập vào bến và đang thả neo. Lớp thể duc Dưỡng sinh do thầy Vũ Duy Hiển vẫn tiến triẻn b́nh thường dù hôm nay trời hơi lạnh.
Từ hành lang bên trái nhà ăn nh́n xuống Ketchikan chỉ là những khu phố nhỏ nằm ngay dưới chân nhữmg ngọn núi đầy sương mù và đỉnh tuyết. Phố xá chắc không có ǵ hấp dẫn cho những người lười đi mua sắm như tôi, Bạch Thế Thức, ..., tôi vẫn thích ở lại trên tàu để tán dóc với bạn bè hơn là xuống phố, hơn nữa hôm nay trời lạnh và bên ngoài lại có mưa phùn, nhưng mọi người đă ăn sáng vội vă và lo đi mua sắm v́ trạm này là trạm cuối cùng để mua sắm đồ kỷ niệm từ Alaska. Không c̣n ai để nói chuyện tôi đành nghe theo lời khuyên của Nguyễn Mạnh Khang,( Khang "Hải tặc") để t́m chút hương vị của phố xá miền cao nguyên Việtnam:" phố núi cao, phố núi đầy sương; phố xá không xa, trời thấp thật gàn, ..., và đi trong mưa phùn cũng lăng mạn lắm. Thấy tôi lững thững ra cổng một ḿnh, một người đàn ông đứng tuổi bước về phía tôi hỏi chuyện:
- Anh thuộc nhóm Y-khoa trên tàu?
-Vâng tôi thuộc khoá Y khoa Saigơn 67-74.
Rồi ông ta tự giới thiệu: " tôi là Bùi Khiết"
-Rất hân hạnh, tôi nghe ten tuổi anh đă lâu, từ mấy chục năm trước; tôi đọc những bài anh viết trên Tâp San Quân Y Viêtnam.
Đúng vậy, bốn mươi năm trước, tôi đă đọc bài cua DS Bùi Khiết đăng trong tờ Tâp San Quân Y viết về một Y-sĩ nhảy dù đă hy sinh tai Khe sanh sau tết Mậu than: anh Nghiêm Sĩ Tuấn, một y sĩ mà mọi người bạn đồng thời của anh luôn luôn tỏ ra cảm phục về mọi phương diện mỗi khi nhắc đến anh. Ngày ấy tôi mới vừa vào lớp Dự Bị Y Khoa (APM), đang tập Quân sự hocdường ở trường Khoa hoc, đang nh́n các anh Sinh Viên Quân Y Đào Hùng, Hoàng Bá Ước Doanh, Nguyễn An, Lê thành Ưdến dạy những bài học về cứu thương như những thần tượng ; tôi chưa thi vào Quân y nhưng đă có được tờ báo này của trường Quân y nhờ một người bạn của một người anh trong gia đ́nh tôi đă là Sinh Viên Quân Y gủi cho ).
Như cảm thấy có một sự đồng cảm nào, anh Khiết vồn vă bắt tay tôi và hẹn sẽ dùng cơm trưa với tôi. Chắc c̣n nhiều chuyện ǵ đó như những câu chuyện văn chương, hay câu chuyện thời sự, hay một chút it về kinh nghiệm sống mà anh muốn nói với tôi. Tôi nhận lời nhưng trua hôm ấy sau khi dạo phố mua một vài đồ lưu niệm cho gia đ́nh tôi đă không dến bàn ăn cua anh như đă hẹn mà tôi đă ngồi chung bàn với những người bạn cùng lớp. Có thể tôi đă mất một cơ hội để nghe những câu chuyện lư thú từ anh Bùi Khiết, nhưng biết làm sao được, tôi phải dành thời gian cho bạn bè, và vẫn biết không có sự lựa chọn nào là hoàn hảo và không có chút hối tiếc.
Chương tŕnh buổi chiều là văn nghệ. Vẫn trên hội trường Skywalk ở lầu 17. Giống như buổi kéo dài của chương tŕnh văn nghệ "chiều hoa đăng " mấy hôm trước đó nhưng hôm nay mọi người thoải mái hơn; ông bầu Đức và mọi người không c̣n phải lên khung trong những bộ đồ lớn mà mọi người đề ăn mặc tự do. MC Cường Mini đ̣i Mục Sư Lac ban phép lành trước khi buổi văn nghệ bắt đầu; nhưng h́nh như ngài Mục sư cảm thấy chuyến đi quá an toàn và hoàn hảo nên chỉ làm thinh như một khán giả thầm lặng.
Chị Mỹ Lộc hôm nay cũng rất Huế để t́m lại chuyến "Đ̣ Trăng Vỹ Dạ" . Nước non đă ngàn dặm ra đi, tiếng ḥ năm xưa muốn gửi lại quê nhà làm sao khỏi gợi niềm khắc khoải.! Nên chị Bích Hoà muốn về thăm lại ḍng An giang vui hơn trong điệu luân vũ. Phan Đông Bích từ " Bên Bờ Đại Dương" của Đại Dương Châu muốn gửi đến mùa "Thu Vang", nhưng h́nh như chị Mai Phan thấy mùa thu chưa đến, con` la` mùa hè nên muốn t́m lại chút "Hương Xưa ": "... c̣n đó tiếng khung quay tơ, c̣n đó con đ̣ đợi chờ, c̣n đó...." nhưng chắc là không c̣n ǵ hết chi Mai ơi! Vi` cũng đă do "khói sương tơi bời nhiều mùa thu...ví đă bao lần
"tang thương một giải tóc huyền;
Băi dâu ngàn suối xa miền hoang sơ".
Thôi hăy đợi đó. Chúng ta cùng "Về Dưới Mái Nhà": "Ơi bếp Hồng sưởi ấm, bếp hồng tươi, ...
...Nào ai xa ngàn khơi, ḱa bao mái nhà đang chờ ai, ḱa bao bếp hồng đang c̣n tươi, thương nhớ lên dầy vơi..."Mời các bạn từ năm châu về dây cắt chiếc bánh "lục tuần" để uống "Ly Rượu Mừng " do các bạn từ Úc Châu gửi sang. :Lời hát nguyên bản cua Phạm Đ́nh Chương đă dược các bạn tŕnh bày; lời hát thứ hai do bạn Nguyễn Thanh Châu soạn có vẻ hợp với hoàn cảnh và tâm t́nh của chúng ta hơn đă được mọi người đồng ca: "Ngày vui nâng chén ta chúc anh em, từ nơi xa xôi về đến nơi đây, gâp nhau trong hạnh phúc, gặp nhau trong nỗi vui, .....Từ nơi xa xôi măi tận quê nhà, và nơi năm châu nhớ bạn hiền hoà, nhớ người v́ nước hy sinh, nhớ bạn bè măi măi ra đi..." Và cũng để nghe, thấy anh chị An Phú đi t́m chân trời tím của hạnh phúc lứa đôi. Vâng, anh chị đă hạnh phúc lắm, có cuộc vui đoàn tụ nào của chị An không có anh Phú hay có cuộc tranh đấu cho tự do nhân quyền nào của anh Phú mà thiếu vắng chi An. Xin chúc mừng duyên cầm sắc, trúc mai của anh chị.
Lương Diệu Thất núp dưới Hiên Lăm Thuư; ŕnh xem "Thục Nữ Nghe Mưa", lơ đễnh thế nào để mữa rơi uót hết quần phai nhờ Vũ Quốc Phong phơi dùm ở nhà cô láng giềng "cách nhau chỉ một sợi dây phơi quần". Phơi quần rồi láy lộn quần không biết vô t́nh hay cố ư cũng may mà bạn chưa đến lúc "anh c̣n c̣n có mỗi cái quần, anh đem bán nốt anh theo cô hàng, ...." chứ néu không th́ không có quần để đền th́ kẹt lắm!
Vũ Quốc Phong bao giờ cũng duyên dáng và hóm hỉnh thích hái hoa đuổi bướm. Bắt được "Bướm Trắng" đă thành thật thổ lộ mối "T́nh Quần " không ai có thể nhịn cươi` khi nghe những câu như " cho em xin lại cái quần, ấy ơi…".
Khi Vũ Duy Hiển chưa nghe trọn vẹn tiếng hát ngọt ngào của Ngọc Sương đă Đêm Nhớ Trăng Saigon để không biết Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu?"th́ “chú Năm Chánh” đă vui nhộn đưa mọi người đi chùa Hương trong tiếng nhịp phách gơ bằng chiếc muỗng và chai bia. Tuổi thọ trung b́nh 60 năm cuộc đời đă được sự tiến bộ của y học thế giới, nhất là của lớp YKSG 67-74 nên đă nâng cao lên con số 90. Chín mươi năm cuộc đơi` đă được Minh Chánh và Hiển “cá mập” tán tụng đến nơi đến chốn. V́ họ bảo ba mươi năm đầu không có ai dể yêu nên ban ngũ ca Thất Phúc Mai Lộc Phong đả đáp lời họ rằng " sao Khuê chín cái nằm kề, yêu em từ lúc mẹ về với cha, Sao sa, sa xuống vườn hoa, yêu em tứ lúc người ra, ới a người vào..."
Bùi trọng Cường đại diện nhóm bạn Úc châu nói lời tạ từ, Le Minh Đường lớp Yk75 nói lời cảm ơn, Vơ văn Thành nói lời tạ từ và lời mời moc cho cuộc hop mặt 35 năm ơ VN. Nguyen Manh Khang sau những lời bộc lộ tâm t́nh, kể cau chuyện hài hước rồi đ̣i người yêu phải yeu chàng tha thiết và thành thật (love me tender, love me true)
Từ đêm trước chai VSOP của Phúc mang từ Texas đă cạn, những ly rượu mừng hội ngộ đă cạn nhưng "câu lạc bộ" thông tin của chúng tôi vẫn hội họp, chúng tôi biết cũng đă sắp sửa nói lời từ biệt. Và sau cùng Vũ Quốc Phong cùng ban hop ca đă cùng nhau hát :
Những hẹn ḥ từ nay khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây.
Chút nắng vàng giờ đây cũng vội,
Khép lại từng đêm vui....
......
Tiếng th́ thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời,
Như một lời chia tay
Bên ngoài năng' chiều không c̣n gay gắt, tàu đổi hướng chạy ṿng qua bên phải; đường bọt nuớc phía sau tàu vẽ thành một đường cong hyperbol một nhánh tiệm cận với dăy núi Ketchikan ở phía Đông
, một nhánh tiệm cận với những dăy núi , hải đảo gằn vịnh Seattle ở phía Tây . Đông Tây đă phân rơ từ đây; giờ chia tay sắp đến
Ngày sau, ngày thứ sáu, việc quan trọng nhất là chuẩn bị cho chuyến du lịch cuối cùng. Nói là chuẩn bị nhưng thạt ra th́ chẳng có việc ǵ phải làm ; việc quan trọng nhất là kiểm soát lại xem vé xe và thẻ thông hành đă bỏ sẵn vào túi áo chưa. Như thường lệ vào pḥng ăn để t́m người dấu láo, ông bầu Đức lại thông báo là phải treo lai banderol và tập họp bạn bè một lần nữa v́ lần chụp h́nh ngày hôm trước chưa dầy đủ hết tất cả mọi người. Hơi phiền một chút nhưng cũng chẳng sao, miễn sao mọi người vui là được, vả lại tôi tự thấy ḿnh đă có thiếu sót trong ngày hôm trước khi chưa kêu gọi đủ mặt mọi người để có những tấm h́nh đẹp vui vẻ cả làng. Nhưng vài phiền phức nhỏ của mọi người đă được dền bù xứng đáng v́ chăc từ trước đến giờ chưa bao giờ chúng ta có những tấm ảnh vui như vậy: lúc th́ "gươm lạc giữa rừng hoa", một chàng đơn độc ngồi giữa một đám quần thoa; khi th́ nguợc lại, hoa lạc giữa rừng gươm: một người đẹp ngồi giữa đám mày râu. Chị Yến, Thảo, Bích Vân, Hà Phi Phụng, ..., chắc chưa có bao giờ cảm thông và sống trọn vẹn cho bạn bè như thế. Nhưng trong "game" này h́nh như ông bà Bạch Thế Thức- Thuư San có chơi ăn gian v́ trong những màn hoa lạc, hay gươm lạc th́ hai ông bà lại không lạc nhau; và c̣n nữa, bạn Vũ Quốc Phong đẹp trai đâu thể nào thiếu vắng trong những tấm h́nh lưu niệm của chúng ta, đó là chưa kể rằng chiều hôm ấy những dấng mày râu chúng tôi c̣n được nh́n ngắm thoả thích thân h́nh Vệ Nữ của một cô đầm dưới hồ bơi ngay trước chỗ chúng ta ghi h́nh.
Tàu đă vào vịnh Victoria, sáu giờ chiều mọi người đă sẵn sàng, cũng vẫn những chiếc xe bus lấy khách theo danh sách có sẵn. Tưởng hăy c̣n sớm nhưng khi tôi và Phong lên xe th́ xe đă gần đầy; ở khoảng giữa xe, bên trái c̣n một băng với 2 ghế trống, chúng tôi toan bước vào th́ một người đàn ông ngồi ơ ghế đối diện, phía bên phải ngăn lại và nói rằng ghế này đă để dành cho 2 người khác rồi; có vài tiếng x́ xầm; tôi hơi ngạc nhiên. Tôi cũng t́m được một chỗ ngồi gần đó bên cạnh Chị Kim Dung và Bùi Trọng Cường, phía sau Lưu Tiền Thiện đang vui vẻ bắt chuyện với tài xế; Phong lặng lẽ đi ra phía sau xe.
Phố xá và phong cảnh không khác mấy với những thị thành bên Mỹ; cũng vẫn những tên đường nghe khá quen thuộc: Zemke, McCormick, ...; những bảng Stop (mà Trần Phong nói là không có), những dấu hiệu cho xe lưu thông một chiều, .... Xe chạy qua công viên thiên nhiên, bầy ngỗng và những con công vẫn b́nh thản xoè cánh, nhưng BTC nói lá con công đang "ngủ", thật oan cho những con công!. Cũng vẫn cây xanh và băi cỏ nhưng cảnh quang có thay đổi đôi chút, lúc th́ chúng được chăm sóc tỉ mỉ, lúc th́ phát triển một cách tự nhiên, giữ nét hoang sơ. Người tài xế kiêm hướng dẫn viên du lịch thỉnh thoảng giới thiệu những địa điểm quan trọng mà xe sẽ đi qua, hứa hẹn sẽ qua khu phố Tàu trong chuyến trở về.[ China town về đêm rực rỡ ánh đèn rất đẹp]. Xe chạy ra vùng ngoại ô, chừng nửa giờ sau th́ rẽ trái để vào khu vườn Buchart. Những hàng cây bên đuờng h́nh như đă mang sắc thái khác trông lạ và đẹp hơn; một vài thứ hoa lạ đă xuất hiện trên đường đi.
Xe vào bến, mỗi người được phát một vé vào cửa và một tấm bản đồ khu vườn Buchart.
Trời vẫn c̣n đủ sáng để muôn hoa khoe sắc; nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn tài tử tha hồ chọn hoa, chọn cảnh, và chọn người trong ảnh, ...Mùi hương thơm ngào ngạt nhưng sao không thấy bướm và ong, không biết những người chăm sóc có cách ǵ để xua đuổi côn trùng không. Vườn hồng với bao nhiêu thứ hoa hồng đươc săn sóc và trưng bày theo đủ mọi kiểu bên thảm co? xanh mịn như tơ. Cuối vườn hoa hồng là khu vườn Nhật. Trời đă nhá nhem tối khu vườn thật có vẻ u nhă Đông phương, từ cây cảnh uốn cong, những mái đ́nh nhỏ, những chiếc cầu bắt qua những ḍng suối, những tảng đá, mang đặc thù của kiến trúc và văn hoá Nhật bản không lầm vào đâu được. Đến một gốc cây tùng phía sau mái đ́nh hai phía c̣n lại được che kín bỡi hàng cây trắc bá, Nguyễn Văn Chí trầm trồ: "chỗ này hẹn với đào th́ hết ư, nhưng thỉnh thoảng phải đề cao cảnh giác chứ cảnh sat bằt quả tang th́ cũng khốn khổ"; cười thật thoả mản làm cho chị Diệp di đằng trước phải quay lại chất vấn xem chúng tôi đă có ư tưởng đen tối ǵ. Cảnh trí thật hữu t́nh tôi nhớ đến câu thơ của Vũ Hoàng Chương:
Cảm thông một phút bừng ân ái,
Miếu nguyệt vườn sương gâp gỡ nhau, ..."
Đi dến một bức tường cắt thật phẳng từ những cây trắc bá, có một lối vào nhỏ vừa vài người đi th́ cảnh vật, không khí thay đổi hẳn. Bên sau bức tường này lá một tượng Hy lạp
…….. Từ đoá Hải đường đến chiếc cầu đá giả gỗ
Từ mùi hương ngào ngạt của ngôi vườn Buchart, một chùm hoa tươi sắc hồng hiện ra trước mặt chúng tôi, ai đó hỏi tên loài hoa, tôi đáp : Hải đường, Chị Kim Dung nói không phải và có lẽ chi Dung đúng v́ thành thật mà nói có một lần có một người quen chỉ cho tôi xem một bông hoa giống hệt như vậy và bảo là Hải Đường, nhưng tôi không biết chắc có đúng như vậy không. H́nh như ngoài sự việc không có hay có rất it thi sĩ làm thơ ca ngợi Hải Đường dù ai cũng công nhận đây là loài hoa đẹp,v́ họ sợ xúc phạm đến thân mẫu của đại thi bá đời Đường , Đoá Hải Đường "lả ngọn Đông lân" vẫn c̣n nhiểu bí ẩn.
Cuối khu vườn Nhật là một chiếc cầu, thoạt trông ai cũng tưởng những thanh dài bên lang cang là bằng gỗ, v́ những thanh tay cầm này không lớn lắm, dọc theo chiều dài có nhiều chỗ u lên như những đốt gỗ, lại thêm những chỗ sần sùi pha màu giông’ như vỏ cây bị tróc hay những vệt địa y trên thân cây lâu năm; Nếu không được nói trước, chắc ít ai ngờ. Chị Thanh Ngoc, phu nhân của Trần Trung Hoà vẫn quả quyết rằng chiếc cầu này hoàn toàn bằng gỗ chứ không phải bằng đá hay đúc bằng xi- măng, và Trần Trung Hoà phải công nhận với chị Ngọc là chiêc cầu bằng gỗ để vui ḷng chị Ngoc. V́ việc này nên Chu Kỳ Đức và Nguyễn Thanh Châu, Bích Liên đă chọc ghẹo chi Ngọc một lần thât thoải mái. Theo tôi th́ nên đặt tên cho chiếc cầu này là "chiếc cầu gỗ Thanh Ngọc" để bạn Trần Trung Hoà có được kỷ niệm thật đáng nhớ về chuyến đi. Chắc các bạn Chu Kỳ Đức và Nguyễn Thanh Châu không phản đối.
Bức tượng Hy lạp tay trái cầm cái caduceé (hai con rắn quấn ngang qua cây gậy), biểu tượng của ngành Y khoa. Ban đầu tôi tưởng đây là tượng Hippocrates nhưng anh Hiệp nói là không phải, người này là thầy của Hippocrates nữa; như vậy có thể đây là tượng cua Esculapius.
Bên trái của khu vờn Nhật bản là sân kháu với khu hoà nhạc. Ban nhạc đang hoà tấu những bản nhạc vui tươi; trời đẹp, khán giả ngồi trên băi cỏ thuỏng thức cũng rất đông. Đúng lúc bế mạc, khán giả đă giải tán để ra về hay đi đi xem những nơi khác trong vườn. Chí kéo tôi vào băi cỏ, nơi đây đâu có ǵ để xem, chắc Chí "tonic" muốn xem những bông hoa biết nói chứ không phải muốn xem những bông hoa "câm" trong vườn dưới kia. Nhưng h́nh như nơi đây mọi vật đều được chăm sóc kỹ lưỡng, chứ cây cỏ không phải mọc lên và phát triển một cách b́nh thường ngẫu nhiên; một cây táo bên cạnh lối đi nặng trĩu quả, thân cây to vừa một người ôm lên cao chừng quá dầu người th́ chia đều ra thành nhiều nhánh toả ngang theo mọi hướng tạo thành một ṿm tṛn đều, và cho bóng râm thật lớn cho những ai muốn dừng lại nghỉ chân. Cuối băi cỏ, về phía bên phải là một ngọn dồi thấp trông về thung lũng phần kéo dài của băi cỏ và ṿi phun nước cao cách đó vài trăm mét. Trời cũng đă tối, và đôi chân mọi người cũng đă bắt đầu ră rời nên không mấy ai c̣n muốn di thăm khu vườnƯ-đại -lợi; khu vườn Địa Trung hải và chuồng nuôi thú ở gần đó, cũng thuộc khuôn vien của Buchart Garden.
Nh́n cảnh hoành tráng của khu vườn đă có từ trăm năm nay, chúng tôi tự hỏi không biết đến bao giờ đại đa số dân nghèo Việtnam mới được hưởng thụ những tiện ích xă hội như vậy. Chí cũng nghĩ rằng với đời sống và tiện nghi như thế này th́ ư tưởng những người trai trẻ của nước Mỹ đang chiên đấu kề cận với cái chết ở vùng Trung-đông hay A Phú hăn để bảo vệ tự do hay nhân quyền thật là một ư tưởng rất trừu tượng trong đầu một người dân Mỹ. Nhưng mà thôi, những chuyện lớn hăy để cho những người "lớn" lo; chúng ta đang ở đây là một nhóm nhỏ chúng ta phải sống trọn với t́nh nghĩa bạn bè. Ông bầu Đức có mấy lần lo nghĩ rằng đă chưa tổ chức thật chu đáo cho mọi nguời thật thoải mái, nhưng lần nào tôi cũng muốn mượn lời ngụi xưa để trả lời ông rằng : trời đất cũng c̣n có chỗ khiếm khuyết, th́ tại sao chúng ḿnh lại đ̣i hỏi một sự hoàn mỹ toàn vẹn.
Đêm nay, đêm cuối cùng trên tàu , những tấm ảnh cuối cùng cũng đă bấm vội vă (Chiếc quần sọt "technic color" của Chu Kỳ Đức cũng đă đuợc Trần Trung Hoà vội vă ghi h́nh ) Bài hát Sayonara cũng đă hát trong đêm, ở cưối dăy pḥng ăn : “ no more we stop to see pretty cherry blossom, no more we , near the trees looking at the sky, …; gia đ́nh của Nghiem hữu Cường đi dến từng chỗ tụ tập của chúng tôi để nói lời cảm ơn và từ giă. Trước đó Cường Mini đả quyên tiền gửi chị Thảo mang về giùp đỡ bạn Trần Quốc Lập. Vui chơi không quên bạn bè!. Những đôi tay xiết chặt v́ sợ ngày mai mọi người phải lo những thủ tục để rời bến không c̣n cơ hội để bày tỏ luyén lưu.
Rượu mừng đă cạn, ngày vui đă qua, tàu viễn du đă qua vùng biển với hai dường tiệm cận Đông Tây; con đường trước mặt của cuộc sống cũng phải bước tiếp, và chúng ta đă sẵn có NHỊP CẦU THÂN ÁI.