TRƯỜNG YK HUẾ & CÁC KHOA TRƯỞNG (1961-1975). Phần 1
Lễ Tốt nghiệp, YKH 1970 : Các bác sĩ tân khoa, vận quốc phục VN, đọc lời tuyên thệ Hải Thượng Lăn Ông.
Hai biến cố trọng đại lịch sử đă chi phối trường ĐHYK Huế: chiến cuộc Tết Mậu Thân tại Huế từ 30/1/1968 (mồng một Tết âm lịch) đến 24/2/1968 và chiến cuộc Mùa Hè Đỏ Lửa Quảng Trị từ cuối tháng 3/1972 đến giữa tháng 9/1972 gây ảnh hưởng nặng đến Huế. Hai biến cố này chia lịch sử ĐHYK Huế làm 3 giai đoạn rơ rệt.
Lê Bá Vận
Lịch sử Đại học Huế thời trước năm 1975 chỉ trong ṿng chưa đến 20 năm mà đă xẩy ra quá nhiều sự kiện, gắn liền với t́nh trạng an nguy đất nước thời ấy, đặc biệt là các biến động ở miền Trung, ở Huế, tuy là chốn Thần kinh cố đô, nhưng lại là nơi địa đầu giới tuyến Nam Bắc, ‘hàm chó vó ngựa, đứng mũi chịu sào’’ : lúc thanh b́nh th́ ca hát, lúc loạn lạc chạy cuốn cờ .
Đại Học Huế được thành lập năm 1957 giữa thời b́nh và Trường Đại học Y khoa Huế được thành lập 2 năm sau đó và các Khoa Trưởng là Lê Tấn Vĩnh, Lê Khắc Quyến, Bùi Duy Tâm, Lê Bá Vận.
(Viện Đại Học Huế, kỷ niệm 40 năm, Ḍng Việt, 1997, tr.22b).
Các Trường Đại học khác : Khoa học, Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa, theo thời gian cũng thay đổi nhiều Khoa Trưởng; sự kế nhiệm tiến hành suôn sẻ, do các vị ấy có đơn xin thuyên chuyển vào Nam, có vị từ chức do đắc cử Nghị sĩ Quốc Hội.
Đối với trường Đại học YK, mỗi lần thay đổi lănh đạo lại bất b́nh thường.
Sự thành lập một trường ĐHYK ở Huế trước đó, khác hẳn với các phân khoa khác, đă gặp nhiều chống đối tưởng chừng không thể vượt qua.
Các giới chức giáo dục y khoa ở Sài G̣n lo ngại trường YKH mở ra sẽ thiếu thầy và cho rằng nên dành tài nguyên quốc gia để làm tốt cho một trường mà thôi, là trường YK Sài G̣n.
Tuy nhiên “vạn sự khởi đầu nan”, ĐHYK Huế thai nghén khó khăn, nhưng lọt ḷng và lớn khỏe mạnh nhờ được Đại học Freiburg, Tây Đức bảo trợ và sự hỗ trợ của phái bộ Hợp tác Kỹ Thuật Pháp.
Trường YK Sài G̣n không c̣n ư kiến ǵ thêm.
***
ĐHYK Huế xuất phát với những ưu thế về giảng dạy và tiện nghi cơ sở:
Ban Giảng huấn chính thức của Trường gồm các giáo sư, bác sĩ Đức, Pháp, và bác sĩ Việt tốt nghiệp tại Pháp, Hà Nội, Sài G̣n.
Các năm đầu thập niên 1960 có trên mười bác sĩ con em Thừa Thiên - Huế được gởi đi du học ở Pháp từ thập niên trước thành tài, rất giỏi, nay kéo nhau về phục vụ quê hương, làm việc tại bệnh viện trung ương Huế và trường Y Khoa vừa mới được thành lập. Điều này là độc đáo cho riêng Huế.
Ban Giảng Huấn thỉnh giảng gồm các bác sĩ Hoa Kỳ, phần lớn trong quân đội, các bác sĩ Pháp ở Sài G̣n và một số các bác sĩ ngoại quốc khác.
Về phần cận lâm sàng th́ BVTƯ Huế, 1400 giường, rất lớn, có đủ phương tiện xét nghiệm, X-Quang, dược liệu ngang hàng với các Bệnh viện lớn ở Hà Nội (trước 1954) và Sài G̣n.
Trường ĐHYK Huế năm 1973-1974. Ṭa nhà h́nh chữ Y cánh dang rộng. Các năm 61-63 YKH dùng cơ sở trường ĐH Luật
Phái bộ Đức lại trang bị các pḥng thí nghiệm tại trường về các môn học khoa học cơ bản.
Bệnh viện Toàn khoa Đà Nẵng lại là một bệnh viện thực hành rất tốt cho các sinh viên Y khoa năm cuối luân phiên thực tập nội trú.
Hai bệnh viện thực tập của sinh viên trường ĐHYK Huế 1961-1975:
Bệnh Viện Trung Ương Huế và Bệnh Viện Toàn Khoa Đà Nẵng
Chuyển ngữ khởi giảng ở Trường là Anh, Pháp và Việt. Điều này cũng tương tự như ở trường ĐHYK Sài G̣n thời đó. Có lớp Đức ngữ buổi tối dành cho những sinh viên ưa thích học thêm ngoại ngữ.
Tuy nhiên các giáo sư người Đức đều giảng dạy bằng Pháp hoặc Anh ngữ mà họ rất thông thạo.
Sinh viên YK, sĩ số năm đầu dưới 30, các năm sau tăng dần nhưng chậm, lúc nhiều lúc ít, lên đến gần 60 vào niên khóa 1974-75.
Chương tŕnh đào tạo là 7 năm đại học, gồm 1 năm dự bị Y Khoa và 6 năm Y Khoa kết thúc với tŕnh luận án tốt nghiệp.
Thầy đông, giỏi, tận tâm, phương tiện đầy đủ, sinh viên ưu tú, số lượng không quá nhiều, chất lượng đào tạo rất tốt.
Có thể chia lịch sử ĐHYK Huế làm 3 giai đoạn” 1) 1961 – 1967. 2) 1968 – 1972. 3) 1972 – 1975.
Giai đoạn 2 là từ biến cố Tết Mậu Thân 1968 đến Mùa Hè Đỏ Lửa, Quảng Trị 1972
Bộ Giáo dục VNCH đă bổ nhiệm các vị sau lănh đạo trường ĐHYK Huế, nắm giữ các chức vụ Khoa Trưởng, Quyền Khoa Trưởng, Xử lư thường vụ : Lê Tấn Vĩnh, Lê Khắc Quyến, Thân Trọng An, Lê Văn Bách cho giai đoạn đầu (1961-67) và Bùi Duy Tâm, Lê Bá Vận cho 2 giai đoạn sau (1968 -30/4/1975).
Các Khoa Trưởng (nay gọi là Hiệu Trưởng) thực thụ là Lê Tấn Vĩnh, Bùi Duy Tâm, Lê Bá Vận.
Trường Đại Học Y Khoa Huế và Các Khoa Trưởng (1961-1975)
1)Lê Tấn Vĩnh 1961-62, 2)Lê Khắc Quyến 1963-66, 3)Bùi Duy Tâm 1968-72, 4)Lê Bá Vận 1972-75
---------
PHẦN 1a
ĐHYKH GIAI ĐOẠN 1 (1961/1967)
Giai đoạn này, Trường YKH có 4 vị lănh đạo trường
1) Bác sĩ Lê Tấn Vĩnh là Khoa Trưởng đầu tiên được chính thức bổ nhiệm giữ chức vụ Khoa Trưởng Đại học YKHuế. Ông là một nhà bác học tầm cỡ quốc tế, giáo sư Thạc sĩ Nhi Khoa và lúc đó đang làm việc tại Pḥng nghiên cứu của Giáo sư Lelong tại Trường ĐHYK Paris, Pháp. Ở ngành giáo dục Y khoa tại Pháp, học vị Thạc Sĩ Y Khoa là cao nhất. Học hàm cao nhất là Giáo Sư Thực thụ, gọi tắt là Giáo sư.
BS LTVĩnh v́ bận các công tŕnh nghiên cứu tại Pháp, mỗi năm chỉ có thể về Huế sáu tháng.
Sự kiện BS Lê Tấn Vĩnh giữ chức vụ Khoa Trưởng ĐHYK Huế rơ ràng mang lại uy tín lớn lao cho Trường trong bước đầu v́ ông là giáo sư tại ĐHYK Paris đồng thời có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu khoa học lớn được biết tiếng trên b́nh diện quốc tế.
Giáo sư Lê Tấn Vĩnh được bổ nhiệm vào gần cuối năm 1960, đến năm 1962 mới về Huế. Giữa năm 1961, Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Giám đốc Bệnh Viện Trung ương Huế được chính thức bổ nhiệm kiêm nhiệm Phụ tá Khoa Trưởng, và xử lư mọi việc ở Trường.
BS Vĩnh người tầm thước, cỡ tuổi BS Quyến, nói giọng miền Nam, ḥa nhă, cởi mở.
Tôi nhận xét ông nét mặt hao hao bác Cách, nhân viên của Trường, nhưng đầy đặn, trí thức.
Thời gian sau ông vào Sài g̣n, đến trường ĐHYK trong đó, gặp các giáo sư, lên bộ Giáo dục v.v…bàn việc trường.
Lúc BS Vĩnh trở lại Huế có tổ chức một buổi nói chuyện đề tài khoa học tại Trường, các giáo sư, bác sĩ tham dự đông đủ. Ông thuyết tŕnh bằng tiếng Pháp, có chiếu tiêu bản.
Đề tài là các tổn thương gan về phương diện giải phẫu bệnh ở trẻ em, gây ra do loại vi sinh ?? ǵ đó, một tên rất mới lạ, cũng khó nhớ mà bây giờ th́ tôi quên khuấy.
Đây là một đề tài ông đang dày công nghiên cứu.
Qua cách thức ông tŕnh bày, hấp dẫn nắm vững đề tài, tôi sinh ḷng vô cùng ngưỡng mộ và thầm nghĩ giáo sư Vĩnh thật xứng đáng là một nhà bác học làm rạng danh cho người Việt tại nước người.
Trong lúc trao đổi chuyện tṛ tiếp theo, BS Vĩnh vui vẻ kể lại, có đôi chút hóm hỉnh, ông đă thuyết tŕnh vừa qua, cũng đề tài này tại trường ĐHYK Sài g̣n và GS Trần Quang Đệ đă kêu lên :”Quel est cet animal là ?”- Con (vi sinh) vật đó là ǵ vậy cà ?- Theo cung cách thành thật của người miền Nam, như GSTQĐệ chẳng hạn, tôi hiểu đó là một câu tỏ sự ngạc nhiên và khen ngợi.
BS Trần Quang Đệ (1905- 1997) giáo sư tại ĐHYK Sài g̣n lúc đó, vừa là Viện Trưởng Viện Đại Học Sài g̣n, lớn lắm. Theo chỗ tôi nhận định, th́ ông ta c̣n cao hơn mấy ông giáo sư Thạc sĩ YK khác ở Việt Nam cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Bề ngoài trông ông uy nghi cao lớn, nghe nói có quốc tịch Pháp, luôn nói tiếng Pháp, chuyện b́nh thường lúc đó, giọng Paris, dáng dấp cử chỉ quí phái.
Các bác sĩ và sinh viên khi nói đến ông đều trầm trồ khen ngợi, thán phục v́ ông là cựu nội trú bệnh viện tại Paris, khó lắm và danh giá lắm.
GS Đào Hữu Anh, người miền Bắc, nguyên Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Saigon, 1970-1971 cũng viết:
“Nhưng người đă gây ra những ấn tượng sâu đậm nhất trong đám môn đệ phải là GS Trần Quang Đệ. Ông sinh trưởng tại miền Nam, du học Pháp, làm Nội trú các bịnh viện Paris. Ông dáng người cao lớn, chững chạc, luôn luôn mặc bộ đồ lớn mầu trắng ngà. Mỗi khi đi thăm bịnh tại các trại, ông đứng cao hơn các mộn đệ một đầu người, với mẩu thuốc lá đă tắt trên mép, ông giảng bài bằng tiếng Pháp dễ dàng, thanh thoả, cho lũ học tṛ một cảm giác tin tưởng hoàn toàn vào ông thầy trước mặt…”
(ĐHA “Y Khoa Đại Học Saigon Nh́n lại 60 năm lịch sử” 7/ 2005.)
Các giáo sư Phạm Biểu Tâm (1913-1999, Sài G̣n), Tôn Thất Tùng (1912-1982, Hà Nội) v.v…đều là người Huế, trước cũng là cựu nội trú bệnh viện tại ĐHYK Hà nội.
Theo hệ thống giáo dục y khoa Pháp, sinh viên YK sau khi thi đỗ Ngoại Trú th́ từ năm thứ tư trở lên có thể dự thi Nội trú bệnh viện, được trả lương, phụ tá trực tiếp cho các giáo sư và hướng dẫn sinh viên đi thực tập tại bệnh viện, đồng thời cũng là con đường chính qui để trở thành ban giảng huấn của trường.
GSTQĐệ vừa hữu danh hữu thực. Người ta khen ngợi ông động tác cầm dao kéo mổ xẻ rất đẹp và nhanh. Ông giảng bài (bằng tiếng Pháp) đi lại trên bục, vừa nói vừa viết lên bảng, rất hấp dẫn lôi cuốn, giảng theo kinh nghiệm thực sự, không theo lư thuyết sách vở bài bản.
Tôi cố ư so sánh giữa 2 ông bác sĩ Trần Quang Đệ và Lê Tấn Vĩnh cùng là Thạc sĩ YK giảng dạy một tại Sài g̣n, một tại Pháp, một tài hoa về lâm sàng, một sắc sảo ở pḥng nghiên cứu khoa học.
Cả hai đều tuyệt vời khi thuyết trinh, nói lên những kinh nghiệm thực sự tích lũy của ḿnh, và họ thực sự hiểu biết, kính trọng nhau.
Đó là 2 giáo sư Việt Nam, Thạc sĩ YK mà tôi rất ngưỡng mộ, và Trường ĐHYK Huế thật may mắn lớn lao có được GS Lê Tấn Vĩnh một nhà bác học tài ba, là Khoa Trưởng đầu tiên của Trường.
Thầy và cô GS Lê Tấn Vĩnh, bên phải; Bà mẹ, ngồi giữa; các con, bên trái
Viện Trưởng Đại Học Huế, LM Cao Văn Luận, trong “Bên Ḍng Lịch Sử Việt Nam 1940-1975” có đoạn viết : “Ngày nay sở dĩ ít ai nhớ đến ông Vĩnh là v́ ông làm Khoa Trưởng Y Khoa được vài tháng th́ bị bịnh, phải trở sang Pháp để chữa trị. Thực ra bên trong c̣n nhiều uẩn khúc, mà tôi ngần ngại không muốn nói ra, sợ làm mất ḷng một số người. Nhưng tôi thiết nghĩ cần phải nói lên, để lưu ư những người có trách nhiệm về sau. Quả thực ông Vĩnh bị bịnh, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính buộc ông từ bỏ Đại Học Y Khoa Huế vĩnh viễn. Sau mấy tháng làm Khoa Trưởng, ông Vĩnh cố gắng hết sức, nhưng gặp phải sự đố kỵ của giới Y Khoa Sài g̣n, làm cho ông buồn bực, chán nản…”
Đúng là ngay từ đầu, trường ĐHYK Huế chưa thành h́nh đă gặp chống đối mạnh từ nhiều nơi.
Tuy nhiên LMCVLuận đă không bỏ cuộc, kiên tŕ vận động tranh thủ được sự chấp thuận của Tổng Thống, sự bảo trợ của Đại học Freiburg Đức và GS Lê Tấn Vĩnh, một nhà bác học nổi danh ở Paris nhận lời về làm Khoa Trưởng ĐHYK Huế.
Các thành quả này có khi lại làm tăng thêm ḷng đố kỵ, hiềm khích, ư muốn ông Vĩnh phải ra đi...
Tôi rất ngưỡng mộ GS Lê Tấn Vĩnh và tôi thông cảm với ông quyết định rời Huế :
1) Ông là một con người thuần túy khoa học, LM CVLuận viết : “…tính ông không muốn rơi vào những mưu mô, những vận động đen tối…”
2- Các nghiên cứu khoa học của ông ở Paris rất quan trọng, mà thời gian ông ở Huế không giúp được ǵ.
3- Vào năm 1962 ĐHYK Huế rất vững mạnh, đă đi vào hoạt động “gạo đă nấu thành cơm”, GS Vĩnh nghĩ ḿnh có thể rút lui mà không làm hỏng đại cuộc. Ngay từ đầu, từ 1960 ông chỉ nắm chức danh Khoa Trưởng, nhằm đem lại uy tín cần thiết cho Trường buổi ban đầu.
Ông từ chức rời Huế lúc nào tôi cũng không hay, tôi chỉ biết v́ thường ngày BS Lê Khắc Quyến trên các giấy tờ, thông báo của Trường vẫn kư là “Phụ tá Khoa Trưởng”, nay kư là “Quyền Khoa Trưởng”.
4- Ông Vĩnh bị bệnh là một điều thực sự, và tôi thấy rất quan trọng đối với ông lúc đó. Gặp ông tôi đă nhận xét các đầu ngón tay của ông đều bị phong lở lói nhiều ít, v́ một nguyên nhân nào đó, bệnh ngoài da, v́ dị ứng, v́ nhiễm độc ??
BS Phùng Hữu Chí có kể lại GS Vĩnh th́nh ĺnh bị bất tỉnh té xuống đất trong chốc lát khi chủ tọa kỳ thi tuyển Giảng nghiệm viên cho Trường ( ĐSan YKH 2006, tr113).
Chuyện nghiêm trọng, lúc đó tôi suy nghĩ có vẻ GS Vĩnh cũng không thể sống lâu ở Huế.
Tuy nhiên về Pháp cho đến gần 30 năm sau ông mới từ trần ở cỡ tuổi thọ trên 75 (?)
Hội Ái hữu ĐHYK Huế Hải ngoại lúc GS Lê Tấn Vĩnh từ trần có phúng gởi lời phân ưu sau:
Phân Ưu
Toàn thể hội viên
Hội Ái Hữu Đại Học Y Khoa Huế
Xin thành kính phân ưu
Giáo sư LÊ TẤN VĨNH
Cựu Khoa Trưởng Đầu Tiên
Của ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ
Đă thất lộc tại Paris
Trong tháng 7 năm 1991
Giáo sư Lê Tấn Vĩnh là một bác sĩ y khoa lỗi lạc
đă được vinh danh như là một trong những nhân
vật thông thái của Pháp quốc với rất nhiều công
tŕnh khảo cứu y học.
Với Đại học Y Khoa Huế, Bác sĩ Lê Tấn Vĩnh đă
bày tỏ ḷng thiết tha đóng góp tài năng siêu việt
của ḿnh cho đất nước Việt Nam nói chung và
cho Đại Học Y Khoa Huế nói riêng.
ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ
XIN VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
(Đặc San hội Ái hữu ĐHYK Huế, 1991, tr. 63)
Riêng tôi, đối với BS Lê Tấn Vĩnh, ngoài sự ngưỡng mộ, tôi cảm nhận một sự thân t́nh, gần gũi, tôi nghĩ cũng do phong cách và cá tính của ông.
GS Lê Tấn Vĩnh là vị Khoa Trưởng đầu tiên của trường ĐHYK Huế, dầu rằng ông rất được ít người ở Huế và sinh viên biết đến v́ chỉ giữ chức vụ một thời gian rất ngắn.
Song thời gian ngắn đó lại mang tính quyết định cho sự sống c̣n và trưởng thành tốt đẹp của YKH.
Lê Bá Vận
+Thầy và cô GS Lê Tấn Vĩnh +Gia đ́nh thầy Lê Tấn Vĩnh, thầy cô và 3 con.
*****
PHẦN 1b
YKH Khóa 1: Những con chim đầu đàn của ĐHYK Huế, 1961-1962. (Lớp chỉ có một nữ sinh viên duy nhất, mặc áo dài ngồi phía trước, theo lời thầy Vận là "hoa lạc giữa rừng gươm, do đó cũng là hoa hậu của lớp và của trường thời đó".
Đứng ở giữa là cố GS, BS Krainick)
2) Bác Sĩ Lê Khắc Quyến (1963-1966) kế nhiệm BS Lê Tấn Vĩnh.
Ông được bổ nhiệm Quyền Khoa Trưởng ĐHYK Huế vào cuối tháng 1 năm 1963, chức vụ mà ông giữ cho đến giữa năm 1966 th́ ông bị cưỡng bức rời Huế vào cư trú ở Sài G̣n.
Tuy nhiên ngay từ khi Trường đang thành lập, BS Quyến trong nội bộ đă được xem là người gầy dựng ra trường y khoa và điều hành mọi việc.
Tính ông ưu ái lo lắng chu đáo cho nhân viên, sinh viên.
Kể ra th́ tôi là đồng môn với ông v́ cùng là cựu sinh viên trường thuốc ở Hà nội, song BS Quyến vào trường Y Hà nội trước tôi đến cả một hai thập kỷ, như thế có thể làm thầy dạy của tôi.
BS Lê Khắc Quyến (1915-1978) cùng BS Tô Đ́nh Cự (1912?-2008), Phạm Biểu Tâm (1913-1999), Tôn Thất Tùng (1912-1982), Đặng Văn Chung (1913-1999), Vũ Công Ḥe (1911-1994) v.v… ở trường Y Hà Nội thời đó học cùng lớp hoặc chỉ cách nhau một hai năm.
Hồi đó mà đậu cho được Tú Tài Pháp để vào Đại học rất gian nan và phải là giỏi. Tôi nghe nói BS Lê Khắc Quyến học rất giỏi ở tiểu học (tại Đồng Hới) và trung học tại trường Albert Sarrault (Hà Nội).
Tại trường Y Hà Nội th́ BS Quyến đệ tŕnh luận án vế bệnh thương hàn, tốt nghiệp năm 1944, phụ tá cho Giáo sư Henri Gaillard, Khoa Trưởng trường Y, giáo sư vi trùng, kư sinh trùng học. Sau này ở Huế BS Quyến là trưởng khu (bộ môn) kiêm trưởng khoa lây (truyền nhiễm) ở Trường và Bệnh viện. (1)
Trong thời gian BSQuyến lănh đạo trường YK Huế và ngay từ niên khóa đầu tiên 1961-62, sự giảng dạy ở Trường ở vào điểm cực thịnh, ấy là nhờ các giáo sư, bác sĩ thuộc phái bộ ngoại quốc, nhất là phái bộ Đức hùng hậu, dù cho từ hè 1963 ở Huế có các biến động chính trị và chính BS Quyến lại có liên hệ nhiều hơn là ít.
BS Quyến cũng hăng hái với văn nghệ, thể thao.
Bệnh viện TƯ Huế do ông làm giám đốc thường bao giàn các gánh cải lương Sài g̣n ra Huế lưu diễn. Ông thành lập và làm ông bầu đội bóng tṛn Bệnh viện Huế.
Hồi đó tôi có nhà ở trong bệnh viện kề sát nhà mệ Bửu Tu, nhân viên pḥng X- Quang và phụ tá cho BS Quyến về hoạt động thể thao.
Các cầu thủ, nhân viên bệnh viện thường tụ họp trước sân và trong nhà mệ Tu và BS Quyến cũng năng đến. Mặc dầu được trang bị áo quần giày dép rất cẩn thận, các thành tích của đội bóng tṛn bệnh viện h́nh như cũng khiêm tốn.
Năm 1962 BS Quyến lại thành lập và làm ông bầu đội bóng tṛn bác sĩ bệnh viện và trường Y.
Các bác sĩ trẻ chủ nhật hàng tuần lái xe hơi cả đoàn, rất oai vệ, vào trường Đồng Khánh tập dượt ở sân cỏ sau. Hai cầu thủ nổi bật nhất là BS Nguyễn Khoa Nam Anh và Nguyễn Văn Vĩnh.
May mắn hoặc rủi thay chưa kịp ra quân thử sức th́ chắc BS Quyến quá bận việc, không theo dơi kỹ, đội bóng tṛn bác sĩ giải tán, quần áo giày tất biếu đội bóng bệnh viện.
Thú thật các bác sĩ Nam Anh, Vĩnh và tôi tuy cũng thích bóng đá, ngay từ hồi nhỏ, nhưng đến nay lại thích chủ nhật ra sân tennis hơn. Các bác sĩ khác th́ có những giải trí riêng.
BS Quyến tuy được mọi người kính nể nhưng ông lại dễ dàng, xuề x̣a, tốt bụng, có khi tốt nhịn.
Ở trong cương vị lănh đạo Trường và Bệnh viện, đi chiếc Mercedes trắng bề thế, ông vẫn kéo đôi dép lẹt xẹt, áo sơ mi trắng bỏ ngoài quần, trời lạnh khoác thêm một áo dạ đen hở nút, nét mặt tươi cười. H́nh ảnh rất quen thuộc, như những lúc ông đứng chụp ảnh chung với sinh viên Y khoa, cán sự Y tế, nữ hộ sinh, nhân viên.
+BS LKQ và nhân viên ĐHYK Huế, 1963 +Cuốn sách bên trái là DANH TỪ Y HỌC (Soạn giả: Bs. Lê Khắc Quyến – NXB Khai Trí) LEXIQUE DES TERMES MÉDICAUX FRANÇAIS VIETNAMIENS (Bắt đầu niên khóa 1972-1973 YKHuế giảng dạy mọi môn học hoàn toàn bằng Việt ngữ)
Đối với các bác sĩ trẻ tuổi đồng nghiệp dưới quyền lúc nào ông cũng xưng “toa, moa”, nhưng ai cũng thưa lại “anh, tôi” (‘toa moa’, tiếng Pháp dùng xưng hô thân mật, trong gia đ́nh, quen thân).
Có lần trong buổi họp thứ bảy hàng tuần tại văn pḥng giám đốc, BS Nguyễn Khoa Nam Anh (từ Pháp về) phàn nàn về một điều ǵ đó, bác sĩ Nam Anh tính thường hùng hổ, bộc trực. BS Quyến có vẻ tức bực, bảo : “Mais c`est toi qui as demandé à venir !” (nhưng chính ‘toa’ đă xin về đây). BS Nam Anh trả lời liền : “C`est vrai, mais je n`ai pas demandé à rester” , (đúng, nhưng tôi không hề xin ở lại).
BS Quyến nhượng bộ. Ḥa khí trở lại, vui vẻ, thật ‘dĩ ḥa vi quí’.
Khoảng giữa năm 1964 BS Quyến cho biết phải có ECFMG (văn bằng tương đương) th́ qua Mỹ mới được tiếp xúc bệnh nhân, học các khoa lâm sàng. Nói là làm, ông rủ rê ở đâu được một đại úy bác sĩ Mỹ đến dượt ECFMG cho các bác sĩ trẻ và hối thúc họ đi học.
Tuần hai lần ông Đại úy Mỹ khoảng 8 giờ tối, lái xe Jeep đến Trường.
Ông Cách, cai trường đă mở sẵn cửa giảng đường A phía tay mặt, ngay cửa chính đi vào.
Học viên khoảng sáu, bảy người, học đến 10 giờ về, các tài liệu học do ông Mỹ cấp.
Sau đó nghĩ lại nhỡ đêm hôm có ǵ nguy hiểm cho ông bác sỹ Mỹ này th́ phiền phức lớn.
Nhưng chuyện là của ông, ông ắt phải tự lo. Năm 1964 coi như trong nước chưa đánh chác ǵ.
Năm sau tôi vào Sài G̣n thi ECFMG, thi tại một sở Mỹ trên lầu rạp Nguyễn Văn Hảo (?).
Năm đó có 3 người thi, tôi và 2 vị lạ mặt. Điều này khiến BS Quyến xin cho tôi đi Mỹ học.
BS Quyến trong cương vị lănh đạo Trường đă rất tích cực, hăng hái t́m mọi cách sớm gửi các bác sĩ trẻ ra du học nước ngoài, phần đông đi Tây Đức với sự giúp đỡ của GS H. Krainick tại Trường.
Kết quả các năm 1965, 66, 67 nhiều bác sĩ đă trở về thay thế các giáo sư ngoại quốc măn nhiệm kỳ giảng dạy, giảm dần lệ thuộc .
Công lao này của BS Quyến đối với Trường rất lớn.
Được BS Quyến chỉ định đại diện Trường, qua năm 1966 tôi sang New Delhi, Ấn độ trong 2 tuần lễ dự
hội nghị Thế giới kỳ 3 (?) về Giáo dục Y khoa.
Trưởng đoàn VNCH là GS Phạm Biểu Tâm, Khoa trưởng ĐHYK Sài G̣n, thành viên đoàn gồm GS Nguyễn Hữu, ĐHYK Sài G̣n và tôi (Lê Bá Vận), ĐHYK Huế.
Hôm lên máy bay đoàn lại có thêm BS Hoàng Ngọc Minh đi tự túc.
Sang đến New Delhi, GS PBTâm, là khách mời của ban tổ chức và Chính phủ Ấn Độ, ở khách sạn riêng. Ba người c̣n lại, GSHữu rủ vào ở YMCA cho rẻ tiền, v́ ở đến 2 tuần lễ, mà cũng là giữa trung tâm thành phố; cùng nhau đi phố, đi ăn cơm cà ri, đi hội nghị, đi thăm Taj Mahal.
Có hôm cùng nhau đi shopping, tôi chỉ nh́n ngó, GS Hữu th́ mở cuốn sổ tay ghi chi chit những điều ở nhà dặn mua, đồ trang sức, vải lụa, kỷ niệm… thấy ông chọn lựa rất kỹ, tôi không dè ông quá rành mua bán.
Tôi chỉ chú ư thấy có sân đất, và khi vào phủ Tổng Thống thấy có sân cỏ, cũng tennis, lạ mắt.
Không thấy có phái đoàn ĐHYK miền Bắc.
Kể từ ngày Bác sĩ Lê Khắc Quyến được bổ nhiệm Q. Khoa Trưởng ĐHYK Huế vào đầu năm 1963, các rối loạn Miền Trung đă manh nha rồi bộc phát mạnh, nhất là tại Huế, nơi có Viện Đại học, nhiều thầy, nhiều sinh viên.
Sự giảng dạy riêng ở trường YK vẫn tốt, nhờ sự tận tâm và khôn khéo của các giáo sư người Đức, đặc biệt GS Krainick và GS Discher (cả hai thiệt mạng trong biến cố Tết Mậu Thân 1968), cũng như các giáo sư người Pháp.
Sinh viên YK đi học đều đặn, có khi vào cửa sau trong khi BS Quyến bị lôi cuốn vào làm chính trị, có t́nh nghi Phong trào Mặt trận Ḥa B́nh liên kết với kháng chiến, có giam giữ, được thả sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ.
Có Hội đồng nhân sĩ, thành viên Thượng Hội đồng Quốc gia ở trung ương (giải thể cuối 1964) thời Đại Tướng Dương Văn Minh, rồi cũng từ 1964, chủ tịch hội đồng nhân dân cứu quốc, rất lớn, thủ lĩnh khối ‘Lập Trường’ ở địa phương, chống đối chính phủ Sài G̣n dưới thời các tướng lănh kế tiếp: Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu v.v… ǵ đó, kẻ khen người chê, lắm khi thóa mạ nặng lời, làm chính trị là vậy, và cũng thật khó nhận định đúng, đánh giá tốt sự việc cứ như hỏa mù trong thời điểm ấy, 1963-66. Tuy nhiên không bao giờ tôi nghe ông bàn luận chính trị ở nơi làm việc.
+BS LKQ (1915-1978) và phu nhân Vơ Thị Thạnh (1917-1984) Ảnh 1961
Trong bài viết này tôi nhằm kể lại chuyện xưa, những suy nghĩ, nhận xét về các khía cạnh và diễn biến trong việc điều hành trường của các người lănh đạo; nếu có đề cập đến sự kiện chính trị cá nhân nhất là trong cương vị công bộc có liên quan đến trường thời ấy, th́ cũng tránh không bàn rộng, dành dư luận cho những diễn đàn khác.
BS Nguyễn Văn Thuận, một học tṛ cũ YK1 của ông, ở Houston, Texas đă viết : “Bác sĩ Quyến đă đi vào chính trị như một cơn lốc, kéo theo những cơn băo. Và cuối cùng, từ 1966 ông bị cô lập ở Sài g̣n, và không c̣n một dịp nào trở lại Huế, trở lại với niềm ước mơ của đời thầy, được thấy những học tṛ của thầy thành đạt” (D̉NG VIỆT 1997,tr.89). Các cựu sinh viên YKH các khóa đầu tiên, được BS Quyến dạy dỗ đều hiểu rơ và cảm thông với ông.
“ Lỡ bước một phen, ngh́n đời ân hận.
Quay đầu nghĩ lại, chín suối ngậm ngùi “.
Tôi thật không nghĩ BS Quyến nên làm chính trị. Tôi không phải là nhà tướng số ǵ, song nh́n ông ngồi trên ghế bành, tôi thấy có khi thật giống đức Phật Di Lặc, hiền ḥa, mặt tṛn, bụng mập, tươi cười. Ông nhân ái, không trừng phạt, không thủ đoạn, như thế khó làm chính trị ??
Sự kiện BS Lê Khắc Quyến phải rời Huế tôi nghĩ là một mất mát to lớn nhất cho Trường, hơn bất cứ ai trong chức vụ điều khiển ĐHYK Huế.
Chúng ta mất một người lănh đạo giàu kinh nghiệm quản trị, một người có tâm huyết với Trường, một giáo sư hàng đầu về khoa lây nhiễm rất quan trọng trong nội khoa, và đang trực tiếp hàng ngày giảng dạy sinh viên tại trường và bệnh viện.
Sinh viên Tô Đ́nh Đài YK1, vào năm thứ ba đi thực tập ở khoa truyền nhiễm viết tưởng nhớ như sau : “…Cũng trong thời gian này, BS (BSQuyến) đă cho phép chúng tôi tập trung tại pḥng khách tư gia của BS trong các buổi tối để được ăn bánh ngọt, uống nước trà, đồng thời được nghe BS giảng dạy…truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn nhất là những trường hợp cấp cứu khi trực gác…” (Đặc San YKH 2006, tr. 33).
Rời Huế vào Sài g̣n, BS Quyến được mời làm Giám đốc Bệnh viện Sùng Chính, rất lớn của người Hoa, trên đường Trần Hưng Đạo. Từ đó ông chỉ chăm lo công việc chuyên môn và quản trị.
Năm 1973, tôi vào Sài g̣n, được bộ Y tế mời tham dư Hội thảo về Kế hoạch gia đ́nh.
Trong buổi tối chiêu đăi, BS Quyến và tôi ngồi cùng bàn, sát cạnh. Ông vẫn ‘toa, moa’ hỏi thăm chuyện trường và căn dặn nhiều điều trong giao tế để đoàn kết anh em trong Trường.
Tôi luôn vâng dạ. Đó là lần cuối cùng tôi gặp ông. Tôi vẫn luôn nhớ ông đă làm ơn nhiều cho tôi và lại c̣n nhiều hơn cho nhiều người khác, cho mọi người.
BS Quyến (Văn Xá, Hương Trà, Thừa Thiên) mất tại Sài g̣n, tại nhà riêng, v́ chứng ung thư đại tràng, năm 1978, ở tuổi 63, ngoài Huế ít người biết.
Nghe nói gia đ́nh có xin đưa bệnh nhân qua Pháp chữa bệnh song không được chấp thuận.
Cuối cùng, GS Phạm Biểu Tâm, bạn học cũ, mổ cho BS Quyến nhưng bệnh đă quá nặng.
+Tỳ kheo Hằng Trường (1961--) +Đại tướng Dương Văn Minh bắt tay Bác sĩ Lê Khắc Quyến, một thành viên của Thượng Hội đồng Quốc Gia, Saigon, 24/3/1964.
Vào tháng 7-1994, một buổi lễ tưởng niệm cố linh mục Cao Văn Luận (1908-1986) và cố khoa trưởng Lê Khắc Quyến (1915-1978) đă được tổ chức tại chùa Vạn Phật Thành, Talmagage, California.
Các cựu sinh viên YK Huế đă dự lễ tại chánh điện của chùa dưới sự chứng giám của tỳ kheo Hằng Trường là con của cố khoa trưởng Lê Khắc Quyến. Sau buổi lễ, mọi người đă được mời thụ trai, một bữa ăn chay đạm bạc nhưng đầy t́nh thân ái “ (Đồng Sĩ Nam YKH5, ĐSan YKH 2006, tr.138).
Hiện nay kể từ 14/8/2014, Thành phố Huế có các đường mang tên Lê Khắc Quyến tại phường An Cựu, và Thân Trọng Phước tại phường Thủy Biều (thuvienphapluat.vn/.../Nghi-quyet-03-2014-NQ-HDND-dieu-chinh)
*****
3) Bác Sĩ Thân Trọng An, được Bộ hợp thức hóa thay thế BS Quyến vào cuối tháng 10-1966 và giữ chức vụ cho đến cuối tháng 3-1967. BS An, có vợ đầm, học ở Pháp về, làm ở khoa ngoại.
Trong thời gian ngắn ngủi ông làm Quyền Khoa Trưởng ĐHYK Huế, việc giảng dạy ở Trường không có thay đổi. Tuy nhiên v́ có nhiều xung khắc, va chạm với các đồng nghiệp, nhất là đối với các bác sĩ cùng ở Pháp về, ông mất sự tín nhiệm và sau đó từ chức.
Ông có vẻ cũng không có mối giao hảo tốt với các giáo sư, bác sĩ người Đức ở trường.
Bà vợ mang yểu tố Rh(-) nên bà mong muốn gia đ́nh trở về Pháp pḥng lúc bà sinh đẻ các lần sau.
BS An tính thân mật với sinh viên, chỉ bảo nhiều cho họ ở bệnh viện, được sinh viên ưa thích.
Vào năm 1995, ông từ Pháp qua Canada trong một chuyến công tác phẫu thuật cho cư dân một ḥn đảo nhỏ thuộc Pháp tại ngoài khơi, gần Canada. Nhân chuyến đi này của ông, các bác sĩ cựu sinh viên YKHuế, tại Montréal đă tổ chức buổi gặp mặt thật vui vẻ, cảm động.
Tuy nhiên kể từ vào gần cuối năm 1965, BS Lê Khắc Quyến không thấy đến trường và có một khoảng thời gian trống ngót cả năm trường YKH có một ban đại diện trường tạm xử lư mọi việc.
Nói chung, ban đại diện hoàn thành nhiệm vụ rất tốt nên việc học tập, giảng dạy suôn sẻ.
Cũng tương tự sau ngày 30/4/1975 trong thời gian đầu, trường có một ban điều hành.
BS Nguyễn Văn Mẫn rồi BS Lê Văn Bách lần lượt làm trưởng ban đại diện trường trong thời gian đó.
Bộ Giáo Dục ở Sài G̣n th́ mất kiểm soát về các trường đại học tại Huế mà t́nh h́nh đang sôi động.
Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn, con dân Huế, người Phú Cam (sinh năm 1929) , học y khoa, nội trú các bệnh viện ở Toulouse, Pháp, về trường YKHuế cùng lúc với BS Thân Trọng An.
Bà vợ là nha sĩ, cũng tốt nghiệp tại Pháp về, làm việc tại BVTW Huế..
Các sinh viên YKhoa thuật lại trong chuyến Đại học Huế đi cứu trợ lụt băo tại Quảng Nam/Đà Nẵng cuối năm 1964, BS Mẫn trưởng đoàn rất nhiệt t́nh, khéo léo nên được ḷng với bên quân đội, cả với Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Vùng 1 Chiến thuật (kiêm đại diện chính phủ).
Trung Tướng Thi đem BS Mẫn lên làm giám đốc BVTƯ Huế thay thế BS Nguyễn Duy Chi vào giữa năm 1965 và kiêm trưởng ban đại diện trường khi BS Quyến khiếm diện (song trên danh nghĩa vẫn là Q. Khoa trưởng trường YK Huế).
Vào đầu năm 1966 tướngThi lại đưa BS. Mẫn vào làm Thị Trưởng Đà Nẵng.
Ở Huế BS Tô Đ́nh Cự lên thay thế, làm giám đốc Bệnh viện, BS LVBách th́ làm trưởng ban đại diện Trường cho đến lúc Huế yên, BS Thân Trọng An được bộ GD bổ nhiệm thay thế BS Quyến.
Tướng Thi bị cất chức gần giữa tháng 3/1966 và được cho đi Hoa Kỳ chữa bệnh.
BS Nguyễn Văn Mẫn sau đó cũng mất chức thị trưởng Đà Nẵng và bị quân đội bắt giữ (23/5/1966).
Đến giữa tháng 6 th́ quân chính phủ đă đến Đà Nẵng từ tháng trước, ra Huế dẹp nốt các cuộc chống đối được mệnh danh là “Biến Động Miền Trung” kéo dài từ giữa năm 1964 đến giữa năm 1966 và bắt các lănh tụ chống đối, trong đó có BS LK Quyến giải về Sài G̣n.
Huế, Đà Nẵng yên từ đó cho đến chiến cuộc Tết Mậu Thân đầu năm 1968.
Ngày 28/4/1975 Tổng Thống Dương Văn Minh vừa nhậm chức, chỉ định Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu làm thủ tướng, thành lập chính phủ ḥa b́nh gồm những phần tử hoàn toàn thuộc thành phần thứ ba, theo tinh thần Hiệp định Paris.
Trong tân nội các có GS Bùi Tường Huân cựu Viện trưởng Đại học Huế là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng, BS Lê Khắc Quyến là Quốc vụ khanh kiêm Tổng trưởng Y tế và BS Nguyễn Văn Mẫn là Tổng trưởng Xă hội và Cứu trợ.
Chính phủ Vũ Văn Mẫu dự kiến ra mắt hôm sau, sáng 30/4 song đến phút chót phải hủy bỏ ư định. Chính phủ của ông chỉ tồn tai được một ngày.
(nguồn: www.viethaingoai.net/bai-dien-van-cuoi-cung-cua-chinh-phu-viet)
BS NV Mẫn qua Pháp, hành nghề trở lại và mất tại Paris, Pháp v́ bệnh tim cách trên 10 năm.
(nguồn: http://motgoctroi.com/HoiKy/VolongTrieu/Hky_VLTrieu29.htm)
Tuy vậy, ông bà BS NVVĩnh, người cùng làng Phú Cam, bạn thân của BS NVMẫn, cho biết từ Hoa Kỳ sang Pháp rất nhiều lần và nhờ bạn bè định cư ở Pháp cố gắng ḍ hỏi vẫn không t́m được tung tích của hai ông bà người bạn xưa.
Cũng có nguồn tin nói BS NV Mẫn thiệt mạng tại Úc, trong một tai nạn giao thông trên đường đi Blue Mountains, khi ông vừa nhận được giấy phép hành nghề trở lại, cũng cách trên mười năm. Phải chăng là trùng tên với một bác sĩ Y Khoa Sài G̣n. Đâu là sự thật?.
Dù sao th́ trường ĐHYK Huế cũng có được 2 thầy dạy đă làm đến chức bộ trưởng trong chính phủ thời đó.
*****
4) Bác sĩ Lê Văn Bách được Bộ Giáo Dục cử Xử lư thường vụ Khoa Trưởng thay thế BS Thân Trọng An kể từ đầu tháng 4-1967 và giữ chức đến cuối tháng 12-1967 .
BSBách từ quân đội được biệt phái về Trường, được gửi đi tu nghiệp ở Đức rất sớm, lúc về làm ở khu Nội thương và sau đó giữ chức Trưởng khu (bộ môn) Nội cho đến lúc ông về hưu, năm 1995.
Các đồng nghiệp đă viết về ông như sau :
“Thầy Lê văn Bách vào làm cho Y Khoa Huế ngay từ lúc trường mới thành lập. Thầy là người rất có trách nhiệm, nguyên tắc và ghét tham quyền cố vị, v́ vậy khi Thầy được bầu lên làm Quyền Khoa Trưởng, mặc dầu lúc đó Thầy được sự ủng hộ mạnh mẽ của các giáo sư người Đức và hầu hết nhân viên giảng huấn, hành chánh… và sinh viên, Thầy luôn đ̣i hỏi Viện phải thúc dục Bộ Giáo Dục bổ nhiệm một Khoa Trưởng thực thụ” (Vơ đăng Đài, Giáo sư YKH, ‘Tính sổ…’ ĐSan YKH 2006, tr.12)
“Bác sĩ Lê văn Bách đă giữ vững Y Khoa Huế trong thời gian rất nhiễu nhương để trao lại cho tôi. Ông là một bậc thầy khả kính đối với sinh viên. Ông có một đời sống khắc khổ với ông và nghiêm nghị với mọi người. Ông là một người bảo thủ, nhưng không hề cản trở công cuộc cải cách táo bạo của tôi” (Bùi Duy Tâm, Giáo sư, Khoa trưởng ĐHYK Huế, Kỷ yếu YKH 2010).
Riêng tôi nhận thấy Bác sĩ Lê Văn Bách sống thật đạm bạc. Ông luôn mặc áo sơ-mi trắng, tay dài và đi đôi dép xăng đan nâu, giản dị nhưng chỉnh tề. Suốt thời gian ở Huế, ông chỉ đi xe gắn máy, không hề sắm xe hơi như tất cả các bác sĩ khác. Ông cũng không đánh bài, văn nghệ, thể thao, đến Câu lạc bộ Huế…, ông quá bận bịu v́ công việc giảng dạy và pḥng mạch rất đông thân chủ.
Tôi chỉ nghe ông đến chùa xem bệnh cho các thầy.
Có vẻ ông không được sức khỏe lắm, phổi yếu (?), có lần phải nghỉ dưỡng bệnh hai ba tháng.
BS Bách đă trao Trường lại cho GS BDTâm ngày 26-12-1967.
Nếu qua tháng sau, cận Tết, bộ Giáo Dục vẫn chưa kịp bổ nhiệm Khoa trưởng thực thụ th́ nhiều người nghĩ, sau biến cố Tết Mậu Thân, lúc t́nh h́nh tạm ổn định, BS Bách có thể đem Trường tạm vào Đà Nẵng, có sự giúp đỡ của BS Đinh Văn Tùng, Giám đốc Bệnh viện Toàn khoa Đà Nẵng.
Tổng y viện Duy Tân (Quân Y) Đà nẵng, rất lớn cũng là nơi nương tựa tốt.
Các bác sĩ ngoại quốc, nhất là Hoa Kỳ ở Đà Nẵng rất nhiều và nhiệt tâm.
Ngoài ra các giáo sư Sài G̣n nếu bay ra Đà Nẵng giảng dạy th́ cũng thuận lợi.
Trong lúc quốc biến, tinh thần yêu nước, tương trợ, lá lành đùm lá rách lên rất cao.
Tạm dời Trường vào Đà Nẵng thay v́ vào Sài G̣n trong niên khóa, đó là một lựa chọn thứ 2, khả thi.
Từ năm 1966, BS Đinh Văn Tùng trong ban giảng huấn ủy nhiệm của Trường, cùng các bác sĩ Phùng Văn Hạnh (ngoại phẫu), Vơ Văn Tùng (Nhi khoa) v.v…tại BV Đà Nẵng phụ trách giảng dạy sinh viên YKHuế năm thứ 6 thực tập nội trú tại Đà Nẵng.
BS Lê Đ́nh Thương YK1 viết hồi kư có đoạn : “Sáu năm Y khoa rồi cũng qua nhanh. Năm cuối (1966-67) c̣n đi thực tập nhiều nơi ngoài Bệnh viện Huế : về Phú Bài làm việc với nhóm quân y sĩ Mỹ, được ăn hotdog, uống coca cola, coi xiné trong lều. Vào Đà nẵng được Giáo Sư Đinh văn Tùng dành cho một căn nhà nhỏ trong khuôn viên bệnh viện, c̣n biệt phái cho một chiếc xe hơi International Scout chạy trên băi cát. Đây là chưa nói đến công lao dạy dỗ chí t́nh của bác sĩ Tùng, cho chúng tôi nhiều vốn liếng hữu ích trước ngày ra trường” (LĐThương ‘Vài kỷ niệm…’, ĐSan YKH 2006, tr.19).
BS Đinh Văn Tùng lúc học ở ĐH Y Dược khoa Hà Nội trước 1954 là Ngoại trú Bệnh viện, ở ĐHYK Sài G̣n là Nội trú Bệnh viện, đặc biệt xuất sắc.
Cho nên ông rất ham thích giảng dạy, đại diện cho trường YKH tại Đà Nẵng, hết ḷng với sinh viên và có công rất lớn đối với Trường.
Sau này “Hè đỏ lửa Quảng Trị” năm 1972, Đại học Huế di tản vào Đà Nẵng, BS Tùng đă giúp đỡ hết sức tận t́nh, không những trường Y khoa Huế mà c̣n các phân khoa khác. (Lê Thanh Minh Châu, ’Diễn văn’, Đại hội YKH 2009).
GS Đinh Văn Tùng là giáo sư về khoa Sản Phụ và Bệnh Lư Cơ Thể Học tại Đại Học Y Khoa UTMB Galveston, Texas, mất tại Mỹ do chứng ung thư phổi, năm 2003. Tất cả cựu sinh viên YKH, học tṛ cũ của ông vô cùng thương tiếc, nhớ lại những ǵ quí giá, bổ ích ông đă làm cho họ tại Đà Nẵng.
+GS ĐVT 1930- 2003 +BS Lê Văn Bách +YKH, Tŕnh Luận án. Từ trái qua: GS VĐĐài, GS Lê Văn Bách, BS Hoàng Kim Dũng YK7, 1973
Dù sao nói cho cùng, nếu Trường vẫn cố ở lại Huế (như ư muốn của chính quyền) th́ có thể phải kéo dài niên học qua mấy tháng hè. Nhưng đó chắc là thế cùng, hạ sách.
Tuy rằng các phân khoa khác trong Đại học Huế đều không di tản.
Thời gian từ cuối 1972 cho đến cuối tháng 4-1975 BS Bách đảm nhiệm chức vụ phó Khoa Trưởng đặc trách lâm sàng. Ông được xem là cột trụ lớn vững chắc của Trường, cầm giữ mối giường, khuôn phép, rất uy tín và được kính nể như vị Trưởng Lăo Chấp pháp của Trường.
Ông ít tṛ chuyện, khi phát biểu th́ chậm răi, suy nghĩ, sâu sắc, thuyết phục.
Sau ngày 30/4/1975 ông được mời giữ chức phó trưởng ban điều hành trường tức là phó khoa trưởng cũ, nay goi là phó hiệu trưởng trong thời gian ban đầu.
Bác sĩ Lê Văn Bách mất tại tư gia ở Huế, sáng ngày 2 tháng 4, 2002, v́ bệnh Phổi tắc ngẽn (Obstructive Lung Disease), thọ 72 tuổi.
Tính ra ông đă phục vụ cho trường ĐHYK Huế thời gian lâu dài nhất, và ngay từ đầu, đào tạo rất nhiều thế hệ sinh viên, ảnh hưởng sâu đậm.
Dân chúng, các học tṛ cũ, các giới y tế, giáo dục đi đưa đám tang ông đông đảo.
Tại hải ngoại : “Một buổi lễ tưởng niệm cho Thầy (Giáo Sư Lê Văn Bách) đă được tổ chức tại Orange County 1-8- 2002 với sự hiện diện của thầy Viện Trưởng Lê Thanh Minh Châu, cựu Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm, các thầy Nguyễn Văn Tự, Phùng Hữu Chí, Lê Bá Vận, Bùi Minh Đức và nhiều các vị khác trong cộng đồng. Chị Tinh Châu (YK2) đă đứng ra để lập quỹ học bổng mang tên thầy, quyên góp được một số tiền lớn gởi về cho gia đ́nh thầy ở Việt Nam.” (BS Đồng Sĩ Nam YKH5, Đặc san YKH, 2006, tr. 141).
Lê Bá Vận
+BS Lê Văn Bách, phu nhân DT Bạch Mai và các con. Kẻ Vạn, Kim Long, Huế. +Tượng đồng Thầy Lê Văn Bách
+Thầy Lê Văn Bách và BS Bùi An B́nh YKH1 +Đám tang BS Lê Văn Bách, Huế 2002
Chú Thich:
***
* C̣n tiếp...
* Bài viết trường Y Khoa Huế & các Khoa Trưởng (1961-1975). Tác giả: Thầy Lê bá Vận gồm có 3 phần.
Phần 2 sẽ được đăng vào lần tới, xin mời quư vị nhớ đón xem.
BBT/YKHHN