Hoàng Xuân Thảo
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*45
THẾ VẬN BẤT PHÙ MƯU BẤT TOẠI
(THỜI VẬN CHẲNG CHIỀU, MƯU CHẲNG ĐẠT)
CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để nguyên tên là Nguyễn Phúc Dân, sinh ngày 11 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (tức 28 tháng 2 năm 1882) tại Huế, là con của Hàm Hóa Hương Công Tăng Du. Ông là cháu đích tôn năm đời của vua Gia Long, là cháu trực hệ của Hoàng tử Cảnh. Do hoàng tử Cảnh mất sớm, tổ phụ ông là Hoàng tôn Đán bấy giờ c̣n nhỏ tuổi, ngôi vua truyền cho ḍng thứ 2 là hoàng tử Đảm, tức vua Minh Mạng
Sang Nhật Bản 1906-1910
Khoảng 1903, Phan Bội Châu thấy dư đảng Cần vương và nhiều nhân sĩ miền Nam c̣n nặng ḷng với nhà Nguyễn nên muốn tạm thời dựa vào nền quân chủ để chống Pháp giành độc lập, đă t́m đích tự tôn của Đông Cung là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và giúp Cường Để xuất du, sang Nhật hoạt động (1906).
Theo chính lời cụ Phan thuật lại “Ngục Trung thư”, th́ mùa xuân năm Quư Măo (1903), Phan Bội Châu cùng Đặng Thái Thân, Lê Vơ vào Quảng Nam ra mắt Nguyễn Thành. Anh hùng gặp nhau, lại cùng yêu nước thương ṇi cả, nên mới quen mà như cố nhân gặp lại, quây quần uống rượu.
Sau cuộc gặp ở Quảng Nam, th́ tháng 3 năm ấy, Phan Bội Châu ra Huế yết kiến Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Thông qua Trần Xuân Hàn, con trai Trần Xuân Soạn làm cầu nối, hai người gặp được nhau. Họ Phan bày tỏ hết tâm tư, chí hướng cho vị hoàng thân họ Nguyễn được hay. Nghe lời ấy, khác ǵ có người đến giúp ḿnh mở lối, Kỳ Ngoại hầu Cường Để lấy làm vui mừng lắm, hớn hở mà rằng:
- Lâu nay tôi vẫn nuôi cái chí lớn đó.
Ngặt v́ từ lúc Hồ Quí Châu và Nguyễn Thụ Nam là hai bạn đồng chí của tôi qua đời đi rồi, tôi để ư t́m kiếm măi nhưng chưa gặp được ai có thể nói câu chuyện ấy với ḿnh. Nay các ông không từ xông pha muôn dặm, v́ chỗ tinh khí với nhau mà t́m đến tôi, tôi xin vui ḷng hi sinh tất cả mọi sự, để cùng các ông nằm gai nếm mật, nếu có thể báo đáp quốc ân trong muôn một, dầu tôi có phải tan thây mất xác cũng vui.
Từ sau cuộc gặp gỡ ấy, Kỳ Ngoại hầu cùng Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân vào Quảng Nam hội họp tại nhà Tiểu La Nguyễn Thành, cùng mưu đại sự…
Sau đó cụ Phan sang Nhật trước, có thương nghị với Lương Khải Siêu, rồi nhờ Siêu mà bắt mối được với bá tước Đại Ôn và Khuyển Dưỡng, qua đó mà cụ Phan gặp được nhiều yếu nhân khác của Nhật. Khi có người hỏi về tổ chức Duy Tân hội là theo quân chủ hay dân chủ, cụ Phan trả lời là theo quân chủ, mà vị hội chủ là Kỳ ngoại hầu, một người của hoàng tộc. Từ ấy, mới tỏ thêm cái ư gợi của người Nhật, là “nếu vị hoàng thân ấy sang được Nhật Bản th́ đôi bên liên lạc và giao thiệp sẽ tiện lợi”. Thế là việc Đông du của Cường Để được thực hiện. Phan Bội Châu về nước đón vị hội chủ.
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sang Nhật năm1906
Tháng 8 năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính bí mật về nước. Cụ Phan náu ḿnh nơi đất Nghệ, c̣n Đặng Tử Kính cầm thư vào diện kiến Kỳ ngoại hầu, bày tỏ hết mọi lẽ mời hội chủ sang Nhật. Mùng Ba Tết năm Bính Ngọ (1906), Kỳ ngoại hầu cất bước ra đi, trải qua biết bao khó khăn, lại phải thay đổi kế hoạch, từ Đà Nẵng đi Hải Pḥng, rồi sang Hong Kong, Quảng Châu, cuối tháng 4 năm ấy, Kỳ ngoại hầu đến Nhật, bắt đầu hoạt động không biết mệt cho công cuộc v́ nước, v́ dân.
Đầu năm Bính Ngọ (1906), KNH Cường Để sang Nhật với nhiệm vụ là xin viện trợ và vũ khí để bí mật gửi về chống Pháp. Nhưng việc không thành, KNH và cụ Phan Bội Châu chuyển qua vận động Phong trào Đông Du. Kỳ Ngoại Hầu kể:
“Thất vọng nầy chồng lên thất-vọng khác đă khiến cho vấn-đề khí-giới đành phải xếp xó, bỉ-nhân cùng ông Phan-Bội-Châu chỉ chuyên nổ-lực về kế-hoạch bồi-dưỡng nhân tài, nghĩa là tuyên-truyền về trong nước khuyến-khích thanh niên sang Nhật lưu-học để nuôi dưỡng nhân-tài hầu sau nầy làm việc.
Hồi đó bỉ-nhân có làm bài “Hịch cáo quốc dân văn” và bài “Phổ cáo Lục tỉnh văn”, gửi về trong nước, phát động phong-trào yêu-nước xuất-dương cứu-quốc, gây được nhiều hiệu lực hơn nên thanh-niên sang Nhật mỗi ngày một nhiều và người trong nước càng thêm phấn khởi.
V́ người sang Nhật phần nhiều do đường Hồng-Kông, nên năm 1907, bỉ-nhân cử ông Phan-Bội-Châu về Hồng-Kông lập một cơ-quan bí-mật để lo liệu mọi sự cho người đi Nhật, như thư từ đi lại, tiền bạc tiếp-tế v.v…Cơ quan ấy giao Đặng-Tử-Kính phụ trách”.
Mặc dầu lo hoạt động cách mạng là chính,Cường Để ghi tên vào trường Chấn Vơ Lục Quân ở Đông kinh (1907), nhưng sau bị bệnh nên bỏ học, sau đó lại ghi tên vào Đại học Waseda. Năm 1908 Pháp chặn đường gửi tiền sang cho du học sinh khiến cả hàng trăm người không tiền phải bỏ học.
Sang Trung Hoa và Xiêm La 1910-1915
Nhận thấy ở Nhật không c̣n sinh viên, không hoạt động được, Cường Để nghĩ đến đất Xiêm, nơi vua Gia Long xưa đă dựa vào để lập thành đại nghiệp. Nghĩ vậy nên theo cuốn “Cuộc đời cách mạng Cường Để”, th́ tháng 11.1908, Kỳ ngoại hầu sang Xiêm.
Trong hai tháng trời nơi đất Xiêm, tuy có lợi thế là bà con Việt kiều có gốc từ thời Gia Long bôn ba sang đây, cho đến dân Việt mới nhập cư khá đông đảo. Nhưng khí hậu, đồ ăn lại không hợp, và cũng không trông mong ǵ được nơi chính phủ Xiêm, nên chẳng bao lâu sau, Cường Để lại phải quay về Nhật.
Năm 1910, người Nhật do muốn vay 300 triệu franc từ chính phủ Pháp nên chấp thuận yêu sách của Pháp trục xuất ông cùng Phan Bội Châu, cũng như các học viên thuộc phong trào Duy Tân tại Nhật. Ông phải rời bỏ Nhật sang Trung Quốc, Hương Cảng rồi Thượng Hải nhân cuộc cách mạng Tân Hợi mới thành tựu để vận động với Tôn Trung Sơn nhưng cũng không được trợ giúp gì cụ thể. Các học viên của phong trào Duy Tân cũng theo ông sang Trung Quốc tiếp tục hoạt động phản kháng Pháp, đa số sau này không trở về Việt Nam mà trở thành công chức trong bộ máy chính quyền ở Trung Quốc.
Tôn Trung Sơn sau từ chức Tổng thống, Viên Thế Khải lên thay thế. Gió đổi chiều quá nhanh, việc nhờ cậy v́ vậy, không thực hiện được. Ông lại nhờ đến Hồ Hán Dân đương là Đô đốc Quảng Đông, tuy đã hứa giúp đỡ nhưng rốt cục cũng không nhờ cậy được ǵ thêm.
Thành lập Việt Nam Quang Phục Hội
Sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Hoa th́ triều đ́nh nhà Thanh cáo chung và tư tưởng dân chủ đă thuyết phục được Phan Bội Châu noi theo con đường mới thay v́ đường lối quân chủ lập hiến trước kia. Tuy vậy ông vẫn suy tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm hội chủ, chức Bộ trưởng Tổng vụ của một hội đoàn mới mang tên Việt Nam Quang Phục Hội vào tháng 6.1912.
Phan Bội Châu tự đảm nhận làm phó hội chủ cùng là đại diện Trung Kỳ; Nguyễn Thượng Hiền là đại diện Bắc Kỳ; và Nguyễn Thần Hiến là đại diện Nam Kỳ. Ba ông là thành phần "B́nh nghị Bộ" của Hội.
Mười thành viên khác là "Chấp hành bộ" để lo việc điều hành gồm:
· Quân vụ Ủy viên: Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến;
· Kinh tế Ủy viên: Đặng Tử Kính và Mai Lăo Bạng;
· Giao tế Ủy viên: Lâm Đức Mậu và Đặng Bỉnh Thành
· Văn hóa Ủy viên: Phan Bá Ngọc và Nguyễn Yên Dược;
· Thư vụ Ủy viên: Đinh Tế Dân và Phan Quư Chức.
Trụ sở Hội đặt ở Quảng Châu, Trung Hoa.
Thành phần trong nước có ba ủy viên đảm nhiệm ba kỳ: Bắc Kỳ là Đặng Xung Hồng (Đặng Hữu Bằng), Trung Kỳ là Lâm Quảng Trung (Vơ Quang), và Nam Kỳ là Đặng Bỉnh Thành.
Tháng 2.1913 ông bí mật về nước quyên tiền để thực hành kế hoạch lập cơ sở mới ở Trung quốc và đi Âu Mỹ khảo sát t́nh h́nh, thu được hai vạn đồng. Đến tháng 5, đi Âu châu (Ý, Đức, Pháp, Anh).
Trở lại Nhật Bản năm 1915
Năm 1915 ông trở về Nhật Bản, cư ngụ ở Tokyo, giao du với những chính khách Nhật như Inukai Tsuyoshi, Kashiwabara Buntaro, và Matsui Iwane. Những nhân vật này cũng tham gia hiệp hội Kissaragi-Kai với chủ trương ủng hộ tinh thần và tài chánh cho Cường Để.
Các hoạt động của VNQPH
Việt Nam Quang Phục Hội trong những năm 1913-1915 với yêu sách khôi phục chủ quyền cho Việt Nam quyết dùng bạo động để gây tiếng vang trong dân chúng cùng áp lực chính quyền Đông Dương thuộc Pháp. Trong số những sự kiện đáng kể là vụ ám sát quan tuần phủ tỉnh Thái B́nh Nguyễn Duy Hàn bằng tạc đạn vào trưa ngày 19 tháng 4 năm 1913 do Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy thực hiện. Hai tuần sau vào chiều ngày 26 tháng 4, Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Thụy ném tạc đạn vào khách sạn Hanoi Hôtel ở phố Tràng Tiền, Hà Nội, giết chết hai thiếu tá Pháp Chapuis và Montgrand cùng làm một số người khác bị thương.
Chính quyền Bảo hộ liền đàn áp mạnh mẽ, lập Hội đồng Đề h́nh vào Tháng Năm 1913 để truy tố 99 người. Họ tuyên án tử h́nh bảy người; một người bị án chung thân khổ sai, và tám người bị án lưu đày. Bảy người bị chém là Phạm Tráng (người giết Nguyễn Duy Hàn), Nguyễn Văn Túy (người ném bom khách sạn), Nguyễn Khắc Cầu, Vũ Ngọc Thụy, Phạm Hoàng Quế và Phạm Hoàng Triết. Ngoài ra năm hội viên Việt Nam Quang Phục Hội là Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Quỳnh Chi, và Nguyễn Bá Trác cũng bị tuyên án tử h́nh khiếm diện. Người Pháp c̣n làm áp lực với Trung Hoa để ngưng yểm trợ nghĩa quân nên Hội mất căn cứ ở vùng biên giới Việt-Hoa.
Năm 1913, hội viên Đậu Quang Cơ (Đỗ Chấn Thiết) được Hội giao đem sách Hà Thành liệt sử truyện do Phan Bội Châu viết về vụ đầu độc người Pháp hồi năm 1908 về nước để phân phát trong các đội lính bản xứ nhưng về đến Hà Khẩu việc bị phát giác. Ông cùng 50 nghĩa quân khác phải chém. Tài liệu khác cho rằng Đỗ Chân Thiết đă thành lập được Chi hội ở Vân Nam và định đánh úp thành Hà Nội.
Cuối năm 1914, Phan Bội Châu bị nhà chức trách Trung Hoa bắt giam, măi đến năm 1917 ông mới được thả. Dù vắng Phan Bội Châu, Hội vẫn tiếp tục hoạt động dưới sự lănh đạo của Nguyễn Thượng Hiền. Tháng 3 năm 1915, Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương đánh úp Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu với ba đường do Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng Hiền và Hoàng Trọng Mậu chỉ huy. Do bất đồng nội bộ nên chỉ mở cuộc tấn công đồn Tà Lùng ở Cao Bằng nhưng thất bại
Ngày 28 tháng 9 năm 1915, tù nhân Lao Bảo, chủ yếu là các thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội, Duy tân Hội,... do Liêu Thanh và Hồ Bá Kiện chỉ huy đă nổi dậy. Tù nhân khoảng 200 người giết lính canh, phá gông cùm, cướp vũ khí, rồi rút chạy và tan ră.
Năm 1916 các ông Trần Cao Vân & Thái Phiên toan khởi nghĩa ở Huế và Quảng Nam sau khi liên lạc được với Duy Tân hầu đưa nhà vua ra quân khu dựng cờ chống Pháp nhưng việc vỡ lở. Vua Duy Tân bị đày sang Réunion. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài đều bị hành quyết.
Lương Ngọc Quyến, Quân vụ Ủy viên của Hội khi bị giam ở Thái Nguyên, vận động được một số cai đội của trại lính khố xanh người Việt nổi dậy, chống lại sĩ quan người Pháp rồi truyền hịch kêu gọi hưởng ứng. Trịnh Văn Cấn cầm đầu cuộc khởi nghĩa nhưng chỉ được năm ngày th́ chính quyền Bảo hộ đem quân phản công, dẹp tan. Tuy thất bại, cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên cho thấy trong một đêm quân đội Pháp có thể bị đánh bại nếu cách tổ chức được giữ kín và có quy củ.
Tháng 6 năm 1924, lợi dụng chuyến viếng thăm Quảng Châu của Toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin, Phạm Hồng Thái là thành viên của Tâm tâm xă (một nhóm các hội viên trẻ thuộc VNQPH hoạt động độc lập) đă giả dạng nhà báo đột nhập vào khách sạn Victoria rồi ném bom vào bàn tiệc của Merlin. Viên Toàn quyền thoát chết nhưng có năm người Pháp thiệt mạng. Bị truy nă gắt gao, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang tự tử.
Cải tổ VNQPH thành VN Phục quốc Đồng minh Hội
Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt và bị an trí ở Bến Ngự. Cường Để tiếp tục làm Hội chủ Việt Nam Quang Phục Hội cho đến năm 1939 thì VN Quang Phục Hội được cải tổ thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội, thường được gọi tắt là Việt Nam Phục Quốc Hội.
Ngày 12 tháng 3 năm 1939 ở Thượng Hải, Trung Hoa, hội mới chính thức ra mắt. Tổ chức này phát triển mạnh ở Nam Kỳ, nhất là trong cộng đồng Cao Đài nên một vị chức sắc Cao Đài là Trần Quang Vinh được bầu là phó hội trưởng. Những tên tuổi khác tham gia trong Hội là Trần Phúc An (Trần Hy Thánh), Hoàng Lương (Đỗ Văn Tuân), Đoàn Kiểm Điểm. Ban Chấp hành Trung ương của Hội có:
· Ủy viên Tổ chức: Vũ Hải Thu (Nguyễn Hải Thần)
· Ủy viên Tài chánh: Trần Hữu Công (Nguyễn Thức Canh tức Trần Trọng Khắc)
· Ủy viên Tuyên truyền: Trương Anh Mẫn (Nguyễn Thượng Hiền)
· Ủy viên Ngoại giao: Trần Hy Thánh (Trần Văn An, c̣n có tên tiếng Nhật là Shibata)
· Ủy viên Huấn luyện: Hồ Học Lăm
· Ủy viên Nội vụ và Nghiên cứu: Hoàng Nam Hùng
· Tổng Thư kư: Đặng Nguyên Hùng.
Hoàng Nam Hùng được bổ nhiệm tập hợp nhân sự ở Trung Hoa; Mai Văn Thông ở Xiêm; Trần Quang Vinh và Trần Văn Ân ở Nam Kỳ; Ngô Đ́nh Diệm và Phan Thúc Ngô ở Trung Kỳ; Dương Bá Trạc, Nguyễn Xuân Chữ và Lê Toàn ở Bắc Kỳ
Theo cương lĩnh mới, VN Phục Quốc Hội chủ trương thiết lập nền quân chủ lập hiến và vị vua tương lai không ai khác hơn là Cường Để đang giữ chức vụ Uỷ viên trưởng trọn đời trong Ban chấp hành Trung ương VNPQH. Quốc kỳ không c̣n là cờ Ngũ tinh liên châu (1912) mà là lá cờ chữ vương đỏ trên nền trắng.
Tại Việt Nam những người đấu tranh cho độc lập dân tộc đă h́nh thành nên phong trào Cường Để vào những năm 1940 chủ yếu hoạt động ở miền Trung gồm có cựu Thượng thư Bộ Lại Ngô Đ́nh Diệm, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đ́nh Di, kỹ sư Vũ Văn An. Tuy nhiên năm 1945 sau khi đảo chính Pháp tại Đông Dương, người Nhật không đưa Cường Để lên nắm quyền nên phong trào Cường Để dần suy tàn.
Cuộc khởi nghiã Lạng Sơn
Theo quân Nhật từ Trung quốc đánh chiếm Lạng Sơn, VN Phục quốc quân do Trần Trung Lập chỉ huy với lực lượng 500 quân cũng tiến theo nhưng khi Nhật đạt được yêu cầu đưa ra cho Pháp, Nhật rút quân. Thời cuộc đă không ủng hộ Cường Để khi Nhật bắt tay với Pháp, bỏ rơi Phục Quốc quân khiến Trần Trung Lập hy sinh ngày 26/12/1940 tại Lục B́nh, Lạng Sơn.
Khi cuộc khởi nghĩa Lạng Sơn xảy ra thì Cường Để đang ở Đài Loan. Ông đã sang đây từ cuối năm 1939 theo lời mời của Thống đốc Nhật và cư trú tới tháng 5.1941. Ông được mời sang để thành lập một trung tâm truyền tin và truyền thanh tiếng Việt cho vùng Đông Nam Á, phát thanh hàng ngày từ 10 PM tới 2AM. Trong công việc này ông với bí danh Lâm Đức Hùng được sự cộng tác của Nguyễn Thượng Hiền, vốn là một cố vấn của Cường Để thay cho Phan Bội Châu bị bắt năm 1925. Ông Hiền đem theo cả vợ Nhật Kamasa, tại đây ông còn đi dậy tiếng Hoa còn vợ ông dậy tiếng Anh. Ngoài ông Hiền trợ lực, Cường Để còn có thêm Hoàng Nam Hùng, Cao Xuân Tùng tức Lê Trung, Dương Văn Thu, Nguyễn Văn Hợi và Lê Kiên.
Lê Kiên được giao nhiệm vụ thông tin và liên lạc với các tổ chức quốc gia toàn Đông Nam Á, thật ra là một gián điệp cộng sản. Lê Kiên sau còn giới thiệu vào toán Cường Để hai vợ chồng Hoàng Bình cũng là cộng sản luôn mà Cường Để không biết cũng như trước đây ông vẫn để Lê Hồng Sơn, một cán bộ cộng sản hoạt động bên cạnh ông và được ông giao nhiệm vụ thủ tiêu Phan Bá Ngọc, con của Phan Đình Phùng vì làm gián điệp cho Pháp.
Nhật Bản và các đảng phái quốc gia
Khi Nhật tung ra năm 1943 bản “ Tuyên cáo Đại Đông Á” với nội dung sẽ giúp các nước thuộc địa Á châu thoát khỏi bị các nước Tây phương cai trị, giành độc lập và tự do, các đảng phái quốc gia cũng ít nhiều tin tưởng, it nhiều hi vọng có cơ hội đánh đuổi thực dân Pháp để xóa bỏ chế độ thuộc địa. Các đảng phái cả cũ lẫn mới mọc ra như nấm. Ba đảng phái lớn Đại Việt Quốc dân đảng, Việt Nam QDĐ và Đại Việt Dân chính kết hợp thành Liên minh gọi tên là QUỐC DÂN ĐẢNG, chủ trương Cường Để làm lãnh tụ, thân Nhật nhưng đòi Nhật phải trả lại Độc lập cho Việt Nam.
Ngoài các tôn giáo Cao Đài, Hoà Hảo tăng cường khí thế chống Pháp còn có thêm đảng Ái Quốc cuả Nguyễn Xuân Chữ, Việt Nam Phục quốc Hội của Ngô Đình Diệm.
Pháp tất nhiên biết hết những hoạt động chống Pháp này nên tăng sự ruồng bắt các yếu nhân như Ngô Đình Diệm nên lãnh sự Nhật tại Huế phải đích thân đưa Diệm vô Sài Gòn ẩn trú tại một bệnh viện Nhật. Pháp cũng đòi Nhật giao Huỳnh Phú Sổ và Nguyễn Trọng Tường thuộc Hoà Hảo, Trần Quang Vinh thuộc Cao Đài và nhà báo Trần Văn Ân từng vẫn giữ vai trò liên lạc giữa Huỳnh Phú Sổ và Việt Nam Phục Quốc của Cường Để.
Người đă gây xúc động cho Cường Để trong những ngày tháng cuối đời trên đất Nhật là Ngô Đ́nh Diệm. Từ năm 1943, Ngô Đ́nh Diệm đă cử Phan Thúc Ngô sang Nhật gặp Cường Để và Ngô Đ́nh Diệm trở thành đại diện của Việt Nam Phục Quốc Hội trong nước. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, ai cũng tưởng Nhật đưa Cường Để về làm vua nhưng Nhật lại dùng lá bài Bảo Đại.
Lá bài Cường Để của Nhật Bản
Thật ra Nhật cũng nhiều lần toan tính dùng Cường Để tương tự như vua Phổ Nghi tại Mãn Châu. Tin tức này được Cao Đài tung ra khắp Nam Kỳ. Cũng theo nguồn tin Cao Đài, Cường Để đã liên lạc với Bảo Đại ngày 21.2.1941 theo ý Nhật muốn Cường Để cộng tác với Bảo Đại hơn là truất phế Bảo Đại vì người Pháp vẫn cung cấp đầy đủ những nhu cầu của Nhật.
Chuyện có thật là tướng Matsu cử Vũ Đình Duy , tổng thư ký của Cường Để từ Nhật về Việt Nam để tập hợp các lực lượng quốc gia để chuẩn bị đường về cho Cường Để và tuyển lựa chừng hai ba chục cán bộ lãnh đạo sang Nhật tham khảo. Duy đã gặp đại tá Hayashi ngày 10.7.1944 tại Nippon Hotel - Majestic Hotel. Hayashi cũng thu xếp cho Duy gặp Ngô Đình Diệm ngày 22.7.1944 tại tư gia trung tá Iwakusi Yasuhito, sau đó mời thêm Nguyễn Xuân Chữ, BS Lê Toàn và Vũ Văn An.
Sau khi bàn luận, mọi người quyết định thành lập Uỷ ban Kiến quốc với Cường Để là lãnh tụ, Ngô Đình Diệm chủ tịch, Nguyễn Xuân Chữ phó chủ tịch, tất cả là năm người. Trước khi tướng Kawamura về Nhật cùng Vũ Văn An và Lê Toàn, ủy ban đã chụp một tấm ảnh sau đó được tung ra trên một vài tờ báo điạ phương. Tướng Kawamura từ Nhật trở lại Việt Nam chỉ thị cho đại tá Hayashi nghiên cứu một kế hoạch đảo chính cho ba xứ Đông Dương, trong đó tại Việt Nam Ngô Đình Diệm sẽ là thủ tướng còn Cường Để là quốc trưởng.
Kế hoạch này bị tướng Tsuchihashi lúc đó là Tổng tư lệnh tại Đông Dương quyết liệt phản đối vì ông chú trọng nhiều về phương diện quân sự lúc đó đang bị Đồng Minh đe doạ có thể đổ bộ vào Đông Dương, không muốn có một hậu phương bị rối loạn về chính trị vì theo ông nghĩ nếu để Cường Để về Việt Nam chắc chắn những người Việt Nam sẽ tổ chức những cuộc biểu tình hoan hô và các lực lượng quốc gia sẽ trỗi dậy để hỗ trợ.
Ngày 10.12.1944 nước Pháp Tự do lại ký với Liên Xô một hiệp ước liên minh hỗ tương, quân Nhật thua tại trận Leyte, chiến hạm Mỹ tăng cường hoạt động tại Nam Hải khiến tướng Tsuchihashi lại càng lo một sự trở mặt của Pháp tại Đông Dương nên ông càng quyết liệt không cho thi hành giải pháp Cường Để và bộ ngọai giao đành phải nghe theo.
Ngày 16.1.1945 Hiến binh Nhật Kempeitei đưa hai con của Cường Để từ Việt Nam sang Bangkok ở chung với Trần Trọng Kim và Đặng Tử Ký.
Ngày 17.1.1945 hai bộ Lục quân và Hải quân Nhật đồng ý thực hiện một cuộc đảo chính vào mùa xuân tới với mật mã “ Chiến dịch Meigo” nhưng Bảo Đại vẫn được giữ nguyên ngai vàng thay vì Cường Để làm quốc trưởng. Bộ ngoại giao vẫn muốn cho Cường Để gặp Bảo Đại trước khi đảo chính nhưng tướng Tsuchihashi từ chối, còn tuyên bố, “ Nếu Cường để về Việt Nam, ông sẽ đưa đi nhốt tại Côn Đảo.” Mặt khác ông ra lệnh cho tổng lãnh sự Tsykamoto từ nay cấm không cho người Việt Nam nào lưu vong tại Nhật được về nước.
Ngày 14.8.1950, Ngô Đ́nh Diệm cùng anh là Giám mục Ngô Đ́nh Thục từ Rome sang Tokyo, hội kiến với Cường Để. Komatsu Kiyoshi có mặt trong buổi hội kiến đó kể lại:
"Buổi hội kiến đă nâng đỡ tinh thần Cường Để ngoài sức tưởng tượng. Vừa mới thấy Cường để, Ngô Đ́nh Diệm liền quỳ xuống và phát biểu: "Tâu Hoàng thượng, Ngài phải làm vua!" và Cường Để đă tuôn hai gịng lệ cảm kích!".
Tuy nhiên mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, trời không cho cơ hội để Cường Để thực hiện mơ ước của ḿnh v́ ngày 6/4/1951, ông đă qua đời do bệnh ung thư gan.
Kết cục cuộc đời Kỳ Ngoại hầu Cường Để
“Việt Nam danh nhân từ điển” ghi: “Việc nước chưa thành, ngày 6.4.1951, ông mất tại Đông Kinh (Nhật Bản), thọ 69 tuổi”. Vậy là một đời hoạt động vì dân, vì nước, bỏ bao nhiêu trí lực, công sức để rồi mộng lớn chưa thành mà hồn đă về tiên cảnh.
Gửi tấm thân tàn nơi đất Phù Tang, phải đến 6 năm sau, ngày 12/1/1957, di cốt của Kỳ ngoại hầu Cường Để mới được người con trai trưởng Tráng Liệt đưa về an táng tại cố đô Huế. Đời vị hoàng thân, xét ra, xứng với lời câu đối tưởng niệm dưới đây, được ghi lại trong cuốn “Người hùng nước Việt” rằng:
“Phong trào cách mạng, đi trước nhất, mất sau cùng, bốn mươi năm chủ hội đồng minh, lá ngọc cành vàng, đất khách cũng lây ṿng khói lửa.
Thời vận trùng hưng, chí sắp thành, thân vội lạnh, hăm lăm triệu trông vào bảo quốc, mưa sầu gió thảm, trời Nam cùng ứa lệ non sông.
Qua bao nhiêu nước, dày gió dạn sương; Trải bốn lăm năm, nằm gai nếm mật.
Chỉ cầu cho: Cách mạng thành công; Ba kỳ thống nhất”.
CHÚ GIẢI:
-Nguyễn Đắc Xuân khi t́m hiểu về cuộc đời của Kỳ ngoại hầu Cường Để qua bài viết “Kỳ ngoại hầu Cường Để với phong trào Đông Du” biết được rằng, trước khi xuất dương t́m đường cứu nước, Kỳ ngoại hầu Cường Để nơi quê nhà đă lập gia thất rồi. Vợ ông là bà Lê Thị Trân (1883-1956). Hai ông bà có với nhau ba người con là Tôn Nữ Thị Hảo, Tráng Liệt và Tráng Cử. Sau khi Kỳ ngoại Hầu xuất dương cứu nước, bà Trân và các con bị tù tới 14 năm nơi nhà lao Hộ Thành.
Gần suốt cuộc đời nay đây mai đó bôn ba, rồi sau này phải gửi tấm thân nơi đất khách, ta không biết được Kỳ ngoại hầu Cường Để có lập gia đ́nh thêm với ai không. Nhưng vẫn theo bài viết trên, căn cứ vào tấm ảnh “Gia đ́nh Kỳ ngoại hầu Cường Để ở Nhật Bản”, th́ Kỳ ngoại hầu cùng với nhiều người, thuộc nhiều thế hệ khác nhau với trang phục đồ Tây cùng kimono Nhật chụp ảnh, không biết có phải là gia đ́nh thứ hai của ông không? Ngay Nguyễn Đắc Xuân khi t́m hiểu, vẫn chưa chắc chắn được.
-Hồi kư của con gái Nguyễn An Ninh mang tên “Nguyễn An Ninh, tôi chỉ làm cơn gió thổi”, có cho biết thêm rằng Nguyễn An Ninh có bà cô Nguyễn Thị Xuyên, “cũng vào hàng phụ nữ đẹp với mặt mày phúc hậu, tinh thông Hán học và quốc ngữ, biết làm thi phú lại giàu ḷng yêu nước.
Qua lời kể của cụ Nguyễn An Khương (cha Nguyễn An Ninh) th́ ông Khương, vốn là một chí sĩ yêu nước, có quan hệ mật thiết với Kỳ ngoại Hầu. Khi Kỳ ngoại Hầu về Sài G̣n là đến ở khách sạn Chiêu Nam Lầu, và “Trong số bạn bè của ông nội tôi có một số vị để mắt đến bà cô tôi, mà thân nhất là cựu hoàng Cường Để”.
Bà Xuyên, quản lư khách sạn của gia đ́nh, Kỳ Ngoại Hầu khi về tá túc nơi đây rất thích được sự quan tâm của bà Xuyên nên mới có chuyện là “Nhiều người trêu chọc, bà cô chỉ cười không thanh minh, ông Cường Để cũng cười hề hề”. Có lần, mật thám Pháp biết vị hoàng thân đă về nước, liền đến Chiêu Nam Lầu kiểm tra.
Lúc ấy, Kỳ Ngoại Hầu đang nằm ngủ trên bộ ván dưới nhà nơi bà Xuyên ngồi cắt may thường ngày, mà ông vốn giản dị lắm, khi ấy đương “nằm ngủ ở trần mặc quần đùi ngáy pho pho, bọn lính tưởng người làm công trong khách sạn”, nên chúng kéo lên lầu lục soát các pḥng. Các anh bếp lật đật kéo ông dậy, đưa áo phụ bếp cho ông mặc, rồi xuống bếp rửa chén đĩa, nhờ đó mà ông hoàng Cường Để thoát thân khỏi bọn mật thám...
-Theo tài liệu mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp: “Ngày 17/12/1931, Thái tử Cường Để từ Nhật Bản viết thư và gởi tiền cho Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, khi nghe tin Nguyễn Ái Quốc ốm nặng. Không may, bức thư của Thái tử Cường Để gửi Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông đă rơi vào tay chính quyền Pháp.
Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Pasquier lập tức cho điều tra về Cường Để và vô cùng phẫn nộ khi biết rằng ngoài bức thư nầy, Cường Để c̣n có quan hệ với ông Irukai, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp điện cho Đại sứ Pháp ở Nhật Bản yêu cầu tiến hành điều tra tất cả những thông tin chính xác về nhà riêng, lối sống, quan hệ và hoạt động của cường Để ở Nhật Bản. Nguyên văn bức thư bằng chữ Hán được mật thám Pháp dịch sang tiếng Pháp, được Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) sưu tầm được và lưu trữ, có nội dung như sau:
“Ngày 17/12/1931
Gửi đồng chí Nguyễn Ái Quốc
Tôi vừa được biết đồng chí đang ốm nặng tại Hồng Kông và tin này làm tôi vô cùng lo lắng.
Cho phép tôi gửi đồng chí kèm theo đây 300 Yên để đồng chí mua thuốc men. Mong đồng chí tích cực chữa bệnh. Điều đó cần cho sự nghiệp của Tổ Quốc.
Chúc đồng chí sớm b́nh phục.
Phúc Dân
- Theo Hoàng Nam Hùng, Nguyễn Ái Quốc khi bị tù tại Hong Kong, được Kỳ Ngoại hầu gửi tặng tiền và thuốc men, có biên thư cảm ơn và ngỏ ư nhờ Hoàng Nam Hùng hỏi Hoàng thân Cường Để về khả năng tạm thời cư trú ở Nhật. Dự định đó theo Hoàng Nam Hùng không thành v́ thái độ của nhà đương cục Nhật là “không thể nào chấp thuận cho một nhân vật cộng sản vào trên đất nước họ được”.
- Trần Đông Phong (1887-1908) sinh trưởng trong một gia đ́nh giàu có ở làng Di Luân, xă Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thời trai trẻ, Trần Đông Phong vốn hào phóng, thích quảng giao và ghét những kẻ cậy quyền, cậy thế hà hiếp người. Biết tin Phan Bội Châu qua Nhật cầu viện, Trần Đông Phong đă tặng Phan 100 quan tiền làm lộ phí.
Năm 1907, Trần Đông Phong bị thực dân Pháp bắt bỏ tù. Trốn thoát, cùng với những người đồng trang lứa, có chí lớn lên Phồn Xương lập đồn “Tú Nghệ” theo thỏa thuận giữa Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám. Không thấy hi vọng, cuối năm 1907, ông t́m đường sang Nhật với Phan Bội Châu. Ông được Hội Việt Nam Công Hiến bố trí vào học tại Trường Đồng văn Thư viện ở Đông Kinh. Trong thời gian học tại đây, ông nhận thấy lưu học sinh Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều sống nhờ bằng tiền tài trợ của giới giàu có trong Nam Kỳ. V́ sinh trưởng trong một gia đ́nh giàu có, ông nghĩ gia đ́nh có thể giúp một phần của cải cùng san sẻ gánh nặng kinh phí với những bậc phú hào trong Nam. Ông đă nhiều lần biên thư về nhà, xin cha gửi tiền để đóng học phí và tiền sinh hoạt. Đợi hoài, gia đ́nh vẫn bặt vô âm tín. Tự xấu hổ về gia đ́nh ḿnh và bản thân, Trần Đông Phong t́m đến cái chết để cảnh báo về sự thờ ơ, vô cảm của gia đ́nh trước vận mệnh của đất nước. Nhân lúc bạn bè đi học, ở nhà một ḿnh, Trần Đông Phong lén ra tự vẫn dưới gốc cây to trong chùa Tô-hô-gi, thuộc Côi-si-ca-oa để lại một lá thư tuyệt mệnh cặp trong cuốn vở học tṛ. Trong thư, Trần Đông Phong đă nói tới lư do kết thúc cuộc đời ḿnh:
“Nhà tôi giàu có, cả tiền với thóc, kể đến hàng vạn, mà gần đây học phí trong trường chỉ là nhờ Nam Kỳ cấp cho anh em, tôi đă nhiều lần viết thư về nhà khuyên cha tôi bắt chước làm như Trương Tử Pḥng phá sản v́ nước, cha tôi không trả lời. Tôi nghĩ tôi là con một nhà giàu, xấu thẹn với anh em quá nên tôi phải tự vẫn cho cha tôi biết chí tôi, và cũng để tạ tội với anh em…
Nhà tôi giàu có nhưng đất nước có bị diệt vong cũng không giúp được ǵ th́ tôi c̣n mặt mũi nào nh́n thiên hạ nữa”.
Sau đó, Kỳ Ngoại hầu Cường Để với tư cách Hội trưởng Hội Việt Nam Công hiến bỏ tiền xây mộ cho Trần Đông Phong tại Tokyo. Trên mộ chí có ghi ḍng chữ Hán:
“Đồng bào chí sĩ Trần Đông Phong chi mộ”
Được biết trong ngôi mộ này, ngoài di cốt của chí sĩ Trần Đông Phong c̣n có 1/3 di cốt của Hoàng thân Cường Để. Tại Nhật, Cường Để đă kết hôn với An-dô Si-gây-u-ki, con gái nuôi của Thiên hoàng Chiêu Ḥa.
Ngày 6-4-1951, Hoàng thân Cường Để mất, hưởng dương 69 tuổi. Theo Di chúc của ông, di cốt ông được chia làm 3 phần: một phần dành cho Ṭa thánh Cao Đài, Tây Ninh v́ đă tích cực ủng hộ ông, một phần đưa về Huế để được quây quần bên tổ tiên nhà Nguyễn và phần c̣n lại táng chung trong mộ Trần Đông Phong. V́ thế, năm 1954, một phần di cốt của ông được người Nhật trao cho Giáo chủ đạo Cao Đài là Hộ pháp Phạm Công Tắc đưa về Ṭa thánh Tây Ninh. Năm 1957, phần thứ hai di cốt ông được hồi hương có mặt tổng thống Ngô Đình Diệm trong buổi lễ đón tiếp.
(PGS, TS PHẠM XANH)
Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ
Chương 45 này chú trong về cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Thân Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Sự nghiệp của ông thật tình không có ǵ, ông nghe lời khuyên của Phan Bội Châu, có một ước mơ đội đá vá trời, bỏ nước sang Nhật Bản Đông Du mong lănh đạo một cuộc kháng chiến vơ trang chống Pháp. Rất tiếc Phan Bội Châu, quân sư của ông, là một người nhiệt huyết, thực sư yêu nước, nhưng tŕnh độ hiểu biết về Khoa Địa Chính Trị (geopolitic) không có nhiều. Trong thập niên đầu của thế kỷ XX th́ Nhật Bản, chưa có địa vị một Cường Quốc, c̣n phụ thuộc vào Âu Châu và Mỹ Châu nhiều, c̣n Trung Hoa th́ chỉ là một người đàn bà già nua, nghiện ngập, đau yếu, kiệt quệ. Cả Trung Hoa và Nhật Bản không thể và không muốn dính dáng vào một cuộc kháng chiến vơ trang chống Pháp, mặc dù họ có phần nào có cảm tinh với các ông Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Phan Bội Châu cùng các cộng sự viên của hai ông. Nếu Kỳ Ngoại Hầu không đi Đông Du trong thời gian đó, nếu Ngài theo một giải pháp ôn ḥa hơn với Pháp, hợp tác để cải cách Việt Nam rồi sau đó mới từ từ đ̣i Độc Lập th́ biết đâu đất nước chúng ta có thể khả quan hơn. Khi người Pháp phế bỏ Hoàng Đế Duy Tân th́ họ phải chọn một người thay thế mà họ không kính trọng lắm là Khải Định. Nếu Kỳ Ngoại Hầu lợi dụng kẽ hở đó mà t́m cách được thay thế Duy Tân th́ bàn cờ quốc gia có thể hoàn toàn thay đổi. Thật buồn lắm thay! |
Hội kỳ VN Quang phục hội Quân kỳ VN Quang phục hội Hội kỳ VN Phục quốc hội
|
Kỳ ngoại hầu Cường Để lúc trung niên |
|
Tổng thống Ngô Đình Diệm trước di cốt Kỳ Ngoại hầu Cường Để |
|
Gia đ́nh Kỳ ngoại hầu Cường Để ở Nhật? |
*46
THUỞ TRỜI ĐẤT NỔI CƠN GIÓ BỤI
CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM
Cuộc đại chiến thứ hai khởi đầu từ 1.9.1939 tới năm 1943 thì sự thắng thế đã ngả về phiá Đồng Minh và trở thành rõ rệt khi bước sang năm 1945.
Tại Việt Nam, sau khi Mỹ liên tiếp ném bom và oanh tạc các trục giao thông, Nhật nghi ngờ Đồng Minh sẽ tấn công nơi này làm bàn đạp tiến sang Trung quốc với nội ứng của Pháp nên Nhật đảo chính Pháp đêm 9.3.1945 và trong vòng chưa đầy 24 tiếng đã làm chủ được tình hình. Vị Tổng tư lệnh quân đội Nhật tại Đông Dương, tướng Yuidi Tsuchihashi tuyên bố,
“ Chính phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng nhau xây dựng Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á.”
Trên thực tế, Minoda nắm chức vụ Thống đốc Nam kỳ và Yokoyama: Khâm sứ Trung kỳ.
Sáng 10.3.1945, trên đường đi săn, Bảo Đại bị một toán quân Nhật giữ lại và hôm sau đưa về kinh thành. Hôm sau, ngày 11.3.1945, vua Bảo Đại gặp mặt cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki tại điện Kiến Trung để kư bản tuyên cáo Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lănh sự Konagaya Akira và lănh sự Watanabe Taizo.
Bản tuyên cáo Độc lập có chữ kư của sáu vị thượng thư trong Cơ mật Viện là Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Nguyễn Phúc Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, và Trương Như Đính. Toàn văn như sau:
“ |
Cứ theo t́nh h́nh chung trong thiên hạ, t́nh thế riêng cơi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này Ḥa ước Bảo hộ với nước Pháp băi bỏ và nước Việt Nam khôi phục quyền độc lập. |
” |
“ |
Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Vậy Chính phủ Việt Nam một ḷng tin cậy ḷng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên. Khâm thử |
” |
Ngày 12.3.1945, hoàng đế Bảo Đại lại gặp Đại sứ Yokoyama Masayuki và trao cho ông bản tuyên cáo. Kể từ ngày hôm sau – 13.3.1945, báo giới khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đồng loạt loan tin Việt Nam độc lập.
Với Dụ số 1 ra ngày 17.3, hoàng đế nêu khẩu hiệu "Dân vi quư" làm phương châm trị quốc.
Ngày 19.3 nhà vua chấp nhận đơn từ chức của toàn thể nội các Phạm Quỳnh theo lời khuyến nghị của Ngự tiền văn phòng Phạm Khắc Hoè trong khi chờ đợi kiếm người thay thế. Hoè vốn không ưa Phạm Quỳnh và vẫn ngấp nghé địa vị quan chức tột đỉnh này vì vưà là hàng đại thần với phẩm hàm thượng thư, vừa có vợ là Tôn nữ Diệu Thẩm, cháu nội của Tuy Lý Vương, hi vọng Bảo Đại sẽ trao trọng trách cho mình.
Bộ Ngoại giao Nhật toan tính đưa Cường Để về thay Bảo Đại nhưng tướng tư lệnh Nhật chú trọng về mặt quân sự, lo đối phó với Đồng Minh và chính quyền Pháp tại Đông Dương, không muốn thay đổi về tình hình chính trị nên quyết liệt phản đối và muốn giữ Bảo Đại lại. Ông Ngô Đình Diệm lúc đó đang đại diện cho Cường Để, hội trưởng Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội, cho nên cũng bị bỏ rơi theo dù ông cũng được rất nhiều chính khách Nhật ngưỡng mộ.
Sau một thời gian chính quyền bị bỏ trống do Hoè cố tình gây ra vì ích lợi riêng khiến vua Bảo Đại lo lắng cuống cuồng theo lời Hoàng Xuân Hãn, nhà vua đã ủy quyền cho học giả Trần Trọng Kim mới được Nhật đưa về từ Tân Gia Ba thành lập nội các mới.
Trần Trọng Kim sinh năm 1883 – lớn hơn Hồ Chí Minh 7 tuổi - tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tốt nghiệp trường Thông Ngôn năm 20 tuổi, làm Thông sự tại Ninh Bình năm 1904, sang Pháp học trường Thương Mại tại Lyon, được học bổng trường Thuộc Địa, theo học trường Sư Phạm Melun hai năm 1909-1911, về nước dạy tại trường Trung học Bảo Hộ tức Chu Văn An sau này, và trường Hậu Bổ, làm Thanh tra Tiểu học rồi Đốc học các trường Tiểu học Hà Nội và về hưu năm 1942.
Trước đó ông bị Pháp tình nghi thân Nhật và toan tính bắt thì ông được Nhật đưa trốn sang Singapore ngày 1.1.1944 cùng với Dương Bá Trạc.
Ông về Sài Gòn ngày 29.3.1945, đáp xe lửa ra Huế và yết kiến Bảo Đại ngày 7.4. Sau khi một mực thoái thác tới khi nhà vua bảo ông phải hy sinh cho đại cuộc và chứng tỏ cho Nhật lẫn thế giới Việt Nam có đủ khả năng để trở thành một nước độc lập, ông miễn cưỡng nhận lời thành lập vào ngày 17.4.1945 với thành phần như sau:
Chính phủ Trần Trọng Kim
Trần Trọng Kim, giáo sư Nội các tổng trưởng
Trần Văn Chương, luật sư Ngoại giao bộ trưởng kiêm phó tổng trưởng
Trần Đình Nam, bác sĩ Nội vụ bộ trưởng
Trịnh Đình Thảo, luật sư Tư Pháp bộ trưởng
Hoàng Xuân Hãn, thạc sĩ Giáo dục và Mỹ Nghệ
Vũ văn Hiền, luật sư Tài Chánh
Phan Anh, luật sư Thanh Niên
Lưu Văn Lang, kỹ sư Công Chánh
Vũ Ngọc Anh, bác sĩ Y tế
Hồ Bá Khanh, bác sĩ Kinh tế
Nguyễn Hữu Thí, bác sĩ Tiếp tế
Ngoài các thành viên nội các, nhiều nhà trí thức có tiếng tăm cũng tham gia chính quyền: Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), Giáo sư Nguyễn Lân (Thị trưởng Huế), Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Gáo sư Đặng Thái Mai (Tỉnh trưởng Thanh Hóa), luật sư Vũ Trọng Khánh (Thị trưởng Hải Phòng), ông Nguyễn Khoa Phong (Thị trưởng Đà Nẵng)…
Các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum, được mời ra thành lập Hội đồng Thanh niên. Tạ Quang Bửu được mời làm Cố vấn đặc vụ ủy viên Bộ Thanh niên và Kỹ sư Lê Duy Thước làm Chánh văn pḥng Bộ. Khâm sai Nam bộ sau được trao cho ông Nguyễn Văn Sâm.
Thủ tướng Trần còn thành lập một Hội Đồng soạn thảo Hiến Pháp.
Hội đồng gồm các trí thức, các học giả nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đ́nh Ḥe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thái Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.
Tuy nội các Trần Trọng Kim chỉ hoạt động khoảng bốn tháng nhưng đã thực hiện được nhiều công việc đáng kể như sau:
Các thành qủa hoạt động của Chính phủ Trần Trọng Kim
-Thay quốc hiệu là Việt Nam, đổi quốc kỳ là cờ nền vàng với quẻ ly màu đỏ, chọn quốc ca là bài Đăng Đàn Cung.
-Đòi lại cho đất nước cả ba kỳ và ba thành phố nhượng địa Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng.
-Lấy lại được tất cả các công sở.
-Đặt quốc ngữ làm căn bản trong các công văn và luật lệ. Thi hành một chương trình giáo dục mới với ba cấp tiểu học, trung học và đại học cùng với sách giáo khoa bằng tiếng Việt.
-Các đảng phái chính trị được hoạt động công khai. Ân xá tất cả các phạm nhân chính trị.
Trịnh Đình Thảo, bộ trưởng tư pháp thừa dịp đó, đã cho lệnh thả cả hàng ngàn phạm nhân trong đó có rất nhiều cán bộ cộng sản nên Việt Minh nhờ đó có thêm nguồn nhân lực này đã tăng cường hoạt động mạnh mẽ tại các điạ phương hơn trước nhiều.
-Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
-Lập Uỷ ban Tư vấn soạn thảo hiến pháp và các chương trình cải cách hành chính.
-Tổ chức được Bảo An đoàn, các đoàn Thanh niên Tiền tuyến và trường Quân Sự Tiền Tuyến tại Huế để đào tạo các sĩ quan.
-Tổ chức tiếp tế trong nạn đói đã làm chết khoảng hai triệu người từ tháng 10.1944 tới tháng 5.1945, trong điều kiện giao thông cực kỳ khó khăn vì bom của Đồng Minh và đường xá hư hỏng nặng nề vì nạn lụt. Trong Nam có dư thừa gạo trong khi ngoài Bắc thì không có.
Đại chiến thứ hai bắt đầu kết thúc với Đức đầu hàng không điều kiện ngày 8.5.1945 rồi tới Nhật sau hai trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki trong ngày 6.8 và 9.8.1945 cũng xin đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15.8.1945. Theo quyết nghị của hội nghị Postdam thì tại Việt Nam quân đội Trung Hoa sẽ phụ trách việc giải giới quân Nhật tại Bắc bộ và Bắc Trung bộ từ vĩ tuyến 14 trở lên – ngang Tam Kỳ, Quảng Ngãi, còn phía Nam thuộc trách nhiệm quân đội Anh.
Trần thủ tướng tiên đóan thực dân Pháp ắt có ngày trở lại Đông Dương nên cho triệu tập Đại hội toàn quốc ngày 16.8.1945, đề nghị Bảo Đại gửi thông điệp cho quốc trưởng các cường quốc yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam để đặt nước Pháp trước một sự đã rồi. Nguyên văn bức thông điệp như sau:
Hoàng đế Bảo Đại
Kính gửi Tổng thống Truman
Được tin Thủ tướng chính phủ lâm thời Pháp sẽ yết kiến Các hạ để giải quyết tình thế tương lai của Đông Dương, Quả nhân xin thông báo Các hạ biết rằng các nước Đông Dương đã tuyên bố độc lập và quả quyết giữ vững nền độc lập ấy.
Riêng về phần dân tộc Việt Nam, chúng tôi không coi kiều dân Pháp là thù địch, lại trọng nhân mạng và tài sản của họ, nhưng chúng tôi cực lực phản kháng việc nước Pháp muốn lập lại nền thống trị trên đất nước Việt Nam bất cứ theo chế độ nào.
Chính sách thực dân nay không hợp thời nữa. Một dân tộc Việt Nam, với bốn ngàn năm lịch sử và một dĩ vãng vẻ vang không thể chịu ở dưới quyền một dân tộc khác.
Nước Pháp nên tuân theo lẽ công bằng ấy mà Mỹ quốc là nước hào hiệp đã tuyên bố và bênh vực.
Nước Pháp phải vui lòng thừa nhận chân lý đó để tránh khỏi tai vạ chiến tranh có thể xảy ra trên đất nước chúng tôi.
Trong cuộc đại chiến vừa kết liễu, dân tộc chúng tôi tuy không dự kiến mà cũng đã chịu bao nỗi đau khổ nên chúng tôi chỉ mong ước tham gia vào kiến thiết mọi hoà bình hợp với công lý trên thế giới.
Quả nhân nhờ Các hạ chuyển đạt thư này cho chính phủ Anh, Trung hoa và Nga.
Xin qúy Tổng thống vui lòng nhận lời cám ơn của quả nhân và dân tộc Việt Nam vì công lý và nhân đạo mà giúp chúng tôi.
Bảo Đại
Hoạt động của Chính phủ và các đảng phái Quốc gia sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh
Trần thủ tướng khi biết Nhật chuẩn bị đầu hàng Đồng Minh và sau khi phái Hoàng Xuân Hãn ra Hà Nội thăm dò tình hình thấy Phan Kế Toại có vẻ lừng khừng, bèn quyết định thành lập “ Uỷ ban Chỉ đạo Chính trị Bắc Việt” để điều hành chính quyền gồm Chủ tịch Nguyễn Xuân Chữ với bốn uỷ viên Phan Kế Toại, thị trưởng Trần Văn Lai, Đặng Thái Mai và Nguyễn Tường Long. Tuy nhiên tất cả bốn ủy viên đều nêu lý do ốm và bận không tới họp được, trong khi Đặng Thái Mai và Phan Kế Toại đã ngả theo Việt Minh và biến mất.
Ngày 17.8 Phó lãnh sự Nhật còn tới gặp bác sĩ Chữ và nói, “ Nếu muốn nhờ quân đội Nhật để duy trì an ninh, trật tự, bất cứ trong tình huống nào, người Nhật sẵn sàng giúp đỡ.” Tuy nhiên bác sĩ Chữ biết Trần thủ tướng và Bảo Đại đã từ chối sự giúp đỡ này nên rất phân vân, không cả quyết dứt khoát.
Chiều ngày 18 tháng 8, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, cuộc mít-tinh của Tổng hội công chức để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim bất ngờ biến thành cuộc mít- tinh biểu t́nh của mặt trận Việt Minh.
T́nh thế biến chuyển một cách bất ngờ! Nên ngay buổi hôm ấy ‘’Liên Minh Quốc Dân Đảng’’ có cuộc họp khẩn cấp:
– Về phía Việt Nam Quốc Dân Đảng có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn, Lê Khang...
– Về phía Đại Việt Quốc Dân Đảng có Trương Tử Anh, Phạm Khải Hoàn, Đồng Chí Kim…
Vấn đề đoạt chính quyền ngay vào đêm hôm ấy được đề ra. Các đồng chí Đại Việt Quốc Dân Đảng cho rằng:
‘’Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi tới mục đích là giành lại độc lập cho Tổ Quốc. Th́ dầu mặt trận Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy! Việt Minh nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trên công cuộc phục vụ nhân dân, nếu họ trở mặt, lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại, lực lượng của họ có ǵ đáng cho chúng ta lo ngại! Nếu nay chúng ta dùng vơ lực để đối phó, trong lúc này ắt có cuộc lưu huyết! Cộng sản chưa thấy đâu mà đă thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau đây lịch sử sẽ quy tội cho chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh ‘’nồi da sáo thịt’’, tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu!”
Lê Khang (Lê Ninh) thuộc VNQDĐ cực lực phản kháng:
‘’Th́ ra đến giờ phút này mà các anh chưa hiểu rơ ‘’Việt Minh cộng sản’’ là thế nào cả? Huống hồ là dân chúng!
Tôi xin nói thẳng mong các anh đừng mất ḷng! Những phần tử cộng sản họ rất sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực, mặc dầu là thực dân Pháp hay quân phiệt Tầu, nghĩa là tiêu diệt được những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay cộng sản nắm được chính quyền, họ sẽ đặt t́nh thế trước sự đă rồi! Chúng ta sẽ đi tới tự sát. Cộng sản sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay. Cộng sản sẽ tuyên truyền công bố ngay với dân chúng: Chúng ta là những tên phản động, phản quốc, Việt gian!
Chúng ta không nên đóng vai tṛ thụ động, không được phép chờ họ khủng bố rồi ḿnh mới đánh lại, chúng ta nên tấn công họ trước, mới nắm được phần thắng về ḿnh.
Tôi khẩn khoản yêu cầu các anh hăy mau hăy mau nắm lấy chính quyền, rồi tóm cổ hết những phần tử cộng sản nhốt lại, để trừ mối hậu họa cho dân tộc.
Chúng ta nắm được chính quyền, chỉ thu số súng đạn của Bảo An Binh cũng có tới 5.000 khẩu, cùng với số súng đủ loại ở kho Ngọc Hà của Pháp trước mà Nhật tước được có trên 20.000 khẩu, mà nay quân Nhật Bản sẵn sàng trao lại cho chúng ta. Với lực lượng ấy chúng ta có thể lập ba sư đoàn cách mạng quân để đối phó với t́nh thế, tiến tới một chính quyền thống nhất toàn quốc.
Nếu các anh cương quyết không chịu nghe ư kiến tôi, th́ một ngày rất gần đây khi cộng sản đă nắm vững t́nh h́nh, họ sẽ sách động quần chúng gây nên cuộc ‘’giai cấp đấu tranh’’ hủy diệt Tôn Giáo, tổ chức phong trào đấu tố, th́ ngay vợ con các anh sẽ đấu tố các anh sẽ đấu tố các anh là phản động, là…các anh sẽ không c̣n đất đứng! Để họ tạo nên một giai cấp quan liêu thống trị mới, hưởng mọi đặc ân và sẽ loại trừ hết các đảng phái Quốc Gia, họ sẽ đưa quốc gia dân tộc chúng ta lệ thuộc vào hàng ngũ đệ tam quốc tế.’’
Ý kiến của Lê Khang tuy ưu thời, mẫn thế vẫn không lay chuyển được định hướng hội nghị với đa số ỷ y vào Đồng minh nhất là quân đội Trung Hoa nên đã bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở. Thêm nữa vì nạn lụt, Hoa quân đã nhập Việt chậm mất 21 ngày so với dự tính và các thủ lãnh đều bị Hồ Chí Minh quỷ quái mua chuộc bằng vàng bạc và mỹ nhân kế.
Các đảng viên Quốc Dân Đảng được võ trang và huy động từ chiến khu triệu về tập trung tại Trường Tiểu Học Hàng Kèn, Hà Nội để đợi lệnh đoạt chính quyền cũng thứ tự rút lui, và thầm bảo nhau: ‘’Mấy ông lănh tụ nhà ḿnh thật đúng là đồ đệ của Khổng Mạnh, quân tử Tầu! Cờ đến tay mà không chịu phất!’’
Tóm lại chính phủ Trần Trọng Kim đă bị lừa bịp, không thấu hiểu lực lượng Việt Minh cộng sản lại bị tuyên truyền Việt Minh cộng sản đươc sự ủng hộ của Khối Đồng Minh, mà hàng ngũ ḿnh là chính phủ thân Nhật, nên tự đặt ḿnh vào thế bỏ cuộc rút lui.
Người đại diện Triều Đ́nh Huế nắm chính quyền Bắc Việt là Khâm Sai Phan Kế Toại bị ảnh hưởng của con vốn kết thân với bè bạn cộng sản, cũng ngă ḷng trước thời cuộc, ra mặt đầu hàng Việt Minh. Người kế vị nắm chính quyền Bắc Việt trong ṿng hơn một tuần lễ là Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, uy quyền chưa có, từ nhân viên đến Bảo An Binh bội phản Triều Đ́nh, thân Việt Minh cộng sản. Bác Sĩ Chữ đứng trong hoàn cảnh cô lập, hơn nữa, lại c̣n là mẫu người quá trung thực về lễ giáo Khổng Mạnh, đạo đức Phật Giáo, không phải là nhân vật thời chiến quốc.
Các người mệnh danh là lănh tụ các đảng phái Quốc Gia lại quá tin tưởng vào các lănh tụ quân đội Đồng Minh, những đồng chí Trung Hoa sẽ triệt để ủng hộ ḿnh mà lật đổ chế độ Việt Minh cộng sản để thành lập một chính phủ Quốc Gia có Đồng Minh đứng sau hậu thuẫn, hợp t́nh và hợp lư hơn. Có biết đâu! Người Trung Hoa, nhất là một số Tướng lănh chỉ biết trọng ‘’Vàng’’, nếu có kẻ khác trao đầy túi vàng, là họ bỏ rơi đồng minh ngay! Rồi lại quá tin ở Cách Mạng Quân từ Trung Hoa sẽ về kịp thời. Hơn nữa, lại c̣n đánh giá lực lượng Việt Minh cộng sản đến tầm quá cao.
Các lănh tụ các đảng phái Quốc Gia đă thiếu hẳn về phần thủ đoạn chính trị trong những trường hợp phải áp dụng linh động để đoạt lấy phần thắng lợi về ḿnh.
Nếu từ Nội Các Trần Trọng Kim đến các lănh tụ đảng phái Quốc Gia hiểu rơ t́nh h́nh mà hành động kịp thời th́ dân tộc Việt Nam đâu đến nỗi phải chịu cái thảm họa nồi da sáo thịt, đất nước điêu tàn thảm khốc đến ngày nay, chưa kể có thể trở thành một tỉnh của Trung cộng!
Sáng thứ Bảy, Trung Úy Chỉ Huy Phó Bảo An Binh đến Phủ Khâm Sai gặp Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, cho Bác Sĩ biết là Việt Minh mời Bảo An Binh dự cuộc biểu t́nh dự bị và yêu cầu cả ban âm nhạc Bảo An Binh ra trợ lực. Trung Úy xin phép cho Bảo An Binh được đi. Bác Sĩ Chữ trả lời:
‘’Nếu Bảo An Binh là quân đội của Việt Minh th́ tùy các ông. Tôi phải thấy ở Bảo An Binh là một lực lượng bảo vệ chính quyền, giữ an ninh trật tự cho nước cho dân. Tôi lấy làm lạ và buồn rằng quân đội của Triều Đ́nh, muốn lật đổ Triều Đ́nh.’’
‘’Người ta cũng là quốc gia mà!’’ Trung Úy Bảo An Binh trả lời như vậy.
Chiếu thứ Bảy, Bác Sĩ Chữ ra lệnh Bảo An Binh đem 100 quân đến giữ Khâm Sai Phủ.
Sáng Chủ Nhật, một viên Trung Úy khác dẫn 50 lính Bảo An tới, và nói với Bác Sĩ Chữ biết rằng:
‘’Đại Úy Tư Lệnh cử tôi đem quân pḥng thủ đến, nhưng nếu Khâm Sai Phủ ‘’thất thủ’’, ông không có quân tiếp viện, số quân c̣n lại, chỉ để đủ giữ Trại Bảo An Binh’’. Các cấp chỉ huy đă theo Việt Minh cộng sản.
Thấy cơ hội độc nhất đă lỡ! Vô phương cứu văn! Lê Khang cùng một số đồng chí (Việt Nam Quốc Dân Đảng) lặng lẽ bỏ lên Vĩnh Yên t́m Đỗ Đinh Đạo thảo kế hoạch đoạt chính quyền Tỉnh Vĩnh Yên làm địa bàn hoạt động rồi từ đó đánh chiếm một số tỉnh miền Việt Bắc.
BS Nguyễn Tường Bách, viết trong hồi ký “ Việt Nam: một thế kỷ qua” như sau:
“...Trong khi ấy, các đảng phái quốc gia cũng có họp khẩn cấp, với đại diện của Đại việt Quốc gia Liên minh, của Việt nam quốc dân đảng và Đại việt quốc dân đảng (hai tổ chức này đă kết hợp dưới danh nghĩa Mặt Trận quốc dân đảng). Nhưng ư kiến phân vân, không đi tới được một quyết định chung. Người th́ chủ trương lợi dụng quân đội Nhật để nắm quyền ngay. Người th́ phản đối v́ sợ như vậy sẽ bị Đồng minh nghi ngờ, không thừa nhận. Người th́ tin rằng Phan Kế Toại, Nguyễn Xuân Chữ sẽ nắm vững được quyền lực và Việt minh không đủ sức để đảo chính. Có người lạc quan, cho là dù Việt Minh có cướp được quyền cũng không thành vấn đề lớn v́ lực lượng không có bao nhiêu, nếu họ làm sai trái, ta sẽ vận động nhân dân để truất họ đi. Vả lại quân Trưng Hoa sắp tới tiếp thu đầu hàng của Nhật. Một số nhỏ anh em th́ kiên quyết chủ trương hành động để nắm ngay lấy chính quyền trước khi người cộng sản ra tay, có chính quyền, có quân đội trong tay th́ không sợ Việt minh đảo chính. Nếu để cộng sản nắm lấy quyền lực th́ tất nhiên sẽ gặp khủng bố và tiêu diệt, tai hoạ vô chừng...”
Kết quả của cuộc họp thế là chẳng quyết định được gì để thời cơ lọt vào tay Việt Minh một cách ngon lành không có gặp chống đối.
Chính phủ Trần Trọng Kim phần mới thành lập trong một thời gian quá ngắn, phần không muốn để Nhật nghi ngờ tổ chức quân đội chống lại họ, nên khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ do Việt Minh khởi xướng thì tại Huế chỉ có hơn 100 lính Bảo An nguyên trước là lính khố xanh với 60-70 khẩu súng cũ bắn mười phát chưa chắc đã nổ 5-6 , lại thêm các bộ trưởng như Phan Anh và Vũ Văn Hiền đã bị Vũ Đình Hoè khuyến dụ theo Việt Minh, bộ trưởng y tế Vũ Ngọc Anh bị máy bay Mỹ bắn tử thương trên đường đi công tác, các quan lại điạ phương còn hoang mang vì thời cuộc, thêm nặng tinh thần chủ bại do Việt Minh tuyên truyền phóng đại thanh thế nên ông Trần nghĩ mình không xoay nổi thời thế, đành phải xin từ chức dù khi đó viên tướng tư lệnh Nhật có gặp riêng ông và bảo:
“ Nhật bản vẫn còn có trách nhiệm giữ trật tự cho tới khi quân Đồng Minh tới, Việt Minh bất quá cũng chỉ có chừng 5000 người lại chưa rành tác chiến với vài trăm khẩu súng tạp nhạp là cùng, còn Nhật vẫn trên 50.000 quân tinh nhuệ với súng ống tối tân, máy bay và chiến xa. Nếu ông muốn, chúng tôi sẽ giúp ông dẹp tan bọn chúng và giữ nguyên trật tự trong vòng 24 tiếng...”
Thật vậy, Bộ chỉ huy Nhật không chỉ hứa giúp Việt Nam giành độc lập mà tại Sài Gòn tướng Terauchi còn hứa như vậy cả với Sukarno, Nam Dương - Aung San, Miến Điện – Sơn Ngọc Thành, Cao Miên và Phạm Ngọc Thạch, lãnh tụ Thanh Niên Tiền Phong, Sài Gòn. Ngườì Nhật đã cấp máy bay cho Sukarno cấp tốc trở về Nam Dương để tuyên bố độc lập ngày 18.8.1945 .Tuy nhiên, ông Trần thấy việc dùng quân Nhật để đàn áp người mình là bất khả và đành chịu để nhà vua thoái vị.
Trong hồi kư của ḿnh, Trần Trọng Kim viết về giai đoạn làm chính trị dưới sự khống chế của Nhật Bản:
"Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Đông, nhưng về sau đă theo Âu hóa, dùng những phương pháp quỷ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đă thôn tính Cao Ly và Măn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Đông đă bị người Âu châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu "đồng minh cộng nhục" và lấy danh nghĩa giải phóng các dân tộc bị hà hiếp nhưng thâm ư là muốn thu hết quyền lợi về ḿnh" |
” |
Tháng 6.1946, khi quân Quốc dân đảng Trung Quốc phải rút về nước, Trần Trọng Kim sang Trung Quốc t́m gặp cựu hoàng Bảo Đại đang ở Hồng Kông. Ông cùng Bảo Đại bàn mưu tính kế khôi phục lại ngôi báu nhà Nguyễn, có cả Cousseau, chỉ huy mật thám Pháp tham dự.
Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6.2.1947, ông trở về Sài G̣n và sống tại nhà luật sư Trịnh Đ́nh Thảo.
Người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài G̣n để vận động thành lập chính phủ mới. Về đến Sài G̣n, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không làm ǵ.
Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con độc nhất là bà Trần thị Diệu Hương. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi.
Ông chỉ là một chính trị gia bất đắc dĩ mà bản thân chính ra là một nhà mô phạm và một nhân vật nổi tiếng trong văn học sử với nhiều tác phẩm trứ danh như Việt Nam Sử Lược, Văn Phạm Việt Nam, Nho Giáo, Chú Thích Truyện Kiều và nhiều Tập Thơ dịch từ thơ chữ Hán.
Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả về tân học và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông là người có tư tưởng bảo thủ và bảo hoàng, ông chủ trương duy tŕ nền quân chủ tại Việt Nam. Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các của ông, nhận xét:
"Tôi quen Trần Trọng Kim từ ngày ông c̣n dạy học, viết sử. Trong những tác phẩm của ḿnh, ông động viên ư chí quật cường cho thanh niên… Tôi rất có cảm t́nh đối với ông ấy. Trần Trọng Kim là một người yêu nước nhưng không phải là một nhà chính trị...”
Câu nói của Trần Trọng Kim khi gặp đại diện của Việt Minh, Lê Trọng Nghĩa:
"Lịch sử sẽ phán xét công việc của chúng tôi”
Khi ông Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam kỳ cho Việt Nam:
"Quân đội Nhật đă đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một ḷng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn sàng xin lui…"
CHÚ GIẢI:
-Đảng phái quốc gia có sẵn cờ trong tay mà không phất, bỏ lỡ thời cơ thật đáng tiếc vì ỷ y vào người hơn là tự mình giành lấy thế chủ động.
-Trần Trọng Kim và Bảo Đại cũng thiếu cương quyết vì muốn tránh cảnh huynh đệ tương tàn, đồng thời cũng không rõ thực lực và các thủ đoạn quỷ quyệt của Việt Minh.
Trong cuốn hồi kư Một Cơn Gió Bụi (Chương 12), Trần Trọng Kim nhận xét về đảng Cộng sản Việt Nam: “Cái chủ nghĩa cộng sản về đường luận thuyết cũng có điều bảo thủ như là muốn chữa những điều bất công trong xă hội, nhưng về đường kinh tế, th́ lại áp chế quá, làm lắm điều hà khắc và dùng những thủ đoạn quỷ quyệt giả dối, khiến người ta mất ḷng tin cậy. Đem cái bất công b́nh nọ mà phá cái bất công b́nh kia th́ dù có thắng lợi đi nữa, cũng không chắc đă vững bền.”
-BS Vũ Ngọc Anh trên đường đi kinh lý bằng xe hơi bị bom Mỹ ném tử thương.Trước khi làm bộ trưởng y tế BS Anh phục vụ tại tỉnh lỵ Thái Bình. Ông rất được cảm tình của dân chúng và bệnh nhân trong đó có gia đình tôi vì tính tình cởi mở, hoà nhã, thẳng thắn và tận tâm với chức nghiệp. Một con trai ông là bác sĩ Vũ Ngọc Hoàn, tốt nghiệp bên Pháp, bị trưng tập vào quân đội rồi thành Thiếu tướng Cục trưởng Cục Quân y. Tôi không làm việc trực tiếp với Bác sĩ Hoàn nhưng qua vài lần tiếp xúc, có cảm nghĩ ông cũng có những đức tính giống như của thân phụ.
-Các đảng phái quốc gia với chính phủ Trần Trọng Kim đã không tạo được sự cộng tác
là một điều đáng tiếc vì nếu thực hiện được thì Việt Minh cướp chính quyền không quá dễ dàng tới nỗi tổng bí thư Trường Chinh còn than là cuộc Cách mạng tháng Tám đổ ít máu qúa.
-Trong các bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim mà hoạt động còn để lại ảnh hưởng lâu dài trong các thế hệ sau ở cả hai miền Bắc, Nam là giáo sư Hoàng Xuân Hãn với chương trình giáo dục toàn Trung học dạy bằng Quốc ngữ. Tại miền Nam chương trình Hoàng Xuân Hãn về đại cương không có mấy thay đổi kể từ 1945 tới 1975.
Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim giải tán, ông sang Pháp làm việc và nghiên cứu tại đó cho tới khi qua đời vì bệnh tháng 3.1996, thọ 88 tuổi.
Khoảng trên mười năm trước khi mất, ông ngỏ ý tặng chính phủ Việt Cộng tủ sách qúy giá cả mấy ngàn quyển của ông để mọi người có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu tự do nhưng chính phủ thoái thác lấy lý do không có ngân khoản bảo trì. Thật ra, nhiều người cho rằng cộng sản không muốn phổ biến các sách của ông là những sách in tại tây Phương không bị kiểm duyệt và có thể là những thứ thuốc độc của văn hoá đồi trụy tư bản trái với văn hóa đỏ, nằm trong bàn tay của Đảng muốn bóp méo tròn ra sao cũng được.
Trước
khi mất non một tháng giáo sư Hãn còn
có bức thư gửi cho hai ông Đồng
và Giáp dưới đây, do chính Hoàng Xuân
Hăn mang tay đến Ṭa Đại Sứ Việt Nam
tại Paris, nhờ chuyển. Trên đường về
nhà, Hoàng Xuân Hăn đă trượt chân ngă. Vào nhà thương
ít hôm sau mất.
(Những ḍng in đậm đă bị cắt trong các
sách báo in lại trong nước.)
Hoàng Xuân Hăn
Thư gửi Phạm Văn Đồng và Vơ Nguyên Giáp
PARIS ngày
mồng 2 tháng Giêng năm Bính Tư
Thân gửi anh VĂN
Thưa ANH
Đối với ANH đă nhậm
trọng-trách trong nước, những kẻ đạt
lời đến ANH, ắt dùng những tiếng
xưng-hô cực long- trọng. Vậy tôi xin Anh thứ
lỗi đă giữ lời xưng kín-đáo thân- mật
trong buổi gian-nan để cùng nhau mừng năm mới
và chúc Anh vẫn mạnh-khoẻ để trường
thọ và chỉ-giáo cho con em. Chúng ta là những kẻ
tủi-nhục cho nước khi trẻ, mà may-mắn
hơn nhiều bạn, c̣n sống đến ngày nay,
nhận thấy đất nước thống-nhất
độc-lập. Nhưng lại sợ rằng lớp
trẻ, hiện nay là sinh-lực của nước, sẽ
chóng quên tủi nhục xưa và công lao những
người như các Anh.
Tôi đă có lúc biện-luận về
điều khác biệt giữa sự thắng ngoại-xâm
và sự giải-phóng đất nước. Nước ta
chỉ có hai cuộc giải-phóng mà thôi: thời 1416-1427
với Lê Lợi cùng Nguyễn Trăi, và thời 1945-1975
với Bác Hồ cùng các Anh. Tự nhiên cả hai mặt
phải nhờ gắn-bó giữa mưu-lược
lănh-đạo và kiên-cường nhân-dân. Khi ngoại-xâm th́
nhân-dân ai cũng căm-tức và lo-sợ cho
tương-lai; c̣n trong cuộc giải-phóng th́ địch
đă ở chung với nhân-dân lâu trong nước, rồi
có thể dùng quyền-lợi để chia rẽ và
giảm tinh-thần nhân-dân. V́ vậy, cái cần-thiết
nhất trong cuộc giải-phóng là cái ĐỨC của
những người lănh-đạo, cái Đức
để cho địch không t́m cách mua-chuộc ḿnh và làm
gương cho nhân-dân giữ ḷng yêu nước.
Chính ngày nay, đức-tính ấy rất
cần đối với những người cầm
trọng-trách. Chắc rằng các Anh vân lưu-tâm về
điểm ấy. Nhưng nhân-dân chớ quên công-lao
những kẻ kia. Điều thứ hai tôi sợ là
sự tư-lợi ngày nay làm giảm thế-khí của
cán-bộ đối với người ngoài, họ mang
tiền vào; có kẻ tưởng người ḿnh vẫn
"sợ" họ như xưa, cho nên họ t́m cách
lung-lạc. Ví dụ töi được nghe nói rằng có
công-ti lớn ngoài đầu-tư đă không muốn,
như ta tưởng, phái sang nước ta làm
đại-diện, những người gốc Việt mà
họ có, v́ nhiều duyên-cố, nhất là họ sợ
mất "oai" với người Việt.
Nước ta nghèo; mới
độc-lập và thống-nhất. Vậy sự
bảo-thủ đất-nước rất khó.
Nước lại có nhiều dân-tộc thiểu-số,
tuy tỉ-lệ nhỏ, nhưng ở những vùng
kinh-tế quan trọng ở mé Bắc và và mé Tây, và cả
tại trung-châu như Chàm và Khme khrom. Gương ngoại-bang
xui-khiến hay giúp-rập không thiếu: Tchechene, Đông-Âu,
Tây-Á. Phi-Châu. Tôi nghĩ rằng phải tôn-trọng và
ứng-dụng văn-hoá điạ-phương và coi
đó là văn-hoá Việt-nam, đồng-hoá chóng về
tŕnh-độ kiến-thức và trà-trộn dân-tộc trong
lúc tuyển-chọn cán-bộ. Nước Pháp đă
giải-quyết được vấn-đề Bretons,
Auvergnats, Alsaciens, Basques v.v. mà vấn-đề Irland ở
Anh vẫn tồn-tại. Vấn-đề mặt bể
và hải-phận th́ nan-giải, nhưng phải
đựa vào chính-sách ngoại-giao đối với
một tối-cuờng-quốc láng-giềng. Nhưng
dẫu thế nào th́ một tiểu-hạm-đội
rất cần, ít ra th́ cũng phải giữ an-toàn khu
du-lịch vịnh Hạ-long. Đối với Lào th́
chớ quên rằng cuối đời Thuộc Pháp, Lào
chỉ gồm vùng Nam-Chưởng và Vạn-tượng;
sự an-toàn đất Việt về mặt Tây dă nhờ
sự ấy. Đối với Khmer th́ chắc các Anh
đă biết đó là lỗ hở của nước ta
đối Tây-Phương. Phải làm sao cho sự
tuyên-truyền của họ rằng ta tiếp-tục
chiếm lấn họ là mẹo chia rẽ để
lấn-áp đất chung.
Về mặt kinh-tế, sự mở cửa cho
ngoại-quốc đầu-tư là một sự
dĩ-nhiên để dân ḿnh có việc làm, học kĩ-thuật,
học quản-lí, kiến-thiết hạ-tầng
cơ-sở, nâng dần đời sống, và nhờ
đó báo-đáp ít nhiều công-lao lănh-đạo và nhân-dân.
Nhưng các Anh cũng đồng-ư với tôi thà chịu
thiệt-tḥi chút ít bây giờ, chứ không để nợ
lớn lâu dài về sau cho con cháu, đến mức không bao
giờ trả hết lăi.
Cuối cùng, tôi muốn nói qua về vấn-đề bom
hạt-nhân. Pháp vừa tuyên-bố ngừng thử,
Trung-quốc vẫn thí-nghiệm và làm. Nước ta không
thể có; nhưng phải nghĩ đến lúc bất
ngờ có địch-thủ lấy nó để
đe-doạ ḿnh th́ làm sao? Đây không phải là một
giả-thuyết suông. Trung-quốc hiện nay c̣n
đe-doạ Đài-loan nếu xứ nầy tưởng
dựa vào Hoa-ḱ mà tỏ thái-độ li-khai. Nếu
lục-địa lấy bom hạt-nhân ra đe-doạ,
Hoa-ḱ có can-thiệp vào nội-trị nước khác không?
Ngoại-giao ta ắt có lúc phải chọn một
nước lớn có bom hạt-nhân mà Trung-quốc sợ,
để trở-ngại ư-đồ đe-doạ của
địch.
Trên đây chỉ là mấy lời
tầm-thường tôi xin góp làm vui câu chuyện đầu
năm với ANH. Xin Anh đừng cười là những
lời vô-trách-nhiệm. Nhân ngày tết, töi xin chúc tết ANH
và cả nước; và xin gứi bài khai-bút năm nay
để biểu-lộ ḷng riêng.
Rằng:
Tám
chục may rồi sắp chín mươi
Sức chừng thêm đuối tính thêm luời
Sử nhà bạn cũ ôn không thẹn
Vận nước t́nh sâu mộng sẽ tươi
Văn ngữ thời xưa t́m kiếm gốc
Tinh hoa thuả mới gắng đua người
Tuổi cao nhưng chí c̣n trai trẻ
Mắt đọc tay biên miệng vẫn cười.
(Trên đây tôi dùng năm vần trong bài " Cảm ơn
mừng thọ tám mươi
làm đă 9 năm rồi:)
Tuổi-tác
nay đà chẵn tám muơi
Đời ta ngắm lại lắm khóc cười
Thương tâm bốn bận binh đao thảm
Mộng mị nhiều phen hậu vận tươi
Bọt nước hư danh ḷng chẳng bợn
Vốn nhà cố giữ chí không lười
Tri âm chẳng lọ so già trẻ
Xin dăi ḷng son cảm tạ Người
Kính chúc ANH và gia-quyến trong năm nầy mọi sự
may-mắn tốt-lành.
HOÀNG-XUÂN-HÃN
Lời Bàn của Nguyễn Thuợng Vũ
Chương 46 của tác phẩm về Triều Đại Hồ Chí Minh chú trọng về Nội Các Trần Trọng Kim.
Trong lịch sử nước ta, không có một chính phủ nào mà có nhiều ảnh hương lâu dài như chính Phủ Trần Trọng Kim khi ta nghĩ tới việc chính phủ này chỉ sống có 4 tháng trời.
Chính phủ Trần Trọng Kim làm việc trong một tình cảnh vô vàn khó khăn v́ phải đối phó với Pháp, với Nhật, và với Cộng Sản Việt Minh nữa.
GS Trần Trọng Kim là một nhà Sư Phạm, một học giả danh tiếng nhưng xưa nay không bao giờ dính dáng tới chính trị cả.
Thật là một điều không ngờ khi hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, ông đă đưa ra nhiều cải cách, nhất là về địa hạt Giáo Dục.
GS Trần Trọng Kim có sống tại nhà LS Trịnh Đ́nh Thảo nhiều năm trước khi ra thành lập chính phủ. LS Thảo là một nhân vật quen thân rất nhiều người trong đảng Cộng Sản, kể cả Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng…, tuy nhiên không có ǵ chứng tỏ là trong thời gian 4 tháng đó, ông bị Cộng Sản chi phối hay lợi dụng.
Những cải cách về Giáo Dục của Chính Phủ Trần Trọng Kim được Miền Nam Việt Nam tiếp tục áp dụng cho tới năm 1975 như Hoàng Xuân Thảo có nhắc nhở cho chúng ta biết.
Về một khía cạnh riêng tư th́ gia đ́nh chúng tôi chịu ông Trần Trọng Kim một cái ơn lớn v́ khi từ Singapore trở về Việt Nam thành lập chính phủ, ông có mang theo 1 b́nh đựng tro hỏa táng của cụ Dương Bá Trạc, ông nội Châm-Đoan, bà xă tôi.
Khi về tới Saigon th́ ông giao lại cho BS Dương Cẩm Chương là nhạc phụ của tôi.
Ngày hôm nay, tro của cụ Dương Bá Trạc và của BS Dương Cẩm Chương được nằm bên cạnh nhau trong nghĩa địa gịng họ Dương tại Hưng Yên.
Chính phủ Trần Trọng Kim
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn
Đế kỳ triều Nguyễn: Khải Định 1920 – 1945 Đế kỳ triều Nguyễn 1890 – 1920
Long tinh kỳ triều Nguyễn 1802- 1890 Tem kỷ niệm ngày Bảo Đại tuyên cáo độc lập
Cờ Quẻ Ly
Trần Trọng Kim: Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc sử diễn ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đă dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng: "Đầu voi phất ngọn cờ vàng". Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ư cách mệnh của tổ quốc...Chữ ly c̣n có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương.