Chương 49

 

 

CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TẠI

SÀI GÒN VÀ TÂN AN

 

 

Cuộc Cách mạng Tháng Tám tại Sài Gòn đã diễn tiến ra sao được viết dưới đây căn cứ phần lớn vào cuốn “Hồi Ký Trần Văn Giàu: 1940-45 ” do Nguyễn Ngọc Giao chủ biên.

Nguyễn Ngọc Giao, con của giáo sư Nguyễn Ngọc Cư, em của đại tá hải quân Nguyễn Ngọc Quỳnh, nguyên là học sinh Hàn Thuyên, Bắc Ninh rồi Chu Văn An, do học giỏi và chính sách đào tạo nhân tài cho đất nước của bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, được học bổng sang Pháp học rồi từ ăn cơm quốc gia, trở mặt thành thờ ma cộng sản, hoạt động mạnh mẽ trong hội Việt Kiều Yêu Nước và đã từng làm thông dịch viên cho Lê Đức Thọ tại hội nghị Paris. Giao sống tại Pháp lâu năm, được hưởng những quyền tự do căn bản nên nghĩ rằng Việt Nam cũng cần nới lỏng đôi chút những sợi dây trói buộc con người, ngờ đâu bị coi là có tư tưởng chống đảng nên về sau không được trọng dụng nữa giống như một bạn thân của Giao là bác sĩ Nguyễn Mộng Hùng, một Việt kiều yêu nước, còn bị cấm chỉ không được về Việt Nam nữa..

 

Hồi ký của Giàu chỉ chọn những năm từ 1940 tới 1945 vì đó là những năm Giàu lên tột đỉnh vinh quang trong bức thang quyền lực tại Nam Bộ. Thực chất của cuốn hồi ký là để tự đề cao công lao và tài lãnh đạo có khi còn hơn cả Trung Ương, đồng thời cũng minh oan một số tội trạng chụp lên đầu bởi Trung Ương nhất là bởi Hoàng Quốc Việt và sau đó là Lê Đức Thọ. Ngoài ra từ đầu tới cuối cuốn sách đều toát ra một cách mát mẻ sự cay đắng mà Đảng đã giành cho mình, một công thần của chế độ,  một cách vô ơn, bạc nghiã.

 

Trần Văn Giàu sinh tại Long An ngày 11.9.1911, tốt nghiệp bằng Tú Tài tại trường Chasseloup Laubat, sang Pháp học đại học Toulouse, gia nhập đảng Cộng sản Pháp tháng 3.1929, tham dự biểu tình chống án tử hình các liệt sĩ Yên Bái tháng 5.1930 nên bị trục xuất về nước. Sau khi dạy học tư một thời gian, Giàu trở lại Pháp và được đảng CS Pháp giới thiệu sang Moscow học tại Đại học Lao công Đông Phương 1931-33. Giàu trở về Sài Gòn hoạt động và bị án tù 5 năm và 10 năm quản thúc từ tháng 6.1935. Vừa được thả ra thì Giàu lại bị đưa đi an trí tại Tà Lài nhưng sau đó vượt ngục trốn thoát.

 

 

Hoạt động của Thanh niên Tiền phong

 

Ngày 9.3.1945, ngày Nhật đảo chính Pháp, Giàu được bầu làm Bí thư xứ uỷ Nam bộ. Cùng lúc đó Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, tốt nghiệp bên Pháp, bạn thân của Thống đốc Nhật Minoda Fugio - vì cả hai cùng có vợ đầm – được Nhật cử làm thủ lãnh Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức tương tự như Thanh niên Tiền Tuyến tại Bắc và Trung Việt của Phan Anh để làm hậu thuẫn cho chính phủ Trần Trọng Kim, không hề biết Thạch từng là đảng viên cộng sản Pháp, đã được Giàu móc nối hoạt động và gài vào trong TNTP cùng nhiều cán bộ cộng sản khác như Kha Vạng Cân, Lê Văn Huấn, nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, luật sư Thái Văn Lung, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, các sinh viên Huỳnh Văn Tiểng, Tạ Bá Tòng vv.. Số đoàn viên TNTP khắp Nam bộ lên tới một triệu người vì toàn dân lúc đó đều say sưa tham gia hoạt động cho đất nước mới thoát khỏi sự cai trị của thực dân Pháp.

Phạm Ngọc Thạch, do Giàu giật dây, cho tổ chức ngày 5.7.1945 lễ ra mắt đợt đầu tại Vườn Ông Thượng của 25.000 đoàn viên với kỳ hiệu cờ vàng sao đỏ.

 

Khâm sai Nguyễn Văn Sâm mới từ Huế vô, được Mặt trận Quốc gia Thống nhất bao gồm các lực lượng tôn giáo Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên, Đệ tứ Quốc tế và Tổng đoàn Công chức cùng nhiều đoàn thể khác cũng cho tổ chức một cuộc biểu tình để ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim với khoảng 100.000 - 200.000 người tham dự.

Lực lượng Thanh Niên Tiền Phong liền tổ chức ngày 17.8 một cuộc mít tinh khác nữa và tuần hành tại Sài Gòn với 50.000 đoàn viên, cờ vàng sao đỏ rợp trời và buổi ra mắt chính thức của Việt Minh tại rạp Nguyễn Văn Hảo ngày 20.8.

 

Sau đó biết tin cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội ngày 19.8 đã thành công, Uỷ ban Khởi Nghĩa Nam bộ do Giàu làm chủ tịch quyết định chọn Tân An làm thí điểm khởi nghĩa ngày 22.8, vì e làm tại Sài Gòn động chạm với quân Nhật, đồng thời lôi kéo Mặt trận Quốc gia Thống nhất vào mặt trận Việt Minh để đoàn kết chống Pháp. Khi thấy cuộc khởi nghiã tại Tân - An suôn sẻ, Uỷ ban Khởi nghiã, sau khi qua trung gian Phạm Ngọc Thạch thoả hiệp với Nhật đại diện bởi thống đốc Minoda, hai bên cùng hứa không đụng chạm gì tới nhau, chọn ngày 25.8 làm ngày Tổng khởi nghiã và thành lập Uỷ ban Hành Chính Lâm thời Nam bộ do Giàu làm chủ tịch.

 

Một khán đài được dựng lên bởi kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sau lưng Nhà Thờ Lớn, khắp thành phố giờ treo cờ đỏ sao vàng và Trần Văn Giàu với tư cách Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Nam bộ kiêm Bí thư Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh tức Việt Minh trịnh trọng tuyên bố cuộc Tổng khởi nghiã đã thành công và kêu gọi dân chúng ủng hộ Việt Minh trước khoảng một triệu người tham dự. Sau đó là cuộc tuần hành với cờ Đảng dẫn đầu, tới cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, rồi cờ vàng sao đỏ của Thanh Niên Tiền Phong. Tuy vậy, song song với Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập lại từ tháng 10-1943 do Trần Văn Giàu làm Bí thư, c̣n có một tổ chức khác của Đảng Cộng sản Đông Dương, thường gọi là Xứ ủy Giải phóng, v́ cơ quan ngôn luận của tổ chức này là Báo Giải phóng; c̣n Xứ ủy do ông Giàu làm bí thư thường gọi là Xứ ủy Tiền phong vì dựa trên lực lược Thanh niên Tiền phong.

         

Xứ ủy Tiền phong và Tổng khởi nghĩa

 

Ông Trần Văn Giàu nhận định: "Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân; riêng lực lượng của Đảng không làm nổi cách mạng; phải có sự tham gia, sự nổi dậy của hàng triệu đồng bào”. Đặc biệt, Xứ ủy Tiền phong đă khéo léo biến Thanh niên Tiền phong (tổ chức được sự bảo trợ của Nhật) thành tổ chức của Đảng, thông qua số đảng viên bí mật như: Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Huỳnh Văn Tiểng... Tổ chức này tạo được b́nh phong hợp pháp cho các đảng viên cộng sản hoạt động, nhanh chóng tập hợp được một lực lượng lớn, vượt qua các tổ chức chính trị khác thời bấy giờ.

 

Các bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài (David Marr, Stein Tonnesson, William J.Duiker) cũng thừa nhận việc này: Trần Văn Giàu chỉ thị cho đảng viên cộng sản gia nhập Thanh niên Tiền phong ở mọi cấp, dùng Thanh niên Tiền phong  làm vỏ bọc hợp pháp để khôi phục những mối liên lạc bí mật. Chiến lược Thanh niên Tiền phong đă giúp những người cộng sản có vai tṛ lănh đạo phong trào giải phóng dân tộc... Phong trào này lan rộng trong giai đoạn mùa xuân và mùa hè 1945 tại các trường học, nhà máy và làng xă. Đến tháng 8, Thanh niên Tiền phong đă có số hội viên hơn một triệu, ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ…

 

Hội nghị Chợ Đệm về Tổng khởi nghĩa

 

Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, nhận thấy thời cơ đă đến, Thường vụ Xứ ủy thành lập Ủy ban Khởi nghĩa đêm 15-8-1945 và triệu tập hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng bàn về khởi nghĩa. Dự định sẽ khởi nghĩa vào ngày hôm sau, nhân cơ hội Lễ tuyên thệ của Thanh niên Tiền phong tại Sài G̣n.

Hội nghị họp tại Chợ Đệm tối 16-8, với kinh nghiệm thất bại của Khởi nghĩa Nam Kỳ, một số đại biểu tranh luận gay gắt về thời điểm khởi nghĩa. Hội nghị nhất trí tiếp tục chuẩn bị, chờ tin từ Hà Nội, dời ngày khởi nghĩa đến ngày 18-8.

Ngày 17-8, lễ ra mắt của 5 vạn đoàn viên Thanh niên Tiền phong được tổ chức tại Sài G̣n. Khẩu hiệu “Việt Nam độc lập”, “Việt Nam thống nhất”, “Việt Nam hùng cường” được hô vang. Nhận được tin Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, ngay sáng 20-8, hội nghị Chợ Đệm lần thứ hai dự định khởi nghĩa ngay chiều hôm đó. Nhưng có đại biểu c̣n e ngại việc quân Nhật vẫn c̣n 7-8 vạn. Ông Giàu đề nghị chọn Tân An quê ông làm thí điểm. Đêm 20-8, Nguyễn Văn Tạo và Huỳnh Tấn Phát tuyên truyền tại rạp Nguyễn Văn Hảo. Lần đầu tiên có tiếng hô từ đám đông: “Việt Nam muôn năm!”.

Đêm 21-8, cũng tại rạp này, Trần Văn Giàu chính thức tuyên bố: Việt Minh ra hoạt động công khai. Tối 22-8, khởi nghĩa ở Tân An thành công.

Hội nghị Chợ Đệm lần thứ ba, tối 23-8, chỉ định lập Ủy ban Hành chính lâm thời cho toàn Nam Bộ, gọi tắt là Lâm ủy Nam Bộ, Chủ tịch là Trần Văn Giàu.

Chiều 24-8, lực lượng Thanh niên Tiền phong vũ trang dưới quyền lănh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ ở Tân An, Biên Ḥa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh khởi nghĩa giành chính quyền; sau đó tiến về Sài G̣n. Ngày 25-8, đến lượt Sài G̣n nổ ra cuộc biểu t́nh lớn. Hầu hết các cơ sở của chính quyền lọt vào quyền kiểm soát của Lâm ủy Nam Bộ.

 

Sự tranh chấp giữa hai Xứ ủy Tiền phong và Giải phóng

 

Việt Minh đã giành được chính quyền êm thấm nhờ Thanh Niên Tiền Phong cũng như Hà Nội và Huế nhờ Thanh niên Tiền tuyến đã bị các cán bộ Việt Minh tuyên truyền, lợi dụng lòng ái quốc và yêu tự do của họ rồi lèo lái theo lợi ích riêng của đảng Cộng sản Đông Dương.

 

Công việc ưu tiên của chính quyền Nam bộ là ngay từ tháng 10.1945 vây bắt các đoàn viên của Mặt trận Quốc gia Thống nhất mới trước kia được coi là bạn, là đồng minh, bây giờ trở thành Việt gian phản động, đúng như chính sách của cộng sản là phải diệt nội địch hơn ngoại thù. Nhưng có một kẻ thù rất nguy hiểm cho Giàu lại chính là các đồng chí cộng sản của mình vì lúc đó còn có thêm một xứ uỷ cộng sản khác kình địch với xứ uỷ của Giàu, các đồng chí này tự xưng là Xứ ủy Giải phóng trực thuộc Uỷ ban Giải phóng Việt Nam của Hồ Chí Minh, có nhiều đảng viên từng bị đi đầy Côn Đảo trong đó có Nguyễn Thị Thập và có cơ quan ngôn luận là báo Giải Phóng, gọi Xứ ủy của Giàu là Xứ uỷ Tiền Phong vì dựa vào Thanh niên Tiền phong và có báo Tiền Phong, một tổ chức vốn của chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật bảo trợ.

 

Phe Xứ ủy Giải phóng tố cáo Giàu nhiều tội trạng: cuộc đào thoát trại tù Tà Lài là do Pháp tổ chức cho Giàu để Giàu về phá cách mạng, Giàu chỉ điểm cho Pháp bắt Deschamps, một Pháp kiều, đảng viên cộng sản Pháp, có nhiệm vụ liên lạc giữa Cộng sản Việt Nam với Quốc tế Cộng sản, Giàu trì hoãn việc đón về các đồng chí bị tù Côn Đảo vì sợ họ về tranh quyền lực với Giàu, Giàu hợp tác với Thanh niên Tiền phong là một tổ chức của Nhật, Giàu làm trái với các chỉ thị Trung ương trong khởi nghĩa nhất là quân lệnh số 1 đáng lẽ phải tiêu diệt quân Nhật mà Giàu lại đi cộng tác với ho.

Giàu cố gắng tìm cách thỏa hiệp không thành cho nên Trung Ương phải cử Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh vào tìm cách sát nhập hai kỳ bộ, kết quả là Ung Văn Khiêm được chọn làm Bí thư và Phạm Văn Bạch được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Nam bộ, còn Giàu bị hạ tầng công tác xuống làm phó. Sóng gió vẵn chưa lặng, ngày 15.10.1946 Tôn Đức Thắng thay Khiêm làm Bí thư nhưng chỉ được 10 ngày lại bị thay thế bởi Lê Duẩn cũng mới từ Côn Đảo về cùng Thắng và Phạm Hùng.

 

Có tác giả cộng sản nói rằng khi Duẩn mới từ Côn Đảo về, Giàu coi thường chỉ cho làm trưởng phòng Dân quân Cách mạng nên sau này Duẩn không có thiện cảm với Giàu. Đầu năm 1947 Hoàng Quốc Việt, vẫn đảm nhiệm vai trò đại diện Đảng và Trung Ương thông báo cho Giàu và Thạch là hai người được đề bạt ra Trung Ương công tác với nhiệm vụ thích hợp với tài năng hơn, song chính là để tước quyền hành của hai người này trong Nam.

 

Khi ra Bắc, Giàu được cử làm Giám đốc Thông tin, trực thuộc bộ Nội vụ, công việc thường là đi các điạ phương thuyết giảng về chủ nghĩa Mác-Lê nhưng đề tài này không hấp dẫn thính giả mấy nên thường tỏ vẻ khinh khỉnh rằng đời không biết tài ta, từng tốt nghiệp trường Đại học Đông phương của Liên Xô.

 

Khi Hà Nội được giải phóng năm 1954, Giàu được phong hàm giáo sư, dạy triết và sử kiêm nhiệm Bí thư Đảng uỷ tại trường Đại học Sư phạm, rồi Đại Học Tổng hợp. Từ 1962-75 Giàu làm công tác nghiên cứu tại viện Sử Học rồi về hưu và mất ngày 16.12.2010 tại Sài Gòn, thọ đúng 100 tuổi.

 

Theo Trần Văn Giàu, ông bị điều ra ngoài Bắc nguyên do chính là vì ông đã lãnh đạo linh động cuộc Khởi nghiã tháng Tám trái với các lệnh của Trung Ương như đã cộng tác với Nhật và dùng lực lượng Thanh Niên Tiền phong không phải là tổ chức của đảng, tất nhiên còn vì những lý do khác nữa hay cả chính sự kèn cựa của các đồng chí nhất là Hoàng Quốc Việt. Việt vốn gốc thợ nguội rồi phu mỏ nên kỵ Giàu vốn trí thức, có vẻ kiêu kỳ nên trong báo cáo gửi về Trung Ương lôi ra nhiều điều sai lầm của Giàu. Đã thế Giàu còn nói, “Về tranh cãi, về lý luận, về đấu khẩu thì Hoàng Quốc Việt còn xa mới là đối thủ của Trần văn Giàu...”

 

Cộng sản thường khoa trương là họ có hai người có tài hùng biện xuất chúng là Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu, tạo thành một cặp vô địch dương danh là  “ Bắc Liệu Nam Giàu ”. Tuy nhiên, nhiều người từng đươc nghe Giàu diễn thuyết và giảng giải về chủ nghiã Mác trong đó có người viết bài này, thấy tài hùng biện của Giàu  không tương xứng với những lời ca tụng của báo chí “ đỏ”. Khi Giàu muốn chứng minh lời đồn đãi

“ Người cộng sản có nhiều nanh vuốt ác độc” là sai lầm, Giàu thè lưỡi, há miệng,  giơ tay lên bảo “ Qúi vị xem, tôi có nanh vuốt gì đâu?” Thế là mọi người vỗ tay ào ào, không phải vì tài hùng biện của Giàu mà là vì Giàu chối tội cho Cộng sản.

Một số các đồng chí bênh Giàu thì nói:

Việc trong đời đồn ác ý về Giàu không biết do Hoàng Quốc Việt hay do phe Xứ uỷ Giải phóng rõ ràng biểu hiện một bước đầu của một quá trình lưu manh. Các nhà sử học phải nghiên cứu vai trò của Hoàng Quốc Việt với tư cách trưởng ban Tổ chức Trung Ương đảng đầu thập niên 1950 trong các cuộc chỉnh đảng dưới ảnh hưởng của chủ nghiã Mao cũng như cuộc Cải Cách Ruộng Đất bên cạnh Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng. Đây quả là điển hình của công thức nổi tiếng Nhiệt Tình + Ngu Dốt = Tai Hoạ.”

 

CHÚ GIẢI

 

- Trần Văn Giàu tại Sài Gòn cũng như Lê Trọng Nghĩa tại Hà Nội đều là giữ vai trò chủ động trong Cách mạng tháng Tám để rồi cả hai đều bị thất sủng vì bị các đồng chí của mình ghen tỵ công lao. Số phận Giàu đỡ bi đát hơn vì là học viên trường Đại học Đông phương tại Moskva nên không bị các đồng chí đánh thẳng tay. Giàu nhận định về Trần Đức Thảo một cách rất khiêm nhường, “ Chúng ta chỉ là dạy Triết trong các trường trong và ngoài đảng, nhưng là triết gia thật sự thì chỉ có Trần Đức Thảo mới xứng đáng thôi.”

-  Ung Văn Khiêm sau bị coi thuộc phe Xét lại và thất sủng.

- Trong cuộc biểu tình tổng khởi nghĩa, vợ Phạm Ngoc Thạch là Marie Louise cũng tham dự nhưng người biểu tình thấy bà là đầm nên xúm lại đánh khiến bà bị gẫy 8 chiếc răng. Trong thời gian BS Thạch vào khu kháng chiến bà và hai con vẫn ung dung sống tại Sài Gòn dù ai cũng biết chồng bà làm gì và ở đâu. Sau bà đưa hai con về Pháp học, tới khi BS Thạch được cử làm bộ trưởng y tế bà mới đưa hai con sang Hà Nội đoàn tụ, nhưng chỉ một thời gian ngắn cả ba mẹ con lại trở về Pháp vì không thấy thoải mái dưới chế độ cộng sản. Khi ông Thạch mất, cả ba mẹ con đều không về dự đám táng.

- Hoàng Quốc Việt (1905-1992) sinh quán Đáp Cầu, Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ 1925 cùng với Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự. Năm 1925, đang học trường Kỹ nghệ Thực hành, Hải Phòng, tham gia bãi khóa ủng hộ Phan Bội Châu bị đuổi học, sinh sống bằng làm thợ nguội rồi phu mỏ Quảng Yên. Từng bị đày Côn Đảo cùng thời với Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, được trả tự do 1936. Từng làm bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ 1937. Sau cách mạng tháng Tám, làm trưởng ban Tổ chức rồi chỉ đạo Thí điểm Cải Cách Ruộng đất Thái Nguyên, tại đây đã có vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm rất kinh khủng. Việt là một tay sát thủ không gớm tay nên rất được uy tín trong Đảng.

Là Uỷ viên trong bộ Chính trị và chủ tịch Mặt trận Tổ quốc. Việt theo chân bác về chầu tổ Marx-Lenin tại Hà Nội năm 1992.

 

 

 

 

Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ

 

Con người có ảnh hưởng tiền phong về Cách Mạng Cộng Sản Miền Nam là Trần Văn Giàu. Ông ta là người có học thông thái về triết học, cũng như Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu ngoài Bắc. Ông ta rất kính phục triết gia Trần Đức Thảo, tuy nhiên trong thời gian Trần Đức Thảo bị Hồ Chí Minh và các cộng sự viên ông ta hành hạ th́ Trần Văn Giàu không dám công khai bênh vực.

Sau năm 1975 khi Saigon thất thủ, th́ ông là người lănh đạo phái Miền Nam Mặt Trận Giải Phóng về Sàigòn phất cờ Giải Phóng Miền Nam. Sự thành công của ông và các bạn ông trong Nam kéo dài không lâu v́ nh́n trước, nh́n sau, Hà Nội đă hủy cái gọi là MTGPMN để thống nhất toàn diện.

 

Sau đó th́ các nhân vật sáng giá Miền Nam theo Cộng Sản như ông, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa lần lần bị thải hồi và về nhà sống trong đau khổ v́ biết là minh bị lừa, bị lợi dụng. Vấn đề các tinh hoa miền Nam Quốc Gia sang Pháp rồi mê muội đi theo Cộng Sản là một việc hổ thẹn cho Miền Nam và cho gia đ́nh các người này.

GS Nguyễn Ngọc Giao biểu tượng cho những người trở cờ đó. GS Giao là con của GS Nguyễn Ngọc Cư “Thầy Cư Bướu”, tôi nghe nói anh ta giỏi toán lắm và được Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon cấp giấy đi Pháp học tiếp. Sang  Pháp sau một thời gian ngắn th́ anh ta trở cờ, hoạt động rất tích cực cho Cộng Sản.

Các người như vậy th́ lịch sử cho chúng ta thấy, Cộng Sản chỉ dùng họ trong thời gian ngắn mà thôi, dù họ trung thành với Cộng Sản tới đâu th́ rồi cũng bị gạt bỏ.

Trường hợp BS Bùi Mộng Hùng th́ khác. Anh Hùng có óc thiên cộng từ hồi c̣n đi học tại Sàigòn. Anh em chúng tôi ai cũng biết anh Hùng thiên tả từ lâu nhưng chúng tôi vẫn quư anh v́ anh là người hoàn toàn đứng đắn, thiên tả nhưng không giáo điều, vẫn luôn luôn có phong cách đàng hoàng với anh em. Tôi nghe nói khi Nguyễn Ngọc Giao về Saigon sau năm 1975, thăm bố mẹ anh em c̣n lại th́ Thầy Cư “Bướu” từ chối không nói chuyện với anh ta khi anh ta trở về căn nhà cũ. Thầy nói nôm na như tôi được thuật lại là” Tôi có một thằng con tên là Nguyễn Ngọc Giao, nhưng nó chết từ lâu rồi. Tôi không biết ông là ai cả, xin yêu cầu ông đi ra khỏi nhà tôi”.

 

Ngoài Nguyễn Ngọc Giao ra, th́ hiện nay bên Pháp c̣n nhiều người chạy theo Cộng Sản, hoạt động cho Cộng Sản rất tích cực hồi trước 1975. Bây giờ mặt bẽ bàng v́ Cộng Sản Việt nam không dùng họ nữa, họ kéo nhau vào các cơ quan UNESCO và CNRS bên Pháp làm việc, bây giờ th́ cũng về hưu rồi, không dám ra ngoài gặp các bạn bè cũ thời xa xưa (trong đó có  tôi). Một chuyên buồn cười nữa là Đoàn Thanh Niên Tiền Phong khởi đầu là do Chính Quyền Thuộc Địa Pháp lập ra , do Colonel Maurice Ducoroy là Giám Đốc, để làm hậu thuấn cho Phủ Toàn Quyền Pháp.

Tuy nhiên trong thời gian ngắn, các cán bộ Việt Minh đă xâm nhập và chi phối đoàn này thành một công cụ vô cùng quan trọng của Cộng Sản Miền Nam.

 

 

A picture containing text, person, outdoor, group

Description automatically generated

Võ Nguyên Giáp duyệt quân cách mạng 25.8.1945

 

A picture containing text, outdoor, people, crowd

Description automatically generated

Cách mạng tháng Tám tại Sài Gòn – Tháng 8.1945

 

 

 

A picture containing text, snow, tree, outdoor

Description automatically generated

Cách mạng tháng Tám tại Sài Gòn

 

A picture containing outdoor, group, people, old

Description automatically generated

Đoàn Thanh niên Tiền phong – Ngày 23.8.1945 tại Sài Gòn

 

Chương 50

 

 

CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

TẠI HUẾ VÀ THỪA THIÊN

 

 

Các sử gia cộng sản cho rằng cuộc Cách Mạng Tháng Tám tại Huế là gay go, khó khăn hơn cả có phần nào muốn đề cao tài lãnh đạo của đồng chí Tố Hữu, chủ tịch Uỷ ban Khởi nghiã Huế và Thừa Thiên, vì theo họ lực lượng phản động tại đây khá hùng hậu: quân đội Nhật tại Huế khoảng gần 5,000 người, Thanh Niên Tiền Tuyến của Phan Anh và Tạ Quang Bửu hàng chục ngàn người, đảng Tân Việt Nam từng hậu thuẫn cho chính phủ Trần Trọng Kim với ban chấp hành gồm Tôn quang Phiệt, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Đặng Thái Mai vv ... rất đựơc cảm tình của giới trí thức và sinh viên, học sinh, chưa kể các tổ chức đoàn thể đối lập như Quốc Dân Đảng, Đại Việt vv...

 

Thật ra Tướng tư lệnh Nhật tại Huế có nói với Bảo Đại và Trần Trọng Kim là Nhật vẫn có trách nhiệm giữ trật tự cho tới khi quân Đồng Minh tới và sẵn sàng giúp triều đình nếu được yêu cầu nhưng nhà vua và thủ tướng Trần đều từ chối vì không muốn cảnh cõng rắn cắn gà nhà, cho nên quân Nhật đã được lệnh án binh bất động. Thêm nưã đảng Tân Việt Nam chỉ là đảng Cộng sản trá hình và đoàn Thanh niên Tiền tuyến đều được điều hành bởi những người có tư tưởng khuynh tả hoặc đã ngả theo Việt Minh thì dù không ủng hộ, họ cũng không chống đối Việt Minh.

 

Theo Hồi Ký của Ni sư Thích Nữ Diệu Không  tức Hồ Thị Hạnh, con gái của nguyên Học bộ Thường thư Hồ Đắc Trung thì ni sư đã khuyến dụ Thái hậu Từ Cung tu học Phật pháp và tích cực ủng hộ các hoạt động của  Phật giáo để giữ Bảo Đại không bị ngả theo Công giáo của Nam Phương hoàng hậu. Ni sư nói do ảnh hưởng cuả bà với bà Từ Cung muốn tránh cảnh sát sinh, đổ máu nên bà Từ Cung đã khuyên Bảo Đại không nên nhờ quân đội Nhật bảo vệ quyền bính theo ý muốn của Nam Phương nên Bảo Đại đành chịu thoái vị.

Ni sư Diệu Không đã lợi dụng uy tín của bố, hoạt động bí mật cho Cộng sản từ thời Pháp thuộc, đã cứu cho Thượng tọa Thích Đôn Hậu khỏi án tử hình trước Cách mạng tháng Tám, và sau này trong phong trào Phật giáo chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm, là người đầu tiên xin tự thiêu nhưng sau Phật Giáo lại chỉ định Thượng tọa Thích Quảng Đức thay thế vì nghĩ sẽ còn dùng lá bài ni sư Diệu Không trong tương lai nếu cần thiết.

Khi đó, cũng giống như trong Nam, tại Huế có hai kỳ bộ cộng sản gọi là Kỳ bộ Thuận Hoá do Lê Tự Đồng lãnh đạo và Kỳ bộ Nguyễn Tri Phương do Hoàng Anh làm bí thư. Hai bên cũng tìm cách thoả hiệp nhưng bất thành khiến Trung Ương phải chỉ định Tố Hữu từ Thanh Hóa vô làm Bí thư, sát nhập hai đảng bộ làm một.      

 

Tố Hưũ, tên thật Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, người huyện Quảng Điền, Thừa Thiên, cưụ học sinh Quốc Học, được kết nạp vào đảng Cộng sản năm 1938 bởi Lê Duẩn và Nguyễn Khoa Văn, bị đầy đi Sơn La, vượt ngục 1942 và trở về hoạt động bí mật tại Thanh Hoá. Được biết tin ngày 21.8.1945 đảng Tân Việt Nam và Thanh Niên Tiền Tuyến tổ chức một cuộc mít tinh để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, Uỷ ban Khởi nghĩa Huế và Thưà Thiên do Tố Hữu làm chủ tịch, Hoàng Anh làm phó với các uỷ viên Lê Tự Đồng, Lê Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn đã tương kế tựu kế biến cuộc mít tinh này thành cuộc biểu tình tuần hành ủng hộ Việt Minh bằng cách lôi kéo một số cán bộ TNTT và tung cờ Việt Minh cùng truyền đơn, tương tự như Việt Minh đã làm tại Hà Nội. Tại kỳ đài Phú Văn Lâu, Đặng Văn Việt và Cao Pha, hai sinh viên trường Thanh niên Tiền Tuyến đã leo lên kéo cờ quẻ Ly xuống và cờ đỏ sao vàng lên. Toán lính trong hoàng thành đã nạp đạn sắp sửa bắn thì Bảo Đại chợt đi qua đó ra lệnh ngưng. Thủ lãnh cuả Thanh Niên Tiền Tuyến là Phan Anh và Tạ Quang Bửu lúc này đã bị luật sư Vũ Đình Hoè trong nhóm Thanh Nghị khuyến dụ ngả theo Việt Minh rồi.

Thừa thắng, Việt Minh gửi tối hậu thư ngày 22.8 cho Bảo Đại yêu cầu thông báo cho quân đội Nhật là đã giao quyền bính cho Việt Minh, kể cả quân lính và võ khí lẫn tài sản Hoàng triều, đồng thời Hà Nội cũng gửi điện tín yêu cầu nhà vua thoái vị mặc dầu trước đó Bảo Đại đã đánh điện tín mời Việt Minh vô Huế lập chính phủ thay thế Trần Trọng Kim.. Vua Bảo Đại viết:

“...Sau đó ít lâu, giám đốc Bưu điện Huế xin được gặp tôi. Ông ta đưa cho tôi một điện tín nhận được từ Hà Nội, nội dung như sau,

“ Trước lòng quyết tâm của toàn thể dân tộc sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập quốc gia, chúng tôi kính cẩn xin Hoàng Thượng làm một cử chỉ lịch sử là trao quyền lại. Điện tín này được ký bởi Uỷ ban Nhân dân Cưú quốc, đại diện mọi đảng phái và mọi tầng lớp nhân dân, nhưng không có tên ai. Tôi không biết ai là thủ lãnh. Đã đến lúc tôi phải có một sự lựa chọn để dung hoà số phận của tôi với số phận của dân tộc ...là tôi phải ra đi. Nhưng ai là người tiếp nhận sự ra đi của tôi? Tôi bảo người em họ Vĩnh Cẩn và Ngự tiền Văn phòng Phạm Khắc Hòe ra ngoài Thành Nội hỏi tin tức về Việt Minh. Cả hai trở về chả biết chi cả. Tôi đành đánh đại một bức điện tín gửi trống không cho Uỷ ban Nhân dân Cưú quốc ở Hà Nội.

...Sáng ngày 25.8 có hai đặc phái viên, đại diện VNĐLĐM từ Hà Nội vào: Trần Huy Liệu, trưởng phái đoàn, phó chủ tịch Uỷ ban Giải phóng, một người gầy gò trông rất thảm hại, đeo kính đen để giấu cặp mắt lé; người đi cùng là Cù Huy Cận, trông cũng quá tầm thường. Tôi hơi thất vọng. Trần Huy Liệu đưa cho tôi một giấy uỷ quyền có mang chữ ký không rõ của ai...”

 

Ngày 23.8 tỉnh bộ Việt Minh Huế-Thừa Thiên, thấu biết lòng dân đang khao khát độc lập, tự do và nhất là biết tin khởi nghĩa tại Hà Nội đã thành công dễ dàng bằng biểu tình, vội tổ chức tại sân vận động Huế một cuộc mít tinh với hàng vạn người tham dự, nòng cốt vẫn là Thanh niên Tiền tuyến và các học viên trường quân sự TNTT và Tố Hữu nhân danh chủ tịch Uỷ ban Khởi nghiã tuyên bố một cách ngon lành, chẳng phí một viên đạn, một giọt máu, rằng chính quyền từ nay thuộc Việt Minh, đồng thời giới thiệu Uỷ ban Nhân dân Cách Mạng Huế -Thưà Thiên mà chủ tịch là Tôn Quang Phiệt và phó là Hoàng Anh. Chính Tôn Quang Phiệt trước kia đã kết nạp Lê Duẩn vào đảng Tân Việt năm 1928, rồi sau cả hai người gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương năm 1938 do Hà Huy Tập và Trần Ngọc Danh kết nạp.

Ngày 25.8 Việt Minh tổ chức lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại tại cổng Ngọ Môn với khoảng 10.000 người tham dự, chủ yếu là TNTT. Đúng 14 giờ, Bảo Đại mặc áo rồng vàng, đầu đội khăn vàng đọc tuyên chiếu thoái vị trong đó có câu bất hủ “...Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước bị trị...”

 

Nguyên văn bài chiếu thoái vị do Phạm Khắc Hoè soạn thảo sẵn từ mấy hôm trước như sau:

          Ngày 25.8.1945

          Hạnh phúc của dân Việt Nam

          Độc lập của nước Việt Nam

Muốn đạt được mục đích ấy Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả mọi phương diện, và cũng vì mục đích ấy nên Trẫm muốn sự hy sinh của Trẫm phải bổ ích cho Tổ quốc.

Xét thấy điều bổ ích nhất cho Tổ quốc lúc này là sự đoàn kết toàn thể quốc dân, Trẫm đã tuyên bố ngày 22.8 vừa rồi rằng: Trong giờ phút nghiêm trọng này đoàn kết là sống, chia rẽ là chêt.

Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc Bộ lên cao qúa, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi quốc hội thì không thể nào tránh khỏi nạn Nam Băc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân, lại có cơ hội thuận tiện cho người ngoài lợi dụng.

Cho nên mặc dầu Trẫm hết sức đau đớn nghĩ tới công lao liệt thánh vào sinh ra tử trong gần 400 năm để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận Hóa đến Hà Tiên, mặc dầu Trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua 20 năm mới gần gũi quốc dân được mấy tháng, chưa làm được điều gì có lợi ich cho quốc dân như lòng trẫm mong muốn

Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ Cộng hoà.

Trong khi trao quyền cho chính phủ mới, Trẫm chỉ có mong ước ba điều sau này:

-Đối với tôn miếu và lăng tẩm của liệt thánh, chính phủ mới xử trí thế nào cho có sự thể

-Đối với các đảng phái đã từng phấn đấu cho nền độc lập quốc gia nhưng không đi sát phong trào dân chúng, Trẫm mong mỏi chính phủ sẽ lấy sự ôn hoà xử trí để những phần tử ấy cũng có thể dự vào sự kiến thiết quốc gia, và tỏ rằng chính phủ Dân chủ Cộng hoà nước ta đã xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân

-Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết tất cả các giai cấp, các đảng phái cho tới các người hoàng tộc cũng vậy, đều hợp nhất mà triệt để ủng hộ chính phủ dân chủ, giữ vững nền độc lập của nước chứ đừng vì quyến luyến Trẫm sau 20 năm ngai vàng bệ ngọc, đã biết bao ngậm đắng nuốt cay!

Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập, chứ Trẫm nhất quyết không để cho ai lợi dụng danh nghiã của Trẫm hay của hoàng gia mà lung lạc quốc dân nữa.

          Việt Nam Độc lập muôn năm!

          Dân chủ Cộng hoà muôn năm!

                    Khâm thử

                    Phụng ngự ký

                    Bảo Đại

 

Sau đó, nhà vua trao một cái ấn bằng vàng cho Trần Huy Liệu, đại diện cho chính phủ Hồ Chí Minh, và một thanh kiếm chuôi vàng nạm ngọc cho Cù Huy Cận, tượng trưng sự bàn giao chính quyền cho Việt Minh. Cuộc cướp chính quyền của Việt Minh từ chính phủ Trần Trọng Kim tại Huế ngày 23.8, nhờ chính thủ tướng cùng nhà vua quyết không dùng võ lực của Nhật và lực lượng Bảo An Binh, đã không tốn một viên đạn, một giọt máu tương tự như tại Hà Nội ngày 19.8 và tại Sài Gòn ngày 25.8.1945. Phạm Khắc Hoè có công tố cáo Phạm Quỳnh và thúc đẩy nhà vua thoái vị, được cộng sản tuyên dương đã góp phần lật đổ chế độ phong kiến Việt Nam cuối cùng, sau được đền ơn bằng chức vụ Đổng lý văn phòng bộ Nội vụ rồi Vụ trưởng Pháp chế tại phủ Thủ tường.

 

Cù Huy Cận kể lại chuyện trao ấn kiếm trong hồi ký:

“...Sau khi Bảo Đại đọc lời tuyên bố thoái vị tới nghi thức trao ấn kiếm. Chiếc kim ấn truyền quốc làm bằng vàng ròng, nặng dễ đến ngót 10 kg, anh Trần Huy Liêu vốn sức yếu phải gồng lên mới cầm nổi, còn tôi dĩ nhiên với cái tuổi 26 thì mươi cân cũng nhẹ nhàng thôi. Thú vị nhất là khi cầm cây kiếm thấy vỏ ngoài dát vàng nạm ngọc rất đẹp, tôi thuận tay rút kiếm ra xem, ai dè bên trong lưỡi kiếm đã bị rỉ, tôi hồn nhiên nói ngay vào micro,“ Thưa đồng bào, kiếm nhà vua rỉ hết rồi.” Mọi người cười ồ, Bảo Đại cũng cười theo...nhưng ông đã đánh trống lảng với câu hỏi.

“ Thưa phái đoàn, từ nay tôi là một người dân bình thường của nước độc lập, xin Phái đoàn cho tôi một vật gì để kỷ niệm cái ngày này.”

Ý kiến quá bất ngờ, chúng tôi hội ý và tôi nhanh tay rút chiếc huy hiệu cờ đỏ sao vàng mà Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên tặng các thành viên của Phái đoàn và cài lên ngực Bảo Đại đoạn nói to,“ Xin đồng bào hoan nghênh công dân Vĩnh Thụy.”

 

Ngay hôm sau, đoàn mang quốc ấn và quốc kiếm đưa về Hà Nội. Kể từ ngày ấy, người dân Việt Nam ai cũng nghĩ quốc ấn và quốc kiếm đă được cơ quan có trách nhiệm ǵn giữ như những bảo vật quốc gia khác. Không ngờ, sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19.12.1946, cặp ấn kiếm lịch sử này lại rơi vào tay người Pháp.

 

Một chuyện bên lề cuộc cách mạng tại Huế là nhà thơ kiêm đạo diễn kịch Thế Lữ  lúc ấy chẳng may lại đang cùng ban kịch Anh Vũ  lưu diễn tại Huế và Việt Minh có lệnh truy nã để thủ tiêu vì Thế Lữ là đảng viên Quốc Dân đảng; Thế Lữ biết tin vội cải trang, mặc áo the, đội nón dứa trốn thoát ra Thanh Hoá, trú mấy ngày tại nhà một đồng chí là Đỗ Văn rồi lần mò về Hà Nội. Con trai của Thế Lữ, nhà đạo diễn kịch là Nguyễn Đình Nghi, nghệ sĩ Nhân Dân, đảng viên Cộng sản,  có huân chương có hỏi Hoàng Yến, phụ trách công an thời đó thì Hoàng Yến xác nhận chuyện đó là có thật vì khi đó hai ông Nguyễn Chí Thanh, bí thư xứ uỷ Trung bộ và Tố Hữu, bí thư Huế -Thừa Thiên cho lệnh lùng bắt gắt gao những phần tử quốc gia, nhất là QDĐ, từng liên hệ tới việc thủ tiêu nhiều người mà dưới mắt họ là phản động vì không theo Việt Minh như bố con tổng đốc Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu vv..

 

Ngược dòng thời gian chút nữa thì Thế Lữ chính là một trong số 29 hội viên đầu tiên và cuối cùng của Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội, tiền thân của đảng cộng sản. Chính Thế Lữ đã kết nạp tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào đảng, người sau này đã tới Thành Đô cùng Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng thỉnh nguyện được Giang Trạch Dân chấp nhận cho Việt Nam quy chế tự trị như một tỉnh tương tự như Nội Mông, Tây Tạng, Mãn Châu hay Tân Cương.

Trần Đĩnh bảo nếu Thế Lữ không từ bỏ cộng sản để theo Quốc dân đảng thì còn lâu Tố Hữu sau này mới nắm được trọn bộ lãnh vực văn học nghệ thuật trong tay mình và đầy ải trí thức một cách khủng khiếp như vụ bắt các trí thức dự lớp chỉnh huấn năm 1953 và mọi người phải lần lượt tự sỉ vả mình, biạ đặt ra những tội ác và những hành động bỉ ổi, xấu xa không có thật thì mới được tha và tiếp tục sống trong nhục nhã.

 

Vụ Nhân Văn Giai Phẩm mà chủ động là Tố Hữu đã khiến mọi người thấy rõ bộ mặt cùng hung cực ác của Tố Hữu – mệnh danh là “ Cai thầu Văn nghệ” - và ban Tuyên huấn của đảng đã đối xử thậm tệ với giới văn nghệ sĩ. Đảng muốn mọi người nhắt là giới trí thức – mà Mao Trạch Đông cho là không bằng cục phân - phải biết chịu nhục, biết sợ , biết luồn cúi, biết nâng bi và qụy lụy thì mới cho sống chẳng thế mà Nguyễn Tuân đã tâm sự với bạn bè, “ Mày biết sao không? Tao sống được là bởi vì tao biết sợ...” Xuân Diệu, Chế Lan Viên cũng thế, biết cách nịnh hót, cách thổi ống đu đủ dù biết thế là hèn hạ, nhục nhã nhưng nhờ thế mà được đảng cho thanh cao mới được phần thanh cao. Nguyễn Đinh Thi được nắm Hội Văn Nghệ một thời gian lâu dài là bởi biết đề cao Tố Hữu, và từng để lại một câu bốc thơm vào hạng tuyệt vời khi nói với Phạm Văn Đồng, “Nhờ ánh sáng của Đảng mà các hạt bụi trên người chúng tôi cũng óng ánh...”

 

Ngược lại với Thế Lữ từ Cộng sản bỏ sang Quốc dân đảng, Trần Huy Liệu đã từ bỏ Việt Nam Quốc dân đảng chạy theo Cộng sản trong khi còn nằm tù Côn Đảo cùng với Nguyễn Phương Thảo sau trở thành trung tướng Nguyễn Bình, nên đã được hưởng chút vinh hoa phú qúy một thời, nhưng rồi với quá khứ có tỳ vết , dù đã giác ngộ, cũng sớm bị vắt chanh bỏ vỏ và một người bị chuyển từ lãnh vực chính trị sang công tác nghiên cứu sử còn một người thì đảng cho đi mò tôm..Thế Lữ tuy đã phục vụ chính phủ cộng sản qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ nhưng vì đã là một thành viên trong Tự Lực Văn Đoàn của Nhất Linh và Khái Hưng nên vẫn bị khinh miệt do đó trong một chuyến công tác vào Sài Gòn cùng với con trai là Học -  giáo sư dạy toán tại Côte d’ Ivoire về tham quan với tư cách Việt kiều - vì Học  được đảng theo đúng Nghị quyết 36 đối xử với kiều bào ưu ái, cho ngồi ghế hạng nhất trên máy bay, còn Thế Lữ tít mãi dưới, nhưng Học có hiếu, nhất định không chịu ngồi riêng thì phi hành đoàn mới xin chỉ thị và thu xếp cho Thế Lữ được lên hàng ghế trên ngồi với con.

 

Trần Đĩnh, trong “ Đèn Cù” kể một chuyện tương tự về chính sách của cộng sản ve vãn kiều bào yêu nước, lôi kéo họ hoạt động có lợi cộng sản. Tại Hải Dương một ngày nọ Bác sĩ Vinh được Thành ủy yêu cầu tạm rời nhà đi công tác đâu đó một thời gian ngắn, khi trở về ông quá đỗi ngạc nhiên vì nhà đã được nâng cấp quá mức tưởng tượng của ông, tất cả được sơn phết lại sáng sủa, nhà bếp, nhà vệ sinh thay bằng toàn đồ sứ ngoại quốc, chưa kể các bàn ghế, tủ kệ đêù mới tinh hết. Ông ngỡ ngàng chẳng biết tại sao chính phủ lại biệt đãi ông thế thì hôm sau thấy ông anh từ ngọai quốc về thăm quê và đòi ở lại đây khi về thăm Việt Nam, ông mới biết do ông anh là Việt kiều trí thức cỡ lớn nên mới có sự đổi đời như vậy. Khi ông anh trở lại Hà Nội sửa soạn về nước ngoài, ông lên theo tiễn đưa nhưng khi trở về nhà thì các đồ nội thất mới kia đã bị tháo gỡ đi hết trong khi ông vắng nhà nhưng lần này ông chẳng lấy gì làm ngạc nhiên nữa.

 

Trở lại vụ ám sát Phạm Quỳnh, một nhà báo, nhà văn, nhà văn hoá mà uy tín và công lao đứng trên cả tư cách quan đại thần triều Bảo Đại: Ngự tiền văn phòng Hoàng đế, Thượng thư bộ Học rồi bộ Lại tới khi Nhật đảo chính Pháp thì từ chức và lui về biệt thự Hoa Đường tại Huế để tiếp tục nghiên cứu về văn hoá, ông đang dịch các bài thơ của Đỗ Phủ thì bị Việt Minh bắt. Ngày 23.8.1945, hai người thuộc Thanh niên Tiền tuyến (có tài liệu nói là Phan Hàm, tài liệu khác nói là Đặng Văn Việt có lẽ đúng hơn) tới nhà yêu cầu ông đi ngay lập tức tới gặp thượng cấp của họ. Ông chỉ mặc được chiếc áo the, quên cả đội khăn và thuốc men khiến cô con gái phải bảo đợi cô lấy thuốc vì ông đang đau bao tử. Ông khua tay,“ Thầy chỉ đi một lát, chiều về...” vì nghĩ ông có tội tình gì, chỉ một lòng vì dân vì nước nhưng không hợp thời hợp thế. Hai con trai ông, Phạm Khuê và Phạm Tuyên, lúc ông bị bắt thì còn đang mê mải đi dự mít tinh ủng hộ Việt Minh. Sau đó, cả nhà biệt tăm tích của ông luôn dù đã tới hỏi ông Tôn Quang Phiệt từng quen biết trước đó và đang là chủ tịch Uỷ ban Hành chính Huế-Thưà Thiên. Mãi về sau, Việt Minh mới tung tin ông đã bị thủ tiêu vì là phần tử phản động và phản quốc, vì đã cộng tác với thực dân Pháp và phát xít Nhật. Con gái ông, bà Phạm Thị Thức khi về Hà Nội nhờ ông Vũ Đình Huỳnh vận động nên được Hồ Chí Minh tiếp kiến ngày 30.8, có nêu vấn đề Phạm Quỳnh thì ông Hồ bảo, “Hồi ấy, tôi chưa về...và trong thời kỳ khởi nghiã quá vội vã có thể có nhiều sai sót đáng tiếc...”

 

Sau này bà Hằng Phương, vợ Vũ Ngọc Phan trong dịp đến tặng Hồ một bài thơ và ít cam, nhân nói tới Phạm Quỳnh, Hồ bảo, “Thật là đáng tiếc. Dầu sao cũng là một nhà văn học...” Cù Huy Cận lẫn Tố Hữu đều nói Bác không hay biết gì về chuyện thủ tiêu này và bảo, “ Chuyện đã lỡ rồi, do dân quân làm trong khí thế cách mạng sôi sục, không thể tránh sơ sót...”

Theo những báo cáo và điều tra sau này thì Phạm Quỳnh bị thủ tiêu ngày 6.9.1945 tức là khoảng hai tuần lễ sau khi bị bắt, chắc là còn đợi lệnh cấp trên cao hơn tỉnh bộ, có thể do phái đoàn Trần Huy Liệu mang vào, vả lại nếu ông Hồ thật tình không muốn giết Phạm Quỳnh thì còn dư chán thời gian để ra lệnh đình chỉ. Khi bắt Phạm Quỳnh, Phan Hàm, hay Đặng Văn Việt (?) có lẽ đúng hơn, nói là thi hành lệnh Kỳ bộ Việt Minh lúc đó do Nguyễn Chí Thanh chỉ đạo, nhưng lại phủi trách nhiệm nói rằng sau đó giao cho dân quân canh giữ rồi bận lo nhiều chuyện khác nên không biết việc gì xảy ra sau đó, tựa như đánh trống bỏ dùi. Mãi sau này khi Ngô Đình Diệm sai người đi kiếm thi thể Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân mới thấy xác hai người chôn chung một hố với Phạm Quỳnh tại rừng Hắc Dịch thuộc Quảng Trị, cách Huế chừng 20 km, ven bờ sông Bồ, cả ba đều bị bắn ba phát đạn, riêng xác Phạm Quỳnh nằm dưới cùng còn có thêm ba vết thương chém bể sọ.

 

Ngay khi sinh thời có người đã kết tội ông bán nước thì Phạm Quỳnh từng đau đớn thốt lên,  Người ta bảo tôi bán nước nhưng khi tôi ra đời thì nước đã mất rồi còn đâu mà tôi bán?” Còn tội tay sai cho Pháp như Việt Minh vu cáo thì ta hãy xem bản dịch tiếng Việt được công bố tại California bởi Tiến sĩ Nguyễn Phước Bửu Tập, bản phúc trình tối mật của Khâm sứ Trung kỳ ngày 8.1.1945 gửi cho Toàn quyền Decoux và Đại tướng tư lệnh Mordant như sau:

“... Thêm một lần nữa, Thượng thư Nội vụ lại cực lực phiền trách chúng ta về việc trưng thu lúa gạo để cung cấp cho Nhật. Phạm Quỳnh lập lại điệp khúc yêu cầu chúng ta hoàn trả Bắc kỳ về cho Hoàng triều như nước Pháp đã hứa hẹn. Tôi đã lưu ý Bảo Đại về thái độ bướng bỉnh vượt quá thẩm quyền khi ông ta đòi hỏi nới rộng quyền hạn của Viện Cơ Mật. Hiện tôi đang chờ đợi một phản ứng khác bùng nổ từ ông ta nếu chúng ta không chịu bổ nhiệm một Khâm sai Hoàng triều tại  Bắc kỳ. Chủ quyền bảo hộ của ta lại thêm một lần bị xúc phạm. Phạm Quỳnh đã đòi hỏi chúng ta trong một thời hạn ngắn nhất, cụ thể nhất, phải hợp thức hoá việc phục hồi chủ quyền của Hoàng triều trên hai lãnh thổ Bắc kỳ và Nam kỳ. Phạm Quỳnh còn hăm he sẽ thúc đẩy các phong trào chống đối, nổi dậy nêú như chúng ta không đặt vấn đề thương thảo với hoàng đế Bảo Đại trong những sánh trước mắt về một quy chế mới nhằm cải biến chế độ bảo hộ sang quốc gia liên hiệp như thể chế Commonwealth, trong đó những địa vị quan trọng phải nằm trong tay người bản xứ. Những yêu sách của Phạm Quỳnh cứ như thể là thiết lập một nền tự trị hoàn toàn cho Bắc kỳ và Trung kỳ, đồng thời cáo chung chế độ thuộc địa tại Nam kỳ, tiến tới hình thành một quốc gia Việt Nam.

Tôi xin lưu ý qúy ngài về sự kiện này, bề ngoài Phạm Quỳnh tuy nhã nhặn, hoà hoãn nhưng ông ta là một phần tử bất khả phân trong chủ trương giành độc lập cho Việt Nam, và chúng ta đừng hòng mong làm gì được với tấm lòng ái quốc bất di dịch nơi ông ta, dù qua việc chúng ta đã dành cho ông một chức vị tối danh dự đã có.

Cho tới hiện thời, ông ta là một đối thủ thận trọng, chừng mực nhưng kiên quyết trước vấn đề bảo hộ cuả Pháp quốc, do đó Phạm Quỳnh có thể trở thành một đối thủ bất khả quy của chúng ta, nếu như một khi ông bị lôi cuốn bởi lời hứa hẹn của Nhật Bản cho một chủ thuyết Đại Đông Á.

Tôi xin chờ chỉ thị của quý ngài...”

 

Khi Tôn Quang Phiệt từ Huế ra Hà nội báo cáo với Hồ việc xử tử Phạm Quỳnh thì Hồ ra bộ nhân nghiã bảo, “ Giết một học giả như vậy thì nhân dân được gì, cách mạng có lợi gì? Tôi đã từng gặp cụ Phạm tại Pháp. Đó không phải là một người xấu...” Đúng vậy, trong nhật ký của ông Quỳnh có ghi lại ba lần gặp gỡ và ăn cơm tại nhà Phan Văn Trường cùng với nhiều người khác như Lê Thanh Cảnh, Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh, Cao Văn Sến, Nguyễn Ái Quốc tháng 7.1922 để bàn chuyện quốc gia đại sự mặc dầu mọi người đều biết có mật thám Pháp rình rập theo sát.

Trong bài viết của Lê Thanh Cảnh trong Đặc san số 5 của hội Cưụ học sinh Quốc học có dẫn lời phát biểu cuả Quốc như sau :

Sở dĩ tôi chủ trương cách mạng triệt để vì xưa nay muốn giành độc lập thì không thể nào ngửa tay xin ai được mà phải dùng bạo lực như cụ Trần Cao Vân đã nói là ta phải dùng búa riù...”

và lời trần tình của Phạm Quỳnh :

“ Có lẽ ngay giữa tiệc này, tôi đã thấy có rất nhiều lập trường chống lại chủ thuyết mà tôi vẫn hoài bão là Quân chủ lập hiến như hai nước Anh và Nhật trong đó nhà vua không còn nắm giữ quyền hành trong tay để mà chuyên chế được nưã. Vua chỉ chỉ là người thừa hành bản hiến pháp đã được đại biểu dân chúng dự thảo. Tôi đã có dịp đi đó đây và tham khảo ý kiến đồng bào ba kỳ thì đại đa số đều nhiệt liệt tán thành chế độ quân chủ lập hiến...”

 

Vậy thì ai đã chủ trương thủ tiêu Phạm Quỳnh, người nào kể cả những người đi bắt với lệnh của thượng cấp tức Tỉnh bộ Viêt Minh đều nói không hay biết? Tất nhiên dân quân không dám tự ý làm chuyện này. Tỉnh bộ Việt Minh mà bí thư là Tố Hữu và chủ tịch Huế-Thưà Thiên là Tôn Quang Phiệt dù có chối là không ra lệnh nhưng chắc chắn phải được nhận báo cáo về việc này, nhưng vẫn không báo tin cho thân nhân người bị ám sát biết để lo việc chôn cất và thấy mặt lần cuối là một việc táng tận lương tâm mà lịch sử sẽ phán xét sau này.

 

Chúng ta cũng không quên việc ông Ngô Đình Diệm, dù là bị ông Hồ dành cho những tiếng xấu xa, độc ác và gọi là bọn Mỹ Diệm hay Mỹ Ngụy nhưng vẫn cho lệnh sửa sang chu đáo phần mộ của bố ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh theo đúng đạo đức phong tục “Nghiã tử là nghiã tận.” Tuy vậy, họ không biết ơn thì chớ lại còn cho bịa đăng trên các báo đỏ là bọn lính ngụy nhiều lần định tới phá mộ nhưng dân chúng quanh vùng kéo tới đông đảo, quyết tử thủ để bảo vệ phần mộ thân sinh Người thành ra bọn Ngụy không dám xâm phạm tới.

Lời của Hồ có đáng tin hay không vì sau này như ta biết trong vụ giết điền chủ Nguyễn Thị Năm trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Hồ cũng bảo không nên đánh phụ nữ dù là với một cành hoa trong khi Hồ viết báo kết tội bà Năm với nhiều điều bịa đặt và đối với những người không theo đường lối của Hồ thì Hồ luôn luôn cảnh giác các thủ hạ phải triệt hạ không được nương tay.

 

Tuy nhiên, sự thật cuối cùng cũng được phanh phui ra từ một bài báo của Nhật Hoa Khanh đăng trên Xưa Và Nay số 269 nhan đề “ Phạm Quỳnh và bản án tử hình” đã phát hiện ra tờ báo Quyết Thắng của Việt Minh, Xứ bộ Trung Kỳ đã đăng toàn văn bản Thông cáo của Uỷ ban Khởi nghiã Huế-Thừa Thiên như sau:

“ Phạm Quỳnh, một tay cộng sự của Pháp ở Đông Dương, đã bao phen làm cho quốc dân phải điêu đứng. Phạm Quỳnh đã giúp sức cho quân cướp nước làm mê muội dân chúng Việt Nam. Với cái nghề mãi quốc cầu vinh, Phạm Quỳnh đã từ một tên viết báo nhảy lên một địa vị cao nhất trong hàng quan lại Nam triều. Phạm Quỳnh lại còn dựa vào thế lực Pháp và địa vị của mình bóc lột, vơ vét tài sản của quốc dân. Mặc dầu chính quyền của Pháp đã bị truất sau ngày đảo chính 9.3.1945, nhiều triệu chứng tỏ rằng Phạm Quỳnh chỉ chờ cơ hội rước bọn thực dân Pháp đến làm cho diệt nước chúng ta.”

 

Bản thông cáo này đã lôi giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Viện trưởng Viện Văn Học thừa cơ nhảy vô đánh hôi “ ...Việc quân Nhật và Phạm Quỳnh âm mưu liên lạc, cấu kết với nhau là nguyên do đầu tiên đưa đến việc Phạm Quỳnh bị bắt giữ...”Không biết ông Hoàn căn cứ vào đâu để đưa đến sự kết tội này? Hơn nữa nếu quân Nhật và Phạm Quỳnh cấu kết với nhau sao Nhật không giữ Phạm Quỳnh tại chức mà lại cho ông về vườn?

 

Theo sử gia Trần Gia Phụng, tác giả của nhiều bộ sử giá trị nhất là về lịch sử Việt Nam, thì cộng sản thủ tiêu Phạm Quỳnh vì hai lý do chính: một là trừ hậu hoạn vì sợ rằng sau này Pháp sẽ dùng lại Phạm Quỳnh nên tiên hạ thủ vi cường, hai là giết một người để làm vạn người khác sợ đúng như tiền nhân dạy sát nhất nhân, vạn nhân cụ. Ngoài ra cũng có thể Hồ muốn trả mối hận thù thân sinh là quan huyện Bình Khê đã bị triều đình Huế bãi chức khiến Hồ phải bỏ học và “ tìm đường cưú nước”. Hơn nữa Cộng sản luôn luôn chủ trương thà giết lầm mười người còn hơn bỏ sót một kẻ thù.

 

Ngô Đình Khôi, cựu Tổng đốc Nam Ngãi cùng con là Ngô Đình Huân, thư ký tại Viện Văn hoá Nhật bản tại Sài Gòn, cùng bị Việt Minh thủ tiêu ngày 6.9.1945 và chôn chung một hố với Phạm Quỳnh vì theo các sử gia Cộng sản hai người toan tính liên lạc với Pháp để chống lại Việt Minh, ngoài ra Ngô Đình Khôi và Huân còn khuyên vua Bảo Đại đừng thóai vị và nên dựa vào Nhật để củng cố quyền hành.

 

Một người con của Phạm Quỳnh là nhạc sĩ Phạm Tuyên khi bố bị Việt Minh thủ tiêu mới có 15 tuổi, về sau trở thành một cán bộ cộng sản trung kiên, viết rất nhiều bản nhạc ca tụng Bác, trong đó có bài Như có Bác trong ngày đại thắng, ca ngợi cuộc giải phóng miền Nam với những lời suy tôn Bác vô cùng tha thiết và kính yêu. Tuy nhiên dù đã nhiều lần Tuyên viết thư cho Đảng, cho Chính phủ để minh oan cho bố không phải là Việt gian bán nước như Việt Minh vẫn tuyên bố, đều rơi vào hư vô.

 

CHÚ GIẢI

 

- Nếu có một giải thưởng về “ Nâng bi” thì giải đó phải về tay Nguyễn Đình Thi với câu tuyên bố, “ Nhờ ánh sáng của Đảng mà các hạt bụi trên mình tôi cũng óng ánh.”

- Tố Hữu - được Lê Duẩn khi còn là bí thư xứ ủy Trung Kỳ kết nạp vào đảng - cùng với Lê Đức Thọ, từng làm phó bí thư cho Lê Duẩn và là hai cộng sự viên thân tín nhất của Lê Duẩn và luôn luôn đứng về phía Lê Duẩn dù Hồ Chí Minh nhiều khi bất đồng với Lê Duẩn. Khi Lê Duẩn chết, Lê Đức Thọ toan tranh ngôi vị tổng bí thư nhưng không ngờ Lê Duẩn lại chỉ định Trường Chinh và một số đảng viên lại đề nghị Phạm Văn Đồng, thế là Thọ tức, không ăn thì đạp đổ, ép cả Trường Chinh lẫn Phạm Văn Đồng cùng rút lui ra khỏi ban chấp hành trung ương và chỉ giữ vai trò cố vấn. Tố Hữu cay đắng hơn, bị rơi hết các chức vụ, sau than với bạn bè, “ cái chức cố vấn có ra gì mà tụi chúng cũng không thèm ban cho để nay thành một đảng viên thường.”

- Tiến sĩ Nguyễn Phước Bửu Tập là cựu sinh viên quân dược hiện dịch khoá IV, nay đang cư ngụ tại California. Dược sĩ Bửu tập đã cùng tôi dịch cuốn Of Mice And Men của John Steinbeck và cuốn L’ étranger của Albert Camus. Dược sĩ Bửu Tập còn là tác giả cuả nhiều bài khảo luận về Phật giáo rất có giá trị. Riêng tôi đã được dịp gặp Steinbeck khi ông sang Việt Nam làm phóng viên chiến tranh.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

            

Chương này chú trọng về cuộc thoái Vị của Vua Bảo Đại về làm Công Dân Vĩnh Thụy và cái chết của Học Giả Phạm Quỳnh.

Ông Bảo Đại là một người không có lư tưởng, không có bản lănh, không có nhân bản. Suốt đời ông ta chỉ cần ăn ngon, mặc đẹp, có th́ giờ tán gái và đi săn bắn.

Linh Mục Cao Văn Luận, trong cuốn Hồi Kư “Bên Lề Lịch Sử ”  thì nói ông Bảo Đại biểu tượng cho mẫu người “không xương”, hoàn toàn nghe theo mệnh lệnh của các người có quyền như chính phủ Pháp hay chính phủ Việt Minh.

Bất cứ ai có quyền bảo ông Bảo Đại làm cái ǵ th́ ông tuân theo, thi hành ngay.

Học giả Phạm Quỳnh là một nhà thông thái, biết nhiều, hiểu nhiều, không những về Văn Hóa Đông Phương, mà Văn Hóa Tây Phương th́ cũng ít ai hơn ông. Cho tới ngày nay th́ tôi vẫn chưa thấy ai viết văn tiếng Pháp hay bằng ông. Ông Phạm Quỳnh không có văn bằng Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ nhưng cứ theo ư kiến hết sức nông cạn của tôi, GS Thạc Sĩ Phạm Duy Khiêm viết văn Pháp không hơn được học giả Phạm Quỳnh.

 

Ông Phạm Quỳnh là một học giả tài ba thông thái nhưng ông không phải là một nhà chính trị gia tài năng. Nếu ông đừng ra làm Thủ Tướng cho Bảo Đại, nếu ông cứ chỉ hoạt động trên lănh vực Văn Hóa mà thôi, th́ có lẽ chúng ta sẽ có một kho tàng Văn Học phong phú hơn ngày nay rất nhiều. Mấy người con của ông, c̣n sống sót tại Hanoi sau năm 45-46 đă trở nên các cán bô trung kiên của Đảng Cộng Sản, họ lên tiếng ủng hô Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười trước hết các đảng viên khắc, lớn tiếng hơn các đảng viên khác, mănh liệt hơn các đảng viên khác.

Il faut hurler avec les loups. Khi đă phải sống với các đàn chó sói, nếu muốn sống th́ phải sủa to tiếng hơn, mănh liệt hơn các con chó sói khác.