Hơn bao giờ hết tôi thấm thía cái chân
lý là trong
cuộc đời chúng ta không thể nào tự
phụ lúc nào mình cũng
sáng suốt cả. Sẽ có những giây phút mà
không hiểu tại sao mình
sẽ có những quyết định phải nói là ngu
xuẩn vô cùng.
Buổi sáng
Chủ nhật hôm đó tự
dưng tôi nổi hứng xách đồ đi lau chùi
buồng tắm. Sau khi xịt thuốc
rửa vào bồn tắm, như bình thường
thì cứ ngồi xuống mà kỳ cọ
thì có sao
đâu, vậy mà tôi lại
“tài lanh” vừa đứng tắm vừa lấy chân chùi bồn tắm. Dĩ nhiên là cả
hai chân tuột lên trời mà té
một phát như trời giáng. Cả cái đầu và vai trái
đập vào thành bồn tắm. Không bị bất tỉnh nhưng trong đầu nghĩ ngay “chuyện này nghiêm trọng rồi…” Ngay lúc đó thì
có cảm giác đau bên
vai trái và lấy tay
sờ thì cảm thấy xương đòn gánh (còn gọi
là xương quai xanh - clavicle) lồi hẳn lên một cách
bất thường.
Mười mươi
là gãy rồi!
Tự nhiên lại mừng vô cùng vì
biết ngay nhờ gãy xương
mà không vỡ đầu!
Vợ nghe động chạy vào dìu ngay lên
giường. Gọi
911 chỉ ba phút sau là
xe cứu thương tới. Nhân viên y tế
(Paramedics) lập tức
người thì hỏi han sự
việc, người
thì lấy “vital
signs”. Chẩn đoán
là gãy xương
đòn gánh (clavicle). Thể trạng tôi lúc đó
tương đối
bình thường, chỉ đau ê ẩm bên vai
trái, nhất là những lúc di động cánh tay trái.
Paramedics hỏi muốn
đi cấp cứu bệnh viện nào? Tôi chọn đại Orange Coast Memorial Hospital vì trong quá
khứ có lần đi thăm bệnh thì thấy cơ sở bệnh viện này khá tươm
tất.
Đã qua mùa dịch bệnh Covid rồi nên bệnh viện khá vắng vẻ. Thủ tục nhập viện được tiến hành nhanh chóng và chỉ một tiếng đồng hồ sau là tôi đã được chụp X-Ray, khám và chẩn bệnh xong. Được cho đeo cái nịt số 8 và sling đeo tay, đồng thời được dặn dò phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa xương (orthopedics) càng sớm càng tốt. Về đến nhà là gọi ngay niên trưởng Phạm Gia Cổn kể lể sự tình và gởi cho anh cái X-Ray:
Đàn anh
phán ngay: “Surgery!” Đành chịu thôi…
Cũng may có đứa cháu ruột làm tại phòng
mạch BS Christopher Ninh
nên được đi khám ngay
sáng hôm sau và ngày
sau nữa thì được nhập viện Chapman
Hospital để làm thủ tục lên bàn mổ.
Như vậy chỉ bị trải qua ba đêm là được
nẹp xương.
Ba đêm đó vô cùng khổ
sở vì nhúc nhích một
chút là hai
khúc xương đập lẫn nhau đau quá
và hình như
chúng chọc lung tung làm chảy máu tím bầm
cả vai.
Cuộc giải
phẫu tiến hành tốt đẹp, chỉ mất non một tiếng đồng hồ là mọi
chuyện xong xuôi. Phải cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế
của Bệnh Viện Chapman quá giỏi và tận
tâm. Họ làm việc như một guồng máy nhuần nhuyễn, việc ai nấy làm một cách
nhịp nhàng thành thử kết quả như một bản hòa tấu
được trình bày thật hoàn hảo. Cảm động nhất khi tỉnh dậy là cứ một
tiếng đồng
hồ có y tá vào hỏi
han có cần
gì không? Có đau không
và cần thuốc giảm đau không? Cũng may cho tôi là từ
lúc được nẹp xương lại thì không
còn bị đau nhức gì nữa, chỉ
hơi ê ẩm chỗ vết thương mổ mà thôi.
Đáng lẽ ngay sau khi mổ là có thể về được rồi nhưng Bệnh Viện giữ thêm một đêm nữa để theo dõi. Lúc ra về, vợ tôi định dúi tiền “tip” cho cô y công đẩy xe lăn nhưng cô ta cương quyết từ chối với lời nói “I am just doing my job!” Câu nói khiến tôi cảm động hết sức.
Hình chụp
X-Ray sau khi mổ
Điều thú
vị nhất là tấm thẻ
Medicare part A, part B rồi Supplement gì đó như
chiếc chìa khóa thần và được các bệnh viện đón tiếp trọng thể. Chẳng thấy ai hỏi han về tiền
bạc gì cả! Chẳng lẽ Hoa Kỳ
là thiên đường của người già thật ư?
Ba tuần sau đi tái
khám và chụp
lại hình X-Ray thì được biết xương đang lành trở lại tốt đẹp. Bác sĩ cho
biết rất nhiều hy vọng sẽ không bị di chứng gì cả. Hiện nay thì tôi không
bị dau nhức gì nữa
và có thể
cử động được vai trái tương đối bình thường.
Hình chụp
X-Ray ba tuần sau
Sau khi bị nạn rồi mới hay là chuyện té ngã trong
buồng tắm xảy ra quá nhiều đối với những người lớn tuổi. Hầu như ai cũng có câu chuyện
người thân hay bạn bè bị
trượt chân ngã trong phòng
tắm!
Theo thống kê của CDC thì hàng năm tại Mỹ có khoảng 235,000 người trên 14 tuổi phải đi cấp cứu vì té ngã trong phòng tắm, trong đó gần 14% phải nhập viện. Hơn 1/3 chấn thương xảy ra khi đi tắm và hơn 14% xảy ra lúc đi… cầu. Các chấn thương tăng theo tuổi, cao nhất ngoài 85 tuổi. Đặc biệt phụ nữ có nguy cơ bị trượt ngã trong phòng tắm gấp đôi đàn ông!
Bathrooms Can Be
the Most Dangerous Place in the House - The New York Times (nytimes.com)
Cách phòng
ngừa thì có thể tìm
kiếm trên Internet, chẳng hạn như trang mạng sau đây:
Safety for
seniors: Preventing falls in the bathroom :: Belvedere
Health Services
Tuy nhiên
theo kinh nghiệm bản thân thì có
những chuyện cần thiết nhất phải thực hiện là:
-Trong bồn tắm phải đặt một tấm phủ bằng plastic (giá chỉ $14 bán trên Amazon.com) như hình sau đây:
-Sàn phòng tắm phải được phủ thảm, không để trống lộ gạch bông khi bị ướt rất dễ trượt chân:
-Các vách trong phòng tắm phải có những tay vịn để giữ thăng bằng:
-Ngoài ra, khi sử dụng
phòng tắm, tránh đừng khóa cửa. Lần tai nạn vừa rồi tôi may mắn không khóa cửa
nên bà xã
nghe tiếng động đã vội vàng vào được ngay để… cứu!
Rất mong
câu chuyện nhỏ này sẽ
mang lại cho quý vị
những điều
bổ ích…
Lý Văn Quý