CHƯƠNG XIV
CÁC BIỂU HIỆU QUỐC GIA CỦA CANADA
Ngoài quốc ca và quốc kỳ, Canada cũng giống như các nước trên thế giới thường có thêm nhiều biểu hiệu quốc gia khác. Trước hơn cả là phương châm của Canada.
PHƯƠNG CHÂM (The motto)
Phương châm của Dominion of Canada đề ra năm 1921 là A mari Usque Ad Mare, lấy từ Kinh Thánh (Thánh thi 72:8 ) có nghĩa là Từ Đại dương tới Đại dương.
Từ nghĩa trong Kinh Thánh suy rộng ra thì ý nghĩa của phương châm Canada là như sau: Dominion Canada được quyền hạn và trách nhiệm từ đại dương này tới đại dương kia để đáp ứng ước vọng của những người nghèo khó khi họ cần giúp đỡ.
Phương châm này rất thích hợp với Canada vì nước này nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Mới đây có người còn đề nghị sửa đổi lại là “ Từ đại dương tới đại dương tới đại dương” vì ngay sát phía Bắc của Canada là Bắc Băng Dương.
Phương châm không chỉ riêng Canada có mà mỗi tỉnh bang hay địa hạt cũng có phương châm tự đề ra cho mình như dưới đây:
|
Tỉnh bang/Địa hạt |
|
Phương châm |
|
Alberta |
|
Fortis et Liber "Strong and free" |
|
|
Splendor Sine Occasu "Splendour without diminishment" |
|
|
|
Gloriosus et Liber "Glorious and free" |
|
|
New Brunswick |
|
Spem Reduxit |
|
|
Quaerite Prime Regnum Dei "Seek ye first the Kingdom of God" |
|
|
NWT |
|
None |
|
|
Munit Haec et Altera Vincit "One defends and the other conquers" |
|
|
|
Nunavut Sanginivut (in Inuktitut) "Nunavut, our strength" |
|
|
|
Ut Incepit Fidelis Sic Permanet "Loyal she began, loyal she remains" |
|
|
PEI |
|
Parva Sub Ingenti "The small under the protection of the great" |
|
Quebec |
|
Je me souviens "I remember" |
|
|
Multibus E Gentibus Vires "From many people strength" |
|
|
Yukon |
|
None |
|
|
||
CON HẢI LY (The beaver)
Con Hải-ly trong đạo luật National Symbol of Canada Act được Hoàng gia phê chuẩn ngày 24.3.1975 được coi là một biểu tượng quốc gia.
Ý nghĩa lịch sử
Các nhà thám hiểm sau khi khám phá rằng Canada không phải là miền có những hương liệu mà lại có nhiều hải-ly nên rất vui mừng vì vào thế kỷ XVI và XVII tại Âu châu đang thịnh hành thời trang đội mũ Hải-ly nên đã kiếm được mối lợi rất lớn.
Thường giá bán một bộ da lông hải-ly gấp tới 20 lần giá mua và do được buôn bán phát đạt nên các người di dân có ý tưởng đền ơn hải-ly bằng cách đề cao và chọn chúng làm biểu tượng quốc gia.
Giá bán của hải-ly năm 1733 được Hudson Bay Company quy định như sau:
Một bộ da hải-ly có thể đổi lấy một trong những thứ sau: một bình đun nước bằng đồng, một pound rưỡi thuốc súng, một đôi giầy, hai cái áo sơ-mi, một cái mền, tám con dao, hai pound đường hay một gallon rượu brandy. Từ 10 tới 12 bộ da có thể đổi lấy một cây súng dài còn bốn bộ được một khẩu súng lục.
- Sir William Alexander tại Nova Scotia là người đầu tiên chọn hình hải ly làm huy hiệu.
- Công ty Hudson Bay HBC lấy hình bốn con hải-ly làm thương hiệu năm 1678.
- Một loại đồng tiền được đúc ra, gọi là một buck, có giá trị bằng một bộ lông hải-ly.
- Louis de Buade de Frontenac, Thống đốc Tân Pháp năm1678 đề nghị con hải-ly là biểu trưng cho Quebec và làm huy hiệu cho Quebec City.
- Huy chương kỷ niệm sự phòng thủ Quebec thành công năm 1690 có hình một phụ nữ tượng trưng cho nước Pháp với hình con hải-ly nằm dưới chân tượng trưng cho Canada.
- Khi thành phố Montréal gia nhập năm 1833, lấy hình hải-ly làm huy hiệu.
- Sir Sandford Fleming cho in hình hải-ly lên tem thư Canada đầu tiên, gọi là Three Penny Beaver năm 1851 để kỷ niệm 100 năm thành lập ngành bưu điện. Sau đó còn có tem Three Pence Beaver.
- Hội Saint Jean Baptiste cũng từng lấy hải-ly làm huy hiệu một thời kỳ.
- Sở hoả xa Canadian Pacific Railway tới nay vẫn còn giữ hình hải-ly làm biểu hịêu.
- Trường đại học Toronto, trường đại học Wilfrid Laurier tại Waterloo, trường Kinh tế và chính trị London, Ontario cũng đều có hình hải-ly trên huy hiệu
- Nhiều nước khác cũng chọn hải-ly là huy hiệu như trường Massachusetts Institute of Technology và trường California Institute of Technology vì cho hải-ly có óc sáng tạo tương tự một kỹ sư.
- Các tiểu bang Oregon và New York cũng chọn hải-ly là con vật biểu trưng.
- Các trường Oregon State University, Babson College, City College of New York thì chọn hải-ly làm vật hộ mạng.
- Thành phố Albany và New York City chọn hải ly làm huy hiệu.
Con hải-ly tại Bắc Mỹ sau ba tuổi, thường sinh nở mỗi năm một lứa khoảng 2-3 con với thời kỳ mang thai chừng 128 ngày. Hải-ly có thể sống cả trên mặt đất lẫn dưới nước và đặc biệt có tập quán một chồng-một vợ suốt đời, khác hẳn với các loài gậm nhấm khác.
Tại nước Đức, các nhà khảo cổ tìm thấy di tích của hải-ly từ 10-20 triệu năm trước đây và cho rằng hải ly cũng di cư tới bắc Mỹ qua eo Bering. Tại Dayville, Oregon các nhà khảo cổ tìm thấy hai cái răng hải-ly khoảng 7 triệu năm trước đây.
London School of Economics Wilfrid Laurier Toronto University
& Political sciences University, Waterloo
Đồng Nickel: mặt Hải-ly và mặt Queen Elizabeth II
Tòa Quốc hội Canada
Cái gì cũng có cái giá của nó, hải-ly đươc đánh giá quan trọng như thế mà lại có số phận hẩm hiu vì dần dần bị tuyệt chủng. Trước khi có vụ buôn da và lông hải-ly, số lượng của chúng không dưới 6 triệu, sau đó mỗi năm số bộ lông bán sang Âu châu không dưới 100,000 mỗi năm nên tới giữa thế kỷ XIX giống hải-ly gần như biến mất dưới ánh sáng mặt trời, nhưng may thay thời trang mũ hải-ly đã bị thay thế bằng mũ luạ rẻ hơn nên tới nay giống hải-ly vẫn còn tồn tại.
QUỐC MÃ /The national horse
Mặc dầu được quốc hội công nhận là quốc mã từ năm 1909 nhưng phải tới tháng 5 năm 2002 ngựa Canada mới chính thức thành biểu tượng quốc gia do đạo luật Act of Parliament.
Thoạt đầu ngựa được hoàng đế Pháp cho đem sang Tân Pháp từ năm 1665 là giống ngựa Norman và Breton, một tạp chủng gồm các giống ngựa Ả-rập, Barb và Andalusia. Trong thế kỷ sau, ngựa Tân Pháp hợp giống với các lọai ngựa khác dần dần tạo ra một giống ngựa riêng biệt tức là ngựa Canada.
Ngựa Canada có những cá tính đặc biệt là dai sức, chịu đựng, thông minh và thuần thục.
Thể thao quốc gia /The national sports
Quốc hội Canada tuyên bố Hockey- on- ice / Khúc côn cầu- trên băng là thể thao quốc gia mùa đông và môn đánh cù / lacrosse là thể thao quốc gia mùa hè, do đạo luật National Sports of Canada Act ngày 12.5.1994.
Lacrosse / Đánh cù được người thổ dân chơi cả ngàn năm về trước và vẫn còn thịnh hành ngày nay. Hockey- trên- băng do Canada sáng tạo từ thập niên 1800 và riêng Toronto từ lâu có một đội danh tiếng là Maple Leaf từng đoạt nhiều giải vô địch.
Hội tuyển Khúc côn cầu Toronto được thành lập năm 1917, đổi tên là Maple Leafs từ 1927. Đội này đã đoạt giải vô địch Stanley Cup 13 lần, chỉ thua đội Montreal Canadiens từng có thành tích 24 lần vô địch. Các đối thủ của Maple Leafs là các đội Detroit Red Wings, Ottawa Senators và Montreal Canadiens. Giải Stanley do thống đốc Lord Stanley tặng cúp bạc đầu tiên năm 1892 cho đội Montreal.
Canada cũng sáng tạo ra môn Bóng rổ do bác sĩ James Naismith từ năm 1891. Hiện nay môn thể thao được giới trẻ ưa thích nhất là môn bóng đá và bóng rổ.
Đội bóng rổ nổi tiếng của Toronto hiên nay là đội Toronto Raptors, thành lập từ năm 1995. Về Base Ball đội danh tiếng của Toronto là Blue Jay, còn về bóng đá là FC Toronto.
Đánh cù và Khúc côn cầu trên băng – Maple Leafs
CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA CÁC THỔ DÂN
· Mạng bắt mộng ( The dream catcher)
Các thổ dân miền Tây và miền thảo nguyên Canada tin rằng vạn vật kết nối với nhau thành một tấm mạng chằng chịt mà chủ lực là một đấng vô hình tức là Thần linh tối cao mà thổ ngữ gọi là Manitou. Tên của tỉnh bang Manitoba lấy từ thổ ngữ này.
Theo họ khi người ta nằm mộng là được tiếp xúc với vị thần linh đó và họ cũng cho rằng đố ai nằm ngủ không mơ là vì vậy. Người thổ dân cũng mong có một giấc mộng đẹp do thần linh ban phát và rất buồn khi có một cơn ác mộng vì nghĩ rằng bị thần linh quở phạt. Khi một đứa trẻ mới sinh ra và trong thời kỳ nằm nôi, các bậc phụ huynh thường treo đầu giường một cái gọi là mạng bắt mộng hình dáng như một cái mạng tròn và ở chính giữa có một lỗ trống lớn. Theo thổ dân, lỗ lớn là để cho mộng đẹp chui vào còn những mắt lưới nhỏ chằng chịt còn lại là để lọc giữ lại những mộng xấu. Chung quanh vòng tròn còn treo các thứ khác như lông cú tượng trưng cho sự khôn ngoan, lông đại bàng biểu hiệu cho lòng can đảm vv...
· Cột Totem hay cột vật tổ
Cột Totem hay cột Vật Tổ là những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp trên gỗ của các thổ dân vùng Tây Bắc Canada.
Từ xưa, những cột này đă có mặt trong mọi sinh hoạt đời sống của các thổ dân Haida, Nusalt, Kwakwakawakw, Tlingit, Tsimshian, Salish của Mỹ và Canada, vừa là một phần kiến trúc nhà ở, vừa là sử liệu ghi lại những bước thăng trầm của làng bản và làm kỷ vật gợi nhớ về cha ông, tổ tiên người dân nơi đây.
Xuất xứ cột Totem
Theo tín ngưỡng bản địa th́ mỗi dân tộc hoặc ḍng họ trên đều được sinh ra hoặc gắn liền với một tổ vật. Tổ vật có thể là con chim, con cá, con thú… nên để tưởng nhớ cội nguồn, dân gian đă tạo nên các cột tượng khắc họa Totem, xem đó là một thần vật che chở, bảo an. Totem hay thần linh, linh vật bắt nguồn từ thổ ngữ Ojibwe là odoodem. Khi tìm hiểu một cột totem phải xem hay đọc từ dưới lên trên tận đỉnh.
Có rất nhiều sinh vật hoặc là thân sinh hoặc là anh em, bằng hữu phù trợ các dân tộc được khắc họa hết sức sinh động trên gỗ. Tựu chung, có tới 30 loài vật gồm: quạ, ưng, sói, gấu, hổ, trâu, lợn, hươu, dê, hải ly, dơi, cá sấu, cá mập, ếch, muỗi, kiến, ong… Mỗi con vật đều được yêu quư v́ có những phẩm chất tốt, thể hiện cho những khả năng, ước mơ cao đẹp của con người như: quạ, cá sấu, ếch cho sự thông minh, hiểu biết, địa vị tối cao; sói, hổ, gấu cho sức mạnh, ḷng can đảm; hươu, dơi cho sự linh hoạt, sống lâu; kiến, ong cho sự siêng năng, hợp bày…V́ vậy, mỗi cột tượng c̣n có mục đích để ca ngợi các đức tính quư giá, những kinh nghiệm, các sự kiện quan trọng của làng bản. Ngoài ra, trên cột totem c̣n chứa những dấu hiệu về danh tính, tập tính, vai tṛ của mỗi gia đ́nh trong xă hội. Và người dân nhờ cây gỗ tồn tại lâu bền để truyền lại những tư tưởng hay các câu chuyện ấy đời đời.
Đặc trưng các loại cột tượng vật tổ
Do tùy hứng sáng tạo, mỗi nơi, mỗi nhà mỗi khác và đặt ở các địa thế khác nhau nên có rất nhiều kiểu cột tượng. Tựu chung, có 6 loại chính: cột để ngoài cổng 20-40 feet thường để trước cổng nhà tộc trưởng hay tù trưởng, cột để trong nhà 7-10 feet, cột tán tụng thường cao nhất 50-70 feet, cột tưởng niệm, cột hoan nghênh dưới 40 feet và cột chế riễu. Tất cả đều được đẽo gọt công phu từ những cây gỗ lớn và là loại gỗ đỏ, vàng đặc sản của vùng. Sau khi đẽo cắt, nó thường có đường kính 1m, cao 20m và đều hướng ra biển, sông, hồ. Cột totem cao nhất là
tại Alert Bay, BC cao tới 149 feet (45m); cột totem dày nhất là tại Duncan, BC có đường kính 6 feet (1.8m).
Về chi tiết, giữa các loài cũng có một số điểm khác biệt như chim ưng có mỏ khoằm sắc c̣n chim quạ có mỏ thẳng dài. Chim ưng thường dang rộng cánh trong khi các con chim khác có thể chụm cánh lại. Gấu và hải ly đều có tai trên đỉnh đầu, song ở hải ly th́ c̣n nhe răng, khoe hai răng cửa to. Cá mập, cá voi đều có vi lớn trên lưng… V́ thế, nếu tiếp xúc nhiều, có thể dễ dàng nhận ra trên cột có những con vật ǵ, đặc biệt trên đỉnh luôn là con vật quan trọng nhất – vật tổ của gia đ́nh.
Về màu sắc, cột của người Haida chỉ có ba màu đen, đỏ và xanh, có tính kháng và phát nên mức độ bảo an rất mạnh. Cột của các dân tộc c̣n lại sặc sỡ hơn, thường có sự pha trộn của bảy màu đem lại cảm giác hài ḥa.
Khi một tác phẩm được hoàn thành, người dân sẽ làm lễ dựng cột, giống như lễ khánh thành – mừng nhà mới vậy. Một khi cây cột được dựng lên, nó sẽ là một thần vật rất linh thiêng, có thể trấn tà, trị quỷ, phù hộ bản làng b́nh an, thịnh vượng. Ai mà qua đó đều phải kính cẩn, và nếu có thiện tâm khi sờ vào cột tượng sẽ được thần linh ban phúc, ai có duyên với sinh vật nào cũng được sinh vật ấy phù hộ suốt đời.
V́ điều kiện thời tiết, sự phá hoại, hiện chỉ c̣n khoảng 30 cây cột cổ hơn 100 năm tuổi ở Ketichikan, Alaska Mỹ và 60 cây ở Vancouver và Victoria, BC, Canada, trong đó có một số cây c̣n ở ngoài trời. Đó là các cột tượng trên đảo Queen Charlotte Canada đă ra đời từ năm 1840. Cây cột được xem nhiều nhất là quần thể cột tượng nằm trong công viên Stanley, Vancouver, được thành phố quy tụ về đây từ năm 1939 từ khắp cả nước. Mỗi năm, chúng thu hút khoảng gần 10 triệu du khách, đem về cho địa phương doanh thu lớn từ du lịch. Trường đại học British Columbia cũng có một khu bảo tàng ngoài trời trưng bày một số cột totem. (Theo Wikipedia VN)
Huy hiệu của Điạ hạt Nunavut
Miền Bắc Cực có một vẻ đẹp riêng, có tính cách mênh mông, bát ngát do những đại thảo nguyên tiếp nối bởi các đại thảo nguyên từ chân trời này sang chân trời khác. Những thổ dân đi săn hay du khách tới đây tất cần một cái gì làm điểm mốc để định vị và định hướng.
Người Inuit tại Nunavut từ cả ngàn năm về trước đã nghĩ ra chuyện này nên đã lấy đá dựng thành hình người đang giơ hai tay tựa như chỉ đường, tượng hình người đứng giang tay có tên thổ ngữ là inuksuk. Với kỹ thuật khéo léo, tượng đá chồng hình người này có thể chiụ đựng được những trận gió lớn hay bão tuyết và trên thực tế có tượng đã trơ trơ cùng tuế nguyệt cả hàng mấy trăm năm.
Tượng Inuksuk có nhiều mục đích ngoài việc chỉ đường, như làm người bù nhìn để đuổi các con qụa, làm thành những bức tường để luà dồn các bày hươu nai tới vùng săn bắn, chỉ chỗ để dấu các thực phẫm, báo hiệu vùng nguy hiểm, cấu thành một tượng đài kỷ niệm những người đã khuất.
Năm 1999 khi điạ hạt Nunavut được sát nhập vào Canada, chính phủ địa hạt đã chọn inuksuk làm biểu tượng và đồng thời được dùng để cấu tạo lá cờ của điạ hạt. Thế vận hội muà đông 2010 tại Vancouver cũng đã chọn inuksuk làm biểu tượng.
Inuksuk: Ảnh của Nguyễn Xuân Quang Cờ của Điạ hạt Nunavut
Tham luận của Từ Uyên
Sơ lược về tỉnh bang Quebec
Quebec là tiếng Kebec của thổ dân Mi’kmaq có nghĩa là eo biển, eo sông vì Quebec City nằm tại một eo sông St. Lawrence. Quebec City được thành lập bởi Samuel Chaplain năm 1604.
Quebec có diện tích hơn 1.5 triệu km2, lớn gấp 3 lần nước Pháp, 5 lần nước Việt Nam, 7 lần nước Anh và là tỉnh bang lớn nhất Canada. Dân số năm 2018 ước chừng 8.469,600 người, gồm 90% theo Thiên chúa giáo trong đó 83.4% là Công giáo, 1.8% là Muslim, 1% là Phật tử, 0.1% là Sikh. Quebec đông dân thứ hai, sau Ontario.
Về ngôn ngữ 90% nói tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, nhưng 40% nói thông thạo tiếng Anh.
Các biểu tượng của Quebec
Cờ Quebec được chính thức công nhận ngày 21.1.1948 là cờ có chữ thập với bốn bông huệ trắng trên nền xanh. Tỉnh bang Quebec từ lâu vẫn cho đất ḿnh là Pháp cho nên lá cờ luôn mang hoa huệ tượng trưng cho gốc Pháp. Tuy nhiên sau khi Jean Lesage năm 1960 làm một cuộc cách mạng thầm lặng ( Revolution tranquille ) với tư tưởng cầu tiến ta làm chủ đất ta và coi bức thành Quebec là bức thành bảo vệ cho Pháp ngữ tại Quebec và kỷ niệm luôn cuộc chiến Quebec trước ngoại xâm.
Cũng trên đà tiến đó năm 1967Jean Drapeau đă tổ chức được một hội chợ triển lăm quốc tế , mang tên Terre des hommes và xây cất Ile St. Hélène rất thành công.
Thừa thắng xông lên Drapeau đăng cai Thế Vận hội Quốc tế 1976 nhưng gặp nhiều khó khăn tài chánh và tuy các nước tham gia đông đảo. Kỷ lục gymnastique do cô nhỏ gốc Roumanie tên Nastia Comaneci với các số điểm 10 đă vinh danh Thế vận hội và Thành phố. Dân nợ nhiều nhưng kỷ niệm sân Vận động vẫn c̣n đó và đây là một h́nh ảnh vĩ đại nhưng cũng thương đau cho người Quebec mỗi khi tŕnh h́nh ảnh Sân vận động thường được hỏi bao giờ có nổi một cái mái vững chắc và có thể mở ra hay đóng lại tự động. Bốn mươi hai năm chờ đợi. Mộng chưa thành.
Trên lịch sử Quebec đă hai lần trưng cầu dân ư tách ra khỏi Canada không thành nên câu phương châm của Quebec Je me souviens từ 1978 được ghi trên biển xe thay thế cho La Belle Province để hậu thế ghi nhớ.
Huy hiệu Quebec
Ba bông huệ tượng trưng cho nước Pháp, con sư tử vàng tượng trưng cho hoàng gia Anh, ba lá phong xanh cho Canada. Trên đỉnh là vương miện triều Tudor. Huy hiệu được công nhận chính thức ngày 9.2.1939 thay thế cho huy hiệu do nữ hoàng Victoria ngày 26.5.1868.
Không kể ngày quốc khánh cho toàn thể Canada hay Canada Day là ngày 1.7, Quebec còn có ngày quốc khánh riêng cho tỉnh bang là ngày 24.6 tức là ngày St. John the Baptist, vị thánh bảo hộ của Quebec. Trong ngày này các lễ hội thường sử dụng bản nhạc Gens Du Pays của Gilles Vigneau, được coi như quốc ca của Quebec.
Montreal
Montreal được thành lập từ 17.5.1642, có huy hiệu vô cùng đặc biệt tượng trưng cho 5 sắc dân chính là Thổ dân, Pháp, Anh, Scottish và Irish cùng với lá phong và con hải ly tượng trưng cho Canada. Montréal cũng có riêng một phương châm, “Concordia Salus” có nghĩa là Cứu rỗi qua Hoà hợp.
Bản đồ Quebec và Canada
Huy hiệu của Quebec Cờ tỉnh bang Quebec
Quốc hoa: Iris Versicolor Quốc trùng: Bướm White Admiral
Phương châm Quebec từ năm 1883: Je me souviens
Quốc thụ: Birch yellow bark Quốc cầm: Snowy Owl
HUY HỊÊU VÀ CỜ CỦA THÀNH PHỐ MONTRÉAL
Huy hiệu được sửa đổi nhiều lần từ năm 1833 và cuối cùng được công nhận ngày 13.9.2017 gồm cây thông tượng trương cho Thổ dân, 4 loại hoa tượng trưng cho bốn nước Pháp, Anh, Scotland và Ireland. Trên đỉnh là con hải-ly, bao chung quanh là hai cành phong bắt chéo với phương châm Concordia Salus, ở giữa là một vòng tròn tượng trưng cho vòng nhân sinh mở rộng ta bốn phương tượng trưng cho sự hội ngộ và đàm thọai. Cờ của Montréal được công nhận chính thức từ tháng 3.1939.
Dân số Montreal theo thống kê 2016 là 1.704,694 nhưng Greater Montreal là 4.060,700.
Theo cuộc điều tra của báo Economist tại London tuyển chọn thành phố an lạc nhất trên thế giới thì năm1917 Montreal được xếp hạng thứ 12. Về trường đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2015 thì trường đại học McGill, Montreal được xếp thứ 24 nhưng là trường danh tiếng nhất Canada trong 11 năm liền kể từ đó về trước. Tuy nhiên Montreal lại được xếp thứ nhất thế giới cho sinh viên đại học nếu xét về thoải mái mọi khía cạnh. Tỷ số người thuộc các sắc tộc thiểu số tại Montreal năm 2016 là như sau: Da đen 10.3%, Arab 7.3%, Nam Mỹ 4.1%, Nam Á 3.3%, Tàu 3.3%.
CHÚ GIẢI
-Tuy là phương châm của quốc gia nhưng rất nhiều người Canada không hề biết tới hoặc nghe qua. Do đó phương châm thường là một câu hỏi trong kỳ thi nhập tịch Canada dưới hình thức chọn một trong bốn giải đáp như dưới đây:
Phương châm của Canada là:
a.With glowing hearts
b.The Maple Leaf forever
c.God Save the Queen
d.From sea to sea.
Câu hỏi này cũng được đưa vào chương trình trung học và trong một cuộc trắc nghiệm ngày 24.3.1975 tỷ lệ số học sinh đáp trúng chỉ là 68% trên tổng số 18,000 .
Montréal :Thế vận hội 1976 Thế Vận Hội Vancouver 2010
Chateau Frontenac, Quebec City
Stanley Cup for Hockey-on-ice Cờ của Điạ hạt Nunavu
Totem Pole at Vancouver, B.C.
Ảnh của Nguyễn Xuân Quang