Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

           *43

 

CON NAI VÀNG NGƠ NGÁC

HỒ CHÍ MINH VỚI CON BÀI ĐỒNG MINH TRÊN BÀN CỜ QUỐC TẾ

“TOÁN CON NAI” BỊ ĐƯA VÀO TRÒNG

 

 

           Tại khu rừng Sam Cao, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, Đội Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22.12.1944 gồm 34 đội viên do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, võ khí chỉ có mấy khẩu súng trường cũ kỹ khó sử dụng và được chia ra ba trung đội đi các điạ phương, nhằm tuyên truyền nhiều hơn là tác chiến. Các đội viên hầu hết thuộc sắc tộc thiểu số như Nùng: Hoàng Sâm, Thổ: Xích Thắng, Nam Tuấn, Đàm Quang Trung hay Mán: Qúy vv...ngoài ra còn có ba phụ nữ là Cầm, Loan và Thanh.     Điều đáng nói ở đây là Hồ dặn dò, “ Mình võ khí thô sơ, việc giải phóng tất còn khó khăn nên quan trọng hơn cả là tuyên truyền, cứ làm sao cho dân tin chẳng cần đúng hay sai, là thành công một nửa rồi...”

           Những người đương thời – trong đó có cả tôi - tất còn nhớ đi đâu cũng nghe thấy nói Trên chiến khu cụ Hồ có cố vấn Mỹ, có cả máy bay lẫn chiến xa, đợi lệnh cụ là xông ra đánh Pháp, đuổi Nhật dễ như chơi...” mà hầu như ai nấy đều tin là thật nên để cho Việt Minh cướp chính quyền dễ dàng như trở bàn tay, chẳng ai dám chống cự.        Câu chuyện tưởng đuà mà có hiệu quả thật, sau đó lại tái diễn lúc khởi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ai nấy đều tin tưởng vào máy bay và chiến xa của cụ Hồ nằm đợi lệnh cụ để xung trận.

            Ngay cả sau khi “giải phóng ” miền Nam, các cán bộ và dân chúng ngoài Bắc vô Nam đều ngỡ ngàng vì đã tin ở tuyên truyền cho rằng dân trong Nam bị đói rách, áo quần không đủ ấm, cơm ăn không có chén bát, rất nhiều người ngủ đầu đường xó chợ,  đã thế về mặt tinh thần thì bị kìm kẹp, mất tự do, con gái làm đĩ điếm, con trai du côn du kề, sách truyện toàn là thuốc độc, rất hiếm hoi trường học mà đầy rẫy trại tù cho nên ai nấy quyết tâm vào giải phóng đồng bào, có khi còn cực đoan tới độ khắc vào cánh tay bốn chữ SINH BẮC TỬ NAM.

            Chủ trương tuyên truyền một cách lừa bịp, xảo trá của Việt Minh đã khiến dân gian đặt ra tục ngữ mới “ Nói dối như VM” và câu nói của cưụ Tổng thống miền Nam Việt Nam Nguyễn văn Thiệu cũng trở thành một chân lý “ Đừng tin những gì cộng sản nói mà xem kỹ những gì cộng sản làm.”

           Đồng Minh, sau vụ Nhật đảo chính Pháp, cũng thay đổi chiến thuật, e ngại Nhật sẽ từ Đông Dương tiến sang Hoa Nam, các tin tức tình báo trước do Pháp ngầm cung cấp bị cắt đứt cho nên cần tìm người cộng tác để tái lập lại màng tình báo dù bất cứ thuộc đảng phái nào, kể cả cộng sản để nhằm mục tiêu duy nhất là đánh Nhật tại Đông Dương và OSS do đó được tự do tìm người cộng tác.

           Trở lại với Hồ từ trước tới nay vẫn mong có cơ hội tiếp xúc với Mỹ thì một dịp may hơn vàng bỗng nhiên tới: Một trung úy phi công Mỹ tên Shaw bị rớt máy bay đã nhảy dù xuống khu Việt Minh, Hồ không bỏ qua cơ hội, cho người đưa phi công Mỹ về tận Côn Minh là nơi đặt bản doanh của tướng Chennault. Trung úy OSS Fenn cũng nhân dịp này tìm gặp Hồ ngày 17.3.1945 và hai bên thỏa thuận sẽ cộng tác trong việc thông báo tin tức về quân Nhật cho OSS. Ba ngày sau OSS bắt đầu trang bị cho Việt Minh các phương tiện truyền thông và huấn luyện cho cán bộ Việt Nam cách sử dụng.

            Hồ yêu cầu gặp Chennault, do đó ngày 29.3, Fenn và Bernard đưa Hồ tới bản doanh của Chennault tại Côn Minh. Chennault được Hồ hết mức ca tụng cùng với không đoàn Cọp Bay – Flying Tigers – nên rất khoái chí và khi chia tay Hồ xin một tấm hình của ông thì ông vui vẻ tặng và ký tên dưới dòng chữ : Sincerely yours.     

           Hồ sau dùng tấm hình này đi khoe với mọi người nhất là các đảng phái quốc gia là Hồ và Việt Minh đã được Đồng Minh ủng hộ. Trong đại hội Tân Trào để quyết định tổng khởi nghĩa tháng Tám, hình ông Chennault còn được treo cùng với hình Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông.

           Hồ quả là cáo già, tinh khôn và qủy quyệt vì nay có một bằng chứng cụ thể được Mỹ cộng tác và sau đó dùng làm buà hộ mạng khi phải đối phó với phe quốc gia, bọn Pháp hay bọn Tưởng.       

           Từ đó đi đâu Việt Minh cũng khoa trương được cả Nga, Tàu và Mỹ nghiã là Đồng Minh ủng hộ nên dân chúng lại càng ủng hộ nhiều hơn trước nhất là Việt Minh dấu kín tông tích cộng sản của mình. Hồ lúc đó luôn luôn căn dặn các cán bộ, đối với dân chúng tuyệt đối chớ hề lộ tung tích cộng sản.

            Sau đó, Hồ còn được Đồng Minh cấp máy bay đi Quảng Tây để gặp Trương Phát Khuê bàn chuyện Hoa quân nhập Việt và chấn chỉnh VNCMĐM Hội để tranh thủ lợi thế cho Việt Minh. Trước khi chia tay, Hồ đã xin được trung úy Fenn tặng 6 khẩu súng colt 0.45 mới toanh còn bọc trong giấy và Hồ đã giở ra cho các cán bộ cách mạng quốc gia xem cùng với hình của tướng Chennault tặng có chữ ký đàng hoàng để chứng minh Đồng Minh đã cộng tác với Hồ và lôi kéo họ về với mình.

            Ngày 13.4.1945 Archimedes Patti, thiếu tá chỉ huy OSS tại Đông Dương tới Côn Minh và chỉ sau đó ít lâu một người Việt Nam xưng tên Vương Minh Phương, tới gặp Patti, cho biết từng là cựu sinh viên đại học Hà nội, đã sang Côn Minh từ 1943 và nói biết rõ về Việt Minh. Khi ra về Phương nói nếu Patti muốn gặp Hồ, lúc này đang ở Côn Minh thì tới Tĩnh Tây, kiếm tiệm trà  Wang Yeh-Li tất sẽ được chỉ dẫn.

           Patti tới tiệm trà và được hẹn hôm sau trở lại sẽ đưa đi gặp Hồ. Sau khi lái xe 45 phút cách Tĩnh Tây 6 miles trên một con đường hẹp tới một làng nhỏ chừng 15-20 nóc nhà có hai người già và trẻ ra đón. Người gìà 50-60 tuổi là Hồ chào bằng tiếng Anh: “Welcome, my good friend” rồi giới thiệu người trẻ tên Lê Tùng Sơn, nói Sơn không biết tiếng Anh, chỉ hiểu sơ qua tiếng Pháp và đề nghị nói chuyện bằng tiếng Anh để ông được học hỏi thêm, và sau khi uống trà, Hồ vào thẳng chuyện liền, nói về Patti, về Chennault, về Roosevelt, về chế độ thực dân Pháp, về phát xít Nhật, về nạn chết đói 1.5-2 triệu dân VN.

            Patti hỏi Hồ có yêu cầu Mỹ gì không thì Hồ nói muốn cộng tác với Đồng Minh đánh Nhật, Việt Minh là một mặt trận bao gồm đủ các đảng phái, các thành phần, tranh đấu để giành độc lập và mong được Mỹ yểm trợ. Ông vừa nói vừa hút thuốc liên miên, ngửi rất khét, thuốc hết Hồ bảo Sơn đi mua, Patti mời ông thuốc Chesterfield, ông khen ngon và theo Patti biết từ đó ông nghiền thuốc Mỹ luôn ngay cả hai tháng trước khi chết vẫn không rời thuốc lá Mỹ. Chuyện tới quá nửa đêm mới dứt.

           Cảm tưởng của Patti: Hồ thật thà, óc thực tế, hùng biện.(?)

           Sau khi gặp thiếu tá A. Patti ngày 27.4.1945 tại Tĩnh Tây bàn luận về sự cộng tác Việt Mỹ, Hồ chọn 40 cán bộ để hộ tống các đại diện Mỹ qua Việt Nam trong đó có hai lính Mỹ gốc Hoa lo về truyền tin là Frank Tan và Mac Shinn. Hồ trở về Việt Nam rồi di chuyển Tổng bộ Việt Minh từ Pác Bó, Cao Bằng tới Tân Trào, Tuyên Quang, khởi hành ngày 4.5.1945, tới Tân Trào ngày 21.5.1945.

           Ít lâu sau Hồ gửi cho Patti một báo cáo về tình báo và hai tập sách nhỏ, một gửi cho các lãnh đạo Mỹ, Anh, Tầu, Nga yêu cầu ủng hộ cuộc tranh đấu giành Độc Lập của VN và một gửi cho LHQ tại San Francisco. Ít ngày sau, Hồ gửi thêm báo cáo nhiều chi tiết về điều quân của Nhật, lộ quân 38 và sư đoàn 22 tại Cao Bằng, kèm thêm mẩu giấy hỏi hai tài liệu đã được chuyển đi San Francisco chưa.

           Khi đó Patti được lệnh phải cấp kỳ phá hoại đường xe lửa từ Trấn Nam Quan tới Hà Nội và tìm cách kiểm soát các tầu ra vô hải cảng Hải Phòng. Sainteny, trưởng tóan tình báo M5  của Pháp Tự Do tại Đông Dương đồng ý với Patti thành lập hai toán Cat và Dear mỗi toán gồm 50 binh sĩ Việt Nam, 5-7 sĩ quan Pháp do OSS chỉ huy, trưởng toán Cat là đại úy Charles Holland, toán Deer là thiếu tá Allison Thomas. Ngày 12.6 hai toán bắt đầu thực tập tại Tĩnh Tây.

           Patti bị dị nghị là cả tin theo mấy CS cuồng tín, ông bèn gửi một báo cáo kể thành tích của VM từ ngày đảo chính Nhật: Kiểm soát 6 tỉnh dọc biên giời, tổ chức Quân đội Giải phóng, bộ máy thông tin tuyên truyền hữu hiệu, tập hợp được nhiều đảng phái và đoàn thể, được quần chúng ủng hộ gửi cho Wedemeyer, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Trung Hoa và Donovan, đại sứ Mỹ mới hết bị dị nghị. Lúc đó mục tiêu duy nhất của Mỹ là đánh phá Nhật trong khi đó Hồ tiếp tục báo cáo nhiều tin tức giá trị về Nhật nên dù có nhân viên Mỹ nào quan ngại cũng bị bỏ qua.

           Ngày 30.6 Hồ báo cho Patti biết là sân bay đã làm xong và còn bảo đã sẵn sàng 1,000 du kích quân để Patti sử dụng. Vài ngày sau đó Mỹ thả dù xuống võ khí có cả bazooka, tiểu liên, mìn, đạn dược, thuốc men, vật liệu truyền tin vv...

           Chuyện hợp tác với Sainteny gặp trục trặc nên Patti nắm cơ hội Hồ đưa ra, dự định dùng cán bộ VM thay thế. Thomas cẩn thận hơn, muốn thăm dò địa điểm hoạt động nên ngày 17.7 nhẩy dù thám sát xuống làng Kim Lũng cách biên giới TQ 20 miles cùng trung úy Pháp Montfort, hai quân nhân VN trong QĐ Pháp, hai lính Mỹ. Toán DEER hay CON NAI này được đón chào bởi 200 du kích trang bị phần lớn súng trường Pháp đã cũ, vài khẩu Thompson, vài khẩu tiểu liên và lựu đạn.

           Trung úy Montfort, hai quân nhân Việt Nam là trung úy Phác, và người kia tên Lô sau bị nhận diện bởi các du kích quân phục vụ cùng đơn vị trong quân đội Pháp trước kia nên Hồ bắt rời Tân Trào ngay lập tức và cho nhập toán gia đình thân nhân Pháp đưa về Tầu. Hai người này cũng khai là thuộc đảng của Nguyễn Tường Tam đã thoả hiệp với phái bộ Sainteny.

           Thomas cùng toán Con Nai/Deer Team ở lại huấn luyện các du kích VM về súng ống, truyền tin rồi sau cùng theo về Hà Nội trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám cùng đoàn quân của ông Giáp tháng 9.45. Các du kích do Thomas huấn luyện sau là cán bộ nồng cốt của quân đội VM kháng chiến chống Pháp, nhưng lúc đó ít ai ngờ họ cũng sẽ chống Mỹ sau này.

           Vào tháng 7.1945, Hồ nhờ Thomas chuyển cho phái bộ Pháp và phái bộ Sainteny tại Côn Minh một bản thỉnh nguyện thư cho chính phủ Pháp gồm năm yêu cầu:

- Tổ chức bầu cử Quốc Hội

- Pháp sẽ là chủ tịch tạm thời với chính phủ được quốc hội đồng ý

- Độc lập cho VN trong vòng 5-10 năm

- Các nguồn lợi thiên nhiên thuộc người dân VN

- Cấm bán thuốc phiện.

           Patti cho đó là những yêu cầu chính đáng và hợp lý, hợp tình tiếc rằng phiá Pháp không trả lời. Patti quan niệm Mặt trận VM là tập hợp rộng rãi các đảng phái do những người theo chủ nghĩa Marx Leninist lãnh đạo. Toán Con Nai/Deer cũng cùng một ý kiến: VM không phải là cộng sản. Chỉ có Charles Fenn, trong lòng có chút nghi ngờ, hỏi Hồ có phải là cộng sản không thì Hồ bảo bọn thực dân Pháp vu cáo là cộng sản tất cả những ai muốn tranh đấu cho độc lập quốc gia và còn để lấy lòng Fenn, Hồ khoe sẽ lấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Huê Kỳ làm nền tảng cho bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam sau này..

           Sau khi Nhật đảo chính Pháp đêm 9.3.1945, Trường Chinh, Tổng bí thư, biết thời cơ thuận lợi đã tới, Pháp không còn là trở ngại nữa và Nhật đang trên đường thua trận nên triệu tập hội nghị quân sự tại Bắc Giang để mở rộng điạ bàn hoạt động về miền xuôi.

           Đảng Cộng sản Việt Nam chọn Tân Trào, Tuyên Quang làm thủ đô khu giải phóng vì điạ thế hiểm trở, giáp với Thái Nguyên, tiện đường về xuôi và đã có những cơ sở khá vững chắc tại đây do những cán bộ Song Hào, Tạ Xuân Thu, Dục Tôn, Lê Trung Đình xây dựng. Dân chúng quanh vùng toàn là người Tày và người Nùng đã thấm nhuyễn những lời tuyên truyền của các cán bộ đồng chủng tộc nên ủng hộ cộng sản hết lòng.

           Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội khoảng 150 km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Đây là vùng đồi núi thấp, có độ cao trong khoảng từ 95 đến 814 m. Khu vực này nằm trong lưu vực sông Đáy, sông này đổ vào sông Hồng tại Việt Tŕ.

           Trong thời kỳ này, Hồ mắc bệnh khá trầm trọng, sốt liên miên và mê sảng nên có đêm Võ Nguyên Giáp phải nằm cạnh Hồ chăm sóc. Một y tá Mỹ chẩn đoán Hồ bị bệnh sốt rét và kiết lỵ, đã chích thuốc quinine và sulfamide, nhờ đó bệnh tình Hồ mới thuyên giảm, nếu không thì có thể Hồ đã đi chầu tổ Marx và Lenin từ lúc này rồi.

           Tân Trào, Tuyên Quang nằm gần địa phận Vũ Nhai, Thái Nguyên là vùng nổi tiếng ma thiêng, nước độc, nơi bệnh sốt rét hoành hành từ bao nhiêu thế kỷ nên từng được dân gian biết tới qua câu ca dao, “ Những người lử khử, lừ khừ / Chẳng ở Đại Từ thì ở Vũ Nhai.”

           Chiến khu của Việt Minh thoạt đầu là Cao Bằng tới tháng 5.1945 được di chuyển tới vùng Tuyên Quang-Thái Nguyên, nơi nổi tiếng vì câu “Chè Thái, Gái Tuyên”. Dưới đây là bài viết của Thu Hương, giải thích về chè Thái và gái Tuyên:

           “...Trong ngôn ngữ của người Việt, chúng ta thường dùng lối nói sóng đôi để miêu tả một sự việc, hiện tượng.. Như vậy, "Chè Thái, gái Tuyên" cũng có thể được coi là một trường hợp tương tự mà dân gian mượn sự tinh túy, hương vị thơm ngon khó quên của chè ở vùng đất Thái Nguyên để nói đến cái tinh tế, đằm thắm, dịu dàng, thanh thoát của người con gái xứ Tuyên. "Chè Thái" là một đặc sản nổi tiếng. H́nh ảnh “gái Tuyên” đặt song song với hương vị của "chè Thái" chắc có lẽ để lột tả vẻ đẹp của người con gái xứ Tuyên? Điều đó giống như là bản quyền của một "thương hiệu" vậy và sự thật vẻ đẹp của người con gái xứ Tuyên đă được khẳng định. Chắc hẳn ngụ ư của câu thành ngữ c̣n nhiều ư sâu xa và có lẽ chỉ những ai đă từng thưởng thức "chè Thái" và những ai đă từng gặp gỡ, tiếp xúc với "gái Tuyên" mới có thể nhận xét và trả lời hết được.

https://baomoi.com/vi-sao-che-thai-gai-tuyen/c/8381581.epiTrước hết, có thể nói “gái Tuyên" đẹp là do lịch sử truyền thống. Xưa kia, Tuyên Quang là một vùng đất rộng lớn gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và một phần của Cao Bằng. Tuyên Quang là vùng đất cổ, mỗi địa danh đều có tên tuổi và ghi nhiều dấu tích của lịch sử, đều gắn với quá tŕnh dựng nước và giữ nước của dân tộc... Cho đến nay, những dấu tích lịch sử ấy c̣n được lưu giữ và nằm trải dài ở nhiều nơi dọc theo mảnh đất xứ Tuyên. Trên Núi Thổ Sơn nằm ở trung tâm thành phố, bên cạnh ḍng sông Lô hiền ḥa c̣n lưu lại tấm bia đá từ thế kỷ XV, ghi: An biên viễn ải ưu kim bạc / Tuyên thành vạn cổ áng Thăng Long. (Tạm dịch: ở nơi biên cương xa xôi có nhiều vàng bạc. Thành Tuyên Quang muôn đời là nơi che chở cho đất Thăng Long). Các triều đại quân chủ trước đây đều coi Tuyên Quang là vùng phên giậu ở phía Bắc của Tổ quốc và những vị tộc trưởng, tù trưởng ở đây được xem là “nanh vuốt” của triều đ́nh.           Để giữ chắc phên giậu, nhà nước phong kiến phải kết giao và giữ mối quan hệ đối với các tù trưởng, tộc trưởng. Trong đó, không loại trừ cả “kế mỹ nhân” là gả công chúa, quận chúa cho các tù trưởng, tộc trưởng để tạo dựng niềm tin, ḷng trung thành. Bài văn bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc) được khắc bằng chữ Hán trên một tấm bia đá từ thế kỷ XIII, đặt tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc thuộc xă Yên Nguyên (Chiêm Hóa) có ghi tên một vị công chúa nhà Trần tên là Khâm Thánh, được vua cha gả cho tù trưởng Hưng Tông, một người có công chống giặc ngoại xâm. Thế kỷ thứ XV nhà Mạc xây thành đắp lũy ở một số nơi và Tuyên Quang là nơi vương triều nhà Mạc chọn làm chốn định đô khi thất thế. Tuyên Quang hôm nay vẫn c̣n đó Thành nhà Mạc sừng sững giữa thành phố trẻ, như chứng nhân cho một thời kỳ thịnh trị của một triều đại.

           Như vậy, Tuyên Quang từng là nơi “định cư” của nhiều vua chúa, quan lại, cung tần, mỹ nữ. Những người con gái đẹp được tuyển chọn làm thê thiếp lại phải là những người con gái "sắc nước hương trời", được rèn giũa và dạy bảo đầy đủ gia phong, lễ nghĩa, phép tắc. Từ đây ta có thể lư giải rằng, theo mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có thêm những công chúa, quận chúa được gả về đây và tháp tùng họ lên Tuyên Quang chắc chắn có cả một đoàn tỳ thiếp mỹ nữ được lựa chọn từ nhiều nơi cùng một đội ngũ quân binh tráng kiệt.

           "Gái Tuyên" đẹp c̣n do điều kiện tự nhiên. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, địa h́nh có nhiều đồi núi cao, rừng rậm và hệ thống sông, suối dày đặc, khoảng 500 con sông suối lớn nhỏ chảy bao quanh. Khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ trung b́nh hằng năm từ 22 đến 24 độ C được coi là mát mẻ, không khí trong lành... Có lẽ đây là một điều kiện khá thuận lợi để tạo nên những làn da trắng nơn nà, mái tóc đen mượt mà, nụ cười hồn nhiên, trong sáng của những cô gái miền sơn cước.

           Mặt khác, ngoài người Kinh, Tuyên Quang c̣n nhiều dân tộc khác sinh sống như: Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Thái, Hoa... Đặc điểm sinh sống của các dân tộc ở Tuyên Quang là ít co cụm mà thường phân tán, đan xen nhau. Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đă góp phần sinh ra nhiều người đẹp cho xứ Tuyên.

           "Gái Tuyên" đẹp không chỉ ở h́nh thức bên ngoài mà c̣n đẹp ở nội tâm bên trong. Đó là những nét dịu dàng, đằm thắm, nết na, sự khéo léo trong cách ăn ở... và đặc biệt là giọng nói với phát âm rất chuẩn. Tất cả đều đă được h́nh thành và khẳng định bởi nguồn gốc lịch sử, yếu tố địa lư và nét văn hóa đặc trưng của miền đất xứ Tuyên...”

 

CHÚ GIẢI:

- Người Mỹ lợi dụng Hồ để dò xét tin tức quân Nhật tại Việt Nam nhưng ông Hồ mới thật sự giành được nhiều thuận lợi trong sự cộng tác với Mỹ. Ông còn khôn vặt, xin hình tướng Chennault để đem đi loè bịp các người cách mạng quốc gia và các đồng chí của mình.

- Nhiều người Mỹ còn ngây thơ tin tưởng Hồ không phải là cộng sản, cũng như sau này nghĩ các người trong Mặt trận Giải phóng miền Nam không phải là và không bị phụ thuộc cộng sản ngoài Bắc. Toán Con Nai không ngờ lại trùng hợp với sự kiện Patti và các cộng sự của ông dưới mắt Hồ đúng chỉ là những Con Nai Vàng Ngơ Ngác bị ông cho vào tròng mà không hay.

- Tôi đã có nhiều dịp đi qua Tuyên Quang thấy thật sự thì gái Tuyên, phần lớn là người sắc tộc, tuy thường có làn da trắng mịn mà và má hây hây hồng cũng giống như các con gái trên toàn Việt Bắc về phương diện nhan sắc chứ không đạt được cái mức chim sa, cá lặn như tác giả viết ở trên. Chè hay trà Thái Nguyên thì vẫn nổi tiếng là thơm ngon nhất ngoài Bắc nhưng theo tôi cũng không hơn được trà Blao, Lâm Đồng. Điều này phụ thuộc vào vị giác của mỗi người nhiều hơn. Đặc sản của Tuyên Quang là bưởi Đoan Hùng, nổi tiếng cả nước.

- Chiến thắng đầu tiên trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp là trận sông Lô, gần Đoan Hùng, đánh đắm 5 giang thuyền của Pháp cuối năm 1947. Điểm lý thú là một trong các đại đội trưởng tham dự trận đánh sông Lô sau bỏ hàng ngũ Việt Minh trở về vùng quốc gia và trở thành một quân y sĩ hiện dịch.

- Nhà văn Lan Khai khi viết các tiểu thuyết đường rừng ở với gia đình ngay tại thị xã Tuyên Quang. Ông thường đi vào các bản chuyện trò để lấy dữ liệu viết truyện. Cộng sản nghi ngờ ông có thâm ý khác vì ông còn là đảng viên VNQDĐ nên trong cách mạng tháng Tám đã mời ông đi làm việc rồi thủ tiêu ông trong rừng luôn.

 

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ

Chương 43 của cuốn sách này chú trọng vào thời gian ông Hồ Chí Minh lập căn cứ và chính phủ lâm thời của ông ta tại Tuyên Quang, một tỉnh giáp giới các tỉnh thượng du và các tỉnh đồng bằng.

Trong thời gian này th́ Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp có gặp phái đoàn của TT Patti thuộc OSS tức là cơ quan tình báo chiến tranh thời đó, tiền thân CIA sau này. 

Qua trung gian của Patti, Hồ Chí Minh có được gặp thiếu tướng Claire Chennault, tư lệnh Không Quân Hoa Kỳ tại mặt trận Trung Hoa và Đông Nam Á.

      Thực tinh Patti của OSS không thuộc quyền chỉ huy của Tt Chennault, mà có lẽ Patti dưới quyền của Tướng Stilwell là tư lệnh đồng minh toàn vùng này hơn, nhưng Stilwell hồi đó có bản doanh sát với Tưởng Giới Thạch nên không phải dễ dàng gặp ông ta.

Patti về sau này than phiền Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ không hề hỏi ư kiến ông ta về Cộng Sản và chiến tranh Đông Dương, tuy nhiên ông ta chỉ có gặp Hồ Chí Minh vài lần trong năm 1944 -1945 và mỗi lần chỉ có vài tiếng hay vài ngày mà thôi, nên không phải là người biết nhiều về tập đoàn Cộng Sản Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên không hề hỏi ư kiến Patti trong thời gian ông làm Trung Tá tại Pentagon th́ quả là một thiếu sót.

Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh đẹp, gái Tuyên Quang cũng rất nổi tiếng về sắc đẹp rất mặn mà và duyên dáng của họ. Tôi có ăn bưởi  Đoan Hùng mà Hoàng Xuân Thảo nhắc tới trong chương 43 này.

Trái bưởi nhỏ, da nhăn nheo nhưng múi ở trong ăn thơm tho, tuy nhiên nhỏ hơn bưởi Biên Ḥa và (đối với tôi) không ngon bằng bưởi Biên Ḥa.

Cho tới ngày hôm nay, Trà Thái Nguyên, Tuyên Quang vẩn có tiếng quư giá nhất Việt Nam và cũng mắc tiền bực nhất, tuy nhiên tôi thấy trà Blao/Lâm Đồng ngon hơn nhiều.

Trong các tấm h́nh chụp trong bưng trong thời gian 43,44,45,46 th́ ông Vơ Nguyên Giáp lúc nào cũng mặc bộ quần áo “complet” mầu trắng, đội “mũ phớt”, trong khi tất cả các người khác , kể cả ông Hồ Chí Minh, đều mặc đồ tác chiến hay đồ “tầu” cả. Hơn nữa ông ta luôn luôn cho các đồng chí khác biết ông là người học thức, nói tiếng Tây lưu loát, trong khi các người như Lê Duẩn, Đỗ Mười…th́ chưa học xong Tiểu Học.

Sự đố kỵ bắt nguồn từ thời đó, và ta không ngạc nhiên là sau này Vơ Nguyên Giáp bị loại trong hàng ngũ lănh đạo của đảng Cộng Sản trong các thập niên 60-70-80.

     

 

 

 

 

 

 

 

Giáp săn sóc Hồ bị bệnh sốt rét tại Tân Trào

 

 

Lán của Hồ tại Tân Trào

 

 

Chè Thái

 

Gái Tuyên trên sông Lô

 

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và toán CON NAI – Giáp vẫn còn lưu luyến chiếc mũ phớt

 

 

Gái Tuyên

 

 

Tướng Claire Chennault

  

Bác và các cháu sơn nữ

 

Võ Nguyên Giáp với cái mũ phớt và Đội Võ trang Tuyên truyền Giải phóng quân

Patti và Giáp

 

Hồ và Giáp tại Tân Trào

Di tích thành nhà Mạc tại Tuyên Quang

          

           *44

 

MỘT VÁN CỜ THUA NGẢ CUỘC ĐỜI

                   (Thơ Vũ Hoàng Chương)

CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA HỒI HƯƠNG ĐẤU TRANH VỚI VIỆT MINH

 

 

           Trong khi Việt Minh chuẩn bị về nước hoạt động, Pháp sửa soạn trở lại Đông Dương, Trung Hoa lập kế hoạch Hoa quân nhập Việt, các đảng phái quốc gia cũng rộn rã phác thảo kế hoạch hồi hương tranh đấu giành chính quyền.

 

Việt Nam Quốc Dân Đảng

           VNQDĐ hải ngoại, trụ sở tại Côn Minh, dưới sự lãnh đạo của Vũ Hồng Khanh, phái Nghiêm Kế Tổ cùng Vũ Quang Phẫn dời đài phát thanh từ Trùng Khánh về Đông Hưng để tiếp vận và đặt thêm đài tại ba địa điểm quan trọng trong nước còn Lê Khang về nước mời đại diện đảng bộ trong nước ra họp soạn thảo kế hoạch.

            Mọi sự đang tiến triển tốt đẹp thì bất ngờ Tiêu Văn cho lệnh Đốc Sát Sứ Đông Hưng bắt Tổ và Phẫn, vu cáo tội làm gián điệp cho Nhật, để trả thù Tổ và Khanh đã bỏ VNCMĐMH khiến cho hội không hoạt động được, nhưng đảng bộ THQDĐ sau khi điều tra đã bắt phải phóng thích hai người này. Tuy vậy biến cố này cũng làm chậm trễ rất nhiều hoạt động thông tin và tuyên truyển rất quan trọng trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này.

            Liền đó đảng bộ Côn Minh đặc phái một số cán bộ về hoạt động tại biên khu và trong nước, đặc biệt cử Chu Bá Phượng liên lạc với Đại Việt Quốc Dân Đảng mời đại diện sang bàn chuyện hợp tác, chuẩn bị đại sự.

           Các anh em quốc nội bắt đầu khôi phục tổ chức bí mật, và do Chu Bá Phương, Lê Khang, nối lại liên lạc với Hải ngoại bộ ở ngoài nước. Các đảng phái quốc gia tuy nhiều, nhưng nói chung, v́ thiếu tuyên truyền về cương lĩnh, đường lối, quá chú trọng về bí mật, nên ảnh hưởng tới quần chúng không rộng cho nên cũng chưa kết hợp được thành một lực lượng đủ lớn mạnh để vận dụng thời cơ.

 

Đại Việt Quốc Dân Đảng

           Suốt thời gian học tại Viện Đại học Đông Dương, Trương Tử Anh đă truyền bá chủ thuyết Dân tộc sinh tồn và thu hút được một số bạn đồng chí trẻ. Ngày 10 tháng 12 năm 1939, ông tuyên bố thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng và lấy Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn làm nền tảng lư thuyết, chủ trương giải phóng quốc gia và thiết lập một nước Việt Nam cộng hoà với sách lược tạm thời lợi dụng thế lực Nhật để chống Pháp

           Cơ cấu trung ương đầu tiên của Đảng gồm 16 người với Trương Tử Anh làm Đảng trưởng, có trụ sở đặt ở Hà Nội. Trung ương trực tiếp điều hành Xứ bộ Bắc Việt trong khi Trung Việt và Nam Việt có xứ bộ riêng. Ngoài ra Đảng c̣n có nhân sự hoạt động ở LàoCao Miên. Bên cạnh đó, một chi bộ Đảng đặc biệt được thành lập ở Phú Yên được gọi là Chi bộ Đảng trưởng đặt dưới quyền trực tiếp của Trung ương.

            Những đảng viên chủ chốt bấy giờ có Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Phan Cảnh Hoàng, Trương Bá Hoành, Đặng Vũ Trứ, Nguyễn Sơn Hải, Tạ Thành Châm, Phan Bá Trọng, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Định Quốc, Đặng Xuân Tiếp, Đặng Vũ Lạc, Ngô Gia Hy, Đặng Văn Sung, Bùi Diễm, Trần Trung Dung, Nguyễn Đ́nh Luyện, Phan Huy Quát, Lê Thăng, Bửu Hiệp, Hà Thúc Kư, Hoàng Xuân Tửu, Dương Thiệu Di. Nguyễn Tôn Hoàn được giao phó làm phát ngôn viên của Đảng và liên lạc viên giữa các Xứ bộ.

           Dưới đây là nhận định của BS Nguyễn Tường Bách về đảng Đại Việt trong cuốn hồi ký “ Việt Nam: Một thế kỷ qua”:

           “...Đại việt Quốc Dân đảng phát triển nhiều hơn cả trong trường Đại Học. Tại trường Thuốc, có anh Nguyễn Sỹ Dinh, bạn cùng lớp và bạn thân với tôi - và mấy người học lớp dưới, anh Nguyễn Tiến Hỷ tức Phan Trâm- sau này có dạo giữ chức Tổng thư kư Quốc dân đảng Việt nam, anh Nguyễn Tôn Hoàn, và Đặng Văn Sung. Ngoài ra c̣n có anh Bùi Diễm. Những người này về sau đều đă đóng vai tṛ quan trọng trong chính trường Việt nam.

Tôi cũng được may mắn gặp anh em Đại việt quốc dân đảng, đứng đầu là anh Trương Tử Anh, trong một buổi họp cấp cao, tại một căn nhà gần phố chợ Hôm. Anh là một người có dáng vóc trung b́nh, khuôn mặt vuông, người rắn chắc, đôi mắt đầy vẻ cương nghị và tự tín. Anh nói không nhiều, nhưng mỗi câu đều chắc nịch, có sức thuyết phục. Hai bên đồng ư trên nguyên tắc về việc cộng tác, nhưng chưa đề cập tới việc kết họp hẳn, v́ c̣n đợi ư kiến của cả quốc ngoại.

 Một phái đoàn ngoại giao dự bị đi Trung quốc vào đầu năm 1945. Một nhân vật Đại việt quốc dân đảng rất tích cực lúc đó, anh Nguyễn Tiến Hỷ, tự Phan Trâm, bạn học dưới tôi một lớp, chuẩn bị cầm đầu phái đoàn. Và trong phái đoàn, c̣n có anh Nguyễn Sĩ Dinh, cùng học một lớp với tôi. Ngoài ra, c̣n có mấy anh Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng Văn Sung, Phạm Khải Hoàn tức Hy Tống. Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng Văn Sung đều là sinh viên y khoa, cùng lớp với Phan Trâm...

Đại Việt Quốc gia Liên minh

           Được vài năm sau khi thành lập, Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp với Đại Việt Quốc xă của Nguyễn Xuân Tiếu, Đại Việt Duy dân của Lư Đông A,Đại Việt Dân chính của Nguyễn Tường Tam thành lập một mặt trận chung với tên gọi là Đại Việt Quốc gia Liên minh với mục đích liên kết với Nhật để đánh Pháp vào năm 1944. Ngoài ra Tân Việt Nam Quốc dân Đảng do Nhượng Tống lănh đạo cũng gia nhập liên minh này. Thật ra Nhượng Tống cùng Nguyễn Thế Nghiệp và một nhóm cán bộ  gia nhập Liên Minh Đại Việt Quốc gia đã được sự đồng ý của Ban Chấp hành VNQDĐ để tìm mọi cách chống lại Việt Minh dù uy tín và danh dự cá nhân bị thương tổn nhưng họ vẫn hi sinh..

            Ban Chấp hành Trung ương bầu Nguyễn Xuân Tiếu làm chủ tịch. Ngay buổi chiều tối hôm đó Ban Chấp Hành Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh triệu tập một buổi họp để quyết định vấn đề đoạt chính quyền Bắc Việt. Theo Hoàng Văn Đào trong cuốn sách “ Việt Nam Quốc Dân Đảng” cuộc họp đã diễn tiến như sau:

“...Trong cuộc thảo luận, hội nghị chia làm hai phái, ư kiến mâu thuẫn nhau. Một phái gồm có Chu Bá Phượng, Trương Tử Anh và đại diện của Nguyễn Tường Long (ông Long bị bệnh thương hàn phải điều trị tại bệnh viện) chủ trương rằng:

‘’Muốn được Đồng Minh công nhận chính phủ của chúng ta sau này, th́ chúng ta không được phép hợp tác với Nhật Bản bất cứ dưới h́nh thức nào. Nếu hợp tác với họ, đó là đă chống lại Đồng Minh và đi ngược lại với trào lưu quốc tế, chúng ta tất sẽ bị tiêu diệt. C̣n nếu Việt Minh cộng sản có cướp chính quyền chăng nữa, cũng chẳng quan ngại ǵ! V́ lực lượng của phe cách mạng dân tộc chúng ta có thể nói là mạnh gấp bội phe Việt Minh cộng sản kể tất cả mọi phương diện, chúng ta có đủ sức tiêu diệt họ. Vậy tốt hơn hết là chúng ta hăy nên chờ cách mạng quân ở Hải Ngoại cùng quân đội Đồng Minh sắp nhập cảnh nay mai bằng ba ngă đường Lao Kai, Lạng Sơn và Móng Cái, rồi sẽ liên hiệp lập chính phủ có Đồng Minh đứng sau ủng hộ, đại cuộc của chúng ta tất sẽ thắng.’’

Một phái chủ trương nên dựa vào thế lực quân đội Nhật Bản cướp chính quyền ngay. Sau khi đă có quyền, đợi các đồng chí cách mạng từ Hải Ngoại về tới, sẽ cùng nhau lập chính phủ. Đại biểu cho phái này là Nguyễn Xuân Tiếu tức Nguyễn Lư Cao Kha.

Hội nghị đương họp chưa quyết định bề nào, th́ đột nhiên Trần Văn Chương cùng Đặng Đức Hinh đại diện nhóm ‘’Phụng Sự Quốc Gia’’ hướng dẫn đại biểu ‘’Mặt trận Việt Minh’’ tới, đề nghị không nên đảo chính vội cũng viện lư do khi quân đội Đồng Minh tới sẽ cho là chính phủ thân Nhật Bản, không có lợi. Nếu ‘’Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh’’ không đồng ư mà cứ đoạt chính quyền trước, th́ ‘’Mặt trận Việt Minh’’ cũng sẽ đoạt ngay hết chính quyền ở các tỉnh, đồng thời cho phá vỡ ngay đê sông Hồng cho nước tràn đầy Hà Nội, cô lập hóa Thủ Đô theo kế hoạch đă được bố trí sẵn sàng.

Hội nghị đâm hoang mang rồi giải tán.

Trong khi đó, có một lănh tụ phe quốc gia lại quá tin tưởng vào Khâm Sai Phan Kế Toại đă hứa chắc chắn là sẽ trao chính quyền Bắc Việt lại cho phe quốc gia trước ngày quân đội Đồng Minh tới Bắc Việt Nam. Đến giờ phút chót bổ đi t́m Phan Khâm Sai, nhưng Phan Khâm Sai đă chạy theo Việt Minh cộng sản từ mấy ngày hôm trước rồi, c̣n đâu nữa mà t́m?”

           Liên Minh Quốc Dân Đảng

           Sau khi đại diện ĐVQDĐ là Võ Nguyên Hải từ hải ngọai về báo cáo, một phái đoàn cầm đầu bởi Nguyễn Tiến Hỷ ngày 12.4.1945 lên đường sang Trung quốc, qua lối Lào Cai. Phái đoàn gồm có Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Định Quốc, Nguyễn Sỹ Dinh, Phạm Khải Hoàn, Phan Bá Trọng, Đặng Vũ Trứ, ngoài ra còn có một số cán bộ VNQDĐ và ĐVDCĐ dự tính đi thụ huấn quân sự.

           VNQDĐ Hải ngoại bộ liền thông báo cho Bí thư trưởng THQDĐ Ngô Thiết Thành để ông này mời phái đoàn ĐVQDĐ tới Trùng Khánh cùng Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Lê Khang đại diện cho VNQDĐ và Nguyễn Tường Tam, đại diện cho Đại Việt Dân Chính.

           Phái đoàn sau khi hội kiến với Trung ương đảng bộ THQDĐ và đi thăm các cơ sở, đã được Tưởng Giới Thạch tiếp kiến và đồng ý viện trợ quân sự theo kế hoạch đã sắp sẵn là thoạt đầu sẽ trang bị cho một tiểu đoàn (?) và sau đó mỗi tam cá nguyệt một tiểu đoàn, đồng thời sẽ ủng hộ về phương diện ngọai giao khi giao tiếp với Đồng Minh và sẽ giới thiệu phái đoàn Việt Nam tới họp hội nghị San Francisco cuối năm 1945.

           Tiếp theo đó, đại diện ba đảng họp bàn chuyện hợp nhất ngay tại Trùng Khánh vào tháng 5.1945 và quyết định đặt tên chung cho liên minh mới là Quốc Dân Đảng, đảng kỳ là cờ sao trắng.

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/57/Flag_of_VNQDD.svg/220px-Flag_of_VNQDD.svg.png

Đảng kỳ Quốc dân đảng cũng là đảng kỳ Đại Việt QDĐ

 

           Theo dự đoán của Hải ngoại bộ Quốc Dân Đảng thì Nhật Bản sẽ bại trận sớm lắm là tháng 9.1945 nhưng sự cố đã xảy ra sớm hơn do ảnh hưởng của hai trái bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hisroshima ngày 6.8 và Nagasaki ngày 9.8.1945. Tuy vậy đảng bộ vẫn vận động để các cán bộ chủ chốt về Việt Nam trước khi Hoa quân nhập Việt nhưng không không được THQDĐ tán thành.

            Trong khi đó cuộc Cách mạng tháng Tám trong nước đã diễn ra ngày 19.8.1945 và Hồ Chí Minh đã ra mắt thế giới với tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945

            Ngày 2.9.45, Vũ Hồng Khanh và hải ngọai bộ quyết định rời Côn Minh tiến về Lào Cai ngày 15.9 nhưng Việt Minh đã nắm chính quyền tại đây và chủ tịch Đàm Quang Vinh đã đút lót vàng bạc cho tư lệnh Ký Du Sinh thuộc quân đội THDQ tại đây nên Vũ Hồng Khanh bị quân Tầu bắt giữ luôn mãi sau do can thiệp của Tiêu Văn mới được tự do và về tới Hà Nội ngày 20.10 sau Lư Hán một tháng.

           Sau đây là nhận định của BS Nguyễn Tường Bách về VNQDĐ:

“...Giữa tháng mười năm 46, anh Vũ Hồng Khanh cùng một số cán bộ mới trở về tới Hà Nội. Sở dĩ chậm trễ là v́ khi tới Lào Cai, anh em bị quân Trung Hoa, nhận một số vàng hối lộ của Việt minh, làm khó dễ, bị trở ngại tới một tháng. Việc về tới Hà Nội của nhóm cán bộ hải ngoại làm tăng sự phấn khởi và ḷng tin tưởng của anh em trong nước. Trên đường về, anh em đă giành được từ trong tay Việt minh mấy địa điểm để làm căn cứ như Lào Cai, Yên Bái, Việt Tŕ, đặt cơ sở cho Đệ Tam Chiến Khu sau này từ Vĩnh Yên lên tới Hà Giang, dưới sự hỗ trợ của quân đội Trung Hoa.

Ngày đó, hai anh Tam và Nghiêm Kế Tổ vẫn chưa về được. Tại trụ sở, đặt một bữa tiệc nhỏ để đón mừng anh Vũ và các anh em mới. Được nghe nói tới anh Vũ đă lâu, bây giờ mới được gặp.

 Vũ Hồng Khanh, tức Giáo Giản, một chiến hữu cạnh liệt sĩ Nguyễn Thái Học, để phải lánh ra ngoài nước đúng mười lăm năm. Mười lăm năm gian truân, vật lộn, đă từng bị tù tội ngay tại Vân Nam, nhưng vẫn kiên tŕ chiến đấu và duy tŕ được đảng bộ hải ngoại, không có nghị lực phi thường th́ không làm nổi. Do anh Chu Bá Phượng giới thiệu, chúng tôi xiết chặt tay nhau. Người anh không cao, nhưng thân h́nh chắc nịch, đôi mắt hơi nhỏ song đầy vẻ rắn giỏi, tỏ ra là một người đă từng trải nhiều. Tôi cảm thấy anh là một người gan dạ, b́nh tĩnh. Hai hàng anh em trẻ ở ngoài về, mặc quân phục gọn ghẽ, đeo súng tay, diễu qua trước mặt chúng tôi. Rồi đồng thanh hát bài đảng ca là bài Việt Nam minh châu trời Đông trước bàn thờ Tổ Quốc nến hương nghi ngút.         Tôi cảm thấy xúc động, nhưng đồng thời lại lo âu v́ lực lượng c̣n quá nhỏ yếu, kể cả ở Hà Nội và ở những địa phương đă ra hoạt động công khai.

           Mọi người mời anh Vũ phát biểu ư kiến. Tôi đợi anh phun châu nhả ngọc, nói ra những điều cao siêu, nhưng anh chỉ nói rất ngắn gọn mấy điều chung chung. Về sau, chúng tôi cũng rơ rằng về lư luận và nghiên cứu các vấn đề sách lược, anh cũng không đi sâu lắm, ngoài phạm vi của chủ nghĩa Tam Dân. Phải công nhận đây là sự thiếu sót chung của các phái quốc gia.

           Một điều thiếu sót rơ rệt trong sách lược Quốc Dân Đảng hồi đó là đă không chú ư tới đẩy mạnh phong trào tự động chống Pháp tại miền Nam. Tại đây có nhiều nhóm dân quân không chiụ sự chỉ huy của Việt Minh, trong đó Đệ Tam Sư Đoàn, do một đảng viên VNQDĐ -Nguyễn Hoà Hiệp chỉ huy, là một lực lượng đáng kể, và đă đối chọi trong nhiều trận đối quân Pháp. Những nhóm kháng chiến đó, v́ thiếu lănh đạo đúng mức và thiếu cộng tác trong hành động, nên đă suy yếu dần giữa sức ép của Pháp và của cộng sản. Đồng thời, đă không được các nhà lănh đạo tại miền Bắc giúp đỡ tối thiểu về đường lối chính trị, sách lược cần thiết đối với thời cục phức tạp. Nếu có đường lối, sách lược đúng đắn để kết hợp thành một khối mạnh -mạnh hơn lực lượng quốc gia tại ngoài Bắc, v́ số quân đội theo tài liệu hồi đó, có thể đạt tới 20.000-30.000 người- th́ cả Việt minh lẫn Pháp đă không hoành hành được như hồi ấy...”

 

           Mặt khác, Quốc Dân Đảng cũng đặt trụ sở công khai tại trường Đỗ Hữu Vị, Hà Nội từ ngày 15.12.1945, sau đặt thêm một trụ sở tại khu Ngũ Xã gần hồ Trúc Bạch để làm trung tâm huấn luyện cán bộ.

            Bộ Chỉ huy Tối cao gồm Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam

            Ban Thường Vụ gồm Chủ tịch Trương Tử Anh, Bí thư Vũ Hồng Khanh và ba ủy viên Xuân Tùng, Nguyễn Tường Long, Phạm Khải Hoàn

            Ban Chấp hành Trung ương gồm Tổng thư ký Nguyễn Tường Tam với các ủy viên Nguyễn Tường Bách, Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Chấn, Vũ Đình Chi, Phạm Văn Hề, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Ngọc Chi.

Tuy gọi là thống nhất, nhưng trên thực tế các đảng vẫn hoạt động riêng biệt, phía bên ĐVQDĐ thường họat động bí mật hơn là công khai cho nên sự thống nhất chỉ có trên lý thuyết mà thôi.

Theo tài liệu của tổ chức Việt quốc, trong giai đoạn 1945 -1946: Tại miền Bắc và Trung Việt, Quốc dân Đảng thành lập các chiến khu:

·        Đệ Nhất Chiến Khu gồm các tỉnh Hải Dương, Kiến An, Hải Pḥng, Quảng Yên, Ḥn Gai và Móng Cáy.

·        Đệ Nhị Chiến Khu gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, và bộ Tư lệnh tại Đáp Cầu.

·        Đệ Tam Chiến Khu là "địa bàn chủ lực" của Việt Nam Quốc dân Đảng, bao gồm một vùng rộng lớn từ Trung du đến Thượng du Bắc Việt và chia thành nhiều chiến khu quan trọng: chiến khu Hà Giang, Vĩnh Yên, Yên Bái, Phú Thọ, Việt Tŕ, Lào Cai.

·        Đệ Tứ Chiến Khu gồm các tỉnh Hưng YênThái B́nh.

·        Đệ Ngũ Chiến Khu gồm các tỉnh Hà Nam, Nam ĐịnhNinh B́nh. Chiến Khu này, trong đó có Phân Khu Phát Diệm thuộc Giáo Khu Phát Diệm dưới sự lănh đạo của Bạch Vân, phụ tá bởi Phạm Quốc Trỵ, hoạt động đến cuối năm 1949.

·        Đệ Lục Chiến Khu gồm tỉnh Thanh Hóa.

·        Đệ Thất Chiến Khu gồm các tỉnh miền Trung: Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Phan Rang, và B́nh Thuận.

           Tại mỗi chiến khu, Quốc Dân Quân được tổ chức thành đội ngũ "lên tới cấp sư đoàn vào năm 46". Quốc Dân Quân thời đó cũng kiểm soát các tỉnh dọc biên giới như  Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Móng Cáy, "với sự hậu thuẫn của các sắc dân thiểu số địa phương như Nùng, Tầy, Thái",...

           Trong Nam, Nguyễn Ḥa Hiệp thành lập Đệ Tam Sư đoàn Dân quân, qui tụ Việt Nam Quốc dân Đảng và một số đảng phái không theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam Quốc gia Đảng, Huỳnh Long Đảng, Việt Nam Ái Quốc Đoàn, và một nhóm Phật giáo. Nguyễn Ḥa Hiệp, cựu sĩ quan cấp tướng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc, giữ chức Sư Đoàn Trưởng, "mở các mặt trận chống Pháp" tại miền Đông cho đến Tây Ninh và Gia Định. Lực lượng này có lúc lên tới 20,000 nhưng một phần vì phải chống trọi hai mặt trận, một phần bị gán là thân Nhật, một phần khác các cán bộ bị Việt Minh tuyên truyền nên ngả theo thành kết quả dần dần bị tan rã. Nhiều người tiếc là Ban chấp hành trung ương ngoài Bắc hờ hững, không chú trọng tới một lực lượng hùng hậu và gửi cán bộ vào cộng tác nên Đệ tam sư đoàn coi như rắn không đầu.

           Thời gian này QDĐ ngoài Bắc cũng bị kẹp giữa Việt Minh và thực dân Pháp trong khi Việt Minh chủ trương diệt các đảng phái quốc gia là chính. Tại Hà Nội, Quốc dân Đảng ra tuần báo Chính nghĩa và nhật báo Việt Nam.

           Quốc Dân đảng một mặt tổ chức tại Bắc Việt và Bắc Trung Việt 7 chiến khu làm căn cứ quân sự, một mặt giành lại chính quyền từ tay Việt Minh lần lượt các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu và Hà Giang đồng thời tổ chức tại các nơi này nhiều trường huấn luyện quân sự và đào tạo cán bộ. Điểm đặc biệt là hiệu trưởng Trường Lục quân là một sĩ quan người Nhật, không chịu đầu hàng Đồng Minh đã chạy sang với Phục Quốc Quân và đổi ra tên họ Việt. Ông đã cùng các sinh viên chiến đấu gan dạ chống lại Việt Minh trong các điều kiện khó khăn từ Vĩnh Yên và suốt chặng đường rút lui lên Phú Thọ, Yên Bái, và Lào Cai.     

           Một sự kiện đáng tiếc đã xảy ra tại biên giới Việt Hoa, Vũ Hồng Khanh nghe tin từ đâu không rõ, sau này nhiều người nghĩ là tin do cộng sản đưa ra, là toàn thể trường Lục Quân, từ hiệu trưởng tới sinh viên toan tính về hợp tác với cộng sản nên Vũ Hồng Khanh đã bất ngờ tổ chức một cuộc phục kích và qua một cuộc chiến đã tiêu diệt hầu hết cán bộ trường Lục quân.

           Quốc Dân Đảng trước sau nhận được hai công điện của chính phủ THDQ nói tới ngay bộ Tổng tham mưu của Lư Hán tiếp nhận võ khí nhưng Lư Hán cứ tìm cách khất lần đổ thừa nguyên nhân này nọ rồi trước khi rút về Tàu mới trao cho kho võ khí còn niêm phong của quân đội Nhật nhưng khi mở kho thì chỉ có một số ít võ khi cũ nát không sử dụng được cùng những quân trang, quân dụng cùng tình trạng.

           Theo thống kê trong kho thì có tới 80,000 khẩu súng nhưng bọn Tàu đã bán hết cho Việt Minh đổi lấy hàng chục va-li vàng, ngoài ra chỉ đem một số ít võ khí về triển lãm tại Hà Khẩu coi là chiến lợi phẩm tịch thu của Nhật. Một lần nữa ta thấy bộ mặt gian hùng của Hồ Chí Minh, tổ chức Tuần Lễ Vàng để lấy vàng đút lót cho bọn Tàu Tưởng khiến bọn này mờ mắt không thi hành các chỉ thị của THQDĐ là giúp đỡ các người cách mạng quốc gia qua Thoả hiệp ký kết tại Trùng Khánh.

Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh hội gọi tắt là Việt Cách

           Phần Nguyễn Hải Thần vì có uy tín với chính phủ Trung Hoa nên được về cùng Hoa quân từ đầu tháng 9.45 , với tư cách đại diện Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. VNCMĐMH, mở hai trụ sở chính tại đường Quan Thánh và đường Lò Lợn, Hà Nội với ban thường vụ gồm:

            Chủ tịch Nguyễn Hải Thần

            Bí thư Nhượng Tống

            Ủy viên Chính trị Nguyễn Triệu Luật

            Uy viên Kinh Tài Tạ Nguyên Hối.

            Dưới đây là nhận định của BS Nguyễn Tường Bách về Nguyễn Hải Thần:

“...Chủ tịch Việt Cách là cụ Nguyễn Hải Thần, với một số cán bộ như Tạ Nguyên Hối, Bồ Xuân Luật, lại có Nhượng Tống, Nguyễn Triệu Luật gia nhập góp sức. Về mặt quân sự, có đạo quân Vũ Kim Thành, nhưng đóng ở miền Quảng Yên và Hải Ninh.

Ngoài ra, các anh em Phục Quốc cũng gia nhập Việt cách. Trên danh nghĩa, Việt nam quốc dân đảng cũng là một thành viên của Việt cách, song trên thực tế VN quốc dân đảng là một phái lớn mạnh nhất, vẫn có hoạt động riêng của mlnh.

Trong một buổi họp nội bộ, lần đầu tiên tôi được gặp cụ Nguyễn Hải Thần, một nhà cách mạng lăo thành đă lưu vong ở hải ngoại gần 40 năm, đă từng làm giáo viên tại trường vơ bị Hoàng Phố ở Quảng Châu, một trường đă đào tạo ra nhiều nhân vật cách mạng Trung quốc. Cụ đă già, mắt đeo kính, trông dáng mặt th́ biết là một người đă từng trải, chịu nhiều phong sương. Là một hậu sinh trong số các anh em Việt Quốc, Phục Quốc, và cả Đại việt Quốc xă, tôi cố ư quan sát nhà lănh đạo có tiếng này. Trong khi bàn luận vấn đề thời cuộc, thú thực tôi cảm thấy bối rối, và hơi thất vọng, v́ cụ nói tiếng khó nghe hiểu và chậm chạp, và không được nghe cụ đưa ra những nhận xét hay phân tích sâu sắc hay đề ra một đường lối hành động có kế hoạch để hướng dẫn mọi người.

           Lúc đó, chúng tôi cần nhất là được hiểu rơ thêm về t́nh thế quốc tế liên quan tới Việt nam, và một sách lược đối nội, đối ngoại sao cho thích ứng với hoàn cảnh khó khăn của phe quốc gia đứng trước sự đe dọa lớn lao của cả hai phe Việt minh và Pháp.    Tuy cụ không phải là một chiến lược gia giỏi, nhưng cụ có lập trường vững và khí tiết trong việc phê b́nh những sai lầm của cộng sản...”

 

Đảng kỳ Việt Nam Cách Mạng Đồng minh Hội          Đảng kỳ Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội

 

Việt Minh

           Để đối phó với các đảng phái quốc gia, khi còn có quân Tàu là chỗ nương tựa thì Hồ khôn khéo một mặt nêu chiêu bài Đoàn kết, Tổ quốc trên hết, tạm thời thoả hiệp với họ, một mặt hối lộ tiền bạc và mỹ nữ cho Lư Hán, Tiêu Văn để bắt các đảng phái quốc gia phải miễn cưỡng ưng chịu, đồng thời dùng chiến thuật “ củ cà-rốt và cái gậy” để lôi kéo một số cán bộ Quốc dân đảng và Việt Cách về với Việt Minh.

           Hồ đợi sau khi ký thoả hiệp với Pháp thay thế cho Hoa quân khiến phe quốc gia mất hậu thuẫn, liền cho lệnh Võ Nguyên Giáp là bộ trưởng nội vụ với Trần Quốc Hoàn, phụ trách Công an Mật vụ, thẳng tay đàn áp các đảng viên quốc gia, khởi đầu từ vụ Ôn Như Hầu như chúng ta đã biết.

Vụ ÔN NHƯ HẦU

Nguyên biệt thự số 9 Phố Ôn Như Hầu này trước kia quân đội Nhật Bản chiếm ở, đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa lại thay quân đội Nhật ở luôn đấy, kịp khi quân đội Trung Hoa trở về nước, họ trao lại cho Việt Nam Quốc Dân Đảng, mới từ tháng 5.1946. Trong khi quân đội Trung Hoa ở biệt thự ấy, có một số quân nhân thuộc loại ‘’Tầu phù’’ bị chết, chết bằng đủ mọi cách v́ đương đói, nay mới được ăn no đến khi bội thực lăn ra chết, chết v́ bệnh phù thũng v.v…đồng bọn cho đào hố vùi ngay bên hông hay sau những gốc chuối gần ngay cạnh biệt thự.

Nhà thầu khoán Nguyễn Duy Hợi là người được trao phó việc sửa sang lại ngôi biệt thự này trước khi được dùng làm trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng có cho chúng tôi biết rằng vài ngày trước khi rút lui, bọn Tàu phù c̣n mới vùi dập thêm ở ngoài vườn biệt thự một số quân nhân Tàu phù mới chết nữa.

Ông Nguyễn Văn Huyên khi ấy làm Thư Kư nhà thương Bạch Mai đă cho biết rằng đêm 12.7.1946, công an cộng sản đă xuống nhà thương Bạch Mai lấy đi 3 xác chết vô thừa nhận.

Trong khi Hà Nội đang thời kỳ giới nghiêm, Công an Việt Minh chỉ huy bởi Bùi Đức Minh đang đêm đột kích vào biệt thự, đem giải đi những đảng viên Quốc dân đảng rồi sáng hôm sau mời báo chí tới chứng kiến cảnh những xác chết bị vùi dưới đất và hô hoán lên VQQDĐ thủ tiêu những người đối lập rồi chôn giấu ngay tại vườn sau, nhưng lại không nêu được tên những người bị chết. Việt Minh là như thế đấy, đừng nên vột tin những gì Vẹm nói.

     Sau đó Giáp huy động toàn lực lượng Việt Minh bao vây các trụ sở của Việt quốc, Việt Cách tại các chiến khu, đồng thời tấn công và chiếm lại chính quyền các tỉnh trong tay các đảng phái quốc gia.

Đoạn dưới đây được trích trong hồi ký của BS Nguyễn Tường Bách, một lãnh tụ của Đại Việt Dân Chính và Quốc Dân Đảng:

“...T́nh h́nh nội vụ xem ra không lạc quan. Trung ương Quốc Dân Đảng quyết định tổ chức biểu t́nh ở các nơi để dấy động quần chúng. Khẩu hiệu được đưa ra là Chính phủ phải kháng chiến thực sự, Chống việc quân Pháp đổ bộ lên miền Bắc, Đoàn kết toàn dân, đ́nh chỉ khủng bố

Tại Hà Nội, cuộc biểu t́nh thu hút được độ 2 ngàn người diễu qua Bắc Bộ Phủ, bờ hồ Hoàn Kiếm, không được như ư muốn v́ người dân c̣n sợ Việt minh khủng bố. Theo tin ở mấy nơi ở các địa phương, th́ gặp rất nhiều trở ngại do Việt minh phá hoại, ngăn trở, nên đă không thành công mấy. Bên Việt Minh có đoàn Thanh niên Cứu Quốc, lôi cuốn được nhiều học sinh, sinh viên tích cực. Bàn với Trung ương rồi, cùng với mấy anh em trẻ như anh Trần Văn Tuyên, Phan Kích Nam vv... từ miền Trung ra, tôi soạn thảo ra bản cương lĩnh và nội quy của một đoàn thanh niên, với mục đích đấu tranh cho dân tộc, thực hiện hoàn toàn độc lập, tiến tới xây dựng một tổ quốc giàu mạnh. Phản đối đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa cộng sản quốc tế

Đoàn Thanh niên này lấy tên là Quốc gia Thanh niên đoàn. Tôi làm Đoàn trưởng, hai phó đoàn trưởng là Trần Văn Tuyên, Phan Kích Nam, về sau khi tôi rời Hà Nội, lại thêm một phó đoàn trưởng là anh Mai Ngọc Liệu (hiện nay anh Liệu và một số anh em Quốc gia Thanh niên đoàn cũ đă sang sống tại Hoa kỳ). Sau đó ít lâu, tôi bận nhiều việc tại Trung ương, anh Tuyên bận việc Chánh văn pḥng bộ Ngoại Giao với anh Tam, nên việc Đoàn thực tế do anh Phan Kích Nam (Phan Xuân Thiện), người Quảng Nam đảm nhiệm. Nam là một cán bộ rất sốt sắng và có tài tổ chức. Lấy danh nghĩa phe quốc gia để hiệu triệu, thanh niên đến tham dự cũng đông. Buổi lễ khai mạc khoá đầu tiên ở Ngũ Xă, tôi có đến nói truyện, và sau đó giữ mục Đường lối cách mạng Việt nam, theo đúng chủ trương dân tộc dân chủ và đoàn kết kháng chiến.

Không ngờ, người tham gia đoàn thanh niên này cũng khá đông, đủ các giai tầng, và gồm cả một số nữ thanh niên. Họ đều hăng hái, sốt sắng, tuy thiếu kinh nghiệm và không hiểu biết nhiều về chính trị. Đa số đều phản đối Việt minh, song cũng có một số tán thành mọi phái đều nên hợp tác để chống Pháp trước đă., sau này các đoàn viên quốc gia Thanh niên Đoàn đă đóng góp nhiều vào công việc, và khi lên chiến khu cũng đă thành những chiến sĩ thực sự không kém ǵ các anh em đảng viên.

Tháng 3-1946, trong khi anh Tam dẫn đầu một phái đoàn, cùng Vơ Nguyên Gip tới Đà lạt để đàm phán về điều kiện cụ thể của Việt nam trong khối Liên hiệp Pháp, th́ một hội nghị Trung ương của Việt Quốc lại họp suốt một ngày tại một căn pḥng nhỏ ở Ngũ Xă. Buổi họp này, tôi c̣n nhớ có đủ mặt các anh Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng, anh Long, Chấn, Xuân Tùng, Nghiêm Kế Tổ, Lê Ninh tức Lê Khang và tôi.

Ở đây cần nói rơ rằng v́ bộ phận Đại Việt QDĐ, theo quyết định chung, lui vào bóng tối hoạt động, nên không có mặt các anh Trương Tử Anh, Phan Trâm, Phạm Khải Hoàn. Cũng nên nói thêm là từ đó, tôi không c̣n gặp lại anh Trương Tử Anh nữa, và măi tới gần hai năm sau, mới gặp lại mặt anh Phạm tại quốc ngoại.

Quyết định chủ yếu của hội nghị là củng cố và tăng cường các khu căn cứ. Đồng thời vẫn duy tŕ sự hiện diện trong chính phủ để mua thời gian và bảo hộ các địa phương triệt thoái dần. Khu I (Móng Cái, Quảng Yên, Hải Dương) và khu II (Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn) vơ trang của đảng không đáng kể. Vậy th́ cần tập trung vào khu III.

Hội nghị quyết nghị thành lập một bộ chỉ huy mới - Đệ Tam Chiến Khu Chỉ Huy Bộ - để chỉnh đốn toàn diện tổ chức trong khu và chuẩn bị dời cả Trung ương lên đó

Bên Việt Cách th́ đă rút về biên giới Quảng Tây. Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi v́ chắc đă tuyệt vọng trước t́nh thế, rút về Trung quốc để đợi thời cơ. Các đảng phái khác cũng đành nằm im, một số anh em bị bắt, nên không c̣n có thể hoạt động ǵ nữa. Toán quân Vũ Kim Thành cũng đă bỏ cuộc

Hội Nghị Trung ương lâm thời họp kín, quyết định con đường đi cho toàn đảng. Đây là một buổi họp rất quan trọng, có quan hệ tới vận mạng của toàn thể đảng viên và đến cục thế Việt nam. Một số ủy viên có ư kiến vẫn nên ở lại trong Chính Phủ, đợí thời thế thay đổi ra sao sẽ có đối sách thích hợp. Nhưng đại đa số chủ trương rút lên chiến khu, bâo vệ thực lực và tránh bị tiêu diệt tất cả ban đầu năo của đảng. Thực ra, lúc đó không c̣n con đường nào khác.

           Hội nghị đồng ư cử tôi và anh Ninh lên trước đề chuẩn bị và chỉnh đốn lại Đệ Tam Chiến Khu. Thành lập bộ Chỉ Huy Đệ tam Chiến Khu để thực hiện, tôi được đề cử giữ nhiệm vụ chủ nhiệm chỉ huy Bộ. Sau đó, v́ anh Lê Ninh mắc bệnh, phải về Hà Nội chạy chữa. Anh Vũ Hồng Khanh, theo ư kiến của Trung ương, bí mật rời Hà Nội lên Vĩnh Yên để tăng cường ban lănh đạo. Anh Nguyễn Tường Tam lúc đó c̣n bận việc ngoại giao. Việc trong chính phủ do anh Chu Bá Phượng và anh Nghiêm Kế Tổ ứng phó. Anh Hoàng Đạo đảm nhiệm liên lạc với các đảng phái khác, tổ chức kết hợp bí mật.

           Trong khi quân Hoa đă rút đi hết. Việt Minh nắm ngay lấy thời cơ, mở cuộc tấn công đột nhiên vào toàn tuyến từ Vĩnh Yên cho tới Yên Bái. Đợt đầu tiên chưa mạnh lắm, có thể v́ mục đích gây áp lực buộc Việt Quốc phải chấp nhận thống nhất dưới chỉ huy của chúng.

    Đồng thời, họ cũng tấn công vào các trụ sở Việt Quốc ở khắp nơi, trừ Hà Nội, khiến một số anh em phải rút về bí mật, một số tại Đệ Nhị Khu - tức Bắc Ninh, Bắc Giang phải chạy sang Trung quốc theo đường Lạng Sơn, rồi tới Quảng Tây trú ngụ.

    Tháng 6.1946, Việt Minh tăng cường áp lực. Sau khi cầm cự lối nửa năm, đảng trưởng Vũ Hồng Khanh, tôi và Lê Khang, trong Bộ Chỉ huy, phải rút lên Việt Tŕ, rồi Yên Báy và Lào Kai. Lực lượng Đệ tam khu lúc đó gồm có lối một ngh́n người: hai, ba trăm chí nguyện quân từ Trung Hoa về, cộng với một số cựu lính khố xanh của Pháp, vơ trang khá thô sơ. Thành phần kể sau không có ư chí tranh đấu mạnh...”

           Các lãnh tụ VNCMĐMH và QDĐ lần lượt rút lui về Trung quốc. Nguyễn Hải Thần bỏ về Quảng Tây cuối tháng 3.1946, Nguyễn Tường Tam bỏ sang Vân Nam cuối 5.46, Vũ Hồng Khanh rút về chiến khu tiếp tục kháng cộng từ đầu tháng 6.46 đến tháng 9.46.

           Trung ương QDĐ chỉ còn lại 7 người gồm:

           Tổng thư ký Nguyễn Tiến Hỷ tức Phan Trâm

           Các uỷ viên Phạm Văn Hề, Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Xuân Tùng, Vũ Đình Trí, Nguyễn Đình Đoá và Hoàng Bình.

           Tới tháng 6.1946 các lực lượng QDĐ phải lần lượt rút lui khỏi Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ sau khi cầm cự một thời gian vì thiếu võ khí, tháng 11.46 khỏi Lào Cai và tới cuối tháng 2.1947 thì rút hết về Trung quốc.

           Cuộc nội chiến trên miền Bắc Việt nam đă bùng nổ, đưa đến sự thất bại của phe quốc gia và sự phá sản của cái gọi là Chính Phủ Liên hiệp Kháng Chiến và chính sách Hoà hợp – Hoà giải.

TỔNG KẾT:

Nhất thất túc thành thiên cổ hận… (Chỉ lỡ một bước mà thành hận ngàn thu...) Người quốc gia Việt nam đă bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng những năm trước 1945 và 1946, cho nên phải ôm hận măi tới nửa thế kỷ sau.

Các lực lượng quốc gia có thực lực không thua gì Cộng Sản nhưng không giành được

chính quyền có thể vì những lý do như sau:

-        Chia rẽ: Tuy hợp thành Liên Minh Quốc Dân Đảng nhưng vẫn không có một sự lãnh đạo thống nhất thật sư, mạnh ai nấy làm theo chủ trương riêng của mình. Tình trạng chia rẽ này buồn thay vẫn còn đang tiếp diễn tại hải ngọai hiện nay.

-        Chậm trễ: Không có chương trình và kế hoạch về nước mà chờ đợi về theo Hoa Quân Nhập Việt thành ra Việt Minh giành được chính quyền trước như là một sự đã rồi. Đúng là tình cảnh trâu chậm uống nước đục.

-        Không có sự hợp tác với Chính phủ Trần Trọng Kim và ngược lại Trần Trọng Kim cũng không biết dựa vào lực lượng các tổ chức cách mạng quốc gia. Theo BS Nguyễn Tường Bách nếu trước kia, các đảng phái quốc gia biết cách hợp tác với chính quyền Bảo Đại, dựng một chính phủ vững mạnh, th́ không những ngăn ngừa được nền chuyên chính của cộng sản, mà c̣n có thể lănh đạo toàn dân chống đế quốc Pháp quay trở lại.

-        Đã bị Việt Minh lợi dụng chiêu bài đoàn kết, hoà hợp hoà giải do đó Tiêu Văn khỏi phải thi hành chủ trương của Chính phủ Trung hoa Quốc gia là đả Cộng diệt Hồ.

Nguyễn Tường Bách viết trong hồi ký: Theo chỗ tôi biết, trong nội bộ Trung ương, không thấy ai công khai phản đối việc hợp tác, đoàn kết để chống Pháp tái xâm lăng, bảo vệ độc lập. Trong một buổi họp tháng 11, trong đó có cả các anh Truơng Tử Anh, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tiến Hỷ, Chu Bá Phượng, tôi, anh Xuân Tùng... có bàn về việc này, và về ư kiến của cụ Nguyễn Hải Thần đề nghị nên hợp tác. Cũng như đă thuật ở trên, dưới áp lực của các tướng Trung Hoa, áp lực của dư luận dân chúng muốn thấy các phái đoàn kết, và nguy cơ bị đàn áp trong khi chưa đủ lực lượng để tự vệ, ai cũng thấy cần phải hoăn binh. Khi tạm thời ḥa hoăn được rồi, tạo được cơ hội cho các địa phương hoạt động.Cái hại cho công cuộc là sự hợp tác sẽ mang một bộ mặt tốt đẹp hơn cho Hồ Chí Minh, để lung lạc quốc dân và quốc tế. Cân nhắc hai phiá, hội nghị cuối cùng cũng đồng ư đoàn kết hợp tác, nhưng cần thận trọng, vận dụng cơ hội để tăng cường lực lượng rồi sau tùy cơ ứng biến.

-        Việt Minh đã khôn khéo lợi dụng được lòng hăng hái tranh đấu đòi độc lập và tự do của dân chúng đang căm hờn thực dân và phát xít. Việt Minh cũng khôn khéo lấy vàng bạc và mỹ nhân kế để mua chuộc các tướng Tàu, sau đó lại thoả hiệp với Pháp để quân Tàu rút về nước khiến cho các đảng phái quốc gia bị cô lập không có chỗ dựa.

-        Nguyễn Tường Bách viết: Đảng cộng sản có nhiều thủ đoạn tuyên truyền để lôi kéo quần chúng. Họ cũng học được một số kinh nghiệm về hoạt động đảng vụ do Liên Xô, Đệ Tam Quốc tế, và Trung Cộng truyền cho. Những người quốc gia hồi ấy đă đánh giá quá thấp đảng cộng sản và thiếu biện pháp để đánh bạt ảnh hưởng của đối phương. Trước dân chúng hồ hởi và dễ tin, Việt minh tưng ra khẩu hiệu Chống Pháp, chống Nhật có vẻ quyết liệt, hấp dẫn, tung ra tin có Đồng minh ủng hộ, tin đă chiếm được bảy tỉnh miền Tây Bắc, tin nông dân đói nổi lên khởi nghĩa, diệt bọn cường hào ác bá tích trữ lúa gạo... Đồng thời, lại tung ra những lời vu cáo các phái quốc gia, Đại việt, toàn là thân Nhật, phản động, khiến dân chúng có ấn tượng xấu. Nhiều thanh niên, trí thức đă tham gia vào hàng ngũ Việt minh. Xuân Diệu, Huy cận... trong nhóm Ngày Nay, Tự lực Văn đoàn, và ngay Dương Đức Hiền đă trở thành một lănh tụ đảng Dân chủ, một đảng bung sung trong Việt minh. Một đảng khác, trong Việt minh, đảng Xă Hội, cũng do một số trí thức, chuyên môn thành lập.

-        Tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác chẳng hạn như nạn lụt khiến tiến trình Hoa quân nhập Việt bị chậm trễ và Việt Minh có thời gian để củng cố về mọi phương diện.

Hoa quân nhập Việt bị chậm trễ còn có nguyên do là phút cuối, Tưởng mới nghĩ ra kế hoạch “ diệu hổ ly sơn”, nên thay vì Quân của Trương Phát Khuê đã chuẩn bị sẵn sàng, bỗng đổi ý lấy quân của Long Vân, thống đốc Vân Nam thay thế.

 

Vũ Hồng Khanh và VNQDĐ

           Vũ Hồng Khanh (1898-1993) sinh quán tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên tên thật là Vũ Văn Giảng, thường được gọi là giáo Giản. Ông được Nguyễn Khắc Nhu vận động tham gia VNQDĐ đầu thập niên 1920. Trong cuộc tổng khởi nghĩa Yên Bái tháng 2.1930 ông cùng Nguyễn Văn Chấn và Phạm Văn Tình phụ trách tấn công khu Hải Phòng-Kiến An.

            Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông trốn sang Côn Minh, Vân Nam từ tháng 6.1930, tiếp tục hoạt động cách mạng và lấy bí danh là Vũ Hồng Khanh. Năm 1942 với tư cách đại diện VNQDĐ ông tham dự thành lập Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, thườg gọi là Việt Cách do Nguyễn Hải Thần làm chủ tịch. Tháng 5.1945 đảng VNQDĐ cùng với Đại Việt Quốc dân đảng và Đại Việt Dân chính hợp nhất thành Quốc Dân Đảng.

           Ông về nước tháng 10.1945 và lập các chiến khu chống Việt Minh như ta đã biết. Ông cùng Hồ Chí Minh đã ký hiệp ước sơ bộ 1946 với Sainteny. Bị Việt Minh trở mặt tấn công, ông và các cán bộ lại phải lưu vong sang Tầu cuối năm 1946.

            Tháng 12.1949 bị Trung cộng truy kích ông dẫn khoảng 7,000-8,000 quân Quốc dân đảng với danh hiệu là Việt Nam Kiến Quốc Quân, chạy về Cao Bằng-Lạng Sơn, toan tính lập một chiến khu tại Bắc Giang để tính kế lâu dài nhưng bị cả Pháp lẫn Việt Minh vây hãm ông phải quy phục quân đội Pháp và chính phủ của Bảo Đại.

           Năm 1952 ông bỏ đấu tranh bằng võ lực, tham gia chính phủ Nguyễn Văn Tâm với chức vụ Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao.

            Sau tháng 4.1975 ông bị đi học tập cải tạo, mãi tới 1986 mới được phóng thích và bị quản thúc tại quê Thổ Tang và mất tại đây năm 1993, thọ 95 tuổi.

 

Đảng Đại Việt Dân Chính và Nguyễn Tường Tam

Trong các nhà và đảng cách mạng đối lập với Hồ Chí Minh và Cộng sản ta không thể bỏ qua Nguyễn Tường Tam tức nhà văn Nhất Linh và Đảng Đại Việt Dân Chính.

           Nguyễn Tường Tam sinh tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương năm 1906, quê quán Điện Bàn, Quảng Nam, cha là ông phán Nhu, ông nội là tri huyện Cẩm Giàng Nguyễn Tường Tiếp, ông tổ là Binh bộ thượng thư Nguyễn Tường Vân triều vua Gia Long; chữ đệm Tường này là chính nhà vua ban cho khi hai người tới núi Phước Tường, gần Hội An.

           Sau khi tốt nghiệp trường Trung học Bảo Hộ/ Chu Văn An, Tam học Y khoa rồi học Mỹ Thuật nhưng đều bỏ ngang và vô Nam năm 1926 toan tính làm báo với Trần Huy Liệu và Vũ Đình Dỵ nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người kia bị bắt còn Tam trốn sang Cao Miên.

            Sau một thời gian sinh sống bằng nghề vẽ, Tam sang Pháp năm 1927, học và tốt nghiệp cử nhân khoa học năm 1930 và về nước cùng năm.

           Tam vô dạy tại trường Thăng Long và gặp Võ Nguyên Giáp, Trần Khánh Giư tức Khái Hưng tại đây. Tam mua lại báo Phong Hoá của Phạm Hữu Ninh, cựu hiệu trưởng Thăng Long năm 1932 và thành lập Tự Lực Văn Đoàn ngày 2.3.1934. Báo Phong Hoá bị đóng cửa vì động chạm tới Hoàng Trọng Phu năm 1936 nhưng Tam tiếp tục với báo Ngày Nay rồi sáng lập Phong trào Ánh Sáng với mục đích cải tạo cuộc sống tại thôn quê.

           Năm 1938 Tam thành lập đảng Hưng Việt tới năm 1939 thì đổi tên là đảng Đại Việt Dân Chính. Năm 1940 các nhân vật chủ chốt của đảng là Nguyễn Tường Long tức Hoàng Đạo, Trần Khánh Giư tức Khái Hưng, hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí bị bắt và đầy lên Sơn La tới 1943 mới được tha và báo Ngày Nay tiếp tục tới tháng 9.1943 thì đóng cửa.

           Nguyễn Tường Tam sau được Nhật giúp đưa sang Quảng Châu năm 1942 nhưng sau đó bị Trương Phát Khuê bắt giam 4 tháng tại Liễu Châu vì nghi ngờ Tam thân Nhật nhưng có tin lại bảo vì Tam toan tính nắm hội Việt Minh của Trương Bội Công. Tại nhà tù này, hai lãnh tụ Nguyễn Tường Tam và Hồ Chí Minh biết lẫn nhau. Cả hai người được Nguyễn Hải Thần, bạn thân của Tưởng Giới Thạch, vận động được trả tự do và cùng được bầu làm uỷ viên dự khuyết cuả VNCMĐMH của Nguyễn Hải Thần.

           Giữa năm 1945, Tam về Hà Giang cùng với một số đảng viên võ trang hoạt động một thời gian rồi trở lại Trung quốc trong hội nghị sát nhập Đại Việt Dân Chính vào VNQDĐ và Tam được bầu làm bí thư. Giữa năm 1945, VNQDĐ lại cùng Đại Việt Quốc Dân Đảng liên minh thành Quốc Dân Đảng Việt Nam, bỏ danh xưng Đại Việt vì lý do tế nhị trong giao tế với Trung quốc, khi đại diện đảng đi gặp Ngô Thiết Thành, Tổng bí thư THQDĐ và Tưởng Giới Thạch. Đảng Dân Chính cuả Tam coi như giải tán từ đó.

           Đầu năm 1946, Tam về Việt Nam và tham dự Chính phủ Liên hiệp với chức vụ Bộ trưởng Ngoại Giao. Ông được cử làm trưởng phái đoàn tham dự hội nghị trù bị Đà Lạt và khi được cử đi hội nghị Fontainebleau tháng 3.1946 thì cáo ốm và lưu vong sang Hương Cảng.

           Việt Minh tuyên truyền Tam đã trốn và mang đi theo tiền của bộ Ngoại Giao là $2 triệu, gián tiếp vu cáo Tam đã ăn cắp tiền của nhân dân. Sự thật ra sao, hãy nghe lời giải thích của Trần Văn Tuyên, đổng lý văn phòng của Tam:

‘’...Nguyên khi đó ông Nguyễn Tường Tam nhân danh là đại biểu Quốc Dân Đảng giữ chức bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp vào đầu tháng 3.1946, tôi làm đổng lư văn pḥng cho ông Nghiêm Kế Tổ đang làm thứ trưởng. Lúc đó chế độ cách mạng chưa chuyển qua giai đoạn chính trị, hành chính nên chính phủ chưa có ngân sách.

      Ông Hồ chí Minh bảo bộ trưởng tài chính là Lê văn Hiến làm cho bộ ngoại giao một ngân phiếu hai triệu đồng. Ngân phiếu làm tên tôi (Trần Văn Tuyên). Sợ Quốc Dân Đảng có tiền mua thêm súng, ông Hồ Chí Minh cẩn thận ra lệnh cho Hiến không được một lúc đưa hai triệu đồng này cho chúng tôi, và căn dặn chỉ được đưa dần dần nhiều nhất là mỗi lần là 5 vạn đồng là cùng. Hiến chuyển lệnh này cho Nguyễn Xuân Khoát giám đốc ngân khố.

Lúc đó Đảng cần tiền để mua súng, quân đội Trung Hoa hứa bán. Anh Tam bàn với tôi t́m cách lĩnh số tiền nói trên ra.

Tôi mang ngân phiếu sang sở ngân khố, gặp ông Khoát xin lĩnh tiền, Khoát nhắc lại lệnh của bộ tài chính chỉ được đưa 5 vạn mỗi lần. Tôi bảo Khoát:

Ngân phiếu ghi 2 triệu th́ ông cho lănh 2 triệu. Lănh xong, tôi sẽ gửi lại quỹ ngân khố, rồi lănh dần.

Nể lời tôi, Khoát chịu. Tôi lănh được tiền rồi, tôi giữ lại 5 vạn đồng để chi tiêu trong bộ. C̣n bao nhiêu gửi hết vào quỹ. Số tiền này tôi để vào một tủ sắt riêng, ngoài buộc đề tên tôi.

Hai hôm sau, với sự thỏa thuận của Hiến và Khoát tôi lấy thêm 35 vạn gửi sang cho phái đoàn Thiện Chí Vĩnh Thụy và Nghiêm Kế Tổ, lúc đó ở Trùng Khánh.

Hôm sau nữa tôi tới lấy 10 vạn để chi tiêu về phái đoàn tham dự hội trù bị Đà Lạt.

Tôi chờ hai hôm nữa, hồi buổi sáng tôi sang ngân khố. Sau khi được một đồng chí ở ngân khố cho biết Khoát đi họp bên bộ tài chính, tôi bảo ông thủ quỹ trả tôi nốt số tiền tôi gửi trong tủ sắt, ông này ngần ngừ, xin để tôi hỏi ư ông giám đốc. Ông giám đốc đi vắng không xin được lệnh. Ông thủ quỹ lúng túng.

Tôi bảo ông: ‘’Tiền tôi gửi, đứng tên tôi, nay tôi lấy ra, mà c̣n ngần ngừ.’’

Thế là ông chịu đưa hết số tiền c̣n lại cho tôi.

Số tiền đó trừ một số giữ lại để chi tiêu cho bộ, tôi đưa cho anh Nguyễn Tường Tam. Anh Tam trao lại cho Ban Tài Chánh của Đảng mua được 1.000 khẩu súng và đạn dược.

Súng đạn này được phân phát cho các đồng chí thanh niên tranh đấu chống việt cộng ở suốt giải sông Hồng Hà và chống Pháp ở Phong Thổ.

Biết tôi đă lấy hết tiền Khoát sang bộ ngoại giao ṿ đầu bứt tai xin tôi trả lại. Lẽ dĩ nhiên chúng tôi không chịu.

Khi chúng tôi bỏ nước lưu vong sang Trung Hoa, đài phát thanh và báo chí việt cộng chửi bới chúng tôi ăn cắp tiền của chính phủ, của nhân dân...’’

 

           Năm 1947, Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam, chống cả Việt Minh lẫn Pháp, nhưng đến năm 1950 th́ mặt trận này giải thể.

           Ông Tam tới 1951 mới trở về Việt Nam và tuyên bố không làm chính trị nữa

           Ông trở lại hoạt động trong lãnh vực văn học, mở nhà xuất bản Phượng Giang, in lại các tác phẩm của Tự lực Văn Đoàn, ra báo Văn Hoá Ngày Nay nhưng tới số 11 thì bị đóng cửa. Tuy vậy, năm 1960, ông từ Đà lạt về Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc gia Đoàn kết và ủng hộ cuộc đảo chính cuả Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông nên bị đưa ra toà quân sự đặc biệt ngày 8.7.1963 để xét xử. Đêm 7.7 ông uống thuốc độc pha trong rượu tự kết liễu đời mình, để lại một mảnh giấy gửi cho đời như sau,

            “ Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Vì thế, tôi tự hủy đời mình cũng như hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do.”

           Trở lại Nhất Linh, về phương diện văn học,  ngoài việc chủ trương hai tạp chí Nam Phong và Ngày Nay, sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, đã để lại nhiều tác phẩm danh tiếng thuộc đủ loại tiểu thuyết, tiểu luận, truyện dịch, hội hoạ.

            Sau này Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù, có hỏi Nguyễn Đình Nghi, con trai Thế Lữ và là một cán bộ Cộng sản họat động trên địa hạt văn hoá:

-        Thế cụ có nói tới Việt Nam Quốc dân đảng mà cụ là đảng viên và các đồng chí, bè bạn trong đảng, trong Phong Hoá, Ngày Nay, Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam,Tú Mỡ hay không?

-        Nói luôn luôn, nói nhiều. Họ thân ái, yêu thương, kính trọng nhau lắm, việc này hiển nhiên hầu như ai cũng biết.

-        Trong các bạn ở Tự Lực Văn Đoàn, cụ thích ai hơn hết?

-        Yêu ngang nhau, trọng ngang nhau, nhưng có vẻ nhỉnh hơn một chút về Nhất Linh. Khen là người đa tài, thổi clarinette hay lắm, có đạo đức, có nhãn quan chính trị sắc bén. À, khen Nhất Linh rất giỏi làm báo, nhưng làm báo là phụ, hoạt động chính trị mới là chính. Đĩnh

-        Trần hỏi tiếp Nghi:

-        Thế ông có nghĩ tên họ có thể thành tên phố không?

-        Làm sao mà có ngày ấy được. Ta ngặt lắm...Khái Hưng, ta thịt mà. Bác Tam mà không trốn kịp thì cũng bị...

-        Khi cậu vào đảng, cụ có nói gì không?

-        Không. Tất cả những chuyện gì dính dáng tới cộng sản cụ biết nhưng cụ đều tảng lờ, cả chuyện kết nạp Nguyễn văn Linh.

-        Lần đầu tiên vào gặp mẹ cậu tại Sài Gòn sau 1975, cụ bà có nói gì không?

-        Buồn lắm. Mẹ tôi quắc mắt hỏi,” Sao anh bỏ Chúa? Đứa nào nó xui anh?

Đó là trước khi vào Sài Gòn, biết mình sắp đi gặp mẹ, Nghi đã bỏ đảng rồi. Chắc để tránh khỏi thanh minh sao anh bỏ Chúa mà theo ma quỷ? Trước khi mất, Nghi dặn vợ con chỉ ghi trên mộ ba điều: Tên: Nguyễn Đình Nghi, 73 tuổi, đạo diễn kịch còn bỏ hết những tước vị, huân chương đảng và chính phủ đã ban thưởng cho anh.

           Trong gia đình, cùng chí hướng hoạt động cách mạng như Nguyễn Tường Tam chỉ có Nguyễn Tường Long tức Hoàng Đạo và BS Nguyễn Tường Bách. Hoàng Đạo mất tại Quảng Châu trên một chuyện xe lửa vì lên cơn đau tim. Nguyễn Tường Bách, sau khi từ Việt Nam rút về Tàu, hành nghề y tại Quảng Châu tới khi về hưu và lấy vợ người Việt gốc Hoa, tên Hứa Bảo Liên, trước kia đã gặp Bách tại bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội khi Liên làm việc tình nguyện tại đây, sau sang du học tại Quảng Châu. Năm 1988 gia đình Nguyễn Tường Bách di cư sang California, ông mất tại đây năm 2013.

           Bà Nguyễn Tường Tam sau sang Pháp đoàn tụ với con cháu và mất tại đây. Năm 2011, tro của hai ông bà Tam và con gái lớn được đem về cố hương là Hội An, Quảng Nam.

           Trong Tự Lực Văn Đoàn, Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu đều không tham dự hoạt động chính trị. Cả ba người này cùng Huy Cận đều tham gia kháng chiến chống Pháp rồi ở lại ngoài Bắc sau tháng 7.1954.

 

CHÚ GIẢI:

- Về việc Thế Lữ phê phán Nhất Linh có nhãn quan chính trị sắc bén thì thực tế đã cho ta biết là có đúng hay không rồi, miễn bàn.

- Chuyện Quốc Dân Đảng và Việt Cách hoà hợp và hoà giải với Việt Minh là một sai lầm lớn của phe Quốc gia bị mắc mưu cộng sản và là cái cớ để Tiêu Văn và Lư Hán khỏi phải thi hành lệnh của Trung Hoa Quốc Đân Đảng là truất bỏ chính quyền cộng sản. Hồ Chí Minh đã hoà giải để đợi thời cơ khi quân Tầu rút về nước là trở mặt đàn áp liền.

- Võ Nguyên Giáp trông bề ngoài hiền lành nhưng thật sự là một đồ tể khát máu đồng bào không cùng chính kiến, nhưng đối với Lê Duẩn lại khép nép một bề, bị Duẩn làm nhục cho chức vụ đặt vòng cho phụ nữ cũng một lòng một dạ vâng theo. Tới khi các tay chân đàn em bị Duẩn, Thọ bắt giam, đầy ải cũng không một lời phản kháng khiến Bùi Tín phải kêu là hèn còn Lê Duẩn chế diễu là tướng vừa đánh giặc vừa run. Võ Nguyên Giáp cũng bị rủa là Tướng Nướng Quân vì ông chỉ nhằm mục tiêu thắng trận còn chết bỏ biết bao nhiêu cũng không xót thương và xem là trọng, đúng là Nhất tướng công thành vạn cố khô

- Các đảng phái quốc gia cũng quá ỷ y vào người khác, không tin ở thực lực của mình nên gặp biến cố bất ngờ không xoay sở được.

- THQDĐ hứa viện trợ quá chậm, quá it: Võ trang cho một tiểu đoàn mỗi tam cá nguyệt trong khi tình hình đang dầu sôi, lửa bỏng.

- Nghe nói Lư Hán và Tiêu Văn ngoài gái và vàng bạc còn được tặng mỗi người một bộ đồ hút thuốc phiện bằng vàng ròng.

- Hồi quân Tầu kéo qua Việt Nam bằng đường bộ, chính mắt tôi trông thấy họ đeo và gánh cả nồi niêu soong chảo, có toán còn có cả vợ lóc nhóc đi theo khiến tụi trẻ con cũng không nín được cười mà đặt ra bài hát theo điệu Tiến quân ca, giờ tôi chỉ còn nhớ được câu đầu, “ Đoàn quân Tầu ô đi sao mà chán thế...” Quân Tàu ô đóng tại các trường học, ăn ở rất dơ dáy, còn đập bàn nghế ra làm củi đun bếp, đi mua hàng thì toàn xì tiền quan kim thời đó đang bị lạm phát, rẻ như bèo, ai cũng ngán nhưng không dám từ chối, đúng là một đoàn quân ô hợp. Để chào đón đoàn quân đại diện cho Đồng Minh này, các biểu ngữ được căng đầy trên đường tiến quân, viết bằng tiếng Mỹ “ Viet Nam to the vietnamese” Cũng bọn trẻ con, đâu đọc được tiếng Mỹ nên  khi hô thì hô thành Việt Nam to thế! Việt Nam mẹ sề.

- Trong hồi ký, BS Nguyễn Tường Bách viết: Thú thực, ấn tượng của tôi đối với quân đội Trung Hoa không lấy ǵ làm tốt đẹp lắm. Ngẫu nhiên, trên con đường Gambetta, tôi gặp một đạo quân Hoa từ ga Hàng Cỏ tiến tới. Tuy cũng khá đông, song không kèn không trống, đội ngũ kém chỉnh tề, kém oai phong, quần áo xốc xếch. Vũ khí mang theo chỉ có súng trường và ít súng máy. Không có xe cơ giới lớn nào. Chỉ có mấy xe Jeep của mấy ông tướng. Sau rốt, là bộ phận cấp dưỡng với gồng gánh, nồi niêu trông càng luộm thuộm. Người Việt đứng xem với con mắt hoài nghi

- Tại Bắc Ninh, Quốc dân đảng và VNCMĐMH đặt trụ sở tại Đáp Cầu, treo cờ Sao trắng. Cuối tuần tôi cũng hay tới xem họ diễn thuyết, thường là đả đảo Việt Minh nhưng cái tôi thích là được phát báo Ngày Nay về đọc vì tôi trước đó rất mê đọc báo Ngày Nay nhất là thơ Thế Lữ và Xuân Diệu.

- Cũng tại Bắc Ninh thời đó ai cũng biết trong tỉnh nhà có hai ông làm sĩ quan trong quân đội Pháp cả tỉnh ai cũng biết, mà người dân gọi là ông Hai Vinh và ông Một Ý tức trung úy Phan Trọng Vinh (thân phụ của trung tướng Phan Trọng Chinh) và thiếu úy Lương Văn Ý. Ông Một Ý theo Phục Quốc Quân, chỉ huy một toán quân tiến về Hà Nội cùng với Hoa quân, cùng với ba toán khác thuộc Việt Cách do Trương Trung Phụng, Lê Tùng Sơn và Bồ Xuân Luật chỉ huy. Hồ Chí Minh dụ dỗ được Phụng, Luật và Sơn theo Việt Minh, ông một Ý không chịu nên bị Việt Minh bắt giữ trong một cuộc họp, sau đó ông tự sát chứ nhất định không phục tùng Việt Minh. Ông Hai Vinh theo Quốc dân đảng rút sang Tầu rồi tìm cách trở về, sau gia nhập quân đội quốc gia, lên chức Trung tá và tử trận tại Bắc  Việt trước 1954. Cả hai ông đều là những trang liệt sĩ .

- Một người cậu ruột của tôi, học trường Albert Sarraut vừa đậu tú tài xong thì xảy ra cuộc cách mạng tháng tám, gia nhập Quốc dân đảng, lên Phú Thọ học trường Lục Quân, rồi bị Việt Minh tấn công và mất tích luôn từ đó.

 

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ

Chương 44 này Hoàng Xuân Thảo kể cho chúng ta những chuyện hợp tan, lúc hợp lúc tan, của các đảng phái quốc gia – nhất là Đại Việt và Quốc Dân Đảng - và đảng Cộng Sản của Hồ Chí Minh, lúc đó c̣n núp dưới tên Việt Minh.

Hết tất cả các đảng viên đảng phái quốc gia mà tôi quen biết,  là những người ưu tư tới đất nước, muốn chống Pháp, muốn có độc lập thực sự cho Việt Nam, tuy nhiên họ là những người làm chính trị nghiệp dư, không thể so sánh được với những cán bộ Cộng Sản chuyên nghiệp quốc tế như Hồ Chí Minh và các phụ tá ông ta.

Đảng Đại Việt do Trương Tử Anh làm chủ tịch với các bác sĩ Phan Huy Quát, Đặng Văn Sung, các ông Nguyễn Hữu Trí, Vũ Quư Măo, Nguyễn Linh Hợi, Lê Thăng, Nguyễn Đ́nh Tại… là đảng của các người khoa bảng, sinh viên hay cựu sinh viên đại học Hà Nội hay ngoại quốc.

Họ là các người nhiệt thành, nhưng không được huấn luyện một cách chuyên nghiệp như các người Cộng Sản của Hồ Chí Minh và đồng loại.

Khi các đảng phái quốc gia đang nghĩ cách chống lại Việt Minh th́ Vơ Nguyên Giáp ra tay trước, giết và bắt rất nhiều lănh tụ quốc gia tại căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu và số 80 Quan Thánh tại Hanoi vào tháng 7 năm 1946.

Nhà văn Khái Hưng cũng bị bắt hôm đó tại 80 Quan Thánh và bị thủ tiêu sau này khi khởi đầu cuộc trường kỳ kháng chiến.

Bác Sĩ Nguyễn Tường Bách, em út của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam – mà Hoàng Xuân Thảo trích tài liệu nhiều trong chương này của sách - may mắn không có mặt tại Quan Thánh và Ôn Như Hầu, Hà Nội đêm hôm đó nên thoát chết,

Về sau, ông dẫn anh em chạy sang Tầu lánh nạn, bôn ba nhiều năm liền.

Trong đám thanh niên trẻ chạy theo bác sĩ Nguyễn Tường Bách sang Tầu hồi đó, có mấy  người quen biết với chúng ta là Phạm Văn Liễu (về sau làm về Cảnh Sát Công An miền Nam) Nguyễn Ngọc Hồ (Tham Mưu Trưởng Vơ Bị Quốc Gia Dalat) Anh Ngọc ( tenor tài danh của thủa trẻ chúng ta thời nào).

Anh Hoàng Văn Đức (Y sĩ Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y, Miền Nam Việt Nam) lúc đó cũng có theo BS Nguyễn Tường Bách, nhưng trở về Hà Nội sau vài tháng để tiếp tục học Y Khoa. Tôi nghĩ đây cũng là một quyết định sáng suốt, không nên phí phạm tuổi thanh niên làm phu phen, thợ thuyền, tại Vân Nam, Côn Minh để chờ thời.

Bác sĩ Nguyễn Tường Bách về sau làm thông gia với một người bạn cùng lớp thời Đại Học Y Khoa  Hanoi là bác sĩ Lư Hồng Chương, nổi tiếng về Quang Tuyến tại Saigon thời xưa.

.        Trong nhiều năm sống tại Orange County, BS Bách có viết lại hồi kư của một thanh niên Việt Nam sống và lớn lên bên sông Hồng và về sau bôn ba bên Tầu.

Cuốn sách này được anh BS Tôn Thất Niệm, cháu rể , viết lời tựa . Anh BS Tôn Thất Niệm ví cuốn sách của Nguyễn Tường Bách với cuốn À La Recherche du Temps Perdu/ Remembrance of Things Past, tuy nhiên tôi nghĩ về nhân phẩm th́ BS Bách hơn Marcel Proust rất nhiều.

Tôi có 2 người bạn rất thân với BS Nguyễn Tường Bách hồi c̣n sinh thời: anh BS Nguyễn Ngọc Kỳ và anh Đại Tá Trần Minh Công.

Tôi có ăn cơm và nói chuyện tâm tình với BS Bách cùng với hai anh Kỳ và Công. Lần đầu khi mới gặp th́ tôi kêu là cụ v́ BS Bách là chú vợ anh Tôn Thất Niệm, tuy nhiên BS Bách yêu càu gọi là anh như các anh Kỳ , anh Công cho thân tình.

Tôi thấy BS Bách là một người hết sức đàng hoàng, tử tế và đầy t́nh người, tình thương, mà tôi vô cùng kính trọng.    

  

 

                Nhất Linh Nguyễn Tường Tam

 

 

Số 7 Ôn Như Hầu

 

Vũ Hồng Khanh